Re:TIỂU THUYẾT KÝ SỰ: BÀ GIÁO VÂN
08.10.2021 13:36:20
(
permalink)
Chương kết
NGÀY TRỞ VỀ CÙA BÀ GIÁO
Trên chuyến tàu Nam Bắc về quê, bà cảm thấy lòng mình vui hơn lúc vào Nam bương chải kiếm sống. Mỗi thời một khác tùy theo cảm xúc của mình mà vui buồn khác nhau.
Sự dịch biến của càn khôn tác động đến mỗi con người. Tất cả sự chi phối ngẫu nhiên ấy liên tục xảy ra, liên tục kết thúc, tiếp diễn mãi mãi trong cõi người, cõi đời.
Với cách làm việc và sống của các con, bà hy vọng một sự đổi thay tích cực sắp tới. Cuộc đời các con rồi đây sẽ bình an, ngày cơ cực đã trôi xa vào quá khứ, nhường chỗ cho bức tranh sáng sủa tương lai mà con cái bà đứa nào cũng nổ lực và tận tụy.
Bà mỉm cười, với nụ đời nhẹ nhàng mà đôn hậu.
Tiếng xập xình của đoàn tàu khi băng băng qua mối nối ray đường sắt dường như âm thanh lớn hơn trong đêm tĩnh mịch khi đoàn tàu đi qua những làng mạc.
Bà gục đầu trên bàn nhỏ của toa tàu thiếp đi trong giấc mơ thấy đứa con nào cũng có mái nhà khang trang ở đô thị bậc nhất này.
Thì ra, đêm qua cơn mưa đã tưới tắm cây cối hai bên như xanh thêm màu hy vọng cho quê hương, mà từ ngày thống nhất đến giờ mãi gieo neo trên mỗi phận người đôn đáo tìm cái ăn, cái mặc trong cơ thể gầy gò, lơ láo đến xác xơ vì thiếu đói.
Bà Giáo chợt nhớ lại, chuyến vào thăm các em bán đồ cũ – những người đã giúp bà những ngày kiếm cơm trên đường Hai Bà trưng Tân Định, cũng chính Dũng đã chở bà trở lại.
Khi đến thăm, các em cũng quây quần tại “tổng hành dinh” của vợ Đ/ úy Vinh, ngôi nhà bên trong hẻm một nơi chở che hiểm nguy thời ấy.
Vẫn những giọng nói rôm rã, sôi nổi của chị Huỳnh Kim:
- Chào cô, mới vào cô khỏe cả chứ. Về ngoài ấy đời sống có ổn không cô?
- Cảm ơn các em. Vẫn tạm ổn, bớt nổi cơ cực nhiều. Và gia đình các em?
Chị Huỳnh Kim lúc nào cũng ồn ào thông báo:
- Ông xã em và Thành được thoát cổng năm ngoái, hiện tại vẫn thường xuyên làm tài xế cho em và chị Thành, vẫn café sáng quán cốc bên trong hẻm, đến 9 giờ thì quay về làm nội tướng cho gia đình. Đời đổi thay vị trí các ông cũng thay đổi. Ngày trước các ông chỉ huy chiến đấu ngoài mặt trận, bây giờ các ông chỉ huy đàn trẻ, fontion như nhau, ngoài ra còn quán xuyến bếp núc, nhà cửa, đưa đón các con đến trường, đâu đó xong xuôi xuống đây chở bọn em về nhà, tư chức hạng sang cô à, miễn phí café, ăn sáng. Lâu lâu có bè bạn, chiến hữu đến nhà mọi thứ bia bọt giao tế “nữ giám đốc vỉa hè” bao ráo trọi.
- Chúc mừng Thành và em, còn Vinh thì sao?
Chị Vinh mặt buồn buồn:
- Ông xã nhà em chưa nghe động tĩnh gì, trên 10 năm ròng rã, di chuyển qua 3 trại, em cố gắng gánh gồng, trời thương nên cũng nuôi con và thăm nuôi anh được cô à.
- Mỗi người tù không án có một số phận, em cũng bình tâm lo hết trách nhiệm của mình.
- Dạ, tâm niệm em vậy thôi, cô à.
- Cô kể em nghe một chuyện thật khôi hài, nhưng chua xót:
Có anh Xây dựng nông thôn ngoài quê, thời chiến tranh trốn lính sơ ra ngoài mặt trận chết không ai lo vợ con hom hem và mẹ già. Ngày giải phóng bị bắt, không hiểu khai báo thế nào, khi cô lên trại đã thấy, bây giờ vẫn còn chưa ra. Ngày mẹ anh ấy mất, gia đình báo tin, anh khóc dữ dội anh kể lễ nổi cơ cực của bà nuôi con, người cán bộ đi qua nghe được có lẽ cũng động lòng bèn hỏi thăm biết cớ sự, về phòng, lên mở sổ “phạm nhân” không có trong danh sách. Không biết quá trình lưu trử và sao lưu thế nào? Báo lên trưởng trại giam, sau đó cho phóng thích. Hy hữu thiệt. Gần 10 năm oan trong trại.
Nói vậy để em Vinh thấy rằng mổi số phận hình như được định đoạt bởi mệnh số.
- Dạ, em cứ nguyện cầu cho anh được về cùng em để tiếp tục cuộc sống, em cũng quá mệt mỏi, nhiều lúc kiệt sức không có ai bên mình san sẻ. Cũng đã 10 năm rồi còn gì cô!
Đợt em đi thăm anh lần ấy, may quá, đang lo lắng thì cô giảng sư Văn Khoa trở lại tìm người bán chiếc áo dài, con nhỏ Huỳnh Kim mau miệng, nên dắt vào nhà em, chị ấy lãnh được thùng thuốc tây gửi về bán ra được 7 chỉ, chị năn nỉ chuộc lại giá 2 chỉ. Thật là chiếc áo dài cũng có mệnh số. Tất cả còn nguyên, và từ đó chị thỉnh thoảng cũng ghé thăm, sẻ chia cùng em nổi khổ của em. Thì ra gia thế chị lẫy lừng lắm cô à.
Tất cả nhà đều đi trước lúc mấy ông này vào, định cư khắp châu Âu và Hoa Kỳ. Hiện chị còn một mình bên đây, đơn thân. Chị sống bằng viện trợ.
- Vậy cũng mừng, thổ lai hoàn thổ. Chắc là chị có kỷ niệm lớn với kỷ vật này.
- Dạ.
Chợt có người phụ nữ cạnh bà Giáo mời cô ăn sáng nên trở về thực tai, với người hành khách trên tàu:
- Cảm ơn em, cô cũng có, bà vội mở lon guigoz xôi và ít chà bông Sen làm khi chiều qua lên tàu vội vàng chẳng kịp ăn, giờ cũng đã đói. Cả hai cùng ăn. Ngon vô cùng.
Em về đâu, vào Sài Gòn chơi hay có việc?
- Em vào thăm con em học trong ấy, cháu đang học trường sư phạm. Còn cô?
- Mừng cho cháu, thời này em có cháu học đại học, chắc gia đình mình cũng có công. Cô cũng vào thăm, sẳn tiện đem ông nhà vào chơi với các cháu, cô vội trở ra. Em xuống ga nào?
- Dạ, Đà Nẵng, em ở Vĩnh Điện. Công với trạng gì cô. Ông xã em lính ngụy, ban truyền tin.
- Vậy sao cháu được đi học?
- Chẳng giấu gì cô, cũng may cô à, ba mấy cháu cũng học tập, nhờ mẹ ruột anh ấy có ông anh lớn đi ra bắc, làm cán bộ. Năm 1976, từ bắc ổng về thăm mẹ, mẹ mừng lắm, có ghé thăm gia đình em, và em nhờ ổng nói giúp. Xin chính quyền cho ông xã em về, ban đầu anh nói: “Nó theo ngụy cho đi học tập để hiểu chính sách cách mạng, học tập tốt thì sẽ về thôi”. Em giận lắm, nhà chỉ có 2 anh em thôi.
- Mẹ em có nói gì không?
- Dạ có, mẹ chồng em hôm đó làm dữ lắm, “tụi bay có 2 anh em mà chẳng biết thương nhau chi, hồi nhỏ đi mô cũng có nhau, bi chừ tưởng thống nhất đoàn tụ, mi ra bắc làm cán bộ về bỏ mặc thằng em trong trại tù, nó có làm chi mô, đi lính nhưng không cầm súng bắn giết ai, chỉ mang máy theo người ta, bây giờ đi cải tạo, máu chảy ruột mềm, đàng này mày dững dưng. Tau với con Ba (là Em) đi thăm thấy mà tội. Con Ba suốt ngày đầu tắt mặt tối làm thuê cấy mướn nuôi 2 đứa con ăn học, đứa mô học cũng giỏi, một năm một lớp. Mi không giúp nó thì ở luôn ngoài Bắc đừng về nhà tau, mười mấy năm không có mi, tau với vợ chồng thằng Ba cũng sống, coi như mi cũng hy sinh như cha mi thôi”
- Cha em, hy sinh à?
- Dạ, cha chồng em hồi ấy hoạt động trên núi, sau lén về dẫn anh Hai lên núi luôn. Mẹ em thỉnh thoảng tiếp tế trên đó mới biết. Khi cha em về đánh trận Đại Bường chết, mấy ổng đưa anh Hai ra Bắc học, từ đó biền biệt không có tin tức gì, mẹ em buồn quá về Vĩnh Điện, vậy mới gặp em.
- Người mẹ nào cũng thương con, thời Quốc gia nhiều trường hợp vậy lắm em à. Có nhiều nhà còn xung đột giữa 2 người nữa cà.
- Dạ, sau đó ảnh liên hệ với xã, xin gặp ông xã em. Ổng có bảo lãnh. Mấy tháng sau ông xã em được về, cũng gần 2 năm ở tù cô à.
- Cũng may, mẹ em cứng rắn, và anh ấy nghĩ lại, chứ nếu không cũng gay. Chẳng biết sao
- Dạ, chứ em biết mô cô,
- Bây giờ, ông xã em làm gì? Cháu nhỏ học lớp mấy?
- Dạ, con gái nhỏ em học 12 rồi, ông xã em vẫn làm cho HTX xe vận tải. Đời sống bây giờ cũng đỡ cơ cực cô à. Nghĩ lại mười mấy năm trước sao mình giỏi quá cô.
- Đời sống là vậy, ‘có chồng thì nấn ná, không chồng đội đá vá trời’ cái gì rồi cũng qua đi, khổ hoài ai chịu nổi.
- Cứ nói chuyện hoài, chưa hỏi thăm cô, cô ngày trước chắc có làm việc?
- Ừ, cũng có, cô đi dạy, em à…
- Hồi đó cô làm cô giáo, chắc giỏi cô hỉ
- Cũng bình thường, có gì đâu, học thì làm được thôi.
- Cũng phải có chữ nghĩa chứ cô
- À, đương nhiên là vậy.
- Dạ, nghề giáo quý nhất cô à.
- Nghề nào cũng tốt cả, miễn là lương thiện, làm hết chức trách mình em à
Đến cầu Sông Vệ, sắp tới ga Quảng Ngãi rồi, cô phải xuống, cám ơn em đồng hành trong suốt đoạn đường gần 800 cây số.
Con tàu kéo còi chầm chậm vào ga, rồi rít bánh dừng lại, cảnh ồn ào náo nhiệt và lộn xộn lên xuống, cùng tiếng í ới của kẻ tiễn đưa lúc nào cũng vậy.
Ga dọc đường có những điều mà ga đầu hay ga cuối cùng không có được, người bán hàng rong tranh thủ việc bán mua, đặc biệt gà ta ở Quảng Ngãi rất ngon, thịt chắc ngọt người phía bắc rất thích. Ngoài ra, trái Likima, người bắc hay gọi là quả trứng gà, thịt ngọt thơm rất nhiều, những cần xé tấp nập lên toa, để chuyển ra Bắc, bà Giáo lúng túng chẳng thể nào xuống được. Chị đồng hành cùng bà giúp bà xuống, vừa xong. Bà Giáo cảm ơn, chúc bình an. Chị không quên bye bye, chúc cô về nhà vui vầy.
Chị Thanh và cô Út đã có mặt trong ga, bà cùng hai con trở về.
Chuyến đi này thú vị hơn lần trước, bởi tư cách bà là đi thăm hỏi, dù sao bà cũng an lòng.
Thời gian mãi trôi đi, con cái càng ngày có sinh khí hơn trong cuộc sống nhộn nhịp xứ người. Cái mơ ước đơn giản ấy càng ngày càng hiển thị rõ nét hơn trong bức tranh cuộc sống của các con bà. Ơn trời và tiên tổ đã phù hộ cho con cái nói riêng và gia đình bà Giáo nói chung.
Ngồi trên xe cùng chị Thanh, rừng mía ngút mắt chạy dài suốt cả đoạn đường xanh mượt, gió nhẹ lao xao, rì rào như vui với lòng bà trong buổi trở về ngôi nhà thân yêu nhất của bà.
* *
Chiếc xe gắn máy 2 người dừng lại trước ngõ, người ngồi sau hỏi Út:
- Có phải nhà cô giáo Vân, không cháu?
- Dạ, có việc gì không, chú?
- Có cô giáo Vân ở nhà không, em? Anh ngồi trước hỏi :
- Dạ có, mẹ em chắc phía sau nhà, mời chú và anh vào nhà.
- Chú và anh uống nước, Út mới trở ra sau, gọi mẹ :
- Mẹ ơi, có khách tới thăm mẹ.
- Ới, mẹ vào ngay đây. Bà Giáo vừa đi vừa nghĩ, ai vậy cà?
Bà Giáo bước lên nhà trên, rất bất ngờ, bà hơi luống cuống:
- Ô, em Sơn và chú Quỳ. Em về khi nào vậy? Chú và em uống nước đi.
- Dạ, được cô à. Đây là cha em, khi trước em có viết thư về kể chuyện với cha về sự tình cờ hai cô trò gặp nhau trong phường Tân Định, Quận 1.
Ông Quỳ tiếp lời:
- Cô à, cháu kể về chuyện cô, tôi muốn khóc, quý quá, nó biết lễ giáo với cô giáo cũ.
Tôi mong nó về, khi nào thong thả ra thăm cô. Mấy lần trước Sơn cũng có về, tôi nhắc nhưng nó vội vả quá, lần này nó về phép, nên cố gắng ra thăm cô.
- Cảm ơn chú và em nhiều. Em vẫn còn công tác ở phường?
- Dạ, em chuyển lên Quận rồi. Cũng ngành ấy.
- Trước khi về quê, cô muốn ghé lại thăm em, tạm biệt. Nhưng rồi cũng bận rộn, nên về luôn, cô về nhà có kể lại với gia đình và các em – nhất là Dũng nó đang ở trong đó cứ xuýt xoa hoài, muốn gặp anh Sơn, nhưng chưa có điều kiện, không liên lạc được nên anh em chưa gặp nhau.
- Cô có các con ở trong đó hả?
- Ừ, chứ ngoài này, em biết rồi, làm sao sống nổi.
- Dạ, ngoài mình nếu không thuần nông khó sống lắm. Em về quê thăm mới thương người dân quê mình. Cũng làm nông nhưng trong Đồng Nai, Long Khánh, Tiền Giang người nông dân có thể khá giả, giàu có còn quê mình nông dân gay go có mức sống như trong ấy.
Em tính mời cha mẹ em vào Sài Gòn, ông bà chưa định đi cũng quyến luyến quê hương và nhất là mồ mã tiên tổ. Khi nào ông bà thích em sẵn sàng, vợ em cũng vui vẻ.
- Thực ra, xét cho cùng thì người luống tuổi chẳng ai muốn rời xa quê quán, nhưng do điều kiện khó quá không thế thôi, em à.
- Dạ. Tâm lý ấy ăn sâu trong nếp nghĩ của người làng quê.
- Mà, cô à, thầy đâu? Em rất xin lỗi vì không biết
- Không sao, thầy cũng đã vào thăm, chơi với con cháu trong ấy.
- Nghe nói thầy hồi ấy cũng dạy trung học tư thục phải không cô ?
- Đúng vậy em à, hồi ấy dạy thêm cho vui, cũng như có thời giờ trau giồi kiến thức.
- Hay quá, ngày trước bọn em học hành tương đối tốt, chính điều ấy ra đời khi xử lý công việc tình lý rất chuẩn mực và nghiêm minh. Phải nói thời trước nguyên tắc giáo dục thật tốt, các thầy cô giáo em đã học, ai em cũng thấy mẫu mực họ gìn giữ danh dự và phẩm chất của mình rất ư tuyệt vời, dù thế nào đi nữa cũng không thể phủ nhận triết lý giáo dục thời ấy, cô à.
- Cảm ơn em, với kinh nghiệm cô cũng nghĩ như em.
- Với em, cái gì đúng, đẹp nên gìn giữ, duy trì, cái gì dỡ, xấu nên bỏ. Không nên hàm hồ. Trân trọng lẽ phải và đạo lý. Chẳng phải ai trong chế độ trước cũng dỡ, cũng xấu. Không thể có điều đó. Cô biết không, trong ngành em cũng có nhiều chuyện không đồng tình em nhẹ nhàng góp ý mạnh với cấp trên, em không ngại điều ấy, vì vậy họ nể nang em. Em báo cô mừng, em không bao giờ làm việc cứng ngắt thiếu suy nghĩ.
- Em xứng đáng là một người có tầm nhìn chung trong cách cư xử, cô hãnh diện ví có người học trò như em.
Quay sang chú Quỳ, cha Sơn bà Giáo nói thêm :
- Chú à, tôi khi xưa dạy Sơn 2 niên khóa, lớp 2, lớp 3. Ngày đó Sơn là lớp phó học rất chăm chỉ, bài vở rất ngăn nắp, tổ chức lớp khá tươm tất, không phải bây giờ em thành tài, giúp tôi mà khen lấy khen để. Chúc mừng chú có đứa con xứng đáng. Làm người khó lắm, nhất là có chức tước và địa vị. Giữ được nhân cách trong cuộc sống không dễ chút nào.
- Từ nảy giờ ngồi nghe 2 cô trò nói chuyện mà tôi vui. Vui vì con cái biết đạo lý, cô biết không, quà nó mang về cho cô không phải mua ở đây, nó đem từ Sài Gòn về. Tôi tự hào vì nó biết nhớ ơn và đáp đền.
Sơn tiếp lời cha :
- Nhân dịp, em về phép thăm gia đình và người thân, ghé thăm cô và có chút quà tri ân cô người dắt em đi đến những bậc thang đầu đời mà hôm nay em có cơm ăn áo mặc đàng hoàng trong xã hội, xin cô nhận cho.
- Cảm ơn em có tấm lòng với cô. Cô chúc em mọi việc hanh thông, may mắn trên con đường còn rất dài trong cuộc làm người. Và Cảm ơn chú cùng đi với em đến thăm.
Ngoài trời nắng trưa đã lên cao, ngọn gió lành thổi vào như tắm mát 3 con người, tiễn chân hai cha con Sơn ra về lòng bà Giáo rất vui khi nhận được tấm lòng của người học trò bé bỏng năm xưa biết trọng nghĩa nhân. Lần đầu tiên bà nhận được phần thưởng lớn nhất trong đời dạy học khi không còn được đứng lớp.
Một tâm hồn lớn trong xã hội đương đại, như tấm gương sáng để các con em thế hệ sau biết thu mình vào trong ánh sáng nghĩa nhân soi rọi mà đời người ai cũng phải đi qua.
Thì ra, khi trở về làm dân, hóa thân đủ các nhân vật trên cõi đời một bà Giáo tận tụy cũng được niềm vui cao cả từ cậu học trò măng non thuở xưa có bàn tay và khối óc mình uốn nắn.
Bà Giáo Vân mỉm cười.
(Hết)
NGÃ DU TỬ/ SG
Sài Gòn 2005 đã chỉnh sữa lại.