Tự Học Chữ Hán
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 47 bài trong đề mục
vvn 10.04.2007 15:04:39 (permalink)

Trích đoạn: Tố Như

Tôi cũng là một người thích chữ Hán. Qua đây tôi muốn trao đổi với bạn một vấn đề : " CÓ NÊN DẠY CHỮ HÁN TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG" , rất mong câu trả lời của bạn trong thời gian sớm nhất. Tôi cũng rất muốn đưa vấn đề này ra thảo luận rộng rãi. Tôi chờ thư của bạn


Cảm ơn congau đã trả lời giúp. vvn hiện đang bận việc nhà khoảng hai ba tháng cho nên bài vở sẽ bị chậm so với dự tính.

Rất vui vì bạn cũng là một người thích chữ Hán. vvn thì không dám tham gia vào những thảo luận vượt quá khả năng chuyên môn của mình, nhất là những bậc vào hàng cụ Tiên Điền. Chỉ có một sở nguyện nhỏ là đóng góp một phần vào việc truyền bá văn hóa đọc cho những người muốn đọc mà không có điều kiện có được sách.

vvn sẽ cố gắng hoàn tất quyển Tự học chữ Hán của Lưu Khôn phụ anh Trương Củng. Nếu có điều kiện, vvn sẽ đưa lên thêm các quyển khác ở trình độ cao hơn một chút như Tự Học chữ Hán của Lê Văn Ba, hay Hán Văn của Trần Trọng San.

Nếu Tố Như muốn hỏi  ý kiến cá nhân vvn,  vvn thiển nghĩ trường phổ thông là nơi cung cấp các kiến thức căn bản làm nền tảng cho một các học sinh bước vào đời. Cho dù không phải tất cả mọi người đều trở thành Bác sĩ, Kỹ sư, nhà Địa Chất, nhà văn, nhà giáo, v.v... nhưng trường vẫn phải cung cấp các kiến thức toán-lý-hóa-sinh,... làm nền tảng căn bản cho các học sinh. Nếu thích bộ môn nào, các học sinh sẽ tìm hiểu chuyên sâu thêm như toán cao cấp, Vật Lý Lượng Tử, v.v... sau khi tốt nghiệp và định hướng nghề nghiệp ở bậc đại học và sau đại học, hoặc tự học và nghiên cứu. Hán văn từng là một văn tự chính thức trong văn học Việt Nam cả nghìn năm. Hán văn - chứ không phải tiếng Hoa hiện đại - là một phần của các bộ môn Văn-Sử bị bỏ sót trong nhiều năm. Nếu không được cung cấp một lượng kiến thức Hán Văn (và chữ Nôm) cơ bản tối thiểu, học sinh sẽ hoàn toàn mù về văn học cổ điển của chính nước mình, và đành mù quáng tin theo các bản dịch của những người đi trước mà vô phương kiểm chứng.

Các bạn tự hào Bình Ngô Đại Cáo là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam. Các bạn đã bao giờ đọc nó chưa, hay chỉ đọc 2 bản dịch của Bùi Kỷ và Ngô Tất Tố rồi phân vân không biết đành phải chọn bản nào? Các bạn nghĩ sao khi một nghiên cứu sinh nước ngoài có thể đọc được Bình Ngô Đại Cáo bằng văn bản gốc trong khi đa số học sinh sinh viện Việt Nam thì  mù tịt. Các bạn sẽ trả lời và phản biện như thế nào nếu như có ai đó người nước ngoài hỏi bạn tại sao trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi có vài câu không đúng với sự thật lịch sử so với tất cả cách sách sử của Việt Nam, chẳng hạn câu:
唆都既擒於鹹子關,
烏馬又殪於白藤海。

Khi ông Nguyễn Gia Kiểng lợi dụng câu 山川之封域既殊 để bóp méo Bình Ngô Đại Cáo trong Tổ quốc Ăn Năn, Các bạn có hiểu được cách chơi chữ của ông ấy không? Hay chỉ khâm phục ông NGK vô điều kiện? Hay hoài nghi mà không biết câu trả lời?

Các bạn tự hào Việt nam có Nguyễn Du là đại thi hào, thế bạn đọc được bất kỳ tác phẩm nào của Nguyễn Du bằng nguyên tác chưa? Kể cả truyện Kiều bằng bản Nôm? (lại một vấn đề khác)

Các bạn tự hào về di sản văn chương đồ sộ của Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử, nào là Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc,... các bạn có đọc được bất kỳ tác phẩm nào hay không dù chỉ 1 câu? Hay chỉ đọc được các tác phẩm trong thế kỷ cuối cùng bằng chữ La Tinh hóa.

Có rất nhiều câu hỏi đại loại như vậy nhưng câu trả lời chỉ có một: Đó là một chữ KHÔNG to tướng một khi học sinh phổ thông hoàn toàn không được cung cấp một vốn Hán Văn tối thiểu và hoàn toàn xa lạ với phần lớn di sản văn học nước nhà. Nếu dạy Hán văn và chữ Nôm ở trường Phổ Thông thì mức độ nào là đủ căn bản. Câu trả lời thuộc về các nhà chuyên môn trong lãnh vực giáo dục.

Thiển ý.

vvn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.04.2007 15:09:41 bởi vvn >
#31
    vvn 13.04.2007 07:29:57 (permalink)
    Bài thứ hai mươi bảy
    天 初 晚 月 光 明 窗 前 遠 望 月 在 東 方

    I. Học tiếng

    thiên: trời (xem bài 6).
     

    âm:
    bộ:  刀 (đao)
    nghĩa:
    1. Mới, bắt đầu (trạng từ).
    2. lúc ban đầu (nhân chi sơ, tính bản thiện).
    3. đầu tiên (sơ bộ, sơ thu)
    4. tiếng dùng để chỉ 10 ngày đầu tháng.
    初一: mồng một
    初十: mồng mười


    âm: vãn
    bộ: nhựt
    nghĩa:
    1. chiều tối
    2. lúc về chiều, lúc muộn màng. (vãn niên; tuế vãn).
    3. Kẻ đến sau (vãn sinh)
    Chú ý: Chữ  娩 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 日 nhựt và âm 免 miễn tránh, khỏi.
    nguyệt: mặt trăng (xem bài 6).


    âm: quang
    bộ:  儿(nhân đi).
    nghĩa:
    1. Ánh sáng (quang tuyến).
    2. Sáng (dạ quang).
    3. Rực rỡ, vẻ vang (quang lâm, quang phục)
    4. Hết nhẳn, trống trơn.

    Nhượng Tống:
    Cô em hàng xóm sinh nhà nghèo.
    Trồng hoa tưới hoa sớm lại chiều
    Gió đông vừa thổi, hoa vừa nở
    Cất bó vội vàng đem bán chợ.
    Chợ chiều lác đác người hồ (hầu) quang
    Gánh hoa còn nặng, cô bàn hoàn
    Nào đâu quà em, nào cháo mẹ
    Mẹ yếu em, thơ lòng không an….
    minh: sang (xem bài 22).

    song: cửa sổ (xem bài 17).

    tiền: phía trước (xem bài 17).


    âm: viễn
    bộ:  辶 (xước).
    nghĩa: xa
    Chú ý: Chữ  遠viết theo lối hài thanh, gồm bộ辶 xước và âm 袁 viên tránh, khỏi.

    âm: vọng
    bộ:  月(nguyệt).
    nghĩa:
    1. Trông xa (viễn vọng kính).
    2. Có cái để cho người chiêm ngưỡng (danh vọng; danh gia vọng tộc).
    3. Mong ước (hy vọng, thất vọng, tuyệt vọng)
    4. Ngày rằm gọi là 望日 vọng nhựt: ngày mồng một gọi là  朔日sóc nhựt.

    âm: sóc; bộ:  月(nguyệt).

    tại: ở (xem bài 23).


    âm: đông
    bộ:  木(mộc).
    nghĩa:
    1. Hướng đông (đông phương, đông sang, cổ đông).
    2. Thuộc về mùa xuân (東風  đông phong: gió xuân).

    Thôi Hộ:
    Nhân diện bất tri hà xứ khứ
    Đào hoa y cựu tiếu đông phong
    (Đề tích sơ kiến xứ)
    Nguyễn Du:
    Trước sau nào thấy bóng người
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
    (Đoạn trường tân thanh)
    Chú ý: Chữ cần phân biệt khi viết:
    (đông)
    âm: giản, bộ: mộc, nghĩa: chọn lựa, thẻ tre.
    Nguyễn Văn Thành:
    Trời Đông (Giản?) phố vận ra sóc cảnh
    (Văn tế trận vong tướng sĩ)

    âm: phương
    bộ:  方(phương).
    nghĩa:
    1. Vuông vức (phương chính, phương xích; lập phương xích).
    2. Hướng (tứ phương).
    3. Nơi (địa phương)
    4. Phương thuốc, môn thuốc.
    5. Trái (phương mệnh)
    6. Đang, mới (trạng từ). Tỉ dụ: dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân.

    II. Ghép chữ làm câu.

    天 初 晚 thiên sơ vãn: trời mới tối.
    月 光 nguyệt quang: ánh trăng.
    月 光 明 nguyệt quang minh: ánh trăng sáng.
    光 明 quang minh: sáng (đồng nghĩa với 明 minh).
    窗 前 遠 望 song tiền viễn vọng: (ở trước cửa sổ nhìn ra xa).
    月 在 東 方 nguyệt tại đông phương: trăng ở hướng đông.
    天 初 晚, 月 光 明, 窗 前 遠 望, 月 在 東 方.
    thiên sơ vãn nguyệt quang minh song tiền viễn vọng nguyệt tại đông phương:
    trời mới tối, ánh trăng sáng, (đứng) trước cửa sổ nhìn ra xa, (thì thấy) trăng ở hướng đông.
    日 出 時, 光 滿 窗, 室 中 大 明.
    nhựt xuất thời, quang mãn song, thất trung đại minh:
    Lúc mặt trời mọc, ánh sáng tràn đầy cửa sổ, trong nhà sáng rực lên.
       âm: thất, bộ: 宀  miên, nghĩa: nhà.
    日 方 出 nhựt phương xuất: mặt trời vừa đang mọc.
    一 尺 nhứt xích: 1 mét.
    一 方 尺 nhứt phương xích: 1 m2 .
    一 立 方 尺 nhứt lập phương xích: 1 m3 .
    âm: lập, bộ: 立  (lập), nghĩa: đúng.

    III. Nhận định về văn phạm

    Trong các mệnh đề  天 初 晚,窗 前 遠 望, 月方出, 室 中 大 明. chữ , chữ viễn, chữ phương và chữ đại đứng trước các động từ đóng vai trạng từ .
    Câu 月 光 明 có thể cắt nghĩa là “ánh trăng sáng” hoặc "trăng sáng”, tùy theo ta coi chữ  quang là danh từ (明光 ) hay động từ (光明 ).
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.02.2008 08:04:00 bởi vvn >
    #32
      vvn 24.04.2007 09:46:39 (permalink)
      Bài thứ hai mươi tám
      大 路 上 人 往 來 或 乘 車 或 步 行



      I. Học tiếng

      đại: lớn, to (xem bài 5).


      âm: lộ
      bộ:  足 (túc).
      nghĩa: con đường
      Chú ý: Chữ  gồm bộ足 túc và âm 各 các: mỗi
      thượng: ở trên (xem bài 13).

      nhân: người (xem bài 3).


      âm: vãng
      bộ:  彳(sách).
      nghĩa:
      1. đi.
      2. đã qua (dĩ vãng, quá vãng).
      3. Thường thường (vãng vãng).
      Chú ý:  Chữ  往 gồm bộ彳 sách và âm 主 chủ: chúa

      lai: lại (xem bài 25).


      âm: hoặc
      bộ:  戈 (qua).
      nghĩa: hoặc là (lời nói còn nghi ngờ).


      âm: thừa
      bộ:  丿(phiệt).
      nghĩa:
      1. Cỡi, đi (thừa xa, thừa long).
      2. Nhân, nhân cơ hội (thừa cơ, thừa thế).
      3. Số nhân (thừa số, luật thừa trừ).
      4. Chuyên chở - cỗ xe – bực (thượng thừa, đại thừa, tiều thừa, tiếng học thừa).
      Cũng có âm “thặng”


      âm: xa
      bộ:  車 (xa).
      nghĩa: xe


      âm: bộ
      bộ:  止(chỉ).
      nghĩa:
      1. Bước chân (nhất bộ, nhất bái), vận nước (quốc bộ).
      2. Bước.


      âm: hành
      bộ:  行(hành).
      nghĩa:
      1. Những yếu tố cần thiết trong trời đất (ngũ hành).
      2. Làm (hành sự).
      3. Đi (khởi hành, hành trình).
      Cũng có âm “hạnh”
      Nghĩa: hạnh kiểm, nết na.

      Cũng có âm “hàng”
        Nghĩa: 1. Hàng ngũ. 2. Cửa hiệu (dược hàng).

      II. Ghép chữ làm câu.

      大 路 上 đại lộ thuợng: đi trên đường lớn.
      人 往 來 nhân vãng lai: người qua lại.
      或 乘 車 hoặc thừa xa: hoặc cỡi xe.
      或 步 行 hoặc bộ hành: hoặc đi bộ.
      大 路 上 人 往 來或 乘 車 或 步 行
      đại lộ thượng, nhân vãng lai, hoặc thừa xa, hoặc bộ hành.
       trên đường cái, người qua lại, hoặc đi xe, hoặc đi bộ
      路 上 多 人 往 來 lộ thượng đa nhân vãng lai: trên đường nhiều người qua lại.
      路 上 往 來 之 人多 lộ thượng vãng lai chi nhân đa: trên đường người qua lại nhiều (nhiều người qua lại).
      路 上 少 人 往 來 lộ thượng thiểu nhân vãng lai: trên đường ít người qua lại.
      路 上 往 來 之 人 少 lộ thượng vãng lai chi nhân thiểu: trên đường người qua lại ít (ít người qua lại).
      行 人 hành nhân: người đi đường.
      路 上 無 行 人 lộ thượng vô hành nhân: trên đường không có người đi lại.
      âm: vô, bộ:  (hỏa), nghĩa: không có.
      我 日 日 步 行 往 巿 ngã nhật nhật bộ hành vãng thị: mỗi ngày tôi đi bộ đến chợ.
      遠行者乘車我 viễn hành giả thừa xa: người đi xa đi bằng xe.
      âm: giả, bộ: 老 (lão), nghĩa: chỉ định đại danh từ.

      III. Nhận định về văn phạm

      Ta nói: 痱去痱來 phi khứ phi lai  上學去 thướng học khứ  往來,往校,往巿 vãng lai, vãng hiệu, vãng thị   步行,遠行,行人 bộ hành, viễn hành, hành nhân.
      Căn cứ vào những đoạn ấy, ta nhận thấy các chữ  去,往,行  tuy có nghĩa là “đi” nhưng mỗi chữ được dùng theo một cách khác nhau.
      Chú ý:  巿 âm: thị, bộ: 巾 (cân), nghĩa: chợ.
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.02.2008 08:04:20 bởi vvn >
      #33
        mymap 15.12.2007 08:23:18 (permalink)
        Những bài học Bác vvn post lên ở đây rất hữu ích cho những người muốn tự học Hán ngữ. Bản thân tôi cũng đang mài mò học đây.

        Cảm ơn bác vvn nhiều nha. Không biết khi nào có cơ hội đọc những bài học tiếp theo vậy bác?
        #34
          triều giang 02.01.2008 13:02:42 (permalink)
          trùi chị ơi, đọc chữ thì hiểu còn khi chị lấy ví dụ mà toàn là hình vuông chữ nào cũng thế, em cũng chẳng biết viết làm sao nữa
           
          #35
            BĂNG NGUYỆT 03.01.2008 07:48:59 (permalink)

            đọc chữ thì hiểu còn khi chị lấy ví dụ mà toàn là hình vuông chữ nào cũng thế

             
            Cài font chữ tiếng Hoa vào comp thì sẽ đọc được thôi triều giang ơi...
            #36
              unghoadaphu 03.01.2008 15:12:21 (permalink)
              Chào các bạn yêu chữ Hán , chữ Nôm
               
              Mời các bạn đến với dantiengtrung.com  nơi có Lớp học Hán Nôm
               
              Có thể tiểu-sinh sẽ xin phép post ở đây một phần bài học về Văn Tự Hán .
               
              dantiengtrung.com
               
              V
              #37
                vvn 16.02.2008 08:05:31 (permalink)

                Trích đoạn: triều giang

                trùi chị ơi, đọc chữ thì hiểu còn khi chị lấy ví dụ mà toàn là hình vuông chữ nào cũng thế, em cũng chẳng biết viết làm sao nữa


                Xem post số 4 bên trên để lấy font.
                #38
                  vvn 17.02.2008 08:27:13 (permalink)
                  Bài thứ bamươi chín
                  王 梵 志 詩

                  昔我未生時
                  冥冥無所知
                        天公忽生我
                        生我復何爲
                  無衣使我寒
                  無飯使我飢
                        還爾天生我
                        還我未生時



                  I. Học tiếng
                  vương: họ Vương (xem bài 34).


                  âm: phạm
                  bộ:  木 (mộc).
                  nghĩa: thanh tịnh (cái gì có liên quan đến Phật đều gọi là Phạm như phạm cung, phạm chúng, phạm âm).
                  Chú ý:
                  Chữ  梵 gồm chữ 林 lâm và chữ 凡 phàm: gồm. Vì chữ  凡 cũng viết 凢 nên chữ 梵 cũng viết 梵



                  âm: chí
                  bộ:  心 (tâm).
                  nghĩa: điều mà kẻ sĩ ôm ấp ở trong lòng, (chí hướng).
                  Chú ý:
                  Chữ  志 gồm bộ 心 tâm và âm 士 : Kẻ sĩ, nhà nho, vừa theo lối hội ý (志) tức là điều mà lòng (心) của kẻ sĩ (士) hằng mơ ước thực hiện.


                  âm: thi
                  bộ:  言 (ngôn).
                  nghĩa: bài thơ
                  Chú ý:
                  Chữ  gồm bộ 言 ngôn và âm 寺 tự: chùa.


                  âm: tích
                  bộ:  日 (nhựt).
                  nghĩa: xưa (昔 = 昔者: ngày xưa).
                  âm: giả; bộ:  老(lão); nghĩa: chỉ thị đaị danh từ.
                  我 ngã: tôi (xem bài 11).


                  âm: vị
                  bộ:  木 (mộc).
                  nghĩa: chưa (vị lai, vị thành niên, vị vong nhân)
                  Cũng có âm : mùi - nghiã: 1 trong 12 chi
                  Chú ý:
                  Chữ cần phân biệt khi viết
                  vị.  âm: mạt; bộ:  木(mộc); nghĩa: cái ngọn cây (vật hữu bản mạt; Lê mạt Nguyễn sơ).

                  sinh: sinh ra (xem bài 25).

                  thời : thì: lúc (xem bài 24).
                   

                  âm: minh
                  bộ:  冖 (mịch).
                  nghĩa: mờ mịch  (u minh, minh muội).
                   

                  âm:
                  bộ:  灬 (hỏa).
                  nghĩa: không có  
                  Cũng có âm : mô - nghiã: tiếng Phạn (Nam mô): Namanah: quy y: cung kính đỉnh lễ.
                  Chú ý:
                  Chữ  無 còn viết (theo lối cổ)  旡. Đây cũng là lối viết đơn giản.
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.02.2008 06:47:51 bởi vvn >
                  #39
                    Phi Thiên 24.09.2008 14:54:42 (permalink)
                    Chào các bạn !
                    Quyển Tự học chữ Hán của Lưu Khôn này còn dài không các bạn ? 
                    Tôi đã đánh máy xong phần Độc Bản cuốn Hán văn của Trần Trọng San, khi nào chỉnh sửa xong xin đăng lên đây. Cuốn sách tôi có là sách phô tô lại nên phần Trung Trung Quốc văn tuyển có nhiều chữ bị mờ không đọc được, nếu bạn nào có xin scan lại gửi cho tôi hoặc đăng lên diễn đàn, tôi sẽ đánh máy nốt.
                    Tôi nghĩ các bạn mới học chữ Hán nên tham khảo cuốn sách này (có phần nói về các nét của chữ Hán và các bài học không khó lắm ) http://www.viethoc.org/eholdings/PhamVanHai/ChuHanvaTiengHanViet.pdf
                    và vào các địa chỉ http://www.hello-han.com/ch-education/hanyuxueyuan/yiriyizi/1.swf
                    http://www.hello-han.com/ch-education/hanyuxueyuan/yiriyizi/2.swf
                    .............
                    http://www.hello-han.com/ch-education/hanyuxueyuan/yiriyizi/366.swf
                    để tập viết 366 chữ Hán.
                    Cuốn Hán văn tự học của Nguyễn Văn Ba khá dài, khi nào các bạn tổ chức đánh máy tôi xin góp chút sức mọn. 
                    #40
                      maphuong 05.01.2009 13:37:09 (permalink)
                      chào bạn Phi Thiên,

                      maphuong cũng yêu thích chữ Hán, nhưng học cũng chưa được nhiều.
                      maphuong vừa tậu được quyển Hán văn Tự Học của tác giả Nguyễn Văn Ba.

                      ngoài ra, còn biết có bộ sách "Chữ Nho Tự Học" của ông Đào Mộng Nam có 3 quyển, hướng dẫn cách học khá chi tiết.
                      theo người bán sách thì nhiều người yêu thích bộ này và không còn sách gốc cho nên bây giờ bán giá cao.
                      nhà sách cũ có bán 3 quyển này bản photocopy với giá cao quá 80.000đ/1 quyển.

                      tìm trên goole có được thông tin ít ỏi về ông Đào Mộng Nam như sau:



                      Đào Mộng Nam, Giấc mộng văn hoá không thành..

                      Cuối Tháng Tám vừa qua, cộng đồng Người Việt hải ngoại nói chung, giới văn hóa nói riêng chịu lần mất mát: Nhà Báo Đỗ Ngọc Yến, người sáng lập Nhật Báo Người Việt (Nam Cali), một trong những tờ báo lớn của người Việt hải ngoại, cũng là nhật báo có lượng thời gian hoạt động lâu dài nhất của báo chí Việt Nam kể từ ngày chữ quốc ngữ còn phôi thai đầu Thế Kỷ 20. Lần ra đi của Đỗ Ngọc Yến nay vẫn còn lưu dấu, nhắc nhở hằng ngày trên trang báo Người Việt. Nhưng có một cái chết khác cùng lúc (Tháng 8) với một người đồng thời của Đỗ Ngọc Yến (cũng chung học giới, sinh hoạt văn hóa Sài Gòn ở những thập niên 60-70) lại chịu một số phần, hoàn cảnh bi thảm xa xót trái ngược hẳn: Lần ra đi trong im lặng, đơn độc của Đào Mộng Nam - Giảng Sư Hán Nôm của Sài Gòn bốn-mươi năm trước.

                      Năm 1964, khi chưa đến tuổi 30, Đào Mộng Nam (sinh 1940) đã khởi thảo biên soạn CHỮ NHO TỰ HỌC, bộ sách hữu ích, đầy tính sáng tạo trong quá trình tự học Chữ Nho - Mà ông và những nhà giáo dục, chuyên ngành Dân Tộc Học (Việt Học) trong Tủ Sách Việt Nam Văn Hiến như Cố Linh Mục Kim Định gọi đấy là một Linh Tự - Thứ Chữ chứa đựng năng lực, tinh thần Việt Tộc, đã giúp người Việt tồn tại qua hằng thế kỷ tương tranh, va chạm với những nền văn hóa, văn minh khác (Trung Hoa, Ấn Độ, Tây Phương..) Không phải chỉ là lý thuyết, Đào Mộng Nam diễn đạt phương pháp Tự Học Chữ Nho qua trình bày một cách có hệ thống về cấu trúc Chữ Nho (diễn tiến sự hình thành, biến đổi, canh tân của mỗi từ; ý nghĩa của mỗi từ đó trong từng văn pháp, qua các thể văn ngôn, bạch thoại..). Năm cuốn “Tự Học Chữ Nho I, II, III, IV, V” hẳn là một công trình hoàn chỉnh nhất về phương pháp tự học Chữ Nho kể đến năm 1975, hoặc cho đến bây giờ nơi hải ngoại, bao gồm ở trong nước.
                      Không chỉ biên soạn về Linh Tự Dân Tộc không thôi, Đào Mộng Nam còn quãng diễn tác động, chức năng quan yếu của Chữ Nho trong quá trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục: Viện Đại Học Vạn Hạnh, Viện Đại Học Huế, Phật Học Viện Quảng Đức, Phật Học Đường Huệ Nghiêm, và Hội Khổng Học Việt Nam. Đào Mộng Nam và những người hằng quan tâm đến tiền đồ Việt Học không chỉ giảng dạy Chữ Nho trong giới hạn của một môn học thuộc giáo trình của những khóa học bậc đại học, nhưng còn ôm ấp ước vọng xây dựng lại Chữ Nho ở cấp trung học để những thế hệ người Việt mai hậu lớn lên, hành xử, vận động được sức mạnh Tổng Hợp của Ngôn Ngữ Dân Tộc trên ba cột trụ Nho - Nôm- Quốc Ngữ (ABC). Các tác phẩm NHO-NÔM-ABC TỰ ĐIỂN, và Chữ Nho Linh Tự của Văn Minh (hợp soạn cùng Nguyễn Tiến Văn) đồng nằm trong chủ đích làm sống lại một cách có hệ thống nguồn lực bất diệt của ngôn ngữ tiền nhân. Tiếc thay, ước vọng của Đào Quân cũng như Cố Linh Mục Kim Định nhằm xây dựng một nền Việt Lý từ, với Chữ Nho buổi cuối đời vẫn chỉ là một giấc mộng.. Như Giấc Mộng Lớn của Dân Tộc Việt bị phá vỡ trong cuộc chiến hủy diệt dậy nên từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 - Sáu-mươi năm trước mà nay dấu vết tàn hại vẫn còn nguyên tác động với chế độ gọi là “cộng hòa xã hội chủ nghĩa” ở quê nhà.
                      Đào Mộng Nam mất chính xác vào lúc nào không ai hay.. Ông sống đơn độc, biệt lập nơi một chung cư cuối Đường McFadden, Thành Phố Tustin, California. Cảnh sát chỉ được thông báo khi hàng xóm nhận ra mùi tử thi của thân xác đang bị hủy hoại.
                      Tang lễ sẽ diễn ra mau chóng chỉ trong vài tiếng đồng hồ từ 9-12 Giờ sáng ngày Thứ Bảy, 2 Tháng 9, 2006 tại Peek Family Funeral Home (Phòng Số 3) góc Đường Bolsa/Beach, Thành Phố Westminster, CA 92683.
                      Chúng tôi, nhóm Bằng Hữu của Người Quá Cố trang trọng kính mời Quý Huynh Đệ, Bằng Hữu, Văn Hữu, Học Viên.. Những người đã một lần, hằng lưu giữ ý hướng thực hiện tái lập nền Quốc Học với Linh Tự Chữ Nho đến lần cuối cùng Người luôn ôm mộng xây dựng Sức Mạnh Việt Lý trên cơ sở Hán-Nôm-Quốc Ngữ ABC, Giảng Sư Hán-Nôm Đào Mộng Nam.

                      Kính Cáo,
                      Bùi Ngọc Tuấn-Cao Bá Minh-Phạm Quốc Bảo, Phan Nhật Nam và Trần Lam Giang


                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.01.2009 17:49:40 bởi maphuong >
                      #41
                        Minh Xuân 08.06.2009 01:58:15 (permalink)
                        "Tiên sinh" sai rồi. Tiếng Hán là một phần di sản văn hóa Việt, bị Hán tộc sang tên cướp đoạt. Từ trước đến nay người Việt bao giờ cũng coi trọng chữ Nho và sách thánh hiền vì nguyên nhân sâu xa đó.
                        #42
                          Hoàng Dung 08.06.2009 15:38:24 (permalink)

                          Trích đoạn: Tiên sinh Phạm

                          Trời ạ, có lẽ ảnh hưởng ngàn năm đô hộ còn ngấm tới giờ cho nên vô cái "trau dồi tiếng Việt" mà lại thấy cái "tự học tiếng Hán" ngay trên đầu, nhục dần rồi đấy!

                          không biết 3 chữ "Tiên sinh Phạm" là chữ Việt thần tuý hay là mượn từ Hán- Việt vậy hén?
                          tại sao không kêu là "Ông Phạm" đi.
                           
                          #43
                            Minh Xuân 09.06.2009 15:25:57 (permalink)
                            Nếu Tiên sinh muốn biết thêm về cái gọi là 1000 năm độ hộ xin sang thảo luận ở phần Bình luận văn học.
                            http://diendan.vnthuquan.net/fb.aspx?m=502214
                            #44
                              Dong Van Thuan 12.04.2010 08:53:34 (permalink)
                              tai sao khong co tu bai 29 tro di ho cac chuyen gia oi
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 47 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9