Tác phẩm: PHẠM NGỌC THÁI CHÂN DUNG NHÀ THƠ LỚN THỜI ĐẠI
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 5 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 61 bài trong đề mục
Nhân văn 05.12.2017 11:35:23 (permalink)
 
                 EM VỀ BIỂN

                       Kỉ niệm K.A:  Người nữ sinh trường SPNN năm xưa.
                                      Quê hương thành phố biển
 
                                                          *
Em về biển để vùi vào trong cát
Nỗi buồn nước mắt
Những nát tan vòm ngực đã thương đau.

Biển cứ vỗ tan... nát tình biển cả
Xô mãi bờ với lá thông reo
Người thiếu nữ ấy dần thành cát trắng
Mang nỗi niềm không biết đã đi đâu?

Bờ bãi đời người - Cuộc sống tình yêu
Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân phật tổ!
Ta cũng thể loài cua còng trong bể cả
Yêu thương nhiều hưởng đã bao nhiêu.

Tháng năm trôi…tình cũ cháy như khêu
Dòng suối thần tiên nuôi đời ta mục ải
Đôi gót đỏ ánh mắt nhìn thơ dại
Đã thổi thành bão tố ở trong anh.

Hàng bạch đàn năm xưa còn đó
Anh còn đây. Em hỡi, anh còn đây!
Nhớ những buổi đón em bên cổng trường sinh ngữ
Tóc nửa bạc rồi chỉ thấy gió mưa bay...

Tóc nửa bạc rồi. Tình vẫn đó, em ơi!

Lời bình:   MỘT MỐI TÌNH ĐẦY LỆ   
 
      Bài thơ kể về mối tình của một cô nữ sinh trường Sư phạm Ngoại ngữ với nhà thơ. Nỗi thơ đầy lệ:
                        Em về biển để vùi vào trong cát
                        Nỗi buồn nước mắt
                        Những nát tan vòm ngực đã thương đau.
     "biển" ở đây là thành phố quê hương của người con gái (như trong tựa đề bài thơ đã viết), nhưng hình ảnh biển còn là biểu tượng của bãi-biển-đời-người hay là tình-em-biển-cả:
                        Biển cứ vỗ tan... nát tình biển cả
                        Xô mãi bờ với lá thông reo
      Cái hàng thông năm tháng đứng trên bờ biển hát, vừa như sự vô tình mà lại hữu tình của thiên nhiên, với con sóng xô nát bờ khắc khoải mãi về người trinh nữ. Một biển cuộc đời đầy sóng bão, người sống trong nó và... nó có thể nghiền nát con người:
                        Người thiếu nữ ấy dần thành cát trắng
                        Mang nỗi niềm không biết đã đi dâu?
     Người con gái ấy đã đi không trở lại. Hình ảnh "cát" trong bài thơ này mang màu sắc thơ siêu thực, tức là dạt vào trong chốn cát bụi đời người...
     Tôi xin phân tích về đoạn thơ ba:
                          Bờ bãi đời người - Cuộc sống tình yêu
                          Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân phật tổ!
                          Ta cũng thể loài cua còng trong bể cả
                          Yêu thương nhiều hưởng đã bao nhiêu.
     Tình yêu của em đưa ta về nơi thánh thiện. Em chính là cả toà sen nát bàn phật tổ của đời anh! Thế mà, trên "bờ bãi đời người" thân phận em vẫn nổi chìm như kiếp rong rêu. Thì ra tình yêu không chỉ mang cho ta hạnh phúc, mà còn là bi kịch đớn đau trong cuộc đời. Đây là bốn câu thơ hay nhất bài, hình tượng đã đạt đến điểm đỉnh, khái quát nội dung tư tưởng của toàn bài để đưa tấm phẩm bích Em Về Biển vào trong miếu mạo của thi ca.
     Đoạn thơ tiếp:
                           Tháng năm trôi…tình cũ cháy như khêu
                           Dòng suối thần tiên nuôi đời ta mục ải
                           Đôi gót đỏ ánh mắt nhìn thơ dại
                           Đã thổi thành bão tố ở trong anh.
       Tình cũ như ngọn đèn càng khêu càng cháy. Người con trai cũng như cây thông mòn mỏi mãi, năm tháng dần thành mục ải... thì mối tình trong trắng thơ ngây, thơm mát như ban mai của người con gái xưa lại hiện về xoa lên nỗi đau của lòng anh. Hình bóng người sinh nữ cứ lặng lẽ, âm thầm mà cào xé tưởng như những trận bão lòng không dứt.
    Em Về Biển tuy không đi sâu vào miêu tả tấm thân bên trong của người con gái, hồi ức chỉ phục lại những ấn tượng có tính điển hình, như:
                        Đôi gót đỏ ánh mắt nhìn thơ dại
    Hay là:
                       Những nát tan vòm ngực đã thương đau
    Nghĩa là không thấy những hình ảnh yêu thương trần tục xuất hiện trong tình thi này, chỉ có những hương vị thơm tho, thanh thoát, nên thơ... nhưng vẫn đầy cảm xúc da diết, mộng mơ mà năm tháng không phai nhoà trong anh.
     Đời hiện hữu mà tình yêu lại là ảo ảnh. Cuộc sống chỉ còn là một bãi cát vô vi, trắng phau để những trận bão tố lòng anh thổi mãi không thôi. Đến đây một mảng thơ hiện thực được tràn vào, tình thơ lại càng thêm tha thiết:
                         Hàng bạch đàn năm xưa còn đó
                         Anh còn đây. Em hỡi! Anh còn đây,
                         Nhớ những buổi đón em bên cổng trường sinh ngữ...
      Những buổi đón người yêu bên cổng trường... gợi lại bao nhiêu kỷ niệm để nói về một thời đôi trai gái đã say đắm yêu nhau. Ta có thể mường tượng, bóng trăng huyền diệu thuở ấy, bước chân em đi nhè nhẹ, những chiếc lá rơi khẽ khua lên xào xạc. Ôi! Tấm thân của người con gái như một tảng thiên thạch trinh trắng vô vàn, cuốn hút cả những linh hồn. Chạm vào thiên thạch ấy, mọi sức mạnh đều tiêu tan mềm nhũn để tan hoà thành nước. Ánh mắt, đôi môi, cả cặp "tuyết lê" trắng ngần, trinh khôi của người thiếu nữ tựa như đôi mỏm núi kỳ vĩ nhô lên làm nên luỹ thành sừng sững nghìn năm, là thiên kiệt tác nhân sinh của loài người.  Khi ta áp môi hôn, khi đôi bàn tay man dại của tạo hoá đặt vào đó, nó nóng hổi và huyền thoại...
      Nhà thơ đã từng sống qua nửa thế kỉ, chứng nhận bao điều lớn lao cùng những điên đảo xẩy ra trong thế giới loài người, để cuối cùng anh lại quay về, chỉ ngợi ca người yêu bất tử hơn mọi thứ trên đời. Thế mà đời người như bóng câu bay qua trong vòm trời vô định, tất cả đều tan vỡ lẫn vào trong cát bụi cuộc đời - Như những dòng thơ kết thúc trong Em Về Biển này :
                         Tóc nửa bạc rồi chỉ thấy gió mưa bay...
                         Tóc nửa bạc rồi. Tình vẫn đó, em ơi!
    Mái tóc sương nhà thơ soi xuống dòng sông vô cùng, vô tận của thời gian, lẫn nhoà trong tiếng gió mưa phủ kín đất trời. Năm tháng qua đi lặng lẽ mà héo úa, như bao chiếc lá vàng rơi rụng xuống, phủ lên trên những hồi ức về người con gái xưa một nấm mồ tình.
 
           Phương Tuấn  

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2022 15:48:52 bởi Nhân văn >
#31
    Nhân văn 05.12.2017 11:45:34 (permalink)
     
                    KHÓC BÊN HỒ NÚI CỐC

    Anh đã đến bên Hồ Núi Cốc
    Gửi hồn theo dòng nước trôi thây...
    Gió gào thét trong lặng chìm tim óc
    Em khoả thân nằm trên bóng bến xưa bay.

    Nước mắt nàng Công khóc tan ra suối
    Cốc chết bên sồi lại hoá thành non...(*)
    Nhưng để làm gì khi tình vô vọng?
    Chút hương nàng vẫn ấm khoảng đời con.

    Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ
    Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu!
    Ôi, hồ núi cứ xanh rì muôn thuở
    Máu ta đổ đầy cho tạo hoá tạc phù điêu.

    Anh đến bên Hồ Núi Cốc giữa chiều
    Thơ rỏ đôi hàng, lệ tràn một chén
    Khóc chuyện tình xưa là khóc mình lắm lắm
    Mai chết rồi làm nước tắm cho em...
     
                                    Hồ Núi Cốc – Đêm 9/7/1997

    (*)  Huyền thoại kể: nàng Công (con gái quan lang dân tộc) thương nhớ chàng Cốc khóc mà chết. Nước mắt nàng chảy thành suối nay biến ra hồ. Chàng Cốc (chỉ là một tiều phu đốn củi) thương nàng Công cũng chết dưới gốc cây sồi, hoá thành non bao bọc lấy hồ - nên mới có tên gọi: Hồ Núi Cốc!
     
     Lời bình:           MỘT BẢN TÌNH ĐAM MÊ MAN DẠI
     
           Tác giả kể lại: vào một đêm mưa gió, không gian hồ núi huyền thẳm, hoang dại và vô tận. Con người cô đơn! Từng làn gió rít vút qua ngàn, mưa táp trên mặt hồ nước mênh mang màu xanh thẫm. Niềm hạnh phúc lớn nhất của đời anh là được sống bên nàng, một niềm đam mê man dại. Có phải chăng con người sinh ra trên thế gian này, chỉ có tình yêu gái trai là bất diệt? Toà Thượng Đài ngự trị cả trên triết học và chính trị. Tâm hồn và thể xác hoà quyện nhau đưa anh về cõi cực lạc vô biên. Bài thơ Khóc Bên Hồ Núi Cốc được dựng lên bên câu chuyện tình cổ của nàng Công, chàng Cốc bất hủ trong truyền thuyết vọng về. Và - chính giữa đêm mưa gió, tình thi diễm lệ ấy đã ra đời!
          Gọi là Khóc Bên Hồ Núi Cốc nhưng bài thơ không phải là tiếng khóc, nó là một khúc tình ca. Nhà thơ viết thế cho có vẻ đượm màu sắc lâm ly mà thôi:
                        Anh đã đến bên Hồ Núi Cốc
                        Gửi hồn theo dòng nước trôi thây...
          Hồn chàng theo dòng nước cuốn đến với nàng. Thiên nhiên đang bao trùm sự lạnh lẽo hoang vắng. Giờ anh đứng đây nhìn ra dòng nước mênh mang trôi dạt kia, chỉ còn lại một thế giới trong anh vô vi và trống rỗng. Mà cái "thây" nó cũng đang trôi về phía vĩnh cửu đấy chứ? Biểu tượng "trôi thây" đã dược thăng hoa từ trong cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ, để mở đầu cho bản tình luyến ái gái trai ngàn năm vô bến, vô bờ. Xin bình tiếp câu ba:
                         Gió gào thét trong lặng chìm tim óc
         Trong cái tiếng gió mưa cào xé đất trời kia (bên ngoài) , lại đang bao bọc cả một thế giới tĩnh lặng đến rùng mình của tim óc con người (bên trong), cùng chứa đựng một khát vọng mãnh liệt tột cùng cả thể xác và tâm hồn tình yêu trong nó. Đẩy nỗi thơ đi đến điểm cực đại, mà bắn vọt ra một bức tranh hoành tráng, hoàn bích nhất về nàng:
                        Em khoả thân nằm trên bóng bến xưa bay...
          Ta chạnh nhớ tấm thân nàng Kiều được Nguyễn Du mô tả:
                        Rõ màu trong ngọc trắng ngà
                        Dầy dầy sẵn đúc một toà thiên nhiên.
          Nhưng bức tranh Nguyễn Du mô tả là bức tranh mĩ miều có thật của Kiều đang khoả thân trong khi tắm, còn bức tranh khoả thân của Khóc Bên Hồ Núi Cốc chỉ là bức tranh ảo, bởi ấn tượng từ kí ức, sự cồn cào trong trái tim nhà thơ mà bật ùa ra. Ta thấy tác giả không tả một nét gì trên thân thể, thế mà nàng vẫn hiển hiện lên vẻ đẹp không kém kiêu sa. Tình thơ tuy có bạo loạn nhưng trong sáng. Rõ ràng đây là một khúc tình ca chứ đâu phải là một bi kịch tình?
          Những yếu tố cảm xúc của bài thơ này đều theo thi pháp dòng thơ tượng trưng hiện đại Pháp cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX, nhưng đã được hoà phối với dòng thơ lãng mạn để hình ảnh ngôn ngữ, ý tình được hàm súc, cô đọng. Chứ không viết chảy tràn theo tình cảm như hầu hết các thi nhân trong phong trào "thơ mới" thời tiền chiến ở nước ta đã viết.
          Sang đoạn thơ hai là sự gắn bó giữa câu chuyện huyền thoại xưa với câu chuyện tình nay , nói về cái chết chung tình của một đôi trai gái:
                        Nước mắt nàng Công khóc tan ra suối
                        Cốc chết bên sồi lại hoá thành non...
          Mối tình đôi trai gái ấy đã bị các quan lại và lễ giáo phong kiến ngăn cấm. Họ quyết quên sinh để giữ trọn lòng chung thuỷ sắt son. Nàng thì biến ra hồ nước, còn chàng lại hoá thành non. Không có tình yêu tất cả trở nên vô nghĩa. Tình yêu là nơi trú ngụ, ý nghĩa tồn tại của đời ta:
                        Nhưng để làm gì khi tình vô vọng?
                       Chút hương nàng vẫn ấm khoảng đời con!
         Ba chữ "khoảng đời con" ở đây mang theo ý nghĩa ẩn dụ. Ý nói rằng, không có sự ấm áp trong tình yêu của người đàn bà mang lại cho những "khoảng đời con" ấy, thì thử hỏi: Sự sống tồn tại trên trái đất này để làm gì? Không có sáng tạo hay tiến bộ xã hội nữa. Không có ý nghĩa của cái "khoảng đời con" thì cũng không có những vĩ đại. Cho dù tác giả có đặt câu hỏi:
                        Nhưng để làm gì khi tình vô vọng?
          Chẳng qua là người than cho câu chuyện tình của nàng Công, chàng Cốc trong trời đất và cũng than cho chính mình. Mượn người xưa để nói nỗi đời nay, ý tình cứ rền xiết lên nhau như hai câu trong đoạn thơ cuối đã viết:
                        Thơ rỏ đôi hàng, lệ tràn một chén
                        Khóc chuyện tình xưa là khóc mình lắm lắm
          Cảm xúc thơ tràn ứa mà đẫm lệ. Tôi bình sang đoạn ba, là đoạn thơ máu thịt nhất của bài:
                        Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ
                        Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu!
                        Ôi, hồ núi cứ xanh rì muôn thuở
                        Máu ta đổ đầy cho tạo hoá tạc phù điêu.
          Khi mưa gió phủ táp xuống miền hồ núi, ta nghe như tiếng câu chuyện tình xưa nghiền xé vang lên: Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ /-  Tình đời là một dải băng tang trắng ư? Tình yêu gái trai cho ta nguồn suối yêu thương hạnh phúc, song cũng gieo lên cuộc đời những bất hạnh đớn đau.
          Nghĩa là, trời đất cũng để tang cho những linh hồn và trái tim son sắt của tình yêu! Nói về thủ pháp nghệ thuật sáng tác của tác giả trong đoạn thơ ba này, lấy ba câu thơ ảo (câu 1-3 và 4) là thơ trừu tượng, để nuôi một câu thơ thật, thật và rất đời. Chính là câu thơ hai trong đoạn:
                        Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu!
          "máu ta đổ đầy..." là biểu tượng nói về tình yêu. Thơ ngả sang màu siêu thực. Cái bóng xanh rì muôn thuở của non ngàn, với "bức phù điêu" đã được tạc trong thiên nhiên kì vĩ kia, là bởi máu và nước mắt tình của những đôi trai gái tắm vào trong nó. Nghĩa là cả trong bất hạnh đau thương tình yêu cũng tô đẹp, là bản tình ca bất hủ trong vũ trụ cũng như cuộc sống con người. Đoạn thơ ba như một bức hoạ dựng sững giữa trời.
            Bằng một cách định nghĩa thi ca Chế Lan Viên đã viết:
                        Anh phải mang tiếng hát từ bờ này sang bờ kia đấy
                        Bờ bên kia hư ảo - Bờ thơ.
                                                             (trích di cảo CLV - Bờ bên kia )
          Nhưng sự hư ảo ở đây phải là cái hư ảo thấm đầy huyết, đầy hồn, đầy sự sống và ma lực trong thế giới thơ của nó!
          Xin trở lại để nói tiếp về câu thơ hai của đoạn. Nếu không có "vú người yêu" thì thử hỏi: Hồ núi có xanh thắm hơn thế nữa, thiên nhiên có đẹp hơn thế nữa, để làm gì? Cả chiến tranh và hoà bình trong thế giới này, nếu không có vú người yêu thì loài người gây ra nó cũng để làm gì? Cắn Vú Người Yêu là một hình tượng rất đời được đưa vào trong thơ, hình ảnh thơ đọc vẫn không thô, không sượng. Viết được câu thơ như thế là một thành công trong thi ca, đưa bài thơ đi xa trên bến-bờ-thi...
          Đến đây tôi chỉ xin nói thêm một chút nữa về câu thơ cuối cùng của bài:
                        Mai chết rồi làm nước tắm cho em...
          Xuân Diệu thì nói rằng:
                        Anh không xứng là biển xanh
                        Nhưng cũng xin làm bể biếc
          Còn đây, tác giả lại viết: "mai chết rồi…" - Phải, con người có thể làm bao chuyện phi thường, lên cả vũ trụ mà chinh phục sao Hoả, sao Kim, sáng tạo những phát minh khoa học vĩ đại, chế ra cả tên lửa xuyên lục địa, bom nguyên tử, đầu đạn hạt nhân để tiêu huỷ hoàn cầu v.v. Ấy thế mà, liệu còn gì có thể cao xa hơn là làm một dòng suối mát, một hồ nước xanh, hay chỉ là một bồn nước trong nho nhỏ tắm cho cuộc đời và thân thể của người yêu?
          Đấy, nhà thơ của bài Khóc Bên Hồ Núi Cốc này chỉ muốn kết tình thơ ở đó, để cho đời suy ngẫm!?
     
                               Diễm Loan
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2022 15:50:51 bởi Nhân văn >
    #32
      Nhân văn 21.12.2017 11:34:58 (permalink)
       
                  MỘT GÓC HỒ TÂY
          
       

           Anh đến mình anh trong chiều muộn
           Nhặt thơ tình ở một góc hồ Tây
           Ngắm mặt gương hồ vào chập tối
           Mặt trời lại ngỡ bóng trăng soi.
       
           Lơ đễnh đọt mây qua phớt trắng
           Vừa đơn côi mà không đơn côi...
           Thiếu vắng em nên anh lẻ bóng
           Lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi.
       
           Chiều lễnh loãng bóng đa gù bên phố
           Mõ chùa buông thay tiếng nói của tình yêu!
           Trong sân gạch sư già quét lá
           Bước người đi thầm lặng cõi hư hao.
       
           Chiều hồ Tây - Chiều Tây Hồ lộng gió
           Ta và người: cõi mộng khác chi nhau?
           Người quên hết! Còn ta yêu tất cả
           Trong tiếng lá bay chầm chậm bóng ta theo...
       
       
      Lời bình :   BẢN TÌNH XÔ NÁT TRONG HOÀNG HÔN CUỘC ĐỜI
       
           Thỉnh thoảng ta bất chợt bắt gặp cái bóng mặt trời khuất muộn trong cảnh chiều chập choạng, giống như bóng trăng sáng trắng vừa hơi viên mãn, vừa như ảo. Tác giả đến bên hồ, một người một cảnh trăng nước vơi đầy:                                                                Anh đến mình anh trong chiều muộn
                            Nhặt thơ tình ở một góc hồ Tây
                            Ngắm mặt gương hồ vào chập tối
                            Mặt trời lại ngỡ bóng trăng soi.
            Rõ ràng cái bóng mặt trời như bóng trăng sáng hơi bàng bạc kia đã hòa điệu với tâm hồn và nỗi lòng u uẩn của nhà thơ. Khi anh nhìn lên, đọt mây bay ngang qua ấy cũng mang màu phớt trắng:
                           Lơ đễnh đọt mây qua phớt trắng
           Nhưng tại sao lại "lơ đễnh"? Bởi vì tâm trạng của nhà thơ lúc ấy:
                          Vừa đơn côi mà không đơn côi...
           Nó chơi vơi nửa vời. Lơ đễnh đấy mà đâu có phải là lơ đễnh? Tình thơ da diết như muốn níu kéo một hồi ức nào đó đã xa xăm, vẫn còn tha thiết ở trong anh.
        Sau đó tác giả có nhắc đến một người con gái nào đó, nhưng hình như không phải là một cô gái cụ thể, hay một cái tên cụ thể? Đó là nỗi khao khát của một con người đang bước vào tuổi hoa niên:
                          Thiếu vắng em nên anh lẻ bóng
                          lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi.
           Nó không chỉ còn là cảnh chiều trời đất nữa mà là buổi hoàng của cuộc đời anh. Hình ảnh chiếc lá vàng lại rơi vào đúng chỗ ngồi của người con gái năm xưa, đằm thắm mà xót xa. Thì có mấy ai đã vui mãi, yêu mãi được suốt đời? Hạnh phúc gái trai mà nhà thơ từng có, theo thời gian nay đã trôi vào dĩ vãng. Buổi hoa niên của đời anh trở nên vô vi, hư ảnh. Nhà thơ đi giữa cuộc đời như một cái bóng. Thế giới này với anh đã trở thành vô nghĩa rồi chăng? Hình ảnh “Lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi” là một câu thơ hay!
           Nhưng buồn hơn nữa, giữa cảnh chiều tà người nước vơi đầy ấy thì tiếng mõ chùa lại vang lên? Từ chiếc lá vàng rơi thay vào chỗ ngồi của người yêu đến tiếng mõ chùa, như một bản sám hối cuộc đời. Tạo cho bài thơ Một Góc Hồ Tây từ một bản tình xô- nát mơ mộng pha thêm chút thê lương. Đáng lý ra tiếng nói bên nhà thơ phải là tiếng nói ngọt ngào, âu yếm của người con gái, thì giờ đây chỉ còn vẳng lên tiếng cầu nguyện của chùa chiền:
                          Chiều lễnh loãng bóng đa gù bên phố
                          Mõ chùa buông theo tiếng nói của tình yêu!
                          Trong sân gạch sư già quét lá
                          Bước người đi thầm lặng cõi hư hao.
             Cái cây đa bên phố cũng trở nên "gù", thật đầy bóng phật đền. Phố xá trong thời buổi kinh tế thị trường mà cảnh cứ như chiều thôn quê. Lòng nhà thơ đã bay vào chốn cửa thiền. Rồi lại hiện ra bóng của nhà sư già đang quét lá sân chùa. Thì giữa hai cảnh đời: một bên là anh thi sĩ cô đơn, với một người đã trốn tránh nơi trần tục để đi tu - Hai mà như một. Cảnh tình thật hư hao, có mà cũng hoá không, đến hàn huyên nơi cửa phật nhưng lòng vẫn nuối nả tình trai gái.   
                          Trong tiếng lá bay chầm chậm bóng ta theo...
            Lòng anh mênh mang u hoài như những chiếc lá đang bay. Mặt sau của tình thơ chứa cả một khát vọng tình yêu!
           Những hình ảnh cảnh chiều lễnh loãng, bóng đa gù bên phố, mặt trời cũng giống như vầng trăng sáng nhạt và bóng người hư hao...  tạo cho bài thơ tựa như một bức tranh thủy mạc. Tình mà đời, tất cả đều quyện trong một buổi chiều hoàng ở bên hồ, buồn tẻ, chênh vênh, bởi cõi lòng nhà thơ đang cô đơn vì thiếu vắng bóng em yêu!
                                    Như ý
            

       
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2022 15:52:28 bởi Nhân văn >
      #33
        Nhân văn 21.12.2017 11:37:10 (permalink)
         
                    CÔ QUÉT LÁ ĐÊM HỒ
         
        Một đêm hồ nước đầy sương gió
        Người đi không rõ mặt người
        Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
        Em thầm thì quét lá, bên tôi!
         
        Em quét lá lẫn đời lẫn kiếp
        Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim!
        Em hóa thành thơ rơi lặng lẽ
        Trong cõi lòng tôi buồn triền miên.
         
        Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
        Con nai vàng chết bóng thu xưa…
        Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng
        Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya.
         
        Lời bình:   MỘT BẢN TÌNH ĐAU TRONG CHỐN NHÂN QUẦN 
         
               Vào một đêm trời đầy sương gió, tác giả đã gặp cô quét lá bên hồ nước, chính là người quét rác trong phố khuya. Đó là những con người lao khổ, cuộc sống cũng giống như những chiếc chổi tre ngày tháng quét lê trên đường để mòn vẹt dần đi:
                             Em quét lá lẫn đời lẫn kiếp
                             Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim!
               Cái tiếng chổi đời, chổi kiếp ấy kêu xiết vào trái tim người thi sĩ, để những giọt thơ từ trong anh rơi ra. Thông qua bức chân dung Cô Quét Lá Đêm Hồ, nhà thơ muốn phản ánh cuộc sống cùng nhân ảnh của những con người lao động trong cõi dân gian. Giữa khối lòng buồn tình buồn của nhà thơ, nhưng lại ở trong cõi mộng. Nó mơ mộng đến mức hình ảnh cô quét lá trên đường hóa thành như tiên nữ từ trong tranh bước ra, lặng lẽ đi vào bến bờ thi:
                            Em hóa thành thơ rơi lặng lẽ
                            Trong cõi lòng tôi buồn triền miên
              Tấm hình của bức chân dung trở thành siêu thực. Siêu thực theo đúng nghĩa của nó: thực mà đã siêu trần. Cảm giác vừa xa xót, vừa mộng mơ hòa quyện trong tâm hồn tác giả như ở đoạn thơ hai ta vừa phân tích, tạo thành nhân cốt của bài thơ. Nhưng đây là "nhân cốt đời"!
            Sở dĩ tôi nói “nhân cốt đời“ bởi vì: nếu ta phân tích tới hai câu đầu của đoạn thơ thứ ba, sẽ lại gặp một nhân cốt  khác nữa, nhưng nó đã là những hình ảnh mang tính tượng trưng ra khỏi bến trần ai thường tình:              
                             Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
                             Con nai vàng chết bóng thu xưa..      
            Nhà thơ tâm sự: nhìn sâu vào trong đêm đó, giữa anh và cô quét lá đêm hồ ấy như có hai khoảng đời cách biệt. Một đằng anh thi sĩ mộng mơ, còn em lại đang quét lá rơi. Nói một cách khác, em đang lao động kiếm sống vì miếng cơm manh áo, còn tâm trí nào mà cảm đồng với những xúc cảm lãng mạn của nhà thơ? Chung quanh tiếng lá cây reo nghe bình thản một cách rờn rợn, lạnh lùng. Bóng trăng trên đầu cũng trở nên nhợt nhạt, côi cút trong cả khoảng không gian vô tận, vô bờ. Cô quét lá có cô đơn không, nhà thơ không biết? Cô cứ thầm thì lặng lẽ quét, chẳng hề để ý đến sự có mặt của anh lúc đó. Nhà thơ thấy chính lòng mình cô đơn! Câu thơ:
                            Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng 
              Đã ra đời như thế. Bóng trăng trên đầu đã được hóa thân để kết hợp với câu thơ dưới:
                            Con nai vàng chết bóng thu xưa...
             Tạo nên những hình ảnh đồng điệu. Nhưng nguyên nhân vì sao lại có cảnh con nai vàng bị chết giữa bóng của rừng thu? Từ nỗi đời mà ra. Hình ảnh cô quét lá cứ quét ngày, quét tháng cũng như chiếc chổi tre năm tháng  mòn vẹt dần, còn con người thì lại... "không nhân ảnh". Vậy những kẻ bần khổ ấy làm gì có tâm hồn mà mộng với sầu như cố thi nhân Lưu Trọng Lư, để mơ đến cảnh bóng con nai vàng của Tiếng Thu kia? Thế là từ cảnh ngang trái của đời nảy ra ý ngược thơ: con nai vàng phải chết!
             Con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô... trong thơ cố thi nhân, nó bọc chứa cả thế giới huyền ảo như cổ tích nằm bên trong tình thơ. Còn hình ảnh "con nai vàng chết" của bài thơ Cô Quét Lá Đêm Hồ này, ý nghĩa xã hội lại nằm bên ngoài tình thơ, để phản ảnh tới sự mất mát cả giá trị đời sống cũng như tinh thần của người lao động. Đây là hai câu thơ hay nhất bài, nâng tầm vóc của bài thơ cao lên!
            Tôi xin quay trở lại bình đoạn thơ mở đầu:
                             Một đêm hồ nước đầy sương gió
                             Người đi không rõ mặt người
             Miêu tả cảnh trời sương gió (nghĩa đen), để phản ảnh cảnh lầm lụi gió sương của những con người lao động đang lặn lội ở đó (nghĩa bóng). Hình ảnh hồ nước biểu tượng về nước non xứ sở, mảnh đất mà mồ hôi họ đã tắm vào trong đó. Thế mà họ lại:
                             Người đi không rõ mặt người…
             Đấy chính là nhân ảnh của dân gian, chẳng khác nào những kiếp phù du? Nghĩa là bài thơ không dừng lại ở thân phận cô quét lá. Nhà thơ đã chạnh lòng nghĩ đến những kiếp đời của chốn nhân quần, cái lớp người thời nào mà chẳng phải chịu những sự bất công? Sống vật vã suốt đời chỉ để lo miếng cơm, manh áo cũng không xong. Đến cuối bài thơ hình tượng nhân ảnh mờ mịt này còn được tác giả nhắc lại một lần nữa:
                             Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng
             Suốt dọc bài thơ từ không gian gió sương hay cuộc sống con người, cái chổi tre, vầng trăng, đến cả bóng con nai vàng... đều là những hình ảnh mang theo hàm ý biểu tượng. Ta hãy nghe tác giả tả về cảnh liễu hồ:
                             Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
                             Em thầm thì quét lá, bên tôi!
             Cái tiếng liễu đìu hiu ru quanh hồ vắng bên những bước đi âm thầm của cô quét lá: cảnh ấy, đời ấy... như Nguyễn Du đã viết:
                             Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
              Đã được hòa tấu bằng một giọng thơ trầm lắng và hơi hiu hắt. Có lẽ chỉ những rặng liễu kia đã cùng thức để cảm đồng với nhà thơ mà lặng lẽ ru cuộc đời cô quét lá? Đưa ta vào khoảng không gian thật mơ hồ, nửa thực, nửa không. Nhà thơ xót với nỗi đau đời mà hóa buồn chăng? Chính trong tâm trạng ấy, cô quét lá đêm hồ thành thơ rơi vào cõi lòng anh.
             Ở ngoài kia, xa kia, cô quét lá vẫn đang lặng lẽ quét, lặng lẽ đi, khuất dần vào trong màn sương tối. Khoảng không gian giờ đây chỉ còn nghe thấy những vần thơ của thi nhân vẫn vọng lên ở đó, với một bóng trăng ngàn thu cô đơn soi mãi trên đầu đi vào cõi muôn năm...
         
                                Hoàng Ngọc  
         
         
         
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2022 15:53:52 bởi Nhân văn >
        #34
          Nhân văn 21.12.2017 11:39:20 (permalink)
           
                               CỎ  HOANG  

                              Thuở ấy quê người đất khách
                                     Trong buổi tha phương mưu tính cuộc đời
                                     Tôi đã gặp những người con gái
                                     Dẫu yêu kiều, nhưng cũng bèo thôi...
                              (Viết trong đám người xuất khẩu lao động ở nước ngoài)   
           
                                                                                                 *
          Cô gái bay đi ngỡ làn mây dại
          Trôi lang thang đầu bãi, cuối giời
          Em tự do như thể là cát bụi
          Có đôi lần giời cũng khóc, mưa rơi!

          Loài lạc thú phồn vinh hơn gió
          "Cơn hồng hoang" thả cỏ xuân xanh
          Em phá bỏ những đức qui kiềm chế
          Yêu phanh phui, yêu đến tan tành...

          Tôi nghĩ: Thôi thế đã thoả lòng ham hố
          Khoả thân mây đùa rỡn cả linh thiêng
          Huống hồ buổi thường bán buôn đạo lý
          Có dễ gì thân gái, trách chi em!

          Hỡi Thiên đường - Địa phủ: Trần gian
          Loài người mãi sao tràn lan tội ác?
          Ta từng ngợi ca chủ nghĩa nhân văn chân thiện nhất!
          Em gái bay đi vẫn thích cởi truồng...

          Ôi, cuộc bèo hoang trời đất trầm luân
          Và bản chất muôn đời còn muông thú…
          Nhà chính trị cùng đứa du côn tranh thủ chơi thánh nữ
          Em vũ ba lê trong thế giới hỗn mang gieo hoa, cấy linh hồn...

                                                     Cuối thập kỷ 80, thế kỷ XX
           
          Lời bình: NHỮNG KIẾP CẢNH THA PHƯƠNG CẦU THỰC                     
             “Cỏ hoang” vừa để biểu thị chất hoang dã của người con gái vừa muốn nói đến những người xuất khẩu lao động ra nước ngoài, chẳng khác nào những đám cỏ hoang trên đất khách, quê người:
                                  Cô gái bay đi ngỡ làn mây dại
                                  Trôi lang thang đầu bãi, cuối giời
                                  Em tự do như thể là cát bụi
                                  Có đôi lần giời cũng khóc, mưa rơi!
                Nghĩa là sự tự do của em như kiểu tự do của cát bụi: xô bồ, hỗn loạn, vô luân. Đây là những hình ảnh thơ siêu thực. Cảnh bay lang thang đầu bãi, cuối giời tựa một làn mây dại, ý của nó để nói về sự nổi trôi của người con gái và những kẻ tha phương cầu thực kia. Xin trở lại với bốn câu thơ mà tác giả lấy làm tựa đề cho bài:
                                 Thuở ấy quê người đất khách
                                 Trong buổi tha phương mưu tính cuộc đời
                                 Tôi đã gặp những người con gái
                                 Dẫu yêu kiều, nhưng cũng bèo thôi...
                Bài thơ muốn khái quát lên cái hiện thực chẳng khác nào tấn bi kịch của cuộc sống. Hình ảnh trong sáng, ngây thơ của người con gái đã đắm mình trong đám người hoang dã, rồi buông thả theo chiều gió cuốn:
                                 "Cơn hồng hoang" thả cỏ xuân xanh
                                 Em phá bỏ những đức qui kiềm chế
                                 Yêu phanh phui, yêu đến tan tành...
                 Trong bối cảnh tha phương thì những cảnh quan hệ tình dục nam nữ hỗn tạp làm cho ta phải sởn gai óc? Đó chính là lớp người ở đáy cùng cuộc sống, mặc dù nhà thơ cũng đã từng biện hộ cho người con gái:
                                 Huống hồ buổi thường bán buôn đạo lý
                                 Có dễ gì thân gái, trách chi em!
               Sự xuống cấp của xã hội đã xô đẩy người con gái cùng những đám người xuất  khẩu lao động đến thế! Ta hãy đến với đoạn thơ thứ tư:                                                                     Hỡi Thiên đường - Địa phủ: Trần gian
                                 Loài người mãi sao tràn lan tội ác?
                                 Ta từng ngợi ca chủ nghĩa nhân văn chân thiện nhất!
                                 Em gái bay đi vẫn thích cởi truồng...
                Khi nhà thơ nhìn thế giới mà trong bài gọi là "trần gian": vừa là thiên- đường vừa là địa- phủ, tức là tác giả đã nhìn bằng con mắt của những người lao khổ.  Xã hội vẫn còn bao bất công, tàn ác, đẩy những chúng sinh vào sự khốn cùng. Xin phân tích sâu hơn câu cuối đoạn:
                                 Em gái bay đi vẫn thích cởi truồng...
               Thực ra đây là hình ảnh một câu thơ tượng trưng để nói về khát vọng muốn được sống của người con gái? đồng thời nó còn mang cả bản chất muông thú rất “cỏ hoang” của con người theo tính chất thuyết Đác Uyn, cho nên mới dùng câu “…vẫn thích cởi truồng“. Đến hai câu thơ cuối ta thấy thái độ nhà thơ bộc lộ quyết liệt:
                                 Nhà chính trị cùng đứa du côn tranh thủ chơi thánh nữ
                                 Em vũ ba lê trong thế giới hỗn mang gieo hoa, cấy linh hồn...
              Đây là hai câu thơ hay nhất bài phản ảnh thái độ nhân văn của nhà thơ đã chĩa mũi dùi vào đả phá những kẻ làm chính trị nhưng đạo đức giả, thậm chí loạn luân không khác gì những đứa du côn. Suy cho cùng, cô gái cùng đám người xuất khẩu lao động kia cũng chỉ là nạn nhân xã hội mà thôi. Hình ảnh:
                                 Em vũ ba lê trong thế giới hỗn mang gieo hoa, cấy linh hồn...
                 Cái vũ điệu ba lê của người con gái "gieo hoa, cấy linh hồn..." ấy, có nghĩa em chính là  hoa thơm, trái ngọt trong tình yêu và cuộc sống con người, dù cộng đồng vẫn đang phải đắm chìm trong đầy rẫy hỗn mang, đầy đoạ lên những kiếp cảnh bụi bờ lớp chúng sinh. Câu thơ huyền ảo như một bức hội hoạ, nhưng tính xã hội cùng thế giới quan lại vô cùng sâu sắc để đưa tình thơ lên đến tột cùng trong ý nghĩa của thi ca!

                                     Bảo Ngọc                                     
                                                                                     
                     

           
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2022 15:57:42 bởi Nhân văn >
          #35
            Nhân văn 13.01.2018 12:10:44 (permalink)
             
             
                          THÔNG VÀ BIỂN  

             
            Cuộc sống như đoàn tàu nghiền ta tan nát
            Con sông thời gian có mùa thu xanh và bèo cỏ dềnh trôi…
            Anh đứng làm cây thông trên đá, sỏi
            Vi vu kêu...tình thiếu nữ qua rồi!

            Cuộc sống - Tình yêu: trái tim ta vĩnh cửu!
            Kéo đoàn tàu chạy ngược phía hư không...
            Tháng năm xa em hoá biển vô cùng
            Cùng dấu trong lòng một loài hoa tan vỡ!

            Biển thì xô. Thông suốt đời quạnh quẽ
            Thân xù xì, nắng héo, mưa dông
            Gió khát màu trắng tinh da nguyệt
            Cái thời vú biển hãy còn non.

            Thời con gái em lưu lại an-bom
            Đừng buồn nhé! Thành đá chẳng bao giờ già cả
            Anh vẫn ngủ giữa hồn trinh nữ
            Nhìn tóc mình biết tóc em phai.

            Vỗ mãi anh thành cát mất thôi
            Tình chỉ mộng, đời cũng là hư ảo
            Biển xa xót, dịu dàng và sóng bão
            Lời anh ru như gió thổi mây ngàn...                    
             
            Lời bình:       TIẾNG HÁT TÂM TÌNH CỦA ĐÔI TRAI GÁI 
                    Cây thông trên bờ biển là hình tượng người con trai. Biển ở đây, chính người con gái ấy! Thông Và Biển là tiếng hát tâm tình, thủ thỉ của người con trai với người con gái: 
                                  Cuộc sống như đoàn tàu nghiền ta tan nát
                                  Con sông thời gian có mùa thu xanh và bèo cỏ dềnh trôi…
                  Vào đầu bài thơ ta đã nghe như có tiếng của đoàn tàu chạy xình xịch, tác giả  mô tả về sự hung dữ của cuộc sống giống như một đoàn tàu nghiền đời ta thành tan nát. Sang câu thơ thứ hai là hình ảnh về "Con sông thời gian...", nhịp thơ được trải ra như mặt sóng chảy tràn xuống nhẹ dần, đỡ lấy sự rền xiết của câu thơ thứ nhất. Hình ảnh "mùa thu xanh" làm biểu tượng cho niềm vui sướng, êm ả, hạnh phúc. Còn cảnh "bèo cỏ dềnh trôi…" để nói đến những vật vã, tạp nhạp, bức bối đời thường. Đó là hai hình tượng tương phản lấy trong thiên nhiên để biểu thị cho những mâu thuẫn của đời sống. Đọc lên lời thơ vẫn êm và nhẹ. Cảnh vật có ánh sáng đang cùng chảy trôi trên con sông thời gian, con sông cuộc đời. Nỗi tình sâu lắng bên trong những hình ảnh, lời thơ.
                  Vậy chỉ bằng hai câu thơ mở đầu, tác giả đã khái quát về năm tháng và sự sống. Đây là một bài thơ tình được viết ra từ trong cõi lòng và trái tim đang bị dầy vò bởi sự cô đơn:
                                  Anh đứng làm cây thông trên đá, sỏi
                                  Vi vu kêu... tình thiếu nữ qua rồi!
                  Nhà thơ vọng hát về mối tình xưa. Ta bỏ cách đoạn hai, tôi bình trước đoạn thơ ba:
                                  Biển thì xô. Thông suốt đời quạnh quẽ
                                  Thân xù xì, nắng héo, mưa dông
                  Tình yêu không bao giờ yên lặng, cũng như biển cả cứ gào thét, xô vỗ xung quanh cây thông đứng quạnh quẽ suốt đời. Năm tháng để lại sự mỏi mòn, trống vắng và nuối tiếc trong lòng anh. Chàng chai sạn, xù xì như thân của cây thông, chịu đựng trong "...nắng héo mưa dông":
                                  Gió khát màu trắng tinh da nguyệt
                                  Cái thời vú biển hãy còn non
                  Rõ ràng đây là thời nhớ về thuở em còn trinh nữ, qua hình ảnh của biển cả. Cái làn gió khát khao đang mơn man xung quanh "màu trắng tinh da nguyệt" kia, chẳng phải cũng như ngày nào chàng vẫn từng mơn man xoa trên... đôi "tí" của người yêu? Bởi vì ngay câu sau đó, hình ảnh “vú biển” bỗng nhiên được nhảy vào trong thơ. Nếu như cả bài thơ người con gái được hoá thân thành biển, thì đến đây chất đời tràn vào hình tượng biển để trả lại thân thể cho người con gái ấy! Thuộc lối thơ " thi cảm tượng trưng".
                  Lại nói về biển mà có...vú, thật siêu hình, lại còn là thời "vú biển hãy còn non"? Như trên đã nói, thời ấy em vẫn còn trinh nữ. Từ biển người trinh nữ đi ra, vú nàng nguyên khôi, non tươi như hoa trái. Như thế, hai câu thơ trong cặp hình ảnh đồng điệu này diễn tả chung về một biểu tượng: đôi vú của người yêu. Thơ trở thành có da, có thịt. Đó là những cảm xúc đã mang sự ham muốn về thân thể của người yêu, tình thơ mãnh liệt hơn.
                  Nếu ví như ánh sáng qua một chiếc gương kính hội tụ, thì hình ảnh của hai câu thơ ấy chính là điểm hội tụ, phản quang ánh sáng của cả bài. Tình thơ trở nên xao xuyến, có hồn và có xác. Làm cho mối tình trong Thông Và Biển thêm sống động. Tôi xin quay trở lại để bình vào đoạn thơ hai:
                                  Cuộc sống - Tình yêu: trái tim ta vĩnh cửu!
                                  Kéo đoàn tàu chạy ngược phía hư không...
                                  Tháng năm xa em hoá biển vô cùng
                                  Cùng dấu trong lòng một loài hoa tan vỡ!
                   Loài hoa tan vỡ ấy chính là "hoa trái tim"! Ngàn năm thông đứng reo với tiếng sóng biển gào bằng trái tim của cả đôi trai gái, chẳng phải để tạc tình yêu ấy vào trong  đất trời đó sao? cho nên:
                                  Cuộc sống - Tình yêu: trái tim ta vĩnh cửu!
                   Và hình ảnh đoàn tàu ở câu thơ mở đầu giờ quay trở lại trong đoạn thơ này. Cái đoàn tàu cuộc sống đó cứ nghiến rít mãi trên đường ray cuộc đời mà họ đang đi về phía hư không. Tháng năm chỉ còn nghe tiếng sóng biển vỗ vô cùng... và trái tim đôi trai gái thành tan nát.
                   Đến đoạn thơ thứ tư, hình ảnh người con gái đã tạc vào năm tháng mà hoá đá:
                                  Thời con gái em lưu lại an - bom
                                  Đừng buồn nhé! Thành đá chẳng bao giờ già cả...
                   Năm tháng trôi qua họ không còn trẻ, nhưng tình yêu vẫn đó như đôi trống mái giữa biển khơi, em mãi mãi trắng trong với mối tình trinh nữ giữa hồn anh:
                                  Anh vẫn ngủ giữa hồn trinh nữ
                                  Nhìn tóc mình biết tóc em phai 
                    Cây thông tháng năm trên bờ đầy sỏi đá cuộc đời, để nghe sóng biển gào thét quanh mình: cô đơn, khát vọng và xót xa!  Đến cuối bài tình thơ trở về với làn điệu ru lòng biển xanh:
                                  Vỗ mãi anh thành cát mất thôi
                                  Tình chỉ mộng đời cũng là hư ảo
                                  Biển xa xót, dịu dàng và sóng bão
                                  Lời anh ru như gió thổi mây ngàn...
                   Không có tình yêu cuộc đời thật mà ra ảo và năm tháng hoá hư vô. Bên bờ sóng vỗ khi thì xa xót như lòng biển, khi dịu dàng như người yêu, nhưng có lúc biển lại gào thét đầy sóng bão. Đây là đoạn thơ kết có sức rung động đưa trái tim ta vào hoan lạc trong một bờ bến vô vi. Dẫu vậy, thông vẫn cứ đứng reo bên biển, gió núi, mưa ngàn để hát mãi về tình em. Nó hát rằng: Trong sự tồn tại của đất trời, vũ trụ cùng thế giới con người: tình yêu gái trai là bất tử!
             
                                      Ngọc Trâm
             
             
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2022 15:59:25 bởi Nhân văn >
            #36
              Nhân văn 13.01.2018 12:14:24 (permalink)
               
                                SÁNG THU VÀNG

                                           Nhớ ngày gặp lại em sáng đó bên hồ gió.
               
                                                                *
              Gặp lại em một sáng thu vàng
              Nơi em đứng nắng tràn ngoài phố
              Với trời xanh, hồ xanh gió
              Gió đưa làn tóc em bay...                       
                                   
              Sáng thu này trĩu cả hàng cây
              Đô thành dịu mát
              Ông lão ngồi bên gốc cây
                                bán những cây sáo trúc thổi vói lên trời
              Bà xúc tép váy khều khào nước…
              Một thời xa lắc
              Em nghiêng chao về một thời xa.

              Người con gái đã thành chính quả!
              (phảng phất trên đầu đôi nét phôi pha)
              Đôi mắt em bóng trúc bay xoà...
              Đường phúc hậu vầng trăng đầy nở...
              Nghe không gian đổ vỡ cả mùa thu!

              Sáng thu vàng mông mênh mênh mông
              Anh đứng trông em bên bờ sóng vỗ
              Hồn đã mất trong rừng hoang thiếu nữ
              Và trái tim cũng không còn.

              Sáng thu vàng xang xênh xênh xang
              Những con đường xưa tắm hơi em
              Môi em cười...hoa lá nát đau thêm
              Thời gian trôi cuộc sống buồn tênh.

              Một mùa thu lá lá
              Nơi ấy giờ chỉ còn có cỏ
              Bướm vàng hoa cũ vẫn bay ngang
              Người đàn bà em nuốt mùa thu tan...
               
               
              Lời bình:          MỘT THIÊN TÌNH CA MÙA THU  

                     Sáng Thu Vàng được sáng tác tựa một thiên tình ca, trong khoảng không gian thiên nhiên dựng bên câu chuyện tình như truyền thuyết. Đó là một buổi sáng đô thành dịu mát, có:
                                  Ông lão ngồi bên gốc cây bán những cây sáo trúc thổi vói lên trời
                    Chữ "vói" nghe như những tiếng sáo trúc réo rắt vút lên trong mùa thu. Ở bên hồ, bà xúc tép thì "váy khều khào nước...". Đô Thành hôm nay đang ngày càng trở thành một thành phố công nghiệp hiện đại, thương mại hoá và thị trường kinh tế hoá. Sáng Thu Vàng gợi cho ta nhớ về một Hà Nội trong ký ức xa xưa. Sang đoạn thơ hai thì câu chuyện tình mùa thu thực sự được bắt đầu, nhưng ngay ở cuối đoạn thứ nhất tác giả đã hạ hai câu:
                                  Một thời xa lắc
                                  Em nghiêng chao về một thời xa
                     Cả một mùa thu nghiêng chao theo người con gái để nhắc lại một thời đôi trai gái đã từng hạnh phúc yêu nhau. Chân dung của người con gái được hiện lên:
                                  Người con gái đã thành chính quả! 
                    Có nghĩa, giờ đây nàng đã thành một người đàn bà trẻ. Như qui luật sinh nở của tạo hoá, thiếu nữ năm xưa đã khai hoa, kết trái. Hai chữ "chính quả" nghe như có cả tiếng kinh nguyện của chùa chiền, báo về sự đắc đạo của nàng. Một sự chuyển hoá từ tiết trinh sang tiết hạnh. Có lẽ lúc này khi gặp lại người tình xưa ấy, lòng nhà thơ đã vấn an vào chốn cửa thiền nên ngôn ngữ thi ca mới chứa chất tính phật đài như thế. Cả đến câu sau khi anh miêu tả:
                                  Phảng phất trên đầu đôi nét phôi pha
                   Năm tháng trong tạo hoá tất thảy đều không tránh khỏi qui luật rêu phong. Nói đến khối tình trần tục mà thơ đượm màu sắc phật. Ta hãy nghe tác giả tả về nàng:
                                  Đôi mắt em bóng trúc bay xoà...
                    Đây là đôi mắt đẹp của mùa thu thăm thẳm, mơ màng. Bóng trúc phủ trong đôi mắt, thơ trìu tượng. Hai chữ "bay xoà" mang màu sắc ảo rợp lên, hình tượng thơ từ trong cảm rung đã thần xuất mà thành. Còn:
                                  Đường phúc hậu vầng trăng đầy nở...
                    Để nói lên cả tấm thân, làn da, vóc dáng đến tâm hồn nàng toát ra đẹp một cách dịu dàng, mộng mơ và cám dỗ như trăng... chứ không phải chỉ riêng khuôn mặt. Rồi tác giả hạ một câu kết đoạn:
                                  Nghe không gian đổ vỡ cả mùa thu!
                    Ta nghe như có tiếng mùa thu rơi, đổ sập từ trên trời cao xuống. Tức là trái tim và tâm hồn chàng đang tan vỡ! Có thể coi đoạn thơ thứ hai này là nhân trung, thần cốt, điểm hội tụ chói sáng nhất của tình thơ. Nó chứa đầy bích ngọc bên trong đưa Sáng Thu Vàng đậu lên tầm vóc của một bài thơ mùa thu đặc sắc.
                   Những đoạn ba-bốn-năm sau đó phát triển cùng với những kỉ niệm xưa trong nỗi lòng nhà thơ tan nát. Cuộc sống trống vắng, mùa thu vàng thì xa xót bay rợp bóng xuống ngổn ngang:
                                  Hồn đã mất trong rừng hoang thiếu nữ
                                  Và trái tim cũng không còn.
                   Tình yêu thiếu nữ như một cánh rừng hoang ư? Hay là, thiếu nữ đi rồi để lại trong anh cả một cánh rừng hoang? Trái tim chàng tan vỡ đã đành, đằng này lại... không còn tim?... Nghĩa là trái tim cũng đã rời bỏ nhà thơ để đi theo người con gái mất rồi! Hay là ở đoạn thơ thứ tư:
                                  Môi em cười...hoa lá nát đau thêm
                                  Thời gian trôi cuộc sống buồn tênh.              
                    Hoa lá đến mức độ phải héo hắt, nát đau trước đôi môi người đàn bà trẻ, thì không biết đôi môi em mĩ miều, chan chứa đến mức nào? Mỗi đoạn thơ đều được níu giữ bằng những câu thơ sâu sắc ấy, bởi vậy tuy các tứ thơ được viết ra tự do, phóng túng mà cảm xúc vẫn đằm đìa, cô đọng ở trong thơ. Chỗ này, chỗ khác trong suốt tình thơ, những khung cảnh thiên nhiên được phục hiện bao quanh đôi tình nhân năm xưa. Nào là quang cảnh gặp nhau:
                                  Gặp lại em một sáng thu vàng
                                  Nơi em đứng nắng tràn ngoài phố
                    Tiếp đến tác giả miêu tả về mùa thu đó:
                                  Sáng thu này trĩu cả hàng cây
                    "…trĩu cả hàng cây" tức là, một mùa thu đang trĩu xuống và chín mọng. Đến đoạn ba thì tình thơ trào lên dào dạt:
                                  Anh đứng trông em bên bờ sóng vỗ 
                    Tựa như đang ở bên một bờ biển xanh, đầy sóng. Rồi cảnh gợi lại những con đường mà đôi trai gái dẫn nhau đi ngày xưa:
                                  Những con đường xưa tắm hơi em 
                    Và:
                                  Nơi ấy giờ chỉ còn có cỏ
                                  Bướm vàng hoa cũ vẫn bay ngang 
                    Quang cảnh ở hai câu thơ này thuộc cảnh thơ trìu tượng, cảnh có mà không có, nó chỉ được gợi lên trong tâm thức mà thôi.
                   Về phương pháp nghệ thuật Sáng Thu Vàng  được xây dựng theo nhịp điệu như một cánh võng mùa thu, làn điệu thơ chuyển dần. Đầu tiên thì còn đưa nhẹ:
                                  Với trời xanh, hồ xanh gió
                                  Gió đưa làn tóc em bay...
                    Hình ảnh người con gái tóc xoà bay trong gió, giọng thơ ru uyển chuyển. Sang đến đoạn ba và bốn thì cánh võng đã được đẩy lên bay bổng:
                                  …Sáng thu vàng mông mênh mênh mông 
                                  …Sáng thu vàng xang xênh xênh xang 
                    Một cánh võng mùa thu để chứa trong lòng nó mọi điều về mối tình đôi nam nữ. Đến đoạn cuối hình ảnh thơ xoà ra, thả xuống một mùa thu đầy lá:
                                  Một mùa thu lá lá
                                  Nơi ấy giờ chỉ còn có cỏ
                                  Bướm vàng hoa cũ vẫn bay ngang
                    Nghĩa là nơi gặp gỡ em ngày xưa giờ đây quạnh vắng, cỏ dại mọc đầy lên. Như trên đã phân tích, ảnh bướm vàng và hoa cũ ấy… như thực mà phi thực. Đó chỉ là ảnh nuối tiếc của ký ức, để rồi tác giả kết bài:
                                  Người đàn bà em nuốt mùa thu tan...
                    Chẳng ai nuốt được mùa thu cả. Chữ “nuốt” đầy sắc thơ siêu thực. Em đi để cả mùa thu trống vắng còn ở lại, hay đã mang theo mùa thu đi mất rồi? Ai có thể trả lời? không ai cả... vì chính tác giả cũng không thể trả lời!
                   Sáng Thu Vàng phảng phất phong dáng của trường ca, các hoạ tiết thơ được phát triển xum xuê, tạo nên cả một khoảng trời mùa thu toả bóng xuống thi ca.
               
                                       Tuyết Thúy 
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2022 16:03:23 bởi Nhân văn >
              #37
                Nhân văn 13.01.2018 12:17:39 (permalink)
                 
                            CHIỀU HOÀNG HÔN
                Chưa đi đến tuổi già
                Mà yêu hoàng hôn đỏ
                Chợt nhìn, chợt nhận, chợt xôn xao...

                Soi mặt nước xanh veo
                Trầm tư và lặng lẽ
                Đàn muỗi phố đã kêu
                Quanh bàn nơi quán nhỏ
                Chiều đang buông dần chiều.

                Sợi tóc mình ngơ ngác
                Có nên bạc hay không?
                Tuổi trẻ sợ già nhanh
                Giờ điềm nhiên đến lạ
                Cái màu hoàng hôn đỏ
                Cháy như là khai sinh!

                Ôi, hoàng hôn hoàng hôn
                Trái tim là bất diệt!
                Ngày mai anh có chết
                Cũng nhẹ như lá vàng.
                 
                Hồn mây gió lang thang
                Mà đầm đìa mưa bão
                Đời - tư lợi không tham
                Chán trò danh bốc hão.

                Mang suối tóc của em
                Đi rồi yêu vĩnh viễn
                Anh sẽ hoá rừng thông
                Ngàn năm reo cát, sóng...
                 
                Lời bình:           SỰ THĂNG HOA CỦA BUỔI TÌNH CHIỀU
                       Vào một chiều trước khi trời tối, bóng hoàng hôn chiếu hắt trên nền trời qua làn mây xa đỏ rực. Nhà thơ đang ngồi trong một cái quán nhỏ bên phố, ngẫu cảnh  tình mà viết ra:
                                    Chưa đi đến tuổi già
                                    Mà yêu hoàng hôn đỏ
                                    Chợt nhìn, chợt nhận, chợt xôn xao...
                     Con người sớm yêu bóng chiều hoàng hơi cô liêu này, hẳn cõi lòng cũng đã đi vào độ sâu lắng của cuộc đời. Nhưng đây là cảm quan trước cái mầu đỏ cháy rung rinh như sắp muốn nổ tung trong trời đất hoà cùng tâm trạng bồi hồi, suy tư của nhà thơ mà cảm xúc:
                                    Chợt nhìn, chợt nhận, chợt xôn xao... 
                      Bắt đầu vào thơ nó đã tiên báo về sự bùng nổ của nội tâm tác giả. Sang đoạn hai có một cái gì đó hình như hơi đìu hiu, quạnh quẽ đã hắt lên trong hồn anh:
                                    Soi mặt nước xanh veo
                                    Trầm tư và lặng lẽ
                     Rõ ràng sự trầm tư lặng lẽ này đã không hề còn trầm lặng. Xung quanh thì:
                                    Đàn muỗi phố đã kêu
                                    Quanh bàn nơi quán nhỏ
                                    Chiều đang buông dần chiều
                      Những con muỗi kêu vo ve ở ngoài đời khi nó đốt ta đến khó chịu, nhưng được đưa vào trong thơ lại trở thành hình ảnh rất thi vị - Tạo cho Chiều Hoàng Hôn nằm trên một bức phông cảnh đời rất thực, đời sống ấy đang thường nhật. Những nét thơ phố này cũng làm cho tình thơ thêm sống động. Đến đoạn ba thì nỗi lòng sâu kín nhất trong tác giả như mạch suối ngầm được bắn oà ra:
                                    Sợi tóc mình ngơ ngác
                                    Có nên bạc hay không? 
                     Nhân cách hoá mái tóc nhà thơ là câu thơ hay, nó ấp ủ tâm tư thầm kín của tác giả chạnh nuối về tình cảm yêu đương gái trai thời tuổi trẻ. Khi nhà thơ tự hỏi: Có nên bạc hay không?/-  Có nghĩa là chính đầu anh đã chớm bạc mất rồi! Phải chăng cũng như Xuân Diệu đã viết:
                                    Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!
                                    Em, em ơi... tình non sắp già rồi!
                      Nhưng không, bên một chút buồn vừa thoáng qua lòng tác giả, cái tình cảm luyến ái một thời ấy giờ theo mái tóc đã điểm gió sương cứ dần dần rời xa anh -  Ta lại thấy một mảng đời khác đang xô đến, vụt phá trong tâm hồn. Đó chính là cái nửa cuộc đời chiều đang khai hoa, kết trái và đầy niềm tin yêu đẹp đẽ qua hình ảnh những câu thơ:
                                    Cái mầu hoàng hôn đỏ
                                    Cháy như là khai sinh! 
                      Để lòng nhà thơ bình thản lại, ung dung mà đón nhận tuổi hoa niên của đời mình. Sở dĩ tác giả đã có một triết lý sống an nhiên, thanh thản còn xuất phát từ một nỗi lòng sâu xa khác, mà ngay trong đoạn thơ thứ năm của bài đã được nói tới:
                                    Hồn mây gió lang thang
                                    Mà đầm đìa mưa bão
                                    Đời - tư lợi không tham
                                    Chán trò danh bốc hão.
                      Anh trở về với sự yên tĩnh thanh tao để sống cho trọn nghĩa. Nếu có phải từ giã cõi trần ai này thì lòng cũng chỉ nhẹ thoảng như một làn gió bay, hay bóng chiều hoàng dần tắt sau một ngày đã đốt hết mình để nắng. Trái tim anh cũng đã đập trọn vẹn với đời:
                                    Ôi, hoàng hôn hoàng hôn
                                    Trái tim là bất diệt!
                                    Ngày mai anh có chết
                                    Cũng nhẹ như lá vàng
                      Thực ra hình ảnh câu thơ như chiếc lá vàng rơi... đã mang ý nghĩa của sự vô vi, cát bụi. Song điều đáng nói ở đây, bao trùm lên cả chính trị, triết học là tình yêu và cuộc đời! Chỉ có tình yêu trường cửu mãi không già. Nó đã được vụt lên trong bốn câu thơ kết tạo thành một bức phông cảnh lớn nhất, hoàn bích nhất của bài:
                                    Mang suối tóc của em
                                    Đi rồi yêu vĩnh viễn
                                    Anh sẽ hoá rừng thông
                                    Ngàn năm reo cát, sóng...
                      Đó chính là bản tuyên ngôn của Chiều Hoàng Hôn, là bài ca tình yêu cuộc sống. Cát và sóng - Phải, trên biển cả mênh mang trường tồn vô định kia, nó xoá đi bao hạnh phúc lẫn khổ đau của con người. Cát cứ xoá, nhưng ngàn năm thì sóng vẫn xô vỗ... thét gào trên biển cả như sự sống mãi mãi còn tồn tại. Đấy là cuộc đời, hiện hữu và hư ảo, sắc sắc không không. Bản tuyên ngôn về tình yêu trai gái bất hủ ấy đã kết lại tình thơ để đi về phía mặt trời, mặt trăng của sự sống vĩnh hằng, bất diệt!
                                        Kiều Tuấn
                 
                 
                                 Lời bình của TRÚC THÔNG   (*)

                     Bài thơ được viết một mạch vì đã đi vào trúng mạch, thơ dần dần hiện ra ở khổ thơ thứ ba:
                                 ... Tuổi trẻ sợ già nhanh
                                 Giờ điềm nhiên đến lạ
                    Chính mạch đây rồi! Thơ lập tức vọt ra:
                                Cái màu hoàng hôn đỏ
                                Cháy như là khai sinh!
                    Khai sinh cái gì? Khai sinh một thức ngộ:
                                Ngày mai anh có chết
                                Cũng nhẹ như lá vàng
                     Thật sung sướng, thật hạnh phúc khi tự mình thức ngộ, sở hữu một triết lý sống an nhiên, tự chủ, tự tin đến vậy. Coi chết không là gì, để sống đắm đuối hơn, mở rộng tình yêu, tình người đến vô biên:
                                Mang suối tóc của em
                                Đi rồi yêu vĩnh viễn
                    Chỉ là biểu hiện vừa cụ thể, vừa tượng trưng cho nhân tính phát triển cao chứ không phải chỉ khoanh vào một em nào. Người biết thức ngộ: Trái tim là bất diệt!/ - Như trong bài thơ này không thể chỉ cuồng say đàn bà một cánh ích kỷ theo lối sở hữu và bạo hành!
                    Sau khi mạch thơ đã vọt trào tác giả viết tiếp thoải mái và vững vàng hai đoạn nữa. Ý, tình, hình ảnh, âm điệu đều hay. Không quá bốc, vừa sung mãn đúng độ - Để tác giả kết thúc:
                               Anh sẽ hoá rừng thông
                               Ngàn năm reo cát, sóng...
                     Hai đoạn vào đầu, ngẫm đi ngẫm lại cũng vẫn được.  Để gây không khí tịnh tiến như ông thày bắt mạch. Vả, lối thơ cảm khoái theo thể năm chữ cũng phải bắt đầu vào dần dần như thế:
                               Soi mặt nước xanh veo
                               Trầm tư và lặng lẽ
                               Đàn muỗi phố đã kêu
                               Quanh bàn nơi quán nhỏ
                               Chiều đang buông dần chiều.
                     Dĩ nhiên cổ thể nhưng ý tình hiện đại. Cảm xúc hiện đại đã làm Phạm Ngọc Thái quên phắt mình đang tuân theo lối thơ năm chữ, buột phá:
                               Chợt nhìn, chợt nhận, chợt xôn xao...
                                               (câu này 7 chữ)
                    Sự "nổi dậy" của cảm xúc thơ thời đại mới nhắc nhở rằng: Trong khi tận dụng hết cái cổ điển của thể loại truyền thống, chúng ta có quyền cơi nới, biến động. Nhưng phải tự do trong qui luật của nghệ thuật, nghĩa là mức độ, tiết chế, hài hoà.

                         TT.

                (*)   Bài đã được in trong Tuyển bình luận thi ca, tên đề "100 bài thơ hay - Có lời bình", Nxb Thanh niên.


                <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2022 16:13:07 bởi Nhân văn >
                #38
                  Nhân văn 13.01.2018 12:19:52 (permalink)
                   
                   
                              TRĂNG LẶN

                  Trăng đã chán trời nên đi mất
                  Cứ hững hờ, tiêng tiếc, phân vân
                  Em có chán anh giống vầng trăng không biết?
                  Mất trăng rồi, còn lại trời đêm.

                  Biển vỗ vào anh, biển vỗ vào em
                  Em hoá đá để sóng ghềnh ôm mãi
                  Năm tháng, nắng mưa: đá vẫn còn nguyên đấy
                  Anh phong ba, anh nhẫn nại suốt đời.

                  Bài thơ tình còn viết em ơi!
                  Đá vẫn đá, người vẫn người - không thể khác
                  Biển hư vô cả những khi cầm bút
                  Xé rách lòng cho cánh thơ bay.

                  Mất một vầng trăng lại mọc một vầng trăng
                  Sóng khốn khổ hôn mãi hòn đá trắng...
                   
                   
                                  Lời bình của ĐOÀN BÌNH
                       Nói là "trăng" mà lại là... không trăng! Trăng không mọc vì trăng chán trời, không biết em có chán anh giống vầng trăng kia không? Đó là chủ đề tư tưởng khái quát của bài thơ "trăng lặn" này. Bài thơ được viết vào một đêm trăng... không mọc:
                                      Trăng đã chán trời nên đi mất
                                      Cứ hững hờ, tiêng tiếc, phân vân
                                      Em có chán anh giống vầng trăng không biết?
                                      Mất trăng rồi, còn lại trời đêm.
                        Và trong biển cả tình yêu - nàng đã hoá thành đá để cho sóng ghềnh của lòng chàng vỗ mãi, hôn mãi quanh cái hòn “đá trắng“:
                                      Anh phong ba, anh nhẫn nại suốt đời 
                        Cuối cùng tác giả lại trở về với hình tượng vầng trăng, nhưng đó không phải chỉ mỗi vầng trăng trời, mà còn là “vầng trăng em“  soi mãi trong hồn anh:
                                      Xé rách lòng cho cánh thơ bay...
                         Nàng không chỉ biến thành "đá" mà còn hoá ra "trăng"! Từ ngôn ngữ đến hình ảnh, giọng điệu bài thơ luôn có sự bứt phá, đồng thời nó được nhân cách hoá để tạo nên nét độc đáo và hấp dẫn trong thi ca.
                                     Mất một vầng trăng lại mọc một vầng trăng
                                     Sóng khốn khổ hôn mãi hòn đá trắng.
                       Dù sáng tác vào một đêm trăng không mọc, nhưng Phạm Ngọc Thái đã có một bài "thơ trăng" rất đáng yêu!
                   
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2022 16:14:32 bởi Nhân văn >
                  #39
                    Nhân văn 13.01.2018 12:23:33 (permalink)
                     
                               NGƯỜI CON GÁI SÔNG XƯA
                                                                Nhớ lại thời chiến trận qua làng
                                                                                                                 *
                    Sông Hồng chảy muôn năm vẫn đỏ
                    Bãi ngô non xanh gió chân mây
                    Người con gái anh gặp thời chinh chiến  
                    Cái buổi qua làng lâu bấy đến nay.

                    Một làng bé quanh con nước lớn
                    Với quê hương thầm dịu thuở chiến tranh
                    Lòng thôn nữ như vầng trăng tỏa sáng
                    Lại trở về man mác trái tim anh.

                    Làng em lũy tre xanh bất tử
                    Mới gặp một đêm mà đã thấy thương thương...
                    Bóng nhìn anh mắt theo giờ còn biếc
                    Như phù sa cứ bồi mãi khôn cùng.

                    Lá tre rụng bao mùa trôi dĩ vãng
                    Và quê em đời sống có nâng cao?
                    Người năm ấy, em ơi! Giờ tóc trắng
                    Đang bồi hồi thao thiết giữa trăng sao...

                    Người con gái sông xưa, ơi có biết!
                    Một thời trai bão táp cuộc hành quân
                    Đêm thành phố nhớ em buồn da diết
                    Em bây giờ có hạnh phúc không em?
                     
                    LỜI TÁC GIẢ:   Tôi không còn nhớ tên em, nhưng hình ảnh từ đôi mắt tới dáng hình em thì tôi vẫn man mác nhớ. Đó là vào một buổi trong những tháng năm còn chiến tranh, chúng tôi hành quân qua một ngôi làng nhỏ bên ven sông Hồng. Thuở ấy tôi mới chỉ là một anh lính binh nhì chưa đầy hai mươi tuổi:
                                        Sông Hồng chảy muôn năm vẫn đỏ
                                        Bãi ngô non xanh gió chân mây
                                        Người con gái anh gặp thời chinh chiến  
                                        Cái buổi qua làng lâu bấy đến nay.
                          Chúng tôi đã dừng lại nghỉ tại làng và "tổ ba ba" của tôi được bố trí ngủ ở nhà em. Tối đó tôi ngồi nói chuyện với em khuya lắm, trong một mái bếp xóm quê. Bên bếp lửa bập bùng ánh lên khuôn mặt hiền xinh và thơ trẻ,. Người em đậm đà, tiếng nói cũng nhỏ nhẹ dễ thương. Nhìn nhau bên bếp lửa, đôi mắt em lung linh, trong sáng lạ thường. Bên em lòng tôi không khỏi dấy lên những cảm xúc bồi hồi...
                          Phía trước của người lính là chiến trận. Chỗ đứng của người lính là nơi còn đang trong bom đạn. Yêu thương đến mấy thì cũng phải dứt áo mà đi…để không bao giờ còn gặp lại. Mối tình đời lính chớp nhoáng của tôi chỉ vẻn vẹn có vài tiếng đồng hồ như thế! Ấy vậy mà mấy mươi năm chiến tranh qua lâu rồi, tôi cũng đã quên đi nhiều thứ, nhưng hình ảnh về người con gái thì tôi vẫn còn nhớ mãi:
                                        Lá tre rụng bao mùa trôi dĩ vãng
                                        Và quê em đời sống có nâng cao?
                                        Người năm ấy, em ơi! Giờ tóc trắng
                                        Đang bồi hồi thao thiết giữa trăng sao...
                          Để rồi vào một đêm buồn thành phố… lại nhớ về những kỉ niệm ngọt ngào của thời xa, tôi đã cầm bút viết bài thơ Người Con Gái Sông Xưa này.
                     
                     
                     
                     
                             SÁNG XUÂN NAY

                    Sáng xuân nay không chít khăn tang,
                                                         không mang áo cưới…
                    Gió đi đâu không thấy thổi trên đường
                    Thơ nằm khóc trong nấm mồ êm ái
                    Anh chỉ ngồi thầm lặng bên em.

                    Hương phảng phất bay lên từ mái tóc
                    Tình trắng tinh như ngửa đôi bàn tay
                    Đôi mắt em hóa thành mây trôi đi mất
                    Hồn anh chao dưới những lá cây rơi!

                    Cứ yên lặng,
                    Ông lão Giăng Van Giăng yên lặng…
                    Tôi cũng như ông chỉ thấy lá vàng thôi
                    Người đàn bà ấy đẹp giống cô Cô Dét
                    Nàng yêu tôi, nhưng nàng đã đi rồi!

                    Em về nơi "bờ bãi con người"
                    Anh trở lại viết thơ tình rồi rót lệ
                    Đời là thế! Thế thôi, đời là thế!
                    Mối tình mình chẳng thể cưới, cũng không tang…
                     
                     LỜI TÁC GIẢ:   Trên đời này có bạc bẽo nào hơn cái bạc bẽo đối với lão Giăng Van Giăng cơ chứ? (tiểu thuyết " Những người cùng khổ" của V.Huygô). Suốt cuộc đời lão dành tình yêu thương cho nàng Cô Dét, lão sống hết cho nàng! Ấy vậy mà, tới khi lão chết vẫn chỉ một nấm mồ thui thủi, cô đơn. Đành rằng, trước lúc lão mất, nàng cũng đã cùng người yêu đảo qua thăm lão một lần. Chỉ có những chiếc lá vàng, hết tháng năm này sang tháng năm khác là đều đặn rơi trên mồ lão.  Gặp lại em buổi sáng xuân ấy, ngồi bên em giây lát… tôi lại nhớ tới cái lão Giăng Van Giăng kia. Lão có khác tôi không?                              
                     
                     
                     
                     
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2022 16:16:54 bởi Nhân văn >
                    #40
                      Nhân văn 13.01.2018 12:26:15 (permalink)
                       
                                PHẠM NGỌC THÁI VỚI NHỮNG TÌNH THƠ ÁO TRẮNG
                        
                                                                                Đình Bồng 
                       
                           Có thể nói những bài “thơ tình áo trắng” của Phạm Ngọc Thái là một chùm thơ gối đầu đối với lớp sinh viên, đặc biệt là các nữ sinh. Trong đó có hai bài được trích ra từ tập “Rung động trái tim”, còn bài Cô Áo Trắng thì ở tập “Hồ Xuân Hương tái lai”. Đó phải chăng là những hoài cảm trong ký ức nhà thơ về kỷ niệm tình yêu thuở ban mai hay nhớ lại một mối tình nữ sinh xa xưa nào? Tôi xin bắt đầu bình bài thứ nhất:
                       
                               A-    THỜI ÁO TRẮNG 
                       
                      Trả lại cho anh một thời áo trắng
                      Em đi rồi, mai thành phố cô đơn!
                      Những bông hoa mùa xuân thôi không nở
                      Đi dưới bóng điện đêm lòng sẽ rất buồn.
                       
                      Ôi, yêu dấu cái thời còn cắp sách
                      Mắt em cười mùa thu xanh lên!
                      Những buổi chúng mình tìm ánh trăng để học
                      Tà áo trắng động vào...khe khẽ nát tim anh!
                       
                      Trả lại cho anh một thời áo trắng
                      Đã đi qua và... đã đi qua...
                      Với cả dòng sông trôi mơ mộng
                      Lá lá rụng vàng, tóc tóc hóa sương pha.
                       
                      Nghe gió thổi hàng cây vi vút
                      Em biển xanh xa mãi vô cùng…
                      Anh đứng lặng một mình bên bờ biếc
                      Những âm thanh kêu bổi hổi trong lòng.
                       
                      Trả lại cho anh một thời áo trắng
                      Em đi rồi, mai thành phố cô đơn!

                       
                      Lời bình:     HỒI ỨC TÌNH YÊU TUỔI THANH XUÂN
                       
                         Tiếng vọng từ trái tim nhà thơ về một khoảng xa xăm, mỗi khi động vào lòng anh lại quặn lên đau xót. Những kỷ niệm trong sáng mà êm đềm, da diết biết bao:
                                          Trả laị cho anh một thời áo trắng
                                          Em đi rồi, mai thành phố cô đơn!
                             Em đi rồi.../- Thực ra sự đi này là sự rời bỏ tình yêu tuổi thanh xuân của người con gái với cuộc đời anh khi đã về chiều. Người thiếu nữ đi... để lại cả một  thành phố hiu hắt vì buồn. Cái thành phố có trái sấu rụng, lá me rơi với những tháng năm tình yêu tuổi trẻ, giờ chỉ còn hoài niệm. Đồng thời đó cũng là một thành phố trong hồi ức tượng trưng, thành phố của tình yêu mà không có người yêu. Tất cả lùi vào dĩ vãng với bóng nhà thơ bước vào buổi hoa niên cuộc đời, lang thang trong khoảng vắng. Lòng anh thảng thốt kêu lên: Trả lại cho anh.../-  Hai câu thơ đầu là cả một khúc tình ly biệt. Đó là sự ly biệt bởi quy luật tàn úa của thời gian, rêu phong tháng năm phủ lên trên trái tim tình vẫn tha thiết thương yêu.
                            Khi xưa còn em, trên bầu trời thành phố đêm đêm đầy những sao xa, ánh điện sáng lung linh, hàng cây bên đường thì nở hoa thơ mộng. Thế mà hôm nay:
                                          Những bông hoa mùa xuân thôi không nở
                                          Đi dưới bóng điện đêm lòng sẽ rất buồn
                           Sang đoạn thơ hai, những kỉ niệm từ ánh mắt, tiếng cười và những hình ảnh xưa của người thiếu nữ lại hiện về:
                                          Mắt em cười mùa thu xanh lên!
                             Hay là:
                                          Những buổi chúng mình tìm ánh trăng để học
                                          Tà áo trắng động vào... khe khẽ nát tim anh!
                               " khe khẽ nát"  -  Ta nghe như những mảnh trái tim anh đang tan vỡ khi tà áo trắng của em động vào. Âm thanh phát ra khe khẽ, nhưng  lòng người thì thổn thức, quặn thắt. "...khe khẽ nát tim anh" -  là hình ảnh của câu thơ hay, hé ra những ham muốn, khao khát được tìm tòi, lần cởi những gì có bên trong người con gái. Một sự ham muốn đầu tiên về cả tâm hồn và thể xác người yêu.
                            Thời Áo Trắng là một bài thơ tình chớm nở thuở ban mai. Cái thời còn ngồi trong giảng đường đại học vẫn cùng em cắp sách đến trường:
                                          Ôi, yêu dấu cái thời còn cắp sách
                                          Mắt em cười mùa thu xanh lên!
                            Đoạn thơ ba, âm hưởng tiếng vọng của người con trai với người con gái cứ vang mãi. Nỗi thơ đã được đẩy cao lên, lòng anh bàng hoàng:
                                          Trả lại cho anh một thời áo trắng
                                          Đã đi qua và... đã đi qua...
                                          Với cả dòng sông trôi mơ mộng
                                          Lá lá rụng vàng, tóc tóc hoá sương pha
                             Trên con đường đời mái tóc sương của nhà thơ cứ ngày bạc phai thêm, anh càng không thể nào níu kéo lại được cái "thời áo trắng" cho mình được nữa? Lặng lẽ đứng nhìn mà nuối tiếc. Những người con gái đã chia ly, họ đâu còn quấn quít màng về tình yêu đối với nhà thơ nữa? Chỉ còn lại những mùa thu tàn và lá vàng rơi ngày ngày phủ dày mãi lên cuộc đời đang tàn tạ của anh. Đoạn thơ đã kết ở đó!
                              Nhà thơ Chế lan Viên cũng từng thốt lên: “Chiều rồi! Phải, chiều rồi!...” . Tình thơ áo trắng này đã được viết ra trong cái cảnh vào chiều của đời người như thế! Những câu thơ bay ra từ trong tâm trạng thảng thốt và trái tim rỉ máu, tưởng như lệ đã đẫm cả hồn thơ.
                             Sang đoạn thơ thứ tư, những âm thanh hoài cảm ấy vọng cả đất trời:
                                          Nghe gió thổi hàng cây vi vút
                                          Em biển xanh xa mãi vô cùng...
                                          Anh đứng lặng một mình bên bờ biếc
                                          Những âm thanh kêu bổi hổi trong lòng.
                            Những âm thanh ta không nghe thấy nhưng lại rền xiết trong trí não ta. Một cảnh biển đầy sóng, thơ tượng trưng... để diễn đạt thời gian và không gian của tình yêu trong cuộc đời. Tình thơ đã được kết tụ lại hóa mình vào trong biển, vào cây, vào vũ trụ, thành hương, thành gió bay đi.
                            Đến cuối cùng hai câu thơ đầu lại được nhà thơ hạ xuống để kết bài:
                                          Trả lại cho anh một thời áo trắng
                                          Em đi rồi, mai thành phố cô đơn!
                             Giờ đây cái thành phố tình yêu đã trống vắng, buồn tẻ và đầy  thương nhớ, nhưng khúc tình ca "thời áo trắng" của Phạm Ngọc Thái thì sẽ còn vang mãi...
                       
                                  ĐB.
                       
                       
                              B-   PHỐ THU VÀ ÁO TRẮNG 
                       
                      Tà áo trắng em đi qua phố
                      Mùa thu rơi phủ mắt anh
                      Tà áo trắng của người sinh nữ
                      Anh nhìn xác phượng khóc rưng rưng.
                       
                      Chỉ còn lại con tim rớm đỏ
                      Áo quệt vào máu rỏ hai tay…
                      Ôi, mùa thu mùa thu êm ả
                      Sao lòng anh tơi tả thế này?
                       
                      Tà áo trắng trôi dưới dòng mây bạc
                      Lang thang vài cánh bướm bơ vơ
                      Áo trắng in ngang trời - sét đánh!
                      Lưỡi dao nào cào nát tim thu?
                       
                      Anh cũng có một thời bên áo trắng
                      Cũng bế bồng và cũng đã ru em!
                      Cái thời ấy chìm vào xa vắng
                      Phút gặp lòng đâu hết ngổn ngang.
                       
                      Thêm một mùa thu, một mùa thu vỡ
                      Câu thơ nẩy những bông hoa buồn
                      Thôi, đừng hát để ướt lòng trinh nữ
                      Em đi rồi, anh chết cả mùa đông.

                      Lời bình:         KHÁT VỌNG MỘT THỜI XA
                           Nếu như bài thơ Thời Áo Trắng là sự hoài cảm những kỷ niệm về một thời đã qua, thì Phố Thu Và Áo Trắng lại là những cảm xúc tình yêu xa xót của tác giả bật ra cũng về "thời áo trắng", nhưng ở đương thời. Có một buổi nhà thơ đang đi trên phố, bỗng nhiên anh bắt gặp những tà áo trắng các nàng thiếu nữ phấp phới bay lướt qua anh. Trái tim nhà thơ xốn xang, tưởng chừng chỉ muốn vỡ tan ra:
                                           Tà áo trắng em đi qua phố
                                           Mùa thu rơi phủ mắt anh
                                           Tà áo trắng của người sinh nữ
                                           Anh nhìn xác phượng khóc rưng rưng
                           Đó là những chiếc áo dài trắng mà các nữ sinh mặc vào buổi khai trường mùa thu. Nhìn những cánh hoa phượng đang rụng rơi xuống đất, lòng anh chạnh nhớ lại những ngày được cùng em cắp sách đến trường. Anh khóc hoa phượng hay anh khóc cho mình đây? Câu thơ: Anh nhìn xác phượng khóc rưng rưng /- Đã
                      ra đời như thế!
                           Vậy tà áo trắng này là tà áo trắng thực và phố này cũng là phố thực, nó khác với thành phố ở bài Thời Áo Trắng là hình ảnh mang màu sắc tượng trưng. Nhà thơ nấc lên:   
                                          Chỉ còn lại con tim rớm đỏ
                                          Áo quệt vào máu rỏ hai tay...
                                          Ôi mùa thu, mùa thu êm ả
                                          Sao lòng anh tơi tả thế này?
                           Nếu như trong Thời Áo Trắng diễn tả: Tà áo trắng động vào... khe khẽ nát tim anh! /- Chỉ là khe khẽ, xao xiết... Thì ở bài Phố Thu Và Áo Trắng, mức độ day dứt lên trái tim người thi sĩ mạnh hơn. Anh bàng hoàng nhớ về một thưở đã yêu thương người thiếu nữ, giờ như con dao cứa vào cào nát trái tim anh. Mặc dù mùa thu vẫn êm ả trong xanh, nhưng còn đâu sự yên lành như thuở xa xưa ấy:
                                      Áo trắng in ngang trời, sét đánh!
                                      Lưỡi dao nào cào nát tim thu?
                            Hình ảnh lưỡi dao cào nát cả trái tim mùa thu là một biểu tượng đã được thăng hoa, nó đẩy nỗi thơ cao lên. Còn hình ảnh đoạn thơ:
                                      Tà áo trắng trôi dưới dòng mây bạc
                                      Lang thang vài cánh bướm bơ vơ...
                           Quyện giữa mùa thu và tà áo trắng như một bức hoạ in trên nền trời, thật sinh động và rất bay. Cái cảnh vài cánh bướm vàng bay bơ vơ chính là hồn của nhà thơ đang lang thang trong những làn mây bạc, bộc lộ khát vọng yêu thương tha thiết của một con người khi bước vào tuổi hoa niên. Tuổi trẻ qua đi, nhưng tâm hồn và trái tim thi sĩ thì cứ trẻ mãi cùng khát vọng tình yêu. Giây phút anh bồi hồi tưởng lại năm tháng đã từng ân ái bên người thiếu nữ:
                                      Anh cũng có một thời bên áo trắng
                                      Cũng bế bồng và cũng đã ru em
                                      Cái thời ấy chìm vào xa vắng
                                      Phút gặp lòng đâu hết ngổn ngang...
                           Ôi, tình yêu cuồng nhiệt và nóng bỏng, giờ thì chỉ còn những tháng năm lạnh lẽo của buổi hoàng hôn. Anh nghĩ đến cái thời từng ôm ấp tấm thân trẻ trung, mềm mại trong vòng tay. Khoảnh khắc ấy bỗng trở thành kỉ vật thiêng liêng, theo thời gian nay đã trôi vào quá khứ. Nó lý giải cảnh ngộ vì sao khi gặp những tà áo trắng đi qua lòng nhà thơ lại rạo rực, cảm xúc mãnh liệt đến thế!
                           Như Nguyễn Du đã viết:
                                          Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
                             Phút gặp lại trăm mối ngổn ngang. Nhà thơ đã phác hoạ lên sự nghịch cảnh giữa thiên nhiên thanh bình với sự tan vỡ trong lòng:
                                          Thêm một mùa thu, một mùa thu vỡ
                                          Câu thơ nấy những bông hoa buồn
                                          Thôi, đừng hát để ướt lòng trinh nữ
                                          Em đi rồi, anh chết cả mùa đông.
                            Nói là: " thôi đừng hát..." -  thực ra anh vẫn muốn hát mãi về tình yêu! Câu thơ mang ý ẩn dụ. Mỗi một mùa thu đến lại một lần lòng anh thêm tan nát. Rồi mùa đông tới, trái tim nhà thơ chắc sẽ càng hiu hắt bởi cô đơn?
                       
                             ĐB                                                                                                                      
                               C.   CÔ ÁO TRẮNG
                      Anh lại có một cô áo trắng
                      Mắt nàng nhìn trong biếc mùa thu
                      Mái tóc xoã, bầu vú nàng hưng phấn
                      Ngủ đi em, nghe bài thơ anh ru!

                      Đất Sài Gòn mùa xuân đến trong mơ
                      Có em tôi đi giữa đêm dài thành phố
                      Em ơi em, những khi trời trở gió
                      Có thấy bóng anh về thao thức bên em?

                      Anh nhẹ hôn thầm ở dưới ánh đêm
                      Em khoả thân mình để hoá thành nữ thánh!
                      Áo em trắng hay là da em trắng
                      Có em rồi cuộc sống sẽ vô biên.

                      Ta mặc cho năm tháng chảy, nghe em!
                      Chỉ có anh và em, chỉ có trời và đất
                      Thế giới văn minh ta không cần gì hết
                      Em dẫn anh vào buổi hoang muội nguyên sơ.

                      Đêm Sài Gòn khi ấy sẽ như mơ
                      Em bọc trong anh không cần quần áo
                      Ôi, nguyệt của em đây một động sâu huyền ảo
                      Chứa cả thiên đường và vũ trụ bên trong.

                      Em đừng hỏi vì sao anh yêu em!

                      Anh lại có một cô áo trắng
                      Vào buổi hoàng hôn hoang vắng cuộc đời
                      Đôi mắt nàng cả trời thu đẹp lắm
                      Bầu vú nàng mùa hoa trái sinh sôi...
                       
                       Lời bình:   TÌNH ÁO TRẮNG CỦA BUỔI HOÀNG HÔN CUỘC ĐỜI
                       
                          Riêng bài “Cô áo trắng” này lại không phải tình yêu thưở ban mai, mà là một bài thơ tình trong buổi hoàng hôn cuộc đời. Như anh đã viết:
                                           Anh lại có một cô áo trắng
                                           Vào buổi hoàng hôn hoang vắng cuộc đời
                                           Đôi mắt nàng cả trời thu đẹp lắm
                                           Bầu vú nàng mùa hoa trái sinh sôi
                           Tôi không biết người đó còn là một thiếu nữ hay đã là thiếu phụ? Chỉ biết rằng,  anh cảm xúc người đẹp mà nảy ra tình thơ chỉ qua một bức ảnh. Nghe nói bức ảnh đó cô em mặc một chiếc áo cánh trắng mỏng, bó sát lấy tấm thân thon thả của một thục nữ thành phố Sài Gòn.
                           Vào một mùa xuân muôn hoa đua nở, nhà thơ thương nhớ người đẹp ở trong mơ:
                                           Đất Sài Gòn mùa xuân đến trong mơ
                                           Có em tôi đi giữa đêm dài thành phố
                                           Em ơi em, những khi trời trở gió
                                           Có thấy bóng anh về thao thức bên em?
                           Tình thơ chứa chất một tình cảm lãng mạn xen lẫn sự ham muốn về thân thể của người yêu. Tình thơ được khai thác khá sâu sắc. Tác giả diễn tả về cái thế giới bên trong người đẹp như cả vũ trụ:
                                           Đêm Sài Gòn khi ấy sẽ như mơ
                                           Em bọc trong anh không cần quần áo
                                           Ôi, nguyệt của em đây một động sâu huyền ảo
                                           Chứa cả thiên đường và vũ trụ bên trong
                           Hình ảnh thơ mang màu sắc triết học, càng làm cho tình thơ trở nên huyền thẳm. Ngôn ngữ sắc bén, sinh động tựa lưỡi dao cứa ngọt vào trái tim làm ta tê tái. Kết hợp với giọng thơ du dương, nên tuy  là thơ tự do mà cảm xúc rất uyển chuyển: 
                                            Anh nhẹ hôn thầm ở dưới ánh đêm
                                            Em khoả thân mình để hoá thành nữ thánh!
                                            Áo em trắng hay là da em trắng
                                            Có em rồi cuộc sống sẽ vô biên
                           Hay là:
                                            Ta mặc cho năm tháng chảy, nghe em!
                                            Chỉ có anh và em, chỉ có trời và đất   
                                            Thế giới văn minh ta không cần gì hết
                                            Em dẫn anh vào buổi hoang muội nguyên sơ
                           Cô Áo Trắng là một tình thơ sâu sắc và gợi cảm. Tuy có nơi, có chỗ tác giả đã sử dụng hình ảnh thân thể như “bầu vú nàng”, hoặc “nguyệt của em đây”... nhưng đọc lên không làm cho tình thơ trở thành dung tục. Nó chỉ cốt tăng thêm sự hấp dẫn, đáng yêu, viên mãn và hay hơn.
                              Nói chung thơ Phạm Ngọc Thái viết theo cảm xúc, được tung toả ở nhiều  khía cạnh trong cuộc sống. Tác giả đi hết gam để đẩy nỗi thơ đến tận cùng mà vẫn giữ được sự hồn nhiên, trong trẻo. Nhà thơ như thể bóc cả mình ra cho thơ tuôn trào như suối, vẫn không kém phần khúc triết của một trái tim thơ!
                       
                                           Đình Bồng
                                              Giáo viên Trường THPT
                                                   Ba Đình Hà Nội
                       
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2022 16:21:34 bởi Nhân văn >
                      #41
                        Nhân văn 19.02.2018 15:31:56 (permalink)
                         
                                          ĐÊM THIẾU NỮ
                         
                        Tiếng ếch chùa động vỡ “đêm thiếu nữ“                                                                          
                        Mây từng đàn trôi nổi phận thiên nhiên
                        Ta khỏa lòng ta đằm sương gió
                        Sau chuyện tiền nong với áo cơm.

                        Ôi, thân thiết chặng đời gió bụi                                                                                        
                        Những tháng năm đá, sỏi... đến cùng em
                        Em đã nuôi ta bằng nhị hoa phấn dại
                        Một chặng đời sôi nổi giống bướm ong.

                        Làn tóc ướt, môi thơm chùm ớt ngọt...                                                                      
                        Nhớ thương nhau nhưng chẳng thể đi tìm!
                        Mặt nguyệt đêm này nhòe sương bạc
                        Anh một mình ngồi hát ru em...
                         
                        Lời bình:  ĐÊM MỘNG YÊU SAU NGÀY MỆT MỎI
                         
                               Vào cái đêm có tên “đêm thiếu nữ“, nhà thơ ngồi ru bóng người yêu bên một ngôi chùa vắng:
                                              Tiếng ếch chùa động vỡ “đêm thiếu nữ”
                             Ngồi trên đất Phật mà lại viết thơ tình trai gái, đó chính là Phạm Ngọc Thái! Nhưng tại sao anh gọi đêm đó là "đêm thiếu nữ"? Chắc ý muốn nói về đêm của tình yêu tuổi trẻ, với người thiếu nữ trong trắng, thanh xuân... thế mà lại bị cái tiếng ếch trần tục kia làm tan vỡ? Tình thơ còn được đồng họa bởi một khung cảnh thiên nhiên heo hút, hoang dã như lòng người:
                                             Mây từng đàn trôi nổi phận thiên nhiên
                                             Ta khỏa lòng ta đằm sương gió
                              Nhà thơ nhớ về một thuở đã xa xưa:
                                             Ôi, thân thiết chặng đời gió bụi
                                             Những tháng năm đá, sỏi... đến cùng em
                             Đây là mối tình tác giả đã gặp vào những năm tháng phong trần, lăn lộn của cuộc đời, mà ở trong thơ anh gọi là: chặng đời gió bụi và đá, sỏi...
                             Tình yêu đã biến những chuỗi ngày cay cực, vui ít buồn nhiều của nhà thơ trở nên hoa mỹ chăng? Hình ảnh tác giả sử dụng:
                                             Một chặng đời sôi nổi giống bướm ong
                             Nghĩa là, người thiếu nữ đã mang đến cho anh một tình yêu say đắm. Cuộc sống lại ngập tràn hạnh phúc và tươi đẹp biết bao. Nhưng rồi thực tại vẫn cứ là thực tại, niềm vui kia chỉ còn trong dĩ vãng. Mộng mơ đến mấy thì cũng sẽ tan. Nhà thơ vẫn phải trở về với nỗi hiu quạnh, lặng lẽ ngồi ru cái bóng của em yêu một thời xưa:
                                              Mặt nguyệt đêm này nhòe sương bạc
                                              Anh một mình ngồi hát ru em!
                             Cái thực tại ấy còn gì nữa?
                                             Ta khỏa lòng ta đằm sương gió
                                             Sau chuyện tiền nong với áo cơm
                             Thì ra những giây phút mộng mơ của người thi sĩ, giữa cái đêm lẻ loi lại cũng đã phải trải qua một ngày bươn bả vì miếng cơm, manh áo. Ta càng thấy chí lý nhớ lại câu thơ Xuân Diệu:
                                             Cơm áo không đùa với khách thơ
                             Anh đã viết bài thơ này trong sự cô đơn của một nhà thơ khi tuổi tác đã về chiều. Nói theo cách nói về nữ sĩ Hồ Xuân Hương: Tình thi như một tiếng thở dài hắt ra vào cái đêm trăng bạc. Nhưng trái tim thơ của thi nhân thì vẫn tha thiết, đằm đìa lắm! Hình như trong khoảng không gian hiu hắt đó, ta còn nghe thấy cả tiếng gió táp, mưa sa…
                         
                                                Nguyễn Thanh Bình 
                         
                         
                         
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2022 16:23:07 bởi Nhân văn >
                        #42
                          Nhân văn 19.02.2018 15:34:26 (permalink)
                           
                                       BIỂN HÁT
                           
                               Biển tít tắp sao sóng còn vỗ mãi
                               Anh nhặt chút tình vương lại thời xa
                               Treo hồn lên nửa vành trăng lấp
                               Thả lòng bay lặng bến bơ vơ.
                           
                               Biển có thể không biết mình hóa sóng
                               Để cho bờ chìm đắm giữa lênh đênh
                               Em có thể không còn nhớ đến...
                               Như làn mây trôi mãi vô tình.
                           
                               Biển ba phần cho trái đất tươi xanh
                               Em trong anh một mùa thu huyền ảo
                               Khi anh hóa hàng phi lao trong sóng bão
                               Là đã hòa biển cả với cô đơn!
                           
                               Trời đêm nay không mưa nhưng mà gió
                               Gió đêm nay không mạnh nhưng mà xô
                               Trăng đêm nay hơi vàng, xao và động
                               Anh lại nằm nghe biển hát ngày xưa…
                           
                           
                          Lời bình:            TIẾNG VỌNG CỦA TÌNH YÊU
                                               
                                  "Biển hát" là tiếng hát của người con trai ru vọng người yêu trong một đêm trăng ảo. Ngay những hình ảnh thơ đầu tiên đã gợi ta về những gì của êm đềm và dan díu bên em:
                                              Biển tít tắp sao sóng còn vỗ mãi
                                              Anh nhặt chút tình vương lại thời xa
                                              Treo hồn lên nửa vành trăng lấp
                                              Thả lòng bay lặng bến bơ vơ.
                                Trái tim chàng thi sĩ như một kẻ không nhà, không cửa... lang thang trên bãi vắng bơ vơ. Ta hãy nghe anh tả về hình ảnh người yêu:
                                              Biển ba phần cho trái đất tươi xanh
                                              Em trong anh một mùa thu huyền ảo
                                Đó là một mùa thu thăm thẳm có in bóng hình em ở đó. Như biển cả chiếm ba phần tư trái đất. Cũng có nghĩa em là sự sâu sắc nhất của cuộc đời anh. Phải chăng như nhà thơ Thổ Nhĩ Kỳ F.K.Đaglargia, trong một bài thơ tình nổi tiếng với nhan đề “Tình yêu“ chỉ vẻn vẹn có bốn câu thơ ngắn, ông định nghĩa:
                                              Yêu, có nghĩa
                                              Là cùng người yêu
                                              Chia đều
                                              Trái đất thành hai nửa.
                              Hai người yêu nhau là cả trái đất này. Còn nhà thơ Nga M.Lermôntốp (1814-1841) bằng một cách nói khác trong thi ca, đã ví về tình yêu bất hủ đối với người đàn bà:
                                              Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng
                                              Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
                               Trở lại với bài Biển Hát - Tình yêu thật huyền diệu biết bao, đã mang cho ta cả bầu trời và trái đất tươi xanh, cuộc sống ngập tràn hạnh phúc cùng những vần thơ đẹp nhất! Nhưng khi không còn em? Tác giả viết:
                                              Khi anh hóa hàng phi lao trong sóng bão
                                              Là đã hòa biển cả với cô đơn!
                                "Biển cả" ở đây là hình tượng về tình yêu của người thiếu nữ đối với nhà thơ. Khi anh đã hoà tình yêu em vào trong nỗi cô đơn, thì lòng anh sẽ bị giằng xé bởi trăm ngàn cơn bão tố. Hay là:
                                              Biển có thể không biết mình hóa sóng
                                              Để cho bờ chìm đắm giữa lênh đênh
                                              Em có thể không còn nhớ đến...
                                              Như làn mây trôi mãi vô tình.
                               Có thể như làn mây trôi vô tình kia, em đã quên đi những tháng năm đẹp đẽ ấy? Nhưng trong lòng anh thì  kỉ niệm tình yêu đôi ta mãi mãi không bao giờ phai nhoà. Với nỗi tình mơ mộng của một trái tim da diết giữa đêm trăng mờ tỏ, nhà thơ lại chạnh nhớ về tiếng biển - tiếng của tình yêu xưa:
                                             Trời đêm nay không mưa nhưng mà gió
                                             Gió đêm nay không mạnh nhưng mà xô
                                             Trăng đêm nay hơi vàng, xao và động
                                             Anh lại nằm nghe biển hát ngày xưa...
                                Bài thơ đã được kết thúc ở đó. Tháng năm, như bến bờ lênh đênh, chìm đắm trong biển cả tình em... người thi sĩ đã treo hồn mình lên tận nửa vành trăng xa.  Biển Hát là một bài thơ tình có nhiều hình tượng đẹp, sống động. Làn điệu thi ca huyền ảo có thể làm xao xiết trái tim người.
                           
                                               Xuân Hùng 
                           
                           
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2022 16:24:33 bởi Nhân văn >
                          #43
                            Nhân văn 19.02.2018 15:38:48 (permalink)
                             
                                        ĐÊM TÓC ĐÁ  
                             
                            Nửa đời tóc hoá thành đá cả
                            Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
                            Nhớ một thuở cùng bao thiếu nữ
                            Mà nay gò mả, ma rừng.

                            Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
                            Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
                            Có của nhà vẫn còn ham tơ nhú
                            Ngồi chẳng yên, hồn dạ cứ vi vu.

                            Trên kia nguyệt không quần như đã
                            Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga
                            Trinh tiết thời nay em mở cửa
                            Ngai vàng còn dưới cái em ta!
                             
                             Lời bình: NỖI LÒNG HIU HẮT VÀ KHÁT VỌNG TUỔI HOA NIÊN
                                                                     
                                 Dường như ban đầu khi sáng tác bài thơ này tác giả chỉ có ý định viết chơi. Mái tóc một thời trẻ tuổi nhà thơ đã cùng dan díu với bao nàng thiếu nữ xinh đẹp, thế mà giờ đây:
                                                 Nửa đời tóc hoá thành đá cả
                                                 Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
                                Chỉ còn biết ve vãn bên các bà gái goá. Ta hãy đọc đến câu thơ thứ năm:
                                                 Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
                                 Buồn đến chảy nước mắt mà đau xót. Nhưng câu thơ tiếp sau thì lại thật thi ca:
                                                 Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…  
                                 Lời thơ khá uyển chuyển và phong hoa. Tuy nó mô tả những dòng nước mắt lã chã rơi xuống mùa thu của đất trời, nhưng lại tạo thành tứ thơ hay:
                                                Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
                                                Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
                                  Sự chuyển đổi giọng và nhịp của những câu thơ như thế mang nhiều tính nhạc, kết hợp với nghĩa thơ để gây một âm hưởng trong rung cảm của trái tim, đưa thi phẩm trở thành một bản thơ trữ tình. Những câu thơ rơi được tác giả nhặt lên ấy, hoà với dòng lệ đời chảy xuống mùa thu xao xiết buồn . Một mùa thu của  tình yêu muốn được mơn trớn và vuốt ve:
                                                Trên kia nguyệt không quần như đã
                                                Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga...
                                  Đêm Tóc Đá là một bài thơ tình lãng mạn, ẩn chứa một nỗi lòng hiu hắt và khát vọng của tuổi hoa niên. Nhưng ngòi bộc phá nổ của bài thơ chính nằm ở trong câu thơ kết, nó chứa chất cả nỗi nhân tình thế thái:    
                                                Ngai vàng còn dưới cái em ta!
                                 Mang ngai vàng là biểu tượng cho quyền lực tối cao thời vua chúa, đặt nó dưới cả "cái ấy" của đàn bà? Một câu thơ rất Hồ Xuân Hương và cay độc. Văn thơ thường mượn xưa nói nay, không phải nó chỉ ám chỉ mỗi ngày xưa mà còn về cả hôm nay. Suy cho cùng chẳng cái gì bằng cái ấy của đàn bà -  Ý trong nghĩa đen: là khởi điểm cho cả chính trị và triết học!...
                                  Nhưng về nghĩa bóng, câu thơ bộc lộ một ý nghĩa xã hội sâu sắc. Chính câu thơ kết ấy đã nâng tầm vóc thi phầm Đêm Tóc Đá lên hàng bậc của thi ca.
                             
                                             Ngọc Bích
                             
                             
                             
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2022 16:25:58 bởi Nhân văn >
                            #44
                              Nhân văn 19.02.2018 15:41:34 (permalink)
                               
                               
                                       TIẾNG HÁT ĐỜI THƯỜNG
                                                                   Tặng vợ                                                                                                                                                                                        
                              Trong một phố nghèo có người vợ trẻ                           
                              Vẫn đón con đi, về... như thường lệ                            
                              Vóc em thanh cũng thể mùa xuân                                               
                              Đôi mắt em: đôi mắt ấy màu đen. 
                               
                              Ngôi nhà nhỏ bên đền
                              Gốc đa, quán báo
                              Nơi ngày xưa ai bán chiếu gon (*)
                              Đêm hồ nước trăng soi
                              Chiều lá me, lá sấu
                              Cung thành xưa dấu đại bác còn. (**)

                              Ôi quê hương!
                              Cái phố nhỏ cứ mưa là lầy lội
                              Cháu gái nhà bên tuổi không đoán nổi
                              Chưa tối đã khêu đèn bê mẹt thuốc rao đêm
                              Ngày hai bữa, bữa nào cũng vội.

                              Miền đã theo tôi vào suốt Trường Sơn
                              Hành quân rừng già, võng treo sườn gió...
                              Ai biết chiều nay người vợ trẻ
                              Đứng mong chồng bên đứa con thơ
                              Giọt lệ cháy xót lòng mang sắc xanh thu!

                              Tuyết bạc quê người... xứ sở mưa cau...
                              Đi đâu, đến đâu: nhớ về phố ấy!

                              Đôi mắt em buồn cho bài hát anh ca
                              Con sẻ hót mênh mông đồng nước
                              Người hát rong hát vui sân ga
                              Tiếng Hát Đời Thường thường lẫn vào bụi cát
                              Anh hát cho đời...
                              Anh hát em nghe...
                                                       
                                                              Nước Đức - tháng 2/1989

                                    (*) Gợi lại câu chuyện bà Thị Lộ thời con gái đi bán chiếu gon ở hồ Tây. Bà  đã gặp ông Nguyễn Trãi và những vần thơ đối đáp giữa hai người còn truyền tụng đến ngày nay.
                                   (**) Là hình ảnh mặt thành Thăng Long Cửa Bắc cố đô xưa, còn in dấu đạn đại bác từ thời giặc Pháp bắn vào. Thành Thăng Long thất thủ, quan Tổng đốc Hoàng Diệu phải thắt cổ để tuẫn tiết.
                               
                              Lời bình:           TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG THA THIẾT
                                     Truyền kể lại rằng, trong một khu phố nhỏ có một người vợ trẻ cùng đứa con thơ, ngày tháng chờ chồng ra đi nơi đất khách vì miếng cơm manh áo.
                                   Tiếng Hát Đời Thường là một bài thơ về quê hương. Những hình ảnh rất thân thuộc nhưng vẫn mang tính điển hình, khái quát. Từ căn nhà bên ngôi đền cổ quanh năm rợp bóng đa chùa, cái quán báo trong phố đến cảnh sóng nước hồ Tây... đã được gợi lại bằng câu chuyện cổ. Nàng Thị Lộ từng bán chiếu gon đã gặp ông Nguyễn Trãi và những vần thơ đối đáp giữa hai người.   
                                   Qua bao hình ảnh mà người ra đi ở phương trời xa thường hay nhớ. Những đêm trăng hồ, những chiều lá sấu, lá me rơi. Cả chiếc cổng đá của cung thành cố đô xưa, vẫn còn in dấu đạn đại bác từ thời giặc Pháp bắn vào - thành Thăng Long thất thủ, tổng đốc Hoàng Diệu đã phải thắt cổ để tuẫn tiết. Đó là một bức tranh quê, tiết tấu thơ đầy chất trữ tình. Rồi những hình ảnh sinh sống hàng ngày trước đây mà nhà thơ nhớ lại:                                    
                                                  Cái phố nhỏ cứ mưa là lầy lội
                                                  Cháu gái nhà bên tuổi không đoán nổi
                                                  Chưa tối đã khêu đèn bê mẹt thuốc rao đêm
                                                  Ngày hai bữa, bữa nào cũng vội.
                                     Người chồng ấy vẫn đau đáu nhớ về nơi vợ con đang trông đợi:
                                                  Tuyết bạc quê người... xứ sở mưa cau...
                                                  Đi đâu, đến đâu: nhớ về phố ấy!
                                    Cái miền quê một thuở nào theo anh ra trận trong cuộc chiến tranh xưa:
                                                  Miền đã theo tôi vào suốt Trường Sơn
                                                  Hành quân rừng già, võng treo sườn gió...
                                    Bài thơ được viết trong nỗi nhớ mong hiu hắt của kẻ đang lưu lạc ở xứ người. Đó là những tiếng nói yêu thương, xao xiết thường tình chốn dân gian, càng làm cho tình thơ thêm tha thiết:
                                                  Đôi mắt em buồn cho bài hát anh ca
                                                  Con sẻ hót mênh mông đồng nước
                                                  Người hát rong hát vui sân ga...
                                    Cái tiếng hát đời thường ấy có thể là một khúc đàn dạo của người hát rong trên sân ga, tiếng rao của em bé bán báo hoặc tiếng gọi đò trên sông trong đêm vắng. Nó máu thịt như người vợ quê ta, như bà mẹ già tóc bạc, như nồi khoai, củ sắn ngày tám tháng ba. Cũng có khi ánh lên niềm vui bên bếp lửa hồng của những người thân. Ngày ngày ta vẫn từng nghe ở đâu đấy vọng lên thảng thốt, để rồi bay đi lẫn vào trong cát bụi cuộc đời:
                                                  Tiếng Hát Đời Thường thường lẫn vào bụi cát
                                                  Anh hát cho đời...
                                                  Anh hát em nghe...
                                   Và bài thơ Tiếng Hát Đời Thường, một tình thi da diết máu tim đã khép lại ở đó.
                               
                                                     Phạm Thành Công
                               
                               
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2022 16:29:35 bởi Nhân văn >
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 5 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 61 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9