Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 5 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 71 bài trong đề mục
NhàQuê 27.03.2013 07:01:50 (permalink)

Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 31

 
   Đoạn cáp treo thứ nhì đưa lên cao hơn nữa qua đỉnh núi khác có nhiều kiến trúc có lẽ mới xây, có chỗ còn chưa xong mà từng phần đã đưa vào hoạt đông.
Có khách chịu khó qua thăm "Các Ngôi Nhà Pháp Xây", chúng tôi mỏi chân quá nên ngồi nghỉ uống nước trong khu trò chơi trong nhà ... những trò chơi nầy so với nơi hãng chúng tôi tổ chức pinic hàng năm, thì các trò chơi nầy thuộc loại nhẹ nhàng, chưa thắm vào đâu, chưa bằng một khu vực nhỏ, những trò chơi về sức ly tâm ...

Nói chung có lẽ do lạ với người trong nước nên số lượng khách khá đông đảo. 
Ngoài cảnh quang thiên nhiên núi rừng Trường Sơn hùng vĩ ra, những gì thuộc nhân tạo không có gì ấn tượng ... 
Và chúng tôi "xuống núi" trong lòng không chút nào lưu luyến. Và như người nhàn nhã ngắm cảnh núi rừng nguyên sinh .
Xe đưa chúng tôi qua nhiều khoảng đường ngoằn ngoèo hướng về đèo Hải Vân.
 Ở chân dốc đèo cũ xe rẽ hướng nhập vào quốc lộ 1A trước khi chui vào đường hầm xuyên qua núi thay vì phải leo đèo như trước đây ...  
Đường hầm mới thông xe vài năm nay, nhiều người ao ước được một lần đi qua cho biết, giống như tôi hai mươi sáu năm về trước lần đầu qua đường ngầm băng qua eo biển .... Về chiều dài thì đường hầm Hải Vân chỉ khoảng gần bằng nửa của đường hầm qua Blue Mountain trên Xa Lộ I-70 địa phận tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ mà tôi có vài lần qua đó .... Còn về độ an toàn: Vật liệu, sức chịu đựng, thông thoáng khí, giảm thiểu ô nhiễm khói ... thì ngoài sự hiểu biết của mình (NQ)
Chúng tôi giã từ thành phố Đà Nẵng và không hẹn gì!
NhàQuê Oct 30, 2012

#31
    NhàQuê 27.03.2013 07:04:41 (permalink)

    Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 32


    Vừa chui ra khỏi đường hầm, cảnh quang và không khí thay đổi hẳn ... xe đang qua một chiếc cầu dài thoáng đủ quay nhìn đường lên đèo ngày trước để thấy nó vừa ngoằn ngoèo vừa nhỏ hep.
    Với tôi thì chuyến đi từ mấy ngày nay đưa tôi tới những vùng đất tôi lần đầu tiên đến .... nhưng những địa danh không xa lạ gì ... có cái do những đặc biệt có trong thơ văn, trong lịch sử .... có cái do những sự kiện thời chiến tranh ... có cái là quê hương của bạn bè mà trên bước đường đời kết gặp ...Và tôi sẳn sàng đối phó vấn đề mới của vùng từ phía Bắc của đèo Hải Vân trở ra là giọng Bình Trị Thiên ...khác nhau ngay cả cùng một tỉnh huyện !?
    Cách đây 20 năm có người bạn học cùng trường, cùng năm, cùng nghề, cùng khóa quân sự, cùng vào trại tù cải tạo, bạn vừa đến Mỹ định cư ... Qua điện thoại, bạn ấy kể về những khó khăn gặp phải trong thời gian mới đến Mỹ ... Bạn nói: "Tưởng qua đây trở ngại về Anh Ngữ, ai dè trục trặc lớn là nghe không được tiếng Việt của bà con Bình Trị Thiên đến trước (nói vui)"
    Điểm đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên nơi đây có tên là Lăng Cô, khi chưa được hướng dẫn viên giải thích, tôi mường tượng những địa danh trong Nam như Dinh Cậu, Tắc Cậu, Núi Bà,  ... Không ! Đây không phải là Lăng Tẩm gì cả mà chỉ là vùng ít dân cư ngày xưa lại nhiều chim cò "Láng Cò" đọc trại lại ... là xóm chài lưới ... thế mà ngày nay thành điểm du lịch và có bãi biển đẹp (Không biết anh HDV nói có đúng không !?)
    Xe rẽ vào nhà hàng cạnh khu nghỉ mát công đoàn, từ đây trở lên hướng Bắc đã thấy thấp thoáng áo tím đậm có nhạt có biểu trưng của Thừa Thiên - Huế ... Vẫn phong cách giới thiệu món địa phương, chúng tôi thưởng thức các đặc sản vùng biển dưới mái tranh "sang trọng" ... Khi đi ngang hồ chứa hải sản còn tươi sống, tôi thấy nơi đây gần như có đủ mặt các loại như trong Nam từ Vũng Tàu đến Rạch Giá.
    Gần xong bữa cơm trưa nầy, trời ầm ầm đổ mưa, các mái tranh không ngăn nổi, nước dột khắp nơi ... tới khi thấy khách ngoại quốc ùn ùn bỏ chạy vô ngôi nhà gạch chánh, chúng tôi mới di chuyển theo, nói nào ngay chỗ chúng tôi ngồi mới hơi hơi bị tạt từ phía biển .... Lại một lần nữa các em nhỏ hụt tắm biển Lăng Cô sau khi đã tiếc một lần ở Mỹ Khê - Đà Nẵng. Và trong chương trình từ đây đến hết chuyến đi không còn ghé nơi nào có bãi biển.
    44 năm về trước những người bạn Huế kể rằng sau khi qua khỏi Lăng Cô dưới chân Bắc đèo Hải Vân sẽ đến Truồi ... Bây giờ trên thực tế không phải vậy ...còn xa ...
    "Anh lên xe trời (đổ cơn) vẫn còn mưa" và con đường Cái Quan đoạn nầy xa dần bờ biển có đoạn đi qua đầm hồ nước lé đé mặt đường, lại có đoạn leo lại những hai con đèo khá dài: đèo Phú Gia và đèo Phước Tượng
    Trên một triền quanh núi, nhìn ra hướng biển xuyên qua đầm Cầu Hai mút tầm mắt là cửa Tư Hiền, tôi cúi đầu yên lặng về những chết chóc tuyệt vọng ở đó trước khi vùng I không còn nữa ... những đầm hồ nầy thông thủy nhau từ Phú Lộc qua Phú Vang cửa Việt lên mạn Bắc là Quảng Điền hợp chung thành Phá Tam Giang  ...  "Thương em anh cũng muốn vô ... Sợ Truông Nhà Hồ sợ Phá Tam Giang" hay "Một chiều trên Phá Tam Giang, anh chợt nghĩ đến em ...ôi niềm nhớ dến bất tận ..." Vậy là cuối cùng không thực sự in dấu chân mình lên những địa danh đó, nhưng tôi đã đến thật gần có nơi trong tầm mắt ... Những miền có trong ngạn ngữ, ca dao hay cả trong âm nhạc
    Rồi cũng qua cầu Truồi, rồi cũng qua vùng quê nghèo ruộng rau lơ thơ , rồi bắt đầu Huế ... đầu tiên là huyện ngoại thành có tên rất đẹp "Hương Thủy", nơi có phi trường Phú Bài mà chúng tôi sẽ đến lấy chuyến bay trở về Nam .... 
    Nhà cửa hai bên bắt đầu san sát đô thị, khi vút qua cầu An Cựu không kịp nhìn nước đục hay trong mà bề ngang chỉ bằng con sẻo nhỏ trong Nam, tôi có thể nín hơi lặn được từ bên nọ qua bên kia "... Dòng sông An Cựu nắng đục mưa trong ... " , tôi đem ý nầy hỏi HDV, anh trả lời giờ nước đen thui hà! Khi yêu quê hương mình thì cái gì cũng thoát lên trên tục lụy nâng lên khỏi đời thường!
    Xe qua cầu và chạy dọc bờ sông Hương phía Hoàng Thành, ghi nhận đầu tiên là Kỳ Đài cao ngất ngưỡng hùng tráng, tôi nhắm mắt lại vài giây .... Xe dừng lại một hiệu bánh kẹo đặc sản Huế . Không những ở Huế mà sau nầy đi vài nơi khác, tôi biết ra rằng nhiều nơi có cách giới thiệu du khách bằng những món hàng bánh kẹo mẫu có cả trà nóng để thưởng thức trước khi mua .... Món nào tôi cũng thử hay chia cùng Tư Lịnh vì tôi vốn kỵ ngọt ... 
    Đang giải tỏa áp lực từ khi rời Lăng Cô tới giờ mà thằng bạn từ trong Sài Gòn gọi ra hỏi "mầy đang ở đâu, chừng nào ghé tao"  .... Phải kẹp cell phone giữa tai và vai để trả lời nó: TAO MỚi VỪA TỚI HUẾ!

    NhàQuê  Nov 11, 2012

    #32
      NhàQuê 27.03.2013 07:07:55 (permalink)

      Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 33


        Nói đến HUẾ ai cũng nghĩ ngay tới cầu Tràng Tiền và chùa Thiên Mụ (Linh Mụ), cầu Tràng Tiền thì mới vừa qua ban nãy, ... giờ đã xả hơi và trà nước xong xuôi lại thêm mè xửng mua gói theo thì đâu còn gì để ấm ức ... chúng tôi lên đường tiếp tục ...phía bờ sông Hương là công viên có nơi chăm sóc cẩn thận, có nơi có vẻ bỏ liều nên tôi đoán là các đoạn đó ít người tới dạo chơi hay ngoạn cảnh .
      Còn phía tay phải, càng ra xa Hoàng Thành có nhiều nhà trông cũ kỹ dáng vẻ im lìm đầy nét nhẫn nhục chịu đựng không sửa chửa hay nâng cấp gì ... Tôi đoán đó là các tư dinh của quan lại Triều Nguyễn ...Dù im ắng như vậy cũng toát lên cái uy quyền một thuở ...giữa chốn kinh kỳ dễ gì chen chân vào để có những khu nhà đất vườn tược vuông vắn như vậy  ... tôi có hỏi HDV thì được biết rằng lớp con cháu họ ngày nay dù giàu có cũng muốn gìn giữ bảo tồn những gì thuộc về ông bà của họ trước kia ...
      Xe rẽ vào bãi đậu xe có mấy quán giải khát bề thế chỉ cách chùa một khoảng đi bộ ngắn . Đứng dưới lề đường nhìn ngước lên mút tầm chỉ thấy một phần chóp ngọn tháp  ... Phía bến sông đối diện với chùa có nhiều ghe thuyền chạm trổ chóa mắt có lẽ chở khách thuê bao đi du ngoạn trên sông Hương .
      Ban sáng leo nhiều dốc núi ở Bà Nà, nên giờ nhìn các bậc thang lên chùa cũng muốn dội ... Nhưng "Tiếng Chuông Thiên Mụ Canh Gà Thọ Xương (Tho Xuong Chicken Soup)" thôi thúc nhất định phải thắng cho được bộ giò đang muốn làm "khó dễ"
      Phải lên gần hết các bậc thang mới ghi được ảnh đủ chiều cao 21met của tháp Phước Duyên
      Tháp nằm trong số các kiến trúc ngoài cổng, chung với các nhà đặt bia ca ngợi công đức hòa thượng Thạch Liêm có công truyền giảng đạo Phật cho Xứ Đàng Trong vào thời các chúa Nguyễn, nhà có bia tạc bài thơ của vua Thiệu Trị và nhà đặt Đại Hồng Chung nặng đến ngoài 2 tấn ... Tương truyền rằng chuông nầy bị điếc sau khi có cặp trai gái đem nhau vào nơi đặt chuông để tình tự .
      Từ cổng vào đến ngôi chánh điện là khoảng sân rộng có lối đi lát gạch và cỏ xanh đẹp mắt
      Ngôi chánh điện không nguy nga như những chùa mới xây hay trùng tu sau nầy, nhưng giữ vẻ trang nghiêm cổ kính có tu bổ .
      Khu cây cảnh chăm sóc công phu sau chánh điện khá rộng và tiếp theo xa hơn có các tháp nơi yên nghỉ của các hòa thượng đại đức trụ trì đã viên tich.
      Chùa Thiên Mụ đến thời vua Tự Đức cải tên là Linh Mụ vì nhà vua không con nên cầu tự và muốn tránh chữ Thiên .... Từ thời các chúa Nguyễn đến suốt 13 triều vua nhà Nguyễn đều sùng đạo Phật nên thời gian dài Thiên Mụ gần như Quốc Tự ... Nhiều kiến trúc của chùa bị thời gian hư hại và cả lũ lụt bão tố hủy hoại hoàn toàn một số như đình Hương Nguyên trước tháp Phước Duyên
      Chùa khởi xây năm 1601 dưới thời chúa Nguyễn Hoàng, được xây quy mô thêm thời chúa Nguyễn Phúc Chu và tháp Phước Duyên xây năm 1844 dưới thời vua Thiệu Trị để mừng lễ bát thọ của bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu (vợ vua Gia Long, bà nội vua Thiệu Trị)
      Khi trở ra, chúng tôi đi dọc theo dãy cánh phải của chánh điện xen kẻ có vài loại cây ăn trái và hồ cá có lẽ là cá phóng sanh .... Lại ra ngoài khuôn viên chùa bên phía trái để trở ra xe ... Lại nghỉ giải khát trước khi HDV và tài xế đưa trở lại qua cầu Trường Tiền rẽ trái đến nhà hàng dùng cơm chiều .... những món đặc trưng Huế có mặt giới thiệu khách phương xa ...món nào cũng từ cay tới cay
      Trên đường về khách sạn nhận phòng, xe đi ngang con đường có quán cơm Âm Phủ mà HDV giải thích như là nơi ăn uống bình dân của sinh viên và lao động, nhưng tôi biết cái tên ấy đã đi vào thơ văn và ẩm thực Huế.
      Chính là đây!!! Không phải gương mặt thanh tú dễ thương, cũng không phải những chiếc áo dài tím Huế đồng phục, mà giọng cực kỳ Huế phải làm tôi đứng lại gần hơn và mở hết "máy" thâu mà vẫn không nghe được nguyên vẹn, trọn câu nói của cô nhân viên tiếp khách của khách sạn Duy Tân 2 .... Tôi quay sang Tư Lịnh cầu cứu vì tôi biết TL sau nầy có nhiều bạn Huế nơi thành phố chúng tôi đang cư ngụ ... chỉ nhận được cái lắc đầu ... đành phải hỏi lại đến độ cô nhân viên lập lại nhiều lần làm cô phát ngượng  ... "Họ không nói tiếng Việt mình"
      Khi nhân viên khách sạn giao hành lý tận phòng, việc đầu tiên là tắm : Huế nóng quá!!
      Trước khi làm chuyến dạo chơi tự khám phá Huế về đêm, không quên nhờ phục vụ giặt giũ "nhung y" đã chua lòm .
      Được lưu ý trước là ở Huế giá cả luôn bị nói thách kinh khủng, nên phải trả giá và đi xe cũng không nên đón giữa chừng mà nên xử dụng đội ngũ xe trước khách sạn
      Đúng giờ hẹn chúng tôi cùng cặp vợ chồng mới cưới thỏa thuận được với hai chiếc xích lô đạp, loại phương tiện nầy nhiều thành phố đã không còn cho lưu thông. Ngồi trên đó khi qua các giao điểm đông đúc mà thón hoài vì như phần đông ở các thành phố VN bây giờ không ai ngừng lại khi đèn đỏ cả ... Tư Lịnh tôi phán rằng "Đừng có đi loại xe nầy nữa!" Tuân Lịnh!!!
      Trên đường chúng tôi dừng lại tiệm thuốc tây mua vài món thuốc ho, gần như nhà thuốc nào người mua cũng đứng bên ngoài nói qua ô cửa của vách ngăn ... vì kẻ gian nhiều lắm chăng?  ... Khi tôi nói giọng Nam Kỳ thì thấy cô bán thuốc an tâm và hỏi thăm nầy nọ về bên Mỹ.
      Theo yêu cầu, xích lô đưa chúng tôi qua các nơi tôi muốn đến cho biết, chỉ trừ "Cây Mù U" gần ga xe lửa thi đến đó hơi xa.... Lên dốc cầu Tràng Tiền mới thấy nỗi vất vả của bác xích lô ... rẽ phải ngang chợ Đông Ba ...lòng vòng một hồi dừng lại ở Chè Cung Đình  ...Khi được hỏi dùng chè gì ... biết gì mà gọi ...bèn cho tôi "đủ thứ" cho có đầy đủ màu sắc tổng hợp đất Thần Kinh ... Không hẹn mà nhóm còn lại có mặt ở đây trước chúng tôi .
      Buổi sáng hôm sau,  tôi biết mình trả giá xích lô bị xộ ...không sao công sức họ cũng đáng  .... Đêm đầu tiên ở Huế ngủ ngon thẳng giấc không có chiêm bao thấy "Một chiều lang thang bên dòng Hương Giang, tình cờ gặp một tà áo tím" gì cả!
      NhàQuê Nov 17, 2012


      Tháp Phước Duyên 1844, có 7 tầng
      Bài trên Bia đặt trên Lưng Rùa do Chúa Quốc: Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) viết
      Đại Hồng Chung nặng trên 2 tấn, đúc năm 1710
      Cổng Vào chùa
      Sân trước chùa
      Chánh Điện
      Vài cảnh chung quanh
      Quán Chè Cung Đình
      Cầu Tràng Tiền về đêm
      Khách sạn Duy Tân 2, nơi nghỉ trong thời gian ở Huế

      #33
        NhàQuê 27.03.2013 18:02:18 (permalink)
        Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 34

        Buổi sáng trước khi lên đường vẫn như thường lệ dùng điểm tâm nơi khách sạn lưu ngụ, cũng hình thức buffet nhưng thức ăn có nhiều loại cung cách Huế, tôi có thử qua vài món nhưng thành thật mà nói dù đây nơi chánh gốc của các món có trong danh mục ẩm thực được những con người từ nơi đây mang đến nơi khác giới thiệu về ... nhưng tôi không cảm thấy ngon miệng bằng những món cùng tên gọi khi tôi đến những thành phố ở Mỹ, những thành phố tôi có ghé lại và thưởng thức qua ... hay là đầu bếp khách sạn chỉ loại "thường thường bậc trung" chăng!? Còn nếu như chỉ gói ghém trong số tiền thỏa thuận giữa khách sạn và công ty tổ chức du lịch thì e rằng không phải là cung cách giới thiệu nét độc đáo của địa phương, cách hấp dẫn khách tham quan du lịch.

        Buổi sáng đầu tiên nầy thật ý nghĩa, bởi nó "lần đầu tiên" có sự gặp nhau giữa 4 nền văn hóa: Nền văn hóa Cố Đô vốn thoang thoảng văn thơ, u hoài hiền hòa, phong kín như Cấm Thành im lìm chịu đựng ... Nền văn hóa Tây Đô, giản dị như dòng nước Cửu Long như ruộng đồng cây lành trái ngọt, ... Nền văn hóa Bắc Mỹ lạnh lùng bề ngoài nhưng cân đong đo đếm sòng phẳng như chiếc máy đo Digital rất nhạy, nhất là đánh giá chính xác không lầm lẫn đặt sâu thăm thẳm bên trong, .... và nền văn hóa Đông Đô khoa trương ồn ào hình như sợ người chung quanh quên sự hiện diện của mình ... Thế kỷ 21 đã qua một thập niên rồi nha các bạn ta ơi ... xin bỏ chiếc tăm xỉa răng khi rời khỏi bàn ăn giùm ! Cám ơn....

        Ly cà phê sáng ngồi nán nhìn ngắm chung quanh cũng là điều thú vị ...

        Khi xe xuống dốc đến ngã ba Nam Giao rẽ phải ... xa dần trung tâm thành phố Huế hướng về thượng nguồn sông Hương, ghé lăng Khải Định tạm dừng lấy sẳn vé tiện khi trở về sẽ viếng sau, .... sau khi qua cầu Tuần bắt đầu ra khỏi quốc lộ 1, thẳng đến lăng vua Minh Mạng ... từ bãi đậu xe đi vào khu lăng tẩm khá xa và vào cổng phụ gần nhất vì cổng chánh đã khóa hẳn sau khi quan tài của vua đã được di chuyển vào trong (năm 1843 ?)

        Xin trích tài liệu trên Net:

        Tháng 2 năm 1820, vua Gia Long qua đời hoàng tử thứ tư là Nguyễn Phúc Đảm được đưa lên ngai vàng, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Làm vua được 7 năm, Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình. Quan Địa lý Lê Văn Đức đã chọn được một cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng. Nhưng phải ròng rã 14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này. Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê (thuộc ấp An Bằng, huyện Hương Trà) thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Đích thân nhà vua xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên. Tháng 4 năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu. Vua sai các quan Lê Đăng Danh, Nguyễn Trung Mậu và Lý Văn Phức điều khiển lính và thợ thuyền lên đây đào hồ đắp La thành. Tháng 8 năm 1840, Minh Mạng lên kiểm tra thấy công việc đào hồ Trừng Minh không vừa ý nên giáng chức các quan trông coi và đình chỉ công việc. Một tháng sau, công việc vừa được tiếp tục thì Minh Mạng lâm bệnh qua đời vào tháng 1 năm 1841. Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, chỉ một tháng sau (tháng 2-1841) đã sai các quan đại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên, Nguyễn Tri Phương chỉ huy gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của vua cha để lại. Ngày 20 tháng 8 năm 1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành, nhưng công việc xây lăng mãi đến đầu năm 1843 mới hoàn tất. Từ một vùng núi đồi hoang vu, qua bàn tay lao động và óc sáng tạo của con người đã hình thành một khu lăng tẩm uy nghiêm, vừa rực rỡ về kiến trúc, vừa hài hòa với thiên nhiên lại vừa sâu sắc bởi giá trị tư tưởng




        Tháng 2 năm 1820 vua Gia Long băng hà, con trai thứ tư là Phúc Kiểu, húy là Đảm lên nối ngôi, đặt niên hiệu Minh Mạng. Minh Mạng là ông vua có nhiều đóng góp vào việc ổn định và xây dựng vương triều Nguyễn, mở mang đất nước, củng cố nền thống nhất quốc gia…

        Sau khi ở ngôi được 7 năm, nhà vua sai người đi tìm đất để xây dựng sơn lăng cho mình. Quan địa lý Lê Văn Đức đã chọn được chỗ đất tốt thuộc địa phận núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch tạo thành con sông Hương để xây dựng lăng tẩm. Nhưng mãi 14 năm sau vua Minh Mạng mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này. Lăng cách Huế 12km.



        Lăng Minh Mạng (ảnh chụp năm 1966)

        Tháng 4-1840, Vua lên xem lại chỗ đất và đổi tên núi Cẩm Kê thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Tháng 9-1840 triều đình huy động 3000 lính và thợ lên san mặt bằng và xây La Thành chung quanh khu vực kiến trúc. Công trình đang xúc tiến thì Minh Mạng lâm bệnh và mất ngày 20-1-1841 (thọ 50 tuổi). Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, một tháng sau đã sai các quan đại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên, Nguyễn Tri Phương chỉ huy gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của vua cha để lại. Ngày 20-8-1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chông ở Bửu Thành, tấm bia “Thánh đức thần công” dựng ngày 15-1-1842 nhưng công việc xây lăng mãi đến năm 1843 mới hoàn tất.



        Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc qui mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ gồm cung điện, lâu đài, đình tạ… được bố trí cân đối trên một trục dọc theo đường thần đạo dài 700m từ Đại Hồng Môn ở ngoài cùng tới chân tường của La thành sau mộ vua. Hình thể của lăng tựa dáng một người đang nằm nghỉ trong tư thế thoải mái, đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt…



        Minh Lâu - lăng Minh Mạng

        Từ ngoài vào trong, các công trình được phân bố trên ba trục lớn song song với nhau mà đường Thần đạo là trục trung tâm. Các công trình được đối xứng nhau từng cặp qua trục chính xuyên tâm lăng. Mở đầu Thần Đạo là Đại Hồng Môn – cổng chính vào lăng. Cổng có 3 lối đi với 24 mái lô lô cao thấp và các trang trí rất đẹp… được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn. Cổng chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào lăng, sau đó đóng kín, ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.



        Đại Hồng Môn - lăng Minh Mạng

        Sau Đại Hồng Môn là sân rộng, hai bên có hai hàng tượng quan viên, voi ngựa. Cuối sân là Bi đình năm trên đồi Phụng Thần Sơn, bên trong có bia “Thánh Đức thần công” do vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha. Tiến đến là sân triều lễ được chia làm 4 bậc. Mở đầu cho khu vực tẩm điện (nơi thờ cúng vua) là Hiển Đức Mông; điện Sùng An nằm ở trung tâm thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu. Hoàng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện và ngát thơm mùi hoa dại. Ba cây cầu Trung đạo (giữa). Tả phụ (trái), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ Trừng Minh dẫn du khác đến Minh Lâu (lầu sáng) xây dựng trên quả đồi có tên là Tam Tài Sơn. Tòa nhà có hình vuông, hai tầng, tám mái. Hai bên Minh Lâu về phía sau là hai trụ biểu dựng trên hai quả đồi Bình Sơn và Thành Sơn. Phía sau Minh Lâu là hai vườn hoa hình chữ Thọ đối xứng nhau qua đường Thần đạo.



        Lăng Minh Mạng nhìn từ trên cao

        Hồ Tân Nguyệt hình trăng non ôm lấy Bửu Thành (thành quanh mộ) hình tròn nằm mở giữa. Qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua Hồ Tân Nguyệt, có 333 bậc đá thanh dẫn du khách vào thăm nơi yên nghỉ của nhà vua nằm giữa tâm quả đồi mang tên Khai Trạch sơn được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn. Bên cạnh hàng loạt các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cao, gần 60 ô chữ chạm khắc các bài thơ trên Bi đình, Hiển đức môn, điện Sùng An và Minh Lâu cũng là những tuyệt tác giá trị – một bảo tàng thơ chọn lọc của nền thi ca Việt Nam đầu thế kỷ XIX…



        Lăng vua Minh Mạng trong mưa

        Thăm lăng Minh Mạng, du khách ngỡ mình lạc vào không gian của hội họa, thi ca và triết học. Ngoài tính cách đăng đối uy nghiêm, đường bệ, lăng Minh Mạng còn có những nét quyến rũ của thiên nhiên đã được cải tạo để làm bối cảnh cho các công trình kiến trúc.






        Trong chòm cây cuối cùng của hình nầy, đó là ngọn đồi, Vua Minh Mạng được an táng một nơi nào đó trên đồi ấy, được giữ bí mật không ai biết! (Theo lời Hướng Dẫn Viên công ty du lịch)



        Lăng tẩm nguy nga như thế nhưng bên ngoài vòng thành bao bọc khu phần mộ mênh mông ấy, bao người ăn xin ..dưới mọi hình thức có khi thấy mà "bất nhẫn"

        Chúng tôi rời Lăng nén tiếng thở dài


        NhàQuê Nov 26, 2012

        #34
          NhàQuê 28.03.2013 16:01:58 (permalink)

          Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 35


          Điểm viếng thăm thứ nhì trong cùng buổi sáng là lăng Khải Định, trước khi đến lăng Minh Mạng có ghé dừng tạm ở đây để lấy vé vào cửa rồi, bây giờ xe quay lại và bắt đầu leo những bậc thang cao, .... Có vẻ khu lăng tẩm của vua Khải Định thiếu bóng râm và cây xanh tươi mát ... Bên trong chưng bày nhiều hình ảnh và lưu vật ... Bức tranh trên trần nhà làm thành từ mảnh sứ và thủy tinh công phu ... . Các tài liệu do các hướng dẫn viên các đoàn du lịch có lẽ được viết sau nầy nên gần như có quan điểm chánh trị trong đó
          Trích phần nói về có trên Net:

          LĂNG KHẢI ĐỊNH
          (ỨNG LĂNG)



           
            Vua Khải Định (1916-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm, chuẩn bị cho sự “ra đi” của một ông vua vào buổi mạt kỳ của chế độ phong kiến. Bước lên ngai vàng vào giữa tuổi 31, Khải Định say sưa với việc xây dựng cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng. Những công trình này làm hao tổn nhiều nhân lực, của cải của binh dân, song đó cũng là những công trình có giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.   Trị vì được một thời gian, vua Khải Định đã lo nghĩ việc tạo dựng sinh phần cho mình. Sau khi tham khảo nhiều tấu trình của các thầy Địa, Khải Định chọn triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) làm vị trí để xây cất lăng mộ. Tọa lạc tại vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng - thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi: Ứng Lăng.   Lăng khởi công ngày 4-9-1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn tất. Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy với sự trưng tập nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng... Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động nay của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.

               Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise...,cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình. So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có một diện tích rất khiêm tốn: 117m x 48,5m nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Người đời sau thường đặt lăng Khải Định ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo ra từ phong cách kiến trúc. Toàn cảnh lăng Khải Định có một cái gì đó vừa quen, vừa lạ. Tổng thể của lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao với 127 bậc cấp như muốn thể hiện khát vọng tự chủ của ông vua bù nhìn này. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể: những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ; trụ biểu dạng stoupa của nhà Phật; hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu; nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể... Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã đột phá cánh cửa phong kiến để làn gió của văn hóa Tây Âu tràn vào Việt Nam. Mặt khác Khải Định là một ông vua hiếu kỳ, chuộng cái mới nhưng có sự sàng lọc, một ông vua “mặc complet bên trong khoác long bào, bên ngoài, ngực lấp lánh Bắc Đẩu Bội Tinh, thắt lưng gắn bóng đèn điện chớp đỏ” (lời L. Cadière) nên chẳng có gì phải “kiêng nể” trong việc “thâu tóm điều hay, cái lạ” của thế giới vào ngôi nhà vĩnh cửu của mình. May thay! Ý muốn kỳ quặc của ông vua ngông nghênh đó đã không bị bê nguyên xi vào trong kiến trúc. Bằng óc thông minh, sự chọn lọc tinh tế và đôi tay tài hoa khéo léo, người thợ Việt Nam đã tạo cho công trình những tuyệt tác nghệ thuật.        Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng, nơi mà tài hoa của những người thợ được phô diễn, gởi gắm. Công trình này gồm 5 phần liền nhau: 2 bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng; phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định; chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua và mộ phần phía dưới; trong cùng là khám thờ bài vị của ông vua quá cố. Toàn bộ nội thất của 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa... cũng được trang trí nơi đây. Những vật liệu cứng, biệt lập, qua bàn tay vàng khéo léo của các nghệ nhân đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật mềm mại, sống động và vô cùng rực rỡ. Đặc biệt chiếc bửu tán bên trên pho tượng đồng trong chính tẩm với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác nó được làm bằng nhung lụa, có thể xao động trước gió mà quên đi rằng đó đích thực là một khối bê tông cốt thép nặng gần 1 tấn. Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920. Tượng do 2 người Pháp là P.Ducing và F. Barbedienne thực hiện theo yêu cầu của vua Khải Định. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một toại đạo dài gần 30m, bắt đầu từ phía sau Bi Đình. Phía sau ngôi mộ, vầng mặt trời đang lặn như biểu thị cái chết của vua. 



            Toàn bộ trang trí bên trong cung Thiên Định không chỉ phản ánh những giá trị văn hóa, nghệ thuật mà còn đề cập đến vấn đề nhận thức, chủ đề tư tưởng của công trình và ý muốn của nhà vua. Bên cạnh các đồ án trang trí rút từ các điển tích Nho giáo và cuộc sống của chốn cung đình, còn có những đồ án trang trí của Lão Giáo và đặc biệt là hàng trăm chữ Vạn - một biểu trưng của nhà Phật được đắp bằng thủy tinh xanh trên tường hậu tẩm. Phải chăng đó là sự thể hiện “Tam Giáo đồng hành” trong tư tưởng của vua quan và Nho sĩ đương thời? Phải chăng nhà vua cũng mong muốn được thư nhàn lúc về già và được nhập Niết Bàn, được siêu thoát sau khi băng hà ? Hay đó là sự bế tắc về tư tưởng của Khải Định nói riêng và tầng lớp quan lại thuở đó? Tất cả là những gợi mở đầy thú vị để du khách chiêm nghiệm mỗi khi tham quan công trình này.  
           
             
           
            Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định. Nhờ những đóng góp của ông và bao nghệ nhân dân gian tài hoa của nước Việt, lăng Khải Định đã trở thành biểu tượng, đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh.   Cho dù bị lên án dưới nhiều góc độ khác nhau, lăng Khải Định đích thực là một công trình có giá trị về mặt nghệ thuật và kiến trúc. Nó làm phong phú và đa dạng thêm quần thể lăng tẩm ở Huế, xứng đáng với đôi câu đối đề trước Tả Trực Phòng trong lăng:   "Tứ diện hiến kỳ quan, phong cảnh biệt khai vũ trụ.   Ức niên chung vượng khí, giang sơn trường hộ trừ tư.   (Bốn mặt đều là kỳ quan, phong cảnh mở ra một vũ trụ biệt lập.   Muôn năm hun đúc nên vượng khí, núi sông giúp đỡ mãi hoài)."  






          Đứng trên điểm cao nhất nhìn quang cảnh bao la chung quanh lúc nắng đã lên cao, công thêm sức nóng xi măng, gạch ngói tìm bóng mát để trú tạm thật khó khăn không có gì thích thú, ... chúng tôi xuống bãi xe sớm hơn các vị khách khác
           
          NhàQuê Nov 27, 2012
             

          #35
            NhàQuê 30.03.2013 19:13:20 (permalink)

            Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 36

            Điểm thứ ba trong chương trình là lăng vua Tự Đức ... Trước đây có học được biết qua là vị vua hay chữ nức tiếng thơ văn, nay được biết thêm qua HDV là ông vua không con ... lại ép tiến cung một phụ nữ mắn con đang có chồng (5 năm sanh 5 con) ...nghe sao mà Vua vậy sao !?

            Trích trên Net:




            Lăng Tự Đức xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân thành phố Huế). Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Lăng nằm giữa một rừng thông bát ngát, cách Huế 8km.

            Tự Đức ở ngôi 36 năm, là ông vua tại vị lâu nhất trong 13 ông vua triều Nguyễn. Trong số 13 vua Nguyễn. Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Đông phương, nhất là nho học. Vua giỏi cả về sử học, triết học, văn học nghệ thuật và rất yêu thơ. Tự Đức ở ngôi trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, thực dân Pháp đe dọa và tấn công, nội bộ anh em lục đục giành nhau ngôi báu, nhà vua thì đau yếu, bệnh hoạn, không có con. Để trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt, Tự Đức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc “ra đi bất chợt”.



            Hồ Lưu Khiêm - lăng Tự Đức

            Sau khi các quan địa lý chọn được vị trí ở làng Dương Xuân Thượng, nhà vua đã chuẩn định đồ án kiến trúc lăng tẩm theo ý muốn của mình và đặt tên cho công trình là Vạn Niên Cơ. Tháng 12-1864, công trình được khởi công xây dựng. 6000 lính và thợ được huy động đến đây để đào hào, đắp lũy, xây thành quách, cung điện, lăng mộ. Theo dự kiến ban đầu, công trình sẽ được xây dựng trong 6 năm, nhưng hai viên quan coi thi công là Nguyễn Văn Chất và Lê Văn Xa đã bắt binh, dân phải lao động cực nhọc để hoàn thành chỉ trong 3 năm. Kết quả của việc cưỡng bức lao động đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa do Đoàn Trưng lãnh đạo lính thợ và dân binh chống lại triều đình vào đêm 16 rạng ngày 17-9-1866. Cuộc khởi nghĩa không thành, bị đàn áp, nhưng uy tín của vua Tự Đức bị tổn thất lớn… Công việc xây lăng bị gián đoạn hơn một tháng. Tự Đức đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung. Sau khi vua qua đời nó mới được gọi là Khiêm Lăng.

             

            Khiêm Cung Môn - lăng Tự Đức

            Trong vòng La thành rộng khoảng 12ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên những thế đất cao thấp hơn nhau chừng 10m. Bố cục khu lăng gồm hai phần chính, trên hai trục song song với nhau lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm Tiền án, núi Dương Xuân làm Hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh Đường. Các công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm đặt tên gọi.Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Qua khỏi cửa Vụ Khiểm và miếu thờ Sơn thần, có con đường chính dẫn vào khu vực điện thờ mà trước đây là chỗ nghỉ ngơi giải trí của vua. Thoạt đầu là Chí Khiêm – nơi thờ các bà vợ vua. Tiếp đến là ba bậc tam cấp bằng đá thanh dẫn vào Khiêm cung môn – một công trình hai tầng dạng vọng lâu. Hồ Lưu Khiêm nguyên là con suối nhỏ được đào rộng thàn h hồ, giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm có đất trồng hoa và hang nhỏ để nuôi thú. Trên hồ có Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ – nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách,…Bên trong Khiêm Cung môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, ngay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bên tả hữu là Pháp Khiêm vu và Lễ Khiêm vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ của vua, sau được dùng để thờ bà Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức). Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm đường – nơi cất đồ ngự dụng. Phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để vua xem hát. Đây được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam hiện còn được bảo tồn. Trì Khiêm và Y Khiêm viện là chỗ ở của cung phi theo hầu vua khi sống cũng như lúc vua đã chết…Nhà cửa ở Khiêm cung đều làm bằng gỗ, còn các kiến trúc ở lăng mộ đều xây bằng gạch đá. Ngày sau Bái đình (sân chầu) với hai hàng tượng quan viên văn võ uy nghi là Bi đình (nhà bia) với tấm bia bằng đá thanh lớn nhất nước ta có khắc bài Khiêm cung ký do nhà vua soạn dài 4.935 chữ để nói về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro bệnh tật của mình… Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu thành xây bằng gạch, chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ.

             

            Bi đình - lăng Tự Đức

            Lăng Tự Đức là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình, gợi cho du khách một “tâm hồn thơ mộng dịu dàng”.


            Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ(萬年基), sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung(謙宮). Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng(謙陵).
            Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.

            Quá trình xây lăng

            Tự Đức đã sớm nghĩ đến việc xây lăng mộ cho mình ngay khi còn sống. Vốn là một người giỏi thi phú, ông đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, địa điểm được chọn để xây lăng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh.
            Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt tên cho công trình, với mong muốn được trường tồn. Tuy nhiên, do công việc sưu dịch xây lăng quá cực khổ, lại bị quan lại đánh đập tàn nhẫn, là nguồn gốc cuộc nổi loạn Chày Vôi của dân phu xây lăng.

            Tương truyền, dân chúng ta thán:
            Vạn Niên là Vạn Niên nào
            Thành xây xương lính, hào đào máu dân

            Ngày 8-9 âm lịch năm Bính Dần (1866), tức năm Tự Đức thứ 19, do việc xây dựng Vạn niên cơ, quân sĩ và dân phu phải làm lụng khổ sở, có nhiều người oán giận. Nhân sự bất mãn đó, với lý do tôn phù Đinh Đạo (cháu ruột Tự Đức, nguyên tên là Ưng Đạo, do cha là An Phong công Hồng Bảo làm loạn nên phải đổi thành Đinh Đạo) lên ngôi vua, Đoàn Hữu Trưng cùng với các em là Đoàn Hữu Ái, Đoàn Tư Trực, cùng các đồng chí là Trương Trọng Hòa, Phạm Lương, Tôn Thất Cúc, Tôn Thất Giác, Bùi Văn Liệu, Nguyễn Văn Quí phát động khởi nghĩa. Những người tham gia khởi nghĩa phần đông là nhân công đang uất hận vì bị bắt lao dịch khắc nghiệt để xây dựng Vạn niên cơ. Họ dùng chầy vôi - dụng cụ lao động - làm võ khí nên tục gọi là "giặc chày vôi". Tuy nhiên, cuộc đảo chính thất bại. Cả nhà Ưng Đạo đều bị hại. Đoàn Hữu Trưng và hai người em bị giết lúc mới 22 tuổi.
            Tuy nhiên, do sự việc này, vua phải đổi tên Vạn niên cơ thành Khiêm Cung và viết bài biểu trần tình để tạ tội. Năm 1873, Khiêm Cung mới được hoàn thành, vua Tự Đức vẫn sống thêm 10 năm nữa rồi mới qua đời.

            Gần 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Lối đi lát gạch Bát Tràng bắt đầu từ cửa Vụ Khiêm đi qua trước Khiêm Cung Môn rồi uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần là khu điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua. Đầu tiên là Chí Khiêm Đường ở phía trái, nơi thờ các bà vợ vua. Tiếp đến là 3 dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn - một công trình hai tầng dạng vọng lâu như một thế đối đầu tiên với hồ Lưu Khiêm ở đằng trước. Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm với những mảnh đất trồng hoa và những hang nhỏ để nuôi thú hiếm. Trên hồ Lưu Khiêm có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách... Ba cây cầu Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm và Do Khiêm bắt qua hồ dẫn đến đồi thông.

            Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ ngơi của vua, về sau được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường - nơi cất đồ ngự dụng. Đặc biệt, phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn. Có một hành lang từ điện Ôn Khiêm dẫn ra Trì Khiêm Viện và Y Khiêm Viện là chỗ ở của các cung phi theo hầu nhà vua, ngay cả khi vua còn sống cũng như khi vua đã chết. Cạnh đó là Tùng Khiêm Viện, Dung Khiêm Viện và vườn nuôi nai của vua.
            Sau khu vực tẩm điện là khu lăng mộ. Ngay sau Bái Đình với hai hàng tượng quan viên văn võ là Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh Hóa nặng 20 tấn có khắc bài “Khiêm Cung Ký” do chính Tự Đức soạn. Tuy có đến 103 bà vợ nhưng Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này thay cho bia “Thánh đức thần công” trong các lăng khác. Toàn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình, kể công và nhận tội của Tự Đức trước lịch sử. Đằng sau tấm bia là hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng cùng với hồ Tiểu Khiêm hình trăng non đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội.










            Trên đường về lại Huế cơm trưa, xe có vụt ngang qua chùa Từ Đàm nằm trong khu phố.

            Chương trình buổi sáng thăm Lăng Tẩm xong và về khách sạn "ngủ trưa" để buổi chiều đi thăm Hoàng Thành.

            NhàQuê Nov 27, 2012
             

            #36
              NhàQuê 31.03.2013 22:49:32 (permalink)

              Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 37

              Hoàng Thành Huế

              Dinh Đại Nội Huế
              (Tài liệu trên Net)
              Dinh Đại Nội Huế
              Dinh Đại Nội Huế hay còn gọi là Hoàng Thành Huế nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành – nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Hoàng Thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội.Các di tích trong hoàng thành gồm:

              Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (1833). Ngọ Môn có nghĩa đen là Cổng giữa trưa hay Cổng xoay về hướng Ngọ, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Về mặt từ nguyên, Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xoay mặt về hướng Ngọ, cũng là hướng Nam, theo Dịch học là hướng dành cho bậc vua Chúa.


              Điện Thái Hoà là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế. Điện cùng với sân chầu là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Trong chế độ phong kiến cung điện này được coi là trung tâm của đất nước. Điện được xây dựng vào năm 1805 thời vua Gia Long. Năm 1833 khi vua Minh Mạng quy hoạch lại hệ thống kiến trúc cung đình ở Đại Nội, trong đó có việc cho dời điện về mé nam và làm lại đồ sộ và lộng lẫy hơn.
              Triệu Tổ miếu còn gọi là Triệu Miếu, được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804). Miếu này nằm ở phía bắc của Thái Miếu trong hoàng thành Huế, là miếu thờ Nguyễn Kim, thân sinh của chúa Tiên Nguyễn Hoàng.
              Hưng Tổ Miếu còn gọi là Hưng Miếu là ngôi miếu thờ cha mẹ vua Gia Long (ông Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn) và bà Nguyễn Thị Hoàn), vị trí ở tây nam Hoàng thành Huế|hoàng thành (cách Thế Miếu chừng 50 mét về phía Bắc).

              Thế Tổ Miếu thường gọi là Thế Miếu tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố, nữ giới trong triều (kể cả hoàng hậu) không được đến tham dự các cuộc lễ này.
              Thái Tổ Miếu còn gọi là Thái Miếu là miếu thờ các vị chúa Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần. Miếu được xây dựng từ năm Gia Long 3 (1804) ở góc đông nam trong Hoàng thành, đối xứng với Thế Tổ Miếu ở phía tây nam.
              Cung Diên Thọ tên ban đầu là cung Trường Thọ, các tên khác là Từ Thọ, Gia Thọ, Ninh Thọ; được bắt đầu xây dựng năm 1803 để làm nơi sinh hoạt của Hoàng Thái Hậu của triều Nguyễn.
              Cung Trường Sanh hay Cung Trường Sinh (còn có tên gọi khác là Cung Trường Ninh), được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ nhất (1821) ở phía Tây Bắc Hoàng thành với vai trò ban đầu là hoa viên, nơi các vua triều Nguyễn mời mẹ mình đến thăm thú ngoạn cảnh. Về sau cung được được chuyển thành nơi ăn ở sinh hoạt của một số bà hoàng thái hậu và thái hoàng thái hậu. Trong thời kỳ rực rỡ nhất, kiến trúc cảnh quan của Cung Trường Sanh được vua Thiệu Trị xếp vào hàng thứ bảy của thắng cảnh đất Thần Kinh.
              Hiển Lâm Các được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822 thời vua Minh Mạng nằm trong khu vực miếu thờ trong hoàng thành Huế, cao 17m và là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành. Đây được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua nhà Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại.


              Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng đặt ở trước Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu, phía tây nam Hoàng hành Huế. Tất cả đều được đúc ở Huế vào cuối năm 1835, hoàn thành vào đầu năm 1837. Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một vị hoàng đế của triều Nguyễn, chúng có trọng lượng khác nhau và hình chạm khắc bên ngoài đỉnh cũng khác nhau. 9 đỉnh đó là: Cao Đỉnh, Nhân Đỉnh, Chương Đỉnh, Anh Đỉnh, Nghị Đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh, Dụ Đỉnh, và Huyền Đỉnh.
              Điện Phụng Tiên là một ngôi điện nằm ở gần cửa Chương Đức, phía trước Cung Diên Thọ, cửa tây của Hoàng Thành được vua Gia Long và vua Minh Mạng xây dựng dùng để thờ cúng các vua triều Nguyễn. Khác với Thế Miếu, điện này tuy cũng thờ các vị vua và hoàng hậu nhà Nguyễn nhưng nữ giới trong triều được phép đến đây cúng tế. Ngoài ra, nó còn là nơi lưu trữ nhiều bảo vật của nhiều đời vua nhà Nguyễn. Tháng 2 năm 1947, toàn bộ điện bị đốt cháy, hiện nay chỉ còn lại cửa Tam Quan và vòng tường thành còn tương đối nguyên vẹn.

              Tử Cấm Thành nguyên gọi là Cung Thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia.Các di tích trong Tử cấm thành gồm:

              Tả Vu và Hữu Vu được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, và cải tạo vào năm 1899. Tả Vu là toà nhà dành cho các quan văn, còn Hữu Vu là toà nhà dành cho các quan võ; đây là nơi các quan chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều, nơi làm việc của cơ mật viện, nơi tổ chức thi đình và yến tiệc.Vạc đồng, tại cố đô Huế hiện còn lưu giữ và trưng bày 15 chiếc vạc đồng là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện trình độ kỹ thuật đúc và mỹ thuật tuyệt vời. Trong số đó, 11 chiếc được đúc từ thời các chúa Nguyễn, còn 4 chiếc được đúc vào thời Minh Mạng.Điện Kiến Trung trong Tử Cấm thành (Huế) được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923 cùng thời gian với xây lăng để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Sau này, vua Bảo Đại cho tu sửa lại điện, tân trang các tiện nghi Tây phương và cùng hoàng hậu Nam Phương dọn về ở tại đây.Điện Cần Chánh trong Tử Cấm thành (Huế), được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), sau còn được tu bổ nhiều lần. Điện là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn, hiện nay đã trở thành phế tích do bị phá huỷ từ năm 1947.Thái Bình Lâu được vua Khải Định cho xây dựng vào năm 1919, đến năm 1921 thì hoàn thành, là nơi để nhà vua có thể nghĩ ngơi lúc rảnh rỗi, cũng là chỗ để nhà vua đọc sách, viết văn, làm thơ, thư giản.Duyệt Thị Đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (năm 1826) nằm bên trong Tử Cấm Thành , là một nhà hát dành cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần xem biễu diễn các vở tuồng. Đây được xem là nhà hát cổ nhất của ngành sân khấu Việt Nam. Từ năm 2004, Duyệt Thị Đường được Trung tâm bảo tàng di tích cố đô Huế khôi phục và đưa vào hoạt động biểu diên nhã nhạc cung đình Huế phục vụ khách du lịch.


               Danh Sách Tiến Sĩ Triều NGUYỄN (Tái lập bằng chữ Quốc Ngữ)
              Rất tiếc nhiều kiến trúc bị hủy hoại hẳn trong thời chiến tranh (1968) không được tái tạo, tuy nhiên một sa bàn hướng dẫn cho ta hình dung lại toàn cảnh Hoàng Thành!

              NhàQuê Nov 27, 2012

              #37
                NhàQuê 31.03.2013 22:53:42 (permalink)

                Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 38


                Nghiệm lại trong suốt các tuyến du lịch có đi qua, bao giờ trước khi rời một thành phố nào, phía công ty du lịch cũng dành cho du khách một đặc biệt ghi nhớ ....
                Trước khi rời Huế để đi về các điểm xa hơn về hướng Bắc, chúng tôi có bữa cơm tại nhà hàng Cung Đình, thật sự ra tôi cũng không hiểu ngày xưa vua chúa, hoàng thân, quốc thích, đại thần dự yến tiệc ra sao ... nhưng nhà hàng Cung Đình bày trí theo kiểu xưa thì hay vậy thôi
                Và tối hôm đó chúng tôi được đưa xuống "thuyền rồng" bỏ neo giữa sông Hương và nghe ca Huế ... trong số có cô ca sĩ Lê Mai nghe đâu là một ca sĩ có tiếng hiện nay, cô đã ngâm thơ bài Giọng Huế của Tô Kiều Ngân và ca bài Rất Huế của Võ Tá Hân theo yêu cầu của tôi ... Xin cám ơn cô qua tạp khúc 38 nầy!




                Ca sĩ Lê Mai bìa trái

                Sau khi nghe ca Huế trên sông Hương về, chúng tôi thu dọn hành lý và nghỉ đêm cuối cùng trên đất Thừa Thiên
                Và sáng sớm ngày kế tiếp sau khi điểm tâm ít ồn ào hơn, có lẽ "quý khách Đông Đô" đã rời Huế hôm qua chăng ?
                Chúng tôi lên xe sáng còn sương mù và đi lên hướng Bắc


                NhàQuê Nov 28, 2012

                #38
                  NhàQuê 03.04.2013 05:29:10 (permalink)

                  Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 39


                  Huế Thực

                  Tháng sáu vừa rồi ghé Huế chơi
                  Mây cao nắng gắt muốn than trời
                  Sông Hương thiếu đến ... tà bay lẻ
                  Cửa Thượng đâu còn ... bím rẽ đôi
                  Tiếc nhịp Trường Tiền trơ trụi đứng
                  Thương bầy phượng vĩ tả nhàu rơi
                  Thần Kinh gượng gạo khoe màu tím
                  Khó gặp làm sao ... miệng nhoẻn cười

                  NhàQuê Nov 05, 2012

                  Từ hôm phi cơ đáp xuống Đà Nẵng đến nay, chuyến du lịch đưa tôi qua những vùng đều mới lạ và là lần đầu của riêng tôi ... Buổi sáng khi chúng tôi từ trong thành phố Huế đi ra, thì bên chiều ngược lại dòng xe cộ đông hơn đổ vào thành phố họ đang trên đường tới nơi làm việc ... Trong dòng người ấy đã thấp thoáng những vóc dáng mảnh khảnh của Huế không khẩu trang che mặt hay bị chiếc nón nhựa làm mất đi nét duyên dáng ..."May mà có ... đời còn dễ thương".

                  Ra khỏi Hương Trà rồi Phong Điền của Thừa Thiên, chúng tôi đi vào Hải Lăng của Quảng Trị dù ngày nay nhà cửa có mới nhưng không che giấu được nét đất khổ dân gầy ...

                  "Đại Lộ Kinh Hoàng" tên một đoạn đường dài khoảng 9 Km do một phóng viên chiến trường đặt cho, ở giữa cầu Trường Phước đến cầu Bến Đá thuộc Hải Lăng, nơi mà hơn 2000 người thiệt mạng dưới lằn đạn đủ loại bắn vào không thương tiếc theo lịnh của chỉ huy chiến trường của quân đội Miền Bắc (CS), lịnh tiêu diệt ấy nhắm vào không phân biệt dân hay quân phía Miền Nam (VNCH) trong tình trạng hốt hoảng tháo chạy .... Có đến 1841 xác còn tương đối nguyên dạng đếm được và trên 500 xác xe cộ đủ loại trên đoạn đường hai bên là những đụn cát trống trải không chỗ ẩn núp hay che chắn ... Ôi chiến tranh!!!

                  Xe qua thị xã Quảng Trị và cầu bắt ngang sông Thạch Hãn ... con sông không lớn lắm nhưng một thời phải mất nhiều xương máu giằng co nhau ... Đến Ái Tử dừng lại xả hơi và xả sức ép trước khi tới Đông Hà ... Ngày xưa lúc còn học trung học, tôi nghe tên thị trấn nầy vì chính vị Tổng Thống của miền Nam tới khánh thành nhà ga xe lửa nơi đây ...

                  Từ Đông Hà chúng tôi không theo quốc lộ 1 nữa mà bắt đầu rẽ về hướng Tây, đi theo đường số 9 (Đường qua Lào), cho đến khi gặp đường Trường Sơn hay đường Hồ Chí Minh (Đông)... và theo đường nầy lên hướng Bắc . Đây là con đường còn mới với một làn xe mỗi chiều, vắng vẻ lâu lâu mới gặp giao lộ có vài ngôi nhà hay quán tiệm xơ rơ, đi xuyên qua nhiều khu cao su mới trồng qua các huyện Cam Lộ, Gio Linh và Vĩnh Linh thuộc Quảng Trị .... Lệ Thủy, Quảng Ninh rồi Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình .

                  Chúng tôi dừng lại khu vực Kẽ Bàng Phong Nha dùng cơm trưa ở "nhà hàng" Cô Phượng, có lẽ thương hiệu nầy cũng là tên của chủ chăng ... Nói là nhà hàng chứ so ra chỉ là một quán ăn dọc đường, chật hẹp nhưng khách lại đông đúc đoàn nầy ra Bắc, đoàn khác xuôi Nam ... thanh toán nhanh đến nỗi phục vụ không kịp dọn đầy đủ như thực đơn ... còn lên đường đi tiếp .

                  Xe chạy ngoằn ngoèo đường rừng núi khá xa, cuối cùng dừng lại bãi đậu xe của khu du lịch "Động Thiên Đường" thuộc Sơn Trạch của huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình ... từ bãi đi bộ một đoạn đến khu bán vé tham quan, công việc nầy HDV lo .... Từ trạm soát vé đến chân dốc có xe goòng của khu du lịch đưa .

                  Chúng tôi tập hợp lại lấy ý kiến đi lên cửa Động bằng đường bậc thang hay đường dốc thoải ... Kinh nghiệm leo núi Ngũ Hành Sơn trong Đà Nẵng, chúng tôi thống nhất chuyến lên đi bằng đường thoải dốc .

                  NhàQuê Dec 02, 2012





                  #39
                    NhàQuê 03.04.2013 05:37:58 (permalink)
                    Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 40

                    Lối đi bộ theo đường dốc lên từng cao độ một bằng cách đổi chiều và tùy theo địa thế nên có đoạn khá dài, có đoạn ngắn bề ngang có lúc khoảng 2 mét có lúc rộng hơn, nền xi măng để nhám tránh trơn trợt ... Lúc chúng tôi leo là sau một cơn mưa nên khá mát nhưng cái mát ngầm cái nóng rừng núi chưa dịu hết và nhìn qua những ngọn núi lân cận vẫn còn mây, sương mù trắng xóa, nếu bất chợt cơn mưa trở lại chắc đành chịu trận "cho mát chơi!".

                    Tôi luôn là người lẹt đẹt phía sau, HDV phải đợi, khi tôi tới nhà trạm trước hang động thì những người trong đoàn đã hết mệt từ lâu, tôi phải tìm chỗ trống ngồi thở dốc .

                    Động Thiên Đường được khám phá mới vài năm trước do một người địa phương đi rừng tìm trầm hương hay săn bắn hay tìm vật quí chi đó ... nói chung ông là người sống nhờ vào rừng núi ... Sau khi khám phá được, ông báo cùng chánh quyền sở tại ... Động Thiên Đường nằm trong huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình và không xa động Phong Nha đã là khu du lịch nổi tiếng từ lâu .... Khác với động Phong Nha, động Thiên Đường là một hang động khô bên trong ẩm mát và cảnh quang rất đẹp ... có tổng chiều dài hơn 30 Km, nhưng chỉ mới đưa vào phục vụ du lịch có 1 Km đầu tiên, theo thuyết trình thì một đoạn khác dài khoảng 7 Km chỉ phục vụ khách "đặc biệt" .... 1 Km mà lội muốn xỉu còn đòi hỏi chi nhiều!

                    Giải khát trong khi thuyết trình viên nói chuyện , sau đó từng nhóm có hướng dẫn viên được huấn luyện hướng dẫn đi vào động và giới thiệu từng cảnh trí trong đó ... Đúng những cảnh trí xứng đáng với tên gọi được đặt cho.

                    Chuyến đi xuống háo hức chừng nào thì khi lội ngược các bậc thang gỗ trở lên mới là gian nan!

                    Trích bài viết của 1 du khách từ Net:


                    Động Thiên đường – Hoàng cung trong lòng đất
                    (VTR) Được mệnh danh là “hoàng cung trong lòng đất”, động Thiên Đường (thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bỉnh) là một trong những kỳ quan tráng lệ và huyền ảo bậc nhất thế giới.
                    Từ TP. Đồng Hới, hơn một giờ ngồi trên xe, chúng tôi đã có mặt tại Trung tâm Du lịch sinh thái động Thiên đường. Một điều đặc biệt khiến tôi thích thú là sự hiện diện của những chiếc ô tô chạy bằng năng lượng điện thân thiện với môi trường.

                    Bước qua 524 bậc thang đá, một dãy núi đá vôi hùng vĩ hiện ra trước mắt. Khó có thể hình dung, trong lòng một quần thể núi đá vôi của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng lại có một hang động cao và dài (31km) đến thế. Thật bất ngờ, cửa động chỉ nhỏ vừa đủ một hai người bước qua. Chúng tôi nối nhau đi từng bước, từng bước… đầy hồi hộp và háo hức.

                    Mới vừa bước chân qua cửa hẹp, một làn khí mát lạnh phả ngay vào người, tim tôi dường như đập nhanh hơn, tôi đưa mắt nhìn quanh và có cảm giác như đang lạc vào một cõi trần gian không có thực. Không có từ nào tả hết vẻ đẹp của động Thiên Đường. Vì nhiệt độ trong hang luôn ở 20 - 210C, nên chúng tôi cảm nhận được từng luồng hơi mát từ dưới động thổi ngược lên, trái ngược hẳn với cái nắng nóng 36 - 370C ngoài trời. Nền động là đất dẻo, lại rộng và khá bằng phẳng nên rất thuận lợi cho du khách tham quan.

                    Để phục vụ du khách thưởng ngoạn mà không tác động tiêu cực đến nền động, một con đường bằng gỗ táu hàng trăm bậc, dài 1km đã được xây dựng. Hành trình trên con đường gỗ được công nhận dài nhất Việt Nam này, chúng tôi say mê ngắm nhìn động Thiên Đường như ngắm một tòa lâu đài diễm lệ với vô số nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ lạ, hấp dẫn. Ban Quản lý Trung tâm du lịch sinh thái động Thiên Đường đã bố trí ánh sáng trắng, nhờ đó chúng tôi có thể quan sát được màu sắc nguyên thủy của thạch nhũ. Tùy vào cảm nhận của mỗi người, mỗi khối thạch nhũ đều đem lại cho người xem một trí tưởng tượng bay bổng, đó có thể là bức rèm cửa mềm mại, bức tranh sơn mài sặc sỡ màu sắc, nhà rông Tây Nguyên, đại bàng tung cánh, hay có thể là hình ảnh của Phật Bà Quan Âm, đức mẹ đồng trinh tay bế hài đồng…

                    Một điều đặc biệt nữa là trong động còn có các hồ nước trong vắt và không thể xác định nguồn từ đâu. Có chỗ, những giọt nước mát lạnh từ trần động nhỏ xuống nền đá, tạo ra những âm thanh là lạ, huyền bí vô cùng. Phía sâu trong động, có một đám thạch nhũ rất khác lạ chưa từng thấy ở các hang động khác, đó là những hạt màu trắng bạc, tròn và to như đồng tiền kim loại xếp ngay ngắn cạnh nhau trên một triền đá rộng, có thể nhặt lên từng hạt để ngắm nghía. 

                    Chúng tôi đang ở lằn ranh tuổi mà công ty tổ chức du lịch đòi hỏi khi tham dự phải có thân nhân còn trẻ đi cùng (Họ sợ chết bất thình lình).... Vậy mà dù chậm chạp nhưng chúng tôi đã không bỏ cuộc mọi tham quan ...CÒN GÂN CHÁN!

                    Gom trở lại nhà chờ ở miêng hang bàn tính chuyện xuống núi! Chỉ có Tư Lịnh và tôi trở lại đường cũ, còn tất cả đều xuống bằng đường bậc thang.


                    NhàQuê Dec 03, 2012


                     


                    Hình ảnh bên trong Động Thiên Đường



















                    ><><><><><><


                    Hang Động ở Mỹ ( Gần San Antonio, Texas)

                    (Độ hùng vĩ không bằng Động Thiên Đường nhưng sâu hơn)






                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.04.2013 05:39:15 bởi NhàQuê >
                    #40
                      NhàQuê 04.04.2013 19:25:08 (permalink)
                      Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 41

                      Có cảm tưởng như núi non vùng Bố Trạch vây quanh, như dang tay nối nhau thành một vòng tròn, còn mình lọt thỏm chính giữa, núi không liền thành một dãy mà đứng rời nhau từng cụm một, chạy xen giữa là làng mạc ruộng lúa ...

                      Những thủa ruộng không lấy gì hứa hẹn năng xuất cao, người ta cố ý để lại dấu tích chiến tranh, đó là các hố bom giờ chỉ còn lớn hơn chiếc đệm phơi lúa đôi chút ... chắc có mục đích của họ, trong lúc trong miền Nam có không biết bao nhiêu hố lớn hơn mấy lần đìa nuôi cá mà bây giờ đã san lấp cất nhà làm đất sản xuất ... 

                      Nhớ lại thời mới ra trường quân sự, đã mấy tháng nằm tiền đồn trong mật khu Lý Văn Mạnh (Khu kinh tế mới Lê Minh Xuân sau nầy), từ ngoài rào khu đồn bót trở ra thì bao nhiêu là hố bom, chỉ cần quậy đục là tôm càng xanh nổi râu mặc sức mà kho mà nướng .... Chịu khó tát thì cá lóc cựu niên lớn đến nỗi nướng không chín chỉ còn cách nấu cháo hay nấu canh chua khóm (Khu nầy còn gọi là Vườn Thơm, bỏ hoang, bao nhiêu là khóm ngọt lịm vàng hực nhưng chỉ có cái là trái cỗi thành nhỏ hơn loại khóm bình thường bày bán ở chợ).

                      Khu du lịch Động Thiên Đường và Động Phong Nha nằm giữa hai nhánh đường Trường Sơn Đông và Tây (Đường Hồ Chí Minh), chỉ về phía Bắc một quãng ngắn nữa thì hai nhánh nầy nhập lại ... Điểm thị tứ Phong Nha thuộc khu vực thượng nguồn của con sông lịch sử thời Trịnh Nguyễn phân tranh .... Dó là sông Gianh hay Linh Giang ... Như thế cả hai thời kỳ đất nước phân ly, chia hai quyền lực Nam-Bắc với lằn ranh thiên nhiên bằng một dòng sông. Sông Gianh thời Lê mạt và sông Bến Hải thời Nguyễn suy, thời cận đại ... hai con sông ấy đều nằm trong địa phận Quảng Bình.

                      Xe đưa chúng tôi trở lại khu thị tứ Phong Nha và lấy lại đường Hồ Chí Minh Đông và theo chiều ngược lại ban sáng đi về phía Nam ...cũng mất cả giờ mới bắt được đường rẽ về hướng Đông, hướng biển vô thành phố Đồng Hới .

                      Thành phố Đồng Hới là thành phố thuộc tỉnh Quảng Bình, con người nơi đây thường tự hào về sự gánh chịu bom đạn khốc liệt do địa điểm nầy có vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc chiến vừa qua ... Thực vậy Người và Của từ Bắc tập kết vào đây trước khi theo đường mòn HCM xuôi Nam tiếp sức nuôi sống cuộc chiến phía Nam sông Bến Hải, phía Nam vĩ tuyến 17 ... Chính vì vậy Đồng Hới là mục tiêu thả bom nhằm tiêu hủy nguồn tiếp tế như vừa nói ... và vì Đồng Hới chưa phải là quá xa cho tầm hoạt động của các loại phi cơ chiến thuật xuất phát từ Đà Nẵng hay trên Biển Đông .



                      Hôm sau chúng tôi rời Đồng Hới với hai điều tiếc không có trong chương trình là thăm Lũy Thầy, tức lũy do Đào Duy Từ xây để chống quân Trịnh từ Bắc và Sông Gianh, con sông ranh giới thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh. Tôi có hỏi về Lũy Thầy nhưng HDV bảo là nay chỉ còn khoảng ngắn ở mạn Bắc của thành phố ... một phần chúng tôi đến Đồng Hới trời đã nhá nhem tối mà cơn mưa lớn ban chiều còn rỉ rả ... 



                      Chúng tôi ăn bữa cơm cuối ngày ấy trong nhà hàng của khách sạn Sài Gòn Quảng Bình nhìn ra sông Nhật Lệ, gần cầu cùng tên dòng sông và uống "bia tươi" sản xuất tại thành phố nầy ... loại như bia hơi ở Sài Gòn. Trong thực đơn có món lạ khác các nơi là Canh Cua Đồng cũng lạ miệng!

                      Đêm đó phòng 207 chúng tôi không có tủ lạnh nên các món uống đều nóng, phải gọi phục vụ đem cho xô đá tính tiền riêng ... vậy mà khách sạn 3 sao đó chứ!

                      Và cũng không quên bỏ đồ giặt liền vì chiều hôm sau về Sài Gòn rồi lại đi tiếp Tour khác ngay sáng sớm hôm sau . ... Khách sạn có sao mà không có tủ lạnh là điều mới thấy, sở dĩ nói đến 2 lần vụ nầy vì chúng tôi dự định bỏ vài chai nước vào ngăn đá để ngày mai dùng đi đường xa ... Tuy nhiên các dĩa trái cây phục vụ tương đối tươi ngon, trừ cam ra các thứ còn lại tôi không biết tên là gì .



                      Phòng điểm tâm buffet sáng đặt cánh trái phòng lễ tân ở tầng trệt nhưng nhìn được qua phía sông Nhật Lệ còn mờ sương sớm, phòng bày trí chưng dọn "hoa lá cành" hơn các nơi đã đi qua ... Chúng tôi thong thả thử các món địa phương, còn những 1 giờ nữa chúng tôi mới rời thành phố mà trước đây thuộc về miền Bắc ... Rời thành phố địa đầu của thời kỳ chúa Nguyễn khởi nghiệp gầy dựng đời con cháu từ Đèo Ngang trở vào và dần dần mở mang bờ cõi Nam Tiến .

                      Xe qua vài nơi trong thành phố để chúng tôi nhìn được góc còn lại của thành xưa di tích ... Xe chúng tôi nhập vào quốc lộ 1 và xuôi Nam. Đường khá tốt, nhiều cầu dài và lượng xe lưu thông ít, tài xế có vẻ thoải mái hơn đường Hồ Chí Minh trong chuyến đi.

                      Càng xa thành phố bắt đầu có những đồng ruộng hẹp có bờ ranh làm mảnh đất canh tác đã hẹp xem càng nhỏ hơn và cũng dễ dàng nhận biết không có khoa học kỹ thuật gì, vẫn là sức người là chánh .

                      Xuyên qua huyện Quảng Ninh vào huyện Lệ Thủy ... cái tên nhắc lại gốc gác gia đình nhà Ngô của thờ Đệ Nhất Cộng Hòa của Miền Nam ... Có nhiều đoạn nhiều quán xá san sát nhau hai bên đường ... Anh HDV cho biết nơi nầy có món cháo cá rất ngon ...chúng tôi chỉ đúng 8 người khách lớn nhỏ nên dễ dàng đồng ý nhau ghé vô làm thử một bụng. Quán cạnh bờ hồ cá rất rộng thuộc Hồ Sen, Sen Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình .

                      Quán như loại kinh doanh gia đình, nên sau khi nhận đặt hàng hình như cả nhà xúm lại "chế biến" ... với hai món cháo cá và gà luộc ... không lâu sau đã dọn lên, trong lúc chờ đợi các chú nhỏ con chủ quán giần lưng cho khách rất thiện nghệ ... rôm rốp như mưa rào ào đổ xuống rồi lại xa ra nghe rất vui tai ... Tôi cũng làm một màn lần đầu xưa nay ... Đặc biệt món ớt xanh vừa cay vừa thơm tuyệt vời.

                      Phải gọi vô Huế dời buổi cơm trưa lại trể hơn 2 tiếng đồng hồ ...

                      Dừng Chân Ghé Quán

                      Mới biết Trường Sơn ra tận biển
                      Núi đá xanh lấn chỗ cùng người
                      Cây lúa gầy đứng buồn hiu hắt
                      Hạt đầy vơi hoàn nợ cho đời

                      Bình Trị Thiên ốm tong như thế
                      Thấy mà thương đất khổ vô ngần
                      Cái quạt nước cùng mồ hôi giọt
                      Ruộng khát chờ chậm chạp vòng lăn

                      Xe dừng lại trên vùng Lệ Thủy
                      Xứ sở nầy nhiều lắm danh nhân
                      Văn lẫn võ xưa nay hiển hách
                      Bước xuống đường thử thở ngực căng

                      Gọi vô Huế sẽ về hơi trễ
                      Buổi cơm trưa dời lại hai giờ
                      Món cháo cá đón mời no trứng
                      Màu vàng ươm óng ánh kén tơ

                      Quả ớt xanh thơm cay nồng mũi
                      Càng tăng thêm hương vị đậm đà
                      Nghe cả tiếng giần lưng lạo xạo
                      Nhặt rồi khoan từng đợt mưa sa

                      Những món ngon thết người khách lạ
                      Tấm lưới mành nghèo khó đong đưa
                      Sóng mặt hồ buồn hiu đôi mắt
                      Quên sao đành Lệ Thủy hôm trưa !?

                      NhàQuê Jun 24, 2012

                      Xe lại lên đường xuyên hết huyện Lệ Thủy và vào huyện Vĩnh Linh ...Khi xưa lúc vĩ tuyến 17 làm ranh chia cắt hai miền Nam-Bắc thì huyện Vĩnh Linh một phần thuộc Quảng Bình, một phần phía Nam sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Tri. Nay cả huyện Vĩnh Linh trở thành huyện cực Bắc của tỉnh Quảng Trị

                      Xe tách ra khỏi quốc Lộ 1 ghé vào khu vực phía Bắc cầu Hiền Lương bắt ngang sông Bến Hải ... cây cầu cũ nầy từ năm 1954 được chia làm hai phần bởi vạch sơn giữa cầu ... Đó là lằn ranh chủ quyền lãnh thổ của mỗi miền .

                      Bờ phía Bắc có những xây dựng bề thế hơn bờ Nam gồm hai phần hai bên quốc lộ 1 (Đoạn cũ) nếu nhìn từ hướng Bắc xuống thì phía phải là ky đài phía trái là nhà trưng bày ... ngày nay có lẽ chỉnh tu thêm có chủ đích






                      (Hình cũ chụp từ bờ BẮC)

                      NhàQuê Dec 08, 2012
                      #41
                        NhàQuê 04.04.2013 19:33:15 (permalink)
                        Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 42

                        Cầu Hiền Lương giờ chỉ còn như di tích, một di tích nhức nhối, một nỗi đau nhược tiểu của những con người được sanh ra trên dãy đất chữ S khoảng giữa hai cuộc Thế Chiến, lằn sơn giữa cầu đã xóa bỏ gần ba mươi năm mà người hành hương đi qua bằng những bước nặng trĩu u buồn, giọt nước mắt ứa tự nhiên ....

                        Dòng sông nhỏ hơn con rạch Bến Tre từ chợ qua bên Cái Cối nhưng đã bao lần, bao người liều mạng bơi qua để về phía Nam tìm cuộc sống mới ... Khi đến mức giữa cầu, tôi hồi tưởng đến lần chánh phủ Miền Nam đã thả Bs Huyến và giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ .... , những người có tư tưởng thiên Bắc để họ tự do bước qua lằn ranh đó: Ấy cũng là ưu điểm của Miền Nam không có tương tự . 

                        Đoạn nầy quốc lộ có cầu mới xây vững chắc hơn thay thế, so với cầu cũ thì cầu mới nằm phía thượng nguồn của dòng Bến Hải đổ nước ra cử Tùng .


                        (Từ cầu xưa nhìn sang cầu mới)


                        (Phía sau lưng là vọng canh đơn giản của bờ Nam)

                        Qua khỏi cầu rồi, tôi còn quay lại nhìn một đỗi trước khi theo con đường dẫn ra quốc lộ có một số quán tiệm nơi đó xe đang chờ ở quán nước mía.

                        Ghé Quán Bờ Nam

                        Ghé vô chiếc quán bờ Nam
                        Tiếng đồn ngọt ngào nước mía
                        Ngồi chờ một đỗi khá lâu
                        Đượm buồn anh đành xin lỗi

                        Thay vào tôi uống cà phê
                        Gần lúc lên đường đi tiếp
                        Hỏi ra nơi chẳng là quê
                        Anh từ đâu trong Quảng Ngãi

                        Vài câu mô tả cuộc đời
                        Máu anh đã lần rơi xuống
                        Vết hằn đau mãi khôn nguôi
                        Giữa Hè bỗng nghe mưa đổ

                        Mấy hôm suốt chặng đường dài
                        Dưng không gặp cùng màu áo
                        Một thời chôn hết tương lai
                        Cho cầu Hiền Lương liền nhịp

                        Đứng lên tay bắt giã từ
                        Dúi anh ít tiền tiêu vặt
                        Cả nhà quá đỗi bất ngờ 
                        Đi ở nhìn nhau rươm rướm

                        NhàQuê, Jun 07-2012



                        Lại lên xe tiếp cuộc hành trình, đi hết Vĩnh Linh, qua Gio Linh, Cam Lộ tới Đông Hà tôi không quên dõi tìm đường số 9 mà chuyến đi chúng tôi đã theo đó bắt vào đường HCM (Đông)

                        Xuyên qua hết huyện Triệu Phong bằng cầu nối hai bờ sông Thạch Hãn, chúng tôi vào thị xã Quảng Tri, xe lại rẽ phải chạy lòng vòng chừng 20 phút vào cổng Thánh Địa LA VANG .

                        Trong mùa Hè 1972, nơi đây là bãi chiến trường ác liệt, khu giáo đường 200 năm tuổi bị tàn phá cặng nề, gần như thành đống gạch vụn, chỉ còn vài chi tiết loang lỗ ...

                        Ảnh Tài Liệu





                        Tượng đài Đức Mẹ LA VANG mới, được biết xây dựng theo bản vẽ của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, khôi nguyên La Mã... tượng cũ được dời ra gần cổng vào .

                        Nhìn tháp chuông và vào bên trong giáo đường mà cái chết bi thảm của chiến tranh vẫn bám đuổi theo bao người vào đây trú ẩn mà đau lòng cho sự kiện thê lương đó, máu loang đỏ sàn xi măng . Tôi đứng một mình cúi đầu yên lặng trước khi trở ra đụt dưới tàn cây lưa thưa lá tránh nắng chờ vài vị còn đang khấn nguyện.



                        Khi xe đã trở ra quốc lộ 1 và có điện thoại từ hãng máy bay báo chuyến bay hoản lại đến 6 giờ chiều mới cất cánh. Hình như tôi ngủ nên không nhớ đã qua Hải Lăng, Phong Điền vào lúc nào, mãi đến gần hết Hương Trà vào thành phố Huế tôi mới thức ... Qua cầu Tràng Tiền rẽ trái về hướng Đập Đá ... lần nầy chúng tôi dùng cơm trưa hơi trễ trong nhà hàng không lớn lắm nhưng phải lên nhiều bậc thang của ngôi nhà nền cao ... Đây là bữa cơm cuối cùng ở Huế và cũng của chuyến đi


                        (Thấp thoáng áo tím của phục vụ trong bữa cơm cuối cùng rời Huế)



                        Sau bữa cơm ấy còn quá dư thời giờ, chúng tôi kéo nhau ra bờ sông Hương uống cà phê ngoài trời của một tiệm bên kia đường đối diện nhà hàng khách sạn Morin . Mặc sức Offline nghe các bài ca về Huế ... Rồi cũng tới lúc giã từ Cố Đô .



                        Một tiếng đồng hồ trước chuyến bay, chúng tôi đã làm xong thủ tục và gởi hành lý ở phi trường Phú Bài (Hương Thủy) ... chia tay HDV và tài xế trong lưu luyến ...Họ quay về Đà Nẵng trong đêm vì ngày mai còn phải đón đoàn du lịch khác ... Quà thưởng chúng tôi đã gởi họ ngày hôm trước .

                        Khi thấy chiếc phi cơ của Cam Pu Chia đáp xuống rước chúng tôi, tôi hiểu vì sao chuyến bay bị hoản . Trong lúc chờ đợi phi cơ, cô HDV cho chuyến kế tiếp liên lạc với chúng tôi và hẹn gặp ngày mai cùng các Info để liên lạc nhau.

                        Khi phi cơ vào không phận Sài Gòn thì bên dưới thành phố đã về đêm rồi ... Chuyến bay đáp nhẹ nhàng ...khi chờ lấy hành lý thì người của công ty du lịch liên lạc để hướng dẫn ra xe đón về văn phòng SaiGonTourist ở trung tâm thành phố mà chúng tôi đã đặt phòng khách sạn Asian cạnh đó để nghỉ đêm sẽ đi tiếp Tour ngày hôm sau .

                        Chiếc xe van đưa rước khách chỉ có hai chúng tôi và tài xế, anh ta có vẻ không mấy thân thiện cho đến khi nhận được tiền Tip đưa sớm hơn của chúng tôi ....

                        Sau khi Check-In ở khách sạn và báo trả phòng sớm ...chúng tôi bỏ hành lý ở phòng và lấy taxi đến phở Pasteur, khi về còn kèm theo 2 bánh bao phòng cho buổi sáng

                        Chỉnh đồng hồ báo thức sau khi tắm xong. Kết thúc chuyến đi Sài Gòn-Đà Nẵng-Huế-Quảng Bình

                        Có Vui Mà Cũng Có Buồn

                        Lão vừa một chuyến ra Trung
                        Nóng ơi là nóng lung bùng lỗ tai
                        Thần Kinh ghé lại đôi ngày
                        Ca ngâm giọng Huế ngất ngây mảnh hồn
                        Đèn lồng thắp sáng chiều hôm
                        Hội An Phố Cổ hồ còn luyến lưu
                        Thủy Sơn dốc dựng lắc lư
                        Bò lên tới đỉnh mệt nhừ bỡ hơi
                        Bà Nà vói được mây trời
                        Nhớ đêm Đồng Hới sương trôi bềnh bồng
                        Nhớ dòng Nhật Lệ mênh mông
                        Gói tròn tất cả vào lòng xuôi Nam
                        Hiền Lương từng bước cầu ngang
                        Qua sông Vĩ Tuyến lòng man man buồn
                        Chiều hôm về tới Sài Gòn
                        Miền Trung lãng đãng như còn vói theo

                        NhàQuê 01-06-2012 


                        NhàQuê Dec 09, 2012
                        #42
                          NhàQuê 05.04.2013 19:40:14 (permalink)
                          Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 43

                          Một giờ trước hẹn, chúng tôi đã thức dậy và trả phòng lúc 4:45 sáng, Lễ Tân khách sạn đã chu đáo dặn phục vụ gói cho chúng tôi hai phần ăn sáng nhẹ mang theo, ... trả tiền khách sạn ngoài "triệu bạc" mà ngả lưng có mấy tiếng đồng hồ thì oan thiệt !!!

                          Chuyến xe cỡ 30 chỗ ngồi đã có người sẳn, ghé cửa công ty du lịch SaiGonTourist góc đường Tự Do và Lê Thánh Tôn (cũ) rước 2 chúng tôi và cặp vợ chồng khác là nhóm cuối cùng, sau nầy tôi biết hai vị nầy từ Hà Nội vào thăm gia đình và sẳn đi du lịch ... Họ như chúng tôi đi cùng suốt tuyến, ban đầu còn dè dặt nhau dù có đoạn chung mâm, có đoạn khác ... mãi ra đến Nha Trang tắm biển mới có dịp hỏi thăm nhau và đến Đà Lạt chia tay mới thêm thân mật hơn, họ rời đoàn sớm về Sài Gòn bằng máy bay để kịp chuyến bay Sài Gòn - Hà Nội.

                          Chỗ ngồi trên chuyến xe bus đã được dành sẳn theo thứ tự trước sau lúc đặt vé, nên chúng tôi ngồi vào hàng ghế thứ 2 gần cửa lên, do đó việc nhìn ngắm phong cảnh hay dòng xe phía trước rất thoái mái ... xe bắt đường Phan Thanh Giản cũ và ra xa lộ Sài Gòn Biên Hòa . Khi xe đã qua khỏi ngã tư Hàng Xanh, cô hướng dẫn viên bắt đầu "hành nghề" của cô ... Cô tên Ngọc Bích và còn giới thiệu thêm cả họ vì trong công ty có nhiều cô cùng tên ... chắc tên nầy đẹp .... mà cô ngoại hình cũng khá đẹp (khoảng 7.50 trên thang điểm riêng của lão NQ), và giới thiệu từng người hoặc chung gia đình mọi khách trong chuyến đi để biết sơ nhau ... nhưng thực tế ít ai nhớ rõ . Trên mỗi đoạn đường cô đều giới thiệu địa phương đó ... Nhờ vậy, tôi mới biết Dĩ An nay thuộc tỉnh Bình Dương và lãnh thổ kéo dài tới cầu Đồng Nai. Đoạn Sài Gòn - Biên Hòa thì tôi quá rành địa hình địa vật (1968-1970).

                          Đoạn từ Tam Hiệp (Biên Hòa) đến ngã ba Dầu Dây và Xuân Lộc có đi một lần cuối tháng 3 năm 1970 bằng xe Honda tới Thị xã Xuân Lộc để thăm đứa em kế ở Sư Đoàn 18 trước khi tôi trở về nhiệm sở cũ dạy học lại ... Nhờ trời phú cho được nhớ dai nên biết được những tên địa phương chánh trên đoạn nầy ...

                          Nhưng có một chỗ xe ghé vào ăn sáng, tôi lại hoàn toàn mù tịt đó là thác Giang Điền vùng Trảng Bom .... Không biết gì là phải, bởi nơi nầy do một Việt Kiều bỏ tiền khai thác, điểm du lịch mới mở nên không nằm trong bộ nhớ của "máy" thời đại trước Hồng Thủy ....

                          Không rõ nguồn nước đỏ đục ngầu từ đâu đổ về và tạo thành thác, có lẽ một phần thiên nhiên và một phần "sanh sửa" thêm tuy nhiên phải khen ngợi cái con người có đầu óc kinh doanh dám bỏ vốn vào một công việc không lấy gì "tiền đồ xán lạn" ....

                          Ngoài cảnh trí thiên nhiên tươi xanh ra, món ăn sáng gọi gì cũng hết dù mới 8 giờ rưởi sáng, hình như các đoàn du lịch đường xe đều ghé vô đây. Vừa vô vội restroom trở ra đã lạc nhau giữa đám đông và cũng vì đoàn chúng tôi không đủ chỗ phải dời từ lều nhỏ vào quầy chánh ....May nhờ có 2 bánh bao và phần ăn khách sạn gói theo ...

                          Thực ra chúng tôi chỉ ghé vô khỏi cửa chánh của khu du lịch có khu vực phục vụ ăn uống, chứ khách du lịch Giang Điền còn nhiều nơi khác sâu vô rừng để vui thú tham quan!? Nghe nói cũng rộng lắm !?







                          Một giờ sau chúng tôi trở ra xe tiếp tục hành trình. Giang Điền nằm về phía Nam của thị trấn Trảng Bom, đây là lần thứ 2 tôi ngang qua đây nhưng cái tên Trảng Bom tôi đã nhớ lâu lắm từ những năm trước 1960, vì lúc đó có Trại Họp Bạn Hướng Đạo Quốc Tế (Thế Giới ??) tổ chức tại địa phương nầy và chính Phó Tổng Thống NGUYỄN NGỌC THƠ có đến chủ lễ khai mạc ... kể như một sự kiện mở cánh cửa giao lưu cùng thế giới ...

                          Đến Gia Ray lại ngừng mặc tình mua các loại trái tươi đang mùa mang theo trừ Sầu Riêng, vụ trái cây nầy Tư Lịnh tôi rất hoan nghinh ... Tư Lịnh mua bao nhiêu tôi không nhớ nhưng ra tới Nha Trang vẫn còn "bị dúi cho" mỗi khi ngồi trên xe di chuyển buồn miệng

                          Từ Gia Ray trở ra Phan Thiết nhiều vườn lớn trồng cây ăn trái ... Phía nam cứ chừng hơn giờ yêu cầu xe ngừng nơi vắng vẻ giải tỏa áp lực mà HDV đặt tên cho văn hoa là Hái Hoa còn khi nào có tiện nghi cả cho phía nữ thì thêm cho đủ câu là Hái Hoa Bắt Bướm ... nghe cũng thi vị chứ bộ .... Cụm từ nầy dùng suốt chuyến đi


                          NhàQuê Dec 12, 2012
                          #43
                            NhàQuê 05.04.2013 19:53:16 (permalink)
                            Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 44

                            Thời chiến tranh tỉnh Bình Thuận hẹp hơn vì có thêm tỉnh Bình Tuy cũng vốn là một phần của Phan Thiết cắt ra ... Nói Bình Thuận trong giới bình dân có khi không biết nó ở đâu, nhưng nói Phan Thiết thì hầu hết ai cũng biết ... Phan Thiết là thủ phủ của tỉnh Bình Thuận.

                            Phan Thiết nổi tiếng từ lâu, chánh là thương hiệu nước mắm ... Nước mắm đựng trong các tỉn (tỉnh ??, hũ, chỉnh ??) đủ cỡ bằng sành hàn kín nắp đậy còn ràng rịt cẩn thận đã có mặt ở các tiệm tạp hóa vùng quê tôi từ hồi nào lúc tôi còn rất nhỏ, lúc còn đứng nhìn kẹo bòn bon đủ màu đựng trong keo thủy tinh mà thèm thuồng ...Sau nầy còn thêm nước mắm Phú Quốc chứa trong các bình lớn thủy tinh trong suốt .... tất cả có trước khi quê ven biển của tôi có được nước mắm sản xuất tại địa phương ... Tôi nghĩ các lò nước mắm sau nầy đều học hỏi kỹ thuật, phương thức từ Phan Thiết ... Vùng tôi cũng có nhiều người xa quê ra đó lập nghiệp .... 

                            Một mặt nào đó, phải nói rằng xã quê tôi và quê ngoại tôi mang ơn Phan Thiết về kỹ thuật làm ruộng muối, làm ra muối hột, "Viên Kim Cương Mặn" ấy đã góp phần thay đổi cuộc sống bao người trong đó có tôi ... Xin đời đời nhớ ơn!

                            Sau nầy Bình Thuận còn được hiểu biết nhiều hơn nhờ những người con của địa phương nầy làm rạng danh cho xứ sở của họ qua thi nhạc ... bên cạnh các sản phẩm cá tôm hải sản của tỉnh ven biển ... 

                            Hồi học môn địa lý tiểu học tôi còn nhớ Phan Thiết thuộc về Trung Kỳ (Cực Nam Trung Kỳ) khi mà Việt Nam thời Pháp thuộc chia ra làm 3 kỳ hay 3 miền: Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ mà lớn lên chúng tôi hay đùa là người Việt gốc giá sống, gốc ớt và gốc rau muống ... Và cận đại thì Bình Thuận được xem như "nhập tịch" vùng Đông Nam Bộ. 

                            Chúng tôi đến Phan Thiết vào buổi trưa, xe vừa qua cầu bắt ngang sông Cà Ty, nhìn thấy tháp cung cấp nước (Château d'eau) được giới thiệu mà tôi nghe loáng thoáng giống tên của một trong ba ông Hoàng xứ Lào một ông thân Tây Phương, một ông Trung Lập, một ông thân Cộng thời những năm 1960 (Không biết tôi có nghe lầm chăng ?), hay là ông Hoàng đó là người vẽ kiểu tháp nước nầy .... Xe đưa đến cơ sở sản xuất hàng mỹ nghệ của những thanh thiếu niên khuyết tật ... trước khi đến nhà hàng ăn trưa .... Bữa ăn hình như không lưu lại cho tôi cái gì đáng nhớ kể cả tên của nhà hàng ! Tới Phan Thiết mà không thưởng thức món gỏi cá mai là điều thiếu sót lớn!

                            Nhưng điểm chánh chúng tôi đến là Mũi Né về phía Bắc của Phan Thiết độ mươi cây số, một nơi hoang sơ một cô Lọ Lem bỗng nhiên một ngày đẹp trời trở thành nàng Công Chúa kiêu sa nhờ những bàn tay phù phép biến hóa Mũi Né trở thành khu du lịch với những resort ... những khách sạn 4-5 sao (Lèo)

                            Nhà hàng Cây Bàng đứng vị trí cửa ngõ dẫn vào khu resort, các khách sạn đủ loại kiến trúc liên tiếp nhau ... có lẽ đủ hạng bậc, lúc bấy giờ đoàn người trong xe chia làm hai nhóm, chúng tôi thuộc nhóm chọn khách sạn 4 sao khi mua vé ... chỉ có 3 cặp gồm 2 cặp vợ chồng trẻ một từ California, USA, một từ Melbourne, Australia và 2 chúng tôi được đưa đến nhận phòng ở khách sạn Bamboo xa bên trong ... Hình như các khách sạn đều có khu vực bãi biển riêng theo đường ranh đất kéo thẳng ra hướng khơi, tới tận "đường lưỡi bò" ?!?! .


                            (Phòng lễ tân khách sạn Bamboo)



                            Phục vụ đưa hành lý đến tận phòng, nói là phòng chứ thực ra nhà lợp tranh riêng rẻ cách nhà khác bằng một khu vườn hoặc liền vách riêng sân vườn tùy theo thế đất .... Tôi cười thầm là tự nhiên ở đô thị không chịu đi tìm nhà tranh mà không biết lỡ mưa có dột như ở Lăng Cô như chuyến đi Huế không .... Bên ngoài thì như vậy nhưng bên trong tiện nghi theo đẳng cấp của nó.

                            Lại ngủ trưa ... 



                            Chương trình buổi chiều bắt đầu bằng đi tắm khoáng, tắm bùn về hướng trên cao ... Món nầy không được chúng tôi hoan nghinh, nên khi tới nơi chúng tôi lưu lại căn-tin uống nước và bia lai rai chờ và tiện thời gian trống đọc tin thời sự ... và tình hình BenTreHome





                            Vậy mà cũng mất mấy giờ ... sau đó chúng tôi đến đồi cát vàng, những đồi nầy vào mùa gió biển, hình dáng đồi bị thay đổi từng ngày, gió mang cát từ chỗ nọ đến chỗ kia ... Vụ nầy tôi không lạ vì vốn là người quê miền biển

                            Nhà hàng dùng cơm chiều ở ngay bên kia đường đối diện với các đồi màu gạch đó ... Hai bữa cơm trưa và chiều hình như không ngon miệng



                            Trong nội vi khách sạn, dọc theo các lối đi lát gạch trồng nhiều cây lá, có thứ ra hoa lạ ... gần như các khách sạn nào ngày nay cũng có hồ bơi



                            Đêm đó chúng tôi không có đi xa hơn ở ngoài khu vực dân cư để thưởng thức các loại hải sản tươi, vì Tư Lịnh tôi ngán ngại về an ninh, an toàn



                            Bữa điểm tâm buffet sáng của khách sạn trong ngôi nhà sát và nhìn ra biển lại ngon tuyệt ... hầu hết khách trông lịch sự ... da trắng muốn chiếm đa số



                            Sau điểm tâm, tôi thay đồ ngắn tắm biển ... biển ở đây trong xanh, không sâu lắm, có nhiều lượn sóng thích thú! Khoảng 90 phút sau, trở về phòng tắm lại nước ngọt và thu dọn chuẩn bị di chuyển

                            10:30 chúng tôi nhờ dịch vụ tới mang hành lý và trả phòng cùng thanh toán các phát sinh trong thời gian lưu ngụ ... chúng tôi đến địa điểm mới .

                            NhàQuê Dec 13, 2012
                            #44
                              NhàQuê 06.04.2013 21:34:47 (permalink)
                              Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 45

                              Khi đã đầy đủ và trên đường đến địa điểm mới, HDV thông báo về việc chia nhóm theo tuyến du lịch tiếp theo mà khách đã đặt vé .

                              Sau khi ăn trưa thì:

                              Nhóm 1: Chỉ Sài Gòn-Mũi Né sẽ tiếp tục theo HDV đến vài nơi khác trên đường về lại Sài Gòn

                              Nhóm 2: Chuyển sang xe từ Sài Gòn ra gồm những khách đi chuyến Sài Gòn-Nha Trang, sau khi du lịch Nha Trang xong, cả đoàn ấy sẽ về lại Sài Gòn

                              Nhóm 3: Nhập vào một xe thứ 3 từ Sài Gòn ra, đã có sẳn khách đi tuyến Sài Gòn-Nha Trang-Đà Lạt ....Chúng tôi thuộc nhóm nầy và có khá đông trong số khách đi cùng từ ngày qua tiếp tục đi chung ... 

                              Nhưng trên lộ trình cũng ghé vào cửa hàng bán các loại nước mắm và các loại khô cá, khô mực ... xem qua ... những vị khách trở về Sài Gòn tranh thủ mua về cho có chút hương vị hàng sản xuất tại nơi gốc gác ....

                              Điểm ghép tuyến là nhà hàng khách sạn Đồi Dương .... Đoàn đã du lịch Mũi Né chúng tôi dùng cơm trưa ở nhà hàng Đồi Dương nầy, từ hôm qua các bữa ăn trong phần tráng miệng đều có dưa hấu và thanh long đang mùa ... 





                              No nê rồi ... trở ra bãi đậu xe, tài xế giúp chuyển hành lý và HDV bàn giao người ... Chúng tôi hơi tiếc phải từ giã cô HDV xinh đẹp lại hoạt bát Ngọc Bích có điểm nhan sắc 7.50/10.oo ấy, sau khi gởi quà biếu cô và hôn cô từ giã .... Tư Lịnh tôi cười cho rằng tôi "gỡ gạc" . ... Nhiều vị quen nhau trong chuyến, giờ lên xe khác ra Nha Trang chào tạm biệt chúng tôi và hẹn gặp ngoài ấy ... Nhưng thực tế chẳng bao giờ gặp lại vì mỗi đoàn mới ghép có lịch trình riêng 

                              Lại lên đường với cô HDV mới Ngọc Trâm cùng bạn đồng hành mới cũ ... 

                              Trước khi bắt được quốc lộ 1 để hướng lên phía Bắc, xe chúng tôi ngang qua nhiều khu vực có sân golf ... món thể thao Thời Thượng hay Trưởng Giả Học Làm Sang ... mà buồn cho đời sống nông thôn nghèo nàn vẫn còn thấp kém như nơi chôn nhao cắt rún của tôi, có nhiều gia đình triền miên thiếu ăn chẳng hạn .

                              Trước khi tới được Nha Trang, lộ trình chúng tôi phải qua hết tỉnh Bình Thuận rồi Ninh Thuận (Phan Rang) mới vào địa phận Khánh Hòa ...

                              Bình Thuận và Ninh Thuận khí hậu khô khan, đất đai kém mầu mỡ ... trước đây được hiểu là "chó ăn đá gà ăn muối" mà mỗi lần có mưa lớn thường kèm theo bão .... Đó là hồi xưa và theo sách vở tôi biết, nhưng nay hệ thống tưới ngọt đã cải thiện được chăng ?!?! mà hai bên đường tôi thấy ruộng vườn xanh tươi không đến nỗi nào!

                              Chúng tôi đi trên khoảng đường mà thời trai trẻ chúng tôi hai phía của hai bên trong cuộc chiến giành giựt nhau từng đoạn, từng ngày một ... xương máu không phải là ít

                              Vượt huyện Hàm Thuận Bắc, huyện Bắc Bình sắp hết huyện cuối cùng của Bình Thuận là Tuy Phong ngang qua vùng Vĩnh Hảo ... 

                              Địa danh nầy rất phổ biến với nước suối Vĩnh Hảo một thứ Vichy của Việt Nam, được vô chai đóng nút bày bán trang trọng trong các "Nhà Thuốc Tây". Chỉ bịnh thiệt cần thiết mới dám đụng tới nó là nói về người nghèo, còn người sang trọng thì lại kể lể như vô tình "tui uống nước suối Vĩnh Hảo không hà!" , ý nói nhỏ lớn tui chưa từng uống nước trong lu và núc bằng gáo dừa tra cán tre .... 

                              Trong những năm hòa bình tạm thời giữa 1954-1960, những nhà giàu có, sang trọng, thị thành mới có khả năng tới nơi nầy tắm nước suối do nhà máy xây hồ riêng dành cho du khách (nhà giàu tới đó truyền nhiễm bịnh ghẽ cho nhau) ... Thời học sinh chúng tôi, từ danh Vĩnh Hảo chỉ có trong mơ (Đoạn nầy viết theo trí nhớ, và đặt tuồng bụng nếu không đúng xin được xá tội !?!? vì tôi chưa có dịp lần nào)

                              Vùng Vĩnh Hảo cũng đang xây cất "cái gi đó" mà HDV bảo chúng tôi quan sát rồi nói sau ... Tôi chỉ thấy loe ngoe vài cái như quạt gió như thấy trong hình bên Hòa Lan ... Giải đáp là nhà máy điện trời (ơi), tưởng đâu là nhà máy điện chạy bằng nguyên tử lực chớ!... Phải rồi ông bà ta có dạy: "Phải Làm Mới Có Ăn" thật chí lý thay


                              (Quả núi sát đường ở Cà Ná, đường bộ và đường sắt nép vào cạnh nhau)

                              Bãi biển Cà Ná nằm tại ranh giới của hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, quốc lộ 1 tới đây chạy sát biển, đường xe lửa cũng vậy, một quả núi không cao lắm lấn ra rất gần biển chỉ chừa khoảng đủ rộng để quốc lộ 1 và đường sắt làm chỗ xuôi ngược Bắc-Nam, phía biển ghềnh đá lô nhô tranh giỡn cùng sóng thở ra từng làn bọt trắng xóa ... Qua khỏi đoạn hẹp đó xe rẽ vào khu nhà hàng giải khát và chúng tôi lại mặc tình hái hoa bắt bướm


                              (Từ bãi Cà Ná nhìn ngược lại mõm ghềnh đá)


                              (Từ bãi biển Cà Ná nhìn lên phía Bắc)


                              Bãi biển Cà Ná

                              Vào địa phận Ninh Thuận chúng tôi xuyên qua hết huyện Ninh Phước, trên xe nhìn được Tháp Chàm và xe nừng lại Phan Rang gần nơi có đường lên Đà Lạt qua ngõ đèo Ngoạn Mục, tôi tưởng rằng sau 2 ngày ở Nha Trang chúng tôi sẽ trở lại đây: nhưng không phải vậy, bây giờ có đường mới đi từ Nha Trang lên Đà Lạt qua đèo Khánh Vĩnh .

                              Xe dừng lại cửa hàng rượu nho, một sản phẩm nội địa, tôi cũng mua 2 chai mang theo dùng về sau. Sau khi qua khỏi huyện Ninh Hải, huyện ven biển cuối cùng của tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi bắt đầu vào địa phận tỉnh Khánh Hòa

                              Buổi chiều hôm đó chúng tôi đến Cam Ranh, từ đây xe không theo quốc lộ 1 nữa mà đi cặp bờ biển ngang phi trường Cam Ranh đang được dùng làm phi trường Quốc Tế thay cho phi trường Nha Trang nhỏ hẹp lại quá gần thành phố dân cư ... Lộ mới qua Đồng Bò hình như đến Nha Trang gần hơn và cảnh vật dọc theo cũng đẹp đẽ ... Nha Trang trở thành xa lạ, tất cả đổi thay mới mẻ ... Khi xe ngang qua các kiến trúc đã dùng trong kỳ thi hoa hậu hoàn vũ tôi không định vị được đó là nơi nào của Nha Trang ngày xưa, Nha Trang mà mỗi tuần có đến trong những tháng cuối năm 1967


                              (Cô mặc áo dài là HDV Ngọc Trâm)



                              Vòng vèo rồi cũng phải đi trên con đường ven biển của thành phố ... Con đường ai đến Nha Trang cũng phải đi trên .... Cuối cùng dừng lại khách sạn Yasaka, chúng tôi có 3 cặp cũ đã ở khách sạn Bamboo trong Mũi Né đã nhận phòng lưu ngụ trong thời gian ở Nha Trang tại Ks Yasaka nầy.



                              Tắm và nghỉ ngơi giây lát, chúng tôi trở ra xe đi dạo "Nha Trang By Night" trước khi dùng cơm tối ... Trong bữa cơm ấy tôi đã mời đoàn uống rượu vui riêng, 2 chai rượu đã mua ban trưa trong Phan Rang . Buổi tối trong phần tự khám phá Nha Trang, chúng tôi cùng cặp vợ chồng trẻ về từ California đi riêng thưởng thức hải sản ở quán ăn bình dân nhưng đông đúc khách.

                              Đêm ấy sau hơn 44 năm (1967), tôi ngủ lại thành phố đã thay da, thành phố biển, thành phố thùy dương: Nha Trang

                              NhàQuê Dec 16, 2012
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 5 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 71 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9