GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM

Thay đổi trang: << < 222324 > >> | Trang 23 của 29 trang, bài viết từ 661 đến 690 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Tác giả Bài
dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 20.06.2014 01:15:08
0
 
* * *

Hoa Thịnh Đốn: Lễ Chào Cờ Ngày Quân Lực 19/6, Năm Thứ 49


 Để đánh dấu và cũng để nhắc lại ngày lịch sử vô cùng trọng đại đối với tiền đồ Tổ Quốc, để nhắc nhở gương hy sinh anh dũng của Quân Đội VNCH, đã đứng ra nhận lãnh trách nhiệm lèo lái Con Thuyền Quốc Gia trong giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử, Liên Hội CCS VNCH/HTĐ và Phụ cận đã tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực Việt Nam CH, 19 Tháng 6, năm thứ 49. Lễ truy điệu vào lúc 7 giờ chiều ngày 14 Tháng 6, 2014 tại Kỳ đài trong Trung Tâm Thương Mãi Eden và ngày hôm sau 15 Tháng 6, 2014 có lễ Chào Cờ cũng trong Trung Tâm Thương xá Eden, Falls Church, VA.

Sau đây là bài tường thuật Lễ Chào Cờ ngày 15, Tháng 6 tại Trung Tâm Thương Mãi Eden. Hiện diện có Ông Tạ cự Hải, Chủ tịch Liên Hội CCSVNCH & HTĐ và Phụ cận, Ông Đoàn hữu Định, Chủ Tịch CĐ HTĐ, MD&VA và khoảng một trăm đồng hương trong đó có nhiều cựu quân nhân mặc quân phục. Tại kỳ đài có bàn thờ Tổ Quốc với hoa quả hương đèn và di ảnh của những vị tướng lãnh đã anh dũng tuẫn tiết trong ngày Quốc hận 30 Tháng Tư. Bên trái lễ đài là những cựu quân nhân trong quân phục các Quân Binh Chủng của QLVNCH, bên cạnh là các chị “Cư an tư nguy” (phu nhân của các Cựu sinh viên sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức). Bên phải là các chị áo vàng “Mẹ Việt Nam”.

Trong Lễ Chào Cờ Ngày Quân Lực 19/6 năm thứ 49.


Chương trình được điều hợp bởi Không Quân Trần kim Long.

Chương trình được bắt đầu lúc 12 giờ trưa. MC Trần kim Long cho biết, buổi lễ được tổ chức là để tưởng nhớ công ơn Quân Cán Cảnh VNCH và Quân lực đồng minh đã hy sinh cho nền tự do, độc lập của VNCH. Ngày hôm nay chúng ta tiếp tục tranh đấu trong một cuộc chiến tranh, không phải là chiến tranh khốc liệt như xưa mà là chiến tranh chính trị cho nhân quyền, độc lập, tự do cho toàn thể VNCH.

Sau đó Toán quốc quân kỳ tiến vào vị trí hành lễ, theo sau là lễ chào Quốc kỳ Mỹ, Việt và một phút mặc niệm để tưởng nhớ các chiến sĩ Quân Cán Cảnh VNCH, các chiến sĩ đồng minh và đồng bào đã hy sinh vì lý tưởng Tự Do.

Chương trình được tiếp nối với phần phát biểu của ÔngTạ Cự Hải, Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến sĩ VNCH vùng HTĐ và Phụ cận. Ông Hải tóm lược ý nghĩa của Ngày Quân Lực 19/6. Tuyên Cáo Ngày 11 Tháng 6, 1965 của Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, Thủ Tướng BS Phan Huy Quát và Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp Phạm Xuân Chiểu đồng ký tên và đồng thanh quyết định long trọng trao quyền lực cho Quân Đội VNCH trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo Quốc Gia.

Ngày 14 Thánng 6, 1965 là ngày Quân Đội chính thức nắm quyền lãnh đạo Quốc Gia. Ngày 19/6/1965 là một ngày lịch sử, và được xem là ngày Quân Lực VNCH 19/6. Để khôi phục lại giang sơn, Ông Hải đề nghị, thứ nhất, chính đồng bào trong nước và nhân dân phải nổi dậy như các nước Bắc Phi để tự giải thoát cho chính mình. Tại hải ngoại quân dân cán cảnh VNCH yểm trợ lực lượng nổi dậy. Yểm trợ bằng cách nào? Không tiếp tay cho CSVN, không làm bất cứ điều gì có lợi cho CS, không về VN ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như tang tế. Không mang tiền về VN hay đầu tư, không tiếp tế tiền bạc cho CS qua các tổ chức từ thiện trá hình của CS trong nước cũng như ở hải ngoại.

Trong Lễ Chào Cờ Ngày Quân Lực 19/6 năm thứ 49.


Ông Hải nói tiếp, giặc Tàu phương Bắc. CS đã cắt đất dâng biển cho Trung Cộng. CS đã ký giấy bán nước VN cho Trung Cộng. CS VN đã ác với dân và hèn với giặc. CSVN đã vượt khỏi giới hạn sửa chữa, CSVN phải được giải thể. Muốn cứu nước, dân tộc VN phải tiêu diệt chế độ CSVN trước rồi mới đánh Trung Cộng sau.

Sau đó, Ông Đoàn Hữu Định, Chủ Tịch CT HTĐ, MD&VA, được mời lên phát biểu. Ông Định nói, thời gian gần đây, người Việt trong và ngoài nước không ngày nào không nói đến giàn khoan của Trung Cộng hiện diện ngang nhiên trên lãnh hải của VN. Tàu VN bị tàu Trung cộng lấn hiếp, không tuần nào không có tổ chức CĐ người Việt hải ngoại biểu tình khắp nơi để phản đối Tàu Cộng và lên án CSVN bán nước, nhu nhược trước quân xâm lược phương Bắc, ác với ngừơi dân yêu nước đứng lên chống Tàu. Lãnh đạo của Trung Cộng đã cho biết Phạm văn Đồng đã thừa nhận quyền của Trung Cộng trên Biển Đông bao gồm luôn quần đảo Hoàng Sa và Truờng Sa của VN. Trung Cộng đã cột công hàm này làm nền tảng cho chủ trương xâm lược của Tàu Cộng hiện nay.

Sau đó các cựu quân nhân và một số đồng hương diễn hành trong Trung Tâm Thương Mãi Eden. Đi đầu là ông Tạ cự Hải, kế đến các chị “Cư an tư nguy” cầm “banner” “Republic of Vietnam Associations Coaliton ”. Kế đến Toán Quốc quân kỳ, các chị “Mẹ Việt Nam cầm cờ vàng trải rộng, theo sau là các cựu quân nhân cầm cờ các quân đoàn, sư đoàn. Cuối đoàn là một số đồng hương mặc thường phục.

Chương trình Lễ Chào Cờ Ngày Quân Lực năm thứ 49 được chấm dứt lúc 12:35 phút.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.06.2014 01:49:16 bởi dzuylynh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 24.06.2014 09:14:32
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
Thời điêu linh: Đổi tiền

 

Đồng tiền nối liền khúc ruột cho nên mọi sự thay đổi về tiền tệ từ phía chính quyền trong bất kỳ thời kỳ nào cũng có ảnh hưởng sâu đậm đến người dân sống trong tầm chi phối của nhà cầm quyền đó. Vậy mà sau năm 1975, lịch sử Việt Nam đã có đến 3 lần đổi tiền với cột mốc là các năm 1975, 1978 và 1985.
Vào thời điểm cuối tháng 4/1975, lượng tiền mặt tại miền Nam do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành và lưu trữ trong ngân khố VNCH được tính khoảng hơn 1.000 tỉ đồng, tương đương hơn 2 tỉ USD. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng tiền mặt trong lưu thông trên thị trường niền Nam vào lúc đó chiếm khoảng 615 tỉ đồng.
Tại Sài Gòn, ngay chiều 30/4/1975, hầu hết các Ngân hàng của VNCH ở khu vực Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn đều đã được niêm phong, bộ đội tiếp quản toàn bộ kho tiền và các ngân hàng. Sáng 1/5, Ủy Ban Quân quản của Chính phủ Cách mạng Lâm thời ra lệnh quốc hữu hóa toàn bộ hệ thống ngân hàng cũ.
Tại miền Nam, từ năm 1953, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã lưu hành đồng tiền được sử dụng trên toàn cõi Việt Nam Cộng hòa. Đặc điểm dễ nhận nhất của các loại tiền giấy phát hành tại miền Nam trước năm 1975 là trên đồng tiền luôn luôn có câu “Hình luật phạt khổ sai những kẻ nào làm giả mạo giấy bạc do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát ra”.
Trên các giấy bạc còn có 2 chữ ký của Tổng kiểm tra và Thủ quỹ Trung ương. Đến năm 1968, đổi thành chữ ký của Tổng kiểm soát và Giám đốc Sở phát hành; đến năm 1970, đổi sang chữ ký của Tổng kiểm soát và Thống đốc; năm 1971 đổi sang chữ ký của Một quản trị viên và Giám đốc Phát hành.
Trong năm 1975, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam in giấy bạc 5.000 và 10.000 đồng với chữ ký của Tổng kiểm soát và Thống đốc. Tuy nhiên, 2 loại giấy bạc này chưa được phát hành trên thị trường thì đã đến ngày miền Nam thất thủ.
 


 
Mặt trước và mặt sau giấy bạc 5.000 đồng của VNCH in năm 1975 nhưng chưa kịp phát hành


 
Mặt trước giấy bạc 10.000 đồng của VNCH in năm 1975 nhưng chưa kịp phát hành

Sau khi Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nắm chính quyền đã tổ chức đổi tiền trên qui mô toàn miền Nam để đưa đồng tiền mới lấy tên là “Tiền Ngân hàng Việt Nam” (còn gọi là tiền ‘giải phóng’). Tiền này được sử dụng tại miền Nam cho đến khi đổi tiền năm 1978 nhằm thống nhất tiền tệ hai miền Nam Bắc.
Ngày 6/6/1975, Chính phủ cách mạng lâm thời đã ra Nghị định số 04/PCT-75 về việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do ông Trần Dương làm Thống đốc….
… Cũng chiếu theo Nghị định 04, đến ngày 22/9/1975 thì tiền VNCH có mệnh giá trên 50 đồng bị cấm lưu hành tại miền Nam và phải đổi sang tiền mới của Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Tiền mới được in tại Tiệp Khắc từ năm 1966 (!), không mang chữ ký, gồm 8 mệnh giá: 10 xu, 20 xu, 50 xu, 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, 10 đồng và 50 đồng. Tỉ giá hối đoái vào thời điểm ban hành Nghị định 04 là 1 USD tương đương với 1,51đ Cộng hòa Miền Nam.
Điều đáng nói là giá trị chuyển đổi của đồng tiền mới không thống nhất về mặt địa lý mà thay đổi theo từng vùng theo Nghị định 04:
- Từ Quảng Nam, Đà Nẵng trở xuống miền Nam, giá trị tiền đổi được tính theo tỉ lệ 500đ VNCH tương đương với 1đ tiền mới.
- Từ Thừa Thiên Huế trở lên miền Bắc, tỉ lệ đổi tiền là 1.000đ VNCH tương đương với 3đ tiền mới.
Việc thu đổi tiền VNCH được bắt đầu lúc 6g sáng ngày 22/9/1975 và chấm dứt vào lúc 6g chiều cùng ngày tại Sài Gòn. Riêng tại các tỉnh xa xôi thuộc phía Nam, việc đổi tiền có hạn chót là ngày 30/9/1975. Định mức đổi tối đa không quá 100.000đ tiền VNCH cho nhu cầu sinh hoạt của mỗi gia đình; các hộ kinh doanh được phép đổi từ 200.000đ đến 1.000.000đ tiền VNCH sang tiền mới.
Đối với người dân miền Nam, việc đổi tiền năm 1975 là cú sốc đầu tiên mà chính quyền CS dành cho họ. Còn đang bàng hoàng trước những thay đổi về thể chế chính trị từ ngày 30/4/1975, chỉ chưa đầy 2 tháng sau là một sự kiện kinh tế-tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày tại miền Nam.
Người dân miền Nam chỉ thấy sau khi Nghị định 04 được ban hành, túi tiền của họ bỗng trở nên teo tóp một cách đáng kể.
Cuộc đổi tiền lần thứ hai được diễn ra vào năm 1978. Ngoài mục đích thống nhất tiền tệ giữa hai miền Nam Bắc, đổi tiền lần thứ hai được coi là một trong những phương thức “cải tạo công thương nghiệp” ở miền Nam Việt Nam với quyết tâm xóa bỏ hình thức kinh tế tư bản hiện hữu tại miền Nam.
Đổi tiền là một bước trong quá trình đó. Hiện tượng này trong quá khứ đã từng được thực hiện một cách bất ngờ ở các nước cộng sản như Liên Xô, Trung Quốc, Bắc Hàn nhằm tịch thu tài sản và giảm thiểu nền kinh tế chợ đen.
Theo Sắc lệnh mang số 88 CP, ký ngày 25/4/1978, thì lệnh đổi tiền được giữ kín cho đến ngày 3/5/1978 là thời điểm công bố trên toàn quốc. Sắc lệnh quy định tiền tệ cũ của cả hai miền Nam Bắc bị cấm lưu hành, những ai sở hữu tiền cũ thì phải đem đổi lấy tiền mới.
Ở miền Bắc, một đồng mới trị giá bằng một đồng cũ, loại tiền này được phát hành từ năm 1958. Riêng ở trong Nam, một đồng mới đổi được 0,80 đồng cũ (8 hào) phát hành năm 1975 qua đợt đổi tiền lần thứ nhất.
Dân thị thành được đổi tối đa 100 đồng cho mỗi hộ 1 người; 200 đồng cho mỗi hộ 2 người; hộ trên 2 người thì từ người thứ 3 trở đi được đổi 50 đồng/người. Hạn mức tối đa cho các hộ thành phố bất kể số người là 500 đồng mỗi hộ.
Dân vùng quê được phép đổi theo hạn ngạch 100 đồng cho mỗi hộ 2 người (50 đồng mỗi người); hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 30 đồng/người. Tối đa cho mọi hộ vùng quê, bất kể số người, là 300 đồng.
Số tiền sở hữu trên mức tối đa phải khai báo và ký thác vào ngân hàng. Khi cần dùng thì tiền đó có thể rút ra nếu… có lý do chính đáng. Một điều kiện nữa là người dân phải chứng minh rằng số tiền trên mức tối đa là tiền kiếm được bằng ‘lao động cá nhân’ chân chính chứ không phải tiền trục lợi qua lao động của người khác.
Cũng như lần đổi tiền năm 1975, cuộc đổi tiền năm 1978 đã phá giá đồng tiền của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đang lưu hành tại miền Nam. Tuy nhiên, tại miền Bắc, giá trị của đồng tiền vẫn giữ nguyên.
Tại miền Nam, dù đã qua một lần đổi tiền vào năm 1975 nhưng đa số người dân vẫn bị bất ngờ vì lệnh đổi tiền lặp lại 3 năm sau đó. Chính sách đổi tiền lần này chủ yếu nhắm vào giới tư sản miền Nam, nhưng trên thực tế, cuộc sống của mọi người, nhất là những người sinh sống tại miền Nam, đều bị ảnh hưởng.
… Vào thời điểm 1978, mức sống của dân miền Nam vẫn còn cao hơn miền Bắc nên tỉ lệ sở hữu tiền tiết kiệm của từng gia đình tại Sài Gòn, nói chung, vẫn cao hơn tại Hà Nội.
Biện pháp ‘đổi tiền có giới hạn’ chính là một hình thức ‘cào bằng’ giữa hai miền…
Lần đổi tiền thứ ba diễn ra vào ngày 4/9/1985 với việc phát hành tiền mới có mệnh giá 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng. Như vậy, trong vòng 10 năm (1975-1985) Việt Nam đã có ba lần đổi tiền. Điểm nổi bật của lần đổi tiền năm 1985 là 10 đồng tiền cũ đổi được 1 đồng tiền mới. Người dân bình thường nhận thấy tiền của họ khi đổi sang tiền mới chỉ cần bớt một con số không. Chẳng hạn, một tô phở trước khi đổi tiền có giá 1.000đ nay chỉ còn 100đ tiền mới.

 
Giấy bạc mệnh giá 500 đồng được phát hành năm 1987

Tuy nhiên, đối với những chuyên gia kinh tế, thực tế phức tạp hơn những gì người bình thường suy nghĩ. Cuộc đổi tiền năm 1985 đã khiến đồng tiền lưu hành tại Việt Nam vào thời điểm đó bị giảm đi 10% trong khi đồng Việt Nam vẫn chưa ‘có khả năng chuyển đổi’ (transferable) trên thị trường hối đoái quốc tế. Đồng tiền Việt Nam vẫn là tiền ‘có khả năng tự do chuyển đổi thấp’, chưa trở thành đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế.
Tháng 11/2009, Chính phủ CS Việt Nam quyết định phá giá 5% đồng tiền Việt Nam, đồng thời tăng lãi suất lên 8%. Chính sách này được xem như là hành động làm căng thẳng thị trường tài chính Châu Á, vì các nền kinh tế trong vùng đang tranh nhau tạo ưu thế với thị trường Âu Mỹ.
Ngày 11/2/2010, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam định lại mức tỉ giá bình quân liên ngân hàng giữa tiền đồng Việt Nam và đôla Mỹ, qua đó, một đôla Mỹ ăn 18.544 đồng. Nếu so với mức tỉ giá 17.941 đồng một ngày trước đó, đồng tiền Việt Nam bị giảm giá 3,4% so với đôla Mỹ. Ngày 28/2/2010, mức tỉ giá ở thị trường chợ đen là 19.500 đồng.
Ngày 18/08/2010, Ngân hàng Nhà nước nâng tỉ giá từ mức 18.544 đồng/USD lên mức 18.932 đồng/USD (tương đương tăng 388 đồng). Ngày 11/02/2011, Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD với VND, từ 18.932 VND lên 20.693 VND (tăng 9,3%), cùng với đó là thu hẹp biên độ áp dụng cho tỉ giá của các ngân hàng thương mại từ +/- 3% xuống còn +/- 1%. Tuy nhiên, đến ngày 19/02/2011 tỉ giá USD ở thị trường chợ đen là 22.300 đồng.
Những diễn biến vừa nêu trên cho thấy sự bất ổn của đồng tiền Việt Nam. Đồng tiền hiện đang lưu hành trên thị trường Việt Nam có mệnh giá cao nhất là 500.000 đồng, nhiều người nghĩ một ngày nào đó sẽ xuất hiện tờ giấy bạc 1.000.000 đồng…
Về phần những người bi quan, họ lại nghĩ ngay đến cuộc đổi tiền lần thứ 4 tại Việt Nam trong tương lai!
 
Nguyễn Ngọc Chính
(Hồi ức một đời người)

<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.06.2014 09:17:08 bởi Phù vân >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 24.06.2014 16:52:32
0
Túc Cầu Việt Nam Cộng hòa


DCVOnline – Nhân mùa Bóng tròn Thế giới 2014 chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc hai bài viết về nền túc cầu thời Việt Nam Cộng hòa của Nguyễn Ngọc Chính và Vũ Tứ Lang.

Nguyễn Ngọc Chính

I. Hồi ức học trò 
 
Học sinh Trần Hưng Đạo (Đà Lạt) cắm trại năm 1967, gần Tết Đinh Mùi. Nguồn Facebook.
 

[...] Trường Trần Hưng Đạo tọa lạc trên một ngọn đồi nhìn xuống hồ Vạn Kiếp, một cái hồ nhân tạo nhỏ hơn hồ Xuân Hương rất nhiều. Phía bên kia hồ là vườn rau trồng bắp xú, artichaud, dâu tây và xu xu. Vào thời chúng tôi còn đi học, hồ Vạn Kiếp rất đẹp và thơ mộng nhưng thời gian sau 1975 hồ đã bị gần như biến mất vì dân nhập cư lấn chiếm, xây nhà, mở đất.
Gần bên hồ Vạn Kiếp là một sân bóng nhỏ, chiều dài độ 30m, được ủi bằng phẳng nên là một sân banh lý tưởng cho bọn học sinh chúng tôi. Nơi đây, chúng tôi thường có các trận thi đấu vào giấc trưa khi ở lại trường. Các đội bóng thường chia theo khu vực dân cư sinh sống.
 
Hồi đó, nhóm học sinh nhà ở khu Địa dư, gần trường Lycée Yersin, có đội bóng hay nhất trong số các học sinh ở lại trường vào buổi trưa. Nhà tôi ở được xếp vào khu Địa dư dù cách đó hơi xa nhưng vẫn nằm trong khu Saint Benois hay còn gọi là Chi Lăng, gần trường Võ bị Đà Lạt.
 
Chúng tôi đá bóng chân đất và sau mỗi trận đấu thường xuống hồ rửa ráy để chuẩn bị vào lớp buổi chiều. Sân bóng gần hồ
rất tiện lợi cho việc tắm rửa nhưng cũng có điều bất lợi mỗi khi đá mạnh quá bóng có thể lăn theo triền dốc xuống hồ, mất công lội xuống nước để nhặt bóng.
 
Đá bóng là môn thể thao ưa thích của tôi ngay từ hồi còn nhỏ. Tôi thường chơi trong vai trò trung phong với những đường lừa bóng và sút bóng… có hạng. Tôi nhớ mãi đã có lần sút bóng mạnh đến nỗi thủ môn của phe đối phương phải chảy máu mũi vì bóng trúng mặt. Bản thân tôi lúc đó cũng thấy sợ phát khiếp.
 
Điều lý thú là người giữ khung thành, Nguyễn Thanh Hà, sau này gia đình cũng chuyển qua Ban Mê Thuột học lớp Đệ Ngũ tại trường trung học BMT. Hà về sau trở thành một cầu thủ có hạng còn tôi thì lại không còn chọn con đường đá bóng.
 
Thỉnh thoảng tôi vẫn nhắc lại với Hà chuyện ‘lỗ mũi ăn trầu’ khi còn học ở trường Trần Hưng Đạo Đà Lạt nhưng có vẻ như Hà cố tình quên chuyện đó có lẽ vì tự ái. Hơn nữa, từ khi về BMT, như tôi đã nói, Hà là một trong những cầu thủ sáng giá nhất trường và rồi đá cho đội bóng của thị xã!
 
Ký giả Huyền Vũ
 
Đối với hầu hết những người Việt Nam, nhất là những người hâm mộ bóng tròn kể từ năm 1975 trở về trước, không ai là không biết hoặc không nghe giọng nói của Huyền Vũ, một ký giả kiêm bình luận viên trực tiếp truyền thanh các trận bóng đá trong suốt một phần tư thế kỷ vừa qua.
 
Ký giả thể thao Huyền Vũ Nguyễn Ngọc Nhung. Nguồn: OntheNet

 
Trong những buổi tường thuật trực tiếp truyền thanh, ký giả Huyền Vũ, tên thật là Nguyễn Ngọc Nhung, đã khiến cho người nghe, dù ở thành thị hay vùng thôn quê xa xôi hẻo lánh, đều có cảm tưởng như mình đang hiện diện ngay tại sân cỏ để chứng kiến những pha gay cấn trong cuộc tranh tài.
 
Giọng nói miền Nam của ông có sức thu hút lạ lùng, khi thì ung dung như quả bóng đang lăn chậm chạp trên sân cỏ, khi thì dồn dập như mưa sa bão táp cuốn hút người nghe vào những pha công phá đang diễn ra sôi nổi trước khung thành. Cứ sau mỗi pha đầy gay cấn như vậy thì người ta lại nghe ông kể lại cách sắp xếp của hàng tấn công và hàng phòng thủ của 2 đội, chẳng khác nào một cuốn phim được quay chậm trở lại trên màn ảnh để khán giả có thể biết được một cách rõ ràng hơn.
Huyền Vũ dùng những cụm từ mà những người theo dõi qua radio không thể nào quên: khi trận đấu chưa có bàn thắng, ông dùng cụm từ ‘màng lưới đôi bên vẫn còn trinh bạch’, khi cầu thủ sút bóng không vào gôn, ông bình luận thêm ‘vượt cầu môn trong gang tấc’ hoặc ‘bỏ lỡ cơ hội bằng vàng’
 
Hồi xưa chưa có truyền hình, được nghe Huyền Vũ trực tiếp truyền thanh qua radio là một niềm say mê đối với những người ghiền túc cầu…
Ngầu đang lừa banh… qua rồi… truyền lại cho Há… Liêm đã sẵn sàng ở phiá sau… cú sút như trái phá… nhưng ‘quả da’ đụng khung thành bật ra trong gang tấc…
Ngay cả trong lúc dự những trận đấu tại sân Tao Đàn hoặc trên sân Cộng Hòa (ngày nay là sân Thống Nhật) thì ngoài việc coi trực tiếp những trận banh diễn ra trên sân cỏ, một số người còn mang thêm radio transistor để nghe Huyền Vũ mô tả tên cầu thủ, những đường banh lắt léo, và những lời bình luận độc đáo của ông. Huyền Vũ mất ngày 24/8/2005 tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 90 tuổi.
 
Ngày xưa, bóng đá được người Sài Gòn gọi nôm na là đá banh hay văn hoa hơn là túc cầu. VNCH thời 1966 đã từng đoạt cúp Merdeka của Malaysia, khi đó đội tuyển được đặt dưới sự dìu dắt của huấn luyện viên Weigang, người Đức. Đội hình ra sân có thủ môn Lâm Hồng Châu, hậu vệ gồm Phan Dương Cẩm (tự Hiển), Nguyễn Văn Có, Phạm Huỳnh Tam Lang, Lại Văn Ngôn (II), giữ vị trí tiền vệ có Đỗ Thới Vinh, Nguyễn Ngọc Thanh và hàng tiền đạo gồm Nguyễn Văn Ngôn (I), Nguyễn Văn Chiêu, Lê Văn Đức, Trần Chánh.
 
Trận chung kết giải Merdeka có khoảng 40,000 khán giả ngồi kín Sân Vận động Quốc gia với sự chủ tọa của Quốc vương Mã Lai và Thủ tướng Abdulraman. Đội tuyển VNCH ra sân trong màu áo vàng, quần trắng, vớ vàng, được sự cổ vũ nồng nhiệt của khán giả Malaysia, nhất là tiền vệ Đỗ Thới Vinh, người dễ nhận ra nhất trong đội hình Việt Nam với cái đầu hói và những pha lừa bóng điệu nghệ cùng những cử chỉ pha trò có duyên của anh trên sân cỏ đã thu được cảm tình của khán giả và báo chí nước chủ nhà.
 
Với ý chí quyết tâm, toàn đội Việt Nam đã ‘ăn miếng trả miếng’ trong trận chung kết với đội Miến Điện (ngày nay gọi là Myanmar) một cách xuất sắc. Tuy nhiên, hiệp một chấm dứt mà không bên nào mở được tỉ số.


Đội tuyển VNCH, huy chương vàng SEAP GAMES 1959. Hàng trước: Nhung, Vinh, Hà Tam, Thách, Tư; Hàng giữa: Thanh, Hiếu, Myo; Hàng sau: Tỷ, Rạng, Cự. Nguồn: blog Nguyễn Ngọc Chính.

 
Sang đến hiệp hai, cơ hội bằng vàng đến với đội tuyển VNCH ở phút 72. Từ đường chuyền của thủ quân Phạm Huỳnh Tam Lang, Nhà Ảo Thuật Đỗ Thới Vinh khéo léo dẫn banh qua hai cầu thủ Miến Điện, mở bóng xuống vừa đúng tầm để trung phong Nguyễn Văn Chiêu băng xuống.
 
Chiêu dùng ngực hứng bóng, xoay người, tung quả sút hiểm hóc từ xa 25 mét bằng chân trái, bóng đi như ánh chớp vào góc thượng của khung thành Miến Điện trước sự ngỡ ngàng của Đệ nhất Thủ môn Á Châu thời bấy giờ là Tin Tin An, mở tỷ số 1-0 cho Đội tuyển Việt Nam. Bàn thắng này cũng là tỷ số chung cuộc của trận đấu và là bàn thắng đáng giá ngàn vàng đưa đội tuyển VNCH lên ngôi Vô địch Giải Túc cầu Merdeka 1966 tại Mã Lai.
 
Trung phong Nguyễn Văn Chiêu và tiền vệ Đỗ Thới Vinh là đôi bạn thân thiết cùng chung màu áo từ đội Quan Thuế rồi khi vào quân ngũ cả hai đá cho Đội Tổng tham mưu. Giải ngũ, cả hai trở về đội Quan Thuế và cùng đá trong đội tuyển quốc gia. Cuộc đời hai anh gắn liền cả chục năm trời bên nhau trên sân cỏ.
 
Tại Giải Merdeka năm 1966, Vinh và Chiêu là hai người lập công trạng lớn nhất đem vinh quang về cho Việt Nam. Giờ đây, hai anh kẻ trước người sau ra đi trong âm thầm, thiếu vắng đồng đội tiễn đưa, không một lời ai điếu nhắc lại thời huy hoàng của trên sân cỏ.
 
Nguyễn Văn Chiêu đã vĩnh viễn ra đi năm 1987 tại Long Thành trong hoàn cảnh thương tâm, chỉ có người vợ cùng mấy người con khóc nghẹn trước thân xác lạnh lẽo của chồng và cha trong căn chòi lá nằm sâu trong một góc vắng của thị xã Long Thành. Đám tang anh vội vã, không kèn không trống. Mộ phần không tiền xây cất, đắp đất sơ sài.
 
Tiền vệ Đỗ Thới Vinh cũng mất tại Việt Nam năm 1995 vì bệnh tiểu đường. Anh là nhân vật tên tuổi trong giới túc cầu được nhiều người ái mộ từ trong nước ra tới hải ngoại nhưng anh cũng âm thầm ra đi trong hoàn cảnh đơn chiếc, túng thiếu.
Lão tướng Quách Hội, 73 tuổi, kể về chiếc Cúp Merdeka năm 1966 như sau: “Năm 1995, một sáng tôi đi ngang một tiệm bán đồ lạc-xon trên đường Hải Thượng Lãn Ông, tình cờ tôi nhìn thấy, bày trong số đồ bán của tiệm, chiếc Cúp Vô Địch Giải Túc Cầu Merdeka mà Đội Tuyển Túc Cầu Việt Nam Cộng Hoà, trong đội có tôi, đoạt được năm 1966 tại Malaysia.
 
Người chủ tiệm nói chắc giá 5 triệu đồng. Không có tiền, tôi đứng trước tiệm lạc-xon ấy từ sáng đến trưa với hi vọng có bạn đồng đội cũ nào đi ngang thì báo tin để kêu gọi anh em góp tiền mua lại chiếc Cúp. Chờ mãi không gặp được ai, tôi đi về mà nước mắt ứa ra vì tiếc cho kỷ vật ghi lại chiến tích một thời của anh em chúng tôi. Không biết giờ này chiếc Cúp Merdeka của anh em chúng tôi lưu lạc về đâu.”
 
Cũng phải nói thêm về thủ môn Phạm Văn Rạng đã một thời nổi tiếng với danh hiệu Lưỡng thủ vạn năng vẫn sống mãi trong ký ức của những người hâm mộ bóng đá thuộc lứa tuổi U-60 và U-70. Năm 1949, từ vai trò trung phong của trường Việt Nam Học đường ông bất ngờ trở thành người giữ khung thành khi thủ môn chính thức không thể ra sân.
 
Năm 1951 Phạm Văn Rạng được đội Ngôi sao Bà Chiểu của ông bầu Võ Văn Ứng mời về giữ khung thành, rồi chỉ hai năm sau được chọn làm thủ môn cho đội tuyển Thanh Niên. Năm 1953 bị động viên, ông trở thành người trấn giữ khung thành cho đội Tổng Tham mưu. Cùng năm đó, ông được tuyển vào đội tuyển VNCH, khi mới 19 tuổi và khoác áo đội tuyển cho đến năm 1964 thì giải nghệ.
 
Năm 1966, dù đã 31 tuổi, ông vẫn được mời vào đội tuyển Ngôi sao châu Á (All Stars Team of Asia), bởi vị trí thủ môn chưa có cầu thủ nào của châu Á có thể cạnh tranh được. Đội Ngôi sao châu Á do cựu danh thủ Lý Huệ Đường làm HLV trưởng, trợ lý HLV là ông Peter Velappan (hiện nay là Tổng Thư ký LĐBĐ châu Á).
 
Sau khi được các đồng đội như Tam Lang, Dương Văn Thà, Võ Thành Sơn, Tư Lê, Hồ Thanh Cang cùng nhiều người hâm mộ đã giúp đỡ xây dựng cho một ngôi nhà cấp 4 tại sân bóng Thuận Kiều, thủ môn huyền thoại Phạm Văn Rạng đã qua đời vào tháng 11 năm 2008. Tôi còn nhớ, ngày xưa mỗi khi họp nhau đá bóng, bọn trẻ chúng tôi luôn luôn bàn cãi trong việc chọn lựa ai sẽ là… Gôn Rạng! Hai chữ Gôn Rạng đã đi vào đầu óc non trẻ của chúng tôi trong ngôn ngữ hàng ngày.


Thủ môn Phạm Văn Rạng và những người ái mộ Nhật Bản. Nguồn ảnh: Quỳnh Nga.

 
Tại sân vận động Cộng Hòa vào giữa tháng 12/1967 có Giải Túc cầu Thân hữu Việt-Mỹ. Từ Mỹ sang là đội Dallas Tornado, họ đấu 2 trận, trận thứ nhất gặp Hội tuyển Thanh niên ngày 14/12/1967 và trận thứ nhì ngày 16/12/1967 gặp Hội tuyển Sài Gòn. Trận gặp đội tuyển có tới 20.000 khán giả đến chật kín sân vận động và kết quả 2 đội hòa nhau 1-1.
 
Đặc biệt vào thời xưa, trước các trận đấu chính luôn luôn có các trận mở màn để các đội bóng thanh thiếu niên hoặc lão tướng có dịp ra sân trình diễn trước khán giả. Tôi nghĩ, đây là một việc làm rất tốt của Tổng cục Túc cầu Việt Nam thời đó, một mặt khuyến khích các đội trẻ mặt khác phục vụ khán giả một cách tận tình bằng những ‘bữa tiệc’ túc cầu có nhiều món khác nhau. Điều này, bóng đá sau năm 1975 không hề có.


Bích chương Giải Túc cầu Thân hữu Việt-Mỹ năm 1967. Nguồn: Blog Nguyễn Ngọc Chính.

 
Trở lại chuyện mê đá bóng của tôi hồi còn đi học. Túc cầu cũng mang lại cho tôi nhiều rắc rối. Đá bóng vào giờ nghỉ trưa thì không sao nhưng những trận đấu sau giờ học chiều mới có chuyện vì khi đó chắc chắn sẽ về nhà muộn.
 
Tàn trận bóng mới bắt đầu lo vì đường từ trường Trần Hưng Đạo về đến khu Hòa Bình quá xa mà lại còn phải đi bộ. Đến bến xe đò đi Trại Hầm trước 6 giờ thì may còn kịp chuyến xe chót về nhà và nếu không còn xe thì đành cuốc bộ.
 
Như vậy, cuốc bộ suốt con đường từ trường về nhà, tròm trèm 6km, cũng mất độ gần 2 tiếng. Về đến nhà còn phải nghĩ ra lý do để giải thích: có việc đột xuất ở trường nên thầy giáo cho về trễ hoặc không hiểu sao xe đò lại nghỉ sớm, nhưng hoàn toàn không bao giờ có lý do… mê đá bóng.
 
Bây giờ tuổi đã già, niềm say mê bóng đá vẫn còn đó nhưng chỉ thể hiện qua việc xem bóng đá trên TV vào những ngày cuối tuần. Bóng đá Việt Nam vẫn chưa đi vào chuyên nghiệp, cầu thủ đa số là những người có chút ít kỹ thuật nhưng lại không được đào tạo về văn hóa còn khán giả phần đông là những người trẻ, họ đến sân với một tinh thần ‘cay cú, ăn thua’. Những khán giả chân chính chỉ còn biết ngồi nhà xem TV để không phải ‘tai nghe, mắt thấy’ những hành động thiếu văn hóa diễn ra trên sân cỏ!
(Trích Nguyễn Ngọc Chính, Hồi Ức Một Đời Người – Chương 2: Thời niên thiếu)
 
 ***


Đội tuyển Bóng tròn Quốc Gia VNCH tham dự vòng dự tuyển tranh giải World Cup 1974. Nguồn ảnh: Trần Quốc Bảo.

II. Tam Lang và hào quang của Túc Cầu VNCH

Vũ Tứ Lang

Thủ quân Tam Lang và Merdeka Cup 1966 . Nguồn: OntheNet

 
Danh thủ Tam Lang đã qua đời chỉ vài tuần trước khi World Cup mở màn.
Tên thật là Phạm Huỳnh Tam Lang, ông sinh năm 1942 ở Gò Công, năm 1955 lên Sài Gòn và thi đậu vào trường Petrus Ký, được một người đồng hương là Nguyễn Văn Tư cưu mang.
 
Duyên may, người đồng hương này là cầu thủ nổi tiếng của làng bóng Sài Gòn với biệt danh “mũi tên vàng đội AJS”. Nguyễn Văn Tư đưa Tam Lang về nhà ở và dìu dắt vào nghiệp cầu thủ: buổi sáng đi học, buổi chiều cùng ông đến tập luyện với đội bóng.
 
Sau khi vừa học chữ vừa luyện bóng năm năm, năm 1949 Tam Lang được nhận vào đội tuyển thiếu niên Nam Việt Nam cùng với Võ Bá Hùng, Phạm Văn Lắm, Nguyễn Văn Ngôn, Quan Kim Phụng…. Từ đội tuyển thiến niên, năm 1960 Tam Lang được nhận vào đội tuyển VNCH, tức lúc chỉ có 19 tuổi. Đến năm 1966 khi chuẩn bị đi Malaysia dự Merdeka Cup, Tam Lang được HLV Waigang chọn làm thủ quân.
 
Tuy nhiên đội tuyển chỉ tập trung trong các dịp thi đấu quốc tế và phần lớn thời gian Tam Lang đứng trong đội hình chính thức của đội bóng Cảnh sát Quốc gia: ngoài những phụ cấp cho một cầu thủ, trong sổ lương ông ăn lương trung sĩ cảnh sát.
Trận chung kết Merdeka 1966 đội VNCH gặp đội Miến Điện, mà lúc đó VNCH lại có cái “huông” thua Miến Điện giống như VN thường thua Thái Lan mấy năm nay. Theo hồi ức của người dự trận thì Tam Lang đã đá trận này không chỉ bằng chân mà bằng miệng: từ vị trí hậu vệ, Tam Lang đã hò hét khản cổ để điều quân chống trả những đợt tấn công sấm sét của đội Miến, đặc biệt khi VNCH chuyển từ thế công ở đội hình 1-4-2-4 sang thế thủ 1-4-3-2-1 sau khi ghi được một bàn thắng.
 
Thời đó Tam Lang nổi tiếng nhờ lối đá mà báo chí Sài Gòn gọi là “mạnh mẽ, quyết liệt nhưng hào hoa, lịch thiệp” với những pha bật tường nhỏ và rất nhuyễn. Đặc biệt Tam Lang có một kỹ thuật độc chiêu là miếng xỉa từ phía sau để cướp bóng mà báo chí thời đó gọi là miếng “bọ cạp nước”.
 
Xỉa người chuồi chân để cướp bóng từ phía sau là động tác nguy hiểm vì dễ gây lỗi khi đụng chân đối thủ, dễ bị trọng tài nhìn nhầm và do đó dễ ăn thẻ vàng hay thậm chí thẻ đỏ. Tuy nhiên theo người thời đó thì dù chạy sau đối phương ở khoảng cách từ 2 tới 3 mét, Tam Lang vẫn có thể phóng người bay lên rồi chuồi chân để cướp bóng rất chính xác. Họ cho biết thời đó người Nhật đã quay đi quay lại “ngón” này của Tam Lang để mang về làm tài liệu luyện tập cho cầu thủ của mình.
 
Sau ngày 30-4-1975, Tam Lang chơi trong đội Cảng Sài Gòn và đã tham gia trận ra mắt trong trận đấu giao hữu với Hải Quan (hậu thân của đội Quan Thuế) trên sân Thống Nhất. Năm 1980, Tam Lang giã từ đời cầu thủ, thăng lên làm HLV phó cho đội Cảng Sài Gòn rồi được đưa sang Đông Đức để theo học một khóa huấn luyện viên.
 
Tại sao một “trung sĩ cảnh sát” lại được ưu ái cho đi du học trong thời điểm này?
Điều này có nhiều lý do. Một phần, chính sách của Sài Gòn dưới thời ông Võ Văn Kiệt có phần cởi mở hơn là bộ sậu trung ương ở Hà Nội, bằng cách “xử đẹp” với người nổi tiếng của VNCH như Tam Lang, ông sẽ có thể giữ lại được nhiều nhân tài đang nhấp nhổm vượt biên. Mặt khác, dù sao thì lúc này Tam Lang cũng “kiếm” được một lý lịch khá tốt: bố là “liệt sĩ” chống Pháp.
 
Năm 1981 Tam Lang trở về nắm chức HLV trưởng đội Cảng Sài Gòn và giúp đội này đoạt bốn danh hiệu vô địch quốc gia (1986, 1993-1994, 1997, 2001-2002), ba lần đoạt cúp quốc gia và hàng loạt cúp vô địch Sài Gòn, vô địch giải bóng đá các tỉnh thành phía Nam.
 
Cũng xin nói thêm: năm 1993 “cựu trung sĩ cảnh sát quốc gia” Phạm Huỳnh Tam Lang được kết nạp, trở thành đảng viên ĐCSVN.
 
Năm 1997 Tam Lang chính thức giữ vai trò HLV phó đội tuyển quốc gia dưới quyền HLV trưởng Colin Murphy (HCĐ SEA Games 1997), Alfred Riedl (HCB Tiger Cup 1998, HCB SEA Games 1999, Tiger Cup 2000, Dido SEA Games 2001).
 
Tháng 9-1982 chính thức làm HLV đội Cảng Sài Gòn cho đến nay với bốn lần đội đoạt chức vô địch quốc gia: 1986, 1994, 1997, 2002
 
Năm 2003, đội Cảng Sài Gòn rớt hạng và ngày 1-9-2003 ông nhận quyết định nghỉ hưu. Sau đó ông chuyển sang làm việc tại Trung tâm thể thao Thành Long, chuyên về công tác đào tạo tài năng trẻ.
 
[...]
Nay nhân sự ra đi của cầu thủ lừng lẫy một thời và cũng nhân mùa bóng World Cup sắp diễn ra, tưởng cũng nên nói lại danh tiếng một thời của nền túc cầu Việt Nam cộng hòa và lý do tại sao túc cầu Việt Nam tàn lụi.
 
Túc cầu VNCH
 
Nói về túc cầu VNCH, người ta nhắc tới ba ngôi sao sáng: Phạm Văn Rạng, Đỗ Thới Vinh và Tam Lang.
 
Ngày xưa còn nhỏ những ai đã từng mê truyện Duyên Anh cũng đã nhiều lần nghe tác giả nhắc tới trong tác phẩm của mình. Trong các nhân vật của Duyên Anh có chú bé “Bồn Lừa” với tài lừa banh và “Chương Còm” với tài “bắt gôn”, xuất hiện trong nhiều tác phẩm như Dzũng Đa Kao, Thuở mơ làm Quang Trung, Gấu Rừng và đặc biệt là Bồn Lừa, tác phẩm mang tên nhân vật chính. Bồn Lừa có khi được tác giả gọi là “Vinh em”, còn “Chương Còm” được gọi là “Rạng em”, ý muốn nói đó là những thế hệ tiếp nối, hậu duệ của hai bậc đàn anh.
 
Trong tác phẩm trên Duyên Anh tưởng tượng ngày Đội tuyển VNCH chiếm giải quán quân World Cup ngay trên đất Ba Tây, sự kiện khiến nước Pháp phải xấu hổ và xin lỗi về 80 năm thực dân hóa nước ta. Duyên Anh tưởng tượng cảnh “Vinh em” lừa bóng “chiến” đến độ Pelé đổ quạu chơi xấu còn “Rạng em” chinh phục thế giới với cú bay người như chim để bắt cú sút điểm trúng góc vuông khung thành: một tay bắt bóng và một tay ôm xà ngang đu người trên không.
 
Với điều này, tác giả như có ý nói rằng nếu những thế hệ sau có thể tiếp tục ngọn lửa của những Rạng và Vinh thời ấy thì ngày Việt Nam đến với World Cup cũng chẳng có gì là xa vời.
 
Quả đúng, ngày đó người Việt ai cũng tin tưởng như vậy. Sau trận VNCH đá thắng đội Nhật vào năm 1966, các ký giả Nhật đặt câu hỏi là bao giờ VN sẽ tham dự vòng chung kết World Cup. Lúc đó nguyên thủ quân đội tuyển VNCH Tam Lang nhẩm tính 20 năm nhưng khiêm tốn trả lời: “Khoảng chừng 30 năm nữa”.
 
Thế nhưng hơn gần 50 năm sau thì thực tế trái hẳn: Nhật từng vào vòng II World Cup, đã từng vô địch Asian Cup trong khi đó thì may lắm Việt Nam mới lọt vào tứ kết Asian Cup và tuyệt đối không dám mơ tuởng đến World Cup.
 
Nói lại nền túc cầu VNCH, ở đây chúng ta đề cập đến các tuyển thủ lừng lẫy một thời: ngòai Tam Lang đã nói ở trên, còn hai bậc đàn anh là Phạm Văn Rạng và Đỗ Thới Vinh.
 
Phạm Văn Rạng


Thủ môn “Lưỡng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng, 1959.

 
Với đôi tay bắt bóng như nam châm hút sắt hay “bắt dính như nhựa Mít-xờ-lanh”, thủ môn Phạm Văn Rạng được ký giả thể thao Thiệu Võ gọi là “Lưỡng thủ vạn năng” và từ đó ông đã “chết” cái tên này. Trong khi đó thì báo chí Á châu gọi Phạm Văn Rạng là “Đệ nhất thủ môn Á châu”.
 
Phạm Văn Rạng sinh ngày 8 tháng giêng, 1934 tại Mỹ Tho và chiến tranh đã xô đẩy gia đình lên Sài Gòn và tại đây ông theo học tại trường tư thục “Việt Nam Học Đường”. Thời ấy phong trào túc cầu ở Sài Gòn rất sôi nổi và Phạm Văn Rạng được giữ chân trung phong trong đội bóng Việt Nam Học Đường. Năm 1949 khi đội Việt Nam Học Đường so chân với đội bóng trường Huỳnh Khương Ninh vào năm 1949, thủ môn của đội nhà vắng mặt vào giờ chót vì chuyện gia đình nên Phạm Văn Rạng xung phong thay thế.
 
Được giáo viên thể dục chấp nhận, Phạm Văn Rạng đã vĩnh viễn gắn bó với vị trí này và càng ngày càng nổi tiếng. Năm 1951 Phạm Văn Rạng được ông bầu Võ Văn Ứng của đội bóng Ngôi sao Bà Chiểu của mời về làm thủ môn. Đến năm 1953 ông được đưa vào đội hình Đội tuyển Thanh Niên, thay cho thủ môn sáng giá nhất thời đó là Lâm Kinh.
 
Theo lệnh quân dịch, năm 1953 Phạm Văn Rạng gia nhập quân đội và được điều về làm thủ môn cho đội bóng Bộ Tổng tham mưu. Sau đó, khi hết hạn quân dịch Phạm Văn Rạng chuyển qua đá cho đội Quan Thuế với vai trò cầu thủ kiêm HLV.
 
Trong thời gian từ năm 1952 đến 1964 ông là thủ môn chính của đội tuyển VNCH và đã tham dự các đại hội thể thao SEAP Games 1959, 1963, 1965; các giải Á vận hội 1958 và 1962, Cúp Merdeka từ năm 1958 đến năm 1962. Chính Phạm Văn Rạng đã góp phần đem về cho đội tuyển VNCH một huy chương vàng, hai huy chương đồng SEAP và hai giải tư Á châu.
 
Năm 1964 Phạm Văn Rạng giải nghệ, chuyển ngạch sang làm công chức ngành quan thuế nhưng năm 1966, sau khi đã giải nghệ 2 năm, anh được HLV Lý Huệ Đường năn nỉ để mời anh đứng vào đội hình đội tuyển All Stars Team of Asia, quy tụ toàn những ngôi sao lừng lẫy nhất của bóng đá Á châu.
 
Thực sự thì khi Phạm Văn Rạng giải nghệ thì cả Á châu chưa sinh sản được một thủ môn xứng với tầm vóc của anh, người được báo chí Á châu và cả AFC bình chọn là “Đệ nhất thủ môn Á châu”. Cũng mở ngoặc để nói thêm rằng trong thập niên 50 và 60 phong trào túc cầu ở Hồng Công rất sôi nổi với trung phong Lý Huệ Đường nổi danh là “vua bóng đá Á châu”, một thứ “Pelé da vàng”. Khi đó AFC mời Lý Huệ Đường làm HLV trưởng Đội tuyển Á châu, còn phụ tá HLV là Peter Velappan, người nắm chức Tổng Thư ký AFC, tức LĐBĐ Á châu từ 1987 đến 2007.
 
Và quả Lý Huệ Đường đã không chọn lầm người. Trong trận đấu trên sân Malaysia năm đó Đội tuyển Á châu đã hạ gục CLB Chelsea 2 –1 trong đó công đầu phải thuộc về Phạm Văn Rạng: bất chấp những đợt tấn công sấm sét của hàng tiền đạo Chelsea, khung thành đội tuyển Á châu vẫn vững vàng với đôi tay Việt Nam.
 
Sau năm 1975 Phạm Văn Rạng được đội Tổng cục Vật tư mời làm HLV cho đến năm 1978 và từ đó ông bắt đầu cuộc mưu sinh chật vật với rất nhiều nghề, tới nhiều địa phương, trường học huấn luyện các đội bóng con con. Năm 1985, ông được công ty Cao su Bình Long mời về làm HLV và sau đó là đội bóng Cao su Lộc Ninh.
 
Cho đến khi qua đời vào ngày 7 tháng 11 năm 2008 thì cuộc sống của Phạm Văn Rạng khá chật vật, không có nhà phải ở nhà thuê và không có xe để đi lại. Năm 2005, các cựu tuyển thủ thuộc thế hệ sau ông như Tam Lang, Dương Văn Thà, Võ Thành Sơn, Tư Lê, Hồ Thanh Cang… và người hâm mộ tổ chức trận đấu giao hữu để quyên tiền giúp ông mua một căn nhà nhỏ để ở. Sau đó thầy trò trường Lê Hồng Phong đã tổ chức quyên góp để giúp ông tiền mua một chiếc Chaly (xe máy phân khối nhỏ) để chạy: trước kia ông từng huấn luyện cho đội bóng của trường!
 
Đỗ Thới Vinh


Trung phong Đỗ Thới Vinh (trái). Nguồn OntheNet.

 
Ðỗ Thới Vinh sinh khoảng năm 1940 quê ở Phan Thiết và đến tuổi trưởng thành vào Sài Gòn và đầu tiên chơi trong đội bóng Quân Cụ. Sau hơn hai năm ở đầy, Ðỗ Thới Vinh giã từ Quân Cụ để đầu quân cho đội Quan Thuế.
 
Với lối đi banh lắc léo khiến hậu vệ đối phương khó truy cản cùng với những đường banh chuyền chính xác, tài nghệ của Ðỗ Thới Vinh đã được Tổng Cuộc Túc Cầu VNCH để ý đến và có chân trong đội tuyển VNCH từ năm 1956 cho đến 1969.
 
Đỗ Thới Vinh – có biệt danh Vinh Sói – được xem là tuyển thủ tiêu biểu của nền túc cầu VNCH với phong cách thi đấu “hào hoa và hiệu quả”, từng đứng vào đội hình đội tuyển Á châu cùng với Phạm Văn Rạng.
 
Trong đội tuyển VNCH Đỗ Thới Vinh thi đấu ở vị trí tiếp ứng, tức cầu thủ mang danh vị “trung phong”, người thực sự nắm giữ linh hồn của trận dấu với vai trò liên lạc giữa tuyến dưới và tuyến trên. Trong trận đấu với Miến Điện ở giải Merdeca 1966, Đỗ Thới Vinh thi đấu ở một trong hai vị trí liên lạc của đội hình 4-2-4.
 
Sau năm 1966, với chiếc cúp vô địch Merdeka trở về, Đỗ Thới Vinh đầu quân trong đội bóng Tổng Tham Mưu. Sau này, khi được biệt phái lại ngành cũ, Ðỗ Thới Vinh lại thi đấu trong đội hình Quan Thuế.
 
Ông là cầu thủ tiền vệ tạo được nhiều kỷ lục nhất:
  • 13 năm liên tục là tiền vệ của đội tuyển VNCH với 118 trận đấu quốc tế.
  • Một lần được vinh hạnh chọn đá trong thành phần đội tuyển Châu Á.
  • 11 lần tham dự giải Merdeka từ 1957 đến 1969.
  • 6 lần dự giải Ðông Nam Á Vận Hội (SEAP Games).
  • 6 lần có mặt ở giải King’s Cup của Thái Lan.
  • 2 lần dự Á Vận Hội.
Những dấu ấn mà tiền vệ Ðỗ Thới Vinh tạo ra trên sân cỏ nhiều lắm nhưng đáng kể nhất là SEAP Games 1959 và giải Merdeka 1966.
 
Trận chung kết đem chiếc huy chương vàng đầu tiên về cho VNCH của giải bóng tròn SEAP Games 1959 sau khi đá bại đội tuyển Thái Lan 3-1 đã in đậm công lao và tài năng của Vinh “đầu sói”, đặc biệt với cú bay người đánh đầu đưa banh làm thủng lưới Thái Lan.
 
Một dấu ấn khác cũng được nhắc đến với Ðỗ Thới Vinh, với tài năng chói sáng của Vinh, đã khiến cho chính vị thủ tướng cũng như dân chúng Malaysia thời bấy giờ rất ngưỡng mộ và chính vị thủ tướng Malaysia vào năm 1968, Abdul Rahman, vừa là Chủ Tịch Liên Ðoàn Bóng Tròn Á Châu thời bấy giờ, đã đích thân viết thư mời Ðỗ Thới Vinh sang Malaysia đá cho đội tuyển Á Châu.
Ngoài ra Vinh còn có phong cách thi đấu hòa nhã và mã thượng. Trong trận mở màn Merdeka Cup với đội Malaysia trên sân Kuala Lumpur năm 1966, Đỗ Thới Vinh đã để lại những ấn tượng tuyệt vời với khán giả nước ngoài: Sau khi bị một hậu vệ Malaysia hất té lăn tròn mấy vòng, Đỗ Thới Vinh đã bật dậy và xăm xăm chạy lại khiến ai cũng lo ngại, những tưởng rằng anh sẽ chạy lại để gây gỗ, đánh lộn. Thế nhưng hóa ra Vinh chỉ chạy lại để chìa tay ra bắt tay hậu vệ Malaysia và hành động mã thượng này đã khiến hàng vạn khán giả vỗ tay hoan hô, tán thưởng. Nhờ vậy nên khi đội tuyển VNCH đấu trận chung kết với Miến Điện, khán giả Malaysia đã trở thành những cổ động viên nhiệt tình nhất của họ.
 
Sau năm 1975 cuộc sống của Ðỗ Thới Vinh trở nên bần hàn, không được sung túc, thiếu trước hụt sau. Sau năm 1975 đội Quan Thuế này chuyển thành đội Hải Quan và Đỗ Thới Vinh có mặt trong đội hình của Hải Quan trong trận gặp đội Ngân Hàng ngày 2.9.1975.
 
Xin nói thêm rằng đội Ngân Hàng cũng lấy từ đội Việt Nam Thương Tín trước năm 1975, bởi thế trận đấu này quy tụ nhiều cầu thủ VNCH như Hồ Thanh Chinh, Trần Thanh Long, Đỗ Minh Khá, Nguyễn Văn Ngôn, Trần Tiết Anh, Hồ Thanh Cang, Võ Thành Sơn, Quang Đức Vĩnh, Dương Văn Thà.
 
Đến năm 1976 tỉnh Sông Bé thành lập hai đội bóng và mời ông về làm HLV trưởng. Chỉ hai năm sau tỉnh Sông Bé cử cả hai đội bóng tỉnh tham dự giải bóng đá hạng A toàn quốc và đội thứ hai đoạt chức vô địch khu vực phía Nam. Sau thành công này tỉnh Sông Bé sáp nhập hai đội lại thành một đội tuyển và đuổi việc Đỗ Thới Vinh, giao cho ông Nguyễn Kim Phụng làm HLV trưởng. Về sau tay cơ hội chủ nghĩa này trở thành Phó Giám đốc sở TDTT tỉnh Bình Dương.
 
Điều này cho thấy khi đã thành công thì họ gạt Đỗ Thới Vinh ra ngoài và sau đó không thấy báo chí trong nước nhắc gì tới ông nữa.
 
Một số tài liệu cho biết trong khoảng năm 1989-1990 Đỗ Thới Vinh lâm cảnh bần cùng, phải tìm đến một người anh em quen biết đang trông coi sân Kỵ Mã, Tao Ðàn và sống trên chiếc giường nhỏ cho qua ngày tháng. Sau đó ông mất bên sân cỏ vì bệnh tiểu đường nhưng không nói rõ mất năm nào. Chỉ được biết rằng từ năm 2002 các cựu đồng đội và hậu duệ vẫn đều đặn tổ chức các “trận đấu tưởng niệm Đỗ Thời Vinh”.
 
Cứ đến ngày giỗ tiền đạo tài hoa này thì các thế hệ đàn em ông và cả những học trò từng sống với Đỗ Thới Vinh trong những ngày cuối đời của ông trên sân Kỵ Mã đều tổ chức giỗ. “Đám giỗ” có khi chỉ là một trận bóng và sau đó tất cả quây quần bên những ly trà đá hoặc nếu khá giả thì thì có thêm thêm vài chai bia.
 
Trong những ngày giỗ này không ít những cựu tuyển thủ chống gậy đến sân, trong đó có Tam Lang. Cũng có những cựu tuyển thủ nghèo khó, tuổi già sức yếu lại sống nhờ con cái vốn không khá giả, nhưng tất cả đều có một chữ tình. Thí dụ trận đấu giỗ ngày 18.5.2013, trên sân Tao Đàn (quận 1, Sài Gòn) với trận bóng đá giữa cựu tuyển thủ Sông Bé (cũ) và cựu tuyển thủ Sài Gòn.


Cờ lưu niệm Tổng cục Túc cầu Việt Nam Cộng hòa. Nguồn: OntheNet

 
Trích Vũ Tứ Lang, Tam Lang và hào quang của Túc Cầu VNCH. Việt Luận.

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.06.2014 16:53:47 bởi thiên thanh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 26.06.2014 08:55:24
0
Thông Cáo Báo Chí số 3 về Ngày “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người”
 
Ngày 25 tháng 6, 2014

Liên lạc: sbtn@sbtn.tv
 
Chương Trình & Thời Gian Cập Nhật
 
Ban Tổ Chức xin trân trọng thông báo, sau một tuần kêu gọi, con số các hội đoàn, tôn giáo, chính đảng, cơ quan truyền thông trong và ngoài nước cùng hưởng ứng chiến dịch vận động “Hát Cho Biển Đông và Quyền Con Người" đã vượt lên đến 119.
 
Sau đây là chương trình cập nhật cho Ngày “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người" tại Washington DC ngày 6 tháng 7, 2014:
 
10:00 AM Xe bus đón đồng hương tại Eden Center để đi biểu tình
 Địa điểm: 6751 Wilson Blvd, Falls Church, VA 22044
* Xe bus đón tại bãi đậu xe Eden gần cây xăng
 * Quý vị có thể đậu xe tại Eden Center nguyên ngày
 
11:00 AM - 11:45 AM Biểu tình trước Tòa Đại Sứ Trung Cộng
Để bày tỏ tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm và khẳng định dân tộc Việt Nam không bao giờ chấp nhận các hành vi xâm lược của Bắc Kinh
Địa điểm: 3505 International Pl NW, Washington, DC 20008
 
11:45AM - 12:00 PM Phái đoàn sẽ đi xe bus đến Toà Đại Sứ CSVN
 
12:00 PM - 12:45 PM Biểu tình tại Tòa Đại Sứ CSVN
Để phản đối chính sách Hèn với giặc - Ác với dân của nhà cầm quyền CSVN
Địa điểm: Sheridan Circle, Washington DC 20008
 
12:45 PM - 1:00 PM Phái đoàn sẽ đi xe bus đến Freedom Plaza
 
1:00 PM - 4:00 PM Concert “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người”
Chương trình concert miễn phí ngoài trời có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ ASIA như Ns. Trúc Hồ, Nguyên Khang, Y Phương, Lâm Thuý Vân, Lâm Nhật Tiến, Đan Nguyên, Mai Thanh Sơn, Đoàn Phi, Đặng Thế Luận, Huỳnh Phi Tiễn, Hoàng Anh Thư, Nga My, Ngọc Minh, cùng các xướng ngôn viên Đài Truyền Hình SBTN như Diệu Quyên, Mai Phi Long, và Victoria Tố Uyên
Địa điểm: 1455 Pennsylvania Ave NW, Washington DC
 
4:00 PM - 5:00 PM Tuần hành ngang qua Toà Bạch Ốc
Để kết thúc ngày sinh hoạt, chúng ta sẽ tuần hành từ Freedom Plaza ngang qua Toà Bạch Ốc rồi quay trở về Freedom Plaza (xem Route map: http://goo.gl/JwPUJj). Lộ trình dài khoảng 1 mile.

Di chuyển bằng Metro đến Freedom Plaza
 
Ban Tổ Chức kêu gọi tất cả đồng hương nếu không theo đoàn xe bus để đi biểu tình thì nên dùng hệ thống Metro đến Freedom Plaza. Các trạm Metro có bãi đậu xe miễn phí vào ngày Chủ Nhật.
 
ñ Nếu quý vị khởi điểm từ khu vực gần Eden Center (Virginia) quý vị có thể lấy Metro từ trạm East Falls Church, Orange line đi hướng New Carrollton. Sau đó xuống một trong hai trạm gần Freedom Plaza là trạm Federal Triangle hoặc Metro Center.
 
ñ Hai trạm gần Freedom Plaza:
ñ Metro Center: chọn xe lửa màu Orange, Blue và Red line
ñ Federal Triangle: chọn xe lửa màu Orange và Blue line
 
Ban Tổ Chức sẽ có nhân sự có mặt tại các trạm Metro: East Falls Church, Federal Triangle và Metro Center để hướng dẫn quý đồng hương.
 
Trân Trọng,
Ban Tổ Chức
 
Các hội đoàn hưởng ứng và hỗ trợ cho Ngày Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người:
 
ñ Báo Điện Tử Việt Vùng Vịnh
ñ Báo Điện Tử Vietinfo
ñ Bên Em Đang Có Ta Foundation
ñ Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt San Diego
ñ Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Truyền Thông Quận Cam
ñ Câu Lạc Bộ Văn Học & Nghệ Thuật Hoa Thịnh Đốn / Nhà Việt Nam
ñ Chùa Kỳ Viên Davenport, Iowa
ñ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Illinois
ñ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali
ñ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Pennsylvania
ñ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Philadelphia & Vùng Phụ Cận
ñ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam New Jersey
ñ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay
ñ Cộng Đồng Việt Nam Arizona
ñ Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali
ñ Cộng Đồng Việt Nam Raleigh
ñ Cộng Đồng Việt Nam San Diego
ñ Cộng Đồng Việt Nam Washington DC, Maryland, & Virginia
ñ Diễn Đàn Giáo Dân
ñ Diễn Đàn Hội Luận Phỏng Vấn Hiện Tình VN
ñ Đại Học Nhân Quyền Việt Nam
ñ Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi
ñ Đài Radio Chân Trời Mới
ñ Đài Radio Người Việt Wichita
ñ Đài Radio Tiếng Nước Tôi Houston
ñ Đài Radio Tiếng Nước Tôi tại Hoa Kỳ: San Diego, Sacramento, Atlanta, Austin, Kansas City, Boston, Phoenix,
ñ Đài Radio Tiếng Nước Tôi tại Úc: Adelaide, Melbourne, Brisbane, Sydney
ñ Đài Radio Tiếng Nước Tôi Vancouver
ñ Đài Truyền Hình BYN
ñ Đài Truyền Hình SBTN
ñ Đài Truyền Hình SET
ñ Đại Việt Cách Mạng Đảng
ñ Đảng Dân Chủ Nhân Dân
ñ Đảng Tân Đại Việt
ñ Đảng Việt Tân
ñ Đoàn Nữ Quân Nhân Quân Lực VNCH Hải Ngoại
ñ Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu Toronto
ñ Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo - Hội Đồng Trị Sự Trung Ương
ñ Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông Việt Nam
ñ Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Học Sinh Di Cư 54
ñ Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Vùng Đông Vịnh
ñ Hội Ái Hữu Hải Quân VNCH Ontario
ñ Hội Ái Hữu Không Quân Miền Trung California
ñ Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo Việt Nam
ñ Hội Anh Em Dân Chủ Việt Nam
ñ Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo Việt Nam
ñ Hội Cao Niên Diên Hồng Oakland
ñ Hội Cựu Quân Nhân & Chiến Sĩ Quốc Gia Wichita
ñ Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực VNCH Ontario
ñ Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Nam Cali
ñ Hội Đền Hùng San Diego
ñ Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam
ñ Hội Hỗ Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH
ñ Hội Người Việt Cao Niên Hoa Thịnh Đốn
ñ Hội Người Việt Cao Niên Vùng Vịnh Cựu Kim Sơn
ñ Hội Người Việt Tự Do Đan Mạch
ñ Hội Người Việt Tự Do Vùng Quad Cities
ñ Hội Pháo Binh Quân Lực VNCH Houston
ñ Hội Phụ Nữ Cờ Vàng New England
ñ Hội Phụ Nữ Vì Nhân Quyền
ñ Hội Phụ Nữ Việt Nam Oakland
ñ Hội Phụ Nữ Việt Nam Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ
ñ Hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam Paris
ñ Hội Thân Hữu Quốc Gia Quảng Ngãi
ñ Hội Tương Trợ Thương Phế Binh VNCH Bắc Cali
ñ Human Rights For Vietnam PAC
ñ Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Houston
ñ Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam Cali
ñ Liên Hội Người Việt Canada
ñ Liên Minh Dân Chủ Việt Nam
ñ Liên Minh Dân Chủ Việt Nam Thuần Túy
ñ Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản Và Tay Sai
ñ Little Saigon San Diego Foundation
ñ Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc
ñ Lực Lượng Sỹ Quan Thủ Đức Bắc California
ñ Nationwide Viet Radio
ñ Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt Hoa Kỳ
ñ Nhóm Người Việt Quốc Gia Ottawa
ñ Nhóm Tinh Thần Việt Dzũng Charlotte
ñ Nhóm Trẻ Sóng Việt Sydney
ñ Nhóm Ý Thức San Jose
ñ No-U Sài Gòn
ñ Phật Giáo Dấn Thân Úc Châu
ñ Phòng Thương Mại Việt Nam San Diego
ñ Phong Trào Con Đường Việt Nam
ñ Sinh Viên Cờ Vàng
ñ Thành Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng Washington DC & Vùng Phụ Cận
ñ Tổ Chức Hưng Việt
ñ Tổ Chức Kết Nghĩa Dân Chủ Dallas
ñ Tổ Chức Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ
ñ Tổng Hội Cảnh Sát Quốc Gia
ñ Tổng Hội Không Lực
ñ Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Liên Bang Úc Châu
ñ Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam Cali
ñ Trung Tâm Cộng Đồng Việt Nam Mississauga
ñ Trung Tâm Điều Hợp Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Vùng Đông Nam Hoa Kỳ
ñ Trung Tâm Điều Hợp Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Vùng Tây Nam Hoa Kỳ
ñ Trung Tâm Huấn Luyện Vovinam Việt Võ Đạo Toronto
ñ Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Pháp Vân Canada
ñ Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Tăng Già Thế Giới
ñ Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam
ñ Ủy Ban Bảo Toàn Đất Tổ San Jose
ñ Ủy Ban Bảo Toàn Đất Tổ Tây Bắc Hoa Kỳ
ñ Ủy Ban Chống Cộng Bắc Cali
ñ Ủy Ban Cờ Vàng Oakland
ñ Ủy Ban Vận Động Bảo Toàn Đất Tổ Houston
ñ Ủy Ban Yểm Trợ Đấu Tranh Tự Do Dân Chủ Quốc Nội Florida
ñ Ủy Ban Yểm Trợ Quốc Nội Houston
ñ Ùy Ban Yểm Trợ Quốc Nội San Jose
ñ Viện Chủ Chùa Điều Ngự
ñ Viện Chủ Chùa Pháp Vân
ñ Viện Hành Đạo GHPGTGKS
ñ Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng
ñ VOICE
ñ VOICE Canada
ñ Voice of Vietnamese American
 

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 29.06.2014 14:38:17
0
Người lính trong lửa đạn, và sau trận chiến
 
Phan Nhật Nam

 
I. Tháng Chín 1972 đã là lần lịch sử chuyển mình, núi rừng, đất trời miền Nam đồng vang dội chiến công.

Quân Nam quyết liệt xốc tới nơi những chiến trường Quảng Trị, Bồng Sơn, Kon-Tum, An Lộc… hiện thực một lần nghĩa vụ linh thiêng muôn thuở của người lính – Bảo Quốc An Dân – Sứ mệnh không hề nói thành lời, và được hiện thực với chính máu xương của những con người vô danh cao thượng mà Ðằng Phương, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy mấy mươi năm xưa đã viết nên những dòng máu lệ ngợi ca hùng tráng.

Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước…

Nội dung vĩ đại trên được thực hiện qua những cảnh tượng hùng tráng: Ngày 25 tháng 6, 1972, chiến dịch tái chiếm Quảng Trị khai diễn với các đơn vị, Biệt Ðộng Quân, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, lực lượng diện địa của Tiểu Khu Quảng Trị, phối hợp với các chi đoàn chiến xa, thiết quân vận của Quân Ðoàn I, được yểm trợ bởi các đơn vị pháo cơ hữu, và của vùng chiến thuật dưới quyền chỉ huy của Tướng Quân Ngô Quang Trưởng.

Ðoàn quân quyết tử phục hận đồng vượt tuyến xuất phát Sông Mỹ Chánh tiến theo trục chính Bắc với mục tiêu cuối cùng – Cổ Thành Ðinh Công Tráng hay Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Quảng Trị – mà quân ta phải tạm lìa bỏ từ 29 tháng Tư do những ước tính sai lầm của những cấp chỉ huy, giới chức lãnh đạo.

Từ Ngã Ba Long Hưng, cửa ngõ phía Nam Quảng Trị, điểm tiến quân cao nhất của Tiểu Ðoàn 7 Nhẩy Dù trong ngày 7 tháng 7, 1972, đến Cổ Thành Ðinh Công Tráng đoạn đường dài khoảng một cây số, và bề ngang từ nhà ga phía cực tây đến làng Công giáo Trí Bưu phía đông, khoảng cách cũng có bề rộng tương tự. Trên khoảng đất rộng hơn cây số vuông kia, mười lăm ngàn người lính của những đơn vị kể trên đã thay phiên nhau bò, trườn, ẩn núp, gọi pháo, đánh bom, ném lựu đạn, đánh cận chiến ngày lẫn đêm suốt đoạn thời gian liên tục 67 ngày, để đến ngày 14 tháng 9, 1972 những người lính của các Tiểu Ðoàn TQLC đồng lần siết chặt mục tiêu, dựng ngọn Cờ Vàng bay lộng trên gạch đá điêu tàn, giữa tiếng đạn, khói thuốc súng của trận chiến đang hồi kết thúc.

Cờ lên!
Cờ lên! Giữa vũng lửa... Ở Quảng Trị,
Dân với quân cùng lần nước mắt ứa
Một bận Cờ bay Cổ Thành xưa
Bao phần máu xương người lính đổ…

Chiến tích kỳ diệu trên ắt phải được nung nấu từ một nguồn thúc giục vô vàn mãnh liệt mà không thể mua bằng một giá biểu lương bổng nào dầu cao đến bao nhiêu, chắc chắn cũng không do từ một huy hiệu, cấp bậc tưởng thưởng… Người lính đã bậm chặt môi, nghiến răng xốc tới bởi từ dưới những đụn cát loang lổ vùng Hải Lăng, Giáp Hậu, chen giữa những xác chết nặng mùi có những dạng người cử động… Những người sống sót từ lần thảm sát khi rời bỏ Quảng Trị trong ngày 29 tháng Tư, trên đường chạy về Huế, lọt vào ổ phục kích vùng hỏa tập tiên liệu của đơn vị cộng sản, chín cây số nam La Vang kéo dài đến cầu Câu Nhi Phường, xã Giáp Hậu, quận Hải Lăng. Những người sống sót hồi sinh với tiếng nói đứt khúc, thì thầm hấp hối… Lính tới… Lính Cộng Hòa tới…

II. Sau 30 tháng 4, 1975, những người lính kể trên có thể đã chết (theo một tỷ lệ khả thể rất lớn) theo lần sụp vỡ quê hương.

Không phải với cách chết bình an lành lặn, nhưng chết với xác thân bị dầm xé, những tay chân gãy gập, đứt đoạn, xương cốt dập vỡ… Những người chết bị kết án, sỉ nhục từ những ngày sống thoi thóp, và chết đi trong uất hận căm hờn rung động đến cùng tận đất trời. Tiếng gào đau nầy đã dậy lên suốt tuổi trẻ trên từng trang sách của hơn ba-mươi năm qua…

Bởi bản thân vẫn mãi mãi và luôn chỉ là – Người Lính của một Quân Ðội hằng sống, chết vẹn toàn để thực hiện sứ nhiệm báo ân cùng dân tộc khổ nạn trên quê hương điêu linh – Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

 
Nhưng có những con người – những người lính vẫn tồn tại. Phải tồn tại. Họ không chỉ là những người lính bình thường với nỗi truân chuyên, gian khổ, nguy nan đặc thù riêng của đời lính mà là những quân số chịu phần oán nghiệt khốc liệt nhất trong toàn tập thể quân đội – Những thương phế binh bị loại ra khỏi cuộc chiến từ lúc chiến tranh đang nặng độ. Ðây lại là những thương phế binh của một quân đội thất trận, ở lại sau cùng khi những người chỉ huy đã tráo trở đầu hàng, tan hoang tháo chạy, hoặc cùng đày bó tay bẻ súng, vị quốc vong thân. Không vũ khí, không đủ cả giác quan, tay chân, họ ở lại hứng trận đòn báo thù hèn hạ từ một tập đoàn thắng trận bạo ngược tàn nhẫn nhất trong lịch sử đông-tây, mà thông thường khi cuộc chiến chấm dứt, những phe lâm chiến hằng đối xử nhau một cách văn minh với tính bình đẳng huynh đệ… Pháp-Ðức, Mỹ-Nga, Hoa-Nhật… Nhưng, ở Việt Nam, nơi Miền Nam, một bên, kẻ thắng trận, tổ chức bạo lực phát động chiến tranh, giành luôn quyền giết người và thực hiện tội ác vì “độc lập, tự do, hạnh phúc cho đời đời con cháu mai sau!” và một bên, tập thể những con người trần trụi tuyệt vọng, đối tượng của một chính sách bức hại thâm độc vô nhân tính không cơ may được khoan thứ, không phương tiện chống giữ, không hy vọng thoát thân.

Ðau thương hơn nữa, họ không chịu riêng một mình mà kéo theo những người thân thích, nói rộng ra, một lần với miền Nam thất trận cùng đành. Cái chết cũng vô nghĩa và không thể thực hiện được bởi khả năng cuối cùng nầy đã hoàn toàn bị tước bỏ. Họ thật tận chết từ trong mỗi ngày giờ hiện sống, qua bức hại, thanh trừng, lưu đày, hành hình trên chính quê hương từ những người gọi là đồng chủng tộc…

Chúng ta hãy cùng sống lại từng bước của buổi trường chinh vô hạn khốn cùng của mỗi đơn vị người gọi là Thương Phế Binh, với những người mẹ, vợ, và những đứa con của họ. Những trẻ nhỏ hoàn toàn vô tội và vô hại cho dù xét xử dưới bất cứ chế độ chính trị, xã hội nào.

1- Ðứa nhỏ chết dưới đường cống Sài Gòn

Nầy đây, chúng ta hãy nghe thương phế binh Nhị Nguyên viết về hai con nhỏ của tử sĩ Nguyễn Văn Thuận, đơn vị sư đoàn Nhảy Dù, quê Long An… “Thằng Nô, 12 tuổi, Phát 14 tuổi cùng mẹ đi vùng kinh tế mới ở Ðồng Tháp Mười, nhưng đời sống quá cực nhọc và không đủ ăn, bà mẹ dẫn hai đứa con về Sài Gòn sống lang thang. Nô và Phát thường khoe với chúng tôi rằng, cha chúng đi lính mặc áo hoa rừng chết vào mùa mưa 1972. Mẹ chúng đã khóc như mưa lúc nhận xác cha, nên mỗi khi vào mùa mưa, chúng cảm thấy buồn buồn. Gần đến ngày giỗ cha, chúng cố ‘làm ăn’ cho có nhiều tiền để về Long An thăm mẹ. Thường khi các bạn đồng lứa bắt đủ cá xong trở lên mặt đường ngủ thì chúng nó tiếp tục lặn dưới các ống cống thành phố để tìm thêm cá. Có những buổi sáng, chúng tôi thấy hai anh em rét run vì ngâm dưới nước quá lâu.”

“Vào một đêm nọ, tôi thấy hai anh em thằng Nô, Phát lặng lẽ mở nắp cống chui xuống, khoảng vài ba giờ sau thì sấm chớp rầm rầm, chúng tôi choàng thức dậy tìm chỗ trú mưa. Một trận mưa như vũ bão đổ ào xuống thành phố và kéo dài cho đến sớm. Bình thường, hai anh em thằng Phát ở lâu hơn bạn bè dưới cống, nhưng sao giờ nầy chúng nó vẫn chưa lên? Thôi rồi, tôi hốt hoảng hiểu ra mọi sự… Anh em chúng tôi báo động với nhau, hỏi thăm những đứa trẻ đang ngủ gà, ngủ gật cạnh những đống rác ‘giữ chỗ’ cho công việc sáng hôm sau (để moi, nhặt rác). Chẳng đứa nào thấy hai anh em thằng Nô. Cho đến một hôm, ba mươi – ba ngày sau, một đứa khác đang lội bì bõm ở ống cống gần chợ Cầu Ông Lãnh tìm cá, bất ngờ đụng phải một cái gì gống như ‘trái dừa,’ nó nhặt lên, soi dưới ánh đèn, hét tiếng lớn và bỏ chạy. Sợ quá, nó chui đại lên miệng cống ngay gần chợ trước sự kinh ngạc của bạn hàng, nó vừa lượm một cái đầu lâu. Cả chợ hay tin đó liền kêu đội dân quân gác chợ mở cống tìm xác hai đứa nhỏ, nhưng cuối cùng chỉ nhặt được một khúc đùi đã thối rữa, và nửa thân người còn lại. Bọn trẻ nhận ra cái quần đùi màu đỏ của thằng Phát, bên trong còn ít tiền gài kim băng cẩn thận. Tiền đó thằng Phát để dành về quê giúp mẹ làm đám giỗ cha.”

2- Về những người vợ lính

 
Chúng ta nghe tiếp về những người vợ lính, vợ thương phế binh… Ðấy là những người đàn bà bình thường, đơn giản, trú ngụ ở các trại gia binh của các đơn vị quân đội. Những người đàn bà chỉ ao ước mỗi tháng được mua hàng quân tiếp vụ, thăm chồng nơi chốn hành quân xa với tay xách đựng vài ổ bánh mì, nải chuối, biểu lộ tình nghĩa vợ chồng qua tiếng lời trung hậu, tội nghiệp… Cũng chính họ đã gánh chịu tai họa chiến tranh ngang tầm của người chồng trong cách thế im lặng, thụ động và cam phận… Những buổi sáng tinh mơ trước khi đoàn xe lăn bánh ra khỏi hậu cứ, họ đã có mặt với những đứa con còn ẵm ngửa, đứa dắt tay. Họ biết nói gì với chồng trước mỗi lần đi ngoài lời thầm xin cầu nguyện… Mong lần đi có khi trở lại, và nếu người chồng trở về với những thương tật không thể bù trừ, những mất mát không hề được tái sinh, họ chấp nhận sự thiệt hại đau thương, giá máu đổ xuống một cách khắc kỷ cao thượng qua lời nói nhẹ tênh… “Ừ thôi, ba hắn không chết là tui mừng rồi, còn vợ, còn chồng là được.” Và đời họ, người chồng lính, những đứa con sẽ kéo dài bình an chìm lặng từ nỗ lực đôi vai, chiếc lưng ngồi hằng ngày nơi phố chợ, hoặc với quang gánh nhọc nhằn trên đường xa. Tất cả khổ đau hoạn nạn được quên khuất nhanh chóng với câu nói bình thản… “Ba sắp nhỏ dù đui què, mẻ sứt chi mà còn sống là tui cũng yên lòng.”

Tất cả mối mong ước bình an chịu đựng nhỏ bé nầy đồng bị đổ nhào, lật ngược một cách tàn nhẫn nơi ngày 30 tháng 4, 1975… Chồng chị Liên là anh Hơn, phế binh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh, cụt một chân và lao phổi nặng. Một hôm đi bán nhang chẳng may băng qua đường bị trợt té, một chiếc xe hàng chạy qua thắng không kịp, đầu anh bị cán nát, lòi cả óc ra ngoài. Dẫu chồng chết, chị Liên cũng đã lây bệnh ho khậm khẹt và không hiểu sao chị sợ màu đỏ quá. Nó giống máu hòa trong nước miếng của chồng chị nhổ ra sau mỗi cơn ho, nó cũng giống màu cờ đỏ treo khắp thành phố. Liên cùng chị Mạc, vợ một phế binh khác, và chị Nguyệt lên Long Khánh buôn củi lậu. Cả ba đi tàu chui và khi gần đến ga Bình Triệu thì tuôn củi xuống, Liên có đứa con trai lớn tên Ðức, nhanh nhẹn giúp đỡ mẹ rất đắc lực, nhưng chị Mạc với bé Hoa mới 5 tuổi thì thật là khó khăn, nguy hiểm khi nhảy tàu, vừa bế con, vừa tuôn củi. Liên khuyến khích bạn, “Chị đừng lo, thằng Ðức con tôi sẽ cõng con Hoa nhảy giùm cho…” Nhưng sự “may mắn” không đến với chị Liên được mãi, tai họa đã xẩy ra như một điều tự nhiên của nghiệp khổ phận người Việt Nam.

Một hôm, trời mưa tầm tã, bảo vệ chia nhau ngăn chặn các toa xe. Ðể cứu lấy món hàng, Ðức và những đứa nhỏ leo lên trần xe và chuyền những bó củi qua cửa sổ. Một đứa tuột tay bị cuốn vào bánh xe lửa, thân thể bị nghiền nát vụn dọc theo đường tàu. Về đến ga Thủ Ðức, chị Liên vẫn không thấy thằng Ðức đâu, hỏi thăm lũ nhỏ, có đứa bảo thấy thằng Ðức leo mui xe lửa trốn bảo vệ. Nhưng đến ngày hôm sau, Liên mới biết được rằng, khi xe qua cầu Biên Hòa, con chị đã bị đà ngang đánh vỡ đầu, rơi xuống đường ray, thây xác bây giờ không biết nằm đâu… Cuối cùng, chị Liên gia nhập lực lượng “tình nguyện hiến máu.” Chị có ý định sau khi gom được số tiền bán máu chị sẽ đi buôn lại như xưa vì bây giờ nghe nói cộng sản không còn “ngăn sông cấm chợ.” Chị đã đến các trung tâm tiếp huyết Thủ Dầu Một, Bình Dương, lên tận Lộc Ninh rồi vòng qua Biên Hòa để bán máu. Nhưng vì muốn mau thoát khỏi kiếp sống hè phố chị đã quên chính mình, thân xác càng ngày càng suy kiệt, mặt chị xanh xao, đi không vững, bị xây xẩm luôn. Một đêm chị ngủ trên ghế đá một công viên ở Chợ Lớn, sáng mai người ta tìm thấy xác chị cứng đơ. Khi đem xác đi chôn, số tiền để dành trong túi chị bị công an tịch thu vì không có chứng minh tài chính hợp lệ.

3- Cảnh sống/chết đọa đày của Gia Ðình Thương Phế Binh

Ðây, lời kể của chứng nhân Bùi Anh Sáu về lần “Ghetto, Làng Phế Binh Thủ Ðức” bị triệt hạ: “Ba giờ sáng ngày 1 tháng 7, 1975, Làng Phế Binh Rạch Chiếc Thủ Ðức bị đánh động, vây chặt bởi một đơn vị bộ đội đông đúc có cả xe tăng yểm trợ.
Một đoàn xe chờ sẵn để dồn mọi người lên vùng kinh tế mới Sông Bé (Phước Long cũ)… Kinh tế mới là gì, chẳng ai biết? Sông Bé ở đâu, người người bàn tán xôn xao. Trẻ nít khóc rân, người lớn nháo nhác hốt hoảng dồn đồ đạc, áo quần dưới ánh sáng luồn sục, thúc giục của đèn xe và đèn pin và lời quát tháo chửi mắng… “Chúng mầy là gia đình bọn ngụy quân, lính đánh thuê cho đế quốc Mỹ, có nợ máu với nhân dân, chúng mầy không được quyền ở đây, phải trả lại tài sản cho nhà nước và nhân dân!”

“Chen trong chuỗi la ó hỗn loạn kia có những âm thanh nổ bùng, sắc gọn sau tiếng la hét uất hận… Những thương phế binh tự sát cùng với gia đình, từ chối lên vùng kinh tế mới. Ðến sáng, toàn khu làng phế binh ngày thường sầm uất nhộp nhịp nay vắng hoe, heo hút những đám cháy nhỏ gồm những vật gia dụng bộ đội không cho đem theo; chỉ còn những đơn vị bộ đội đứng gác và các toán đi lại, vào từng nhà kiểm kê. Một đoàn xe khác từ Sài Gòn đến, sau khi đã chất đầy những đồ đạc để sẵn ngoài sân, phủ bạt kín, chạy ra xa lộ, hướng về phía Bắc.”

Gần một năm sau, tất cả những gia đình đi kinh tế mới ở Sông Bé đồng trở về vì không chịu đựng nổi cảnh sống quá cực khổ ở vùng núi rừng hiu quạnh. Có gia đình về không đủ như lúc ra đi vì đã để lại thân xác nơi rừng sâu; có gia đình thì đông hơn trẻ nít, nhưng tất cả đều ốm yếu, nước da vàng vọt, người đầy ghẻ chốc. Họ không còn nhà, nên thường cất những chòi bằng giấy cứng quanh nghĩa địa. Người sống và người chết chen nhau. Vào ngày nắng gắt hoặc mưa giông, nghĩa địa bốc mùi tanh nồng nặc, dần dần ai nấy đều có nước da tai tái như người chết. Nhà cửa khu trại gia binh bị trưng thu, vùng kinh tế mới sống không nỗi, lấy nghĩa địa làm nhà, lề đường là vùng sinh sống, đám dân cùng khổ biến thành “tệ đoan xã hội”, đối tượng của chính sách dồn ép và quét sạch để “làm đẹp tổ quốc giàu, mạnh, xứng đáng thành phố mang tên bác kính yêu.”

Chúng ta nghe tiếp lời của phế binh Bất Hạnh, hiện ngụ tại Khánh Hội, Sài Gòn: “Những cuộc truy quyét thu gọn rầm rộ được phát động trong những xóm lao động, dài theo đường phố Sài Gòn, những vật dụng ăn cướp của đám bần dân bị công an quăng đầy lên xe cây: cây dù, tủ thuốc lá, xe xay nước trái cây, xe bán nón, đòn gánh, rỗ bánh tráng… Chưa hết, bên cạnh những chuyến xe chở hàng tịch thu là những chiếc xe bít bùng chở đầy người già, trẻ nít, người tàn tật, những bà mẹ cùng những đám con thơ nheo nhó đỏ hỏn bế trên tay… Tất cả đồng đưa về trại tập trung về tội “lấn chiếm lề đường.”

Này đây, một cuộc bố ráp điển hình ở Khu Hàng Xanh: “Tôi (Bất Hạnh) không may lọt ổ phục kích, chưa biết phải làm gì trước tình huống thì một xe công an từ đâu phía sau chạy tới, một tên nhảy xuống, giật thùng đồ nghề (vá xe) quăng lên xe. Thế là trắng tay! Làm sao để sống đây hở trời? Những nơi khác, quanh Ngã Tư, tiếng la hét, khóc than vang lên tới tấp. Một chị phụ nữ la thất thanh, chị đang giằng co với một tên công an thúng trái cây, bên cạnh bên chị, hai cháu bé, đứa khoảng 5 tuổi, đứa chừng 3 tuổi bò lăn trên những trái mận, ổi, khóc vang khi thấy mẹ bị tên công an đá quay lông lốc…”

4- Ðối mặt với một chính sách diệt chủng

Sáng ngày 1 tháng 5, 1975, một địa ngục có thật mở ra trên Miền Nam, càng đậm sắc với những người tàn phế ở các quân y viện… Một toán Việt cộng tiến vào Bệnh Viện 3 Dã Chiến buộc chúng tôi rời viện ngay tức khắc. Bọn người này chưởi bới chúng tôi là phản quốc, tay sai đế quốc v.v… Phản quốc nào, quê hương chúng tôi bị chúng xâm chiếm. Tay sai đế quốc nào khi dân tộc chúng tôi, thân thể chúng tôi bị đạn Nga, Tàu gây thương vong. Những chiếc “nón cối” nầy đại diện cho ai mà dám la hét: “Cút, cút ra khỏi đây. Bọn ngụy chúng mầy không được nằm tại đây. Ðồ lính đánh thuê, lũ quân bán nước!” Chúng tôi người này đỡ người kia khập khễnh ra khỏi trại, có những chiến hữu vết thương đang rỉ máu bị vất trần truồng tênh hênh trên lề đường… Gia đình mừng rỡ thấy tôi trở về, nhưng trong hoàn cảnh này ai cũng lo âu cho tương lai của mình.

Hằng ngày tôi thấy trước mặt từng đoàn người, già có, trẻ có và những đám con nít thay phiên nhau giành giựt những thùng đồ hộp, gạo sấy, máy móc từ trong những nhà kho. Dòng người đổ xô tràn vào những kho tồn trữ dưới chân cầu Tân Thuận bị những người đội nón cối xả súng bắn thẳng… Nhiều người giãy giụa dưới đất, trong vũng máu. Dân chúng chạy tản trốn, nhưng vài phút sau họ lại tràn vào đông hơn, bất kể súng đạn, ai bị thì té xuống, những người khác thì cứ nhào lên cậy cửa… Khi những ngày hỗn loạn đầu tháng 5, 1975 qua đi, những thùng đồ hộp bọn em đem về dần cạn, người phế binh phải ra đường kiếm sống với những “nghề cứu đói”, vá lốp xe đạp, sửa hộp quẹt gaz, bán nhang…

 
Và cuối cùng, đi xin ăn. Nhưng tất cả không thể kéo dài khi Ba Nhiệm làm trưởng ban “Truy quét tệ nạn xã hội” với một bộ phận kinh hoàng, “Nhà nuôi Thị Nghè” được dựng nên để làm địa điểm chuyển tiếp giải quyết tất cả những đối tượng đang sinh sống trên, với vỉa hè, số lượng này càng tăng vọt khi tiếp nhận thêm hàng vạn người từ miền Bắc túng đói tràn vào… Tuy gọi là “nhà nuôi” nhưng thật ra nơi đó là nhà giam theo đúng nghĩa, những người bị đưa vào đây đều bị coi là “tội phạm hình sự,” do đó bị tra tấn và hành hạ thường xuyên. “Tội phạm” là những người bị bắt trong các đợt bố ráp lề đường, họ không có quyền khiếu nại là bị bắt trái phép hay không và cũng không có án phạt rõ ràng; thời gian ở đây được coi như để “nuôi dạy” nên không hạn định thời hạn giam giữ, nhiều người đã ở lại đây vĩnh viễn. Mỗi nhà nuôi có có vài căn trại, mỗi căn rộng chừng 200 thước vuông, với khoảng chừng 100 con người bị giam. Tối tối mọi người phải thay nhau chỗ nằm và ngồi quạt cho nhau. Sáng khi nghe kẻng điểm danh, người nầy gọi người kia, ai nằm im không cục cựa thì đem đi hỏa thiêu tại lò thiêu Bà Quẹo. Người sống thì đi lao động, kể cả người tàn tật, mù hai mắt, cụt tay, chân.

Nếu sống sót từ các “nhà nuôi,” trở về lại Sài Gòn, tình cảnh cũng chẳng sáng sủa hơn và cuối cùng tất cả đồng “chọn” một biện pháp “không còn chọn lựa”… Hoàng Thụy và Sơn, hai phế binh do quá kiệt sức vì bệnh lao và cụt hai chân nên được ra khỏi “nhà nuôi số 4” Phú Giăng, Sông Bé. Họ không dám đi ăn xin, chỉ “xin ăn” lại từ những người sống trong nghĩa địa.

Một buổi chiều, hai anh ra bến Bạch Ðằng, ngước mắt nhìn tượng Ðức Trần Hưng Ðạo một hồi lâu rồi nắm tay nhau nhảy xuống dòng nước chảy xiếc. Xác hai anh được vớt lên, cha anh Sơn đang bán bánh ú, bánh tét quanh chợ Bến Thành hay tin, đến nhìn xác con. Nhưng ông chỉ im lặng đứng chung với đám người hiếu kỳ, không dám nhận là thân nhân người xấu số vì không có tiền mai táng con mình. Ông đứng thẫn thờ nhìn chiếc xe chở xác con ông đi khuất rồi mới dám khóc.

Hoàng Thụy và Sơn không chết một mình, những người lính tàn phế lần lượt “chọn” cho mình những phương tiện và thời điểm thích hợp… Anh Thơm khi ngồi dưới chân cầu Sài Gòn, gần Ngân Hàng Quốc Gia có suy nghĩ rằng, do vợ chồng anh thiếu quan tâm nên đứa nhỏ con anh mới chết vì suy dinh dưỡng; mẹ nó đang “đi khách” ngoài chợ Bến Thành để dồn tiền cho anh làm vốn đi bán nhang… Anh quá mệt mỏi để nghĩ tiếp… Cuối cùng, anh mở hai tuýp thuốc ngủ trút hết vào miệng, bị say thuốc, anh ọc mửa đầy hết áo quần, xong dẫy mấy cái và ngủ luôn dưới chân cầu. Lộc “què” mắc bệnh ho lao, thắt cổ chết trong một toa xe lửa bỏ hoang ở Biên Hòa. Quý “Ðốc-tưa Zivago” không nuôi nổi mẹ già 80 tuổi, bất lực nhìn mẹ hằng ngày cầm lon ra chợ xin thức ăn nuôi thân và nuôi con, nên thắt cổ chết lè cả lưỡi ra. Thanh “liệt” thì mài dao tự cắt cổ, cứa mãi không đứt vì sợ đau, đâm bực mình liền chĩa mũi dao đâm cái phọt vào tim… Nhưng trong những thân thể thương tật kia, ý chí chiến đấu của người lính không hề tàn lụi, họ vẫn giữ nguyên bản lĩnh kiêu hãnh của một quân đội, một đơn vị hằng tạo dựng những chiến tích lừng lẫy, cho dù hành động phản ứng tuyệt vọng bi tráng của họ chắc chắn sẽ đưa đến hậu quả khốc hại cuối cùng với cái chết ghê rợn nhẫn tâm…
Câu chuyện sau đây của phế binh Khát Vọng, hiện ngụ tại Long Hải, Phước Tuy có thể dùng để tạm kết về buổi thụ nạn đau thương của Thương Phế Binh QLVNCH với tất cả bi hùng mà chỉ người trong cuộc mới có thể viết nên, kể lại: Khu chính trị trại Xuân Lộc, Long Khánh thường xẩy ra nhiều chuyện đau buồn. Anh Trần Văn Ðược, trung sĩ nhất Thủy Quân Lục Chiến, cụt một chân và mù một mắt trong trận tái chiếm cổ thành Quảng Trị, Mùa hè 1972 bị bắt chung với trung úy Phạm Tấn Dũng, binh chủng Nhảy Dù, bị thương năm 1974 trong trận tái chiếm đồi 1062, Thường Ðức, Quảng Nam vì tội “hội họp bất hợp pháp, âm mưu lật đổ chính quyền.”
Một hôm, viên cán bộ quản giáo quê Nghệ Tĩnh vừa được chuyển tới, ra lệnh anh Ðược quét sân. Vì giọng nói người này khó nghe, nên anh Ðược vẫn ngồi yên uống nước trà. Gã cán bộ nhào tới xỉ vả và đánh anh một bạt tai. Nổi nóng, anh Ðược cầm lon guigoz dựng nước nóng tạt vào mặt nó và chỉ tay nói: “Mày là giống gì mà mất dạy quá vậy? Bộ tao là súc vật à, ai cho mầy vô phép dữ vậy?!! Tao tuy tàn tật nhưng không để cho mầy sỉ nhục đâu. Ðồ quân mất dạy, con tao còn lớn hơn mày nữa mà… “ Ðược chưa nói hết câu, tên cán bộ nhào tới đánh anh vào đầu ào cổ, và chưởi rủa những tiếng khó nghe. Anh Ðược bị té xuống đất, nó liền đá vào đầu vào bụng anh. Thấy vậy, anh Dũng cà thọt chạy tới can, bị mất thăng bằng, anh níu áo tên cán bộ này và cả hai ngã xuống đất. Tức thì, bảy tám cán bộ quản giáo khác từ trong nhà chạy ra vây đánh hội đồng, cả hai anh lăn lộn chịu đòn trên mặt đất. Dũng hốt cát ném vào mặt mấy tên cán bộ, đang lúc chúng còn đang dụi mắt, Dũng nắm chân một tên kéo xuống, xong thúc cùi chỏ vào mặt y.
Một tên khác đi tìm một khúc tre làm cột phơi áo quần quất tới tấp vào mình, đầu anh Dũng. Tiếng bình bịch, bồm bộp vang lên khô khan, máu từ đầu và vết thương cụt của anh Dũng bê bết trên đất. Trại viên chạy ra năn nỉ xin tha, đám cán bộ chĩa súng đòi bắn, lùa tất cả mọi người vào phòng; Dũng và Ðược bị kéo lên văn phòng trại.

Trời bắt đầu tối, không ai còn lòng dạ nào để ăn cơm, từ phòng tra tấn đến phòng giam tập thể không xa nhau lắm, nên chúng tôi nghe được câu còn câu mất…
Nội dung những tiếng la hét, tra khảo và trả lời đại khái như sau:
- Mầy đeo cái gì tòn teng dưới cổ hả thằng kia?
- Thánh Giá.
- Cởi nó ra khỏi cổ ngay lập tức.
- Còn lâu. Không ai có quyền buộc tôi phải bỏ nó ra. Bộ muốn cấm đạo hả? Cây Thánh Giá này là tượng trưng cho tín ngưỡng của tôi, không ai có quyền buộc tôi bỏ ra.
Tức thì tiếng huỳnh huỵch vang lên, có lẽ chúng đá vào người anh Dũng. Tên cán bộ người Nam nghiến răng hằn học (chúng tôi chỉ nghe rõ tiếng Nam của tên nầy):
- … Ðạo hả… Ðụ má đạo… đạo nè…
- Bớ người ta chúng đánh người… Họ giết chúng tôi! Anh Ðược gào lên nửa chừng rồi tắt nghẹn. 
Những tiếng “huỳnh huỵch… bồm bộp” lấn át tiếng la của Ðược. Chúng tôi chỉ nghe những tiếng rên rỉ dứt khoảng rồi im bặt.

Sáng hôm sau, cán bộ quản trại cho hay, hai anh Dũng và Ðược đã “hành hung cán bộ và cắn lưỡi tự tử chết.” Chiều tối, chúng tôi hỏi bốn người hồi sáng đi chôn Dũng và Ðược thì biết rằng xác hai anh đầy vết tím bầm, mắt của Ðược bị sưng tím đen, mặt Dũng thì máu đóng cứng. Hai anh có lẽ chết vì những vết thương ở đầu, máu dưới tóc cứng khô, cạy mãi không được. Khi bó xác, bốn người phải ký giấy chứng nhận các anh tự tử mới cho phép chôn.

III. Người phải lên tiếng nói…

Trong thời gian dài chiến tranh nơi Miền Nam, dẫu trên chiến địa hung hãn, bản thân chúng tôi chưa hề thấy lính Miền Nam hành hạ tù binh, đừng nói tù binh bị thương. Một trong những bức hình nổi tiếng của Nguyễn Ngọc Hạnh, có một tấm ảnh ít người kể ra: Cảnh một lính Dù vác thương binh Việt cộng ở mặt trận Chợ Lớn hồi Mậu Thân, 1968. Thế nhưng, bức hình Tướng Loan bắn tên đặc công lại được phổ biến khắp cùng báo Mỹ và thế giới. Hình như tác giả tấm hình đã có giọt nước mắt muộn màng hối lỗi. Quả thật, thế giới đã từ lâu im lặng đồng lõa cùng tội ác ở Việt Nam một cách quá đỗi hèn hạ và bất công. Phải, người phải lên tiếng nói, nếu không, sự im lặng sẽ là một biểu lộ cứng lòng nhẫn tâm đáng kết án. Thế nên, trong những năm qua, từ tây sang đông thế giới đã hằng có những tấm lòng xa xót cùng nỗi đau của người lính thương trận nơi quê nhà… Nhưng quả thật, tất cả đóng góp nầy chỉ mới là phần cứu nạn khẩn cấp, chứ so cùng thống khổ vô vàn kia vẫn còn rất nhiều thiếu sót.

Và kỳ diệu thay, nguồn mạch Tình Thương Việt Tộc – Nghĩa Ðồng Bào luôn tồn tại sắt son liên lụy mối đau thương kia đã chạm tái tim người – Những người không tham dự cuộc chiến, chưa hề mặc áo lính, nhưng lương năng khởi động từ trái tim xót đau – Trường hợp người tuổi trẻ, Bác Sĩ Phan Minh Hiển – Một của những gương mặt hãnh diện đích thực của cộng đồng Người Việt Hải Ngoại với những đóng góp nhiệt thành tích cực, hiệu quả trong hàng loạt công tác suốt hơn hai mươi năm qua là một điển hình… Cứu cấp người vượt biển, mất tích, trên biển Ðông; cứu trợ người tỵ nạn ở các đảo, ở Pháp; giúp trẻ mồ côi, gia đình nghèo khó, người tàn tật (chủ yếu ở Miền Nam), và cuối cùng, khi những thành phần vừa kể tạm có đời sống ổn định, Phan Minh Hiển dồn nỗ lực yểm trợ với đối tượng Thương Phế Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thành phần hứng chịu khổ nạn nặng nhất, sớm nhất từ cuộc chiến, mà dẫu quê hương đã im tiếng súng hơn hai mươi năm, nỗi cùng khổ kia vẫn chưa có dấu hiệu được bù trừ, như phần cơ thể mất đi không thể tái sinh, như người chết không hề sống lại. Chúng tôi đã là một thế hệ thất bại, nhưng chúng tôi không hề thất vọng bởi luôn giữ vững mối tự tin. Chính chúng tôi chứ không ai khác, là Người Lính thuần thành hằng thực hiện sứ nhiệm BẢO QUỐC AN DÂN. Sự xác chứng nầy hiện thực trong lòng mỗi người dân và chiến hữu chúng tôi xứng đáng nhận lãnh lòng tri ân, phục hồi danh dự và nhân phẩm, bởi chính họ là những Chủ Thể góp máu, xương trong ý nghĩa thực tế, cụ thể nhất để Miền Nam đã một lần sống động dân chủ, tự do – tự do được trả giá bằng đời sống đã mất đi theo tuổi trẻ, hy vọng và sự sống của chính mỗi người lính.

Người Lính QLVNCH Phan Nhật Nam

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.07.2014 09:16:42
0
Phóng sự bằng Hình: TANG LỄ CHIẾN SĨ HOÀNG THU ĐÃ TỰ THIÊU VÌ ĐẤT NƯỚC

Tường thuật & Photo by Lâm Nguyễn (Tường thuật đặc biệt cho HNSG2015)
 

 
Theo thông cáo báo chí của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay, tang lễ của ông Hoàng Thu – người tự thiêu để phản đối giàn khoan 981 sẽ được tổ chức vào ngày thứ bảy, 28 tháng 6, 2014. Thời gian từ 10:00 sáng đến 5 giờ chiều tại nhà quàn Manasota Memorial Park Funeral Home (1221 53rd Avenue East Bradenton, FL 34203, Tel. (941) 755-2688). Lễ hỏa táng sẽ được cử hành thứ hai 30/6/2014 tại cùng nhà quàn.
Thông cáo cho biết: Gia đình đã ủy nhiệm cho Ông Trần Công Thức, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay tổ chức tang lễ và thay mặt gia đình trả lời báo chí, truyền thông.

Vài hàng sơ lược về người chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc: 

Ông tên thật là Hoàng Thu sinh ngày 16-11-1942 tại Huế, Việt Nam, là một cựu chiến sĩ pháo binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại miền Trung. Sau 1975, gia đình ông phải đi vùng kinh tế mới, ông được con bảo lãnh sang Hoa Kỳ năm 2008, gia đình ổn định, sức khỏe tốt.

Ông thường trăn trở vấn đề Việt Nam, theo dõi tin tức trên mạng, nhất là sau vụ Phật Tử Lê Thị Tuyết Mai tự thiêu trước dinh Độc Lập để chống Tàu Cộng xâm lăng lãnh hải VN. Pháp danh của Ông là Minh Quốc.

Tường thuật buổi tang lễ

Trong buổi tang lễ của ông, nhận thấy có sự hiện diện của khoảng gần 200 đồng bào  từ nhiều nơi xa xôi như Washington DC,Atlanta,Miami và nhiều nơi khác trong tiểu bang Florida, cùng các đại diện tôn giáo Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Phật giáo, Công giáo, và truyền thông truyền hình SBTN . Tất cả đều tham dự đến phút cuối cùng.

Buổi tang lễ đã được tổ chức gồm một lễ chào cờ trang trọng diễn ra tại sân cờ của nhà quàn  Điều đáng chú ý là nhà quàn đã treo cờ rũ và hạ thấp xuống nửa cột cờ lá quốc kỳ Mỹ, như một sự cúi đầu cảm phục và chia sẻ nỗi buồn này với Cộng Đồng Việt Nam.

Ngay sau khi được tin ông Hoàng Thu tự thiêu vì chống đối giàn khoan của Tàu , ban tổ chức buổi tang lễ cũng đã nhận được rất nhiều email và điện thoại bày tỏ sự ngưõng mộ quả cảm của người quá cố. 

Chỉ trong thời gian ngắn ba ngày, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay đã nhận dược gần $7,000US để giúp gia đình bà quả phụ Hoàng Thu trang trải chi phí cho tang lễ.

Cảm động là vị sư chủ trì chùa Phật Pháp thuộc Greater Tampa Bay trong điếu văn đã mạnh mẽ lên tiếng đả kích csvn và nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt của đồng hương.

Buổi tang lễ này đã được thu hình cũng như phát trực tiếp về Việt Nam .

Vài hình ảnh về tổ chức buổi tang lễ :
 



thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 09.07.2014 00:27:25
0
Những cái cũ xưa nhất ở Sài Gòn



Ngôi trường cổ nhất​ ​


 
​Trường La San Taberd​

Khoảng cuối năm 1865 có sáu sư huynh dòng La San (một dòng tu Công Giáo với mục đích giáo dục cho trẻ em nghèo) rời Toulon, Pháp sang Việt Nam. Khi đến Sài Gòn vào đầu năm 1866 các sư huynh tham gia quản giáo trường Trung học Adran (Collège d'Adran) vốn đã được các linh mục thuộc Hội Thừa sai mở ở Sài Gòn từ năm 1861.

Vào năm 1873, Linh mục Kerlan quyết định mở một trường nghĩa thục dạy các trẻ bị bỏ rơi, trong số đó có nhiều trẻ em lai. Trường được gọi theo tên Giám mục Taberd, Giám mục địa phận Nam Kỳ từ 1830 đến 1840. Khi trường Adran đóng cửa, những học trò của của trường này được đem gửi đến theo học trường Taberd. Do gặp khó khăn về tài chính, Linh mục Kerlan mời các sư huynh Dòng La San (Jean Baptiste de La Salle) trở qua giúp ông. Năm 1889 có 9 sư huynh từ Marseille qua. Năm sau đó, các sư huynh tiếp nhận trường tư Taberd, lúc đó có khoảng 160 học sinh mà một nửa ở nội trú. Số học trò theo học tăng nhanh, nên năm 1891 có thêm 5 sư huynh theo qua, mở thêm một trường nghĩa thục nằm ngay cạnh trường Taberd. Các sư huynh lại mở thêm một chi nhánh ở Vũng Tàu và sau này ở nhiều nơi khác. Do sự sắp xếp của Linh mục Kerlan, Hội Thừa sai gánh chịu trách nhiệm tài chánh đối với những trường do các sư huynh điều hành và giảng dạy.[1] Năm 1897, trường Taberd được mở rộng thêm.

Vào niên khóa 1973-1974, trường có 115 lớp, 7464 Học sinh. Sau đỏ khi Sài Gòn đổi chủ Trường Taberd đổi tên và chỉ dạy cho lũ con cán bộ và đại gia Tầu


Nhà máy điện xưa nhất



Nhà máy điện Chợ Quán xây dựng năm 1896, máy phát điện chạy bằng hơi nước có 5 lò hơi với 150m2, cung cấp dòng điện 3 pha, công suất chưa tới 120MW. Máy phát điện chính công suất 1000A/h. Hiện nay, nhà máy đã được trang bị hiện đại với 7 máy phát điện, hòa với lưới điện quốc gia cung ứng phần quan trọng cho lưới điện thành phố. Nhà máy toạ lạc tại số 8 Bến Hàm Tử, quận 5. 


Bệnh viện cổ nhất



Bệnh viện Chợ Quán xây dựng năm 1826 do một số nhà hảo tâm đóng góp, sau đó hiến cho nhà nước. Năm 1954-1957 giao cho Quân đội gọi là Viện bài lao Ngô Quyền. Năm 1974, đổi thành Trung tâm Y tế Hàn Việt có 522 giường. Tháng 9/1975, mang tên Bệnh viện Chợ Quán. Đến ngày 5/9/1989 chuyển thành Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Hiện nay có 610 Cán bộ-Công nhân viên và 550 giường bệnh. 


Nhà hát cổ nhất



Nhà hát thành phố do kiến trúc sư người Pháp xây dựng hoàn tất vào ngày 17/1/1900. Các phù điêu bên trong được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ XIX. Nhà hát là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều xem. Năm 1956, Nhà hát được dùng làm trụ sở Hạ nghị viện chế độ cũ; tháng 5/1975 trở thành Nhà hát thành phố với 750 chỗ ngồi. Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn toàn bộ phần kiến trúc bên ngoài Nhà hát được phục chế lại như nguyên mẫu ban đầu. 


Khách sạn cổ nhất 



Khách sạn Continental tọa lạc tại 132-134 Đồng Khởi, xây dựng năm 1880 do Kiến trúc sư người Pháp thiết kế, tên khách sạn có ngay từ những ngày đầu. Sau ngày cướp được miền Nam bị tụi Bắc Việt đổi thành Hải Âu. Đến năm 1989, khách sạn được nâng cấp, chỉnh trang và lấy lại tên cũ Continental có diện tích 3430m2, cao 3 tầng, nơi đây đã từng đón tiếp các vị tổng thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng. Ngày nay, khách sạn Continental là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 


Nhà thờ cổ nhất



Nhà thờ Chợ Quán tọa lạc tại số 20 Trần Bình Trọng, P.2, Q.5 xây dựng từ năm 1674 là nhà thờ cổ nhất tại Sài Gòn và cổ nhất ở miền Nam. Ngôi thánh đường nằm ở vị trí trung tâm, có kiến trúc kiểu phương Tây, lợp ngói đỏ, có thể chứa khoảng 1000 người. Ngoài việc sinh hoạt tôn giáo, Họ đạo Chợ Quán tích cực tham gia công tác xã hội giúp đỡ người nghèo. Trải qua hơn 3 thế kỷ Nhà thờ Chợ Quán đã được trùng tu nhiều lần. Hiện nay, nơi đây có phòng khám và phát thuốc từ thiện dưới quyền quản lý của Hội Chữ thập đỏ Quận 5.


Ngôi đình cổ nhất 



Một trong những ngôi đình cổ nhất của đất Gia Định xưa và xưa nhất Nam Bộ là đình Thông Tây Hội, xây dựng vào khoảng năm 1679, là chứng tích còn nguyên vẹn nhất của thời kỳ dân Ngũ Quảng kéo vào khai khẩn vùng Gò đất có nhiều cây Vắp (từ đó trở thành tên địa phương là Gò Vấp). Đình lúc đầu là của thôn Hạnh Thông–thôn khởi nguyên của Gò Vấp–sau đổi thành Thông Tây Hội (do sự sáp nhập của thôn Hạnh Thông Tây (thôn Mới) và thôn An Hội). Đình Thông Tây Hội có vị Thành Hoàng rất độc đáo. Hai vị thần thờ ở đình là hai hoàng tử con vua Lý Thái Tổ, do tranh ngôi với thái tử Vũ Đức nên bị đày đi khai hoang ở vùng cực Nam tổ quốc và trở thành “Thủy tổ khai hoang” trong lịch sử Việt Nam; hai vị thần đó là: Đông Chinh Vương và Dục Thánh Vương. Ngôi đình còn giữ được khá nguyên vẹn về quy mô và kiến trúc, kết cấu, với những chạm khắc đặc trưng Nam bộ. Đình Thông Tây Hội thuộc P.11, Gò Vấp. 


Nhà văn hóa cổ nhất



Cung Văn hóa Lao Động. Năm 1866, với tên gọi Cercle Sportif Saigonnais được xây dựng làm sân thể thao của quan chức người Pháp với những hồ bơi, sân quần vợt, phòng đấu kiếm và phòng nhảy đầm. Thời Cộng Hòa, sân chơi được mở rộng hơn phục vụ cho giới quý tộc. Tháng 11/1975, Ủy ban Quân quản Sài Gòn–Gia Định trao toàn bộ cơ ngơi này cho Liên đoàn Cu Li Lao động để cải tạo xây dựng thành nơi tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao và vui chơi giải trí cho Cán bộ cao cấp và các Đại Gia Tầu, lấy tên là Câu lạc bộ Lao Động, sau đổi thành Nhà văn hóa Lao Động, và rồi là Cung Văn hóa Lao Động. Diện tích 2,8ha, với 132 năm hình thành và phát triển, Cung Văn hóa Lao Động là Nhà văn hóa cổ và lớn nhất của Sài Gòn .


Công viên lâu đời nhất 



Thảo Cầm Viên do người Pháp xây dựng năm 1864, nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp Louis Pierre làm giám đốc đầu tiên. Mục đích xây dựng Thảo Cầm Viên để ươm cây giống trồng dọc các đại lộ Sài Gòn, đồng thời là nơi nuôi trồng những động thực vật vùng nhiệt đới mà các Thảo Cầm Viên của Pháp chưa có. Năm 1865, chính phủ Nhật đã hỗ trợ khoảng 900 giống cây quý như: Chizgnamat, Goyamtz, Acamatz, Coramatz, Kayanoki, Kayamaki, Enoki, Maiki, Asoumaro, Sengni, Momi, Cashi, Kiaki, Inoki… Động vật của Thảo Cầm Viên khá phong phú như: gà lôi, sếu, cu gáy, hồng hoàng, công, hưu, nai, cọp, khỉ, chồn hương, tắc kè, rùa, cọp xám, đóm đen, gà lôi xanh, chim cú lợn… Đến năm 1989, Thảo Cầm Viên được cải tạo, mở rộng và nhập thêm nhiều giống thú mới, trồng thêm cây quý. Hiện nay, có 600 đầu thú thuộc 120 loài, 1823 cây gỗ thuộc 260 loài và nhiều loại cây kiểng quý trên diện tích 21.352m2. Năm 1990, Thảo Cầm Viên là thành viên chính thức của Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á. Thảo Cầm Viên đã tròn 134 tuổi, số lượng động thực vật ngày càng tăng, nơi đây đã gắn bó với từng bước đi lên của thành phố và là một trong những công viên khoa học lớn nhất Đông Dương.


Ngôi nhà xưa nhất 



Ngôi nhà có tuổi thọ lâu đời nhất còn hiện diện tại Sài Gòn nằm trong khuôn viên Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn -180 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3. Năm 1790, Vua Gia Long cho cất ngôi nhà này ở gần Rạch Thị Nghè làm nơi ở cho Linh Mục Bá Đa Lộc và làm nơi dạy học cho Hoàng tử Cảnh. Ngôi nhà được xây dựng bên bờ sông Thị Nghè trong địa phận Thảo Cầm Viên bây giờ. Năm 1799, Bá Đa Lộc chết, ngôi nhà được giao cho linh mục khác. Từ năm 1811 đến năm 1864 ngôi nhà bị đóng cửa vì chính sách cấm đạo của triều đình Huế. Sau khi vua Tự Đức ký hòa ước với Pháp, ngôi nhà được trao lại cho Tòa Giám Mục và được di chuyển về vị trí đường Alexandre de Rhodes hiện nay. Sau đó năm 1900 Tòa Giám Mục được xây cất tại 180 đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) thì ngôi nhà gỗ lại được dời về đây làm nhà thờ của Tòa Giám Mục. Ngôi nhà 3 gian 2 chái, lợp ngói âm dương, sườn, cột bằng gỗ, khung cửa và các khung thờ đều được chạm trỗ công phu hình hoa, lá, chim thú, hoa văn. Trong các di vật còn lại của ngôi nhà có một di vật có giá trị lịch sử lớn, đó là đôi liễn gỗ có tám chữ triện khảm xà cừ là tám chữ vua Gia Long ban tặng giám mục Đá Ba Lộc, một bên là “Tứ Kỳ Thịnh Hy”, một bên là “Thần Chi Cách Tư”. Ngôi nhà được tu sửa vào năm 1980, cách tu sửa có tính chất vá víu, cốt giữ lại những gì có thể giữ được. Trải qua hai thế kỷ ngôi nhà không giữ được nguyên trạng nhưng đây là một di tích kiến trúc mang dấu ấn lịch sử, tôn giáo và văn hóa nghệ thuật. Đây là một tài sản có giá trị mà các bậc tiền nhân đã để lại cho chúng ta, không chỉ là truyền thống- bản sắc dân tộc mà còn là bộ mặt quá khứ mang tính văn hóa kiến trúc, một khía cạnh văn minh tại một vùng đất mới mọc lên từ đầm lầy, kênh rạch. 


Ngôi chùa cổ nhất 



Ngôi chùa có cảnh trí đẹp nhưng nằm ở địa điểm không tiện đi lại nên được ít người biết đến là chùa Bà Đanh, tọa lạc ở 20/8 Đặng Văn Bi, Thủ Đức. Chùa được thành lập năm 1721 do Tổ Thiệt Thùy (Tánh Tường) khai sáng. Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Đây là chùa cổ xưa nhất trong các chùa ở TP. HCM nên còn gọi là Huê Nghiêm Cổ Tự. Những ngày đầu là một ngôi chùa nhỏ được xây cất trên vùng đất thấp cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên pháp danh Liễu Đạo hiến đất để xây lại ngôi chùa rộng rãi khang trang như hiện nay. Qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 mặt tiền chùa ngày nay mang dáng vẻ kiến trúc của chùa hiện đại nhưng các gian phía trong vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ truyền, mái gian mặt tiền được cấu trúc gồm 3 lớp, nhỏ dần về phía trên. Các đường gờ mái chạy dài xuống cuối đầu đăng đều trang trí bằng hoa văn hình cánh sen đối xứng, giữa là hình bánh xe luân pháp, đặt trên hoa sen. Mái lợp ngói ống màu đỏ, đường viền mái ngói màu xanh. Vườn chùa có nhiều cây xanh bóng mát, có 9 ngôi tháp cổ với nhiều kiểu dáng khác nhau như những cánh sen vươn lên. Những hàng cột gỗ trong chùa được khắc nổi các câu đối bằng chữ Hán màu đen kết hợp với việc chạm khắc mô típ “long ẩn vân” dùng trang trí. Chùa Bà Đanh là một di tích Phật giáo quan trọng, là nơi dừng chân, sống đạo và hành đạo của nhiều vị danh tăng uyên thâm Phật pháp, có đạo hạnh và có đạo đức. Chùa cũng là bằng chứng về trình độ kiến trúc và phong tục tập quán của người Việt trên vùng đất mới khai phá, mở ra nền văn minh trên vùng đất hoang sơ. 


Đường sắt đầu tiên ở thành phố



Tuyến đường sắt đầu tiên ở nước ta là đoạn đường sắt Sài Gòn–Mỹ Tho dài 71km, xây dựng năm 1881. Ga chính trước chợ Bến Thành, văn phòng đường sắt là tòa nhà 2 tầng chiếm cả khu đất bao bọc bởi 3 đường Hàm Nghi–Huỳnh Thúc Kháng–Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nay là Xí nghiệp Liên hợp đướng sắt khu vực 3. Xe lửa chạy bằng máy hơi nước phải dùng than củi đốt nồi súp-de nên xe chạy khá chậm. Vì không cạnh tranh nổi với xe đò trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách, đường xe lửa Sài Gòn–Mỹ Tho ngưng hoạt động từ lâu. Sau năm 1975, Ga xe lửa Sài Gòn được dời về Ga Hoà Hưng. Trên nền Ga Sài Gòn cũ ngày 8/8/1998, khởi công xây dựng Trung Tâm Văn Hoá Thương Mại Sài Gòn. 


Người Việt đầu tiên viết sử Việt bằng tiếng Pháp 



​ Ông PétrusTrương Vĩnh Ký (1837-1898). Năm 1859, Pháo hạm Pháp bắn vào cửa biển Đà Nẵng và thành cũ Gia Định, triều đình nhà Nguyễn bắt buộc chấp nhận mở cửa đất nước cho tư bản thực dân Pháp xâm nhập. Trong giai đoạn lịch sử mới, người Việt Nam từng bước tiếp xúc với ngôn ngữ và văn minh mới. Pétrus Ký là một trong những người sớm tiếp xúc và hấp thụ ngôn ngữ văn hoá phương Tây đã trở thành học giả có nhiều sáng tác nhất bằng cả tiếng Pháp và tiếng Hán–Việt. Ông là người Việt Nam đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp. Cuốn “Giáo trình lịch sử An Nam” đã được xuất bản gồm hai tập dày 462 trang. Đây thực sự là một công trình bác học biên soạn công phu dưới ánh sáng của một phương pháp luận khoa học tiến bộ so với đương thời.


Tờ báo bằng chữ Quốc Ngữ đầu tiên



Tờ “Gia Định Báo” là tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta ra đời tháng 4/1865. Tờ báo đăng những thông tin nghị định của nhà nước và những tin kinh tế xã hội, lời bàn về thời cuộc, luân lý, lịch sử. Báo ra hằng tháng. Sau 4 năm phát hành, chính quyền thuộc địa cho phép báo phát hành hàng tuần bằng quyết định số 51 ngày 18/3/1869. 

​ ​
Tờ báo đầu tiên của Phụ nữ Việt Nam



Ngày 1/2/1918 tờ báo chuyên về Phụ nữ đầu tiên ra đời là tờ “Nữ Giới Chung” nhằm nâng cao trí thức, khuyến khích công nông thương, đề cao người Phụ nữ trong xã hội, chú trọng đến việc dạy đức hạnh, nữ công, phê phán những ràng buộc đối với Phụ nữ, đánh đổ mê tính dị đoan, động viên Phụ nữ quan tâm đến việc “Nữ quyền”. Muốn có vị trí ngang hàng với nam giới ngoài việc tề gia nôi trợ phải am hiểu “tình trong thế ngoài”. Chủ bút tờ báo là nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, con gái nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, vốn có lòng yêu nước, yêu thương đồng bào như thân phụ nên khi làm báo Bà có ý muốn làm diễn đàn để tỉnh thức lòng yêu nước trong dân chúng. Tuy chỉ tồn tại được hơn 6 tháng nhưng “Nữ Giới Chung” cũng đã gióng lên một hồi chuông nữ quyền còn vang mãi đến ngày nay.


Cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên



​ “Đại Nam Quốc Âm Tự Vị” là cuốn từ điển tiếng Việt quốc ngữ Latinh của Huỳnh Tịnh Của gồm hai tập: Tập I xuất bản năm 1895, tập II xuất bản 1896 tại Sài Gòn. Bộ từ điển chứa nhiều từ ngữ xưa, thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ về thảo mộc, cầm thú của Việt Nam và của miền Nam. Bộ từ điển này trở thành Từ điển Bách khoa toàn thư đầu tiên về Nam Bộ. 

​ ​
Người kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên

Nguyễn An (chữ Hán: 阮安, 1381-1453), còn gọi là A Lưu (chữ Hán: 阿留, tên gọi ở Trung Hoa), kiến trúc sư thời xưa, người Việt. 
Tử Cấm Thành, "tác phẩm" của người Việt




Nguyễn Tường Tô không phải là Kiến Trúc Sự đầu tiên của Việt Nam mà chính là Nguyễn An là Kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên thiết kế Tử Cấm Thành

​Ông Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) người làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Gia đình ông theo đạo Công Giáo, ông hay xổ Nho, thông hiểu Ngũ Kinh Tứ Thư, học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp với các giáo sĩ. Ông được giám mục Gauthier đưa sang Paris năm 1858. Ông am hiểu chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp luật. Năm 1861 ông trở về nước, tàu ghé Sài Gòn thì nơi đây đã đổi chủ, ông buộc phải làm phiên dịch cho người Pháp. Trong lúc ở Sài Gòn, ông đã đứng ra xây cất tu viện dòng thánh Phao lô (số 4 Tôn Đứt Thắng). Đây là công trình xây dựng theo kiến trúc Châu Âu do người Việt Nam thực hiện tại Sài Gòn. Công trình được xây dựng từ tháng 9/1862 đến 18/7/1864 hoàn thành gồm nhà nguyện với ngọn tháp nổi bật trên cao xây theo kiểu Gôtic, một tu viện, một nhà nuôi trẻ mồ côi và một tháp chuông. Công trình xây dựng này là kết quả nghiên cứu kiến trúc châu Âu của Nguyễn Trường Tộ khi ông ở Hồng Kông. Qua nhiều lần sửa chữa trùng tu, ngày nay tu viện thánh Phao Lô vẫn giữ được đường nét kiến trúc xưa, chứng tỏ tài năng kiến trúc của Nguyễn Trường Tộ không thua gì các kiến trúc sư người Pháp. 


Người Việt Nam đầu tiên vẽ bản đồ địa lý và đồ họa Sài Gòn theo phương pháp phương Tây 


Bản đồ Gia Định 1815 do Trần Văn Học vẽ.

​Ông Trần Văn Học, sinh quán ở Bình Dương, giỏi Quốc ngữ, Latinh và tiếng Tây Dương, được giới thiệu làm thông ngôn cho Nguyễn Ánh. Ông phụ trách việc dịch sách kỹ thuật phương Tây, đồng thời kiêm việc chế tạo hỏa xa, địa lôi và các loại binh khí. Năm 1790, Nguyễn Ánh xây thành Bát Quái. Trần Văn Học phụ trách “phác họa đường xá và phân khu phố phường”. Ông rất có tài vẽ địa đồ, họa đồ và kỹ thuật bản đồ như: tỉ lệ, trắc địa, và vẽ gần như chính xác các thành trì và công trình. Ông được coi người đầu tiên vẽ bản đồ Sài Gòn - Gia Định theo phương pháp phương Tây. 



Nhà máy nước Sài Gòn cũ 





dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 10.07.2014 11:56:29
0
 
 
"THÁNG TƯ ĐEN"
HAY LÀ HAI NĂM CUỐI MỘT CUỘC CHIẾN TÀN KHỐC

Tâm Việt
Đa phần người Việt hải-ngoại là những người đã rời Việt-nam, đã ra đi sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Với sự cưỡng-chiếm miền Nam bởi người Cộng-sản, lịch-sử đã sang trang để đem lại những ngày đen tối không có tương-lai, những ngày mà sau này đến báo lề phải ở trong nước khi hồi-tưởng cũng phải gọi là "những đêm dài bao cấp." Vậy mà thử hỏi, bao nhiêu người trong chúng ta đã nhớ, đã biết rõ chuyện gì đã xảy ra để rồi chúng ta phải gặp chuyện "sẩy đàn tan nghé" như ngày hôm nay?
Có lẽ vì cái thảm-kịch nó lớn quá, tới mức không ai trong chúng ta có thể mường tượng nổi. Cũng tựa như một trận sóng thần nó ập đến, nhà cửa bỗng đổ nát tan hoang, cây tróc rễ, tàu bè dưới biển bị bốc lên cao rồi nằm trên lưng đồi hay ngọn núi, như một trận cuồng-phong đem thủy-quái lên cao nghênh chiến với quân nhà trời.
Thành thử bốn mươi năm qua, nhiều người trong chúng ta vẫn còn đi tìm câu giải thích cho cái hiện-tượng đó, hiện-tượng mà có người mô-tả, theo lời kể của nghệ-sĩ Trần Văn Trạch, "đến cái cột đèn mà nó biết đi thì nó cũng đi nốt."

Bản dịch THÁNG TƯ ĐEN
Thì đây, cách đây không lâu, Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ đã cho tung ra bản dịch cuốn Black April của soạn-giả người Mỹ, một nhà quân-sử tên George Veith mà giữa bạn bè thường được gọi thân mật là "Jay." Có điều lạ là "Jay" không hề là một cựu-chiến-binh ở Việt-nam. Anh còn trẻ quá để có thể tham-gia vào trong cuộc chiến tàn khốc đó cách đây gần 50 năm. Nhưng ám-ảnh của anh về cuộc chiến xa xôi, cách nước Mỹ nửa vòng trái đất vẫn không để cho anh yên. Anh thắc mắc, anh tìm tòi, anh đào sâu, anh đi vào thư-viện, đi vào văn-khố, đi tìm những chứng-nhân để đào cho đến đáy của vấn-đề thì may ra, anh mới có thể tìm ra được sự thật!
Và cuối cùng anh đã sản xuất được ra một cuốn sách mà Đại-tá hồi hưu Lewis Sorley, một tác-giả nổi tiếng với 5 cuốn sách về chiến-tranh VN, đã phải mô-tả là "một cuốn sách được nghiên cứu tuyệt vời về sự phòng thủ anh dũng và hữu hiệu của miền Nam Việt Nam sau khi quân-lực Mỹ đã rút lui cho đến khi, bị hủy hoại bởi sự thất hứa của Hoa Kỳ không tiếp-tục hỗ-trợ mạnh mẽ về tài vật cũng như về tài chính, miền Nam đã bị tràn ngập bởi những người Cộng-sản được các quốc gia đàn anh đỡ đầu cho tăng vọt phần viện trợ. Một cuốn sách trả đáp hữu hiệu đối với những ai đã gian dối mô tả quân lực VNCH như là những người không muốn hay không có khả năng tranh đấu cho tự do của họ, và đây cũng là một chiếc nón ngả chào sự can trường của họ trong lúc phải tranh đấu chống lại những rủi ro không thể vượt qua nổi."
Đọc được cuốn sách này, một cựu-phiên-dịch-viên của MACV đã cảm-động tới mức ông đi tìm tác-giả và ngỏ ý muốn được dịch sang tiếng Việt ngõ hầu nhiều đồng-bào của ông có thể đến với cuốn sách. Ông Nguyễn Ngọc Anh ở Arizona sau đó đã bỏ toàn-thời ra dịch cuốn sách trong một thời-gian kỷ-lục. Và Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ lại được cái duyên là cả tác-giả lẫn dịch-giả đều đồng-ý trao lại cho trách-nhiệm duyệt bản và in cuốn sách nhằm đưa vào thị-trường sách tiếng Việt trên quy-mô rộng lớn.
.
Mấy đặc-điểm của cuốn THÁNG TƯ ĐEN
Được viết ra gần 40 năm sau cuộc chiến, cuốn Tháng Tư Đen của "Jay" Veith đã có cái lợi là nhiều văn-khố đã được mở ra cho các học-giả đến nghiên cứu. Nhiều tài-liệu mật sau 30 năm đã được giải mật, như luật của Hoa-kỳ đòi hỏi. Thành thử nhiều tin tức mà trước kia, trong thời-kỳ chiến-tranh chỉ đồn đoán thì giờ đây ta đã có thể tìm ra nguồn gốc của những quyết-định đó. "Jay" đã chăm chỉ tận-dụng những nguồn thông tin này.
Song nếu nhiều, đa-phần các học-giả hay sử-gia Mỹ chỉ biết tìm đến các tài-liệu viết bằng tiếng Anh thì "Jay" đã làm một chuyện phi-thường. Anh tìm về rất nhiều nguồn tư-liệu tiếng Việt mặc dù chính anh không biết nhiều tiếng Việt. Anh đã có nơi một người bạn, Merle Pribbenow, một cột dựa chính-xác và đáng tin cậy để nhờ đọc hàng trăm, hàng nghìn tài-liệu của đối-phương, tức đến từ các tác-giả hay nguồn tin Bắc-Việt hay Việt-Cộng miền Nam. Merle, chẳng hạn, là người đã dịch bộ sử chính của miền Bắc về chiến-tranh mà họ gọi là "chống Mỹ cứu nước." Merle còn khai thác hầu hết những gì các tướng lãnh Bắc-Việt đã viết về cuộc chiến đến mức "Jay" có thể xem anh như đồng-tác-giả.
Không ngưng ở đó, "Jay" lại đi tìm các bạn Việt-nam để có thể tiếp cận các tướng tá ở miền Nam, thuộc quân-lực VNCH để phỏng vấn vào chi-tiết. Anh cũng lại nhờ Merle đọc hết những hồi-ký của các tướng lãnh hay các bài báo rải rác trong hàng trăm đặc-san hay báo của quân-đội ở hải-ngoại kể lại các trận chiến.
Nhờ vậy nên cuốn sách rất công bằng, để cho cả ba bên trình bầy cuộc chiến "từ Hiệp-định Paris đến ngày mất miền Nam," tức hai năm cuối tính từ tháng 1/1973 đến tháng 4/1975. Nghĩa là cuốn sách khác một trời một vực với đa-số sách viết về chiến-tranh Việt-nam, nhiều khi chỉ đưa ra được cái nhìn từ một phía--hoặc của Mỹ, hoặc của Bắc-Việt hoặc của miền Nam, ít khi đan kết được câu chuyện nhìn từ cả ba phía.
Mà lạ thay, khi viết đầy đủ nhìn từ ba phía, tức là đúng với thực-tế của cuộc chiến dưới đất thì người ta lại thấy một sự thật thần-kỳ. Đó là chiến đấu trong những điều kiện vô cùng eo hẹp nếu không muốn nói là dã-man của hai năm cuối cuộc chiến, sau khi bị đồng-minh chính là Mỹ bỏ rơi cũng như mặc dù lãnh-đạo miền Nam đã có những quyết-định không mấy khôn ngoan, quân-lực VNCH vẫn đã có những nỗ lực ngoạn mục để chứng tỏ sự "can trường trong chiến bại" như cách nói của Phó-đề-đốc Hồ Văn Kỳ Thoại viết về trận chiến Hoàng-sa chống lại hải-quân Trung-Cộng. Chúng ta đã không chỉ có một trận Hoàng-sa chống ngoại-xâm với 72 anh-hùng của trận chiến đó.
Chiến-đấu trong những điều-kiện bất-cân-xứng do đối-phương được tiếp-tế tận-lực, dồi dào bởi Liên-Xô và Trung-quốc, Quân-lực VNCH đã có những trận chiến để đời mà đến ngay các tướng lãnh Việt-Cộng sau đó cũng phải công-nhận sự chống trả anh-dũng. Đó là những trận như trận Phan-rang, nơi VC đã bị cản trở bước tiến vỡ bờ của họ trong nhiều ngày. Đó là một trận như trận Xuân Lộc mà một sư-đoàn VNCH, sư-đoàn 18 dưới quyền của tướng Lê Minh Đảo, đã kiên cường ngăn chặn được ba sư-đoàn địch. Đó là một trận như trận Tây-ninh nơi thiết-giáp của tướng Trần Quang Khôi đã làm cho địch-quân khốn đốn nhiều ngày. Chưa kể những trận đụng độ nhỏ hơn, có khi chỉ ở một quận như Thủ-thừa, mà về sau đến Lê Đức Thọ cũng phải nói lên lời thán phục.
Tóm lại, người lính VNCH, dù là quân hay là tướng, ngay trong những giờ tuyệt vọng nhất, nhiều khi cũng đã chứng tỏ hết sự hy sinh của mình cho chính-nghĩa để sau này, như năm vị tướng tuẫn tiết và hàng trăm, hàng ngàn sĩ-quan binh lính khác đã chọn cái chết vào giờ chót để nói lên hết lòng thương yêu của mình với quê hương, dân-tộc và gia-đình. Để giờ đây vẫn còn được ngưỡng mộ như một Ngụy Văn Thà hay một Nguyễn Khoa Nam, lưu danh thiên cổ.
Được biết, cuốn Tháng Tư Đen đang được tổ-chức ra mắt ở một số nơi, bắt đầu ngay từ vùng thủ-đô trong những ngày tới với buổi đầu tiên tại Hội Cao Niên vùng Hoa Thịnh Đốn (6131 Willston Drive, Falls Church, vA 22044) vào lúc 3 giờ chiều thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014.
.
GHI CHÚ: Sau đây là bích chương của Tháng Tư Đen.


TỔ HỢP XUẤT BÀN MIỀN ĐÔNG HOA KỲ HÂN HẠNH GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH MỚI:


THÁNG TƯ ĐEN
Nguyên-tác: Black April: The Fall of South Vietnam, 1973-1975
Tác giả: George J. Veith
Dịch giả: Nguyễn Ngọc Anh
.
Đầu thập niên 1970, để phá vỡ thế bao vây của Cộng-sản, Mỹ đã đi đêm với Trung-Cộng, kết-quả là miền Nam bị bỏ rơi và CS Bắc-Việt chiến-thắng (với sự yểm-trợ dồi dào áp-đảo của Nga-Hoa). Người dân Mỹ đã đền bù phần nào sự phản-bội này của các chính-khách Mỹ bằng cách mở lòng đón nhận chúng ta, giúp chúng ta xây dựng nên một cộng-đồng hải-ngoại vững mạnh như ngày hôm nay. Các sử-gia Mỹ dần dần cũng đã trông ra sự thật về cuộc chiến và đã có những đóng góp ngày càng giá-trị để đem lại công-bằng cho người dân, quân-đội và xã-hội miền Nam--một sự đánh giá mà giờ đây ngay ở trong nước người ta cũng nhìn ra.
.
Tác-giả George J. Veith đã nghiên cứu cặn kẽ và trong chi-tiết mọi tài-liệu xuất phát từ các văn-khố Mỹ, từ các báo-cáo quân-sự, chính-trị đương-thời của phía Mỹ cũng như các sách vở, tài-liệu ngày càng phong phú do cả hai phe Việt-nam, CS Bắc-Việt và Việt-nam Cộng-hòa về giai-đoạn từ Hiệp-định Paris tới ngày 30/4/1975.
.
Dựa vào các nguồn tin đó, cộng thêm các cuộc phỏng vấn nhiều sĩ-quan Quân-lực VNCH đã dự trận, ông đã vẽ lại được thật rõ ràng và đầy đủ các trận chiến từ trận Ban-mê-thuột đến trận đánh cuối cùng ở Sài-gòn, để khám phá ra rằng trong nhiều trường-hợp người lính VNCH đã chiến-đấu rất anh-dũng trong những điều-kiện vừa thiếu thốn vừa khó khăn tột độ.
.
Vậy mà không ít nơi, quân-đội đó đã có những chiến-thắng đáng ghi lại trong quân-sử (như trận Xuân Lộc), làm vinh-dự cho một quân-lực mà nhiều lúc đã bị chê bai, khinh miệt một cách vô lối, bất công--chỉ vì người ta tin theo các nguồn tin CS hay các báo chí thiên tả, phản chiến hoàn-toàn không có cơ-sở. Đây là một việc làm trả lại sự thực cho lịch-sử, trong một bản dịch lưu loát và chính-xác của dịch-giả Nguyễn Ngọc Anh.
.
Một tác-phẩm quân-sử vào bậc thượng-thặng!
700 trang khổ lớn (6" x 9"), bản-đồ và 8 trang hình - Ấn-phí: $30 + $4 cước phí

ĐỊA CHỈ ĐẶT MUA SÁCH:
TỔ HỢP XUẤT BẢN MIỀN ĐÔNG HOA KỲ
2607 MILITARY RD.
ARLINGTON, VA 22207
Tel.: (703) 525 – 4538 – Email canhnam@dc.net
Ngân phiều xin đề cho “TO HOP CANH NAM”.

Cà Na tn nguyen
  • Số bài : 1717
  • Điểm: 54
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.03.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 10.07.2014 21:34:02
0
 
 Ông Tư khỏe không ông Tư ?
 Tặng ông Tư
 
 
 
Ông Tư và Cà Na 

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 13.07.2014 09:01:42
0
TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN VẬN MẠNG ĐẤT NƯỚC

ĐỌC LẠI HỒ SƠ BÁN NƯỚC: HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990: Bài 1 VỀ HỘI NGHỊ CẤP CAO VIỆT - TRUNG TẠI THÀNH ĐÔ - TRUNG QUỐC

Cùng với việc ta thúc ép Phnom Penh đi vào “ giải pháp Đỏ ”, việc ta thoả thuận với Trung Quốc công thức SNC tại Thành Đô là không phù hợp với nguyên tắc nhất quán của Đảng ta là không can thiệp và không quyết định các vấn đề nội bộ của Campuchia, làm tăng mối nghi ngờ vốn có của Campuchia đối với ta, đi ngược lại chủ trương tăng cường và củng cố mối quan hệ với ta với Campuchia và Lào.”
Hồi ký "Hồi Ức và Suy Nghĩ" của Trần Quang Cơ

nhà báo Trần Quang Thành giới thiệu
 
LỜI GIỚI THIỆU: Từ đầu năm 2004, giới cán bộ  ngoại giao rồi giới trí thức ở Việt Nam đã chuyền tay nhau tập hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao. Tập hồi ký 82 trang (khổ A4, viết xong lần thứ nhất năm 2001, hoàn thành tháng 5-2003)  chưa được xuất bản công khai. Với nội dung phong phú, chính xác và trung thực, tác giả cung cấp những thông tin quý hiếm về những vấn đề Việt Nam đương đại.
 
Tác giả làm việc ở Bộ ngoại giao từ năm 1954. Năm 1968 ông tham gia Hội nghị Paris (1968-1973), cuộc đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ (1975-1978) và các cuộc thương lượng giải quyết vấn đề Campuchia (thập niên 80-90 thé ký 20). Năm 1991, được đề nghị làm Bộ trưởng Ngoại giao thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch, ông viện lý do “sức khoẻ” để từ chối. Cuối năm 1993, ông xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng.
 
Những tư liệu dưới đây trích  trong cuốn hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ là những thông tin  rất quan trọng nói lên sự thật về quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong một giai đoạn khó khăn, đồng thời về những bất đồng trong nội bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam kể từ sau sự kiện ngày 30-04-1975 đến hôm nay, sự kiện hội nghị bí mật Thành Đô tháng 9-1990 giữa hai đoàn đại biểu cấp cao hai nước Việt – Trung để bình thường hóa quan hệ là một thất bại nhục nhã của Việt Nam chuyển con đường phát triển của nước dẫn đến tình hình một lần nữa Trung Quốc lại trở thành mối uy hiếp trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và con đường phát triển của Việt Nam. 
 

Hàng trước từ trái sang: Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư.(1), Phạm Văn Đồng, cố vấn BCHTƯ (3), Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư (4), Giang Trạch Dân (5), Lý Bằng (6), Đỗ Mười (7), Hồng Hà (9)
 
Cuộc gặp Thành Đô giữa lãnh đạo Trung-Việt (3-9-1990). 
 
Nội dung các tư liệu  này nêu bật trách nhiệm nặng nề của hai ông Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh vào đầu thập niên 1990 (lúc đó là Tổng bí thư và Bộ trưởng Quốc phòng) trong quan hệ với Bắc Kinh về việc giải quyết vấn đề Campuchia và bình thường hóa quan hệ Việt Trung
 
Vể cuộc gặp cấp cao Việt – Trung ở Thành Đô diễn ra hai ngày 3 và 4/9/1990, trong hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ,  ông Trần Quang Cơ viết :
 
“Cuộc gặp cấp cao Việt – Trung tại Thành Đô : Ngày 29.8.90, đại sứ Trương Đức Duy xin gặp gấp Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười chuyển thông điệp của Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng mời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô , thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên  Trung Quốc ngày 3.9.90 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước. Trương nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp anh Tô (Cố vấn Phạm Văn Đồng). Trung Quốc còn lấy cớ ở Bắc Kinh đang bận chuẩn bị tổ chức ASIAD (Á Vận hội) nên không gặp cấp cao Việt Nam ở thủ đô Bắc Kinh được vì khó giữ được bí mật, mà gặp ở Thành Đô."
 
Theo ông Trần Quang Cơ : 
 
"Đây quả là một sự chuyển biến đột ngột của phía Trung Quốc. Trước đây Trung Quốc nói không chỉ sau khi giải quyết xong vấn đề Campuchia mới gặp cấp cao ta và mới bàn vấn đề bình thường hoá quan hệ. Năm ngày trước – ngày 24.8.90 – Trung Quốc còn bác bỏ việc gặp cấp cao, nay lại mời ta gặp cấp cao trong một thời hạn rất gấp và đồng ý cấp cao sẽ nói chuyện về cả hai vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ".
 
Thái độ “ thiện chí ” gấp gáp như vậy của Bắc Kinh không phải tự nhiên mà có. Nó có những nguyên nhân sâu xa và nhân tố bức bách :
 
a. Tất cả những hoạt động đối ngoại và đối nội của Trung Quốc trong hơn 10 năm qua khẳng định chiến lược nhất quán của họ là kiên quyết thực hiện “ 4 hiện đại ”, biến Trung Quốc thành một cường quốc hàng đầu trên thế giới, đồng thời xác định vị trí nước lớn của mình trước hết ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Vì lợi ích chiến lược đó, Trung Quốc kiên trì tranh thủ Mỹ, Nhật, phương Tây, đồng thời bình thường hoá quan hệ với Liên Xô. 
 
Nhưng sau hơn 10 năm cải cách và mở cửa, tình hình chính trị, xã hội và kinh tế của Trung Quốc rất khó khăn. Sau sự kiện Thiên An Môn, mục tiêu chiến lược đó đang bị đe doạ nghiêm trọng. Về đối ngoại, bị Mỹ, Nhật và phương Tây thi hành cấm vận. Trong khi đó, quá trình cải thiện quan hệ Mỹ-Xô tiến triển rất nhanh. Xô-Mỹ hợp tác chặt chẽ giải quyết các vấn đề thế giới và khu vực không kể đến vai trò của Trung Quốc. Ngay trong vấn đề Campuchia, vai trò Trung Quốc cũng bị lấn át (Xô-Mỹ tiếp xúc trao đổi chặt chẽ về vấn đề Campuchia, cuộc gặp Sihanouk – Hun Xen ở Tokyo là do sự dàn xếp của Mỹ, Nhật và Thái, ngoài ý muốn của Trung Quốc). Phương Tây tiếp tục đòi Trung Quốc thực hiện dân chủ và giải quyết vấn đề Campuchia trên cơ sở kiềm chế Khmer Đỏ.
 
b. Chuyến đi Đông Nam Á của Lý Bằng (6-13.8.90) nằm trong yêu cầu chiến lược của Trung Quốc tranh thủ hoàn cảnh quốc tế hoà bình để thực hiện “ 4 hiện đại ”, diễn ra trong bối cảnh liên minh Trung Quốc xây dựng ở Đông Nam Á trong 10 năm qua để chống Việt Nam đang tan vỡ sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và sau khi Mỹ đã điều chỉnh chính sách. Cuộc đi thăm của Lý đã bộc lộ những điểm đồng và bất đồng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Các nước ASEAN vẫn rất lo ngại lý do bành trướng của Trung Quốc. Trung Quốc buộc phải cam kết nội bộ các nước trong khu vực, ủng hộ các đảng cộng sản và vấn đề Hoa kiều, tuyên bố sẵn sàng thương lượng và hợp tác về vấn đề Trường Sa. Tiếp tục đối đầu với Việt Nam không còn phù hợp với chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc lúc này nữa.
 
c. Sau khi Việt Nam đã hoàn tất việc rút quân khỏi Campuchia, các nước phương Tây, Mỹ, Nhật, ASEAN đi vào cải thiện quan hệ với ta theo hướng không có lợi cho tính toán của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trước tình hình đó, Trung Quốc không muốn chậm chân.
 
d. Về thời điểm : trong cuộc họp ngày 27 và 28.8.90 tại Nữu Ước, P5 đã thoả thuận văn kiện khung về giải pháp toàn bộ cho vấn đề Campuchia (gồm các vấn đề : các lực lượng vũ trang Campuchia, tổng tuyển cử dưới sự bảo trợ của LHQ, nhân quyền và bảo đảm quốc tế đối với thể chế tương lai của Campuchia). Văn kiện về nhân quyền không đề cập trực tiếp đến vấn đề diệt chủng, chỉ nói Campuchia sẽ “ không trở lại chính sách và hành động trong quá khứ ”. 
 
Còn Trung Quốc buộc phải nhân nhượng không còn đòi lập chính phủ liên hiệp 4 bên ngang nhau, phải chấp nhận vai trò lớn của LHQ. P5 thoả thuận lịch giải quyết vấn đề Campuchia : trong tuần từ 3.9 đến 9.9 họp các bên Campuchia ở Jakarta để lập SNC trước phiên họp Đại hội đồng LHQ, tiếp đó họp mở rộng với các nước trong khu vực (có Trung Quốc), đến khoảng tháng 10-11.90 họp uỷ ban Phối hợp Hội nghị Paris về Campuchia để soạn thảo Hiệp định trên cơ sở văn kiện khung do P5 vạch ra, các ngoại trưởng ký Hiệp định ; 15 nước trong Hội đồng Bảo An thông qua. 
 
Trung Quốc đặt cuộc gặp cấp cao Trung-Việt trong cái khung thời gian này. Tuy nhiên Bắc Kinh giấu không cho ta biết gì về những thoả thuận giữa họ và các nư­ớc lớn trong Hội đồng bảo an, mặt khác cũng giữ kín cuộc hẹn gặp ta ở Thành Đô vì không muốn làm cho phương Tây và ASEAN lo ngại khả năng đoàn kết hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam. 
 
Ngày 30.8.90, Bộ Chính trị họp bàn về việc gặp lãnh đạo Trung Quốc. Anh Linh nêu ý kiến là sẽ bàn hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc, và hợp tác giữa Phnom Penh và Khmer Đỏ để giải quyết vấn đề Campuchia, mặc dù trước đó Bộ Ngoại Giao đã trình bày đề án nêu rõ là rất ít khả năng thực hiện phương án này vì phương hướng chiến lược của Trung Quốc vẫn là tranh thủ phương Tây phục vụ “ 4 hiện đại ”. 
 
Anh Lê Đức Anh bổ sung ý anh Linh : “ Phải nói về hoà hợp dân tộc thực sự ở Campuchia. Nếu không có Pol Pot thì vẫn tiếp tục chiến tranh ”. Anh Võ Chí Công không đồng ý, nói : “ Trung Quốc sẽ không nghe ta về hợp tác bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc muốn tranh thủ phương Tây ”.
 
Anh Thạch cảnh giác : “ Vẫn có 3 khả năng về quan hệ giữa ta và Trung Quốc, không phải chỉ là khả năng tốt cả. Dự kiến Trung Quốc sẽ nêu công thức “ SNC 6+2+2+2 ” để nhấn rõ là có 4 bên Campuchia (trong đó Khmer đỏ là 1 bên), xoá vấn đề diệt chủng...” Sự thực sau này cho thấy Trung Quốc còn đòi cao hơn thế !
 
Ngày 2.9.90, ba đồng chí lãnh đạo cao cấp của ta đến Thành Đô đúng hẹn. Tháp tùng có Hồng Hà - Chánh Văn phòng Trung ương, Hoàng Bích Sơn - Trưởng ban Đối ngoại, và Đinh Nho Liêm – Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao. Đáng chú ý là trong đoàn không có bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.
 
Sau 2 ngày nói chuyện (3-4.9.90), kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là“ Biên bản tóm tắt ” gồm 8 điểm. Khi nghiên cứu biên bản 8 điểm đó, chúng tôi nhận thấy có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. 
 
Trong 7 điểm về Campuchia, 2 điểm là những điểm có tính chất chung về mặt quốc tế mà 2 bên đang còn tranh cãi (giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia ; rút hết quân Việt Nam ở Campuchia có dẫn chứng), còn 5 điểm thì hoàn toàn là đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc. Không có điểm nào theo yêu cầu của ta cả. Trong bản thoả thuận, vấn đề nổi cộm nhất là điểm 5 về việc thành lập SNC.
 
Lãnh đạo ta đã thoả thuận dễ dàng, không do dự (!), công thức “ 6+2+2+2+1 ” (phía Phnom Penh 6 người ; phía “ 3 phái ” 7 người ; 2 của Khmer đỏ, 2 của phái Son San, 2 của phái Sihanouk và bản thân Sihanouk) mà Từ Đôn Tín vừa đưa ra ở Hà Nội và bị tôi bác. Công thức này bất lợi cho Phnom Penh, với công thức “6+6” hay “6+2+2+2”, tức là hai bên có số người ngang nhau mà Sihanouk và Hun Xen đã thoả thuận ở Tokyo.
 
Về sáng kiến “ giải pháp Đỏ ” cho vấn đề Campuchia mà lãnh đạo ta đưa ra, tưởng như phía Trung Quốc sẽ nhiệt liệt hoan ngênh, song Lý Bằng đã bác đi: “Các đồng chí nói cần thực hiện 2 đảng cộng sản hợp tác với nhau để phát huy hơn nữa. Tôi đồng ý một phần và không đồng ý một phần. Bốn bên Campuchia, xét về lực lượng quân sự và chính quyền, mạnh nhất là hai đảng cộng sản, có vai trò nhiều hơn. Nhưng phần tôi không đồng ý là ở Campuchia không chỉ có hai đảng cộng sản mà còn có các thế lực khác là lực lượng của Sihanouk và lực lượng của Son San. Lực lượng của họ không lớn lắm nhưng họ được quốc tế ủng hộ. Bài xích họ thì cô lập SNC, không thể đoàn kết Campuchia. Cần phải để cho hai bên kia phát huy tác dụng ở Campuchia ”. 
 
Và Giang Trạch Dân cùng nói thêm : “ Các nước phương Tây rất chú ý tới quan hệ của chúng ta. Các đồng chí đến đây, cho đến nay các nước không ai biết, cũng không cho các bên Campuchia biết. Chúng tôi cảnh giác vấn đề này. Họ cho rằng Việt nam XHCN, Trung Quốc XHCN đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, họp với nhau bàn cái gì đây ? Vì vậy chúng tôi giữ kín chuyến đi này. Tình hình quốc tế hiện nay nếu để hai đảng cộng sản bắt tay nhau là sách lược không lợi cho chúng ta ”.
 
Thành Đô là thành công hay là thất bại của ta ?
 
Ngay say khi ở Thành Đô về, ngày 5.9.90 anh Linh và anh Mười, có thêm anh Thạch và Lê Đức Anh, đã bay sang Phnom Penh thông báo lại với Bộ Chính trị Campuchia nội dung cuộc gặp gỡ cấp cao Việt-Trung. 
 
Để thêm sức thuyết phục Phnom Penh nhận Thoả thuận Thành Đô, anh Linh nói với lãnh đạo Campuchia : “Phải thấy giữa Trung Quốc và đế quốc cũng có mâu thuẫn trong vấn đề Campuchia. Ta phải có sách lược lợi dụng mâu thuẫn này. Đừng đấu tranh với Trung Quốc đến mức xô đẩy họ bắt tay chặt chẽ với đế quốc”. 
 
Lập luận này được Lê Đức Anh mở rộng thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.” 
 
Nhưng câu trả lời của Heng Somrin, thay mặt cho lãnh đạo Campuchia, vẫn là : “ Phải giữ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của chúng ta. Những vấn đề nội bộ liên quan đến chủ quyền CPC phải do các bên CPC giải quyết ”. 
 
Về “ giải pháp Đỏ ”, Phnom Penh nhận định : “ Trung Quốc không muốn hai phái cộng sản ở Campuchia hợp tác với nhau gây phức tạp cho quan hệ của họ với Sihanouk và với phương Tây. Vì vậy chúng tôi thấy rằng khó có thể thực hiện “ giải pháp Đỏ ” vì “ giải pháp Đỏ ” trái với lợi ích của Trung Quốc ”. 
 
Mặc dù ban lãnh đạo Campuchia đã xác định rõ thái độ như vậy, song Lê Đức Anh vẫn cứ cố thuyết phục Bạn : “ Ta nói “giải pháp Đỏ” nhưng đó là “ giải pháp Hồng ”, vừa xanh vừa đỏ. Trước mắt không làm được nhưng phải kiên trì. Ta làm bằng nhiều con đường, làm bằng thực tế. Các đồng chí cần tìm nhiều con đường tiếp xúc với Khmer Đỏ. Vấn đề tranh thủ Khmer Đỏ là vấn đề sách lược mang tính chiến lược… Nên kiên trì tìm cách liên minh với Trung Quốc, kéo Khmer Đỏ trở về… Ta đừng nói với Trung Quốc là làm “ giải pháp Đỏ ”, nhưng ta thực hiện “ giải pháp Đỏ ” ; có đỏ có xanh…nhưng thực tế là hợp tác hai lực lượng cộng sản ”. 
 
Nguyễn văn Linh bồi thêm : “ Xin các đồng chí chú ý lợi dụng mâu thuẫn, đừng bỏ lỡ thời cơ. Trung Quốc muốn đi với Mỹ, nhưng Mỹ ép Trung Quốc nên Trung Quốc cũng muốn có quan hệ tốt với Lào, Việt Nam và Campuchia. Nếu ta có sách lược tốt thì ta có giải pháp Đỏ."
 
Theo báo cáo của đại sứ Ngô Điền, thái độ của bạn Campuchia đối với ta từ sau Thành Đô có đổi khác. Về công khai, bạn cố tránh tỏ ra bị lệ thuộc vào Việt Nam. Trên cơ sở tính toán về lợi ích của mình, bạn tự quyết định lấy đối sách, không trao đổi trước với ta, hoặc quyết định trái với sự gợi ý của ta trên nhiều việc.Nhìn lại, trong cuộc gặp Thành Đô, ta đã mắc lỡm với Trung Quốc ít nhất trên 3 điểm :
 
* Trung Quốc nói cuộc gặp Thành Đô sẽ đàm phán cả vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ, nhưng thực tế chỉ bàn vấn đề Campuchia, còn vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước Trung Quốc vẫn nhắc lại lập trường cũ là có giải quyết vấn đề Campuchia mới nói đến chuyện bình thường hoá quan hệ hai nước ;
 
* Trung Quốc nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp cố vấn Phạm Văn Đồng, nhưng đó chỉ là cái “ mồi ” để kéo anh Đồng tham gia gặp gỡ cấp cao.
 
* Trung Quốc nói giữ bí mật việc gặp cấp cao hai nước, nhưng ngay sau cuộc gặp hầu như tất cả các nước đã được phía Trung Quốc trực tiếp hay gián tiếp thông báo nội dung chi tiết bản thoả thuận Thành Đô theo hướng bất lợi cho ta.
 
Ngày 7.9.90 Bộ chính trị đã họp thảo luận về kết quả cuộc gặp cấp cao Việt-Trung và cuộc gặp cấp cao Việt- Campuchia sau đó, và quyết định ngay hôm sau Đỗ Mười gặp đại sứ Trung Quốc thông báo lại lập trường của Campuchia ; đồng thời thông báo với Liên Xô, Lào như đã thông báo với Campuchia. 
 
Nếu có ai hỏi về công thức “ 6+2+2+2+1 ”, nói không biết. Nhưng Báo Bangkok Post ngày 19.9.90 trong bài của Chuchart Kangwaan đã công khai hoá bản Thoả thuận Thành Đô, viết rõ Việt Nam đã đồng ý với Trung Quốc về thành phần SNC của Campuchia sẽ gồm 6 người của Nhà nước Campuchia, 2 của Khmer đỏ, 2 của phái Son San, 2 của phái Sihanouk, thành viên thứ 13 là Hoàng thân Sihanouk giữ chức Chủ tịch Hội đồng. 
 
Tạp chí Kinh tế Viễn Đông (FEER) số 4/10 (10.10.90) đăng bài Củ cà-rốt và cái gậy viết về cuộc gặp gỡ cấp cao Trung-Việt ở Thành Đô giữa Tổng Bí Thư Đảng và Thủ tướng hai nước, cho biết hai bên đã thoả thuân công thức “ 6+6+1 ” về việc lập SNC. 
 
Phía Việt Nam có nhượng bộ nhiều hơn. Việc Ngoại trưởng hai nước không dự họp cấp cao là đáng chú ý. Bên trong, Trung Quốc nói họ coi ông Thạch là người có quan điểm cứng rắn về vấn đề Campuchia cũng như đối với Trung Quốc. 
 
Ngày 12.10.90, nhà báo Nayan Chanda nói với anh Thạch : “ Trung Quốc đang tuyên truyền rộng rãi là lãnh đạo Việt Nam đánh lừa mọi người, họ ký kết với lãnh đạo Trung Quốc về thành phần SNC nhưng đã không thực hiện thoả thuận cấp cao Việt-Trung. Việt Nam lại còn xúi dục chính quyền Phnom Penh chống việc bầu Sihanouk làm chủ tịch SNC và đưa ra hết điều kiện này đến điều kiện khác.” 
 
Ngày 5.10.90, anh Nguyễn Cơ Thạch gặp Ngoại trưởng Mỹ Baker. 
 
Baker cho biết là sau khi cuộc họp các bên Campuchia ở Bangkok vừa qua thất bại, Trung Quốc rất bất bình với lãnh đạo Việt Nam. Trung Quốc cho rằng lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã hoàn toàn đồng ý với đề nghị của Trung Quốc về con số 13 thành viên của SNC nhưng lại nói với Phnom Penh là công thức đó là ý kiến riêng của Trung Quốc, đã không làm gì để thúc đẩy Phnom Penh thực hiện thoả thuận giữa cấp cao hai nước. Không thể tin được ngay cả lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam cũng như Bộ Ngoại giao Việt Nam. 
 
Baker còn nói rằng Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị của lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam là Việt Nam và Trung Quốc đoàn kết bảo vệ CNXH chống âm mưu của đế quốc Mỹ xoá bỏ CNXH cũng như đề nghị của Việt Nam về giải pháp dựa trên liên minh giữa Phnom Penh và Pol Pot.
 
Còn Lý Bằng trong khi trả lời phỏng vấn của Paisai Sricharatchang, phóng viên tờ Bangkok Post tại Bắc Kinh, ngày 24.10.90, đã xác nhận có một cuộc gặp bí mật giữa lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam hồi đầu tháng 9 và cho biết kết quả cuộc gặp đã được phản ảnh qua cuộc họp giữa các bên Campuchia ngày 10.9.90 tại Jakarta. Trong khi nói không biết chắc phía Việt Nam đã cố gắng thuyết phục Phnom Penh đến đâu, Lý nhận định là Hà Nội chắc chưa làm đủ mức. Điều đó có thể thấy được qua việc Phnom Penh đã có “ một thái độ thiếu hợp tác ”.
 
Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. 
 
Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm hoạ “ diễn biễn hoà bình ” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm “ giải pháp Đỏ ”.
 
Sau Thành Đô, trong Bộ Chính trị đã có nhiều ý kiến bàn cãi về chuyến đi này. Song mãi đến trước Đại hội VII, khi Bộ Chính trị họp (15-17.5.91) thảo luận bản dự thảo Báo cáo về tình hình thế giới và việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội VI và phương hướng tới, cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Trung Quốc ở Thành Đô mới lại được đề cập tới khi bản dự thảo báo cáo của Bộ Ngoại Giao có câu “ có một số việc làm không đúng với các Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề Campuchia ”. 
 
Cuộc họp này đầy đủ Tổng Bí Thư Nguyễn văn Linh, các cố vấn Phạm văn Đồng, Võ Chí Công, các uỷ viên BCT Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Cơ Thạch, Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, Nguyễn Đức Tâm, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên, Đoàn Khuê, Nguyễn Thanh Bình.
 
Anh Tô  nói : 
“ Có thời giờ và có cơ hội đem ra kiểm điểm những việc vừa qua để nhận định sâu sắc thì tốt thôi. Sau chuyến đi Thành Đô, tôi vẫn ân hận về thái độ của mình. Nói là tự kiểm điểm thì tự kiểm điểm. Tôi ân hận là ở hai chỗ. 
 
Lúc ở Thành Đô, khi bàn đến vấn đề Campuchia, người nói là anh Linh. Anh Linh nói đến phương án hoà giải dân tộc Campuchia. Sau đó Lý Bằng trình bày phương án “ 6+2+2+2+1 ” mà Từ Đôn Tín khi đàm phán với anh Cơ ở Hà Nội đã ép ta nhận song ta bác. Anh Linh đã đồng ý (nói không có vấn đề). Lúc đó có lẽ do thấy thái độ của tôi, Giang mời tôi nói. Tôi nói : tôi không nghĩ phương án 13 này là hay, ý tôi nói là không công bằng... Tôi ân hận là lẽ ra sau đó đoàn ta nên hội ý lại sau bữa tiệc buổi tối. 
 
Nhưng tôi không nghĩ ra, chỉ phân vân. Sáng sớm hôm sau, mấy anh bên Ban Đối Ngoại và anh Hồng Hà nói nhỏ với tôi là cốt sao tranh thủ được nguyên tắc “ consensus ” (nhất trí), còn con số không quan trọng. Tôi nghe hơi yên tâm nhưng vẫn nghĩ có hội ý vẫn hơn. Sau đó, Trung Quốc đưa ký bản thoả thuận có nói đến con số 13… Tôi phân vân muốn được biết nội dung trước khi ta hạ bút ký. Nếu như đoàn ta trao đổi với nhau sau phiên họp đầu, sau khi Lý Bằng đưa ra công thức 6+2+2+2+1 thì ta có thể có cách bàn thêm với họ. 
 
Hai là trước khi ký văn bản do chuyên viên hai bên thoả thuận, các đồng chí lãnh đạo cần xem lại và bàn bạc xem có thể thêm bớt gì trước khi ký. Nghĩ lại, khi họ mời Tổng Bí Thư, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ta sang gặp Tổng Bí Thư, Chủ tịch Quốc vụ viện, lại mời thêm tôi. Tôi khá bất ngờ, không chuẩn bị kỹ. Anh Mười cho là họ mời rất trang trọng, cơ hội lớn, nên đi. Nhưng đi để rồi ký một văn bản mà ta không lường trước hậu quả về phản ứng của Bạn Campuchia, rất gay gắt. Tôi hiểu là Bạn khá bất bình, thậm chí là uất nhau. Cho ta là làm sau lưng, có hại cho người ta.”
 
Anh Linh : “ Anh Tô nhớ lại xem. Không phải tôi đồng ý, tôi chỉ nói ta nghiên cứu xem xét và cuối cùng đặt vấn đề thông báo lại Campuchia… Bây giờ tôi vẫn nghĩ thế là đúng. Tôi không thấy ân hận về việc mình chấp nhận phương án 13… Vấn đề Campuchia dính đến Trung Quốc và Mỹ. Phải tính đến chiến lược và sách lược. Phải tiếp tục làm việc với Campuchia về chiến lược, phải có nhiều biện pháp làm cho bạn thấy âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội ở châu Á, cả ở Cuba. Nó đã phá Trung Quốc qua vụ Thiên An Môn rồi, nay chuyển sang phá ta… Trung Quốc muốn thông qua Khmer Đỏ nắm Campuchia. Song dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.”
 
Anh Thạch : “ Về chuyện Thành Đô, Trung Quốc đã đưa cả băng ghi âm cuộc nói chuyện với lãnh đạo ta ở Thành Đô cho Phnom Penh. Hun Xen nói là trong biên bản viết là “ hai bên đồng ý thông báo cho Campuchia phương án 6+2+2+2+1” nhưng băng ghi âm lại ghi rõ anh Linh nói là “ không có vấn đề gì ”.
 
Tôi xin trình bày để các anh hiểu nguyên do con số 13 là từ đâu. Tại Tokyo tháng 6.90, Sihanouk và Hun Xen đã thoả thuận thành phần SNC gồm hai bên ngang nhau = 6+6. Từ Đôn Tín sang Hà Nội, ép ta nhận công thức 6+2+2+2+1 không được. Đến cuộc gặp Thành Đô, Trung Quốc lại đưa ra. Khi ta sang Phnom Penh để thuyết phục bạn nhận con số 13 với nguyên tắc làm việc consensus trong SNC, anh Hun Xen nói riêng với tôi : chúng tôi thắng mà phải nhận số người ít hơn bên kia (bên ta 6, bên kia 7) thì mang tiếng Campuchia bị Việt nam và Trung Quốc ép. Như vậy, dù là consensus cũng không thể thuyết phục nhân dân Campuchia được. Chỉ có thể nhận 12 hoặc 14 thành viên trong Hội đồng Dân tộc Tối cao. Phải nói là Phnom Penh thắc mắc nhiều với ta. Liên Xô, Anh, Pháp, Nhật, Mỹ đều cho ta biết là Trung Quốc đã thông báo cho họ đầy đủ về Thoả thuận Thành Đô và nói với họ là lãnh đạo Việt Nam không đáng tin cậy. Trung Quốc đã sử dụng Thành Đô để phá quan hệ của ta với các nước và chia rẽ nội bộ ta…”
 
Hôm sau, Bộ Chính trị họp tiếp, 
anh Mười nói : “ Ta tán thành Sihanouk làm chủ tịch Hội đồng Dân tộc Tối cao, Hun Xen làm phó chủ tịch, lấy nhất trí trong Hội đồng Dân tộc Tối cao làm nguyên tắc. Đây không phải là một nhân nhượng… Nếu có anh Thạch đi Thanh Đô thì tốt hơn…”
 
Anh Tô : “ Vấn đề chủ yếu không phải là thái độ của ta ở Thành Đô như anh Mười nói, mà là kết quả và tác động đến bạn Campuchia đánh giá ta như thế nào ? Ở Thành Đô, điều ta làm có thể chứng minh được nhưng Cam-puchia cho là ta giải quyết trên lưng họ. Vì vậy mà tôi ân hận. Tôi ân hận là về sau này sẽ để lại hậu quả.”
 
Anh Mười : “ Với tinh thần một người cộng sản, tôi cho là ta không sai. Ban Campuchia nghĩ gì về ta là quyền của họ. Với tinh thần một người cộng sản, ta không bao giờ vi phạm chủ quyền của bạn.”
 
Anh Thạch : “ Họp Bộ Chính trị để kiểm điểm, tôi xin được nói thẳng. Có phải khi đi Thành Đô về, anh Đỗ Mười có nói với tôi là hai ông anh nhận hơi sớm. Anh Linh nhận công thức 13 và anh Tô nhận consensus (nguyên tắc nhất trí) ” .
 
Anh Võ Văn Kiệt : “ Trong thâm tâm tôi, tôi không đồng ý có anh Tô trong đoàn đi Thành Đô. Nếu có gặp anh Đặng thì anh Tô đi là đúng. Tôi nói thẳng là tôi xót xa khi biết anh Tô đi cùng anh Linh và anh Mười chỉ để gặp Giang và Lý, không có Đặng. Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy.”
 
Vốn là người điềm đạm, song anh Tô có lúc đã phải phát biểu : “ Mình hớ, mình dại rồi mà còn nói sự nghiệp cách mạng là trên hết, còn được hay không thì không sao. Cùng lắm là nói cái đó, nhưng tôi không nghĩ như vậy là thượng sách. Tôi không nghĩ người lãnh đạo nên làm như vậy.”
 
Thoả thuận Việt Nam - Trung Quốc ở Thành Đô đúng như anh Tô lo ngại đã để lại một ấn tượng không dễ quên đối với Phnom Penh. Trong phiên họp Quốc hội Campuchia ngày 28.2.91, Hun Xen phát biểu : 
 
“ Như các đại biểu đã biết, vấn đề SNC này rất phức tạp. Chúng ta phải đấu tranh khắc phục và làm thất bại âm mưu của kẻ thù nhưng bọn ủng hộ chúng không đâu. Mặc dù Hội đồng đã được thành lập trên cơ sở 2 bên bình đẳng nhưng người ta vẫn muốn biến thành 4 bên theo công thức 6+2+2+2+1, và vấn đề chủ tịch làm cho Hội đồng không hoạt động được ”.
 
Tôi còn nhớ khi tiếp tôi ở Phnom Penh, ngày 28.9.90, Hun Xen đã có những ý khá mạnh về thoả thuận Thành Đô : “ Khi gặp Sok An ở Bangkok hôm 17.9, Trung Quốc doạ và đòi SOC phải công nhận công thức mà Việt Nam và Trung Quốc đã thoả thuận. Nhưng Phnom Penh độc lập. Sok An đã nói rất đúng khi trả lời Trung Quốc là ý này là của Việt Nam không phải của Phnom Penh.”
 
Cuộc hội đàm Thành Đô tháng 9.90 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, hiện tại đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thoả thuận như thế sẽ được lòng Bắc Kinh nhưng trái lại thoả thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề Campuchia và do đó làm việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta bị hoen ố.
 
Việc ta đề nghị hợp tác với Trung Quốc bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc Mỹ, thực hiện “ giải pháp Đỏ ” ở Campuchia là không phù hợp với Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị mà còn gây khó khăn với ta trong việc đa dạng hoá quan hệ với các đối tượng khác như Mỹ, phương Tây, ASEAN, và tác động không thuận lợi đến quan hệ giữa ta và đồng minh, nhất là quan hệ với Liên Xô và Campuchia. 
 
Trung Quốc một mặt bác bỏ những đề nghị đó của ta, nhưng mặt khác lại dùng ngay những đề nghị đó chơi xấu ta với các nước khác nhằm tiếp tục cô lập ta, gây sức ép với ta và Campuchia.
 
Cùng với việc ta thúc ép Phnom Penh đi vào “ giải pháp Đỏ ”, việc ta thoả thuận với Trung Quốc công thức SNC tại Thành Đô là không phù hợp với nguyên tắc nhất quán của Đảng ta là không can thiệp và không quyết định các vấn đề nội bộ của Campuchia, làm tăng mối nghi ngờ vốn có của Campuchia đối với ta, đi ngược lại chủ trương tăng cường và củng cố mối quan hệ với ta với Campuchia và Lào.”
 
Trần Quang Cơ 
Hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ”  (Trích)
 



Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 13.07.2014 09:05:31
0
TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN VẬN MẠNG ĐẤT NƯỚC

ĐỌC LẠI HỒ SƠ BÁN NƯỚC: HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990: Bài 2: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGUYỄN VĂN LINH - LÊ ĐỨC ANH TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Trong cái gọi là công cuộc đổi mới, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tâng bốc Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là người khởi xướng ; còn Lê Đức Anh thì được thuộc hạ xủng ái như môt thái thượng hoàng thời cộng sản độc quyền cai trị đất nước. Nhưng trong hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ”,Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh đã bộc lộ một bộ mặt khác: Hèn nhát, bạc nhược đầu hàng quan thầy Trung Quốc.

Hồi ký "Hồi Ức và Suy Nghĩ" của Trần Quang Cơ
nhà báo Trần Quang Thành giới thiệu
 
 

 
Chương 10 mang tựa đề “Thuốc đắng nhưng không dã được tật” nhà ngoại giao kỳ cựu Trần Quang Cơ viết :
 
"Sáng 30.5.90, Bộ Chính Trị họp bàn về đàm phán với Trung Quốc, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh thông báo với Bộ Chính trị về cuộc họp với 2 Tổng bí thư Đảng Lào và Đảng Campuchia ngày 20-21/5, nói là dự định sẽ gặp đại sứ Trung Quốc và Từ Đôn Tín khi Từ đến Hà Nội. Cố vấn Phạm Văn Đồng và một số trong Bộ Chính trị tỏ ý phải thận trọng trong xử sự với Trung Quốc. 
 
Anh Tô nói: Mấy nghìn năm Trung Quốc vẫn là Trung Quốc, không nên cả tin. Ta cần thăm dò thúc đẩy nhưng phải cảnh giác, đừng để hớ. Đỗ Mười cũng khuyên anh Linh không nên gặp đại sứ Trung Quốc và Từ Đôn Tín trước cuộc đàm phán. Nhưng Lê Đức Anh lại tỏ ra đồng tình với dự định của anh Linh, cho rằng phải thăm dò và phân tích chiến lược của Trung Quốc, xử lý mối quan hệ của 3 nước lớn và 5 nước thường trực Hội đồng bảo an, tranh thủ thế giới thứ ba, ủng hộ các nước XHCN. 
 
Đa số trong Bộ Chính trị đều cho rằng không nên nói đến “giải pháp Đỏ” với Trung Quốc nữa. Cuối cùng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh kết luận lại là anh sẽ chỉ gặp đại sứ Trung Quốc, còn không gặp Từ Đôn Tín; về phía lãnh đạo ta, chỉ có anh Thạch tiếp Từ. Nguyễn Văn Linh còn nói khi gặp Trương Đức Duy anh sẽ chỉ nói về hợp tác hai nước và đề nghị gặp cấp cao, không nói đến “giải pháp Đỏ”. Nhưng trên thực tế trong cuộc gặp đại sứ Trung Quốc vài hôm sau, Nguyễn Văn Linh đã lại nêu vấn đề đó.
 
Ngày 5.6.90, vài ngày trước khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã mời đại sứ Trương Đức Duy (vừa từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội) đến Nhà khách Trung ương Đảng nói chuyện thân mật để tỏ lòng trọng thị đối với Bắc Kinh. 
 
Trong cuộc gặp, như để chấp nhận lời phê bình của Đặng (nói qua Kayson), Nguyễn Văn Linh nói “Trong quan hệ hai nước, 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp, có cái sai đang sửa”.  

 
Anh sốt sắng ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để “bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội” vì “đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội... chúng âm mưu diễn biến hoà bình, mỗi đảng phải tự lực chống lại. Liên Xô là thành trì Xã hội chủ nghĩa , nhưng lại đang có nhiều vấn đề. Chúng tôi muốn cùng các người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội... Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay... Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin”. 
 
Về vấn đề Campuchia, anh Linh đã gợi ý dùng “giải pháp Đỏ” để giải quyết: “Không có lý gì những người cộng sản lại không thể bàn với những người cộng sản được”, “họ gặp Sihanouk còn được huống chi là gặp lại nhau”.
 
Sáng 6.6.90, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh lại gặp riêng và mời cơm đại sứ Trương Đức Duy. Cuộc gặp riêng chỉ giữa hai người, Trương Đức Duy vốn là thông dịch, rất thạo tiếng Việt nên không cần có người làm phiên dịch. 
 
Nội dung cuộc gặp này mãi đến ngày 19/6 trong cuộc họp Bộ Chính trị để đánh giá cuộc đàm phán 11-13/6 giữa tôi và Từ Đôn Tín, Lê Đức Anh mới nói là đã gặp Trương Đức Duy để nói cụ thể thêm ba ý mà anh Linh đã nói với đại sứ Trung Quốc hôm trước (gặp cấp cao hai nước; hai nước đoàn kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội; hai nhóm cộng sản Khmer nên nói chuyện với nhau). 
 
Nhưng trước đó, từ ngày 6/6, phía Trung Quốc (tham tán Lý Gia Trung và Bí thư thứ nhất Hồ Càn Văn) đã cho ta biết nội dung câu chuyện giữa Lê Đức Anh và Trương Đức Duy.  

 
Còn đại sứ Trung Quốc cho anh Ngô Tất Tố, Vụ trưởng vụ Trung Quốc biết là trong cuộc gặp ông ta ngày 6/6, anh Lê Đức Anh đã nói khá cụ thể về “giải pháp Đỏ”: “Sihanouk sẽ chỉ đóng vai trò tượng trưng, danh dự, còn lực lượng chủ chốt của hai bên Campuchia là lực lượng Heng Somrin và lực lượng Polpot, Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên sẽ bàn với bạn Campuchia của mình, và thu xếp để hai bên gặp nhau giải quyết vấn đề. Địa điểm gặp nhau có thể ở Việt Nam, có thể ở Trung Quốc, nhưng ở Trung Quốc là tốt hơn cả. Đây là gặp nhau bên trong, còn bên ngoài hoạt động ngoại giao vẫn như thường... Ngày xưa Polpot là bạn chiến đấu của tôi...”
 
Trưa ngày 9/6/90, Đại sứ Trương Đức Duy nói với Vụ Trung Quốc Bộ Ngoại giao ta rằng, trong cuộc gặp Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, phía Trung Quốc rút ra được 3 ý kiến:
 
Đồng chí Nguyễn Văn Linh nói về quan hệ hai nước rất đậm đà. Nói 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái sai như lời nói đầu của Hiến pháp, có cái sai đang sửa. Muốn gặp cấp cao Trung Quốc để trao đổi những vấn đề lớn trong quan hệ hai nước.
 
Về tình hình quốc tế: tình hình Liên xô, Đông Âu có nhiều thay đổi. Liên Xô trước đây là thành trì của chủ nghĩa xã hội, nay thành trì này cũng lung lay rồi. Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin. Việt Nam kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin. Những mgười cộng sản chân chính phải đoàn kết để bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa đế quốc luôn tấn công vào chủ nghĩa xã hội. Chúng tuyên bố đến cuối thế kỷ này sẽ làm cho chủ nghĩa xã hôi biến mất.
 
Về Campuchia: tại sao những người cộng sản không hợp tác với nhau ? Polpot và Hunxen phải hợp tác với nhau.
 
Chiều 10/6/90, Bí thư thứ nhất sứ quán Trung Quốc Hồ Càn Văn nói với anh Vũ Thuần, Vụ phó vụ Trung Quốc Bộ Ngoại giao: “Từ Đôn Tín tuy là trợ lý ngoại trưởng nhưng là người có thực quyền trong việc giải quyết các vấn đề châu Á. Trên khía cạnh nào đó có thể nói còn có thực quyền hơn cả cấp thứ trưởng. Việc Từ sang Việt Nam lần này là có sự quyết định của cấp cao nhất của Trung Quốc, chứ không phải Bộ Ngoại giao.”
 
Theo Hồ Càn Văn, ngày 23/5/90 Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam Vũ Xuân Vinh đã mời Tuỳ viên quân sự Trung Quốc Triệu Nhuệ đến để thông báo là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh sẽ tiếp Từ Đôn Tín khi Từ đến Hà Nội. Chính những động thái bất thường và vượt ra ngoài khuôn khổ ngoại giao này của ta đã làm cho Trung Quốc hiểu rằng nội bộ Việt Nam đã có sự phân hoá và vai trò của Bộ Ngoại Giao không còn như trước.
 
Ngày 8/6/90, khi được biết là lần này tôi sẽ là người đứng ra thay anh Đinh Nho Liêm đàm phán với Từ Đôn Tín. Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh còn điện thoại dặn tôi tránh chủ động nói đến “giải pháp Đỏ”: 
 
Việc hai bên Đỏ tiếp xúc với nhau là chuyện lâu dài, cần cho ổn định lâu dài. Trung Quốc sẽ tác động với phía Campuchia thân Trung Quốc, ta sẽ tác động với phía Campuchia thân ta để hai bên kiềm chế việc thù địch nhau. Việc này phải có thời gian, không thể nhanh được, không thể đòi họ trả lời ngay. Đừng thúc họ, cứ để họ chủ động, khi nào trả lời được thì họ trả lời... Phải rất bí mật. Lộ ra rất nguy hiểm. Chỉ nói khi gặp riêng chứ không nói khi đàm phán. Việc anh Nguyễn Văn Linh đặt vấn đề với đại sứ Trương Đức Duy nói sẵn sàng đi Trung Quốc gặp cấp cao nhất, cũng không nên hỏi lại nếu họ chưa nói tới.” 
 
Những lời dặn dò này đối với tôi thực ra là không cần thiết, không phải vì tôi sẵn ý thức bảo mật cao, mà bởi vì ngay từ đầu tôi đã khó chịu với cái ý nghĩ gọi là “giải pháp Đỏ”, với ý nghĩ bắt tay với bọn diệt chủng – dù chỉ là gián tiếp - để làm vừa lòng Trung Quốc. 
 
Nhưng sự việc trở nên phức tạp khi trưa ngày 11/6/90 sau đàm phán phiên đầu với Từ Đôn Tín tôi về Bộ Ngoại Giao hội báo lại với anh Thạch. Anh Thạch lúc này đang họp Hội nghị ngoại giao đánh giá tình hình Đông Âu - Liên Xô. 
 
Nghe tôi phản ánh tình hình đàm phán xong, anh liền gạn hỏi tôi có nói với Từ về “giải pháp Đỏ” không. Tôi nói: “Đồng chí Lê Đức Anh đã dặn phải thận trọng tránh nói đến vấn đề đó khi đàm phán.” Anh Thạch vặn lại: “Vậy đồng chí nghe theo ý kiến Bộ trưởng Quốc phòng hay ý kiến Bộ trưởng Ngoại giao ?”. Tôi đáp: “Là cán Bộ Ngoại giao, tôi sẵn sàng chấp hành ý kiến anh, với sự hiểu biết rằng anh nói với tư cách là Ủỷ viên Bộ Chính trị”. 
 
Lúc ấy tôi thật bất ngờ trước phản ứng của anh Thạch, nhưng đồng thời cũng cảm nhận được vết rạn nứt trong Bộ Chính trị đã khá sâu.
 
Phía Trung Quốc tất nhiên không để lọt hiện tượng này vì chính họ đang muốn tác động vào nội bộ ta. Chính thái độ quá đặc biệt, quá nhún mình và cũng quá sơ hở của lãnh đạo ta ngày 5 và 6/6/90 đã gây khó khăn không nhỏ cho ngoại giao ta trong đợt đàm phán này. 
 
Ngay từ hôm đầu đến Hà Nội và trong suốt mấy ngày đàm phán, Từ Đôn Tín luôn giở giọng cao ngạo, dùng uy lực của chính lãnh đạo ta để gây sức ép với cán bộ ngoại giao ta. Ngay trong lời đáp từ tại buổi tiệc của tôi chiêu đãi đoàn Trung Quốc tối 9/6/90, Từ đã nói: 
 
“Sau khi nghe đại sứ Trương Đức Duy báo cáo lại, tôi càng tăng thêm lòng tin tưởng, tôi tin rằng đồng chí thứ trưởng Trần Quang Cơ và các đồng chí ở Bộ Ngoại giao Việt Nam nhất định sẽ tuân theo ý nguyện và tinh thần của các đồng chí lãnh đạo Việt Nam, cụ thể hoá vào cuộc trao đổi với chúng tôi để chúng ta nhanh chóng giải quyết xong vấn đề”.
 
Vào phiên đàm phán đầu tiên, sáng 11/690, Từ đã tìm cách ghim lại những điểm có lợi cho Trung Quốc hoặc ít nhất cũng hợp với ý đồ của họ bằng cách nêu ra “5 nhận thức chung rất bổ ích” mà hai bên đã đạt được trong cuộc gặp ở Bắc Kinh đầu tháng 5/90:
 
“Hai bên đều cho rằng vấn đề Campuchia cần đạt được một giải pháp toàn diện, công bằng và hợp lý.
 
Phía Việt Nam bày tỏ đã rút hết quân khỏi Campuchia, chấp nhận sự kiểm chứng của LHQ và cam kết sẽ không quay lại Campuchia.
 
Hai bên đều cho rằng, trong thời kỳ quá độ ở Campuchia sau khi Việt Nam rút hết quân, chấm dứt viện trợ bên ngoài và thực hiện ngừng bắn, cần thành lập Hội đồng toàn quốc tối cao. Về nguyên tắc, hai bên chúng ta đều tán thành Hội đồng toàn quốc tối cao phải là cơ cấu quyền lực có thực quyền. Còn việc tổ chức Hội đồng đó thế nào, ý kiến của hai bên cơ bản nhất trí với nhau. Ứng cử viên của Hội đồng đó cụ thể là ai thì phải do các bên Campuchia lựa chọn. Trung Quốc, Việt Nam tôn trọng sự lựa chọn đó. Chúng ta tán thành Hội đồng toàn quốc tối cao không loại trừ bất cứ bên nào, cũng không để bên nào nắm độc quyền. Về Hoàng thân Sihanouk, hai bên đều chủ trương Hoàng thân Sihanouk làm Chủ tịch Hội đồng toàn quốc tối cao.
 
Vấn đề quân sự trong thời kỳ quá độ, hai bên đều cho rằng để tránh xảy ra nội chiến và giữ hoà bình ở Campuchia, cần có sự sắp xếp thoả đáng quân đội 4 bên Campuchia. Dĩ nhiên sắp xếp như thế nào, hai bên chúng ta cần bàn thêm.
 
Còn một điểm nữa, các đồng chí Việt Nam bày tỏ từ nay về sau sẽ không nhắc đến vấn đề diệt chủng, kể cả trong các văn kiện quốc tế cũng không nêu nữa”.
 
Vì vậy Từ đề nghị tập trung bàn hai điểm tồn tại của lần gặp trước là vấn đề phạm vi quyền lực của SNC và vấn đề lực lượng vũ trang của các bên Campuchia trong thời kỳ quá độ. 
 
Trong 3 ngày đàm phán, mỗi khi phía Trung Quốc thấy ta không chấp nhận yêu sách vô lý của họ về hai vấn đề thuộc nội bộ Campuchia này, nhất là khi ta kiên trì công thức “hai bên Campuchia” – tức là hai chính phủ PhnomPenh và chính phủ Campuchia Dân chủ, hoặc có thể nói “các bên Campuchia”, nhưng dứt khoát bác công thức “4 bên Campuchia” của họ mang hàm ý chấp nhận vai trò hợp pháp của bọn Khmer đỏ và nhắc đến thoả thuận Tokyo, thì Từ lại lên giọng chê trách tôi làm trái ngược ý kiến của lãnh đạo Việt Nam. 
 
Y đưa ra lập luận là lãnh đạo Việt Nam đã đưa ra ý “hợp tác giữa 2 phái cộng sản Khmer” tức là1 nhận từ “4 bên Campuchia” (có nghĩa là đưa Khmer đỏ lên ngang với Chính phủ PhnomPenh). 
 
Từ nói: “Phát biểu của các đồng chí không nên trái ngược với các đồng chí lãnh đạo Việt Nam. ý kiến của Bộ Ngoại giao nên nhất trí với ý của lãnh đạo cấp cao, không nên có hai tiếng nói trái ngược”. 
 
Tôi phải đưa Từ trở về vị trí của y: “Đồng chí có thể yên tâm, không cần lo hộ chúng tôi là Bộ Ngoại giao có tiếng nói khác Trung ương. Đảng chúng tôi nhất trí từ trên xuống dưới. Bộ Ngoại giao là một bộ phận chịu sự lãnh đạo chặt chẽ của Bộ Chính Trị chúng tôi”.
 
Về vấn đề Hội đồng Dân tộc Tối cao Campuchia, Trung Quốc kiên trì 3 điểm:
 
a. SNC phải là cơ quan chính quyền tối cao hợp pháp duy nhất, đại diện cho độc lập, chủ quyền, thống nhất của Campuchia. Về mặt đối ngoại, đại diện cho Campuchia trên quốc tế, giữ ghế của Campuchia ở LHQ; về mặt đối nội, thực hiện quyền lập pháp và quản lý hành chính, trực tiếp nắm các ngành quan trọng ảnh hưởng đến tổng tuyển cử tự do, công bằng gồm quốc phòng, ngoại giao, nội vụ, tuyên truyền, tài chính (với hiểu ngầm là xoá 5 bộ này của chính quyền PhnomPenh).
 
b. Không loại bên nào (tức là không loại Khmer Đỏ), không bên nào độc quyền.
 
c. Thành phần, số lượng do 4 bên Campuchia bàn bạc và quyết định. Sihanouk làm chủ tịch SNC (thực chất là bác bỏ Thông cáo chung Tokyo đã thoả thuận là Hội đồng gồm 12 người, chia đều cho 2 bên, mỗi bên 6 người).
 
Tôi khẳng định SNC có trách nhiệm và quyền lực trong việc thực hiện các hiệp định được ký kết về Campuchia, về hoà giải dân tộc và về tổng tuyển cử; hai chính quyền hiện tồn tại không được làm việc gì cản trở trách nhiệm và quyền lực trên đây của SNC. Còn việc các bên Campuchia chấp nhận ý kiến của Trung Quốc đến đâu là quyền của các bên Campuchia, Việt Nam và Trung Quốc không thể thay các bên Campuchia sắp đặt việc nội bộ của Campuchia.
 
Về vấn đề lực lượng vũ trang, Trung Quốc đòi ghi vào biên bản thoả thuận: quân đội của 4 bên Campuchia phải tập kết vào những địa điểm của Ủỷ ban giám sát của LHQ chỉ định. Còn việc giảm quân hay giải pháp thì để cho SNC hoặc chính phủ sau bầu cử quyết định.
 
Tôi nói: “Việt Nam tôn trọng thoả thuận giữa các bên Campuchia ở Tokyo là lực lượng vũ trang ở đâu đóng đó. Nguyên tắc về lực lượng vũ trang các bên Campuchia là chấm dứt nội chiến càng sớm càng tốt, duy trì ngừng bắn, không can thiệp vào đời sống chính trị, không can thiệp vào tổng tuyển cử để bảo đảm cho tổng tuyển cử được thực sự tự do và công bằng. Còn các biện pháp để thực hiện các nguyên tắc trên sẽ do các bên Campuchia thoả thuận với nhau”.
 
Sau khi tỏ phản ứng về lập trường của ta, Từ nói:
 
 “Tôi muốn nói thật rằng nếu lần này chúng ta đi một bước không hay thì sẽ có hậu quả sau này. Không những hai chúng ta thất vọng mà kết quả còn trái ngược với nguyện vọng của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và các đồng chí lãnh đạo khác nói với chúng tôi. Chúng ta đang ở ngã ba đường, lựa chọn thế nào ? Thời gian không cho phép. Trung tuần tháng 7, 5 nước Hội đồng bảo an họp lại. Trung Quốc không thể không tỏ thái độ. Nếu Trung Quốc và Việt Nam không đạt được kết quả giải quyết vấn đề Campuchia thì lòng mong muốn của chúng ta sẽ chịu hậu quả lớn.”
 
Như để thuyết phục ta chấp nhận lập trường của họ, Từ đưa ra dự kiến của Trung Quốc giải quyết vấn đề Campuchia theo 5 bước:
 
Trung – Việt đạt được thoả thuận về giải pháp vấn đề Campuchia và ghi nhận lại bằng một biên bản nội bộ;
Họp ngoại trưởng 5 nước Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia, Lào và ra tuyên bố chung;
Họp hội nghị có tính chất khu vực giữa 5 nước trên và 4 bên Campuchia;
Họp 5 nước Hội đồng Bảo an và 4 bên Campuchia.
Họp hội nghị quốc tế Paris về Campuchia.
 
Từ nói chỉ trao đổi nội bộ với ta dự kiến này ở đây, không nói với 4 nước Uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an, cũng không nói với Liên Xô để tránh sự quấy nhiễu của bên ngoài. Tôi tránh bình luận cụ thể, chỉ nói đây là một gợi ý thú vị, rất đáng suy nghĩ, song cần làm sao cho bước khởi động của chúng ta ở đây có kết quả thì toàn bộ kế hoạch mới có khả năng triển khai được.
 
Chiều ngày 12/6/90, theo yêu cầu của phía Trung Quốc, đã có cuộc họp hẹp giữa hai trưởng đoàn. Qua đó Từ nhờ tôi chuyển tới lãnh đạo Việt Nam trả lời của lãnh đạo Trung Quốc về những ý kiến mà Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh đã nói với đại sứ Trung Quốc ngày 5 và 6/6/90: 
 
“Lãnh đạo Trung Quốc rất coi trọng quan hệ Trung – Việt, Lãnh đạo Trung Quốc cũng rất coi trọng những ý kiến Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và đồng chí Lê Đức Anh đã nói với đại sứ Trương Đức Duy. Phía Trung Quốc cho rằng quan hệ Trung–Việt sớm muộn cũng sẽ bình thường hoá. Hai bên đều cần cùng nhau cố gắng để thực hiện. Vấn đề Campuchia, cuộc chiến tranh Campuchia đã kéo dài hơn 10 năm. Đây là vấn đề toàn thế giới quan tâm, các nước trong khu vực, nhất là ASEAN, cũng rất quan tâm. Đối với hai nước Trung Quốc và Việt Nam, nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết hiện nay là trên cơ sở những nhận thức chung đã đạt được, tiếp tục trao đổi ý kiến về hai vấn đề tồn tại (vấn đề quyền lực của Hội Đồng tối cao và việc xử lý quân đội của các bên Campuchia), làm sao cho có tiến triển hai vấn đề này. Nếu được như vậy, chúng ta sẽ góp phần vào việc thực sự giải quyết vấn đề Campuchia. Bước đi này là hết sức quan trọng. Chỉ có đi xong bước này, chúng ta mới có thể suy nghĩ đến những bước sau. Cũng có nghĩa là chỉ có đi xong bước này lãnh đạo Trung Quốc mới suy nghĩ về việc gặp cấp cao và việc thúc đẩy hai phái cộng sản Khmer hoà giải với nhau”.
 
Nghe Từ đọc xong, tôi hỏi lại: “Như vậy có phải là chỉ sau khi giải quyết xong vấn đề quyền lực của SNC và vấn đề lực lượng vũ trang Campuchia thì Trung Quốc mới nghĩ đến việc gặp cấp cao?” 
 
Từ khẳng định đúng là như vậy và nói thêm: “Giải quyết hai vấn đề đó có nghĩa là Trung Quốc và Việt Nam đã nhất trí cơ bản về việc giải quyết vấn đề Campuchia, sẽ làm thành biên bản chung ghi các điều đã nhất trí làm cơ sở để thúc đẩy giải quyết vấn đề Campuchia, tác động đối với bạn bè mỗi bên và mở đầu quá trình bình thường hoá quan hệ hai nước”. 
 
Từ nói: “Nhất quyết phải giải quyết xong hai điểm tồn tại đó để có được giải pháp toàn bộ, không nên vượt qua vấn đề Campuchia. Giải quyết xong vấn đề Campuchia thì các bước tiếp theo về gặp gỡ cấp cao và bình thường hoá quan hệ giữa hai nước sẽ dễ giải quyết”.
 
Ngay sau đó, tôi sang gặp Thủ tướng Đỗ Mười báo cáo tình hình cuộc đàm phán để chuẩn bị cho việc anh ấy tiếp Từ Đôn Tín chiều hôm sau như đã dự định. Tôi nói: 
 
“Chỉ với việc anh Linh và anh Lê Đức Anh gặp Trương Đức Duy trước khi Từ Đôn Tín tới Hà Nội đã làm cho phía Trung Quốc lên giọng trong đàm phán, nay nếu anh Linh hoặc anh Mười lại tiếp hắn nữa thì rất không nên”. 
 
Nghe tôi trình bày xong, Đỗ Mười bảo sở dĩ anh nghĩ đến chuyện gặp Từ là vì sáng 10/6/90, Lê Đức Anh đến yêu cầu Đỗ Mười gặp Từ, nay như vậy thì không cần gặp nữa. Đỗ Mười bảo tôi cùng đi ngay sang báo cáo sự tình với Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vì anh Linh cũng dự định tiếp Từ. 
 
Sau khi nghe tôi trình bày, có một phút lặng đi, tôi nghĩ bụng Tổng bí thư chắc bị bất ngờ về những câu trả lời quá ư lạnh nhạt của lãnh đạo Trung Quốc đối với những điều tâm huyết mà anh và Lê Đức Anh đã thổ lộ với đại sứ Trương Đức Duy. Rồi anh Linh cho ý kiến là trong tình hình này anh Mười hoặc một cấp cao khác của ta không cần tiếp Từ Đôn Tín nữa.
 
Ba ngày đàm phán với Từ nói chung là căng, nhưng giông tố chỉ nổ ra khi Từ Đôn Tín đến chào Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch chiều 13/6/90 trước khi đoàn Trung Quốc rời Hà Nội. 
 
Ngay từ đầu không khí trò chuyện đã không lấy gì làm mặn mà lắm. Nhưng đến khi Từ nói: 
 
“Các đồng chí nói chúng ta nên khuyên hai phái cộng sản Campuchia hoà giải với nhau, (Hói đó là mong muốn chân thành của Việt Nam Nhưng trên thực tế, các đồng chí cố sức tiêu diệt Khmer Đỏ. Nếu lãnh đạo Việt Nam muốn có sự hoà giải giữa hai nhóm cộng sản Khmer thì lẽ dĩ nhiên phải chấp nhận “4 bên”.] Chúng tôi không thể hiểu được trong hai giọng nói đó, cái nào là thật, cái nào là giả. Nghe tiếng nói này thì tiếng nói kia là giả dối, nghe tiếng nói kia thì tiếng nói này là giả dối. Mong rằng sau này các đồng chí không nên làm như vậy”, 
 
anh Thạch đã phản ứng mạnh: “Chúng tôi không đòi các đồng chí nói chỉ có hai bên Campuchia; các đồng chí cũng không thể đòi chúng tôi nói 4 bên. Chúng tôi nói các bên, không loại bỏ bên nào là đủ rồi. Nếu nói khác đi là chống lại Hội nghị Tokyo. Tôi nói thật, dùng thủ đoạn xuyên tạc thì rất khó đàm phán... Tôi rất trọng đồng chí nhưng rất không hài lòng với những điều đồng chí nói vì đồng chí có những xuyên tạc. Như thế rất khó đàm phán”. 
 
Cuộc nói chuyện kết thúc bằng câu “Chào Ngài ! ” của Từ Đôn Tín. Và anh Thạch cũng đáp lại bằng từ đó thay vào từ “đồng chí”.
 
Tôi không có mặt trong buổi anh Thạch tiếp Từ Đôn Tín, nhưng khi nghe kể lại chuyện đó tôi không hề ngạc nhiên. 
 
Tôi nhớ như in cái giọng ngạo mạn kiểu “sứ giả thiên triều” của Từ trong buổi gặp ngày 13/6/90: “Lần này tôi sang Hà Nội chủ yếu để bàn với các đồng chí Việt Nam về vấn đề Campuchia, đồng thời cũng xem xét nguyện vọng của các đồng chí, chúng tôi đã chuẩn bị ý kiến về quan hệ hai nước Trung Quốc - Việt Nam”. 
 
Khi nói “nguyện vọng của các đồng chí” là Từ muốn nói đến những điều mà anh Linh và Lê Đức Anh đã nói với đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy ngày 5 và 6/6/90. Đây là cuộc đàm phán giữa hai quốc gia bình đẳng, làm sao Trung Quốc có thể nói đến chuyện “xem xét nguyện vọng” của lãnh đạo Việt Nam được. Thêm vào đó, tâm trạng Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch trong những ngày này lại đang nặng chĩu những suy tư khác.
 
Sau khi xảy ra va chạm giữa Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và trưởng đoàn Trung Quốc Từ Đôn Tín, sức ép vào nội bộ ta càng mạnh hơn: suốt nửa cuối 1990 đến 1991, Trung Quốc phớt lờ Bộ Ngoại giao, chỉ làm việc với Ban Đối ngoại; Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham từ chối gặp Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch tại kỳ họp Đại hội Đồng LHQ ở Nữu-ước tháng 9.90. 
 
Trước đó, ý đồ Trung Quốc phân hoá nội bộ ta đã bộc lộ rõ: muốn ta phải thay đổi Bộ trưởng Ngoại giao. Không chỉ thế, Trung Quốc còn lợi dụng sự cả tin của lãnh đạo ta để phá hoại uy tín đối ngoại của ta bằng cách dùng thủ đoạn cố ý lộ tin ra với các nước.
 
Liều thuốc của thày Tàu bốc cho ta thật là đắng, thế nhưng đâu có dã được tật !
 
Trần Quang Cơ
Hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” (Trích)

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 13.07.2014 09:08:37
0
TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN VẬN MẠNG ĐẤT NƯỚC

ĐỌC LẠI HỒ SƠ BÁN NƯỚC: HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990: Bài 3: QUỶ KẾ BÀNH TRƯỚNG, BÁ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ SỰ LỆ THUỘC, QUỲ PHỤC CỦA LÊ ĐỨC ANH

Lời giới thiệu: Đại hội lần thứ bảy Đảng Cộng sản Việt Nam (17-27/6/1991) kết thúc, Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư, Lê Đức Anh chiếm vị trí thứ hai trong Đảng nắm giữ 3 khối quan trọng nhất: Quốc phòng, An ninh, Ngoại giao và lên chức Chủ tịch nước, Đào Duy Tùng là Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban bí thư.
Hồi ký "Hồi Ức và Suy Nghĩ" của Trần Quang Cơ

nhà báo Trần Quang Thành giới thiệu
     
Bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng thâu tóm quyền lực cao nhất trong Đảng, nhưng thực chất người  có ảnh hưởng lớn nhất là Lê Đức Anh. Từ sau Đại hội VII, bộ măt bành trướng, bá quyền của tập đòan thống trị Bắc Kinh đối với Việt Nam ngày càng quỷ quyệt, can thiệp sâu và trắng trợn vào nội bộ lãnh đạo Việt Nam. Sự quỳ phục của Lê Đức Anh ngày càng bộc lộ rõ rệt trong việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
 
Dưới tiêu đề “Đai hội VII và cái giá phải trả cho việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc:” trong chương 18 hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ”, nhà ngoại giao kỳ cựu Trần Quang Cơ viết:
 
“Từ 17 đến 27.6.91 Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội lần thứ VII đưa lại nhiều thay đổi quan trọng về nhân sự: Đỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm Tổng bí thư; Lê Đức Anh nay nghiễm nhiên giữ vị trí thứ 2 trong Đảng, Uỷ viên thường trực Bộ Chính trị kiêm Bí thư Trung ương phụ trách cả 3 khối quốc phòng – an ninh – ngoại giao và lên chức Chủ tịch nước. Võ Văn Kiệt được giới thiệu với Nhà nước cử làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Đào Duy Tùng thường trực Ban bí thư. Bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng nắm bộ phận thường trực của Bộ Chính trị và của Ban Bí thư. Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị gạt ra khỏi chức Ủỷ viên Trung ương. Còn Nguyễn Cơ Thạch bị bật ra khỏi Bộ Chính trị và chuẩn bị thôi chức Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao... (thực ra những thay đổi về nhân sự trong Bộ Chính trị đã được quyết định từ tháng 5 và Trung Quốc đã biết). Dư luận quốc tế xôn xao cho rằng Nguyễn Cơ Thạch là “vật tế thần” trong việc Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng đó mới chỉ là một cách nói đơn giản vì vấn đề không chỉ là bình thường hoá quan hệ mà là phụ thuộc hoá quan hệ.
 
Trước hết vấn đề đặt ra là ai sẽ thay anh Thạch giữ chức bộ trưởng ngoại giao ?
 
Từ đầu tháng 7, tôi đã nhiều lần được triệu tập lên gặp Tổng bí thư Đỗ Mười và Trưởng ban Tổ chức trung ương Lê Phước Thọ (người thay Nguyễn Đức Tâm), để được thông báo và đả thông về dự định đưa tôi làm Bộ trưởng Ngoại giao.
 
Lần gặp sáng ngày 10/7/91, thấy tôi vẫn từ chối, Đỗ Mười đã hiểu lầm tưởng tôi không nhận vì chưa được vào Bộ Chính trị như Bùi Thiện Ngộ - người thay Mai Chí Thọ làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ - nên hứa sẽ giải quyết chuyện đó sau khi nhận chức Bộ trưởng Ngoại giao.
 

Tôi nói chỉ vì lý do “sức khoẻ” mà xin không nhận:
 
“45 năm nay tôi liên tục công tác, cố gắng làm tốt các công việc được giao, không từ nan. Song lần này không thể nhận. Tôi chỉ có nguyện vọng và làm nốt công việc Thứ trưởng Ngoại giao. Đề nghị các anh quyết định theo phương án chúng tôi đề nghị ngày hôm qua: cử anh Vũ Oanh hay anh Vũ Khoan. Nhân đây tôi xin phản ảnh tư tưởng chung của anh em cán bộ nhân viên Bộ Ngoại giao là có sự đối xử chưa công bằng với Ngoại giao”.
 
Vì sao tôi được người ta chọn để thay Nguyễn Cơ Thạch tuy biết rõ tôi có cùng quan điểm về chính trị đối ngoại với anh Thạch ? Tôi nghĩ có 2 lý do: một là, che đậy ý nghĩa chính trị của việc thay thế Nguyễn Cơ Thạch; hai là, cơ chế mới về đối ngoại sau Đại hội VII có khả năng vô hiệu hoá hoàn toàn mới chủ trương và hành động sai khác với quan điểm của mấy vị trong Ban Thường trực Bộ Chính trị mới.
 
Sau khi tôi được miễn, đã có một cuộc vận động khá sôi nổi quanh vấn đề này. Những tên tuổi như Vũ Oanh, Hồng Hà, Hoàng Bích Sơn, Vũ Khoan, Nguyên Dy Niên… được nói tới. Cuối cùng Nguyễn Mạnh Cầm, lúc đó đang là Đại sứ ta tại Liên Xô được chọn, mặc dù khi ấy anh còn rất lưỡng lự.
 
Sau Đại hội VII, mọi vấn đề quan trọng về đối ngoại của Nhà nước đều do Hồng Hà, Bí thư Trung ương, phụ trách đối ngoại, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Đức Anh và tất nhiên được sự tán thưởng của Tổng bí hư Đỗ Mười, quyết định. Những phần công việc xưa nay vốn do Bộ Ngoại giao đảm nhiệm nay đều do Hồng Hà và Ban Đối ngoại chủ trì.
 
Một thí dụ điển hình về vì ý đồ cá nhân họ sẵn sàng bỏ qua danh dự và quốc thể: 
 
Ngày 5/8/91, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà tuyên bố:
 
‘Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Đức Duy (Đại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh’.
 
Lê Đức Anh cho biết khi ở Trung Quốc, Phó ban Đối ngoại Trung Quốc Chu Lương có đề nghị: vì lý do kỹ thuật, quan hệ giữa hai Đảng xin làm qua Trương Đức Duy. Hôm sau, Hồng Hà với tư cách Trưởng ban Đối ngoại tiếp Đại sứ Campuchia Ouch Borith, đã thông báo:
 
“Theo sự phân công của Bộ Chính trị Việt Nam, từ nay đồng chí Lê Đức Anh và đồng chí Hồng Hà sẽ phụ trách việc thảo luận giải pháp Campuchia và các vấn đề liên quan. Nếu lãnh đạo Campuchia muốn bàn các vấn đề trên thì đề nghị quan hệ và thảo luận trực tiếp với 2 đồng chí đó.
 
Tổng bí thư Đỗ Mười gặp Đại sứ Trương Duy Đức  (9/7/1991)
 
Ngày 9/7/91, vừa được bầu làm Tổng bí thư, Đỗ Mười gặp đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy tỏ ý muốn cử Đặc phái viên đi Bắc Kinh để thông báo về Đại hội VII và trao đổi về quan hệ giữa hai nước.
 
Trước đó ít ngày–ngày 11/6/91 – Bộ Ngoại giao ta cũng đã gặp đại sứ Trung Quốc đề nghị mở lại đàm phán cấp Thứ trưởng Ngoại giao hai nước.
 
Ngày 17/7, Trung Quốc trả lời đồng ý gặp cấp Thứ trưởng ở Bắc Kinh từ 5/8 đến 10/8.
Hai ngày sau, Trung Quốc trả lời đồng ý việc ta cử Đặc phái viên gặp lãnh đạo Trung Quốc, nhưng lại sắp xếp cuộc gặp Đặc phái viên Đảng trước cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao…
 
Việc làm trên cho thấy một mặt Trung Quốc muốn gặp ta ở cả hai cấp, mặt khác muốn dùng những thoả thuận với cấp Đặc phái viên để ép ta trong cuộc gặp cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Để đề cao công việc này, phía Trung Quốc đã đề nghị thay chữ “Đặc phái viên” thành “đoàn Đại diện đặc biệt của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” tuy Đoàn chỉ có 2 thành viên là Lê Đức Anh và Hồng Hà.
 
Hồng Hà lúc đó là Bí thư Trung ương, phụ trách đối ngoại. Phụ tá đoàn là Trịnh Ngọc Thái, phó ban Đối ngoại của Đảng. Tôi nhớ khi đó Bộ Ngoại giao có đề nghị có một Thứ trưởng Ngoại giao là uỷ viên Trung ương đi với đoàn để nắm tình hình vận dụng vào cuộc đàm phán cấp Thứ trưởng Ngoại giao ngay sau đó, nhưng đề nghị không được chấp nhận. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Nghiêm Hoành cũng không được tham dự các hoạt động của đoàn, trong khi đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Trương Đức Duy lại có mặt trong mọi hoạt động chính thức của đoàn tại Trung Quốc.
 
Ngày 28/7/91, đoàn đã đến Bắc Kinh và trong mấy ngày sau đó đã gặp Kiều Thạch, Lý Bằng, Giang Trạch Dân thông báo khá chi tiết về Đại hội VII. Thông báo cả những ý kiến khác nhau quá trình thảo luận, tranh luận và việc biểu quyết những vấn đề quan trọng trong Đại hội, và cơ cấu nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương mới..., Giang Trạch Dân và Lý Bằng tỏ ra quan tâm đến việc Việt Nam sẽ có Ngoại trưởng mới (thay Nguyễn Cơ Thạch) trong kỳ họp Quốc hội tháng 8/91, Giang tỏ ý hài lòng: “Từ đáy lòng mình, tôi hết sức hoan nghênh kết quả Đại hội VII của các đồng chí Việt Nam”.
 
Đặc biệt mặc dù chuyến đi có mục đích gặp lãnh đạo Trung Quốc thông báo về Đại hội VII và bàn quan hệ hai nước, nhưng Lê Đức Anh và Hồng Hà đã chủ động xin gặp Từ Đôn Tín tới 2 lần, chiều 297 và tối 317 để tạ lỗi (?).
 
Mở đầu cuộc gặp chiều 29/7, Lê Đức Anh đã nói:
 
 “Năm ngoái khi đồng chí Từ Đôn Tín sang Việt Nam đã xảy ra một số trục trặc không hay lắm do phía chúng tôi gây ra (!) Đồng chí Nguyễn Văn Linh và chúng tôi khi biết việc này, chúng tôi không vui lắm. Hôm nay gặp đồng chí, tôi nói tình cảm của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và của tôi... Tình hình trục trặc trong quan hệ là một việc đau lòng, nhất là giữa những người cộng sản. Khúc nhạc cũ đã qua rồi, mong các đồng chí yên tâm”.
 
Còn Từ thì cũng mượn dịp này để than phiền về đại sứ Đặng Nghiêm Hoành:
 
“Một năm nay đồng chí ấy không gặp tôi, trừ khi gặp ở các cuộc chiêu đãi. Đây là lần đầu tiên tôi gặp đồng chí Hoành kể từ tháng 6 năm ngoái” (sự thực là phía Trung Quốc đã có thành kiến với anh Hoành từ trong cuộc đàm phán tháng 6/90 ở Hà Nội).
 
Từ không quên nhắc đến điều kiện không thể thiếu có thể bình thường hoá quan hệ với Việt Nam: “Tôi rất hoan nghênh đồng chí Lê Đức Anh và đồng chí Hồng Hà là từ nay không nói diệt chủng nữa. Khi về Hà Nội nếu gặp Campuchia đề nghị các đồng chí cũng nói ý này... Nếu các đồng chí lãnh đạo Việt Nam sang Trung Quốc mà cái đuôi Campuchia vẫn còn thì chúng tôi khó nói với nhân dân. Mong vấn đề Campuchia được giải quyết thì khi bình thường hoá quan hệ chúng tôi có thể ăn nói với nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới”.
 
Để dọn đường cho cuộc gặp cấp Thứ trưởng ở Bắc Kinh tháng 8/91, tối 31/7 Hồng Hà đảm bảo với Từ Đôn Tín: “Đồng chí Lê Đức Anh và tôi sẽ làm việc trực tiếp với Thứ trưởng Nguyễn Dy Niên (người được chỉ định đi đàm phán với Trung Quốc chỉ vì chưa có “tiền sử” với Trung Quốc) trước khi đồng chí ấy đi Trung Quốc. Chúng tôi phải báo cáo với Bộ Chính trị để có ý kiến chỉ đạo không những về nội dung mà cả về tinh thần và thái độ làm việc. Tinh thần của chúng tôi là phấn đấu làm cho cuộc gặp thành công”.
 
Sau khi đã cam kết từ nay không nói đến vấn đề diệt chủng nữa, Hồng Hà hỏi Từ: “Tôi muốn hỏi đồng chí ngoài vấn đề diệt chủng, còn hai vấn đề gai góc là vấn đề quân đội các bên Campuchia và vai trò LHQ thì phương hướng giải quyết nên thế nào, để chúng tôi có thể góp phần làm cho cuộc gặp thứ trưởng Việt – Trung ở Bắc Kinh sắp tới đạt kết quả tốt”.
 
Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại !
 
Sau khi ở Trung Quốc về, ngày 4/8/91, Lê Đức Anh và Hồng Hà gặp tôi và Nguyễn Dy Niên tại Văn phòng Trung ương Đảng để chuẩn bị cho Niên đi đàm phán với Trung Quốc.
 
Sau khi anh Niên đọc bản đề án của Bộ Ngoại giao, tôi nói:
 
“Anh Hoành (đại sứ ta ở Trung Quốc) vừa điện về phía Trung Quốc thông báo có 3 buổi làm việc nhưng họ nói có thể làm một buổi là xong. Chắc chắn Từ Đôn Tín sẽ đưa văn bản buộc chúng ta phải thoả thuận. Nếu ta nhận, họ sẽ xì ra cho các nước P5, ASEAN và bạn Campuchia. Ta sẽ ở vào thế phản bội đồng minh, phản bội bạn bè. Nếu ta đòi sửa văn bản của Trung Quốc thì sẽ không ra được văn bản, đàm phán sẽ thất bại. Chúng tôi đã xem lại biên bản thấy Trung Quốc gắn rất chặt vấn đề Campuchia với việc bình thường hoá quan hệ, vẫn coi Campuchia là điều kiện. Trung Quốc rất khôn, khi gặp cấp cao chỉ tập trung vào vấn đề quan hệ hai nước, còn cái xương để lại. Gặm cái xương này, chúng ta phải giải quyết vấn đề có tính nguyên tắc. Ta quyết tâm bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc nhưng không được phá quan hệ với Campuchia và không được để thế giới thấy anh Việt Nam là người tráo trở”.
 
Biết tôi quá gai góc, không chịu chấp nhận ý đồ thoả hiệp vô nguyên tắc với Trung Quốc, Lê Đức Anh và Hồng Hà chỉ nói chung chung về chuyến đi Bắc Kinh vừa qua.
 
Hồng Hà nói: “Tinh thần tôi nắm được là ý Trương Đức Duy và Từ Đôn Tín đều lo cuộc gặp Thứ trưởng thất bại. Từ có hỏi: Không biết đồng chí Thứ trưởng nào gặp tôi có nắm được tinh thần này không ?”
 
Tôi liền bảo: “Như vậy càng rõ là họ có yêu cầu cao nên họ sợ ta không thể chấp nhận được”.
 
Hồng Hà nói: “Tôi hiểu họ muốn bình thường hoá quan hệ là chính nên họ lo”.
 
Tôi đáp: “Về mặt này thì phải nói là Việt Nam lo hơn vì Việt Nam mót bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc hơn.”
 
Vào cuối buổi họp, Hồng Hà nói: “Chuyến đi của anh Niên là thuận lợi, sau chuyến đi của anh Lê Đức Anh. Anh Niên cũng là nhân vật mới, không có “tiền sử”. Khi nhắc đến tháng 6/90 họ rất cay cú”.
 
Lê Đức Anh thêm vào: “Sau tháng 6/90 lại có phát biểu với báo chí của hai bên nên càng tích tụ thêm, gắng thêm”. (ý nói đến lần sau đàm phán tháng 6/90, giữa tôi và Từ Đôn Tín có sự phê phán nhau trên báo chí). Và đến chiều, khi họp Thường trực Bộ Chính trị bàn về việc đàm phán với Trung Quốc họ chỉ triệu tập anh Niên, không triệu tập tôi.
 
Được biết trong cuộc họp này Tổng bí thư Đỗ Mười đã khẳng định là không nên vì vấn đề Campuchia mà cản trở việc bình thường hoá quan hệ của ta với Trung Quốc.
 
Về vấn đề Campuchia, họ chỉ thị cho anh Niên thoả thuận với phía Trung Quốc:
1. Không nói về vấn đề diệt chủng. Lê Đức Anh nói phải dứt khoát thôi vấn đề diệt chủng. Và Tổng bí thư Đỗ Mười nhấn thêm: “Nếu nói vấn đề diệt chủng tức là đồng minh với Mỹ chống Trung Quốc” (!)
2. Nâng cao vai trò SNC Campuchia, hạ thấp vai trò LHQ.
3. Giảm quan các bên Campuchia 50%
 
Để đảm bảo cuộc đàm phán không đi chệch khỏi quỹ đạo đã dàn xếp trước với Trung Quốc, Hồng Hà còn để Trịnh Ngọc Thái, phó ban Đối ngoại, ở lại Bắc Kinh để tham gia đoàn đàm phán, thực chất để giám sát Nguyễn Dy Niên có theo đúng những điều họ đã thoả thuận trước với Trung Quốc không.
 
Ngày 10/8/91, sau khi cái gọi là cuộc đàm phán này đạt kết quả đúng ý Trung Quốc (hoan nghênh Sihanouk giữ chức chủ tịch SNC, ủng hộ văn kiện khung của LHQ về giải pháp Campuchia), vào đúng ngày Quốc hội Việt Nam thông qua việc bổ nhiệm Nguyễn Mạnh Cầm thay Nguyễn Cơ Thạch làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham nhận tiếp Nguyễn Dy Niên và ngỏ lời mời tân Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Trung Quốc ngày 16/9/91 để chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao Trung – Việt ở Bắc Kinh.
 
Ta đã dự kiến sau cuộc đàm phán ở Bắc Kinh sẽ sang PhnomPenh thông báo cho bạn Campuchia nhưng tối 18/8/91 Hồng Hà lại gọi điện chỉ thị: “Theo ý kiến đồng chí Lê Đức Anh, anh Niên không phải đi Campuchia thông báo với bạn nữa và cũng không thông báo cho bất cứ ai về cuộc đàm phán ở Bắc Kinh vừa qua” (mặc dù phía Trung Quốc đã thông báo cho các nước ASEAN và các nước phương Tây rồi). Và còn nói thêm: “Từ nay trở đi, trên giấy trắng mực đen đừng ghi ý đồ của Trung Quốc nữa (?) vì vấn đề này Bộ Chính trị  đã nắm rồi.”
 
Nói chung, từ sau Đại hội VII, tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc như cỗ máy đã được tra dầu đầy đủ, diễn biến trơn tru theo trình tự đã định.
 
Ngày 5-10/11/91, sau khi Hiệp định về Campuchia được ký kết ở Pari, Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để hoàn thành việc bình thường hoá mối quan hệ bị trục trặc lớn từ tháng 2/79.
 
Nhưng trong khi lãnh đạo ta ôm kỳ vọng cùng Trung Quốc “bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đề quốc” thì họ đã xác định quan hệ với ta là “thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đầu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau). 
 
Trung Quốc nói thế song luôn luôn lấy thế nước lớn để lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải ta, và hiểm độc nhất là không ngừng tác động vào nội bộ ta.”
 
Trần Quang Cơ
Hồi ký “Hổi ức và Suy nghĩ”  (Trích)

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 14.07.2014 06:50:19
0
 
 
Sưu tầm: 22 bức hình động lạ mắt
22 bức ảnh động trong đó có một số minh họa các hiện tượng thông thường​  ...
 

1. Quá trình leo của cây.
   

   2. Cách mà một con bọ rùa tung cánh.

 
3. Nước sôi bị ném ra ở nhiệt độ  41°C.


4. Cách di chuyển của loài kiến.


5. Hình ảnh quay chậm của một chiếc lò xò rơi.

   

6. Một ngày ở hai đầu cực Trái Đất, khi mà mặt trời không bao giờ lặn.

7. Định lý Pythagore được chứng minh bằng "đồ họa".


 
8. Cách Trái Đất được so sánh với ngôi sao lớn nhất vũ trụ.

9. Chìa khóa hoạt động như thế nào?

10. Cách mà con người "vận chuyển" những bức tượng tại đảo Phục Sinh.


11. Cách dây xích được sản xuất.


12. Nọc độc rắn gặp máu thì sẽ như thế này đây.

13. Cách làm màn hình chỉ dành cho riêng bạn.


14. Cách ngụy trang của loài bạch tuộc.


15. Khí sulphur hexafluoride còn nhẹ hơn cả không khí.


16. Dù thế nào thì anh chàng này vẫn đạt được mục đích.


17. Cách loài chó uống nước.



18. Cách sản xuất bánh cuộn.

19. Một quả trứng mất vỏ đang trôi trong lòng nước.


20. Hình ảnh một ngôi sao bị lỗ đen nuốt chửng.


21. Báo hoa săn mồi.


22. Loài rắn bay nổi tiếng ở Đông Nam Á.




<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.07.2014 03:52:31 bởi Phù vân >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 17.07.2014 15:56:46
0
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến  

Huỳnh Minh Tú - (phần 1)

 
Sách giáo khoa thời VNCH  

Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng“nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.
Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.
 

Phòng thí nghiệm ở Viện Pasteur Sài Gòn (Internet) 
 
Tổng quan
 
Từ năm 1917, chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc, và cả Lào cùng Campuchia. Hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc có ba bậc: tiểu học, trung học, và đại học. Chương trình học là chương trình của Pháp, với một chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ. Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945, chương trình học của Việt Nam – còn gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn (ban hành thời chính phủ Trần Trọng Kim - được đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc.
 
Riêng ở miền Nam, vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục cho đến giữa thập niên 1950. Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa thì chương trình Việt mới được áp dụng ở miền Nam để thay thế cho chương trình Pháp. Cũng từ đây, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo thực sự của mình.
 

Một buổi lễ khánh thành tượng Petrus Ký trong khuôn viên (công viên 30/4 hiện tại), nằm trên đường Boulevard Norodom – Đại Lộ Thống Nhất trước Dinh Độc Lập, hướng về Nhà Thờ Đức Bà).
 
Ngay từ những ngày đầu hình thành nền Đệ Nhất Cộng Hòa, những người làm công tác giáo dục ở miền Nam đã xây dựng được nền móng quan trọng cho nền giáo dục quốc gia, tìm ra câu trả lời cho những vấn đề giáo dục cốt yếu. Những vấn đề đó là: triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương trình học, tài liệu giáo khoa và phương tiện học tập, vai trò của nhà giáo, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, đánh giá kết quả học tập, và tổ chức quản trị.
 
Nhìn chung, người ta thấy mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn.
 
Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trunghọc, và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số. Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Hành Chính Quốc Gia và ở các trường đại học cộng đồng).
 

Cảnh giờ rước học sinh tan trường. 
 
Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển.

Kết quả này có được là nhờ các nhà giáo có ý thức rõ ràng về sứ mạng giáo dục, có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đã sống cuộc sống khiêm nhường để đóng góp trọn vẹn cho nghề nghiệp, nhờ nhiều bậc phụ huynh đã đóng góp công sức cho việc xây dựng nền giáo dục quốc gia, và nhờ những nhà lãnh đạo giáo dục đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở Miền Nam Việt Nam.

Thầy cô giáo ( Giáo sư ) thời VNCH
 

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.07.2014 15:59:05 bởi thiên thanh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 17.07.2014 16:04:33
0
Huỳnh Minh Tú - Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (phần 2)


 

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hựu Thế, Việt Nam Cộng Hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” được chính thức hóa ở hội nghị này.
 
Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trongHiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).

Khóa Hội Thảo Cải Tổ Chương Trình Sư Phạm. 
 
1. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục nhân bản.
 
Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốclấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác.
 
Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá conngười, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

 
2. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục dân tộc.
 
Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

Sinh viên đại học Dược Khoa Sài Gòn gói bánh chưng để đem giúp đồng bào miền Trung bị bão lụt năm Thìn 1964.  
 
3. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục khai phóng.
 
Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
 
Từ những nguyên tắc căn bản ở trên, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đề ra những mục tiêu chính sau đây cho nền giáo dục của mình. Những mục tiêu này được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại.

MỤC TIÊU GIÁO DỤC THỜI VNCH:


Bích chương của Sở Giáo Dục – Bộ Y Tế VNCH 

1. Phát triển toàn diện mỗi cá nhân.
 
Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.

Thanh nữ Việt Nam Cộng Hòa 

2. Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh.
 
Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

Người dân miền Nam biểu tình phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, năm 1974.

3. Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
 
Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả năng tiếp nhận nhữnggiá trị văn hóa của nhân loại.

Mặt tiền của Viện Đại Học Sài Gòn (Số 3 Công Trường Chiến Sĩ) 
(Còn tiếp)
 

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 25.07.2014 00:07:51
0
 
 
* * *
 
Huỳnh Minh Tú - Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (phần 3)
 
 

Giáo dục tiểu học:

 Một lớp tiểu học ở miền Nam vào năm 1961.
 
Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ Nhất Cộng Hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất).   Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc). Từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã có luật quy định trẻ em phải đi học ít nhất ba năm tiểu học. Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai thi trượt phải học “đúp”, tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.
 
Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy định, một ngày được chia ra 2 ca học; ca học buổi sáng và ca học buổi chiều.
 
Vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng Hòa có 2,5 triệu học sinh tiểu học, chiếm hơn 80% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi; 5.208 trường tiểu học (chưa kể các cơ sở ở Phú Bổn, Vĩnh Long và Sa Đéc).

Học sinh lớp Nhất, lớp Nhì hồi xưa – ( Lớp Bốn lớp Năm bây giờ ).

 
Tất cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Một để bắt đầu bậc tiểu học. Phụ huynh có thể chọn lựa cho con em vào học miễn phí cho hết bậc tiểu học trong các trường công lập hay tốn học phí (tùy trường) tại các trường tiểu học tư thục.
 
Lớp 1 (trước năm 1967 gọi là lớp Năm) cấp tiểu học mỗi tuần học 25 giờ, trong đó 9,5 giờ môn Quốc văn; 2 giờ Bổn phận công dân và Đức dục (còn gọi là lớp Công dân giáo dục). Lớp 2 (trước năm 1967 gọi là lớp Tư), Quốc văn giảm còn 8 tiếng nhưng thêm 2 giờ Sử ký và Địa lý. Lớp 3 trở lên thì ba môn Quốc văn, Công dân và Sử Địa chiếm 12-13 tiếng mỗi tuần.
 
 

Giờ sinh hoạt của toàn trường thời bấy giờ.

 
Một năm học kéo dài chín tháng, nghỉ ba tháng hè. Trong năm học có khoảng 10 ngày nghỉ lễ (thông thường vào những ngày áp Tết).
 

 Thẻ căn cước học sinh trường Võ Trường Toản

 Giáo dục trung học:


 

 Các vị Giáo Sư trường Hồ Ngọc Cẩn

 
Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức hơn 20% tổng số thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18; có 534 trường trung học (chưa kể các cơ sở ở Vĩnh Long và Sa Đéc).
 
Đến năm 1975 thì có khoảng 900.000 học sinh ở các trường trung học công lập. Các trường trung học công lập nổi tiếng thời đó có Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trưng Vương, Gia Long, Lê Quý Đôn (Sài Gòn) tiền thân là Trường Chasseloup Laubat, Quốc Học (Huế), Trường Trung học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ)…
 
Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.


Tên gọi năm lớp bậc tiểu học trước 1971sau 1971 lớp năm lớp một lớp tư lớp hai lớp ba lớp ba lớp nhì lớp tư lớp nhất lớp năm Tên các lớp bậc trung học đệ nhất cấp lớp đệ thất lớp sáu lớp đệ lục lớp bảy lớp đệ ngũ lớp tám lớp đệ tứ lớp chín Tên các lớp trung học đệ nhị cấp lớp đệ tam lớp mười lớp đệ nhị lớp 11 lớp đệ nhất lớp 12
 

Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký

 
Trung học đệ nhất cấp:


Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 72- 73

 
Trung học đệ nhất cấp bao gồm từ lớp 6 đến lớp 9 (trước năm 1971 gọi là lớp đệ thất đến đệ tứ), tương đương trung học cơ sở hiện nay. Từ tiểu học phải thi vào trung học đệ nhất cấp. Đậu vào trường trung học công lập không dễ. Các trường trung học công lập hàng năm đều tổ chức tuyển sinh vào lớp Đệ thất (từ năm 1971 gọi là lớp 6), kỳ thi có tính chọn lọc khá cao (tỷ số chung toàn quốc vào trường công khoảng 62%); tại một số trường danh tiếng tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn 10%.
 
Những học sinh không vào được trường công thì có thể nhập học trường tư thục nhưng phải trả học phí. Một năm học được chia thành hai “lục cá nguyệt” (hay “học kỳ”). Kể từ lớp 6, học sinh bắt đầu phải học ngoại ngữ, thường là tiếng Anh hay tiếng Pháp, môn Công dân giáo dục tiếp tục với lượng 2 giờ mỗi tuần.
 
Từ năm 1966 trở đi, môn võ Vovinam (tức Việt Võ đạo) cũng được đưa vào giảng dạy ở một số trường.
 
Học xong năm lớp 9 thì thi bằng Trung học đệ nhất cấp. Kỳ thi này thoạt tiên có hai phần: viết và vấn đáp.
 
Năm 1959 bỏ phần vấn đáp rồi đến niên học 1966-67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục bãi bỏ hẳn kỳ thi Trung học đệ nhất cấp.


Sân trường Marie Curie

 
Trung học đệ nhị cấp:
 
 

Nam sinh Võ Trường Toản

 
Trung học đệ nhị cấp là các lớp 10, 11 và 12, trước 1971 gọi là đệ tam, đệ nhị và đệ nhất; tương đương trung học phổ thông hiện nay. Muốn vào thì phải đậu được bằng Trung học đệ nhất cấp, tức bằng Trung học cơ sở.
 
Vào đệ nhị cấp, học sinh phải chọn học theo một trong bốn ban như dự bị vào đại học. Bốn ban thường gọi A, B, C, D theo thứ tự là Khoa học thực nghiệm hay còn gọi là ban vạn vật; ban toán; ban văn chường và ban văn chương cổ ngữ, thường là Hán văn. Ngoài ra học sinh cũng bắt đầu học thêm một ngoại ngữ thứ hai.
 
Vào năm lớp 11 thì học sinh phải thi Tú tài I rồi thi Tú tài II năm lớp 12. Thể lệ này đến năm học 1972-1973 thì bỏ, chỉ thi một đợt tú tài phổ thông. Thí sinh phải thi tất cả các môn học được giảng dạy (trừ môn Thể dục), đề thi gồm các nội dung đã học, không có giới hạn hoặc bỏ bớt. Hình thức thi kể từ năm 1974 cũng bỏ lối viết bài luận (essay) mà theo lối thi trắc nghiệm có tính cách khách quan hơn.
 
Mỗi năm có hai đợt thi Tú tài tổ chức vào khoảng tháng 6 và tháng 8.
Tỷ lệ đậu Tú tài I (15-30%) và Tú tài II (30-45%), tại các trường công lập nhìn chung tỷ lệ đậu cao hơn trường tư thục do phần lớn học sinh đã được sàng lọc qua kỳ thi vào lớp 6 rồi. Do tỷ lệ đậu kỳ thi Tú tài khá thấp nên vào được đại học là một chuyện khó. Thí sinh đậu được xếp thành: Hạng “tối ưu” hay “ưu ban khen” (18/20 điểm trở lên), thí sinh đậu Tú tài II hạng tối ưu thường hiếm, mỗi năm toàn Việt Nam Cộng Hòa chỉ một vài em đậu hạng này, có năm không có; hạng “ưu” (16/20 điểm trở lên); “bình”(14/20); “bình thứ” (12/20), và “thứ” (10/20).


Thầy trò trường nữ Gia Long

 
Một số trường trung học chia theo phái tính như ở Sài Gòn thì có trường Petrús Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trường Hồ Ngọc Cẩn (Gia Định) và các trường Quốc học (Huế), Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Võ Tánh (Nha Trang), Trần Hưng Đạo (Đà Lạt), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) dành cho nam sinh và các trường Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Trường Nữ Trung học Đồng Khánh (Huế), Trường Nữ Trung học Bùi Thị Xuân (Đà Lạt), Trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), Trường Nữ Trung học Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ) chỉ dành cho nữ sinh.
 
Học sinh trung học lúc bấy giờ phải mặc đồng phục: nữ sinh thì áo dài trắng, quần trắng hay đen; còn nam sinh thì mặc áo sơ mi trắng, quần màu xanh dương.
 

Nữ sinh Lê Văn Duyệt

 
Trung học tổng hợp:
 
Chương trình giáo dục trung học tổng hợp (tiếng Anh: comprehensive high school) là mộtchương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục của triết gia John Dewey,sau này được nhà giáo dục người Mỹ là James B. Connant hệ thống hóa và đem áp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ Giáo dục trung học tổng hợp chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng nghiệp, đặt nặng vào các môn tư vấn, kinh tế gia đình, kinh doanh, công-kỹ nghệ, v.v… nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể mưu sinh sau khi rời trường trung học. Ở từng địa phương, phụ huynh học sinh và các nhà giáo có thể đề nghị những môn học đặc thù khả dĩ có thể đem ra ứng dụng ở nơi mình sinh sống.
 
Thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa chính phủ cho thử nghiệm chương trình trung học tổng hợp, nhập đệ nhất và đệ nhị cấp lại với nhau. Học trình này được áp dụng đầu tiên tại Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức (khai giảng niên khóa đầu tiên vào tháng 10 năm 1965) , sau đó mở rộng cho một số trường như Nguyễn An Ninh (cho nam sinh; 93 đường Trần Nhân Tông, Quận 10) và Sương Nguyệt Ánh (cho nữ sinh; góc đường Bà Hạt và Vĩnh Viễn, gần chùa Ấn Quang) ở Sài Gòn, và Chưởng Binh Lễ ở Long Xuyên.
 

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (cầm đàn) trong một buổi sinh hoạt của nhóm Du Ca với các học sinh trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức vào cuối thập niên 1960

 
Bổ sung ( theo góp ý của đọc giả Nguyễn ):
 
Ở Huế: Ngày 4-8-1964 trường Đại Học Sư Phạm Huế đã thành lập một trường
Trung-học trực thuộc mang tên [link=http://truongkieumauhue.org/]Trung Học Kiểu Mẫu Huế (khai giảng niên khóa đầu tiên gồm 8 lớp, 320 học sinh, 24 nhà giáo, 7 nhân viên, với hiệu trưởng Trần Kim Nở).
 
Ở Cần Thơ: Năm 1966, Trung học Kiểu mẫu Cần Thơ được thành lập thuộc Phân khoa Sư phạm của Viện Đại học Cần Thơ.
 

Cổng trường Trung Học Kiểu Mẫu Huế 1964-1975

 
Trung học kỹ thuật:


Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’Lao

 
Các trường trung học kỹ thuật nằm trong hệ thống giáo dục kỹ thuật, kết hợp việc dạy nghề với giáo dục phổ thông. Các học sinh trúng tuyển vào trung học kỹ thuật thường được cấp học bổng toàn phần hay bán phần. Mỗi tuần học 42 giờ; hai môn ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh và tiếng Pháp.
 
Các trường trung học kỹ thuật có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố; ví dụ, công lập thì có Trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng (thành lập năm 1956; tiền thân là Trường Cơ khí Á châu thành lập năm 1906 ở Sài Gòn; nay là Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng), Trường Trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc, Trường Trung học Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ;  tư thục thì có Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco (do các tu sĩ Dòng Don Bosco thành lập năm 1956 ở Gia Định; nay là Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM).
 

Hiệu trưởng Cao Thanh Đảnh và các Giáo Sư trường trung học kỹ thuật Cao Thắng.

(còn tiếp)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.07.2014 04:05:02 bởi Phù vân >

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 27.07.2014 21:14:22
0
Ông Dzuylinh chắc còn mãi tịnh tâm hay sao mà im re! Để coi xem có tiết mục gì sẽ giúp vui cho Giai Điệu Phù Trầm nha!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.07.2014 21:15:55 bởi sen dat >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.07.2014 17:18:51
0
Huỳnh Minh Tú - Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (phần 4)


 

Các trường tư thục và Quốc Gia Nghĩa Tử

Các trường tư thục và Bồ đề:
 
 

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của trường Lasan Taberd 17 tháng 2 năm 1974

Ngoài hệ thống trường công lập của chính phủ là hệ thống trường tư thục. Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học. Đến niên học 1970-1971 thì trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học.
Con số này tính đến năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa có khoảng 1,2 triệu học sinh ghi danh học ở hơn1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học. Các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd dành cho nam sinh; Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới) dành cho nữ sinh. Bốn trường này nằm dưới sự điều hành của Giáo Hội Công Giáo.
 

Sân trường Bác ái (Collège Fraternité)

Trường Bác ái (Collège Fraternité) ở Chợ Quán với đa số học sinh là người Việt gốc Hoa cũng là một tư thục có tiếng do các thương hội người Hoa bảo trợ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có hệ thống các trường tiểu học và trung học Bồ Đề ở nhiều tỉnh thành, tính đến năm 1970 trên toàn quốc có 137 trường Bồ đề, trong đó có 65 trường trung học với tổng số học sinh là 58.466.
Ngoài ra còn có một số trường do chính phủ Pháp tài trợ như Marie Curie, Colette, và Saint-Exupéry. Kể từ năm 1956, tất cả các trường học tại Việt Nam, bất kể trường tư hay trường do ngoại quốc tài trợ, đều phải dạy một số giờ nhất định cho các môn quốc văn và lịch sử Việt Nam.
Chương trình học chính trong các trường tư vẫn theo chương trình mà Bộ Quốc gia Giáo dục đã đề ra, dù có thể thêm một số giờ hoặc môn kiến thức thêm.
Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tổng cộng có 1.087 trường tư thục ở miền Nam Việt Nam bị giải thể và trở thành trường công (hầu hết mang tên mới).
 

Le Collège Fraternité – Bac Ai datant de 1908, se situe 4 – rue Nguyên Trai, Cho Quan.

Các trường Quốc Gia Nghĩa Tử:
 

Saigon 17 March 1971 – Bà Nguyễn Văn Thiệu dự lễ khánh thành Thư viện trường Quốc Gia Nghĩa Tử.

Ngoài hệ thống các trường công lập và tư thục kể trên, Việt Nam Cộng Hòa còn có hệ thống thứ ba là các trường Quốc gia nghĩa tử. Tuy đây là trường công lập nhưng không đón nhận học sinh bình thường mà chỉ dành riêng cho các con em của tử sĩ hoặc thương phế binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như là một đặc ân của chính phủ giúp đỡ không chỉ phương tiện học hành mà cả việc nuôi dưỡng.
Hệ thống này bắt đầu hoạt động từ năm 1963 ở Sài Gòn, sau khai triển thêm ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, và Biên Hòa. Tổng cộng có 7 cơ sở với hơn 10.000 học sinh. Loại trường này do Bộ Cựu Chiến binh quản lý chứ không phải Bộ Quốc gia Giáo dục, nhưng vẫn dùng giáo trình của Bộ Quốc gia Giáo dục.
Chủ đích của các trường Quốc gia nghĩa tử là giáo dục phổ thông và hướng nghiệp cho các học sinh chứ không được huấn luyện quân sự. Vì vậy trường Quốc gia nghĩa tử khác trường Thiếu sinh quân. Sau năm 1975, các trường quốc gia nghĩa tử cũng bị giải thể.
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=gxhaxaLAGVE[/YouTube]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.07.2014 17:22:47 bởi thiên thanh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.07.2014 17:27:18
0
Huỳnh Minh Tú - Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (tiếp theo)
 
Giáo dục đại học:
 


Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện Đại Học, trường Đại Học, và học viện trong nước. Tuy nhiên vì số chỗ trong một số trường rất có giới hạn nên học sinh phải dự một kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao; các trường này thường là  Y, Dược, Nha, Kỹ Thuật, Quốc gia hành chánh và Sư Phạm.
Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh, hoàn toàn không xét đến lý lịch gia đình. Sinh viên học trong các cơ sở giáo dục công lập thì không phải đóng tiền. Chỉ ở một vài trường hay phân khoa đại học thì sinh viên mới đóng lệ phí thi vào cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ còn có những chương trình học bổng cho sinh viên.
 

Trong khuôn viên Học viện Quốc gia Hành chánh

Số liệu giáo dục bậc đại học: Niên họcSố sinh viên 1960-61 11.708[45] 1962 16.835[10] 1964 20.834[10] 1974-75 166.475[46] Chương trình học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp. Cấp 1 (học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. thì lấy bằng Cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán…); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lấy bằng Tốt nghiệp (ví dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh…) hay bằng Kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông…). Cấp 2: học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng Cao học hay Tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteurde troisième cycle; tương đương Thạc sĩ ngày nay). Cấp 3: học thêm 2-3 năm và làm luận án thì lấy bằng Tiến sĩ (tương đương với bằng Ph.D. của Hoa Kỳ).
Riêng ngành y, vì phải có thời gian thực tập ở bệnh viện nên sau khi học xong chương trình dự bị y khoa phải học thêm 6 năm hay lâu hơn mới xong chương trình đại học.

Bổ sung của đọc giả Trần Thạnh (26.12.2013):

VNCH có nhiều trí thức tốt nghiệp từ Pháp và Hoa Kỳ nên có hai hệ thống bằng cấp khác nhau:
 

Thạc Sĩ người Việt đầu tiên là ông Phạm Duy Khiêm, bào huynh của nhạc sĩ Phạm Duy.
Ecole Normale Supérieure
Ðánh dấu hoa* là ông Phạm Duy Khiêm. Ðánh dấu X là TT Pháp Georges Pompidou

Theo hệ thống của Pháp (ngày trước):
-  Cử Nhân (Licencié), Cao học (DEA), Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (Doctorat de 3è cycle), Tiến Sĩ Quốc Gia (Doctorat d’État).
Theo hệ thống của Hoa Kỳ:
- Cử Nhân (Bachelor), Master (trước 1975 chưa có từ ngữ dịch chính xác bằng cấp này), Tiến Sĩ(PhD).
Khó có thể so sánh Master và Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp vì học trình hai bên khác nhau.   ( Hiện nay trong nước dịch Master là Thạc Sĩ gây hiểu lầm cho nhiều người ).
Từ “ Thạc Sĩ ” trước đây được dùng để chỉ những người thi đậu một kỳ thi rất khó của Pháp (agrégation). Người thi đậu được gọi là Agrégé. Không có từ tiếng Anh tương đương cho từ này.
 

Đại học Luật khoa Sài Gòn

Mô hình các cơ sở giáo dục đại học:

Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa được tổ chức theo mô hình Viện đại học (theo Việt-Nam Tự-Điển của Hội khai trí Đức Tiến: Viện = Nơi, sở).
Đây là mô hình tương tự như university của Hoa Kỳ và Tây Âu, cùng với nó là hệ thống đào tạo theo tín chỉ (tiếng Anh: credit). Mỗi viện đại học bao gồm nhiều Phân khoa đại học (tiếng Anh: faculty; thường gọi tắt là phân khoa, ví dụ: Phân khoa Y, Phân khoa Sư phạm, Phân khoa Khoa học, v.v…) hoặc Trường hay Trường Đại học (tiếng Anh: school hay college; ví dụ: Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật, v.v…).
Trong mỗi Phân khoa Đại học hay Trường Đại học có các ngành (ví dụ: ngành Điện tử, ngành Công chánh, v.v…); về mặt tổ chức, mỗi ngành tương ứng với một ban (tiếng Anh: department; tương đương với đơn vị khoa hiện nay).
 

Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật

Về mặt tổ chức, viện đại học của Việt Nam Cộng Hòa duy trì đường lối phi chính trị của các đại học Tây Phương. Các khoa trưởng của các trường phân khoa không do Bộ Quốc gia Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.
Trong hai thập niên 1960 và 1970, lúc hội nghị Hòa Bình đang diễn ra ở Paris, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ráo riết lên kế hoạch tái thiết sau chiến tranh, với viễn cảnh là hòa bình sẽ lập lại ở Việt Nam, một chính phủ liên hiệp sẽ được thành lập, người lính từ các bên trở về cần được đào tạo để tái hòa nhập vào xã hội. Trong khuôn khổ kế hoạch đó, có hai mô hình cơ sở giáo dục đại học mới và mang tính thực tiễn được hình thành, đó là trường đại học cộng đồng và viện đại học bách khoa.
Trường đại học cộng đồng là một cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành; sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học lớn, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc.
Các trường đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế. Khởi điểm của mô hình giáo dục này là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm 1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào một luận án tiến sĩ trình ở Viện Đại học Southern California vào năm 1970 với tựa đề The Community College Concept: A Study of its Relevance to Postwar Reconstruction in Vietnam (Khái niệm trường đại học cộng đồng:Nghiên cứu sự phù hợp của nó với công cuộc tái thiết hậu chiến ở Việt Nam).
Cơ sở đầu tiên được hình thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang, thành lập vào năm 1971 ở Định Tường sau khi mô hình giáo dục mới này được mang đi trình bày sâu rộng trong dân chúng.
 

Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật

Vào năm 1973, Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức (tên tiếng Anh: Thủ Đức Polytechnic University, gọi tắt là Thủ Đức Poly) được thành lập. Đây là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, và chú trọng đến các ngành thực tiễn. Trong thời gian đầu, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức có các trường đại học chuyên về Nông Nghiệp, Kỹ Thuật, Giáo Dục, Khoa Học và Nhân Văn, Kinh tế và Quản trị, và Thiết kế đô thị; ngoài ra còn có trường đào tạo sau đại học.
Theo kế hoạch, các cơ sở giáo dục đều được gom chung lại trong một khuôn viên rộng lớn, tạo một môi trường gợi hứng cho trí thức suy luận, với một cảnh trí được thiết kế nhằm nâng cao óc sáng tạo; quản lý hành chính tập trung để tăng hiệu năng và giảm chi phí.
 

Trường Sư phạm, thuộc Viện ĐH Sài gòn

Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng Hoà xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, toàn bộ các cơ sở giáo dục đại học thời Việt Nam Cộng hòa bị đổi tên và bị phân tán theo khuôn mẫu giáo dục của Liên Xô nên không còn mô hình theo đó các trường hay phân khoa đại học cấu thành viện đại học, mà mỗi trường trở nên biệt lập.
Giáo dục đại học Việt Nam dưới các chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo mô hình phân tán ngành học. Các “trường đại học bách khoa” được thành lập dưới hai chính thể này ( Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TPHCM, và Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng) không giống như mô hình viện đại học bách khoa vì chỉ tập trung vào các ngành kỹ thuật tương tự, mô hình “trường đại học tổng hợp” (Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, Trường Đại Học Tổng Hợp TPHCM và Trường Đại Học Tổng Hợp Huế) cũng chỉ tập trung vào các ngành khoa học cơ bản, chứ không mang tính chất toàn diện.
Đến đầu thập niên 1990, chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập 2 “đại học” cấp quốc gia và 3 “đại học” cấp vùng theo mô hình gần giống như mô hình viện đại học. Vào tháng 10 năm 2009, một số đại biểu của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đưa ra đề nghị gọi tên các “đại học” cấp quốc gia và cấp vùng là “viện đại học”.

Các viện đại học công lập:

Viện Đại Học Sài Gòn: Tiền thân là Viện Đại Học Đông Dương (1906), rồi Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam (1955)– còn có tên là Viện Đại học Quốc gia Sài Gòn. Năm 1957, Viện Đại học Quốc Gia Việt Nam đổi tên thành Viện Đại học Sài Gòn. Đây là viện đại học lớn nhất nước. Trước năm 1964, tiếng Việt lẫn tiếng Pháp được dùng để giảng dạy ở bậc đại học, nhưng sau đó thì chỉ dùng tiếng Việt mà thôi theo chính sách ngôn ngữ theo đuổi từ năm 1955. Riêng Trường Đại Học Y Khoa dùng cả tiếng Anh.
Vào thời điểm năm 1970, hơn 70% sinh viên đại học trên toàn quốc ghi danh học ở Viện Đại học Sài Gòn.
Viện Đại Học Huế: Thành lập vào tháng 3 năm 1957 với 5 phân khoa đại học: Khoa học, Luật, Sư phạm, Văn khoa, và Y khoa.
 
 

Hàng đầu bên trái ông Nguyễn Đăng Trình Bộ trưởng Bộ QG Giáo dục, Viện trưởng Viện Đại học Huế đầu tiên ( tháng 3/1957-7/1957 ). Giữa Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm , bên phải Linh mục Giáo sư Cao Văn Luận Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 7/1957-1965.

Viện Đại Học Cần Thơ: Thành lập năm 1966 với 4 phân khoa đại học: Khoa học, Luật khoa & Khoa học Xã hội, Sư phạm, và Văn khoa.
Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức: Thành lập năm 1974. Tiền thân là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật (1957), Học viện Quốc gia Kỹ thuật (1972).

Các viện đại học tư thục:

Viện Đại Học Đà Lạt: Thành lập ngày 8tháng 8 năm 1957. Một phần cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt nguyên là một chủng viện của Giáo hội Công Giáo. Viện đại học này có 4 phân khoa đại học: Chính trị Kinh doanh, Khoa học, Sư phạm, Thần học và Văn khoa. Theo ước tính, từ năm 1957 đến 1975  viện đại học này đã giáo dục 26.551 người.
 
 

Viện Đại học Đà lạt

Viện Đại Học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang của Giáo hội phật giáo hội Việt Nam Thống Nhất; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964 ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau 1975 là đường Lê Văn Sỹ), Quận 3, Sài Gòn-Gia Định với 5 phân khoa đại học: Giáo dục, Phật Học, Khoa Học Xã hội, Khoa học ứng dụng, và Văn học & Khoa học nhân văn. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinhviên.
 

Lễ phát bằng Cử Nhân của Viện Đại Học Vạn Hạnh, 1973

Viện Đại Học Phương Nam: Được cấp giấy phép năm 1967 tọa lạc ở số 16 đường Trần Quốc Toản (sau năm 1975 là đường 3/2 ), quận 10, Sài Gòn. Viện đại học này thuộc khối Việt Nam Quốc Tự của Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo sư Lê Kim Ngân làm viện trưởng.
Viện Đại học Phương Nam có 3 phân khoa đại học: Kinh tế-Thương mại, Ngoại ngữ, và Văn khoa. Vào thập niên 1970, viện đại học này có khoảng 750 sinh viên ghi danh.
 
 

Thư viện Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn

Viện Đại Học An Giang (Hòa Hảo): Thành lập năm 1970 ở Long Xuyên với 5 phân khoa đại học: Văn khoa, Thương mại-Ngân hàng, Bang giao Quốc tế, Khoa học Quản trị và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo.
Viện Đại Học Cao Đài: Thành lập năm 1971 trên đường Ca Bảo Đạo ở Tây Ninh với 3 phân khoa đại học: Thần học Cao Đài, Nông lâm mục, và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Cao Đài.
Viện Đại Học Minh Đức: Được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài Gòn với 5 phân khoa đại học: Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật, Kinh tế Thương mại, Nhân văn Nghệ thuật, và Y Khoa. Viện Đại học này do Giáo hội Công Giáo điều hành.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.07.2014 17:37:15 bởi thiên thanh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 31.07.2014 15:03:36
0
Huỳnh Minh Tú - Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (tiếp theo và hết)
 
 

Các học viện và viện nghiên cứu:


Viện Pasteur Nha Trang

Học Viện Quốc Gia Hành Chính: Cơ sở này được thành lập từ thời Quốc Gia Việt Nam với văn bản ký ngày 29 tháng 5 năm 1950 nhằm đào tạo nhân sự chuyên môn trong lãnh vực công quyền như thuế vụ và ngoại giao. Trường sở đặt ở Đà Lạt; năm 1956 thì dời về Sài Gòn đặt ở đường Alexandre de Rhodes; năm 1958 thì chuyển về số 100 đường Trần Quốc Toản (gần góc đường Cao Thắng, sau năm 1975 là đường 3/2), Quận10, Sài Gòn.
Học viện này trực thuộc Phủ Thủ tướng hay Phủ Tổng thống, đến năm 1973 thì thuộc Phủ Tổng ủy Công vụ. Học viện có chương trình hai năm cao học, chia thành ba ban cao học, đốc sự, và tham sự.
Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp (1972-1974): tiền thân là Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972) rồi nhập vào Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức năm 1974.
Ngoài những học viện trên, Việt Nam Cộng hòa còn duy trì một số cơ quan nghiên cứu khoa học như Viện Pasteur Sài Gòn, Viện Pasteur Đà Lạt, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Nguyên tử lực Đà Lạt, Viện Khảo cổ v.v… với những chuyên môn đặc biệt.
 
 

Viện Pasteur Sài Gòn thời Pháp thuộc.

Các trường đại học cộng đồng:

Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số trường đại học cộng đồng (theo mô hình community college của Hoa Kỳ) như Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho, Duyên Hải ở Nha Trang, Quảng Đà ở  Đà Nẵng (1974), và Long Hồ ở Vĩnh Long.
Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp; Trường Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp. Riêng Trường Long Hồ còn đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán.
Ở Sài Gòn thì có Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng vào năm 1973) dành riêng cho nữ sinh do Công Giáo thành lập, và theo triết lý đại học cộng đồng.

Các trường kỹ thuật và huấn nghệ:

 
 
Trường Kỹ Sư Công Nghệ, Trường Hàng Hải thuộc Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật

Ngoài những trường đại học còn có hệ thống trường cao đẳng như Trường Bách khoa Phú Thọ và Trường Nông lâm súc. Một số những trường này sang thập niên 1970 được nâng lên tươngđương với cấp đại học.
Trường quốc gia Nông Lâm mục: Thoạt tiên là Nha Khảo cứu Đông Dương thành lập năm 1930 ở B’lao, cơ sở này đến năm 1955 thì nâng lên thành Trường Quốc gia Nông lâm mục với chương trình học bốn năm. Diện tích vườn thực nghiệm rộng 200 ha chia thành những khu chăn nuôi gia súc,vườn cây công nghiệp, lúa thóc. Qua từng giai đoạn, trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972), Học viện Quốc gia Nông nghiệp (1972-1974). Cuối cùng Trường Quốc gia Nông lâm mục được sáp nhập vào Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức ( có trụ sở ở số 45 đường Cường Để, Quận 1, Sài Gòn). Trường còn có chi nhánh ở Huế, Cần Thơ, và Bình Dương.
 
 

Trường Cao đẳng Điện học

Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ: Thành lập năm 1957 thời Đệ nhất Cộng Hoà gồm bốn trường: Trường Cao đẳng Công chánh, Trường Cao đẳng Điện học, Trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ, và Trường Việt Nam Hàng hải. Năm 1968 lập thêm Trường Cao đẳng Hóa học. Năm 1972, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật đổi thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật và đến năm1974 thì nhập với Trường Đại học Nông nghiệp để tạo nên Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức
Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia:Thành lập năm 1966 để đào tạo nhân viên giữ an ninh và thi hành luật pháp.
 
 

Khóa 2 Cảnh Sát Quốc Gia

Các trường nghệ thuật:

Trường Quốc gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ: Thành lập ngày 12 tháng 4 năm 1956 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Chương trình học sau được bổ túc để bao gồm các bộ môn âm nhạc cổ điễn Tây Phương và truyền thống Việt Nam cùng kịch nghệ.
 
 

Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu: Trần Thanh Tâm (đờn kìm), Phan Văn Nghị (đờn cò), Trương Văn Đệ (đờn tam), Vũ Văn Hòa (sáo) và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh).

Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế: Thành lập năm 1962 ở cố đô Huế chủ yếu dạy âm nhạc cổ truyền Việt Nam,dùng nhà hát Duyệt Thị Đường trong Kinh Thành Huế làm nơi giảng dạy.
Trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ Thuật: Thành lập năm 1971, trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là Trường Mỹ nghệ Gia Định, thành lập năm 1940).
 
 

Buổi học hình họa tại lớp dự bị của trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60

Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn: Thành lập sau năm 1954; chuyên đào tạo về nghệ thuật tạo hình với các chương trình học 3 và 7 năm. Vị giám đốc đầu tiên là họa sĩ Lê Văn Đệ  (1954-1966).
 
Sinh viên du học ngoại quốc:


Một số sinh viên bậc đại học được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.

TÀI LIỆU VÀ DỤNG CỤ GIÁO KHOA

 

Trang trong sách Địa Lý lớp Ba

Truyện Kiều bản chữ Nôm của Chiêm Vân Thị do Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa xuất bản năm 1967

Năm 1958, chính phủ Đệ nhất Cộng hòa cho lập Ban Tu thư thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để soạn, dịch, và in sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục toàn quốc. Tính đến năm 1962, Bộ Quốc gia Giáo dục đã ấn hành xong 39 đầu sách tiểu học, 83 sách trung học, và 9 sách đại học.[82]
 
 

Trang bìa sách Địa Lý lớp Ba

  


Các giáo chức và họa sĩ làm việc trong Ban Tu thư đã soạn thảo trọn bộ sách cho bậc tiểu học. Bộ sách này được đánh giá cao cả về nội dung lẫn hình thức. Có nhiều sách đã được viết, dịch, và phát hành để học sinh và sinh viên có tài liệu tham khảo.
 
Phần lớn sách giáo khoa và trang thiết bị dụng cụ học tập do Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục sản xuất và cung cấp với sự giúp đỡ của một số cơ quan nước ngoài. Trung tâm này còn hợp tác với UNESCO để viết và dịch sách dành cho thiếu nhi để giúp các em hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau và tạo sự đoàn kết giữa các nhi đồng trên thế giới. Bộ Giáo dục cũng dành riêng ngân quỹ để in sách giáo khoa bậc tiểu học cho gần 30 sắc tộc thiểu số khác nhau ở Việt Nam.
 


Ngoài ra, để có sự thống nhất trong việc sử dụng các danh từ chuyên môn, Bộ Giáo dục cũng đã thiết lập Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn bao gồm nhiều giáo sư đại học. Ủy ban đã soạn thảo và, thông qua Trung tâm Học liệu, ấn hành những tập đầu tiên trong lĩnh vực văn học và khoa học.[83] Trong những dự án đó Bộ cho in lại nguyên bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm.

NHÀ GIÁO

Đào tạo giáo chức:

 

Trường ĐH Sư Phạm thuộc Viện ĐH Huế.
Tòa nhà này thời Pháp là KS Morin Frères


Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn (thành lập vào năm 1957) là cơ sở sư phạm đầu tiên, bắt đầu khai giảng năm 1958.[84] Sau có thêm các trường Cao đẳng Sư phạm ở Ban Mê Thuột, Huế, Vĩnh Long, Long An, và Quy Nhơn, Nha Trang, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên.
Ngoài ra còn có Trường Đại học Sư phạm Huế thuộc Viện Đại học Huế và Trường Đại học Sư phạm Đà Lạt thuộc Viện Đại học Đà Lạt.
Vào thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với chương trình hai năm còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc. Chương trình này nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học.
Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm). Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.
 
 

Đội ngũ giáo sư trẻ nhiệt tình vừa tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn

Nha Sư phạm (thuộc Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên) và các trường sư phạm thường xuyên tổ chức các chương trình tu nghiệp và các buổi hội thảo giáo dục để giáo chức có dịp học hỏi và phát triển nghề nghiệp. Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên cũng gởi gởi nhiều giáo chức đi tu nghiệp ở các nước như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật, Đức, v.v…

Đối với giáo sư đại học thì đa số xuất thân từ Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội từ trước năm 1954. Số khác được đào tạo ở Pháp, Đức và Mỹ. Vào năm 1970 tổng cộng có 941 giáo sư giảng dạy ở các trường đại học của Việt Nam Cộng hòa.
 
 

Lễ khai giảng Trường Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 1945, khóa đầu tiên dưới chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Đời sống và tinh thần giáo chức:

Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470.
Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà.
Sang thời Đệ nhị Cộng hòa, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm (người mẫu mực, người đóng vai trò hình mẫu), từ cách ăn mặc thật đứng đắn đến cách ăn nói, giao tiếp với phụ huynh và học sinh, và với cả giới chức chính quyền địa phương.
 
 

Một nữ giáo sư trẻ vừa tốt nghiệp trường Đại Học Sư Phạm.

THI CỬ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

 
 

Chứng chỉ Tú Tài 1
 
Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.
 


Chứng chỉ Tú Tài 2

Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230. Điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy IBM 534 để đục lỗ. Những phiếu đục lỗ này được đưa vào máy IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ số, cộng điểm, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, chuyển điểm thô ra điểm tiêu chuẩn, tính thứ hạng trúng tuyển v.v… Nhóm mẫu (sample) và nhóm định chuẩn (norm group) được lựa chọn kỹ càng theo đúng phương pháp của khoa học thống kê để tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.

Một số nhà lãnh đạo giáo dục tiêu biểu

Trong suốt thời gian 20 năm tồn tại, các vị tổng trưởng (tức bộ trưởng) và thứ trưởng giáo dục của Việt Nam Cộng hòa đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam. Sau đây là vài nhà lãnh đạo tiêu biểu:
 


Ông Phan Huy Quát

  • Phan Huy Quát: sinh năm 1911, mất năm 1979; Tổng trưởng Giáo dục Quốc gia Việt Nam 1949. Ông mất trong tù cải tạo dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • Nguyễn Thành Giung: sinh năm 1894 tại Sa Đéc; tiến sĩ vạn vật học (Viện Đại học Khoa học Marseille); Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục 1952-53 thời Quốc gia Việt Nam, kiêm Phó Viện trưởng Viện Đại học Hà Nội.
  • Trần Hữu Thế: sinh năm 1922 tại Mỹ Tho, mất năm 1995 tại Pháp; tiến sĩ khoa học (1952), từng dạy học ở Lyon (Pháp) và làm giáo sư ở Trường Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn; từ 1958 đến 1960 làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục; từng làm Đại sứ của Việt Nam Cộng hòa tại Philippines. Dưới thời Bộ trưởng Trần Hữu Thế, số lượng học sinh, sinh viên gia tăng nhanh chóng, và nhiều cải tiến trong giáo dục đã được thực hiện. Cùng thời kỳ này, Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) được tổ chức ở Sài Gòn vào năm 1958 chính thức hóa ba nguyên tắc nhân bản, dân tộc, và khai phóng làm nền tảng cho triết lý giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
  • Nguyễn Văn Trường: sinh năm 1930 tại Vĩnh Long; giáo sư tại Viện Đại học Huế; hai lần đảm trách chức vụ Tổng trưởng Giáo dục thời kỳ chuyển tiếp giữa Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa. Ông là người tích cực vận động và đóng góp vào sự ra đời của Viện Đại học Cần Thơ vào năm 1966.
  • Trần Ngọc Ninh: sinh năm 1923 tại Hà Nội; bác sĩ giải phẫu và giáo sư Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, giáo sư Văn minh Đại cương và Văn hóa Việt Nam tại Viện Đại học Vạn Hạnh; Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục thời kỳ chuyển tiếp giữa Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa.[98]
  • Lê Minh Trí: bác sĩ y khoa tai-mũi-họng, giáo sư Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, làm Tổng trưởng Giáo dục bị ám sát bằng lựu đạn năm 1969.[100]
  • Nguyễn Lưu Viên: sinh năm 1919; bác sĩ, từng làm việc tại Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Bệnh viện Chợ Rẫy, và Viện Pasteur Sài Gòn; từ 1969 đến 1971 làm Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục rồi Phó thủ tướng kiêm Trưởng Phái đoàn Việt Nam Cộng hòa ở Hội nghị La Celle Saint Cloud trong chính phủ Trần Thiện Khiêm.
  • Ngô Khắc Tĩnh: sinh năm 1922 tại Phan Rang, mất năm 2005 tại Hoa Kỳ; dược sĩ (tốt nghiệp ở Pháp); từ năm 1971 đến 1975 làm Tổng trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên; từ năm 1975 đến 1988 bị tù cải tạo dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • Đỗ Bá Khê: sinh năm 1922 tại Mỹ Tho, mất năm 2005 tại Hoa Kỳ; tiến sĩ giáo dục (Viện Đại học Southern California); Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên thời Đệ nhị Cộng hòa. Ông là người đã thiết lập hệ thống các trường đại học cộng đồng ở miền Nam Việt Nam và được xem là “cha đẻ của các trường đại học cộng đồng Việt Nam”. Ông còn thiết lập Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức vào năm 1974 dựa theo mô hình của các viện đại học bách khoa ở California (Hoa Kỳ) và làm việc với vai trò viện trưởng sáng lập của viện đại học này.
  • Nguyễn Thanh Liêm: sinh năm 1934 tại Mỹ Tho; tiến sĩ giáo dục (Viện Đại học Iowa State, Hoa Kỳ); Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên thời  Đệ nhị Cộng hòa.
  • Các Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục: Vương Quang Nhường, Nguyễn Dương Đôn, Nguyễn Quang Trình

ĐÁNH GIÁ

 

Học bạ của một học sinh giỏi nhất lớp năm 1950
 

Về học bạ trên, Giáo sư Dương Thiệu Tống, trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức đánh giá như sau:
Điểm nhận xét đầu tiên của tôi là điểm số các môn học ngày xưa sao lại thấp đến thế, ngay cả đối với học sinh đứng nhất lớp như các thí dụ trên đây.

Vậy phải chăng các thầy giáo chúng tôi ngày xưa không bị áp lực bởi thi đua đạt thành tích nên có thể cho điểm trung thực hơn? Phải chăng chúng tôi quá khắt khe với học sinh? Hay là học sinh ngày nay giỏi hơn xưa quá nhiều? Tôi xin phép dành các câu hỏi này cho các đồng nghiệp và các trường học của chúng ta suy ngẫm và tìm giải đáp.” ( Trích từ nguồn Blog Lý Toét)
 
Từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 6 năm 1975 ( tức là sáu tuần sau sự kiện ngày 30 tháng 4), Arthur W. Galston, giáo sư sinh học ở Viện Đại học Yale, viếng thăm miền Bắc Việt Nam (lúc đó vẫn là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Theo tường trình của Galston cho tạp chí Science số ra ngày 29 tháng 8 năm 1975 thì một trong những chủ đề khiến các nhà lãnh đạo miền Bắc bận tâm vào lúc đó là vấn đề thống nhất với miền Nam. Theo tạp chí Science thì “Việc thống nhất trong lĩnh vực khoa học và giáo dục có lẽ sẽ có nhiều khó khăn vì hai miền đã phát triển theo hai chiều hướng khác nhau trong nhiều thập niên. Nhưng dù cho có nhiều khó khăn, Galston nhận thấy các nhà lãnh đạo miền Bắc công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhiều đặc điểm của nền khoa học và giáo dục ở miền Nam; họ dự định kết hợp những đặc điểm này vào miền Bắc khi quá trình thống nhất đang được thảo luận sôi nổi vào lúc đó thực sự diễn ra.” Theo Galston, các nhà lãnh đạo miền Bắc, cụ thể được nhắc đến trong bài là Nguyễn Văn Hiệu (Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam) và Phạm Văn Đồng (Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), đặc biệt quan tâm đến hệ thống giáo dục nhấn mạnh đến các ngành kỹ thuật và điện tử cùng hệ thống các trường đại học cộng đồng hệ hai năm đã được thiết lập ở miền Nam (nguyên văn tiếng Anh: “the widespread educational emphasis on engineering and electronics and the system of two-year, community colleges”).[104]
 
Lời chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh, cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
Tôi là con của một cán bộ Việt Minh– tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc [...] Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục “xã hội chủ nghĩa” (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng…
 
Đánh giá của nhà phê bình văn học Thụy Khuê:
Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn của xã hội chiến tranh, tham nhũng; miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn. Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dậy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới trình độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản. Nguyễn Văn Trung trong hồi ký đã nhấn mạnh đến sự tự trị của đại học, nhờ sự tự trị này mà các giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính quyền. Chính điều kiện giáo dục này, đã cho phép miền Nam xây dựng được một tầng lớp trí thức, một tầng lớp văn nghệ sĩ và một quần chúng độc giả; giúp cho nhiều nhà văn có thể sống bằng nghề nghiệp của mình. Và cũng chính tầng lớp trí thức và sinh viên này đã là đối trọng, chống lại chính quyền, khi có những biến cố chính trị lớn như việc đàn áp Phật giáo thời ông Diệm và việc đấu tranh chống tham nhũng (như vụ báo Sóng Thần) thời ông Thiệu.“[107]
 
***
(Nguồn: Wikipedia, FB Tuyen Nguyen)
Huỳnh Minh Tú (biên tập và thêm hình ảnh sưu tầm từ Internet)

<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.07.2014 15:52:06 bởi thiên thanh >

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 31.07.2014 16:52:39
0
Mất mạng do ăn tái, sống
http://www.thanhnien.com....ng-do-an-tai-song.aspx
Nhiều người có thói quen ăn các món tái, sống một cách cẩu thả mà không biết rằng nguy cơ các ấu trùng, giun sán… thâm nhập vào cơ thể dẫn đến nguy kịch, thậm chí mất mạng.
Mất mạng do ăn tái, sống 1

 Giun lươn bò lổn nhổn dưới da do ăn hải sản tái, sống - Ảnh: T.L
Ngon miệng, hại mạng!
Tháng 6 vừa qua, Bệnh viện (BV) Nhiệt đới trung ương Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân tên Đ. (nhà ở Thái Thịnh, TP.Hà Nội). Trước khi vào viện, ông Đ. thường bị đau bụng, tiêu chảy, người luôn buồn nôn, có những đường ngoằn ngoèo xuất hiện dưới làn da và bị sụt đến 13 kg. Khi vào viện, ông Đ. trong tình trạng suy kiệt. Bác sĩ xác định ông bị nhiễm ấu trùng giun lươn, do ông Đ. khi làm việc ở quán hải sản thường dùng món hàu sống, tôm sống tái mù tạt.
BV Chợ Rẫy TP.HCM cũng từng tiếp nhận một bệnh nhân trúng độc và tử vong sau khi ăn ốc bươu vàng tái. Đó là N.V.H  (22 tuổi, ngụ P.4, Tân An, Long An). Anh H. cùng 3 người khác bắt ốc bươu vàng ngoài đồng đem về để sống rồi thẻo thịt ở phần đầu cho vào đĩa, vắt chanh lên cho tái làm mồi lai rai với rượu. Ngon miệng, cả 4 người làm hết hơn ký ốc thịt. Hai ngày sau, cả 4 người đều có dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm (đau bụng, đau đầu dữ dội…). Ba người kia bệnh tình nhẹ hơn, riêng anh H. nguy kịch, được chuyển lên BV Chợ Rẫy nhưng đã tử vong trước khi nhập viện. Các bác sĩ cho rằng ốc mà anh H. ăn phải đã bị nhiễm thuốc trừ sâu. Khi ăn ốc tái, uống rượu, rượu làm chất độc có trong thịt ốc lan nhanh khắp cơ thể, gây ngộ độc dẫn đến tử vong.
 Mất mạng do ăn tái, sống 2

Một bệnh nhân bị hoại tử do liên cầu khuẩn heo từ tiết canh - Ảnh: Ngọc Thắng
Một trường hợp khác cũng nguy kịch vì ăn ốc tái chanh. Khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1 TP.HCM từng tiếp nhận bệnh nhi T.T (12 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) vào viện trong tình trạng sốt cao, nôn ói, đau đầu dữ dội, người lừ đừ. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm não do nhiễm một loại ký sinh trùng từ ốc. Trước nhập viện mấy ngày, T.T có ăn ốc sên sống tái chanh. Người nhà cho bác sĩ biết, em này thường ăn món ốc nướng, luộc, tái.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú, Phó trưởng khoa Nhiễm Việt - Anh BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết: “Khoa thường tiếp nhận những trường hợp nhập viện do ăn đồ sống, côn trùng hay những sinh vật lạ. Thường gặp nhất là các trường hợp ăn thịt ốc, cá, các loại hải sản dạng tái hoặc còn sống. Phần đông bệnh nhân đến từ các tỉnh ĐBSCL. Tình huống cũng hay gặp là do nhậu với mồi là ốc bươu vàng tái chanh. Món này rất nguy hiểm!”. Theo bác sĩ Phú, triệu chứng lâm sàng của những bệnh nhân khi nhập viện thường là sốt, nôn ói, tay chân run, khó thở, nặng hơn có thể hôn mê sâu.
Sán đầy não do ăn tiết canh heo
Thời gian gần đây, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn heo. Các bệnh nhân đến từ các tỉnh thành phía bắc: Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nội... Phần lớn các ca bệnh có liên quan đến chế biến, ăn tiết canh heo. Trường hợp gần đây bị tử vong sau ăn tiết canh heo là ông V.A. (39 tuổi, ngụ tỉnh Ninh Bình), vào viện trong tình trạng nhiễm trùng huyết, suy đa tạng, có nhiều ban hoại tử đen toàn thân, nhất là ở vùng mặt. Mặc dù các bác sĩ khẩn trương cứu chữa, nhưng do bệnh tình quá nặng nên bệnh nhân đã tử vong. Qua kiểm tra, xét nghiệm cho thấy bệnh nhân V.A dương tính với liên cầu khuẩn heo.
Hai trường hợp khác: một nam thanh niên sống tại TP.Hà Nội bị viêm màng não do liên cầu khuẩn heo với các biểu hiện sốt cao, co giật, hôn mê và Nguyễn Văn T. (31 tuổi, ngụ Hà Nội) nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, cơ thể có các ban bị hoại tử. Trước khi nhập viện, cả hai đều có ăn tiết canh heo.
Mất mạng do ăn tái, sống 3


 Món tiết canh - thực phẩm không được kiểm soát nguy cơ nhiễm sán - Ảnh: Bạch Dương
Cũng tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội mới đây tiếp nhận một bệnh nhân (58 tuổi, trú Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) được chẩn đoán bị sán ở não - loại sán có từ heo. Người nhà bệnh nhân cho biết bệnh nhân hay ăn tiết canh heo trước đó. Sau ăn, bệnh nhân xuất hiện tình trạng tri giác lơ mơ, nổi các cơn co giật. Kết quả chụp CT Scanner sọ não phát hiện nhiều ổ sán trong não, mỗi lát cắt chụp CT phát hiện 4 - 5 ổ sán. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu BV Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội, cho biết mỗi năm khoa tiếp nhận hàng chục ca sán não, nguyên nhân mắc sán có thể do ăn tiết canh, thịt sống…
    

   
Khoa thường tiếp nhận những trường hợp nhập viện do ăn đồ sống, côn trùng hay những sinh vật lạ. Thường gặp nhất là các trường hợp ăn ốc, cá, các loại hải sản dạng tái, hoặc còn sống... Tình huống cũng hay gặp là nhậu với mồi ốc bươu vàng tái chanh


Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú, Phó trưởng khoa Nhiễm Việt - Anh BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM

Mới đây, các chuyên gia thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương phải huy động lực lượng để điều trị cho chùm 8 bệnh nhân cùng bị nhiễm giun xoắn từ heo. Cả 8 bệnh nhân này khi vào viện đều có các triệu chứng sốt, đau nhức cơ, đau đầu, tiêu chảy, trong đó có 1 bệnh nhân 34 tuổi trong tình trạng nặng, khó thở, tràn dịch màng tim. Quá trình điều trị, một số bệnh nhân nặng hơn: xuất hiện phù mi mắt, phù chân... Qua xét nghiệm cho thấy, cả 8 bệnh nhân đều nhiễm ấu trùng giun xoắn từ heo do ăn chung một nguồn thịt heo và khả năng thịt heo chưa qua nấu chín.
Dễ nhầm với sốt xuất huyết
Theo các bác sĩ, trứng sán có trong tiết canh, thịt sống khi vào cơ thể người qua đường tiêu hóa sẽ chui qua thành ruột, vào mạch máu đi khắp nơi trong cơ thể. Sán trú ngụ, làm tổ tại chỗ nào của cơ thể thì gây bệnh chỗ đó: cơ, mắt... Tại não, sán có thể gây tình trạng phù não, co giật, thậm chí tử vong. Bác sĩ lưu ý, heo trông khỏe mạnh cũng có thể mang liên cầu khuẩn, khi heo bệnh, yếu, sức đề kháng bị suy giảm thì liên cầu khuẩn gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết (máu) ở heo. Vì thế, nếu ăn tiết canh lấy từ những con heo này thì nguy cơ người sẽ bị nhiễm liên cầu khuẩn heo và có thể dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết tác nhân gây bệnh liên cầu khuẩn heo là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng của heo. Tuy nhiên, liên cầu này cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của heo.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội, với những trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn heo, bệnh khởi đầu sốt cao, đau đầu, rét người; nhiều trường hợp nổi những ban tím dưới da nên ban đầu có thể lầm tưởng là sốt xuất huyết. Sau đó, các ban này có thể hình thành từng mảng lớn màu tím đen trên bề mặt da. “Liên cầu khuẩn heo nguy hiểm cho người, bởi nó gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim”, bác sĩ Hà lưu ý.
Ông Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), nhấn mạnh: “Tuyệt đối không ăn tiết canh, thịt heo chưa nấu chín vì có thể nhiễm liên cầu khuẩn, dù tiết canh đó lấy từ heo không có biểu hiện bệnh”.

Mất mạng do ăn tái, sống: Nạp ký sinh, xơi 'món độc'
http://www.thanhnien.com....-sinh-xoi-mon-doc.aspx

Không những ăn tái, ăn sống, không ít người còn uống cả máu sống động vật, trong khi máu sống này đầy vi khuẩn, ký sinh trùng có thể gây chết người.

Ăn sống, tái bạch tuộc có nguy cơ nhiễm sán cao  - Ảnh: Bạch Dương

Quá trình xâm nhập của ấu trùng vào phổi nếu ăn hải sản sống - Ảnh: T.L
Sán dải bò đầy quần !
    

   
Nếu ăn tôm, cua nước ngọt chưa nấu chín (cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống...) sẽ có nguy cơ nhiễm ấu trùng. Ấu trùng sán vào dạ dày, ruột, xuyên qua ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi xuyên qua cơ hoành vào màng phổi, phế quản phổi để làm tổ ở đó. Chúng tạo nên những ổ áp xe gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi...
   

Bác sĩ Nguyễn Thị Hợp

Chuyên gia về bệnh ký sinh trùng, TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Nguyễn Trãi TP.HCM, cho biết đã từng gặp một nữ bệnh nhân tên Th. (36 tuổi, ngụ TP.HCM) đến khám do sáng ngủ dậy thấy chiếc quần bên trong chứa đầy các đoạn có màu trắng đục. Bệnh nhân này cho biết chị rất thường ăn thịt bò còn sống (dạng tái). Theo ông Siêu, chị Th. bị nhiễm sán dải bò, có tên là taenia saginata (ký sinh trùng hình dáng dài, dẹt), những đoạn màu trắng đục, dẹt xuất hiện ở quần trong của bệnh nhân là nang chứa hàng trăm ngàn cái trứng của sán dải bò!
TS-BS Hồ Văn Hoàng, Phó viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bình Định), cho biết mới đây có trường hợp bệnh nhân nữ T.T.N (30 tuổi) phát hiện quần trong của mình có những đoạn dây màu trắng đục, ngứa ngáy khó chịu. Qua xét nghiệm cho thấy chị này bị nhiễm sán dải bò. Nữ bệnh nhân này cho biết chị rất thường xuyên ăn thịt bò dạng tái chanh…
Còn chị L.T.M (35 tuổi, ngụ TP.HCM) cho hay do quá gầy, có người quen bày cách ăn thịt bò, thịt heo tái, sống, ăn nhúng giấm thì sẽ giúp mập lên. Chị làm theo một năm nay, nhưng ngày càng gầy hơn. Lo lắng, gia đình khuyên chị đi BV khám, qua xét nghiệm tại BV Đại học Y Dược TP.HCM, kết quả chị bị nhiễm sán dải bò. Tháng 5 vừa qua, các báo cũng thông tin về một nữ bệnh nhân người Trung Quốc cảm thấy trong người mệt mỏi đi khám và được bác sĩ phát hiện con sán dài đến 2,4 m trong ruột. Nữ bệnh nhân này cũng có thói quen hay dùng thịt bò dạng sống.
“Nang sán nằm trong thịt bò, nếu ăn thịt bò còn sống, thì nang sán vào người phát triển thành con sán dài có nhiều đốt, đầu sán bám vào thành ruột. Những đốt sán trưởng thành rụng rồi rơi ra ngoài, chứa đầy trứng sán, rớt ở quần, giường, ghế sofa, lây cho nhiều người trong gia đình, kể cả khách! Nhiễm sán dải bò rất thường gặp, và những bệnh nhân này đều có sở thích dùng thịt bò chưa chín, bên trong miếng thịt còn ứa máu tươi. Khi nhiễm vào cơ thể người, sán dải bò sẽ hút chất dinh dưỡng. Do vậy, những người bị nhiễm loại sán này luôn cảm thấy người uể oải, mệt mỏi, cơ thể thì xanh, tái”, TS-BS Siêu nói.
Lên tới tận não
    

Trực khuẩn thương hàn, lỵ, tả trong hải sản sống
Theo các bác sĩ, hải sản sống thường có các loại vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, lỵ, tả... Tôm sống thì mang ấu trùng sán lá phổi. Các loại hải sản như bạch tuộc, sò, ốc, sam, cá nóc, cá nhồng, cá đối... có thể gây ngộ độc khi ăn sống.
Ăn sống hải sản nguy hiểm, vì bản thân chất đạm trong hải sản có chứa histidin, khi ăn vào cơ thể chất này sẽ thành histamin - đây là chất thường gây ngộ độc; ngoài ra, các loại hải sản sống vùng biển gần bờ, bản thân nó dễ bị nhiễm các độc chất, các kim loại nặng thải ra từ công nghiệp, sông ngòi, do vậy nếu dùng hải sản sống dễ bị ngộ độc, nhiễm độc. Chưa nói, các hải sản còn mang trên mình nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, nên khi ăn sống các vi sinh vật đó vào cơ thể gây ngộ độc.
Theo TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, ký sinh trùng gây bệnh thường sống trên chuột, chuột thải ấu trùng ra ngoài, ấu trùng đó có thể nhiễm trên ốc, cá, lươn. Do vậy, nếu ăn ốc, cá, lươn... không qua nấu chín, không đảm bảo vệ sinh thì rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng. 

Không chỉ thịt bò, theo các bác sĩ, nếu dùng thịt heo không đảm bảo vệ sinh, thịt, hoặc các sản phẩm làm từ heo nhưng còn sống sẽ có nguy cơ nhiễm sán dải heo. TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu cũng cho biết, trước đây từng có bệnh nhân bị nang sán đóng thành khối u ở não. Khi mổ ra thì đó là một nang sán dải heo. Theo ông Siêu, mặc dù ít gặp hơn sán dải bò, nhưng sán dải heo nguy hiểm hơn bởi chúng có thể xâm nhập vào máu lên não, mắt rất nguy hiểm.
TS-BS Nguyễn Thu Hương, Phó trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư), cho biết tại Hà Nội đã gặp nhiều bệnh nhân vào viện bị nhiễm ấu trùng giun xoắn từ heo, do ăn thịt chưa nấu chín. Theo TS-BS Nguyễn Thu Hương, thức ăn có nguy cơ cao gây nhiễm ấu trùng giun xoắn là thịt heo sống hoặc tái (như món lạp, nem chạo, nem chua ủ bằng thịt sống, tiết canh...). Một giun xoắn cái có thể đẻ từ 500 - 1.000 ấu trùng trong thời gian khoảng 4 - 6 tuần. Ấu trùng xâm nhập hệ tuần hoàn đến tim và tới các tổ chức cơ vân, cơ hoành...
Động kinh, nhức đầu, liệt... vì ăn đồ sống, món độc
Chiều qua 16.7, bác sĩ Trần Văn Dễ, Phó giám đốc BV Nhi đồng TP.Cần Thơ, cho biết BV vừa cấp cứu thành công một ca ngộ độc hết sức hy hữu - ngộ độc do uống mật của con cá ét. Đó là trường hợp bệnh nhi P.V.Th (3 tháng tuổi, ngụ xã Thạnh Phú, H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) vào viện ngày 9.7 trong tình trạng bị suy hô hấp nặng. Người nhà bệnh nhi này cho biết, do cháu bị khò khè khó thở và khó ngủ, gia đình nghĩ cháu bị hen suyễn, và có người chỉ cách uống mật con cá ét sẽ khỏi. Chỉ 2 giờ sau khi cho uống mật cá ét thì cháu rơi vào tình trạng nói trên.
Trước đó BV đa khoa Kiên Giang từng tiếp nhận cấp cứu cho 3 người bị trúng độc sau ăn cá nóc tái chanh. Những trường hợp tương tự, theo ghi nhận của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư cho thấy ở 10 tỉnh thành ở phía bắc có các ca bệnh sán lá phổi có liên quan đến việc ăn hải sản chưa qua nấu chín.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hợp (Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư), nếu ăn tôm, cua nước ngọt chưa nấu chín (cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống...) sẽ có nguy cơ nhiễm ấu trùng. Ấu trùng sán vào dạ dày, ruột, xuyên qua ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi xuyên qua cơ hoành vào màng phổi, phế quản phổi để làm tổ ở đó. Chúng tạo nên những ổ áp xe gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi. Đôi khi sán lá phổi ký sinh ở nơi khác như dưới da, tinh hoàn, đặc biệt ở não gây các triệu chứng về thần kinh như co giật, động kinh, nhức đầu, liệt...
Uống tiết xong nhập viện
Năm ngoái, ở Đắk Lắk xôn xao vụ trúng độc tập thể sau khi ăn thịt và uống rượu pha máu sống của con nưa (một loại trăn rừng) khiến 14 người phải nhập viện điều trị dài ngày. Những người này trước đó chế biến con nưa tại nhà ông N.T.S (43 tuổi, ở xã Cư K’lông, H.Krông Năng, Đắk Lắk) và lấy máu nưa pha rượu nhậu. Sau chầu nhậu đó, 5 người trong gia đình ông S. đều cảm thấy người khó chịu. Vài ngày sau, ông S. sốt cao, nôn ói, đại tiện ra máu, phải đi cấp cứu ở BV đa khoa H.Krông Năng. Tiếp sau đó, những người tham gia uống rượu máu nưa đều có triệu chứng giống ông S., lần lượt nhập viện ở TP.Buôn Ma Thuột, một số người nặng chuyển về BV Chợ Rẫy, TP.HCM điều trị, trong đó có nạn nhân 52 tuổi N.N.S nặng nhất - hôn mê sâu, phải thở máy nhiều ngày mới qua khỏi.
Là người trực tiếp điều trị những bệnh nhân nhậu rượu máu nưa, bác sĩ Phạm Hồng Lâm, Phó khoa Nhiễm BV đa khoa tỉnh Đắk Lắk, cho biết các bệnh nhân trên đều có triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, có thể nguyên nhân là do uống máu sống. “Việc dùng mật và máu sống của động vật hoang dã có thể bị nhiễm khuẩn và các loại vi rút lạ, rất nguy hiểm!”, bác sĩ Lâm khuyến cáo.
THANH NIÊN
========

Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
http://vtc.vn/321-494697/...ot-lan-mat-mot-doi.htm

(VTC News) –  Người đàn ông trong hình dưới đây bị suy đa tạng, mặt tím bầm vì nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh, phải xin xuất viện về nhà chết.

Chết vì bát tiết canh

Sáng 5/6, bệnh nhân Lê Đình H. được đưa đến BV đa khoa Hương Trà (Huế) với các triệu chứng sốt cao, người run cầm cập. Sau khi điều trị khoảng 3 giờ đồng hồ thì bệnh nhân có triệu chứng choáng, xuất hiện vết tím tái trên da... nên đã được chuyển lên BV TW Huế để điều trị.

Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn tại khoa cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới TW.

Khi nhập viện, bệnh nhân đã suy hô hấp, trụy tim mạch, ngưng tim, ngưng thở và tử vong nên được gia đình đưa về nhà để tổ chức mai táng. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này dương tính với liên cầu khuẩn lợn.

Bệnh nhân Trần Văn Anh (39 tuổi ở Ninh Bình) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh đã tử vong sau 3 ngày nhập viện điều trị.
Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn, dẫn tới nhiễm trùng huyết suy đa tạng, có nhiều ban hoại tử đen toàn thân, đặc biệt là ở mặt.

Trước khi nhập viện một ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn ngoài chợ. Khi về nhà, bệnh nhân có biểu hiện sốt, khó thở… nhưng chỉ nghĩ là bị ốm thông thường nên tự điều trị ở nhà. Đến khi thấy tình trạng sức khỏe ngày càng nguy kịch mới nhập viện thì đã quá muộn.

Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Chân bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Theo thông tin từ Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TW, từ đầu năm 2014 đến nay, Bệnh viện này tiếp nhận gần 10 ca bệnh liên quan đến liên cầu khuẩn lợn.

Trao đổi với VTC News, Ths – Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó khoa Cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới TW cho biết: Tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng lợn. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn.

Trong một đàn lợn khỏe, cũng có một tỷ lệ nhất định các cá thể lợn mang vi khuẩn. Khi lợn bị ốm, sức đề kháng bị suy giảm thì liên cầu khuẩn mới gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết ở lợn. Như vậy, nhìn con lợn khỏe mạnh cũng không chắc rằng con lợn đó không mang trong người liên cầu khuẩn.

Đó là lý do tại sao, có những gia đình tự nuôi lợn, thấy lợn rất khỏe mạnh nhưng khi ăn tiết canh vẫn mắc liên cầu khuẩn và tử vong.

Bác sỹ Cấp nói: “Ở những con lợn khỏe mang liên cầu khuẩn, khi cắt tiết ở vùng cổ, vi khuẩn liên cầu khu trú ở dịch hầu họng lợn bị nhiễm sang tiết canh nên người ăn bị bệnh. Cũng có thể, cuống họng được dùng để đánh tiết canh chưa được nấu chín hẳn có chứa liên cầu khuẩn nên người ăn bị nhiễm.

Nếu con lợn được lấy tiết để làm tiết canh bị ốm vì liên cầu khuẩn, thì bản thân trong phổi lợn, tiết lợn đã có vi khuẩn nguy hiểm này.

Với người chế biến lợn nhiễm liên cầu khuẩn cũng có nguy cơ mắc phải do tay chân bị xước tiếp xúc với dịch, máu của lợn bệnh”.
Tuy nhiên, khi cùng ăn tiết canh một con lợn bị liên cầu khuẩn nhưng không phải ai cũng phát bệnh. Tùy cơ địa, sức đề kháng mỗi người mà người đó có bị phát thành bệnh hay không.

Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Bệnh nhân này phải cắt bỏ chân vì bị hoại tử do nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Theo Bác sỹ Cấp, khi phát bệnh trên người, vi khuẩn liên cầu này thường gây bệnh viêm màng não mủ hoặc nhiễm trùng huyết.

Với bệnh cảnh viêm màng não thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác… xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.

Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hoá với triệu chứng sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiệu của viêm màng não.

Với trường hợp bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân sốt cao liên tục, phát ban hoại tử từ màu hồng cánh sen, chuyển sang đỏ tím, lan ra toàn thân rồi hoại tử đen.

Nếu nặng, bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong. Bệnh nhân bị suy đa phủ tạng thì khả năng tử vong chiếm tỷ lệ 45%- 50%.

Để tránh mắc liên cầu khuẩn lợn, bác sỹ Cấp khuyến cáo: Không nên mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thịt lợn phải nấu chín. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
http://vtc.vn/321-494697/...ot-lan-mat-mot-doi.htm

(VTC News) –  Người đàn ông trong hình dưới đây bị suy đa tạng, mặt tím bầm vì nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh, phải xin xuất viện về nhà chết.

Chết vì bát tiết canh

Sáng 5/6, bệnh nhân Lê Đình H. được đưa đến BV đa khoa Hương Trà (Huế) với các triệu chứng sốt cao, người run cầm cập. Sau khi điều trị khoảng 3 giờ đồng hồ thì bệnh nhân có triệu chứng choáng, xuất hiện vết tím tái trên da... nên đã được chuyển lên BV TW Huế để điều trị.

Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn tại khoa cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới TW.

Khi nhập viện, bệnh nhân đã suy hô hấp, trụy tim mạch, ngưng tim, ngưng thở và tử vong nên được gia đình đưa về nhà để tổ chức mai táng. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này dương tính với liên cầu khuẩn lợn.

Bệnh nhân Trần Văn Anh (39 tuổi ở Ninh Bình) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh đã tử vong sau 3 ngày nhập viện điều trị.
Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn, dẫn tới nhiễm trùng huyết suy đa tạng, có nhiều ban hoại tử đen toàn thân, đặc biệt là ở mặt.

Trước khi nhập viện một ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn ngoài chợ. Khi về nhà, bệnh nhân có biểu hiện sốt, khó thở… nhưng chỉ nghĩ là bị ốm thông thường nên tự điều trị ở nhà. Đến khi thấy tình trạng sức khỏe ngày càng nguy kịch mới nhập viện thì đã quá muộn.

Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Chân bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Theo thông tin từ Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TW, từ đầu năm 2014 đến nay, Bệnh viện này tiếp nhận gần 10 ca bệnh liên quan đến liên cầu khuẩn lợn.

Trao đổi với VTC News, Ths – Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó khoa Cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới TW cho biết: Tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng lợn. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn.

Trong một đàn lợn khỏe, cũng có một tỷ lệ nhất định các cá thể lợn mang vi khuẩn. Khi lợn bị ốm, sức đề kháng bị suy giảm thì liên cầu khuẩn mới gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết ở lợn. Như vậy, nhìn con lợn khỏe mạnh cũng không chắc rằng con lợn đó không mang trong người liên cầu khuẩn.

Đó là lý do tại sao, có những gia đình tự nuôi lợn, thấy lợn rất khỏe mạnh nhưng khi ăn tiết canh vẫn mắc liên cầu khuẩn và tử vong.

Bác sỹ Cấp nói: “Ở những con lợn khỏe mang liên cầu khuẩn, khi cắt tiết ở vùng cổ, vi khuẩn liên cầu khu trú ở dịch hầu họng lợn bị nhiễm sang tiết canh nên người ăn bị bệnh. Cũng có thể, cuống họng được dùng để đánh tiết canh chưa được nấu chín hẳn có chứa liên cầu khuẩn nên người ăn bị nhiễm.

Nếu con lợn được lấy tiết để làm tiết canh bị ốm vì liên cầu khuẩn, thì bản thân trong phổi lợn, tiết lợn đã có vi khuẩn nguy hiểm này.

Với người chế biến lợn nhiễm liên cầu khuẩn cũng có nguy cơ mắc phải do tay chân bị xước tiếp xúc với dịch, máu của lợn bệnh”.
Tuy nhiên, khi cùng ăn tiết canh một con lợn bị liên cầu khuẩn nhưng không phải ai cũng phát bệnh. Tùy cơ địa, sức đề kháng mỗi người mà người đó có bị phát thành bệnh hay không.

Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Bệnh nhân này phải cắt bỏ chân vì bị hoại tử do nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Theo Bác sỹ Cấp, khi phát bệnh trên người, vi khuẩn liên cầu này thường gây bệnh viêm màng não mủ hoặc nhiễm trùng huyết.

Với bệnh cảnh viêm màng não thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác… xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.

Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hoá với triệu chứng sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiệu của viêm màng não.

Với trường hợp bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân sốt cao liên tục, phát ban hoại tử từ màu hồng cánh sen, chuyển sang đỏ tím, lan ra toàn thân rồi hoại tử đen.

Nếu nặng, bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong. Bệnh nhân bị suy đa phủ tạng thì khả năng tử vong chiếm tỷ lệ 45%- 50%.

Để tránh mắc liên cầu khuẩn lợn, bác sỹ Cấp khuyến cáo: Không nên mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thịt lợn phải nấu chín. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.
=====
Người Việt đang ăn “ngu” để chết
http://saigonecho.com/ind...et-dang-an-ngu-de-chet

Cali Today News - Người Việt mình thường có thói quen thích ăn của ngon vật lạ, thấy cái gì ngon lạ là cứ muốn ăn, ăn để khoe với người khác rằng mình may mắn hơn người ta nên mới được ăn đồ ngon lạ như thế, ăn để thể hiện phong cách khác người của mình, mà chăng mấy quan tam nguồn gốc, xuất xứ, cũng như tác dụng của thứ mình ăn. Để rồi khi thấy tác hại ghê rợn của việc "ăn ngu, ăn sai" thì đã quá muộn. Nhẹ thì mang bệnh tật đầy mình, nhiễm trùng huyết, nặng thì tê liệt cơ thể vĩnh viễn, viêm màng não, toàn thân bất toại, còn không thì cũng mất mạng.

Dường như hiếm có người dân nước nào trên thế giới hưởng thụ văn hóa ăn uống độc đáo như người dân Việt Nam mình, ăn toàn những món tươi sống ngon lạ đến mức mà có nhiều người cảm thấy ghê rợn như: tiết canh lợn, tiết canh dê, óc khỉ, tiết rùa, tiết rắn, bào thai rắn, mắt đại bàng, côn trùng sống… Tôi chẳng biết mức độ ngon, bổ dưỡng của những món được gọi là của ngon vật lạ đó như thế nào nhưng chắc bất cứ ai khi nghe qua và cả khi nhìn thấy cũng phải rùng mình, ám ảnh.
Óc khỉ là món phải ăn tươi sống sau khi vừa "đao phủ" đầu khỉ ngay trên bàn tiệc. Nhiều người cứ truyền miệng nhau, ăn gì bổ nấy, ăn óc sẽ được bổ óc, thế là cứ kéo nhau truy tìm mua khỉ sống rồi ngang nhiên thực hiện hành vi "đao phủ" vô nhân đạo để dùng muỗng múc óc tươi ăn, chẳng cần biết trong đó chứa bao nhiêu vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Tiết rắn, tiết rùa là phải pha với rượu uống ngay lập tức sau khi con vật bị giết. Uống tiết rắn, tiết rùa thì được nhiều đấng mày rây truyền miệng nhau giúp cơ thể cường tráng, sung sức nên cứ tha hồ mà tranh nhau uống. Còn tiết lợn, tiết dê, thì cũng cần phải ăn tươi sống mới ngon bổ. Mà thiết nghĩ ăn tiết lợn, tiết dê, nói thẳng toẹt ra chẳng khác nào ăn máu, uống máu của chúng. Chỉ nghe đến thôi là cảm thấy rợn người với cảnh ấy rồi chứ đừng nói gì đến chuyện có thể ngồi ăn uống, hưởng thụ ẩm thực. Chẳng biết ăn tiết, uống máu, ăn óc khỉ ngon bổ khỏe thế nào như bao nhiêu người đồn thổi, nhưng một số người ăn vào, đã có những than phiền như bị trúng độc, đi cấp cứu, mang bệnh tật, và thậm chí mất mạng. Ấy vậy mà cũng nhiều người vẫn muốn ăn, vẫn ham ăn, vẫn thích ăn. Nhiều người Việt Nam có ý nghĩ rất đơn giản đến mức hồn nhiên vô tư, con lợn được nuôi trong nhà, cho ăn cám, ăn cơm thừa canh cạn hàng ngày cho nên ăn tiết lợn, ăn máu lợn cũng chẳng có gì là độc hại, rồi con dê nó chỉ ăn cỏ, chứ có ăn thứ gì khác độc hại đâu mà lo, nên cứ mặc nhiên vô tư mà ăn tiết dê. Tiết dê, tiết lợn, ăn vừa mát, vừa bổ, vừa khỏe!?!!! Ai cũng nhìn màu sắc đỏ tươi của tiết lợn, tiết dê cũng nghĩ là ngon bổ nhưng ít người biết được rằng, trong tiết canh tiềm ẩn hàng ngàn vi khuẩn của nhiều mầm bệnh nguy hiểm đến chết người.

Nhiều người ngoại quốc đến Việt Nam, nhìn thấy những món ngon vật lạ mà dân việt mình thích thú thưởng thức, họ vừa có cảm giác ghê rợn, vừa có cảm giác như người việt Nam mình đang dần bị mất đi cái thứ gọi là "nhân tính". Cách đây không lâu, một anh bạn người Nhật của tôi đến Hà Nội, anh cảm thấy rất ngạc nhiên đến mức bất ngờ khi người Hà Nội rất thích ăn thịt chó. Anh bày tỏ hình ảnh và thái độ của mình trên trang mạng xã hội cá nhân Facebook: tôi không ngờ chó mà cũng có thể ăn thịt được, ở nước tôi, mua một con chó để nuôi phải mất cả ngàn dollar, còn ở Việt Nam, họ ăn thịt chó chỉ tốn vài dollar. Cùng là kiếp con chó nhưng ở mỗi quốc gia khác nhau, số phận chúng lại được an bài khác nhau. Quả thật là người Việt mình hưởng thụ cách ăn uống không chỉ vô nhân tính mà còn vô cảm. Tôi nói vậy bởi lẽ nhìn hình ảnh những con thú kia, họ chẳng biết sợ hãi là gì, từ thú dữ, thú độc như rắn, đại bàng cho đến thú nhà, thú hiền, như lợn, dê.

Tôi còn nhớ cách đây khoảng mười năm trước, khắp các thành phố lớn nhỏ ven biển miền trung, ở đâu cũng có người chết vì ăn cá nóc. Là dân miền biển, nhiều người dân nơi đây đủ biết cá nóc mang độc nguy hiểm như thế nào, nhưng họ vẫn ăn. Người thì nói ăn cá nóc là phải biết cách rửa, cách làm cá cho đúng rồi mới chế biến và ăn thì mới không bị trúng độc. Người thì nói cá nóc là cá để làm cảnh, muốn ăn thì phải làm "phép" mới được ăn thì sẽ không bị trúng độc. Nói đi nói lại thì cũng là miệng lưỡi người đời trước cái nhục của miếng ăn. Tôi không muốn nói người Việt mình ăn "ngu" nhưng tôi đang tự hỏi mình khi đem cả tính mạng của mình để đánh đổi cho vài phút hưởng thụ miếng ăn thì không phải là ngu chứ là gì? Ăn mà không phải để bồi bổ sức khỏe, không phải để hưởng thụ cái ngon đúng nghĩa mà để tìm đến sự nguy hiểm, bệnh tật, đến cái chết thì có phải là quá ngu không?
=======

Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo người dân về hiểm họa do ăn ốc sên, và do ăn tái, sống
http://www.thanhnien.com....-viec-an-tai-song.aspx

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thời gian gần đây, các cơ sở điều trị tại Đà Nẵng, TP.HCM tiếp nhận điều trị nhiều ca bệnh nặng, diễn biến nguy kịch và đã có một số trường hợp tử vong do sử dụng ốc sên làm thức ăn, chữa bệnh; việc sử dụng ốc sên ở dạng sống, tái, nướng làm xuất hiện bệnh lý cấp tính ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người ăn.

Vì vậy, cuối tuần qua, Cục An toàn thực phẩm ra khuyến cáo: tuyệt đối không sử dụng ốc sên chế biến thức ăn với bất cứ mục đích nào; tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, hoặc nấu chín nguyên con không qua sơ chế với ốc, sò tự nhiên khác; nếu lỡ ăn, mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như sốt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nổi ban cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Theo Cục An toàn thực phẩm, mỗi năm trong nước có 70 - 100 ca bệnh được phát hiện, và có chiều hướng gia tăng do thói quen ăn sống, ăn tái ốc sên, ốc bươu tự nhiên nhiễm ấu trùng giun tròn A.cantonensis. Ấu trùng giun từ ốc sên vào đường tiêu hóa, xuyên qua thành ruột, vào máu, di chuyển đến các mô, tổ chức khắp cơ thể, đặc biệt tập trung ở não gây ra tổn thương não, màng não, thần kinh trung ương, mạch máu đáy mắt và dẫn đến viêm não, màng não cấp tính. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm màng não do giun A.cantonensis.

Mới đây, từ ngày 15 - 18.7, Báo Thanh Niên đã có loạt bài Ký sinh trùng tấn công não người, Mất mạng do ăn tái, sống - phản ánh nhiều người mắc bệnh viêm não do dùng ốc sên; và thói quen ăn tái, sống ốc sên cũng như một số thực phẩm khác bị nhiễm ký sinh trùng làm nguy kịch, tử vong...
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.07.2014 16:56:00 bởi sen dat >
Attached Image(s)

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 01.08.2014 05:21:26
0
Cà Na tn nguyen


 
Ông Tư khỏe không ông Tư ?
 Tặng ông Tư


 
Ông Tư và Cà Na 


@ ông tư khỏeeeeee, Càna. mới ngày nào Càna còn chút híu mà chừ đã lớn đại rồi hén ! không ngờ Càna còn lưu lại được tấm hình đã chớp gần nửa thế kỷ nay .
@ chào Sen đất, lâu qúa không được đọc những truyện ngắn rất hay của bạn, viết tiếp đi nghen!
***
 

vọng cố hương

ly hương đã mấy mùa trăng
nhớ về đất mẹ băn khoăn tấc lòng
hồng trần đã lắm đục trong
điền viên vui thú thong dong cuối đời
đêm đêm nằm đếm sao trời
ngày qua tháng lại bời bời ruột gan
tiếc thương một giải giang san
sầu gieo đất khách mang mang cũng đành...

dzuylynh-california cuối hạ 2014
***

Mỏi Mòn
Ra đi từ độ tròn trăng
Hỡi người viễn xứ nhớ chăng quê nhà
Hồng trần một cõi ta bà
Bon chen tục lụy lệ nhoà đắng cay

Niềm thương nỗi nhớ u hoài
Trông về quê Mẹ trăng cài đầu non
Ra đi lúc hãy còn son
Đến nay tóc đã mỏi mòn điểm sương

Nhớ về cố quốc mà thương
Nước còn hay mất sầu vương ngậm ngùi
 
Sao Linh
***

 
Nắng Tan
Chiều xuống nhớ quê buồn lãng đãng
Sau đồi chân mỏi vẫn lang thang
Tìm bên lối nhỏ phương trời cũ
Chỉ thấy sao trời khi nắng tan
 
Bùi hồng Lĩnh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2014 05:49:38 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 01.08.2014 06:25:12
0

 
 

   LUÂN LẠC

biển cạn
sông khô
đất lở
núi nghiêng

không hồ thỉ tang bồng sao chân vẫn bước
chẳng buồn đau thương hận sao lệ còn tuôn...

nước mất
nhà tan
tha hương
luân lạc
xót quê hương phải đọan đành thân Bắc thuộc
đau thân ta chịu cam phận bạt Tây phương...
nước mới lạc giòng vô định bến
người dưng xa lạ hóa vô tâm
ta khách ly hương một bóng chiếc âm thầm
em cũng xa quê dặm trường thân viễn xứ

quốc nương bờ sậy
nhạn lẩn chân mây
thời gian qua như một cái chau mày
em gặm nhấm cùng nỗi hờn châu thổ
ta quắt quay với bóng đổ trường sơn

mòn giày vẹt gót xới mòn pho quân sử
dốc ngược thời gian ngụp lặn đáy trầm tư
luân lạc tha phương từ thuở tóc xanh màu
chẳng nhẽ bây giờ ngồi chờ ngày khô máu...

dzuylynh-hòang hoa lũng 2014 - nỗi buồn tháng bảy
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.08.2014 00:30:54 bởi dzuylynh >

Tóc nâu
  • Số bài : 4317
  • Điểm: 24
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.03.2007
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 02.08.2014 22:51:39
0
 
'Giai điệu phù trầm' ( đã ) trầm đâu tiếng hát?
Thấy chủ nhân ngồi nhắc thuở xa xưa
Bài viết hay, đọc mãi vẫn không thừa...
Nhưng chẳng lẽ ta lại chừa tương lai (lẫn) hiện tại?!
Phá chủ nhân vì đã lâu chưa về lại
Rồi xin lẹ làng bỏ chạy cho nhanh
Đứng chàng ràng sẽ biết tay đàn anh
Ổng lên lớp, mình  xanh mặt như tàu lá chuối!
 
TN
 
hì hì .... cái nì gọi là chẳng bao giờ nghiêm túc được như người khác! Trời lỡ tặng cho bản tính phá thì tội gì không nhận anh Lynh hử?
 
Thơ rơi
[link=http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=787518]Trang chính

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.08.2014 03:44:44
0




em nghiêng đầu, ngỡ anh hôn mái tóc
biết còn thơm thoang thoảng chút y lăng
em nghiêng khóe lung linh vài hạt ngọc
thương vẫn nhiều, duy nhất một vầng trăng  
 @@@
em nghiêng nón, nhớ ngày xa xôi ấy
gió qua cầu, quấn quít áo tay anh
mùa Hạ Huế, mới mười lăm vươn dậy
quên được nào cái vuốt nhẹ trên tay
*
em nghiêng mặt, dám mô nhìn người lạ
răng tim vừa sai nhịp, lỗi bâng khuâng ?
thẹn hay ốt dột, cắn môi, làm bộ
như sáu vài cầu trói chặc đôi chân 
 *
rồi ngày đi, và tháng năm lỡ hẹn
ước cũng hùa quên Hạ với ve ran
đời trôi theo bước Ai cùng hoài niệm
vỡ ào mưa trong tic tac mất, còn
 *
em nghiêng tóc, soi vào giòng sông cũ
nhớ thật nhiều, tóc se lạnh sương đêm
bàng bạc trăng, màu ánh sầu vạn cổ
đêm muộn rồi, lặn nghiêng phía không Anh.
 
đông hương




quê hương em là Huế
quê tim em là anh

nghinhnguyen
  • Số bài : 1392
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 28.08.2007
  • Nơi: Duc Linh -Binh Thuan
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.08.2014 18:43:38
0
http://mp3.zing.vn/bai-ha...Minh-Thu/IWA9OAE9.html
Dzuylynh thân mến !
Nghinh Nguyên vưa XB tập thơ tự tuyển. NS Minh Thu có phổ ra bản nhac nấy gởi đến DL và các bạn thưởng lảm. trong tâp này phẩn phụ lục có bài và bản nhac Ru Em Ru Tôi của DL. có một số bài viết trước 75 bị kiểm duyệt bỏ. mong có điều kiễn rẽ gởi đến DL    
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2014 10:18:32 bởi nghinhnguyen >

nghinhnguyen
  • Số bài : 1392
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 28.08.2007
  • Nơi: Duc Linh -Binh Thuan
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.08.2014 18:46:02
0
xóa
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2014 10:06:58 bởi nghinhnguyen >
Hãy giữ tình yêu sống trong ta
Dẫu cho tình đời có phôi pha
Mỗi ngày góp nhặt niềm vui mới
Trái tim nhân ái mãi không già....

nghinhnguyen
  • Số bài : 1392
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 28.08.2007
  • Nơi: Duc Linh -Binh Thuan
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.08.2014 18:48:50
0
xóa
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2014 10:21:39 bởi nghinhnguyen >
Hãy giữ tình yêu sống trong ta
Dẫu cho tình đời có phôi pha
Mỗi ngày góp nhặt niềm vui mới
Trái tim nhân ái mãi không già....

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.08.2014 20:32:07
0
Chào Dzuylinh và giai điệu phù trầm.
Hồi giữa tuần SĐ mắc mưa, chỉ trúng vài giọt mưa lúc về nhà  thấy rờn rợn ơn ớn sau lưng chủ quan lo lăng xăng đi làm ba chuyện linh tinh rồi mới thay đồ ai dè bị cảm nặng nằm liệt giờ mới lồm cồm vào đây thấy nhà ta rộn ràng vui vẻ. Tóc Nâu chắc mới đi nghỉ hè về phải không?.   Mùa này là mùa Vu Lang  và tiếp nữa là Trung Thu Sen đất sẽ vào đây giúp vui và sẽ viết lách sinh hoạt bình thường trở lại sau tháng 9. SĐ không có face book bạn bè mạng chỉ có một nhúm trên diễn đàn này thôi nên SĐ sẽ vào đây vui vầy đều đặn trong những tháng sắp tới. Dạo gần đây thấy nhân tình thế thái quanh mình, SĐ nghĩ có lẽ chúng ta đang ở giai đoạn mạt vận thì phải?. Sao con người bây giờ đạo đức xuống cấp quá. Mấy đứa ăn trộm ăn cắp phạm tội thì đúng là đáng phạt nhưng phạt chúng ra làm sao cho phải lẽ chứ ai đời...Dzuylinh có coi trên mạng cảnh một nam thanh niên ăm trộm xe bị bắt quả tang ở Hà Nội bị đánh hội đồng rồi bị lột trần như nhộng bị chụp hình tung lên mạng mấy ngày nay không? Trời ơi là trời, tôi ơi là tội! Sao con người ta tàn nhẫn vói nhau quá vậy a trời! Thôi để bữa nào khoe khỏe nhân mùa Vu Lang, mùa xá tôi vọng nhân SĐ phải vào đây viết một bài nói về bọn cô hồn sống này mới được! Hổng chừng lại tưởng mình trừng phạt như vậy là đúng lắm, đáng lắm!.Thứ người này khi đi lên chùa có thể mồm vẫn leo lẻo tụng kinh nam mô a di đà cũng nên!.  Cũng như bọn trộm chó có đứa bị đánh chết luôn. Đúng là coi con người không bằng con chó!
Thôi, giờ hãy nhìn  cái hình  vui vui này đã!
ảnh sưu tầm
 
Attached Image(s)

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.08.2014 17:18:34
0
HOA  MÙA VU LANG
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.08.2014 17:29:50 bởi sen dat >
Attached Image(s)

Thay đổi trang: << < 222324 > >> | Trang 23 của 29 trang, bài viết từ 661 đến 690 trên tổng số 867 bài trong đề mục