(url) Trịnh Công Sơn
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 6 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 84 bài trong đề mục
hoaha 29.10.2005 14:19:49 (permalink)
Ca Khúc Là Nỗi Lòng Con Người

Đối với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, quá trình 40 năm sáng tác của ông là một cuộc hành trình dài vào bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ. Ông coi ca khúc là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh; là cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Công việc sáng tác ca khúc không chỉ cho phép ông giãi bày những niềm vui, nỗi buồn của mình, mà cao hơn, nó còn mang tình yêu, lòng nhân ái tới mỗi người.

Soi gương

Mỗi sáng nhìn vào mặt gương soi lại thấy thêm rất nhiều sợi tóc bạc.

Tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết solfège, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát.

Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong. Như những họa sĩ tập sự bắt đầu sự nghiệp mình bằng cách sao chép lại tác phẩm của những nhà danh họa, tôi cũng chọn một số mẫu mực âm nhạc mà tôi yêu thích và thay đổi giai điệu bên trong ở thời kỳ đầu. Đó là những năm 56 - 57, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên ham muốn trở thành nhạc sĩ. Đối với cái bề mặt xã hội lúc bấy giờ, tương lai có nhiều tiếng gọi khác hấp dẫn hơn, quyến rũ hơn cho một con người còn trẻ tuổi.

Dạo ấy ba tôi đã mất, mẹ tôi ở xa, tôi một mình giữa Sài Gòn phải tự quyết định mọi chuyện về đời mình. Cái gánh đời tuổi tác còn quá nhẹ. Có lúc tôi đã bỏ dở cái trò lãng mạn viết lách này với nỗi ám ảnh ngu ngốc "xướng ca vô loại". Tôi trằn trọc đêm này qua đêm khác, ray rứt ngày này qua tháng nọ. Nhưng càng cố quên lãng thì tiếng hát trong tôi càng vang lên rõ rệt, tràn ngập cả lúc đứng ngồi, cả trong giấc ngủ.

Dần dà những năm về sau, mới bắt đầu hình thành trong tôi một quan niệm rõ rệt: Sống là sống với người khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn luôn tự diễn đạt mình. Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết và nhiều phương tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hướng nghiêng về phía ca khúc. Trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn này, tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở đây tôi có thể bày tỏ được với người khác về những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống.

Mấy mươi năm nhìn lại quãng đường mình đã đi, tôi cảm thấy không có gì phải ân hận. Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mở ra những cuộc đối thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con người qua ca khúc dưới ánh sáng hiền hòa nhân hậu của những ngày tôi đang sống.

Phải chờ đến lúc soi gương nhìn thấy tóc không còn mang mầu xanh cũ nữa, mới nhận ra được hết nỗi khát khao được yêu thương mãi mãi con người và cuộc sống. Yêu thương con người cũng là yêu thương tiếng hát bởi vì tiếng hát mang trong nó tâm hồn của con người. Tiếng hát sẽ mọc lên xanh tươi trên cuộc đời này như những cây tử đinh hương mọc tràn thơm tho trên những cánh đồng vô tận.

Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên, là người bạn của những em bé. Qua ca khúc, tôi đã đến gần và đã đi xa những chuyện tình; đã tham dự những nỗi hân hoan của đời người và cũng đã gánh nhẹ giùm những phiền muộn.

Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành.

Trái đầu mùa

Bài hát đầu tiên do Nhà xuất bản An Phú phát hành năm 1959 tại Sài Gòn. Đó là những cảm xúc được ghi lại từ những giọt nước mắt của một ca sĩ nữ sinh vừa rời ghế nhà trường. Cô hát để kiếm tiền nuôi mẹ đang hấp hối trên giường bệnh.

Dạo ấy, trong đầu hoàn toàn chưa có một khái niệm nào về tiền tác quyền. ở tuổi hai mươi, trong tâm trí đang còn phơi phới những ý đồ hiệp sĩ. Số tiền năm ngàn hồi ấy quá lớn đã được dùng một phần tặng người ca sĩ và phần còn lại chia đều cho các bạn cùng ở trọ. Mỗi tháng, tiền ăn ở cho một học sinh, sinh viên chỉ có năm, sáu trăm đồng.

Nguồn cảm hứng đầu tiên ấy đã làm cơ sở cho một loạt những cảm xúc khác thành hình. Như một khu rừng mùa thu yên tĩnh được một cơn gió thổi bùng lên đánh thức lớp lá vàng dậy, tâm hồn tôi đã bắt đầu biết xôn xao theo những tín hiệu, dù nhỏ nhất của cuộc sống. Tôi không còn nhìn ngắm cuộc sống một cách lơ đãng như trước nữa mà càng lúc càng thấy mình bị cuốn hút về phía những tình cảm phức tạp của con người.

Những trái cây đầu mùa ấy còn vụng về, chưa có vóc dáng riêng, nhưng nó mang đến niềm thích thú để từ đó sẵn lòng làm một cuộc hành trình dài lâu đi vào cái bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ.

Gặp gỡ

Năm 64 - 65, tôi được các bạn tổ chức buổi ra mắt đầu tiên trước quần chúng tại khu đất trống sau lưng trường Văn Khoa Sài Gòn cũ (nay là Thư viện Quốc gia).

Với tôi, đây cũng là buổi thể nghiệm xem mình có thể tồn tại trong lòng quần chúng được không. Trước mặt đám đông đến mấy nghìn người gồm đủ thành phần văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên tôi cảm thấy mình quá trơ trọi và đầy lo âu trên bục gỗ với cây đàn guitar dưới ánh sáng đèn. Với một hành trang nhẹ nhàng bằng hai mươi ca khúc nói về quê hương, ước mơ hòa bình và những bài sau này được gọi là "phản chiến", tôi đã cố gắng hết sức để một mình đảm nhận vai trò đưa nỗi lòng của mình đến với quần chúng. Buổi hát đã để lại một ấn tượng khá tốt đẹp cho cả người trình bày lẫn người nghe.

Trong buổi diễn có một bài hát được yêu cầu hát đến lần thứ tám và cuối cùng mọi người tự động hát theo. Sau buổi diễn tôi đã được "bồi dưỡng" bằng một tiếng đồng hồ ngồi ký tên trên những trang giấy của tập bài hát quay roneo dành cho người nghe.

Đó là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa người sáng tác và người nghe. Những buổi trình diễn nối tiếp ở các giảng đường đại học khác cũng được lặp lại trong một bầu không khí nồng nhiệt như thế. Trong tôi bắt đầu sáng lên một khái niệm: đó là ý thức về trách nhiệm của người sáng tác đối với công chúng.

Thuở ấy Nhị Xuân. Em ở nông trường. Em ra biên giới.

Đêm Nhị Xuân không còn thấy rõ mầu đất đỏ và những bãi mía, bãi dứa cùng lán trại cũng khoác một mầu áo khác. Mưa xuống. Hội trường dã chiến như một cái rá lọc nước thả xuống những giọt dài. Chúng tôi (Phạm Trọng Cầu, Trần Long ẩn và tôi...) cùng anh em thanh niên xung phong nam nữ hát với nhau dưới một bầu trời được trang trí lạ mắt như thế. Đêm cứ dài ra và những tiếng hát cứ dài ra. Nước ở con kênh dâng lên. Mặc kệ. Cứ đứng, cứ ngồi, cứ hát. Gần khuya có cô gái thanh niên xung phong nhanh nhẹn vui tươi mang cho chúng tôi những bát cháo gà trước khi chia tay. Những khuôn mặt ấy, tôi đã quen đã nhìn thấy nhiều lần. Một giờ khuya, lên xe giã từ Nhị Xuân, lòng còn âm vang tiếng cười, tiếng hát. Những bàn tay siết chặt, những cái vẫy tay trong đêm không nhìn thấy. Quá giờ giới nghiêm, xe nằm lại giữa đường, không được vào thành phố. Ngủ lại chờ sáng. Về lại thành phố, trở lại công việc thường ngày. Nhưng ở Nhị Xuân, có hai mươi người con gái thanh niên xung phong đi về phía khác. Mấy tháng sau, tôi được tin tất cả hai mươi khuôn mặt tôi đã nhìn, đã gặp trong đêm hôm nào ở Nhị Xuân cùng nhau ca hát, đã hy sinh ở biên giới Tây Nam. Những tiếng hát, giọng cười còn đó. Những cây mía, cây dứa các bạn trồng vẫn còn đó, vẫn lớn lên. Tôi bồi hồi nhìn ra quãng trời rộng và thấy lại trong trí nhớ những con người trẻ trung ấy. Trong những trái tim ấy có gì khác chúng ta không. Trong giấc ngủ ban đêm, trên những vầng trán khỏe mạnh ấy, đã có những cơn mơ nào. Chúng ta nói quá nhiều đến sự tròn đầy và chúng ta quên đi sự mất mát. Chúng ta vẽ ra lắm nụ cười mà quên đi những nỗi ngậm ngùi riêng tư. Những người bạn nhỏ ấy đã ra đi vĩnh viễn, nhưng nỗi nhớ thương về họ chưa được hát đủ như một nỗi đau. Còn thiếu sót biết bao nhiêu điều chưa nói hết lúc ở nông trường và càng chưa nói được một mảy may lúc ra biên giới. Làm một điều gì chưa đến nơi đến chốn với một người không còn nữa, có phải cũng là có lỗi với cuộc đời rồi hay không. Xin hãy tha thứ những dòng chữ óng mượt, những sắp xếp tinh khôn, những cân nhắc đong đo xuôi chèo thuận lái.

Thông điệp

Mỗi người đều có một cách riêng và một lý do riêng khi đến với nghệ thuật. Cánh cửa mở ra, chúng ta bước vào. Có những cánh cửa rộng hẹp không đều nhau. Có những cách nhìn và lòng đam mê không giống nhau. Và làm sao có thể giống nhau được khi bản chất của nghệ thuật là một đòi hỏi miên man cái muôn hình vạn trạng. Từ đó hình thành tính cách của mỗi con người muốn lân la kết tình bằng hữu với nghệ thuật.

Có một điều chắc chắn là không có ai làm nghệ thuật một cách không nghiêm túc. Con người còn lắm chỗ, lắm nơi để bày ra những trò phù phiếm. Tuy nhiên, cũng có không ít những người quan niệm rằng làm nghệ thuật không vì một mục đích nào cả nghĩa là muốn hoàn thành một thứ nghệ thuật không có cứu cánh.

Đã từ lâu tôi muốn qua ca khúc nói được thật nhiều điều. Tôi không chọn ca khúc như một chặng đường để rồi sau đó tu dưỡng hòng nhảy vào những thể loại to lớn hơn. Ca khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc.

Ở nơi nào trên mặt đất này có con người, ở đó có tiếng hát. Con người có thể hát một mình ở bất kỳ nơi đâu. Ca khúc là nỗi lòng của một con người trong cuộc sống. Cuộc tình giữa âm nhạc và văn học này đã khiến ca khúc tự nó có thể chạm đến mọi bờ cõi tri thức của đời sống con người. Nó đủ khả năng hát về một cái chồi non vừa nhú cho đến cái chết của một con người. Nó chính là tiếng chim buổi sáng, tiếng gà gáy trưa bên đồi mang âm vang của một nỗi nhớ nhung. Nó là nắng, là mưa, là nụ cười, là tiếng khóc. Nó ở cùng với điều nhỏ nhất và đồng thời cũng sống chung với những cõi bờ bao la.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy ca khúc bối rối trước những điều tưởng không nói được. Nó đã đi qua bao nhiêu mùa mang giữa lòng cuộc sống con người và thường nó có mặt bên cạnh con người như một lời an ủi. Cũng vì thế, tôi đã có lần nuôi tham vọng gán ghép cho ca khúc một cái gì đó lớn hơn, tràn đầy ra ngoài cái hình thể nhỏ nhắn và khiêm tốn của nó. Đó chính là sứ mệnh truyền đạt những âu lo, những chờ đợi của con người khi đối diện với chính mình trước cuộc sống. Nó có bổn phận phải cưu mang trong từng dòng nhạc dòng chữ cái phần tinh khiết nhất của hạnh phúc và bất hạnh. Như vậy, ca khúc ngoài cái vai trò mua vui cũng được một vài trống canh, nó còn phải đảm nhiệm cái sứ mệnh đẹp đẽ mà các anh chị em họ hàng nghệ thuật của nó đã và đang làm.

Tôi nghe một tiếng hát và tôi thấy lại cả một khoảng trời đầy kỷ niệm. Tiếng hát đi từ tôi đến anh bằng con đường ngắn nhất. Cái khả năng to lớn sau cùng của ca khúc là mang đến sự cảm thông giữa mọi người bằng tiếng hát. Tôi ước mơ một ngày nào đó trên hành tinh này tiếng hát sẽ được trả về với vẻ đẹp thuần khiết của nó. Đó là tiếng hát bay qua các lục địa, các đại dương, mang trong lòng nó tình yêu và tình nhân ái. Cái sứ mệnh huy hoàng nhất của nó là phải mang được cái thông điệp ấy đến với từng con tim. Không những chỉ với những tâm hồn vốn yêu chuộng hòa bình mà cả những con tim đang ngộ độc bởi những ngòi thuốc nổ.

Trịnh Công Sơn
(Báo Đại đoàn kết)

http://www.trinh-cong-son.com/thovan.html
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.10.2005 11:32:35 bởi hoaha >
#16
    hoaha 30.10.2005 00:51:28 (permalink)
    Cuộc Sống Không Thể Thiếu Tình Yêu

    --- Trịnh Công Sơn ---



    Quả thật "trong cuộc sống không thể thiếu tình yêu" và lắm khi người ta rơi vào tình trạng "đi thì dở, ở không xong". Hay nói một cách khác, theo nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là "tiến thoái lưỡng nan".

    Người ta nói trên trái đất không có gì ở ngoài qui luật cả. Nhưng tình yêu hình như cũng có lúc là một ngoại lệ. Tình yêu có thể nâng bổng con người nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức. Tôi không tin những người quá lạc quan khi nói về tình yêu bằng thể khẳng định. Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm mình không được yêu.

    Tôi không thể nói về một vấn đề mà chính bản thân mình cũng chưa hiểu hết. Chưa hiểu hết là nói theo kiểu đại ngôn chứ thật sự là hoàn toàn không thể hiểu. Nếu có người nào đó thách thức tôi một trò chơi nghịch ngợm thì tôi sẽ mang tình yêu ra mà đánh đố. Tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu.

    Có người yêu thì hạnh phúc; có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại. Con người không thể sống mà không yêu. Hàng nghìn năm nay con người đã sống và đã yêu - yêu thật lòng chứ không phải giả. Thế mà đã có không biết bao nhiêu là tình yêu giả. Cái giả mà rất thật trong đời. Sự giả trá đó lúc biết được thì làm khổ lòng nhau biết bao nhiêu mà kể. Người giả, người thật nhìn nhau lúc bấy giờ ngỡ ngàng không biết thế nào nói được. Người thật thì nằm bệnh, người giả thì nói, cười huyên thuyên. Đời sống vốn không bất công. Người giả trong tình yêu thế nào cũng thiệt. Người thật thế nào cũng được đền bù.

    Tình yêu thời nào cũng có. Nhưng có tình yêu kết thúc bi thảm đến độ có khi con người không dám yêu. Yêu mà khổ quá thì yêu làm gì. Có người đã nói như vậy.

    Tôi đã có dịp đứng trên hai mặt của tình yêu và dù sao chăng nữa, tôi vẫn muốn giữ lại trong lòng một ý nghĩa bền vững: "Cuộc sống không thể thiếu tình yêu, nhưng yêu thì cay đắng lắm".

    http://www.suutap.com/trinhcongson/default.asp?id=9&muc=2
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.10.2005 11:30:48 bởi hoaha >
    #17
      hoaha 30.10.2005 00:58:37 (permalink)
      Trịnh Công Sơn

      From Wikipedia, the free encyclopedia.


      Trịnh Công Sơn (February 28, 1939–April 1, 2001) was a famous Vietnamese composer.

      He composed more than 600 songs, and was dubbed the "Bob Dylan of Vietnam" in the West for his poignant antiwar songs during the 1960s and 1970s. After his first hit, "Uot Mi" ("Crying Eyes") in 1957, Son became one of South Vietnam's best-known singer-songwriters. He was often under pressure from the government, which was disturbed by the pacifist lyrics of such songs as "Ngu Di Con" ("Lullaby", about a mother grieving for her soldier son)...

      http://en.wikipedia.org/wiki/Trinh_Cong_Son
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.10.2005 11:29:04 bởi hoaha >
      #18
        hoaha 30.10.2005 01:08:11 (permalink)
        Thousands pay last respects to Vietnam's 'Bob Dylan'

        AFP

        4 April 2001

        Dateline: Quang Binh Pagoda, Vietnam


        Several thousand people attended the burial Wednesday of famed wartime singer Trinh Cong Son, known as Vietnam's Bob Dylan. Son died on Sunday at the age of 62 after suffering complications related to diabetes.

        Tens of thousands of people lined the streets of Ho Chi Minh City to pay their last respects to the singer as his funeral cortege wound out to the rural Quang Binh Pagoda, 30 kilometres (20 miles) from the city centre.
        Several thousand others gathered at the graveside to sing some of the anti-war classics that earned Son the name of Vietnam's Bob Dylan and also the wrath of the pro-US Saigon regime and the victorious communists.
        Messages of condolence from prominent figures in the Vietnamese diaspora - including wartime singer Khanh Ly, now based in the United States - were read out at the funeral. Vietnamese singer, Hong Nhung, cut short a visit to Australia to be at the funeral, also attended by members of Son's family, now all based abroad.

        Two of Ho Chi Minh City's top officials, communist party chief Nguyen Minh Triet and deputy mayor Le Thanh Hai, visited the mortuary Tuesday where the singer's body had lain in state. This was one sign that the communist authorities have at last given a grudging nod of approval to the man they subjected to four years' of re-education on the Lao border after their victory in 1975. Another was that Son's death was reported by all the main official dailies Tuesday, including armed forces' mouthpiece Quan Doi Nhan Dan (People's Army), despite his strong pacifist stance during the war. The official media has sought to rehabilitate the singer as one of its own and has made no reference to the time he spent in re-education camps.
        "The nation will forever remember his song, 'Joining Hands for Solidarity,' as the Song of Liberation Day because it was one of several songs played for days on end by Radio Saigon when it was captured by the revolutionary victors," said the English-language Vietnam News. The paper claimed that, after the communist victory, Son had penned a string of classic songs, although the singer told AFP last year that he had "written nothing beautiful" in the decade after 1975 and had not published a single song.
        Son's friends and family have announced plans to convert an artists' meeting place in Ho Chi Minh City into a permanent memorial to the singer. The museum is due to open at the Binh Quoi tourist site 49 days after Son's death.

        http://www.comp.nus.edu.sg/~nguyenvu/Artists/TC_Son/Fan_News/Fans_Cat_bui/TCSon_news---AFP---Thousands_pay_last_respects.htm
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.10.2005 11:27:52 bởi hoaha >
        #19
          hoaha 30.10.2005 01:17:03 (permalink)
          Trinh Cong Son, Vietnam-era antiwar singer

          By Seth Mydans

          The New York Times

          Thursday, April 5, 2001


          BANGKOK, April 4 — Trinh Cong Son, an antiwar singer and songwriter whose melancholy music stirred Vietnamese on both sides of the war, died on Sunday and was buried today at a Buddhist temple near Ho Chi Minh City. He was 62.

          His family said he had diabetes after years of periodic hospital visits. Residents said thousands of mourners thronged his home, piling bouquets around it.

          With his focus on human emotions and his refusal to conform to official dogma, Mr. Son suffered pressure from both the government of South Vietnam, where he lived during the war, and the victorious Communists, who sentenced him to four years of farm labor and political education when the war ended.

          But his popularity won out and his music endured; in the last years of his life he was tolerated and even embraced by the government. His songs are widely performed both in Vietnam and among Vietnamese overseas.

          "Crying for Trinh Cong Son," read the headline over a full-page tribute in the daily youth newspaper Thanh Nien this week.

          "Truth, innocence and beauty in Son's songs surpassed all hostility," the newspaper said.

          In his last years he took up painting as well as songwriting and was a fixture, with his friends and his bottle of Scotch, at a cafe in Ho Chi Minh City, the former Saigon.

          "Now, really, I have nothing to protest," said Mr. Son in an interview last April on the 25th anniversary of end of the war. "I continue to write songs, but they concern love, the human condition, nature. My songs have changed. They are more metaphysical now, because I am not young."

          Mr. Son's popularity was at its height during the war years in the 1960's and 1970's when his songs propelled the careers of some of the best-known South Vietnamese singers. He became known internationally as the Bob Dylan of Vietnam, singing of the sorrow of war and the longing for peace in a divided country.

          Almost everybody knew the words to songs like "Ngu Di Con" ("Lullaby"), about the pain of a mother mourning her soldier son:

          "Rest well my child, my child of the yellow race. Rock gently my child, I have done it twice. This body, which used to be so small, that I carried in my womb, that I held in my arms. Why do you rest at the age of 20 years?"

          Because of what it called "defeatist" sentiments like these, the South Vietnamese government tried to suppress Mr. Son's music — which flourished underground and was also listened to clandestinely in the North.

          When the war ended in 1975, Mr. Son refused to flee like many other southern Vietnamese including most members of his family. Along with tens of thousands of other southern Vietnamese who remained, he was sentenced to a period of "re-education."

          Born the eldest of seven children and trained as a teacher, Mr. Son never married. His siblings fled to Canada and the United States after the war, and since the death of his mother a few years ago he has been the only one of his family in Vietnam.

          http://www.comp.nus.edu.sg/~nguyenvu/Artists/TC_Son/Fan_News/Fans_Cat_bui/TCSon_news---NYTimes---TCS_Vietnam-era_antiwar_singer.htm
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.10.2005 11:26:26 bởi hoaha >
          #20
            hoaha 30.10.2005 02:28:15 (permalink)
            Bùi Bảo Trúc viết về Trịnh Công Sơn

            1. TRỊNH CÔNG SƠN

            Trịnh Công Sơn người nhạc sĩ của hơn hai thế hệ người Việt tạ thế tại Sài Gòn hưởng thọ 62 tuổi, là một người rất gần gũi mà cũng rất xa chúng ta. Ông là người mà ai cũng biết nhưng cũng không ai biết ông bao nhiêu ngoài gia đình và một vài người bạn rất thân.

            Sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939, qua đời ngày 1 tháng 4 năm 2001 tại Sài Gòn. Trịnh Công Sơn quê ở Huế nhưng ra đời ở Ðắc Lắc.
            Tiểu sử, ông chỉ ghi như thế.

            Lặng lẽ nơi này, như tựa của một bài hát ông viết, có lẽ là một tóm gọn khá đúng về cách sống của ông:

            Trời cao đất rộng, một mình tôi đi
            Ðời như vô tận, một mình tôi về
            một mình tôi về với tôi...

            Từ căn nhà cũ ở Phủ Cam, Huế, Trịnh Công Sơn lớn lên, bỏ vào Sài Gòn, theo bạn bè, âm nhạc. Ông không ồn ào những bước đưa nhạc của mình vào với người nghe .

            Năm 1965, ở trụ sở sinh viên đại học góc đường Duy Tân Hồng Thập Tự, người thanh niên có cái vẻ rất thư sinh, gầy gò ấy cầm chiếc Tây Ban Cầm bước lên bục, sau đôi lời giới thiệu rất ngắn và giản dị của một người trong ban tổ chức, cất lên tiếng hát chưa mấy ai biết ở Sài Gòn thời ấy, và từ đó, nhạc Việt Nam không bao giờ còn như cũ nữạ

            Trong số những ca khúc ông hát hôm ấy, có bài Gọi Tên Bốn Mùa .
            Sài Gòn hôm ấy vừa xong một cơn mưa. Cơn mưa vào hạ, những giọt thì thầm, cành khô bơ vơ, buổi chiều xao xác, tuổi thơ, tin buồn... Không khí ấy, cứ nghe lại vài ba đoạn trong ca khúc Gọi Tên Bốn Mùa, lại trở về, như mùa thu cũ, một thời, một đời...

            Trịnh Công Sơn tới với người thưởng ngoạn bằng nhạc, nhưng căn bản, ông là một thi sĩ.

            Ông như người nhạc sĩ mù trong một bức vẽ của Picasso, thời kỳ xanh. Người nhạc sĩ cầm cây đàn, cây đàn không có dây, dạo lên những âm thanh mà chỉ ông nghe thấy, vì nó đi ra thẵng từ quả tim của ông.

            Trịnh Công Sơn cũng thế. Ông viết rất dễ dàng. Trong trí, trên một mảnh giấy lau tay trong một tiệm nước, bất cứ chỗ nào. Như một thi sĩ, vì ông chính là một thi sĩ.

            Có những bản nhạc của ông, phần lời ca đúng là những bài thơ. Ông dùng nhạc để nâng đỡ những đoạn thơ đó. Và ông cũng dùng thơ để dẫn những đoạn nhạc đị Nhạc của ông không khúc mắc là vì thế.

            Ngôn ngữ thơ trong phần lời ca của ông đưa người nghe vào một thế giới với những hình ảnh hoàn toàn mớị Hình ảnh lãng mạn mà ông tạo ra không còn dấu tích của dòng nhạc bước đi từ thời tiền chiến. Nó đưa tới sự chấm dứt những ảnh hưởng cũ đã ở trong nhạc Việt từ hơn ba mươi năm. Ðến Trịnh Công Sơn, nhạc Việt mới đi hẳn về một chiều mớị

            Ngôn ngữ tình yêu của ông không là những ngôn ngữ của thi ca lãng mạn Việt Nam trước đó. Ðó là một thứ ngôn ngữ để nói về tình yêu trong một nỗi bất an, một không gian bất ổn, của chung quanh đầy xao động.

            Có thể nói Trịnh Công Sơn làm thơ bằng âm nhạc. Âm nhạc chỉ là một phương tiện để chuyên chở thơ của ông. Trong những chuỗi âm thanh mà nhạc dẫn dắt chúng ta đi theo ông, người nghe, vẫn thấy lấp ló đâu đó con người thi sĩ của ông. Chữ nghĩa thi ca của ông không cầu kỳ, cũng không khuôn sáọ Những chữ đã rất cũ, qua tay ông, được mặc cho những bộ áo mớị Thì đây, chữ nghĩa đã cũ, nhưng nghe qua Trịnh Công Sơn thì lại rất mới:

            Tôi ru em ngủ
            Một sớm mùa đông
            Em ra ngoài ruộng đồng
            Hỏi thăm cành lúa mới

            Tôi ru em ngủ
            Một sớm mùa thu
            Em đi trong sương mù
            Gọi cây lá vào mùạ..

            Trịnh Công Sơn là một tài hoa hết sức đa dạng. Ông viết về nhiều thứ nhạc khác nhau. Từ những tình ca sót sa, nghe tê dại, đau đớn, những tình khúc bất hạnh đến những bài ngợi ca quê hương đất nước, một ước mơ hòa bình hiền lành của dân tộc. Ông nói hộ cho một hai thế hệ những điều đó. Nhưng nhạc tình của ông, bằng những hình ảnh rất mới, của thơ, đã trở thành dấu ấn của Trịnh Công Sơn.

            Ông quan niệm như thế này về nhạc tình: "Khi bạn hát một bản tình ca là bạn đang muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi, đừng e ngại, dù hạnh phúc hay dở dang thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của bạn rồi."

            Và bởi thế, những tình khúc mà ông viết, đã trở thành những tình ca chung của tất cả. Tính chất riêng tư không còn nữa. Diễm trở thành không thực. Chỉ còn nhớ mãi trong cơn đau vùi, buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua như trong ca khúc Diễm Xưa, nghe một lần rồi mãi mãi không bao giờ quên được Trịnh Công Sơn ra đi là một mất mát vô cùng lớn của những người yêu nhạc Việt. Ông để lại một thế giới đẹp hơn.

            Và nói như Kiều Chinh sáng hôm nghe tin ông mất, được sống cùng thời với Trịnh Công Sơn, là một vinh hạnh.


            2. TRỊNH CÔNG SƠN, NHẠC TÌNH


            Ở trang 11 của tuyển tập Những Bài Ca Không Năm Tháng, Trịnh Công Sơn viết về hai nỗi ám ảnh trong đời ông như thế này: Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêụ Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá Ðờị

            Ông viết những dòng trên có thể trong cuối thập niên 90, khi 127 ca khúc được thu thập in lại thành tuyển tập. Nhưng nhìn lại những nhạc phẩm mà người ta được nghe của ông, thì tình yêu là ám ảnh lớn hơn tất cả các đề tài khác của Trịnh Công Sơn.
            Có thể khẳng định rằng nếu sống vào một thời điểm khác, hòa bình hơn, hạnh phúc hơn, Trịnh Công Sơn đã chỉ viết một loại ca khúc: nhạc tình. Nhưng chiến tranh bầy ra cho ông một bất hạnh lớn. Bất hạnh đó kéo ông về những đau đớn triền miên của dân tộc. Những đau đớn bất hạnh đó không cho ông được phép thản nhiên để ca ngợi tình yêu, và vì thế mà trong tình ca của ông, vẫn thấy bóng dáng của khổ đau, bất hạnh. Trong bài Tình Sầu, với ông, tình yêu, ngay cả những lúc dịu dàng nhất, cũng vẫn như những khổ đau của trái phá, con tim mù lòa, vết cháy trên da thịt, cơn bão qua địa cầụ..

            Trịnh Công Sơn cứ bị kéo trở lại với những bất hạnh như thế, nên những tình ca ông viết cũng không là những bài ngợi ca hạnh phúc. Nó là những bất hạnh của chia xa, của những thương tích khổ đau, tuyệt vọng. Chính Trịnh Công Sơn cũng nói rõ điều ấy:
            "Mỗi bài hát của tôi là một lời tỏ tình với cuộc sống, một lời nhắn nhủ thầm kín về nhưng nỗi niềm tuyệt vọng, và cũng là một nỗi lòng tiếc nuối khôn nguôi đối với buổi chia lìa (một ngày nào đó) cùng mặt đất mà tôi đã một thời chia xẻ những buồn vui cùng mọi ngườị"

            Nên ông mong có được tin vui từ gạch đá dẫu mai nơi này người có xa người, hãy hát tình ca, hãy yêu nhau dẫu đang chênh vênh bên bờ của nguy khốn, hạnh phúc và thương đau cứ hãy trao cho nhau...

            Trịnh Công Sơn, thủy chung vẫn chỉ ở với nhạc tình. Bài ca đầu tiên và cuối cùng của ông đều là những tình ca. Trong một chiều dài một nửa thế kỷ sáng tác, từ những năm 1950 đến cuối thập niên 90, Trịnh Công Sơn viết nhiều nhất vẫn là nhạc tình. Bản tình ca đầu tiên không phải là bài Ướt Mi như nhiều người vẫn nghĩ. Ông cho biết ca khúc viết cho tình yêu đầu tiên của ông là bài Sương Ðêm mà nay ông chỉ còn nhớ được cái tựa. Không một ai biết bài hát nàỵ Ông cho biết nó đã thất lạc với những biển dâu trùng trùng của đời sống. Ướt Mi lần đầu tiên được hát trước công chúng là tại phòng trà Văn Cảnh bởi tiếng hát của Thanh Thúy . Ca khúc này biến Trịnh Công Sơn thành một tên tuổi nổi tiếng lập tức.

            Tình khúc Ướt Mi là khởi đầu cho chuyến đi rất dài, trên đó, ông để lại cho người thưởng ngoạn nhiều tình ca khác. Nhưng Ướt Mi, tuy thế, không phải là ca khúc viết về tình yêu hay nhất của ông. Nó vẫn còn những nét sơ phác cả về nhạc lẫn lời cạ Phải đợi đến Diễm Xưa, và Nắng Thủy Tinh, mức độ trưởng thành về nhạc và sự chín tới của lời ca mới thấy rõ nơi nhạc Trịnh Công Sơn.

            Mầu nắng và mầu mắt, chiếc bóng nghiêng, bàn tay xôn xao, gió mây ngàn, hàng cây thắp nến... với Nắng Thủy Tinh, tình ca Việt Nam đi sang một hướng mớị Ngôn ngữ dùng làm lời ca là ngôn ngữ của thi ca, mới từ âm thanh đến ý nghĩa. Trước và sau Trịnh Công Sơn không ai viết thứ lời ca như thế...

            Trong chiều dài sáng tác của Trịnh Công Sơn, ông cứ tiếp tục làm mới ông mãi mãị So với Nắng Thủy Tinh, thì Như Cánh Vạc Bay lại hoàn toàn đi sang một lối khác. Cái đau đớn, chết chóc không còn nữa, nhưng niềm tuyệt vọng thì còn nguyên. Câu cuối của bài hát này, cứ như những vòng sóng trên mặt hồ, chạm vào bờ, rồi lại chạy ra giữa hồ hoài hoài mãi mãị Những sợi tóc từ đó mãi mãi là nhăc nhở về mặt hồ sóng. Náng thì hờn ghen, mưa thì làm buồn đôi mắt. Ðặc tính thơ hiện ra rất rõ trong Như Cánh Vạc Bay, làm khía cạnh thơ lấn hẳn phần nhạc.

            Quỳnh Hương mà ông viết trong thập niên 70 lại đưa nhạc của ông đi xa khỏi cái bờ bến đầu tiên của Ướt Mi thêm một đoạn đường dài khác. Ông nhẹ nhàng như những bước nhún nhẩy của nhịp 2/4 như một lời tỏ tình hân hoan...

            Bông hoa quỳnh ông đem tặng người yêu dấu cũng là món quà người nhạc sĩ viết tình ca để lại cho chúng ta, cho đời sống, đời sống rất đẹp mà ông chỉ cho chúng ta tìm lại được trong thế giới nắng hạn đã có lúc bốc cháy tan nát này.

            3. TRỊNH CÔNG SƠN, NHẠC PHẢN CHIẾN

            Ở Việt Nam, thế hệ ra đời từ khoảng cuối thập niên 30 đến những năm đầu của thập niên 50 là thế hệ bất hạnh nhất.
            Trong lịch sử Việt Nam, chắc chắn họ là những người tử trận nhiều nhất, góa bụa nhiều nhất và mồ côi nhiều nhất. Họ vừa lớn lên, là đã đụng mặt với một trong những cuộc chiến kinh hoàng, ghê khiếp nhất lịch sử nhân loại.
            Trịnh Công Sơn mới bước vào tuổi biết nghĩ, là lúc chiến tranh cũng đang sửa soạn đi vào giai đoạn khốc liệt nhất. Trong những cái ốc đảo nhỏ của những thành phố ông đã ở đó, âm thanh của cuộc chiến vẫn vọng về, tiếng nổ của đại bác đã thay cho tiếng ru hằng đêm, những đứa bé côi cút lõa lồ, những người già trong công viên, đàn bò ngu ngợ.. nhắc nhở cho ông không khí đầy súng đạn, chết chóc chung quanh. Chỉ là gỗ, là đá mới không cảm thấy được những khổ đau, bất hạnh của đất nước, của dân tộc.

            Mà làm sao người ta có thể biết chắc được rằng gỗ, rằng đá không đaủ Bia đá cũng còn biết đau như ông đã viết trong một ca khúc. Ðá còn vậy huống chi con người trước những tang tóc, đau thương của đồng loại.

            Từ một người chỉ muốn được một đời viết và hát nhạc tình, ngợi ca tình yêu, thì cuộc chém giết hàng ngày chung quanh ông đã bắt ông phải nói lên những khát vọng hòa bình, của chúng ta, của cả dân tộc Việt. Không phải chỉ bên này, hay chỉ bên kia mới được quyền nói, kêu gọi, đòi hỏi hòa bình, mà chính bạn, tôi, chúng ta, như trong ca khúc nhan đề Chính Chúng Ta Phải Nói, ca khúc một thời trên môi tuổi trẻ Việt Nam ở các sân trường học.

            Năm 1968, khi chiến tranh ở giai đoạn khốc liệt nhất, thì đó cũng là năm nhạc của Trịnh Công Sơn đi sang một hướng đi khác.
            Vẫn viết tiếp những ca khúc lãng mạn ngợi ca những mối tình đến rồi lại đi, nhưng ngay trong các tình khúc ấy, tiếng đạn bom, trái phá, cũng đã trùng khắp, con phố xưa đầy dấu đạn, tên em cũng là vết thương khô.

            Trịnh Công Sơn bắt đầu viết những ca khúc được nhiều người gọi là nhạc phản chiến.

            Không một người có trái tim mà không biết nhỏ lệ, mà không biết khóc cho cả một dân tộc, cho anh, cũng như cho em đang quằn quại trong niềm thù hận mà ông gọi là "giả tạo" đó.

            Trịnh Công Sơn viết về giọt nước mắt của người mẹ thương đứa con, thương sông, thương rừng, thương đất, thương mây, thương chim, thương đêm, giọt nước mắt không tên, bài hát cảm động nghe muốn khóc. Nguyễn Ðình Toàn, một lần, khi giới thiệu giọng hát Khánh Ly, đã gọi đó là giọng hát đi rao giảng những bất hạnh của dân tộc, giọng hát để tang cho đất nước.

            Khánh Ly chỉ là người đem những điều Trịnh Công Sơn viết xuống và chuyển đúng được những điều ông gửi gấm.

            Tập nhạc ông đặt tên là Kinh Việt Nam, xuất bản năm 1968, theo chính lời ông viết ở trang đầu, là tiếng kêu thương thống thiết, khởi từ một thực trạng máu xương, là lòng mơ ước về một rạng đông cho đêm tối dài lâu nàỵ Ðó là những bài hát được viết từ nhưng hân hoan lắng nghe được trong lòng người, là nỗi hân hoan của đam đông chờ mong ngày hồi sinh.

            Nếu đó là nhạc phản chiến, thì tất cả chúng ta đều có đầy đủ lý do và chính nghĩa để chống lại chiến tranh. Phản chiến, như thế, không là một taboo, một cấm kỵ nữa, mà là một ước ao tốt đẹp nhất của con ngườI.

            Trịnh Công Sơn chống lại chiến tranh, giết chóc một cách hiền lành. Ông không đòi xương máu, ông không đòi trả thù, ông không đòi tiêu diệt bên này, chôn sống bên kiạ Ông bất lực không làm gì được để chặn những viên đạn bay, để nâng dậy hòa bình khốn khổ cho dân tộc đầy đọa triền miên bao nhiêu năm. Ước mơ tội nghiệp đó nghe được trong tất cả những ca khúc phản chiến của ông.

            Trịnh Công Sơn, trong thế đứng khó khăn, thế đứng dựa vào nhân bản và dân tộc đó, ông đã giữ được cho đến lúc qua đời mặc dù trong đời sống, đã có lúc ông bị buộc phải đi trên sợi dây cheo leo, dưới chân là bờ vực hiểm nghèO. Nhưng lòng yêu quê hương, lòng thương người của ông, những giọt nước mắt cho người mẹ ngồi chờ, cho người lính ngồi chờ trên đồi, cho chúng ta, là những điều sẽ còn mãi trong lòng cả một xứ sở, một dân tộc trong nhiều năm nữa, chừng nào còn có người hát nhạc Việt.

            4. TRỊNH CÔNG SƠN VÀ TÔN GIÁO

            Nhạc tôn giáo ít khi tiến được ra ngoài những bức tường của thánh đường hay sân chùa để được trình tấu và thưởng thức cùng với các loại nhạc phổ thông và thời trang khác. Lý do là vì cấu trúc của loại nhạc này quá cổ điển, và ngôn ngữ quá tôn nghiêm. Tính chất tôn nghiêm đó khiến cho khó có thể nói về tình yêu, thứ tình cảm thuần khiết và giản dị nhất của con ngườị Vì thế, nhạc tôn giáo vẫn tiếp tục ở mãi trong những bức tường thâm nghiêm của giáo đường và chùa chiền.

            Ðầu thập niên 60, The Singing Nun, một nữ tu người Bỉ cũng có biệt hiệu khác là Soeur Sourire, với cây Tây Ban cầm, đã rất thành công trong thế giới nhạc Pop với hai bài Entre Les Étoiles và Dominique, hai bài hát mang rất nhiều hình ảnh tôn giáo, nhưng lại được những người trẻ tuổi nghe nhạc Pop ưa thích ngaỵ Hai nhạc phẩm lời ca viết bằng tiếng Pháp cũng được ưa chuộng ở các nước nói tiếng Anh. Những rào cản cũ bị dẹp bỏ.

            Cùng lúc, Trịnh Công Sơn cũng đem dùng một số những từ ngữ mà trước đó được giữ trong một nơi chốn khác hơn là ngôn ngữ âm nhạc thời trang.

            Những chữ phúc âm, lời buồn thánh... dẫu chuỗi hình ảnh đi kèm vẫn là của tình yêu lãng mạn, nhưng đó là lần đầu tiên những loại từ ngữ này được dùng trong những bản nhạc không mang không khí của giáo đường. Trịnh Công Sơn đem thứ ngôn từ đó ra ngoài, biến chúng trở thành thân quen, tình tứ. Chiều chủ nhật, thiên thần, ăn năn... những từ ngữ vang vọng tiếng chuông, tiếng phong cầm ấy được nối tiếp sau đó không bao lâu bằng nhạc phẩm mang tựa đề Phúc Âm Buồn, cũng lại là một thứ từ ngữ nghe là thấy không khí của tôn giáọ Nhưng Trịnh Công Sơn chỉ dùng những từ ngữ đó như một cái cớ để giàn trải những tình cảm lãng mạn của ông. Không khí mà chữ nghĩa lấy từ trong tân ước được lồng vào hai bản tình ca của Trịnh Công Sơn. Ông biến những chữ trước đó luôn luôn gây những ấn tượng trang nghiêm lạnh buốt thành những ngôn từ gần gũi hơn, thân mật hơn. Ðã có lúc người ta tưởng đạo Cơ Ðốc là tôn giáo của ông.

            Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Trịnh Công Sơn cho biết đạo Phật đã ảnh hưởng sâu đậm trên tình cảm thời thơ ấu của ông. Nhưng lớn lên, càng lớn, và càng nhìn ra những khổ hạnh trong đời sống, những bất công, những đau đớn cuộc chiến mang lại, Trịnh Công Sơn càng thấy ra những lời gọi của tôn giáo.Ông tìm được an ủi, trong tuyệt vọng, ông tìm được vỗ về trong hạnh phúc mong manh, phù du.

            Bài Ðóa Hoa Vô Thường, một ca khúc đẫm hương thiền lại là một ca khúc hạnh phúc nhất của ông. Trong đó, sự cứu rỗi đón lấy ông giữa những trang kinh thơm mùi sen cao quí. Ðời sống phù du bỗng bình an vô thường.

            Trịnh Công Sơn dùng hình ảnh từ những trang kinh ra để nói về tình yêụ Nhưng rồi ông cũng lại dùng những lời ca tầm thường nhất để tạo một không gian đầy tôn giáọ Bài Nguyệt Ca là một ca khúc như thế.

            Ðiều đó cho thấy là bao giờ, thủy chung, Trịnh Công Sơn cũng vẫn là một nhạc sĩ viết tình ca, loại nhạc sẽ ở mãi với con người cho dẫu thời gian, không gian có đổi thaỵ

            5. NHỮNG RU KHÚC

            Trịnh Công Sơn, năm 1995, khi thân mẫu qua đời, đã viết đầy kín một trang giấy những suy nghĩ của ông về cái ngày đau buồn đó. Với ông, chuyện mất mẹ là một chuyện không thể thỏa hiệp, không thể giàn xếp được, dẫu cho người con có bao nhiêu tuổi đi chăng nữạ Ông sống rất lâu với mẹ, từ khi mất cha. Ông bị ảnh hưởng rất nhiều nơi mẹ. Thế nên sự ra đi của người mẹ, mới là điều không thể thỏa hiệp được với ông như ông nói ở trên. Chính những bài hát ông nghe được của mẹ đã tiếp tục theo ông mãi trên những đoạn đường dài nhất.
            Những bài hát mẹ hát để ru những người em đã trở thành những hạt mầm mọc lên những ca khúc ông viết sau này. Trong bài Tình Yêu Tìm Thấy, người ta nghe được câu này về những bài hát ru ấy: Tiếng ru mẹ hát những năm xưa, mãi là lời ca dao bốn mùa, tìm thấy nỗi nhớ từ mỗi chiếc lá, góc phố nào cũng thấy quê nhà...

            Ông rời nhà đi học ở một thành phố lạ, hình ảnh mang theo của bà mẹ là những bài hát rụ Và ông nhắc đến những bài hát ru ấy rất nhiều trong các ca khúc của ông.

            Những bài hát ru của Việt Nam là những vỗ về, là những dỗ dành, là những an ủi, là những vuốt ve đầu tiên của những đứa bé. Vòng tay thơm, giọng hát ấm áp của người mẹ đem lại cảm giác an toàn cuối cùng cho người ta trước khi bị đẩy ra thế giới có khi rất hung bạo ở ngoài cửa. Trịnh Công Sơn tìm thấy trong những bài hát ru ấy một chỗ trú ẩn rất bình yên.
            Ðời sống của người thanh niên trẻ lần đầu tiên sống xa những bức tường an toàn của ngôi nhà cũ ở Huế khiến ông cứ tìm cách để trở về với nó mãị Và đó là lý do Trịnh Công Sơn viết rất nhiều ru khúc trong chu trình sáng tác của ông. Ông viết để trở về với đoạn đời hạnh phúc, an toàn ấy trong khi đi qua những con đường đầy những gập ghềnh của thế giới ông vừa tiến vào.

            Ru Ta Ngậm Ngùi là những an ủi, vuốt ve cho chính mình trong niềm cô đơn tội nghiệp. Ông muốn được trở lại ngủ trong vòng nôi,trong tiếng ru ấy.

            Những bài hát ru đem lại cho người nghe cảm giác an toàn hạnh phúc. Và cuộc đời càng đưa tới những bão táp nghiệt ngã, thì người ta càng muốn tìm trở lại nơi trú ẩn cũ. Những bài hát ru của thời thơ ấu cho ông nơi trú ẩn đó. Chiến tranh càng khốc liệt, thì người ta càng cần đến nhiều hơn những nơi trú ẩn, những nơi trú ẩn an toàn nhất của thời thơ ấu, đó là những bài hát ru trong lòng người mẹ. Trịnh Công Sơn nhìn thấy,một cách kinh hoàng khi những tiếng đại bác thay thế cho tiếng ru hàng đêm: đại bác ru đêm vọng về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.

            Ông thấy phải thay những tiếng nổ đó bằng những ru khúc.
            Những bài hát để ru những anh và những em, những người già, và những em bé, ru đất nước và dân tộc, ru cho những đau thương, những bất hạnh ngủ yên.

            Trịnh Công Sơn, trong khi đi tìm sự bình yên cho ông bằng những du khúc ông viết, thì cũng đem lại những an ủi, vỗ về cho nguyên một thế hệ của ông. Có thể nói không một nhạc sĩ nào viết nhiều ru khúc như Trịnh Công Sơn. Ít ra cũng phải trên hai chục bài. Ông ngậm ngùi ru chính ông. Ông ru tình, ông ru đờị Ông ru đời đã mất. Ông ru người yêu ngủ trong buổi sớm mùa đông, rồi lại một sớm mùa xuân. Ông ru mãi, ru hoàị Ông ru những tháng âm u, ru những chia xa, những phụ rẫy, ngọt bùị Những lời tỏ tình cũng được lồng vào một điệu ru như trong ca khúc Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng.

            Còn một cách tỏ tình nào hơn bài hát ru đó?

            6. THÂN PHẬN CON NGƯỜI

            Tuyển tập Những Bài Ca Không Năm Tháng xuất bản cuối năm 1998 là một tập nhạc đồ sộ ở con số bản nhạc được chọn để in. Ðó là lần đầu tiên một tập nhạc có con số ca khúc lớn như thế của Trịnh Công Sơn: 127 bản.
            Nhưng đó không phải là tất cả những bản nhạc ông đã viết, đã cho phổ biến và đã được hát lên, được nghe trong cuộc đời sáng tác của ông. Thông thường thì tác giả nào chẳng muốn in toàn bộ sáng tác của mình, hay ít ra, thì cũng là tất cả những tác phẩm ưng ý nhất, vào một tập. Trịnh Công Sơn cho biết, trong cuộc đời sáng tác của ông, đã viết trên 500 nhạc phẩm, con số mà những người biết ông đều nghĩ là một con số quá khiêm tốn. Nhưng trong số ấy, ông cũng chỉ chọn 127 bài để in trong tập nhạc nàỵ
            Tuy được sắp xếp theo thứ tự của tự mẫu La Tinh, nhưng tình cờ, ca khúc đầu tiên lại là Bên Ðời Hiu Quạnh và bản nhạc cuối của tập nhạc là bản Yêu Dấu Tan Theo, và chính tựa của hai ca khúc in ở đầu và cuối tập nhạc cho thấy những suy nghĩ cuối đời của ông về tác phẩm ông muốn để lại.
            Những bản nhạc trong tuyển tập đều không ghi ngày viết và không được xếp theo thứ tự tháng năm sáng tác. Mở tập Những Bài Ca Không Năm Tháng, người ta thấy ngay một điều: đó là sự thiếu vắng của những ca khúc vẫn thường được gắn liền với tên tuổi của ông. Những bản tin của báo chí hay các hãng thông tấn ngoại quốc như The New York Times, The Washington Post, Reuters, AFP, AP... đều nhắc đến ông như một nhạc sĩ phản chiến. Nhưng trong tập nhạc cuối cùng này, người đọc không thấy có bất cứ một bản nhạc gọi là nhạc phản chiến nàọ Những ca khúc như Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói, Ngày Mai Ðây Bình Yên, Ta Ðã Thấy Gì Trong Ðêm Nay, Sao Mắt Mẹ Chưa Vui, Nước Mắt Cho Quê Hương, Ca Dao Mẹ, Người Già Em Bé, Du Mục... đều không có mặt.

            Mà những ca khúc đó, đều là những bài hát không thể không có trong những sinh hoạt của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm 60 và 70, những bài hát đóng góp lớn trong việc làm thành tên tuổi ông. Và luôn cả bài Nối Vòng Tay Lớn, bài hát từ nhiều năm nay luôn luôn đi liền với tên ông. Bài hát được hát lên rất nhiều như ước vọng nối lại sơn hà, nối thành phố với nông thôn, nối người chết linh thiêng vào đời, nối Bắc với Nam nối biển xanh với sông gấm, nối rừng núi với biển xa... Và chính tựa đề của bài hát này, Nối Vòng Tay Lớn, đã được dùng để đặt tên cho chương trình đưa các sinh viên du học về nước thăm nhà hồi trước năm 1975, rồi cũng chính bài hát này, sau khi được hát lên trên làn sóng điện đài phát thanh Sài Gòn trong ngày đầu tiên khi Cộng sản tiến vào Sài Gòn, đã tạo ra không biết bao nhiêu ngộ nhận cho ông cho đến bây giờ vì rất ít người biết rõ hoàn cảnh đưa tới việc có tiếng hát của ông trong ngày hôm đó.

            Trịnh Công Sơn không đưa những bài hát này vào tập Những Bài Ca Không Năm Tháng.

            Trong một câu ông viết ở đầu tập nhạc, ông khẳng định: Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêụ Và những bài ca ông cho in trong tuyển tập chỉ còn là những bài hát về tình yêu và thân phận.

            Trịnh Công Sơn viết những ca khúc về thân phận hết sức buồn bã. Ngay cả trong những bài hát ông viết về tình yêu, ông cũng bầy ra một nỗi buồn chán, tuyệt vọng. Trong suốt những năm trưởng thành của ông, những gì xẩy ra trên quê hương mà ông chứng kiến, chỉ là những điều buồn phiền như ông đã kể:
            "Trên quê hương còn lại, ta đi qua nửa đời chưa thấy được ngày vuị.." (Những Ðôi Mắt Trần Gian).

            Những bạn bè rời xa, những cuộc tình bỏ đi, ngày qua đi mỗi ngày một xót xa... "Ở cuối chân trời Việt Nam, những tia nắng nghèo nàn và bệnh hoạn từ một mặt trời hết sinh khí sắp đi vào hôn mê."

            Ông đã viết như thế năm 1968 ở đầu tập nhạc Kinh Việt Nam.
            Trịnh Công Sơn đã sống những ngày vô cùng tuyệt vọng như thế, như trong ca khúc Như Chim Ưu Phiền mà nhịp đi buồn bã của thơ năm chữ còn rất rõ trong bản nhạc:

            Tôi như con chim nhỏ
            Bay về rất ngẩn ngơ
            Trên nhân gian chia lìa
            Lòng đầy những oán thù

            Tôi như chim xa lạỉ
            Ðứng nhìn những ngày qua
            Trong tim tôi bất ngờ
            Một lời than rất nhỏ

            Tôi như con chim buồn
            Bay về lúc chiều hôm
            Thôi quên đi thiên đường
            Một đời tôi mãi tìm

            Tôi như con chim bệnh
            Thiếu hạnh phúc trần gian
            Có những tháng mùa đông
            Ngồi khóc rất âm thầm

            Tôi như chim ưu phiền
            Bay về cuối dòng sông
            Con sông mang tin buồn
            Nằm chờ những đóa hồng

            Tôi như chim vô vọng
            Linh hồn rất mong manh
            Trong tim tôi có lần
            Một mùa ôi rất lạnh...

            Trịnh Công Sơn lớn lên, nhìn chung quanh chỉ thấy những tin buồn, những tin buồn như ông có lần viết là đã mang "từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người" trong ca khúc Gọi Tên Bốn Mùạ

            Võ Phiến trong Văn Học Miền Nam Tổng Quan nhận xét Trịnh Công Sơn vừa mới lớn lên cũng thốt lời siêu thoát như một đạo sĩ đầu râu tóc bạc chống gậy trúc dưới một chân núi nàọ

            Nhưng thân phận ấy cũng không phải chỉ là của riêng ông, mà là của cả dân tộc và đất nước đau khổ ông đang sống với những lìa xa, chết chóc, vong thân, tù ngục, đầy đọa triền miên. Ðứa bé ra đồng đạp trái mìn nổ chậm chết không toàn thây, bờ môi như vẫn còn thầm hỏi có thiên đường hay không...
            Trong đời sống như vậy, thế hệ mất tuổi trẻ, không hạnh phúc của ông bỗng tìm thấy một phát ngôn nhân, một tiếng nói nói lên, thay mặt họ, về những bất hạnh của cuộc sống, những hoài nghi ngay cả về những bàn tay cứu rỗi của cả Phật lẫn Chúa như trong bài Này Em Có Nhớ.

            Cùng thời với ông, Thanh Tâm Tuyền kêu lên thảng thốt:

            Sao tuổi trẻ quá buồn,
            Như con mắt giận dữ
            Sao tuổi trẻ quá buồn
            Như bàn ghế không bầỵ..

            Thân phận buồn bã của tuổi trẻ trong cuộc chiến trở thành một ám ảnh không bao giờ rời Trịnh Công Sơn. Ông khóc cho họ, đau cho họ, rồi lại quay về an ủi, vỗ về họ.

            Nhưng còn khúc hát nào buồn hơn trong vỗ về an ủi, bảo cho mọi người vui lên mà đau đớn như bài Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngàỷ "Dù ta như con đường dài vắng ngườị.. Hãy cứ vui chơi cuộc đờị.."

            7. TRỊNH CÔNG SƠN, TIẾNG RÉO GỌI VỀ VỚI CA DAO

            Năm 1967, chiến tranh Việt Nam leo thang lên gần đến điểm cao nhất, số người chết ở cả hai phía đều lên đến những con số làm kinh động lương tri của nhân loạị Việt Nam là một quốc gia đang trên đường tan rã. Tất cả mọi giá trị, mọi truyền thống đều bị đem ra thử thách, để rồi bị gạt sang một bên.
            Thành thị, nông thôn bốc cháy trong lửa của chiến tranh nồi da xáo thịt khốc liệt. Một thế hệ lớn lên không có được một ngày thanh bình, những nét tốt đẹp nhất của dân tộc bị thay thế bằng thù hận, bom đạn, tuyên truyền xảo trá, chiêu bài giả dối. Thế hệ đó như sắp đánh mất quá khứ và căn cước của họ sau bao nhiêu đổi thay, đổ vỡ, quê hương chỉ còn là những đống gạch vụn tan nát không thể trở về. Một nền văn minh khác đang đe dọa tiến vào, xóa đi những truyền thống cũ.

            Thì đúng vào thời gian đó, bài Người Con Gái Việt Nam Da Vàng được hát lên lần đầu tiên ở một hội quán nhỏ ở Sài Gòn của sinh viên.

            Người nghe, cái thế hệ thiệt thòi và tội nghiệp đó, thế hệ không được biết hòa bình bỗng được chỉ cho thấy cái họ sắp đánh mất. Cuộc sống tốt đẹp cũ trong có một thời gian ngắn, đã trở thành quá xa lạ, như chỉ còn lại trong những trang giấy cũ của bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư.

            Trịnh Công Sơn có thể dùng một thể nhạc chậm hơn, không cần phải đầy nét hối hả để viết bài Người Con Gái Việt Nam Da Vàng, nhưng ông chọn một nhịp nhanh hơn để viết ca khúc nàỵ Kết quả là bài ca mang nhiều hối thúc, giục giã hơn. Và có lẽ ít có một ca khúc nào tạo được nhiều xúc động như một câu trong bài, câu: "... Em chưa hát ca dao một lần, em chỉ có con tim căm hờn..."

            Nguyên một thế hệ xa lạ hẳn với ca dao vì chiến tranh, bom đạn.
            Dòng nước ngọt với những lục bát vỗ về tình tứ, những an ủi, những tỏ tình, những lẳng lơ tuyệt đẹp thế hệ này không biết. Nhiều tiếng nói cất lên để báo động: dân tộc sắp đi tới một hành động phá sản tự sát văn hóa.

            Trịnh Công Sơn, bằng ca khúc Người Con Gái Việt Nam Da Vàng, đã lên tiếng nhắc thế hệ của ông, cái thế hệ đi trong đêm vang ầm tiếng súng, mang trong tim những căm hờn, yêu quê hương nay đã không còn, rằng họ chưa được hát ca dao một lần, họ cũng quên mất xưa kia Việt Nam không như Việt Nam mà họ đang phải sống từng ngàỵ

            Tiếng réo gọi của bài hát thật là khủng khiếp. Ông kéo người nghe lại gần, rồi chỉ cho thấy quê hương khốn khổ ấy, nơi những địa danh, những tên thành phố chỉ còn là nhắc nhở về những cái chết, là nỗi bất hạnh, là những khổ đau của cả một dân tộc.

            Những hình ảnh quê hương đất nước thanh bình mà các nhạc sĩ lớp trước vừa vẽ ra được như trong các ca khúc của Nguyễn Văn Khánh, Phạm Ðình Chương, Phạm Duy, Lam Phương, Văn Phụng... qua đến Trịnh Công Sơn thì không còn nữạ Những hình ảnh của một thời thanh bình ấy được thay bằng những cái chết không manh áo, ngoài đồng, trên sông, lòng đèo, ở Ba Gia, ở Chu Prong, ở Huế, Sài Gòn, Hà Nộị.. trong Tình Ca Của Người Mất Trí.

            Trịnh Công Sơn viết về đất nước như một hành động đòi lấy quyền để nói, để nhắc nhở cho thế hệ của ông, trước ông và sau ông về một quê hương Việt Nam đang bốc cháy, để báo động trận hỏa hoạn, để hét lên lời cầu cứụ.. "Hố thẳm đã mở ra dưới chân dân tộc nàỵ Lương tâm con người đang trên đà bị phát mãi" Ông viết ở đầu cuốn Kinh Việt Nam như thế.

            Ca khúc tiếp theo, Lại Gần Với Nhau là những lời gọi thảm thiết, gọi anh, gọi chị, gọi em, gọi mọi người ngồi lại, ngồi gần lại nhaụ

            Trịnh Công Sơn nói với một người bạn rằng ông không thể sống ở ngoài Việt Nam, bất kể đó là một Việt Nam thế nào đi chăng nữạ Ông ôm lấy quê hương tơi tả rách nát chờ một ngày đất nước đứng dậy, vực lại quá khứ huy hoàng cũ. Cũng ở tập nhạc in năm 1968, ông viết: "Xin đừng bao giờ làm kẻ phản bội một quá khư hiển linh."

            Trịnh Công Sơn không viết về quê hương thanh bình: "Em không biết quê hương thanh bình, em chưa thấy xưa kia Việt Nam..." Ông viết về quê hương của những ngày sắp tới, khi ba thành phố nắm tay nhau, ba dòng sông góp thành hội trùng dương. Huế Sài Gòn Hà Nội nói lên ước mơ của những trái tim đau sắp kiệt lực, những chờ đợi cho những con đường nở hoa, cho lá trầu, miếng cau cổ tích trùng phùng. Ước mong đó không thể là của một người, mà của cả một dân tộc bị đầy đọa khốn cùng. Trịnh Công Sơn đã nói lên tất cả những điều đó cho những người anh em của ông, chúng ta

            8. TRỊNH CÔNG SƠN, NỖI CÔ ÐƠN GIỮA ÐÁM ÐÔNG

            Trịnh Công Sơn trong suốt nhiều năm, lúc nào cũng có đông bạn bè ở chung quanh nhưng ông lại là người hết sức cô đơn ở giữa đám đông ấỵ Ông cứ loay hoay với những mệt mỏi của cuộc chiến tranh mãi không tìm ra được lối thoát, trong khi những tiếng động của cuộc chiến vẫn vọng về cắt ngang những đời sống, những tương lai, những cuộc tình, những bạn bè, tuổi trẻ của thế hệ cùng thời với ông. Càng nghĩ tới những chuyện đó, ông càng thấy rất nhiều suy nghĩ của ông không được chia xẻ. Nhịp quay của đời sống cuốn theo, nuốt trôi mọi thứ. Ông vừa thấy bất lực trước chung quanh nghiệt ngã, vừa cảm thấy lúc nào ông cũng một mình. Chỉ những khi bóng tối che ngang, lúc có những tiếng gọi thì thầm của trăm năm, như đoạn mở đầu của bài Còn Có Bao Ngày, ông mới tìm thấy được ở ban đêm, ở bóng tối chỗ ẩn náu, nơi trở về an toàn, tịch lặng nhất với những vỗ về an ủi cho mình. Ông nhắc rất nhiều đến những đêm tối, những hoàng hôn, những đêm khuya trong nhạc.

            Ðó là những lúc để ông nhìn ngắm lại cuộc đời mình. Ðó cũng là lúc ông "đau đớn nhận ra rằng cuộc đời đã cho ta lắm ngày bất hạnh." Ông viết như thế ở trang 275 của tuyển tập Những Bài Ca Không Năm Tháng.

            Những suy nghĩ về cuộc đời, về thân phận một người đang đi qua một cuộc chiến thảm khốc với những tư tưởng không ở giữa dòng nước càng ngày càng đẩy ông ra ngoài đám đông mặc dù ông vẫn đang ở giữa quê hương đau khổ. Sự mỏi mệt hiện rõ trong thái độ chán cả những chuyến đi tưởng để thoát khỏi cái quanh quẩn của cái đường vòng kín không lối rạ

            Ông không đồng ý và chấp nhận một đời sống tự hủy đang diễn ra chung quanh.

            Ông là người đi lạc trong một thành phố tưởng là quen thân lắm. Nhưng thực ra, Trịnh Công Sơn không thuộc vào một nơi nào hết. Ông cứ đứng ở bên ngoài, tự chọn cho thế đứng không nhập cuộc, hai vai hai vầng nhật nguyệt, thư thái trên con đường chỉ một mình đi.

            Trong Một Cõi Ði Về, câu: "...Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ. Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà..." chỉ một câu này, cũng đủ để bầy ra tất cả sự cô đơn khủng khiếp ông phải đối mặt mỗi ngày trong đời sống rất nhiều tiếng động.

            Thái độ cô đơn đứng ngoài một mình không tham dự và nhập cuộc của Trịnh Công Sơn còn được thấy rõ hơn trong bài Tự Tình Khúc. Ông thấy mình là đứa bé ngồi nhìn thế kỷ qua đi, vẫn không thấy được nơi nương tựa, vẫn cứ chỉ là ngọn đèn nhỏ thắp lên cho riêng mình. Bài ballad viết về sự cô đơn ấy đầy những hình ảnh xót xa hết sức bi thảm và cảm động. Trên cái vực thẳm ngó xuống lòng sâu của cô đơn, ông ngồi một mình.

            Căn bản, các sáng tác của Trịnh Công Sơn là nhạc tình. Bài Tình Xa là một ca khúc ông viết cùng thời gian với Tình Nhớ và Tình Sầu để thành một trilogy trong giai đoạn sáng tác đầu tiên của ông. Và trong Tình Xa, sóng được cho dội vào đời buốt giá, gió cát phù du bay về để nói về nỗi cô đơn của ông. Ông dùng hơn một tình khúc để nói về sự cô đơn đó. Và tình yêu, tưởng là điều đem lại những vỗ về an ủi cho ông, thì cũng lại phản bội, lọc lừạ Những dòng sông trở thành biểu tượng của chuyến bỏ đi, cơn mưa thành lời hẹn thề, thành phố hoang vu khi cuộc tình đi qua, tình cúi đầu trong tiếng buồn rơi đều.

            Sự cô đơn đã là một cơn đau suốt đời của Trịnh Công Sơn. Nhưng chính ông đã lựa chọn để sống với nó.

            Cũng như Socrates, ông thà sống khốn khổ còn hơn.

            9. TRỊNH CÔNG SƠN, NHỮNG ÐỂ LẠI

            Nhiều so sánh đã được đưa ra để tạo ấn tượng về một sự việc ít ai biết với một sự việc đã quen thuộc với nhiều người. Thí dụ khi nói nhà văn X là một Solzhenitsyn của văn chương Pháp, họa sĩ Y là một Cezanne của hội họa Ý, nhà thơ Z là Ðỗ Phủ của thi ca Ðại Hàn... thì người nghe có ngay một số khái niệm về các ông XYZ ngaỵ Nhưng cũng rất nhiều khi những so sánh này lại là những bất công đáng kể với những tiêu chuẩn được đem ra dùng để so sánh. Các ông Solzhenitsyn, Cezanne, Ðỗ Phủ lớn hơn các ông XYZ chẳng hạn.

            Và cũng có những trường hợp ngược lại.

            Joan Baez, một nữ ca sĩ nhạc dân ca -- folk singer -- của nhạc Mỹ, khi được giới thiệu với Trịnh Công Sơn, đã đưa ra một so sánh lập tức: Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam.

            Việc Joan Baez làm cũng dễ hiểu: cô tạo được sự nghiệp ca hát phần lớn là nhờ nhạc của Bob Dylan, những ca khúc chống chiến tranh của người nhạc sĩ nàỵ Nhưng cô chưa biết được đủ về Trịnh Công Sơn. Nguyên số lượng ca khúc mà Trịnh Công Sơn viết đã nhiều hơn số ca khúc của Bob Dylan. Mà đó mới chỉ nói về số lượng sáng tác.

            Như vậy sự so sánh có bất công cho Trịnh Công Sơn. Bob Dylan viết một số nhạc phản chiến -- anti war songs -- và phản kháng-- protest songs -- cùng một số đề tài khác. Trịnh Công Sơn viết nhạc phản chiến, phản kháng, nhưng chủ yếu là tình ca, những đề tài khác là quê hương, thân phận con người, trong đó, triết lý và tôn giáo là những nét nổi bật. Bài nổi tiếng nhất của Bob Dylan là ca khúc Blowin' In The Wind, bài hát nói về chiến tranh, bom đạn, chết chóc, ước mơ hòa bình được coi như bài hát đầu môi của các phong trào phản chiến hồi thập niên 60. Nhưng Blowin' In The Wind vẫn chưa tới được mức bi thảm của các ca khúc Chính Chúng Ta Phải Nói, Người Già Em Bé, Nước Mắt Cho Quê Hương hay Ðại Bác Ru Ðêm.

            Pete Seeger là một nhạc sĩ dân ca hàng đầu của Mỹ. Ông cũng viết nhiều ca khúc chống chiến tranh, và một trong những bài nổi tiếng của ông được hát rất nhiều trong những sinh hoạt chống chiến tranh của thập niên 60 là bài Where Have All The Flowers Gone. Pete Seeger lớn tuổi hơn Trịnh Công Sơn và Bob Dylan nên không được đem ra so sánh. Nhưng cùng những ý tưởng và hình ảnh thì Where Have All The Flowers Gone chưa bi thảm bằng Người Con Gái Việt Nam Da Vàng hay Tình Ca Người Mất Trí.

            Pete Seeger cũng viết về nước Mỹ, This Land Is Your Land, nhưng lòng yêu thương đất nước: Ðất này là đất của anh, đất này là đất của tôi, từ rừng hồng mộc miền tây đến biển đầy bọt trắng miền đông, đất này được tạo ra cho chúng ta... không thể cảm động như Huế Sài Gòn Hà Nội của Trịnh Công Sơn. Huế Sài Gòn Hà Nội có tiếng hối thúc, réo gọi, hừng hực...

            Trịnh Công Sơn viết tình ca nhiều hơn Burt Bucharach mặc dù số lượng mà tác giả của Íll Never Fall In Love Again, của Raindrops Keep Falling On My Head, Alfie, Anyone Who Had A Heart cũng đã nhiều. Nhiều nhưng chưa thể vượt quá con số 127 bài mà Trịnh Công Sơn chọn để in trong tuyển tập Những Ca Khúc Không Ngày Tháng sau khi đã bỏ ra ngoài một số rất lớn những ca khúc viết về các đề tài khác của ông.

            Một đóa quỳnh không bao nhiêu người biết, qua những khuông nhạc của Trịnh Công Sơn, nó biến thành một lời tỏ tình. Những bước chân trở về của người phụ nữ không may mắn, làm công việc rất bất hạnh của xã hội đã thành một tình khúc bi thảm, bài Nghe Những Tàn Phai.

            Những chi tiết vừa kể cho thấy đem những tên tuổi khác để so sánh với Trịnh Công Sơn là một việc vừa sai lầm vừa bất công.

            Có một chi tiết nhỏ về những ca khúc của Trịnh Công Sơn, đó là với một số lượng sáng tác lớn như thế và được phổ biến rộng rãi như thế, chỉ có một hay hai bài, có phần chắc là không quá hai bài, bị đem ra đặt cho những lời ca khác nhảm nhí.

            Ðó có phải là một thái độ yêu mến trong khi vẫn còn dành cho tác giả rất nhiều tôn trọng của những người yêu nhạc, sống cùng thời với ông không?

            Chúng tôi nghĩ là có.

            10. TRỊNH CÔNG SƠN, NHƯ MỘT LỜI CHIA TAY

            Ở tuổi hai mươi mấy, ít người viết những lời ca như trong bài Cát Bụi. Và cũng không nhiều người viết di chúc hay những chữ khắc trên mộ bia cho mình ở cái tuổi ấỵ Ít người nghĩ đến cái chết, đến sự trở về với những hạt cát, những hạt bụi của nguyên thủy.

            Trịnh Công Sơn đã làm công việc ấy một cách quá sớm. Ông viết Cát Bụi năm ông chưa tới 30 tuổi, như thể ông nhìn thấy sự ra đi ngay trong sự sống qua những hạt bụị... Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi... ôi cát bụi phận này, vết mực nào xóa bỏ không hay...

            Rồi vài chục năm sau, ông lại viết: "... trong xuân thì thấy bóng trăm năm...". Ông luôn luôn nhìn thấy cái chết ở sự sống, trong hạnh phúc có bất hạnh, trong hôm nay có ngày mai, "dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ, dưới chân ngày cỏ xót xa đưa ".

            Có lẽ những năm chiến tranh, sự ra đi quá sớm của người cha, những bất trắc của đời sống làm ông luôn luôn được -- và cũng như bị -- nhắc nhở và ám ảnh về cái chết.

            Cuối năm 1992, trong những dòng viết ở cuối tập nhạc Những Bài Ca Không Năm Tháng Trịnh Công Sơn viết: "mỗi ngày sống tới, mỗi ngày tôi thấy đời sống nhỏ nhắn thêm... Ðời sống thật sự không tiềm ẩn điều gì mới lạ. Có lẽ vì thế, sự quen mặt mỗi lúc mỗi gần gũi, thắm thiết hơn, nên tôi càng thấy yêu mến cuộc đời"

            Ðó lại là những điều viết xuống của một người nói rất nhiều đến cái chết. Thực sự, ông là người rất yêu đời sống như lời ca của bài Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngàỵ Thí dụ:

            ...Hãy cứ vui như mọi ngày
            Bên trời còn nắng
            Lá trời còn xanh
            phố còn người đông...

            Rồi ông lại viết Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người trong Ðể Gió Cuốn Ði, một bài hát đọc thấy tấm lòng của ông với đời sống bằng nhịp 3/4 thư thả mà thiết thạ

            Có lúc ông quay ra đùa cợt với cuộc đời, mà ông coi chỉ là nơi ông ở trọ. Mượn chút hơi dân ca, ông nhờ không khí lục bát trong ca dao để viết bài Ở Trọ bằng nhịp 2/4 vừa lẳng lơ vừa lý lắc những bước nhún nhẩỵ Coi mọi thứ tình yêu, cuộc sống chỉ là vô thường, lúc có lúc không. Toàn bài nghe như những công án Thiền. Bài ca lời lẽ giản dị, có lúc tươi tắn lạ thường, lại là những tư tưởng rất Phật giáo, được kéo xuống gần gũi hơn nhờ những í a của dân ca miền Bắc.

            Trịnh Công Sơn viết nhạc cho người khác hát. Ông ít khi hát nhạc của mình trước đám đông mặc dù ông có giọng tốt. Thêm nữa, là người viết những ca khúc ấy, ông hát chắc phải rất chính xác. Bài Như Một Lời Chia Tay đã được thu thanh bởi ít nhất là hai giọng hát mà ông rất tin cậỵ Nhưng ca khúc này, hát lên bằng giọng của ông, lại mang một nét khác nữa. Ông hát mà như gửi lại những điều đã đi qua đời ông cho người nghe, như đóng lại trang cuối cùng của cuốn sách. Lời ca của bài Như Một Lời Chia Tay đọc lên, không cần phải nghe ông hát cũng đủ tạo xúc động. Ông xếp lại đời sống, ông cám ơn cuộc đời, ông nhìn lại những cuộc tình, ông nhớ lại bông hoa mỏng manh cuối trời, coi đó như một lời giã biệt. Ý của lời ca thì bi đát, nhưng nghe qua giọng của ông, người nghe thấy đươc sự bình thản của ông khi từ biệt cuộc sống.

            Trịnh Công Sơn đã về với cát bụi, giã từ nơi ông ở trọ. Ông biết trước chuyến đi về nơi vĩnh hằng. Nhưng ông cũng sẽ còn ở lại với chúng ta mãi mãị Chúng ta mãi mãi nhớ ông, biết ơn ông, biết ơn ông đã nói hộ chúng ta những điều khó nói nhất, biết ơn ông đã vỗ về an ủi cuộc đời chúng ta trong những lúc hân hoan hạnh phúc cũng như những lúc sầu thảm bất hạnh.

            Ba trăm năm nữa sẽ còn người hát và nghe những gì ông để lại.

            Ðó là món quà âm nhạc ông để lạị Ðó là một món quà mà thỉnh thoảng lắm, có khi là vài trăm năm Việt Nam mới được một món quà quí giá như thế.

            Cám ơn Trịnh Công Sơn

            http://www.vim-online.com/music/tcs/nmlct.html
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.10.2005 11:25:08 bởi hoaha >
            #21
              hoaha 30.10.2005 03:27:08 (permalink)
              Hát nhạc Trịnh

              Trong đêm nhạc tưởng niệm Trịnh Công Sơn vào tháng 7/2001, nhà thơ Đỗ Trung Quân phát biểu với bạn bè: “Người hát nhạc ông Sơn hay nhất là… chính ông Sơn”.

              Quả vậy, Trịnh Công Sơn đã từng là một mẫu singer/songwriter thuyết phục khi anh còn trẻ, và ngay cả khi đã yếu sức, anh vẫn hát mẫu cho Mỹ Lệ hay Quang Dũng nghe khi tập bài cho họ. Song, trường hợp Trịnh Công Sơn khác Trần Tiến: trừ vài bài cá biệt, hầu hết nhạc Trần Tiến không dành cho ca sĩ, mà chỉ có ý nghĩa hoặc có duyên khi chính tác giả hát. Nhạc Trịnh dẫu sao vẫn phổ thông, được nhiều thế hệ ca sĩ tìm đến như một cuộc thử sức hoặc khẳng định đẳng cấp, và cũng đã có nhiều trường hợp thành công.

              Anh Sơn từng nói, “Ai hát nhạc mình cũng hay, ca sĩ Sài Gòn thì hồn nhiên, ca sĩ Hà Nội thì khéo léo.” Chắc đấy cũng chỉ là nói cho đẹp lòng mọi người, còn thì trong thâm tâm, Trịnh Công Sơn chỉ muốn gửi những bài hát của anh cho giọng Khánh Ly và Trịnh Vĩnh Trinh. Ta hãy tìm hiểu vì sao.

              Trước tiên xét về mặt phát âm. Ca từ Trịnh Công Sơn, khi đặt vào giai điệu, thường bị ép vào cách phát âm của người Huế, chẳng hạn “mọi mệt” (trong Một Cõi Đi Về) “biện nhớ tên em” (Biển Nhớ), “bọ mặc con đường” (Em Đi Bỏ Mặc Con Đường); và chính nhờ cách phát âm giọng Bắc (mà không quá Bắc!) của Khánh Ly mà những âm ấy trở nên rõ nghĩa và duyên dáng hơn. Vĩnh Trinh từng rất khâm phục “dấu hỏi của chị Khánh Ly” là thế. Tiếp đến, âm sắc giọng Khánh Ly nghe như những dây cao của đàn cello, bồi âm đầy đặn, khoảng giọng nào cũng vang đều, rất thích hợp với lối hát kể chuyện vốn rất cần để thể hiện ca khúc Trịnh Công Sơn.

              Còn một điều nữa, quan trọng nhất, mà cũng khó gọi tên nhất, là một “không khí Trịnh”. Có thể nhận ra không khí ấy nếu bạn là người từng nghe Khánh Ly hát từ tình ca đến phản chiến ca vào cuối thập niên 70: một thứ không khí đô thị đặc trưng, với đầy đủ những cảm giác thời bất ổn, nào cái chết, nào hy vọng, nào hiện sinh, nào đời sống phố xá và cà phê. Tất cả những hình ảnh, những ảo tượng, những cảm giác Sài Gòn thời ấy tuôn ra từ giọng Khánh Ly, thứ giọng rã rời không cố ý, thứ giọng nhừa nhựa đầy thể tính (sensation), thứ giọng ma mị không có kẻ kế nghiệp.

              Trịnh Vĩnh Trinh có lợi thế là em gái anh Sơn. Khi Khánh Ly ở xa, thì chính Trinh là người thay chỗ, ít nhất cũng ở ý nghĩa tinh thần. Trinh thuộc nhạc anh mình là thông qua những bản thu của Khánh Ly (tất nhiên!), thêm một ít nhạc mới do chính Trịnh Công Sơn dựng cho. Trinh hát thật thà, có lúc hơi ngây ngô, và chỉ một màu. Bù lại, cô phát âm dễ chịu, làn hơi đầy và hát hết mình (lại dĩ nhiên!).

              Hồng Nhung đã làm mới một số ca khúc khó hát của Trịnh Công Sơn, như Ru Tình hay Rồi Như Đá Ngây Ngô. Cần ghi công Hồng Nhung ở điều ấy. Bởi Khánh Ly không có khả năng hát những bài có tiết tấu khó, đặc biệt là những thể nghiệm blues và jazz của anh Sơn. Với những bài “kinh điển”, Nhung không làm quên được Khánh Ly, mặc cho những nỗ lực “ngây ngô hóa” hay biến báo tiết tấu bất thường. Trần Thu Hà cũng rất đáng hoan nghênh trong những bài cần xử lý khéo, như Cho Đời Chút Ơn hay Còn Tuổi Nào Cho Em.

              Theo ý cá nhân tôi, Thanh Lam hoàn toàn làm hỏng nhạc Trịnh. Nói thế không phải vì nhạc Trịnh là một thách đố ghê gớm hay vì Lam hạn chế khả năng. Mà chính vì lý do tôi đã phân tích ở phần Khánh Ly; Lam không diễn đạt được những tâm cảm đô thị miền Nam đặc trưng, và Lam cũng không làm nổi điều cần làm là quên mình đi. Lam hát lồ lộ một Lam, tức là không còn thấy bóng Trịnh đâu nữa.

              Mỹ Linh hát tốt ở những ballad tự sự, đặc biệt trong album do Đức Trí hòa âm năm 1998. Mỹ Lệ hát nhiều, thuộc nhiều nhưng còn thiếu cái duyên để nhập nhạc Trịnh, và để nhập duyên ấy cho người nghe. Lô Thủy cũng vậy.

              Tuấn Ngọc hát nhạc Trịnh Công Sơn rất khác thường, và phần lớn là không hay, đấy là chưa kể anh hát sai khá nhiều. Duy có một đôi bài hợp với sự khác thường ấy, tạm gọi là một mối đồng cảm khó giải thích, như Như Một Lời Chia Tay chẳng hạn, thì Tuấn Ngọc xuất sắc.


              Mỹ Tâm hát Trịnh cũng còn nhạt, đặc biệt là ở Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ, bài mà Mỹ Linh đã hát rất tuyệt. Tâm hát được Chuyện Đóa Quỳnh Hương, bài được xem như ít chất Trịnh nhất.

              Quang Dũng là hiện tượng đam mê nhạc Trịnh hiếm thấy, và đáng trân trọng. Anh hiếm, vì thế quý. Dũng phát âm không đẹp, nên ca từ Trịnh Công Sơn giảm hiệu quả, tuy mọi người dường như sẵn sàng châm chước điều này. Thật may cho anh!

              Có một điều cần nói thêm, là nhiều dự định đổi mới nhạc Trịnh lẽ ra khả thi, và có thể thú vị, thành công, lại bị sức cản từ chính những người yêu Trịnh. Trong họ, nhạc Trịnh là phải mộc, phải nhiều guitar, phải hòa thanh đơn giản, phải có nền tiết tấu ổn định và dễ hát. Trong họ, Trịnh đã bị đóng khung. Thế thì rất khó cho những người trẻ mong gây một không khí hoàn toàn khác lạ. Chẳng lẽ cứ phải ngồi chờ một giọng giống hệt Khánh Ly sao? Tôi tin rằng, nếu còn sinh thời, Trịnh Công Sơn sẵn sàng ủng hộ những cuộc đổi mới nhạc anh.

              Lưu Hiển

              http://www.giaidieuxanh.com.vn/bantronamnhac/2005/01/369280/
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.12.2005 11:06:06 bởi hoaha >
              #22
                hoaha 30.10.2005 03:42:20 (permalink)
                I. Tiểu Sử

                Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại Lạc Giao (cao nguyên miền Trung Việt Nam).
                Ông lớn lên ở Huế, tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn.
                Trịnh Công Sơn tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (NXB An Phú in năm 1959). Cho đến nay, nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu -- Quê Hương -- Thân Phận.

                Quan niệm sáng tác: "Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."
                Nhận xét của nhạc sĩ Văn Cao: "Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là ở chính ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả ngoài biên giới nữa..."

                Nhạc sĩ đã qua đời lúc 12g45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 tại SàiGòn.

                II. Tác phẩm

                01 - Ca khúc Trịnh Công Sơn
                An tiêm, 1967, in lần thứ 2, 18x18 cm, giá 80 đồng.

                02 - (Những) Tình khúc Trịnh Công Sơn
                Nhân Bản, 1967, tác giả chép tay, 18x18cm.

                03 - Ca khúc da vàng
                Nhân Bản, 1967, tác giả chép tay, 18x18cm.

                04 - Kinh Việt Nam
                Nhân Bản, 1968, 18x18 cm, in 7 500 cuốn.

                05 - Ca khúc da vàng 2
                Nhân Bản, 1969, 18x18 cm, tái bản lần thứ 5, in 10 000 cuốn

                06 - Ta phải thấy mặt trời
                Nhân Bản, 1969 , 18x18 cm, in 7 000 cuốn

                07 - Như cánh vạc bay
                Nhân Bản, 1972, 18x18 cm

                08 - Cỏ xót xa đưa
                Nhân Bản, 1972, 18x18cm

                09 - Khói trời mênh mông
                Nhân Bản, 1972, 18x18cm

                10 - Tự tình khúc
                Nhân Bản, 1972, 18x18cm, ấn hành lần thứ nhất, 10 000 cuốn.

                11 - Phụ khúc da vàng
                Nhân Bản, 1972, 18x18 cm

                12 - Lời đất đá cũ
                Nhân Bản, 1973, 18x18cm

                13 - Nhân danh Việt nam
                Không biết có xuất bản không ?

                14 - Một cõi đi về
                Nxb Hội âm nhạc TP.HCM, 1989, 19x19cm, chỉ in lụa 100 bản.

                15 - Em còn nhớ hay em đã quên
                Nxb Trẻ, 1991, in 3000 cuốn, 19x19cm, lời nhạc chép tay.

                16 - Cho con
                Nxb Sóng Nhạc, 1991, chép tay lời và nhạc, 10x19cm.

                17 - Lời của dòng sông
                Nxb Trẻ, 1992, in 5000 cuốn, lời chép tay, 19x19cm

                18 - Khói trời mênh mông 2
                Nxb Văn nghệ, TP HCM, 1992, in 3000 cuốn, 19x19cm.

                19 - Bên đời hiu quạnh
                Nhân Bản, 1993, 25x25cm, in 3000 cuốn

                20 - Trong nỗi đau tình cờ
                Nhân Bản, 1993, 25x25cm, in 3000 cuốn

                21 - Thuở ấy mưa hồng
                Nhân Bản, 1993, 25x25 cm, in 3 000 cuốn

                22 - Những bài ca không năm tháng
                Nxb Âm Nhạc, 1995, 25x25cm, in 3000 cuốn

                23 - Những bài ca không năm tháng
                Nxb Âm Nhạc, 1998, 25x25cm, in lần thứ tư, 3000 cuốn

                24 - Tuyển tập ca khúc Trịnh Công Sơn, tập 1


                25 - Tuyển tập ca khúc Trịnh Công Sơn, tập 2


                26 - Tuyển tập ca khúc Trịnh Công Sơn, tập 3
                Văn nghệ tp HCM, 1999, 14,5x20,5cm, in 1000 cuốn, giá bán 6500 VNĐ

                27 - Tuyển tập ca khúc Trịnh Công Sơn, tập 4
                Văn nghệ tp HCM, 1999, 14,5x20,5cm, in 1000 cuốn, giá bán 6500 VNĐ

                28 - Tuyển tập ca khúc Trịnh Công Sơn, tập 5
                Văn nghệ tp HCM, 1999, 14,5x20,5cm, in 1000 cuốn, giá bán 6500 VNĐ

                29 - Tuyển tập ca khúc Trịnh Công Sơn, tập 6
                Văn nghệ tp HCM, 1999, 14,5x20,5cm, in 1000 cuốn, giá bán 6500 VNĐ


                III. Danh Sách Nhạc Trịnh Công Sơn

                (Tổng số bài hát ghi nhận được tới nay là 227 bài. Trong LTK hiện sưu tầm được 209 bài, and counting .)

                Bài Ca Dành Cho Những Xác Người (Tiếng hát Khánh Ly 1 - Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
                Bà Mẹ Ô Lý
                Bài Ca Đường Tàu Thống Nhất
                Bay Đi Thầm Lặng
                Bên đời hiu quạnh (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Bến Sông
                Biển Nghìn Thu Ở Lại
                Biển Nhớ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Biển Sáng (viết chung với Phạm Trọng Cầu)
                Biết Đâu Nguồn Cội (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Bốn Mùa Thay Lá (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Bống Bồng Ơi! (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Bống Không Là Bống (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Buồn Từng Phút Giây (Tiếng hát Khánh Ly 9 - Buồn từng phút giây / ấn hành trước 1975)
                Ca Dao Mẹ (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận)
                Cát Bụi (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
                Cánh Đồng Hoà Bình (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
                Cánh Chim Cô Đơn
                Chỉ Có Ta Trong Cuộc Đời (Tiếng hát Thiên Phượng - Trở Về Mái Nhà Xưa - PDC 2000)
                Chiếc Lá Thu Phai (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Chiều Một Mình (Tiếng hát Khánh Ly 5 - Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
                Chiều Một Mình Qua Phố
                Chiều Trên Quê Hương Tôi
                Chìm Dưới Cơn Mưa (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Chính Chúng Ta Phải Nói (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 10/1969)
                Cho Đời Chút Ơn (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Cho Một Người Vừa Nằm Xuống (Tiếng hát Khánh Ly 7 - Nhìn Những Mùa Thu Đi / ấn hành trước 1975)
                Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
                Chuyện Đóa Quỳnh Hương (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Chưa Mòn Giấc Mơ (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
                Chưa Mất Niềm Tin (Tiếng hát Khánh Ly 5 - Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
                Có Một Dòng Sông Đã Qua Đời (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Có Một Lần Không Còn Bóng Dáng Con Người(tập nhạc Phụ Khúc Da Vàng 1972) - (theo Đặng Tiến - Văn Học số 186&187 - 2001)
                Có Một Ngày Như Thế (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Có Nghe Đời Nghiêng (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Có Những Con Đường (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Cỏ Xót Xa Đưa (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
                Cõi Tạm
                Còn Ai Với Ai (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Còn Có Bao Ngày (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
                Còn Mãi Tìm Nhau
                Con Mắt Còn Lại (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Còn Thấy Mặt Người(tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
                Còn Tuổi Nào Cho Em (tập nhạc Tình Khúc Trịnh Công Sơn)
                Cúi Xuống Thật Gần (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận)
                Cũng Sẽ Chìm Trôi (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu ( thơ Trịnh Cung) (tập nhạc Tình Khúc Trịnh Công Sơn)
                Dã Tràng Ca
                Dân Ta Vẫn Sống (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
                Dấu Chân Địa Đàng (tập nhạc Tình Khúc Trịnh Công Sơn)
                Diễm Xưa (tập nhạc Tình Khúc Trịnh Công Sơn)
                Du Mục (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận)
                Dựng Lại Người, Dựng Lại Nhà (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
                Đại Bác Ru Đêm (Tiếng hát Khánh Ly 1 - Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
                Để Gió Cuốn Đi (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Đêm Bây Giờ Đêm Mai (Tiếng hát Khánh Ly 1 - Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
                Đi Mãi Trên Đường (Bản viết tay trong "TCS - người hát rong qua nhiều thế hệ - NXB Trẻ / 2001))
                Đi Tìm Quê Hương (Tiếng hát Khánh Ly 9 - Buồn từng phút giây / ấn hành trước 1975)
                Đóa hoa Vô Thường (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Đoản Khúc Thu Hà Nội (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Đời Cho Ta Thế (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Đời Gọi Em Biết Bao Lần (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Đợi Có Một Ngày (Tiếng hát Khánh Ly 5 - Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
                Đôi Mắt Nào Mở Ra (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
                Đồng Dao 2000
                Đồng Dao Hoà Bình (tập nhạc Kinh Việt Nam)
                Đừng Mong Ai Đừng Nghi Ngại (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
                Đường Xa Vạn Dặm
                Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Em Đã Cho Tôi Bầu Trời (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
                Em Đến Từ Nghìn Xưa (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Em Đi Bỏ Lại Con Đường (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Em Đi Trong Chiều (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Em Hãy Ngủ Đi (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
                Em Là Hoa Hồng Nhỏ
                Em Ở Nông Trường Em Ra Biên Giới
                Gần Như Niềm Tuyệt Vọng (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Ghế Đá Công Viên
                Gia Tài Của Mẹ (Tiếng hát Khánh Ly 1 - Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
                Giọt Lệ Thiên Thu
                Gọi Tên Bốn Mùa (tập nhạc Tình Khúc Trịnh Công Sơn)
                Góp Lá Mùa Xuân (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Hạ trắng (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Hai Mươi Mùa Nắng Lạ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Hành Ca (tập nhạc Kinh Việt Nam)
                Hành Hương Trên Đồi Cao
                Hát Cho Tôi
                Hát Trên Những Xác Người (Tiếng hát Khánh Ly 1 - Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
                Hãy Cố Chờ (Tiếng hát Khánh Ly 5 - Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
                Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày
                Hãy Đi Cùng Nhau (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
                Hãy Khóc Đi Em (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
                Hãy Nhìn Lại (Tiếng hát Khánh Ly 5 - Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
                Hãy Sống Dùm Tôi (Tiếng hát Khánh Ly 1 - Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
                Hãy Yêu Nhau Đi (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
                Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
                Hoa Vàng Mấy Độ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Hoa Xuân Ca
                Hôm nay Tôi Nghe (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Huế Sài Gòn Hà Nội (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
                Huyền Thoại Mẹ
                Im Lặng Thở Dài
                Khói Trời Mênh Mông (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Kinh Việt Nam
                Lại Gần Với Nhau (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận)
                Lặng Lẽ Nơi Này (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Lời Buồn Thánh (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Lời Của Dòng Sông (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận)
                Lời Mẹ Ru (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Lời Ở Phố Về (Tiếng hát Khánh Ly 4 - Lời Mẹ Ru / ấn hành trước 1975)
                Lời Ru Đêm (Tiếng hát Khánh Ly 5 - Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
                Lời Thiên Thu Gọi (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Mẹ Bỏ Con Đi
                Mẹ Của Anh
                Mẹ Đi Vắng (thơ Nguyễn Quang Dũng - 1982) NEW!
                Môi Hồng Đào (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Một Cõi Đi Về (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Một Lần Thoáng Có (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Một Ngày Như Mọi Ngày (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
                Một Sáng Mùa Xuân (Tiếng hát Khánh Ly 9 - Buồn từng phút giây / ấn hành trước 1975)
                Một Ngày Vinh Quang
                Một Ngày tuyệt Vọng (tập Phụ Khúc Da Vàng 1972, theo Đặng Tiến)
                Mùa Áo Quan(tập nhạc Phụ Khúc Da Vàng 1972) - (theo Đặng Tiến - Văn Học số 186&187 - 2001)
                Mùa Phục Hồi (Tiếng hát Khánh Ly 5 - Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
                Mưa Hồng (tập nhạc Tình Khúc Trịnh Công Sơn)
                Mưa Mùa Hạ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Muôn Trùng Biển Ơi
                Nắng Thủy Tinh (tập nhạc Tình Khúc Trịnh Công Sơn)
                Này Em Có Nhớ (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
                Nhân danh ai anh bắn vào người (?)NEW
                Ngẫu nhiên (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Ngày Dài Trên Quê Hương (Tiếng hát Khánh Ly 1 - Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
                Ngày Nay Không Còn Bé (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Ngày Mai Đây Bình Yên (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
                Ngày Về (Tiếng hát Khánh Ly 5 - Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
                Nghe Những Tàn Phai (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
                Nghe Tiếng Muôn Trùng (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
                Ngủ Đi Con (Tiếng hát Khánh Ly 9 - Buồn từng phút giây / ấn hành trước 1975)
                Ngụ Ngôn Mùa Đông (Tiếng hát Khánh Ly 1 - Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
                Người Con Gái Việt Nam Da Vàng (Tiếng hát Khánh Ly 1 - Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
                Người Đi Hành Hương (Tiếng hát Khánh Ly - Hát Cho Quê Hương Việt Nam 2 / ấn hành trước 1975)
                Người Về Bỗng Nhớ (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
                Người Già Em Bé (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận)
                Nguyệt Ca (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Nhìn Những Mùa Thu Đi (tập nhạc Tình Khúc Trịnh Công Sơn)
                Nhớ Mùa Thu Hà Nội (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Như Cánh Vạc Bay (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
                Như Chim Ưu Phiền (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Như Tiếng Thở Dài (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Như Một Lời Chia Tay (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Như Một Vết Thương (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Như Sóng Triền Miên (theo anh Chilli)
                Nhưng Hôm Nay (Tuyển tập Ca Khúc Da Vàng )
                Những Con Mắt Trần Gian (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
                Những Ai Còn Là Việt Nam (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
                Những Giọt Máu Trổ Bông (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
                Níu Tay Nghìn Trùng (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Nối Vòng Tay Lớn (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
                Nước Mắt Cho Quê Hương (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận)
                Ở Trọ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Phôi Pha (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Phúc Âm Buồn (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận)
                Quê Hương Đau Nặng (Tiếng hát Khánh Ly 9 - Buồn từng phút giây / ấn hành trước 1975)
                Quỳnh Hương (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Ra Chợ Ngày Thống Nhất
                Ra Đồng Giữa Ngọ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Rơi Lệ Ru Người
                Rồi Như Đá Ngây Ngô (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
                Ru Đời Đã Mất (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Ru Đời Đi Nhé! (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Ru Em (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
                Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng (tập nhạc Tình Khúc Trịnh Công Sơn)
                Ru Ta Ngậm Ngùi (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
                Ru Tình (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Rừng Cây Trút Lá
                Rừng Xưa Đã Khép (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
                Rừng Xanh Xanh Mãi (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Sao Mắt Mẹ Chưa Vui (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
                Sẽ Còn Ai (Tiếng hát Khánh Ly 4 - Lời Mẹ Ru / ấn hành trước 1975)
                Sóng Về Đâu? (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Ta Đi Dựng Cờ (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
                Tạ Ơn (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Ta Phải Thấy Mặt Trời (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
                Ta Quyết Phải Sống (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
                Ta Thấy Gì Đêm Nay (tập nhạc Kinh Việt Nam 1968)
                Tặng người Mẹ già đã gặp trong đoàn người từ Quảng Trị về Huế(tập nhạc Phụ Khúc Da Vàng 1972) - (theo Đặng Tiến - Văn Học số 186&187 - 2001)
                Tặng Những THành Phố Việt Nam(tập nhạc Phụ Khúc Da Vàng 1972) - (theo Đặng Tiến - Văn Học số 186&187 - 2001)
                Thành Phố mùa Xuân (Sài Gòn Mùa Xuân) (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Thuở Bống Là Người
                Thương Một Người (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Tiến Thoái Lưỡng Nan
                Tiếng Hát Dạ Lan (Tiếng hát Khánh Ly - Hát Cho Quê Hương Việt Nam 2 / ấn hành trước 1975)
                Tình Ca Người Mất Trí
                Tình Nhớ (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
                Tình Khúc Ơ-Bai (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Tình Sầu (tập nhạc Tình Khúc Trịnh Công Sơn)
                Tình Xa (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
                Tình Xót Xa Vừa (tập nhạc Như Cánh Vạc Bay)
                Tình Yêu Tìm Thấy (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Tôi Biết Tôi Yêu
                Tôi Đã Mất (Tiếng hát Khánh Ly 5 - Lời Ru Đêm / ấn hành trước 1975)
                Tôi Đang Lắng Nghe (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Tôi Ru Em Ngủ (tập nhạc Tình Khúc Trịnh Công Sơn)
                Tôi Sẽ Đi Thăm (Tiếng hát Khánh Ly 1 - Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
                Tôi Tìm Tôi
                Trong Nỗi Đau Tình Cờ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Tự Tình Khúc (Tiếng hát Khánh Ly 4 - Lời Mẹ Ru / ấn hành trước 1975)
                Từng Ngày Qua (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
                Tuổi Đá Buồn (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận)
                Tuổi Đời Mênh Mông (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Tuổi Trẻ Việt Nam (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
                Từng Ngày Qua (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Tưởng Rằng Đã Quên (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Ướt Mi (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Vết Lăn Trầm (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận)
                Vẫn Có Em Bên Đời (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Vẫn Nhớ Cuộc Đời (tập nhạc Cỏ Xót Xa Đưa)
                Vàng Phai Trước Ngõ (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Về Giữa Đồng Hoang
                Về Trong Suối Nguồn
                Về Thăm Mái Trường Xưa(Tự Tình Khúc - Nhạc Hoà Tấu TCS)
                Vì Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Việt Nam Ơi Hãy Vùng Lên (tập nhạc Ta Phải Thấy Mặt Trời 9/1969)
                Vườn Xưa (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Xa Dấu Mặt Trời (tập nhạc Tình Khúc Trịnh Công Sơn)
                Xác Ta Xác Thù (tập Phụ Khúc Da Vàng 1972, theo Đặng Tiến)
                Xanh Lòng Phai Tàn (Tiếng hát Khánh Ly 4 - Lời Mẹ Ru / ấn hành trước 1975)
                Xin Cho Tôi (Tiếng hát Khánh Ly 1 - Gia Tài Của Mẹ / ấn hành trước 1975)
                Xin Cho Tôi Nói (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận)
                Xin Mặt Trời Ngủ Yên (tập nhạc Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận)
                Xin Trả Nợ Người (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)
                Yêu Dấu Tan Theo (Tuyển tập những bài ca không năm tháng)

                http://dactrung.net/tacgia/default.aspx?TacGiaID=EL4h5me0P6lb03sQZSG8Gw%3D%3D
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.10.2005 11:23:05 bởi hoaha >
                #23
                  hoaha 30.10.2005 04:24:56 (permalink)
                  #24
                    hoaha 30.10.2005 11:18:39 (permalink)
                    Đi tìm thời gian đã mất

                    Sâm Thương

                    Lời giới thiệu :

                    Sâm Thương, nhà văn, biên kịch, một trong các người bạn chí thân luôn luôn có mặt bên Trịnh Công Sơn trong nhiều năm tháng sau cùng, đã khởi sự những trang viết về cuộc đời người nhạc sĩ. Nhân dịp năm thứ ba Trịnh Công Sơn qua đời, Sâm Thương đã ưu ái dành cho tcs-forum.org được hân hạnh đưa lên mạng phần thứ nhất : từ thuở ấu thơ cho đến năm Trịnh Công Sơn mười chín tuổi.

                    Phần I : Thời thanh xuân


                    Một tháng sau hiệp ước Munich (1), Nhật bắt đầu cuộc Nam tiến bằng việc chiếm đóng Quảng Châu, cô lập Hồng Kông khỏi đại lục Trung Quốc. Ngày 10.02.1939, bước đầu Nhật tiến chiếm các cứ điểm chiến lược ở biển Đông đảo Hải Nam gần bờ biển Đông Dương thuộc Pháp và quần đảo Sinam, Trường Sa.

                    Mùa Xuân năm 1939, Đức quốc xã kéo quân đến biên giới Tiệp Khắc, và ngày 13.03 năm đó, xâm nhập vào thủ đô Prague của Tiệp Khắc. Một tháng sau, ngày 7.04, quân đội Ý đánh chiếm lãnh thổ Albanie trong vùng Balcan. Các quốc gia Tây Âu yếu thế, không có phương án đối phó, đành phải quay về một số nước nhược tiểu ở miền đông để thiết lập một “phòng tuyến cuối cùng để bảo vệ hòa bình”. Ngày 13.04.1939, hai chính phủ Anh, Pháp ký với chính phủ Ba Lan một hiệp ước liên minh quân sự. Nhưng ngày 28.04.1939, Đức xóa bỏ Hiệp ước bất xâm phạm với Ba Lan (2), và tuyên bố bãi bỏ luôn cả Hòa ước Anh–Đức (3).

                    Ngày 25.5.1939, Hitler và Mussolini cùng ký kết một Hiệp ước mang tên Pact of Steel (4) liên minh hai quốc gia Đức -Ý về mọi phương diện. Đức quốc xã bắt đầu uy hiếp Ba Lan và lên tiếng đòi lại hải cảng và eo đất Dantzig ở bên trong lãnh thổ quốc gia này. Chiến Tranh Thế Giới thứ hai đã khởi đầu với những đau thương tang tóc chưa từng có.

                    Trong khi đó, Việt Nam đang sống dưới ách thống trị của thực dân Pháp, một nước Pháp đang chà đạp các dân tộc thuộc địa và run rẩy trước sức mạnh của bọn Phát-xít Đức đang lớn dậy. Trịnh Công Sơn đã có mặt trên “cõi tạm” này trong một bối cảnh chính trị thế giới và quốc nội như thế đó.

                    Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại Daklak, cha là Trịnh Xuân Thanh, mẹ là Lê Thị Quỳnh. Thật ra, Daklak không phải quê quán của anh, cha mẹ anh trước đây đều sinh sống tại Thừa Thiên - Huế, gốc làng Minh Hương, xã Hương Vinh, huyện Hương Trà. Thân sinh Trịnh Công Sơn là một người yêu nước, không chấp nhận chế độ hà khắc và bạo ngược của thực dân Pháp đối với đồng bào mình, nên đã có những họat động bí mật chống đối nhà cầm quyền Pháp, ủng hộ những lực lượng kháng chiến. Nói đúng, ông không đứng trong hàng ngũ những người Cộng Sản, mà chỉ là một người yêu nước như bao nhiêu người Việt Nam yêu nước khác thời đó. Do luôn bị mật thám của Pháp theo dõi và gây không ít khó khăn, năm 1937, ông đã lặng lẽ đưa vợ vào sinh sống ở Daklak. Ở đây, ông mở cửa hiệu may mặc Kam Tik trên đường Nguyễn Thái Học (nay là đường Điện Biên Phủ), cạnh rạp chiếu bóng Buôn Mê Thuột.

                    Trịnh Công Sơn không phải là đứa con đầu của cặp vợ chồng trẻ từ Huế vào đây định cư. Sơn có một người anh tên Trịnh Xuân Dương, sinh trước Sơn ba năm tại Huế, nhưng chưa được hai tháng tuổi thì mất. Trịnh Công Sơn nghiễm nhiên trở thành con trai trưởng trong gia đình họ Trịnh (5). Nhưng gia đình Sơn cũng không ở Daklak được lâu, bốn năm sau khi Sơn ra đời thì gia đình quay trở về Huế, ngụ tại Bến Ngự.

                    Mùa hè năm 1944, sau khi nước Pháp được giải phóng, De Gaulle và nước Pháp tự do phải đối mặt với vấn đề xây dựng một chính sách chung đối với đế chế thuộc địa Pháp trong thời hậu chiến. Chính sách cơ bản của Pháp là muốn hất cẳng quân phiệt Nhật, quay trở lại Đông Dương, tập trung vào việc tạo ra một cơ cấu chính trị, trong đó toàn thể đế chế đều được đại diện, nhưng thực chất quyền kiểm soát chủ yếu vẫn nằm trong tay các chính quyền bảo hộ.
                    Mùa Thu năm 1945, Trịnh Công Sơn lên sáu, tuổi cắp sách đến trường thì chứng kiến nạn đói năm Ất Dậu, Nhật đầu hàng Pháp và Cách Mạng tháng tám bùng nổ. Sơn theo học trường tiểu học Trần Quốc Toản (Thành Nội, Huế), nhưng chỉ học ở đây một năm, rồi chuyển về học trường Nam Giao. Thời gian này gia đình Sơn ở Bến Ngự. Qua khỏi cầu Bến Ngự là đường Phan Chu Trinh, đi thẳng là đường Nguyễn Hoàng, nay đổi là đường Phan Bội Châu. Qua đường rầy xe lửa, đi thẳng lên dốc, hẻm đầu tiên bên trái có giếng nước là nhà Sơn. Nay là số 43B Phan Bội Châu, Huế.

                    Cũng cần nói thêm, cách nhà Sơn không xa, có hai địa điểm rất quan trọng đối với tuổi thơ của Sơn mà thỉnh thoảng Sơn vẫn nói tới trong chỗ thân tình. Địa điểm thứ nhất: quay trở lại cầu Bến Ngự, thay vì đi thẳng đường Nguyễn Hoàng, đến đường Phan Chu Trinh rẽ trái, khoảng 50 mét là đồn Hiến binh Pháp. Nơi đây là chỗ tạm giam những người bị tình nghi có tham gia hoạt động chống đối chính quyền bảo hộ. Hằng đêm, người dân sống quanh khu vực này vẫn thường nghe tiếng la hét, giẫy giụa của những tù nhân bị tra khảo, hỏi cung. Đặc biệt, phía trước bờ rào của đồn Hiến binh có một cây cóc, quanh năm trái xanh trĩu nặng. Không biết có phải vì những trái cốc xanh chọc thèm hay vì một lý do tiềm ẩn nào khác, mà đám trẻ, trong đó có Sơn, mỗi khi đi ngang qua thường tìm cách lấy đá ném vào, cho đến khi bọn Tây trong đồn xách súng ra, cả đám mới chịu bỏ chạy.

                    Địa điểm thứ hai trên đường Nguyễn Hoàng, qua khỏi đường rầy là một con đường nhỏ dọc theo đường xe lửa. Ngay ngã tư này, bên trái có một cây bàng cổ thụ, thân cây to lớn, tàng lá che cả một khoảng trời. Có những buổi sáng sớm, dân chúng nhốn nháo, tụ tập trước cây bàng đó để chứng kiến những xác người chết, Tây có ta có, bị chém treo ngoảnh, đầu quoặt ngược, với hàng chữ bằng máu viết lớn trên ngực áo hay trên băng vải: “Đây là hình phạt dành cho những tên Việt gian bán nước” hoặc “Tên xâm lăng, cướp nước phải đền tội”. Những hàng chữ và hình ảnh này vẫn luôn gây sự xôn xao chú ý của dân chúng sống quanh vùng, kể cả đám học sinh nhỏ tuổi như Sơn hồi đó. Những lần như thế, trước khi đến trường, Sơn theo chân một vài đứa bạn lén lút theo dõi cảnh tượng đó, rồi tản đi một mình với những suy nghĩ có lẽ chưa được định hình…

                    Một thực tế khác, trực tiếp tác động đến suy nghĩ và hành động của Sơn, bắt anh phải nhìn thẳng vào sự thật lịch sử. Đó chính là cuộc đời và thân phận nghiệt ngã của thân sinh anh. Theo như lời Sơn kể thì từ 1945 đến 1949, năm năm liền, năm nào thân sinh anh cũng bị bắt giam trong lao Thừa Phủ, Huế mỗi khi tình hình có dấu hiệu biến động. “Thời gian này, tại Huế, mẹ tôi và tôi thay nhau đi thăm nuôi và năm 1949 tôi được vào nhà lao Thừa Phủ ở cùng ba tôi, một năm trước khi cả gia đình cùng kéo nhau vào Sàigòn” (6). Nhìn thấy hình ảnh cha tiều tụy với thân thể đầy những vết đòn roi hiểm ác khi bước ra khỏi cổng nhà tù, anh đã nghẹn ngào ôm chặt lấy cha, lòng đầy đau thương và phẩn hận. Những ấn tượng đó chẳng bao giờ phai nhạt trong ký ức anh. Nó sẽ theo đuổi, bám chặt lấy anh trong cuộc sống cũng như trong sáng tác của anh sau này.

                    Sơn và thế hệ của anh vẫn còn quá nhỏ để hiểu biết và trách nhiệm về tất cả những biến động lịch sử đang diễn ra trước mắt.

                    Năm 1949, nói là “cả gia đình kéo nhau vào Sàigòn“, nhưng thực tế, để thuận lợi cho việc khuếch trương buôn bán, thân sinh anh cho mở văn phòng giao dịch ở Sàigòn; ông đưa Sơn, Hà vào trước, những người còn lại năm sau mới vào. Ban đầu, Sơn cùng gia đình ở đường Calmette, Tân Định (nay là Đinh Công Tráng) một thời gian, rồi chuyển đến đường Dypre (một đường nhỏ cắt ngang đường Nguyễn Trãi) và cuối cùng dọn đến đường Parinol (nay là đường Đặng Trần Côn). Vào Sàigòn, Sơn học lớp nhất trường Hưng Đạo, Cống Quỳnh (1949-1950). Lên cấp hai, Sơn chuyển qua chương trình Pháp ở Jean Jacques Rousseau cho đến khi thi xong Brevet (1950-1954).

                    Khoảng tháng tám 1954, sau khi hiệp định Genève được ký kết, cả gia đình Sơn quay về Huế, mở cửa hàng Thanh Tâm ở đường Hàng Bè (Huỳnh Thúc Kháng), sau đó chuyển về số 79 B đường Gia Long (nay là Phan Đăng Lưu) giao dịch và phân phối phụ tùng xe đạp, xe gắn máy cho các đại lý ở Huế và các vùng phụ cận.

                    Trở lại Huế, Sơn học ở Lycée Francais một năm, năm sau chuyển qua trường Providence (Thiên Hựu), tốt nghiệp Tú tài 1 (Bac I) niên khóa 1955-1956. Trường Providence là một trong ba trường tư thục lớn thuộc Giáo hội Thiên Chúa giáo. Thời đó, ở Huế những ai được theo học trường Providence, Pellerin (nam) hay Jeanne D’Arc (nữ) đều là những gia đình khá giả. Trong thời gian này, Sơn đã bắt đầu tiếp cận với những tác phẩm của Alfred de Musset, Alphonse Daudet, Anatole France, Saint Exupéry, v.v …

                    Dù học trường Pháp, được giáo dục theo chương trình Pháp, Sơn và thế hệ anh đều cùng chứng kiến đất nước bị chia cắt, sông Bến Hải làm lằn mức phân ranh Bắc Nam. Một lần nữa, anh và thế hệ của anh chưa phải là những kẻ chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng đau thương đó. Bởi anh chưa đủ trí khôn để tìm hiểu lý do tại sao lớp cha anh mình cầm súng bắn vào nhau, coi nhau như thù địch.

                    Sau hiệp định Genève cuộc chém giết tạm ngưng không lâu, tổng tuyển cử giữa hai miền được ấn định vào năm 1956 bị hủy bỏ, máu lại tiếp tục đổ, xác đồng bào tiếp tục ngã xuống. Sơn và thế hệ của anh lớn lên trong khung cảnh tưởng như thanh bình của chế độ Ngô Đình Diệm. Tất cả đều được nuôi dưỡng, giáo dục tại miền Nam, do chính quyền miền Nam đảm nhận. Chữ giáo dục ở đây tôi dùng theo nghĩa rộng, bao hàm cả hệ thống thông tin, tuyên truyền.
                    Một sự thật không ai có thể phủ nhận được, đó là chính quyền Ngô Đình Diệm đã tiếp nhận nửa phần đất bên này trong tay thực dân Pháp do sự dàn xếp của người Mỹ với một xã hội mà trong đó những giá trị cũ đã đỗ vỡ, hủy hoại. Bi đát là miền Nam không tìm thấy một hệ thống lý thuyết nào thay vào chỗ trống. Thật ra, chính quyền Ngô Đình Diệm cũng đã ý thức được sự thiếu hụt đó và đã nổ lực bù đắp bằng cách xây dựng một học thuyết, nhưng thực chất học thuyết đó chỉ là một sự mô phỏng và vay mượn chủ nghĩa Nhân Vị (Personnalisme) của Emmanuel Mounier (7).

                    Thực tế đã cho thấy chủ nghĩa Nhân Vị của chính quyền Diệm không đáp ứng được nhu cầu lịch sử dân tộc, không phù hợp với những biến chuyển chung của nhân loại, bao hàm như một tư tưởng chủ đạo làm nền tảng để quan niệm và tổ chức xã hội. Tuy nhiên, dù dụng tâm chủ yếu của chính quyền Ngô Đình Diệm là muốn rèn luyện cho thế hệ trẻ của mình một tinh thần chống Cộng, nhưng không thể phủ nhận nền giáo dục đó đã góp phần tạo được những ý hướng tốt đẹp như đề cao lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống xâm lăng và lãnh thổ Việt Nam là một dải đất hình chữ S chạy dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, chứ không phải chỉ nửa nước với hình thù kỳ dị như đã được vẽ trên các bản đồ của các căn cứ quân sự Mỹ, hay trong sách giáo khoa bậc tiểu học do chính phủ Hoa Kỳ gửi tặng vào thời kỳ đó.

                    Dù chỉ đề cao bằng lời nói, những bài học đó cũng có một tác dụng thật vô cùng quan trọng và lâu bền trong tâm hồn những thế hệ trẻ ở miền Nam. Hình ảnh một Nguyễn Huệ, một Hoàng Hoa Thám, một Phan đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Trung Trực v.v… vẫn là hình ảnh chói sáng với gương anh hùng cứu nước.

                    Suốt thời kỳ đó, Sơn và những người cùng thế hệ với anh đã bị che đậy, bị cấm đoán để không biết gì về cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai mà trong đó những thế hệ cha anh họ tham dự. Họ không biết gì về miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngoài những điều mà chính quyền Ngô Đình Diệm muốn họ biết.

                    Sơn cũng như nhiều đứa trẻ cùng tuổi khác, đã sống và lớn lên bên sông Hương, núi Ngự. Hằng ngày, nhìn thấy vết tích trên những thành quách cổ kính, cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp, những chuyến đò ngang, những con đường chạy dài thẳng tắp với hai hàng cây long não lá xanh, những chùm phượng vỹ đỏ rực, những tà áo trắng, những chiếc nón lá nghiêng nghiêng ngày ngày cắp sách đến trường, những cơn mưa rả rích kéo dài… Bên tai Sơn vẫn nghe tiếng cầu kinh niệm Phật, tiếng chuông chùa buổi sáng buổi chiều, những câu hò nhịp nhàng từ giữa sông vọng lại càng làm Sơn đắm chìm trong thế giới mơ mộng, khát vọng của riêng mình. “Thuở ấy, tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết solfège, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát” (8).
                    Ngày 17.06.1955, thân sinh Sơn đã cùng với ông Lộc Lợi và ông Lê Văn Tông (em trai mẹ Sơn) mỗi người mỗi xe trên đường đi Quảng Trị- Huế với kế hoạch mở rộng mạng lưới làm ăn. Trong khi ông đang điều khiển chiếc vespa trên đường thì bị một chiếc xe hàng đụng phải và ông đã mất mấy tiếng đồng hồ sau khi được chở đến bệnh viện.

                    Trước nay, tất cả kinh tế gia đình do cha anh đảm đương. Ông chính là trụ cột của gia đình. Mọi chu cấp cho anh và các em ăn học, một cuộc sống đầy đủ, có thể nói phong lưu hơn phần lớn những người cùng trang lứa với anh, nhất là ở một thành phố nhỏ và trầm lặng như Huế đều do một tay ông sắp xếp. Ngay từ thời đó, gia đình Sơn là gia đình đầu tiên có được một chiếc máy hát đĩa, khi thứ máy móc mới này bắt đầu xuất hiện. Cha mất, đối với Sơn là một biến cố quan trọng. Chính Sơn đã thú nhận: ”Thời thơ ấu tôi luôn luôn bị ám ảnh về cái chết. Trong giấc ngủ hằng đêm tôi thường thấy cái chết của ba tôi” (9).

                    Trong thời gian chịu tang cha, Sơn quy y ở chùa Phổ Quang, lấy pháp danh là Nguyên Thọ. Có thể trong nỗi đau mất mát quá lớn Sơn tìm đến Phật Tổ như một sự nương tựa của tâm hồn. Thực ra, đối với Phật giáo, Sơn vốn có duyên nợ. Theo như Sơn cho biết, ngay từ thuở bảy, tám tuổi, Sơn đã có thói quen một mình mang sách vở vào vườn chùa ngồi học, đọc sách, suy nghĩ hoặc tập ngồi chép kinh Phật bằng chữ Hán. Chính tư tưởng Phật giáo đã thấm dần trong máu huyết Sơn, giúp Sơn tiếp cận và thấu hiểu được cái tâm của mình, cái tâm của người, điều khó khăn nhất trong những điều khó khăn nhất của kiếp người.

                    Hết hè 1956, sau khi tốt nghiệp Tú tài 1 (Bac 1) Sơn một mình vào Sàigòn học ban triết (classe Philo) ở Jean Jacques Rousseau. Từ đây, Sơn có những chuyến đi dài. Sơn không còn ở tuổi mười lăm non trẻ để phải mơ ước làm người lớn. Sơn có thể thực hiện cái mộng “ lãng du trong người, cứ lên đường và đi. Đi để có một khoảng cách với quê nhà, với tình yêu, đi để có một cái gì để lại phía sau. Đi để có những lá thư gửi về, để có thêm những nỗi nhớ nhung, những lời than thở” (10).

                    Sơn có một đặc tính nổi bật, đó là thích “ăn ngon mặc đẹp”. Có lẽ phát xuất từ quan niệm giáo dục của mẹ Sơn, một phụ nữ mang đặc trưng Huế quý phái và đảm đang. Đối với bà, bữa cơm khi được dọn lên bàn, không chỉ ngon, nhiều món mà còn phải đẹp, màu sắc thức ăn phải hài hòa mỹ thuật. Ngay từ năm học lớp chín (troisième) áo quần của Sơn lúc nào cũng thẳng nếp, giày bóng loáng, tóc chải láng mượt. Đi chơi, đi học và ngay cả khi ở nhà, khi ngồi vào bàn ăn đều rất lịch sự, tươm tất. Thói quen đó Sơn vẫn giữ cho đến khi mất. Do đó, những khi ốm đau trên giường bệnh, Sơn không thích ai đến thăm viếng. Sơn không muốn hình ảnh của mình không đẹp trong mắt người khác, nhất là với phụ nữ. Bởi vì đối với Sơn: ”Con người đẹp nhất đối với tôi là thiếu nữ, với những vẻ đẹp theo cách nhìn của tôi“ (11). Và “(…) Bởi nó (nhan sắc-ST) làm cho con người thấy cuộc đời là đẹp, là đáng tồn tại để ngắm nhìn. Là thật đáng sống bởi vì không thể có một lời hứa hẹn thiên đường nào đòi hỏi con người phải yêu thương hơn nơi đây. Quê hương là em. Các em làm sinh nở cuộc đời. Và từ đó cuộc đời mới biết hát ca” (12).
                    Ở tuổi mới lớn, Sơn cũng có những mối tình lãng đãng, sương khói, hoàn toàn không có gì cụ thể. Dường như cả thế hệ của Sơn ở Huế đều như vậy, “yêu một mái tóc, một dáng hình, mỗi ngày chỉ cần nhìn thấy mặt nhau, thấy em qua khung cửa sổ là cả ngày thấy vui. Có khi đạp xe sau lưng em mà em không biết mình là ai, vẫn thấy vui như thường“ (13).
                    Về mặt cơ thể, Sơn có một đặc điểm không mấy người biết. Khác với chúng ta, Sơn có đến ba trái thận. Không biết sự khác biệt này có ảnh hưởng gì đến tính cách và năng lực của Sơn ? Có lẽ điều này phải nhờ đến những nhà chuyên môn giải thích. Có một điều trái ngược với suy nghĩ của nhiều người khi bắt gặp hình hài ốm yếu của Sơn sau này. Thời trai trẻ, Sơn có một thân hình rắn chắc, khoẻ mạnh, thích chơi thể thao. Sơn không chỉ luyện tập điền kinh, mà còn học cả Vô Vi Nam đến đai nâu.

                    Trong chuyến về thăm nhà giữa năm học, một lần Sơn dợt chơi với Hà, em trai kế của Sơn. Hà đã tung một đòn vai, Sơn ngã xuống sàn, cùi chỏ Hà vô tình đập vào ngực Sơn làm vỡ mạch máu phổi. Sơn phải nằm dưỡng bệnh hơn cả năm trời. Đây chính là nguyên nhân chuyển biến cuộc đời Sơn sang một hướng khác. Nói như Nguyễn Du:

                    Bắt phong trần phải phong trần
                    Cho thanh cao mới được phần thanh cao

                    Những ngày tháng trên giường bệnh, Sơn ngấu nghiến đọc Apollinaire, Marcel Pagnol, Jacques Prévert, Rabindranath Tagore, Marcel Proust, v.v… trước khi đọc Nietzsche, Nikos Kazantzakis, Albert Camus, Jean Paul Sartre, Heidegger, Merleau Ponti, … Sơn đặc biệt yêu thích những tác phẩm của Albert Camus, truyện Kiều của Nguyễn Du và triết lý Phật giáo. Sơn đọc đi đọc lại nhiều lần. Sơn không chỉ tiếp cận với văn học, thi ca mà còn mày mò, tìm hiểu dân ca Việt Nam, âm nhạc của người da đen: blues, gospel, v.v…
                    Sơn từng thổ lộ với một vài người bạn thân thiết của anh: “Khi rời khỏi giừơng bệnh, trong tôi đã có một một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trổi dậy” (14).

                    Trong một bài viết, Trịnh Công Sơn đã khẳng định con đường anh đã đi trong quá khứ: “Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong… Đó là những năm 56-57, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên cái ham muốn trở thành nhạc sĩ…”

                    “Dạo ấy ba tôi mất, mẹ tôi ở xa, tôi một mình giữa Sàigòn này phải tự quyết định mọi chuyện về đời mình. Cái gánh đời tuổi tác còn quá nhẹ. Có lúc tôi bỏ dở cái trò lãng mạn viết lách này với nỗi ám ảnh ngu ngốc “xướng ca vô loại”. Tôi trằn trọc đêm này qua đêm khác, ray rứt ngày này qua tháng nọ. Nhưng càng cố lãng quên thì tiếng hát trong tôi càng vang lên rõ rệt, tràn ngập cả lúc đứng ngồi, cả trong giấc ngủ.”

                    “Dần dà những năm về sau, mới bắt đầu hình thành trong tôi một quan niệm rõ rệt: sống là sống với người khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn luôn diễn đạt mình. Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết và nhiều phương tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hướng nghiêng về phía ca khúc. Trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn này, tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở nay tôi có thể bày tỏ được với người khác về những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống” (15).

                    Vào thời điểm này, Trịnh Công Sơn sắp bước qua tuổi mười chín. Hành trang của anh nặng trĩu trên đôi vai và trong trái tim cả một tuổi thơ đi qua trong chiến tranh. Trước mặt anh, không gian mở rộng dần, cuộc chiến tranh tàn khốc tiếp nối sẽ phủ chụp xuống thân phận của đồng bào anh và của chính anh. Các vấn đề của cuộc sống, của chiến tranh, của con người, của thời đại đan chen vào nhau, tác động giao thoa đã hình thành nơi Trịnh Công Sơn một nhân cách đặc biệt trước khi chính thức nhập cuộc. Anh sẽ sống như thế nào và làm gì để chứng minh sự hiện hữu của mình trước cuộc đời ?

                    Sâm Thương
                    01.04.2004
                    Nhân giỗ lần thứ 3 của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

                    _______________________
                    (1) Hội nghị Munich nhóm họp ngày 29.08.1938 giữa Hitler (Đức), Mussolini (Ý), Neville Chamberlain (Anh) và Edouard Daladier (Pháp). Hitler cam kết Đức không còn tham vọng xâm chiếm các lãnh thổ khác ở châu Âu.
                    (2) Ngày 02.06.1934, Đức và Ba Lan ký Hiệp Ước bất xâm phạm.
                    (3) Ngày 03.09.1938 tại Munich, Hitler và Chamberlain (Thủ Tướng Anh) ký Hòa ước Anh- Đức xác định nguyện vọng của hai dân tộc là không bao giờ muốn tiến hành cuộc chiến tranh với nhau nữa.
                    (4) Liên minh Đức–Ý tháng 05.1939: Liên minh chặt chẽ về quân sự và kinh tế sản xuất thời chiến.
                    (5) Kế tiếp Sơn là hai người em trai: Trịnh Quang Hà (1941), Trịnh Xuân Tịnh (1944) và năm người em gái gồm Trịnh Vĩnh Thúy (1947), Trịnh Vĩnh Tâm (1950), Trịnh Vĩnh Ngân (1952), Trịnh Hồng Diệu (1953) và Trịnh Vĩnh Trinh (1956), em gái út.
                    (6) Nhiều tác giả, Trịnh Công Sơn người hát rong qua nhiều thế hệ, NXB Trẻ 2003 tr.27.
                    (7) Emmanuel Mounier (1905-1950) nhà triết học và nhà văn Pháp. Sáng lập tạp chí Esprit, cơ quan ngôn luận của chủ nghĩa Nhân Vị (Personnalisme), người đã ảnh hưởng lên Ngô Đình Nhu.
                    (8,9) Trịnh Công Sơn, Nhạc và Đời, NXB Tổng Hợp Hậu Giang, 1992
                    (10) Trịnh Công Sơn, Trịnh Công Sơn, Tỏ Tình với cuộc sống, Sóng Nhạc, Bộ mới số 01.1999
                    (11) Trần Hữu Lục, Không nói được trong âm nhạc thì nói trong hội họa, Tuổi Trẻ số 212 (23.10.1990).
                    (12) Trịnh Công Sơn, Hồng nhan, Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh.Xuân 1993
                    (13) Trịnh Công Sơn, Bạt, Lời của Hoa Hồng, tập thơ của Trần Hữu Lục, NXB Trẻ, 1998
                    (14) Tư liệu chưa xuất bản.
                    (15) Trịnh Công Sơn, Sđd, NXB Tổng Hợp Hậu Giang, 1992

                    http://www.tcs-forum.org/resources/articles/DiTimThoiGianDaMat1
                    #25
                      hoaha 30.10.2005 14:17:08 (permalink)
                      Phạm Duy viết về Trịnh Công Sơn

                      Phạm Duy


                      (Trích đoạn từ cuốn sách của Phạm Duy)


                      Ðầu thập niên 70 là lúc Nhạc Việt, trong phạm vi ca khúc, phát triển đến tột độ. Có sự thành công của những bài hát thông thường và chỉ được coi là nhạc thương phẩm - mệnh danh là nhạc vàng - với những tình cảm dễ dãi phù hợp với tuổi choai choai, với em gái hậu phương và lính đa tình, tuy không được coi trọng nhưng lại rất cần thiết cho vài tầng lớp xã hội trong thời chiến. Rồi có phong trào du ca và tâm ca với những bài hát phi-thương-mại, đi kèm với tình ca quê hương và trường ca, nói lên được phần nào tâm thức của thời đại và được thanh niên sinh viên công nhận.

                      Trong phạm vi giải trí, phòng trà trở thành cái mốt của mọi người: thương gia, công chức, tư chức, quân nhân, thương phế binh và cả các bà nội trợ nữa... ai ai cũng thích đi nghe nhạc và giúp cho ca sĩ chuyên nghiệp, nhạc sĩ sáng tác, nhạc công đánh đàn thăng tiến trong nghề mình. Cánh tay nối dài của phòng trà là quán cà phê có nghe nhạc, thu hút đông đảo sinh viên, học sinh. Nhạc trẻ ra đời, đem lại cho nhạc Việt một số bài hát mới, sôi nổi, đậm sắc hơn trước. Một rừng nhân tài trẻ trung xuất hiện qua những ban nhạc bốn người (gọi là combo), sử dụng nhạc khí điện tử với âm thanh mới lạ.

                      Mười năm về trước, ở trong nước chỉ có ba nhà sản xuất đĩa hát. Bây giờ, rất nhiều người - từ Ngọc Chánh (SHOTGUNS) qua Duy Khánh (TRƯNG SƠN) tới những người của các hãng khác (NHÃ CA, HỌA MI, SƠN CA, SÓNG NHẠC)... làm nghề sản xuất băng nhạc, mỗi tháng tung ra những chương trình nhạc rất hấp dẫn, kể cả cổ nhạc lẫn tân nhạc, nhạc trẻ lẫn nhạc già (nhạc tiền chiến). Hàng trăm, hàng ngàn (hàng vạn, nếu kể cả Saigon và các tỉnh) cửa hàng sang băng, càng làm cho băng nhạc phát triển dữ dội.

                      Trong bối cảnh sinh động như vậy, phần chính yếu là sáng tác phẩm phải rất phong phú. Vào lúc này, ngoài những người đi trước như Vũ Thành, Cung Tiến, Phạm Ðình Chương, Lâm Tuyền, Hoàng Trọng, Văn Phụng, Văn Giảng, Ngọc Bích, Hoàng Thi Thơ, Trần Ngọc, Y Vân, Lê Dinh, Anh Bằng, Trúc Phương, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh tức Nhật Trường, Lam Phương, Ðỗ Lễ, Phạm Thế Mỹ... đã xuất hiện một số người mới như Thanh Trang, Trầm Tử Thiêng, Anh Việt Thu, Lê Uyên Phương, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Nguyễn Ánh 9, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang... Tân Nhạc đã có tới bốn đời nhạc sĩ và có hàng trăm, hàng ngàn ca khúc được soạn ra và hát lên. Trong Hồi Ký này, tôi chỉ nhắc tới những người đánh dấu thời đại một cách sâu đậm bằng tác phẩm của mình.

                      Người nổi nhất là Trịnh Công Sơn. Trước tiên, người ta biết tới anh nhờ Quán VĂN. Quán do nhóm sinh viên mang tên KHAI HÓA chủ trương. Nhóm này đã làm nhà xuất bản (QUẢNG HÓA) rồi khi phong trào phòng trà thịnh hành, nhóm mở quán cà phê ở ngay trung tâm Saigon, trên nền Khám Lớn cũ trong khu Ðại Học Văn Khoa, sinh viên tới uống cà phê nghe băng nhạc và nghe Khánh Ly hát.

                      Bài hát của Trịnh Công Sơn đươc nghe tại quán VĂN lúc đầu là Lời Buồn Thánh. Cũng như nhạc Ðặng Thế Phong, bài hát tân lãng mạn (néo-romantique) này nói về nỗi buồn. Bài Lời Buồn Thánh thật là buồn, như bài hát buồn làm cho người Âu Châu phải tự tử là Chủ Nhật Buồn tôi đã nói tới trong một chương sách. Trong bài hát của mình, họ Trịnh cũng nói tới ngày chủ nhật buồn: “Chiều chủ nhật buồn, Nằm trong căn gác đìu hiu, Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều, Trời mưa, trời mưa không dứt, Ô hay mình vẫn cô liêu...”

                      Thoạt nghe đã thấy ngay là tiếng hát đau đớn, thấy mưa ảm đạm trong lòng (như thơ Verlaine), thấy sự cô đơn, hoang vắng. Sinh ra ở Ban Mê Thuột (hay Pleikủ), sống ở Huế, mưa ám ảnh Trịnh Công Sơn rất nhiều cho nên cũng vẫn là nỗi buồn của ngày chủ nhật mùa mưa trong bài Tuổi Ðá Buồn: “Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang, Từng ngón tay buồn em mang em mang, Ði về giáo đường, ngày chủ nhật buồn...”

                      Nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc nói về QUÊ HƯƠNG, TÌNH YÊU, và THÂN PHẬN CON NGƯỜI. Hãy nói về tình khúc Trịnh Công Sơn, nói về thân phận Người Tình trong giai đoạn quê hương đổ nát này.

                      Từ khi Tân Nhạc Việt Nam ra đời đầu thập niên 40, đã có những tình khúc của Lê Thương, Lê Yên, Hoàng Giác, Dzoãn Mẫn... Lúc đó là thời bình, khi tình còn xanh và yêu chưa lo sợ. Ngôn ngữ tình yêu thật là bình dị, đối tượng là cô hái mơ, cô láng giềng, cô lái đò, cô hái hoa hay anh Trương Chi. Từ khi nước Việt bị chia đôi, nhạc tình miền Nam đậm sắc hơn và trong mười năm đầu, vì cuộc đời chưa thực sự bị đe doạ, người ta vẫn có những bài hát hữu tình hay thất tình, xinh xinh, hiền lành, lúc đầu còn mới mẻ, dần dà ngôn ngữ tình yêu trở thành sáo ngữ. Tới lúc đời sống trở nên bấp bênh, thanh niên được gọi đi lính rất nhiều (chết trận cũng nhiều) biết bao nhiêu đôi lứa phải xa nhau (có khi vĩnh viễn xa nhau) tình khúc miền Nam thay đổi ngôn ngữ.

                      Nhạc tình không còn là nhạc lãng mạn, nhạc cảm tính với câu hát đắm đuối hay hờn dỗi nữa ! Bây giờ là những bài hát nhức nhối của những tình nhân yêu nhau trong cơn mê sảng. Nhạc trở thành não nề và đánh vào não tính. Nhạc tình bây giờ là tình ca của người mất trí.

                      Tình khúc Trịnh Công Sơn ra đời, từ giàn phóng là Quán VĂN được hỏa tiễn Khánh Ly đưa vút vào phòng trà, rồi vào băng cassette và chỉ trong một thời gian ngắn chinh phục được tất cả người nghe. So với tình khúc của ba bốn chục năm qua, ngôn ngữ trong nhạc Trịnh Công Sơn rất mới, chất chứa những hình ảnh lạ lùng, quyến rũ như cơn mưa hồng, thuở hồng hoang, dấu địa đàng, cánh vạc bay...

                      Tình yêu trong nhạc của anh là những cảm xúc dữ dội như trái phá con tim mù lòa, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng... Cuộc đời là hư vô chủ nghĩa, con người sống trong cảnh Chúa, Phật bỏ loài người. Cuộc đời còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi... Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn... Buồn tủi cho thân phận con người nên nhánh cỏ cũng xót xa, phiến đá cũng ưu phiền, và chỉ còn những mưa và mưa để xoa dịu vết thương mở lớn! Hãy nghe thêm những câu hát về mưa trong Diễm Xưa: “Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động, Làm sao em biết bia đá không đau? Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau...”

                      Diễm Xưa cho thấy rõ tiếng hát đứt đoạn của nội tâm về nỗi đau con người trong tình yêu, thấy thêm sự hoang vắng của tâm hồn. Bị ám ảnh bởi mưa đến độ còn nhìn ra mầu sắc của mưa - mưa hồng - Trịnh Công Sơn nói lên nỗi bàng hoàng của con người khi thấy cái chết nằm ngay trong sự sống: “Người ngồi xuống xin mưa đầy, Trên hai tay cơn đau dài, Người nằm xuống nghe tiếng ru, Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ ?”

                      Nguyễn Ðình Toàn gọi nhạc Trịnh Công Sơn là những bản tình ca không có hạnh phúc, những bài hát cho quê hương đổ vỡ. Cũng là phản ứng của người đau đớn trước hoàn cảnh đất nước, nhưng nó là sự chịu đựng và chết lịm hơn là sự nổi sùng và chửi bới. Có lẽ vì tác giả là người lớn lên ở Huế, một thành phố nên thơ, hiền hòa, không chấp nhận bạo động. Tôi vẫn cho người Việt ở ba miền đất nước có những phản ứng khác nhau trước những hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ người con gái miền Bắc thất tình thì phản ứng bằng sự điên giả - CHÈO có vở Vân Dại Giả Ðiên - hay điên thật rồi nguyền rủa, chửi bới cuộc đời (như ông giáo ở Phú Nhuận nói ở chương trên). Sự phản ứng của người gái Huế là buông xuôi (fatalisme), mất người tình là nàng có thể đâm đầu xuống sông tự tử. Còn ở miền Nam à? Không oong đơ gì cả, người thất tình sẽ đốt chồng như cô Quờn.

                      Về phần nhạc, toàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, rắc rối vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đại. Bài hát chỉ cần một chiếc đàn guitare đệm theo, nếu hoà âm phối khí rườm rà thì không hợp với những bài hát soạn theo thể ballade này.

                      Từ nhạc tình yêu, thân phận con người, Trịnh Công Sơn chuyển qua nhạc thần thoại quê hương. Âm nhạc ở miền Nam trong thời gian này thật phong phú. Vẫn có những bài hát soạn cho tuổi choai choai : Em 16, Em Mới Biết Yêu Ðã Biết Sầu, Túp Lều Lý Tưởng, Người Tình Chung Vách, Người Tình Chung Thủy và cho người lính Cộng Hòa: Lính Mà Em, Lính Dù Lên Ðiểm, Lính Nghĩ Gì, Lính Xa Nhà, Lời Người Lính Xa, Lính Trận Miền Xa, Anh Là Lính Ða Tình, Người Lính Chung Tình, Ðám Cưới Nhà Binh... Và có thêm những bài hát phản ứng trước cảnh tang thương của đất nước. Như đã nói trong chương trước, nhạc tâm ca, du ca lúc này là sự phẫn nộ của thanh niên khi thấy mình bị đưa lên giàn hoả thiêu hoặc phải đi vào quê hương bằng cuộn dây thép gai... rồi xuống vỉa hè và trở thành tục ca.

                      Bây giờ, ngoài những ca khúc đi vào tình nhớ, tình xa, tình sầu... với cơn chết lịm, với nỗi muộn phiền và niềm xót xa trong cảnh cô đơn mà ta đã biết, nhạc Trịnh Công Sơn phản đối nghịch cảnh bằng cách khác. Nhạc anh đi vào quê hương bằng bước chân của người con gái da vàng, của em bé lõa lồ suốt đời lang thang...

                      Sống cùng thời với những người đi vào quê hương qua nhiều nẻo đường, Trịnh Công Sơn cũng nhận diện lại quê hương. Ði tìm quê hương, phải sống những ngày dài trên quê hương thì phảt hát bài quê hương, phải nhỏ giọt nước mắt cho quê hương khi thấy quê hương hình hài nát dấu bom với xác người chết hai lần... Phải gặp những người tình có người yêu chết trận Pleime hay chết ở chiến khu D, gặp thêm người già em bé, chị gái anh trai, người phu quét đường, đồng hóa họ là người nô lệ da vàng, ngủ im trong căn nhà nhỏ... chờ ngày quê hương sáng chói, đứng dậy hò reo, chờ Hòa Bình đến tiếng bom im, cho những bước đi trên những con đường không chông mìn, cho đường giao thông chắp nối chuyến xe qua ba miền, ngày Thống Nhất tới cho những tình thương vô bờ...

                      Nhạc thần thoại quê hương, nhạc tình yêu và thân phận con người của Trịnh Công Sơn có một tư tưởng chỉ đạo khá rõ, dù toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác chữ lẫn hồn thơ, nghe bảng lảng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa, nhưng nếu nghe kỹ cũng tìm ra ý chính: Trịnh Công Sơn muốn nói lên nỗi đau con người trong cuộc sống hiện đại, có tình yêu, có chiến tranh, có hận thù, có cái chết dễ dàng như chết trong mơ. Anh ca tụng tình yêu và - cũng như bất cứ nghệ sĩ nào ở trên đời này - anh chống bạo lực và chống chiến tranh.

                      Một, hai năm trước biến cố 30-4-1975, nhạc Trịnh Công Sơn đi vào Thiền, có lẽ cũng giống như tôi đi vào Ðạo Ca, vì lũ chúng tôi, khi nhập cuộc khi xuất thế... như thể sống lửng lơ giữa thiên đường và địa ngục.

                      ******

                      Phạm Duy nói về Trịnh Công Sơn

                      Phạm Duy


                      (Ðọc trong đêm họp mặt của bạn bè, 3 April 2001, tại Quận Cam trong khi Saigon đang làm lễ an táng TCS.)

                      Từ 1975 cho tới năm 2000, suốt 25 năm xa quê hương đất nước, tôi không có cơ hội để theo dõi sinh hoạt của âm nhạc Việt Nam và không biết sau cơn hồng thủy, nhạc Trịnh Công Sơn ra sao, là nhạc chắp cánh bay lên hay nhạc la đà chìm xuống? Nhưng qua dăm bẩy băng nhạc sản xuất tại Hoa Kỳ trong đó có vài ba bài ca mới soạn của Trịnh Công Sơn thì tôi thấy nhạc của anh vẫn là nhạc tình yêu và nhạc thân phận làm người.

                      Nhưng vào năm 1980, ngẫu nhiên Trịnh Công Sơn và tôi cùng có mặt ở Paris, trong nỗi vui mừng gặp nhau của hai người cùng có chung một phận, Trịnh Công Sơn hát cho tôi nghe bài hát “Lặng Lẽ Nơi Này” mà anh vừa mới viết ra:

                      Trời cao đất rộng,
                      Một mình tôi đi
                      Một mình tôi đi
                      Ðời như vô tận,
                      Một mình tôi về
                      Một mình tôi về...với tôi!

                      ... thì tôi thấy nghệ sĩ nào rồi cũng phải mang số phận cô đơn truyền kiếp, ở quê hương hay xa quê hương, vào thời bình hay chinh chiến, giữa đám đông hay khoảng trống, nơi thiên đàng hay địa ngục... Chỉ còn có thể về với mình, “về với tôi” như Sơn đã nói.

                      “Trời cao đất rộng, một mình tôi đi ...” Cô đơn truyền kiếp phải chăng là kiếp của nhiều ca nhân? Văn Cao khi mới chỉ là chàng Trương Chi tuổi còn rất xanh, tài hoa đang nở rực, chưa hề biết phận mình mỏng manh ra sao trong cơn gió lốc sẽ tới, mà cũng đã chỉ muốn “Ngồi đây ta gõ mạn thuyền. Ta ca, trái đất còn riêng ta!”

                      Còn tôi? Tôi còn phải sống, đôi khi phải đổi chỗ đứng, đổi chỗ ngồi cho đỡ buồn trong cõi trần ai sầu muộn này, từ rất lâu ngồi đâu thì cũng chỉ là ngồi một mình trong cái TA.

                      Hôm nay là ngày an táng Trịnh Công Sơn. Vào giờ phút anh đã thực sự về với đất, với trời, nghĩa là về với mình rồi, chúng tôi biết rằng anh đã nghìn lần nói lên nghìn lời trối trăn qua tác phẩm, lời nào cũng làm cho mọi người thấy được nỗi đau làm người, nỗi đau tình cờ, cơn đau chưa dài và cơn đau lên đầy, quá nửa đời người không một ngày vui...

                      Nhưng theo tôi, có lẽ sau đây là lời trăn trối tuyệt diệu nhất, lời cuối cùng Trịnh Công Sơn nói với Trịnh Công Sơn:

                      Ðừng tuyệt vọng,
                      tôi ơi đừng tuyệt vọng,
                      Lá mùa Thu rơi rụng
                      giữa mùa Ðông
                      Ðừng tuyệt vọng,
                      em ơi đừng tuyệt vọng
                      Em là tôi và tôi cũng là em.
                      Con diều bay
                      mà linh hồn lạnh lẽo
                      Con diều rơi
                      cho vực thẳm buồn theo
                      Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ?
                      Tôi là ai mà còn trần gian thế!
                      Tôi là ai, là ai... là ai
                      Mà yêu quá đời này!

                      http://www.saigonmusic.net/lyrics-view.cgi?lyric_ID=O7%3C%DA&PHPSESSID=c0edc641aea3dfcb8c47dbd86f963e60

                      #26
                        hoaha 30.10.2005 14:27:32 (permalink)
                        Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh: Không có đâu gắn bó bằng quê hương


                        Một nhan sắc mặn mà, gợi cảm, một giọng nói lên bổng xuống trầm ngọt ngào, một phong cách từ tốn, đoan trang:.., chất Huế ở chị dường như vẫn đậm đặc sau gần 30 năm sống ở nước ngoài. Có lẽ vì vây mà bạn bè không mấy ai ngạc nhiên khi nghe tin chị đang làm thủ tục hồi hương.

                        Chị là “Út cưng” trong gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS), là người duy nhất trong bảy người em đã theo anh đi vào con đường âm nhạc.

                        + Trong mắt cô em út thì hình ảnh người anh cả TCS như thế nào?

                        - Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh: Khi ba mất, tôi mới bốn tháng... trong bụng mẹ nên khi lớn đủ để nhận biết thì đã thấy anh Sơn thay thế ba, cùng má lo cho các em. Với chúng tôi, anh vừa thương yêu, chăn dắt như người anh, vừa nuôi dưỡng, dạy dỗ như người cha. Ngày ba chúng tôi đi xa, má mới 32 tuổi, một mình ở vậy nuôi con, nên đối với má, anh vừa là con vừa như một người bạn.

                        Có hai thứ má thuộc làu làu, một là Truyện Kiều, hai là những ca khúc của anh tôi. Những lúc cao hứng, má thường hát một mình. Mỗi khi viết được bài nào mới, anh tôi luôn hát trước cho má nghe để góp ý. Thường thì má gật đầu cho qua, nhưng thỉnh thoảng má nói: “Má nghĩ nên thay chữ này, Sơn nghĩ sao?". Và anh Sơn thường thấy má có lý. Anh rất thương yêu và kính nể má, mỗi khi đi đâu về tới nhà, cổng vừa mở, câu đầu tiên của anh tuôn là: "Bà đâu rồi?".

                        + Trước đây, nói tới ca sĩ hát nhạc Trịnh, người ta thường nghĩ đến Khánh Ly, vậy nên sự xuất hiện của Trịnh Vĩnh Trinh quả là một điều bất ngờ đối với công chúng?

                        - Tôi được má dạy hát nhạc của anh Sơn ngay từ khi còn rất nhỏ. Lúc học ở trường phổ thông, tôi luôn là trưởng ban văn nghệ. Sau khi được lên truyền hình Huế, nhiều nơi mời tôi đi hát, nhưng gia đình không cho. Thời gian ấy, thỉnh thoảng, anh bảo: "Chuẩn bị chiều đi hát với anh!". Vậy là tôi hiểu anh sắp có buổi biểu diễn cho sinh viên ở đâu đó. Cơ hội để tôi đi hát chuyên nghiệp khá nhiều nhưng đều bỏ qua hết. Có lần, cả hai anh em được mời sang Nhật hát, nhưng lúc ấy chính quyền Thiệu ra một số điều kiện, anh Sơn không chấp nhận nên người ta không cấp giấy phép cho anh đi, và thế là tôi cũng ở nhà.

                        + Chị có kỷ niệm nào sâu sắc trong những lần đi hát với anh mình?

                        - Đó là lần đầu tiên tôi về nước sau một thời gian định cư ở nước ngoài. Buổi diễn ở Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM đêm ấy trên sân khấu chỉ có ba người: anh Sơn, anh Tâm - một người bạn của anh Sơn và tôi. Anh Tâm là kiến trúc sư nhưng chơi dương cầm khá giỏi và đệm nhạc anh Sơn rất hay. Khi anh Sơn cất tiếng hát: “Đêm chong đèn ngồi nhớ lại...” (Huyền thoại mẹ), bỗng dưng đèn tắt, điện cúp, chỉ âm thanh của micro. Giữa không gian tối đen đó, chỉ nổi lên giọng hát và tiếng guitar thùng của anh Sơn.

                        Đêm ấy, khán giả rất đông, bên trong hội trường quá tải, họ ngồi tràn ra kín cả khoảng sân bóng chuyền phía trước. Chương trình kéo dài quá khuya, có người bế con ngủ trên vai chen đến xin chữ ký. Không còn tay để lấy sổ, họ chìa cho anh Sơn ký trên lưng áo của cháu bé. Thật là một hình ảnh xúc động. Đêm đó, về nhà hai anh em tôi cứ có cảm giác lâng lâng khó tả.

                        + Chị là một trong ba nữ ca sĩ được nhạc sĩ TCS lúc sinh thời bày tỏ sự hài lòng. Chị tự đánh giá giọng ca của mình như thế nào?

                        - Vì là em nên tôi phải hiểu anh mình. Âm nhạc của anh Sơn lạ lắm, tôi chỉ cần nghe anh hát qua một lần là nhớ, gần như không cần tập. Ngay cả khi đang ở Canada, nhận được một bản nhạc mới của anh gửi sang, đọc qua là tôi biết anh mình muốn hát thế nào. Hát nhạc người khác, tôi thể hiện theo ý thích của mình, nhưng nhạc của anh Sơn thì tôi chỉ muốn hát theo ý anh mà thôi. Có lần, một nam ca sĩ trẻ mới chập chững vào nghề đến xin anh chỉ cách hát. Ngồi trên lầu, nghe anh Sơn hát đi hát lại mà cậu ấy vẫn chưa hiểu được ý, sợ anh mệt, tôi vội chạy xuống hát giúp. Nghe xong, nét mặt anh bừng tên: "Đúng rồi!".

                        +Người ta bàn rất nhiều đến những người yêu của nhạc sĩ TCS. Tình cảm của chị đối với họ ra sao? Theo chị, ai mới là người thực sự yêu TCS?

                        - Như anh tôi đã từng nói, chỉ một bóng hồng đi thoáng qua, cũng làm cho anh xúc động. Cái gì đẹp đi qua trong cuộc đời anh tôi cũng đều trở thành bài hát. Anh là một người độc thân nên ai đến với anh, anh cũng đều đáp lại, nhưng là tình gì thì điều đó gia đình tôi không quan trọng. Gia đình tôi có thói quen xem bạn của từng người là bạn chung của cả nhà. Trong số những bạn gái của anh tôi, có một chị rất đẹp, dáng dấp rất quý phái, học cùng trường Đồng Khánh với chị Ngân của tôi. Anh rất yêu chị. Mỗi ngày, anh đều viết một lá thư và sai chị Tâm của tôi đạp xe đạp đem thư đưa tận tay cho chị. Được đạp xe trên những con đường đẹp một cách thanh bình, yên ả ở Huế lúc ấy là nỗi "thèm khát” của tôi. Nhiều tần tôi xung phong xin đi đưa thư nhưng anh không cho vì còn quá nhỏ. Anh Sơn đã viết cho chị rất nhiều ca khúc.

                        +Còn đối với Khánh Ly?

                        - Ngày còn nhỏ, tôi đã thấy chị Khánh Ly ra Huế nhiều lần. Thường ngày, anh chị em tôi đều phải đi ngủ trước chín giờ tối để sáng mai đi học. Mỗi khi có chị Khánh Ly, má cho chúng tôi thức, có khi suốt đêm, để nghe anh Sơn và chị hát. Đèn điện được tắt hết, chỉ thắp toàn đèn cầy, không gian thật ấm cúng và lãng mạn. Giữa anh Sơn và chị Khánh Ly là một tình bạn rất sâu sắc, hiểu nhau qua âm nhạc.

                        + Từ ngày nhạc sĩ TCS mất đến nay, không ai thấy Trịnh Vĩnh Trinh xuất hiện trong chương trình biểu diễn nào, kể cả những đêm tưởng nhớ anh mình?

                        - Đúng là tôi đã từ chối khá nhiều lời mời, không hát ở đâu cả từ ngày anh tôi mất. Nỗi buồn đau quá lớn khiến tôi không thể làm khác. Nhưng tôi đã suy nghĩ lại, thấy rằng việc hát còn là trách nhiệm đối với anh mình. Do sức khỏe, tôi chỉ hát để thu đĩa mà thôi.

                        + Vì sao đang làm ăn phát đạt ở nước ngoài, chị lại quyết định hồi hương?

                        - Tôi đã ở nước ngoài gần 30 năm và thấy như vậy là quá đủ, tới tuổi này, chỉ thích về sống ở VN. Cả ba chị em tôi đều đang làm thủ tục trở về. Thật ra, tôi đi là vì hoàn cảnh, vì con, bây giờ, chúng đã lớn, không cần mình chăm bẵm như trước nữa. Mội người VN ra đi hầu hết đều do hoàn cảnh. Đất nước người ta, dẫu có đẹp mấy cũng là của người ta. Nói không ai tin, đi xa tôi nhớ cả cái bụi, cái nóng, cả cái cách lê dép khi gặp đèn xanh, đèn đỏ của người mình. Không có đâu để mình gắn bó bằng quê hương.

                        + Phải chăng điều đó chị đã học từ người anh nhạc sĩ của mình?

                        - Má và anh Sơn là mẫu mực cho anh chị em chúng tôi noi theo. Chúng tôi thừa hưởng từ má cái đẹp của công, dung, ngôn, hạnh và học ở anh Sơn, ngoài lòng yêu nước là sự bao dung đối với cuộc đời. Anh dạy chúng tôi biết cho cuộc đời cái gì và biết nhận lại gì từ cuộc đời. Cuộc đời ngắn ngủi, phù du; phận người nhỏ bé, hữu hạn nên cho nhau cái tình là quý hơn cả.

                        + Xin cảm ơn và chúc chị hạnh phúc.

                        http://www.nld.com.vn/tintuc/van-nghe/nguoi-cua-cong-chung/129466.asp
                        #27
                          hoaha 17.11.2005 23:19:33 (permalink)
                          Vì sao tôi đến với Trịnh Công Sơn

                          Frank Gerke - Trịnh Công Long

                          Tôi đã say mê âm nhạc từ khi là một đứa bé chưa hề biết chữ cái nào, và âm nhạc đã luôn luôn đóng một vài trò rất quan trọng trong đời sống của tôi cho đến nay. Hồi tôi là một thư sinh ngây thơ mới lên 17 tuổi, học lớp 11 trung học phổ thông, tôi rất thích âm nhạc Elvis Presley, dường như bài nào cũng thuộc lòng hết. Thời đó, tôi có một người bạn Việt Nam tên là Vinh, và tôi đã bắt đầu học tiếng Việt với anh ấy. Nhưng Vinh không những dạy tiếng Việt mà còn giới thiệu âm nhạc Việt Nam cho tôi. Có một ngày anh Vinh đã tặng cho tôi một băng cát-sét mang tên là „Sơn ca 7“. Tôi mở lên và lần đầu tiên nghe được nhạc Trịnh Công Sơn qua giọng hát của Khánh Ly. Khi đang nghe những bài như Nhìn những mùa thu đi, Mưa hồng, Tuổi đá buồn v.v. tôi hoàn toàn im lặng, người như tê dại vì chưa bao giờ có thứ âm nhạc nào có sức lực thu hút tôi đến mức quên tất cả những gì đang diễn ra chung quanh tôi như âm nhạc lạ lùng, lại đẹp đẽ vô cùng này. Thật ra, tôi mới học được tiếng Việt chỉ một vài tháng thôi, cho nên chưa hiểu hết về ý nghĩa của những lời hát, nhưng vẫn hiểu được tư tưởng của tác giả qua nốt nhạc và cách trình bày của ca sĩ. Sau đó, tôi đi bất cứ chỗ nào, luôn luôn mang theo băng cát-sét này. Chỉ có một điều là tôi không ngờ sẽ có một ngày tôi gặp chính tác giả của những bài hát đó.
                          Năm 1996 Hội Chợ Sách Frankfurt đã tổ chức hai cuộc triển lãm sách Đức tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tôi được mời tham gia với tư cách là tư vấn. Ở Đại Sứ Quán Đức tại Hà Nội cùng với đối tác phía Việt Nam, đã chuẩn bị cuộc triển lãm cũng như chương trình văn nghề Đức kéo dài hai tuần lễ rất sinh động và chu đáo. Ngày lễ khai mạc có rất nhiều nhân vật tên tuổi trong giới lãnh đạo cũng như văn nghệ sĩ Việt Nam đến dự. Nhưng khi bay vào TP. Hồ Chí Minh để lo việc tổ chức triển lãm, tôi nhận thấy tại đây chưa chuẩn bị được gì. Hồi đó ở Sài Gòn tôi chỉ biết duy nhất một nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Khi tôi ngỏ ý anh Sáng đã nhận lời mời đến dự lễ khai mạc triển lãm ngay. Vậy thì ít nhất là có một nhân vật quan trọng đến dự.
                          Một buổi trưa, ba ngày trước ngày khai mạc, trời nóng bức nắng ối chang chang, tôi đang ngồi ở nhà bạn tri âm tri kỷ uống bia hơi cho nó mát. Sau khi hai người bạn đã uống hết hai lít thì bắt đầu nói nhiều: Rượu vào lời ra! Lúc đó tôi đã nói với bạn mình, tên là anh Hùng, như thế này:
                          „Hùng ơi! Mình chỉ mời một nhà văn duy nhất là anh Sáng không đủ đâu. Mình phải mời thêm một vài người văn nghệ sĩ nữa chứ!“
                          Hùng hỏi lại: „Mầy còn muốn mời ai nữa? Mình đâu có biết văn nghệ sĩ nào nữa đâu!“
                          „Tao muốn mời Trịnh Công Sơn!“, tôi trả lời nói.
                          „Mầy xỉn chưa? Trịnh Công Sơn quá nổi tiếng, làm sao mời được! Nếu mình gởi lời mời cho Trịnh Công Sơn, chưa chắc anh ấy sẽ nhận lời mời của mình. Vả lại tao cũng không biết nhà Trịnh Công Sơn ở đâu cả. Quên cái đó đi!“, Hùng đáp lại.
                          Nhưng tôi chưa chịu đầu hàng: „Hùng, tao vẫn muốn mời Trịnh Công Sơn. Bây giờ mầy đừng có uống nữa, suy nghĩ đi, thử xem làm sao làm quen được với Trịnh Công Sơn!“
                          Sau khi suy nghĩ một vài phút, Hùng bảo: „Chỉ có cách duy nhất là mình phải lên Hội Âm Nhạc Thành phố, xin địa chỉ của Trịnh Công Sơn.“
                          Vậy, hai thằng vớ vẩn leo lên xe, phóng xe đến Hội Âm Nhạc. Xin được địa chỉ của Trịnh Công Sơn là 47C Phạm Ngọc Thạch, Quận III, hai thằng đến đó ngay. Đứng trước cổng nhà anh Hùng muốn gõ cổng, nhưng tôi kêu anh đừng làm cái đó vì bên phải ở góc bức tường có bảng nhỏ để: „Xin bấm chuông!“ Bấm chuông xong, có người giúp việc ở nhà mở cửa cổng hỏi tôi: „Anh muốn gặp ai?“ „Dạ, cho tôi xin gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!“, tôi bảo.
                          „Cậu Sơn đang ngủ trưa. Xin anh nhắn tin lại, vào buổi chiều lúc năm giờ rưỡi ghé lại đây gặp cậu Sơn.“, người giúp việc trả lời nói giọng Huế đặc sệt.
                          Tôi làm theo lời nói của người giúp việc, móc ra một tờ giấy nhỏ ghi như sau: „Thưa bác Trịnh Công Sơn, cháu tên là Frank Gerke, tên tiếng Việt là Long. Cháu là người Đức rất mong muốn gặp được bác để trao đổi về văn học Việt Nam. Buổi chiều, năm giờ rưỡi, cháu sẽ ghé lại. Xin cảm ơn rất nhiều.“ Ký tên xong tôi đưa tờ giấy ấy cho người giúp việc, về sau mới biết được người con gái Huế ấy mang tên là Tí.
                          Buổi chiều hôm ấy, đúng năm giờ rưỡi, tôi lại có mặt trước cổng nhà Trịnh Công Sơn, bấm chuông và được mời lên phòng của nhạc sĩ. Đứng trước cửa tôi tự kiểm tra mình ăn mặc cho đủ lịch sự, sau đó gõ cửa, mở cánh cửa ra bước vào phòng, đứng đó như con nít khoanh tay đàng hoàng: „Chào bác!“ Tôi lễ phép chào anh. Trịnh Công Sơn cùng một số người bạn đang ngồi trước bàn trọn có một vài ly rượu. Anh đang ngồi một tay để trên bành ghế, một tay cầm một điếu thuốc, nhìn tôi hơi lâu như nhìn một nhân vật lạ lùng, sau đó phì cười. Và mọi người trong phòng đều cười theo. Tôi giật mình nghĩ thầm: „Chết rồi, mình đã phạm sai lầm gì đậy?“ Sau đó, Trịnh Công Sơn nói:
                          „Long qua đây ngồi ghế kế bên mình. Nhưng, đừng kêu mình bằng bác nữa, vì Long kêu bằng bác làm mình cảm thấy già quá!“ Vậy là lần đầu tiên tôi được ngồi với anh Sơn. Anh rót rượu mời tôi, sau đó hỏi thăm trăm thứ về đời tôi. Từ năm 1996 đến 1999, tôi đã đi làm cho một dự án hợp tác phát triển được thực hiện trên Buôn Ma Thuột, thành phố mà anh Sơn hay gọi là „Buồn Muôn Thuở“. Trong suốt thời gian tôi làm việc ở Việt Nam tôi đã được dịp gặp lại anh Sơn nhiều lần, cùng anh đi la cà, vui chơi, ca hát...
                          Lần đầu tiên tôi hát cho anh Sơn nghe là ngày quốc khánh năm 1996. Buổi chiều đó một số anh em văn nghệ sĩ tổ chức liên hoan ở Câu Lạc Bộ Nhạc Sĩ. Hai vợ chồng tôi đã đến đón anh Sơn ở tại nhà riêng, đi cùng với anh trên một ciếc xe taxi. Hôm ấy còn có một chương trình văn nghệ, và dù trời mưa tầm tã vẫn rất đông khán giả đến nghe. Khi ngồi cạnh anh Sơn, tôi đã đề nghị với anh cho phép tôi đóng góp vào chương trình một tiết mục cho vui. Anh Sơn bảo: „Long chờ một tí.“ Anh ngồi hút điếu thuốc suy nghĩ một vài giây xong hỏi tôi: „Long hát bài nào?“ „Em sẽ hát Diễm xưa, được không anh?“, tôi trả lời. Anh gật đầu.
                          Anh Sơn dẫn tôi đi phía đằng sau sân khấu. Trước khi người giới thiệu chương trình lại kịp giới thiệu ca sĩ Cẩm Vân lên sân khấu, anh Sơn ra cầm micro, nói một vài lời chúc quốc khánh với khán giả, sau đó tự hát tặng cho người ta nghe một bài. Hát xong anh giới thiệu tôi:
                          „Hôm nay có một người bạn của tôi ở đây tên là Frank Gerke (Ngạc nhiên thay, mặc dù không biết tiếng Đức, không có tập trước gì hết, anh phát âm tên tôi quá chuẩn!), là người Đức, tên bằng tiếng Việt là Long, vì anh ấy sinh ra năm rồng. Anh Long xin hát một bài của tôi tặng cho các bạn.“
                          Rồi anh kêu tôi ra sân khấu. Lúc đó tôi cũng hơi run, vì mình thật sự phải hát, không còn cách thoát nào nữa... Nhạc sĩ Bảo Phúc cùng tôi ra sân khấu đệm organ, tôi cầm micro và bắt đầu hát „Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ...“ theo kiểu slow rock, phối hợp với những động tác như Elvis Presley trình diễn trên sân khấu! Ban đầu anh Sơn vẫn đứng trên sân khấu xem để nếu cần thiết, có thể ra tay giúp tôi, vì trước đó anh chưa bao giờ nghe tôi hát. Tôi phỏng đoán như vậy. Nhưng sau đó, khi mọi việc đã diễn ra tốt đẹp, anh mới bước về chỗ của mình giữa bạn bè. Rất may, tôi được khán giả vỗ tay tán thưởng. Sau khi rời sân khấu, trở lại chỗ ngồi. Anh Sơn đã thốt lên bằng tiếng Anh: „It’s wonderful, it’s wonderful! (Tuyệt vời, tuyệt vời!)“, ôm chặt lấy tôi. Có lẽ, anh đã nói bằng tiếng Anh, vì nghĩ rằng bà xã tôi chưa biết tiếng Việt. Hôm đó vợ tôi có chụp ảnh. Một vài ngày sau tôi chọn một trong những hình ảnh của buổi „trình diễn“ đầu tiên của tôi ở Việt Nam, phóng lớn, đóng khung và mang đến nhà tặng anh Sơn làm kỷ niệm. Bức ảnh ấy anh treo trên bức tường trong phòng làm việc - tiếp khách của anh. Trên tấm ảnh, anh đã ghi: „Diễm xưa – ROCK“! Sau này tôi vẫn hát nhạc của anh, nhưng tôi đã thay đổi phong cách, không hát kiểu nhạc rock và cũng không múa nữa trên sân khấu.
                          Tháng 10 năm 1999, đúng một ngày trước khi ra khỏi Việt Nam bay về Đức, tôi cùng con gái tôi lên nhà thăm và tạm biệt với anh Sơn. Con gái tôi, tên là Melanie, tên bằng tiếng Việt là Mỹ Liên, sinh ở Bệnh viện tỉnh Đak Lak, hồi này mới 15 tháng. Anh Sơn mời tôi ăn cơm trưa: Vịt quay Bắc Kinh. Buổi ấy, gần như suốt thời gian ngồi và trò chuyện anh ôm bồng đùa chơi em bé Melanie, quên cả ăn cơm luôn. Melanie thích quá cứ cười khúc khích. May mắn thật, hôm đó tôi đã mang theo máy chụp ảnh, chụp được một vài kiểu rất đẹp. Đến giờ phút chia tay, tôi vô tình chảy nước mắt một vài giọt lệ. Anh Sơn bảo rằng. „Toa (em) đừng nên khóc. Sẽ có một ngày moa toa (anh em mình) sẽ gặp lại vui chơi với nhau.“ Nào có ai hay, buổi ấy là buổi...
                          Sau khi về Đức tôi không còn dịp gặp lại anh Sơn nữa. Chỉ một vài lần gọi điện thoại cho anh, gửi email cho nhau. Ngày 28 tháng 2 năm 2001 tôi đã gọi điện thoại để chúc mừng sinh nhật anh. Đó cũng là lần cuối cùng tôi đã nói chuyện với anh Sơn. Giọng của anh lúc bấy giờ yếu lắm rồi. Anh đã kể cho tôi rằng anh đang bị đau nặng, đau chân, đau họng, đau cả cơ thể. Tôi đã cố gắng an ủi anh, nói với anh rằng các bác sĩ sẽ có cách giúp anh. Tôi cũng đã nói với anh: „Khoảng mùa hè năm nay em sẽ về Việt Nam, chắc lúc đó anh sẽ hết bệnh luôn!“ Anh trả lời: „Hy vọng như thế. Lúc Long về chắc là vui lắm!“ Đúng một tháng sau tôi được tin buồn từ Việt Nam về. Đầu năm 2002 tôi mới có dịp về Việt Nam, và tôi đi thăm lại anh Sơn, uống rượu với anh, hát lại cho anh nghe những bài không năm tháng… ngay trước chốn an nghỉ cuối cùng của anh.


                          Bonn, CHLB Đức, ngày 25/02/2003


                          http://www.tcs-forum.org/trinhcongson/FranckGerke
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.11.2005 23:21:46 bởi hoaha >
                          #28
                            hoaha 17.11.2005 23:30:48 (permalink)
                            Có nghe ra điều gì

                            Trịnh Công Sơn, 1973


                            Nỗi bất hạnh lớn nhất của chúng ta là luôn luôn có một kẻ thù để chống lại. Trong suốt hành trình của lịch sử, những kẻ thù mang tên khác nhau. Bất hạnh lớn dần để trở thành hiểm họa khi hai kẻ thù nghịch mang cùng một tên chung.

                            Tôi chưa bao giờ được biết về sự công bằng. Nhưng tôi muốn rằng những xác chết anh em phải được chia đều lòng thương tiếc. Trên những nhân danh chúng ta không cúi đầu, nhưng chúng ta phải quàng vòng hoa phúng điếu cho phận người hiu hắt. Chân lý chưa biết nằm ở đâu, nhưng tôi tin rằng chân lý không đến từ bạo lực.

                            Đời sống Việt Nam đã dạy chúng ta những bài học vĩ đại. Dạy biết từ một tấm lòng nhỏ nhen đến một tâm hồn cao cả. Dạy từ mưu toan giết chết một người đến kế hoạch giết chết hàng vạn người. Chúng ta biết rõ từ một tên hề mặt phấn môi son đến một tên ngụy quân tử.

                            Làng mạc, núi rừng đã thành đấu trường. Phố thị làm sân khấu.

                            Thời thơ ấu, qua những bài học lịch sử, lòng tôi xao xuyến biết bao về những tấm gương ái quốc. Tôi đã yêu mến những biên giới quê hương như vòng tay người mẹ ôm hôn che chở đàn con. Lòng tôi, những biên giới cũng được dựng lên từ đó. Không phải những biên giới của thù hận mà chỉ là lằn mức địa lý chia những cuộc chơi riêng đầy quen thuộc và thân ái.

                            Lớn lên, tôi dần dần rơi vào những hoài nghi. Những hoài nghi như đám mây đen, đe dọa cơn bão lớn. Tôi biết rằng khi cơn bão đến, những gì đẹp đẽ được nuôi dưỡng từ ấu thơ sẽ bị cuốn phăng đi.

                            Đã bao nhiêu năm tháng tôi ngồi nhìn những mùa nước lên. Thành phố Huế mỗi năm đều có những cơn lụt. Một đôi lần lụt lớn, nước nguồn ồ ạt mang về bao nhiêu của cải của rừng sâu: voi, cọp, bò rừng, trăn, gỗ quí... Vốn liếng ẩn giấu của thiên nhiên lao đi trong một tốc độ cuồng nhiệt. Tất cả đều ngơ ngác, lạc lối, trần trụi.

                            Nhiều lần, tôi đã mong được thấy những giá trị hão huyền, bén rễ sâu xa trong tâm não tôi, được tống ra ngoài, trong cách thế đó.

                            Tôi không phải là kẻ dễ mất niềm tin, nhưng trong tôi, rất vô tình những trái độc đã làm mùa của chúng.

                            Tôi đã đi qua nhiều thành phố của quê hương. Mỗi nơi đều có những đêm gặp gỡ cùng tuổi trẻ. Chúng tôi nuôi dưỡng hy vọng và gửi đến nhau sự phân ưu chung bằng tiếng hát. Chính trong lúc, khi tiếng vỗ tay đập vào nhau nhịp nhàng và đều đặn cùng tiếng hát, lòng tôi bỗng chùng lại trong một ái ngại vô bờ. Tôi bỗng muốn thu mình thành một bóng tối nhỏ trước những con mắt trong sáng vây quanh. Với những trái tim quí báu kia, có thật tôi đã mang đến một điều gì tốt đẹp?

                            Chưa bao giờ tôi có ý nghĩ tự đề nghị với mình một trách nhiệm quá lớn. Nhưng khi đã lỡ nhận chịu những cảm tình nồng hậu từ đám đông, thì những tình cảm kia phải được đền bồi.

                            Quanh tôi, bỗng dưng những chấn song được dựng lên. Những chấn song dù êm ái nhưng làm mỏi mệt. Mỏi mệt vì tôi biết rõ mình chỉ cưu mang nổi một tiếng thở than quá ư phù du từ một con tim bén nhạy. Đời sống chung quanh thì tự bản chất vốn hủy hoại và vô tình. Tôi không đủ là một con đê hay một báo hiệu mới mẻ.

                            Nhưng dù sao, mọi sự đã lỡ. Lịch sử đã lỡ lên đường và tôi cũng đã lỡ để một bàn chân trong cơn xung động.

                            Mọi sự hoàn tất đều có đôi chút bị hiểu lầm. Người trong cuộc mới thấu hiểu được cái tang thương của từng kết quả. Lịch sử có niềm đau riêng của nó. Cá nhân cũng có cái xót xa riêng. Bởi lẻ chưa có một tổng hợp đích xác nào về thân phận con người. Vũ trụ luôn luôn biến đổi, làm sao toan tính nổi. Cho nên điều hiển nhiên là mọi sự thành tựu càng lớn lao, càng ẩn giấu niềm tuyệt vọng.

                            Mỗi dự phóng về hạnh phúc con người đều là nguồn cội của hố thẳm. Luôn luôn có sự nhầm lẫn về chữ nghĩa. Người ta đánh bóng sự đổ vỡ và gọi đó là niềm bi tráng của phận người. Dự phóng càng lớn, càng dài càng xa cách con người. Và tất nhiên càng mở rộng hố thẳm. Đến lúc đạt được đỉnh cao thì chính là lúc kề cận nhất với vực sâu. Và có thực sự đó là một đỉnh cao?

                            Vì thế, tôi gọi những kẻ muốn lấp biển vá trời là những con người đam mê tuyệt vọng. “Mọi đam mê đều vô ích”. Đam mê tuyệt vọng dẫn ta về hư vô. Bao nhiêu cánh cửa hư vô đã mở toang cuối những chặng đường đẫm máu của lịch sử nhân loại. Những thế hệ về sau, khi lần giở lịch sử ông cha, giữ cái án chung thân trong ý thức cùng niềm im lặng. Từ đó, nói đến ý thức trong thời đại chúng ta là muốn nhắc lại cái ý thức về sự tịch lặng. Sự tịch lặng của những vết thương trời đất và trong lòng. Cõi vô âm của mọi chủ thuyết, mọi triết lý. Đời sống đã mất hẳn sự bình an. Những con đường nhân sinh không có chốn đến. Sở tại chính là sự ra đi. Ra đi để biết rằng quê quán chỉ là tiếng hoàng oanh trên đời người khổ hạnh. Là một an ủi thoáng qua. Là “nền cũ lâu đài bóng tịch dương” để ngậm ngùi.

                            Trong đời sống chúng ta, thiếu gì những trái tim vững chãi. Đâu thiếu những ý lực siêu nhân. Mỗi khi ý thức được vót nhọn người ta có cảm tưởng sẽ bắn rụng những niềm tuyệt vọng chung quanh. Nhưng hỡi ơi, niềm tuyệt vọng đã ẩn trú trong đường bay của ý thức đó. Ý thức càng được vót nhọn, niềm tuyệt vọng càng đào những hang sâu. Trái tim con người, nếu không biến thành mộ địa, sẽ vang lên tiếng tru thảm thiết của loài sói.

                            Những ngày mệt mỏi tôi thường tìm về bên một dòng sông. Nơi thành phố của quá khứ. Một quá khứ chưa đủ dài nhưng đã thừa thãi tang thương. Thành phố trên bề mặt yên tĩnh có những cơn sóng ngầm đáng ngại. Những ngọn lửa ủ dưới tro than, đã liên tục tạo những cơn phong ba, đã làm bật rễ những triều đại.

                            Những hoạn nạn, qua nhiều thời kỳ không đếm xiết. Nhưng mỗi lần có cơ hội trở lại đời sống bình thường thành phố lại mang khuôn mặt thơ mộng và nhẹ nhàng của những ngọn phong lau trong thành cổ.

                            Về những năm sau này thành phố có vẻ tiêu điều hơn trước. Mỗi cơn hoạn nạn thường mang đi ít nhiều bạn bè. Tôi như con bệnh kinh niên, mỗi lần trở về tĩnh dưỡng, có cảm tưởng về thăm một cố tri hơn hơn là một thành phố. Vẻ xác xơ như khởi chung từ một mối. Không như ngày xưa, tôi vui chơi trong thành phố. Bây giờ chúng tôi song hành trong niềm tư lự.

                            Ngồi bên dòng sông, nhiều đêm tôi nghe ra những đổi thay quá lớn. Huế quả thực đã biến đổi rất nhiều. Những cuộc biển dâu vô hạnh đã giết chết phần nào tình cảm đẹp đẽ nơi đây. Huế ngày xưa ấm áp biết bao. Nay đã quá lạnh lùng. Vẻ lạnh lùng sương phụ. Trong những hoàn cảnh nghiệt ngã người ta không còn nhìn nhau bằng con mắt cũ. Đã thấp thoáng thấy dưới những trũng mắt năm xưa, những bình phong e ngại. Ngờ vực là phải. Thời đại của đố kỵ, tỵ hiềm đã thành hình từ bao giờ mà không hay. Không phải chỉ riêng nơi đây. Nơi nơi đều thế. Tôi đã qua nhiều thành phố. Đã góp mặt. Cuối cùng mới vỡ lẽ ra, mỗi nơi đều đã thành tựu những sâu khấu và những đấu trường bỏ túi. Những tuồng tích được soạn sửa cẩn mật. Mỗi người đóng dăm ba vai trò. Đám giả hình múa những đường gươm vừa khắc nghiệt vừa chu đáo.

                            Nhiều đêm trở về, xương sống bỗng buốt lạnh. Bởi đâu đây, luôn luôn sẵn sàng những nhát dao không minh bạch. Phải sống thường trực trong khí hậu như thế làm sao khỏi e dè.

                            Tôi biết rõ phần nào mình đã đuối sức. Những tiếng hát hân hoan nhiều khi chỉ để lấp liếm sự phiền não. Có cái gì gần như những vết hoen trên một phía của nạn đời. Dường như tôi đang ẩn thân ở mặt đời không kiêu hãnh. Nơi có nhiều bóng tối và sự tròn lẵn vô liêm.

                            Không phải mọi chọn lựa đều bế tắc. Nhưng tôi không dại gì tự dẫn mình đến một pháp trường bất xứng. Trong cuộc sống nhiễu nhương nơi đây, sống đã là một cách chọn lựa. Ai cũng có một lần phủi tay với cuộc đời. Cho nên những chọn lựa nhỏ nhặt chỉ làm hao mòn ta thôi. Nếu đủ sức giương cung, hãy chọn mũi tên định mệnh.

                            Tôi rất buồn bã khi nhìn thấy những tâm hồn đẹp đẽ quanh đây bị cuốn hút vào những chọn lựa trào lưu. Những chọn lựa có vẻ đẹp bề mặt. Những chọn lựa không can dự gì với ý thức. Hay nếu có, chỉ là loại ý thức con vẹt.

                            Trong cách thế đó, chọn lựa chỉ còn có nghĩ là hủy hoại. Tự hủy và kéo theo những cái chết thanh xuân.

                            Tôi không có ý ngờ vực lòng can đảm. Nhưng tôi sợ hãi ngộ nhận.

                            Hãy chọn lấy lời phán xét. Nếu cần làm tên tử tội, ta chỉ là tên tử tội của định mệnh riêng tư. Đừng mơ mộng trên xương máu. Chưa bao giờ tôi nghe được một tiếng hát nói về sự sinh nở tốt đẹp của hận thù. Gắng che chở cho tâm hồn. Nấm hoang đã mọc quá nhiều trên đó.

                            Trong thành phố, mùa hạ có những cơn bão qua. Một ít mùa màng và hoa quả không đậu. Vào buổi lập thu, bỗng dưng những hồ ao quanh thành cổ thơm tho một mùa sen muộn. Những sớm mai âm u đi về dưới cổng thành, lòng tôi bất ngờ có những nỗi hân hoan kỳ lạ. Một cái gì gần như niềm hy vọng vừa nhú lên. Tôi nghĩ rằng tuổi trẻ quanh đây, qua những bất hạnh quá đủ, sẽ tạo dựng được cái mùa muộn màng của sự thật. Sẽ khởi công từ những ước mơ chân thật. Những phát biểu mới sẽ là những đường gươm sắc bén chém rụng huyền thoại. Mỗi bước đi tới tuổi trẻ tự cưu mang lấy mình, không nương nhờ nữa. Mỗi người là hy vọng của chính mình. Giải thoát quyết liệt khỏi những khối nam châm phù thủy. Bấy lâu, sự sợ hãi đã làm rêu phong trên đời ta. Những sự thật tối tăm được chở che an toàn. Những nhầm lẫn không bị truy tố. Có lẻ không phải vì thiếu lòng can đảm. Chúng ta dường như là những đứa con quá tình cảm, không nỡ buộc tội ông cha.

                            Nhưng đã muộn. Chúng ta đang chênh vênh trên con dốc hủy diệt. Cái gia đình chung đã có lắm điều tồi tệ.

                            Chúng ta được thương xót từ mọi phía. Được vỗ tay từ khắp nơi. Bị chê bai cũng lắm. Nhưng sá gì những lời bình phẩm kia.

                            Hãy bắt đầu phá bỏ đấu trường. Phá bỏ sân khấu. Vở tuồng đã quá dài. Bao nhiêu năm nay, chúng ta đã nuôi nấng tình cảm nhân loại bằng tấm thảm kịch quá lớn. Không thể tiếp làm những diễn viên giác đấu nữa.

                            Chúng ta hiểu rõ hạnh phúc ở đâu. Trên con đường đã qua tuyệt nhiên không có.

                            Dù thế nào cũng đã ra đi. Chỉ xin được ra đi êm ái. Những đứa con nhân loại đã thật sự mất dấu về quê quán cũ. Đã bao nhiêu sa mạc. Sa mạc quả là mênh mông. Chúng ta đang cần chút nước cho hành trình. Những thiệt thòi đã đủ lớn lao. Điều cần nhớ là đừng để cả một dân tộc bị hụt hơi vì vô vọng.


                            1973
                            Trịnh Công Sơn


                            #29
                              hoaha 22.12.2005 00:25:40 (permalink)
                              Mở Theo Lời Điệu

                              :::Trịnh Công Sơn:::


                              Bao la là tiếng nói của độ lượng. Đời không thấy tha thứ cho nhau mà vẫn mơ ước bao la. Ai cũng thích những cánh đồng mênh mông, những chân trời rộng mở. Sao mà lắt léo thế? Con người luôn luôn sẵn sàng tham dự những chuyến đi bồng bềnh, sảng khói với những chân trời không thấy. Thèm gió bể khơi. Thèm núi đồi trùng điệp. Hân hoan reo ca cùng chim chóc. Nâng niu những hoa đồng cỏ nội. Ai cũng thế. Không riêng ai. Đến với đất trời như những đứa con của vũ trụ, mà tấm lòng thì đóng kín tối tăm. Sao mà biển lận với trời đất quá vậy?

                              Đời đã mở cho ta những cõi rộng. Mà lòng nhân gian thì quá hẹp hòi. Có cái gì bất trắc mà nẩy sinh như thế. Đã vậy thì không nên sàm sỡ thốt tiếng bao la, mở lời rộng rãi. Đánh lừa thiên hạ còn khả thứ. Đừng bất kính với đất trời. Chưa bao giờ đóa sen, đóa hồng nở một cách gian dối. Lòng không nở được một điều gì tốt đẹp thì thôi. Đừng ép gượng.

                              Con người ta cũng hay đấy chứ. Dễ quên có phải là cái vốn liếng ở đời? Sống với người thì hẹp. Hẹp quá! Mai đây ra đứng trước cõi bao la thì nói chuyện phiêu bồng. Vả chăng, trời đất cũng dễ tính. Làm gì có chuyện trời đất ganh đua với người. Có chăng, chỉ là ganh với hồng nhan, với tài mệnh.

                              Thế ra, ông Trời cũng khéo lắm. Cũng bày ra những cuộc chơi riêng. Chơi với kẻ tương xứng. Hiểu ra như thế thì những định mệnh nổi trôi mới khỏi buồn.

                              Thời nào cũng có những hồng nhan đa truân. Bất cứ ở đâu. Kiều năm xưa hay Kiều nay thì cũng vậy. Gặp được người đồng điệu thì nói ngay tiếng nặng tình. Tinh lắm. Đã gặp được thì không bao giờ gieo lời mắc mỏ. Làm vậy, không những xấu mặc, mà xấu lòng.

                              Hình như có sự xếp đặt của ai đây. Bàn tay ghép gán quả là tài tình lắm. Tài tình và tài tử. Tài tử trong cái nghĩ ẩn báu lộng ngọc của cuộc đời. Bởi khi ta chạm đến tấm lòng quí giá kia của Kiều thì lập tức ta gặp cái bao la của trời đất. Hay lắm! Quỷ quyệt đến thế thì hết sức.

                              Và - cái bao la kia là gì vậy? Là gì mà ai nấy đều nặng lòng với? Có kẻ đứng trước bao la mà không thấy được bao la. Có kẻ ở buổi bình minh, nghe tiếng chim hót đã chạm mặt với cõi vô lượng. Biết được vô lượng là cùng lúc đến với vô biên. Hay đôi khi gắn bó, hòa lẫn với nhau trong một cuộc hôn phối son sắt. Qua tay kẻ phàm nhân, cái vô biên được ví von đối chiếu nghịch lý với cuộc đời hữu hạn của con người. Nhưng nếu rảnh rỗi một chút hãy ra nhìn sông nước thử. Cái vô biên nằm đâu đó trên cánh vạc chở hoàng hôn về núi mỗi chiều.

                              Chạm đến vô biên là nhắc nhở cái lý sinh tử ở đời. Là muốn tầm tích con đường vô định của sự sống chết. Thường khi nó gây nên sự buồn bã không nguôi trong kiếp nhân sinh. Trái lại, đi vào cõi bao la người ta nhận ra được nỗi hân hoan trong lòng. Khi bắt được cái nhịp của trời đất, lòng ta bỗng reo ca, nhảy múa trong một hòa âm thuận chiều. Một cái gì đó soi tỏ đời ta như đạo đạt. Đó là cái bước nhảy hân hoan, nối liền trời với đất, của Zorba trên bờ biển. Cái hạnh phúc đó không đến với mọi người. Cái sự hòa nhịp kia cũng không thể có nếu lòng ta không được trang bị vẻ thênh thang của vũ trụ. Có thực sự chạm đến cõi vĩnh phúc vô hình, mới hý lộng, mới nhảy múa say sưa đến thế được.

                              Cho nên, nói đến chuyện riêng chung của trời đất là nói trong cái lý đó vậy. Cũng không dễ gì tập tành sự độ lượng. Muốn có được phải làm cả một cuộc đổi đời. Thay cái nhìn. Thay trí óc. Và tuyệt đối phải có một con tim đẹp đẽ.

                              Nếu không, cái tình với cõi bao la kia chỉ là cái tình gian lận. Và còn thú vị gì một cuộc chơi thiếu hào hứng như thế. Trời đất nương ta, nhưng ta vốn như con bệnh, thủy chung không phát giác được gì. Con mắt rêu phong đã đóng kín ta lại với thế giới ích kỷ, hẹp hòi, riêng tư. Làm sao còn nghe ra tiếng hoan ca của thế giới bên ngoài. Nếu bảo là nghe, thì sao lại có thể thiếu hòa điệu đến thế được. Chân tay trì trệ. Đời sống như đóng đinh, xa cách. Đừng mưu toan với trời đất. Hạnh phúc xa lạ kia chỉ dành cho người có lòng. Kẻ hời hợt dễ đàm tiếu, thị phi về cái hạnh phúc đó lắm. Bởi nhìn gần, hạnh phúc đó có vẻ phù du quá. Không mang lại áo cơm. Đến thế thì còn nói thêm được một lời nào nữa. Hãy ôm lấy cái phần của mình. Kẻ nổi trôi gặp người trôi nổi. Cứ theo trời xa đất rộng kia mà rong chơi vui thú một đời vậy.

                              1973 tháng 9
                              Trịnh Công Sơn

                              (Trích: Bửu Ý - Trịnh Công Sơn Một Nhạc Sĩ Thiên Tài - 2003)
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.12.2005 11:02:51 bởi hoaha >
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 6 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 84 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9