GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM

Thay đổi trang: << < 192021 > >> | Trang 20 của 29 trang, bài viết từ 571 đến 600 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Tác giả Bài
da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 28.03.2014 22:20:09
0
 
 
 
 
 
* * *
 
(mời bấm lên ảnh để nghe bài hát)
 
THỨC DẬY ĐI !


sángtác|trìnhbàydzuylynh
album thángtư.em.nỗibuồn

( tặng buihonglinh.dohop.davang.saolinh.saomai.thuylan )

 Thức dậy đi ! 
 Thức dậy đi, Hỡi những NgườiDaVàng
 Thức dậy đi ! 
 Thức dậy đi, Những cháu con Lạc Long
 Sao còn ngủ vùi, sao còn mộng mị hòai cơn đau mất nước
 Ba Mươi Chín năm rồi...
 
Việt-Nam tôi đi về đâu, đi về đâu?!!
 Cuộc hành trình lê lết suốt bảy mươi năm của lòai QủyĐỏ
 đã xô dân tộc này xuống tận đáy lầm than!
 Sóng đã vỗ rền đại dương!
 Sấm đã nổ rền thập phương!
 Lửa căm hờn đã phừng phừng rực cháy trong tim
 Phương Nam hừng hực chí lê dân...
 
Anh Thư đâu? 
 Hào Kiệt đâu? 
 Sao mãi còn gục đầu, đành lòng làm tiếng quốc kêu?
 Viết mà chi? để làm gì? Những vần thơ than óan?
 Viết mà chi? để làm gì? Những nhạc khúc vô tri !!!
 Đứng Dậy đi! Thức Dậy đi! Hỡi Hồn Thiêng Sông Núi
 Thức Dậy đi! Tỉnh Dậy đi! Hỡi Bá Tánh Lê Dân!
 
Thức dậy đi !
 Để lắng nghe Tiếng Sóng Bạch Đằng
 để lắng nghe Tiếng Thét Hào Hùng...
 " Ta thà làm Qủy Nước Nam, còn hơn làm Vương đất Bắc "
 Thà bỏ xác đất Tự Do, hơn sống làm nô lệ giặc Tàu

 Đồng Bào ơi! ViệtNam ơi!
 Đã bao lần gục đầu cắm cổ, Còn muốn bị Bắc thuộc nữa hay chăng?
 Thức Dậy đi! Hỡi lũ người bán nước cho giặc
 Tỉnh Dậy đi! Hỡi bầy ác quỷ vô tri
 Bây có nghe hồn dân oan than khóc? 
 Bây có nghe anh linh liệt sĩ thét gào!
 Hào Kiệt Sĩ Phu đâu? Có còn không?
 Và những cánh chim Bách Việt đang luân lạc khắp gầm trời tha hương
 Sao lặng im... 
 Sao không biết chạnh lòng, còn vùi đầu lịm thở dưới nấm mộ hoang?

 Hãy Thức Dậy đi ! Đứng Dậy mà Đi! Tỉnh lại mà đi ...


 thángtưgãycờ. dzuylynh quốchận39

nghinhnguyen
  • Số bài : 1392
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 28.08.2007
  • Nơi: Duc Linh -Binh Thuan
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 29.03.2014 08:41:54
0
Ngõ nhớ
 
Em đi ngõ nhớ buồn tênh
Vắng em lá úa ngập trên lối mòn
Giậu mồng tơi hêt xanh non
Giàn hoa mướp cũng vắng con bướm vàng...!
 
Nghinh Nguyên
 
Hãy giữ tình yêu sống trong ta
Dẫu cho tình đời có phôi pha
Mỗi ngày góp nhặt niềm vui mới
Trái tim nhân ái mãi không già....

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.03.2014 01:00:55
0
 

tháng Tư súng gác trên mồ
anh tim lạnh, em khăn sô trên đầu
dưới bầu trời đêm đầy sao
có sao Bắc Đẩu băng vào đại dương
 *
tháng Tư bồng con đi thăm
mộ anh đất mới, nén nhang chưa tàn
em ngồi lượm hạt cỏ hoang
nghe con bập bẹ gọi anh, nát lòng
 *
tháng Tư, gồng gánh bán buôn
có chi trong rổ chợ buồn chiều nay
tìm đường vượt biển đêm mai
trắng tay, trắng dã mặt mày mẹ con
*
tháng Tư, ra biển ngoái nhìn
quê hương bỏ lại, phận mình nổi trôi
đi mà đau một kiếp người
vái anh hai lạy, để rồi...lưu vong

đông hương
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.03.2014 01:06:47 bởi thương yêu >
quê hương em là Huế
quê tim em là anh

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.03.2014 07:48:46
0


(mời bấm lên ảnh để nghe bài hát)  
 https://app.box.com/s/m8wq10jdf9bc3g9cy7wh
 
 
HÃY NHẶT GIÙM CHA ( Chúc Thư Người Lính Mũ Xanh )
sángtác|trìnhbày dzuylynh | album ThángTư.Em.Nỗi buồn

- kính dâng Mẹ Việt-Nam -
- thân tặng hương linh mũxanhCaoxuânHuy -
( cho các con kh.duy-k.long-th.lan-ng.lan-trieuam-
cho tuổi trẻ ViệtNam quê nhà và Hải Ngọai tha hương )

hãy nhặt giùm cha chinh y, giày trận
súng, đạn, thẻ bài, nón sắt, ba lô
hãy lấp quân trang cho đầy huyệt mộ
thịt hộp, cá khô, gạo sấy, bản đồ

hãy nhặt giùm cha poncho, áo giáp
claymore, lựu đạn, hỏa pháo, lưỡi lê
con hãy đứng lên mà lau khô hạt lệ
chờ đợi một ngày sau sẽ có lúc trở về

hãy nhặt giùm cha cọng rơm ngọn rạ
bông lúa chín vàng và tiếng chim ca
linh khí non cha và hồn thiêng sông mẹ
để thương tiếc quê hương một thuở an hòa

hãy nhặt giùm cha tuổi thơ con đã mất
khi giặc hung tàn từ Bắc vô Nam
bao thịt nát xương tan, bao máu lệ chan hòa
ngày tổ quốc bi thương nhuộm màu tang trắng

hãy nhặt giùm cha mảnh dư đồ rách
là xương máu cha anh đã nhuộm thắm sử xanh
con gói lại chưng trên bàn thờ quốc tổ
để một sớm mùa xuân hồn cha sẽ trở về...

để lật lại từng trang... từng trang quân sử
để nuốt lệ tri ân những anh hùng vị quốc vong thân
con hãy nhặt cho cha những điêu tàn chứng tích
và thảm cảnh kinh hòang vào Tháng Tư Đen

hãy nhặt giùm cha ánh đuốc đất người
sau này con về thắp lại lửa quê hương
hãy khắc cốt ghi tâm nỗi hờn mất nước
để ngày kia cha có thác cũng ngậm cười...

dzuylynh. 29/3/1975-29/3/2014 _ 39 năm QuảngNam thất thủ  
<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.03.2014 01:01:42 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 31.03.2014 07:28:42
0


download
https://www.box.com/s/0sev85cdvf6pkceohs1j

Lâu, hôm nay em về thăm phố
Cuối tháng tư mây đen đan kín bầu trời
Chuyện quê hương nói hết một đời
Vẫn còn đó, nỗi đau của người viễn xứ...

( thơ Tóc Nâu )

CÒN ĐÓ NỖI ĐAU ...

Lâu lắm rồi em chưa về thăm phố
SàiGòn ơi ! Sao nỗi nhớ đục trùng khơi...

Cuối Tháng Tư mây đen đan kín bầu trời
Chuyện quê hương dẫu nói hết một đời
Vẫn còn đó nỗi đau người viễn xứ
Vẫn còn đó Nỗi Đau Người Viễn Xứ!

Lâu lắm rồi em chưa về thăm phố
Saigon mình trơ lại những mộ bia
Khắc ghi sâu tội ác kẻ vô thần
Cho thương tiếc, khổ đau, và bi hận!...

...Và hôm nay em trở về thăm phố
Hạt mưa buồn lâu qúa vẫn chưa khô
Vẫn còn đó Nỗi Đau Máu Đỏ Da Vàng
Vành tang trắng phủ quanh ngày Quốc Nạn!

Quê Hương ơi bao giờ hết điêu tàn?
Cho nỗi nhớ quặn đau năm tháng tha hương!
Đề đêm đêm thao thức đếm canh trường
Chờ cho đến mai này mùa Xuân trở lại
Chờ cho đến mai này mùa Xuân trở lại!
Cho ngày về Cờ Vàng rực rỡ tung bay
Tay cầm tay mừng vui nước mắt tuôn trào
Biết bao giờ? Hay chỉ còn đọng lại nỗi đau?!?
Biết bao giờ? Hay chỉ còn đọng lại nỗi đau?!?

Sẽ có ngày Sàigòn trở lại không lâu
Sẽ có ngày không còn đọng lại nỗi đau!
Để em tôi thôi buồn thôi nhớ
Và quê hương trở lại ngày xưa
Phải không em? phải không em?
Phải không! Phải không?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.03.2014 07:31:10 bởi dzuylynh >

SongHuong
  • Số bài : 400
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.10.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 31.03.2014 21:06:08
0
TỰ KHÚC ĐÊM
( Viết cho con )
Ba lại về viết thao thức vào đêm
Những con chữ ngã nghiêng mùa giông bão
Những con chữ tròn nỗi lo cơm áo
Và những điều không thể tỏ cùng ai

Đêm dùng dằng con chữ cứ phân hai
Nữa mơ hồ ngày mai con lạc lõng
Nữa mong manh giữa đời như bong bóng
Tự dối lòng … đêm bỗng hóa chông chênh

Tự khúc ru lòng ba viết vào đêm
Có dòng sông Thu bên bồi bên lỡ
Có bóng nội chiều còng lưng ngược gió
Ngóng con xa mờ tỏ phía chân trời

Tự khúc đêm ba không viết bằng lời
Ba con viết bằng nữa đời xa xứ
Giữa đục trong chẳng lệch dòng câu chữ
Lời nội giờ ….ba gởi lại cho con

Rồi mai này chân lội suối trèo non
Có thể đau nhưng đừng quên con nhé
Bàn chân ba cũng một thời trai trẻ
Để bây giờ …. Tự khúc gởi vào đêm
Huế cuối tháng 3/2014
Sông Hương


<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.03.2014 21:08:45 bởi SongHuong >
Nén lòng tôi với tri âm
Nén thương nhớ gởi xa xăm một người

vosan
  • Số bài : 6
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 28.08.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 31.03.2014 21:18:07
0
 
       

Midi file: 
https://app.box.com/s/dha1t6kpth991vcppxdi
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.04.2014 16:20:24 bởi vosan >
Attached Image(s)

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.04.2014 00:29:30
0
1975-2014 THÁNG TƯ ĐEN 39: ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 



Kẻ Thù Trước Mặt Và Kẻ Thù Sau Lưng!


Dân oan biểu tình ngày 26/3/2014 tại SG

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 192 (01-04-2014)
 
Trong cả hàng ngàn năm tồn tại, dân tộc Việt Nam luôn có một kẻ thù trước mặt, một kẻ thù hùng mạnh hằng nuôi mộng thôn tính dải đất hình chữ S để tiến xuống Đông Nam Á. Chính vì thế, lịch sử nước Việt chủ yếu là lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc này. Công lao của các minh quân ái quốc, các anh hùng dân tộc chủ yếu là ý thức sắc bén về hiểm họa Đại Hán và hành động quyết liệt ngăn giặc Tàu chui qua Nam Quan ải và xâm nhập Bạch Đằng giang.
 
Sau chiến thắng của Mao đảng, các lân bang Trung Hoa như Mông Cổ, Mãn Châu, Tây Tạng, Hồi Hồi lần lượt bị thôn tính, và Việt Nam (lẫn Thái, Miến, Miên, Lào…) đều nằm trong kế hoạch bành trướng của Trung Nam Hải. Là một lãnh tụ chính trị ở miền Bắc lúc ấy, lẽ ra Hồ Chí Minh, kẻ từng viết “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, phải hiểu hơn ai hết về ý đồ tối tăm tàn độc của người Tàu, một ý đồ càng tàn độc và tối tăm hơn bởi “tinh thần cộng sản” (là tinh thần bá chủ thế giới).Trong cả hàng ngàn năm tồn tại, dân tộc Việt Nam luôn có một kẻ thù trước mặt, một kẻ thù hùng mạnh hằng nuôi mộng thôn tính dải đất hình chữ S để tiến xuống Đông Nam Á. Chính vì thế, lịch sử nước Việt chủ yếu là lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc này. Công lao của các minh quân ái quốc, các anh hùng dân tộc chủ yếu là ý thức sắc bén về hiểm họa Đại Hán và hành động quyết liệt ngăn giặc Tàu chui qua Nam Quan ải và xâm nhập Bạch Đằng giang. 
 
Khốn nạn thay, chính Hồ Chí Minh lại là kẻ đầu tiên trong lịch sử dân tộc từ trên ngai vàng bước xuống mở toang cửa nước, ôm lấy kẻ thù, gọi nó là thầy là anh và rước nó vào giữa lòng đất Việt. (Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống đã chỉ theo Tàu trong hoàn cảnh sợ bại trận và bị bại trận). Từ đó kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc mặc sức tung hoành với sức mạnh tàn sát người Việt qua cuộc Cải cách ruộng đất (dưới sự điều khiển của cố vấn Tàu và bắt chước Thổ địa cải cách), tàn phá văn hóa dân Việt qua vụ Trăm hoa đua nở (học đòi Bách gia tranh minh của Mao chủ tịch), cướp đoạt sơn hà nước Việt qua Công hàm bán nước (tán thành Tuyên bố Chu Ân Lai), xâm nhập dần lãnh thổ Việt và trói buộc dần lãnh đạo Việt qua chương trình viện trợ người và của cho “cuộc chiến đánh Mỹ cứu nước” (vì Nga và Tàu, như lời thề của Lê Duẩn).
 
Sau 1975, kẻ thù trước mặt ngày càng sát mặt hơn nhờ hiệp định biên giới (1999) và hiệp định lãnh hải (2000) giao thêm rừng thêm biển của Tổ quốc cho nó. Chưa hết, đứa con hoang của Hồ Chí Minh (theo dư luận đồn đoán) là Nông Đức Mạnh, trong vai trò Tổng bí thư đảng, dù chưa tham khảo ý kiến các nhà khoa học, kinh tế, văn hóa, quân sự, năm 2008 đã tự tung tự tác ký kết với Tàu cộng một bản tuyên bố chung ghi rõ: “…Hai bên tăng cường hợp tác trong các dự án như: Bôxit Đắc Nông, các dự án thuộc khuôn khổ ‘Hai hành lang, một vành đai kinh tế’ và các dự án lớn khác….”. Đúng là cha nào con nấy! Được đà, Nguyễn Tấn Dũng, với vai trò thủ tướng Việt kiêm thái thú Tàu, cũng hùng hồn tuyên bố: “Bôxit là chủ trương lớn của đảng”!?! Một chủ trương nay gây thảm họa to lớn về kinh tế và môi trường, gây nguy cơ nghiêm trọng về quốc phòng và an ninh. Bắt chước các thủ trưởng của mình, lãnh đạo các tỉnh từ Nam chí Bắc (có lẽ cũng chưa bao giờ học lịch sử vì đa phần từ trên trâu nhảy xuống, chạy vào rừng, ôm lấy khẩu AK đi ra và leo lên ghế quyền lực) hồ hởi phấn khởi cho tặc Hán thuê mướn 300 ngàn hecta rừng đầu nguồn và rừng quốc phòng nửa thế kỷ; xây dựng phố thị thôn làng ở Hạ Long, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắc Nông, Bình Dương… thành những tô giới, biệt khu mà ngay nhà cầm quyền Việt cũng không thể xâm nhập; khai thác các loại mỏ ở Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Thuận… làm cho đất nước giờ cạn kiệt khoáng sản. Đặc biệt nhất, nhờ tình sâu nghĩa nặng biểu hiện qua “16 chữ vàng, 4 chữ tương, 4 chữ tốt”, qua “hội nghị Thành Đô 2” năm 2012 với sự hợp tác toàn diện (chưa từng có trong lịch sử nhân loại), kẻ thù của Dân tộc đã ung dung xây dựng cảng kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) từ năm 2006 và đang tiến hành xây dựng cảng kinh tế Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị).
 
Theo tường thuật của các nhân chứng, “Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã được cầm quyền ĐCSVN bán cho Trung Quốc hơn 80 km2 thành khu căn cứ riêng mà chỉ có chức sắc Tỉnh ủy và Trung ương Đảng mới có thể được cho vào. Trung Quốc xây tường và nhà cao tầng dọc quốc lộ 1 từ Kỳ Anh đến Cẩm Xuyên hơn 20 km, chiếm hoàn toàn biển phía Đông quốc lộ 1, để làm gì cũng không ai được biết. Dân Kỳ Anh mất đất, không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh niên, trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy gọi khách đi xe bắc Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm. Đất ở, đất ruộng, cả mồ mả cha ông… nay ĐCS bán cho Tàu rồi. Được trai Tàu lấy làm vợ là mơ ước của gái Kỳ Anh ngày nay, vì đi làm điếm còn khổ hơn. Người Trung Quốc ở Kỳ Anh không cần theo luật CHXHCNVN là đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, còn được công an cười chào thân thiện. Người Kỳ Anh mà đi xe máy không đội mũ thì chỉ có đi theo ông Trịnh Xuân Tùng – Hà Nội thôi”. Tại cảng Cửa Việt hiện thời cũng xảy ra tình trạng tương tự. Rồi theo đánh giá của các chuyên gia, với những hiện tượng như thế, hai cảng kinh tế Vũng Áng lẫn Cửa Việt có nguy cơ trở thành cảng quân sự của Tàu cộng và cùng với căn cứ hải quân Du Lâm của Trung Quốc, dành cho tàu ngầm, nằm ở thành phố Tam Á, cực nam đảo Hải Nam (mối lo của các nước ASEAN), làm thành một tam giác chắn ngay cửa ngõ vịnh Bắc Bộ. “Theo bản đồ, từ Du Lâm đến Vũng Áng và Cửa Việt, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km, trong khi khoảng cách giữa Vũng Áng đến Cửa Việt theo quốc lộ 1A là 190 km. Ba đỉnh này tạo thành một tam giác; và với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm lẫn tàu chiến, Trung Quốc rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực Vũng Áng và tỉnh Quảng Bình, kể cả đường bộ và đường biển. (Nên nhớ Quảng Bình, nơi nằm giữa Vũng Áng và Cửa Việt, là vùng đất hẹp nhất trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, bề rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên giới Việt-Lào)”. (Trích Nguyễn Hữu Quý, Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?). Sở dĩ kẻ thù trước mặt của Dân tộc ngày càng sát mặt, sát nhà, sát cửa VN (mà trong lịch sử chưa từng có kể từ Ngô Quyền), đó chính là nhờ kẻ thù sau lưng Dân tộc. Gọi nó là kẻ thù sau lưng vì rất nhiều con Hồng cháu Lạc không hề để ý (bởi nó cũng từ bọc trứng Âu Cơ, cũng da vàng máu đỏ, cũng cháu Lạc con Hồng), vì nó luôn tự vỗ ngực “đem lại độc lập cho đất nước”, luôn tự tuyên bố “của dân, do dân và vì dân”, luôn tự khẳng định “đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”, luôn tự cho mình “gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Gọi nó là kẻ thù sau lưng vì khi xuất hiện trước quốc dân, nó toàn nói những lời nồng nàn yêu nước, toàn hứa những điều tốt đẹp vĩ đại; vì khi xuất hiện trước quốc tế, nó toàn trình bày những chương trình phát triển, toàn báo cáo những thành tựu rực rỡ; vì khi ra tay đàn áp dân lành, nó toàn mặc thường phục, đeo khẩu trang, vì khi xử án bất công các nhà dân chủ, nó toàn gán tội hình sự, lỗi phá hoại. Gọi nó là kẻ thù sau lưng vì khi nhân dân trưng ra bằng cớ rành rành về sai lầm và tội ác, nó giả vờ nhỏ vài giọt nước mắt, nói ít lời xin lỗi, hứa kiểm điểm đôi điều; điêu ngoa hơn là trốn tránh trách nhiệm của mình, đổ vấy tội lỗi cho người khác, chuẩn bị đào thoát ra ngoại quốc; hay tàn độc hơn là thủ tiêu đồng lõa để bịt đầu mối, tố cáo ngược để giam cầm người vạch tội, dùng cả hệ thống truyền thông để đổi trắng thành đen, để tự tô son trát phấn là quang vinh, là vĩ đại… Tất cả đã khiến cho hàng triệu con dân Việt vẫn dửng dưng không thấy vấn đề, vẫn thản nhiên chẳng màng nguy hiểm.
 
Kẻ thù sau lưng đó, kể từ Hồ Chí Minh, đã tàn phá cơ cấu làng xã họ tộc làm giềng mối ngàn năm cho xã hội, đã tiêu hủy đạo đức gia phong làm nền tảng vạn thuở cho giống nòi; đã giết chết hàng vạn nông dân giỏi biết làm giàu cho đất nước, đã đày đọa hàng ngàn trí thức lớn biết tô bồi văn hóa Việt. Thế nhưng vẫn có những con người cho đấy là cuộc cách mạng xã hội long trời lở đất! Kẻ thù sau lưng đó đã lôi cả nửa nước vào cuộc thí nghiệm “xây dựng xã hội chủ nghĩa” đầy thất bại và điên khùng, vào cuộc trường chinh “đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào” đầy huyết lệ và vô nghĩa. Thế nhưng vẫn có những con người lấy làm vinh dự được “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Kẻ thù sau lưng đó đã khiến nửa nước còn lại phải sống trong lo âu vì pháo kích vào làng, vì mìn chôn giữa lộ, vì chất nổ trong rạp hát, vì đạn bắn giữa ngày xuân. Thế nhưng vẫn có những con người lấy làm đắc chí được tham gia vào “công cuộc giải phóng Dân tộc”!
 
Kẻ thù sau lưng đó đang nấp dưới một bản Hiến pháp mới gọi là “hình thành từ ý muốn nhân dân” nhưng đè bẹp mọi nhân quyền và dân quyền của đồng bào bằng những độc quyền và ưu quyền của đồng đảng; đang nấp dưới những bộ luật đầy mỵ dân và dối láo, từ Luật đất đai với nguyên tắc lường gạt: “Mọi tài nguyên đất nước đều thuộc về toàn dân”, Luật giáo dục với nguyên tắc phỉnh phờ: “Một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”, Luật báo chí với nguyên tắc gian trá: “Báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân… Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận”…
 
Trong thực tế, kẻ thù sau lưng đó đang lấy từng mảng đất nước dâng cho kẻ thù trước mặt bất chấp sự phản đối của nhân dân như ở Hà Tĩnh và Ninh Thuận trong những ngày này; đang sách nhiễu, giam cầm, truy tố, đầu độc các công dân dám phản đối kẻ thù trước mặt như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Nguyễn Xuân Nghĩa, Bùi Minh Hằng, Đinh Đăng Định hiện nay…, đang xóa bỏ ký ức, đục bia kỷ niệm, cấm cản truy điệu những công dân đã bị kẻ thù trước mặt sát hại trong các cuộc xâm lược một thời; đang tìm cách ru ngủ công dân bằng những giáo khoa sử thiếu sót, những lối nói tránh né, những thái độ bạc nhược, những lời lẽ tâng bốc tình hữu nghị đối với kẻ thù trước mặt, và với tình trạng dân Tàu được để cho vào nước tràn lan, có thể đang chuẩn bị cho kẻ thù trước mặt tiến hành kế hoạch sát nhập như Nga vừa làm tại vùng Crimea bên bờ Hắc Hải.
Việt ngữ có từ “chung lưng đấu cật” để chỉ thái độ đoàn kết hợp tác khi có khó khăn nhiều phía, kẻ thù nhiều mặt. Đây chính là lúc toàn thể người Việt trong và ngoài nước cùng nhau thực hiện điều đó. Hai kẻ thù khốn khiếp của Dân tộc đang chung tay đồng lõa xâm lăng bán nước, lẽ nào chúng ta chẳng chung lưng đấu cật đánh đuổi chúng đi ???

nguồn: Bán Nguyệt San TỰ DO NGÔN LUẬN

<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.04.2014 02:32:41 bởi Phù vân >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.04.2014 08:58:18
0
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA

* " VINH DANH "  CHIÊU ĐÃI VIÊN HÀNG KHÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT-NAM
* CHÁU HƯ BÁC CHỒN - DU HỌC SINH CHXHCNVN VÀ ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ CỦA LÒAI ĐƯỢI : PHÁT HUY SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN KỸ THUẬT ĂN CẮP VẶT !
 
Nhân chuyện báo chí trong và ngoài nước đăng tin cô tiếp viên trẻ đẹp của hàng không Việt Nam chuyển đồ ăn cắp.

Người Việt…. ăn cắp!
 
Kẻ bênh thì “Chỉ là môt thiểu số thôi chứ có biết bao nhiêu cái tốt của người Việt sao không thấy nói”. Người chống thì:“Cái gì cũng vừa vừa phải phải, chiếm 40% trong tổng số 100% về thành tích ăn cắp thì không biết nhục à?”. Chuyện qua chuyện lại và nổ lớn trên đài BBC, trên báo chí trong ngoài nước, trên các mạng cá nhân FaceBook suốt dạo này là vì….

Ngày 27/2 vừa qua, tự nhiên cái tờ báo “phải gió” Sankei (đứng hàng thứ 5 trong các đại nhật báo tại Nhật) lại đưa 2 bản tin đầy nhức nhối: cảnh sát Nhật phát lệnh bắt một tiếp viên hàng không Việt Nam vì nghi ngờ chuyển đồ ăn cắp. Trước khi vào chuyện xin tóm tắt về mẩu tin “phải gió” này.
 
Cuối năm ngoái, cảnh sát đã bắt giữ 4 thanh niên Việt Nam trạc tuổi hai mươi mấy đã “chôm” những mỹ phẩm nổi tiếng của Nhật như Shiseido và quần áo của hãng Uniqlo tại các cửa tiệm trong thành phố Tokyo. Theo lời khai thì những “hàng hóa” này đã được gửi đến nhà 1 phụ nữ Việt Nam 30 tuổi. Đầu năm nay, cảnh sát đã bắt giữ luôn người phụ nữ này vì sau những cuộc điều tra thì biết là người này đã đóng gói và gửi các đồ ăn cắp đến một khách sạn gần phi trường Narita, nơi các tiếp viên nghỉ tạm đợi chuyến trở về. Theo dõi một thời gian, cảnh sát đã thấy có những thùng hàng ghi tên địa chỉ người nhận là các tiếp viên hàng không, sau đó thì những thùng hàng trở thành thùng không được vứt tại các bãi rác, còn “nội dung” trong thùng thì “nằm gọn” trong hành lý của các tiếp viên. Vì là nhân viên phi hành đoàn nên sự kiểm soát hành lý không chặt chẽ, phần lớn chú ý vào ma túy, vũ khí nên các món hàng này trót lọt và định kỳ bay về “quê hương” yêu dấu. Hà Nội 36 phố phường là một trong những nơi trưng bày những loại hàng này nhiều nhất.
 
Một nhân viên ngoại giao người Nhật cho biết ông thấy những món hàng này còn để nguyên bảng giá, và ông này biết ngay là đồ ăn cắp, vì ở Nhật sau khi mua hàng, tất cả các bảng giá đều được tháo ra.
Mỹ phẩm Nhật Bản rất được người Việt yêu thích, năm 2013 Nhật đã xuất cảng sang Việt Nam 534 tấn hàng mỹ phẩm, tăng 5 lần so với 10 năm về trước và bị đánh thuế 10% nên những món hàng ăn cắp được nồng nhiệt chiếu cố vì giá…..quá bình dân.

Theo thống kê của sở Cảnh Sát thì năm 1998 cả tòan quốc có 247 vụ người VN ăn cắp, năm 2012 có 999 vụ, nửa năm đầu của năm 2013 có 401 vụ, chiếm 40% các vụ ăn cắp của toàn thể người ngoại quốc .

Bình thường thì tôi không quan tâm vì thực ra, chuyện người Việt ăn cắp đã có lâu lắm rồi, chẳng có gì là mới lạ, con số phần trăm lúc đó cũng rất ư là khiêm nhượng khi so sánh với các nước bạn “láng giềng”, lần này thì thú thật: “lạnh mình” với con số 40% nên xin “góp với bao la” một chút về “Lịch sử ăn cắp của người Việt Tại Nhật”. Tôi không phải là nhà tâm lý học chuyên phân tích, tôi cũng không phải là kẻ “thẩm quyền” để luận tội bất cứ ai, tôi chỉ là một người bình thường nghĩ rất đơn giản: Ăn cắp là chuyện xấu, dứt khoát không nên và lẽ dĩ nhiên ăn cắp trong tình trạng không cần phải ăn cắp… như ở Nhật thì càng không tha thứ.
 
Kể từ khi người Việt được chấp thuận định cư (1981), người tị nạn từ các trại Đông Nam Á như Mã Lai, Hồng Kông, Thái Lan, hoặc đang tạm trú tại các trại tị nạn tại Nhật được chính phủ đưa vào 3 “trung tâm xúc tiến định cư” tại 3 địa điểm: Yamato (Kanagawa), Shinagawa (Tokyo), Himeji (Hyogo). Tại đây, mọi người sẽ qua một khóa huấn luyện tiếng Nhật, học cách hòa nhập vào đời sống Nhật, nhanh thì 6 tháng và lâu thì 1 năm. Sau khi học xong, trung tâm xúc tiến sẽ tìm công việc thích hợp và sẽ bắt đầu cuộc sống tự lập. Người Việt đã có mặt trên toàn nước Nhật.

Tệ nạn ăn cắp… bắt đầu từ đây.
 
Có 5 đối tượng mà “phe ta” thường nhắm tới:
1/ các máy pachinko
2/ các cửa hàng tạp hóa, quần áo, mỹ phẩm, đồ điện v.v… 
3/ các máy tự động bán nước ngọt, thuốc lá 
4/ các loại xe gắn máy, xe ủi, máy cày….
5/ móc túi
Đối tượng (1) thì chỉ một mình là đủ, còn (2), (3), (4) và (5) thì phải có người “hiệp lực” thế là những “nhóm” được thành hình “hoạt động” song song với “cá thể”

Tại các cửa hàng.
 
Ngoại trừ những trường hợp chôm cho riêng mình xài, còn những “hàng” lấy được sẽ qui tụ về một mối, rồi từ đó sẽ “chia sẻ” cho “đồng hương xung quanh”, “đồng bào ruột thịt ở quê nhà” hoặc “những nước bạn hữu nghị” với giá phải chăng.
Lấy một trường hợp điển hình cho dễ hiểu: giả thử một bao gạo 10 ký, giá thị trường 4000 Yen, sẽ có người thu mua với giá 2500-2800 yen, rồi người này để lại cho “đồng hương” với giá 3000. Hình thức “chia sẻ” này tại các chung cư qui tụ nhiều người Việt rất phổ biến. Camera, máy chụp hình, thuốc cao salonpas v.v… cũng được phân phối tương tự.

Chôm xe gắn máy.
 
Thuở đó, Việt Nam quê nhà ta Honda dream rất nổi tiếng, mua theo giá nhập cảng chính thức thì quá mắc, thôi thì ta mua chui vậy. Nơi cung cấp hàng 100% không đâu khác hơn là từ Nhật Bản. Cứ 2, 3 tên một nhóm, mướn một chiếc xe hộp xung quanh được bao phủ bằng bạt, không thể nhìn thấy bên trong có những gì, rong ruổi trên khắp nẻo đường, cứ thấy Honda dream thì dừng lại và hì hục đưa lên xe, còn những loại khác thì “có cho ông cũng đéo lấy” (quân ta dán miếng giấy có nội dung này trên một chiếc xe không phải dream mà người viết đã chứng kiến tận mắt). Ngoài ra, còn xe Harley cũng rất là ăn khách. Có một dạo nạn mất Harley tại Tokyo đã lên đến mức báo động. Bộ Cảnh sát nhập cuộc và bắt được không biết bao nhiêu nhóm hầu hết là “quân ta”.
 
Câu hỏi đặt ra, hàng độc này sẽ tuồn về Việt Nam hay đâu đó bằng cách nào?
 
Xin kể một trường hợp điển hình: “Quân ta” mướn một bãi, xung quang là rừng núi không có nhà cửa, rồi đặt một container hàng chình ình ngay dưới “các tàng cây xanh lá”. Ban đêm, các nhóm cứ rong ruổi khắp nơi, được hàng thì đem đến nơi đã được chỉ định, cất “hàng” vào “tủ”, xong nhiệm vụ, liên lạc với chủ xị: “bữa nay cho vô đó 2 con”, trưa hôm sau thì chủ xị đến check hẹn gặp nhau đâu đó thanh toán tiền nong, rồi “huy động” xe tải chở hàng về bãi khác. Tất cả hàng được “thồn” vào trong tận cùng của một container, còn phía ngoài toàn là “rác”, có nghĩa là những đồ phế thải như TV, tủ lạnh v.v…. Container đầy hàng đó sẽ được chuyển đến bến tàu để xuất cảng về Việt Nam, Hồng Kông…. dưới danh hiệu: hàng phế thải xuất cảng. Hải quan Nhật cũng chỉ kiểm tra cho có lệ, không lẽ phải moi từng thứ một, và hàng cứ thong dong vượt đại dương. Đã có “bỏ nhỏ” liên lạc trước nên khi thuyền cập bến quê nhà, sẽ có người chờ sẵn làm mọi thủ tục nhận lãnh đưa về nơi an toàn rồi phân phối đi khắp nơi.

Máy bán đồ tự động (Rút máy)
 
Đối với các máy tự động thì quân ta học được “kỹ xảo” nghe nói từ Trung Quốc. Dùng một giấy bạc 1000 yen cắt làm 3, xong nối lại bằng băng keo, một đầu có gắn một sợi giấy để kéo ra kéo vào. Ban đêm, quân ta tìm đến những máy tự động vắng người. “Mày canh, tao rút”, chia nhiệm vụ xong xuôi. “Tao” sẽ cho tờ giấy bạc vào nơi bỏ tiền và kéo ra kéo vào cho đến khi hiển thị số tiền trên máy, từ đó ta rút lại “đồ nghề” cất vào túi và bấm vào món hàng ta muốn lấy, chẳng hạn một lon coca giá là 120 yen, máy sẽ cho ra một lon coca cùng 880 tiền thối. Rồi ta cứ lập đi lập lại cho đến khi máy hết tiền thối. Xong 1 máy, đôi ta lại đi tìm con mồi khác. Cách đây vài chục năm, đã có một bài báo phân tích về “mánh mung” này sau khi bắt được mấy người Việt Nam đang “hành nghề”, cũng có một bài báo khác loan tin bắt được vài người Việt vì tội “rút máy”, nhưng không bắt lúc hành nghề mà phát giác lúc đương sự vào ngân hàng đổi từ tiền đồng sang tiền giấy, hình như là 500,000 vừa tiền 100, 10 yen (5000 miếng). Ngân hàng thấy khả nghi vì đổi quá nhiều, nên báo cho cảnh sát và câu chuyện bại lộ.
 
Các hãng bán nước, bán thuốc lá…. bằng máy tự động không những thiệt hại vì mất tiền, mất đồ mà còn mất tiền để thay toàn bộ máy, chứ nếu không thì lại có ngày lãnh đạn tiếp.

Pachinko.
 
Pachinko là một trò giải trí của Nhật hầu như người nào cũng đã nghe qua dầu chưa “thử” bao giờ. Nó là một chiếc máy, bên trong lồng kính được trang hoàng đủ kiểu trông rất bắt mắt. Trước hết, bạn phải bỏ tiền ra để mua những viên bi. Sau cho bi vào hộc bi và vặn cần, bi sẽ “tung bay” trong lồng máy. Nếu bi lọt vào lỗ trong lồng kính làm các đóa hoa nở rộ, thì bi sẽ tuôn ra nhiều hay ít tùy theo lỗ chính hay lỗ phụ. Nếu may mắn mà bạn thắng có nghĩa là “đả chỉ” (máy không còn bi để tuôn ra nữa) (1 máy giới hạn 5000 viên, có nơi vô hạn), bạn có thể dùng những phần bi thắng đổi bất cứ gì bạn muốn, vì trong tiệm Pachinko có chỗ đổi hàng giống ý như một siêu thị nhỏ, cái gì cũng có. Hoặc không muốn đồ thì có thể đổi bi thành tiền, nhưng không được đổi tiền trong tiệm, vì luật Nhật không cho phép, bạn sẽ nhận được một vài món tượng trưng như hộp nước hoa, rồi đem hộp này ra ngoài để đổi thành tiền tại một cái chái vừa nhỏ đủ cho việc đổi tiền được đặt ngay gần tiệm. Lẽ dĩ nhiên tiền bạn mua bi để chơi sẽ đắt hơn tiền bạn bán bi. (Thí dụ: 100 yen bạn mua được 25 viên, 1 viên là 4 đồng, nếu bạn bán lại chỉ được hơn 1 đồng chút xíu). Lẽ thường thì chơi trò này thì mang đầu máu nhiều hơn là thắng, vì chỉ là hình thức giải trí. Pachinko là kỹ nghệ chính phủ Nhật thu thuế nhiều nhất không thua gì thuốc lá, rượu bia. Tuy thế đối với….. quân ta, nhất là thầy của quân ta là Trung Quốc, “mày” có tinh vi tới đâu “tao” cũng có cách trị.
 
Nguyên tắc thắng là làm sao búng cho bi vào lỗ và hoa nở thì bi sẽ ào ra. Thế thì chỉ việc tìm cách chận không cho hoa đóng lại là xong thôi. Dễ quá mà. Đầu tiên các sư phụ dạy phải dùng đồ nghề là 2 miếng sắt mỏng, 1 miếng dùng để mở và 1 miếng dùng chặn không cho đóng vào. Lừa lúc không ai để ý, nhanh tay đút 2 cái cây vào khe hở dưới hộc đựng bi. Nếu set đúng thì bi ào ra như suối, chỉ vài phút là đèn đỏ báo động máy “thua”. Nhưng kiểu này phải cao tay lắm chứ không thì dễ bị lộ. Có bao nhiêu “dân chơi” đã bị múm vì trò này. Đến một dạo, có một loại máy mới ra đời, và máy chỉ có 1 lỗ. Nếu bi vào lỗ này thì coi như máy sẽ “thua” phải nhả hết phần đạn trong máy. Máy tên là “nhất phát” (Ippatsu 一発). “Mánh lới” dùng đồ nghề trở nên vô dụng. Không biết có ai dạy hay do quân ta nghĩ ra một phương pháp mới: “dùng nước miếng”, quân ta vừa chơi vừa nhai kẹo cao su để cho có nhiều nước miếng, cứ vài phút lại “nhổ” vào tay một bãi rồi trải đều lên dàn bi nằm trong hộc, khi viên bi búng lên dính nước miếng chạm điện sẽ chạy lung tung và xác xuất lọt vào lỗ rất cao và thế là máy K.O. Cứ một tiệm làm chừng vài máy xong ta đi tìm tiệm khác có máy tương tự.

Ở Kanto hết chỗ làm ăn vì tiệm đã đổi máy, quân ta di chuyển xuống Kansai hoặc đến tít cả miền Bắc nước Nhật để tìm loại máy tương tự. Mướn một chiếc xe và một người tài xế chở 4 “búng thủ” đi khắp nơi tìm tiệm. “Lương” của tài xế (cũng người Việt Nam) rất ư là hậu hĩnh, bao ăn bao uống, bao ở mà hầu như toàn là khách sạn trong vòng 1 tháng, nếu thắng lớn sẽ trên dưới 500,000 ngàn. Còn thu nhập của các “búng thủ” thì chắc phải thêm một số 0 nữa Trò “nước miếng” này đã bị lộ khiến Hiệp Hội Pachinko đổi toàn bộ các thiết kế khiến các dân chơi không dở trò được nữa.

Móc túi.
 
Có những toán móc túi chuyên nghiệp từ Việt Nam sang, cư ngụ tại các khách sạn nằm trước các nhà ga lớn hoặc có đường Shinkansen, rồi “len trong đám chợ đông người” dở trò móc túi. Quả thật, mấy tay này siêu thật. Chỉ một chuyến ra quân như vậy cũng tìm được vài chục cái ví, trừ hết chi phí, ăn chơi thoải mái còn đem về “quê” một số tiền khá lớn.
 
Theo thống kê của Sở Cảnh sát, những trò trên đây chỉ ở mức độ mà một nhà chuyên môn nói là một hiện tượng tự nhiên của xã hội. Nhưng kể từ năm 2000 trở đi, lúc số người Việt đến Nhật với tư cách nghiên cứu sinh, du học sinh càng ngày càng tăng thì những trò ăn cắp nhất là tại các cửa tiệm đã tăng lên và mấy năm gần đây đã lên đến mức 40%. Tính cách làm ăn sẽ qui mô hơn vì có sự tiếp tay của các người có điều kiện ra vào nước Nhật nhiều lần trong đó không ít là tiếp viên của hãng hàng không Việt Nam.
 
Tờ báo Sankei chỉ đề cập sơ qua về những hàng được Việt Nam mến chuộng là Shiseido, Uniqlo, nhưng thực ra danh sách dài lắm từ mỹ phẩm, thuốc tây, đồ điện. Bên nhà sẽ đặt hàng và bên này sẽ cung cấp và các ông các bà hay đi đi về về sẽ là người chuyển lại ăn hoa hồng. Tất cả đều giao thiệp trên email, skype v.v….
 
Hẳn quí vị còn nhớ vào cách đây gần 5 năm, ngày 17/12/2008, cảnh sát Nhật bắt quả tang phi công phụ Đặng Xuân Hợp khi toan tính đem mớ hàng ăn cắp về VN. Sau gần 3 tuần điều tra, ngày 9/1/2009, Đặng Xuân Hợp đã bị viện kiểm sát của Nhật khởi tố. Trong quá trình điều tra, ĐXHợp đã “thành khẩn” nhận tội và còn khai thêm: biết được job béo bở này qua sự .... giới thiệu của một cấp trên và không phải chỉ có mình mà hầu như tất cả các đồng nghiệp tôi đều “nhất trí” với job thơm phức này. Cũng theo lời khai thì ĐXHợp, ngoài vụ vận chuyển 27 món hàng trộm cắp từ sân bay Kansai về VN vào tháng 7-2008, Đặng Xuân Hợp từng vận chuyển khoảng 30 máy video cassette kỹ thuật số và một số hàng hóa khác về VN bằng đường hành lý xách tay vào cuối tháng 1-2008 và còn... nhiều nhiều nữa.

Từ lúc Nhật Bản có chế độ thâu nhận tu nghiệp sinh sang Nhật để học nghề, thì số người muốn đi rất nhiều, lý do chính là vì kinh tế, lẽ dĩ nhiên cũng có lý do là muốn học nghề. Để được một visa vào Nhật, những người này thường qua một cơ quan trung gian, cơ quan này sẽ giới thiệu cho một công ty Nhật và làm mọi thủ tục cần thiết. Ngoài thủ tục “đầu tiên”, nhiều người phải cầm nhà cầm cửa để bảo đảm mình sẽ quay về.
 
Sang đến Nhật làm việc với tư cách học nghề thì mức lương rất khiêm tốn, có tiện tặn lắm cũng chỉ đủ xài cho mình, vì thế dù biết sẽ bị mất số tiền thế chân, có nhiều trường hợp giữa đường đứt cánh, trốn ra ngoài làm việc hoặc tham gia vào các nhóm ăn cắp vì dù sao thu nhập cũng cao hơn so với tình trạng tu nghiệp sinh. Không bị bắt giữa chừng thì cố gắng ở càng lâu thì tiền càng nhiều, về nhà dư sức chuộc.
 
Còn du học sinh thì còn thê thảm hơn, qua những trung tâm môi giới quảng cáo rầm rộ bố láo bố lếu đầy dẫy tại Việt Nam nào là: đến Nhật vừa đi làm vừa đi học sỉu sỉu cũng kiếm trên 10 lá, nào là mùa hè, mùa đông nghỉ dài thì thu nhập trở thành gấp đôi, gấp ba. Thế là bố mẹ chạy đây chạy đó để con mình xuất dương du học, vừa học cho mình, vừa giúp cho gia đình. Nhưng sang đến nơi thì vỡ mộng, muốn tìm được số tiền như lời quảng cáo thì phải làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, về đến nhà thì đừ người sức đâu mà học rồi ngày đến trường cứ lần lần thưa thớt đưa đến tình trạng không tham dự đủ giờ học và sở nhập quốc sẽ không gia hạn cho ở tiếp. Thế là con đường tham gia vào các nhóm ăn cắp chỉ… thêm một bước là tới.
 
Trên đây chỉ là một mảng của chuyện xấu: chuyện ăn cắp (setto- 窃盗), còn nhiều mảng khác khá trầm trọng như việc buôn bán ma túy, nghiện ngập, kết hôn giả, làm hôn thú giả để nhập cảnh Nhật hoặc dùng bằng lái xe giả…. đang là tầm ngắm của sở cảnh sát và sở nhập quốc, vì nói ra thì quá dài, xin hẹn một dịp khác.
 
Một người bạn Nhật coi như trong gia đình khi đọc bài báo Sankei hỏi tôi: “Tại sao lại có tình trạng ăn cắp của người Việt như thế này?" Hơi quê, tôi định trả lời: Tại vì cửa hàng Nhật dễ ăn cắp quá, nhưng kịp ngưng lại vì nhớ lại trong một phiên tòa ở Việt Nam nghe nói vào năm ngoái, khi ông tòa tuyên án tử hình một bị cáo về tội cướp của rồi còn chặt tay nạn nhân, thì mẹ và chị bị cáo bù lu bù loa chửa đổng:“Ai biểu đeo vàng nhiều làm chi để nó nổi lòng tham, rồi bây giờ tử hình nó”
 
Thú thật tôi không biết trả lời sao, ngoại trừ điều tôi suy nghĩ: cách trồng người, dựng người của cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ta bây giờ đã như một chiếc xe lao xuống dốc không phanh.
 
Trước khi chấm dứt bài này, xin kể quí vị một câu chuyện vui không liên quan đến chuyện ăn cắp nhưng có dính dáng đến các tiếp viên hàng không Việt Nam.

Muốn gì cũng có.
 
Tôi biết có một người mà đã từng dịch cho anh ta khi anh ta gặp tai nạn xe cộ, đang sống ở Gunma, nơi người lao động, tu nghiệp khá nhiều. Vài năm trước tôi tình cờ gặp lại anh ấy. Nói chuyện chào hỏi xong, anh ấy hỏi tôi:
- Bác còn nhớ thịt chó không?
 
Sự thực thì lúc còn ở bên nhà tôi cũng có ăn, nhưng bây giờ thì thấy ghê ghê làm sao ấy. Nhưng tôi hỏi tới:
- Ông lấy đâu ra ở Nhật, mấy ông bắt chó rồi làm à?
 
- Không, thế thì bác quê quá, bây giờ bác muốn ăn gì chả có. Chó 7 món: chả chìa, nhựa mận, luộc, nướng, ninh xáo…. nóng hổi thơm phức bác ơi.
- Ông làm sao mà có?
 
- Bác chỉ cần cho nhà em biết trước 2 tuần, em sẽ nhờ mấy cô ấy mang sang.
- Cô nào?
 
- Mấy cô ở Hàng Không Việt Nam đấy.
À thì ra thế. Tôi còn được nghe là có một gia đình làm đám cưới cho con cần vài con heo quay sữa, trầu cau, bánh hỏi thịt quay ….. đều được cung cấp đầy đủ qua ngả này.
@ theo TheHy.


nguồn: email ônggiáo
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.04.2014 15:26:28 bởi Phù vân >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.04.2014 15:28:53
0


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=aY361CSyeNA[/YouTube]

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.04.2014 23:06:00
0
 
                                                       NGÀY CỦA LỄ PHỤC SINH
 
 
Ngày Chúa Nhật Phục Sinh, 2001–2020 
2001: 15 tháng 4
2002: 31 tháng 3 (Tây phương); 5 tháng 5 (Đông phương)
2003: 20 tháng 4 (Tây phương); 27 tháng 4 (Đông phương)
2004: 11 tháng 4
2005: 27 tháng 3 (Tây phương); 1 tháng 5 (Đông phương)
2006: 16 tháng 4 (Tây phương); 23 tháng 4 (Đông phương)
2007: 8 tháng 4
2008: 23 tháng 3 (Tây phương); 27 tháng 4 (Đông phương)
2009: 12 tháng 4 (Tây phương); 19 tháng 4 (Đông phương)
2010: 4 tháng 4
2011: 24 tháng 4
2012: 8 tháng 4 (Tây phương); 15 tháng 4 (Đông phương)
2013: 31 tháng 3 (Tây phương); 5 tháng 5 (Đông phương)
2014: 20 tháng 4
2015: 5 tháng 4 (Tây phương); 12 tháng 4 (Đông phương)
2016: 27 tháng 3 (Tây phương); 1 tháng 5 (Đông phương)
2017: 16 tháng 4
2018: 1 tháng 4 (Tây phương); 8 tháng 4 (Đông phương)
2019: 21 tháng 4 (Tây phương); 28 tháng 4 (Đông phương)
2020: 12 tháng 4 (Tây phương); 19 tháng 4 (Đông phương)

Trong Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục Sinh tất cả rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, Thứ hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nhưng không được quy định tại Hoa Kỳ, ngoại trừ trước kia ở một số tiểu bang, tất cả đã được bãi bỏ từ thập niên 1980.
 
Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ tới nó là những ngày lễ di động, tức chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregory hay lịch Julius (là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó nó dựa trên lịch Mặt Trăng tương tự – nhưng không giống hệt – lịch Do Thái. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh luận.
Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, lễ Phục Sinh được quyết định tổ chức vào cùng một chủ nhật trên toàn giáo hội, nhưng có lẽ chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không may là hiện không tìm thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng). Thay vào đó, việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức lễ Phục Sinh vào chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3. Trong suốt thời Trung Cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo hội Công giáo Rôma dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julius bởi Dionysius Exiguus (không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến thế kỉ 9). Hầu hết giáo hội trên các đảo Anh dùng phương pháp Rôma cuối thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664. Các giáo hội trên lục địa châu Âu ở phía tây dùng cách tính Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne, và cuối cùng họ cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì các giáo hội Tây phương hiện nay dùng lịch Gregory để tính ngày, còn các giáo hội Chính thống Đông phương dùng lịch Julius, nên ngày lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau.
 
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Aleppo, Syria năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không được các thành viên sử dụng.

Vị trí trong năm phụng vụ

Việc mừng Chúa Giêsu sống lại vẫn được cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật. Tân Ước không có đoạn nào nói về lễ Phục sinh của Kitô giáo. Điều này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên. Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Ephesus (Êphêxô), Smyrne... (từ chuyên môn Latinh gọi nhóm này là Quartodecimans = thứ 14) theo sát với truyền thống Do thái giáo, và họ mừng lễ Phục sinh theo ngày 14 tháng Nisan, cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chủ nhật. Họ tưởng niệm ngày Chúa Giêsu chịu chết.
 
Ngược lại Giáo hội Tây phương tại Rôma, Palestine, Ai cập, Hy Lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng lễ Phục sinh vào ngày Chủ nhật vì tin rằng Chúa Giêsu sống lại ngày Chủ nhật. Ngày Chủ nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan của Do thái, hay là Chủ nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một ngày Chủ nhật.
 
Cuộc tranh cãi về việc mừng lễ Phục sinh chứng giám việc cử hành phụng vụ đa dạng tại các vùng khác nhau và nêu lên sự hiểu biết khác biệt về lễ Phục sinh. Khi mừng lễ Phục sinh vào ngày 14 Nisan, các giáo hội Đông phương cũng mừng Chúa Giêsu chết và sống lại, nhưng họ đánh dấu trọng tâm vào cái chết của ông, trong khi đó bên Tây Phương nhấn mạnh vào sự sống lại của ông.
 
Cuộc tranh luận suýt gây ra đổ vỡ giữa hai bên. Vào năm 192, Giáo hoàng Victor quyết định ra vạ tuyệt thông các Giáo hội miền Tiểu Á. Thánh Irênê can thiệp ôn hoà và giáo hoàng này đã rút lại vạ tuyệt thông.
 
Tại Công đồng Nicêa năm 325 do hoàng đế Constantin triệu tập, các Giáo hội Kitô giáo đồng ý tách biệt lễ Vượt qua Do thái giáo và lễ Phục sinh Kitô giáo. Các nghị phụ chấp thuận mừng lễ Phục sinh vào ngày Chúa nhật tiếp theo tuần trăng tròn (14 Nisan) sau ngày Phân xuân.

Kitô giáo Tây phương

Trong Kitô giáo Tây phương, lễ Phục Sinh đánh dấu việc kết thúc 40 ngày chay tịnh – giai đoạn ăn kiêng và sám hối để chuẩn bị cho lễ Phục Sinh bắt đầu vào Thứ tư Lễ Tro và chấm dứt vào khuya Thứ bảy Tuần Thánh.
 
Tuần trước ngày Phục Sinh là tuần rất đặc biệt trong truyền thống Kitô giáo gọi là Tuần Thánh: Chủ Nhật trước đó là Chúa nhật Lễ Lá, và ba ngày cuối cùng trước ngày Phục Sinh gọi là Tam Nhật Thánh, bao gồm: Thứ năm Tuần Thánh (Thứ năm Rửa Chân), Thứ sáu Tuần Thánh (Thứ sáu Tốt Lành) và Thứ bảy Tuần Thánh (Thứ bảy Yên Tĩnh). Chúa nhật Lễ Lá, Thứ năm Tuần Thánh và Thứ sáu Tuần Thánh tập chú và việc tưởng nhớ đến các sự kiện Chúa Giêsu vào thành Jerusalem, bữa Tiệc Ly và Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá. Thứ sáu Tuần Thánh, Thứ bảy Tuần Thánh và Chúa nhật Phục Sinh đôi khi được gọi là Tam Nhật Phục Sinh (hay Tam Nhật Vượt Qua). Ở một số nước, lễ Phục Sinh kéo dài 2 ngày, với ngày thứ hai gọi là "Thứ hai Phục Sinh". Nhiều giáo hội bắt đầu lễ Phục Sinh vào cuối buổi tối ngày Thứ bảy Tuần Thánh với lễ Vọng Phục Sinh hay Canh thức Vượt Qua.
 
Mùa Phục Sinh bắt đầu từ Chúa Nhật Phục Sinh và kéo dài đến lễ Hiện xuống vào 50 ngày sau đó. Trong Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục Sinh tất cả rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, thứ Hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nhưng không được quy định tại Hoa Kỳ, ngoại trừ trước kia ở một số tiểu bang, tất cả đã được bãi bỏ từ những năm 1980. Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ tới nó là những ngày lễ di động, tức là chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregorian hay lịch Julian (là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó nó dựa trên lịch Mặt Trăng tương tự — nhưng không giống hệt — lịch Do Thái. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh luận.Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, lễ Phục Sinh được quyết định tổ chức vào cùng một Chủ nhật trên toàn giáo hội, nhưng có lẽ chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không may là hiện không tìm thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng). Thay vào đó, việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức lễ Phục Sinh vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3. Trong suốt thời Trung Cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo hội Công giáo Rome dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julius bởi Dionysius Exiguus (không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến thế kỉ 9). Hầu hết giáo hội trên các đảo Anh dùng phương pháp Rome cuối thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664. Các giáo hội trên lục địa châu Âu ở phía Tây dùng cách tính Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne, và cuối cùng họ cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì các giáo hội Tây phương hiện nay dùng lịch Gregory để tính ngày, còn các giáo hội Chính thống Đông phương dùng lịch Julius, nên ngày lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau.
 
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Aleppo, Syria năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không được các thành viên sử dụng.Ngoài những truyền thống tôn giáo có liên quan đến hoạt động kỷ niệm sự phục sinh của chúa Jesus, người theo Kitô giáo còn có truyền thống trao nhau những quả trứng Phục sinh, thường được làm từ chocolate. Trứng là biểu tượng từ xưa về sự sinh sản. Có một truyền thống là vào buổi sáng lễ Hiện xuống (một phần của lễ Phục sinh), người ta thức dậy sớm để ngắm mặt trời lên và dùng bữa trưa đặc biệt, như tổ chức một chuyến giã ngoại cho cả gia đình.

Kitô giáo Đông phương


Biểu tượng Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô của Giáo hội Chính thống Nga vào thế kỉ 16

Trong Kitô giáo Đông phương, sự chuẩn bị bắt đầu với mùa Đại Chay. Theo sau chủ nhật thứ năm của mùa Đại Chay là Tuần Lá, kết thúc vào Thứ Bảy Lazarus. Thứ Bảy Lazarus chính thức bế mạc mùa Đại Chay, mặc dù việc ăn kiêng vẫn tiếp tục cho tuần kế tiếp đó. Sau Thứ Bảy Lazarus đến Chúa Nhật Lá, Tuần Thánh và cuối cùng là lễ Phục Sinh hay lễ Vượt Qua (Pascha, Πασχα), và việc ăn kiêng chấm dứt ngay sau Phụng Vụ Thánh (Divine Liturgy). Lễ Phục Sinh theo ngay sau Tuần Sáng (Bright Week), không ăn kiêng trong tuần này kể cả thứ tư và thứ sáu.
 
Phụng Vụ Thánh Vượt Qua nói chung diễn ra vào khoảng nửa đêm, vào sáng sớm của ngày Vượt Qua. Việc đặt Phụng Vụ Thánh Vượt Qua vào nửa đêm bảo đảm rằng không có Phụng Vụ Thánh khác vào buổi sáng, khiến lễ này trở thành "Lễ của mọi lễ" trong năm phụng vụ.

Phong tục và lễ nghi

Một tuần lễ trước lễ Phục Sinh, được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua). Trong tuần này, các giáo hội Kitô giáo tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, cử hành những mầu nhiệm mà Chúa Giêsu đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng ở trần gian. Đối với Kitô hữu, mọi cử hành phụng vụ trong tuần này đều nói lên thái độ đau buồn, nhưng với tâm tình biết ơn vì Chúa đã thương trở nên con người để chịu đau khổ và chịu chết cho nhân loại tội lỗi.


Trứng Phục sinh tại Cộng hòa Séc

Tại nhiều quốc gia Tây Phương, Lễ Phục Sinh bao gồm chủ nhật và thứ hai là ngày nghỉ lễ chính thức. Tại châu Âu, như tại Đức, thêm ngày thứ Sáu Tuần Thánh cũng là ngày nghỉ lễ chính thức, vào ngày này, những nơi vui chơi, rạp hát, tiệm buôn đều đóng cửa để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa.
 
Theo một phong tục cổ từ những người Ai Cập, Ba Tư (Perse) vào ngày Xuân phân (21/03), bắt đầu một năm mới, bạn bè thường trao đổi cho nhau các quả trứng có tô điểm màu sắc, vì coi đó như là điều tốt lành, vì từ trứng xuất hiện lên sự sống.
 
nguồn:wikipedia
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.04.2014 04:23:48 bởi dzuylynh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 06.04.2014 01:57:12
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN


                                                       

Kỷ niệm 35 năm ngày con tàu CAP ANAMUR ra khơi cứu người vượt biển

 
Từ trước đến nay, các Đại Hội CAP ANAMUR đều được tổ chức tại Troisdorf, quê hương của Ts. Rupert Neudeck, người sáng lập Ủy Ban CAP ANAMUR và GRÜNHELME. Năm nay, lần đầu tiên Đại Hội sẽ được tổ chức tại hải cảng Hamburg, nơi xuất phát và trở về của các con tàu CAP ANAMUR và cũng là nơi có Tượng Đài Thuyền Nhân Tỵ Nạn CS đã được khánh thành vào ngày 12.9.2009.

Kính thưa quý vị và các bạn,
 
Cách đây 35 năm – ngày 09.8.1979 – ngày con tàu nhân đạo CAP ANAMUR xuất phát trực chỉ biển Đông để cứu vớt thuyền nhân Việt Nam trốn chạy nạn CS. Từ 1979 đến 1986, các con tàu CAP ANAMUR đã cứu vớt được 11.300 thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam, đại đa số hiện đang sống ổn định và thành công trên nước Đức.
 
Một ĐẠI HỘI CAP ANAMUR sẽ được tổ chức để mừng ngày lịch sử này, đồng thời nói lên lý do sự hiện diện và thành công vượt bực của người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức nói riêng và toàn Âu Châu nói chung.
 
Từ trước đến nay, các Đại Hội CAP ANAMUR đều được tổ chức tại Troisdorf, quê hương của Ts. Rupert Neudeck, người sáng lập Ủy Ban CAP ANAMUR và GRÜNHELME. Năm nay, lần đầu tiên Đại Hội sẽ được tổ chức tại hải cảng Hamburg, nơi xuất phát và trở về của các con tàu CAP ANAMUR và cũng là nơi có Tượng Đài Thuyền Nhân Tỵ Nạn CS đã được khánh thành vào ngày 12.9.2009.
 

Ban Tổ Chức, gồm Ủy Ban CAP ANAMUR e.V./GRÜNHELME e.V. và HỘI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CS HAMBURG e.V., sẽ tổ chức ĐẠI HỘI CAP ANAMUR vào ngày 09.8.2014 tại cảng Hamburg, ngay trước Tượng Đài Tỵ Nạn. Đây là dịp ngưòi Việt TNCS chúng ta biểu lộ lòng biết ơn sâu xa đến Ts. Rupert  Neudeck và chính quyền cũng như nhân dân Đức đã cứu sống, đùm bọc, giúp đỡ chúng ta có được một cuộc sống thành công hiện nay trong Tự Do, Dân Chủ, Nhân Bản và Nhân Quyền. 
 
Cũng như những lần trước, ĐẠI HỘI CAP ANAMUR  năm nay sẽ có sự hiện diện của nhiều quan khách nổi tiếng tại Đức và các chính trị gia cao cấp trong chính quyền trung ương và nhiều tiểu bang. Chương trình chi tiết sẽ được thông báo trong ngày gần đây.
 
Ngoài ra, để góp phần vào chi phí tổ chức ngày Đại Hội tri ân những ân nhân đã cứu sống chúng ta trên biển cả cũng như đã cưu mang chúng ta trong quá trình 35 năm; chúng tôi chân thành kêu gọi quý vị đóng góp ít nhiều vào chi phí tổ chức. 
 
Sự ủng hộ xin chuyển vào Trương Mục của Hội Người Việt TNCS Hamburg như sau:     
 
VEREIN DER VIETNAMESISCHEN FLÜCHTLINGE IN HAMBURG e.V.
IBAN:   DE75 2005 0550 1088 2109 33
BIC:   HASPDEHHXXX
VERWENDUNGSZWECK:  CAP ANAMUR
 
Nếu quý vị cần giấy lấy thuế lại (từ 50,00 EUR), xin ghi rõ tên họ và địa chỉ.
 
Xin cảm ơn quý vị và xin ghi nhớ: Đại Hội CAP ANAMUR ngày 09 tháng 8 năm 2014 tại Hamburg.
 
Trân trọng
 
Thay mặt Ban Tổ Chức :
Nguyễn Hữu Huấn                                                            
Ủy Ban CAP ANAMUR e.V.                                              
và GRÜNHELME e.V.                                                       
email: nguyenhh@gmx.net                                               
Tel.:   0163/733 9348
 
Lê Ngọc Tùng
HỘI NGƯỜI VIỆT TNCS
HAMBURG e.V.
email: thuongquavietnam75@hotmail.com
Tel.:   0176/4814 7263


<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.04.2014 04:25:22 bởi Phù vân >

da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 06.04.2014 04:29:24
0
Những người lính chưa bao giờ buông súng


 Ngô Hào

 
Từ sau ngày Hồ Chí Minh và đảng CSVN từ Pắc Bó nhảy ra cướp chính quyền của Trần Trọng Kim và thành lập nước VNDCCH cho đến nay thì nhà nước này luôn cai trị người dân bằng tuyên truyền nhồi sọ và bằng bạo lực nhà tù . Chính sách này đã đem lại bao đau thương mất mát cho người dân VN , từ thời cải cách ruộng đất những năm 50 cho đến thời quy hoạch nhà đất ngày nay . Người dân bị cướp đất cướp nhà , bị đàn áp tù đày nên càng ngày càng có nhiều người nổi lên chống đối . Càng ngày càng có nhiều phong trào đấu tranh đòi tự do , dân chủ , đa nguyên đa đảng , công lý và nhân quyền . Có những người lính bộ đội bây giờ mới cầm súng lên bắn trả vào chế độ độc tài như anh Đoàn Văn Vươn , anh Đặng Ngọc Viết , nhưng cũng có những người lính chưa bao giờ buông súng , chưa bao giờ ngừng đấu tranh cho tự do và công lý .
 
Một trong những người lính đó là cựu thiếu úy quân lực VNCH : ông Ngô Hào .
 
1954 HCM thỏa thuận với Pháp ký hiệp định Geneve chia đôi đất nước , trong khi phía VNCH miền Nam hoàn toàn phản đối . Hiệp định này có mục đích đình chiến , cho phép người dân VN ai muốn theo chủ nghĩa CS thì di cư ra miền Bắc và ai muốn theo thể chế CH thì di cư vào miền Nam . Hai miền sẽ được yên ổn làm ăn xây dựng xã hội theo chính kiến của mình , tương tự như Nam Hàn và Băc Hàn ngày nay . Nhưng HCM ngay sau khi vừa ký xong Hiệp định , đã vâng lệnh Tàu Nga mà khởi động chiến tranh đòi ” giải phóng miền Nam ” .
 
Những chàng trai miền Nam như ông Ngô Hào bắt buộc phải cầm súng ra chiến trường . Những người lính VNCH yêu chuộng hòa bình , lúc nào cũng chỉ mong được 1 ngày ” giã từ vũ khí ” để về lại với người em gái ” màu tím hoa sim ” . Nhưng trước những T54 và AK47 mà Nga và Tàu trang bị cho đoàn quân ” đốt cháy cả dãy Trường Sơn ” thì họ không có chọn lựa nào khác hơn là tự vệ và chiến đấu để cho miền Nam tự do .
 
Sau 1975 , chứng kiến cảnh nhà nước CSVN thực hành những chính sách trù dập người dân miền Nam như đánh tư sản , bắt tù cải tạo , đuổi ra khỏi thành phố bắt đi làm thủy lợi hay kinh tế mới … Ông Ngô Hào đã đứng ra thành lập đảng Liên Minh Việt Nam để đấu tranh cho tự do , dân chủ và đa nguyên đa đảng . Ông đã bị nhà nước CSVN kết án và bắt giam 20 năm tù từ năm 1977 đến 1997 .
 
Sau khi ra tù , ông Hào tiếp tục đấu tranh cho công lý cho người dân bằng những biện pháp ôn hòa . Ông giúp dân oan viết đơn khiếu kiện , giúp vận động các cơ quan nhân quyền quốc tế lưu tâm đến tình trạng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị đàn áp , ông cũng thường xuyên viết bài chỉ ra những sai phạm của nhà nước và tiếp tục kêu gọi đa nguyên đa đảng . Tháng 2 năm 2013 ông bị bắt lần thứ 2 và mặc dù đã 65 tuổi vẫn bị tuyên án 15 năm tù thêm 5 năm quản chế , theo điều luật 79 Bộ luật hình sự, vào tháng 12, 2013.
 

Ông Ngô Hào ra trước Tòa để nhận bản án bất công.


Trong nhà tù ông bị quản giáo đánh đập hành hạ và bị ép làm lao động nặng nhọc trong khi tuổi tác đã cao , sức khỏe lại kém . 35 năm tù , hơn 1/2 đời người , chỉ vì ước vọng cho hòa bình , công lý và tự do , no ấm cho người dân !
 
Điều đáng buồn cười và mỉa mai nhất là trong bản án dành cho ông , công an cáo buộc ông nhận tiền từ ” phản động lưu vong nước ngoài ” để hoạt động lật đổ nhà nước CSVN . Nhưng khi nhìn vào gia cảnh ông , 1 cái nhà đúng nghĩa còn không có , chỉ là những tấm ván và miếng vải bạt ny long dựng ké vào 2 vách tường của nhà hàng xóm , trống hoác và dột nát . Vợ ông thì đau yếu và bị bệnh nan y . Hai con ông 1 người đi học tự túc ở thành phố , 1 người phải đi làm thuê phụ giúp gia đình .
 

Bà Nguyễn thị Kim Lan, vợ ông Ngô Hào, giữa gian nhà trống trơn, không 1 đồ vật có giá trị, với 2 bên vách tường là 2 vách của 2 nhà hàng xóm.

Mình không thể hiểu được 1 người 65 t , vợ bệnh con dại , 1 mái nhà không có , chỉ với cây bút và vài bài viết thì làm thế nào mà lật đổ được cả 1 chính quyền độc tài , từng vỗ ngực khoe khoang thắng cả Pháp lẫn Mỹ , mà phải tuyên án ông đên 15 năm tù ?
Cái nhà nước này quá sợ những tiếng nói sự thật , hay đây là trò trả thù hèn hạ dã man dành cho những người lính chưa bao giờ buông súng ?
 
Ngoc Nhi Nguyen

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.04.2014 04:33:15 bởi da vàng >

da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 06.04.2014 04:39:24
0
 
 
 
 
 
LÍNH KHÔNG BAO GIỜ CHẾT 
Sáng tác & trình bày: Dzuylynh
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=DkS1PQHKvTw[/YouTube]
 
~~~~~~
 
NGƯỜI LÍNH KHÔNG BAO GIỜ CHỂT
KARAOKE
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=iWJhiOCcxP8[/YouTube]

nghinhnguyen
  • Số bài : 1392
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 28.08.2007
  • Nơi: Duc Linh -Binh Thuan
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 06.04.2014 21:00:24
0
Qua bảy mươi năm đảng ta du nhập nền giáo dục xhcn ưu việt vào đất nước VN náy đã đào tạo nên những thế hệ cháu ngoan bác hồ, Nếu bác còn sông mà thât lòng yêu dân tộc đất nước VN này thì sẽ đau òng biêt bao ?
 Bác đi gặp Catmat lenin rồi năm điều bác dạy các học tró của Bác đão ngược lại hết. bắng chứng trong năm điếu ấy có "yêu tổ quốc, yêu đồng bào.....Thật thà dũng cảm", Thế mà cô bé Phương Uyên mới đem ra thực hành là bị váo tù, bị trù dập còn bị đuổi học, Em thấy quê nương biển đảo của ta bị tàu xâm chiếm , đồng bào ngư dân ta bị táu nò bắn giết ; từ trong sâu thẳm của tấm lòng khơi dậy niềm đau và em đau nên em đã thậy thà dũng cảm làm theo điều bác dạy đấy và em đã nhận được cái hậu quả đã làm theo điều bac dạy ! 
NN
Hãy giữ tình yêu sống trong ta
Dẫu cho tình đời có phôi pha
Mỗi ngày góp nhặt niềm vui mới
Trái tim nhân ái mãi không già....

da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 06.04.2014 22:40:38
0


 
* * *
 
 
 
 
NGÀY GIỖ ANH
thơ Cao Nguyên . diễn ngâm Dzuylynh

ba mươi năm qua rồi
em vẫn còn tiếng nấc
thắp nén hương cúng anh
lòng nghẹn trào nước mắt

mỗi Tháng Tư nhớ về
tình yêu và hạnh phúc
anh vội vã mang theo
em ôm chầm tiếng khóc

trong tiếng thét hãi hùng
anh cùng em vỡ vụn
anh nát một xác thân
em tan đời ước vọng

*
hôm nay ngày giỗ anh
em hướng về quê Nội
vẫn tiếng nói nhiệt thành
em yêu anh quá đỗi

mỗi năm ngày giỗ anh
hai con đều có mặt
hương ngát tỏ lòng thành
lòng quặn đau như cắt

ba mẹ con ôm nhau
nhìn ảnh anh mà khóc
ba mươi năm đời đau
trong hành trình khó nhọc

xin anh cứ yên lòng
em vẫn vui mà sống
vì hạnh phúc các con
lại nuôi mầm hy vọng

mong con cháu sau này
mãi còn luôn nhắc nhớ
trên cao chín tầng mây
linh hồn anh rạng rỡ!


Cao Nguyên
03.23.2004

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.04.2014 00:44:10
0
VIỆT- NAM CỘNG- HÒA QUỐC HẬN NĂM THỨ 39
 
BA MƯƠI THÁNG TƯ LÀ NGÀY GÌ ?


 
Do tin tưởng người bạn đồng minh Hoa Kỳ nhưng đã phản bội Việt Nam, và do sự hoảng loạn của vài giới chức cao cấp lảnh đạo quân đội, đã quyết đoán sai tình hình bằng chiến thuật rút quân không có kế hoạch, ngày 30 tháng tư năm 1975 vào khoảng 10 giờ 30 sáng, Thủ Đô Sài Gòn đã bị quân cộng sản chánh quy Bắc Việt hợp với quân cộng sản địa phương tay sai với danh xưng là cộng hòa miền Nam Việt Nam tràn ngập, dẩn đến lệnh đầu hàng của Tổng Thống bất hợp hiến Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Minh. 
 
Đây không phải là một cuộc thất trận trong một trận đánh giữa một đơn vị nào đó với cộng quân đưa đến đầu hàng để khỏi bị tiêu diệt, nhưng ngày 30 tháng tư năm 1975 lại có một sự khác biệt rất to lớn: Sự tuyên bố đầu hàng của một Tổng Thống, nó ảnh hưởng đến cả vận mạng Quốc Gia, đó là nước Việt Nam Cộng Hòa đã bị mất vào tay của bọn cộng sản thế giới, trong đó hàng mấy chục triệu người phải gập cảnh tan nhà nát cửa, mất mát niềm tin và hy vọng, chịu đớn đau không thể tả. Nếu nói về tình cảm của con người, thì ngày đó là một ngày “đại tang” cho tất cả người dân trong nước, cuộc đời đã bị mất sạch vào tay của kẻ thù. Đời sống vật vờ như hồn ma bóng quế. 
 
Sau ngày 30 tháng tư đó, xã hội của người dân miền Nam Việt Nam đã bị tan nát, đời sống vật chất và tinh thần bị đảo lộn đến tận cùng trong sự tan hoang.
 
Người chẳng có tội lổi gì, nhưng chỉ vì đã bảo vệ biên cương bờ cõi, gìn giữa an ninh thanh bình cho dân, đã bị gông cùm, tù đày khổ sai không biết ngày ra, để thỏa mãn sự căm thù của kẻ địch. Người dân đang sống an lành, đang hưởng hạnh phúc trong cảnh thanh bình của xã hội miền Nam, bổng dưng bị cướp nhà, cướp của, cướp đi mạng sống của người thân, đời sống trở nên cùng khổ hơn kẻ ăn mày, có nhà không thể ở, có đất nước không thể sống, chỉ còn hai bàn tay trắng với thân thể tiều tụy, tâm hồn nát tan.
 
Niềm đau khổ đó, tất cả người dân của Việt Nam Cộng Hòa đều bị ép buộc phải trải qua, không ai có thể tránh khỏi bàn tay tàn bạo đẩm máu của bọn hung thần cộng phỉ Việt Nam, tay sai của khối cộng sản Nga, Tàu.
 
Sau ngày 30 tháng 4 đen tối đó, không những người dân Miền Nam Tự Do đã bị mất sạch, mà cả người miền Bắc đã từng hồ hởi trong công cuộc “giải phóng miền Nam” cũng đã bị mất sạch, dù đã được hứa hẹn cuộc sống giàu sang bằng lời hứa cuội của tên đầu lảnh đảng cướp cộng sản Hồ Chí Minh. Họ tưởng đâu là sẽ được giúp đở đồng bào Miền Nam, cùng hưởng cảnh sang giàu, khi chiếm được miền Nam ruộng thẳng cánh cò bay, với đất đai trù phú, nhưng sau đó họ mới biết mình bị gạt. Tài sản của miền Nam giàu có hơn sức tưởng tượng của họ, đời sống tự do thanh bình của Miền Nam không cần sự giải phóng của Miền Bắc, đã bị bọn việt cộng cha, việt cộng con cướp sạch, phân chia cho bọn đầu nảo, còn dân đen thì cũng bị cùng khổ giống như người miền Nam, cũng bị đè đầu cởi cổ, bị cướp giựt cái công lao xâm chiếm và khai thác đất đai của miền Nam, bị sưu cao thuế nặng để làm giàu cho bọn trung ương đảng và bọn nhà nước cầm quyền. Bây giờ họ mới phát hiện ra, họ đã từng ăn cây ăn cỏ thay cơm, con em của họ “đã sinh bắc tử Nam” chết mất xác cho “sự nghiệp giải phóng Miền Nam”, chỉ là làm vật hy sinh, lót đường cho những tên việt cộng tham tàn tay sai ngoại bang, đoạt lấy quyền cai trị toàn dân với chế độ tàn bạo khủng khiếp gọi là “xã hội chủ nghĩa”.
 
Một thời gian ngắn sau ngày 30 tháng tư, chỉ có người dân miền nam hận bọn cướp nước, cướp của, cướp sinh mạng của người dân. Hơn một năm sau, người dân miền Bắc mới thấy cái tin tưởng lầm không thể tha thứ của họ, mang đến cho họ đời sống không khá hơn khi còn sống nghèo nàn đói khổ trong nước “Việt Nam dân chủ cộng hòa”, dù rằng không còn chiến tranh nữa, toàn dân Việt hiện đang sống trong đất nước có rừng vàng biển bạc.
 
Với đời sống cùng khổ, lại bị đối xử như những tên nô lệ cho bọn cầm quyền, có thể bị cầm tù, bị giết chết chưa biết ngày nào sẽ đến phiên mình. Những nổi lo sợ khủng khiếp đó đã dẩn đến cảnh phải liều chết để đào thoát khỏi ngục tù của bọn việt cộng.
 
Không chỉ riêng  người miền Nam mà cả người miền Bắc, đã từng chịu  đựng cái chế độ dã man từ năm 1954, cũng đã tìm cách vượt biên vượt biển, rời bỏ quê cha đất tổ để đi tìm Tự Do.
 
Không những chỉ có những người vượt biên vượt biển đã ôm ấp nổi hận trong lòng, mà cả đến những người dân Việt Nam còn ở lại nơi quê cha đất tổ, còn có niềm hận sâu thẩm hơn những người đã đi tỵ nan. Họ hận hơn vì càng ngày họ càng bị cái chế độ dã man hung tàn việt cộng, thi hành những thủ đoạn gian manh lừa đảo, dùng những luật lệ rừng rú để đày ải, để cướp giựt, người dân không có quyền tự do sống như một con người.
 
Ngoại trừ bọn cầm quyền đảng và nhà nước  việt cộng, niềm đau nổi hận đó, tất cả người dân Việt Nam đều mang nặng trong tâm tư cho mãi tận đến bây giờ, ba mươi chín (39) năm sau ngày đen tối 30 tháng tư đó. Kỹ niệm ngày đó, có một tên việt cộng chúa đã buộc miệng thốt lên câu nói “ngày nầy có triệu người vui, cũng có triệu người buồn” bởi vì ngoài những người dân Việt đang oằn quại vì chế độ ác nhân, hắn đang bị rơi vào ảnh hưởng truyền thống vắt chanh bỏ vỏ của chế độ do hắn góp bàn tay vào để dựng lên, và cũng vì hắn đã thắm thía số phận của những tên ở trong bộ phận ngoại vi của cộng sản Miền Bắc, là bọn lực lượng giải phóng Miền Nam, cũng đã bị vắt chanh bỏ vỏ, đuổi về vườn không thương tiếc.
 
Triệu người vui đó là những tên đảng viên cộng sản đã nhờ ngày đó mà cướp của, cướp nhà, cướp mạng sống của người khác để làm giàu ngang xương, để mua danh bán tước thâu tóm quyền lực, để có quyền cai trị dân theo mẫu mực của những tên độc tài khát máu Nga Tàu, còn hàng chục triệu người dân Việt Nam làm sao mà vui cho được ?
 
Ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày chiến thắng của những tên xão trá chiến thắng những người chân chính vì đã đối xử quá từ bi với chúng. Ngày đó bọn chúng gọi là ngày “đại thắng mùa xuân” cũng đúng thôi, bởi vì ngày đó, từ một tên khố rách áo ôm, đeo cọng đu đủ cũng không gãy, dốt nát mê muội, biến thành những những tên có quyền thế tột đỉnh, có quyền vơ vét của cải tài sản của những người bị bại, ăn sung mặc sướng đã mập thây, và ngày nay chúng biến thành những người giàu nhứt nước, có quyền lực như ông vua, vậy thì chúng làm sao không ăn mừng ngày chiến thắng của chúng?
 
Con cháu, dòng họ của bọn việt cộng, thừa hưởng tiền tài, quyền tước của cha ông chúng do cướp giựt, giết người mà có, chúng đâu có gì phải bận tâm, nên chúng ăn mừng ngày cướp giựt chiến thắng thì đâu có gì là lạ?
 
Những kẻ sống và ăn cơm của Việt Nam Cộng Hòa, đã phản bội lại nước mình do nghe theo những lời dụ dổ ngon ngọt của việt cộng, đã theo đóm ăn tàn thì làm sao không ăn mừng ngày đó như chủ của chúng cho được ?
 
Tất cả bọn chúng ăn mừng ngày chiến thắng mùa xuân của chúng là điều tất nhiên. Thế nhưng,  lại có những người vì chiến thắng của bọn chúng phải bỏ xứ ra đi, dù trước hay sau ngày 30 tháng tư năm 1975, với danh nghĩa là tỵ nạn cộng sản, lại dửng dưng với ngày hắc ám đó ?
 
Nếu ai không chấp nhận chế độ việt cộng, không theo bè kết đảng với chúng, không thể ăn mửng ngày đó như chúng, vì làm vậy tức là ăn mừng sự đau khổ khốn cùng của toàn thể người Việt Nam.
 
Có người muốn gọi ngày đó là ngày “Tự Do cho Việt Nam” (freedom for Việt Nam Day). Sao lại gọi ngày mất nước là ngày tự do ? Phải gọi là ngày mất tự do mới đúng chớ ! cũng vì ngày đó, dân Miền Nam đã và đang hưởng quyền tự do, bổng nhiên lại bị cướp mất đi quyền tự do của mình. Không phải là điều ngược ngạo hay sao ?
 
Cũng có một số người lại đặt tên cho ngày đó là “Ngày Thuyền Nhân” (Boat people Day). Sao kỳ cục vậy ? Đã đành rằng vì có ngày đó nên mới có những người vượt biển tìm tự do bằng những con thuyền nhỏ vượt đại dương. Nhưng còn những người vượt biên tìm tự do bằng đường bộ thì không kể họ vào sao ? Tuy nhiên dùng chữ thuyền nhân hay bộ nhân cũng không đúng, bởi vì cũng do ngày đó mà toàn thể dân tộc Việt Nam, người đã ra đi bằng thuyền hoặc bằng đường bộ, hay còn ở lại trong nước, cùng chịu chung số phận mất nước, tự do bị tước đoạt, đời sống không hơn súc vật, đồng chịu thảm cảnh như nhau. Cho nên không thể gọi ngày đó là ngày riêng biệt cho người vượt biên được.
 
Trên lý lẻ là thế, nhưng có một số người với danh xưng là người tỵ nạn, vẫn ngoan cố gọi ngày 30 tháng tư hàng năm là “ngày tự do cho Việt Nam” hoặc là “ngày thuyền nhân Việt Nam”, và còn có thể với nhiều tên khác nữa, khiến cho mọi người khác, đương nhiên phải nghĩ rằng, bọn người nầy tiếp tay với việt cộng, muốn làm nhẹ đi tội ác của việt cộng đối với dân tộc, bằng những cái tên không có liên quan trực tiếp gì với lối hành xử tàn ác của đảng và nhà nước việt cộng, đã làm cho toàn thể dân tộc Việt Nam ngập tràn trong máu lửa với niềm đau khổ tận cùng, đã làm cho toàn thể dân chúng phải sống một cuộc sống của loài thú, làm trâu cày ngựa cởi cho bọn bán nước cầu vinh, với nhản hiệu là xã hội chủ nghĩa, đang dâng hiến cho bọn tàu cộng đất nước Việt Nam có một lịch sử trên bốn ngàn năm, oai hùng chống giặc Hán bành trướng xâm lăng từ phương Bắc.
Cái chiến dịch đặt tên cho ngày 30 tháng tư để làm cho người ta sao lảng những hậu quả ác nhân của bọn việt cộng, không thành công trong năm 2013 vừa qua, đã bị dư luận trong lẫn ngoài nước đã phá kịch liệt. Rồi năm 2014 đã tới, cận kề ngày tưởng niệm 30 tháng tư, lại có một số người tung ra trên mạng internet những bài viết giải thích và kêu gọi hòa hợp và hòa giải với chế độ việt cộng, và cùng thời gian nầy, vào tháng 3 năm 2014, tên thứ trưởng ngoại giao của việt cộng Nguyễn Thanh Sơn, đã đến Canada, Houston Texas, Bắc và Nam California để giải độc, và trả lời phỏng vấn trên phố Bolsa TV mạng, kêu gọi người việt hải ngoại mà hắn gọi là “việt kiều”, hảy quên hận thù, hòa hợp hòa giải, sẽ được về nước thoải mái, bla, bla, bla…
 
Những thủ thuật và mánh khóe nầy của việt cộng và bọn tay sai, không những người Việt Nam, mà cả thế giới đều biết cái dã tâm muốn trường trị Việt Nam, muốn người ta quên đi những tội lổi của chúng đã làm trên đầu trên cổ của người dân mà không cần tỏ ra hối hận và  nhận tội trước toàn dân.
 
Hòa hợp hòa giải, quên hận thù làm sao được, khi mà bọn việt cộng ngày càng ló ra nhiều hành động để tăng thêm nhiều tội ác đối với người dân, bằng những chánh sách, luật lệ tàn ác, dã man ?
 
Vậy thì kể từ ngày 30 tháng tư năm 1975, ngày khởi đầu cho nổi hận và sự thống khổ của người Miền Nam và sau đó không lâu, cũng làm cho người Miền Bắc phải nuốt hận thấm sâu trong lòng vì súng đạn và mã tấu, dùi cui của bọn đồ tể việt cộng. Cho nên, ngày 30 tháng tư đó, nó không phải là ngày vui để ăn mừng, mà là một ngày ghi lại nổi thống hận sâu thẩm trong tận đáy lòng, của mỗi con dân Việt đối với chế độ và con người cộng sản Việt Nam, vì chính bọn việt cộng, hậu bối của tên Hồ Chí Minh, con đẻ của quốc tế cộng sản, đã đem voi về dầy mả tổ, đã khiến cho đất nước Việt Nam không còn là của riêng của giống nòi Hồng Lạc nữa, và con người Việt Nam dưới sự thống trị bởi bọn người vong bản với thể chế ngoại lai, phải sống trong địa ngục trần gian.
 
Vậy để tưởng niệm ngày 30 tháng tư năm 1975, chúng ta phải gọi ngày ấy là ngày gì đây ?
 
Xin thưa rằng, nếu còn nghĩ mình là người Việt Nam, thừa hưởng dòng máu bất khuất của tiền nhân, chúng ta không thể gọi ngày ấy bằng tên gì khác hơn là “NGÀY QUỐC HẬN” của dân tộc Việt Nam. Ngày nầy chỉ có thể từ từ được xóa nhòa sau khi đảng cộng sản và chế độ việt cộng bị tận diệt, không thể hòa hợp hòa giải gì để chúng còn tồn tại, mới có thể là quá khứ để được ghi lại trong lịch sữ là một ngày đen tối nhứt của dòng giống Lạc Long.
 
 
Lão Ngoan Đồng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.04.2014 03:05:40 bởi Phù vân >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.04.2014 01:18:41
0
 
Văn tế Quốc tổ và Anh linh Tử sĩ

 
Hỡi ơi!
Người Việt Hải Ngoại, ngưỡng trông Quốc Tổ;
Uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở tâm can.
Ba triệu đồng bào xa quê, nhớ xóm làng, trông cương thổ;
Mùng mười tháng ba giỗ Quốc Tổ, người dựng nước Văn Lang.
Kính cáo: Chung huyết thống, sao có kẻ hiện hình quỉ đỏ?!
Xin thưa: Cùng một bào, lại có loài hại giống da vàng?!
 
Nơi đây!
Nửa quả địa cầu xa xăm nơi đất mẹ, tâm tư nhung nhớ;
Ba triệu người Việt hải ngoại nghĩ quê cha, một dạ lo lường.
Cõi bờ hao hụt, ngư dân nhục nhằn, máu tuôn loang lổ?!
Quân Tàu xâm lược, nước nhà tang tóc, lệ đổ bi thương?!.
Việt cộng đang đoạ đày nòi giống, bất lương nhất kim cổ!
Cờ vàng mong quang phục Việt Nam, rực rỡ khắp quê hương.
Ôi tưởng nhớ!
Miền Nam giữ Hoàng Sa, Hải quân tử chiến, dù máu đổ;
Tàu cộng xâm biển đảo, Việt cộng hoan hô, gẫm lệ tràn!.
Chiến sĩ Việt Nam Cộng hoà tiết nghĩa, vì tự do xứ sở;
Quân dân cán chính quốc gia kiên trung, bởi độc lập giang san!.
Nhớ mùa hè đỏ lửa, Quân đội miền Nam lo giữ yên trăm họ;
Hận ngày tết Mậu thân, dân Huế bị Việt cộng giết hại mấy ngàn!
Tháng tư đen, ai gây chết chóc, đồng bào gian khổ?
Ngày quốc hận, thù kẻ tương tàn, nòi giống thở than!.
Tri ân hương hồn ngũ hổ tướng tuẫn tiết: Tướng Trần Văn Hai, Tướng Phạm Văn Phú!
Luôn cung kính hương hồn: Tướng Lê Văn Hưng, Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tướng Nguyễn Khoa Nam!.
Hồ Ngọc Cẩn, khí phách pháp trường, danh thơm muôn thuở;
Ngụy Văn Thà, Hoàng Sa tử chiến, tên tuổi vẻ vang.
Anh hùng Trần Văn Bá tận tụy quê hương, danh rạng rỡ;
Đề đốc Hoàng Cơ Minh lo toan tổ quốc, nghĩa chứa chan…
Ôi đau thương!
Việt cộng chiếm quê hương dâng cho Tàu, để làm tôi mọi!
Đồng bào xa quê mẹ thân yêu, bởi độc đảng cường quyền.
Vượt biên, công an rình rập, rừng sâu gian nan lặn lội;
Vượt biển, hải tặc nhiễu nhương, sóng gió hoạn nạn liên miên!.
Phân biệt đối xử, Việt cộng đọa đày dân kinh tế mới;
Quân cán chính miền Nam bị “cải tạo”, hành hạ xích xiềng!.
Dân oan! Việt cộng cướp ruộng đất, cầu đất trời xin soi rọi;
Tôn giáo! Côn đồ phá đền chùa, khấn quỉ thần giải oan khiên!
Đau đớn thay!
Gẫm thuở xưa, bọn thảo khấu luôn nể nang Quốc Tổ;
Nghĩ ngày trước, giặc ngoại xâm mãi sợ sệt Tiền Nhân.
Nhà Lý, Trần giữ giang sơn, giặc Bắc ngại ngần lo sợ;
Bọn Việt cộng dâng đất nước, quân Tàu hùng hổ lấn xâm!
Chúng lấy: Thác Bản Giốc, ải Nam Quan, đảo điên trả nợ;
Nó đem: Chốn Biển Đông, vịnh Bắc bộ, hăm hở hiến dâng!.
Chúng làm Việt gian cho quân Tàu xâm lược, là đồ tôi tớ!
Nó để Tàu cộng mở bô xít Tây nguyên, đấy bọn bất nhân!.
Lòng thành cầu nguyện!
Người Việt khắp nơi, lo non nước, nỗi niềm trăn trở!
Linh hồn mọi nẻo, nghĩ giống nòi, cứu cảnh long đong!
Cầu Quốc Tổ, Tiền Nhân thương Đồng bào, trị loài quỷ đỏ;
Nguyện anh linh Tử Sĩ giúp quốc gia, cứu cảnh non sông!
Lấy lại đất đai nước Việt, bởi Tàu cộng xâm cương thổ;
Thu về đảo Hoàng-Trường Sa, vì Việt gian hiến biển Đông!
Van vái cầu nước nhà độc lập, dân chủ, vẹn toàn xứ sở;
Xin phù hộ Đồng bào tự do, nhân quyền, no ấm, ước mong!
Kính xin chứng giám!
 
Nguyễn Lộc Yên
 

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 08.04.2014 22:17:22
0
 

mái tóc ngày xưa thơm mùi sả
em còn nguyên vẹn giữ cho anh
cho dù đời đã trăm ngàn ngã
muôn thu gió thổi chẳng bạt ngàn
 *
thời gian nhuộm bạc lên từng sợi
lại ngỡ màu trăng in bóng quen
em vuốt tóc mình, rưng chợt hỏi
mênh mang chạm nỗi nhớ vô hình
 *
em đón buổi chiều nghiêng xuống tóc
tư trầm theo gió khẽ bay bay
có ngấn long lanh bên khoé mắt
buồn vui quyện lẫn, rối thở dài
 *
thôi nhé kiếp này mình lỡ hẹn
hương mùi sả cũng chết theo mơ
dành vương vấn đó làm vương miện
cho một ngày sau gặp cuộc chờ

đông hương




 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.04.2014 22:18:30 bởi thương yêu >
quê hương em là Huế
quê tim em là anh

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 09.04.2014 02:57:21
0
 
 
 
 
 
 
Cho Ngày Quốc Hận 30 tháng 4

thơ Sao Linh . thiên thanh diễn đọc 


Anh hỏi em sao không về thăm mẹ
Ngày lìa đời mẹ nhắm mắt không yên
Vắng bóng em nên mẹ chết ưu phiền
Vầng tang trắng thiếu đứa con gái út

Em hỏi anh vì sao em bỏ nước?
Tại vì sao mẫu tử phải chia lìa
Tại vì sao chồng vợ phải phân chia
Ngàn người chết biển đông trong rừng thẳm

Em hỏi anh hơn ba mươi năm lẻ
Quê hương mình dân chúng vẫn điêu linh
Có phải chăng vì bọn cướp hồ tinh
Đội lớp người nhưng lòng lang dạ sói

"Độc lập tự do" sao người dân tê tái
Hiếp đáp người, đàn áp bắt dân oan
Sống xa hoa mặc dân khổ kêu than
Tiền đầy tuí tham quan tư bản đỏ

Biển Việt Nam, Nam Quan, Bản Giốc
Sao cắt dâng Tàu cuí mặt cong lưng
Cô gái thanh xuân nước mắt rưng rưng
Vì manh aó bán thân lìa cha mẹ

Trẻ thất học lang thang trên đường phố
Kiếm mưu sinh trong đống rác vĩa hè
Những đêm đông áo rách không đủ che
Nằm giá lạnh co ro trời có thấu

Ai đã bảo là "cơm no áo ấm"
Lời mị dân xảo trá thật điêu ngoa
Người dân oan cay đắng lệ chan hoà
Ai tàn nhẫn bắt người còn cướp đất

Người nông dân cày ruộng thiếu cơm ăn
Nơi thành thị kẻ vung tiền như rác
Ai đã bảo "giàu nghèo cùng san sẻ"
Nhưng càng ngày hố ngăn cách càng xa

Dù xa quê nhưng em luôn khắc khoải
Vui sướng gì khi đất nước lầm than
Nước người ta ăn, mặc quá dư tràn
Lòng đau xót thương dân mình đói rách

Ba mươi tháng Tư anh ơi còn nhớ?
Ngày đau buồn ta quấn chiếc khăn tang
Giận ai kia hèn nhát đã đầu hàng
Để mất nước ta làm thân viễn xứ

Ba mươi tháng Tư Việt Nam Quốc Hận!
Ngày kinh hoàng rúng động cả năm châu
Lũ tham tàn không tồn tại được lâu
Anh hãy đợi một ngày em trở lại

Em sẽ về khi quê hương bừng sáng
Ngày tự do dân chủ sẽ không xa
Tuổi trẻ Việt Nam bất khuất thiết tha
Sẽ dựng lại một mùa xuân mầu nhiệm

Sao Linh

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 09.04.2014 03:02:28
0
 
 
 
 
 
 
 
NGẬM NGÙI THÁNG TƯ

thơ đông hương | lanchy diễn ngâm

năm mươi năm xuống làm người
em chưa hề biết cuộc đời lưu vong
Mẹ, Cha vượt biển thăng trầm
chị, anh chết ngợp trong hầm thuyền đau

*
năm mươi năm, chưa lần trao
môi anh lại chiếc hôn đầu ngày xưa
thuyền anh vượt sóng trong mưa
lòng anh giông bão đẩy đưa xứ người

*
năm mươi năm, hai giấc đời
anh thành lãng tử, em người trời Âu
lặng nhìn cánh én vươn cao
trên vùng trời rộng khát khao mịt mù...

***
ba mươi năm, chợt tháng Tư
ngày anh bỏ súng, thân tù cùm gông
bạn thân đứa mất, đứa còn
đứa về đất Mẹ, đứa chân nạng cùn

***
hôm nay viết gửi về anh
mực em giọt lệ hồng lăn vơi đầy
Tháng Tư, máu hận cuồng dâng
quê hương hai chữ ngàn trùng : Việt Nam

*
quên được không? quên được không!
Tháng Tư vượt biển, tha hương... ngậm ngùi 

đht

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 10.04.2014 00:12:23
0
ĐỐT ĐÈN XEM TRUYỆN " Chí Minh "
LINH TINH CÁC CÁI... GIỰT MÌNH THẤT KINH !!!
 
HCM, NHỮNG MỐI TÌNH “CHƠI CHẠY”


  Chuyện Hồ có vợ con, nhiều người tình, thậm chí đa thê, thì cũng chỉ là những chuyện bình thường, riêng tư, mà trongđám đàn ông, ai cũng có thể mắc phải, không có gì đáng nói và cũng không nên nói.

Nhưng đối với nhân vật Hồ Chí Minh trong lịch sử VN cận đại thì lạt khác. Bởi vì chính Hồ và đám con em đệ tử của ông ta, cho đến nay, vẫn ngoạc mồm ra ca tụng là “Bác Hồ hy sinh cho công cuộc cứu nước đến quên cả hạnh phúc riêng tư của mình”, “Bác Hồ là ông thánh”, v.v… Thậm chí Hồ còn lấy hai bút hiệu là Trần Dân Tiên và T. Lan để viết bài tự ca tụng mình một cách trâng tráo và thô bỉ (đó là các cuốn sách ô nhục “Đời hoạt động của Bác Hồ” và “Vừa đi vừa ngước nhìn”).

Chính vì những lý do đó mà người ta đã đi tìm và dần dần đã “bật mí” ra biết bao nhiêu điều tầm thường, đôi khi rất bẩn thỉu về các cuộc tình ái riêng tư của Hồ, một con qủy dâm dục và lường gạt. Và điều quan trọng nhất là từ Hồ trở xuống đến lũ đàn em, con cháu đều là một lũ nói láo, nói láo đến độ trơ trẽn, vô liêm sỉ.

Ngoài những “mối tình lớn” có cưới hỏi, có con được công nhận một cách bán chính thức đã được trưng dẫn với các bằng chứng hiển nhiên, chính xác như 4 người tạm gọi là “vợ chính thức” :

1- Tăng Tuyết Minh (Quảng Châu, Trung Hoa), từ tháng 10/1926 đến tháng 5/1927, sau đó “quất ngựa truy phong”.

2- Nguyễn Thị Minh Khai (trong khoảng 1931-1933). Sau đó, Minh Khai đã bỏ Hồ đểlấy Lê Hồng Phong. Mấy năm sau, cả hai vợ chồng này lần lượt đêu bị Pháp bắt, rồi bị xử bắn hay chết trong tù. Phải chăng chính Hồ đã dàn dựng để trả mối…hận tình ?

3- Nông Thị Ngát (người thiểu số, tại hang Pac Bó, Cao Bằng), trong khoảng 1940-1942, mẹ Nông Đức Mạnh.

4- Nông Thị Xuân (người thiểu số, tại Hà Nội), từ 1956-1957, mẹ Nguyễn Tất Trung, bị Hồ cho đàn em thủ tiêu vì cô này đòi phải “công khai” mối tình này.
Ngoài ra còn cả chục mối tình nhỏ hơn, nhưng lại thuộc loại lem nhem, lén lút,đôi khi lại là màn cướp vợ của bạn bè, đồng chí, họ hàng với những thủ đoạn vô cùng bỉ ổi và đê tiện. Những vụ này rất ít người biết vì những người trong cuộcđã bị thủ tiêu để bịt miệng. Tuy vậy vẫn còn người biết và lần hồi đã được kểlại, hoặc tìm thấy những tài liệu trong kho lưu trữ của tình báo, mật vụ Nga sau khi chế độ CS ở đây cáo chung. Ta có thể kể :

1- Marie Bière : Theo tác gỉa Thành Tín (tức Bùi Tín) trong tác phẩm “Vềba ông thánh”, xuất bản tháng 5/1995, trang 149 : “Theo tài liệu Pháp, khi trẻ tuổi, làm thợ ảnh (tại Paris), ông Hồ có quan hệ với một cô đầm tên Marie Bière nào đó…”.

2- Lý Huệ Khanh : theo một tài liệu, năm 1927 (thời gian Hồ vừa cưới Tăng Tuyết Minh được vài tháng), Hồ đã dụ dỗ em gái của Lý Huệ Quần (Tàu, vợ Lâm Đức Thụ,đồng chí thân thiết nhất của Hồ, và cũng là người đã làm mai Tuyết Minh cho Hồ). Có thể cộng thêm với vụ hợp tác cùng Hồ bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, mà bản án tử hình đã treo trên đầu Thụ, để diệt khẩu. Năm 1945, sau khi Hồ trởthành Chủ tịch nước VN Dân chủ Cộng hòa, Thụ về Hà Nội và đã được Hồ tiếp đón rất trọng thể, nhưng sau đó ít ngày thì Thụ… biến mất. Từ đó, không còn ai gặp hay nghe nói tới Thụ nữa.

3- Lý sâm (Tàu, vợ của Hồ Tùng Mậu) : trong « HoChiMinh », tác gỉa William Duiker có kể câu chuyện về một phụ nữ tên Lý Sâm, lúc đó là vợ Hồ Tùng Mậu, mà Mậu vưà là anh em họ, vừa là đồng chí cốt cán của Hồ lúc đó. Theo William Duiker, Lý Sâm và Hồ đã bị cảnh sát Anh bắt khi đang ngủ chung trong một phòng Hotel ởHongkong vào hồi 2 giờ sáng ngày 6/6/1931 (thời gian này Hồ cũng đang gian díu với người đồng chí trẻ Nguyễn Thị Minh Khai). Lúc này Hồ mang tên là Tống Văn Sơ, nhưng bị mật vụ Anh nhận diện ra Sơ chính là Lý Thụy, là Nguyễn Ái Quốc. Pháp xin dẫn độ Hồ về VN để xử, nhưng vì có sự chống đối mạnh của các nhóm cánh tả ở Anh nên nhà cầm quyền Hongkong phải đưa Hồ ra tòa. Như vậy Hồ bị bắt vì dụdỗ cô em dâu họ vào Hotel để hành lạc chứ không phải vì lý do « chống thực dân Anh » nhu lịch sử đảng CS sau này thêu dệt ra. Riêng Hồ Tùng Mậu, sau khi về VN hoạt động đã bị Pháp bắt và chết trong tù (Hồ Tùng Mậu là họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, và là cha của Hồ Đức Việt, đương kim Ủy viên Bộ Chính Trị khóa 10 củađảng CSVN hiện nay).

4- Vera Vasilieva (Nga) : cũng theo Bùi Tín nói về tài liệu tham khảo cuả bà Sophia Judge, một sử gia Mỹ rành tiếng Việt đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm tài liệu về Hồ, nhất là 2 năm Hồ ở Moscou… Theo bà Sophia Judge, khi họpđại hội ở Nga, ngoài Nguyễn Thị Minh Khai, Hồ còn có người tình Nga tên Vera Vasilieva. Vera đã có con gái riêng và sau này, cô kể cho bà Sophia Judge nghe (trong “Về ba ông thánh”, trang 151) : “Vào dịp Đại hội 4 của Quốc tế CS, cô ta mới 10 tuổi, nhưng còn nhớ ông Hồ thường ghé chơi nhà mẹ cô ta và một số lần ngủ lại trên ghế dài vào năm 1934…”

Nơi trang 153 sách cùng tên, Bùi Tín còn dẫn bài viết của bà Sophia Judge : “Anh thanh niên Quốc ăn mặc rất chải chuốt, luôn mang cà vạt màu rất diện, xức cả nước hoa cực thơm. Anh còn để lại khi về nước môt valy quần áo anh sắm cho vợ toàn là loại hạng sang, cô bé Nga này lấy ra dùng bao nhiêu năm mới hết”.

Trong hồi ký « Con rồng VN », Cựu hoàng Bảo Đại ghi : « HCM có một người vợ Nga và có chung một người con gái, nhưng ông ta không bao giờ nhắc đến » (trang 205). Sở dĩ Cựu hoàng biết chuyện này là khi làm Cố vấn cho chính phủ Liên Hiệp, trong những dịp đi « công tác » với Võ Nguyên Giáp vào năm 1945 và Giápđã kể lại.

5- Đỗ Thị Lạc (đảng viên, theo Hồ về hang Pac Bó năm 1940). Như vậy trong thời gian này, ít nhất, Hồ đã có 2 phụ nữ trẻ bên mình để giải quyết sinh lý là ĐỗThị Lạc và Nông Thị Ngát, tức Nông Thị Trưng (mẹ Nông Đức Mạnh).

Trong hồi ký “Một cơn gió bụi”, học gỉa Trần Trọng Kim viết rằng ông Hồ có quan hệ tình cảm với một người tên Đỗ Thị Lạc và có con gái với bà này. Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng cho biết như trên nhưng kết luận, “Nhưng sauđó thì cả hai mẹ con bà này đều mất tông tích”.

Trong sách “Năng động HCM”, tác giả Thép Mới của CS cũng ghi (trang 143) : “Bác giới thiệu với bản làng người nữ cán bộ hôm qua cùng về với Bác : – Đây đồng chí Lạc thay cháu Nông Thị Trưng về đây ở với đồng bào !”

6- Những câu chuyện chưa thể kiểm chứng : Gần đây, trên hệ thống mạng, có luân lưu một vài tài liệu mà ta chưa thể kiểm chứng một cách chắc chắn, dù chính chúng tôi đã được tiếp chuyện nhiều lần với một Tata đã lớn tuổi (trên 70), khi nghe kể về bài viết này thì Tata này chỉ nói : “Chuyện ấy đúng đấy ! Ngày xưa Tata cũng thế !”

Trước đây mấy năm, vị Tata này có lần đã kể với chúng tôi và một vài người nữa là hồi 1947-1950, khi Tata này khoảng 14, 15 tuổi đã được “tuyển” vào toán thiếu nhi luôn “quấn quýt” bên “Bác”. Toán này có hai nhiệm vụ : ban ngày, mỗi khi “Bác” muốn đi ngang hay vào một làng nào thì các cháu phải vào trước nghe ngóng tình hình ; còn nhiệm vụ buổi tối thì vịTata này chỉ vừa cười vừa nói : “Còn phải hỏi”.

Bài viết ngắn này mang cái tựa rất “xã hội chủ nghĩa” : “Lần gặp Bác Hồ tôi bị mất trinh” với mấy tấm ảnh rất đặc biệt, ký tên Huỳnh ThịThanh Xuân. Nội dung kể lại câu chuyện năm 1964, một nhóm thiếu nhi thuộc những “gia đình cách mạng” ở miền Nam được “tuyển” ra Bắc “tham quan” và gặp Bác Hồ. Huỳnh Thị Thanh Xuân, 15 tuổi, là giao liên cho biệt động thành Đà Nẵng và huyện uỷ Điện Bàn, Đại Lộc. Sau khi gặp Bác, các cháu gái lần lượt đều được Bác ưu ái tiếp riêng từng đứa trong “căn nhà sàn” và đều bị Bác… phá trinh “gây giống” ngay trong đêm.

Chuyện có vẻ như bịa, như đùa, nhưng nếu quý vị có đọc qua bài viết vào tháng 10/2006 của tác giả Hoàng Dũng, cán bộ VP trung ương (thời Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư) thì sẽ thấy dưới chế đô CS, nhất là CSVN, chuyện gì cũng có thểxảy ra.

Theo Hoàng Dũng (do lời kể lạI của Nguyễn Văn Linh), “Bác Hồ” rất “ưa thích” gái Nam Bộ. Do vậy, Bộ Chính trị thời ấy do Lê Duẩn làm Tổng Bí thư, đã yêu cầu Xứ bộ miền Nam tuyển một số cháu gái trẻ đẹp để đưa ra Bắc “phục vụ” Bác. Sau khi “tuyển” xong, chính Võ Văn Kiệt là người sẽ hộ tống “các cháu” ra Bắc… Nhưng vì chiến tranh trở nên ác liệt, đường đi bị nghẽn nên chưa thể đưa ra ngay được. Và trong lúc chờ đợi, chính Kiệt đã “qua mặt Bác” làm cho một “cháu” đẹp nhất trong bọn có họ Phan mang bầu.

Do đó, cô cháu gái họ Phan này phải ở lại và sau sinh một tai, lấy họ mẹ, tức Phan Thanh Nam, một “đại gia” hiện đang “hét ra lửa, mửa rađôla” từ nhiều năm nay ở VN.

Mà chuyện Phan Thanh Nam là con rơi của Võ Văn Kiệt, do Kiệt đã sám “ăn hớt” phần của Bác Hồ thì đám cán bộ trong “B” ai mà không biết. Cũng như chuyện Nguyễn Tấn Dũng là con rơi của Nguyễn Chí Thanh hay Trần Nam là con rơi của Trần Văn Trà, v.v…, v.v…

Nguyễn Y Vân (ngày 14/10/2010).

<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.04.2014 00:19:11 bởi Phù vân >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 10.04.2014 04:04:48
0
TẮT ĐÈN KHÊU NGỌN XUÂN PHONG
THÁNG TƯ KHỞI CUỘC LONG ĐONG HỒNG TRẦN
 
 
 
 


 

NGÀY XƯA...
( tặng các cháu gái "Bác" Hồ )

Ngày xưa con gái vót chông
Ngày nay con gái chổng mông kéo bừa
( ca dao dân gian )
Quê em thương mấy cho vừa
Bốn nghìn năm lẻ tối trưa sáng chiều

Tiền nhân đổ máu đã nhiều
Giữ gìn cương thổ mỹ miều phì nhiêu
Bây giờ hoang mạc tiêu điều
Ba mươi chín độ xuân thiều tan hoang

Em xưa là đứa cháu ngoan
Vót chông giết Mỹ chống càn giặc Tây
Cũng nhờ ơn Bác một tay
Cũng nhờ ơn Đảng mà nay thế này!

Thiên đường xã nghĩa bày chưng
Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời
Bấy lâu làm chuyện trời ơi
Bây giờ trí tuệ đã cơi, đã làu

Ngụy  nhào, Mỹ cút :  thờ Tàu
Cho trâu nghĩ khỏe em bừa thay trâu
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chúng em nhất trí làm Trâu thay Người

Phù Vân . Tháng Tư Đen 2014
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.04.2014 05:02:19 bởi Phù vân >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 11.04.2014 01:10:41
0
 


https://app.box.com/s/gdb467whkgmwwmf5jmur
NGÓN TAY PHẬT TỔ
  Truyện ngắn Phạm lưu Vũ | dzuylynh diễn đọc
  ( tặng LọLem.ChiềuBuồn.thiênthanh )
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.04.2014 05:11:31 bởi dzuylynh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 11.04.2014 02:29:40
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 
NGÀY VINH DANH CỜ VÀNG QUỐC GIA

TƯỞNG NHỚ NGÀY QUỐC NẠN THÁNG TƯ ĐEN

 
Lại một tháng tư đen trở về với dân tộc Việt Nam. Tháng mà cách đây 39 năm đồng bào miền nam Việt Nam không ngày nào quên đi được, Tháng mà đảng cộng sản Việt Nam vô thần do ông tham tàn Hồ Chí Minh đã đem về để gây nên triệu tang tóc cho dân tộc Việt Nam. Không riêng gì Miền Nam Việt Nam mà cho cả đất nước và dân tộc, ngày nay đã hiện rõ nguyên hình là đảng của những tên Mafia đỏ “hèn với giặc vá ác với dân” đang bán nước cho tàu cộng.  
 
Vì một chế độc độc tài đảng trị, hà khắc với dân tộc cướp nhà, cướp đất, cướp hết cả tự do, nhân quyền, tù đày, tra tấn v. v… mà những người quốc gia chân chính yêu chuộng sự tự do dân chủ và hòa bình ,không thể sống nổi. Từ khi có đảng cộng sản cai trị tàn bạo, bao triệu người đã phải rời bỏ quê cha đất tổ, đánh đổi cả mạng sống mình để lấy hai chữ “tự do”. Nhưng dù có sống lưu vong khắp năm Châu chúng tôi vẫn mang theo lá cớ vàng ba sọc đỏ linh thiêng biểu tượng cho tự do của dân tộc, của hồn thiêng sông núi.
 
Lá cờ vàng của hồn thiêng Việt Tộc
Màu cao sang nền gốc Nhị Trưng Vương
Hồn trân trọng yêu tổ quốc quê hương
Tim vinh danh rước trên đường thế giới.
 

 
Vâng! chúng tôi là những người yêu tổ quốc, quê hương. Mỗi năm tháng tư đen trở về lại rước lá quốc kỳ biểu tượng cho “tự do” đi bộ xuyên quốc gia trên châu Âu này để vinh danh. Điểm đến cũa ngày lễ vinh danh hôm nay ngày 05.04.2014 tại thành phố Mönchengladbach.
 

 
Những anh chị em vinh danh cờ vàng, đã dương cao ngọn cờ vàng để bộ hành vào lúc 6giờ sáng, từ thành phố Venlo Hòa Lan tới thành phố Mönchengladbach Đức Quốc là hơn (32Km). Cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản hôm nay đã quy tụ rất đông đảo đồng bào từ nhiều nơi về đây để đón rước lá quốc kỳ linh thiêng của dân tộc.
 

 
Đồng bào nơi đây đã ra tận xa để nghênh đón lá quốc kỳ và những anh chị em “bộ hành kỳ” từ Hòa Lan, Bỉ, Đức và Pháp. Ngọn đuốc cháy sáng đi đầu dẫn, tiếp theo bốn nam thanh nữ tú trân trọng rước lá quốc kỳ qua phố, theo sau là 4 lá cờ tự do bay phất phới trên phần đất tự do dân chủ này. Về đến địa điểm hai bên đường có hai hàng cờ vàng đang tung bay và đồng bào đón mừng rước vào hội trường St. Johanes.
 
Hiện diện trong ngày lễ hôm nay tôi thấy có những vị đại điện các đoàn thể và báo chí như sau:
Lm Trần Đức Minh đền từ Hòa Lan.
Ông bà Ms. Huỳnh Văn Công đến từ Pháp Quốc
Cư sĩ Nguyễn Kim Sơn ở Đức
Bs, Trần Văn Tích
CT, Ông Trịnh đỗ tôn Vinh PCT
Liên hội NVTN. tại Đức.
Ts, Nguyễn Ngọc Hùng cộng tác viên Liên Hội.
Ông Trần văn Các đaị diện Hội NVTNCS Bremen.
Ông Lê Trung Ưng đại diên Hội NVTNCS Oldenwald
Bà phương thị Phi Nga, bà phạm thị Bích Thủy đại diện hội phụ nữ việt nam tự do tại đức.
Ông Đinh Kim Tân, Ông Bùi văn Toàn cựu CTLĐCGVN. tại Đức
Ông Nguyễn xuân Lộc Cựu PCT: Liên đoàn, đương kim phó chũ tịch CĐ. Pa & Es
Ông Hồ Đông đại diện CĐCGMG.
Ông võ sư, Võ Tân Tiến đại diện Vovinam Bỉ Quốc.
Chị Trần thị kim Sương đến từ Đan Mạch, một chứng nhân sống trong trại tù cổng trời miền Bắc VN.
Ông ngọc Long đặc phái viên RADIO VNHH Châu Âu.
Ca sĩ Hạt Sương Khuya đến từ Pháp Quốc,
Ban nhạc Minh trí và văn Sơn đến Frankfurt – Odenwald
Qúy đồng hương xa gần đến tham dự MG. Krefeld, Düsseldoft, Bonn, Oberausen Frankfurt, Köln,Aachen, Kempen, Viersen.v.v…)
 

 
Tiếp đến là nghi thức chào quốc kỳ và hát quốc ca VNCH. và phần tưởng niệm những anh hùng đã hy sinh xương máu cho quê hương, những anh linh đã bỏ mình dưới chế độ độc tài cộng sản nơi rừng sâu nước độc hay lòng đại dương biển cả v.v…
 

 
Ba vị đại diện tôn giáo tiến lên thắp hương trước linh đài tổ quốc cầu cho đất Việt sớm được tự do gồm Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Minh, Mục Sư Hùynh Văn Công và cư sĩ phật giáo Nguyễn Kim Sơn. Tiếp đến là từng đoàn người dâng ngọn nến hương lòng lên trước bàn thờ tổ quốc đặt xuống chung quanh hình bản đồ Việt Nam với ý niệm mỗi người một ngọn nến sẽ thắp sáng cả đất nước vào một ngày rất gần. (Bản nhạc Đêm nguyện cầu của Lê minh Bằng được ca sĩ Thy Kim trình bày trong phần thắp nến cầu nguyện làm tăng thêm phần linh thiêng.)
 

 
Tiếp theo ông chủ tịch cộng đồng người Việt TNcs. Nguyễn Văn Rị trưởng ban tổ chức chào mừng các nhân sĩ từ khắp nơi về đây.
 
Kính thưa:
Chư vị Chức sắc Tôn giáo,
Quý vị Đại diện các Đảng phái Chính trị
Quý vị Đại diện các Đoàn thể, Hiệp hội,
các Tổ chức Dân sự Quý vị Đại diện các cơ quan Truyền thông, Báo chí,
Quý vị Nhân sĩ, Mạnh Thường Quân, và toàn thể Quý đồng hương.
Chúng tôi rất vinh dự được phép nhân danh ban tổ chức, Ban chấp hành Hội Người Việt Tị Nạn tỉnh Mönchengladbach để ngỏ lời chào mừng trân trọng đến toàn thể Quý vị Quan khách đang có mặt trong Buổi lễ tiếp rước và “Vinh danh Lá Cờ Vàng” do các Vận động viên khởi xướng và đồng thời tưởng niệm Ngày Quốc hận 30 tháng 4 tại hội trường ở tỉnh nhà.
 
Kính thưa Quý vị,
Lá cờ vàng ba sọc đỏ là linh hồn cuả Tổ quốc Viêt nam tự do, là biểu hiệu của dân chủ, nhân quyền và là linh hồn của biết bao chiến sĩ anh hùng dân tộc đã lấy máu xương của mình để chiến đấu gìn giữ giang sơn, chống lại sự bành trướng của chủ thuyết Cộng sản vô thần vốn rắp tâm nhuộm đỏ các nước trên thế giới. Cộng sản Việt nam, sau khi thôn tính được miền Nam tự do, chúng đã lộ nguyên hình qua chính sách cai trị độc tài, đảng trị, “hèn với giặc, ác với dân”, bần cùng hoá nhân dân. Thay vì đem lại cơm no áo ấm cho đồng bào như chính sách “hữu sản hoá”, hoặc “Người Cày có Ruộng”, trái lại họ tước đoạt tài sản người dân qua chính sách đánh tư sản, vơ vét vàng bạc, đổi tiền, quy hoạch đất đai trong kế sách bịp bợm “đất đai là sở hữu toàn dân” để cướp sạch, tước đoạt quyền sống của toàn dân v.v. Đó là hai mặt trắng đen của chính nghĩa và tà quyền phi nhân toàn trị.
 

 
Chúng ta, hôm nay tiếp rước nhóm Vinh danh Lá cờ vàng, một lần nữa xác định lập trường yêu tổ quốc tự do, chống độc tài, ghi nhận công lao xương máu của các chiến sĩ tự do, nhằm nói lên chính nghĩa sáng ngời về nhân quyền, quyền sống của đồng bào trước tiền đồ của Việt tộc, cảnh tỉnh trước họa xâm lăng, thôn tính của bè lũ bành trướng Bắc kinh mà trận hải chiến Hoàng sa của hải quân Việt nam cộng hoà năm 1974 là một bằng chứng lịch sử điển hình nhất.
 
Nhân dịp tưởng niệm ngày Quốc hận 30 tháng 4 năm nay, chúng ta quyết tâm ủng hộ công cuộc tranh đấu vì hạnh phúc của 90 triệu đồng bào, qua buổi lễ ngày “VINH DANH CỜ VÀNG” hôm nay.
 
Kính thưa Qúy vị:
Đây là việc làm đầy ý nghĩa của những người yêu chuộng tự do, dân chủ thật sự. Chúng tôi tin tưởng phong trào nầy sẽ gây được tiếng vang lớn trong Cộng đồng Hại ngoại và trong nước sau cuộc hành trình tại Âu châu, từ Hoà Lan xuyên qua Đức, Bỉ về Pháp, và chắc chắc tại các trạm dừng chân, Nhóm Vinh danh Cờ Vàng sẽ được các Cộng đồng sở tại chào đón một cách nồng nhiệt như Quý vị có dịp chứng kiến trong buổi lễ ngày hôm nay. Một lần nữa, trong tinh thần „Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách“, chúng tôi vô cùng biết ơn, cảm kích với tấm lòng dấn thân, ủng hộ sinh hoạt Cộng đồng của Quý vị. Xin trân trọng kính chào qúy chức sắc và qúy vị trong tâm tình tri ân và đoàn kết.
 

 
Bs.Trần Văn Tích chủ tịch liên hội người Việt tị nạn cộng sản tại cộng hòa liên bang Đức thuyết trình ngắn gọn về một vài lá quốc kỳ của Mỹ và Nga là những nước có liện quan trực tiếp tới Việt Nam trong 2 chủ nghĩa đế quốc. Mỹ thì không cần phải bàn nhiều lắm. Nga thì chúng ta thấy lá cờ hiện tại của nước Nga mang màu “trắng xanh đỏ” đây là lá cờ từ khi nước Nga chưa có cộng sản. Khi cộng sản nhuộm đỏ được nước Nga thì đã dùng cờ máu. Người dân Nga lưu vong như chúng ta bây giờ vẫn tôn vinh lá quốc kỳ linh thiêng biểu tượng cho “tự do” đó và sau hơn bảy mươi năm tranh đấu và đảng cộng sản sắt máu Nga đã sụp đổ và lá cờ tự do xưa lại tung bay trên cả đất nước rộng lớn Nga bây giờ. Còn lá cờ vàng ba sọc đỏ linh thiêng của chúng ta chắc chắn rằng một ngày không xa nữa cũng sẽ quay trở lại như cờ Nga hiện nay để tung bay trên đất nước thân yêu Việt Nam của chúng ta. Chung tôi rất trân trọng những việc làm của cộng đồng và đặc biết của những anh chị em vinh danh cờ vàng để kỳ hành đi xuyên 4 nước Hòa Lan, Đức, Bỉ, và Pháp trong trong tháng tư đen này. Chắc chắn rằng mỗi ngày lại có thêm những đóng góp tiếp sức thêm của những nước kế tiếp nữa.
 

 
Tiếp theo là một số phát biểu của những đại diện các đoàn thể. Trong đây tôi có chú trọng đặc biệt của chị Trần thị kim Sương đến từ Đan Mạch, một chứng nhân sống trong trại tù cổng trời miền Bắc VN.
 

 
Tóm lược sơ lại là chị bị cộng sản bắt đi tù sau năm 1975 lúc trước chị đang làm việc cho hoa kỳ và bị nghi cho là CIA. nên cộng sản bắt chị đi đày ngoài bắc nơi trại cổng trời nổi tiếng nhất trong các trại khổ sai của csvn. Cái ác ôn của đám cai tù ở đây là ngoài những lao động khổ sai ra các nữ tù thường là phải phục vu nhu cầu sinh lý cho chúng nếu ai muốn có ăn và đỡ bị đày đọa hơn. chị vì không chấp nhận những thứ đó nên bị đầy đọa vô cùng thê lương. Tổng cộng chị đã tám lần vượt ngục và vượt biên nhưng bất thành. Bây giờ chị đã thoát ra được khỏi nhà tù lớn và đang định cư ở Đan Mạch vì sợ mất nhiều thời gian của ngày hôm nay nên chị chỉ chia sẻ sơ sơ vậy thôi, nếu có một dịp nào thời gian cho phép thì chị sẽ kể rõ hơn và nhiều hơn.
 

 
Tôi cũng rất cảm động khi nghe chia sẽ của một trong 6 anh trong đoàn “bộ hành kỳ” vinh danh cờ vàng tự do hôm nay. Anh nhớ lại những người lính TQLC. bị bỏ rơi lại ở Đà Nẵng trước ngày 30 tháng tư đen 1975. mà anh vẫn còn thổn thức cho đến hôm nay. Anh đem theo lá cờ tổ quốc mãi và bước đi cho đến một ngày sẽ mang lá cờ này trở lại trên quê hương đất Việt thân yêu của chúng ta. Và anh chắc chắn rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ linh thiêng tượng trưng cho 3 miền Bắc Trung Nam sẽ tung bay phất phới trên quê hương thân yêu ngàn đời bất diệt.
 

 
Một chương trình vặn nghệ vô cùng hấp dẫn cho ngày Vinh Danh cờ vàng và tưởng niệm 30.04.1975:
1. Tất cả các ca sĩ Nam Nữ : Hợp ca Cờ bay trên cổ thành Quảng trị.
2 . Đơn ca : Hạt sương khuya Pháp Quốc. Em nhớ mầu cờ Nguyệt Ánh
3. Đơn Ca : Lê Quang Frankfurt Một lần biên viễn xót xa Việt Dũng
4. Đơn ca : Thanh Xuân —– Ai trở về xứ Việt Việt Dũng
5. Đơn ca : Thụy Vy MG Khi xa Sải gòn Lê Uyên Phương
6. Đơn ca : Minh Nguyẽt Frankfurt Mời em về Việt Dũng
7. Đơn ca : Lưu phát Tấn Hòa lan Hùng ca trai thế hệ Quốc Anh
8. Đơn ca : Thy Kim MG Em đi rồi Lam phương
9.Đơn ca : Bích Phượng Frankfurt Anh Không chết đâu anh Trần thiện Thanh
10. Đơn ca. Hồng Tâm Odenwald chuyến tầu hoàng hôn Minh kỳ-H.Linh
11. Đơn ca. Bích Thủy Frankfurt Ngâm thơ, Gởi người tù xứ Việt
12. Bốn ca sĩ: Minh Nguyệt, Thu Thủy, Lê Quang, Bích Phượng. Frankfurt Triệu con Tim
13. Đơn ca. Hồng thủy Odenwald Cô lái đò bến hạ Hoàng thi Thơ
14. Đơn ca. Thu Thủy Frankfurt Chuyện hoa sim Lê minh Bằng
15. Đơn ca. Tuyết Lê Hòa lan Nước mắt cho Sài gòn Nam Lộc
16. Đơn ca Ngọc Yến Frankfurt Những đóm mắt hỏa châu Châu Kỳ
17. Đơn ca. Vĩnh khoa Frakfurt Việt nam tôi đâu Việt Khang
18. Đơn ca Ngọc Ánh MG Dấu tình sầu Ngô thụy Miên
 
Phần 2 của chương trình 19 gìờ 00
1 Tất ca các ca sĩ Nam Nữ : Hợp ca Một ngày Việt Nam
2. Đơn ca, Hồng Tâm Odenwald Ngoại ô buồn Anh Bằng
3. Đơn ca. Tuyết Lê Hòa lan Bài hát đấu tranh Nguyệt Ánh
4. Đơn ca. Hồng Thủy Odenwald hương về vùng hoả tuyến Lê minh Bằng
5. Đơn ca. Ngọc Yến Frankfurt Nắng đẹp miền nam Lam Sơn
6. Đơn ca. Thanh Xuân Frankfurt Biết bao giờ trở lại Ngô thụy Miên
7. Bốn ca sĩ: Minh Nguyệt, Thu Thủy, Lê Quang, Bích Phượng. Frankfurt, Bên em đang có ta
8. Đơn ca. Bích Phượng Frankfurt Bức tâm thư Lam Phương
9. Đơn ca. Ngọc Ánh MG Bản tình cuối Ngô thụy Miên
10. Đơn ca. Hồng Tâm Odenwald Đa tạ Anh việt Thu
11. Đơn ca. Hạt sương Khuya Pháp Thiên thần trong bóng tối Trúc Hồ
12. Song ca. Thy Kim-Hạt sương Khuya (Pháp-Đức) Nguyễn thị Sài gòn Việt Dũng
13. Đơn ca Lưu phát Tấn Hòa lan Lời Kinh đêm Việt Dũng
14. Hợp ca tất ca các ca sĩ Nam Nữ Phải lên Tiếng Trần anh Bằng
15.Hợp ca tất ca các ca sĩ Nam Nữ Thề không phản bội quê hương ( Hùng ca việt sử )
 

 
Chương trình kéo dài từ 13giờ 30 cho tới 21giờ vẫn chưa muốn chấm dứt. Một chương trình văn nghệ thất phong phú với những dọng ca phải nói lên một lời là rất hay và một ngày lễ VINH DANH CỜ VÀNG rất ý nghĩa và đầy cảm động.
 
Thanh Sơn 06.04.2014
Ghi hình và tường thuật
 
——————– ***************—————
 
Phụ chú.
Đêm qua sau khi dự ngày lễ về đến nhà thì tôi nhận được tin và hình ảnh này của người bạn trên FB. nên đưa luôn vào đây vì cờ vàng quốc gia ngày hôm qua đã xuất hiện và tung bay trên một nóc nhà ở Nghệ An. Đây có thể nói rằng sau gần thế kỷ bây giờ mới có.
Lá cờ vàng 3 sọc đỏ còn gọi là lá cờ Tự do và Di sản, với ý nghĩa:
Nền vàng tượng trưng cho đất mẹ Việt Nam, ba sọc đỏ trên lá cờ tượng trưng cho Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ đoàn kết dưới một ngọn cờ, thể hiện lãnh thổ Việt Nam là lãnh thổ bất khả phân;
Cờ vàng với nền sọc đỏ, còn tượng trưng cho dòng máu đỏ da vàng, vốn dòng con Lạc cháu Hồng, là lá cờ tượng trưng cho cội nguồn của Việt tộc;
Ba sọc đỏ là quẻ Càn (trong kinh Dịch), tượng trưng cho trời; nền vàng tượng trưng cho đất; do đó lá cờ vàng 3 sọc đỏ là lá cờ Càn-Khôn, tượng trưng cho sự bất diệt.
Bởi lý do đó, mà đến hôm nay và cho đến mai sau, lá cờ vàng 3 sọc đỏ sẽ mãi mãi tung bay kiêu hãnh trên khắp năm châu.
Kết quả: Lá cờ TỰ DO tung bay lần đầu tiên tại xứ Nghệ, sau hơn 90 năm bị gián đoạn (từ thời Thành Thái 1890-1920). 15h ngày mồng 4 tháng Tư năm 2014.
 

 

 
Chắc chắn rằng một ngày không xa những lá cờ tự do sẽ bay phất phới khắp quê hương.
 
Thanh Sơn 06.04.2014
 
Xem thêm hình ảnh
https://plus.google.com/u/0/photos/114927148927567597565/albums/5998900536080593505?authkey=CID068Hgt7CnpAE
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.04.2014 20:48:03 bởi Phù vân >

da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 11.04.2014 20:44:03
0
 
 
 
 
Thảm Sát tại Cai Lậy ngày 09 tháng ba 1974
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=531YaTAcZ34[/YouTube]

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 12.04.2014 03:16:09
0
 
 
 
 
 
e  m    v  ề   p  h  ố    c  ũ
đônghương|dzuylynh
album Cánh Thiên Di
 
một ngày buồn tênh, em về trên phố
mênh mang mênh mang, lòng phố tiêu điều
một lời dấu yêu, mênh mông dịu vợi
một vùng gió Thu mưa rơi thật vội

một ngày đầu tiên, em chào mây rối
con tim đơn côi, tìm bóng hôm nào
mịt mờ cánh âu bay qua biển rộng
tìm về dấu chân anh cho môi muộn phiền
một lần ... xa ... rồi quên ...


một ngày hồn nhiên, em từ thơ ấu
mang theo mong manh lời hứa cau trầu
để rồi nắng qua Đông sang trở lại
nhìn mình hoá trang trên môi khờ dại
cho hạt lệ âm thầm rơi nhanh rơi nhanh

anh đi rồi, anh xa rồi!
lòng chiều bối rối, dáng phố quên vui
đàn chim sẻ cũ và mùa Đông nào xa xôi...
tim em hóa đá trên lề phố hôm nay
thành phố vừa lên đèn
bóng một loài hoa mong manh
run run trong gió hoàng hôn 
vỡ những nhịp đau
bờ môi luống cuống
nhìn bước chân ngõ xưa mỏi mòn
chợt quên mất tên nhau

để rồi chợt quên mất tên nhau ...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.04.2014 05:18:26 bởi dzuylynh >

da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 12.04.2014 15:46:12
0
 
 
 
 
Lễ Khánh thành Bức tường Tưởng niệm Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà
 

 
Buổi lễ Khánh thành Bức tường Tưởng niệm Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà đã được khai mạc lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy ngày 5 tháng Tư năm 2014 do Biệt Đoàn Văn Nghệ Lam Sơn tổ chức tại công viên History of San Jose Park. thành phố San Jose. Khoảng 300 quan khách tham dự buổi lễ trong không khí trang nghiêm và long trọng.
 

    [YouTube]https://www.youtube.com/watch?v=nbV3jM24lxI[/YouTube]
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.04.2014 15:49:49 bởi da vàng >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 12.04.2014 23:25:15
0
 
VIỆT- NAM CỘNG- HÒA ĐỐI XỬ RẤT NHÂN BẢN VỚI TÔI
 

 
Tôi còn nhớ rõ một buổi trưa nắng chang chang của năm 78, 79 gì đó. Đang ngồi đợi tr…ên xe buýt ở Lăng Cha Cả khởi hành đi Chợ Lớn thì tôi nghe có tiếng hát rất hay, nhưng vô cùng u uất: “Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi… Thành phố sau lưng…” Rồi bước lên xe là một thương binh VNCH trẻ khoảng 25,26 tuổi. Anh ta cụt một chân, trên cổ treo cây guitar vừa đàn hát vừa xin tiền. Anh ta mặc chiếc quần của Thủy Quân Lục Chiến rằn sọc ngang, áo thun bạc phếch, trên đầu đội nón vải đi rừng của lính VNCH. 
 
Dường như một số người trên xe biết và có cảm tình với anh ta nên có lẽ nói cho mọi người đều biết: “Ảnh là Thủy Quân Lục Chiến, bây giờ tội nghiệp lắm…”
Người thương binh VNCH khẻ gật đầu như muốn chào mọi ngưòi nhưng vẫn hát.. Một bà cụ ngồi phía sau chạy lên dúi vào tay anh ta mấy cái bánh ú và hỏi:
- “Q. sáng giờ con ăn gì chưa?”.

Người thương binh ngưng hát trả lời:
- “Dạ, con ăn chút bánh mì rồi ngoại…”

Thì ra bà cụ biết người thương binh này và vẫn thường giúp đỡ anh ta cho nên anh ta gọi bà cụ là ngoại. Đây cũng là cách gọi thân mật trong của người Nam.

Lúc đó có nhiều người dúi tiền vào chiếc túi vải treo trước ngực người thương binh. Mỗi lần ai cho anh, anh đều nói: “Xin cảm ơn ông / bà”. Dường như mọi người đều cho một ít như muốn nói “Tặng anh một chút để anh sống qua ngày… Chúng tôi dù sao còn may mắn hơn anh…”

Khi anh ta bước gần đến tôi, tôi nhìn gương mặt anh ta tôi có cảm tình ngay. Gương mặt sáng và thông minh. Anh tuy mất một chân nhưng rất rắn chắc. Tôi cũng lấy ít tiền dúi vào túi vải, anh ta nói:
- “Đa tạ ông”.

Tự dưng tôi cầm lấy tay anh ta và hỏi:
- “Anh bị thương năm nào?”

Anh trả lời:
-”Dạ em bị thương năm 1972 đó ông Thầy….”
Có lẽ anh ta nghĩ tôi là sĩ quan VNCH nên trả lời và gọi tôi “Ông Thầy”. Lính VNCH thường gọi sĩ quan là “Ông Thầy”.

Tôi nghe thế tôi rất xúc động vì tôi cũng bị thương năm 1972… có điều là chúng tôi…. khác chiến tuyến nhưng tôi lại được lính Biệt Động Quân VNCH cứu sống…
Tôi vội nói:
- “Tôi cũng bị thương năm 72…”

Anh ta dường như không chú ý câu nói của tôi và như có người chia sẻ, anh ta khe khẽ kể tiếp:
- “Đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của em chặn quân Bắc Việt tại bờ Nam sông Thạch Hãn vào tháng Tư năm 1972… tụi nó đông lắm, xe tăng, bộ binh của chúng đông nghẹt luôn… Tiểu Đoàn 3 Sói Biển tụi em tuy chặn đứng chúng nhưng thiệt hại 50 % đó ông thầy ạ… Em bị thương trận đó… Bây giờ… Khổ lắm…”

Dường như nước mắt của cả tôi và anh ta đều giàn giụa…
Anh ta khẽ gật đầu chào và quay đi….
Anh bước xuống xe và tiếp tục lời hát: “…Sao không hát cho những bà mẹ từng đêm nhớ con xa… Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua… ”

Bóng người thương binh TQLC dần lẫn vào đám đông những người buôn thúng bán bưng…. những đứa trẻ gầy gò bưng bình trà đá bán dạo tại bến xe… Trời trưa nắng chang chang nhưng tôi nghe như mưa đổ trong lòng… Cơn mưa khóc hận cho miền Nam hưng thịnh nhân bản ngày nào bây giờ đang sống dưới tay loài quỉ Đỏ…

Và từ đó tôi không có dịp gặp lại ngưòi thương binh Thủy Quân Lục Chiến đó… Không biết anh trôi dạt nơi nào….
Anh bị thương năm 72, tôi cũng bị thương năm 72… Anh và tôi cùng được chữa trị bởi Quân Y Viện VNCH… Không biết lúc đó tôi và anh có cùng Quân Y Viện không? Tôi lúc đó được nằm trên giường… Anh có thể nằm… dưới đất nhường chỗ cho tôi…
 
(Trích hồi ký của một cựu bộ đội Bắc Việt)
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.04.2014 01:50:01 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 14.04.2014 01:10:14
0
 QUỐC HẬN THỨ 39
 LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI


Sài Gòn thất thủ – Kỳ 1  

Komori Yoshihisa  - Khôi Nguyên dịch

 
Đứng trên bục gỗ trước máy phóng thanh, lời kêu gọi của ông Kỳ vang dội đến mấy ngàn giáo dân Công Giáo như càng làm tăng thêm dũng khí cho họ [...] Thế nhưng vào sáng ngày 29/4/1975 ông Kỳ đã dùng trực thăng tháo chạy ra ngoại quốc, bỏ lại sau lưng những lời thề hứa chiến đấu quyết tử mà ông từng hùng hồn tuyên bố trước đó bốn ngày.
 

Hồn Việt Radio - “Sàigòn thất thủ” là tựa đề một loạt ký sự được đăng tải liên tục suốt gần một tháng trên Nhật Báo Sankei trong mục “Đặc Phái Viên của Thế Kỷ 20” từ ngày 29/10 cho đến ngày 27/11/1998. Người thực hiện loạt ký sự này là ký giả Komori Yoshihisa, một đặc phái viên kỳ cựu của Nhật Bản đã có mặt tại Sài Gòn trước và sau thời điểm 30/4/1975. Ông Komori Yoshihisa từng là ký giả của tờ báo Mainichi được biệt phái đến Sài Gòn từ năm 1972 với tính cách là trưởng ban biên tập tại Sài Gòn. Sau đó, đến năm 1987, ông chuyển sang làm việc cho tờ báo Sankei.
 
 
Ký giả Komori Yoshihisa. Nguồn: CSIS.org
 

Cũng qua loạt bài viết liên quan đến sự kiện “Sài Gòn Thất Thủ”, năm 1976 ông Komori Yoshihisa đã nhận được giải thưởng danh giá “Phóng Viên Quốc Tế” Vaugh/Ueda Prize do hai cơ quan truyền thông Mỹ-Nhật UPI và Dentsu sáng lập. Hiện nay, ông đã 72 tuổi và nổi tiếng là một nhà bình luận thời cuộc thế giới kiêm công việc giáo sư danh dự tại trường đại học quốc tế Akita ở Nhật Bản. Ngoài ra, ông cũng từng được biết là một võ sư hướng dẫn môn Nhu Đạo tại đại học Georgetown ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ.
 
Vì được chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử liên quan đến chuyện Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam cũng như nội tình của chính phủ Sài Gòn lúc đương thời, ông đã có cái nhìn rất trung thực và đứng đắn về cuộc chiến Việt Nam, vốn rất phức tạp trong một tình thế tương tranh gay gắt mà phe Cộng sản chiếm phần ưu thế lúc bấy giờ, hơn nữa còn bị đảng Cộng sản Việt Nam xuyên tạc bóp méo để đánh lừa dư luận thế giới. Nhận thấy tính cách giá trị lịch sử của loạt bài này, dù đã được viết hơn 15 năm trước, xin giới thiệu phần trích lược trong số 23 bài ký sự của ông Komori Yoshihisa qua phần chuyển dịch của Khôi Nguyên.
 
Cũng cần nhắc lại, trước đây các phần chuyển dịch này của Khôi Nguyên từng được một số báo chí, trang web người Việt hải ngoại đăng tải và đọc lại. 

Kẻ ở, người đi và một sự thật bình thường
 
Xe tăng của quân CSVN trong khuôn viên Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Nguồn: OntheNet
 

“Nếu 500 ngàn trong tổng số 3 triệu dân Sài Gòn cầm súng chiến đấu với một tinh thần quyết tử thì chắc là quân cộng sản Bắc Việt phải chuốc lấy những thất bại nặng nề, và Sài Gòn sẽ trở thành một Stalingrad thứ hai. Lúc đó, dư luận thế giới bắt buộc phải quan tâm để đưa đến những cuộc thương thuyết về vấn đề ngưng chiến tại Việt Nam.”
 
Ngồi trước mặt tôi và sau lưng là những người lính cận vệ trong bộ quân phục Không Quân hùng dũng, cựu tướng Nguyễn Cao Kỳ với một giọng chắc nịch và quả quyết, đã nói như vậy trong buổi phỏng vấn vào ngày 25/4/1975 tại nhà thờ Lộc Hưng ở ngoại ô thành phố Sài Gòn.
 
Ông Kỳ vốn là một nhân vật nổi tiếng vì trước đó đã giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền miền Nam như Tư Lệnh Không Quân, Thủ Tướng, Phó Tổng Thống. Ông đã được biết qua báo chí thế giới bằng hình ảnh một người đàn ông có dáng gầy, cao vừa phải, dung mạo đẹp trai, và nhất là bộ ria đen nhánh. Vợ ông là một phụ nhữ xinh đẹp, xuất thân từ giới tiếp viên hàng không.
 
Tuy nhiên, từ năm 1971, trong cuộc tranh đua quyền lực, ông Kỳ đã bại dưới tay ông Nguyễn Văn Thiệu, một nhân vật từng sát cánh với ông lúc trước. Vì thế, ông đã bị hất văng ra khỏi chính trường miền Nam. Sau đó, người ta ít thấy ông Kỳ xuất hiện và cho đến gần thời điểm nguy ngập vào mùa Xuân năm 1975, ông Kỳ đã lên tiếng chỉ trích những thất sách về mặt quân sự cũng như sự thối nát về mặt chính trị của chính quyền Sài Gòn.
 
Vào ngày 25/4/1975 nói trên, trong một buổi tập họp được Ủy Ban Hành Động Cứu Nước do linh mục Trần Hữu Thanh lãnh đạo đứng ra tổ chức, ông Kỳ đã đến tham dự và phát biểu. Khi ông Kỳ dùng xe jeep đến nhà thờ Lộc Hưng thì nơi đây đã có gần 3 ngàn giáo dân tụ tập sẵn ngoài sân từ bao giờ. Địa phận Lộc Hưng vốn là nơi cư trú của đa số người Công Giáo miền Bắc tỵ nạn Cộng sản di cư về đây từ năm 1954. Trước khi đến đây, ông Kỳ đã nhận trả lời phỏng vấn của những phóng viên ngoại quốc như chúng tôi.
 
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=EGm8k5T4KV4[/YouTube]
 
 
“Nếu đồng báo nhất trí đoàn kết, thì chúng ta sẽ còn con đường sống. Chúng ta phải cương quyết chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Quân cộng sản chỉ chờ đợi nơi chúng ta tự chia rẽ và tự tan rã mà thôi. Tôi sẽ ở lại Sài Gòn và chiến đấu cho tới chết. Tôi muốn nói lên quyết tâm này với dân chúng Sài Gòn. Những người bỏ chạy ngay bây giờ trước khi quân địch tấn công vào đều là những kẻ hèn nhát.”
 
Đứng trên bục gỗ trước máy phóng thanh, lời kêu gọi của ông Kỳ vang dội đến mấy ngàn giáo dân Công Giáo như càng làm tăng thêm dũng khí cho họ.
 
Lúc này, quân Bắc Việt đã tràn đến những cứ điểm phòng thủ cuối cùng quanh vòng đai Sài Gòn sau khi nuốt gọn Xuân Lộc. Và Sài Gòn đang trong tình trạng hồi hộp, căng thẳng về một cuộc tổng công kích cuối cùng của quân Bắc Việt vào ngay lòng thủ đô. Tuy vậy, lúc nghe ông Kỳ diễn thuyết, tôi cũng cảm thấy yên tâm phần nào vì miền Nam vẫn có thể tránh khỏi một cuộc chiến bại toàn diện.
 
Thế nhưng vào sáng ngày 29/4/1975 ông Kỳ đã dùng trực thăng tháo chạy ra ngoại quốc, bỏ lại sau lưng những lời thề hứa chiến đấu quyết tử mà ông từng hùng hồn tuyên bố trước đó bốn ngày.
 
Từ lúc ông Kỳ bỏ chạy cho đến giây phút cuối cùng khi Sài Gòn rơi vào tay quân Bắc Việt, chỉ đúng một ngày. Trong khoảng thời gian này, số những tướng lãnh cùng binh sĩ VNCH ở lại chiến đấu cũng không phải là ít và có những vị tướng đã hy sinh.
 
 
Bốn vị tướng trong những sỹ quan VNCH đã hy sinh cuối tháng 4, 1975: Lê Nguyên Vỹ TL SĐ5BB, Trần Văn Hai TL SĐ7BB, Lê Văn Hưng TLP QĐ4 QK4 và Nguyễn Khoa Nam TL QDD4 QK4. Nguồn: OntheNet 
(Ghi chú của HVR: Tư lệnh SĐ7BB, Tướng Trần Văn Hai đã tự vẫn ngay trong doanh trại đơn vị)
*
Dọc theo quốc lộ 13, cách Sài Gòn khoảng 50 km về hướng Bắc là căn cứ Lai Khê do sư đoàn 5 VNCH trấn giữ. Đây là một trong năm sư đoàn được phối trí theo thế chiến lược bảo vệ vòng đai thủ đô Sài Gòn. Lúc này, Tổng Tham Mưu chỉ huy quân Bắc Việt là tướng Văn Tiến Dũng đã huy động tất cả 5 quân đoàn gồm 15 sư đoàn với quân số khoảng 200 ngàn để chọc thủng những tuyến phòng thủ vòng đai cuối cùng hầu tiến chiếm Sài Gòn.
 
Đúng vào buổi sáng 30/4/1975, sư đoàn 5 của VNCH đã phải hứng chịu những áp lực nặng nề trước sức tấn công mãnh liệt của quân đoàn 1 Bắc Việt, cuối cùng vì lực lượng quá ít so với quân số hùng hậu của quân Bắc Việt, sư đoàn 5 tan vỡ và vị Tư Lệnh sư đoàn là tướng Lê Nguyên Vỹ đã tự kết liễu vận mạng bằng cái chết hiên ngang, bất khuất.
 
Mặt khác, tại cứ địa Củ Chi cách Sài Gòn khoảng 30km về hướng Tây Bắc, sư đoàn 25 của VNCH cũng bị tấn công dữ dội và ngã gục trước quân đoàn 3 Bắc Việt. Tư Lệnh sư đoàn là tướng Lý Tòng Bá vì muốn bảo vệ sinh mạng binh sĩ nên đã chịu hàng và bị bắt làm tù binh.
 
Ngay cửa khẩu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long là căn cứ Tân An nằm ở hướng Tây Nam Sài Gòn được sư đoàn 22 VNCH trấn thủ cũng không tránh khỏi sự tấn công mãnh liệt của lực lượng Bắc Việt và đã bị tiêu diệt. Kế đến là lực lượng những binh sĩ còn lại của sư đoàn 18 dưới sự chỉ huy của tướng Lê Minh Đảo đang trấn đóng tại phía Đông Sài Gòn đã bị đột kích bằng chiến thuật biển người của quân đoàn 2 Bắc Việt. Sau khi thất thủ, tướng Lê Minh Đảo bị bắt làm tù binh.
 
 
Hai vị tướng bị quân CSVN bắt làm tù binh: Lê Minh Đảo và Lý Tòng Bá (tháng 4, 1975). Nguồn: OntheNet
 

Trong tình thế hiểm nghèo này, chỉ còn lại lực lượng duy nhất của sư đoàn 7 ở Mỹ Tho là tương đối có khả năng kéo về Sài Gòn tiếp ứng nhưng vì các trục lộ giao thông đã bị địch quân cắt đứt nên ngay sau khi Sài Gòn thất thủ, sư đoàn 7 VNCH cũng đành phải đầu hàng.
 
Tiếp theo tại Cần Thơ, Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4 của VNCH là nơi kiểm soát toàn bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã tận lực trong việc bảo vệ và tiếp ứng cho hai sư đoàn 9 và 21 đang bị uy hiếp trầm trọng, nhưng kết cuộc cũng đành phải bó tay. Vị Tư Lệnh quân khu là tướng Nguyễn Khoa Nam cùng Tư Lệnh Phó là tướng Lê Văn Hưng đã chọn cái chết để bảo vệ khí tiết ngay tại căn cứ Cần Thơ.
*
Đối với tôi, thì việc trong hàng ngũ những tướng lãnh và nhân viên cao cấp của chính quyền miền Nam, người nào bỏ chạy, người nào ở lại tử thủ đã trở thành đối tượng cho sự suy nghĩ về những phương cách xử thế ở đời và là một bài học kinh nghiệm cho bản thân.
 
Những người thường hô hào chiến đấu chống cộng tới cùng, hoặc kêu gọi sự đoàn kết và lòng yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc một cách kịch liệt nhất, lại là những người chạy trốn sớm nhất. Ngược lại, những người có vẻ như thân Mỹ hay thân Pháp lẽ ra phải nhanh chân chạy thoát thì lại hy sinh ở lại chiến đấu. Thêm một lần nữa, tôi cảm nhận được một sự thật rất bình thường là “nếu chỉ dựa vào lời nói của một người, ta sẽ không thể phán đoán hành động của họ như thế nào”.
 
Sau ngày Sài Gòn thất thủ hai năm, tôi được chuyển sang làm đặc phái viên ở Hoa Kỳ và đã có dịp ghé thăm nơi ở mới của ông Nguyễn Cao Kỳ tại California.
 
Từ lúc được chính phủ Hoa Kỳ tiếp nhận cho định cư, ông Kỳ đã mở một siêu thị để kinh doanh ở gần thành phố Los Angeles cách nhà ông khoảng chừng 20km, một ngôi nhà thuộc hạng sang trọng đối với tiêu chuẩn của vùng này. Sau khi nhấn chuông, tôi được ông Kỳ đích thân mở cửa đón tiếp. Trong bộ quần áo màu vàng nâu, ông Kỳ có dáng vẻ của một vị trưởng giả và nếu gọi là có sự thay đổi nơi ông thì có lẽ chỉ là màu của bộ ria nay đã trở thành màu tro nhạt.
 
Ông tiếp tôi tại phòng khách và nhận trả lời cuộc phỏng vấn. Sau khi kể lại những khó khăn ban đầu từ lúc ông cùng vợ và 6 người con 4 trai 2 gái đặt chân tới đây, ông hồi tưởng lại chuyện chiến tranh:
“Tôi đã từng chủ trương rằng, hòa hợp hòa giải với thế lực cộng sản kết cuộc chỉ là một ảo tưởng. Điều này hoàn toàn đúng. Vì vậy, đối với cộng sản chỉ có chọn lựa một trong hai con đường: hoặc đầu hàng, hoặc chiến đấu tới cùng. Về điểm này có thể nói là những nhận thức của Tổng Thống Thiệu rất đúng đắn và chính xác.”
 
Tuy nhiên, ông Kỳ đã không chiến đấu tới cùng với cộng sản.
 
Việc ông vừa tuyên bố sẽ tử thủ tại Sài Gòn sau đó lại bỏ chạy như vậy, quả thật đã khiến tôi khó đề cập đến vì thái độ biểu hiện của ông quá chai cứng:
“Tôi đã cố gắng đến cuối cùng và biết rằng miền Nam sẽ hoàn toàn thất trận nên phải ra đi. Vả lại, tôi cũng chỉ là một dân thường mà thôi. Nếu như lúc đó tôi ở vào vị trí trọng yếu của chính quyền thì chắc chắn tôi sẽ ở lại tử thủ. Tuy vậy, đối với những chiến sĩ VNCH đã chiến đấu đến giờ phút cuối thì tôi rất kính phục và không biết phải dùng lời lẽ gì để biểu hiện cho sự kính phục này.”
 
Nói tóm lại, những lời biện minh, giải thích của ông Kỳ cho dù nghe ở một góc độ nào chăng nữa, quả thật người ta cũng không cảm nhận được ý nghĩa gì cả!
*
©Komori Yoshihisa  & Khôi Nguyên @ HVR


Đón đọc bài tới, Kỳ 2: Xuân Lộc, một chiến thắng ngắn ngủi làm nức lòng dân
 
nguồn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.04.2014 02:12:04 bởi dzuylynh >

Thay đổi trang: << < 192021 > >> | Trang 20 của 29 trang, bài viết từ 571 đến 600 trên tổng số 867 bài trong đề mục