Khỏa thân
Thay đổi trang: < 123 | Trang 3 của 3 trang, bài viết từ 31 đến 34 trên tổng số 34 bài trong đề mục
Ct.Ly 16.01.2015 17:38:42 (permalink)
#31
    thanhkhe 05.03.2015 23:09:36 (permalink)
    Trước hết xin chúc mừng Thế Duyên với một truyện dài được hoàn thành trong một thời gian ngắn, tuy nhiên theo TK,  tác phẩm này so với  những tác phẩm trước của Thế Duyên có phần trội hơn nhiều. Chứng tỏ bạn có thái độ viết văn nghiêm túc tôn trọng bạn đọc Thanhkhe cho điểm 10 điều này.
    Trước khi đi sâu vào nhận xét tác phẩm TK muốn lưu ý bạn về chính tả. Có những lỗi rất sơ đẳng mà khi một người viết để lộ ra trong tác phẩm quá nhiều lần thì thật tai hại, nó có thể khiến người đọc khó chịu lắm lắm. Ví dụ trong chương 7 có những câu như sau: “Bàn tay cầm cọ của hắn dơ lên, cứ dơ máy ảnh lên mà chụp” Chỉ cần đọc thấy quá nhiều lần từ “dơ” này thay vì “giơ” đầu óc người đọc cũng thấy “dơ dơ” làm sao ấy!. Và còn điều này nữa, những chữ đi liền với ngh thường là I, e, ê bạn nhớ nhé.  Một quy tắc cũng rất sơ đẳng. Ngoài ra những từ có ý nghĩa che giấu hay giấu giếm thì không nên viết thành câu đại loại như sau: “ Dấu vội chiếc chìa  khóa”
    Bây giờ TK đi vào điểm chính đó là nội dung. TK xin nhắc nhở chỉ là suy nghĩ của người đọc thôi nhiều khi vẫn chả đâu vào đâu sai be bét nhưng vì thấy Thế Duyên muốn có phê bình nên TK viết nhận xét nếu không đúng ý xin Thế Duyên bỏ qua cho.
    Theo TK thì Thế Duyên tự làm khó mình khi chọn một đề tài mà theo TK không dễ viết chút nào.  Nhà văn dùng những con chữ để khắc họa một bức tranh khó vô cùng so với một họa sĩ cầm cọ vẽ nên bức  tranh b�%h*Svì người ta có thể thấy hình ảnh trực tiếp bằng đôi mắt mà không  phải đọc để  tưởng tượng trong tâm trí. Mà đã tưởng tượng thì không ai giống ai. Bao nhiều người đọc là bấy nhiêu những tưởng tượng khác nhau mặc dù cùng đọc một tác phẩm. Nói một cách khác người họa sĩ dùng cọ để khắc họa vẻ đẹp cơ thể của phụ nữ dễ hơn một người cầm bút tìm cách khơi lên những cảm xúc khát khao nơi người đọc khi diễn đạt một bức tranh khỏa thân lột tả hết vẻ đẹp bên ngoài cũng như nội tâm  của  một trinh nữ chỉ vỏn vẹn qua những  trang viết.
    Riêng người viết hiểu rõ mình viết gì chứ người đọc đôi khi cũng thấy khó lòng phân biệt đâu là tranh khỏa thân nghệ thuật đâu là tranh khỏa thân phản cảm?. Đã có quy ước nào hay kỹ năng nào để đánh giá xem bức họa đó là dung tục hay cao quý thanh khiết.? Ranh giới giữa hai điều này thật mong manh.  Người viết có thể dùng bút pháp truyền đi thông điệp của mình tạo nên bức tranh trong đầu óc người đọc với hy vọng họ cảm nhận được chính xác cái đẹp thực sự nhưng đâu phải dễ!. Đó là chưa kể quan niệm mọi người cũng không nhất quán về việc này.  Có thật cứ phải “cởi” mới thấy được sự gởi cảm?. Một người gợi cảm hay gợi dục kích thích cảm xúc ánh nhìn của mọi người nhiều khi không cần cởi. Có khi người đó “kín cổng cao tường” nhưng vẫn làm người khác tò mò muốn khám phá. Một trinh nữ muốn khoe thân không ngượng ngùng e thẹn trước một họa sĩ thì có thật còn trinh trắng?. Nói tóm lại mô tả một tác phẩm mang màu nhục dục thì dễ nhưng để  bức tranh khỏa thân đó gợi lên cho người đọc một nỗi đam mê khát khao với cái đẹp thì không phải lúc nào cũng hiệu quả. Thật ra tranh khỏa thân cũng không phải điều gì mới mẻ. Nghệ thuật khỏa thân đã có từ lâu. Thời Phục hưng khỏa thân đã  trở thành tâm điểm của sáng tạo nghệ thuật. Nhưng từ đó đến nay suy nghĩ của con người cũng đổi thay. Nhiều khi rõ ràng lồ lộ quá không phải ai cũng thích.
     Ở đây lúc đầu TK rất tâm đắc khi tác giả viết “ Không phải cô ta đứng khỏa thân làm mẫu đâu. Cô ta đứng làm mẫu dưới trời mưa , chiếc áo mỏng dính chặt vào da thịt nên anh ta hình dung ra thế” – chương 11
    Thế nhưng khi đọc những đoạn ở các chương sau như : “ Hắn muốn dành tất cả những rung động nghệ thuật tinh tế nhất cho một bức hoa khỏa thân duy nhất và hắn tin rằng đó sẽ là bức họa đưa hắn và người hắn yêu đi vào lịch sử mỹ học”, hoặc “ Muốn có một bức chân dung đẹp gợi cảm lại có hồn thì em đành phải chịu khó thôi”, “Anh này em muốn anh vẽ em khỏa thân được không?”-chương 18. Ở chương 25 Vân tới gặp hắn và nói: “ Em đến đây và muốn được anh vẽ khỏa thân”. Có cần nói thế thì họa sĩ mới vẽ được một cô Vân trong sáng thánh thiện đến nhường ấy không?
    Tác giả biết lúc đó đọc giả TK nghĩ sao không?.Tại sao ông họa sĩ này không gặp cô Vân sau  khi gặp những cô người mẫu chỉ khiến ông ta thui chột tài năng sản sinh ra những tác phẩm sặc mùi tiền và nhục dục “ Đánh đổi” để rồi tài năng cảm hứng sống lại thăng hoa khi gặp Vân, tạo ra  tác phẩm “Nữ hoàng Hoa cải” có phải hợp lý hơn không?
    Ở chương 7 tác giả có miêu tả họa sĩ vẽ một cô gái ngồi giữa những chậu chất đầy  quần áo đang chịu thương chịu khó giặt ý muốn lột tả vẻ cần cù chân chất trong lao động của cô ta. Khiến khi đọc TK có cảm giác bức tranh đó giống với tranh cổ động hay tranh quảng cáo xà phòng giặt thì đúng hơn là một bức tranh được vẽ từ một họa sĩ tài năng. Một họa sĩ tài năng không cần dàn dựng. Vẻ đẹp trong đời sẽ lưu lại qua trí nhớ và rồi bộc phát vào một lúc nào đó dù đó là vẻ đẹp tần tảo lao động hàng ngày. TK  đã từng phải ngạc nhiên thích thú khi nhìn những hình ảnh với những triền cát dài như sa mạc nơi đó nhấp nhô thấp thoáng những chiếc nón lá. Chả thấy rõ mặt rõ người, không biết sáng hay tối nhưng tự nhiên thấy thương những người mẹ giật gấu vá vai chân lấm tay bùn nơi quê mình.
    Là phụ nữ đọc truyên Thế Duyên bản thân TK cảm thấy buồn buồn tủi phận khi đọc những đoạn như sau: “ Phải chi đời xưa không nói, đời nay mà đàn bà lại chịu lép mọi bề…Thời đại bây giờ đã thay đổi nhiều. Người ta có bảo bây giờ người đàn bà có thể tự quyết định được vận mênh của mình nhưng Vân không tin. Dù sao cuộc sống của người đàn bà vẫn có hàng trăm điều ràng buộc nên số phận người đàn bà vẫn luôn luôn phải dựa vào sự may rủi của cuộc đời”- (chương 20)
    Thật thế sao?. Đàn bà cũng có nhiều loại. Người giỏi giang tài năng họ tin vào chính họ chứ chả dựa vào ai và cũng dễ gì biến thành trò chơi trò đổi chác của đàn ông.
    Dù sao cũng một lần nữa xin chúc mừng tác giả đã hoàn thành tác phẩm đúnng lúc vnthuquan còn dễ vào để đọc. Sau đó khi đã khó vào diễn đàn thì thư viện TK vẫn thi thoảng vào được nên đã đọc hết truyện Khỏa thân. Hôm nay do chộp đuộc một máy có thể vào vnthuquan TK xin viết vài dòng và mong rằng Thế Duyên sẽ có những tác phẩm khác thật hay để mọi người khi vào vnthuquan có thể thư giãn.
     
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.03.2015 22:58:33 bởi thanhkhe >
    #32
      nguyễn thế duyên 10.03.2015 00:28:33 (permalink)
      Trước tiên tôi xin cám ơn bạn Thanhkhe. Tôi thực sự vui mừng khi bạn có những nhận xét phê phán tác phẩm này. Tôi nhấn mạnh một lần nữa là tôi rất vui mừng khi nhận được những nhận xét của bạn. Tôi vốn rất ghét những lời khen chung chung vô nghĩa chả giúp ích gì cho mình đại loại kiểu "Hay đấy" "Hay quá" V....v...
      Tôi viết vì đam mê chứ không vì một cái danh hão nào đấy. Cầm bút đối với tôi là một công việc nghiêm túc. Bạn nên nhớ rằng tác phẩm khỏa thân này tôi viết trong hai năm chứ không phải trong một thời gian ngắn như bạn nghĩ
       Bây giờ tôi xin trao đổi với bạn một vài vấn đề . (Đây là ta trao đổi nhé không phải là một sự bao biện. vì rằng khi viết ý của tôi là A mà bạn lại nhìn ra là B thì lỗi thuộc về tôi  là chủ yếu, tôi đã không đủ trình độ để truyền tải được điều mình định nói. Nhưng nói thế không có nghĩa là người đọc không có lỗi. Lỗi của người đọc ở đây nằm trong sự xơ cứng khi cảm thụ một tác phẩm văn học. Tôi còn nhớ ngày xưa thời ông Tố Hữu còn làm trưởng ban văn hóa tư tưởng, nhà xuất bản văn học có đề nghị in cuốn Annakaterina thì ông phó ban tư tưởng văn hóa trung ương có nói một câu xanh rờn " Chuyện về con đĩ ấy thì in làm gì". Bạn thấy đấy ! sự xơ cứng trong cảm thụ đã làm méo mó tác phẩm đến cái mức không thể hiểu nổi.
      Thông thường (Khoảng 95% ) người đọc lấy cuộc đời soi vào văn chương và trong họ luôn luôn bật ra  những tiếng kêu
      -Vô lí ! không thể như thế này đươc hoặc " sao mà nhân vật ấy lại tàn nhẫn thế?
      Đấy là một thói quen rất sai lầm khi đọc một tác phẩm văn học. Lẽ ra chúng ta phải làm ngược lại. Lấy văn chương soi vào cuộc đời vì khi lấy văn chương soi vào cuộc đời tức là ta đã nhập vào nhân vật, nhìn vấn đề theo cách nghĩ của nhân vật  nên khi thấy nó không giống với cuộc đời thì trong ta sẽ hiểu ra cái điều mà người viết định nói. Tôi xin lấy một ví dụ hết sức kinh điển. Tác phẩm cổ điển MÊ ĐÊ .
      Mê đê là một cô công chúa  yêu một chàng trai nhưng không được vua cha đồng ý nên đã cùng người yêu trốn đi. Trên đường chạy trốn, để làm chậm bước truy đuổi của vua cha , nàng đã giết chết em trai mình băm xác em trai thành những mảnh nhỏ, rắc trên dọc đường trốn chạy.
      Sau này khi Mê đê có với chồng hai đứa con trai, nàng bị chồng phản bội. Nàng đã đưa hai con mình lên đỉnh núi và trước mặt người chồng đang quỳ xuống cầu xin tha thứ, nàng đã giết chết hai người con của mình, ném xác xuống biển không cho ngời chồng nhặt xác rồi cũng nhảy xuống biển tự tử. Nếu lấy cuộc đời soi vào văn chương thì hành động này là không thể xảy ra với những người bình thường và ta chỉ có thể nói " Mê đê là một mụ đàn bà đọc ác"
      Nhưng nếu lấy văn chương sọi vào cuộc đời thì sao? ở câu truyện này, cả hai tình cảm : Tình yêu và hận thù đều được đưa lên đỉnh điểm và nó làm ta chợt nhận ra rằng. Hận thù là một mặt của tình yêu. Hận vì tình, chúng ta ai cũng biết nhưng hận thù chính là tình yêu thì không phải ai cũng nhìn ra và khi đó Mê đê không còn là một mụ đàn bà độc ác nữa mà là hiện thân của một tình yêu mãnh liệt.
      Bây giờ xin quay lại tác phẩm của tôi.
      Đầu tiên ta nói một chút về Mĩ học. Trong mĩ học từ xưa cho đến nay người ta luôn luôn công nhận (Trừ mấy ông cộng sản) CƠ THỂ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ MỘT TUYỆT TÁC ĐẸP NHẤT MÀ TẠO HÓA ĐÃ TỪNG SÁNG TẠO RA TRÊN THẾ GIAN NÀY
      Tại sao lại như thế thì tôi không thấy một cuốn sách nào lí giải điều này nhưng theo tôi thì chính là tính “Gợi dục” của cơ thể phụ nữ. Gợi dục khác với kích dục. Gợi dục không xấu mà ngược lại nó làm cái đẹp thăng hoa
      Vân chưa bao giờ muốn vẽ khỏa thân. Cái hành động lúng túng của cô khi cởi quần áo trước mặt hắn và khi cô xin phép Hải đến cho hắn vẽ khỏa thân nói rõ điều đó. Vậy thì hành động cô đề nghị hắn vẽ khỏa thân là một sự hi sinh vì tình yêu. Cô muốn dùng chính cơ thể mình để kéo hắn quay lại với nghệ thuật.
      Bạn hơi bị lẫn lộn cái câu”Muốn có một bức tranh có hồn thì đành phải chịu khổ thôi”  là câu Tiến nói với cô gái người mẫu thuê hắn vẽ khỏa thân. Câu này thể hiện sự thay đổi của tiến. Lúc này Tiến đã dùng những thủ đoạn để kiếm tiền. Sau câu này vài dòng là câu “Đồ ngốc! Chẳng lẽ chỉ vẽ có mấy tiếng đồng hồ mà lấy vài chục triệu của chúng mày ư! Hắn thầm nghĩ”
       Về chính tả thì tôi chịu cứng. và thành thật xin lỗi và hứa rằng LẦN SAU VẪN THẾ. Anh Ngụy xưa cũng kêu trời nhưng nó là cố tật rồi không sửa nổi. Vả lại truyện này dài 140.000 từ tôi đã kiểm tra đi kiểm tra lại mà vẫn sót bạn ạ.
       Một lần nữa cám ơn bạn về sự góp ý . Mong gặp bạn nhiều lần nữa
          Thân ái
       
       
      #33
        thanhkhe 13.03.2015 11:07:42 (permalink)
        Ôi. Thế Duyên làm Thanh Khê áy náy quá! Thanh Khê chỉ góp ý thôi chứ đâu có to tát gi mà Thế Duyên phải giải thích nhiều vậy! Nếu TK nhìn điểm A ra điểm B thì Thế Duyên cũng đừng buồn vì suy nghĩ thì có ai giống ai!  Nhưng dù không trùng ý nghĩ TK vẫn trân trọng nhữn gì tác giả tâm huyết viết ra  nhất là tác giả truyện dài TK luôn khâm phục ngưỡng mộ và để cho TK viết phê bình không dễ đâu!   TK nói để nếu TD hoài thai một tác phẩm khác sẽ có nhiều ý tưởng mới lạ để viết. Ví dụ bây giờ TK thấy ngành thiết kế thời trang chẳng hạn người ta có thể trình diễn loại vải mỏng mềm để khi người mẫu di động khoe được những đường cong gợi cảm mà không cần trang phục bó sát hay hở hang. Một lần nữa chúc TD nhiều sức khỏe để sáng tác.
        #34
          Thay đổi trang: < 123 | Trang 3 của 3 trang, bài viết từ 31 đến 34 trên tổng số 34 bài trong đề mục
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9