Nhà Giáo Dạy Kiều & Thơ Balon
239/ Vừa Hồng Vừa Chuyên Gà mái trách:
_ Lông em trắng tươi như da Mỹ trắng, chỗ ấy lại vừa hồng vừa chuyên thế này, sao anh chẳng chung tình mà cứ đi đạp lung tung cho người ta cười là dê xồm thế ?!
Gà trống giải thích:
_ Em không hiểu tâm lý giống đực, ..........................................
TBL ?
Sáng tác: 239 - NC TBL 425 + HB 1,729 - 759 - 12-30-10
T/T: 5 đô
Bên TAT, danh sĩ NT tung một chiêu đẹp cho thơ Balon:
Cách giải 1432/:
Ngày mai lúc ngủ dậy, mình sẽ vấn an bố mẹ .
Bạn chia câu trên thành hai phần:
_ Phần 1/: ngày mai lúc ngủ dậy ,
_ Phần 2/: mình sẽ vấn an bố mẹ.
Nếu bạn tìm thấy AB chung cho cả hai phần, đó là lúc bạn thành công rực rỡ.
Giải :
Tảo thần
Tần thảo .
Tảo (tt HV): sớm .
Thần (dt HV): buổi sáng .
Tảo thần: buổi sáng sớm .
Tần (trt): luôn luôn, hoài, nhiều lần .
Thảo (tt): hiếu, hết lòng cung kính yêu thương cha mẹ .
Tần thảo: luôn hiếu thảo, thăm hỏi vấn an cha mẹ .
241/ Nhà Giáo Dạy Kiều 8 - "Rừng sâu mưa lâm thâm" Từng đề cao tài Kiều, cụ Nguyễn Du nên để Kiều trổ thêm tài bằng cách kể cho khách nghe nhiều truyện cực ngắn có tầm vóc thi văn học.
Hết câu chuyện này qua câu chuyện khác, truyện Kiều thành tuyệt tác bí hiểm cho nhiều thế hệ sau: thi hào Nguyễn Du chỉ đưa ra một số đáp án, phần còn lại, hậu thế sẽ giải mã.
Thí dụ:
Trời đổ mưa trong lúc cô mèo đang tìm thi hứng.
Bỗng cô ta nghe có tiếng vọng trong rừng thẳm:
_ Nếu chỉ chuộng dung thì tài thành dung-tài !
Biết chốn "rừng sâu mưa lâm thâm" có cao thủ đang khổ công tu luyện Balon chưởng, cô mèo trịnh trọng đáp lễ:
_ ...................................
TBL ?
Sáng tác: 241 - NC TBL 427 + HB 1,731 - 782 - 1-1-11
T/T: 5 đô
242/ Nhà Giáo Dạy Kiều 9 - Tiên Nữ Giáng Trần - "Bao Giờ Cho Tôi Quên" Thi hào Nguyễn Du có thể cho Kiều đặt một câu hỏi phòng the để khách văn nhân giải đáp:
Thí dụ:
Khi được hỏi "Sao tiên nữ cứ vấn vương mãi cõi hồng trần ?", nàng thẹn thùng:
_ ........................................
TBL ?
Sáng tác: 242 - NC TBL 428 + HB 1,732 - 783 - 1-2-11
T/T: 5 đô
243/ Nhà Giáo Dạy Kiều 10 - Trạng Quỳnh Bị Đuổi Các thi sĩ tài ba sau này rất nên tiếp nối kỳ công của thi hào Nguyễn Du để tuyệt tác Kim Vân Kiều thêm phần ngữ pháp bí hiểm, dựa trên nền tảng TBL, qua các câu chuyện Kiều kể cho khách nghe.
Thí dụ:
Dù nhìn thấy tấm bảng đề "Hân hoan chào đón các thân hào nhân sĩ", Trạng Quỳnh cứ bước bừa vào.
Dạo ấy Trạng còn vô danh tiểu tốt lại nghèo rớt mùng tơi nên bị đuổi ra.
Không biết Trạng ta nói gì mà quan huyện thân hành ra tận cửa, trân trọng đón vào, khoản đãi như khách quý ?
Sáng tác: 243 - NC TBL 429 + HB 1,733 - 755 - 1-3-11
T/T: 5 đô
Tài sáng tác của nữ sĩ Ngây Thơ: Giải đố thơ mãi cũng chán nên hôm nay NT mượn đất này để đố chút chơi :
Không ai làm gì mà vẫn bị chê là làm nhiều quá .
Thơ Balon ?
Mời các bạn giải đáp, nếu trúng NT xin nhường bạn 5 ĐT .
Sẽ giải đáp sau 1 tuần .
Hôm nay đã đúng 1 tuần nên NT đưa ra đáp án .
Bạn Nắng Xuân đã giải xém trúng, nhưng vì chưa triển khai ý đó thành thơ Balon nên hụt lãnh đt .
Đáp án:
Câm cả
Ca cẩm .
Câm cả: không ai nói gì cả .
Ca cẩm: kêu ca, phàn nàn, than vãn nhiều lời .
Đây là cách giải của danh sĩ NC: Quá cố
Cố quá.
Người quá cố đã chết rồi nên không làm được gì.
Làm nhiều quá nên bị trách là cố quá.
Nguyên văn bởi ngaytho
Hoan hô tinh thần kiên trì của bạn NX . Thơ balon này gồm 2 vế và có dạng ngữ pháp . Trước hết bạn phải tìm ý rồi xác lập dạng ngữ pháp và cuối cùng là đặt lời sao cho phù hợp với đề bài .
Ý kiến của bạn NC cũng rất hay, mời các bạn tiếp tục giải đáp .
Nếu cao thủ NT tung song cước thì NC đoán là hướng thứ hai có "M" trong NP.
Cách giải thứ hai của NC:
"M" là maths: 0 và 7 -------> Thất và thất:
Thất nghiệp
thất nghiệp.
Thất nghiệp: Không làm gì cả.
Thất nghiệp: Bẩy nghề ( làm nhiều nghề quá ).
244/ Nhà Giáo Dạy Kiều 11 - Tình Cho Không Biếu Không Cụ Nguyễn Du có thể cho Kiều hỏi khách văn nhân "Tại sao tình cho không biếu không ?":
Người con trai tha thiết:
_ Anh biết tính em chu đáo nhưng anh cứ lo lắng hão nên thầm mong được em nghĩ đến anh mà bảo trọng hơn.
Người con gái cảm kích. Thế rồi tình cho không biếu không.
TBL ?
Sáng tác: 244 - NC TBL 430 + HB 1,734 - 786 - 1-4-11
T/T: 5 đô
245/ Nhà Giáo Dạy Kiều 12 - Hết Lẻ Loi - Trạng Quỳnh Đã khen Kiều nổi tiếng học giỏi "Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này" ( câu 406 ), cụ Nguyễn Du rất nên đưa thêm nhiều loại học thuật theo hướng kiến thức bách khoa Balon để minh chứng.
Như thế truyện Kiều sẽ là một pho sách dầy cộm với nhiều câu đố thơ có tầm vóc IQ gây chấn động thế giới.
Chấn động thế giới vì chỉ có Việt Nam ta mới giải được còn cả hoàn vũ phải bó tay.
Thí dụ:
Thi hào Nguyễn Du cho Kiều hỏi khách văn nhân cách làm bài của Trạng Quỳnh:
Đề thi chỉ có ba từ "Hết lẻ loi".
Trong khi các thí sinh còn đang lúng túng chưa biết làm bài ra sao thì Trạng đã cười mũi, lên nạp bài ngay.
TBL ?
Sáng tác: 245 - NC TBL 431 + HB 1,736 - 789 - 1-5-11
T/T: 5 đô
Mô Hình 4Z & 6Z Con cò còn có cò con . ( NT )
Học sinh học sinh học sinh.
Học sinh học ngành sinh vật học học cách sinh nhai. ( NX )
Ba ba ba ba ba ba.
Con ba ba này là ba của 3 con ba ba kia. ( NX )
Dù mở rộng chủ đề, chúng ta vẫn giữ các chất tính của tiền đề để tạo được sự nhất quán.
Chất tính tiền đề của bạn NX trong vế xuất "Tham-quan tham-quan.":
_ Tham-quan 1/: Danh từ kép Hán-Việt.
_ Tham-quan 2/: Động từ kép Hán-Việt.
Như thế khi đối lại, chúng ta vẫn giữ các ngữ pháp tính trên nhưng trong mô hình mở rộng Z Z Z Z và Z Z Z Z Z Z.
Tuy chưa tạo được sự nhất quán với vế xuất nhưng hai bạn NT và NX đã xác lập được mô hình 6Z.
_ Bạn NT: 1 đt.
NHTT NT: 107 đt.
_ Bạn NX: 1 đt.
NHTT NX: 107 đt.
Bạn VN chưa đưa ra mô hình 6Z nhưng hai từ "thanh quan" rất thú vì mở thêm được vế xuất khác với hai nhân vật - Một quan thanh liêm và một quan tham nhũng:
Thanh quan tham quan tham quan thanh quan.
hoặc:
Tham quan thanh quan tham quan thanh quan.
Hoaibao 6/01/2011
246/ Nhà Giáo Dạy Kiều 13 - Giai Thoại Nữ Sĩ Điểm - Đêm Tân Hôn Cụ Nguyễn Du có thể phong phú hóa giai thoại nữ sĩ Đoàn thị Điểm qua Kiều:
Chú rể Nguyễn Kiều tuy có học vị tiến sĩ và từng đi sứ qua Tầu nhưng bị cô dâu Điểm không cho động phòng chỉ vì câu hỏi hiểm hóc:
_ Cái gì vừa cứng vừa mềm tại một điểm trong cùng một thời điểm ?
TBL ?
Sáng tác: 246 - NC TBL 432 + HB 1,737 - 790 - 1-6-11
T/T: 5 đô
Giải đáp của bạn NX bên TAT:
Mời các bạn đối:
Chống-chế chịu chế chống.
Sáng tác: HB 1,735 - 790 - 1-5-11
T/T: 5 đô
Biện-bác bị bác biện.
Biện bác (đt): hùng biện, tranh luận.
Biện (đt): chuẩn bị lý lẽ, thảo luận, giải thích.
Bác (đt): phản đối.
Bác (đại từ): Anh của cha.
Phần vế đối, bạn đối như thế đã là hay lắm.
"Chế" có cả danh từ, ngoài động từ và đại từ.
Thí dụ:
"Chế": (dt), phép tắc, thuộc bộ đạo, như trong "chế độ".
"Bác" trong vế đối của bạn cũng có phần danh từ vì thế bạn rất nên giải thích và đưa thêm vào.
Ngoài ra, "bác" đối với "chế" chỉnh nhưng chưa hoàn chỉnh vì sức ngoại trương từ lực cũng như tương tác cộng hưởng của "chế" với "chống" rộng và chặt chẽ hơn của "bác" với "biện".
Muốn đi sâu hơn, chúng ta phải phân tích về bộ và các nét trong tổng thể sinology khá phức tạp.
"Bị" đối với "chịu" cũng theo quy hướng trên.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.12.2016 05:52:10 bởi Vo Bien Gioi >
247/ Nhà Giáo Dạy Kiều 14 - Bà Tám Nhiều Chuyện Thi hào Nguyễn Du nên cho Kiều kể nhiều chuyện vui ngắn để minh chứng Kiều học giỏi:
Từ ngày bà Tám nhiều chuyện tái giá tái nạm, lối xóm ngạc nhiên vì bả không còn lắm lời như trước nữa.
Khi được phỏng vấn, bà Tám tuyên bố một câu rất ác liệt:
_ .................................................
TBL ?
Sáng tác: 247 - NC TBL 433 + HB 1,738 - 791 - 1-7-11
T/T: 5 đô
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu: