GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM

Thay đổi trang: << < 192021 > >> | Trang 19 của 29 trang, bài viết từ 541 đến 570 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 13.02.2014 22:28:51
0
                                                                         
                                   
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
Hoa tuyết : sự tạo thành kỳ diệu của thiên nhiên

Bạn có biết vì sao hoa tuyết có những hình dạng rất phức tạp nhưng đối xứng hoàn hảo không? Và bạn có biết rằng không có hai hoa tuyết nào hoàn toàn giống nhau không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu Vật lý về các hoa tuyết!

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nhìn thấy hình ảnh những hoa tuyết bằng giấy được dán lên tường trang trí trong dịp lễ hội mùa đông. Kích thước của mỗi hoa tuyết chỉ cỡ 1 mm, là những hình đối xứng lục giác rất phức tạp nhưng cũng rất hoàn hảo, không lẽ có những hoa tuyết như thế này thật sao?

Cấu trúc tinh thể của nước ở thể rắn
Nước ở thể rắn có cấu trúc tinh thể lục giác. Hình 1 mô tả tinh thể nước đá dưới những góc nhìn khác nhau, trong đó, chấm màu đỏ biểu diễn các phân tử Oxy, còn các gạch nối màu xám chính là các nguyên tử Hydro. Vì nước có công thức phân tử là H2O, nên xung quanh mỗi nguyên tử Oxy có hai nguyên tử Hydro. Chính tính đối xứng lục giác của các tinh thể nước ở thể rắn đã làm cho hoa tuyết cũng có tính đối xứng lục giác.

Hình 1: Cấu trúc tinh thể của nước ở thể rắn
Bạn có thể hỏi: nếu vậy thì nước trong tủ lạnh cũng đông đặc thành thể rắn, vì sao nó không có dạng đối xứng như hoa tuyết? Bởi vì nước trong tủ lạnh chuyển từ thể lỏng sang thể rắn, còn hoa tuyết được hình thành khi nước chuyển trực tiếp từ thể hơi sang thể rắn (hơi nước ngưng tụ thành hoa tuyết – quá trình này diễn ra trong các đám mây). Chính vì vậy mà hoa tuyết thì có dạng đối xứng trong khi nước đá thì không.

Hình 2: Các tinh thể lập phương có khuynh hướng lấp vào những chỗ còn khiếm khuyết (có các liên kết chưa hoàn thành) cho đến khi tất cả các mặt đều bằng phẳng. Điều tương tự xảy ra với các tinh thể lục giác của nước.
Bạn lại có thể phản biện: nhưng cấu trúc đối xứng lục giác của tinh thể nước ở thể rắn (ở cấp độ vi mô) chưa chắc sẽ tạo nên cấu trúc đối xứng lục giác của hoa tuyết (ở cấp độ vĩ mô), cũng giống như nếu gom nhiều khối lục giác đều lại một cách ngẫu nhiên thì chưa chắc ta có được một khối lục giác đều lớn.

Để làm rõ điều này, ta hãy xem xét kỹ hơn quá trình hình thành một tinh thể tuyết. Ban đầu, một nhóm phân tử nước kết hợp ngẫu nhiên với nhau, tạo thành một tinh thể với bề mặt gồ ghề. Ở những chỗ gồ ghề đó, các liên kết giữa các phân tử nước chưa được lấp đầy (nghĩa là các gạch nối màu xám trong hình 1 còn bị đứt quãng nhiều chỗ chứ chưa khép kín thành lục giác). Khi đó, các phân tử nước đến sau có xu hướng lấp vào những chỗ gồ ghế ấy để hoàn thành các liên kết còn bị đứt quãng, cho đến khi tất cả các mặt đều bằng phẳng như nhau. Hình 2 minh họa quá trình này với tinh thể đối xứng tứ giác. Tương tự, những tinh thể nước đối xứng lục giác sẽ tạo thành tinh thể băng cũng có tính đối xứng lục giác.

Đến đây, chúng ta chỉ mới hiểu được vì sao tinh thể tuyết có tính đối xứng lục giác. Phần tiếp theo sẽ giải thích sự tạo thành những hoa văn cầu kỳ, phức tạp của hoa tuyết.

Hình 3 mô tả quá trình hình thành một hoa tuyết. Như đã giải thích ở trên, khi các hạt băng li ti kết hợp với nhau, chúng tạo thành một hình trụ đối xứng lục giác (bước 2 trong sơ đồ ở hình 3). Khi những tinh thể hình trụ này trở nên ngày càng to lớn hơn, chúng “mọc” thêm 6 nhánh từ 6 đỉnh của lục giác. Nguyên nhân của sự mọc nhánh này như sau: Trên một tinh thể hình trụ thì các đỉnh nhô ra nhiều hơn những phần còn lại. Do đó, các đỉnh chính là nơi đón nhận các tinh thể li ti đến nhập vào khối tinh thể lớn nhiều hơn là các phần khác. Kết quả là các đỉnh này phát triển nhanh hơn các phần còn lại, tạo thành các nhánh mọc ra từ các đỉnh. Các nhánh này cũng là những hình trụ lục giác (do cũng là các tinh thể băng), nên từ đó lại mọc ra các nhánh phụ nữa do cùng nguyên nhân như trên. Rồi từ các nhánh phụ lại mọc ra các nhánh con nữa, và cứ thể tiếp tục. Quá trình này tạo nên sự phức tạp của các hoa tuyết, và cũng giải thích vì sao các nhánh của hoa tuyết có dạng giống thân cây.
Đến đây, điều cuối cùng (và cũng rất thú vị) cần giải thích nữa là vì sao 6 nhánh của một hoa tuyết gần như hoàn toàn giống nhau, trong khi không thể tìm được hai hoa tuyết hoàn toàn giống nhau. Trong quá trình các nhánh được tạo thành thì tinh thể di chuyển không ngừng trong đám mây, đến những nơi có nhiệt độ và độ ẩm (hai yếu tố quan trọng nhất quyết định hình dạng của hoa tuyết – sẽ được đề cập ngay sau đây) khác nhau. Tuy nhiên, vì tinh thể rất nhỏ bé, nên dù nó có đi đến đâu thì cả tinh thể vẫn chịu cùng một nhiệt độ và độ ẩm như nhau, và do đó mà các nhánh phát triển đồng đều nhau, tạo nên những hình dạng giống nhau ở cả 6 nhánh. Và cũng vì các tinh thể di chuyển một cách ngẫu nhiên, nên không có hai tinh thể nào trải qua cùng một điều kiện nhiệt độ và độ ẩm như nhau. Kết quả là không có hai hoa tuyết nào hoàn toàn giống nhau.

Tùy điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của không khí nơi hoa tuyết được tạo thành mà hoa tuyết sẽ có những hình dạng khác nhau. Biểu đồ hình thái dưới đây cho biết hình dạng của hoa tuyết tương ứng với điều kiện hình thành nên nó.

Ví dụ, hoa tuyết dạng đĩa mỏng và hoa tuyết hình sao được hình thành khi nhiệt độ khoảng -2 độ C, trong khi dạng que và dạng kim hình thành ở gần -5 độ C. Ở khoảng -15 độ C, hoa tuyết dạng đĩa và dạng sao xuất hiện trở lại. Hỗn hợp hoa tuyết dạng đĩa và dạng que được hình thành khi nhiệt độ khoảng -30 độ C. Cũng từ biểu đồ này ta nhận thấy rằng, độ ẩm càng cao (càng về phía trên của biểu đồ) thì hoa tuyết được tạo thành càng phức tạp và ngược lại. Hoa tuyết dạng kim dài và dạng đĩa được hình thành khi độ ẩm rất cao (gần 100%).


Hình 4: Biểu đồ hình thái của hoa tuyết (Ảnh: Pandasthumb.org)
Vì sao tuyết có màu trắng? Có tuyết màu khác không?

Tuyết có màu trắng. Điều đó ai cũng biết, thật hiển nhiên, đến nỗi người ta dùng tuyết để làm chuẩn cho màu trắng (“trắng như tuyết”), và chuyện cổ tích từ xa xưa cũng có nàng Bạch Tuyết. Thế nhưng, bạn có bao giờ tự hỏi vì sao tuyết có màu trằng chưa? Và liệu có tuyết màu khác không?

Bản thân hoa tuyết là một tinh thể trong suốt, giống như thủy tinh. Tuy nhiên, cả một đám tinh thể tuyết gom lại với nhau sẽ có màu trắng, cũng giống như khi bạn nghiền nhỏ thủy tinh ra thì nó sẽ có màu trắng. Nguyên nhân vật lý của việc này là như sau. Tia sáng tới bị phản xạ một phần trên bề mặt tinh thể tuyết. Khi có rất nhiều các bề mặt như vậy, thì tia sáng bị phản xạ nhiều lần và thậm chí có thể bị tán xạ ngược trở lại. Hầu hết các ánh sáng đơn sắc đều bị tán xạ khá tốt, nên chúng ta nhìn thấy tuyết có màu trắng.

Thực tế, các tia sáng cũng bị hấp thụ một phần khi chúng phản xạ qua lại giữa các bề mặt, trong đó ánh sáng màu đỏ bị hấp thụ mạnh hơn ánh sáng màu xanh. Thực nghiệm cho thấy, ánh sáng có bước sóng khoảng 470 nm (giữa màu xanh lục và xanh dương) là ít bị hấp thụ nhất. Cho nên, nếu đào sâu vào một lớp tuyết, ta có thể nhìn thấy tuyết có màu xanh.
__________________
Một số hình ảnh hoa tuyết (Ảnh: Newsfromrussia.com)















<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.02.2014 22:32:30 bởi Phù vân >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 17.02.2014 02:16:13
0
                                  


Vĩnh biệt Phây-búc!
 

           

                                Thằng con trai 28 tuổi ế chỏng ế chơ của tôi một hôm bỗng tuyên bố giữa bữa cơm:
- Chủ nhật này con đưa bạn gái con về giới thiệu với ba mẹ được không? 
Vợ tôi tròn mắt:
- Con? Có bạn gái?
Thằng khỉ làm bộ mặt nghiêm nghị:
- Mẹ làm gì vậy? Tại con chưa muốn thôi, chứ muốn là… 30 giây! Xếp hàng cả đống!
- Thì con cứ đưa về đi - tôi có ý kiến - Nhà mình thoải mái!
Vợ tôi lườm tôi:
- Thoải mái gì? Không phải ai muốn vô nhà này cũng được đâu! Bạn trước đã! Thấy được rồi mới muốn gì muốn nha!
Thằng con tôi cười hehe:
- Không phải được mà là quá được! Mẹ thấy là chịu liền cho coi! Công dung ngôn hạnh đầy!
- Nó tên gì? Mấy tuổi? Làm gì? - vợ tôi thăm dò.
- Dạ tên Trang, 24 tuổi, làm phòng kế toán cùng công ty với con.
- Vậy là tuổi con ngựa?
- Dạ.
Vợ tôi tính trong 10 giây:
- Dần với Ngọ… Nằm trong “tam hợp”. Cũng hợp với mẹ luôn. Được!
- Em thiệt tình! - tôi nhăn nhó - Giờ này mà cứ mê tín! Thử nó mê đứa nào “tứ hành xung” coi em có cản được không?
- Sao không? - vợ tôi trừng mắt - Không phải vụ tuổi nhưng phải có chuẩn đàng hoàng chứ! Nhà này không có chuyện con đặt đâu cha mẹ ngồi đó đâu!
Con tôi tỉnh bơ:
- Con bảo đảm mẹ thấy là chịu liền mà!
Đến lượt tôi sực nhớ:
- Con nói nó tên Trang?
- Dạ. Sao ba?
- Trời! Ba lo nhứt chuyện này, sao lại dính đúng luôn vậy?
- Gì vậy anh? - vợ tôi hỏi.
Tôi thở dài:
- Thì thằng con mình tên Nghĩa! Tên hai đứa gộp lại…
Con tôi ngoác miệng cười:
- Nghĩa Trang! Hehe! Tụi bạn con chọc rồi! Càng vui! Đích đến cuối cùng của mọi người mà!
Rồi nó nghiêm lại, chốt hạ:
- Vậy trưa chủ nhật nha ba mẹ! Trang sẽ đi chợ rồi tới đây sớm để phụ làm cơm với mẹ…
*
Mới chín giờ sáng chủ nhật, Trang chạy xe máy tới, phía trước vừa treo vừa chất mấy bịch hàng mới mua ở siêu thị. Tiêu chuẩn “công” và “dung” có vẻ đúng. Con nhỏ mặt mày dễ coi, sáng sủa, tướng tá gọn gàng, ăn mặc lịch sự. Đi chợ nhanh nhẹn thế kia, chắc là chuyện thường làm. Nó vui vẻ chào tôi và vợ tôi rồi ào ào xách đồ vào nhà và bất chợt… rú lên:
- Trời! Đẹp quá!
Thì ra đó là cái bình hoa vợ tôi lo đi mua cắm từ sáng sớm để trên bàn ăn để chuẩn bị tiếp khách đặc biệt. Trang móc ngay điện thoại, chụp hình lia lịa, rồi nhí nhoáy bấm tới bấm lui một lúc mới cười khì:
- Xong!
Nó bắt đầu bày biện các thứ vừa mua đầy mặt bàn trong bếp. Vợ tôi mon men tới gần, bị nó mời:
- Bác để con làm đi! Có gì thì anh Nghĩa phụ. Con làm hai món thôi, nhanh lắm! Bún chả giò, xúp mì ngôi sao nấu thịt bằm. Bảo đảm ngon, no!
- Để bác rửa rau cho? - vợ tôi rụt rè.
- Dạ không!
Sau lời tuyên bố chắc nịch, Trang nhào qua rửa rau. Nó vặn một chậu nước đầy, thảy rau vô và cứ vừa xả nước ào ào vừa kỳ cọ từng cọng rau. Tôi biết chắc bà vợ mình đang xót cho cái đồng hồ nước đang quay kim vèo vèo nhưng rất lạ là bà lại im ru, làm như đang bị khớp trước nàng dâu tương lai hậu hiện đại.
- Rửa rau dưới vòi nước đang chảy mới tốt nha bác! - Trang quay qua nói với vợ tôi, rồi mặc cho vòi nước chảy xối xả, nó lại móc điện thoại ra bấm bấm, vừa coi vừa chỉ đạo thằng con tôi làm này làm nọ, điều mà chưa bao giờ thằng khỉ làm cho mẹ.
Vợ tôi len lén đi tới nhìn vô cái điện thoại coi có gì trong đó. Trang cười:
- Con coi lại Gu-gồ chỉ làm chả giò cho chắc bác ơi!
Bữa ăn rồi cũng được dọn ra, bày biện đẹp mắt. Thằng Nghĩa mặt tươi rói xoa tay mời ba mẹ vào bàn. Vợ chồng tôi vừa cầm đũa thì Trang đưa tay cản lại:
- Hai bác chờ con xíu!
Nó lại cầm điện thoại chụp xạch xạch xạch, lại nhoay nhoáy bấm bấm một lúc. Vợ tôi không thể không thắc mắc:
- Con làm gì vậy?
- Dạ con pốt Phây-búc (*).
- Là cái gì?
- Dạ là mạng xã hội đó bác! Vui lắm! Con pốt cho các bạn biết con đang èn-choi trưa nay cho tụi nó thèm chơi. Đó, đó, tụi nó còm lia lịa rồi nè! - Trang đưa điện thoại qua cho Nghĩa coi. Thằng nhỏ vừa đọc vừa cười tủm tỉm.
- Hai bác lớn tuổi nên chơi Phây-búc cho đỡ buồn. Ngồi một chỗ trò chuyện, trao đổi thông tin, hình ảnh khắp thế giới với cùng lúc cả ngàn người bạn. Lại được thoải mái nói tâm trạng của mình, bình luận chuyện người khác, chém gió, chơi games, nghe nhạc, xem phim thoải mái… Cả gia đình, dòng họ ngồi một chỗ vẫn biết hết nhứt cử nhứt động của nhau. Anh Nghĩa! Sao anh không chỉ hai bác chơi Phây-búc vậy? -  Trang cự Nghĩa.
- Sợ ba mẹ nói mất thời giờ! Ba mẹ hay la anh mỗi lần anh thức khuya để chat - Nghĩa nói.
- Trời, vậy mà còn không biết chỉ hai bác chơi! Ba má em cũng cự em, em chỉ xong là mỗi người ôm một cái điện thoại, hết la hehehe! Vui lắm hai bác ơi!
*
Bạn bè tôi cũng chơi Phây-búc lâu nay, có rủ tôi nhưng tôi giấu dốt, làm bộ chê là trò vớ vẩn, mất thì giờ. Sau buổi gặp Trang, thằng Nghĩa bắt đầu hướng dẫn tôi vào cuộc. Từng bước một, tôi dần dần bị cuốn hút vào trò chơi mới. Cũng động chút là chụp hình, pốt, ghi sì-ta-tớt, like, còm… cả ngày. Bạn bè đông dần, trong đó bạn ngoài đời càng ngày càng ít hơn bạn ảo. Các bạn ảo này mới là vui, vì chả quen biết gì, thậm chí cái tên cũng ảo, thí dụ Loài hoa bé dại, Ai thèm nhớ anh, Thiên thần mắc đọa, Cá mập chết đuối... Hầu hết không biết mặt mũi thế nào. Có người đưa con chim, bông hoa, cờ nước... làm ảnh đại diện. Kể cả họ có đưa ảnh chân dung thì cũng không có gì bảo đảm là thật. Bạn ảo thì khỏi úy kỵ, bình luận ào ào, khen chê chửi rủa vung vít. Nói chung dù là một thế giới ảo, Phây-búc đúng là vui ra phết, y lời con dâu tương lai đã nói, tha hồ tán dóc. Tôi còn thấy sở dĩ nó được thiên hạ khoái như điên vì còn là một phương tiện tự sướng vô địch về mặt tinh thần. Từ đó lúc nào tôi cũng kè kè cái điện thoại bên cạnh, đến mức đi ngủ cũng để một bên, thấy rung báo có tin là lại mở ra bấm bấm nhấn nhấn.
Vợ tôi nổi điên:
- Anh cười thằng Nghĩa con Trang rồi bây giờ còn lậm hơn tụi nó! Anh vừa phải thôi nha! Toàn trò chuyện với mấy đứa con gái thôi phải không?
- Con gái đâu mà con gái! - tôi chống chế.
- Hôm nọ anh nằm bấm, tôi nhìn thấy rồi! Toàn hình con gái! Mê quá há! Anh coi chừng tôi, lộn xộn tôi cho anh lên đường ngay tức khắc!
Khi vợ xưng “tôi” là biết có chuyện rồi! Tôi kêu trời:
- Không có đâu em ơi. Bạn ảo thôi, có gặp đâu! Chơi cho vui thôi mà! Em cũng chơi đi cho vui? Bạn của anh cũng là bạn của em - tôi đề nghị.
- Không! Tôi không có rảnh! Mà tưởng tôi ngu hả, mấy người tạo group  riêng, có trời mới biết đang nói gì với nhau!
Tôi sửng sốt nhìn vợ. Sao nàng lại biết cả vụ này nữa trời? Vợ tôi như hiểu cái nhìn ấy, cười:
- Vợ anh không ngu đâu nha! Coi chừng đó! Bạn gái ảo thôi phải không? Nhất định không gặp phải không?
- Đúng rồi! Em tin anh đi! - Tôi nói chắc như bắp.
*
Bất ngờ có một cô gái với gương mặt đẹp như mơ và cái tên cũng quá thơ mộng - Giọt nắng bên thềm - xuất hiện xin làm bạn với tôi, cùng dòng nhắn tin: “Qua bạn bè, em rất thích những lời bình của anh. Xin anh cho em được làm bạn. Có thêm một người bạn tốt, cảm thông, chia sẻ, cuộc sống của mình sẽ nhẹ nhàng hơn”. Trời, hay như vậy làm sao tôi từ chối? Giọt nắng bên thềm tỏ ra là một cô gái rất thông minh, tinh tế, đặc biệt qua những câu chat riêng tỏ ra rất hiểu tôi. Em nói mới 30 nhưng đã một lần dang dở. Em nói mới chơi Phây nên rất ngại việc phơi bày rộng rãi cảm xúc riêng tư. Không hiểu sao em lại tin tôi và rất thích trò chuyện với tôi, nên xin được tạo group riêng hai người. Thấy không hại gì, tôi... nhận lời. Từ đó thỉnh thoảng tôi lại được xem những tâm trạng buồn vui của Giọt nắng , những tấm hình Giọt nắng  thật đẹp trong những bộ quần áo thời trang, kể cả bikini gợi cảm trên bãi biển... Tôi bắt đầu chat thường xuyên với Giọt nắng , điều lạ là em chỉ chat vào ban ngày, lúc tôi đi làm. Em xin lỗi tôi, nói là ban đêm không tiện, sẽ giải thích với tôi sau. Càng ngày em càng tỏ ra có tình cảm với tôi, hôm nào em không lên Phây, tôi cũng thấy thiêu thiếu, nhơ nhớ.
Một hôm bất ngờ em nhắn: “Chắc em không chơi Phây nữa, hoặc sẽ bỏ group của mình và lock anh luôn. Em nghĩ đến anh nhiều quá! Mà anh thì đã có gia đình... Em rất ngại... ”. Tôi hốt hoảng: “Đừng em! Không sao đâu, không có chuyện gì đâu. Mình chỉ là bạn trên Phây thôi mà...”. “Nhưng em cứ nghĩ đến anh và muốn gặp anh. Em không thích chỉ làm bạn ảo của anh. Anh có cho em gặp không? Em muốn mời anh ăn sáng uống cà phê, từ nay mình sẽ trò chuyện ngoài đời thỏa thích với nhau...”.
Bạn nghĩ tôi có thể từ chối lời mời ấy được không?
Và tại quán cà phê Chiều tà thơ mộng, tôi đã gặp Giọt nắng bên thềm. Đó chính là... vợ tôi! Hix! Với sự hướng dẫn tích cực của cô dâu tương lai tuổi Ngọ, nàng đã sử dụng Phây-búc thành thạo và cho tôi một vố nhớ đời...
Vĩnh biệt Phây-búc!

NGUYỄN  ĐÔNG  THỨC
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.02.2014 02:22:05 bởi dzuylynh >

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 20.02.2014 20:09:40
0

gió vẫn dậy bụi hồng trăm năm cũ *
bờ phù sa bến lở ngàn thu xưa
môi năm tháng pha son hồng thương nhớ
khóe tình yêu hương nhạt tự bao giờ...
*
bụi theo gió đưa tin người thuở ấy
nắng chìu mưa, làm lở cả đất trời
chọn bốn mùa cho miên trường sống lại
giấc Xuân thầm thì gọi cố nhân ơi...
 *
mai tìm kiếm mấy giấc mơ  bay mất
ngay từ ngày thơ ấu đã chia tay
còn có chút  trinh nguyên, đời thất lạc
trên lối về yên ấm chợt lung lay
 *
gió vẫn thổi bụi hồng xoay tứ hướng
hạt buông rơi thành một khối sương mù
môi đưa đón lời tình em đã mượn
mua con đường trở lại tuổi vài Thu
 
đht
* thơ Gió Bụi
 




 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.02.2014 20:10:52 bởi thương yêu >
quê hương em là Huế
quê tim em là anh

SongHuong
  • Số bài : 400
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.10.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 21.02.2014 19:29:04
0

 
 
NGÀY MAI CON VỀ THĂM MẸ

Ngày mai con về thăm mẹ
Đêm nay lòng gởi Câu Lâu
Thu Bồn mùa này sương trắng
Gió lùa xao xác biền dâu

Sông quê chập chờn giấc ngủ
Sóng xô bạc trắng mái đầu
Thương mẹ một đời lam lũ
Nón mê lệch rách trời chiều

Con qua một thời trai trẻ
Bước đời chưa hết triền đê
Khúc sông ngày thơ tắm gội
Dài hơn trải nghiệm xứ người

Chừng như đêm nay rất ngắn
Giục lòng sóng nước sông Thu
Ngày mai con về thăm mẹ
Đêm nay lòng gởi Câu Lâu

Huế 2/2014
Sông Hương
   
 
Nén lòng tôi với tri âm
Nén thương nhớ gởi xa xăm một người

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 27.02.2014 00:28:27
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
UKRAINA VÀ QUYỀN LỰC NHÂN DÂN

    
 Chân lý – Quyền lực tối thượng thuôc về nhân dân
“ Hiện tại nước Nga đã vĩnh biệt CNCS, Ukraina đã độc lập, nhưng như con chim một lần bị  tên bắn, Nhân dân Ukraina giờ đây nhìn thấy cành cây cong vẫn cứ run rẩy dù cành cây có điểm xuyến những nụ hồng”
Kể từ cuối tháng 11/2013 . Hơn bốn tháng kiên trì đoàn kết trong giá lạnh khắc nghiệt của mùa đông, chịu đựng đủ các kiểu đàn áp với hàng trăm người chết ba trăm bị thương, người dân biểu tình tại Quảng trường Độc lập thủ đô Kiev, Ukraina, cuối cùng đã làm tan chảy tảng băng tuyết “Viktor Yanukovych” (tổng thống đương nhiệm) khi Ông Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina thông qua bỏ phiếu bãi bỏ tư cách tổng thống vào ngày 22 tháng 2 với 328 trên 340 phiếu thuận, Quốc hội Ukraina cũng bỏ phiếu trả tự do ngay tức thời cho lãnh tụ đối lập đang bị bỏ tù là cựu Thủ tướng Bà Yulia Tymoshenko vì bản án chính trị 7 năm với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước”. (Tương tự như điều 88-BLHS của nhà nước CHXHCN/VN )

“nền độc tài đã sụp đổ” Bà Tymoshenko (cựu Thủ tướng  Ukraina) nói , sau khi rời nhà tù .
Khởi điểm xuất phát từ việc ông Yanukovych trước đó trong lộ trình gia nhập Liên minh Châu Âu đã bất ngờ từ chối ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraina và EU (Ukraine–European Union Association Agreement) để quay sang tìm sự trợ giúp từ phía Nga hầu nhận được khoản viện trợ tài chính lên tới 15 tỉ USD cũng như kết hợp quan hệ chặt chẽ hơn với nước Nga, nhưng công luận Ukraina cho rằng tiềm ẩn nguyên nhân sâu xa âm ỉ từ trước, khi ông Yanukovych là lãnh đạo đảng đối lập lúc ra tranh cử tổng thống, ông Yanukovych đã vượt qua vòng 1 trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2010, tranh cử với Bà Tymoshenko . Trong vòng hai, Ông Yanukovych đã thắng cử với tỷ lệ sít sao 48,95% phiếu bầu so với tỷ lệ 45,47%  bầu cho Bà Tymoshenko mà dư âm của nó là có sự gian lận không trung thực, tiếp theo vào ngày 11 tháng 10 năm 2011, sau khi ông Yanukovych lên đảm nhiệm chức vụ tổng thống, một toà án Ukraina đã tuyên án Bà Tymoshenko bảy năm tù, bà bị kết tội lạm dụng chức vụ trong vị trí thủ tướng khi tiến hành giải quyết tranh chấp khí đốt với Nga vào năm 2009. Việc kết án này bị Liên minh châu Âu và một số tổ chức nhân quyền quốc tế khác nhìn nhận là do thúc đẩy bởi động cơ chính trị .
Gạt qua một bên những uẩn khúc quyền lực, người ta tự hỏi điều gì khiến phần đông 45 triệu dân Ukraina đang giá rét tê cứng người trong mùa đông nhưng dứt khoát lắt đầu từ chối khí đốt, mà nước Nga láng giềng chỉ cần đưa tay mở vòi là tuôn chảy vào Ukraina kèm theo đó là khoản viện trợ tài chính lên tới 15 tỉ USD !? so với EU chỉ mới hứa 2 tỷ USD sau khi gia nhập .
Tự do Độc Lập và dân chủ – Đó là tiếng thét mà phóng viên các hãng thông tấn quốc tế nghe được vang lên trong đoàn người biểu tình ở thủ đô Kiev .
Lần theo quá khứ lịch sử, tính từ Cách mạng CS Nga năm 1917 và 16 tháng 7 năm 1990 Ngày nhà nước Ukraina tuyên bố Độc Lập có chủ quyền. Hơn 2/3 thế kỷ, Ukraina đã ngụp lặn trong biển khổ trầm luân với hàng triệu người bỏ mạng dưới thời thống trị của CNXH cộng sản Nga mà chi tiết của nó là cả một trường thiên sử liệu khổ ải tàn bạo đớn đau mà không một người dân Ukraina nào không biết .
Hiện tại nước Nga đã vĩnh biệt CNCS, nhưng như con chim một lần bị  tên bắn, Nhân dân Ukraina giờ đây nhìn thấy cành cây cong vẫn cứ run rẩy dù cành cây có điểm những nụ hồng .
Trên đường tháo chạy khỏi thủ đô Kiev ông Yanukovych hiện có mặt tại Kharkiv, gần biên giới nước Nga tuyên bố cho rằng ông và CP của mình bị cuộc nổi dậy bạo động chống lại, là điển hình của một “cuộc đảo chính” ” – Nhưng ai đảo chính !? đó là điều rất quan trọng mà ông cựu tổng thống phải chứng minh với nhân dân nước mình và công luận quốc tế khi mà Hơn 40 nhà lập pháp thân Nga và chính ông đã từ bỏ vị trí điều hành đất nước trốn chạy khỏi thủ đô . Trong khi toà nhà chính phủ trước đó các đơn vị bảo vệ đã tự giả tán, phía cảnh sát đã không chấp hành lệnh đàn áp nhân dân , đồng thời rút lui toàn bộ các khu vực trọng điểm trong thủ đô, còn lực lượng vũ trang quân đội thì im lặng  bất động .
Một vị tổng thống được dân cử và chính phủ của ông ta điều hành việc nước dựa trên cảm tính cá nhân đầy mưu toan thủ đoạn không theo ý nguyện, lòng dân, bị nhân dân dùng quyền lực tập thể chủ nhân đất nước của chính mình lật đổ thì đó có gọi là “một cuộc đảo chính” bất hợp pháp !?
Không hề chút nào, mà tất yếu phải gọi “Đó là quyền lực nhân dân” một quyền lực tối thượng quan trọng nhất trong một quốc gia tự do văn minh dân chủ mà tại Việt Nam đảng CS đang khủng bố tước đoạt quyền này từ người dân bằng tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước”. ở điều 88-BLHS của nhà nước CSVN .
Hoàng Thanh Trúc

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 27.02.2014 04:22:15
0
SongHuong



NGÀY MAI CON VỀ THĂM MẸ

Ngày mai con về thăm mẹ
Đêm nay lòng gởi Câu Lâu
Thu Bồn mùa này sương trắng
Gió lùa xao xác biển dâu

Sông quê chập chờn giấc ngủ
Sóng xô bạc trắng mái đầu
Thương mẹ một đời lam lũ
Nón mê lệch rách trời chiều

Con qua một thời trai trẻ
Bước đời chưa hết triền đê
Khúc sông ngày thơ tắm gội
Dài hơn trải nghiệm xứ người

Chừng như đêm nay rất ngắn
Giục lòng sóng nước sông Thu
Ngày mai con về thăm mẹ
Đêm nay lòng gởi Câu Lâu

Huế 2/2014
Sông Hương
 




NGÀY MAI CON VỀ THĂM MẸ
thơ SôngHương|phổ nhạc & trình bày Dzuylynh
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.03.2014 03:12:09 bởi dzuylynh >

SongHuong
  • Số bài : 400
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.10.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 27.02.2014 15:12:08
0
dzuylynh


SongHuong



NGÀY MAI CON VỀ THĂM MẸ

Ngày mai con về thăm mẹ
Đêm nay lòng gởi Câu Lâu
Thu Bồn mùa này sương trắng
Gió lùa xao xác biển dâu

Sông quê chập chờn giấc ngủ
Sóng xô bạc trắng mái đầu
Thương mẹ một đời lam lũ
Nón mê lệch rách trời chiều

Con qua một thời trai trẻ
Bước đời chưa hết triền đê
Khúc sông ngày thơ tắm gội
Dài hơn trải nghiệm xứ người

Chừng như đêm nay rất ngắn
Giục lòng sóng nước sông Thu
Ngày mai con về thăm mẹ
Đêm nay lòng gởi Câu Lâu

Huế 2/2014
Sông Hương



https://app.box.com/s/04v67rfuya5zcqca2wg5
NGÀY MAI CON VỀ THĂM MẸ
thơ SôngHương|phổ nhạc & trình bày Dzuylynh
 

Cảm ơn nhạc sĩ, ca sĩ DzuyLynh về bản nhạc phổ thơ rất hay. Sâu lắng và êm đềm. Chúc anh có nhiều sáng tác mới để phục vụ bà con nhé.
Nén lòng tôi với tri âm
Nén thương nhớ gởi xa xăm một người

SongHuong
  • Số bài : 400
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.10.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 28.02.2014 17:23:09
0
 
Vừa vào quê thăm ông bà nội ra lại Huế. Mới chưa đến 1 tháng kể từ Tết Nguyên Đán mà sức khỏe của Bà có vẻ xuống nhiều. Chợt một chút lo lắng mơ hồ xa xăm.  

CHIỀU QUÊ 

Con về 
Quê mẹ chiều nay 
Lời ru 
Lắt lẻo hàng cau … chạnh buồn 

Mẹ già 
Gối mỏi chân run 
Mắt mờ năm tháng 
Bước chùng lo toan 

Lưng còng 
Gánh nhịp thời gian 
Tuổi già  
Như chiếc lá vàng…trong mưa 

Một đời 
Vất vả sơm trưa 
Áo nâu sờn vạt 
Muối dưa tảo tần 

Chiều quê 
Chân bước tần ngần 
Hàng cau xế bóng 
Ngả dần về đông 

Chợt nghe 
Xao xuyến trong lòng 
Mơ hồ đâu đó 
Một vòng nhân sinh 

Thu Bồn 2/2014 
Sông Hương 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.03.2014 21:31:11 bởi SongHuong >
Nén lòng tôi với tri âm
Nén thương nhớ gởi xa xăm một người

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 28.02.2014 23:23:09
0
ANH HÙNG THỜI LY LỌAN _ PHÓNG VIÊN CHIẾN TRƯỜNG VNCH NGUYỄN CẦU

Phóng viên chiến trường Nguyễn Cầu Nguyễn Cầu được tin trong đài số 9 nói là cộng sản đang đi tìm tung tích tên phóng viên Mỹ Ngụy, anh bèn trốn về quê chờ đến thập niên 80 mới tìm cách vượt biên. Đến San Jose Nguyễn Cầu trở thành Thuyền nhân Video lo quay phim quan hôn tương tế để xây dựng lại cuộc đời.

 Lời nói đầu: Trong làng xóm San Jose thời gian qua đã có những vị ra đi, cộng đồng đều lưu ý. Ký giả Cao Sơn, thiếu tướng Bùi Thế Lân. Bây giờ đến lượt phóng viên Nguyễn Cầu đi trước, rồi ông Luơng văn Ngọ đi sau. Bốn năm trước, chúng tôi viết loạt bài về trận An Lộc, có một bài dành riêng cho Nguyễn Cầu, nay xin gửi quý  đọc lại, để biết Nguyễn Cầu là ai. Anh là người phóng viên nổi tiếng đã lọt vào An Lộc quay cuốn phim ông Thiệu bay ra mặt trận. San Jose sẽ tiễn đưa cả ông Cầu và ông Ngọ cuối tuần này.

Một tấc đường, một giải khăn tang. Bình Long máu đỏ, nhuộm cờ vàng
Tháng 4-1972, pháo cộng sản cường tập bắt đầu. Địch tấn công thế mạnh như vũ bão từ biên giới Cam Bốt đánh qua. Chiếm Lộc Ninh trong trận biển người có xe tăng ào ạt sau đại pháo. Sư đoàn 5 một sớm một chiều đã gãy mất một trung đoàn. Chiến binh bên ta, phần tử trận, mất tích, phần bị bắt và một số chạy về An Lộc. Cùng một lúc cộng quân đem 10,000 bộ đội có cả chính quy miền Bắc khóa chặt quốc lộ 13 ở phía Nam. 
Tại hội nghị Paris, Nguyễn Thị Bình tuyên bố ngày 15 tháng 4-1972 Mặt trận giải phóng miền Nam sẽ cắm cờ xanh đỏ tại An Lộc. Bình Long sẽ là thủ đô của của chính phủ cách mạng. Trong hoàn cảnh đó hơn 20 ngàn dân An Lộc ai cũng muốn chạy ra khỏi vòng vây. Từ Chân Thành cuối tháng 5-72 có một thanh niên thí mạng cùi nhất định tìm cách vào An Lộc. 
Đó là phóng viên chiến trường Nguyễn Cầu. Anh vừa thoát chết từ Bastogne , miền Trung giữa tháng 5-72. 
Vào sinh ra tử:
Ông Nguyễn Cầu hiện làm nghề quay phim quan hôn tang tế tại San Jose , năm nay 76 tuổi. Người quê Long Xuyên ngày xưa lên Saigon học hết tú tài rồi vào làm công chức bộ kinh tế. Cuộc đời tưởng chừng mãi mãi sáng vác ô đi, tối vác về. Nhưng một ngày bỗng nổi chí làm trai muốn giang hồ ngang dọc, bèn thi vào lớp phóng viên chiến trường do Mỹ đào tạo cho quân đội VNCH.
Khóa đặc biệt và duy nhất được bên thông tin Mỹ huấn luyện, phát lương và trang bị phương tiện. Vừa học nghề vừa học Anh ngữ hơn một năm dài. 25 khóa sinh tốt nghiệp ra trường chia nhau về các quân khu. Các chàng trai trẻ trở thành phóng viên cầm máy quay phim đi thu hình trên các mặt trận. Đó là năm 1962. Những anh này, lính không phải lính mà quan cũng không phải quan. Công chức cũng không phải, mà quân nhân cũng không đúng. Lúc thì mặc bộ binh, lúc thì mặc nhảy dù, lúc thì TQLC và cả quân phục biệt động quân. Đi theo đơn vị nào thì mặc theo binh đoàn đó. Mặc nhầm là bị bắn lộn như không. Không trang bị vũ khí, chỉ có giấy bút, máy quay phim, pin và phim phòng hờ. Trên ngực có bảng tên và dấu hiệu báo chí. Trong người có thẻ của Mỹ để được ưu tiên đi máy bay. Và cuộc đời của phóng viên Nguyễn Cầu lên đường từ 1962 cho đến khi thực sự đứt phim 1975.
Trải qua 13 năm chinh chiến, ông đã đi khắp các mặt trận toàn là thứ dữ. Đánh Hải Lăng với thủy quân lục chiến. Thời kỳ Lam Sơn 119 ông vào Hạ Lào với Nhẩy dù. Thoát chết ở đồi 30. Nguyễn Cầu cũng có dịp thử lửa Khe Sanh với biệt động quân. Vào Bastogue với sư đoàn 1, sang Cam bốt với quân đoàn 4. Bay khắp vùng trời với không quân và đặc biệt quay trận Hoàng Sa với hải quân. Sau cùng ông vào An Lộc với sư đoàn 5.


Photo courtesy: Hình trích từ email của chị Cẩm Bình gửi đến tòa soạn. Chưa biết tác giả.

 Từ Bastogne đến An Lộc:
Tháng 3-1972 Hà Nội chuyển quân vào Nam . Tháng 4 Bắc quân tổng tấn công trên 3 mặt trận. Hoả Tuyến, Cao Nguyên và Bình Long. Ngoài Trung, sư đoàn 3 bộ binh tan hàng. Lần đầu tiên căn cứ Caroll cấp trung đoàn phải đầu hàng. Cộng sản chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Trong Nam , địch tràn ngập phòng tuyến Lộc Ninh. Sư đoàn 5 tổn thất một trung đoàn. Cùng một lúc, căn cứ Bastogne của trung đoàn 54 bị tràn ngập, sư đoàn 1 đưa 2 trung đội của trung đoàn 3 trực thăng vận vào thẳng căn cứ để thăm dò. Phi công trực thăng còn lắc đầu lạnh cẳng. Nhưng có lệnh thì cứ bay. Lính sư đoàn cam chịu phần số lặng lẽ lên tàu. Cần một phóng viên đem máy đi quay. Nguyễn Cầu chợt quên mất vợ 4 con ở Saigon , giơ tay nói với ông tướng để tôi đi. Phạm Hậu đứng khóc ở bãi đáp lúc tiễn đưa. Hậu nói với Cầu đây là thí quân. Ráng mà trở về. Đó là ngày 15 tháng 5-1972. Ấy thế rồi Nguyễn Cầu vào được Bastogne mà không phải là vào sinh ra tử. Thiếu úy Hiệp chỉ huy liên đội tiền phong vào mặt trận khi ra được lên trung úy. Phóng viên Nguyễn Cầu đem ra được những thước phim quay trực tiếp tại chiến trường. Anh sống những phút vinh quang khác biệt. Trực thăng bốc ngay về Giạ Lê, bộ tư lệnh sư đoàn của tướng Phú, gặp đại tướng Cao Văn Viên trong phái đoàn Saigon ra thăm đón chào khen ngợi. Ông cho phóng viên Nguyễn Cầu quá giang máy bay của tổng tham mưu trưởng mà đem phim về Saigon . Tại Tân Sơn Nhất, đại tá chánh văn phòng lái xe Jeep đưa thẳng đến đài truyền hình. Các chuyên viên sẵn sàng tráng phim, chắp nối để chiếu cấp kỳ. Cả tổng cục ai cũng bắt tay khen ngợi. Nguyễn Cầu cũng được khen bằng tưởng lục. Ngày nay ông cũng không còn nhớ là tưởng lục gì.
Một tuần sau, cuối tháng 5-73 phóng viên vác máy vào An Lộc.

 Nằm quan tài vào An Lộc
Ông già phóng viên chiến trường thời xa xưa bây giờ ngồi trong phòng làm việc bên những bộ máy quay phim tân kỳ của thế kỷ 21 tại San Jose mà nhớ lại chuyện cũ. Suốt một cuộc đời phóng viên ông đi với các sỹ quan cấp úy. Rồi các vị này thành tá, thành tướng. Nhưng phóng viên Nguyễn Cầu thì muôn đời cũng chỉ là phóng viên. Đi riết rồi chỗ nào cũng quen biết hết. Ông tư lệnh nào, ông tướng nào thấy anh phóng viên vác máy quay phim cồng kềnh xông xáo thu hình giữa khói lửa mịt mùng đều có cảm tình và hết lòng giúp đỡ.
Tháng 4-1972 ba ông phóng viên cùng khóa đều có mặt tại Chân Thành. Đây là trạm dừng chân an toàn nhất trên đường vào phòng tuyến An Lộc. Trung tướng Minh và bộ tư lệnh tiền phương của quân đoàn III đóng ở đây. Nguyễn Cầu tìm cách đi theo nhẩy dù để mở đường máu. Suốt tuần lễ, lính dù bị chặn đứng và thiệt hại nặng. Hoàn cảnh An Lộc giữa vòng vây oan nghiệt đã đành. Nhưng mặt trận đường 13 bên ngoài quả thực cũng hết sức gian khổ. Địch bám chốt bên trái và đại đơn vị đông đảo bên mặt. Pháo cường tập ngày đêm mà phòng không thì ác liệt vô cùng.
Nằm với mũ đỏ thì không biết bao giờ mới được vào bên trong để lấy hình ảnh cho Sài Gòn, Nguyễn Cầu xin với ông tư lệnh quân đoàn cho phép liều mạng đi theo trực thăng tiếp tế và tản thương. Tiếp tế giữa các trận pháo kích trên sân bay. Trực thăng bay là là rồi đạp hàng xuống. Nguyễn Cầu nằm vào trong một thùng gỗ tiếp tế để lính không quân đạp xuống. Chuyện tưởng như đùa mà hóa thật.
Anh em hỏi đi hỏi lại là có thực sự Cầu nằm trong quan tài mà vào An Lộc hay không. Thùng gỗ rớt nhẹ xuống sân bay, chẳng cần ai phá cũng đã rời ra từng mảng. Phóng viên Nguyễn Cầu cầm máy bò vào phòng tuyến và lập tức được đưa đến hầm chỉ huy. Anh trở thành phóng viên đầu tiên vào được An Lộc. Chuẩn tướng Lê Văn Hưng rất hài lòng bèn cho anh phóng viên liều mạng được nằm trên chiếc ghế bố duy nhất của ông trong đêm đầu tiên.
Thiên hạ vẫn thắc mắc về cái cách Nguyễn Cầu vào An Lộc, dù rằng thực sự anh đã vào. Đã sống với các đơn vị, đã ăn cơm dã chiến với Biệt cách Dù, đã đi theo các đại đội của sư đoản 5, nhưng cái lối vào bằng quan tài thì quá đặc biệt. Hỏi là có ai làm chứng được không. Nguyễn Cầu buồn rầu nói rằng có mấy bạn cùng khóa biết chuyện nhưng nay chúng nó chết hết cả rồi.
Chưa bao giờ họp khóa.
Cái khóa phóng viên chiến trường không tên, tốt nghiệp 25 người bây giờ đếm lại chỉ còn trên đầu ngón tay của một bàn tay. Trải qua 13 năm chinh chiến, phần lớn chết trận cả rồi. Mặt trận vùng I là nơi phóng viên bị chết nhiều nhất. Đỗ Văn Môn chết tại hỏa tuyến. Ngô Minh Liêm chết ở Đông Hà . Hồ Văn Đực tại đại lộ kinh hoàng. Riêng Trần Văn Nghĩa bị 18 viên đại liên xẻ dọc từ đầu xuống chân ở Quảng Trị. Lên cao nguyên thì Vũ Tiêu Giang chết ở Plei Me. Đặng Văn Thiện chết trận Ấp Bắc. Rồi đến Đức Cơ, Đồng Xoài nơi nào cũng có phóng viên chiến trường hy sinh. Trong trận Bastogne có Trần Văn Hiệt vào thay Nguyễn Cầu nhưng không bao giờ trở lại. Trong chuyến bay vào An Lộc cũng để thay thế Nguyễn Cầu thì Nguyễn Ngọc Bình chết trên trực thăng. Trần Văn Tuấn chết ở núi Bà Đen năm 68. Riêng có Nguyễn văn Giáo là nổi danh vì cùng nổ tung trên trực thăng với tướng Đỗ Cao Trí. Thái Khắc Chương mất tích năm 75 khi triệt thoái Pleiku.Trên khắp 4 vùng chiến thuật từ ngày ra trường đến khi bỏ máy, nơi nào cũng có xương máu của bạn cùng khóa.
Ông Cầu nói, nhiều quá, lâu quá không nhớ hết nhưng thật sự gần như cả khoá chẳng còn ai. Nghe nói còn một bạn vàng Nguyễn văn Lang ở Canada . Còn phần lớn chết trẻ. Không ai sống với tuổi già như ông. Khóa của ông ra đời năm 62 coi như không phải là khóa chính thức của quân trường. Khóa năm cha ba mẹ. Ông Cầu buồn rầu kể lại. Thủa nhỏ học Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên. Rồi qua Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Năm 1959 lên Saigon làm công chức bộ kinh tế rồi lập gia đình. Qua 60 thi nhập học khóa phóng viên. Học chữ học nghề hơn một năm dài. Rồi chuyển qua căn bản quân sự. Cả khóa qua Dục Mỹ học chiến tranh rừng núi xình lầy cùng với khóa 16 võ bị. Xong Dục Mỹ qua học nhẩy dù. Có bằng Dù rồi mới ra trường. Sau này gặp lại anh em khóa 16 võ bị có người đã lên đại tá nhưng phóng viên chiến trường thì suốt đời vẫn là phóng viên.
Hình ảnh quay được của Nguyễn Cầu và các bạn đưa về phía Mỹ thì AP xử dụng rất nhiều. Phe ta thì tổng cục chiến tranh chính trị và bộ thông tin Việt Nam khai thác. Những hình ảnh trên báo Tiền tuyến, Chiến sĩ Cộng Hòa và thời sự của Trung tâm điện ảnh quốc gia là xương máu của anh em. Tuy nhiên trên thực tế chiến công của phóng viên không được lưu tâm. Không có huy chương, không có thăng cấp dù là truy thăng. Đi khắp các mặt trận nhưng gần như tự quyết định lấy phần số của mình. Suốt bao năm qua anh em chưa bao giờ họp khoá.
Vào An Lộc
Vào được phòng tuyến An Lộc, phóng viên Nguyễn Cầu di chuyển từ hầm này qua hầm khác, từ đơn vị này qua đơn vị khác. Kết quả ông đã đem về những đoạn phim hết sức đặc biệt. Ngay sau trận pháo kích kinh hoàng nhất của địch vào bệnh viện tiểu khu và nhà thờ An Lộc, phóng viên đã quay được các xác chết của dân chúng, đàn bà, trẻ em và các ông bà già. Số tử vong cả ngàn người cùng với xác chết vương vãi bên ngoài đã được binh sĩ tập trung và chôn cất 3000 người tại chỗ.
Những bài báo của thông tín viên Sài Gòn viết lại hết sức thảm thương. Đặc biệt là những trẻ thơ sống sót bị thương bên cạnh xác cha mẹ.
Đoạn phim này về sau đưa ra chiếu đã là các chứng tích về những trận địa pháo của cộng sản. Nhưng đặc biệt hơn nữa, ngày nay cũng tại mồ tập thể này ở An Lộc, chính quyền cộng sản cho xây một tượng đài kỷ niệm với hàng chữ nguyên văn như sau :
Di tích Lịch sử và Văn hóa. Mộ 3000 người.
Nơi an nghỉ của đồng bào thị xã An lộc-Bình Long
bị bom Mỹ hủy diệt mùa hè năm 1972
Phần tài liệu của khu di tích phổ biến như thế này.
Ngày 6/12/1987 ngôi mộ tập thể này được nhà nước ghi nhận là di tích lịch sử ghi khắc tội ác của Mỹ Ngụy đối với nhân dân Bình Long.
Năm 1988 Chủ tịch nước phong cho Bình Long tước hiệu
Lực lượng vũ trang nhân dân Anh Hùng
Thêm một chuyện khác, cũng tại khu vực hàng ngàn người chết vì pháo kích, có câu chuyện của gia đình em gái nhỏ Nguyễn Thị Bình. Cả nhà em chạy từ Phước Long về An Lộc thì bố bị chết. Anh bị mất tích. Sau trận pháo kích vào nhà thờ đến lượt mẹ chết. Còn lại cô gái Nguyễn thị Bình 14 tuổi và 3 em nhỏ bây giờ luẩn quẩn theo chân anh phóng viên là người duy nhất không phải cầm súng chiến đấu. ....
Sau cùng Nguyễn Cầu bay ra bằng chuyến trực thăng đặc biệt để đưa phim về Saigon . Chị em bé Nguyễn thị Bình được đi theo. Cầu đem đám trẻ về nhà tạm trú.Tướng Lạc, tư lệnh Sư đoàn 9 đọc báo đã gọi cho Nguyễn Cầu, cảm thương hoàn cảnh các em nhỏ mồ côi, ông tư lệnh đã đón các em xuống Sa Đéc, gửi cho các bà Sơ trông nom. Sau này lại thêm người anh 17 tuổi mất tích trở về đoàn tụ với các em.
Đó là câu chuyện Nguyễn Cầu vào An Lộc.
Sau trận 72, anh chàng phóng viên nhiều may mắn đã có dịp vô tình ngồi trong chuyến tàu tiếp tế hải đảo lại quay được một phần của trận Hoàng Sa 74. Cuối cùng là đoạn phim anh quay trên cầu Tân Cảng vào những ngày cuối của tháng 4-1975. Sau khi cộng quân vào Saigon, khai thác các phim ảnh của VNCH để lại, chúng đã đi tìm Nguyễn Cầu, người có tên trong các bộ phim thời sự chiến tranh, trong đó có phim tình cờ quay được cảnh cộng sản pháo kích vào trường Tiểu học Cai Lậy.
Nguyễn Cầu được tin trong đài số 9 nói là cộng sản đang đi tìm tung tích tên phóng viên Mỹ Ngụy, anh bèn trốn về quê chờ đến thập niên 80 mới tìm cách vượt biên. Đến San Jose Nguyễn Cầu trở thành Thuyền nhân Video lo quay phim quan hôn tương tế để xây dựng lại cuộc đời.
13 năm cầm máy biết bao nhiêu hạnh ngộ, biết bao nhiêu gian truân. Người lính không có số quân, không có thẻ bài. Trận nào cũng đánh. Đeo trên người giây 3 chạc với pin và phim ảnh. Nón sắt che đầu và đôi khi nón sắt chỉ che máy hình. Hình ảnh có khi tỏ khi mờ. Khi rõ ràng, khi thì người cầm máy té lăn quay. Máy còn chạy mà người đã nằm xuống đất. Hình không quân từ trên trời. Hình hải quân dưới nước. Hỏi anh ở đơn vị nào, chẳng biết đơn vị nào là chính để trình diện. Khi Việt cộng vào cũng không biết ở loại nào mà khai báo.
Tôi viết về chuyện Nguyễn Cầu 76 tuổi ở San Jose nhưng không phải là ca tụng riêng một người. Tôi muốn tuyên dương cả khóa của ông. 25 người phóng viên chiến trường. Chết gần hết chẳng còn ai. Bây giờ gần như chỉ còn lại một ông già lãng tai. Trước đây rất trẻ trung đẹp trai, nhưng ngày nay vẻ đẹp chỉ còn là kỷ niệm. Ông kể chuyện nhưng cũng có chỗ nhớ chỗ quên. Sư đoàn nọ lẫn với sư đoàn kia, Tư lệnh này thành ra tư lệnh khác, nhưng có một điều này chắc chắn không sai. Cả khóa của ông thẩy đều anh hùng xông trận, nhưng suốt 13 năm chẳng anh nào bắn được một phát súng.

Giao Chỉ, San Jose .
5.2.2014
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.03.2014 03:21:35 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 02.03.2014 04:50:26
0





https://app.box.com/s/pmb03ro11wnet2iwxwq6

 b ụ i   v à   h o a

thơ trần hải nhuận | nhạc & trình bày dzuylynh
 Album Tâm Ca Hư Không
 
( *kính tặng trưởng TâmNghĩa, trưởng NguyênNghi, trưởng MinhKhánh ĐCHT&ĐSSJ
*tặng cecile.marie.teresa.trưởngdiệuđạo.qúy huynhtrưởng&đòansinh GĐPT Âuchâu&thếgiới )

có phải không em hoa hương trên áo
hay bụi đường đã nhuốm tự chiêm bao
bụi và hoa cũng lần khân vướng mắc
ta cố giũ bao lần mà vẫn thế

lăn lóc trôi giữa năm dài tháng rộng
ngủ trong mê bên chiều hoang tội lỗi
trái tim ơi còn nhịp đập cuồng si
kịp về chưa rừng mưa khuya để gội

tung rải chi thêm cánh hoa huyễn mộng
lối đi về sinh diệt chon von
buồn vui chăng khi nói chuyện mất còn
phủi trôi đi cho hết sắc hương nồng

vẫn là em giữa chập chùng biểu hiện
tiếng kinh chiều động đến bến bờ không
ta chới với nhận ra mình hụt hẫng
để mất em ngược xuôi giữa dòng đời

tâmnhuậnminhvăn.sanjoseDec2013.Mar2014
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.03.2014 04:08:45 bởi dzuylynh >

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm: 11
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.03.2014 10:37:23
0
Cám ơn Dzuy Lynh đã đưa thông tin về sự ra đi của chú Cầu, một ngươi mà HB tình cờ đươc tiếp xúc và nghe chú ấy kể chuyện
Những người cầm máy đi giữa lằn tên mũi đạn quả là vô cùng gan dạ. Họ thật sự là những người yêu sự thật , yêu thiên nhiên, và dễ thích nghi vơi mọi tinh huóng ...
HB

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.03.2014 04:30:54
0
 
 
 
ở đây không phải Bụi và Hoa mà là Đàn và Hoa 
là tiếng hát hoà cùng tiếng đàn
là đóa hoa không bao giờ tàn
kính dâng cho đời, cho người 
với niềm vui, niềm tin và nguồn yêu thương vô tận cho quê hương Việt Nam
 
tt kính chúc mừng Sinh Nhật bố lynh - ca nhạc sĩ Dzuylynh -
 
  
 

Cà Na tn nguyen
  • Số bài : 1717
  • Điểm: 54
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.03.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.03.2014 10:05:18
0
 
  Cà Na cũng có món quà nhỏ này mừng Sinh Nhật ông Tư., chùm ảnh của chú chim bồ câu mà Cà na "theo dõi ' ở Roma _Ý để
 chúc ông Tư tuổi mới vẫn vui khỏe và bình an . !
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CàNa

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.03.2014 02:57:05
0
Nợ Đời một nửa, còn một nửa nợ ơn em
 
 
Phạm Tín An Ninh
(Viết cho em và những người vợ lính trung hậu)

Thời còn đi học, lang thang từ Nha Trang đến Sài Gòn, dù con nhà nghèo, học tàm tạm, và nhan sắc dưới trung bình, tôi cũng đã mang tiếng đào hoa. Cho nên có muốn kéo dài thêm cái đời học trò để được mơ mộng đủ thứ chuyện dưới biển trên trời thiên hạ cũng đâu có cho. Rồi có phải thuộc giòng hào kiệt gì đâu, tôi cũng xếp bút nghiên theo việc kiếm cung. Nói kiếm cung cho nó vẻ văn chương và lãng mạn, chứ thực ra tôi vào lính, mà lại là thứ lính hạng bét thì làm gì có kiếm với cung. Có phải lính tàu bay tàu thủy gì đâu, mà là lính đi bộ. Lúc băng rừng lội suối, mặc bộ đồ trận hôi hám cả tuần không tắm, tôi ghét cay ghét đắng cái ông nào là tác giả cái câu “Bộ Binh là nữ hoàng của chiến trường” mà tôi đã đọc được ngay từ khi mới vào quân trường, đếm bước một hai để hát bài “đường trường xa”. Khổ thì khổ vậy, chứ mấy cô gái bé bỏng hậu phương lại mê lính trong mấy bản nhạc của ông Nhật Trường. Vì “nếu em không là người yêu của lính, ai thương nhớ em chiều rừng hành quân, ai băng gió sương cho em đợi chờ, và giữa chốn muôn trùng ai viết tên em lên tay súng ? .. ”. Nhờ vậy, trong mấy năm đóng quân dọc đường số 1, nơi nào tôi cũng để lại vài mối tình con. Tôi nghĩ đời lính như vậy mà vui, thì thôi chớ tính chuyện vợ con làm gì cho nó vướng chân vướng cẳng. Hơn nữa tôi cũng hiên ngang với đám con gái lắm, thì làm gì có chuyện “chết trong mắt em”. Vậy rồi trời xuôi đất khiến thế nào, sau mấy năm đánh đấm ở Quảng Đức, Ban Mê Thuột rồi Bình Định, Phú Yên, đơn vị tôi được mấy cái tàu há mồm chở vào bỏ xuống bãi biển Nha Trang vào lúc đường phố mới lên đèn. Tôi thấy lòng lâng lâng sung sướng vì không khí yên bình của thành phố biển, mà cũng vì tưởng mình đã được trở về với những “hang động tuổi thơ” của ông Nguyễn Xuân Hoàng. Nào ngờ, khi còn mải mê với mộng mị, tôi bị đánh thức lúc nửa đêm cùng đơn vị leo lên một đoàn xe mấy chục chiếc để tiếp tục “hát khúc quân hành”.
 
Đoàn xe ra khỏi thành phố, qua Ty Thông Tin, ra quốc lộ 1, trực chỉ hướng bắc. Tôi lại mừng thầm, nghĩ là sẽ được về dưỡng quân ở huấn khu Dục Mỹ. Nhưng tôi đã “ước tính tình hình” sai bét. Đoàn xe dừng lại tại bùng binh, ngã ba Ninh Hòa. Một tiểu đoàn lính đổ xuống cái thị trấn còn đang say ngủ. Đại đội tôi nhận lệnh vào đóng quân trong sân vận động. Sáng hôm sau tôi rủ mấy thằng bạn, quần áo chỉnh tề, ra phía trước “thăm dân cho biết sự tình”.
 
Thấy một ngôi nhà mở cửa, bọn tôi bước vào làm quen. Chủ nhà là một cô gái nho nhỏ dễ thương, mời đón mấy thằng lính trời ơi đất hởi mà miệng vui cười, e thẹn nhìn tôi bằng cặp mắt nai tơ. Vậy mà thằng lính ngang tàng như tôi lại chết trong đôi mắt ấy. Bắt đầu từ một chuyện tình cờ như vậy đó, mà tôi trở thành chú rể của Ninh Hòa hơn một năm sau. Trường Trần Bình Trọng cũng vừa có một cô học trò bỏ trường, bỏ lớp, bỏ bạn bè và bỏ cả đội múa ”Trăng Mường Luông ”.
 
Bây giờ cứ mỗi lần đọc bài thơ của ông nhà thơ Quan Dương, người Ninh Hòa, là tôi nhìn thấy có tôi trong đó :
Hồi nhỏ tôi rất anh hùng
Một mình dám nhảy cái đùng xuống sông
Bơi nghiêng, bơi ngửa giữa dòng
Hiên ngang trấn giữ một vùng tuổi thơ
Lớn lên trở chứng ngu khờ
Mắt em nào phải bến bờ sông sâu?
Cớ sao chưa kịp lộn nhào
Đành chịu chết đuối, thiệt đau đúng là…

 
Nàng làm vợ lính đúng tám năm. Tám năm khốn khổ lo âu. Vì lúc nào cũng có thể trở thành góa phụ. Đã vậy đứng ở Ninh Hòa lúc nào nàng cũng nhìn thấy hòn núi Vọng Phu sừng sững cuối chân trời! Nhưng rồi nàng không trở thành góa phụ mà lại trở thành tù phụ. Cơn sóng bất ngờ phủ xuống miền Nam, cuốn nàng theo cùng những người có chung số phận. Thân phận bọt bèo với một đàn con dại, cô học trò Trần Bình Trọng bé nhỏ ngày nào bây giờ phải một mình chống chọi với phong ba.
 
Riêng tôi, một thằng lính bất ngờ thua trận thì chuyện tù đày nào có than chi. Chỉ tội nghiệp cho “người tình bé nhỏ” ngày xưa. Tôi tự trách mình, giá mà ngày đó tôi đừng ra khỏi cái sân vận động, không gặp nàng, thì biết đâu nàng chẳng tìm lại một cố nhân nào đó – mà tôi thường nghe nàng nhắc đến với lòng ngưỡng mộ – bây gìờ đã là một ông quan hải quân, sẽ đưa nàng xuống tàu ra khơi đi tìm vùng đất hứa.
 
Rồi nàng bỗng dưng trở thành con cò lặn lội bờ sông của ông Trần Tế Xương, để nuôi đủ sáu con với một chồng – ông chồng gần tám năm biền biệt ở các trại tù Lào Cai, Yên Bái.
 
Tôi còn nhớ lúc ở trong tù, tôi may mắn nằm bên cạnh nhà thơ lớn Tô Thùy Yên. Tôi rất quý anh vì anh là một người tù có tư cách. Thấy tôi dốt nát mà cũng thích thơ văn, anh làm tặng tôi một bài thơ khá dài và hay lắm. Nhưng lúc bị cai tù kiểm tra, tôi nhát gan nên bỏ cả bài thơ vào miệng nhai nát rồi nuốt vào cái dạ dày đang đói. Vì vậy tôi không còn nhớ hết mà chỉ thuộc lòng mấy câu viết về nàng:
Tám năm áo rách bao nhiêu lượt
Em vá chồng lên những nỗi niềm
Từ thuở anh đi nhà tróc nóc
Con thơ đâu còn biết vui cười
Cô gái Ninh Hòa, thương quá đỗi
Một mình chèo chống giữa phong ba

 
Ra khỏi trại tù, dường như tôi chỉ đem về cho nàng thêm những đắng cay. Với một người chồng còn mang đầy những vết thương cả trên thể xác lẫn tâm hồn, cùng một đàn con thơ dại, giữa một xã hội chất chồng thù hận, nàng biết xoay xở làm sao ? Cuối cùng, nàng phải cùng chồng con, đem sanh mạng đánh một canh bạc cuối cùng.
 
Có lẽ ông trời không phụ lòng nàng. Chuyến đi vội vã, chuẩn bị chưa xong, rồi cũng đến được bến bờ. Trong lúc bao nhiêu người tìm cách tận hưởng hạnh phúc của một điều tưởng chừng may mắn nhất của con người, hoặc ít ra cũng ngơi nghỉ để hoàn hồn từ cõi chết, nàng lại tiếp tục làm kiếp con cò trong một vùng băng tuyết mênh mông, lo lắng cho con, để cho chồng học thêm vài ba chữ và vác ngà voi chạy đủ thứ chuyện bao đồng.
 
Bây giờ những đứa con đã trưởng thành. Nàng chiều chồng để cho mỗi đứa tự chọn đất nước nào nó thích mà dung thân. Mỗi đứa một phương trời. Nàng lại là một hậu phương cho các con đi vào trận mới. Ngôi nhà trở nên trống vắng. Cuối cùng nàng cũng chì còn có tôi, người lính thất trận năm nào, đã mang đến cho nàng biết bao là hệ lụy. Dư âm cuồng nộ của những cơn dông bão năm nào dường như vẫn còn đâu đó trong giấc ngủ của riêng nàng.
 
Tuổi sắp già, mà tôi còn mang nhiều món nợ. Biết làm sao trả cho xong. Nợ núi sông, nợ máu xương bè bạn. Mà khổ thay, tôi thì cứ mãi là thằng lính hèn mọn, bạc tình. Và tôi còn nợ nàng, nợ Ninh Hòa. Mảnh đất hiền hòa đã cho tôi một người vợ chung tình, cùng tôi qua bao cuộc biển dâu.
 
 


Phạm Tín An Ninh
 

dohop
  • Số bài : 516
  • Điểm: 8
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 21.04.2009
  • Nơi: Nam Bán Cầu
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.03.2014 13:37:27
0

Ngày nào trên quê hương?
 
Ngày nào trên quê hương tôi
Tia nắng sưởi ấm lòng người?
Ngày nào trên đồng ruộng xanh tươi
Dân nghèo tôi lại sống an vui?
Ngày nào trên non sông thương yêu
Gió tự do thoáng mát muôn chiều?
Bé thơ lại nở nụ cười
Mẹ già nói tiếng “Nước Tôi!”
 
Ngày nào trên đất Nam Quan
Dân Hùng Vương hát tiếng Hồng Bàng?
Ngày nào trên nước non ta
Sóng triều dâng đắp bồi phù sa?
Ngày nào trên quê hương đau thương
Ta cười vui giữa những vô thường?
Gót chân ta đùa với lá vàng
Vui vì ta gặp mộ cha anh?
 
Ôi những dòng chữ Việt
Trên bia đá yêu thương
Thân cha anh đã tàn
Bia đá đã là bụi mờ
Tưởng rằng không còn…
Vô thường cả một nước non…
Ôi dòng máu Việt
Năm xưa rời xa tim
Xa thân xác bùn lầy
Sương trắng còn đây
Máu Việt tìm về đâu
Hồn Việt đi về đâu?
 
Ngày nào trên dải đất cong
Tim Việt Nam vẫn còn trong lòng
Ngày nào trên sóng triều dâng
Nước bập bềnh nói tiếng Việt Nam?
Rồi thì em gặp anh
Tóc trắng bay nụ cười hiền lành
Nắm tay run mình cùng dỗ dành
Ta gặp ta…
quê hương này là ta…
 
dohop 7 tháng 3, 2014
 
Viết từ bữa sinh nhật CNS Duy Lynh đến nay mới xong... Kính chúc anh sức khỏe dẻo dai, bền bỉ, tinh thần khỏe mạnh nhé.
 
Tiếng đàn trong đêm khuya
'Từng từng' tiếng vọng từ đâu?
Ễnh ương, ếch nhái, giếng sâu cũng màng.
Quỷ ma cũng phải bàng hoàng
Đánh rơi mặt nạ... rõ ràng quỷ ma!
Đàn ơi đừng lặng tiếng nha
Vững vàng từng nốt dân ta khải hoàn
Bầu trời tia nắng hân hoan....
 
 
Attached Image(s)

da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.03.2014 22:29:25
0
 
 
 
 
* * *
 
 
Bảo Tàng Của Người Lính Bị Bỏ Quên


Tác giả: Phương Hoa


Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014

Năm 1965, cậu bé Dann 10 tuổi của thành phố cổ Marysville có người bạn lớn đi lính sang Việt Nam chiến đấu. Nhận thư bạn lớn từ chiến trường Dĩ An, cậu bé 10 tuổi xúc động, bắt đầu sưu tập kỷ vật về Việt Nam để làm... bảo tàng. 50 năm sau, Bảo Tàng từ nhà để xe của Dann, nay đã thành một công viên bảo tàng, quốc kỳ người lính Việt Nam Cộng Hoà được trân trọng. Tác giả bài viết là nhà giáo Phương Hoa của thành phố cổ Marysville, California.

* * *


Trước đây có người hỏi điều gì đã khiến chúng tôi dọn đến Marysville, tôi trả lời có ba lí do. Thứ nhất, là đi theo "tiếng gọi" của... việc làm (move for job), một cái job toàn thời gian mà "cô giáo già" như tôi không dễ gì kiếm được ở những nơi khác. Kế đến, Marysville là thành phố "Oldest & Smallest," cổ nhất và nhỏ nhất Californiatổng dân số chỉ hơn mười hai nghìn ngườinên khá yên tỉnh. Và điều hấp dẫn chúng tôi nhất, là cánh đồng lúa dọc hai bên xa lộ chạy vào trung tâm thành phố. Nhưng giờ đây nếu ai có hỏi, tôi sẽ thêm vào, trên mảnh đất nhỏ này còn có một nơi mà mỗi lần ghé qua là mỗi lần tim tôi thổn thức. Đó là Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam, một nhà bảo tàng có tầm cỡ ở Bắc Cali nhưng người sáng lập lại là cậu bé mười tuổi.

Nhớ lại lần đầu tiên tôi đến Maysville nộp đơn xin việc. "Cái nhà" của tôi dạo này mắt mũi hơi kém nên khi nào chạy trên xa lộ tôi dành lấy phần lái xe "cho chắc ăn." Không lái xe, nhưng ông ấy lại là người "lái tài xế," ngồi bên cạnh điều khiển cái GPS, chỉ đường cho tôi chạy. Tôi nào phải là tài xế cự phách gì, chạy trên đường cao tốc tôi chỉ chăm chú "ôm cần lái," chả dám nửa mắt nhìn vào cái "cục nợ" rắc rối ấy. Cho nên nếu ông không đi cùng, thì có... cho kẹo tôi cũng chẳng dám chạy xa một mình.

Theo "lệnh" của cái GPS, từ FreeWay 5 rẽ qua 99 rồi nhập vào xa lộ 70, tôi bỗng bàng hoàng xúc động khi nhìn thấy cánh đồng lúa bao la chín vàng rực rỡ dọc hai bên đường. Trong phút chốc, tôi tưởng mình đang chạy xe trên Quốc Lộ I, ngan qua cánh đồng lúa bên quê nhà. Không biết động lực nào từ trong tiềm thức thúc đẩy, tự nhiên tôi quẹo xe một cái rẹt, tấp vào lề đường rồi mở cửa bước xuống.

Nhà tôi có lẽ cùng tâm trạng, chẳng nói lời nào ông cũng bước xuống theo. Trước mắt chúng tôi là cánh đồng lúa bạt ngàn, từ hai bên xa lộ chạy tít tắp đến tận phía rừng cây. Trời đã gần trưa. Mặt trời đang xòe tay trọn vẹn phủ trùm ánh sáng rực rỡ chói chang lên trên cánh đồng, nhưng bầu không khí lại mát rười rượi, thơm lừng mùi lúa chín. Ôi! Hương lúa ngọt ngào. Những vé lúa no tròn óng ả gặp vài cơn gió thổi qua mơn man làm chúng lắc lư như đang cười nắc nẻ, hài lòng với sự sung mãn của tuổi chín muồi. Gió đi rồi, chúng lại oằn xuống cúi đầu như chào đón chúng tôi, những người khách có gốc gác đồng nội không mời mà đến. Tôi nhắm mắt, hít một hơi dài để tận hưởng mùi hương lúa mà ngỡ mình đang đứng trên mảnh đất của quê hương...

Tôi chợt hình dung ra tôi của ngày xưa, của thời kỳ đất nước thanh bình. Con bé mặc áo tím quần đen đầu đội thúng xôi nếp quạ với lon muối đậu phụng rang, chân đất chạy lúp xúp theo sau mẹ. Mẹ tôi gánh cái ấm đất lớn đầy nước cây "dúi dẻ" và nồi chè bánh canh rau đắng, thức ăn nửa buổi cho thợ gặt ruộng lúa của ngọai tôi. Đứng trên bờ, tôi thích thú nhìn bà con tay liềm tay hái, thi nhau thoăn thoắt cắt từng nạm lúa quằn tay rồi bó thành từng bó gọn gàng, trong khi miệng vẫn nói cười rôm rả. Tôi hình dung ra ngọai tôi đang khúm lúa chia công cho bà con. Lúc nào ngọai cũng chừa một đống lúa lớn hơn để người ta chọn. Sau khi họ chọn rồi, ngoại còn đùa thêm cho một mớ nữa. Vậy mà sau mùa gặt, cái lẫm lúa của ngoại vẫn đầy, vẫn cao lên tận nóc nhà. Mỗi khi cần xay gạo để ăn hoặc bán chi tiêu, ngọai phải bắt cái ghế cao cho tôi trèo vào xúc lúa giúp ngoại.

Tôi cũng hình dung ra thời kỳ chiến tranh tàn phá quê tôi. Hình dung ra cái cảnh ngoại tôi nước mắt chảy dài, đau đứt ruột nhìn lại lần cuối ngôi nhà ngói đỏ ba gian hai chái với dãy nhà ngan nhiều phòng mà bà và ông ngọai đã dày công tạo dựng, nhìn lại cái lẫm lúa tràn đầy trước khi ôm có mỗi cái hộp "Phú Ý" chứa đựng gia phả dòng họ nhà chồng, phía của ông tôi, một thân một mình chạy thoát khỏi ngôi làng bị chiếm vì cả gia đình đã trốn đi từ trước. Băng qua cánh đồng lúa, chạy khỏi những thửa ruộng nhà, khi lội qua cái đầm nước chảy, ngoại bị cuốn trôi. Dù tính mạng đang trong tình trạng thập phần nguy hiểm, ngoại vừa lặn hụp vừa bơi chỉ một tay, còn tay kia vẫn giữ khư khư cái hộp Phú Ý trên đầu cho khỏi ướt. Rất may có một người đi câu nhìn thấy chạy đến cứu giúp. Cuối cùng ngọai cũng mang được cái hộp ra thành phố để giao lại cho ông tôi.

Ngọai đã thành công trong chuyến "vượt biên" đầy nguy hiểm ấy, nhưng vì quá hãi hùng và bị nhiễm nước, ngọai mắc bệnh thương hàn sau đó và qua đời ở tuổi mới sáu mươi. Ngọai đã vĩnh viễn ra đi, nhưng gia phả họ Nguyễn thì còn đầy đủ đến tận bây giờ cho con cháu đời sau tường lãm. Mỗi lần đám giỗ họ, công trạng của nàng dâu là ngoại tôi đều được mọi người nhắc nhở, vinh danh.

- Lúa chín đều và đẹp như vầy chắc là thu họach sẽ cao lắm.

Nhà tôi đột nhiên lên tiếng, phá tan bầu không khí thiêng liêng đó của tôi. Tôi vội quẹt nhanh dòng lệ vừa trào ra trên khóe mắt rồi vội vã lên xe.

Xa lộ lúc này xe cộ chạy qua nườm nượp. Tôi lại là một tên "chết nhát" nên chẳng dám nhào ra. Đợi một hồi không thấy khá chút nào, tôi đành phải chạy từ từ dọc theo lề freeway chờ cơ hội. Tôi chạy một quãng khá xa, vẫn chưa ra được đến đường. Bỗng có tiếng "quéo...quéo..." ở đàng sau, tôi nhìn lên kính chiếu hậu và hoảng hồn thấy chiếc xe cảnh sát đang chớp đèn sáng lóe rượt đến. Chết cha rồi! Tôi đã chạy trong lề đường quá lâu, chuyến này chắc không tránh khỏi bị "ăn ticket." Tôi dừng lại, hạ cửa kính xuống. Chuẩn bị tư thế để ký biên bản phạt.

Nhưng "còn nước còn tát". Tôi bèn "mếu máo" với người cảnh sát, rằng đây là lần đầu tiên tôi đến Marysville để nộp đơn xin việc. Chạy ngang đây thấy cánh đồng lúa chín này rất giống cánh đồng quê tôi. Không cầm lòng được, tôi dừng lại ngắm một chút cho thỏa lòng mong nhớ. Không ngờ bây giờ xe cộ quá đông, tôi chưa dám chạy ra. Tôi chỉ nói cầu may. Thật bất ngờ, nghe tôi nói xong, ngài cảnh sát gật gù vẻ cảm động. Ông trở lại chiếc xe cảnh sát, lái ra lằn đường bên phải, cố tình "cản trở lưu thông," ép xe cộ vẹt sang lane trái, và vẫy tay cho tôi chạy. Chúng tôi mừng quá xá! Ai nói mấy ông cò là những người khô khan tình cảm chứ? Ngày đầu đến đây, người cảnh sát thân thiện, nhân từ này đã cộng thêm một điểm tốt nữa cho việc chúng tôi dời về miền đất mới.

Đến mùa khai thuế, tôi lên mạng lục lọi và tìm thấy tổ chức "AARP Foundation Tax-Aid" ở Yuba đang giúp khai thuế miễn phí cho công dân từ 60 tuổi trở lên và những người có mức thu nhập giới hạn. Tổ chức này có chi nhánh khắp các tiểu bang. Tất cả thiện nguyện viên đều được huấn luyện kỹ càng không thua gì những chuyên viên khai thuế thực thụ. Tôi yên tâm gọi làm hẹn và chuẩn bị giấy tờ để đem đi.


Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2013, Phương Hoa nhận giải Danh Dự từ tác giả Bồ Tùng Ma đại diện Ban Tuyển Chọn Chung Kết.


Đúng hẹn, chúng tôi đến trung tâm và được một bà tên Mary Webb giúp. Sau khi xem giấy tờ, bà hỏi:

- Anh chị là người Việt Nam hả?

- Vâng! Sao bà đoán được? Bà có quen người Việt Nam nào không? Nhà tôi hỏi.

- "Oh yeah!" Bà cười. -Tôi và chồng tôi đều ở trong binh chủng Không Quân và đã từng phục vụ ở Việt Nam từ năm 70 đến 71.

- Ồ! Thú vị thật! Ông nói. -Tôi cũng từng là một chiến sĩ Không Quân, phục vụ tại phi trường Tân Sơn Nhất và phi trường Nha Trang cho đến 1975.

- "Really?" Bà Mary kêu lên, vẻ hớn hở như vừa gặp lại "cố nhân."

Rồi bà vừa làm việc vừa trò chuyện với chúng tôi. Ngày đó bà phục vụ ở phi trường Tân Sơn Nhất, còn chồng bà, ông Austin Webb, làm cố vấn cho Không Quân Việt Nam Cộng Hòa ở phi trường Bình Thủy. Ông ấy không bị bắt buột sang Việt Nam, nhưng vì vợ phục vụ bên đó nên ông tình nguyện đi theo. Bà Mary còn kể ngày đó bà có một người bạn Việt Nam rất thân tên Man (sau này tôi biết chị tên Mẫn). Sau chiến tranh thì mất liên lạc nhưng bất ngờ mấy chục năm sau hai người gặp lại trên đất Mỹ. -Chúng tôi mừng rỡ ôm nhau khóc! Chị ấy ở tận bên Utah, nhưng cũng đã đến thành phố này thăm tôi. Bà nói với giọng xúc động.

- Quả đất đúng thật tròn! Tôi nói, chúc mừng bà và người đồng hương mà tôi chưa hề quen. Lòng ngưỡng mộ tình bạn thâm sâu của họ, tôi thầm nghĩ sau này thế nào cũng phải tìm cách để làm quen với chị tên "Man" này mới được. Nhờ bà Mary giới thiệu, chúng tôi giờ đã quen nhau, chị Mẫn quả là một người bạn tuyệt vời, đáng để bà Mary nhớ đến hàng mấy chục năm.

Nhắc đến người bạn Việt Nam, bà Mary như sực nhớ ra, cho tay vào cái túi xách bên cạnh lấy ra một tấm danh thiếp màu xanh lá cây: - Này! Anh chị mới dọn đến đây mà có đi thăm "Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam" chưa? Tôi trả lời chưa, bà nhét tấm danh thiếp vào tay tôi: - Anh chị cũng nên đi thăm! Đây là một nhà bảo tàng chiến tranh rất lớn mà người sáng lập Dann Spear, đã bắt đầu khi còn là một cậu bé. Tôi hiện cũng là thành viên trong ban Hội Đồng của nhà bảo tàng.

Bà Mary cho biết, hiện nhà bảo tàng đang có kế họach mở rộng thêm và kêu gọi mọi người hãy tiếp tay, đem tặng những kỷ vật chiến tranh, bất cứ cuộc chiến tranh nào mà Hoa Kỳ đã và đang tham gia, để giúp cho tài sản của nhà bảo tàng ngày càng thêm dồi dào phong phú.

- Có lẽ mình nên đến thăm và tặng chiếc xích lô cho nhà bảo tàng. Ông nhà tôi nói trên đường về. -Kỷ vật này nếu được trưng bày trong nhà bảo tàng sẽ có giá trị hơn là để ở nhà mình.

- Chiếc xích lô à? Tôi chợt nhớ đến chiếc xích lô hình mẫu bé tí có gắng hai lá cờ đang được ông nhà tôi trân trọng chưng trong tủ kính phòng khách nhà tôi.

Chiếc xích lô này do một bà khách Mỹ tên Hellen tặng khi chúng tôi còn tiệm nail. Bà là khách ruột rất thân, có việc gì cũng kể chúng tôi nghe. Mỗi năm đến ngày lễ Tạ Ơn, tôi làm cho bà chả giò, bà tặng chúng tôi ổ bánh mì chanh ngon tuyệt bà tự làm lấy bằng những trái chanh tươi trong vườn. Bà thường kể về Alan, người con trai độc nhất của bà từng tham chiến Việt Nam. Về sự bất mãn chán chường của anh sau khi trở về Mỹ. Bà nói ngày đó Alan và đồng đội của anh trở về đã không được chào đón như những anh hùng. Họ bị hất hủi, xem thường, vì ảnh hưởng bỡi những sự "làm rùm beng không đúng" của báo chí về cuộc chiến. Từ đó anh sống khép kín, thường tìm quên trong men rượu. Anh sống đời độc thân cho đến một ngày anh bị tai nạn xe và qua đời. Có lần bà Hellen nói:


- Hồi thời chiến tranh Việt Nam, tôi thật ghét cái bọn "ngồi mát ăn bát vàng" và bọn nhà báo tung tin "không đầu không đuôi" trong khi con tôi đang dấn thân vào súng đạn. Thằng Allan nói bọn chúng chỉ giỏi khua môi múa mỏ ở bên này chứ thật ra chúng chả biết cái đếch gì. Ai có đến Việt Nam, sống cùng người dân, và chiến đấu cùng những người lính Việt Nam Cộng Hòa thì mới biết rõ sự tình, mới biết cuộc chiến này có ý nghĩa ra sao. "Cuộc chiến mà chúng con không được quyền chiến đấu cho tới cùng để thắng mẹ ạ," Alan nó nói vậy đấy!

Alan đã nói đúng. Tôi cũng từng nghe rất nhiều cựu chiến binh Việt Nam tôi quen nói như thế.

Cho đến cuối năm 2009 thì bà Hellen đã quá già, sức khỏe kém lại chuẩn bị đi mổ thận. Mấy ngày trước khi vào bệnh viện Kaiser, bà nhờ người y tá chăm sóc đặt biệt chở đến rồi đẩy vào tiệm tôi trên chiếc xe lăn. Trông bà rất yếu, thở hổn hển từ ống dưỡng khí được gắn vào mũi. Tôi nhìn bà và chợt sững sờ. Trên đôi bàn tay run rẩy của bà là một chiếc xích lô nhỏ xíu có gắng hai lá cờ, cờ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng Hòa. Hai lá cờ giấy đã cũ sờn theo năm tháng với nhiều nếp gấp nhăn nheo. Lá cờ vàng ba sọc đỏ đã bạc màu bên góc trái và có một đường rách, nhưng được dán lại cẩn thận bằng miếng băng keo.

- Tôi sắp phải đi mổ thận, không biết lành dữ ra sao. Bà nói một cách khó nhọc. Những đường gân xanh trên cổ bà xê dịch liên hồi như thể muốn tách rời khỏi làn da tái mét. Bà đưa chiếc xích lô tí hon cho tôi:

- Chiếc "Pedi-cap" này là kỷ vật của thằng Alan để lại. Nó đã rất yêu quí và giữ gìn cẩn thận món đồ này cho đến ngày nó mất. Tôi sợ khi giải phẩu nếu lỡ có bề gì, đồ đạc của tôi bị đem bán "Estate sale" và nó sẽ lưu lạc. Bà dừng lại một lát để thở rồi nói tiếp: -Mới đầu tôi không biết phải làm gì với nó, nhưng rồi nhớ đến anh chị, tôi nghĩ anh chị là những người thích hợp nhất để tôi tặng lại món quà này. Làm ơn thay tôi giữ nó!


Bảng danh hiệu bảo tàng và Công viên có chiến cụ cũ kéo về từ VN.


Tôi đỡ lấy kỷ vật từ tay bà Hellen, rồi đứng mân mê lá cờ vàng cũ rách. Kỷ niệm nào từ chiếc xích lô nhỏ màu xanh có chiếc đệm đỏ này đã làm cho người cựu quân nhân Mỹ tên Alan trân quí nó đến như vậy nhỉ. Tôi còn tần ngần chưa dám hỏi thì bà Hellen đã nói:

- Đây là món quà từ người bạn Việt Nam rất thân với Alan. Anh ta đến Mỹ theo diện Humanitarian Offensive (HO), và bọn họ tình cờ gặp lại nhau. Chiếc "Pedi-cap" này anh ta mang theo từ Việt Nam, khi gặp lại Alan thì tặng cho nó. Nhưng anh ta đã chết sau đó vài năm vì bệnh họan do ở tù quá lâu trên rừng. Ngày Alan còn sống, tôi đến thăm nhiều lần bắt gặp nó ngồi lặng ngắm cái vật này bằng đôi mắt thật buồn. Do vậy mà tôi cất giữ nó bao nhiêu năm nay. Nhưng giờ thì tôi không được nữa rồi...

Bà nghẹn ngào, dừng lại nửa chừng. Tôi cũng rưng rưng. Trong tôi dâng lên một nỗi bồi hồi khó tả. Người HO đó, một sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa xưa, khi rời bỏ quê hương đã mang theo chiếc xích lô. Có phải vì nó từng chuyên chở những nhọc nhằn, ngan trái, và bất hạnh của anh sau cuộc chiến? Hay anh muốn chở hết đi tất cả những đau khổ của đồng bào mình? Hoặc là anh muốn luôn nhìn thấy nó để nhớ lại thời kỳ, "Đầu đường Thiếu Tá vá xe/Cuối đường Đại Úy bán chè đậu đen" để cố gắng vươn lên? Chiếc xích lô chỉ là vật vô tri, nhưng khi tặng cho Alan người bạn Mỹ đã từng cùng chung chiến tuyến, anh đã làm cho nó trở nên có hồn và đầy ý nghĩa với hai lá cờ Mỹ, Việt. Và Alan, người bạn Mỹ của anh đã trân quí, gìn giữ cho đến tận cuối đời. Điều này cũng có nghĩa, Alan đã rất trân quí cái tình bạn, tình đồng đội và đồng minh từ cuộc chiến cho tự do mà anh và anh ấy đã từng tham gia.

- Xin bà hãy yên tâm. Tôi nói với bà Hellen. - Chúng tôi nhất định giữ kỹ món đồ này.

Và ông nhà tôi đã chưng chiếc xích lô trong tiệm từ đó cho đến khi chúng tôi bán tiệm mới mang về nhà. Nhớ đến đây tôi bèn nói với ông ấy:

- Phải rồi! Chúng ta nên đem nó tặng cho Nhà Bảo Tàng. Cất ở nhà mình cứ dọn nhà tới lui hoài có khi bị gãy hay thất lạc thì uổng công bà Hellen đã gửi gắm.

Về đến nhà, ông ấy lấy ngay chiếc xích lô ra lau bụi bặm. Đã hơn bốn năm rồi, từ ngày bà Hellen đem tặng và không bao giờ trở lại gặp chúng tôi lần nữa. Bà sống một mình không có người thân nên chúng tôi chẳng biết hỏi thăm ai về tình trạng của bà. Chiếc xích lô sau khi được lau xong nhìn sáng sủa, nhưng hai lá cờ giấy thì quá cũ kỹ. Tôi nói:

- Trước đây vì muốn giữ tình trạng nguyên thủy của món quà nên mình để y như vậy. Nhưng bây giờ đem đến Nhà Bảo Tàng nó sẽ ở đó thiên thu. Phải thay hai lá cờ vải mới bền lâu được. Cờ Mỹ rách người ta có thể thay lá khác, nhưng cờ vàng sau này rách đi thì làm sao?

Nhà tôi đồng ý. Tôi đến Walmart mua một lá cờ Mỹ bằng vải đem về. Nhưng lá cờ vàng không biết kiếm đâu ra. Thành phố chúng tôi ở chẳng có một cửa hiệu cửa hàng nào của người Việt cả. Ông ấy nói muốn mua cờ vàng ba sọc đỏ chỉ có nước đi San Jose hoặc là xuống Nam Cali, nhưng mình cần lá cờ bằng vải nhỏ xíu như thế này thì những nơi ấy cũng không dễ gì có bán. Cuối cùng, tôi quyết định phải tự tay may lá cờ này mới được. Nói là làm, chúng tôi rảo đi tìm mua vải. Nhưng kiếm hết từ Walmart đến Joann Fabrics chúng tôi cũng không tìm ra màu vàng và đỏ đúng màu cờ Việt Nam. Cuối cùng, tôi phải mua hai cuộn ruy-băng satin vàng và đỏ lọai lớn, dù chỉ cần có một đọan.

Về nhà, tôi ủi thẳng những nếp gấp của ruy-băng rồi hì hục cắt may. Tôi trưng dụng luôn ông xã làm thợ phụ, "lệnh" ổng chạy tới chạy lui, hết lấy kéo đến cầm bàn ũi, phụ lượt dính những sọc đỏ vào hai mặt của lá cờ. Đến khuya thì tác phẩm của chúng tôi cũng hoàn thành, lá cờ vàng ba sọc đỏ nhỏ xíu nhưng đẹp rực rỡ, sáng chói. Ông ấy thích quá đem gắn ngay vào chiếc xích lô và lấy máy hình ra chụp.

Qua những thông tin và tài liệu từ bà Mary, tôi tìm hiểu và biết thêm về lịch sử nhà bảo tàng trước khi đến viếng. Việc cậu bé tên Dann hình thành Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam đã được cộng đồng Marysville và những vùng lân cận biết đến rộng rãi. Cậu bé thu thập kỷ vật và bắt đầu trưng bày bộ sưu tập về chiến tranh Việt Nam trong garage nhà cậu từ năm 1966. Lúc nào có dịp, là cậu "khăn gói" mang nó đi triển lãm khắp nơi, từ những bữa tiệc sinh nhật, họp mặt gia đình, đến club. Tấm lòng của cậu bé đến tai nhiều người, nhiều hội đoàn, và cậu được mời dự cuộc họp thường niên của các cựu chiến binh phi công Hoa Kỳ thời Đệ Nhị Thế Chiến. Tại cuộc họp mặt này, Dann được cựu tướng Không Quân nổi tiếng "Tex" Hill, một trong những con cọp bay "Flying Tigers" xuất sắc trong Thế Chiến thứ II, tặng một bức hình của ông với lời ghi chú, "Tặng Dann, người bạn nhỏ của tôi. Hy vọng tấm hình này sẽ làm phong phú thêm cho nhà bảo tàng tương lai của bạn." Điều này cũng là một động lực rất lớn giúp cậu bé hoàn thành ước nguyện.

Khởi đầu, nó là một nhà bảo tàng tư nhân "tí hon" của cậu bé Dann. Năm 1977, Dann bắt đầu mang bộ sưu tập của mình đi xa hơn, lúc này cậu thu thập được khá nhiều kỷ vật của những chiến binh từ Việt Nam trở về, đem triển lãm tại các lễ hội truyền thống, hội chợ, triển lãm súng, căn cứ quân sự, cùng nhiều nhà bảo tàng chiến tranh khác.

Về sau Dann Spear và vợ, Roberta, đã tự vay tiền để xây dựng lớn thêm trên khu đất nhà của họ, không quyên góp hoặc nhận bất cứ ngân khỏan tài trợ nào từ hội đoàn hay chính phủ. Và đến năm 1985, mười năm sau chiến tranh Việt Nam, nhà bảo tàng trong mơ ước của cậu bé Dann được chính thức khánh thành ra mắt công chúng với bài nói chuyện của thiếu tướng Donald Mattson, giám đốc Viện Bảo Tàng Quân Đội Tiểu Bang California, người cũng đã từng tham chiến Việt Nam.

Điều đặc biệt, nhà bảo tàng tuyệt đối không hề thu lệ phí vào cửa. Mỗi khi có ai hỏi về việc này, Dann trả lời, "Đây là nhà bảo tàng của các cựu chiến binh và của các bạn, bạn không phải trả tiền!"

Đến nay thì nhà bảo tàng đã được phát triển rất qui mô, tiếp nhận gần sáu chục nghìn kỷ vật, kể cả những kỷ vật từ các cuộc chiến khác quân đội Mỹ tham gia, như Thế Chiến thứ I, thứ II, Nội Chiến, Triều Tiên, Iraq, Afghanistan... và xây một gian phòng hơn 6000 square feet dành riêng làm thư viện. Nhà Bảo Tàng giờ đây chính thức trở thành tổ chức bất vụ lợi, là di sản văn hóa của Bắc Cali, quản trị bởi một Ban Hội Đồng mà Dann Spear là giám đốc, được phép nhận quyên góp, gây quĩ để mở mang.

Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam Marysville được xem là "Nhà bảo tàng của những chiến sĩ bị bỏ quên" (Museum of the Forgotten Warriors). Báo giới địa phương đã khen ngợi giám đốc Dann Spear, "Hình thành nhà bảo tàng này, Dann đã trả lại tên tuổi và mặt mũi cho các cựu chiến binh Việt Nam, những người đã từng bị bỏ quên sau cuộc chiến."

Cuối tuần, chúng tôi rủ ông bạn hàng xóm tên Wayne, cũng là cựu chiến binh VN, đi thăm nhà bảo tàng. Nghe ông nói ở đó có bàn ghế picnic cho khách tham quan, tôi làm chả giò, cơm chiên, nướng một ít xúc xích, và mang theo trái cây, thức uống cho bữa trưa.

Nhà Bảo Tàng tọa lạc trên một khu đất rộng, thuộc vùng ngoại ô phía đông thành phố Marysville. Tấm bảng "VIETNAM-MUSEUM" trước cửa thì nhỏ, đơn giản, nhưng những chiếc Thiếc Giáp, Trực Thăng, Súng Cối, những chiến cụ khổng lồ đã từng một thời "khạc ra lửa, mửa ra khói" cùng với quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đang nằm "an dưỡng" trong sân, xung quanh là những lá cờ Mỹ to đùng và cờ binh chủng đủ màu giăng khắp mọi nơi, đã nói lên tầm vóc to lớn của nhà bảo tàng.


Cậu bé Dann sáng lập nhà bảo tàng năm xưa nay là ông mặt đỏ 60 tuổi, nhận kỷ vật từ tác giả Phương Hoa trao tặng.


Chúng tôi vừa đến cửa thì một người đàn ông ra chào đón rất niềm nỡ. Ông cho biết là hướng dẫn viên của nhà bảo tàng, tên Richard Sawyer, cũng là cựu chiến binh phục vụ tại Việt Nam từ năm 70-71. Ông nói "Tôi ở đây thường xuyên vì nó là cái nhà thứ hai của tôi!" Ông nhà tôi tỏ ý muốn gặp giám đốc Dann để tặng món quà. Thực ra thì tặng quà đâu cần phải gặp giám đốc, nhưng tôi vì tò mò muốn biết mặt "cậu bé Dann" rất nổi tiếng này ra sao nên đã dặn trước nhà tôi là "Không gặp ông Dann không về!" Trong khi chờ đợi gặp giám đốc, chúng tôi được ông Richard đưa đi tham quan khu vực Nhà Bảo Tàng Việt Nam. Ông bạn Wayne đã quá quen thuộc với nơi này nên ông ra thư viện để đọc sách.

Ông Richard cho biết, tất cả các phòng phía trước là Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam nguyên thủy lúc khởi đầu. Những gian kế tiếp trưng bày kỷ vật của các cuộc chiến khác mà Hoa Kỳ tham gia. Theo chân ông Richard vào gian phòng đầu tiên, tôi bỗng lặng người khi nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ, cờ Việt Nam Cộng Hòa, thật lớn được lộng trong khung kính song song với lá cờ Mỹ đồng kích cỡ, và được đặt trang trọng trên kệ dãy tủ kính cao tận trần nhà. Bên trái khung ảnh treo cái phù hiệu tròn lớn có khắc hình một quân nhân bồng súng và bên phải treo chiếc áo giáp với hai mẫu tự "MP," nhìn có vẻ như là chúng đang "hộ vệ" cho hai lá đại kỳ Việt Mỹ. Bên dưới khung hình đứng một hàng dài các cô gái búp bê xinh đẹp mặc áo dài đủ màu sắc, kiểu eo thon truyền thống Việt Nam ngày trước, nhiều cô đầu trần với những mái tóc đen dài bện thành hình con rết và vài cô đội nón lá nghiêng nghiêng. Một sự trưng bày trang trí độc đáo như nhắn nhủ với người xem, chiến tranh đã từng nhẫn tâm dày xéo trên đất nước của các cô gái mỹ miều này.

Tôi vừa đi vừa căng mắt nhìn dán vào những món đồ trong tủ kính, vừa chú ý đến những lời thuyết minh lưu loát của ông Richard, như thể những kỷ vật là của chính ông. Mỗi kỷ vật đều có sự tích riêng, từ món nhỏ nhất là chiếc huy hiệu, biểu tượng, sắc áo, màu cờ của các binh chủng Việt, Mỹ, cái vỏ chai bia Saigòn cao nghệu có hình cờ vàng ba sọc đỏ, đến bài báo tiếng Việt với bản tin "Chiến Thắng Quảng Ngãi" đăng tin "Liên Quân Việt Mỹ đã mở cuộc hành quân và đại thắng," tất cả nói lên tấm lòng và lời nhắn gửi của các cựu chiến binh Việt Nam đã cất công mang về và gìn giữ chúng.

- Xem kìa! Nhà tôi bỗng kéo tay tôi, chỉ vào tấm hình một vị tướng Mỹ đeo sao có mấy hàng chữ đề tặng kề bên. -Đây là tướng William Westmoreland, vị tướng chỉ huy quân sự cuộc chiến Việt Nam ngày xưa!

Tôi bước lại gần, chưa kịp đọc những lời đề tặng thì nghe có tiếng người nói từ đàng sau:

"Yeah!" Tướng Westmoreland là "The Best," người có biệt danh "đánh đâu thắng đó," và ông đã từng nhiều lần đấu tranh đòi cung cấp thêm vũ khí đạn được cho các bạn đó!

Chúng tôi quay ra thấy một cựu quân nhân Mỹ đang cười toe, chỉ tay vào bức hình của ông tướng rồi đưa ngón cái làm dấu "number one!" À, thì ra là "lính cũ" của ông tướng. Richard giới thiệu đó là Don Schrader, người từng là cố vấn cho "Lực Lượng Đặc Biệt" tại nhiều căn cứ "MACV" khác nhau ở Việt Nam năm 65-66. Ông Don nói giám đốc Dann đang đợi ở văn phòng và kêu chúng tôi đi theo ông.

Một người đàn ông Á Châu bước ra khi chúng tôi vào. Giám đốc Dann ngồi trước một cái bàn dài chất ngổn ngan đầy những kỷ vật. Ông nói người đàn ông vừa rồi là người Hmong, đem tặng những kỷ vật từ cuộc chiến Việt Nam mà ông ấy từng tham dự. "Cậu bé Dann" mà tôi muốn gặp là một người đàn ông cao lớn, mặt đỏ hồng như tượng ngài Quan Công, nhưng nhìn rất hiền lành thân thiện. Tôi kể chuyện bà Mary giới thiệu, ông tỏ ra vui lắm. Nhà tôi lấy chiếc xích lô ra và nói:

- Đây là kỷ vật rất đặc biệt từ một cựu chiến binh Việt Nam, chúng tôi xin tặng lại cho nhà bảo tàng.

Ông Dann tròn mắt trầm trồ:

- Ô! "Excellent!" Chiếc "Pedi-cap" thật là tuyệt mỹ! Vừa rối rít cám ơn, ông vừa lấy ra tấm "note" nhỏ để chúng tôi đề tặng. Rồi ông kêu tôi trao kỷ vật tận tay ông và đưa máy hình cho nhà tôi chụp mấy tấm. - Chúng tôi phải luôn luôn chứng minh đó là món quà tặng thật sự. Ông nói.

"An vị" chiếc xích lô vào chỗ thâu nhận kỷ vật xong, ông Dann đích thân đưa chúng tôi trở lại xem nốt các phòng trưng bày về cuộc chiến Việt Nam. Đi ngan một dãy "Mannequin" người mẫu mặc quân phục, tôi chợt nhớ lại những gì bà Mary kể bèn hỏi ông Dann:

- Tôi nghe bà Mary nói ông đã bắt đầu cái ý tưởng thành lập nhà bảo tàng này lúc ông còn rất nhỏ, ông có thể kể chi tiết cho chúng tôi nghe được không?

Mặt người giám đốc vốn đã hồng hào giờ lại sáng tươi: -Theo tôi! Ông nói, và dẫn chúng tôi lại trước một chiếc tủ kính: -Năm 1965, khi tôi mười tuổi, tôi có viết thư cho một người bạn lớn tên Bill Buchroeder, thuộc đại đội I Bộ Binh đóng quân ở Dĩ An bên Việt Nam. Anh đang học cấp ba cùng trường với tôi thì bị tổng động viên và đưa sang Việt Nam đánh giặc. Bill đã hồi âm cho tôi từ chiến trường Việt Nam sau một trận đánh, và lá thư anh viết trên mặt sau của mảnh giấy chỉ dẫn cách xử dụng mìn "Claymore" đã làm tôi xúc động. Ông ngừng lại rồi mỉm cười, vẻ hãnh diện: -Và tôi chợt nảy ra ý định sưu tập những kỷ vật chiến tranh Việt Nam từ đó. Lá thư "lịch sử" này là một trong những kỷ vật đầu tiên của bộ sưu tập, của nhà bảo tàng này!

Nhìn mảnh giấy cũ kỹ, ố vàng trong khung kính với những dòng chữ nghuệch ngoạc mà tôi thấy nao lòng. Người quân nhân Mỹ tên Bill Buchroeder ấy đã cố gắng hồi âm, gửi lòng mình từ trận tuyến nửa vòng trái đất Việt Nam về cho người bạn nhỏ của mình trên một mảnh giấy loại, mà không kịp chờ về thành phố để có giấy bút đàng hoàng. Anh làm sao ngờ được, hành động nhỏ nhưng đầy tình cảm này đã tạo một ý tưởng lớn cho cậu bé Dann.


Hành lang tưởng niệm tử sĩ được bao quanh bằng hàng ngàn thẻ bài của những người lính đã gục ngã.


Ông Dann bỗng nhìn qua bên trái và nói, giọng đầy cảm xúc:

- Anh chị xem này! Ông chỉ vào một ống thủy tinh nhỏ chỉ bằng ngón tay út. -Tuýp đất này là của một cựu chiến binh tặng. Anh nói đó là kỷ vật quan trọng anh đem từ Nam về cất giữ mấy chục năm qua.

Tôi cảm thấy cổ mình nghèn nghẹn. Nam là tên gọi thân thương mà các cựu chiến binh Hoa Kỳ tôi quen biết thường dùng mỗi khi họ nhắc đến Việt Nam. Người lính này ắt hẳn đã có những kỷ niệm khó quên đối với Nam nên mới trân trọng nhúm đất đến như vậy. Kỷ niệm nào nằm trong tuýp đất màu nâu bé xíu đó hả anh? Có phải nó được trộn lẫn với máu và nước mắt của anh? Của bạn anh? Của những người lính Việt Nam Cộng Hòa anh dũng sát cánh chiến đấu cùng anh mà anh nể phục? Hay của đồng bào tôi, những người dân vô tội bị thương vì đạn bom mà anh đã từng cứu giúp? Có phải đó là nơi anh đã từng hò hẹn yêu thương một người con gái Việt Nam dịu hiền? Hay là nó chứa đựng sự đau lòng của anh vì nhiệm vụ chưa hoàn thành mà đành phải rời bỏ cái quê hương bé nhỏ nửa vời để giao miền đất tự do cho phương Bắc? Dù bất cứ đó là những kỷ niệm gì, cũng xin anh cho tôi được chia xẻ, được cám ơn anh. Không biết giờ này anh ở đâu. Ước gì tôi được gặp anh để bắt tay anh và nói một lời cám ơn sâu sắc. Nhìn thấy nhúm đất này tôi như thấy cả quê hương Việt Nam của tôi. Anh chỉ sống ở đó một thời gian ngắn mà khi rời xa anh còn lưu luyến đến thế này. Còn tôi, tôi đã được sinh ra và lớn lên ở đó với muôn vàn kỷ niệm. Anh biết là tôi đau lòng như thế nào khi rời bỏ nó, đúng không anh?

Đang miên man suy nghĩ, tôi giật mình nghe tiếng nhà tôi:

- Kìa! Đây là phù hiệu binh chủng Không Quân của tôi! ông nói với ông Dann, chỉ vào cái phù hiệu rồng bay "Tổ Quốc Không Gian" được đóng khung treo trong tủ kính, xung quanh quây quần bỡi nhiều huy chương và phù hiệu của các binh chủng quân lực Việt Nam Cộng Hòa. -Tôi đã phục vụ trong Không Quân cho đến ngày nền Cộng Hòa của chúng tôi bị mất. - Vậy sao? Ông Dann hỏi như reo lên: Thế anh có còn giữ được hình ảnh gì không? Chúng tôi cần sưu tầm thêm kỷ vật và hình ảnh của những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi có không nhiều lắm những kỷ vật về các chiến sĩ đồng minh từng chiến đấu chung với quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Tôi cười và góp lời:

- Tôi còn giữ được vài tấm hình ông ấy mặc quân phục, chụp ở phi trường Nha Trang và Tân Sơn Nhất. Nhưng hồi đó ông ấy chỉ là một chuyên viên vô tuyến phi cơ. Ổng đâu có cấp bậc cao, đâu phải "quan quyền" chi mà đem hình ảnh đến đây để chưng, mắc cỡ chết!

"So what?" -Vậy thì đã sao? Ông Dann nhướng mày: -Không có lính thì làm sao có quan? Chúng tôi tôn trọng và vinh danh hết thảy các ban ngành, các cấp bậc. Tất cả mọi người trong quân đội đều liên quan với nhau như một guồng máy, thiếu một bộ phận máy sẽ không chạy được.Nếu anh chị copy và tặngcho viện bảo tàng vài tấm hình, chúng tôi sẽ quí lắm!

Nhà tôi hứa khi về sẽ sao lại vài tấm và gửi cho ông. Dạo hết khắp các phòng trưng bày về cuộc chiến Việt Nam thì ông Dann đưa chúng tôi ra phía sau. Chúng tôi bước theo, tưởng ông sẽ cho xem tòa nhà kế tiếp. Nhưng ra khỏi cửa sau đến khoảng trống giữa hai tòa nhà, ông dừng lại. Tôi nhìn sang bên trái thấy nhiều dãy thẻ bài kim khí, những thẻ bài trắng không tên, được treo dày đặc sát vách tường từ tòa nhà bên này vòng quanh qua tòa nhà bên kia thành hình chữ U. Chính giữa là cái bục xi măng thấp, trên đặt đôi giày bốt, một lá cờ Mỹ cắm rũ cạnh khẩu súng trường dựng đứng, bên trên là chiếc nón sắt, và một vòng hoa rực rỡ được treo trên thân của khẩu súng trường. Ông Dann bỗng đứng nghiêm, quay mặt về phía vòng hoa và đưa tay lên trán chào kiểu nhà binh. Nhà tôi cũng làm y như vậy. Riêng tôi thì đứng cúi đầu mặc niệm, lòng thầm nghĩ không biết có bao nhiêu thẻ bài ở đây nhỉ.

- Ở đây có tất cả là 6,297 thẻ bài, mỗi tấm thẻ tượng trưng cho một chiến sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh ở Iraq và Afghanistan. Ông Dann chợt lên tiếng như đọc được ý nghĩ của tôi, làm tôi giật cả mình. Ông kể, đài Tưởng Niệm này được khánh thành hồi tháng 10 năm 2011, cùng lúc với lễ "Đổ Đất Thánh," đất cát vàng nâu từ Iraq được rắc ở trung tâm đài cho linh hồn những quân nhân tử trận Iraq, và đá dăm màu xám từ Afghanistan đổ viền xung quanh dành cho anh linh tử sĩ hy sinh Afghanistan. Rồi ông nhìn chúng tôi: - Anh chị đã biết, cái giá chúng ta phải trả cho tự do là quá đắt. Trong mấy tháng trời, tôi cứ suy nghĩ phải làm một cái gì đó thật đặt biệt để vinh danh các chiến sĩ đã bỏ mình vì sự tự do của chúng ta, và tôi đã nghĩ ra ý tưởng thành lập đài tưởng niệm này. Anh chị có tin không? Ông chỉ tay vào những sợi dây: -Các phi công và chiến sĩ Không Quân từ phi trường Beale Airforce Base đã giúp treo số thẻ bài này, và mặc dù những sợi dây được gắn sẵn mấy nghìn tấm thẻ quá dài, chật vật lắm, nhưng họ làm rất cẩn thận, tỏ lòng tôn kính những linh hồn. Họ đã giữ kỹ, không hề để cho tấm thẻ bài nào chạm xuống đất lấy một lần! "Amazing!"

Tôi có cảm giác như mình sắp khóc trước tấm lòng yêu nước và biết ơn những tử sĩ hy sinh vì tự do của ông Dann. Tôi càng cảm động hơn về sự tôn kính đối với số thẻ bài tượng trưng cho các linh hồn chiến sĩ từ nhóm phi công làm thiện nguyện. Quả là những tấm lòng thật đáng ngưỡng mộ!

Chúng tôi đang chăm chú nghe ông Dann nói, đột nhiên có những âm thanh "leng keng" xào xạt phát ra từ những tấm thẻ bài, đồng thời nhiều ánh sáng nhấp nháy như những vì sao hiện ra dưới đất. Tôi còn sững sờ nhìn chăm chăm vào những ánh sao "lấp lánh giữa ban ngày" đó thì ông Dann reo lên:

- Ô kìa! Anh chị may mắn quá, đã đến đúng thời điểm! Không biết có phải linh hồn của các chiến sĩ đang chào đón chúng ta chăng? Hiện tượng này xảy ra lần đầu tiên trong ngày lễ khánh thành đài tưởng niệm. Về sau lâu lâu mới có một lần vào thời điểm khác nhau, những thẻ bài này rung động, nhấp nháy như ánh sao vậy đó. Ông rùng mình, đưa cánh tay ra: -Xem đây này! Mỗi lần như thế là chân lông tôi dựng đứng cả lên! Rồi ông nhìn lên trời: -Anh chị thấy đó. Trời lặng im không chút gió, vách tường của hai khu nhà cao vòi vọi, những tấm thẻ bài này được treo chỉ đến một nửa chiều cao của vách tường, bên trên có mái nhà nhô ra. Dù có mặt trời thì cũng không thể nào rọi vào chúng được huống chi là giờ này không thấy mặt trời đâu cả. Đây là một điều thật thần kỳ không hiểu nổi!

Tôi cũng rùng mình dựng chân lông. Tấm lòng của ông Dann hình như đã được linh hồn các tử sĩ nhận biết. Có phải họ đã cho thấy hiện tượng này để "vinh danh" ông Dann với chúng tôi chăng?Nhà tôi lật đật đưa máy hình lên bấm một cái. Tuy những ánh sao đó xuất hiện cả trên nền cát của hai bên, nhưng vì vội vàng ông ấy chỉ chụp được một phía và vẫn thấy rất rõ những ánh sao, phía bên phải hơi bị tối.


Và bên trong khu trưng bầy kỷ vật thời chiến.


Vẫn còn bàng hoàng, tôi nói với ông Dann chúng tôi sẽ tự đi xem tiếp những phòng trưng bày khác sau khi ăn trưa. Tôi đem thức ăn bày ra ở bàn picnic rồi nhờ ông bạn Wayne vào mời ông Dann, ông Don, ông Richard ra để "thử món chả giò Việt Nam" với chúng tôi. Và tôi rất mừng vì các ông ấy nhận lời, tuy họ rất bận vì khách tham quan và người hiến tặng ra vô nườm nượp.

Chúng tôi vừa ăn vừa chuyện trò vui vẻ. Ông Dann làm thanh tra về ngành xây dựng, "Encroachment Inspector," chuyên xem xét những việc xây dựng xâm lấn đất đai trái phép. Thời gian rảnh ông dành trọn cho nhà bảo tàng. Ông cho biết khi chiến tranh Việt Nam bắt đầu, tuổi ông còn quá nhỏ để tham gia, nhưng từ những tin tức của bạn bè lớn tuổi học cùng trường, Việt Nam đã là nỗi ám ảnh của ông.

Ông Dann cũng kể nhiều điều thú vị về việc thành lập nhà bảo tàng: -Tôi biết có nhiều kỷ vật chiến tranh Việt Nam giá trị đã bị bỏ quên đâu đó, trong nhà xe, trên gát, hay lẫn lộn trong đống hỗn tạp ở nhà kho, và rồi lâu ngày người ta sẽ quên chúng đi, thật là uổng phí! Theo ông, nhờ những kỷ vật này, những chiến binh Hoa Kỳ từng chiến đấu và chết cho cuộc chiến Việt Nam sẽ không bao giờ bị quên lãng như họ đã từng bị lãng quên trước đây. Ông nói điều làm ông đau lòng nhất là sau cuộc chiến, những chiến binh Hoa Kỳ đã trở về trong cô độc, không có người cảm thông cho sự khổ nhọc và hiểm nguy họ đã từng đương đầu. Ông thở dài: -Cuộc chiến đã chấm dứt từ lâu nhưng tôi có thể thấy niềm đau vẫn còn hiện rõ trong mắt các cựu chiến binh, và tôi biết vết thương trong lòng họ vẫn chưa lành hẳn!

Nhà Bảo Tàng được mở cửa vào tất cả các ngày thứ Bảy và các tối thứ Năm trong tháng, cộng với những ngày lễ lớn. "Nhưng ban quản trị cũng thường sắp xếp lịch để mở cửa cho những cuộc tham quan cả nhóm bất cứ lúc nào nếu họ gọi," ông Dann cho biết. Khi tôi nói sẽ viết một bài giới thiệu nhà bảo tàng với cộng đồng Việt Nam, ông tỏ vẻ vui, nói sẽ cung cấp bất cứ thông tin mà tôi muốn biết. Ông đã làm thế thật. Trong bài này có nhiều chi tiết tôi phải email hỏi lại ông vì ngày hôm đó tôi không ghi chép kịp. Ông còn cho tôi vài tấm hình vì hình chúng tôi chụp cũng giống y chang nhưng không được đẹp lắm. Tôi nói đùa sẽ mời ông đến cộng đồng Việt Nam của tôi cho ông thuyết trình, hầu quảng bá thêm về nhà bảo tàng, khuyến khích cộng đồng tặng thêm kỷ vậy thì ông cười, "Đó cũng là một ý hay!"

Sau đó ông Don Schrader đưa chúng tôi vào thư viện, mở "Slide" cho xem số hình ảnh ông thu thập ở Việt Nam thời gian 65-66. Tôi ngạc nhiên đến lặng người khi nhìn lại quang cảnh núi đồi sông nước của Việt Nam thân yêu ngày xưa, sông Cửu Long, bãi biển Vũng Tàu, Nha Trang, miền đất đỏ Pleiku, bến cảng Vũng Rô, Sông Hương và cầu Tràng Tiền Huế... Những hình ảnh đẹp nguyên thủy khi chiến tranh chưa tàn phá mà từ lâu tôi đã ngỡ không bao giờ nhìn thấy nữa, giờ lại được xem qua tay một người Mỹ.

Chúng tôi còn đi xem các phòng trưng bày nhiều cuộc chiến khác mà Mỹ đã tham gia. Có những kỷ vật cổ nhất, lâu đời nhất như tấm chăn mà cụ cố của Đại Tá Galbraith đã dùng khi ông bị quân Anh bắt cầm tù trong cuộc chiến tranh Cách Mạng (Revolutional War) hồi Thế Kỷ thứ 18, đến viên gạch lấy từ tòa nhà mà quân đội Mỹ chiếm được trong một trận chiến săn lùng quân nổi dậy Taliban sau sự kiện 9-11 được Thượng Sĩ Roscoe Presley từ Afghanistan gửi về cho ông Dann, và những kỷ vật gần đây nhất là hình ảnh thư từ của các chiến binh Hoa Kỳ từ Iraq và Afghanistan gửi về. Quả thật nơi này có quá nhiều thứ, nhiều điều để xem, để nghiền ngẫm. Cuối cùng chúng tôi cũng phải ra về trong luyến tiếc. Nhà tôi từ đó mỗi khi nói chuyện với bạn bè đều khuyến khích họ đi thăm Nhà Bảo Tàng này.

Cậu bé Dann đã bắt đầu trang sử cuộc đời bằng một ý tưởng độc đáo. Việc chẳng dễ chút nào, nhưng nhờ vào ý chí lẫn niềm đam mê, cậu đã cùng với nó lớn lên và hoàn thành xuất sắc viết nên trang sử đó. Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam Marysville là di sản văn hóa vô giá, là chứng cứ sống thực để minh họa cho những gì các sử gia ghi lại về cuộc chiến giữa Quốc Gia, Cộng Sản của người Việt và đồng minh Mỹ thời Việt Nam Cộng Hòa tự do, cũng như các cuộc chiến tranh khác của Hoa Kỳ. Nó là bản di chúc bằng vật thể các chiến binh để lại, chẳng những nhắc nhở giới trẻ Mỹ noi gương những chiến binh anh hùng của họ, mà còn giúp các thế hệ kế tiếp người Mỹ gốc nước ngoài hiểu biết về cội nguồn, về vì sao ông cha họ lại lưu lạc đến đất nước này.

Địa chỉ Vietnam Museum:
5865 A Road, Marysville, CA 95901-
Phone: (530) 742-3090

Phương Hoa

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 09.03.2014 13:53:53
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

 
Người nông dân xứ Sierra Leone và trí thức nước CHXHCN Việt Nam



Đầu tuần này, ngày 5 tháng 3, 2014, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon thăm viếng Cộng Hòa Sierra Leone nhân dịp các lực lượng Liên Hiệp Quốc làm lễ chính thức chấm dứt các hoạt động bảo vệ hòa bình ở quốc gia này.
 

Cali Today News - Phát biểu tại buổi lễ, TTK LHQ Ban Ki-moon cho rằng “Sierra Leone đại diện một trong những trường hợp phục hồi sau chiến tranh thành công nhất trong thế giới về bảo vệ và kiến tạo hòa bình”. Ông cũng ca ngợi nhân dân Sierra Leone đã can đảm vươn lên từ điêu tàn đổ nát để có một quốc gia ổn định như hôm nay và nhắc nhở các quốc gia đã từng bị chiến tranh tàn phá nên học bài học Sierra Leone.
 
Lời phát biểu của TTK Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon làm sáng lên trong ký ức tôi hình ảnh anh nông dân Ismail Darramy, nụ cười chiến thắng của anh và thiên anh hùng ca dân chủ anh viết lên bằng đôi tay đẫm máu của mình.
 
Nhớ lại mười hai năm trước, khi đọc xong bản tin về ngày bầu cử tự do đầu tiên sau cuộc chiến tranh dài tại Cộng hòa Sierra Leone trong đó có nhắc đến trường hợp của anh nông dân Ismail Darramy, tôi vội vã vào Internet tìm tấm hình của anh, tải xuống máy, cất giữ kỹ lưỡng và thỉnh thoảng lại lấy ra xem. Tấm hình anh dùng chân phải để kẹp lá phiếu bỏ vào thùng trong buổi sáng đẹp trời ngày 14 tháng 2 năm 2002 trên quê hương Sierra Leone chưa phai mùi súng đạn của anh sẽ không bao giờ phai đi trong ý thức tôi. Tôi đã viết một bài ngắn về anh vào năm 2006 và hôm nay tôi lại muốn viết thêm.
 
Anh không phải là Albert Lutuli, Nelson Mandela, Desmond Tutu hay Kofi Annan tên tuổi của Châu Phi. Anh Ismail Darramy chỉ là một nông dân bình thường và trước tháng 2, 2002, có lẽ ngoài gia đình anh, không ai biết đến anh. Nhưng nụ cười của anh, hai cánh tay cụt của anh, bàn chân trái kẹp lá phiếu của anh xuất hiện trên mặt báo đã trở thành biểu tượng cho khát vọng tự do dân chủ của những ai đang tranh đấu cho một trong những quyền căn bản của con người: quyền bầu cử tự do.
 
Anh Ismail Darramy tươi cười là phải. Hôm đó là ngày anh đi bỏ phiếu để bầu nên một chính phủ dân chủ đầu tiên cho quê hương anh sau một cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài suốt 11 năm. Nụ cười của anh đúng nghĩa là nụ cười chiến thắng. Vâng, anh Darramy cuối cùng đã chiến thắng trước súng đạn của quân phản loạn được mệnh danh là Mặt trận Đoàn kết Cách mạng Sierra Leone (RUF). Không có chiến thắng nào mà không phải hy sinh. Anh Ismail Darramy đã hy sinh cả hai bàn tay, không phải ngoài mặt trận mà trong phòng bỏ phiếu. Trong cuộc bầu phiếu cưỡng bách và gian lận lần trước, anh đã nhất định không bỏ phiếu cho quân phiến loạn RUF. Chúng đã trả thù bằng cách chặt đứt cả hai bàn tay của anh. Vì không có hai tay, anh đã phải dùng chân để bỏ phiếu.
 
                         
 Ismail Darramy
 
Anh chịu đựng đớn đau, vợ con anh đói khổ khi anh không còn tay để canh tác cũng chỉ vì một lá phiếu. Thế nhưng, xin đừng hỏi anh Ismail Darramy định nghĩa dân chủ là gì, đa nguyên là gì, thế nào là các nguyên tắc phân quyền trong một xã hội pháp trị. Anh Ismail chắc sẽ vô cùng lúng túng. Dân chủ đối với anh Ismail Darramy là quyền tự nhiên mà bất cứ một con người cũng phải có, như con nai được uống nước bên bờ suối, con cá được lội tung tăng dưới sông, con sâu đo mình trên cọng lá xanh, con chim hót trên cành. Bình thường và đơn giản như thế đó.
 
Thế kỷ hai mươi là thế kỷ của nhiều thảm họa nhân loại nhưng đồng thời cũng là thế kỷ đánh dấu khả năng của con người có thể vượt qua thảm họa bằng con đường dân chủ. Năm 1974, chỉ có 41 nước trong số 150 quốc gia trên thế giới theo chế độ dân chủ, phần lớn là các quốc gia kỹ nghệ tân tiến Châu Âu. Năm 1990, ba phần năm tổng số quốc gia trên thế giới theo chế độ dân chủ. Từ anh chăn cừu trên thảo nguyên Mông Cổ cho đến người thợ mỏ da đen ở Nam Phi đều đã có quyền chọn lựa người lãnh đạo của mình. Và ngày nay, dân chủ đã trở thành một hiện tượng toàn cầu (a global phenomenon) như Giáo sư Larry Diamond của viện Hoover nhấn mạnh.
 
Đọc bảng liệt kê thể chế chính trị của các quốc gia trên thế giới tôi cảm thấy vui buồn lần lộn. Thật vui mừng khi biết trong danh sách các quốc gia theo thể chế dân chủ phân quyền có những nước cách đây không lâu còn rên siết dưới gót độc tài như Congo, Botswana, Nigeria, Zambia, Ethiopia, Nicaragua, Guinea và Serria Leone, quê hương của anh Ismail Darramy, nhưng cũng buồn thay, trong bản liệt kê, một góc nhỏ như tách rời khỏi cộng đồng nhân loại, ghi tên những quốc gia đang bị cai trị bởi một đảng độc tài, trong đó có Việt Nam.
 
Sierra Leone giống Việt Nam vì đều chịu đựng một trăm năm dưới ách thực dân và nhiều năm trong chiến tranh tàn phá.
 
Cho đến đầu thế kỷ 17, Sierra Leone, quốc gia Tây Phi, chỉ là trạm dừng chân của những tay buôn nô lệ. Thủ đô Freetown là nơi những người nô lệ được trả tự do từ châu Âu và châu Mỹ chọn làm quê hương. Vừa bước qua khỏi chế độ nô lệ, dân Sierra Leone lại phải chịu đựng hơn 100 năm dưới ách thực dân Anh cho đến khi được trao trả độc lập vào năm 1961. Được độc lập không bao lâu, quốc gia lạc hậu về mọi mặt này lại lâm vào nội chiến dài 11 năm với hàng trăm ngàn người bị chết.
 
Năm 1999, lịch sử Sierra Leone bước vào một bước ngoặt quan trọng. Với sự can thiệp mạnh mẽ của Liên Hiệp Quốc, nền hòa bình được tái lập và một chính phủ dân sự được bầu lên. Từ một nước bị xem như chậm tiến nhất thế giới, từ năm 2002, Sierra Leone đã chập chững bước đi trên con đường dân chủ hóa và đã đạt được những bước đầy khích lệ không ngờ.
 
Việt Nam cũng chịu đựng không kém gì Sierra Leone. Trong gần 100 năm dưới ách thực dân, hàng ngàn người Việt Nam không phải chỉ bị mất hai tay nhưng còn bị mất cả đầu chỉ vì dám nói lên tiếng nói thật của lương tâm họ. Nhưng cho đến nay, sau nhiều thế kỷ đấu tranh bằng xương máu, người dân Việt vẫn chưa có cái quyền tối thiểu mà anh Ismail Darramy và phần lớn nhân loại đang có. Ước mơ độc lập tự do của bao thế hệ Việt Nam vẫn còn là mơ ước.
 
Sierra Leone khác Việt Nam vì Sierra Leone đang cố gắng xây dựng căn nhà dân chủ và Việt Nam còn chìm đắm trong chế đọc độc tài.
 
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, ngoài một số các hiện tượng tiêu cực còn tồn đọng, về nhân quyền, chính phủ Sierra Leone không hề vi phạm một hành động giết người, bắt cóc hay mất tích vì các lý do chính trị. Về tự do báo chí, chính phủ tôn trọng quyền tự do ngôn luận, không có nạn sửa đổi nội dung tác phẩm, bỏ tù tác giả, kiểm duyệt sách báo, ngoại trừ các báo tự kiểm duyệt để phù hợp với luật pháp hay quan điểm riêng của họ. Các bài bình luận chính trị trên các báo đều do chủ bút hay các cây bút bình luận chủ lực đích thân viết chứ không nhận bản sao từ ban tư tưởng trung ương.
 
Mặc dù kỹ thuật, kinh nghiệm nghề nghiệp và tinh thần báo chí của các nhà báo còn thấp, tại thủ đô Freetown cũng đã có 36 tờ báo, phần lớn là báo độc lập, tư doanh hay cơ quan ngôn luận của các đảng phái chính trị. Báo chí có khuynh hướng phê bình các chính sách của nhà nước nhưng không có báo nào bị đóng cửa vì lý do chống đối nhà nước. Vì trình độ đọc chữ còn thấp nên các đài phát thanh vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong truyền thông đại chúng nhưng là những tiếng nói tự do, độc lập chứ không phải chỉ là cái loa của đảng cầm quyền. Luật pháp Sierra Leone tôn trọng quyền tự do hội họp và trong tổng quát, nhà nước tôn trọng quyền đó của người dân. Các cuộc biểu tình do các đảng phái đối lập tổ chức để phản đối một số chính sách của chính phủ thỉnh thoảng vẫn xảy ra nhưng không phải vì thế mà chính phủ lại mang đại pháo xe tăng ra ngăn chặn. Suốt năm 2005 có 11 người biểu tình bị bắt nhưng không phải vì chính kiến bất đồng mà vì cản trở lưu thông công cộng. Khoảng 60% dân Sierra Leone theo đạo Hồi nhưng các tôn giáo khác như Tin Lành, Anh Giáo v.v… có ảnh hưởng quan trọng trong 40% còn lại.
 
Cũng theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Sierra Leone nói chung tôn trọng quyền tự do tôn giáo và tự do hành đạo. Các xung đột tôn giáo trong một nước mà nhiều nơi còn sinh hoạt theo tập quán riêng của từng bộ lạc, hẳn nhiên khó mà tránh khỏi nhưng phần lớn các xung đột tôn giáo đều được giải quyết bởi một hội đồng liên tôn gồm đại diện các tôn giáo tại địa phương chứ không có bàn tay nhà nước dính vào. Người dân Sierra Leone đi lại trong nước không cần giấy phép, trình báo hay kê khai hộ khẩu khi ở lại đêm. Những người dân Sierra Leone lưu lạc khắp năm châu trong thời chiến được quyền tự do hồi hương và chọn lựa nơi cư trú chứ không bị chỉ định cư trú và không phải đút lót cho các viên chức nhà nước khi mua nhà cửa. Cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên năm 2002 dưới sự giám sát quốc tế được xem như công bằng và trong sạch. Vào năm 2004, các chức vụ cấp địa phương cũng đã được bầu bán một cách tự do chứ không còn do nhà nước trung ương chỉ định như trước nữa.
 
Sierra Leone còn rất lâu để trở thành một nước cường thịnh hay xây dựng cho họ một căn nhà dân chủ ổn định nhưng ít nhất họ đã đặt được những viên đá cần thiết làm nền móng cho một cơ chế chính trị nơi đó quyền của con người được luật pháp bảo vệ, một nền kinh tế có khả năng kích thích sản xuất, nâng cao đời sống, và một xã hội nơi các thế hệ măng mon của Sierra Leon sẽ trưởng thành trong hy vọng. Họ có được điều đó nhờ sự giúp đỡ tận tình của các nước dân chủ qua trung gian của Liên Hiệp Quốc về kinh tế cũng như về quân sự nhưng chắc chắn phần chính vẫn nhờ vào những người như anh Ismail Darramy.
 
Sierra Leone không có bốn ngàn năm văn hiến, không có những thời đại hiển hách Lý Trần, phá Tống bình Chiêm, Rạch Gầm Xoài Mút. Người dân xứ Sierra Leone không có nhiều quá khứ. Lịch sử của đất nước họ là một chuỗi ngày buồn. Tổ tiên họ là những nô lệ được trả tự do nhưng không có một nơi để trở về. Thậm chí, trong số 400 người đầu tiên đến Sierra Leone vào năm 1787, có 70 người là gái bán dâm lưu lạc. Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới, trong số 6 triệu người dân Sierra Leone chỉ có 29% dân số trên 15 tuổi là biết đọc biết viết và chỉ có 44% trẻ em trong tuổi đi học đã có cơ hội đến trường.


Thế nhưng tại sao Sierra Leone có dân chủ mà Việt Nam thì chưa?
 
Nhiều lý do nhưng tôi nghĩ một trong những lý do Việt Nam chưa có dân chủ, không phải vì tỉ lệ người dân biết đọc và viết tại Việt Nam thấp hơn con số 29% hay số học sinh ghi danh đi học ít hơn con số 44% của Sierra Leone, mà trái lại vì thành phần trí thức, định nghĩa một cách tổng quát là thành phần khoa bảng, có trình độ học vấn cao, ưu tú về các lãnh vực thuộc khoa học nhân văn, trong xã hội Việt Nam quá đông. Việt Nam ngày nay không còn là đất nước ra ngõ gặp anh hùng mà bước ra ngõ nếu không chạm mặt tiến sĩ thì cũng đụng đầu thạc sĩ.
 
"CSVN ký kết hầu hết các công ước quốc tế nhưng thưa ông Hà Kim Ngọc, đã thực hiện được một điều nào trong các công ước quốc tế nhân quyền gồm quyền tự do bầu cử, ứng cử, phát biểu, hội họp, đi lại, tín ngưỡng, bình đẳng trước pháp luật, thành lập công đoàn chưa?"
 
Trước khi viết về thành phần trí thức này tôi xin dừng lại ở đây để xin lỗi và cám ơn những trí thức, những văn nghệ sĩ Việt Nam chân chính, bằng trí tuệ của mình đang công khai hay âm thầm truyền bá các giá trị tốt đẹp của tự do, dân chủ, nhân bản và văn minh nhân loại trong điều kiện và hoàn cảnh riêng của họ. Trong giờ phút này, tôi thật sự tin, ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, trái tim của những trí thức, những nhà văn, nhà thơ, nhà báo chân chính đó vẫn nhịp chung nhau một nhịp khát khao, vẫn nghĩ đến nhau dù đang đi trên nhiều ngả đường khác nhau và tuy không nói ra, trong tâm thức, họ vẫn hẹn nhau chung một nẻo về cũng như cùng hướng đến một bình minh dân tộc.
 
Tuy nhiên, thành thật mà nói lực lượng trí thức và văn nghệ sĩ Việt Nam chân chính còn quá ít để kéo nổi con tàu cách mạng với những toa sét rỉ và chất đầy quá khứ. Trong khi đó, đại đa số trí thức Việt Nam vẫn còn cong lưng phục vụ cho giới lãnh đạo đảng CS, vẫn còn nặng ơn mưa móc của Đảng mà thờ ơ trước những chịu đựng của đất nước. Thành phần này, chẳng những không đóng góp được gì vào việc làm thăng tiến xã hội, thúc đẩy nhanh hơn cuộc cách mạng tự do và nhân bản, giúp đưa dân tộc chúng ta vượt qua những bế tắc tư tưởng và chính trị để hội nhập vào dòng thác tiến bộ của nhân loại, mà với khả năng bồi bút họ đã trở thành bức tường chắn ngang tiến hình đó.
 
Đọc bài báo tố tham nhũng nhưng chính là để nịnh Đảng một cách vụng về của bà Tôn Nữ Thị Ninh viết vài năm trước: “Cần có một cơ chế “đối trọng” (phương Tây gọi cơ chế này là checks and balances). Đối trọng của ta là trong phạm vi chế độ, là sự kiểm tra giám sát của các đoàn thể quần chúng, chứ không phải là đối trọng về chính trị. Quốc hội có vai trò, tư pháp cũng phải độc lập, đoàn thể phải vào cuộc, nếu không hệ thống chính trị của ta sẽ không có cơ chế tự điều tiết.”
 
Hẳn nhiên, tiếp cận nhiều với sinh hoạt chính trị dân chủ Âu Châu trước đây, bà Ninh biết rõ khái niệm kiểm soát và cân bằng (checks and balances) để chỉ sự kiểm soát lẫn nhau và giữ sự cân bằng giữa các ngành trong các chế độ dân chủ pháp trị. Nguyên tắc này ra đời nhằm giới hạn quyền hành của ngành hành pháp thường rất dễ bị lạm dụng. Sự đối trọng giữa các ngành trong cơ chế chính trị chỉ hữu hiệu khi các ngành đó có được sự độc lập về quyền hạn và trách nhiệm. Xin hỏi bà, tại Việt Nam, làm thế nào để có sự đối trọng khi toàn bộ sinh hoạt không chỉ trong kinh tế, chính trị mà cả văn hóa, tư tưởng, giáo dục, xã hội chỉ đạo bởi một đảng duy nhất là đảng Cộng sản?
 
Mới đây, giống bà Ninh năm nọ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc lại một lần nữa phát biểu tại phiên họp Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Geneva: “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy tất cả các quyền và tự do cơ bản của con người, coi đó là nguyên tắc cơ bản của các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.”
 
Là một quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc và là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo CSVN không thể không công nhận công ước quốc tế quan trọng hàng đầu và có tính cách chủ đạo về quyền cơ bản của con người là Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Universal Declaration Of Human Rights) được công bố vào năm 1948 cùng với hai công ước liên hệ là Công ước Quốc tế về Những quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant On Civil And Political Rights, International Covenant On Economic, Social And Cultural Rights) được công bố năm 1966 và Công ước Quốc tế về Những quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (International Covenant On Economic, Social And Cultural Rights).
 
CSVN ký kết hầu hết các công ước quốc tế nhưng thưa ông Hà Kim Ngọc, đã thực hiện được một điều nào trong các công ước quốc tế nhân quyền gồm quyền tự do bầu cử, ứng cử, phát biểu, hội họp, đi lại, tín ngưỡng, bình đẳng trước pháp luật, thành lập công đoàn chưa?
 
Trên rất nhiều bài viết, các dư luận viên cao cấp của chế độ suốt ngày ra rả “Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi việc thực hiện tự do tôn giáo là một biểu hiện cụ thể của vấn đề nhân quyền.”
 
Nhưng tự do tôn giáo là gì?
 
Điều 18 của Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc (The universal Declaration of Human Rights) quy định rằng “Mọi người đều có quyền tự do suy nghĩ, ý thức và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôn giáo hoặc tín ngưỡng dưới hình thức truyền bá, thực hành, thờ phụng hoặc lễ tiết, với tư cách cá nhân hay tập thể, công khai hay riêng tư.” (Everyone has the right to freedom of thought, conscience and religion; this right includes freedom to change his religion or belief, and freedom, either alone or in community with others and in public or private, to manifest his religion or belief in teaching, practice, worship and observance.)
 
Tự do tôn giáo trong tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là một trong những quyền căn bản không chỉ xác định trong niềm tin riêng tư thầm kín mà còn bằng hành vi công cộng. Quyền đó không chỉ giới hạn trong mỗi cá nhân mà thể hiện cả bên ngoài cộng đồng xã hội. Một tín đồ có quyền tham gia bất cứ một tông phái hay giáo hội nào, đi lễ tại bất cứ nhà thờ nào, chùa nào, thăm viếng hay đảnh lễ bất cứ lãnh đạo tôn giáo nào theo sự chọn lựa tự do của tín đồ đó.
 
Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo nói riêng hay các luật pháp tại Việt Nam đều do lãnh đạo đảng CS viết ra. Những luật pháp này thực chất chỉ là một công cụ để cai trị nhân dân chứ không phải là những quy định do chính người dân chấp nhận và tuân hành.
 
Điều 88 trong bộ luật Hình sự của CSVN ngày nay là di sản của điều 58 thuộc bộ luật Hình sự Liên Xô (RSFSR Penal Code). Khi công bố luật Hình sự Liên Xô lần đầu vào năm 1927, điều 58 chỉ nhắm vào thành phần “phản cách mạng”, tuy nhiên trong giai đoạn “Thanh trừng Vĩ đại” (Great Purge) từ 1934 đến 1939, Stalin đã thêm vào khoản quy định các tội “phản quốc” và “âm mưu phản nghịch” vì tên đồ tể này cần lý do để xử bắn Karl Radek, Yuri Piatakov, Grigory Sokolnikov và nhiều đồng chí khác của y.
 
Thật buồn khi giới trí thức Việt Nam như Tôn Nữ Thị Ninh, Hà Kim Ngọc và nhiều “tiến sĩ”, “thạc sĩ” khác, thích nói những về những điều lẽ ra họ không nên nói nhưng lại im lặng trước những sự kiện đáng nói.
Trong suốt dòng lịch sử, trí thức luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự thịnh suy của dân tộc. Câu “sĩ, nông, công, thương” trong đó sĩ đứng hàng đầu không phải tự nhiên mà có. Sự kính trọng đó bắt nguồn từ những gắn bó của giới trí thức với đại đa số quần chúng và những giá trị mà họ đã dùng để dẫn dắt quần chúng.
 
Trong thời kỳ Pháp thuộc dù máy chém đang đợi, Côn Đảo đang chờ nhiều trí thức Việt Nam bằng trí tuệ và lòng yêu nước đã dấy lên Phong trào Duy Tân lịch sử. Miền Trung, năm 1905, Phó bảng Phan Châu Trinh đã cùng với hai tân tiến sĩ khoa 1904, Tiến sĩ Trần Quý Cáp và Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng, khăn gói lên đường đi khắp nước để vừa tìm bạn cùng chí hướng và vừa phổ biến tinh thần “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Miền Nam có Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng hưởng ứng và lập ra các cơ sở Liên Thành. Miền Bắc có Lương Văn Can, Nguyễn Văn Vĩnh, Dương Bá Trạc đồng lòng và cùng dấy lên phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Những trí thức đó, phần lớn chỉ mới ngoài 30 tuổi, đã sống và đã chết một cách tuyệt vời như ngọn lúa Việt Nam.
 
Tiếc thay, đa phần trong giới trí thức ngày nay bị cuốn hút quá sâu vào bộ máy công danh và quyền lực để làm mất đi tác phong tư cách của một người trí thức, lẽ ra phải có tinh thần phê phán, khao khát mở mang trí tuệ, biết vui niềm vui của dân tộc và cũng biết đau cái đau, biết nhục cái nhục của dân tộc mình. Không ít trí thức trẻ có cơ hội học tập ở nước ngoài, được làm quen với môi trường dân chủ, được sinh hoạt trong không khí tự trị đại học, nhưng khi về nước họ lại giống như những con ngựa chở rau ra tỉnh, chấp nhận bị bịt tai, che mắt để phục vụ cho tầng lớp lãnh đạo độc tài vừa thối nát mà cũng vừa dốt nát.
 
Với một đội ngũ trí thức đông gấp 5 lần Thái Lan, 6 lần Mã Lai mà đất nước vẫn chìm đắm trong độc tài đảng trị thì đội ngũ đó không phải là niềm hãnh diện mà là một nỗi bất hạnh cho đất nước Việt Nam.
 
Trần Trung Đạo
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.03.2014 22:42:11 bởi Phù vân >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 10.03.2014 11:43:30
0
ĐIỂM BÁO TRONG NƯỚC

  MỪNG NGÀY PHỤ NỮ HẢ HÊ
CHỊ EM BỒI DƯỠNG TRỨNG KÊ VỚI ...DÒI !

Phát hiện thức ăn có dòi, 800 công nhân bỏ làm
 
Ngày 8/3, trong bữa ăn trưa, nhiều công nhân Công ty THHH Yak-Jin Sài Gòn (khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, Bình Phước) phát hiện có dòi và trứng dòi trong lòng đỏ trứng gà. Sau khi phát hiện, công nhân báo lên Ban giám đốc công ty yêu cầu giải quyết vụ việc và sau đó bỏ làm ra về.

 Nhiều công nhân cho biết: Sau khi tan ca, hơn 800 công nhân tập trung tại nhà ăn của công ty chuẩn bị dùng cơm trưa. Khi thức ăn được đưa ra nhiều công nhân phát hiện trong trứng có nhiều dòi và dòi bò trên món trứng kho tàu.

 
Chị V.T.H.H - người trực tiếp phát hiện dòi và báo lên Ban giám đốc công ty cho biết: “Đây là lần thứ 2 công nhân phát hiện trong thức ăn có dòi. Trước đó, ngày 5/3, khi ăn được nửa phần cơm, nhiều công nhân phát hiện trong món thịt gà kho có dòi. Sau buổi ăn trưa hôm đó, nhiều công nhân có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, chóng mặt và được đưa xuống phòng y tế của công ty để theo dõi. Do bị nặng hơn nên tôi và 2 công nhân khác được chuyển sang cấp cứu tại Bệnh viện Thánh Tâm (xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài)”.
 
Công nhân bức xúc báo cáo Ban giám đốc yêu cầu giải quyết vụ việc
 
Các công nhân cho biết thức ăn do một đơn vị chế biến ở Bình Dương cung cấp. Trong nhiều ngày nay, công nhân cảm nhận thức ăn không đảm bảo, sợ bị đuổi việc nên không ai dám phản ánh. Lần này, sau khi báo cáo lên ban giám đốc, hơn 800 công nhân đề nghị công ty cho nghỉ làm buổi chiều, đồng thời phải thay đổi nhà ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn. Đại diện công ty cũng hứa sẽ thay đổi nhà ăn và trong thời gian đó công nhân phải tự đưa cơm ở nhà đi ăn.
 
Theo Nguoilaodong


<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.03.2014 12:01:22 bởi Phù vân >

da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 14.03.2014 16:41:12
0
Chúng Tôi Không Là Việt Kiều

Ts. Nguyễn Đình Thắng


Năm ngoái, một cô du sinh Việt Nam theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ phỏng vấn tôi cho luận án của cô ấy với đề tài: Cách nào để chính quyền Việt Nam đến với Việt kiều ở Mỹ.

“Trước hết hãy ngưng gọi chúng tôi là Việt kiều,” tôi trả lời.

Thấy cô ấy lúng túng, tôi giải thích: “Chúng tôi là công dân Mỹ gốc Việt, không phải công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”

Chính quyền Việt Nam muốn xem người Việt ở hải ngoại là công dân Việt mang “hộ chiếu” nước ngoài.

Cứ xem thái độ của Ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang của họ thì rõ. Khi gặp Tổng Thống Mỹ Barack Obama ở Toà Bạch Ốc hồi tháng 7 năm ngoái, Ông Sang cảm ơn chính phủ Mỹ đã chăm lo cho các người Việt ở Hoa Kỳ. Đây là lời cám ơn không đúng cương vị. Chính phủ Mỹ lo cho dân Mỹ là việc đương nhiên; hà cớ gì Ông Sang cảm ơn nếu không là muốn nhận vơ chúng tôi là dân của ông ấy?

Nhận vơ như vậy không ổn, vì nhiều lý do.



Trước hết, rất nhiều người chưa hề một ngày là công dân của nhà nước cộng sản Việt Nam: những người ngoài Bắc di cư vào Nam trước khi đảng cộng sản lập ra Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và những người trong Nam bỏ nước ra đi trước khi đảng cộng sản ấy xâm chiếm miền Nam.

Kế đến là những người bỏ nước đi tị nạn. Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, tị nạn có nghĩa từ bỏ sự bảo vệ của chế độ cầm quyền ở quốc gia nguyên quán. Theo nguyên tắc này, khi chúng ta đang xin hay còn mang quy chế tị nạn mà đặt chân về Việt Nam, dù chỉ để thăm gia đình, thì xem như tự đặt mình trở lại dưới sự bảo vệ của chế độ cầm quyền và sẽ tự động mất tư cách tị nạn. Pháp áp dụng đúng nguyên tắc này trong khi một số quốc gia khác thì nhân nhượng hơn.

Dù không thuộc các thành phần trên, một khi giơ tay tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ, mỗi người trong chúng tôi đã chính thức từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Trước luật pháp Hoa Kỳ, chúng tôi là công dân Mỹ chứ không là công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Cô sinh viên tiến sĩ xem chừng hiểu ra câu trả lời: “Chúng tôi không là Việt kiều. Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt,.”

Tôi giải thích thêm: “Cái gốc Việt ấy cho phép chúng tôi lên tiếng về các vi phạm nhân quyền và một số vấn đế khác nữa ở Việt Nam. Chúng tôi có thân nhân bị đàn áp. Chúng tôi có tài sản bị cưỡng chiếm. Đó là những vấn đề quyền lợi của công dân Mỹ, khi bị xâm phạm thì chính quyền Mỹ có nhiệm vụ can thiệp. Hơn nữa, chúng tôi có sự hiểu biết sâu sắc về hiện tình xã hội Việt Nam để giúp cho sự can thiệp ấy đạt hiệu quả.”

Nói đi thì cũng phải nói lại. Khi nhà nước cộng sản Việt Nam nhận vơ thì lỗi của họ chỉ có phân nửa. Phân nửa còn lại là lỗi của chúng ta.

Gần đây, cộng đồng Việt ở vùng Hoa Thịnh Đốn xôn xao về cuộc phỏng vấn video của một người Việt bị chặn ở phi trường, không được nhập cảnh, khi về thăm nhà ở Việt Nam. Cuộc tranh luận đã bỏ sót một yếu tố quan trọng: Cả hai phía của cuộc tranh luận đứng trên cương vị Việt kiều hay trên cương vị công dân Mỹ?

Khi công dân Mỹ bị gây khó dễ ở phi trường, thì người ấy dứt khoát đòi liên lạc với toà lãnh sự Mỹ ở Việt Nam; nếu bị công an câu lưu “làm việc” thì người ấy tuyệt nhiên không hợp tác cho đến khi đã nói chuyện được với toà lãnh sự Mỹ; nếu bị tống tiền, chèn ép bởi giới chức chính quyền Việt Nam thì cũng báo ngay cho toà lãnh sự Mỹ. Khi về lại Hoa Kỳ thì nạn nhân phải báo động ngay với Bộ Ngoại Giao.

Chính quyền Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ công dân Mỹ. Khi nhận được nhiều báo cáo từ các công dân Mỹ bị sách nhiễu, thì chính quyền Mỹ sẽ phải đặt vấn đề với phía Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam có dám đối xử tệ với những công dân Mỹ khác đâu, mà chỉ sách nhiễu người Mỹ gốc Việt. Chẳng qua chúng ta cho phép họ làm vậy. Lỗi ấy là của chúng ta.

Thành ra, muốn khẳng định “chúng tôi không là Việt kiều” với nhà nước Việt Nam thì trước hết chúng ta phải tự nhủ và nhắc nhở lẫn nhau: “Chúng ta không là Việt kiều”. Khi người người trong chúng ta ý thức điều này và hành xử đúng cương vị thìnhà nước Việt Nam sẽ phải thay đổi theo. Tôi tin là vậy.

Ghi chú: Dưới đây là một số hướng dẫn để công dân Mỹ chuẩn bị đề phòng trở ngại khi ở Việt Nam. Nguồn: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. 


~~~~~~



Safety Tips for U.S. Citizens Traveling to Vietnam




Prior to the Trip



It is encouraged that all U.S. citizens traveling or residing in Vietnam to sign up for Smart Traveler Enrollment Program with the U.S Citizen Services unit. The information you supply will allow the U.S. Government to communicate with you and assist you in case of an emergency. Enrollment is not required but is strongly recommended. You may enroll in this program online using the State Department's secure online travel website at https://step.state.gov/step/.



If You Get Arrested



If you are arrested, you should ask the authorities to notify a U.S. Consul. Consuls cannot get you out of jail (when you are in a foreign country, you are subject to its laws). However, they can work to protect your legitimate interests and ensure that you are not discriminated against. They can provide you with a list of local attorneys, visit you, inform you generally about local laws, and contact your family and friends. Consular officers can transfer money, food, and clothing to the prison authorities from your family and friends. They can try to obtain relief if you are held under inhumane or unhealthy conditions.



What To Expect

The first thing that an American citizen detained by the authorities in Vietnam must understand is that the Vietnamese system of justice, and even the concept of justice, differ greatly from the concept and administration of justice in the United States. The U.S. Embassy in Hanoi and the U.S. Consulate General in Ho Chi Minh City will do all that it can to ensure that an American citizen accused of a crime in Vietnam receives all the protection and benefits afforded a detainee under Vietnamese law, but it will not be able to guarantee any of the protections and guarantees that have come to be expected under American law.


An American should not expect that s/he will be subjected to brutal interrogations, or sentenced without some legal representation. Instead, s/he can expect to receive treatment according to carefully considered procedural law and that the progress of his legal situation will be monitored by the Embassy and/or the Consulate.

An Embassy or Consulate consular officer is guaranteed access to detained Americans and will help them to understand their situations as well as possible. However, consular officers cannot investigate crimes, provide legal advice or represent American citizens in court, serve as official interpreters or translators, or pay legal, medical, or other fees for American citizens.


Notification and Access

A 1994 agreement between the United States and Vietnam provides for immediate notification of and reciprocal access within 96 hours to each other's detained citizens. Bearers of U.S. passports who enter Vietnam with a Vietnamese visa, including those of Vietnamese origin, are regarded as U.S. citizens by the U.S. Government for purposes of notification and access. Therefore, U.S. citizens are encouraged to carry photocopies of passport data and photo pages with them at all times so that, if questioned by Vietnamese officials, proof of U.S. citizenship is readily available.


According to the 1994 agreement, U.S. citizens, including dual nationals, have the right to consular access if they were admitted into Vietnam as a U.S. citizen with their U.S. passport, and should insist upon contact with the U.S. Embassy or the U.S. Consulate General.


Additionally, based on the Vienna Convention on Consular Relations, bilateral agreements with certain countries, and customary international law, if you are arrested in Vietnam, you have the option to request that the police, prison officials, or other authorities alert the nearest U.S. embassy or consulate of your arrest, and to have communications from you forwarded to the nearest U.S. embassy or consulate.



Emergency Contact Information



The U.S. Citizen Services Unit provides emergency services to U.S. citizens in the event of an emergency such as arrest, missing persons, destitution and/or other critical situations. To contact the U.S. Citizen Services Unit during normal business hours (8:00 a.m. - 5:00 p.m.) regarding an emergency involving a U.S. citizen, please call the embassy at (04) 3850-5000 within Vietnam or 011-84-4-3850-5000 from the United States. To contact the U.S. Citizen Services Unit after hours, please call the Embassy Duty telephone at 090-340-1991 within Vietnam or 011-84-90-340-1991 from the United States.


The local equivalents to the "911" line in Vietnam are 113 for police, 114 for fire, and 115 for ambulance.


United States Citizen Services
Consular Section
Rose Garden Building 
Second Floor, 170 Ngoc Khanh Street

Hanoi, Vietnam

Mailing Address: 7 Lang Ha Street, Hanoi, Vietnam
Email: acshanoi@state.gov 
Telephone: (84-4) 3850-5000 (GMT +7h)



Contact Information of U.S. Embassy and Consulate in Vietnam


U.S. Embassy in Hanoi
170 Ngoc Khanh
Ba Dinh District
Hanoi, Vietnam

Telephone: (84-4) 3850-5000
Emergency Telephone: (84-4) 3850-5000 or (04) 3850-5000/3850-5105
Fax: (84-4) 3850-5010
E-mail: acshanoi@state.gov


U.S. Consulate General in Ho Chi Minh City
4 Le Duan, District 1
Ho Chi Minh City, Vietnam

Telephone: (84-8) 3520-4200
Emergency Telephone: (84-8) 3520-4200
Fax: (84-8) 3520-4244
E-mail: acshcmc@state.gov


Source: U.S. Department of State
 

da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 14.03.2014 20:49:40
0


Cho Ngày Quốc Hận 30 tháng 4


Anh hỏi em sao không về thăm mẹ
Ngày lìa đời mẹ nhắm mắt không yên
Vắng bóng em nên mẹ chết ưu phiền
Vầng tang trắng thiếu đứa con gái út

Em hỏi anh vì sao em bỏ nước?
Tại vì sao mẫu tử phải chia lìa
Tại vì sao chồng vợ phải phân chia
Ngàn người chết biển đông trong rừng thẳm

Em hỏi anh hơn ba mươi năm lẻ
Quê hương mình dân chúng vẫn điêu linh
Có phải chăng vì bọn cướp hồ tinh
Đội lớp người nhưng lòng lang dạ sói

"Độc lập tự do" sao người dân tê tái
Hiếp đáp người, đàn áp bắt dân oan
Sống xa hoa mặc dân khổ kêu than
Tiền đầy tuí tham quan tư bản đỏ

Biển Việt Nam, Nam Quan, Bản Giốc
Sao cắt dâng Tàu cuí mặt cong lưng
Cô gái thanh xuân nước mắt rưng rưng
Vì manh aó bán thân lìa cha mẹ

Trẻ thất học lang thang trên đường phố
Kiếm mưu sinh trong đống rác vĩa hè
Những đêm đông áo rách không đủ che
Nằm giá lạnh co ro trời có thấu

Ai đã bảo là "cơm no áo ấm"
Lời mị dân xảo trá thật điêu ngoa
Người dân oan cay đắng lệ chan hoà
Ai tàn nhẫn bắt người còn cướp đất

Người nông dân cày ruộng thiếu cơm ăn
Nơi thành thị kẻ vung tiền như rác
Ai đã bảo "giàu nghèo cùng san sẻ"
Nhưng càng ngày hố ngăn cách càng xa

Dù xa quê nhưng em luôn khắc khoải
Vui sướng gì khi đất nước lầm than
Nước người ta ăn, mặc quá dư tràn
Lòng đau xót thương dân mình đói rách

Ba mươi tháng Tư anh ơi còn nhớ?
Ngày đau buồn ta quấn chiếc khăn tang
Giận ai kia hèn nhát đã đầu hàng
Để mất nước ta lầm than viễn xứ

Ba mươi tháng Tư Việt Nam Quốc Hận!
Ngày kinh hoàng rúng động cả năm châu
Lũ tham tàn không tồn tại được lâu
Anh hãy đợi một ngày em trở lại

Em sẽ về khi quê hương bừng sáng
Ngày tự do dân chủ sẽ không xa
Tuổi trẻ Việt Nam bất khuất thiết tha
Sẽ dựng lại một mùa xuân mầu nhiệm

Sao Linh

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 14.03.2014 23:09:07
0



 
(xin bấm lên ảnh để nghe bài hát)
   https://app.box.com/shared/8h5ghrvc3h6ed89x5c5b

 ĐƯỜNG VỀ 
thơ Teresa ánhBích . nhạc & trình bày Dzuylynh 
album Góc nhỏ giáo đường 

Những cơn mưa hôm nay 
Rơi thấm lạnh bờ vai 
Ướt đôi chân mỏi mòn 
Quạnh hiu bên cuộc đời 
Niềm đau và hạnh phúc 
Cay đắng lẫn ngọt ngào ... 

Nắng rơi bên kia sông 
Giông tố có dần qua ? 
Ngã nghiêng giữa dòng đời 
Hằn sâu thân nhọc nhằn 
Nợ gian trần cưu mang 
Xin cho chút bình an ! 

Cuộc sống là trang sách 
Hôm qua ...rồi hôm nay ... 
Khi ánh hào quang tỏa 
Lồng trang Kinh nhiệm màu 
Ngày mai là trang mới 
Ngàn sau còn tinh khôi ... 

Chuông giáo đường ngân nga 
Thánh Lễ chiều Misa 
Giữa đất trời xa lạ 
Tha hương buồn viễn xứ 
Ân sủng Ngài ban xuống 
Bài ca Thánh êm đềm ... 

Sợi nắng chiều có hanh ! 
Sương đêm về lành lạnh 
Con gió nhẹ lay lắt ... 
Chiếc lá xanh lìa cành 
Dù mầm xanh vẫn xanh 
Dù đời em vắng anh ! 
Nhưng tiếng Ngài đã gọi ! 
Con từ bỏ thân mình ... 

Mỗi bước chân nhỏ nhoi 
Gieo Tin Mừng muôn lối 
Tình yêu ơn cứu rỗi 
Yêu tha nhân yêu người ... 

Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần ...Amen ! 
Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần ... Amen ! 
Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần ... Amen ! 


Mary Goretti Church 2010
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.03.2014 00:34:59 bởi thiên thanh >

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 19.03.2014 03:07:15
0
 

tháng Tư sỏi đá đứng - ngồi

mở thao láo mắt, nhìn người nhón chân
trở về quê Mẹ, phân vân
còn nghe đạn réo núi rừng quê hương
*
tháng Tư tảo mộ chiến trường
xác còn, xác mất, hố hầm ngổn ngang
đỏ khô máu áo bạn thân
mũ treo rào kẽm, rách toang đế giày
*
tháng Tư tang trắng màu mây
trên đường cỏ phủ mồ ai nhang tàn
tôi quanh co lối nghĩa trang
nghe đàn dế kể, nửa đêm hồn về
*
tháng Tư anh ở, em đi
cha buồn, mẹ khóc, chia ly một đời
biển xanh sóng vẫn ru hời
tội con đói quá, sữa vơi cạn dần
*
tháng Tư khoé mắt lệ rưng
rơi trên vai áo người thương, mẹ già
chuyến tàu tách bến, rời xa
lưu vong này biết chắc là... nghìn thu

đông hương


 
quê hương em là Huế
quê tim em là anh

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 19.03.2014 23:53:43
0


C u ố i  c ù n g  r ồ i  M ẹ  c ũ n g  x a  c o n 
                             ( thay lời phụng kính hương linh thân mẫu thi sỹ TSL bùihồnglĩnh ) 

con đã biết rồi sẽ có một ngày
đóa Mẫu Đơn thôi không còn nở những nụ hiền hòa 
nhụy cười trong nắng trong mưa, hương dâng khoan dung độ lượng
để cho con ong nhỏ không còn một chốn nương thân 
bởi mật hoa nguồn sữa Mẹ bón mớm cho con chăm chút từng ngày đã cạn

Mẹ là bụi cỏ bên đường, nhẫn nại chịu đựng
vẫn ngẫng cao đầu giữa sậy lau lấn lướt dập vùi bao quanh
Mẹ cõng trên lưng những hạt ngọc trời sương sớm,
cho con sâu đo từng bước chân mềm chờ ngày hóa điệp thám hoa
Mẹ là cánh võng đòng đưa điệu ca dao buồn, vọng âm lời trần tình thôn dã cố hương
Mẹ là tiếng ve sầu du dương trầm bổng ru ngon an giấc phù sinh cuối Hạ
cho con tròn mộng tuổi xanh thánh thiện thơ ngây
gặp buổi lọan ly đất nước, theo Cha khởi nghiệp kiếm cung,
tung hòanh thỏa chí tang bồng nam nhi hồ thỉ
để bảo tòan cương thổ, kháng giặc ngọai xâm kẻ thù truyền kiếp Tàu Ô phương Bắc
Mẹ là ngọn đèn leo lét thâu đêm soi rọi từng mẫu tự đầu đời,
là người thầy đầu tiên dạy con uốn lưỡi vê môi từng chữ ê a
 mong con mai sau thành người hữu dụng
Xã tắc sơn hà cần có Mẹ , giang san cẩm tú cần có Mẹ, và con cũng cần có Mẹ
thế rồi cuối cùng Mẹ cũng bỏ con đi...
đi về vườn Ưu Đàm nương bóng Thế Tôn
từ đây con biết còn ai để cơm dâng nước rót, biết còn ai nhủ lời huấn dục bảo ban
tóc con nay đã giặm muối sương,
mái Mẹ đã bạc màu bông trắng,
và lũ trẻ cháu nội, ngọai trên đầu hãy còn là những chỏm xanh non lá mạ,
 chớm mọc chờm trên mảnh đồng biệt xứ lưu vong
đâu còn nghe giọng khàn cánh vạc gọi hồn quê trong đêm giá lạnh cuối đông giáp Tết,
đâu còn thấy dáng cò cô đơn tảo tần khuya sớm,
lặn lội mom sông đầu bãi lùng tìm con tép cái tôm dưỡng nuôi bầy con dại, cháu khờ  hở Mẹ?
tìm đâu nữa tiếng ho khúc khắc lúc trái gió trở trời,
kiếm nơi nào tiếng thở dài giọng quốc khản bờ đê khóc than cố quốc,
nhớ thương chốn bứt cuống nhau vùi nấm đất, bỏ xứ ra đi 

sao Mẹ không gắng chờ thêm chút nữa...
bây giờ mới chỉ là trung tuần tháng Ba, mùa gió chướng chực khởi đầu
 Xuân hãy còn lấp ló sau cánh cửa tha hương
mùa trăng sau mưa lũ sẽ về, rửa tan nỗi hờn vong quốc Tháng tư
con làm sao cõng Mẹ trên lưng,
chạy nhảy tung tăng reo hò mừng ngày phục quốc, đất Việt Thường Hồng Bàng khởi nghiệp?

bởi Mẹ đã không thể nào chờ đợi một ngày về,
qùy cúi hôn cọng rơm ngọn rạ sau vụ gặt chiêm, ngắt bông hoa cải vàng chân đê Thái Bình,
tay run run gậy trúc ngẩn ngơ nhìn con sóng vỗ bờ sông
thắt lại chiếc nơ hoa thiên lý, chít lại chiếc khăn mỏ quạ thân quen
vân vê vạt áo tứ thân một thời làm ngây ngất hồn Cha ...

bởi tuổi con sắp đi vào quá khứ vị lai cho vẹt gót giang hồ lãng tử,
phiêu bạt cuối đất gầm trời miên viễn lạ xa 
bởi tuổi Mẹ đã dừng trên chiếc bánh sinh nhật cuối cùng,
người thợ bột từ nay sẽ không bao giờ làm bánh nữa...
bởi Mẹ đã quên nơi tỏa rạng chín mươi ba ngọn nến tươi hồng,
mà chỉ còn là những ngày giỗ kỵ mà con cháu phải khắc ghi trên bàn thờ cửu huyền thất tổ
xin nguyện cầu hương linh Mẹ đời đời an vui miền Tây Trúc
xin Mẹ đừng hóa thân làm những vì sao trên trời,
để đêm đêm soi bóng chúng con đi hành khất chút tình Người
ở một chỗ tạm dung khan hiếm nghĩa đồng bào, tình nhân lọai
vì tất cả tình thương kính hiểu dâng con luôn hiến dành cho Mẹ,
đóa Mẫu Đơn không bao giờ tàn trong tâm khảm vườn con...
vậy mà, cuối cùng rồi Mẹ cũng xa con !

- lanchy- San jose hạ tuần tháng ba.chớm xuân Giáp Ngọ 2014
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2014 07:53:37 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 20.03.2014 06:02:25
0

tháng Tư trở về 

tháng Tư sỏi đá đứng, ngồi
mở thao láo mắt nhìn người nhón chân
trở về quê Mẹ, phân vân
còn nghe đạn réo bom gào quê hương
 *
tháng Tư tảo mộ chiến trường
xác ta, xác giặc... hố hầm ngổn ngang
bầm khô máu áo bạn thân
mũ vương rào kẽm, hào giăng đế giày
 *
tháng Tư tang trắng màu mây
trên đường cỏ phủ mồ ai nhang tàn
tôi quanh co lối nghĩa trang
nghe đàn dế kể, nửa đêm hồn về
 *
tháng Tư anh ở, em đi
cha buồn, mẹ khóc, chia ly một đời
biển xanh sóng vẫn ru hời
tội con đói lạnh, sữa vơi cạn dần
  *

tháng Tư khoé mắt lệ rưng
rơi trên vai áo người thương, mẹ già
chuyến tàu tách bến, rời xa 

lưu vong này biết chắc là... nghìn thu 

đht
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2014 07:26:54 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 23.03.2014 17:09:08
0
Malaysia




























































































Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 25.03.2014 21:17:01
0
Từ Đ/T Phạm Ngọc Thảo " điệp viên nhị trùng " đến Đ/T Nguyễn Chánh Tín Nguyễn Thành Luân
 
 
Từ  "Dòng Máu Anh Hùng" đến DÒNG MÁU ĂN MÀY
 
Nguyễn Chánh Tín / vai Đại tá Nguyễn Thành Luân

Ngày hôm nay (20 tháng 3 năm 2014) trên giấy tờ đúng vào ngày mà tài tử Nguyễn Chánh Tín (NCT) và gia đình bị ngân hàng Phương Nam chính thức thu hồi căn nhà trị giá 10 tỉ đồng Việt Nam (tương đương với nửa triệu USD) mà NCT đã thế chấp cho ngân hàng từ ngày 9 tháng 7 năm 2008 để vay món nợ 8.5 tỉ đồng (đến hôm nay, số nợ đã lên đến trên 10 tỉ vì cộng với tiền lãi).

  Đây là một “ván bài,” chưa biết có nên gọi thêm tên khác là “bi hài kịch,” dài trên 40 năm mà nhiều người khố rách áo ôm, bất tài vô tướng như tụi tôi muốn, ao ước được trải qua một lần cho biết cái hương vị “trên đỉnh” ra thế nào:  Từ khi lá bài còn đang úp thì chỉ thấy tuyệt đỉnh của may mắn, danh vọng, tiền tài, và tất cả đều đẹp như mơ, hạnh phúc …  đến khi lá bài được “lật ngửa” thì lại thấy có chuyện sao như phải “sống như ăn mày, “nguy cơ phải ra đường ở,” “vô gia cư….”  Kể ra câu chuyện “sẽ phải sống vô gia cư” này cũng “ly kỳ” chứ chẳng phải chuyện bình thường như mọi chuyện. 
Mà nè!  NCT sắp phải đi ăn mày thiệt sao?  Muốn được làm ăn mày cũng phải có số phần, có duyên ăn mày.  Không dễ gì đang là tài tử điện ảnh “hiện tượng,” một Nghệ Sĩ Ưu Tú (NSƯT?) một đại gia chủ của một ngôi biệt thự đắt tiền (trị giá trên 10 tỉ đồng Việt Nam) mà trong một thời gian ngắn lâm vào tình trạng “phải ở ngoài đường,” “phải ăn mày.”  Thiên hạ chưa thấy rõ được sự thay đổi sẽ phải như thế nào; nhưng NCT là tay chơi chính của ván bài này đã tự mình tiên đoán, tự thê thảm hóa cái gia cảnh của mình ngay sau lá bài được “lật ngửa:” Mọi chuyện có lẽ đều “bật ngửa” có hệ thống hết ráo!
 
  Cá nhân NCT và vai trò “đại tá Nguyễn Thành Luân” đã từ lâu gắn bó với nhau như bóng với hình.  Nhân có chuyện ầm ĩ lên là “NCT sắp phải ăn mày” này, nhiều người đã nhanh tay viết rất dài về sự lên voi của cả hai nhân vật NCT với vai trò đại tá Nguyễn Thành Luân và sự xuống chó cũng của chính NCT và đại tá Nguyễn Thành Luân / aka đại tá Phạm Ngọc Thảo.  Để tránh sự nhàm chán thường tình e rằng đọc giả sẽ gặp phải, tôi chỉ xin viết thêm về hai nhân vật này (NCT và đại tá Phạm Ngọc Thảo) dưới cái nhìn gần hơn, và khác lạ hơn cái nhìn bình thường của đôi mắt trần.

  Tôi ngẫu nhiên có cái duyên (hay là cái vô duyên cũng được!) là đồng môn của NCT tại trường Trung học Mạc Đĩnh Chi (MĐC) Sài gòn.  Thật ra, tôi học trên NCT 3 lớp.  Tức là khi tôi ra khỏi trường MĐC năm 1968 (năm Mậu thân) thì NCT mới đang học lớp 10 (đệ Tam cũ).  Trong suốt thời gian tôi học bậc trung học tại trường MĐC, tôi hoàn toàn không biết NCT là ai và dĩ nhiên NCT cũng chẳng có hưởn để cần phải biết tôi là ai?
 
  Trường trung học MĐC có nhiều cái rất lạ mà ít người biết.  Thí dụ, thứ nhất, MĐC là một trường trung học công lập lớn duy nhất của Sài gòn có trên 2000 học trò cả Nam và Nữ.  Thứ hai, Sàigon lúc đó có 9 quận, MĐC nằm trong quận 6 (Chu Văn An thuộc Quận 5) mà nhiều người dân Sài gòn không hề biết MĐC là trường nào? ở đâu? Đi đâu đâu ở quanh quẩn Sài gòn tôi cũng chỉ nghe nói đến các tên trường Chu Văn An, Pétrus Ký, Gia Long, Trưng Vương…  Thiệt tình! Tên trường trung học Mạc Đĩnh Chi Sài gòn nghe còn xa lạ hơn cả trường trung học Nguyễn Đình Chiểu ở tận Mỹ Tho?!  Y hệt như trường hợp của một triệu lính của QLVNCH có hơn 400 ngàn lính (gần một nửa quân số) là Địa Phương quân và Nghĩa quân; nhưng mà chúng ta hoàn toàn chỉ nghe nói và viết về lính Nhẩy Dù, TQLC, BBQ, Biệt kích Lôi hổ?!  Thế còn hàng ngày, ai là người lính giữ cầu, giữ làng xã quận lỵ, bến chợ...  Một sự bỏ quên, một sự vô tình rất đáng trách.

Pronto!  Đến cuối thập niên 1960’s, trường MĐC có 3 học sinh đã có công đưa tên của trường MĐC vào bản đồ cập nhật của thành phố 3-triệu-dân Sài gòn (putting MĐC on the city map).  Đó là:

  - Đỗ Thị Thiên Hương: Báo Sống của Chu tử, một nhật báo có đông đọc giả nhất ở Sài gòn thời trước 1975, không hiểu căn cứ trên tiêu chuẩn nào, có lẽ cũng chủ quan thôi, đã đưa ra trên báo Sống một danh sách tên của “10 phụ nữ đẹp nhất Việt Nam” ngay sau khi Miền Nam có tổ chức thi hoa hậu lần đầu tiên trong lịch sử mà cô Thái Kim Hương đã được chọn là hoa hậu.  Trong danh sách 10 phụ nữ đẹp nhất Việt Nam này, tôi chỉ còn nhớ có hai người: Đỗ Thị Thiên Hương, em gái của 1 thằng bạn học thân cùng lớp tôi (ở Mạc Đĩnh Chi); và mợ Phan Thị Tùy, lúc đó đang là xướng ngôn viên của đài truyền hình Sài gòn. 

  Đỗ Thị Thiên Hương học cùng lớp với NCT (khóa 1971 - có lẽ học khác ban).  Nếu quý vị hay ai đã có dịp nhìn thấy nhan sắc của Đỗ Thị Thiên Hương thời đó một lần thôi, thì cũng phải đồng ý 100% với sự lựa chọn lạ lùng của Chu Tử.  Tôi cam đoan và không dám nói ngoa loại mèo khen mèo dài đuôi, quý vị chỉ cần nhìn Đỗ Thị Thiên Hương là thấy ngay một nét đẹp quý phái quyến rũ lạ thường mê mẩn… Đỗ Thị Thiên Hương sau khi ra trường đi du học ở Thụy Sĩ và biến mất hẳn trên màn ảnh Ra-đa của tôi.

  - Nguyễn Thị Nguyệt Viên: Nguyệt Viên học cùng lớp với tôi, là một người bạn học khá thân tình (really?) và cũng là một người láng giềng gần sát nhà của tôi ở cư xá Phú Lâm A, quận 6 Sài gòn.  Tên tuổi Nguyễn Thị Nguyệt Viên nổi bật lên trong số đông hàng chục ngàn học sinh sinh viên Sài gòn thời bấy giờ không phải vì Nguyễn Thị Nguyệt Viên là 1 thiếu nữ mảnh mai, trắng da dài tóc, nét xinh đẹp tao nhã, ăn nói nhỏ nhẹ dễ thương, đủ điều kiện làm người mẫu, mà vì Nguyễn Thị Nguyệt Viên thi đậu Tú tài II (năm 1968) với hạng “Tối Ưu” (Ông thầy tôi là chánh chủ khảo của hội đồng thi Tú Tài II Sài gòn đã cho biết là Nguyễn Thị Nguyệt Viên là thí sinh duy nhất có điểm ‘unbelievably perfect 20/20’ cho tất cả các môn học như toán, lý hóa, luận văn, sinh ngữ… trong kỳ thi Tú Tài II khi đó). Ngay sau khi đậu Tú tài II năm 1968, Nguyễn Thị Nguyệt Viên dự thi tuyển vào trường đại học Dược khoa Sài gòn và đứng hạng Nhất trên danh sách 6000 thí sinh dự thi. Nguyễn Thị Nguyệt Viên cũng đậu hạng Nhì trong kỳ thi tuyển vào Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài gòn với trên 5000 thí sinh dự thi.  Nguyễn Thị Nguyệt Viên sau này không học Dược và Cao đẳng NLS mà lại đi du học ở Úc. Cũng y như người đẹp Đỗ Thị Thiên Hương, Nguyễn Thị Nguyệt Viên biến mất trên màn ảnh ra-đa, và mất luôn cả sóng trên máy vô tuyến của tôi từ sau năm 1968…

  _______

Phụ chú

   Nên biết thêm, cả hai người đẹp kỳ lạ này (Đỗ Thị Thiên Hương và Nguyễn Thị Nguyệt Viên) đều là cựu học sinh trường trung học Trưng Vương Sài gòn chuyển về trường về trung học Mạc Đĩnh Chi (cho đi học gần nhà?)…

  *

  - Nguyễn Chánh Tín: Huh!  Còn ai trồng khoai đất này.  Anh chàng Nguyễn Chánh Tín, học sinh lớp 12 trường trung học MĐC, đã được truyền thông Sài gòn những năm trước 1975 mô tả là “đẹp giai tài hoa với vóc dáng phong trần lãng tử,” theo ban văn nghệ, ca đoàn của trường trung học MĐC tham gia trong chương trình trình diễn văn nghệ liên trường trung học Sài gòn trên đài truyền hình Sài gòn.  Nguyễn Chánh Tín lúc đó là giọng ca chính (lead singer) của màn Hợp ca “Hòn Vọng Phu.” 
Trong lúc có sự trục trặc thâu hình bài “Hòn Vọng Phu” đài truyền hình Sài gòn yêu cầu NCT đơn ca một bài để tạm thay vào chỗ trống trong chương trình của trường Mạc Đĩnh Chi.  Đó là lần NCT hát bài “Nghìn Trùng Xa cách” của Phạm Duy.  Chỉ qua một đêm, Nguyễn Chánh Tín thành một “hiện tượng” trong sinh hoạt ca nhạc của Miền Nam Việt Nam vì qua sáng ngày hôm sau, cùng một lúc tất cả 40 tờ báo lớn nhỏ của Sài gòn đều viết về “hiện tượng Nguyễn Chánh Tín.”  NCT được các nhạc sĩ lớn như Phạm Duy, Dương Thiêu Tước đến thăm tại nhà; được mời hát cho các phòng trà nổi tiếng bấy giờ như QueenBee, Tự Do, Khánh Ly, Macabane…
Đến tháng 6 năm 1972, sau tốt nghiệp đại học, chúng tôi đám sinh viên mới tốt nghiệp đang ngồi gãi háng tán gẫu tại Trung tâm 3 Tuyển mộ Nhập ngũ, chờ xe nhà binh chở lên Trung tâm Huấn luyện Quang Trung thì nghe tin chuyền miệng cho nhau là Nguyễn Chánh Tín đang sửa soạn đóng phim “Vòng tay học trò” với Kiều Chinh….  Một thằng bạn trời đánh không chết của tôi nghe tin này chịu không nổi, phải lên tiếng ghen tị ra mặt, chửi đổng: “ĐM thằng em này mới có 18-19 tuổi mà nó được đóng phinh có cảnh cởi chuồng làm tình, ấp Kiều Chinh ngon lành trên giường sướng thiệt. Trong khi tụi mình bất tài vô tướng đi lính chẳng được hưởnng cái củ cải gì?!”

   _______

Phụ chú

  Phim “Vòng tay học trò”(1974) do Lê Mộng Hoàng đạo diễn, hoàn chưa kịp hoàn tất thì miền Nam đứt phim.

*

  C’est la vie!  Cuộc đời cứ thấy có mấy cái may mắn liên tiếp thường sẽ đụng phải vài cái xui.   Chuyện xui tận mạng hay xui nhè nhẹ thì còn phải tùy vào phúc đức (?) NCT đã từ một anh chàng học sinh vô danh như trăm ngàn học trò miền Nam khác, nhẩy vọt lên tới đỉnh danh vọng nghệ thuật chỉ trong một thời gian ngắn thì các chuyện không may có xẩy đến cũng chỉ là chuyện thường tình theo lẽ bù trừ của trời đất. Từ bài hát “Nghìn trùng xa cách,” phim “Vòng tay học trò” của trước năm 1975 đi đến phim “Ván bài lật  ngửa,” “Dòng máu anh hùng…” sau năm 1975, tính ra có gần 40 năm, NCT cũng đã gặp nhiều thăng trầm, tiêu trưởng của cuộc đời y như mọi người vậy thôi.
    
  Cái oái oăm to lớn nhất của nhân vật NCT là anh ta đã đóng vai “Đại tá Nguyễn Thành Luân” trong một phim lớn của của vi-xi loại “khoa học giả tưởng” với cái tựa có vẻ rất “đỏ-đen” là “Ván bài lật ngửa” do tay nghề tráo bài ba lá Trần Bạch Đằng viết kịch bản, được sự trợ giúp, “quan tâm” đặc biệt của giới lãnh đạo cs.  Tôi sẽ nói thêm chi tiết về nhân vật “Đại tá Nguyễn Thành Luân” (tức là gián điệp nhị trùng Phạm Đình Thảo) ở phần dưới.

  Năm 1987, dưới thời bao cấp, sau khi phim “Ván bài lật ngửa” được phát hành thì tên tuổi NCT bốc lên cao như diều gặp gió.  NCT có đóng thêm nhiều phim khác, nhưng “Ván bài lật ngửa”  vẫn là cuốn phim để lại “dấu ấn” sâu đậm nhất trong kế hoạch tuyên truyền quy mô bóp méo sự thật của csvn.  NCT được đảng cs “nhiệt liệt” ca ngợi, trao tặng danh hiệu cao quý “Nghệ sĩ Ưu Tú” (NSƯT – rập khuôn, bắt chước Liên sô, Đông âu và các nước theo xhcn) vì có nhiều đóng góp và cống hiến cho chủ nghĩa cs một nghệ thuật giả tưởng làm đẹp lòng giới lãnh đạo csvn.  Cũng vì đóng vai trò “Đại tá Nguyễn Thành Luân” và cái danh hiệu cao quý bố láo “NSƯT” này mà NCT bị lãnh sự Hoa kỳ ở Sài gòn “xù” hồ sơ xin đi định cư, đoàn tụ với gia đình ở Hoa kỳ sau này.  Trong cái hên có cái xui là vậy!

Từ sau phim “Ván bài lật ngửa,” cuộc sống và danh tiếng của “hiện tượng NCT” chỉ kém chuyện thần thoại một bậc; cho đến khi NCT làm phim “Dòng máu anh hùng” thì “hiện tượng NCT” từ từ biến thành “thảm kịch NCT.”  Phim “Dòng máu anh hùng” này có lẽ nên đổi tên lại thành ra “Dòng máu ăn mày” cho nó hợp tình hợp cảnh hơn.  Với cuốn phim “ăn mày,” NCT bị thất bại nặng nề về mặt tài chánh đưa đến tình trạng nợ nần, túng quẩn tiền bạc…  NCT đã đưa ra những giải thích cái tình trạng “sắp mất nhà,” “sắp phải ăn mày” theo đúng tiêu chuẩn bài vở của cái “định hướng xã hội chủ nghĩa.”  NCT nói nôm na là:
  “Tui chẳng có lỗi gì cả, tất cả chỉ vì thằng cháu (ý muốn nói tài tử Johnny Trí Nguyễn) tham lam xúi tôi đưa “copies” cuốn phim “Dòng máu anh hùng” đi tham dự “liên hoan” điện ảnh quốc tế làm cho “bọn tội phạm” (?) giải mã hóa số, ăn cắp bản quyền, làm đĩa lậu phát bán tứ tung, khiến cho phim và DVD “Dòng máu anh hùng” của tui lỗ to, thu thập không đủ tiền trả nợ đã vay của ngân hàng.” 

  Lời giải thích cho tình trạng “sắp phải ăn mày” của NCT nghe không ổn chút nào.  Thực tế cho thấy, chỉ một người duy nhất làm cho NCT sạt nghiệp chính là NCT.  Ở thời buổi Free-for-all-Internet này thì chuyện bản quyền giống như chuyện tiếu lâm “dán phù l… mèo.”  Thí dụ lấy trường hợp công ty “Thúy Nga Paris” (TNP).  Đến ngày hôm nay TNP đã phát hành đến chương trình thứ 109 mà theo tôi thấy, tất cả những người tôi đã và đang quen biết, từ đồng nghiệp tại sở làm cho đến các bạn bè thân thuộc xa gần có dịp gặp mặt nhau trong các buổi hội hè, tuyệt nhiên không nghe thấy có một ai nói chuyện bỏ tiền túi ra mua DVD / băng gốc của TNP để xem hết.  Ậy! Thế mà ông Tô Văn Lai chủ của TNP vẫn sống rất mạnh giỏi phây phây, tuyên bố tuyên mẹ lung tung loại đâm sau lưng chiến sĩ,  xây nhà cao cửa rộng ở Việt Nam; MC Nguyễn Ngọc Ngạn và  Nguyễn Cao Kỳ Duyên vẫn ặt ẹo tung hứng đều đặn khá ngoạn mục các điều dạy dỗ cách học làm người cho khán thính giả người Việt khắp Năm châu; đám văn nghệ sĩ đông đảo cộng tác với TNP đâu có ai ngu gì mà chịu làm chuyện từ thiện, trình diễn miễn phí cho ông Tô Văn Lai đâu?  Các chương trình của kỳ thứ 110, 111… của TNP trong tương lai cứ thế mà tuần tự sẽ tiếp tục đều đặn, sẽ ra mắt như không hề có chuyện gì xảy ra…  Nói tóm lại, nếu không có lợi lộc tài chánh thì Tô Văn Lai đã phải dẹp tiệm, hay âm thầm đóng cửa TNP từ khuya rồi, vô phương sống sót.  Đào tiền ở đâu ra? Vay tiền ở đâu ra? Không lẽ cứ phải đi ăn cướp tiền để chi phí tài trợ, trang trải cho mỗi một chương trình tốn kém cỡ 2 triệu đô la. 

  Thực tế đã rõ ràng như vậy.  NCT mù tịt, ngớ ngẩn không biết làm kinh doanh chứ không phải tại, bị, bởi… cái con khỉ khô gì ráo.  Tôi thấy NCT là một ca sĩ, một tài tử có tài thật thì cứ thủng thẳng dùng cái tài trời cho của mình để kiếm cơm thôi thì làm sao vỡ nợ được.  Tài tử cỡ nặng ký mà cũng bon chen đòi mở hãng phim, mở trại trồng rau, mở nhà hàng ăn thì xập tiệm đâu có phải là chuyện khoa học giả tưởng (như chuyện phim “Ván bài lật ngửa.”)  Vả lại NCT nên hồi tâm suy nghĩ lại một chút.  Đừng vội đánh đổ cái “hiện tượng ca nhạc / điện ảnh” của mình qua mấy lời than van nghe rất thấp muốn nghẹn cổ – Có nhiều người còn ác ý hơn, nói là NCT có ý định than van kêu gọi lòng hảo tâm của đồng nghiệp và giới hâm mộ để cố giữ lại căn biệt thự 10 tỉ đồng và cố duy trì cuộc sống 3 triệu đồng (độ $US125.00) một ngày của mình (nên biết thằng cháu tôi đang sống ở Sào gòn làm thợ giày 8-10 tiếng mỗi ngày, chỉ kiếm được số tiền tường đương với 2 đô la một ngày).  Cứ việc buông căn nhà cho ngân hàng tịch thu, đi ra thuê một căn nhà nhỏ, một căn gác nhỏ sống tạm chờ thời vận…. Tuy đã 62 tuổi, dù mất nhà nhưng khả năng ca hát và đóng phim của NCT vẫn còn nguyên.  Vẫn có thể sinh sống một cách đạm bạc đâu có đến nỗi gì.  No star where!  Nhiều người dân Việt Nam còn sống vất vưởng nghèo và khổ hơn gấp trăm, gấp ngàn lần NCT vậy mà mà họ vẫn phải sống, vẫn phải hy vọng, than van với ai?  Ai hưởn mà nghe than van?  Làm gì đã có chuyện “vô gia cư,” hay “ăn mày…” Đùng vớ vẩn la toáng lên như vậy.  Give us a break!

  Bây giờ trở lại câu chuyện thứ hai là “đại tá Nguyễn Thành Luân” mà NCT thủ vai chính trong phim “Ván bài lật ngửa” dựa trên cuộc đời “thực” (?) của “anh hùng liệt sĩ Phạm Ngọc Thảo” như Trần Bạch Đằng đã khóac lác.  Tôi thấy đây là một sự nhận vơ rất trơ trẽn. 

  Lý lịch Phạm Ngọc Thảo còn nhiều nghi vấn cần phải được làm sáng tỏ.  Phạm Ngọc Thảo cũng như nhiều nhà ái quốc khác của Việt Nam đã bị cs lường gạt khi tham gia phong trào Việt Minh, một tổ chức cs đội lốt quốc gia.  Sau này rất nhiều người thấy cs lộ diện là họ bỏ Việt Minh ngay.  Trần Bạch Đằng cứ nhận vơ và phịa là Phạm Ngọc Thảo đã nhận lệnh riêng của Lê Duẩn để không tập kết ra Bắc mà ở lại với nhiệm vụ “trường kỳ mai phục” miền Nam. 

  Đầu năm 1961, Phạm Ngọc Thảo được ông Ngô Đình Nhu đề cử làm Tỉnh trưởng tỉnh Kiến hòa, một tỉnh có hoạt động rất mạnh của cs (quê hương của Nguyễn Thị Định, tư lệnh phó lực lượng võ trang MTGPMN!) Trong thời kỳ làm tỉnh trưởng Kiến Hòa này, Phạm Ngọc Thảo đã đích thân chỉ huy chương trình Bình định và Ấp chiến lược ở Kiến Hòa.  Phạm Ngọc Thảo nếu thực sự là cán bộ cs thì ông ta đâu có ngu gì lại đi đánh dẹp tan chiến dịch Đồng khởi của vi-xi (thay vì Phạm Ngọc Thảo cứ mở cửa Tỉnh Kiến Hòa cho vi-xi tràn vào cướp ngân khố, cướp kho súng của tỉnh). 

  Năm 1962, chính phủ Ngô Đình Diệm cho Phạm Ngọc Thảo (lúc này còn là Trung tá) đi học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Forth Leavenworth, Kansas USA.  Trong thời gian học Chỉ huy Tham mưu ở đây, Phạm Ngọc Thảo là người ở cùng phòng (“roommate”) với ông bố vợ tôi là Thiếu tá Võ Văn Cảnh (sau này là Thiếu tướng cựu tư lệnh SĐ23BB và cựu Chỉ huy trưởng Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế). 

  Sau đảo chánh ông Diệm 1/11/1963, Phạm Ngọc Thảo được thăng cấp Đại tá, làm tùy viên báo chí trong Hội đồng quân nhân Cách mạng.  Và sau đó được cử làm Ủy viên Văn hóa cho tòa Đại sứ Việt Nam ở Hoa kỳ.
 
Đầu năm 1965, Phạm Ngọc Thảo về nước. 

  Ngày 19 tháng 2 năm 1965, Phạm Ngọc Thảo cùng Thiếu tướng Lâm Văn Phát, Đại tá Bùi Dzinh, Trung tá Lê Hoàng Thao đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Sài gòn, Bến Bạch Đàng (Bộ tư lệnh Hải quân) và phi trường Tân Sơn Nhất (Bộ tư lệnh Không quân) để đảo chánh và tìm bắt cho được Tướng Nguyễn Khánh, người nắm chính quyền bấy giờ. 

  Vì sự bảo mật không được kín đáo, Nguyễn Khánh biết được tin đảo chánh, đã chạy thoát ra Vũng Tàu.  Thời gian này Tướng Võ Văn Cảnh đang là Trung tá Thị trưởng đầu tiên của Thị xã Vũng tàu.  Tướng Võ Văn Cảnh cho tôi biết trong lúc hai cha con ngồi ăn cơm tối là:

  “Phạm Ngọc Thảo vị tình ‘roommate’ cũ với Ba lúc học chung với nhau ở trường Chỉ Huy Tham Mưu Fort Lavenport, đã cho người cầm thư tay ra Vũng tàu đưa cho Ba và yêu cầu Ba giúp một tay bắt giữ Nguyễn Khánh.  Tuy nhiên Ba vẫn chưa hoàn toàn tin cậy Phạm Ngọc Thảo cho nên cứ để Nguyễn Khánh yên thân ở Vũng tàu.  Chứ nếu như mà Ba bắt Nguyễn Khánh giao cho Phạm Ngọc Thảo lúc đó thì không biết lịch sử miền Nam sẽ đi về đâu?”

Cuối cùng cuộc đảo chánh quá lủng củng, thiếu tổ chức, thiếu bảo mật bị thất bại, Nguyễn Khánh trở về Sài gòn củng cố lại quyền hành (trước khi phải “ra đi trong danh dự”).  Trong giai đoạn đảo chánh bất thành này, tôi thấy có một điểm rất quan trọng mà tôi nhận xét và kết luận Phạm Ngọc Thảo không phải là cán bộ Việt Công.  Đó là, nếu thực sự là cán bộ cs  nằm vùng thì Phạm Ngọc Thảo, sau đảo đợt chánh hụt, đã chạy vào bưng thoát thân theo cs y như trường hợp của đám nằm vùng Nguyễn Minh Triết bị Tổng nha CSQG tìm ra tông tích cs (năm 1963); anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan, Nguyễn Đức Xuân, Lê Văn Hào (sau vụ tổng công kích Mậu Thân 1968 lủng) tất cả đều ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào bưng theo vi-xi; chỉ trở lai thành phố khi miền Nam đứt phim năm 1975. Đằng này, Phạm Ngọc Thảo phải trốn chui trốn lủi, nương náu trong một xóm Đạo Công giáo nhỏ ở Gò Vấp đã có tiếng chống Cộng từ lâu (không cs); rồi sau cùng bị Cảnh sát tóm được vào tháng 2 năm 1966, bị giải về Đức tu Biên Hòa, và cuối cùng bị bí mật hành quyết ở Biên hòa (nghe nói bị bóp dái chết!) 
Cái chết của Phạm Ngọc Thảo rõ ràng đã bị csvn nhận vơ là “anh hùng liệt sĩ” của phe vi-xi nhà ta.  Rồi làm phim loại “Lê Văn Tám” để lòe đám dân đen, bần nông mù lòa thôi… 
Hết ý kiến!

Trần Văn Giang
20 Tháng 3 năm 2014

<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.03.2014 22:31:29 bởi Phù vân >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 26.03.2014 07:49:11
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 

 Việt Nam Quê Tôi: Âm Mưu Diệt Chủng Của CSVN Qua Vấn Đề Môi Trường

Trong khi nhà cầm quyền dựng lên cả một chiến dịch rầm rầm rộ rộ, hô hào bằng những danh từ đao to, búa lớn, chống đối Mỹ thả chất độc gây ra cho một số người ít ỏi từ nhiều năm trước


 Cali Today News - Một trong những tội ác lớn nhất mà Đảng Cộng Sản Việt Nam thực hiện trên đất nước Việt Nam là tội hủy hoại môi trường sống không những của Con Người mà còn mạng sống của chim, muông, các loại trên đất, trên không và dưới nước. Đây không phải là một tình trạng xẩy ra do sự lơ là, bất tài của lãnh đạo, mà là một âm mưu thâm độc của Nhà Nước. Vì lúc nào cũng sợ bị lật đổ khỏi những ngai vàng của mình xây dựng từ xương máu của hơn 3 triệu người Việt đã chết trong các cuộc chiến từ 1930 đến 1975, nên nhóm cầm quyền muốn để dân chúng lúc nào cũng sống trong thảm họa môi trường, hãi hùng với bệnh tật gây ra bởi môi trường độc và bẩn. Khi mà suốt ngày nơm nớp lo âu, đau bệnh và căng thẳng toan tính cho việc ăn uống, sinh hoạt, thì người dân Việt sẽ không còn tinh thần mà truy ra kẻ chủ mưu đã tạo ra môi trường độc hại cũng như tình trạng túng đói đó. Điều này có thể chứng minh bằng vụ kiện chất độc Da Cam do nhà cầm quyền dàn dựng, đòi Mỹ bồi thường cho một số trường hợp mà họ cho rằng do hiệu quả của chất độc Da Cam mà Mỹ đã thả xuống rừng già trước đây. Trong khi nhà cầm quyền dựng lên cả một chiến dịch rầm rầm rộ rộ, hô hào bằng những danh từ đao to, búa lớn, chống đối Mỹ thả chất độc gây ra cho một số người ít ỏi từ nhiều năm trước, thì họ lại làm lơ việc cả một giải đất Tổ Quốc hiện tại đã và đang bị nhiễm độc từ trên không xuống dưới mặt đất và dưới nước! Trước 1975, họ có thể đổ thừa cho chiến tranh, nhưng từ 1975 đến nay, đã hơn 30 năm, họ vẫn bỏ những chất vấn của dân chúng về vấn đề môi trường vào sọt rác, cho dù họ biết rõ những tác hại khủng khiếp của chúng. Vậy sự hủy hoại môi trường có nằm trong “âm mưu diệt chủng” của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam hay không?
 
Trong cuốn “Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam”, xuất bản năm 2010, của tác giả Mai Thanh Truyết, Tiến Sĩ Hóa Học, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ, với 480 trang giấy, ông đã viết về những thảm họa môi trường ở Việt Nam, nếu không có những biện pháp khẩn cấp ngăn chặn và điều chỉnh, thì môt tương lai u ám của Việt Nam sẽ xẩy đến môt ngày không xa: cạn kiệt nguồn nước, “ngập mặn do hạn hán kéo dài, trong khi hệ sinh thái sẽ bi hủy diệt do ô nhiễm” (tr. 54). Theo ông, “nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến hôm nay, có thể nói rằng tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông Việt Nam đã tăng cường độ kinh khủng và không còn phương cách nào cứu chữa được nữa”(tr. 48). Ngoài ra, ông còn cho biết vấn nạn nhiễm độc Arsenic trong các nguồn nước ở Việt Nam cùng với việc ô nhiễm mặt đất, ô nhiễm không khí, nhất là việc Nhà Nước cho tự do nhập cảng chất phế thải độc hại vào Việt Nam là một thực tế đáng sợ, sẽ đem đến cho người dân Việt những tai họa không thể lường trước được.

 
1- Ô nhiễm nước thải và ô nhiễm sông, kinh rạch: 
 
Theo bản tin trên báo điện tử http://betid.com.vn/News/?ID=1051&CatID=54, cập nhật lúc: 07:52:56 AM | 08/09/2012:
 
“TP.HCM có khoảng 3.000 km hệ thống sông, kênh, rạch với mật độ dày đặc... Thời gian qua, tình trạng thi công lấn chiếm và vứt rác bừa bãi, xả nước thải sản xuất của các khu công nghiệp, khu chế xuất chưa qua xử lý xuống lòng kênh, rạch rất nhiều làm lòng kênh bị co hẹp, cản trở dòng chảy, gây ô nhiễm nặng nề sông, kênh, rạch.”
 
Cũng bản tin này cho biết nguyên nhân chính là do nhiều năm liền công tác quản lý môi trường chưa được chặt chẽ, sản xuất công nghiệp chưa chấp hành nghiêm… Trên hết, việc triển khai nạo vét khơi thông dòng chảy lại chưa được các cơ quan chức năng đầu tư đúng mức. Bản tin trên cho biết:
 
“Theo Trung tâm chất lượng nước và môi trường - Phân viện quy hoạch khảo sát thủy lợi Nam bộ, nước tại hệ thống kênh, rạch tại TP.HCM đều bị ô nhiễm nặng. Các thành phần như: BOD5 (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), chỉ tiêu vi sinh (coliform), hàm lượng chất lơ lửng (SS), kim loại nặng... vượt tiêu chuẩn gấp nhiều lần cho phép. Điển hình như các kênh Thầy Cai, An Hạ (huyện Củ Chi); kênh B, C (huyện Bình Chánh); kênh Bà Búp, Trần Quang Cơ (huyện Hóc Môn); kênh Tân Trụ, Hy Vọng (quận Tân Bình)... nước có màu nâu đen, mùi hôi rất nặng, nhiều chỉ tiêu đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Các kênh, rạch bị xả rác nhiều như: rạch Bà Tiếng, Bà Lựu, kênh Liên Xã (quận Bình Tân); rạch Bình Thái, rạch Nhỏ, Cầu Miếu (quận Thủ Đức); rạch Ông Đội nhánh 1, rạch Bến Ngựa, Bà Bướm (quận 7). Đặc biệt trên kênh Tân Trụ và kênh Hy Vọng, không những lòng kênh bị xả nhiều rác thải mà còn bị xả thải bởi phân gia súc, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nề.”
 
Đó mới chỉ là những đề tài nói đến chung quanh thành phố Saigon mà thôi, còn Biên Hòa, Đồng Nai, miền Bắc, miền Trung… việc nhiễm độc nặng đến nỗi tôm, cá chết nổi trắng trên mặt nước làm nghẹt lưu thông.. Các sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai và hệ thống sông Tiền và sông Hậu ở Tây Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long đều bị nhiễm độc. Những con sông này đã trở nên những “dòng sông bệnh”, tôm cá chêt hàng loạt, nước uống vào sẽ sinh ra những căn bệnh kỳ quái mà thế kỷ 20 chưa bao giờ có, như bệnh vẩy cá (người rơi rụng vẩy ra từng dúm), bệnh phù nề, dị dạng...
 
2- Về nguồn tài nguyên Rừng
 
Nói về tài nguyên “Rừng”, với sự thả lỏng cho Lâm Tặc và các Cán Bộ, “lâm tặc” được tự do chặt đốn cây quý để làm giầu cho Tư Bản Đỏ là các Quan cấp Tỉnh và Trung Ương. Thỉnh thoảng, có vài bản tin cho biết “lâm tặc hành hung cả Kiểm lâm, đập phá trạm. Tuy nhiên, theo dư luận địa phương, thì việc lâm tặc hoành hành, đập phá trạm chỉ là màn kịch để xóa sổ những việc chính quyền địa phương cấu kết với lâm tặc để phá rừng, bán gỗ làm giầu. Có những Tỉnh Ủy xây dựng lâu đài toàn bằng gỗ quý, trị giá vài triệu đô la. Nhiều cán bộ gộc cũng đua nhau làm nhà sàn bằng gỗ để nghỉ mát. Do đó, nếu tính từ năm 1975, diện tích rừng có 9,5 triệu ha (chiếm 29%), đến nay chỉ còn khoảng 6,5 triệu ha (tương đương 19,7%). Với mức độ phá rừng không chậm lại, thì chỉ chừng thập niên nữa, nước ta sẽ có thể tới hơn 50% là sa mạc.
 
“Độ che phủ của rừng nước ta đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng rừng ở các vùng còn rừng bị hạ xuống mức quá thấp. Trên thực tế chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên sinh. 40 năm trước đây, 400.000 ha đất ven biển nước ta được bao phủ bởi rừng ngập mặn, nhưng chỉ trong 5 năm, 2006 - 2011, 124.000 ha rừng ngập mặn ven biển đã biến mất để nhường chỗ cho các ao tôm, ao cá - tương đương diện tích bị mất trong 63 năm trước đó. Rừng ngập mặn trưởng thành rộng lớn ở vùng châu thổ sông Hồng hầu như đã bị tàn phá. Hệ lụy kéo theo là sự giảm sút mạnh của năng suất nuôi trồng thủy sản ven biển và sự mất cân bằng môi trường sinh thái.
 
Trong vòng hơn 1 thập niên, tính cho đến cuối năm 2012, có hơn 20.000 ha rừng tự nhiên bị phá để sử dụng vào nhiều mục đích, nhiều nhất là để làm thủy điện. Trong ba năm, hoạt động khai thác sắt, ti-tan khiến các khu vực, rừng ven biển từ Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận… bị tàn phá nghiêm trọng. Rừng mất đi và dân làng biển đang phải đối mặt bão, lũ, gió cát, và một tương lai sống trên đất cằn khô sỏi đá. Trong một hành động che mắt thế gian, nhà cầm quyền đã cho trồng bù lại, nhưng đổi cho 20,000 héc ta mất mát, người ta chỉ mới trồng bù được hơn 700 héc ta. Mà những héc ta này, dưới sự làm việc tham nhũng của cán bộ, thì thực tế, khó mà đoán được bao nhiêu héc ta sống sót. Kinh nghiệm cho thấy, nhiều chiến dịch trồng cây, gây rừng, chỉ có tiếng thanh la, trống, phách, hò hét, nhưng trồng 10 cây thì chết 9 vì thiếu nước và vì trồng cầm chừng, hố đào nông, chỉ một gang tay.
 
3- Về hệ sinh thái thực vật và động vật:
 
Qua vấn đề hệ sinh thái thực vật và động vật, gồm các chủng loại thú rừng, thú hiếm, chim, cá, thật sự đã bước qua ngưỡng cửa của sự tuyệt chủng. Bài báo trên cho biết thế giới thừa nhận Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học vào nhóm cao nhất thế giới. Với các điều tra đã công bố, Việt Nam có 21.000 loài động vật, 16.000 loài thực vật, bao gồm nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Tổ chức vi sinh vật học châu Á thừa nhận Việt Nam có không ít loài vi sinh vật mới đối với thế giới. Thế nhưng: “trong 4 thập kỷ qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim bị tuyệt chủng và 120 loài thú bị diệt vong. Và, mặc dù có vẻ nghịch lý nhưng có một thực tế là các trang trại gây nuôi động vật hoang dã như nuôi những loài rắn, rùa, cá sấu, khỉ và các loài quý hiếm khác vì mục đích thương mại ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á lại không hề làm giảm bớt tình trạng săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên, mà thậm chí còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn bởi những trang trại này đã liên quan tới các hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã.
 
Tiến sĩ Elizabeth L. Bennett, Giám đốc Chương trình Giám sát nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã của Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã, cho biết: “Thay vì hoạt động nhằm mục đích bảo tồn, các trang trại gây nuôi động vật hoang dã lại vì mục đích thương mại nên trên thực tế trở thành mối đe dọa với các loài động vật hoang dã trong tự nhiên. Các phân tích từ những báo cáo cho thấy tác động tiêu cực của các trang trại này lớn hơn rất nhiều so với những ích lợi mà chúng có thể đem lại”. Thậm chí, những trang trại gây nuôi các loài sinh trưởng nhanh với tỷ lệ sinh sản cao cũng tác động tiêu cực đến công tác bảo tồn vì những trang trại này liên tục nhập khẩu các loài động vật có nguồn gốc tự nhiên…
 
Tại các vùng gần rừng như Di Linh, Đức Trọng, Ban Mê Thuột, Pleiku, Định Quán, các tỉnh miền Trung gần Trường Sơn, nhiều cửa hàng bán thịt rừng mọc lên như nấm. Tuy có nghị định cấm săn bắt thịt rừng, nhưng theo một bài báo mạng, thì hàng tháng, mỗi cửa hàng tiêu thụ cả tấn thịt rừng. Những ông khách Cối Cán lớn muốn ăn con gì đặc biệt, thì phải đặt hàng, và nội trong ngày, cửa hàng sẽ cho người làm thịt đúng con thú ấy cho các Ngài xơi. Đau lòng hơn là trong khi tuyệt diệt các động vật quý hiếm, cũng như tiêu diệt các thú rừng nguyên thủy, thì nhà nước lại cho nhập vào những thú nguy hiểm:
 
“Hơn 100 loài sinh vật ngoại lai đang hiện diện tại nước ta cũng là mối nguy lớn cho môi trường sinh thái, như: ốc bươu vàng, cây mai dương, bọ cánh cứng hại dừa, đặc biệt là việc nhập khẩu 40 tấn rùa tai đỏ - một loài đã được quốc tế cảnh báo là một trong những loài xâm hại nguy hiểm.” Ngoài ra, mới đây, người ta còn tìm thấy một loại cá nhỏ nhưng hung dữ hơn cá cọp, cứ tìm ăn tất cả mọi loại cá khác, dù to hơn mình gấp chục lần. Chỉ cần vài con cá quỷ này thì cả hồ nuôi tôm, cá sẽ bị mất trắng trong một thời gian ngắn.


4- Về chất thải rắn, chất thải công nghiệp:
 
Chất thải rắn là những chất thải khó phân hủy, vừa chiếm diện tích đất, vừa tạo ra những bãi rác mang nguồn bệnh khủng khiếp.Theo tin báo CS,hiện có hơn 1,000 con tầu có trọng tải lớn nhưng cũ nát đang neo vật vờ ở các cửa sông, nếu phá dỡ, sẽ đem lại một số rác khổng lồ, không biết tiêu thụ vào đâu. Những con tầu này, một phần do các tư bản đỏ mua về để chuyên chở, nhưng vì thiếu khả năng hoặc vì tham lam, nên mua nhầm tầu phế thải, môt phần là do Vinasin, công ty của nhà cầm quyền, muốn rút tiền của nhân dân làm của mình, nên đã đi mua bừa bãi về để xù đi những vụ thiệt hại công quỹ khổng lồ cả ngàn triệu đô la.
 
“Nhiều dự án luyện, cán thép lớn đã, đang và sẽ xuất hiện, hứa hẹn đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thép lớn, song đồng thời cũng có nguy cơ biến Việt Nam thành nơi tập trung “rác” công nghệ và chất thải. Bài học “xương máu” này đã từng xảy ra với ngành sản xuất xi măng, song vẫn có khả năng lặp lại nếu những dây chuyền luyện gang, thép bị loại bỏ ở Trung Quốc được đưa về lắp đặt ở Việt Nam… Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy, khu vực nông thôn thải ra khoảng 10 triệu tấn/năm chất thải rắn sinh hoạt, nhưng đến năm 2010 tăng lên tới 13,5 triệu tấn/năm. Số rác thải này cộng với lượng chất thải từ sản xuất nông nghiệp đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn ngày càng trở nên đáng lo ngại.”
 
Người Việt từ hải ngoại vào trong nước, không ai không biết là tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt một cách tràn lan, không có kiểm soát đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Hiện nay, lượng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng, quá hạn sử dụng còn tồn đọng cần tiêu hủy là hơn 700 kg (dạng rắn) và hơn 3.400 lít (dạng lỏng). Tại chợ Kim Biên, do Tầu làm chủ phần lớn, có bán đủ loại chất hóa học ma quỷ, để làm tất cả mọi công việc, làm phân bón, làm cho trái cây, rau cải tăng trọng nhanh như điện, cho vào đồ ăn, thức uống, nấu nướng từ phở, hủ tiếu, đến bún bò…Tất cả những chất độc này đều có chứa những yếu tố gây ung thư cho người, nhưng vẫn được nhà nước cho thông qua, vì đã nhận tiền của bọn giết người thâm hiểm kia rồi. Nhiều ruộng vườn, nếu thử chất độc Dioxin thì sẽ thấy tỷ lệ Dioxin này cao gấp nhiều lần chất Da Cam ngày xưa mà Mỹ thả xuống rừng hoang.
 
“Một khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Riêng Hà Nội, khảo sát tại 40 xã cho kết quả khoảng 60% số xã bị ô nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất… Ở các làng tái chế kim loại, khí độc không qua xử lý đã thải trực tiếp vào không khí như ở làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên), nồng độ chì vượt quá 2.600 lần tiêu chuẩn cho phép. Nghề thuộc da, làm miến dong ở Hà Tây cũng thường xuyên thải ra các chất như bột, da, mỡ làm cho nước nhanh bị hôi thối, ô nhiễm nhiều dòng sông chảy qua làng nghề.
 
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động gần đây cho biết, trong các làng nghề, những bệnh mắc nhiều nhất là bệnh liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế quản 25% hay đau dây thần kinh chiếm 9,72%. Tại làng nghề tái chế chì Đông Mai, tỷ lệ người dân mắc bệnh về thần kinh chiếm khoảng 71%, bệnh về đường hô hấp chiếm khoảng 65,6% và bị chứng hồng cầu giảm chiếm 19,4%. Còn tại làng nghề sản xuất rượu Vân Hà (Bắc Giang) tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da là 68,5% và các bệnh về đường ruột là 58,8%.”
 
Với chất độc đầy dẫy trong không khí, trong nước, trong đất, trong thực phẩm như thế, số người dân mắc bệnh lạ càng ngày càng gia tăng. Bệnh thông thường như lao phổi, dị ứng, viêm phế quản thì tràn lan. Cho nên, bệnh viện nào cũng quá tải. Bệnh nhân thường phài nằm chung 2 người một giường, có khi 3 em nhỏ. Các bệnh nhân khác phải nằm đất, ngay chỗ các bệnh nhân nằm trên tiểu, ho xuống. Có những bệnh nhân mà phải căng lều ngủ bên hè phòng khám hoặc ngay hành lang bệnh viện, nơi người đi qua đi lại, xả rác, khạc đờm…
 
Theo Tin Mới / Nguoiduatin.vn:
 
“Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10 (tức bụi có kích thước bé hơn 10µ) tăng 1,07 lần. Kênh rạch ở khu vực nội thành bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở mức độ cao. Phần lớn nước thải sinh hoạt chỉ mới được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại gia đình. Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc nếu có trang bị thì không vận hành thường xuyên… Ông Jacques Moussafir, công ty ARIA Technologies (Pháp) cho biết: Nếu không có biện pháp nào thì nồng độ phát thải bụi mỗi năm tại Hà Nội có thể đạt 200mg/m3 vào năm 2020, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Nếu tình huống này xảy ra thì số lượng người nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính, hen suyễn, vấn đề tim mạch sẽ tăng gấp đôi, đặc biệt là với trẻ nhỏ và người già.”
 
Chỉ với một số thông tin trên, chúng ta đã thấy tình trạng môi trường ở Việt Nam đang ở vào trong một giai đoạn nguy kịch đáng cho vào Kỷ Lục Guiness về “Chính sách của nhà nước: Bỏ rơi và Giết Dân bằng độc dược”. Tuy môi trường nhiểm độc cực kỳ nguy hiểm và với số người dân bệnh hoạn như thế, mà sau 27 năm thống nhất, mãi đến năm 2002, mới có những văn bản thành lập chính thức Bộ Tài Nguyên và Môi Trường: Ngày 5 tháng 8 năm 2002 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất thông qua Nghị quyết số 02/2002/QH11 thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đến ngày 11 tháng 11 năm 2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trên thế giới, từ xưa đến nay, chưa có một quốc gia nào mà có nhóm lãnh đạo thờ ơ với sinh mạng của dân chúng đến như vậy! Thật kinh hoàng!
 
2- Những ghi nhận từ phía nhà cầm quyền:
 
Theo “tusach.thuvienvietnam.com/wiki” về “Những vấn đề môi trường hiện nay của Việt Nam”:
 
“Chính phủ Việt Nam được sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế đã xác định 8 vấn đề môi trường bức bách nhất cần được ưu tiên giải quyết là:
 
Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ cả nước, và trong thực tế tai hoạ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều vùng, mất rừng là một thảm hoạ quốc gia.
 
Sự suy thoái nhanh của chất lượng đất và diện tích đất canh tác theo đầu người, việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn.
 
Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển ở ven bờ đã bị suy giảm đáng kể, môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết do dầu mỏ.
 
Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái v.v... đang được sử dụng không hợp lý, dẫn đến sự cạn kiệt và làm nghèo tài nguyên thiên nhiên.
 
Ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước, không khí và đất đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc đến mức trầm trọng, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường phức tạp đã phát sinh ở các khu vực thành thị, nông thôn.
 
Việc gia tăng quá nhanh dân số cả nước, sự phân bố không đồng đều và không hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng và các ngành khai thác tài nguyên là những vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ dân số và môi trường.
 
Thiếu nhiều cơ sở vật chất - kỹ thuật, cán bộ, luật pháp để giải quyết các vấn đề môi trường, trong khi nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên không ngừng tăng lên, yêu cầu về cải thiện môi trường và chống ô nhiễm môi trường ngày một lớn và phức tạp.”
 
Về hiệu quả của việc môi trường bị nhiễm độc, cũng bài báo trên đã nêu rõ là tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại các giống loài, ảnh hưởng xấu sức khoẻ con người là cái giá phải trả cho quá trình tự do hóa thương mại mới được tiến hành chỉ trong vòng thập niên trở lại đây. Bài báo đó còn cho biết việc xếp hạng quốc tế như sau:
 
“Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng. Các nước khác trong khu vực như Philippines đạt 66 điểm, Thái Lan 62 điểm, Lào 60 điểm, Trung Quốc 49 điểm, Indonesia 45 điểm,... Còn theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. …. Mới đây, hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia của Mỹ thực hiện báo cáo thường niên khảo sát ở 132 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123/132 quốc gia khảo sát; về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe đứng vị trí 77; về chất lượng nước Việt Nam được xếp hạng 80. Tính theo chỉ số chung EPI, Việt Nam xếp thứ 79…”
 
Để kết luận, xin gừi một đoạn văn ngắn của nhà báo Minh Diện, trong bài viết “Những Mảnh Ghép Vênh Vẹo” trên blog Bùi Văn Bồng đã kể nhiều chuyện “vênh vẹo” khi về thăm quê ở Miền Trung, trong đó có ghi lời anh Lưu, cựu Hiệu trưởng một trường phổ thông trung học, khi đưa nhà báo Minh Diện thăm dòng sông Cô Giang.
 
“Dòng sông này chảy qua mấy thôn trong xã, ngày xưa nước trong xanh, giờ đổi màu đen kịt. Ông Lưu nói, nước đổi mầu mấy năm nay rồi, từ khi xuất hiện cái nhà máy cán thép Chen-Lee của người Trung Quốc. Cái nhà máy ấy, ban ngày cách xa khoảng nửa cây số có thể nhìn thấy ba ống khói màu nâu đậm nhô lên trên các mái tôn hoen rỉ, nhả khói đen xì, còn ban đêm, cách vài cây số cũng nhìn thấy từng quầng lửa đỏ rực bốc cao lên trời. Ngày ngày những chiếc xe Container, xe tải bịt kín ra vào nhà máy. Những con đường bị vằm nát, khói bụi mù mịt. Người dân quanh vùng chỉ biết cái nhà máy của Trung Quốc , trên đất đai tổ tiên ông bà mình như vậy!... Theo bà con quanh khu vực, năm năm trở lại đây số người mắc bệnh ung thư ruột, ung thư gan trong thôn tăng đột biến. Chỉ trong năm 2012 đã có mười người ở hai thôn Cổ Lạc và Mỹ Lạc tử vong vì ung thư. Phải chăng do bà con uống nước sông Cô Giang bị nhiễm chất độc từ nhà máy cán thép Chen – Lee thải ra?... Tôi gặp Quân, một công nhân trẻ từng làm việc ở nhà máy Chen-Lee. Nước da xanh xám, hai mắt lõm sâu, Quân dè dặt nói với tôi: “Tuy làm việc cho nhà máy ấy gần 5 năm, nhưng cháu chỉ là công nhân khuân vác vòng ngoài, phải qua ba vòng, ba trạm gác mới vào vòng trong. Chưa bao giờ cháu dám bén mảng tới đó. Bọn bảo vệ người Trung Quốc sẵn sàng dùng dùi cui cao su đánh vào đầu công nhân Việt nếu vô tình xâm phạm vùng cấm. Theo cháu biết thì không có bất kỳ công nhân Việt Nam nào được lọt vào vòng trong. Ở đó toàn công nhân Trung Quốc đầu trọc. Chúng được tuyển chọn, đưa từ Trung Quốc sang. Hầu hết có vợ con, thành lập một khu tập thể, treo cờ Trung Quốc, cấm người Việt lai vãng… Quân nói với chúng tôi: “Nó chở phế liệu từ Trung Quốc sang, nấu nhôm, sắt thành phẩm chở về Trung Quốc, còn các chất phế thải đổ hết xuống sông…” (bongbvt.blogspot.com/)
 
Đau lòng thay cho Việt Nam, dưới sự lãnh đạo “thiên tài” của Đảng Cộng Sản, “sợi chỉ đỏ xuyên suốt”, không bao giờ lầm lẫn, đang bước dần vào Ngày Tận Thế dành riêng cho dân Việt. Nếu không làm cách mạng, lật đổ hàng ngũ lãnh đạo vô lương, vô tâm, vô cảm này, thì nhất định ngày tàn của Việt Nam không xa.
 
Chu Tất Tiến.




da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 26.03.2014 14:22:14
0
Xin kính mời các bạn xem một phim ngắn rất hay của Tàu. 
 
Để thấy rõ hơn về các xã hội cộng sản, như Tàu và Việt Nam hôm nay.
Đó là những đống-rác-của-lịch-sử, lời của TT Mỹ Reagan.

[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=CK4TUP0VKLY[/YouTube]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.03.2014 14:23:55 bởi da vàng >

da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 28.03.2014 22:07:08
0
Đạo sư


Lúc đứng ngòai cổng, ông anh của người bạn thân không nhận ra tôi, vì nón bảo hiểm, khẩu trang và mắt kiếng che bụi. Cũng tương tự, tuy tôi nhận ra anh bạn khi đứng trước cửa phòng của anh ta …. nhưng trông anh ấy hơi bèo nhèo. Anh có vẻ một đạo sư thất thế!...

Ngồi vào bàn, anh nói ngay là, cơn đau thận vừa qua, khiến anh nằm một chổ trên nông trại; không thiết làm điều gì cả. Nghe người bạn nói, tôi liên tưởng đến một câu dân gian lâu đời (đại khái là) “Rầu thúi ruột, giận tím gan ..”. Không biết đau thận như vầy có phải do tình trạng bấp bênh trong sự phát triển của ngôi trường, được anh ta xây dựng, mất một khỏang thời gian có đến 5(7) năm rồi.
- Thủ tục xin ra trường đã rườm rà … mà tiến trình thực hiện bị nhiều rắc rối.
- Ai bảo ông lấy tên “Đại Việt Quốc sư” để chúng thắc mắc …

Thật thế!...khi một viên chức phòng Giáo dục và anh cùng trao đổi qua mười bốn điều, mà người chủ trường cần phải lý giải trong đơn xin phép, chỉ việc giải thích về tên trường có lẽ đã chiếm lên đến 70% thời gian phỏng vấn. Mà trong suốt thời gian làm việc ngòai hai tiếng đồng hồ, người phụ trách hòan tòan chuyên chú vào việc này; không để một sự cản trở nào diễn ra trong quá trình đó. Nghĩa là người đó không trả lời điện thọai, cũng như tiếp nhận bất kỳ một lọai nhắc nhở nào từ người thư ký.
- Có lẽ vì căng thẳng nên ông tưởng thời gian đó lên đến 70%...?
- Tên trường gây thắc mắc … nhưng có lẽ cũng vì việc tù cải tạo (họ gọi là “học tập cải tạo”) của tôi xảy ra hai lần. Lần đầu như bao sĩ quan khác của chính quyền trước năm 1975, trong miền Nam …nhưng lần sau, có liên quan dây mơ rễ má với nhóm Giao Điểm và một vài sự liên hệ khác …

Theo lời anh kể, anh dự định đánh mạnh phát cuối, khi tình hình không thuận lợi. Mình xin ra trường, một việc làm văn hóa, chứ đâu phải những dịch vụ vớ va vớ vẫn. Chuyện văn hóa, nếu sai lầm, làm hỏng cả nhiều thế hệ. Chuyện văn hóa với mục đích đó không thể là văn hóa ‘xin” ..theo kiểu luồn cúi, chạy chọt ..v..v…
- Ông định một ăn hai thua …?
- Tôi chỉ nói ra chủ đích của mình một cách rõ ràng, quyết liệt

Anh ta không thua khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Mà lại thắng thế một cách bất ngờ, khi người phỏng vấn ngỏ ý rằng, sau khi hưu trí (thời gian không lâu sau đó) sẽ được ông chủ trường sắp xếp một công việc nào đó!...

Sự thắng cuộc đó rất xứng đáng. Sau năm 2000, trước đà phát triển theo lối “phồn vinh giả tạo” (sự đầu tư ồ ạt của các công ty ngọai quốc), biết bao cá nhân, nhóm làm dịch vụ, đến với anh, bàn việc mướn đất để làm ăn. Nào là mở cà phê sân vườn, quán ăn, khách sạn ..v..v.. Mà dù anh không biết làm ăn gì cả, chỉ cho người khác mướn đất, làm bãi giữ xe du lịch hay xe tải, lợi tức hàng tháng đủ để anh sống ung dung.
- Đã bị “ông địa phương” gây phiền lòng (thật ra gây khó dễ để kiếm chác mà thôi)… lại còn bị “ông hàng xóm”, chắc cũng cùng suy nghĩ như ông kia … kiện vì tội dộng cừ gây rạn nứt nhà cửa!...
- Rồi cũng thắng …?
- Hai bên tương nhượng nhau.
- Nhưng sao ì ạch năm bảy năm trời ..?
- Phần tại mình .. phần tại định chế tài chánh

Lúc anh ấy cho rằng, đã một lần xây cất, nên xây cho đúng tầm vóc một trường làm văn hóa đích thực. Tầm vóc đó là đào tạo một thế hệ học trò suốt từ lúc chúng còn nhà trẻ, lên đến cấp 1, qua cấp 2 và tốt nghiệp cấp 3. Thế hệ học trò đó sẽ được xây dựng trên nền tảng nhân bản, biết “Tiên học lễ, hậu học văn”, biết kết hợp “tri hành” …nhưng đầy năng động và tính sáng tạo. Quan trọng hơn hết là biết dung hòa kiến thức, văn hóa của phương Đông và phương Tây. Để xứng đáng với tôn chỉ, mục đích đó, dù rằng bắt đầu với hình thức một nhà trẻ, nhưng trường không có cái tên làng nhàng kiểu nhà trẻ Mai, Đào, Cúc, Phượng … và cơ sở vật chất cũng phải được xây dựng, trang trí đúng mức. Vì thế, anh cơi thêm một lầu và thêm cả một sân thượng, nơi dành cho sinh họat của cha mẹ các học trò vào cuối tuần, hay cho các sinh họat khác của một trung tâm, chẳng hạn trung tâm ngôn ngữ vào buổi chiều. 

Chợt cơn khủng hỏang tài chính kéo đến. Vật giá trượt một cách không ngờ!.. Miếng đất trên Thủ Đức bán không được. Cầm cố cũng không xong. Nông trại cũng thế!.. Căn nhà lầu ba tầng, sát trường, nơi dự trù để làm phòng khách cho khách đến thăm, cho giáo viên ở nơi xa … và là một nơi làm bếp ăn tập thể cho học trò, đã được cầm cố và bị tịch thu để siết nợ. Đã thế, sau đó, việc vay ngân hàng bị qui tắc mới khống chế. Những cá nhân chủ đầu tư, có số tuổi trên 60 không được vay mượn. 

Bây giờ, chỉ còn có một cửa duy nhất: cửa tử. Phải một sống hai chết. Phải tấn công về phía địch quân, nơi chúng đang nằm tại ổ phục kích. Việc đó có thể còn có cơ chiến thắng, ít ra là không bị giết sạch. Không thể quay đầu bỏ chạy. Hễ đã chạy là bị tàn sát không còn một mống!

Đấy là hình tượng của sự chiến đấu ngoài mặt trận. Lý thuyết đó hoàn toàn đúng trong một số trường hợp. Nhưng, trong thực tế làm ăn … có thể, đó không là khuôn mẫu. Vì súng đã hết đạn, đành phải chịu thua. Vì cạn kiệt tài chánh, đành phải bỏ cuộc làm ăn. Trong những năm gần đây, do bất động sản bị đóng băng, một số đại gia đã giải quyết sự bế tắc bằng cách quyên sinh. Nhẹ hơn là đã trốn chạy.
- Cái tâm lý “phù thịnh chứ không ai phù suy” là tâm lý chung, khá phổ biến. Mình chấp nhận nên không buồn phiền gì cả ..!. Anh bạn nhấn mạnh.
- Nhưng, cái phương án mà trước đây tôi đề nghị …. Anh đã xem kỹ lại chưa?..

Nhớ lúc trên ghe vượt biển, hễ cứ sắp có tai họa, tiếng cầu kinh vang đều khắp nơi. Đừng nói là chủ ghe là không sợ hãi!. Người chủ đầu tư dự án, ông chủ trường tương lai cũng có lúc nghĩ đến một điều gì thiêng liêng … (chắc thế..) nhưng có lẽ quá bận bịu mọi việc nên anh đã chần chờ khá lâu với đề nghị của tôi. Quả thật!...một mình một ngựa, chàng tráng sĩ lên đường tìm về miền đất hứa, nhưng giấc mơ chưa thành hiên thực mà những khó khăn, gian nguy luôn xảy đến. Oâng anh lớn tuổi, chỉ hụ hợ khi cần. Mấy đứa cháu, con anh ấy, quan tâm không nhiều đến dự án có quy mô lớn của ông chú. Cháu gái có công ăn việc làm đàng hòang, nhưng còn lo gia đình riêng. Cháu trai cũng không là ngọai lệ. Dù rằng, đồng lương hàng tháng có đến 2 (3.000 đô la). Đừng nói chúng vì bận lo cái ăn cái mặc hàng ngày mà bỏ rơi ông chú. Xã hội hiện nay là xã hội chạy theo đồng tiền một cách quay quắt!. Chuyện nhân nghĩa không có ảnh hưởng nhiều. 

Nghĩ đến đây, tôi nhớ câu chuyện “hôi bia”, được một ông bạn già kể lại. 

Xe chở bia, qua khúc quanh, hất tung những hộp bia trên đường. Những lon bia lăn lóc trên lề đường đã được hốt sạch, bởi đám đông người dân ở khu vực gần đó. Dù tài xế van lạy xin họ đừng lấy, lời kêu gọi đó chẳng được đáp ứng (1). Bài tường thuật về việc này, sau khi đăng báo, đã tạo được sự xúc động nơi người xem. Họ gửi tiền đến người tài xế, để anh này đủ tiền bồi thường số bia đã bị lấy mất (2). Anh tài xế không nhận số tiền gửi biếu (3). Vì chủ hãng đã không bắt bồi thường (4) …. Ong bạn kể từng nấc, theo thứ tự (1,2…) như đã nói, làm người nghe thắc mắc từng hồi. Tóm lại, tôi nói, mọi việc tương đối tốt, trừ bọn người “hôi của”! Mà cái tập thể này lại thường là số đông hơn nhóm người gửi biếu tiền, cũng như những ông chủ tốt bụng là thiểu số. Nói chuyện tập thể nghe mông lung. Người lên mạng gần đây, ai cũng kinh hòang khi thấy tấm ảnh, hình một thanh niên có dáng lực lưỡng và ở trần (để lộ hình xâm trên cánh tay) với lời chú thích, đang đuổi chém bà mẹ ruột!...

Xã hội xuống dốc mọi mặt. Mọi biện pháp vá víu chẳng giải quyết được gì. Nghệ sĩ Việt Dũng vừa mất, để lại một số nhạc phẩm, được nhiều người ưa thích. Nhạc phẩm “Một món quà cho quê hương”, tuy âm hưởng gây nên sự buốn bã nơi người nghe; nhưng, nếu nói rốt ráo, chẳng giải quyết được gì. Có vài ông nhà giàu ở hải ngọai, tuy có lòng tốt, muốn giúp đỡ kẻ bần hàn trong nước …nhưng việc “cứu đói” đó như muối bỏ biển. Hơn nữa, đó là trách nhiệm của kẻ cầm quyền, tại sao họ phải làm thay?! Tất cả những thảm hại của đất nước, muốn thay đổi triệt để và tòan bộ, không thể là biện pháp chấp vá manh múng, rời rạc, không liên tục.

Sự thay đổi lâu đài về văn hóa là điều mong muốn của những người có đầu óc chiến lược, thấy xa trông rộng. Nhưng, việc thay đổi cấp kỳ ở một giai đọan chính trị, cũng là điều cần, trong một hòan cảnh xã hội nhất định. Chúng ta đã biết qua đường lối, chủ trương của hai ông Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Thọat nhìn, tưởng như hai đường lối đó trái ngược với nhau. Nhưng, chung qui, đó là đất bồi phù sa … là chất liệu, nuôi dưỡng và làm phát triển những hạt mầm đang vươn lên. Sự thành công trong việc chống ách đô hộ của thực dân Pháp, nếu không vì trận Điện Biên Phủ mà vì xu thế thời đại lúc đó, khiến Pháp phải trả lại quyền độc lập cho đất nước, cũng là thành công không lâu bền, khi dân trí còn thấp.

Đó là lý do tại sao tôi ủng hộ anh bạn cho đến giờ phút này. Dù rằng, thời gian qua, bao biến đổi đã xày ra. Nếu đường lối của anh bạn là cách thế lặp lại những gì ông Phan Châu Trinh đã cố thực hiện ...thì cách thế của tôi, nếu giống như của cụ Phan Bội Châu, chỉ là sự hỗ tương để hoàn thành sứ mệnh của đất nước. Nói rõ hơn là, cách thế đó, nếu tôi không thực hiện được thì bằng cách nào đó, sẽ được lưu truyền lại thế hệ con em. Điều đó cũng là việc nên và phải làm. Dân tộc Việt, đầy thông minh và sáng tạo; chịu cần cù làm việc, lại kiên cường bất khuất, lẽ nào cứ mãi thua kém bạn bè năm châu bốn bể. Gần nhất, nếu so sánh lân bang, trong những năm 60, Sài gòn đã được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông kia mà!...

Một bài viết của tôi được đặt tên là: Đạo sĩ. Mượn tựa đề đó, tôi muốn gọi các bạn già của tôi, những người, tuy tuổi đời đã cao, nhưng còn nặng tình với con người, đất nước. Bài này, tôi lấy tựa: Đạo sư. Mục đích là để ủng hộ, cổ võ những người có cái nhìn chiến lược, muốn xây dựng đất nước trong chiều hướng lâu dài ... lấy văn hoá làm sự thay đổi cơ bản và triệt để . Hiện tại, trông anh bạn tôi như một đạo sư thất thế. Nay mai, nếu ý kiến đóng góp của tôi ...và nếu tôi, qua ý kiến đó, giúp được anh bạn qua khỏi cơn suy trầm khốc liệt của việc xây dựng trường, tôi xem đó là nhiệm vụ chung của những người còn nặng nợ tình tự quê hương. Dù thế, tôi không bao giờ quên lãng cách thế của cụ Phan Bội Châu, là phải góp phần tạo một thay đổi nhất thời trên phương diện chính trị. Có như thế, sự thay đổi văn hoá mới có thể và không mất thời gian để hoàn thiện. Tôi tin tưởng, suy nghĩ đó sẽ được nhiều người tán thành và cổ võ. Bởi mọi người, không ai đồng ý về việc một anh tướng công an của Ngụy quyền hiện nay (một người bạn của tôi gọi là Hán ngụy) đã phát biểu, việc mất Hoàng Sa, Trường Sa sẽ được giành lại bởi thế hệ con em sau này!...



Đặng Quang Chính
Sài Gòn 04.03.2014

da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 28.03.2014 22:12:15
0
Chuyện vui giải trí cuối tuần...


Kinh Bỏ Mẹ!

" Ta vốn dĩ là con chiên không ngoan đạo 
Nếu lỡ lên thiên đàng cũng chỉ vì em. " 

Tôi đi đạo theo cái kiểu đó, nhưng khi bị vào hộp sau 30-4 vẫn bị kể là một thằng "Bốn có" của trại cải tạo. Đó là: có du học; có phi pháo; có Công giáo; có Bắc Kỳ di cư. 

Ba có đầu thì tôi không phàn nàn, nhưng ghép tôi vào tội Bắc Kỳ di cư thì quả là oan ơi ông địa. 

Vốn sanh đẻ ở Bình Dương, nhưng ngụ cư ở Cái Sắn với những người di cư năm 54, nên mấy đứa cùng lớp kêu anh em tôi là "thằng Nam". Nhờ gần mực thì đen, gần đèn thì tối, nên mấy năm sau tôi chửi thề và nói tục bằng tiếng Bắc còn ngon hơn tụi nó nhiều. 

Ngày thi tiểu học, cần có khai sinh để nộp đơn, má tôi dụ khị được hai ông Trùm Khờ của xứ đạo đi xuống toà Hoà Giải Rộng Quyền của tỉnh Kiên Giang mà thề rằng: Tôi đẻ ở tỉnh Bùi Chu ngoài Bắc. 

Thế là tôi nghiễm nhiên trở thành thằng Bắc Kỳ di cư với tờ Thế Vì Khai Sanh ghi sinh quán là làng Địch Giáo, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Bùi Chu. 

Khi lên học trên Sài Gòn, mấy thằng Nam Kỳ Quốc muốn chọc quê tôi, cứ chờ khi có mặt mấy đứa con gái, giả làm một ông già hút thuốc lào rồi nói: 

- Thuốc lào Cái Sắn! Say! 

Đó là câu quảng cáo mà ta hay thấy ở chợ Ông Tạ hay đầu ngõ vào xứ Bùi Phát đường Trương Minh Giảng. 

Có khi tụi nó còn hợp ca: 

- "Ai bảo Di Cư là khổ, di cư sướng lắm chứ 
Ngồi tàu bay ta vào miền Nam, Lòng ta sướng nao nao 
Rao muống trong Nam lại nhiều, mà người Nam không biết ...
Ước mong sao, rao muống lên cao, tăng sức mạnh cần lao .... "

Những lúc đó tôi cầu trời khấn Phật cho mấy thằng giá sống kia thi rớt để vô Quang Trung cho đáng đời. 

Sau bao nhiêu năm quân ngũ với bao lần sưu tra lý lịch, tôi vẫn yên trí rằng mình sinh ở tỉnh Bùi Chu. Mãi cho đến ngày xập tiệm, có một anh Bắc kỳ chính hiệu Bà Lang Trọc cho tôi biết là ở ngoài Bắc làm gì có tỉnh Bùi Chu, Giáo Phận Bùi Chu thì có. 

Tôi thắc mắc: Bùi Chu là Giáo phận hay họ đạo nhỏ bé là thế mà sao đi đâu cũng thấy địa danh dính dáng tới nó?? 

Tôi ở xứ Tân Chu, bên kia sông là Tân Bùi, bác tôi ở trên Bùi Phát SG, ở gần Nghĩa trang QĐ Biên Hoà còn có Bùi Thái nữa. 

Người Bắc Bùi Chu đặt tên ngộ lắm: Ông Bứa có thằng em là ông Bỉnh, hai thằng con ông là thằng Vênh, thằng Váo. Kêu tên cả gia đình ông ra thì dân anh chị nghe cũng phải phát rét. 

Ông anh rể tôi tên là Yêm, anh ông tên là Uông, bố tên Am, tên cả nhà: Am Uông Yêm nghe cứ như bản nhạc ếch nhái kêu ngày mưa đầu mùa dưới ruộng vậy. 

Ngôn ngữ người di cư hồi đó cũng khó hiểu: Cái thước thăng bằng của thợ nề họ kêu là cái Li-vô (level), cái gào mên ăn cơm của lính họ gọi là cái Lập-là (plate): Tôi vào khoá 69A Hoa tiêu thì họ gọi là Lái Phi Công!!! 

Gần nhà tôi có ông hàng xóm tốt bụng nhưng coi bộ ông ganh với má tôi lắm, chỉ vì bà là đàn bà goá mà dám có đứa con "Bay được lên giời". 

Thỉnh thoảng để tự an ủi hay để an phận, ông thở dài nói: - Bay lên giời! Kinh bỏ mẹ! 

Nếu có ai hỏi tôi bay bổng ra sao, tôi thường cười rồi lập lại câu nói ngày xưa của ông: Kinh bỏ mẹ. 

Thực ra đời bay bổng, kể cả đi bay lẫn đi máy bay có những cái vui, nhưng cũng có những nỗi lo sợ ít ai chối cãi được. 

Tính tôi nhát cáy, mà sao ông trời cứ cho tôi gặp những sự bủn rủn tay chân. Hôm chở ông Tư lịnh Sư đoàn từ Tân Uyên sang Lai Khê họp, mới qua khoảng Bố Lá thì trần mây thấp quá nên phi cơ chỉ bay cao khoảng 1000 bộ, đạn VC nổ như bắp rang dọc theo một tuyến thật dài cả cây số. Ngài Tư Lịnh hoảng quá vội lấy tấm bản đồ hành quân che lên mặt để .. tránh đạn! 

Thử hỏi gặp cảnh như thế bố thằng nào lại không sợ. Nhất là khi đáp xuống Lai Khê kiểm lại: Thân tàu lãnh hơn 10 lỗ đạn. 

Đi hành quân Kampuchia, gồm 1 C&C, 2 gunships, và 4 slicks khởi hành từ Biên Hoà trực chỉ Tây Ninh. Ông C&C muốn dẫn bầy rồng rồng đi le gái nên dõng dạc ra lệnh: 

- Bay theo quốc lộ cho an toàn. 

Một hợp đoàn gồm bảy chiếc bay rà rà sát mặt đường, thỉnh thoảng lơ xe đò nhìn lên có vẻ ngưỡng mộ lắm. 

Ngang Trảng Bàng, chiếc Lead la lên: - Sương mù nhiều quá. Ê! C&C làm sao bây giờ?? 

- Lead cứ bay tới; thằng một quẹo trái; thằng hai quẹo phải; trail bốc lên cao. 

Gunships bay sau la hoảng: - Tụi tao kè hai bên, thằng nào quẹo, tao húc!! 

Tôi bay trail (chiếc cuối cùng) nghe thế hồn phi phách tán, bèn bốc tít lên tận trời xanh, mặc cho sương mù dầy đặc.. 

Khoảng hai phút sau, văng ra được một lỗ mây, to hơn cái dạng háng của thím Tư Nãi, mừng thầm. Bỗng thấy một chiếc UH từ cụm mây bên kia bay cái vèo bên hông và lủi tuốt vào vùng mây khói âm u. 

Trong cảnh này có ai dám nói là mình không sợ?? 

Chàng Xạ thủ ngồi đằng sau, đái ra chiếc "Phi bào" sau khi kêu lên được một câu: 

- Chúa ơi! 

Nhờ vận số hên, (hồi đó tôi cứ tưởng là do tài bay bổng của mình) bốn Tề Thiên tụi tôi cũng đằng vân lên được bên trên mây, có điều không thằng nào đoán nổi là núi Bà Đen nó nằm ở chỗ nào phía dưới. 

Sợ cảnh "Đi không ai tìm xác rơi" nên chiếc UH cứ bay vòng vòng trên mây hoài. Khốn nỗi là xăng có hạn, làm sao bây giờ? 

Chúa ơi! Nếu có thiêng thì cho người đi kiếm xác bọn con, trước sau gì con cũng phải đục mây chui xuống. Tôi chuẩn bị làm một kỳ công tối kỵ của ngành phi hành: Chui mây. 

Có lẽ lời cầu được Chúa thông cảm vì: 

Dù sao thì chúa cũng 
Một thời làm trai tơ 
Dù sao thì chúa cũng 
Là đàn ông dại khờ 
(Thơ trích) 

Sau một hồi vật lộn với mây, bọn tôi cũng xuống được đất an toàn. 

Anh chàng Xạ thủ nói: - Vợ em nó bảo Giời vật em cũng không chết. Thiêng thật! 

Những chuyện như thế, không gọi là sợ thì gọi là gì? 

**** 

Sang Mỹ, mỗi lần có dịp đi máy bay, tôi hay lén nhìn ra phi đạo xem chiếc phi cơ chở mình có mở nắp ca bô lên không, vì theo kinh nghiệm ngoài xa lộ, cứ chiếc nào có cái hood mở lên là y như rằng chết máy. 

Đúng ra mấy hãng máy bay Mỹ, nếu thấy phi cơ không đủ tiêu chuẩn cất cánh thì cũng nên lôi vào chỗ kín kín mà sửa, đừng để cho khách thấy, nếu sợ tốn thì giờ thì cứ bay đại đi rồi tính sau. 

Chuyện bay đại ở VN thì Kỹ Thuật KQ làm là thường. 

Tôi nhớ có lần hành quân ở Chơn Thành, cái đèn Chip Detector báo đỏ, phải gọi Kỹ Thuật Biên Hoà lên sửa, ông Thượng Sĩ già ung dung trèo lên phòng lái, nhẹ nhàng rút chiếc cầu chì ra cho đèn tắt rồi bảo: 

- Trung uý cứ bay về đi. 

Tôi cự lại, thì ông nói máy bay này chỉ bị mát, chứ không có hư và để bảo đảm lời nói của mình, ông sẽ leo lên bay về chung với tôi. Ông ta còn giải thích: 

-Điện có mát thì chỉ cháy thôi, chứ không nổ trên trời như khi có mạt sắt trong máy. 

Về VN năm nào, nhớ lại nghề bay bổng nên cứ mỗi lần nhìn thấy phi cơ trên trời là lòng tôi lại thấy nao nao. Tôi hỏi thằng em ruột: - Rạch Giá đi Sài Gòn, thuê xe hơn hay mua vé máy bay hơn? 

- Máy bay hết 45 phút, xe chạy hết bốn tiếng, tiền thuê xe bằng tiền mua vé máy bay. 

Tôi quyết định đi máy bay của Nga cho biết với người ta. 

Sáng thứ tư tôi chuẩn bị cho thằng em đưa ra phi trường Rạch Sỏi để đi Sài Gòn, nó nói: 

- Không biết hôm nay có máy bay không. 

- Sao mày nói nó bay mỗi thứ tư và thứ bảy? 

-Ừ, đó là chương trình, còn nó bay hay không thì chưa biết. 

Chờ ở phi trường chừng nửa tiếng thì chiếc phi cơ khá lớn đáp xuống phi đạo. Tôi làm thủ tục lên tàu, vé mang số 5 ở tuốt hàng đầu, thiên hạ chen nhau lên trước nên khi tôi lên đến nơi thì không còn chỗ. Cô tiếp viên nói gia đình họ đi có đoàn, tôi đành nhường chỗ và theo cô xuống phía dưới. 

Cô khá xinh, chỉ cho tôi vịn vào chiếc cột nhôm gần đuôi chiếc máy bay để cô xếp chỗ. 

Một lúc sau viên phi công hầm hầm đi xuống từ phòng lái, cự nự: - Các cô làm ăn thế này thì chết cả lũ. 

Một cô mặc áo màu xanh, nhân viên phòng vé dưới đất (hồi xưa Tiếp viên Hàng không đi bay thì mặc áo màu xanh, còn bây giờ họ lại đổi màu hồng) năn nỉ: 

- Anh Ba thông cảm cho em chuyến này, chuyến sau em làm tốt hơn. 

- Chuyến sau! Chuyến sau! Quá tải có ngày chết cả lũ. 

Viên phi công hậm hực trở lên phòng lái, chiếc phi cơ gầm lên lao nhanh trên phi đạo rồi rời khỏi mặt đất. 

Tôi nhìn qua cửa máy bay, sống lại cảm giác hồi mình còn ở trong Không Quân, bay liên lạc đáp xuống phi trường Rạch Sỏi này. Có khác chăng là ngày xưa thì ngồi, còn bây giờ thì đứng ôm chiếc cột trong thân tàu. 

Chuyện phi cơ quá tải ở VN là thường, tôi đã từng chở 18 người từ An Lộc về Lai Khê, trong khi UH chỉ có 9 chỗ ngồi mà có sao đâu. 

Phi cơ không về SG ngay mà lại ra Phú Quốc. Lỗi này là tại tôi không đọc kỹ vé. Hàng Không Dân Dụng có ghi rõ tuyến đường là: HCM-Phú Quốc-Rạch Giá-Phú Quốc-HCM. Có nghĩa là máy bay từ SG ra tới Phú Quốc đổ khách, bốc khách về Rạch Giá, đưa khách từ Rạch Giá ra Phú Quốc rồi mới vòng về SG. 

Không đọc kỹ vé thì không kêu ca vào đâu được. Có điều bay từ Rạch Giá ra Phú Quốc thì được free, cho dù là đứng hay ngồi. 

Tôi cũng chẳng phàn nàn gì về cái ghế trên phi cơ, vì cô tiếp viên cũng ôm chặt cái cột khi máy bay cất cánh như tôi. Tôi hỏi: 

- Cô bay tuyến này khá không? 

- Chả có gì đâu anh ạ, bay tuyến quốc ngoại mới ăn, nhưng đỡ hơn bay tuyến ngoài Bắc. 

- Sao thế?? 

- Tuyến ngoài Bắc khách cứng đầu lắm, nói thế nào cũng chẳng chịu nghe. 

Cô ta làm tôi nhớ tới một ông "Bắc Kỳ Di Cư", y hệt tôi đi trên chuyến Hồng Kông - Sài gòn trước đây một tuần. Trời SG tháng bảy nóng như đổ lửa mà ông mặc bộ com lê đầy đủ. Khi chuyển máy bay ở Hồng Kông, ông ngồi lộn ghế, tiếp viên năn nỉ thế nào cũng không chịu đứng lên, cuối cùng cô tiếp viên đành chào thua để ông ngồi lỳ ở đó. Lát sau ông quay qua phía tôi phân bua: 

- Cứ tưởng ông như nhà quê mà bắt nạt. Mẹ, ông mua vé thì ông muốn ngồi đâu ông ngồi chứ!

Tôi hy vọng ra đến Phú Quốc sẽ có chỗ ngồi, tôi lại lầm vì có lẽ VN đang trên đà đổi mới nên làm ăn khấm khá, tuyến nào cũng đầy khách. 

Tôi lại đành làm anh hùng đứng ôm cột với cô tiếp viên như khi còn nhỏ chơi Thả Đỉa Ba Ba vậy. 

Khi phi cơ trở ra cuối phi đạo để cất cánh, tôi dòm ra thấy có hai viên công an chạy hai chiếc Honda kề bên hông nên hỏi: 

- Họ làm gì vậy? 

Cô giải thích: 
- Họ chạy theo để chặn bò. Đôi khi phi cơ cất cánh, mà bò chạy ra trên phi đạo thì cũng có... vấn đề đấy. 

Tôi hỏi bò của ai mà vào được cả trong phi trường, cô trả lời không biết, chắc là của Công an. 

Khi đáp xuống Tân Sơn Nhứt tôi mới khám phá ra một sự lạ nữa, là không phải chỉ có tôi và cô tiếp viên không có ghế, mà ở tuốt trên hàng ghế đầu, đặt nằm dưới sàn có một cái băng ca, trên đó nằm đưỡn đừ một bệnh nhân đang thiêm thiếp. Có lẽ ông này được khiêng lên ở Phú Quốc lúc tôi ngồi trong phòng đợi. 

Người ta khiêng ông xuống và chiếc băng ca được đặt nằm trên mặt đất ngoài phi đạo thi gan cùng nắng gió và bụi, hình như chờ xe thuê bao đến chở đi nhà thương. 

Vị chi chuyến này có ba người ngồi ghế SÚP, y hệt lơ xe đò ngày xưa ráng nhét hành khách vào giữa hai hàng ghế!! 

Tôi rời nhà lúc 7g sáng, phi cơ đáp Tân Sơn Nhứt khoảng 12g trưa, vậy là khoảng 5 tiếng đồng hồ. Lâu hơn đi xe, có điều là được đi một đoạn miễn phí và học hỏi được đôi điều thú vị. 

Mấy hôm sau, gặp lại thằng em ở SG, nó hỏi: - Anh đi máy bay Nga có sướng không? 

Tôi cười như mếu: - Kinh bỏ mẹ!!!





(nhận qua email)

Thay đổi trang: << < 192021 > >> | Trang 19 của 29 trang, bài viết từ 541 đến 570 trên tổng số 867 bài trong đề mục