KHÁT VỌNG BÌNH YÊN(Tập II)_Tiểu thuyết _Lương Hiền

Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 31 đến 40 trên tổng số 40 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Lương_Hiền
  • Số bài : 160
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.06.2016
  • Nơi: diễn đàn văn học
Re:KHÁT VỌNG BÌNH YÊN(Tập II)_Tiểu thuyết _Lương Hiền - 29.07.2016 16:12:06
Đêm hội bơi chải
 
Đúng tám giờ rưỡi, đội  hình đầu tiên của đại đoàn 312 đến bến.Ba mươi thuyền của ca một do trung đội trưởng Nam Sao chỉ huy cập bờ đón khách, mỗi chuyến chở một đại đội bộ binh  với toàn bộ trang bị vũ khí và hậu cần nuôi quân.Lệnh  vượt sông bí mật, không được nói chuyện hay gọi nhau to tiếng, không được nô đùa, không được hút thuốc lá thuốc lào phát ánh sáng lộ mục tiêu, luôn luôn sẵn sàng tư thế đối phó với tình huống bị bom đạn địch bắn, hoặc lật thuyền,phải bình tĩnh cấp cứu người bị nạn.
   Nam Sao ra lệnh vượt sông. Ba mươi thuyền cùng xuất phát Các cô gái chèo lái ở phía sau, các anh công binh bơi ở phía mũi  thuyền, bộ binh bơi thêm một hai dầm  hỗ trợ ở giữa .Dưới ánh trăng vằng vặc, ba mươi thuyền nan cùng đua nhau sải cánh . Xa xa có tiếng đại bác nổ như cầm canh, tựa như tiếng trống của ngày hội bơi chải ở các làng quê.Có khác là ở đây bơi chải vào ban đêm, không có tiềng cầm nhịp hô “dô hầy dô hầy” và không có tiếng la hét của hàng ngàn  cổ động viên ,đứng hai bên bờ  với trống phách, thanh la cờ xí rợp trời…Những con thuyền vẫn mải miết bơi, đua nhau vượt nhanh tới đích.Những mái chèo khua nước, vung lên những ánh bạc nhịp nhàng , như những làn hoa sóng dưới ánh trăng trong.
 
  Nam Sao vẫn đứng khom lưng trên một thuyền to đi ở giữa đội hình  vượt sông để bao quát được  toàn cảnh vượt sông. Kip thời điều chỉnh cho các thuyền đi đúng hướng , nhip nhàng.
 Các thuyền đi nhanh vượt lên, cho cập bến trước theo thứ tự, thuyền trước ở thượng lưu, thuyền sau dưới hạ lưu, không chen chúc nhau như đã quy định trước.Các chiến sỹ công binh ghìm chặt thuyền cho bộ binh lên bờ an toàn Chỉ hơn mười phút chuyến đầu tiên  đã qua sông xong.Nam Sao mới thở phào nhẹ nhõm.Anh tập hợp các tiểu đội trưởng để rút kinh nghiệm và động viên các cán bộ chiến sỹ, dân quân .Ai cũng thấy hồ hởi vì chuyến đầu tiên đã thắng lợi và quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ ca đầu tiên này.Anh nắm chặt tay các cán bộ tiểu đội công binh và dân quân  gật đầu một cách thắm thiết để tỏ lòng tin tưởng vào anh chị em đêm nay.
  Trong lúc quay thuyền trở về bến, chèo thuyền không , anh cho anh chị em bơi nhẹ nhàng để dành sức cho chuyến đi nặng nề và khẩn trương hơn. Cứ thế, ca một của Nam Sao cứ chèo chở nhịp nhàng cho đến mười hai giờ đêm thì thay ca, bàn giao thuyền cho ca hai của trung đội hai công binh và trung đội hai dân quân. Các cán bộ đại đội và trung đội đều rút kinh nghiệm của ca một phổ biến cho ca hai đỡ bỡ ngỡ.Anh chị em ca hai cũng đã ra xem trước một chuyến để học tậprút kinh nghiệm rồi, nên cũng không bị lúng túng Xuống thay ca là chèo chở được ngay từ mười hai giờ đêm đến sáng.
   Vào lúc sáu giờ sáng ngày 15 tháng 12 thì kết thúc “đêm hội bơi chải trên sông”  đêm đầu tiên.Ca một và ca hai đã đưa được một nửa đại đoàn 312 qua sông Đà an toàn, theo đúng kế hoạch của chỉ huy chiến dịch.
Đại đội công binh 270 và đại đội dân quân Lâm Thao, lướt thuyền qua sông cất dấu và ngụy trang  xong lúc bảy giờ.Ca khúc khải hoàn ngày thứ nhất.
 
Chương 20-TÌNH HUỐNG BẤT NGỜ
 
Sau một đêm bảo đảm cho một nửa đại đoàn 312 qua sông.Anh chị em nghỉ ngơi, rút kinh nghiệm, đồng thời cũng được cấp trên biểu dương khuyến khích.Bộ tư lệnh đại đoàn 312 cử cán bộ chính trị đến thăm hỏi động viên và trao tặng cho  lực lượng bảo đảm vượt sông một con lợn.Đại đội công binh 270 hứa với cấp trên: kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ.Chiều hôm đó lính công binh và chị em dân quân được bữa liên hoan  ăn tươi, người nào cũng phấn khởi vui vẻ.
  Mười tám giờ ngày 15 tháng 12 đại đội công binh và đại đội dân quân  tiếp tục triển khai khí tài chiến đấu.Từ tối đến mười hai giờ đêm ca một do trung đội 42và trung đội hai dân quân đảm nhiệm.Rồi đổi ca cho trung đội 41và trung đội một dân quân tiếp tục chèo chở. Các thuyền qua lại  như mắc cửi thuận hòa.Ánh trăng sáng mênh mang  với  những làn sóng lăn tăn trên sông như reo vui, ủng hộ những người lính vượt sông đưa quân đi  chiến đấu.
  Nhưng đến bốn giờ sáng thì một tình huống chiến đấu bất ngờ tới. Ca nô địch ở Hòa Bình đã tắt máy, lợi dụng nước chảy cho ca nô im lặng trôi theo dòng nước.Anh em gác trên bờ không phát hiện được  vì lúc đó  bóng núi cao trùm xuống dòng sông , bị che khuất, lính gác không quan sát thấy ca nô địch. Công binh cứ tiếp tục chèo thuyền, cũng may, thuyển chở bộ binh đã lên bờ hết, đây là chuyến cuối cùng.Anh chị em đang quay thuyền trở về bờ ta, vừa được một phần ba sông, thì cô Hoa dân quân trông thấy một đống lù lù trôi trên dòng nước, cô mới hỏi chiến sỹ công binh Hoàng Lân là “cái gì to lù lù ở giữa sông thế ?”.Tiếng cô Hoa vừa dứt thì bọn địch bắn ngay một loạt trung liên trúng ngay thuyền  cô Hoa. Các thuyền khác đã phát hiện được  canô địch từ trước nên đã ẩn nấp vào bờ.Thuyền cô Hoa bị thủng, chìm lập lờ, và chiến sỹ Lân bị thương vào chân .Bọn địch cũng tưởng chỉ có một thuyền cô Hoa, nên bắn chìm rồi bỏ đi. Nam Sao phải chờ cho bọn địch đi xa rồi mới vẫy thuyền quân ta nhanh chóng bơi về bờ ta, rồi cho thuyền đi cất dấu trước khi trời sáng.Kiểm lại quân số thấy thiếu thuyền cô Hoa và cậu Lân. Sau khi cho mấy anh em ngụy trang xóa dấu chân trên cát xong thì về nghỉ. Nam Sao và tiểu đội phó Mã ở lại bến sông  chờ sáng  để tìm thuyền cô Hoa và Hoàng  Lân.
 
Người con gái sông Thao
 Sau khi bị ca nô địch bắn trúng thuyền, làm thuyền thủng rồi bị chìm, chiến sỹ Hoàng Lân bị thương vào chân, may cô Hoa không việc gì.Nhưng cô rất bình tĩnh, người con gái sông Thao này bơi rất giỏi.Thuyền nan chỉ chìm bập bềnh Hoàng Lân bị thương vẫn ngồi trong thuyền, bám vào thang thuyền,còn cô Hoa một tay bơi, một tay dìu thuyền vào bờ, vì gần bờ bị bóng núi trùm kín, địch không phát hiện được. Cô Hoa đã dìu được  Lân lên bờ cát, rồi cõng Lân vào  đất liền phía bờ địch cách mép nước khoảng một trăm mét.Cô xé áo băng  vết thương cho Lân, còn Lân khi bị thương đã tháo quần dài và áo cho nhẹ sợ chết chìm.Hai người sống suốt một ngày ở bờ địch.Đói rét gian khổ, còn sợ địch đi tuần phát hiện, cô Hoa cởi khăn  trùm đầu của mình đắp lên người cho Lân đỡ rét.
Khi trời sáng hẳn, trung đội trưởng Nam Sao và tiểu đội phó Mã mới đi dọc bờ sông nhìn sang bờ địch để phát hiện, tìm đấu vết con thuyền của cô Hoa và chiến sỹ Hoàng Lân, nhưng trời mù quá nhìn mãi không thấy gì, hai người sốt ruột cứ chạy theo dọc sông mãi vẫn không thấy.Mãi đén lúc nửa buổi , trời nắng to lên .Nam Sao và Mã thay nhau  nhìn ống nhòm sang phía bờ địch mới phát hiện thấy một chiếc thuyền lập lờ ở mép sông vướng vào một bụi cây nhỏ.Họ nhận ra đúng là thuyền của ta rồi nhưng không thấy người đâu.Hai người mới phán đoán là  ca nô địch bắn  lúc bốn giờ sáng trúng thuyền, làm Hoa và Lân đã hy sinh cả rồi. Nhưng Nam Sao vẫn quyết định bơi sông sang tìm.Nhưng Mã nói:

Lương_Hiền
  • Số bài : 160
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.06.2016
  • Nơi: diễn đàn văn học
Re:KHÁT VỌNG BÌNH YÊN(Tập II)_Tiểu thuyết _Lương Hiền - 29.07.2016 16:21:07
-Biết đâu vẫn còn sống quanh quẩn ở đấy, đề nghị để em về lấy cơm mang sang, nếu bị thương lên bờ được thì vừa đói vừa rét lắm rồi.Nam Sao đồng ý:
 - Ừ phải đấy,  Mã về lấy cơm và quần áo cho cả hai người đi, nhớ bảo y tá cho một lọ thuốc đỏ và gói bông băng nữa nhé, gói tất cả vào tấm vải nhựa cho kín để đưa sang ngay .
 Tiểu đội phó Mã vộị chạy ù về rừng nơi đại đội đang nghỉ. Chỉ một lúc sau thì Mã đã ra đến bờ sông, nhưng lúc này đã là  chin giờ, trời quang đãng, nước  sông xanh.Máy bay bà già của địch cứ vè vè trinh sát trên  dọc sông, không thể bơi qua sông được.Chúng nhìn thấy là chúng bắn ngay.
Đến hai giờ chiều khi vắng máy bay, Nam Sao và Mã  mới cởi quàn áo bơi qua sông được.Tìm kiếm mãi đến bốn giờ chiều, mới tìm thấy Lân đang cởi trần, mặc quần đùi nằm ở một bụi cây, trên người đắp một chiếc khăn vuông  rồi phủ kín lá cây, còn cô Hoa đang xé một ống quần đen của mình băng lại vết thương  chân  cho cậu Lân, Lân chỉ bị thương một chân phải, còn Hoa  thì  áo rách  bươm, quần chỉ còn một ống, sắn lên tận bẹn .Nam Sao và tiểu đội phó Mã cảm động không cầm được nước mắt trước tinh thần đoàn kết chiến đấu quân dân của cô Hoa .Họ mừng rỡ ôm chầm lấy nhau, Hoa reo lên :
-May quá  anh Lân ơi, sống rồi!
-Các anh ở đơn vị đang sang cứu mình đây này. Lân đang bị mệt vì đau, vội mở mắt ra nhìn, thấy Nam Sao và Mã, anh khẽ gật đầu chào  rồi mỉm một nụ cười nói khẽ : Sống… rồi!.Họ vội vàng cấp cứu cho Lân.Mã cởi gói bông băng đưa cho Hoa để băng lại cho Lân.Nam Sao kiếm một ống bương , ra bờ sông múc một ống nướccho Lân uống và rửa.Sau khi băng lại vết thương cho Lân xong, Hoa lấy quần áo Mã đưa sang, ra một bụi cây để thay. Rồi Nam Sao cho Lân và Hoa ăn uống, hai người đã nhịn đói cả một ngày một đêm rồi, lại vật lộn với sông nước, cõng Lân vào rừng rồi cấp cứu cho Lân, nên Hoa cũng đã  mệt mỏi bã cả người ra, nhưng cô vẫn cố gắng chăm sóc Lân, chỉ sợ Lân  chảy nhiều máu quá rồi chết, có lúc cô nhìn Lân đau đớn, cô cũng rớm nước mắt gọi:- Anh Lân ơi, cố gắng chịu đựng nhé, nhất định đơn vị sẽ sang cứu chúng ta . Bây giờ khi đã cơm nước xong, thấy Lân đã tỉnh táo lại, cô Hoa vui mừng lắm, mặt  tươi tỉnh hẳn lên, nói cười tíu tít.
Nam Sao phân công Mã ở lại cùng Hoa trông nom Lân và  cảnh giới bảo vệ cho hai người.Còn anh sẽ bơi về  để điều thuyền sang .
 Tối hôm đó  Nam Sao cho một thuyền sang đón cả ba người về đơn vị, rồi cho một tổ cáng thương đưa  chiến sỹ Hoàng Lân đi cấp cứu ở trạm quân y tiền phương ,cách đó mười cây số,Cô Hoa bịn rịn đưa tiễn Lân đi trạm quân y và dặn :
-Chúc anh mau  khỏi để trở về đơn vị, nhớ biên thư về quê cho em, em chờ anh đấy !  Hoàng Lân cũng đáp lại:
- Cảm ơn  em đã cứu anh, nếu còn sống, nhất định anh sẽ trở về !
 
 Sau khi vượt sông Đà do công binh bảo đảm, ngay trong đêm 15 tháng 12.Đại đoàn 312 đã  tiêu diệt một tiểu đoàn địch trong trận Ninh Mít và đánh thắng nhiều trận nữa trên phòng tuyến  sông Đà, đặc biệt tiêu diệt hai cứ điểm pháo của địch trên cao điểm 400và  600 trên núi Ba Vì vào đêm 30 tháng 12 năm 1951.
 Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại Đông Dương.  Anh thương binh Hoàng Lân đã trở về Lâm Thao gặp lại Đào thị Hoa trong niềm vui chiến thắng.Họ đã mời  anh Nam Sao như một người anh cả, người đồng đội thân thương về làm chủ hôn cho đám cướí  của họ.Và họ đã sống hạnh phúc đến trọn đời.
Cùng với hạnh phúc của đôi  Lân và  Hoa. Trung đội trưởng Nam Sao còn nhận được thư mời  về dự đám cưới của hàng chục đôi  bộ đội- dân quân nữa, mà tình yêu của họ, được  khởi nguồn từ kỷ niệm về đêm vượt sông qua sông  Đà ngày ấy.Vì thế anh em công binh trong đơn vị của Nam Sao mới đặt tên đêm ấy là “Đêm tình yêu” để kỷ niệm về trận vượt sông diệu kỳ đó.
 
 Trở về sông Đà                                             
 
Chia tay các bạn bè đồng đội khu vực đồng bằng.Nam Sao lại một mình một thuyền lênh đênh  bơi theo dọc sông Hồng rộng mênh mông, nước chảy êm đềm.Mùa thu sắc nước trong xanh, mà lòng anh thanh thản vô bờ. Anhvừa đi vừa kiếm sống.Một tuần lễ  sau mới tới huyện Lâm Thao.Anh tìm đến nhà Hoàng Lân và Đào Thị Hoa, là hai đồng đội cũ trong câu chuyện “Đêm tình yêu bên sông Đà” của hơn ba mươi năm về trước, mà anh đã làm chủ hôn cho hai người, sau đó vì gia đình ở quê bị giặc Pháp giết hại hểt, nên Hoàng Lân ở lại định cư trên quê vợ, làm ăn sinh sống.Gần đây Nam Sao đã biên thư cho vợ chồng Lân biết là anh sẽ lên chơi, thăm gia đình và thăm lại  đèo Mông, bến Mỵ năm xưa, nhưng không rõ ngày nào.Hôm nay bất ngờ thấy thủ trưởng cũ của mình đến, không phải đi bằng ô tô con, ô tô khách, hoặc tàu hỏa hay xe đạp, mà lại bằng chiếc thuyền nan đánh cá bơi dọc sông Hồng lên.Lại còn mang theo một yến cá tươi  vừa đánh làm quà nữa.Làm cho vợ chồng con cái nhà Lân –Hoa quá ngạc nhiên và cảm động rơi nước mắt. Mà cả họ hàng làng xóm cũng ngạc nhiên, vì chưa thấy  một ông thủ trưởng nào lên thăm chiến sỹ cũ như vậy cả. Họ kéo   đến  thăm rất đông, chật cả nhà cả sân, chúc mừng gia đình Lân Hoa và người thủ trưởng cũ đầy nhiệt tình hiếm có này. Sau một đêm hàn huyên không ngủ , thăm hỏi cuộc sống gia đình đồng đội.Nam Sao biết hoàn cảnh gia đình Lân đông con, một thằng lớn đi bộ đội, thằng nhỏ chưa đến tuổi đi bộ đội , cũng chưa có việc làm, hai đứa con gái còn nhỏ đang đi học. Cả nhà chỉ trông nom và mấy sào ruộng làm theo hợp tác xã  ba cọc ba đồng .Bản thân Lân, thương binh đi khập khễnh , không làm nặng nhọc được, nên  đời sống cũng túng bấn lắm. Nam Sao liền gợi ý cho cả hai bố con học nghề đánh cá, anh sẽ trực tiếp dậy.Anh cũng hỏi Lân xem quanh đây có gia đình thương binh hoăc cựu chiến binh nào hoàn cảnh khó khăn muốn học nghề đánh cá thì cũng giúp cho họ học luôn .Lân bảo : có hai gia đình, một thương binh và một cựu chiến binh, nhưng đều già yếu cả rồi chắc không học được, nhưng có một cháu trai  cũng chưa có việc làm, có thể học được. Thế là tổ đánh cá sông Đà ra đời, gồm có ba học viên do Lân làm tổ trưởng. Sáng hôm sau có một cô gái mười bảy tuổi tên là Mai xồng xộc chạy đến nhà Lân gọi :
-Chú Lân ơi, chú nói thủ trưởng cho cháu học đánh lưới với !
- Mai, cháu con gái học đánh lưới thế nào được ?-Lân trả lời.
-Con gái sao không học được –Mai nói- Cháu đã thấy một bà già ở dưới Ghềnh
đánh cá thạo lắm, chả lẽ cháu chịu hay sao?Bố cháu thương binh già yếu rồi không
đi làm được nữa, nhà cháu bấn túng lắm.Chú cứ nói với chú thủ trưởng giúp cháu
với.Nhà cháu đã có sẵn đồ nghề cũ rồi, trước cháu bảo bố cháu cho cháu làmnhưng
bố cháu không cho vì không có người kèm cặp.Nay cả chú và bạn Bân con chú
cùng đi làm thì cháu không sợ nữa !- Nam Sao từ nãy giờ ngồi trong nhà nghe thấy
vậy thì hỏi cái Mai:
-Thế bây giờ bố cháu có đồng ý cho cháu học nghề không?
-Có ạ,bố cháu bảo có người lớn đi kèm thì bố cháu đồng ý ạ!
 -Thế thì được rồi,cháu về chuẩn bị đồ nghề đi,chiều nay bắt đầu học tập.
 -Cháu cảm ơn thủ trưởng ạ, cảm ơn chú Lân ạ !-Nói xong cô bé vui mừng chạy
vội về nhà ngay.
    Thế là lớp học có bốn người .Đáng lẽ sớm hôm sau Nam Sao định đi thăm  bãi vượt sông năm xưa, nhưng thấy các học viên đều hồ hởi nên anh cho bắt tay vào huấn luyện ngay từ chiều nay, để lùi việc thăm  bến cũ vào mấy hôm sau , khi các học viên đã đi thực tập đánh cá thì cùng đi một thể.Trong bước học cơ bản ở đây có thuận lợi là dân bên bờ sông thì đều giỏi chèo thuyền, và bơi lội dưới nước, như kiểu cô Hoa đã cấp cứu anh Lân trước đây  ở bến vượt sông.Nên Nam Sao chỉ cần nói qua một vài tình huống cấp cứu thuyền đắm thôi, còn chủ yếu hướng dẫn cách bơi lượn nhẹ nhàng, đổi hướng nhanh chóng và định hướng ban đêm không bị va vào chướng ngại vật trên sông. Hôm sau lại mượn thêm được một thuyền thúng cũ nữa nên năng xuất tập được nhanh hơn.Ngày thứ ba anh đã cho tập rải lưới, thu lưới từ từ nhẹ nhàng. Anh đặc biệt chú ý  hướng dẫn cô gái con đồng chí thương binh già để cháu có thể kiếm sống thay bố được.Sau một tuần thì bắt đầu cho từng người thực tập  rải lưới, đánh cá.Trong đó cháu Mai là học viên tỏ ra xuất sắc nhất, rồi đến cháu Bân , con của Lân, cháu Chiến con của  một cựu chiến binh.Còn Lân thì chậm hơn do chân khập khiễng đi lại khó khăn, nhưng chắc chắn, động tác nào ra động tác ấy . Lúc này Lân cũng đã tìm mua được một bộ đồ nghề đánh lưới  cũ,Nam Sao sửa chữa lại giúp và cho Lân hẳn một tay lưới mới của mình vừa mua để hai cha con Lân và  Bân thay nhau tự đánh lưới .Sau tuần thứ ba, các học viên đã tương đối thành thạo thì Nam Sao cho đánh cá theo đàn, theo tập thể ba bốn thuyền cùng quây, cùng xua đuổi trong các vụng nước quẩn, cá hay hóng mồi ăn tập trung.Kiểu nàylàm cho bọn trẻ rất thích thú, vì cũng kiếm được nhiều cá hơn, ai cũng phấn khởi.Thích thú nhất là lúc đánh cá theo  đàn.Sau khi rải lưới, trước một vụng sâu, mọi người đều đứng trên thuyền, tay cầm sào vừa bơi, vừa đập nước, vừa dềnh sóng, lướt vòng quanh vụng,  dồn đuổi cá.Nước bị bắn lên như những vòi phun tung lên trong nắng giống những bông hoa óng ánh giữa sông. Cái Mai uốn éo người rất dẻo, lúc cúi lom khom , lúc thẳng người, như cánh chim bay lượn trên mặt nước. Cùng với thằng Bân như đôi uyên ương lướt sóng trên sông, trông rất đẹp mắt. Lân nhìn hai đứa ,rồi nháy mắt, nhìn bác Nam Sao cùng cười,hởi lòng hởi dạ.Khi dừng đuổi cá.Họ ngồi xuống thuyền vớt lưới.mọi người thường dùng một tay bơi,một tay vớt lưới,nhưng cô gái trẻ đã dùng được cả hai tay vớt lưới, cứ thoăn thoắt không kém gì thầy Nam Sao, những mắt lưới cứ loang loáng dưới ánh nắng, trông cứ như cô đang vớt một dải lụa dài vô tận dưới sông lên.Hôm đó, cái Mai bắt được một con cá chép lớn độ hơn hai cân,để dành về biếu thầy Nam Sao, nhưng thầy Nam Sao bảo:

Lương_Hiền
  • Số bài : 160
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.06.2016
  • Nơi: diễn đàn văn học
Re:KHÁT VỌNG BÌNH YÊN(Tập II)_Tiểu thuyết _Lương Hiền - 29.07.2016 16:27:37
- Cháu mang về biếu bố cháu, cho bố cháu phấn khởi.Xem nào, ai bảo con gái
không đánh được cá, con gái Lâm Thao vừa ngoan vừa giỏi cơ mà !
Mấy hôm sau, là ngày chủ nhật, các cháu bé được nghỉ học.Nam Sao cho cả tổ kéo
nhau đi thăm lại bến Mỵ, vượt sông năm xưa trên sông Đà, có cả chị Hoa và các
cháu nhỏ  cùng đi, ngồi trên thuyền ba cáng do chị Hoa bơi.Khi đến nơi, chị Hoa
nhìn thấy một cây đa to ở ven sông mới nhận ra bến cũ, chị kêu lên:
- Đây rồi, anh Nam Sao ơi! Nếu không có anh lên đây, thì chúng em cũng chẳng
bao giờ đến thăm lại bến này đâu.
- Chính vì thế nên tôi mới đưa các bạn và các cháu đến đây.Đây là chiến trường
xưa, bác và bố mẹ cháu đã chiến đấu để có hòa bình cho các cháu hôm nay.Nơi
đây là khởi nguồn tình yêu của bố mẹ cháu. Bố cháu đã đổ máu ở đây, và mẹ cháu
đã cứu được bố cháu còn sống, để có các cháu ngày nay.Một nơi lịch sử của gia
đình , các cháu cần phải biết, là niềm tự hào của gia đình cháu, mà các cháu cần
phải gìn giữ và noi gương bố mẹ, giữ vững truyền thống của gia đình.
Mọi người đều phấn khởi, như đi một chuyến du lịch về cội nguồn. Lân và Hoa
dẫn các con cháu đến từng nơi họ đã nằm trú ẩn suốt một đêm một ngày, đói khát
và rét mướt.Họ kể lại cho các con và các cháu nghe tình hình chiến sự lúc đó, rồi
được bác Nam Sao cùng chú Mã  bơi qua sông , tìm đón hai người sang sông, rồi
đưa bố Lân đi cấp cứu.Đến trưa thì chị Hoa cho các cháu nhỏ về trước, còn bốn
thuyền cá tiếp tục đánh lưới, đến mãi chiều tối mới về. Ít ngày sau Nam Sao còn
đến xã Tu Vũ, thuộc huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ , thăm lại trận địa công đồn đầu
tiên của quân ta cuối năm 1951.Trong đó Nam Sao là trung đội trưởng, chỉ huy bắc
cầu vượt qua Ngòi Lát để tiến công đồn Tu Vũ, cũng là lần đầu tiên công binh ta
bắc cầu phao bôn tập ngay sát hàng rào đồn địch.


Chương 21-BẮC CẦU PHAO TU VŨ

 -Xuỵt ! Tất cả im lặng !
Trung đội trưởng Nam Sao tách khỏi đội hình sang một bên đường, nhìn hàng quân một lượt, rồi khẽ hô tiếp:
-Tuyệt đối bí mật, nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh hành quân, không nói to, không phát tiếng động , không bật lửa.Ê, cậu nào hút thuốc kia?tắt  ngay !
Một đêm  sáng trời trăng sao lấp lánh soi đường cho các chiến sỹ hành quân.Đội hình kéo dài hàng chục cây số.Họ đang bí mật tiến vào chiếm lĩnh trận địa, vào sát đồn  Tu Vũ, rồi làm công tác chuẩn bị tấn công. Các đơn vị bộ binh thì mang vác tương đối nhẹ , còn các đơn vị binh chủng thì đều mang vác nặng, đường  mòn khó đi.Pháo binh, công binh, súng cối … còn phải khiêng súng đạn nặng nề, dò dẫm từng bước, có khi bước thấp, bước cao, có lúc đường gập gềnh, xô nhau ngã dúi, ngã dụi .Nhưng họ lại dắt nhau đứng lên, không kêu ca phàn nàn,cũng có cậu bị đau quá, chửi văng tục một câu, nhưng rất khẽ : mẹ bố mày đi thế à, lộ hết bí mật bây giờ ! Rồi họ lại lầm lũi đi, âm thầm và lì lợm.
   Riêng ở đội hình  trung đội công binh thì xem ra nặng nề và cồng kềnh nhất. Bởi họ, trước hết phải vác những bó nứa to, khiêng những bó cây dài và nặng;Rồi sau đó,  lại phải khiêng những mảng cầu được ghép lại bởi những bó nứa và cây  tre, luồng , liên kết bằng những dây rừng  và những con nín rất chặt chẽ và chắc chắn.
Khi trời xẩm tối, mấy bà con dân làng Tu Vũ đi làm đồng về trông thấy bộ đội ta hành quân từ xa cũng dừng lại nhìn và bàn tán:
-Bộ đội ta có cái súng ống gì mà vừa to, vừa dài thế không biết, cứ đen xì xì ấy thôi – Chắc là súng đại bác vác vai rồi .Chuyến này thì đồn Tu Vũ sẽ đi đời nhà ma, hết thói đi lùng sục cướp bóc hãm hiếp đồng bào ta nữa. Còn mấy thằng  bé tồng ngồng  cũng chạy ra nhìn và đếm bộ đội rồi kêu:
-Mẹ bố nó, bộ đội đi đâu mà đông  thế, đếm mãi chả hết !
- Bộ đội có cái súng to lắm, nhiều lắm chúng mày ạ ! – Dân trong làng cũng kéo ra  nhìn,họ chuyện trò vui vẻ, hồ hởi và tin tưởng, cũng có người nói bâng quơ một câu :
-Chắc gì đánh được nó, chúng có xe tăng, đại bác nhiều lắm, liệu trứng chọi với đá có được không ?
- Nếu không đánh được chúng trận này thì bọn chúng sẽ san bằng cái làng, cái xã này để trả thù, chứ chả yên với chúng nó đâu !                                                                                                        
   Khi tới một đoạn bãi tương đối  bằng phẳng  dưới một chân núi còn cách đồn Tu Vũ khoảng bốn cây số. Trung đội trưởng Nam Sao cho trung đội mình cùng trung đội du kích và cả bộ binh tăng cường mang vác vật liệu làm cầu giúp công binh  dừng lại để làm công tác chuẩn bị ghép những bó nứa thành từng mảng cầu trên cạn.Mỗi mảng rộng  1m, dài 5m, cao 0,50 m .Liên kết bằng những  đoạn cây tre, luồng hoặc gỗ cứng, dùng dây rừng buộc, và đánh nín chặt. Sau khi ghép các mảng cầu xong thì xếp đội hình bắc cầu ngay  trên cạn.Phân công  mỗi  tiểu đội chịu trách nhiệm một đoạn cầu, mỗi tổ một nhịp cầu. Tiểu đội một của tiểu đội trưởng Vũ Đăng Nụ dẫn đầu, rồi đến tiểu đội hai của tiểu đội trưởng Đinh Bá Nhô, tiếp theo là tiểu đội ba của tiểu đội trưởng Trần Văn Khôi, rồi tiểu đội bốn của tiểu đội trưởng Phạm Văn Xuân, là tiểu đội  thuộc trung đội ba, được đại đội tăng cường cho  trung đội một làm nhiệm vụ bắc cầu trận này .Đây là một cuộc diễn tập, dàn đội hình bắc cầu trên cạn trước khi tiếp cận vào sát đồn địch mà trung đội trưởng Nam Sao đã nghĩ ra cách đây hai ngày, sau khi đi trinh sát địa hinh Ngòi Lát chảy qua đồn Tu Vũ đổ ra sông Đà, cùng với trung đoàn trưởng bộ binh 88, ngày 8/12/51.Cùng đi có các đại đội trưởng bộ binh, quan sát hàng rào, lô cốt, hỏa điểm địch, còn công binh thì  theo yêu cầu của chỉ huy binh chủng hợp thành  bắc cầu qua Ngòi Lát  để cho  tiểu đoàn bộ binh 322 của trung đoàn vượt sông vào đánh chiếm khu C của đồn Tu Vũ.Sau khi trinh sát, trung đoàn trưởng bộ binh  cho phép bắc cầu ở một trong hai đoạn sông, một đoạn  rộng 25m, một đoạn rộng 27m. Nam Sao quyết định chọn đoạn 27m.Anh cùng các tiểu đội trưởng bí mật lội xuống lòng sông để đo đạc chiều dài, chiều sâu và thăm dò tình hình dưới đáy sông xem có nhiều  hàng rào giây thép  gai và bẫy  mìn không.Mọi việc trinh sát đều làm trong đêm tối và nhẹ nhàng nhanh chóng , bọn địch trong đồn không hề hay biết gì cả.
 Sau khi trinh sát xong , khi về đơn vị anh gọi câc tiểu đội trưởng cùng bàn bạc về thiết kế cầu cụ thể, tính toán vật liệu, nhân lực, rồi làm kế hoạch tỷ mỉ  báo cáo quyết tâm với đại đội và tiểu đoàn.Tiểu đoàn phó tiểu đoàn  333 trung đoàn công binh151 là Lê Trung Ngôn tới dự, anh nghe rất chăm chú và hỏi khá tỷ mỉ:
-Bao nhiêu mảng bắc cầu, bao nhiêu mảng dự bi ?
-Bảy mảng bắc cầu và hai mảng dự bị ạ !-Nam Sao trả lời.
-Phương án bảo vệ cầu thế nào?
-Dạ, mỗi đầu cầu một tiểu đội, trang bị súng trường, tiểu liên và đào công sự chiến đấu đầy đủ ngay từ đầu, còn hai tiểu đội  dự bị sửa chữa cầu và cơ động sẵn sàng chiến đấu…
Anh Ngôn còn hỏi thêm nhiều vấn đề nữa, nhưng Nam Sao đều trả lời trôi chảy, làm tiểu đoàn phó rất hài lòng:
-Được ! Phương án thế là tốt, cần bổ sung thêm 1 đến 2 mảng cầu dự bị nữa, đề phòng  cuộc chiến đấu kéo dài, chuẩn bị tình huống có thể chiến đầu cả ban ngày.
  Anh Ngôn rất tán thành và khen ngợi trung đội trưởng Nam Sao đã có  quyết tâm  bắc cầu  phao bôn tập bằng tre nứa cho bộ binh vượt sông ngay sát hàng rào địch. Tuy cầu không lớn lắm nhưng nó là chiếc cầu đầu tiên mà binh chủng công binh  Việt Nam  tiến hành trong chiến đấu công kiên, mở đầu trong chiến dịch Hòa Bình này.
   Trong cuộc họp cán bộ chiều qua, để phổ biến nhiệm vụ của tiểu đoàn  333 công binh trong trận Tu Vũ này. Tiểu đoàn trưởng Đinh Khang đã quán triệt tỷ mỉ về nhiệm vụ của tiểu đoàn trong trận chiến đấu mở màn chiến dịch Hòa Bình này là bảo đảm mở đường, bắc cầu  cho các đơn vị bộ binh tiến quân, đào công sự bắn  cho các trận địa pháo binh và hầm chỉ huy sở cho chỉ huy  trung đoàn bộ binh 88, bảo đảm mọi điều kiện thuận lợi  cho trung đoàn chiến đấu tấn công thắng lợi.Trong đó có nhiệm vụ bắc cầu qua Ngòi Lát là khó khăn phức tạp nhất.Bởi vì  binh chủng công binh chưa có trang bị cầu chế thức làm sẵn, mà phải vận dụng vật liệu tại chỗ để làm cầu, mà thời gian lại rất gấp, chỉ có hai ngày đêm  cả trinh sát và chuẩn bị vật liệu.Tiểu đoàn trưởng Đinh Khang dừng lại một lát, nhìn khắpmặt các cán bộ đang chăm chú nghe. Rồi anh hỏi:
-Đồng chí nào có thể xung phong  làm được cầu này ?
   Tất cả hội nghị đều im lặng, như để suy nghĩ về biện pháp để làm cầu, mọi người nhìn nhau, bàn tán rì rầm.Bỗng một anh chàng cao to trắng trẻo đep trai dứng phắt  lên và nói lớn:
-Tôi xin nhận ạ !
- A,Nam Sao, hoan hô tinh thần xung phong đầu tiên!-Mọi người đều nhìn về phía Nam Sao  như để khuyến khích và hoan nghênh anh. Tiểu đoàn trưởng hỏi tiếp:
-Có ai xung phong nữa không ? -Ngừng một lát, chưa thấy ai xung phong tiếp, Đinh  Khang hỏi Nam Sao :
 -Vậy đồng chí định bắc cầu  bằng phương pháp nào?- Nam Sao trả lời ngay:
- Cứ đi trinh sát rồi mới biết và sẽ có phương án ạ !
-Phải đi trinh sát đã ạ … trinh sát ạ ! Mọi người cùng nhao nhao lên.Tiểu đoàn trưởng dơ tay làm hiệu cho mọi người yên lặng rồi nói:
-Tôi nhất trí cho người xung phong đầu tiên , Nam Sao trung đội trưởng trung đội 41 của đại đội 270.Cứ đi trinh sát, rồi làm phương án cụ thể, tiểu đoàn trực tiếp duyệt, nếu cần sẽ tăng cường thêm các phân đội khác bổ sung.Có nhất trí không ?
-Nhất trí …ạ.! -Mọi người  đêu cùng nói  rồi quay ra  bắt tay Nam Sao: Cố gắng nhé, chúng mình sẽ ủng hộ.
Tiểu đoàn phó Lê Trung Ngôn đã quen với  tay trung đội trưởng cao to đẹp trai này từ lâu và rất có thiện cảm với anh ta.Việc gì anh ta cũng xung phong đi đầu, việc gì anh ta cũng làm đến nơi đến chốn.Thế mà anh ta vẫn chưa được vào đảng, chỉ vì trong lý lịch anh ta có một vết đen, vì có  một người anh trai đi lính ngụy, lính đánh  thuê cho giặc Pháp, nên anh ta bị ảnh hưởng, phải ngậm tăm mà chịu đựng mặc dầu anh ta rất hăng hái, tháo vát.Nhiều cậu cùng lớp anh ta đã lên chức đại đội trưởng, đại đôi phó rồi.Riêng anh ta vẫn đứng mãi ở chức trung đội trưởng.Lê Trung Ngôn rất thương Nam Sao, nhưng cũng chỉ biết vậy chứ không thể can thiệp vào công việc của mấy ông chính trị viên được.Thỉnh thoảng gặp nhau, anh cũng chỉ biết động viên Nam Sao:
-Cố gắng kiên trì,đừng bi quan chán nản, gái có công chồng không phụ đâu.! Nam Sao cũng chỉ ừ hữ trả lời người thủ thưởng thân thiết của mình:
- Thủ trưởng cứ yên tâm, Nam Sao này đã nói là làm ! Số phận như vậy biết làm sao được! Trong thâm tâm, anh còn muốn nói rằng : cứ thử xem mèo nào cắn mỉu nào, đảng viên hay ngoài đảng hơn.Nhưng anh đã kìm mình lại không nói ra  câu ấy.
                        

Lương_Hiền
  • Số bài : 160
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.06.2016
  • Nơi: diễn đàn văn học
Re:KHÁT VỌNG BÌNH YÊN(Tập II)_Tiểu thuyết _Lương Hiền - 29.07.2016 16:33:30
Bố ơi ! con đi bắc cầu cho
.
Sau thất bại ở biên giới Thu đông 1950,  tiếp đó lại bị đánh mạnh ở Trung du, đường số 18, Hà Nam Ninh, quân Pháp lâm vào thế phòng ngự bi động. Để giành lại quyền chủ động, mùa đông năm 1951, chúng mở cuộc tiến công ra Hòa Bình, lập phòng tuyến sông Đà nối liền với phòng tuyến phòng thủ trung tâm Sông Đáy, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ đồng bằng Bắc Bộ, cắt  đứt đường liên lạc của ta giữa chiến khu Việt bắc với các Liên khu 3 và 4.Trước tình hinh đó, Bộ Chính tri Trung ương Đảng ta quyết đinh mở chiến dịch tiến công quân địch ở Hoà Bình. Mở màn chiến dịch, trung đoàn 88 đại đoàn 308 có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ.
Cứ điểm Tu Vũ năm trên địa bàn xã Tu Vũ, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ , trên đường liên tỉnh Hòa Bình đi Phú Thọ, cách thi xã Hòa Bình 30 km về phía bắc, Cứ điểm ở ngay bên bờ sông Đà, trên bình độ 20, có chiều dài 250 m, chiều rộng 100m.
Đông bắc cứ điểm giáp sông Đà, phía bắc cách khoảng 300 m có các làng Tu Vũ, Đông Xuân, phía tây có làng Bò Ngang, qua bãi lau rộng khoảng 3 km là dãy núi Yên Lãng (cao 205 m so với mặt biển), tại đây ta có thề quan sát được toàn bộ cứ điểm và các khu vực xung quanh, làng bản ở đây bị địch đốt phá, phần lớn nhân dân đã sơ tán khỏi khu vực này.
Đường liên tỉnh Hòa Bình đi Phú Thọ là một tuyến đường quan trọng chạy từ đông nam lên phía bắc, gần như song song với sông Đà và có những đoạn chạy sát bờ sông, đường rải đá cấp phối, mặt đường rộng khoảng 6m, xe cơ giới đi lại dễ dàng. Đoạn chạy qua cứ điểm Tu Vũ chia cứ điểm thành hai khu vực. Ngoài ra còn có các đường mòn chạy từ núi Yên Lãng qua bãi lau tới cứ điểm và từ điềm cao 313 ra khu C…
Sông Đà chảy từ tây bắc qua thị xã Hòa Bình,  chảy ngược lên phía bắc đổ ra sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận Tu Vũ rộng 400 - 500 m. Giữa sông có cồn cát lớn, từ Tu Vũ có thể lội sang được. Từ mép bờ sông đến chân cứ điểm là bãi cát rộng khoảng 150m.
Ngòi Lát bắt nguồn từ dẫy Yên Lãng chảy từ tây bắc xuống đông nam ra sông Đà, đoạn chảy qua cứ điểm chia cứ điểm thành hai khu vực (đông bắc và tây nam). Ngòi rộng 25 -27 m, sâu 2 -3 m, hai bên bờ dốc đứng, ở giữa đồn, có một cầu sắt (dầm gỗ) bắc qua. Cầu dài 10 m, rộng 5 m, cách mặt nước 7 m, có vị trí quan trọng nối liền hai khu vực của cứ điềm.
Thời tiết lúc này đang trong mùa khô, đêm có trăng sáng, tiện cho ta hành quân vào chiếm lĩnh trận địa và quan sát, nhưng dễ bi lộ.
Địa hình khu vực Tu Vũ tương đồi bằng phẳng, tiện cho ta cơ động lực lượng, nhưng dễ bi lộ nếu không ngụy trang tốt, Ngòi Lát có trở ngại cho việc tiếp cận cứ điểm. Có nhiều đường mòn dễ bị lạc.
                                                           *
        Sau khi đi trinh sát đồn địch về, Nam Sao  đã cùng một liên lạc lên khu rừng phía bắc làng Tu Vũ để tìm nguồn vật liệu bắc cầu, đây là khu rừng nứa bạt ngàn.Sau đó vào làng tìm xã đội  trưởng,  để xin chi viện một trung đội dân quân du kích chặt nứa và vận chuyển, cùng  tham gia bắc cầu với bộ đội.Được xã đội nhiệt tình ủng hộ:
-Các đồng chí cần một trung đội chứ cả đại đội cũng có ngay, đồng bào ta đang khổ vì bọn giặc lắm rồi.
- Vâng cảm ơn các đồng chí, chỉ cần một trung đội thôi, đông quá càng dễ lộ bí mật. Vả lại các đồng chí còn phải chi viện lực lượng cho bộ  phận cáng thương  và cả cấp cứu thương binh nữa cơ.
Một cô gái đang đứng gần đó, nghe thấy cũng vội chen vào:
- Bố ơi để  trung đội du kích của con đi  tham gia bắc cầu cho !
 Nam Sao quay lại, nhìn thấy cô gái trẻ khỏe và xinh đẹp liền  nháy mắt mỉm cười  và gật đầu  chào  cô: -thế thì tốt quá! -Rồi quay sang xã đội trưởng cười nói và chuyển cách xưng hô: Vậy  thưa bác, bác cho ngay trung đội của cô… tên em là gì nhỉ ?- Tên em nó là Huệ- xã đội trưởng xen vào-  bác cho trung đội của em Huệ tham gia với công binh cùng cháu đi ạ.
-Nhất trí thôi, vậy cái Huệ đi gọi  chị em lại ,mỗi người mang theo một con dao sắc để chặt nứa và cây rừng, tập trung ở mé sau đồi Lau để anh chỉ huy,,.À tên anh là gì nhỉ?-Dạ, tên cháu là Nam Sao ạ , cứ gọi cháu là Sao ạ-Nam Sao trả lời- Ừ để anh Sao, chỉ huy công binh hạ đạt mệnh lệnh cụ thể nhá ! À mà hai mươi phút nữa có mặt, nhớ mang theo vũ khí đầy đủ và phải hết sức kín đáo, không cho ai biết trước nhé, kẻo lộ bí mật đấy.
- Vâng ạ! Con đi ngay đây, chào anh Sao nhé, cô nháy mắt một cái rất tình tứ, hẹn gặp nhau sau hai mươi phút nữa nhé. Nói xong cô gái lao nhanh ra cổng, về phía trong làng.
Nam Sao thấy bước đầu hiệp đồng  đã gặp thuận lợi, anh phấn khởi cùng liên lạc chào bác xã đội trưởng rồi  kéo nhau về phía đồi Lau mang theo ánh mắt, nụ cười của cô  trung đội trưởng du kích Huệ.
                                                                      *
 Cuộc chặt cây trong rừng đang tiến hành thuận lợi thì bỗng có tiếng kêu:
-Ối, bị thương rồi !
-Ai đấy ?
-Anh bộ đội !
Mấy cô gái gần đấy xúm xít lại, một anh bộ đội bị nứa lao vào bắp chân, máu chảy lênh loáng, một cô gái vội lấy cuộn băng  quấn lại cho anh.Một cô khác nói:
-Tại anh không  biết chặt nứa đấy mà, thế anh  chưa chặt nứa bao giờ à? Cũng may chỉ vào chân, nếu cứ đứng thẳng hướng cây lao xuống thì có khi thủng bụng đấy.
- Ở quê em có nứa đâu mà biết chặt- Chú bộ đội trẻ măng  vừa xuýt xoa  nhăn mặt vừa trả lời.
Nam Sao cùng cô Huệ rút kinh nghiệm rồi cùng đi kiểm tra nhắc nhở các chú bộ đội đang chặt nứa trong rừng. 
Đến nửa buổi thì có thêm mấy cụ già trong làng lên rừng.Nam Sao vội vàng ra chào các cụ:
- Cảm ơn các cụ đến chi viện cho chúng con.
-Đánh giặc là việc của toàn dân, các cụ bô lão chúng tôi ra giúp bộ đội bó  nứa, cưa cây, đan phên lát cầu đây… Ông xã đội trưởng vừa báo là chúng tôi đi ngay, biết là các anh chưa quen việc này, các lão ra đỡ một tay.
-Cảm ơn các cụ lắm, đúng là chúng con ít người thông thạo việc này có các cụ giúp sức thì mới nhanh được ạ.
Nam Sao cho gọi một số chiến sỹ lớn tuổi vác nứa ra cùng làm với các cụ, anh em vừa học vừa làm, được các cụ hướng dẫn, chẳng mấy chốc mà anh em  quen  tay  ngay.
 Chỉ khoảng một tiếng  sau khi trời đã xẩm tối, thì 40 bó nứa dài 5m đã được bó xong chặt chẽ, hai đầu cưa cắt bằng phẳng, 40 m phên lát mặt cầu cũng đã được đan xong nhẵn nhụi, phẳng lì, các cây nối liên kết, bó vỉa và các cuộn dây để chằng buộc, đánh nín cầu cũng đã chuẩn bị xong đầy đủ, sắp sẵn thành từng đòn cho hai người khiêng   cũng đã xong. Nam Sao và cô Huệ cảm ơn và tiễn các cụ già ra về, rồi cho bộ đội và du kích  nghỉ ăn cơm nắm do các anh nuôi,  chị nuôi đưa đến rồi chuẩn bị hành quân vào đồn địch
                                                         *
 Chiếm lĩnh trận địa
17 giờ, trung đoàn trưởng hạ lệnh cho các đơn vị hành quân vào chiếm lĩnh trận địa.

Tiểu đoàn 29 với 5 khẩu sơn pháo 75 mm, trung đội súng máy phòng không 12,7mm và sở chi huy trung đoàn đi theo đường xóm Né, Bò Ngang vào chiếm lĩnh trận địa ở phía tây khu B.Là hướng chính, mũi chủ công  của trung đoàn.Đánh vào khu B, là chỉ huy sở của tiểu đoàn đich, trận địa pháo tập trung và một đại đội  bộ binh địch.

Tiều đoàn 23 cùng với 2 khẩu pháo 75 mm theo đường xóm Né  Đồng Xuân vào chiếm lĩnh trận địa ở phía bắc khu A.Là hướng thứ yếu của trung đoàn.Đánh vào khu A, gồm một  đại đội bộ binh địch.
Tiểu đoàn 322 cùng các lực lượng tăng cường gồm công binh và pháo đi cùng từ xóm Đồi Lau qua xóm Trại vào chiếm lĩnh trận địa ở phía tây nam khu C.Đánh  chiếm khu C, gồm một đại đội bộ binh địch.
Cuộc hành quân của công binh chặng thứ nhất bắt đầu.Với số lượng 40 bó nứa ,40m phên lát  mặt cầu và hàng chục đòn khiêng các vật liệu khác, chưa kể trang bị súng ống của cá nhân.Với khối lượng nhiều như thế thì, số lượng người của công binh và du kich của cô Huệ cũng không mang vác hết nên trung đội trưởng Nam Sao phải xin thêm một trung đội bộ binh nữa chi viện vận chuyển.Vì thế đội hình hành quân của bộ phận khiêng vác cầu dài lê thê, dài hơn cả đội hinh hành quân của đại đội bộ binh đi trước dẫn đường và bảo vệ bắc cầu,vì cứ cách một bó nứa hay một đòn khiêng mới có một người.Cô Huệ trung đội trưởng du kích cũng mang vác như chị em, cô vác rất khỏe và đôn đốc chị em đi nhanh cho kịp các anh bộ đội.Đội hình hành quân ,mang vác đều được ngụy trang kín đáo, trông như những lùm cây lòa xòa  chuyển động.   Cũng may trời sáng trăng và còn xa đồn địch nên đi được nhanh hơn.Đi được hơn 6 cây số thì đến vị trí tập kết thứ nhất, là một bãi bằng phẳng , trung đội trưởng Nam Sao cho dừng lại để triển khai tác nghiệp, chằng buộc  các mảng cầu và xếp đội hình bắc cầu trên cạn,để các tiểu đội ,các chiến sỹ nhớ từng vị trí của mình.Lúc này chỉ còn cách vị tri địch 4 cây số nên trong khi công binh tác nghiệp cầu, thì bộ binh triển khai bảo vệ phía trước và xung quanh

Lương_Hiền
  • Số bài : 160
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.06.2016
  • Nơi: diễn đàn văn học
Re:KHÁT VỌNG BÌNH YÊN(Tập II)_Tiểu thuyết _Lương Hiền - 29.07.2016 16:43:12
Tuy đã trinh sát kỹ, nhưng do địa hình trống trải, có nhiều đường ngang tất, nên trinh sát của bộ binh đã đưa tiểu đoàn 29 và tiểu đoàn 23 đi lạc đường và bị ùn tắc ở cuối sân bay. Anh em không giữ được bí mật, nên bi lộ.

Tiều đoàn sơn pháo 75 mm và bộ phận súng cối gặp địch phục kích, chúng bắn vài loạt rồi bỏ chạy về cứ điểm. Tiểu đoàn 322 cũng gặp địch tuần tra ở gần cứ điểm, nhưng chúng thấy đông quá, chỉ bắn vu vơ rồi vội vàng bỏ chạy về đồn.
Đội hình hành quân của trung đoàn bi lộ khi chưa vào đến vị trí xuất phát tiến công. Pháo địch từ Chẹ, Đá Chông, Thủ Pháp bên kia sông Đà bắn mạnh vào đội hình của trung đoàn, tạo nên màn đạn bao quanh cứ điểm. Bộ đội phải đứng lại đào công sự tránh pháo, một số bị thương vong. Mặc dù đã dự kiến trước tình huống này nhưng cán bộ chi huy các đơn vị lúc đầu tỏ ra lúng túng, nhất là khi hệ thống thông tin bị gián đoạn.
 22 giờ  ngày 10 tháng 12 công binh bắt đầu xuất phát chặng hai . Đi đầu là đại đội bộ binh chủ công  do đại đội trưởng Kỳ Vũ chỉ huy, tiếp sau là công binh.Ở chặng đường hành quân thứ hai này, chậm chạp hơn chặng thứ nhất bởi các  bó nứa đã được ghép lại, thành các mảng cầu, cồng kềnh hơn, nặng nề hơn.Lại đi vào đồn địch, nên các chiến sỹ phải hết sức nhẹ nhàng  kín đáo Trung đội trưởng Nam Sao và trung đội trưởng du kich Đào Thị Huệ, luôn luôn chạy lên chạy xuống để điều chỉnh đội hình bám sát, tiến đều, không bị gián cách hoặc ùn tắc.Đề phòng pháo địch  bắn trúng , giảm bớt thương vong Càng gần tới đồn địch thì tốc độ càng chậm lại, gần tới bờ sông Ngòi Lát, tất cả phải đi thấp người xuống, có đoạn phải bò.Đoàn  khiêng vác cầu công binh cứ như rồng rắn, như một mũi tên, im lìm tiến sát bờ sông, sát vào đồn địch .
 Hồi 23 giờ, đã sát đồn Tu Vũ, kẻ địch chưa hề động tĩnh gì.Bộ binh triển khai yểm hộ.Công binh bắt đầu bắc cầu.Tiểu đội trưởng Vũ Đăng Nụ dẫn tiểu đội một đi trước, lao nhịp cầu đầu tiên  nhẹ nhàng xuống bờ sông, rồi nhịp cầu hai, liên kết lại với nhau , đến nhịp cầu ba, nhịp cầu bốn của tiểu đội trưởng Đinh Bá Nhô tiểu đội  hai, tiêp đến nhịp cầu năm, nhịp cầu sáu của tiểu đội trưởng Trần Văn Khôi, tiểu đội ba, rồi nhịp cầu bảy  của tiểu đội trưởng Phạm Văn Xuân,Người nào người nấy, tổ nào tổ nấy cứ  bí  mật tác nghiệp liên kết, chằng buộc  các nhịp cầu và các cấu kiện với nhau  bên mé bờ ta .Trung đội trưởng Nam Sao đi kiểm tra, sờ từng nút buộc của các chiến sỹ, từng mảng cầu của từng tổ, từng tiểu đội.Khi thấy chắc chắn rồi, anh mới yên lòng và ra lệnh chuẩn bị sẵn sàng cho quay cầu sang sông.Trung đội  trưởng du kích Đào Thị Huệ kiểm tra các mảng cầu dự phòng cũng thường trực sẵn sàng ở  trên bờ sông,Tất cả các chiến sỹ, bộ đội và du kích đều phải đào hầm hố tránh đạn ngay tại vị trí chiến đấu và sẵn sàng súng ống hướng về phía đich.
Mọi công tác chuẩn bị bắc cầu và  tác nghiệp của các chiến sỹ ta vẫn trong tâm pháo cầm canh của bọn địch, nhưng chúng không phát hiên được gì, quân ta vẫn giữ được hoàn toàn bí mật, làm cho người chỉ huy các cấp thấy yên lòng.Nam Sao nghĩ bụng, chắc các thủ trưởng đại đội, tiểu đoàn công binh cũng đang nghe ngóng  về nhịp cầu này đây.Anh nhủ thầm:Xin các thủ trướng cứ yên tâm, Nam Sao này đã ra quân  là chiến thắng . Bởi anh tin tưởng vào cán bộ và các chiến sỹ của mình, cả trung đội nữ du kích hôm nay cũng thật là đắc lực, phối hợp nhịp nhàng như đã quen biết nhau từ lâu.Đồng chí trung đội trưởng Đào Thị Huệ thật là hay, một cô gái đẹp người, đep nết, rất nhanh nhẹn và tháo vát.Sau trận chiến đấu này, nếu còn sống, mình phải đến gia đình cảm ơn cô ta và ghi công cho trung đội du kích của địa phương mới được.
 
 
 Chương 22-THỜI CƠ BẮC CẦU
 
 Hai mươi bốn giờ, trong khi Nam sao đang miên man suy nghĩ thì, pháo binh ta bắt đầu bắn pháo chuẩn  bị , đợt thứ nhất bắn vào đồn địch, nhằm triệt phá các hỏa điểm ở cả các khu A,B,C trong đồn Tu Vũ, đồng thời các hỏa lực trong đồn cũng bắn ra mãnh liêt, pháo binh địch ở các đồn xung quanh cũng lên tiếng rầm rộ. .Đây chính là thời cơ bắc cầu của công binh sát hàng rào địch. Qua ánh sáng của các loại pháo của ta và địch , các hỏa điểm trong đồn,Nam Sao đứng hẳn lên, quan sát lại đội hình của quân ta một lượt rồi  dơ tay phất cờ chỉ huy ra lệnh  bắc cầu.
Tiểu đội trưởng Vũ Đăng Nụ nhanh chóng dẫn  chiến sỹ của tiểu đội một từ từ  lộị xuống nước bám vào mảng cầu quay dần cầu sang bờ địch, không được để sóng lấp lánh  dưới sông, vì ánh đèn điện trong đồn địch soi sáng cả một vùng sông nước, đề phòng địch phát hiện thấy.Các chiến sỹ nhanh nhẹn đưa mố liên kết vào hai bên bờ và buộc thả neo chắc chắn. Chỉ trong vòng 15 phút sau, thì cầu phao công binh đã hoàn thành
                                                            * 
Phát hiện được cuộc tiến công của ta, địch bắn pháo ngày càng mạnh hơn, tạo nên các đoạn bắn chặn cố định và di động trên các hướng tiến quân của trung đoàn, tiểu đoàn trưởng và chính trị viên của tiều đoàn 23 hy sinh, tiểu đoàn trưởng và chính trị viên tiểu đoàn 29 bị thương. Tiểu đoàn pháo binh 90, và bộ phận cối 82 mm bị pháo địch cản đường, hai khẩu pháo đi đầu bị trúng đạn. Chiến sĩ khiêng pháo bí thương không vào trận địa triển khai được. Sở chỉ huy trung đoàn cũng bi pháo địch bắn, phải di chuyền ra cạnh Ngòi Lát. Trung đoàn trưởng hầu như mất liên lạc với các đơn vị suốt từ 19 giờ đến 22 giờ, các hướng tiến quân bị “phơi lưng” trước hỏa lực pháo binh của địch.

Một sồ đồng chí phái viên cấp trên cùng đi với trung  đoàn đã nêu ý kiến: nên tổ chức đánh tiếp hay lui quân? Lúc 22 giờ tại sở chỉ huy trung đoàn, thường vụ đảng ủy trung đoàn họp dưới sự chủ toạ của đồng chí chính ủy kiêm bí thư Đặng Quốc Bảo. Sau khi nhận định tình hình, thường vụ khẳng định: khả năng đánh thắng địch vẫn còn, lui quân lúc này cũng thêm tổn thất và ảnh hưởng tới tư tưởng bộ đội và quyếtđịnh:

- Tiếp tục lãnh đạo trung đoàn thực hiện nhiệm vụ tiến công tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ,đánh thắng trận mở màn chiến dịch.

- Về biện pháp: nhanh chóng củng cố tổ chức, chấn chỉnh đội hình, đưa bộ đội vào tiếp cận sát hàng rào để tránh pháo địch sát thương, khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị sẵn sàng nổ súng khi có lệnh.

- Chuẩn bị kế hoạch đánh cả ngày hôm sau: Bộ tư lệnh đại đoàn nhất trí thông qua quyết tâm của trung đoàn và chỉ thị: tiếp tục động viên bộ đội khắc phục khó khăn. kiên quyết thực hiện nhiệm vụ tiến công địch trước lúc trời sáng.  Lúc này thông tin giữa trung đoàn và các đơn vi vẫn chưa thông suốt, trung đoàn đã phân công cán bộ trực tiếp xuống từng đơn vi truyền đạt nghị quyết của thường vụ đảng ủy giúp đơn vi tổ chức chiến đấu và bổ sung cán bộ cho tiểu đoàn 23 thay thế các đồng chí đã hy sinh.

- Trung đoàn phó Hùng Sinh trực tiếp xuống chỉ đạo các đơn vi của tiểu đoàn pháo binh 90, nhanh chóng đưa pháo vào vi trí triển khai. Phó chính ủy Nguyên Bồng trực tiếp xuống chấn chỉnh các phân đội bi lạc do pháo địch bắn chặn, tổ chức cho bộ đội vào chiếm lĩnh trận địa quy định.

Trong khi thường vụ đảng ủy họp, các đơn vi mặc dù mất liên lạc với trung đoàn, lực lượng bị thương vong nhiều nhưng vẫn chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao  theo kế hoạch, đưa bộ đội vượt qua làn pháo bắn chặn của địch tiến vào vị trí triển khai. Tiểu đoàn 29 và tiểu đoàn 23 sau khi vào vi trí triền khai đã nhanh chóng cho lực lượng mở cửa lên cắt gỡ hàng rào. Thường vụ đảng ủy tiểu đoàn 29 họp đánh giá tình hình và hạ quyết tâm ngay dưới làn đạn pháo của địch.
                                                              *
  Đã quá giờ nổ súng
 
Đã quá giờ nổ súng theo quy định nhưng trung đoàn chưa tổ chức xong đội hình tiến công, hệ thống thông tin chưa thông suốt tới các đơn vị. Riêng tiểu đoàn 322 chiếm lĩnh trận địa xong đúng giờ quy định nhưng mất liên lạc với trung đoàn, pháo địch bắn nhiều, không phân biệt đâu là  tiếng bộc phá lệnh.ở phía khu B,hướng chủ yếu.
.Đại đội trưởng  bộ binh Kỳ Vũ hạ lệnh cho đại đội chủ công 225của mình băng qua cầu công  binh ,xung phong vào chuẩn bị phá hàng rào đánh chiếm khu C đồn địch . Các chiến sỹ công binh làm nhiệm vụ giữ cầu. Trung đội trưởng Nam Sao phân công :Tiểu đội một phía bờ hữu ngạn khu C đồn địch ,tiểu đội hai phía tả ngạn ,khu A đồn địch, tiểu đội ba và bốn  sẵn sàng sửa chữa cầu.Trung đội du kích sẵn sàng cấp cứu thương binh và tải thương qua cầu. Cuộc  chiến đấu đang diễn ra ác liệt
 
Chờ đến 23 giờ 05 phút, đồng chí Nam Hà Tham mưu trưởng trung đoàn hạ lệnh cho tiểu đoàn 322 cứ  nổ súng tiến công khu C trước. Đại đội 225 và đại đội 227 dùng bộc phá mở cửa. Cửa mở xong xung kích của đại đội 225 vượt qua cửa mở đánh chiếm lô cốt đầu cầu và phát triển vào tung  thâm. Địch dùng xe tăng và 1 tiểu đội ra phản kích đầy lùi mũi đột kích một của đại đội 225, đại đội phải sử dụng đột kích hai vào cùng đột kích một đẩy lùi quân địch phản kích và phát triển chiến đấu. Nhưng lại bị pháo và hỏa lực súng máy của địch bắn chặn, hai cán bộ trung đội hy sinh, lực lượng tiến công trên hướng này bị thương vong gần hết, phải tạm thời dừng lại.

Ở hướng đại đội 227, sau khi mở được cửa, đột kích một nhanh chóng đánh chiếm 2 ụ súng số 5 và số 6; đột kích hai đánh chiếm ụ súng số 7 rồi chia thành hai mũi đánh lô cốt E và ụ súng số 8, bắt liên lạc được với đại đội 225. Đột kích một sau khi đánh chiếm ụ súng số 5 vả số 6 gặp hầm ngầm đã để lại một bộ phận đánh hầm ngầm, sồ còn lại tiếp tục phát triền vào dãy nhà lính để tiêu diệt địch, đồng thời tiến ra bờ sông Ngòi Lát.

Lương_Hiền
  • Số bài : 160
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.06.2016
  • Nơi: diễn đàn văn học
Re:KHÁT VỌNG BÌNH YÊN(Tập II)_Tiểu thuyết _Lương Hiền - 29.07.2016 16:48:29
Trong khi bộ binh  và tải thương đang qua cầu thì một tình huống sảy ra, một quả đạn đại bác của địch bắn trúng giữa cầu, làm vỡ tung hai nhịp cầu làm gián đoạn đội hình bộ binh và tải thương làm một  chiến sỹ bộ binh hy sinh , một chiến sỹ bộ binh và một chiến sỹ công binh   bị thương. Ngay lập tức  Nam Sao lệnh cho một tổ xuống cấp cứu thương binh tử sỹ và  lệnh hai tiểu đội ba và bốn lao hai nhịp cầu dự bị xuống để sửa chữa cầu ngay.Trong khi các chiến sỹ đang sửa cầu dưới sông thì cô Huệ cho hai tiểu đội du kích vận chuyển tiếp hai nhịp cầu dự bị khác ra sát bờ sông, một tiểu đội cấp cứu thương binh tử sỹ.
 Chỉ mười phút sau, tiểu đội ba và tiểu đội bốn đã sửa cầu xong. Các đơn vị bộ binh phía sau lại tiếp tục qua sông, đánh chiếm vào  sâu trong  đồn địch.Các tổ đội cáng thương lại nhanh chóng qua cầu về phía sau
.
Hiên ngang không bao giờ chết !
 
-Báo cáo có địch phản kích trong đồn ra ! –Tiểu đội trưởng tiểu đội một Vũ Đăng Nụ vội vàng  báo cáo- Nam Sao nhìn về phía đồn địch thấy khoảng một tiểu đội địch lao ra phía đầu cầu của tiểu đội một .Anh hô to :
-Tiểu đôi một giữ vững trận địa !  tiểu đội ba tiến lên chi viện, đánh tạt sườn phía bên trái !-Nam Sao vừa hô vừa băng nhanh  đến vị trí tiểu đội  một. Tiếng súng của các chiến sỹ công binh đang dồn dập bắn về   phía địch . Tiểu đội ba đang vọt lên bờ.Nam Sao hô rất to, át cả tiếng súng đạn :
-Xung …pho..o.. o ng !
Các chiến sỹ của tiểu đội ba và tiểu đội một đều xông lên và hô theo : Xung …phong ! . Bọn địch một số ngã,  số còn lạị tháo lui, liền bị  quân ta dượt theo, dùng lưỡi lê báng súng quật ngã tiếp. Giữa lúc đó cô Huệ thấy Nam Sao cứ đứng mãi để chỉ huy, dưới ánh sáng của lửa đạn, bóng anh cứ cao lêu đêu, cô sợ quá, cô liền chạy khom người lao nhanh đến sát Nam Sao và gọi thất thanh :
- Anh Sao  cúi xuống !- Vừa lúc đó hàng loạt đạn bắn tới tấp bay qua đầu hai người, cũng may Nam Sao đã kịp ngồi quỳ xuống bên cạnh cô.
 -  Anh hiên ngang quá , em lo cho anh lắm ! -Huệ nói với vẻ  thán phục, tự hào.- Nam Sao bỗng buột miệng nói to như để nhắc nhủ mình và cũng là động viên tinh thần các chiến sỹ:
-  Hiên ngang không bao giờ chết ! – Dũng cảm, mũi tên hòn đạn nó tránh mình!-.Rồi quay lại nói với Huệ:
- Cứ bình tĩnh  em ! anh quen rồi, - Nam Sao vội chống chế -không đứng thì  chỉ huy làm sao được !- Huệ nhìn Nam Sao lòng đầy cảm mến, cô ở luôn cạnh Nam Sao trong suốt trận đánh, như cố ý  để bảo vệ anh.
Trong lúc này các tiểu đoàn bộ binh đánh khu A và khu B đang gặp khó khăn chưa tiếp cận vào trận địa được . Bọn địch ở đây đánh trả quyết liệt và pháo binh địch ở các đồn xung quanh và bên kia sông Đà bắn đồn dập như  đổ đạn  vào xung quanh đồn địch để ngăn chặn quân ta.
 
                                                *
24 giờ 30, thấy mũi của đại đội 225 gặp khó khăn, tiều đoàn lệnh cho đại đội 229 vào tiếp sức chiến đấu cho đại đội 225. Chiến sĩ Ngọc đại đội 225 dùng quả bộc phá 20 kg đánh sập lô cốt trong tung thâm và anh dũng hy sinh. Đại đội 229 vào tới nơi liền chia thành 2 mũi. Mũi một đánh thắng vào phía đông đầu cầu bắc qua Ngòi Lát; Địch ra phản kích bị ta đánh bật trở lại,  một số tên bị tiêu diệt, số còn lại tháo chạy sang khu B. Mũi hai đánh tạt sang 2 ụ súng số 9, sổ 10; địch ở  đây tháo chạy sang khu B bị mũi một chặn lại tiêu diệt một số.
Khoảng 01 giờ ngày 11 tháng 12,  tiều đoàn 322 làm chủ hoàn toàn khu C. Địch sợ ta tràn sang khu B nên đã dùng bộc phá phá cầu sắt giữa khu C sang khu A và cho pháo bắn trùm lên khu C.
 Chiếc cầu sắt chỉ bị gẫy gục xuống Ngòi Lát.Tham mưu trưởng trung đoàn lệnh cho công binh lên khắc phục cầu để bộ binh băng qua, truy kích địch.
Lại một lần nữa, cầu phao bị trúng đạn pháo ở gần mố bờ ta, một nhịp cầu bị vỡ tung.
Trung đội trưởng Nam Sao liền lệnh cho tiểu đội ba và tiểu đội bốn ở lại sửa cầu phao, giao cho trung đội phó Phí Hải Long  chỉ huy.Còn tiểu đội một và hai nhanh chóng sang khắc phục cầu sắt.Tiểu đội trưởng tiểu đội một Vũ Đăng Nụ dẫn một tổ ra trinh sát và dọn cầu gẫy, còn lại tất cả vào trong đồn lùng sục tìm gỗ, sắt, cây  đổ, cột cờ , cái gì có thể bắc cầu được  thì vác ra ngay, kể cả cánh cửa, giường nằm….Cô Huệ cũng lệnh cho chị em du kích  khiêng nốt nhịp cầu phao dự bị đến cho tiểu đội ba.Số  còn lại cũng nhảy vào đồn tìm và khiêng vác vật liệu  đem ra cho công binh bắc cầu sắt gẫy.Nam Sao đứng ngay ở đầu cầu sắt để chi huy các chiến sỹ.Chẳng mấy chốc cầu sắt đã khắc phục xong, các đơn vị bộ binh vội băng qua cầu truy kích bọn địch đang chạy ra bãi cát, để lộị sang bãi bồi giữa sông, ta kịp thời tiêu diệt được một số đich, còn lại chúng bơi sang cồn cát giữa sông.
Đến lúc này vẫn  không bắt liên lạc được với trung đoàn, để giảm bớt thương vong cho đơn vị, tham mưu trưởng Nam Hà hạ lệnh cho tiểu đoàn 322 thu chiến lợi phẩm, giải quyết thương binh tử sĩ rồi rời khỏi trận địa.
 
  Chương 23-TÌNH HUỐNG ÁC LIỆT



Lúc 01 giờ 30 ngày 11 tháng 12, hai tiểu đoàn 29 và 23 mới chiếm lĩnh xong trận địa báo cáo về trung đoàn xin nổ súng. Lúc đó mạng thông tin hậu tuyến giữa trung đoàn với các đơn vị vẫn chưa triển khai xong; trung đoàn nhận được thông báo của đại đoàn: tiểu đoàn 322 đã tiêu diệt và làm chủ hoàn toàn khu C. Trung đoàn ra lệnh cho hai tiểu đoàn 29 và 23 cùng lực lượng pháo binh khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bi tiến công.

1 giờ 45 ngày 11 tháng 12, trung đoàn trưởng lệnh cho pháo binh thực hành pháo hỏa chuẩn bị. Lúc này trăng sáng nhìn đồn địch rất rõ. 4 khẩu pháo 75 mm và 6 khấu cối 82 mm bắn dồn dập vào khu A, khu B. Sau đó tiểu đoàn 23 và 29 được lệnh mở cửa và xung phong đánh chiếm các mục tiêu quy định.

Trên hướng tiều đoàn 23, ngay sau khi có lệnh nổ súng, đại đội 209 cho tổ bộc phá lên phá sạch 4 hàng rào ở cửa mở. Bộ phận đánh chiếm đầu cầu nhanh chóng xung phong đánh chiếm ụ súng số 14 rồi hình thành hai mũi, mũi một đánh chiếm nhà kho, mũi hai đánh chiếm ụ súng 1, sau đó phát triển sang hướng đại đội 213.
Cùng lúc đó đại đội 213 đánh chiếm các ụ súng số 15 và 16 rồi phát triển vào tung thâm khu A. Địch sử đựng hai xe thiết giáp và bộ binh ra phản kích vào bên sườn đại đội 213 cắt đội hình của đại đội ra làm hai (phía trước và phía sau). Ngay lúc đó khẩu ĐKZ đi cùng đại đội đã kịp thời nổ súng bắn cháy một xe thiết giáp, cùng với bộ binh đây lùi cuộc phản kích của địch. Bọn địch phải co về lô cốt H, chiếc xe thiết giáp còn lại cùng một số lính chạy ra bờ sông Đà. Đại đội 213 tổ chức một mũi truy kích tiêu diệt chiếc xe và tốp bộ binh đó. Một bộ phận của đại đội 209 bao vây và tiêu diệt địch ở lô cốt H, làm chủ hoàn toàn khu A.

Trên hướng tiểu đoàn 29, trong lúc pháo ta đang bắn mạnh vào cứ điểm, tổ bộc phá tiến lên mở nốt số hàng rào còn lại. Địch nổ súng chống trả quyết liệt, pháo địch từ Chẹ bắn sang hỗ trợ cho xe tăng địch ra bịt cửa mở. Tiểu đội bộc phá của đại đội 152 đánh hết 9 quả phá xong hàng rào, nhưng 12 đồng chí trong tiểu đội đã hy sinh. Đột kích một xung phong lên nhưng bị hỏa lực địch chặn lại. Ta thương vong nhiều nên đại đội 152 buộc phải dừng lại trước lô cốt A và B.

Đại đội 154 tiến dọc bờ ngòi Lát gặp bãi mìn phải dừng lại. Tiểu đoàn lệnh cho đại đội 156 theo đường cửa mở của đại đội 152 tiến vào đánh chiếm lô cốt Đ, đến đây cũng bị hỏa lực địch bắn chặn không phát triển được. Tiểu đoàn lệnh tiếp cho đại đội 154 tiến qua cửa mở của đại đội 152 đánh chiếm lô cốt E là nơi đặt sở chỉ huy tiểu đoàn địch. Lúc này phần lớn lực lượng của tiêu đoàn 29  đã vào trong khu B, hình thành các mũi tiến công đủ mạnh để đánh vào các cụm quân địch. Đồng chí Hảo chiến sĩ đại đội 152 ôm quả bộc phá 20 kg lao vào đánh sập hầm ngầm ở lô cốt A, diệt toàn bộ quân địch và đã anh dũng hy sinh.

Đại đội 154 sau khi vòng qua bãi mìn đã đưa badôca lên tiêu diệt chiếc xe tăng ở cạnh lô cốt C và bắn cháy  xe thiết giáp cùng tốp bộ binh địch chạy ra phía sông Đà.

Đại đội 156 sau khi diệt lô cốt D đánh vòng sang lô cốt C hình thành một mũi đánh ra dọc sông Đà bao vây quân địch nhưng vì lực lượng mỏng yếu nên không phát triển được. Bọn địch sống sót ở khu A và khu B kịp thời rút ra cồn cát giữa sông, dựa vào công sự trận địa làm sẵn chống trả quyết liệt. Tiểu đoàn dùng hỏa lực tiêu diệt một số, số địch còn lại chen nhau  lên ca nô rút về Chẹ.

04 giờ ngày 11 tháng 12 năm 1951, trung đoàn hoàn toàn làm chủ cứ điểm Tu Vũ, ra lệnh cho các đơn vị kiềm tra lại các vi trí chiến đấu, bắt tù binh, thu chiến lợi phẩm, giải quyết thương binh tử sĩ rồi rút về chân núi Yên Lãng, củng cố đơn vị sẵn sàng đánh địch ban ngày nếu chúng đưa quân lên chiếm lại cứ điềm.
Trung đội công binh của Nam Sao và trung đội du kích của Đào Thị Huệ vẫn giữ vững hai nhịp cầu,cầu phao nứa và cầu sắt trong suốt quá trình trận đánh,còn bảo đảm cho bộ binh và vận tải giải quyết thương binh liệt sỹ và thu dọn chiến trường xong.Nam Sao mới lệnh cho trung đội công binh và du kích rút..Bởi  công binh thông thường, bao giờ cũng là người rời khỏi trận địa cuối cùng.



 

Lương_Hiền
  • Số bài : 160
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.06.2016
  • Nơi: diễn đàn văn học
.. - 29.07.2016 16:53:43
 
 
 


<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.07.2016 11:57:56 bởi Lương_Hiền >

Lương_Hiền
  • Số bài : 160
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.06.2016
  • Nơi: diễn đàn văn học
.. - 29.07.2016 17:04:16




     

<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.07.2016 11:58:32 bởi Lương_Hiền >

Lương_Hiền
  • Số bài : 160
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.06.2016
  • Nơi: diễn đàn văn học
.. - 29.07.2016 17:26:21

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.07.2016 11:59:05 bởi Lương_Hiền >

Lương_Hiền
  • Số bài : 160
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.06.2016
  • Nơi: diễn đàn văn học
Re:KHÁT VỌNG BÌNH YÊN(Tập II)_Tiểu thuyết _Lương Hiền - 29.07.2016 17:50:25
Anh có về quê em ?



Kết quả chiến đấu:Ta tiêu diệt 159 tên địch, bắt sống 12 tên, bắn cháy 1 xe tăng, 2 xe thiết giáp, phá hủy 5 khẩu pháo từ 37 đến 57 mm; thu 1 DKZ. 1 ba dô ca 60 mm. 1 cối 60 mm,
 1 trọng liên. 8 đại liên.
Ta hy sinh 152, bi thương 490 người; hỏng 3 khẩu pháo 75 mm và 2 khẩu cối 82 mm.
Trong đó trung đội công binh hy sinh 2,bị thương 6 người.trung đội du kích của cô Huệ   hy sinh 1,bị thương 3 người. Do đào hố tránh đạn nông quá nên bị thương vong. Sau đó nhịp cầu phao cũng bị địch bắn pháo phá hủy,ta cũng bỏ ,vì  đã hoàn thành nhiệm vụ.
 Trên đường hành quân về vị trí tập kết phía sau núi Yên Lãng để củng cố lực lượng và sẵn sàng chiến đấu ban ngày, nếu địch  đưa quân chiếm lại đồn Tu Vũ theo mệnh lệnh của đại đoàn.Nhưng  bọn địch bị thất bại nặng nề,và các đồn xung quanh đều mất hết tinh thần, nên đã co cụm lại không dám chiếm lại đồn đã mất.Chúng chỉ tăng cường máy bay và pháo binh bắn phá theo đội hình lui  quân của ta mà thôi
Viêc đầu tiên Nam Sao cho  đưa nốt các thương binh về trạm cấp cứu và chôn cất các liệt sỹ ở khu tâp trung  của tiểu đoàn và trung đoàn bộ binh theo quy định, làm đầy đủ các việc ghi chép, đánh dấu mộ chí  để gửi lên trên.Toàn thể đơn vị tập trung, ai cũng bùi ngùi mặc niệm và tiễn đưa linh hồn các liệt sỹ chết vì Tổ quốc ,nhiều người rơi nước mắt vì tiếc thương đồng đội, nhất là chị em phụ nữ du kích.
 
 Trời đã hừng  sáng, vừng đông đang lên . Nam Sao  cho công binh và du kích nhanh chóng rút vào rừng để tránh phi pháo địch, rồi tổ chức gặp gỡ chia tay tiễn đội du kích về làng.Họ hân hoan trong niềm vui chiến thắng, nói cười rôm rả, bây giờ mới biết mình còn sống , ai cũng thấy mình như lớn lên sau trận chiến đấu.Họ ôm lấy nhau, nhảy múa, ca hát vui tươi, át cả tiếng máy bay, tiếng pháo, tiếng bom đạn  vẫn gầm rít trên  không.Họ gặp nhau, bộ đội và du kích, trao thương gửi nhớ cho nhau, từng đôi, từng đôi một, mới chỉ qua một trận đánh, qua một đêm cùng chiến hào, mà tưởng như đã quen biết nhau từ bao giở bao giờ .Những lời nhắn nhủ, những tâm tình hò hẹn, họ cầm tay nhau lưu luyến không muốn rời xa và có những đôi đã hôn nhau vội vã nhưng đầy thắm thiết. Ở  cạnh một gốc cây gần đó, hai chỉ huy trung đội  cũng đang gặp nhau.
-Các anh lại đi ngay bây giờ à ? –Huệ nói nhỏ với Nam Sao.
-Lính mà em, đâu có giặc là ta cứ đi, khi có lệnh là ta phải  đến .-Nam Sao nhìn Huệ gật gật đầu cười vui rồi bỗng  nhiên trả lời một cách văn hoa, cứ như là một định luật.
- Thế bao giờ anh mới về quê em chơi ?
-Nhất định anh sẽ về để cảm ơn các em và nhân dân đã nhiệt tình giúp đỡ các anh trong trận chiến đấu ác liệt này . Cho anh gửi lời cảm ơn bố em và các cụ bô lão trong làng .Họ im lặng suy tư một lát, rồi Huệ lại lên tiếng trước :
- Còn gì nữa không ?
-Còn chứ !
-Em sẽ rất nhớ anh, anh có nhớ em không?
-Anh cũng sẽ nhớ em… suốt đời. Nam Sao như nói thầm lại và nhìn Huệ đầy lưu luyến .Anh cũng muốn nói nhiều hơn nữa và ôm hôn cô gái xinh đẹp này một lần trước khi chia tay.Nhưng ý thức hệ trong anh nhắc nhở, anh đang là người có vấn đề trong lý lịch, nên không thể đi quá xa vùng cương tỏa của chiếc vòng kim cô mà Bồ tát đang đội trên đầu anh,giống như Tề Thiên Đại Thánh vậy.Nên anh không dám hứa hẹn một điều gì  với cô gái đang đứng bên anh và sẵn sàng đi cùng anh tới cuối cuộc đời. Họ chỉ dám cầm tay  nhau và nhìn nhau đắm đuối, mà chẳng nói thêm điều gì cả. Họ cứ đứng như thế nhìn nhau lưu luyến không dứt. Bỗng nhiên  Huệ ôm chầm lấy Nam Sao, hôn anh một cái vào má và nói nhỏ:- Anh dũng cảm lắm, em rất yêu  anh…Rồi vội vàng bỏ ra, mặt cô đỏ tía tai, chạy nhanh về phiá  đám đông bộ đội và dân quân ở ven rừng.
 
Quay lại Tu Vũ                                                   



Thấm thoát thế mà đã gần ba mươi năm, anh mới có dịp trở lại nơi này Chẳng biết cảnh vật bây giờ thay đổi ra sao, những người xưa ai còn ai mất.Anh cứ mải miết bơi trên sông Đà và miên man suy nghĩ:Dạo đó, trước khi chia tay hành quân đi chiến đấu tiếp, anh có dặn người con gái ấy, cô trung đội trưởng du kích rằng: Nếu còn sống, nhất định anh sẽ trở về, để cảm ơn  bà con  đã giúp đỡ cho đơn vị anh hoàn thành nhiệm vụ, tiêu diệt đồn Tu Vũ, giải phóng đồng bào khỏi bị giặc kìm kẹp, và anh sẽ trở về thăm cô gái ấy…Nhưng rồi cuộc chiến kéo dài liên miên suốt ba mươi năm qua.Bây giờ khi trở về đời thường, anh mới có dịp trở lại, đã quá muộn màng, nhưng dẫu sao anh đã trở lại, tuy muộn còn hơn không.
 Cửa Ngòi Lát đổ ra sông Đà đây rồi, anh cho thuyến bơi chậmlại, để ngắm và hình dung lại quang cảnh xưa.Địa hình vẫn không có gì thay đổi, nhưng chẳng còn dấu vết gì của một đồn địch năm xưa, cây cối mọc um tùm, đây đó những mảnh ruộng, nương canh tác của nhân dân quanh vùng, đang sinh sôi nảy nở , đầy sức sống thanh bình.
 Sau khi đi vòng quanh đồn cũ, anh tìm đường rẽ vào làng Tu Vũ.Anh vẫn còn nhớ đường vào nhà ông xã đội năm xưa.Căn nhà vẫn không có gì thay đổi,trông có phần tuyềnh toàng hơn, tuy rằng đã được sửa lại, những tàu cọ mới được thay và những nút lạt mới buộc lại. Trông thấy một ông già khoảng bảy mươi tuổi, nét mặt không thay đổi,Nam Sao nhận ra ngay là ông xã đội trưởng nămxưa, anh vội chào:
- Chào cụ ạ ! cụ có nhận ra ai đây không?  Ông già bỡ ngỡ ngạc nhiên thấy một người đứng tuổi cao lớn, mặc quần áo bộ đội bạc màu, đứng trước mặt mình.Ông nhìn lại một lượt từ đầu đến chân, một lát, rồi bỗng nhớ ra, ông reo lên và ôm chầm lấy người khách:
- Anh Sao! Có phải anh là Nam Sao, người bắc cầu phao diệt đồn Tu Vũ đây không?-Nam Sao cảm động quá, hóa ra ông già vẫn còn nhận ra mình, anh cũng reolên:
- Vâng, đúng là cháu đây!- Ông già vẫn nắm chặt lấy tay anh và nói tiếp:
- Sao đến bây giờ anh mới về?Con Huệ nó cứ chờ anh mãi, mãi gần ba mươi tuổi nó mới chịu đi lấy chồng, chồng nó đi B thì lại bị hy sinh, cũng may để lại một giọ máu được một thằng cu.Hôm nay mẹ con nó về bên nội, cũng gần đây, ở cuối làng.Nghe tin anh về là mẹ con nó về ngay thôi. Nói xong,ông già chạy ra mé cổng,thấy một con bé khoảng hơn mười tuổi,ông vẫy tay nó lại rồi ghé vào tai nó nói nhỏ  với nó,con bé “Vâng ạ” rồi chạy vụt đi.Ông còn dặn với thêm:
-Cứ bảo người ở trận Tu Vũ về ,là cô mày biết ngay đấy! Con bé vừa chạy vừa vâng mãi xa,nhỏ dần… Ông già quay vào nhà, pha nước chè mời khách,rồi nói chuyện về gia cảnh của mình:Bà già  nhà tôi cũng được bảy mươi tuổi, nhưng bị bệnh ung thư , nên đã mất cách đây hai năm.Nhà tôi chỉ có hai cháu, thằng lớn,đi bộ đội,rồi đi B về đã ra quân. Trước khi đi bộ đội cũng đã học xong cao đẳng nghề xây dựng. Nhưng khi về cũng  chẳng tìm được công ăn việc làm gì, đành phải ở nhà làm ruộng theo hợp tác xã ba cọc ba đồng, nhà có hai cháu , một trai một gái.Nhà nó ở riêng ngay phía sau nhà này thôi. Còn con Huệ thì ở nhà chồng, cũng chỉ còn mẹ chồng già và một em gái đã lấy chồng, bố chồng bị bom Mỹ bắn chết hồi đi làm thủy lợi tập trung.Chỉ còn ba mẹ con bà cháu, một mình cái Huệ làm quần quật suốt ngày cũng không đủ                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 công điểm hợp tác xã.Nhà cũng neo đơn , vất vả lắm.
 Cô Huệ vừa chạy vội vàng vào sân, bỗng đứng chững lại, Nam Sao từ trongnhà, thoáng trông thấy, cũng vội bước ra sân . Hai người bỗng ôm chầm lấy nhau, nước mắt cô Huệ giàn giụa, Nam Sao nước mắt cũng vòng quanh.Họ cứ đứngthế khá lâu ở ngoài sân, không nói không rằng gì, chỉ nhìn nhau qua dòng nước mắt.
 Mãi đến khi ông bố dục:” hai đứa vào nhà đi, chết nắng bây giờ” thì họ mới dắt tay nhau vào trong nhà. Một lát sau, Nam Sao bảo Huệ tìm cái giỏ đi ra bờ sông với mình.Huệ ngạc nhiên hỏi:
-Để làm gì đấy?- Nam Sao chỉ trả lời lửng lơ:
-Khắc đi khắc biết !- Anh dẫn Huệ ra chỗ anh  cắm thuyền, rồi bước xuống bắt đầymột giỏ cá tươi, cầm lên đưa cho Huệ:
- Quà của anh đây!
- Anh lấy đâu ra lắm cá thế ?
- Là nghề của anh mà!-  Huệ hết ngạc nhiên này đến lạ lùng khác.Giỏ cá nặng, phải hai người cùng xách, mỗi người một bên quai, đi trông rất là hạnh phúc.Về đếnsân,ông già càng ngạc nhiên hơn:
- Anh mua cá ở đâu mà nhiều thế ?
- Cá cháu đánh đấy !
- Hả , anh cũng biết làm nghề cá à?
-Từ khi về hưu đến nay, đánh cá là nghề kiếm sống của cháu đấy ạ!
Thế là Nam Sao ở lại Tu Vũ dậy nghề đánh cá cho tổ Tu Vũ gồm bốn học viên: Con trai Huệ  cùng hai bố con anh trai Huệ và một cháu con liệt sỹ khác ở cùng xóm.Anh ghép lớp tập huấn này với tổ của Hoàng Lân ở Lâm Thao để có bầu có bạn và hỗ trợ nhau học nghề theo kiểu dây truyền của anh,  Riêng tổ đánh cá  ở Tu Vũ đã đốt cháy của Nam Sao  thêm  tám tháng trời.Khi các học viên đã thành thạo nghề , kiếm sống được .Như vậy Nam Sao đã uệHueejHHở lại kiếm ăn trên sông Đà gần một năm trời, để kèm cặp thêm cho  tổ của Lân thành thạo, rồi tổ Tu Vũ cũng thành thạo . Đến cuối năm, tổ của Lân còn phát triển thêm được 10 tổ viên nữa thành mười bốn người.Nam Sao lại ra đi, mặc cho  vợ chồng Lân- Hoa  và cả của Huệ nữa cố giữ anh ở lại đây, hoặc khuyên anh về quê.Nhưng anh không nghe mà bảo: -Anh còn sức, anh còn đi , bạn bè đồng đội ta còn nhiều người gian khổ nghèo đói lắm các em ạ !
                                                                                                                       (Hết tập 2,quay trở về Mục lục diễn đàn ,xem tiếp Tập 3)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.07.2016 19:00:27 bởi Lương_Hiền >

Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 31 đến 40 trên tổng số 40 bài trong đề mục