THƠ ĐƯỜNG - XƯỚNG + HỌA - KÍNH MỜI
Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 4 của 255 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 3819 bài trong đề mục
lá chờ rơi 23.10.2005 21:59:01 (permalink)
0


Trích đoạn: Sao mai

Duyên nợ


Mắc nợ tình thơ với bạn hiền

Cũng vì tạo hóa khéo se duyên !

Từng câu từng chữ hồn vương đọng

Mỗi ý mỗi vần dạ khắc tên !

Non xanh suối biếc cùng vui dạo

Biển ngọc mây hồng thỏa chí thay !

Muôn dặm từ đây chung một lối

Lòng vàng kết nối vạn niềm say !


SM



Bạn Sao Mai thân mến,
Không biết bạn mình có hiểu lầm hay không về điểm mình nêu ra trong bài « nhận xét và góp ý về luật Bằng Trắc trong thơ Ðường », nên xin nói rõ thêm chút.
Giả thiết mà tôi đưa ra chỉ liên hệ đến phép « niêm » trong thơ Ðường, tức là sự biến đổi thể Bằng hay Trắc của chữ thứ hai (và chữ thứ tư thứ sáu) ở mỗi câu, từ câu trên xuống các câu dưới. Nếu coi 8 câu của một bài thơ Ðường là hai bài Tứ Tuyệt ráp lại, thì những bài tôi dẫn chứng mới không bị lỗi « thất niêm ». Còn như nếu chiếu theo định nghĩa thông thường về Bình Trắc đang thấy trong mọi sách dạy hiện nay, thì 3 bài ấy vướng phải lỗi « thất niêm ».
Ba bài ấy lời thơ vừa hay, vừa mang âm điệu rất hài hòa, hoàn mỹ mà nếu bị sắp vào hạng thơ « thất niêm » thì thật là oan uổng. Vả lại hai bài đầu là của hai đại thi hào, lẽ đâu họ lại để sai « niêm » ?
Bởi thế nên tôi mới nêu ra giả thiết là « sự qui định về luật Bằng Trắc trong thơ Ðường hiện đang được áp dụng có thể là chưa chính xác», nên mới khiến cho ba bài thơ hay kia phải mang lỗi « thất niêm ».

Ngoài điểm then chốt nói trên, còn những phần khác thì đều phải theo đúng khuôn phép của thơ Ðường như :
1/ phải bố cục phải theo dạng : Mở, Phá, Trạng, Luận, Thúc, Kết.
Hai câu 1-2 dùng để Mở đề, Phá đề
Hai câu 3-4 để mô tả thực trạng của vấn đề, nên được gọi là Thực hay Trạng
Hai câu 5-6 để nói những cảm nghĩ, suy luận, bình luận liên hệ đến đề bài
Câu 7 gom thúc ý chung
Và câu 8 kết thúc bài thơ.
2/ phải dùng phép đối giữa hai câu 3-4 và giữa hai câu 5-6
3/ phải theo một Vần duy nhứt cho cả 8 câu. Nếu vì lý do coi đó là 2 bài Tứ Tuyệt rồi dùng hai vần như bài Duyên Nợ của SM vừa đưa ra thì không đúng là thơ Ðường.
Ngoài ra, bài Xướng rất cần được săn sóc về Vần. Có Vần tốt thì lôi cuốn được nhiều người họa.
Ði vào thực tế, có thể sửa cho bài Duyên Nợ dùng một vần duy nhứt được thì tốt quá.
Ví dụ như :

Duyên nợ

Mắc nợ tình thơ với bạn hiền
Cũng vì tạo hóa khéo se duyên !
Từng câu từng chữ hồn vương đọng
Mỗi ý mỗi vần dạ khắc tên !
Non xanh suối biếc cùng vui dạo
Biển ngọc mây hồng thỏa chí riêng (hay tiên, hay thiêng)
Muôn dặm từ đây chung một lối
Niềm say kết nối vạn lòng vàng !

SM

Bỏ qua cho sự mích lòng vì chút tình thật. Hiện tôi thỉnh thoảng cũng vẫn còn nhờ bạn thơ khác nhắc nhở. Chúc bạn luôn hăng say như đang thấy trong hiện tại.
Thân mến,
LCR
#46
    lá chờ rơi 23.10.2005 22:21:14 (permalink)
    0


    Trích đoạn: Sao mai

    Nghịch cảnh


    Khắp chốn đua nhau tới thị thành

    Nhập nhoè đèn đỏ với đèn xanh

    Ưỡn ẹo đong đưa kìa gái nọ

    Mốt âu bóng mượt rõ anh chàng

    Tưng bừng hội chợ bao đồ xịn

    Tấp nập đường hoa lắm kẻ sang

    Có biết gầm cầu bao đứa trẻ

    Ăn mày ghẻ lạnh kiếp lang thang !


    SM



    Bạn Sao Mai thân mến,
    Ðã lỡ góp ý sửa vần, nên góp ý luôn cho bài Nghịch Cảnh. Lấy cùng vần thì đề nghị như dưới đây. Riêng câu chót sửa hơi nhiều vì muốn dùng chữ « ăn xin » ở cuối câu, thì phải sửa thêm nơi khúc đầu mới nghe được.
    Thân mến, LCR

    Nghịch cảnh

    Khắp chốn đua nhau tới thị thành
    Nhập nhoè đèn đỏ với đèn xanh
    Phấn son toe toét kìa cô nọ
    Bóng mượt quần âu rõ mặt anh
    Hội chợ tưng bừng bao thứ xịn
    Đường hoa tấp nập lắm xe tranh
    Có biết gầm cầu bao đứa trẻ
    Lạnh lùng tơi tả kiếp ăn xin !
    SM
    #47
      Sao mai 23.10.2005 23:11:44 (permalink)
      0
      SM lại làm phiền thêm tiền bối nữa rồi !Rất vui được tiền bối chỉ bảo chân tình ! SM vừa gửi E-mail riêng cho tiền bối , mời tiền bối vào đọc !
      Quả thật ! Với cái "nợ văn chương", SM chưa bao giờ nhận được lời góp ý chân tình như thế này bao giờ ! Qua đây , SM thiển nghĩ rằng : Nếu ví Trang thơ giống như ngôi nhà chung thì các tiền bối giống như cái nóc vậy ! Mừng thay ! Mừng thay !
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.10.2005 23:39:49 bởi Sao mai >
      #48
        Triều Sương 24.10.2005 00:19:19 (permalink)
        0

        Trích đoạn: Huyền Băng

        ..........
        Triều Sương và Sao Mai thân mến, dù có tốt nghiệp đại học đi chăng nữa mà không có quá trình kinh nghiệm thì cũng không thể hoàn thiện công việc mà mình đã học qua. Thơ cũng vậy, mặc dù biết niêm luật, có ý sẳn trong đầu nhưng muốn hoàn tất nó không phải dễ dàng. Tuy nhiên với sự góp ý của các vị tiền bối, chúng ta càng ngày sẽ càng nhạy bén hơn và đấy là mục đích của diễn đàn.

        HB nói nhỏ cái này cho TS và SM biết, thực sự thơ mình có khá người ta mới đóng góp cho hay hơn, chớ nếu thơ mình dở là người ta hơi đâu mà ý kiến - đúng hôn? Và vãn bối đôi khi cũng có ý hay có thể góp ý cho tiền bối. Vậy mới là "zui".
        Vậy thì cố gắng làm nhiều thơ hơn nhé ! Để sau này Thơ Đường không bị mai một khi những vị tiền bối không còn nữa.


        hihi sis HB , TS ko biết SM huynh nghĩ sao chứ riêng về TS thực cảm ơn sis nhiều về sự khích lệ động viên cùng sự giúp đỡ của các bác LCR, TMH..... TS chạy vô topic nì cốt ý phá mí bác cho "zui" thui ..mí bác ko la muh còn chỉ bảo TS vui quá chắc nằm vạ nơi đây luôn quá
        nên TS xin phép "phá" típ hihihi...


        quote:

        Đứt tình

        Lặng buồn trôi nổi cùng mây bay
        Mưa trút hanh hao giọt giọt đầy
        Ngõ dột mưa sầu trăm mảnh nước
        Lối mòn nắng trốn một chiều mây
        Ngân lên cung nhạc chờ buông phím
        Ðiệp khúc tim lòng bỗng đứt dây
        Bao nỗi tơ tình đau với hận
        Còn trơ chết mất mảnh hồn này.




        HỌA VẬN

        THU


        Em để thu về cuốn tóc bay.
        Rèm mi hờ khép lệ đong đầy.
        Nhớ người rong ruỗi mờ nhân ảnh.
        Thương kẻ bôn ba nhạt thức mây.
        Gởi khúc tương tư trong tiềng hát.
        Trao lòng vương vấn với cung dây.
        Có ai hiểu được lòng em nhỉ.
        Chỉ có hồn thu viếng chỗ này.

        Các bác họa hay quá chừng ko biết dùng lời chi để khen nữa nì
        Cho phép TS rón rén dán một bài nữa "phá" mí bác , nếu có chỗ sai xin các bác chỉ bảo

        Hẹn

        Ngậm hờn một khối tình muôn kiếp
        Trong mong khắc khoải nhuốm thương sầu
        Địa ngục ký thác hồn bạc hạnh
        Thiên đường bay đến trốn thương đau
        Có nhớ, có chờ, có ngóng đợi
        Không sầu, không khóc không hờn nhau
        Kiếp này chia lẻ đành ly biệt
        Hẹn kiếp lai sinh nối nhịp cầu.


        Muh TS toàn làm thơ tình..kiểu nì có sao không kà? vì TS nhận thấy thơ Đường dường như rất ít nói về chủ đề nì, hầu như chủ đề thiên nhiên và cuộc sống là nhiều??????????? thực lạ.....
        #49
          Huyền Băng 24.10.2005 06:04:40 (permalink)
          0


          Trích đoạn: Sao mai

          ...
          Thi Thi


          Thi trường tơi tả xác thi vương

          Thi nhân hối hả áp thi trường

          Thi chủ bù đầu thu thi phẩm

          Thi nhân - thi chủ loạn tranh thi !


          SM



          Cao hứng đối với Sao mai chơi đây nè!

          Họa Họa

          Họa quằn họa quệnh họa lung tung

          Họa sĩ huơ tay vẽ sọc rằn

          Mặc khách gật gù nhìn ngơ ngẩn,

          Lớn nhỏ chen xem: "... thật có thần".

          (Nói về những bức vẽ theo Picasso - dỏm)
          #50
            Trần Mạnh Hùng 24.10.2005 17:33:05 (permalink)
            0
            Tặng người trong cuộc, nhân chuyến thăm bác)

            Những tưởng độ rày bác ngủ không
            Nào hay phượng chạ nức loan phòng
            Người trông dáng bướm tai bừng tía
            Kẻ ngắm hình ong mặt ửng hồng
            Nghiên nọ càng ngày thêm lộng lẫy
            Bút này mỗi lúc một thong dong
            Bóng câu thấm thoắt càng thôi thúc
            Khúc nhạc chiều xuân rộn tiếng lòng
            CHÍ TRUNG, Saigon 17/03/04



            TRÁI GIÓ THUYỀN XUÂN

            (họa Khúc Nhạc Chiều Xuân của Chi Trung)

            Tuy còn ngon sức hãy còn không
            Phượng mộng loan mơ lại cách phòng
            Duyên nợ chưa nên duyên ngậm đắng
            Phấn hương vừa đượm phấn phai hồng
            Tinh xuân khuê các toan dừng bước
            Lửa hạ sông hồ bắt ruổi dong
            Nỗi nhớ đem theo thương gửi lại
            Thuyền đi trái gió cũng cam lòng.
            VNN (Saigon 18/03/04)

            _____________________________

            chợt ghé thôn đông, chợt xóm đoài
            đi về thắm thoắt tựa đưa thoi
            thoi đưa ví vẫn còn thêm nữa
            thì vẫn còn thơ thẩn cợt cười.
            Lá chờ rơi

            HỌA VÂN

            DUYÊN ĐỊNH
            Trên trời dưới đất giữa là không.
            Từ lúc có ta đã dự phòng.
            "Thái cực hỗn mang ": Tình đã luyện.
            "Càn khôn ổn định" : Thắm duyên hồng.
            Ta, em phối hợp : " Âm Dương " chuyển.
            Duyên, nợ trao duyên : " Bát Quái " dong.
            Sinh hóa, hóa sinh muôn vạn vật.
            Chúng mình số định kết tơ lòng
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.10.2005 17:45:27 bởi Tran Manh hung >
            #51
              lá chờ rơi 24.10.2005 21:55:36 (permalink)
              0


              Trích đoạn: Triều Sương

              Đứt tình

              Lặng buồn trôi nổi cùng mây bay
              Mưa trút hanh hao giọt giọt đầy
              Ngõ dột mưa sầu trăm mảnh nước
              Lối mòn nắng trốn một chiều mây
              Ngân lên cung nhạc chờ buông phím
              Ðiệp khúc tim lòng bỗng đứt dây
              Bao nỗi tơ tình đau với hận
              Còn trơ chết mất mảnh hồn này.
              TS

              HỌA VẬN

              THU


              Em để thu về cuốn tóc bay.
              Rèm mi hờ khép lệ đong đầy.
              Nhớ người rong ruỗi mờ nhân ảnh.
              Thương kẻ bôn ba nhạt thức mây.
              Gởi khúc tương tư trong tiềng hát.
              Trao lòng vương vấn với cung dây.
              Có ai hiểu được lòng em nhỉ.
              Chỉ có hồn thu viếng chỗ này.
              TMH

              Các bác họa hay quá chừng ko biết dùng lời chi để khen nữa nì
              Cho phép TS rón rén dán một bài nữa "phá" mí bác , nếu có chỗ sai xin các bác chỉ bảo

              Hẹn

              Ngậm hờn một khối tình muôn kiếp
              Trong mong khắc khoải nhuốm thương sầu
              Địa ngục ký thác hồn bạc hạnh
              Thiên đường bay đến trốn thương đau
              Có nhớ, có chờ, có ngóng đợi
              Không sầu, không khóc không hờn nhau
              Kiếp này chia lẻ đành ly biệt
              Hẹn kiếp lai sinh nối nhịp cầu.


              Muh TS toàn làm thơ tình..kiểu nì có sao không kà? vì TS nhận thấy thơ Đường dường như rất ít nói về chủ đề nì, hầu như chủ đề thiên nhiên và cuộc sống là nhiều??????????? thực lạ.....


              Bài Ðứt Tình vẫn là của TS đấy chứ. Tôi chỉ giúp bạn làm cái việc ngắt khúc nầy đem dán vào nơi kia lung tung vâỵ thôi, mà dường như nó trở thành hay. Ðó tức là nhờ cái vốn các ngôn từ của bạn đẻ ra. Nếu đồng ý là như vậy thì từ nay TS lưu ý thêm chút trong sự sắp đặt các ngôn từ vào thứ tự nào cho lời thơ hóa thành "thơ" hơn, bài thơ thành công hơn, không bỏ công tìm chữ.

              Bài phá chót nầy, hai câu 7-8 quá đẹp !

              Còn về ý kiến của lối gieo vần nầy thì như dưới đây :

              Cách gieo vần của bài Hẹn vẫn có trong thơ Ðường. Phải chăng với 5 vần Bằng thông thường thì sự êm dịu có lúc quá nhiều, nghe hơi « ngấy » nên các cụ cần bức phá một chút chăng ? Dù sao thì lối gieo vần nầy cũng rất phổ biến và được yêu thích. Xin dẫn chứng với vài bài của các bậc cao nhân :

              LẺ LOI
              Ô hay ! cuộc sống như vầy hả ?
              Ngó trước trông sau bóng hỏi hình
              Một kiếp phù du vờ ấy xác
              Trăm khoanh huyễn hoặc giả là danh
              Ðược thua đi ở âu phần mệnh
              Phú-quí vinh hoa lọ giật giành
              May có duyên thơ khuây tóc bạc
              Sông Xuân gió dịu nguyệt long lanh !
              Giản-Chi
              (viết trên bến nhà Rồng trước thềm xuân Quý-Dậu 1993)

              QUA XUÂN
              Ðôi tiếng chim vàng nghe chửa nhuyễn
              Nhìn xuân bóng ngựa đã xa lơ
              Biết bao tươi thắm sai hò hẹn
              Còn chút thơm thanh dám hững hờ
              Cánh phấn ấp yêu tằm nhả kén
              Nhụy hồng dan díu nhện trương tơ
              Một mai trăng chở thu về cúc
              Rèm cuốn sương hương tỏa lững lờ.
              T.X.

              MÙA HẠ Ở ÐÀ LẠT
              Sông núi vẫn chung vùng đất Việt
              Gió mưa sao cứ dậy non Tùng
              Sáng soi đâu cũng sang đầu hạ
              Ẩm ướt đây dường giữa tiết đông
              Bụi rậm chán nghe đàn ếch dậy
              Ao sâu không thấy bóng sen lồng
              Trông sao quả đất xoay cho chóng
              Xuân tới ngàn cây trổ gấm bông.
              T.X.

              Còn về thơ tình thì quả thật tỷ lệ hơi ít trong thể thơ Ðường. Ðó là về tình yêu thơ mộng lảng mạn giữa nam nữ. Chứ về tình người nói chung thì lại có rất nhiều.
              #52
                Trần Mạnh Hùng 25.10.2005 16:05:23 (permalink)
                0
                Thân gởi hai bạn Sao Mai và Triều Sương cùng các bạn yêu mến thơ Đường và riêng Quý Vị Cao Nhân và Tiền Bối Lá Chờ Rơi để thưởng lãm.

                Thưa hai bạn về luật thơ Đường tui cũng không rành lắm, biết chút ít có thể chia sẻ với hai bạn. Luật thơ Đường rất nghiêm khắc và rắt rối. Ở đây tui chỉ trình bày về luật thơ Đưởng mở rộng để chúng ta nắm vững về căn bản. Tui không nói đến nhửng câu đối (3)-(4) và (5)-(6) chỉ nói đến thể luật thơ về luật TRẮC vần BẰNG và thể thơ Luật BẰNG vần BẰNG.

                Luật thơ Đường cải biến các bạn chỉ cần nhớ câu thơ như sau:

                NHẤT, TAM, NGŨ bất LUẬT.
                NHỊ, TỨ , LỤC, THẤT PHÂN MINH.

                1./ Bây giờ ta nói về thể thơ LUẬT TRẮC VẦN Bằng:

                Thơ ĐƯỜNG 8 câu, 7 chữ.

                1 ( 2 TRẮC ) 3 (4 BẰNG) 5 (6 TRẮC) (7 Vần bằng)

                1 ( 2 BẰNG) 3 (4 TRẮC ) 5 (6 BẰNG) (7 vần bằng.)

                1 (2 BẰNG ) 3 (4 TRẮC) 5 (6 BẰNG ) (7 TRẮC)

                1 (2 TRẮC) 3 (4BẰNG) 5 (6 TRẮC) (7 Vần bằng)
                1 (2 TRẮC ) 3 (4 BẰNG) 5 (6 TRẮC) (7TRẮC)

                1 (2 BẰNG) 3 (4TRẮC ) 5 (6 BẰNG) (7 Vần bằng.)

                1 (2 BẰNG) 3 (4TRẮC) 5 (6 BẰNG ) ( 7 TRẮC)

                1 (2 TRẮC) 3 (4 BẰNG) 5 (6 BẰNG ) (7 Vần Bằng)


                Luật Bằng vần bằng :
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.10.2005 16:23:16 bởi Tran Manh hung >
                #53
                  lá chờ rơi 25.10.2005 23:24:56 (permalink)
                  0
                  Bạn TMH mến,
                  Thiện chí của bạn thì rất rõ ràng. Nhưng cách nói của bạn thì lại ... hơi thiếu rõ ràng ! vì khá giống như bạn cho Bằng và Trắc vào mấy chữ “bất luận” nên chúng không mấy rõ ràng là “bất luận” nữa.
                  Trái lại trong bài Luật làm thơ của Việt Dương Nhân có phần chỉ dẫn về thơ Ðường rất rõ, vị trí của những chữ “bất luận” thì dùng chữ “x” nên dễ hiểu. Nên khuyên các bạn mình vào xem nơi đó, hoặc trích ra đây phần đó.

                  Luật thơ chỉ là những điều có mục đích giúp ta làm được thơ hay. Người xưa nghiên cứu, mỗ xẻ các bài thơ hay rồi rút ra các quy tắc, mà họ nhận ra là nhờ đó mà bài thơ được hay. Và gom lại những quy tắc ấy thành luật thơ, giúp cho người mới vào làng chơi đở mất công tự tìm kiếm.
                  Như câu “nhất tam ngũ bất luận” nghe xong ta nghiệm xét quả thấy rằng các chữ 1, 3, 5 trong câu để Trắc hay Bằng đều được cả. Thật là đở mất công biết mấy.
                  Cũng thế khi đọc câu “nhì tứ lục phân minh” ta nghiệm xét quả thấy rằng có phân minh về luật Bằng Trắc trên những chữ thứ 2, 4, 6 thì lời thơ nghe hay hơn là không theo luật.
                  Nhờ những sự hướng dẫn như vậy mà ta đở mất công tự tìm tòi nghiên cứu.
                  Nhưng cứu cánh “không phải là làm sao cho thơ đúng luật”, mà là “làm sao cho có được một bài thơ hay”.
                  Vả lại tuy đã thành luật, nhưng bên trong có biết bao ngoại lệ, như bài của Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Minh Triết mà tôi đã nêu ra trong bài “Nhận xét và góp ý về luật bằng trắc trong thơ Ðường”. Ba bài nầy, hai là của hai đại thi hào, âm vận rất hài hòa tươi đẹp, thế mà nếu xét theo luật Bằng Trắc thơ Ðường hiện được mọi người công nhận, thì lại bị lỗi “thất niêm” !
                  Hiện thì nước ta chưa có Hàn Lâm Viện để thụ lý việc nầy nên đành chỉ nói ra vậy thôi.
                  Vả lại đâu có gì quan trọng khi mà mọi người đều có sự tự do để yêu thơ, yêu luật, yêu đối, yêu vần, mỗi người một cách khác nhau.

                  Sẵn đây nói luôn vài câu về sự “đối ngẩu” trong cặp Thực và cặp Luận, để mong giải tỏa sự e ngại của các bạn mới bước vào làng.

                  Phép đối ngẩu trong thơ Ðường
                  Như chúng ta đã biết trong thơ Ðường hai câu 3-4 được gọi là cặp Trạng hay Thực, hai câu 5-6 là cặp Luận.
                  Hai câu trong mỗi cặp phải làm cho đối nhau.
                  Nếu phép đối ngẫu là điều khó khăn trong thơ Ðường, thì nơi đây lại là đất dụng võ để mọi người thi thố tài năng.
                  Vì nhờ có đối mà hình dáng của những cặp hai câu thơ ấy mang nhiều dạng hấp dẫn.
                  Lẽ dĩ nhiên trước nhứt là phải tuân thủ luật bằng trắc và vần. Sau đó tha hồ vẽ vời về cách cho hai câu đối nhau.

                  Sau đây xin duyệt qua mốt số :

                  Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
                  Dậm liễu sương sa khách bước dồn
                  (bà Huyện Thanh Quan)
                  Ðây là sự “đối xứng”. Hai câu cân xứng nhau, và dùng cùng tự loại, trên danh từ thì dưới danh từ, trên động từ thì dưới động từ, v.v.

                  Khói tỏa đồi NGÔ un sắc trắng
                  Duyên về đất THỤC đượm màu hồng
                  (Phan-Văn-Trị)
                  Cũng đối xứng và dùng cùng tự loại, nhưng có thêm loại đại danh từ Ngô và Thục.

                  CƯỚP của ĐÁNH người quân tệ nhỉ ?
                  XƯƠNG gà DA cóc có đau không ?
                  (Nguyễn Khuyến)
                  Hai câu nầy chỉ đối xứng nhưng không dùng cùng tự loại : cướp của <> xương gà, đánh người <> da cóc, nhưng ý nghĩa của cả hai câu đều diễn đạt sự thật thiết yếu cho đề bài (Hỏi thăm bạn bị cướp).

                  ÐẬP cổ kính RA tìm lấy bóng
                  XẾP tàn y LẠI để dành hơi
                  (Tự Ðức)
                  Ðây gọi là “đối nghịch” vì nghĩa của hai câu có chỗ nghịch nhau : đập ra < xếp lại

                  PHÀNH RA ba góc da còn THIẾU
                  XẾP LẠI đôi bên thịt vẫn THỪA
                  (Hồ Xuân Hương)
                  Cũng là « đối nghịch » nhưng ở hai nơi trong mỗi câu

                  Duyên thiên chưa thấy nhô đầu DỌC
                  Phận liễu sao đà nẩy nét NGANG
                  (Hồ Xuân Hương)
                  vừa đối nghịch vừa chơi chữ :
                  chữ Thiên (trời) mà nét giữa nhô lên khỏi gạch ngang thì thành chữ Phu (chồng)
                  chữ Liễu (ví là con gái) mà thêm một gạch ngang thì thành chữ Tử (là con)
                  để nói là người con gái không chồng mà lại có con

                  Non nước lỡ LÀNG màu lịch sự
                  Gió trăng chờn CHỢ mối nhân duyên
                  (Phan Sào Nam)
                  Cũng là một hình thức chơi chữ : lấy trong hai tính từ kép chữ làng và chợ đối nhau

                  Chẳng LONG lay đến lòng son sắt
                  Há HỔ ngươi vì miếng bạc đen
                  (Phan Sào Nam)
                  Cũng như trên

                  Câu trên hễ có điệp tự ở những vị trí nào thì câu dưới cũng phải vậy
                  điệp tự nằm cạnh nhau

                  THÔI THÔI xin bái cùng chung đỉnh
                  KHÉO KHÉO còn rầy với kiếm cung
                  (Nguyễn Quí Tân)

                  Lúc NHỚ NHỚ gì trong mộng tưởng
                  Khi RIÊNG RIÊNG cả mối tình chung
                  (Trần Tế Xương)

                  điệp tự cách khoảng

                  NỀN NẾP vẫn còn NỀN NẾP cũ
                  LỄ VĂN sao khác LỄ VĂN xưa
                  (Phạm Thấu)

                  Thà KHÔNG trời đất KHÔNG chi cả
                  Còn CÓ non sông CÓ lẽ nào
                  (Phan Bội Châu)

                  Gần ƯỚC tiện nơi xa cũng ƯỚC
                  Sớm TRÔNG gặp hội muộn càng TRÔNG
                  (Nguyễn Trọng Trí)
                  Ðây là 2 câu Thực của một bài thơ Phú Ðắc, lấy đề Không Chồng Trông Bông Lông làm vần.
                  Người con gái nào lại không ước có chồng gần, nhưng nếu gần không được thì xa cũng ước.
                  Người nào lại chẳng sớm trông có được tấm chồng, nhưng nếu gặp cảnh muộn màng thì lại càng trông. Ðây là cái tâm lý chung. Thật khó có câu Thực nào xác thực đến mức đó.

                  Xin chấm dứt bài nầy với hai bài thơ ngoại lệ :

                  BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
                  Chẳng mấy khi mà bác tới nhà
                  Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
                  Ao sâu nước cả khôn chài cá
                  Vườn rộng rào thưa khó bắt gà
                  Cải CHỬA ra cây cà CHỬA nụ
                  Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa
                  Ðầu trò tiếp khách trầu không có
                  Bác đến chơi đây ta với ta.
                  Nguyễn Khuyến

                  Câu 5 có điệp tự nhưng câu 6 lại không, vì sự cần thiết của ý nghĩa.
                  Rất được yêu thích. Có thấy người đem chép chữ to trên vách phòng khách để trêu bạn bè khi họ đến thăm.

                  NGHE HÁT
                  Phách ngọt đàn say nệm gối êm
                  Tiếng ca buồn nổi giữa trời đêm
                  Canh khuya đưa khách lời reo ngọc
                  Mơ gái Tầm Dương thoảng áo xiêm
                  Ai lạ nghìn thu xa tám cõi
                  Sen vàng như động phía châu liêm
                  Nao nao khói biếc hài thương nữ
                  Trở gối hoa lê rụng trắng thềm.
                  Vũ Hoàng Chương

                  Vũ Hoàng Chương là một nhà thơ lớn, nhưng ông vẫn làm bài nầy không có đối. Có lẽ nhắm vào cái đẹp ở những nơi khác như : lời lẽ trang trọng chải chuốt, nhạc dịu dàng, ý nghĩa nồng nàn. Nên bài thơ vẫn được mọi người yêu thích, lưu truyền coi như một bài thơ hay.
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.10.2005 23:32:38 bởi lá chờ rơi >
                  #54
                    Diep Khai 26.10.2005 03:16:07 (permalink)
                    0


                    Trích đoạn: Tran Manh hung

                    KÍNH GỞI :

                    Tiền bối Lá Chờ Rơi, Sư tỉ Việt Dương Nhân, cùng các bạn hữu năm châu bốn bể ( Vũ Kim Thành, TulP,Diệp Khai, Maiyeuem, MM_Ngọc, TNP, Huyền Băng, Băng Nguyệt,Tracochi, Fly 1tome...v.v.. và v.v..) vui lòng nghé vườn thơ Đường Xướng Họa cùng nhau.
                    Mong lắm thay



                    Cảm hứng nhân đọc thông báo tìm mod giữ vườn thơ

                    Xướng

                    Mod vườn thơ

                    Mod giữ vườn thơ chắc khó xơi
                    Nhận là bỏ nhậu, hết ăn chơi
                    Ban ngày ngồi đọc vài trăm post
                    Buổi tối nằm mơ net chửa rời
                    Ngả nón bái chào Anh Chị Mod
                    Cúi đầu khâm phục Lá Chờ Rơi
                    Thành viên cố gắng nêu gương sáng
                    Nhỡ có điều chi ... ấy lỡ lời !

                    #55
                      TNP 26.10.2005 04:37:23 (permalink)
                      0
                      TNP rón rén dzô đây đóng góp một bài sưu tầm vể Thơ Đường Và thơ Đường Luật … xin nói rõ không có mục đích khen hay chê bất cứ anh chị em nào trong diễn đàn này .. chỉ là làm sáng tỏ hơn một vấn đề về Thơ Đường Và Thơ Đường Luật


                      Thơ Đường và thơ Đường Luật



                      Lời Phi Lộ
                      TNP nói ngay từ đầu … những điều TNP thâu thập và viết ra dưới đây …đều góp nhặt từ các sách vở … Cá nhân TNP …. không “sính” về thơ Đường Luật tuy thỉnh thoảng cũng viết chọc ghẹo bạn bè …



                      Đối với các nhà nho …. Khi nhắc tới thơ tàu … là họ nghĩ đến Thơ Đường hay còn gọi là Đường Thi. Tất cả các nhà phê bình văn học đều công nhận đời Đường (618-907) là thời đại hoàng kim của Thi ca Trung Quốc. Bộ Đường Thi toàn tập được ấn hành năm 1707 gồm 900 quyển, họp thành 30 tập, chép lại 48,900 bài thơ của hơn 2,200 thi nhân đời Đường .

                      Học giả Trần Trọng San trong sách Thơ Đường, Poems of The Tang Dynasty, đã ghi chú thêm về lịch sử bộ Đường Thi Toàn Tập như sau :

                      Lịch sữ bộ Đường Thi Toàn Tập:

                      Đời Tống, Kế Hữu Công soạn bộ Đường Thi kỷ sự, gồm 81 quyển, chép thơ của 1,150 tác giả.

                      Đời Minh, Cao Bình soạn bộ Đường Thi Phẩm Vựng, gồm 90 quyển, chép lại 5,700 bài thơ của 620 tác giả, sau lại bổ sung hơn 900 bài của 61 tác giả, làm thành 10 quyển Thập Di.

                      Năm 44 Niên hiệu Khang Hi, Đời nhà Thanh (1705), vua Thánh Tổ dùng bộ Đường Ân Thống Thiêm làm căn bản và đem Toàn Đường thi tập chứa trong nội phủ ra, sai soạn thành bộ Đường Thi Toàn Tập, ấn hành vào năm 1707 .

                      Học giả Trần Trọng San trong cuốn Thờ Đường (Poems of The Tang Dynasty) chia Thơ đời Đường ra làm 4 giai đoạn

                      *Thời Sơ Đường (618-713)
                      *Thời Thịnh Đường (713-766)
                      *Thời Trung Đường (766-835)
                      *Thời Văn Đường (836-907)

                      Theo Đường Thi Toàn Tập thì Đường Thi … hay Việt Nam thường gọi là Thơ Đường thì muốn gọi là Đường Thi, các bài thơ:

                      - Phải được viết trong khoảng thời gian từ năm 618 tới năm 907
                      - Phải là một trong 48,900 bài thơ Đường đuợc liệt kê trong Đường Thi Toàn Tập

                      Tất cả những bài thơ khác, dù là thơ chử hán không hội đủ các điều kiện trên, đều không đuợc gọi là Thơ Đường mà gọi là Thơ Đường Luật. Tất các thơ tầu đời Tống, đời Nguyên, đời Minh, đời Thanh … dù theo đúng niêm luật của Đường Thi …. Cũng không được gọi là Thơ Đường

                      Quan niệm của TNP: Thơ Đường là để chỉ các thơ vào thời đại Nhà Đường bên Tầu còn thơ quốc ngữ các huynh đài viết ỡ trên, nên gọi là Thơ Đường Luật cho chính danh …


                      Các Thể Thơ trong Đường Thi:

                      Theo Đường Thi Tam bách Thủ (300 bài Thơ Đường tiêu biểu) là cuốn sách hợp tuyển gồm những bài thơ được cho là tiêu biểu của thi ca đời Đường. Ta có thể căn cứ vào sự phân loại này trong sách lấy thể thơ làm chuẩn, chia Thơ Đường làm sáu (6) loại như sau :

                      1- Ngũ Ngôn cổ thi
                      2- Ngũ Ngôn thi luật
                      3- Ngũ Ngôn tuyệt cú
                      4- Thất Ngôn cổ thi
                      5- Thất Ngôn thi luật
                      6- Thất Ngôn tuyệt cú

                      Cổ thể hay Cổ Phong : thể thơ này không có luật lệ nhất định, không hạn chế số câu. Cách gieo vần rộng rãi, uyển chuyển, có thể dùng độc vận (1 vần) hay liên vận (nhiều vần) hay không liên vận.

                      Cận Thể hay Kim thể : Người đời Đường gọi lối thơ tuyệt cú và lối thơ luật là Cận thể hay Kim thể … để phân biệt với Thơ Cổ Phong đã nói trên.

                      Luật Thơ:

                      Tiền Mộc Yêm, tác Giả sách Đường Ẩm Thẩm Thể viết rằng : “luật đây là sáu luật, là luật hoà hợp âm thanh. Luật Thơ cũng giống như kỷ luật dụng binh, nghiêm ngăt chặt chẽ, không được vi phạm”

                      a- Trong một câu, bằng trắc cần phải điều tiết
                      b- Trong khoảng 2 câu liền nhau. Sự đối ngẫu cần phải khéo.
                      c- Trong một bài, âm thanh cần chọn sao cho có sự cao thấp, bổng trầm

                      Tóm lại, ba điều kiện của Luật Thơ là Niêm, Luật và Đối.

                      Một bài Đường Thi hoàn chỉnh dùng trong việc ứng chế, ứng thí, có thể định nghĩa là một bài thơ tám (8) câu , hoặc Ngũ Ngôn Luật Thi (5 chữ) hay Thất Ngôn Luật Thi (7 chữ), phải theo những quy tắc nhất định về Niêm Luật : đó là bốn câu 3, 4 và 5, 6 phải đối nhau từng đôi một.

                      Tuy nhiên, Ta thấy rằng ngoại trừ khi ứng chế hay ứng thí, Các thi nhân đời Đưòng thường dùng thể Luật Thi một cách uyển chuyển rộng rãi.

                      Ngoài những bài Đường Thi có 4 câu giữa đối nhau, cũng có những bài hoặc 8 câu toàn đối, hoặc 6 câu , hoặc 2 câu đối nhau, không nhất định.

                      Về Niêm, cũng có những bài không giữ đúng lệ (thất Niêm)

                      Về Luật, sự sữ dụng “ảo cú” làm quy tắc bớt chặt chẽ, câu thơ có âm điệu biến đổi bất thường, Ảo Cú là câu thơ trong đó chữ dáng vần Bằng đổi thành vần Trắc, hay đang Trắc đổi ra bằng, không theo cách thường. Thí dụ

                      Ngã ký sầu tâm dữ minh nguyệt
                      Tùy quân trực đáo Dạ-Lang tây
                      (Lý Bạch)

                      Lòng sầu ta gửi cùng trăng sáng
                      Theo gót người đi đến Dạ-Lang
                      (Trần Trọng Sang dịch)

                      hoặc là

                      Ánh giai bích thảo tự xuân sắc
                      Cách diệp hoàng ly không hảo âm
                      (Đỗ Phủ)

                      Soi thềm, cỏ biếc còn tươi thắm
                      Cách lá, oanh vàng vẫn hót hay
                      (Trần Trọng San dịch)

                      Về Vận: Thơ Đường Thi bắt buộc phải dùng vận chính, không được dùng vận thông hay vận chuyển, căn cứ vào cuốn quy định vận bộ do triều đình ban hành. Đời Đường Huyền Tông có cuốn “Vận Anh”, rồi cuốn “Đường Vận” của Tôn Miễn… bổ khuyết cho sách trên.

                      Về việc dàn ý: Thơ Đường có bố cục như sau :

                      - Các câu 1 và 2 là Khởi
                      - Các câu 3 và 4 là Thừa
                      - Các câu 5 và 6 là Chuyển
                      - Các câu 7 và 8 là Hợp

                      Ngoài câu đầu và câu kết ra, trong những câu giữa, muốn nói gì cũng được, không có luật lệ nhất định. Chỉ trong các khoa thi về sau, các bài Đuờng Thi mới có bố cục chật hẹp là Phá, Thừa, Thực, Luận, Kết….

                      Tuyệt Cú: Trong dân ca đời Lục Triều, đã thấy các bài thơ bốn câu năm chữ hoặc bẩy chữ. Các nhà thơ mới phỏng theo đó mà làm ra những bài 4 câu Ngũ Ngôn, Thất Ngôn.

                      Đến đời Đuờng, lối viết thơ 4 câu này rất thịnh hành và được gọi là “Tuyệt Cú”. Sau khi có Luật Thi, lối tuyệt cú vô hình trung đồng hoá trong thể thơ này. Vì thế người ta thuờng ngộ nhận tuyệt cú là bài thơ do sự cắt bài Luật Thi mà thành.

                      Tứ có nghĩa là bốn; Tuyệt có nghĩa là dứt, ngắt. Lối này gọi thế vì thơ tứ tuyệt là ngắt lấy bốn câu trong bài thơ bát cú (8 câu) mà thành (GS Dưong Quảng Hàm-Văn Học Việt Nam). Do đó thơ tuyệt cú cũng phải tuân theo những quy tắc vè Niêm, Luật, Vận như Luật Thi, và cũng có hai thể là Ngũ Ngôn tứ tuyệt và Thất Ngôn tứ tuyệt.

                      Chính vì sự mơ hồ về nguồn gốc của thơ Tứ tuyệt mà phát sinh một cách giải thích khác về chữ “Tuyệt” .... Theo Bùi Kỷ- Quốc văn cụ thể, … “Tuyệt là tuyệt diệu, mỗi câu chiếm một địa vị đặc biệt. Chỉ trong bốn câu mà thiểm thâm, ẩn hiện, chính kỳ, khởi phục đủ cả nên gọi là Tuyệt” ... Bài Khuê Oán của Vương Xương Linh là thí dụ điển hình của bố cục thể thơ này.

                      Khi làm thơ tuyệt cú, các thi nhân đời Đường cũng có thái độ như khi làm thơ Đường Luật, nghĩa là không chịu sự câu thúc chặt chẽ của quy tắc.


                      Trên đây là những phần TNP góp nhặt được trong khi đi sưu tầm định nghĩa Đường Thi .....

                      Các sách tham khảo:

                      - Micro film của Đường Thi toàn tập …
                      - Đường Thi tam Bách Thủ
                      - Thơ Đường (Poem of The Tang Dynasty) Tác giả Trần Trọng San
                      - Văn học Việt Nam- tác giả GS Dương Quảng Hàm


                      TNP
                      #56
                        Sao mai 26.10.2005 05:11:13 (permalink)
                        0
                        Sao mai xin trân trọng cảm ơn tiền bối LCR đã chỉ giáo , cùng TMH, Sư tỉ HB... đã tận tâm chỉ bảo ! Sắp tới chắc chắn sẽ không còn lặp lại nữa Vì bận quá , mấy hôm nữa lại vào "phá" tiếp

                        Thân ái !
                        #57
                          Huyền Băng 26.10.2005 17:48:30 (permalink)
                          0
                          Chào "Bác" Lá chờ rơi,

                          Theo như những luận chứng của "Bác", thì bác là người có một kiến thức rất vững vàng trong thơ. HB nhờ "Bác" lựa giùm một vài bài nào đó trong nhóm những bài đối họa này đưa vào trang góp ý để tuyển vào trang thơ TV, hầu chứng tỏ thời chúng ta vẫn có thơ Đường "hay". "Bác" chọn thì đương nhiên đúng luật đúng niêm rồi không sợ người ngòai TQ chỉ trích.

                          Cám ơn "Bác",
                          Chúc "Bác" nhiều sức khỏe
                          Huyền Băng
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.10.2005 17:54:07 bởi Huyền Băng >
                          #58
                            Mai Trắng 26.10.2005 19:38:42 (permalink)
                            0
                            Xướng

                            Chiều tàn

                            Chiều sắp tàn rồi em có hay,

                            Đìu hiu dáng liễu vóc mai gầy.

                            Đỏ tươi truớc giậu ,hoa vài đoá,

                            Vàng rộm ngoài sân, lá rụng đầy ...

                            Bờ cỏ chập chờn con bướm lượn,

                            Vòm cây lích chích lũ chim bay .

                            Gần nhau gang tấc mà muôn dặm,

                            Chiều ở nơi kia có thế này ?



                            Mong các cao nhân chỉ giáo.
                            #59
                              lá chờ rơi 26.10.2005 22:20:59 (permalink)
                              0


                              Trích đoạn: Huyền Băng

                              Chào "Bác" Lá chờ rơi,
                              .... HB nhờ "Bác" lựa giùm một vài bài nào đó...

                              Cám ơn "Bác",
                              Chúc "Bác" nhiều sức khỏe
                              Huyền Băng


                              Xin cảm tạ HB về mỹ ý dành cho.
                              Thơ hay thì tôi thích khen, thơ dở thì tôi rất muốn có lời khuyến khích nên thật là bất tiện nếu lảnh việc tuyển chọn. Vậy xin nhường việc ấy lại cho các bạn trẻ.
                              Vả lại theo tôi, cách làm nầy không mấy thoải mái cho người giới thiệu, và tiếp theo là những người tán thành hay phản đối, v.v.
                              Có thể nào mở một mục đặc biệt với tên gọi như là « Thơ dự tuyển vào Trang Thơ », để các tác giả tự đưa thơ vào đó. Bên cạnh có một nơi chỉ dành riêng cho bạn đọc thành viên, tác giả không vào được. Mời người đọc, đọc xong cho điểm, nhưng xin đừng cho hiện tổng số điểm ra.
                              Sau một thời hạn định trước (1, 2, 3 tháng gì đó) nếu số điểm đạt được đến một tổng số qui định trước, thì bài thơ được chọn, không thì cảm phiền bị xóa cho trống chỗ.
                              Với hình thức đó thì sự tuyển chọn do nhiều người đóng góp. Giá trị của sự tuyển chọn sẽ cao hơn và chính xác hơn. Những người tham gia cho ý kiến cũng thoải mái. Và chắc là tác giả các bài thơ bị loại cũng chẳng phiền hà. Ban Quản Trị và các Ðiều Hành Viên khỏi bị nhức đầu nên có thể mời Lá đi uống cà phê.
                              Có chăng là các lập trình viên của thư quán, vì đề nghị nầy của tôi có thể gây khó khăn cho công việc của họ.
                              Các bạn lập trình viên cảm phiền vậy nhé.
                              Thân ái.
                              #60
                                Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 4 của 255 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 3819 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9