Nhân văn
-
Số bài
:
806
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 08.12.2007
-
Trạng thái: offline
|
Re:Tiểu thuyết 2 tập: CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU - Phạm Ngọc THái
21.09.2020 13:12:47
( permalink)
31- Cơn mưa đầu mùa mỗi lúc một to, đêm tấp lên rừng núi. Những bánh lốp xe tải kéo pháo cao xạ 14ly5 và 37ly đã được bọc những vòng mắt xích, để tăng thêm độ ma sát. Ngọn đèn gầm của xe chiếu lên con đường Quốc lộ 14, vệt sáng nhỏ vừa đủ cho người lái xe quan sát. Xe chạy rất xóc vì đường bị bom pháo cầy lên, đất đá lổm chổm. Đó chính là đoàn xe kéo pháo cao xạ phòng không của Đại đội 4 D16, do trung úy Nguyễn Hoàng làm đại đội trưởng. Đoàn xe xuất phát từ trong khu Đắc Tô vừa được giải phóng, hướng thẳng về phía Thị xã Kon Tum. Mặc dù hành quân vào ban đêm nhưng dọc đường đi cũng phải dừng tránh nhiều lần, vì gặp máy bay trinh sát OV10 của địch. Chúng như những con cú vọ lượn trên bầu trời, bay rà sát rất thấp soi mói từng hốc cây, quãng đường… Nếu trong trận chiến thi những máy bay bay thấp như thế này, đã là miếng mồi ngon cho các khẩu pháo cao xạ - nhưng đây là hành quân vào trận đánh, phải tuyệt đối giữ bí mật. Khi phát hiện máy bay trinh sát từ xa, tất cả lái xe phải tắt hết đèn. Thành xe không có mui, pháo và xe đều được phủ kín bằng những cành lá ngụy trang. Mưa tấp lên người họ, phả vào những chiếc áo mưa tạo nên một thứ âm thanh đều đều, kêu lộp… bộp… Khí thế của trận đánh Đắc Tô – Tân Cảnh vừa qua đang lôi cuốn họ. Không khí háo hức lan truyền khắp đoàn quân. Họ muốn băng thật nhanh để tiến vào trận đánh Kon Tum. Các trung đoàn bộ binh như Trung đoàn 48 F320 đều phải chia ra từng đại đội, hoặc tiểu đoàn đi cách nhau, để tránh pháo kích và máy bay địch. Tất cả đều đi về phía Thị xã Kon Tum nhưng tránh đường quốc lộ, phải cắt tọa độ mà xuyên rừng, vượt núi. Ngay cả tiểu đoàn chiến xa thiết giáp tăng T-54 hay PT-76, chỗ nào cần phải vượt qua Quốc lộ 14 mới đi, còn đều phải cho công binh dọn đường rừng mà xuyên đến. Đại đội pháo cao xạ của Đại trưởng Nguyễn Hoàng, cũng như trung đoàn pháo mặt đất E40 hoặc Tiểu đoàn pháo 675, thường phải tận dụng nhiều đoạn đường quốc lộ, các con đường rừng xe pháo rất khó vượt qua. Chủ yếu hành quân bí mật vào ban đêm và quan sát rất kỹ lưỡng, đề phòng máy bay, thậm chí cả biệt kích của địch phát hiện. Đại trưởng Hoàng ngồi với anh em pháo thủ trên thùng xe trong tốp xe pháo đi đầu của đại đội. Những khẩu pháo cao xạ 37ly được kéo bằng rơ-moóc kêu lúc lắc ở phía sau. Người chính trị viên đại đội thì ngồi trên chiếc xe đi cuối cùng. Đã vào trung tuần tháng 5, đây cũng là giai đoạn cao điểm của cuộc Tổng công kích xuân hè 1972, trên chiến trường Bắc Tây Nguyên. Đánh vào Thị xã Kon Tum, chính là quyết chiến điểm cuối cùng của chiến dịch. Đêm nay trời tối lại không thấy máy bay trinh sát địch rà lượn, Đại trưởng Hoàng lệnh cho đại đội tranh thủ vượt nhanh đến vị trí tập kết của trận đánh. Anh đăm đăm nhìn về phía trước. Mưa táp lên mặt, thành từng dòng chảy xuống cổ áo ướt đẫm. Anh đưa tay lên vuốt những giọt mưa trên mắt mình. Đôi lúc chiếc xe sa xuống một “ổ gà” lớn, nghiêng hẳn về một phía. Nó rú ga chồm lên, các chiến sĩ ngồi trên xe bị giật kéo người về phía sau. Họ vội đưa tay nắm lấy thành xe. Chiếc xe lại tiếp tục đều đều lăn bánh, kéo những khẩu pháo đằng sau nó… nhằm hướng thị xã băng tới. Những người lính bước vào trận đánh, tâm trạng của họ đã trở nên thường tình như những công nhân viên chức đi làm nơi công sở. Ở ngoài chiến trường và trong cuộc chiến đẫm máu này, ngay cả cái chết đến với họ cũng thật đơn giản. Thậm chí họ cũng không tin rằng mình sẽ còn sống để trở về - Cái sống chỉ là may rủi, do sự phán quyết của thượng đế? “cái chết” đến đơn giản đến mức, như thể đó là một hình tượng tất yếu trong nhịp điệu ầm… ì… của chiến tranh. Đơn giản như cuộc đời một người lính chiến không lạc thú, không cả tham vọng về cuộc sống nữa. Họ chỉ biết vẫn đang tồn tại để chiến đấu. Bởi thế trong tình cảm những người lính, kỷ niệm xưa là thiêng liêng! Quê hương là thiêng liêng! Họ sống bằng quá khứ - Tình yêu, gia đình luôn trở về với họ, nhất là những giây phút trên đường ra trận. Cũng như những người lính khác, hành quân trong đêm vào trận đánh quyết tử này: bao ý nghĩ, kỉ niệm lại dồn dập dâng lên trong đầu óc của người đại trưởng trẻ tuổi – Trung úy Nguyên Hoàng. Trong khoảng xa nào đó ở phía trước, trong khu rừng vắng kia, giữa cơn mưa tầm tã – Hình ảnh người con gái bản Mường lại hiện lên và cắn rứt trái tim anh! Như anh đang nhìn thấy cô trước mặt… Cô đang mặc bộ quần áo màu xanh lá cây của một nữ chiến binh, lẫn vào trong rừng lá và màu đen của đêm. Cô gái không mặc áo mưa, không mũ nón, mái tóc rối xõa xuống che lấy khuôn mặt. Cô chạy như lao đi, chới với… Cây rừng móc vào áo cô, gai cào lên da mặt, lấm thấm máu. Nhưng mặc, cô cứ chạy… không một tiếng kêu rên. Chỉ có tiếng gào thét của rừng núi, của mưa gió – Cô gái đó là Mỵ! Ít hôm trước, khi Đắc Tô – Tân Cảnh mới được giải phóng đôi ba ngày. Mỵ cùng với cô Sa người Huế, đã tìm đến đơn vị để gặp anh. Mỵ trông vẫn xinh, vẫn đẹp gái… nhưng có hơi gầy và cũng chững chạc hơn, so với hồi anh đã gặp em trên bản Mường Hòa Bình. Mùa xuân năm ấy – Đúng là “người năm ấy”! Nếu như không có Thu? Một ý nghĩ chợt vụt thoáng trong đầu Hoàng: Người con gái bản đó rất có thể sẽ là người trong mộng của anh? Ôi, nhưng thôi… chiến tranh! Hoàng vội xua đuổi ý nghĩ vụt qua ấy của mình đi. Hôm em cùng với Sa đến gặp anh là vào một buổi sáng. Lúc đó, anh sững sờ nhìn người con gái bản, cứ ngỡ mình đang mơ… Chỉ vì lòng ham muốn của tuổi trẻ, mà anh đã gieo vào tâm hồn trong trắng của cô gái một tình yêu trái tim! Cũng không thể phủ nhận rằng: gặp lại em trên chiến trường máu lửa này, trong anh cũng đã dấy lên bao rung cảm? Nhất là cuộc sống của người lính, bao năm tháng chỉ có cay cực và bom đạn. Một cuộc đời không đàn bà – Kể cho nhau nghe về những kỉ niệm của tình yêu gái trai, cứ như là chuyện cổ tích. Nay giữa chiến trường lại có sự xuất hiện của hai người con gái? Không phải chỉ có Hoàng, mà làm cho cả đơn vị xôn xao. May mà những ngày đó, đơn vị trong thời gian nghỉ ngơi, củng cố nên cũng thanh thản. Anh và Mỵ vẫn có thể tìm được một nơi yên tĩnh trong rừng để tâm tình. Còn cô Sa thì anh em quây kín lại tíu tít, chuyện trò… cứ như người thương nhớ, tận bên kia thế giới mới về. Mỵ hờn dỗi, trách anh đi biền biệt không viết thư về cho cô. Anh đã phải tìm mọi lý do biện bạch cho mình: nào là chiến trận liên miên, nào là bom đạn nên thư từ hay thất lạc? mà hồi đầu chia tay với cô vào chiến trường Tây Nguyên, anh cũng có viết thật, đôi lần… Mỵ giận thì nói vậy thôi, nay gặp được anh lòng cô vui lắm. Anh thấy cô hạnh phúc thật sự! Mỵ nói là rất yêu anh! Ngồi bên anh trong rừng, cô nằm vào lòng anh cho bõ nhớ - Cô bảo vậy. Bao lần anh định nói thật cho cô nghe, quan hệ tình yêu của anh đã có với Thu? để cô hiểu anh không muốn lừa dối cô… Nhưng rồi anh lại không thể nói được: Phần vì thấy mình không nỡ nói – Người con gái ấy đã ra tận chiến trường để tìm anh? Phần nữa, vì niềm vui sướng đang đến với cả hai người… Giờ anh đang ôm em trong vòng tay, đang hôn em đây! Những giây phút hạnh phúc quí giá của cả anh và cô – Rất có thể trong cuộc chiến tranh này, anh sẽ không trở về? có thể lắm! Như Đại trưởng Quảng vài bữa trước, nay đã thành người thiên cổ. Trận chiến ở Thị xã Kon Tum, chắc sẽ còn ác liệt hơn mặt trận Đắc Tô – Tân Cảnh. Biết đâu? chẳng ai có thể quyết định được số mệnh của mình trong chiến tranh. Nghĩ tới lúc có thể anh sẽ phải vĩnh biệt Mỵ, vĩnh biệt Thu và tất cả quê hương… Hoàng nhớ đến bốn câu thơ “trút linh hồn”, những câu thơ trăng trối cuối cùng của thi nhân Hàn Mặc Tử: Ta trút linh hồn giữa lúc đây Gió sầu vô hạn nuối trong cây Còn em sao chẳng hay chi cả Xin để tang anh đến vạn ngày. Nghe anh lẩm nhẩm đọc gì đó trong miệng không rõ tiếng, Mỵ quay lên hỏi: - Anh lẩm nhẩm gì thế? Hoàng vội xoa xít đi. Anh ôm riết Mỵ vào lòng, như thể nếu rời ra… sẽ không bao giờ còn gặp lại cô nữa? Mặc dù anh biết mình đã yêu Thu, và sẽ không bao giờ phản bội lại người con gái đầu tiên ấy! Nhưng với một tình yêu trong sáng, mãnh liệt như của Mỵ dành cho anh – Hoàng cũng khó có thể cưỡng được mình. Quả thật khi gặp lại Mỵ, lòng anh không khỏi choáng váng. Ngồi ôm em trong vòng tay, anh cũng thấy chính mình hạnh phúc! Thôi, cứ để cho em nghĩ rằng: Anh vẫn chỉ là của riêng em. Cả anh và em cứ tận hưởng niềm sung sướng của những khoảnh khắc ân ái, đang dào dạt tâm hồn. Những giây phút anh man mê trên tấm thân nõn nà người con gái… Mỵ cũng khao khát và trong lòng cô không thể nào cưỡng nổi. Cô cứ để cả tấm thân trần truồng mà tận hưởng với anh, giữa một khu rừng chỉ có hai người và tiếng chim kêu. Cái khoảnh khắc tưởng như Hoàng không thể kìm lại được nữa. Mỵ có vẻ hơi hoảng hốt, ôm ghì lấy anh khẽ kêu rên: - Anh ơi!... - Em không muốn ư? Hoàng hỏi nhỏ, khi cả thân mình anh đã ghì xiết lên tấm thân nóng bỏng, mềm mại của người con gái. Người con gái đang quằn lên dưới thân thể anh. Cái của anh cứ day mãi lên của cô... Hai chân Mỵ đã giang rộng ra để đón của anh vào… Thân mình cô rạo rực. Giọng Mỵ run run: - Em muốn, nhưng em hơi lo? Chiến tranh mà anh… Cô vẫn rên khe khẽ: - Tùy anh. Em bắt đền anh đấy! Ánh mắt cô như muốn nói: “Ôi, anh thân yêu! Ước gì vẫn là những ngày như lần trước ở quê hương, thì em sẽ cho anh thỏa thích. Anh muốn làm gì cũng được…”. Hoàng nhìn Mỵ bảo: - Nhưng nếu em có chửa, người ta sẽ cười em chứ? - Ai cười, kệ người ta. Em không sợ! Thế là tất cả ý nghĩ cần phải nói với Mỵ về tình cảm của anh đã có với Thu, đều tan biến. Người con gái anh biết từ khi chưa gặp Mỵ và anh đã yêu… một tình yêu đầu đời. “Thôi, chiến tranh…” – Hoàng lại tự biện lý với chính mình. Nhưng bỗng một ý thức nào đó vụt đến trong đầu, anh dùng toàn bộ lý trí của mình vùng dậy: “Tình yêu của em dành cho anh thiêng liêng, cao cả quá! Anh không thể dối lừa cô được nữa…” – Một ý nghĩ nhân ái lớn lao hơn đến trong anh, đã tới lúc anh phải nói thật với em tất cả. Mỵ hơi bàng hoàng, khi thấy anh có vẻ cương quyết rời khỏi cô? Cô đưa tay níu anh lại. Mỵ tưởng rằng vì cô nói thế nên anh thôi? Cô nhìn anh bằng đôi mắt yêu thương, tha thiết, dịu dàng bảo: - Anh! Em đồng ý cho anh mà… em yêu anh mà… Hoàng bế Mỵ ngồi lên. Anh cứ để tấm thân trắng ngần của người con gái trong vòng tay mình, kể cho cô nghe tất cả mối tình của anh đã có với Thu. Anh cũng nói rõ với Mỵ là, anh không thể phụ lại tình yêu của người bạn gái thủa thiếu thời ấy! Hoàng nghĩ rằng, khi anh nói tất cả sự thật như thế thì Mỵ sẽ giận anh? Nhưng anh vẫn cương quyết nói. Nói được lòng anh thanh thản hơn, rồi Mỵ sẽ hiểu cho anh, rằng: anh đối với cô là chân thật. Anh không thể đùa bỡn với tình yêu mà cô đã dành cho anh! Nghe Hoàng nói, Mỵ cũng lặng đi… và rơm rớm nước mắt, nhưng cô không khóc. Giây lát, Mỵ ngước lên nhìn anh khẽ hỏi: - Anh có yêu em không? - Anh quí mến Mỵ! Anh thương Mỵ, nhưng anh không thể… Hoàng bảo vậy, rồi ôm chặt lấy cô… tỏ nỗi cảm thông với người con gái bản Mường. Mỵ không buông một lời trách móc nào với anh. Cô nói: Nếu anh cũng có tình thương yêu với cô, cô không giận anh – Bởi vì, người con gái anh yêu đầu tiên mà anh gọi là “Thu” ấy!... đã đến với anh trước cô. Cô không oán thán anh. Cô kể, ở bản Mường cũng không thiếu gì những người đàn ông hai vợ, mà vẫn sống êm đềm hạnh phúc. Nhất là chiến tranh, con trai ra tiền tuyến bị chết nhiều, đàn ông lấy hai vợ cũng là sự thường tình. Mỵ bảo: cô chấp nhận Thu đã đến với anh trước nên chị ấy sẽ là chị cả, Mỵ làm vợ hai của anh cũng được, miễn là anh vẫn yêu cô – Cô còn nói, cô tha thiết yêu anh và không thể bỏ anh… Đến lượt Hoàng bất ngờ, đến mức sững sờ… khi nghe thấy Mỵ lại giải quyết vấn đề nan giải ấy một cách nhẹ nhàng như thế! Anh ôm ghì lấy người con gái, tỏ lòng cảm phục cô về cả lý trí và tình yêu. Mỵ kéo Hoàng nằm xuống. Anh phủ phục lên cô, mắt Mỵ mơ màng như người trong mộng. Cô đưa tay vuốt tóc anh và nói: - Em không giận anh đâu! Em vẫn cho anh đấy… Hoàng như người chợt tỉnh, anh dừng lại nói với Mỵ: - Đây không phải như ở quê. Em bây giờ cũng ở trong quân ngũ: nhỡ có thai, đơn vị sẽ kỷ luật em? Hay là, ta để đến khi hết chiến tranh, anh trở về… Mỵ lại lắc đầu. - Không, em không sợ… Cô nói với anh là... cô cũng muốn có con với anh. Rồi cô kể cho anh nghe: Trong bộ phận quân y của cô, cũng có một chị: Cả đơn vị đều biết chị có tình cảm với một anh, hai người rất thân thiết nhau. Rồi bỗng thời gian sau chị ấy có thai… Dấu mãi, nhưng đến lúc bụng to không thể dấu được nữa? Tổ chức gọi lên, chị ấy khai là… trong một lần đi lĩnh thuốc quân y tận trong kho của binh trạm, phải đi xa mấy ngày đường. Chị gặp một anh chiến sĩ đồng hương ở một bãi chốt nghỉ chân dọc đường giao liên, đó là một người quen cũ cùng quê đang trên đường hành quân vào chiến trường. Đêm đó, chị đã ăn nằm với anh ấy! Măc dù, anh chị em thì đều tin là chị đã có con với anh cùng đơn vị, nhưng chị ấy dấu… để anh khỏi liên lụy. Theo Mỵ nói, người nữ chiến sĩ ấy đã chấp nhận bị kỷ luật, khai trừ ra khỏi đoàn thanh niên cộng sản – vì gần đến ngày sinh, tổ chức để chị ấy sinh đẻ xong, con cứng cáp rồi sẽ trả cả hai mẹ con về quê ở miền Bắc. Mỵ bảo: - Bị tổ chức kỷ luật mà chị ấy chẳng buồn tý nào cả, anh ạ! Với lại… chị ấy yêu, chứ có phải là phản bội lại tổ quốc đâu – phải không anh? Rồi cô nói: - Nếu có thai, em sẽ sinh con cho anh, em sẽ mang giọt máu của anh về quê và nuôi con. Mẹ con em sẽ chờ anh trở về! Không thể cưỡng lại được nữa. Thôi, chỉ có thượng đế cùng anh và cô biết. Âm dương như một dòng điện mạnh, chúng đang truyền đi dữ dội. Hoàng trằn mình trên tấm thân người con gái. Mỵ run lên, thở gấp và rên khẽ: - Ôi, sướng quá anh ơi! Ối, anh ơi! Khi cường độ lên đến tột điểm, cái núm âm vật nóng hổi của người con gái như thể có thần, run lên bần bật ở dưới của anh. Những giây phút choáng ngợp tột cùng ấy, niềm khoái cảm vẫn còn mê man chạy trên khắp cả hai thân thể anh và cô. Anh ghì lấy Mỵ… đang đờ đẫn như người trong cơn mơ ngủ. Mỵ giang cả hai tay và hai chân rộng ra giữa khu rừng vẫn còn rất nhiều những nhành cây bị gẫy đổ vì bom, pháo… Mặc, lúc này họ chỉ thấy mình hạnh phúc! Rồi hai người mặc quần áo và ngồi ôm nhau, để hưởng những giây phút sung sướng hiếm hoi trong cuộc chiến tranh này. Tiếng gọi giật của người pháo thủ ngồi bên cùng với nhịp xóc của chiếc xe kéo pháo, gặp phải một hố ổ gà ở trên đường, kéo Hoàng ra khỏi ý nghĩ. - Đại trưởng ơi! Trông kìa, một vì sao đổi ngôi. Người chiến sĩ chỉ tay về phía trời xa và nói. Hoàng ngước nhìn, ngôi sao nhỏ kéo theo một vệt sáng trắng về tít cuối chân trời. Trời đã tạnh từ lúc nào anh cũng không rõ. Đoàn xe đang nhịp tiến đều đều trong đêm, các chiến sĩ vẫn lặng lẽ ngồi trên xe, kéo theo những cỗ pháo cao xạ 37ly lúc lắc ở phía sau. Họ đang hành quân vào trận. Người thì gà gật ngủ để lấy thêm sức cho trận đánh tới, kẻ thì miên man ôn lại những kỷ niệm quê hương… Hoàng vẫn ngồi trầm tư. Trong đầu anh cứ hiện về những câu chuyện đã qua: Hôm đó Mỵ và Sa ở lại chơi với đơn vị của anh đến chiều tối mới về. Qua chuyện trò thì anh biết rằng, Mỵ vào chiến trường cũng đã được hơn một năm và vẫn hỏi dò tin tức để tìm anh, mà không gặp. Mỵ thuộc quân số đại đội quân y trên Ban hậu cần của Bộ tư lệnh B3. Đợt này Mỵ và Sa cũng theo Bộ tư lệnh vào mặt trận, tham gia chiến dịch Đắc Tô – Tân Cảnh. Ngay từ trước chiến dịch, cô đã biết tin đơn vị anh đi phối thuộc với Trung đoàn 48, Sư 320. Khi Đắc Tô – Tân Cảnh đã giải phóng, có điều kiên được nghỉ ngơi ít ngày, cô cùng với Sa xin phép Bộ tư lệnh tìm đến đơn vị để thăm anh. Anh đã hẹn với Mỵ, khi nào hết chiến dịch về hậu cứ… thế nào cũng tìm để gặp lại nhau. “Ôi! Em thân yêu, hãy tha lỗi cho anh. Cuộc tình của anh và em rồi cũng chỉ là trong mơ thôi. Chiến tranh mà em…” – Hoàng trông lên bầu trời đã tạnh ráo, đăm chiêu nhìn ra xa. Anh lại nghĩ đến Thu! Người bạn gái đầu tiên và tình yêu của trái tim anh. Bất giác anh tự hỏi: Ừ, nếu anh còn sống trở về? Cũng có thể lắm chứ! Có phải tất cả đều chết hết đâu – Khi đó thì anh phải giải quyết chuyện giữa Mỵ và Thu thế nào? Hoàng nhớ đến một câu chuyện: cũng có người vào trường hợp đã yêu hai người con gái, cảnh ngộ như anh. Và rồi, họ chấp nhận giải quyết với nhau… lấy cả hai người con gái kia làm vợ. Nhưng liệu khi ấy, Thu của anh có chấp nhận như thế không? Cô có đồng ý để anh vừa lấy cô, lại vừa lấy cả Mỵ? Một cô gái Hà Nội khó chấp nhận như thế lắm! Nghĩ vậy, Hoàng bật cười thầm một mình trong đêm. “Thôi kệ! Chiến tranh mà…” – Anh lại tự xí xóa với mình. Hoàng cũng mới nhận được một lá thư của Thu trước chiến dịch này. Thu báo với anh, cô đã tốt nghiệp đại học và ra trường. Cô xin về làm phóng viên tòa soạn báo “Hà Nội mới”, công tác ngay ở Hà Nội. Trong thư, Thu nói giai đoạn này cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đã lan vào thủ đô dữ dội hơn trước nhiều. Gia đình Thu: ông bà Giáo đều đi sơ tán cả, chỉ còn Thu trong đội cảm tử của thành phố là ở lại, vừa công tác vừa sẵn sàng trực chiến đánh máy bay Mỹ. Tòa soạn báo cũng được trang bị súng máy cao xạ 12ly7 và đại liên. Họ đặt súng ở ngay trên nóc tầng thượng, thay nhau trực chiến tại đó. Ôi mối tình của anh! Thế là anh xa Thu và Hà Nội hơn năm năm rồi, thì trên bốn năm biền biệt trong chiến trường., trên mảnh đất bom đạn và máu lửa ở Tây Nguyên. Nơi rừng thiêng nước độc, kề bên cái chết và muỗi vắt,.. tưởng như đã trải qua đằng đẵng nửa kiếp người. Anh thấy mình có lỗi với Thu? khi anh quan hệ với Mỵ cũng bằng một tình cảm chân tình và thân thiết. Hơn thế, cả tấm thân của người con gái Mường cũng trao anh. Nếu Thu biết chuyện đó, thì em sẽ nghĩ sao? Em sẽ oán giận anh hay sẽ đau khổ? Nghĩ vậy, Hoàng trào lên một nỗi day dứt, cắn xé trong lòng. Mặc dù, thâm tâm Hoàng đã tự thanh minh với chính mình: Anh đâu có ý nghĩ phản bội Thu? Không, anh vẫn yêu em tha thiết! Anh chỉ còn mỗi một sự lý giải: chiến tranh mà… Thực tế, dù có biện luận theo kiểu gì… thì anh cũng đã yêu cả hai người con gái! Anh bào chữa thế nào đây? Ý nghĩ chợt vụt đến: Nếu thoát khỏi cuộc chiến tranh này, còn sống trở về. Khi ấy, Mỵ và Thu vẫn còn yêu và chờ đợi anh? Thì anh sẽ lấy cả hai người con gái đó làm vợ. “mình tham lam quá chăng?” – Điều này thì trong thâm tâm Hoàng không phủ nhận, cũng không biện hộ với lòng mình: “Đúng, mình là một kẻ tham lam thật!”. Cái ý nghĩ chợt đến… anh sẽ lấy cả Thu và Mỵ làm vợ? Thế là anh không phản bội lại ai! Ý nghĩ ấy như thể giải thoát cho tâm lý của Hoàng, anh thấy lòng mình thanh thoát lại. Ý nghĩ sẽ lấy cả hai người con gái làm vợ, làm Hoàng tự bật cười với mình trong đêm. Cậu chiến sĩ ngồi gấn anh, thấy thế liền hỏi: - Đại trưởng cười gì thế ạ? - À… à… đêm mát trời khoan khoái quá! Hoàng lúng túng thanh minh với người chiến sĩ trẻ. Đoàn xe chở những khẩu pháo cao xạ vẫn rầm rì… rầm rì… hướng về phía Thị xã Kon Tum, tiếp tục lăn bánh. Hoàng vẫn miên man nhớ về cuộc gặp gỡ Mỵ mới cách mấy hôm vừa rồi. Mỵ đã nói với anh: - Mai về làm vợ anh, em sẽ đẻ cho anh năm đứa liền. Nghe cô nói thế, Hoàng thích chí bảo: - Em phải đẻ thêm một đứa nữa, là sáu! - Sáu thì sáu, nếu anh muốn… em sẽ đẻ cho anh. Nói rồi, cô tủm tỉm cười và âu yếm nhìn anh. Mắt mơ màng nhìn lên khoảng trời Đắc Tô - Tân Cảnh. Cuộc chiến trận tàn khốc vừa qua dường như không làm cho cô sợ hãi nữa. Cô chỉ còn biết chan chứa trong tình yêu của cô, chỉ còn biết có anh thôi! Trận đánh tới này, khi C4 – đại đội pháo cao xạ của anh sẽ cùng với trung đoàn bộ binh E48, F320 đánh vào Thị xã Kon Tum – thì như Mỵ nói, bộ phận quân y của cô sẽ đi cùng Trung đoàn 52 đánh vào cứ điểm đèo Chư Pao. Người pháo thủ ngồi cạnh Hoàng lay mạnh vào vai anh, gọi giật: - Đại trưởng ơi, trông kìa… thôn ấp đấy! Xe của mình đang đi vào bản rồi. Đoàn xe pháo của họ đã rời con đường Quốc lộ 14, rẽ vào một con đường dân bản đã bỏ hoang. Theo kế hoạch hành quân, để tránh pháo kích và máy bay ném bom – Đoạn đường nào có thể đi xuyên trong rừng hoặc qua bản, thì đoàn xe rời đường quốc lộ. Người chiến sĩ lại hỏi: - Đây gọi là bản gì, hả đại trưởng? - Theo như chỉ dẫn của anh em trinh sát, thì đây là bản Võ Định. Hoàng bảo vậy. Sau cơn mưa, bầu trời đêm xanh mát và có vẻ yên tĩnh. Đoàn xe tiến vào con đường đất đỏ. Bên cạnh con đường bản có những khóm chuối, gần đó là các thửa ruộng với những luống khoai lang. Lá khoai xanh non bò kín khắp mặt ruộng. Những lũy tre, vườn cây ăn quả. Nghe tiếng của đoàn xe đi vào, mấy con chó hoang thi nhau sủa. - ÔI, làng quê. Làng quê Việt Nam ta đấy! Dấu tích một cuộc bắn phá của máy bay Mỹ như vừa mới xẩy ra ở đây. Những ngôi nhà sàn bị đổ sập, đồ đạc vương vãi. Những con chó vô chủ chạy rông, ngấp nghé bên bờ rào. Có cả tiếng gà kêu quang quác, bay tán loạn. Mùi thơm của những trái cây ở trong vườn bay ra… Không thấy bóng người dân nào? Chắc là họ đã được du kích lùa hết vào một khu vực nào đó trong rừng, nơi QGP mới chiếm được. Tạm gọi là “vùng tự do”, để đưa dân chúng đến ở. Hoàng lại nhớ tới cảnh sống của dân tình, khi bộ đội di dân vào những khu rừng đã giải phóng… Đó là những ngày cuối tháng 4.1972, lúc Tân Cảnh – Đắc Tô vừa mới chiếm được. Thị trấn, quận lỵ thì bị bom đạn, xe tăng quần nát, xác lính và dân thưởng chết la liệt. “bỏ của chạy lấy người” – dân xô đẩy, cuốn gói tìm nơi trú ẩn. Cả người Kinh và người Thượng chạy bộ ra phía đường Quốc lộ 14, bị QGP địa phương chặn lại lùa hết vào rừng. Cũng khoảng năm, sáu ngàn người. Họ bị giữ lại trong một vùng mới giải phóng. Không ai được ở lại Thị trấn Đắc Tô – Tân Cảnh. Mấy hôm đầu thì ngày ngày, mỗi người được chia cho một vắt cơm. Sau đó quân du kích địa phương đi tìm các ruộng lúa, hay các bãi khoai sắn bỏ hoang. Đến đêm, họ dắt dân chúng đến mót lúa, nhổ mì, nhặt khoai… gọi là chiến lợi phẩm, mang về mà ăn. Cây mì thì cầm cả gốc kéo lên. Khoai, sắn rửa đi rồi xắt nhỏ ra, phơi khô nấu ăn dần. Nếu gặp ruộng lúa thì cho tuốt lúa. Thực ra, cũng chỉ là lúa đi mót mà thôi. Người nào tuốt được hơn một kí thóc mỗi lần là tốt lắm rồi! Thóc họ rang khô rồi giã bằng cùi, tức là cối giã… để tách vỏ trấu ra làm thành hột gạo. Sau đấy, dùng nắp vung nồi rang gạo cho khô, cất nấu ăn dè. Thường thì rẫy khoai, rấy sắn nhiều hơn ruộng lúa. Ngày nào cũng ăn khoai, mì nên dân chúng chế biến đủ thứ: nào là khoai, mì luộc, canh khoai, khoai nướng v. v. Khu rừng mà QGP dồn dân vào, ở gần một buôn của người Thượng. Chính quyền cho họ tới nhặt những đồ dùng, xoong nồi của người Thượng về dùng. Số người thì đông, số nương rẫy hoang gần đó chẳng được là bao. Thiếu lương thực, dân chúng phải hái đủ các thứ rau thập cẩm ở rừng… miễn là ăn được để sống như rau tàu bay, rau sam, nấm rừng, măng tre rừng, rau dớn rừng mọc dọc theo các bờ suối, rồi cây môn thục ngứa móc họng... lấy ngâm vào nước gạo làm dưa chua. Gạo và thực phẩm cung cấp cho bộ đội giải phóng còn thiếu, làm gì có phát cho dân. Dân chúng bắt được con gì thì ăn con đó: cả chuột, rắn, ễnh ương… ăn tuốt. Nhất là gia vị muối biển thì thiếu trầm trọng, kể cả QGP. Thỉnh thoảng cũng chuyển được một chuyến muối theo đường Lào về, bớt ra phát cho dân: 1/3 thìa cà phê một người, phải dùng cầm chừng ăn dần. Chốn rừng thiêng nước độc, đầy các con muỗi, con mòng và vắt cắn. Sốt rét không đủ thuốc men chữ trị, lại thiếu ăn… gây nên đủ thứ bệnh dịch. Tội nhất là những đứa con nít sơ sinh: mẹ thiếu sữa cho con bú, thiếu dinh dưỡng, ăn ở thiếu vệ sinh, bị sốt rét rừng… chết rất nhiều. Có gia đình 3-4 đứa con nhỏ đều chết ráo. Tình cảnh thật thương tâm. Nhưng rồi… ai chết thì ráng mà chịu. Đến những người lính chiến với nhau, chết cũng chẳng còn nước mắt mà khóc. Chiến tranh mà… Tình cảnh dân chúng lại càng tàn khốc, chẳng tìm đâu ra lòng nhân ái để thương hại lẫn nhau. Mà dồn dân, đâu có phải họ được ở yên một chỗ? Tránh bom, tránh pháo phải đưa họ vào tít rừng sâu. Nay rừng này, mai rừng kia. Dân cũng màn trời, chiếu đất. Làm gì có lều, chòi hay nhà sàn để ở. Nước uống, nấu nướng hay tắm giặt đều bằng nước suối. Có khi đột ngột phải di chuyển trong một ngày cũng là chuyện thường tình. Thường là phải di chuyển vào ban đêm, để tránh phi pháo, máy bay của không lực Hoa Kỳ hay QLVNCH oanh tạc. Khi đưa dân đi, mỗi lần nghe tiếng máy bay là bộ đội địa phương hoặc du kích la toáng lên: “Máy bay đấy! Chạy lẹ lên… máy bay địch nó đến bỏ bom , bắn phá đấy!”. Tình cảnh ấy, có khi có người dân đang nấu nướng - mấy ông du kích nhà mình liền hắt nước vào đống lửa, bắt bỏ hết để đi. Quần áo, có người lúc chạy còn mang được vài bộ đồ để thay, có người cuống quýt chỉ mặc độc một bộ trên người: có khi gai cào, vượt rừng… rách tả tơi, vá chùm mảnh nọ vào mảnh kia mà mặc. May mà xin được ai cho, thì mặc đại để che thân. Đi tắm ở suối, phải vắt quần áo lên bụi cây cho khô, tắm cởi chuồng… xong lấy quần áo mặc lại. Nhưng đàn ông hay con trai với nhau đã đành, còn dễ dàng. Tội nhất là số đàn bà, con gái đi tắm suối – Họ phải rủ nhau tìm một chỗ suối khuất, rồi canh chừng cho nhau tắm gội, giặt giũ. Không có xà bông để tắm, giặt… người dân họ kiếm đâu được một ít trái bồ hòn, vò vào nước thay cho xà phòng. Đấy! Cuộc sống của những người dân ở vùng Đắc Tô – Tân Cảnh sau khi được giải phóng 1972, là như vậy – Thực tế như những thước phim quay lại trong đầu anh. Đoàn xe pháo của Đại đội 4 vẫn lóc xóc rời khỏi khu bản hoang vắng chạy vào một mé rừng, đã được tiểu đoàn công binh phát sẵn làm thành đường dẫn vào chiến dịch. Người chiến sĩ trinh sát báo cáo với Đại trưởng Hoàng, sắp tới vị trí của đại đội tập kết. Trời cũng gần sáng. Họ đã nghe thấy tiếng súng lác đác nổ về hướng Thị xã Kon Tum.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2021 22:56:22 bởi Nhân văn >
|