Truyen HuyenNguyen.
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 6 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 76 bài trong đề mục
Trần Trân 06.01.2006 20:35:53 (permalink)


Trích đoạn: Nguyet Tuyen

Anh Nguyên!
Tuyền không nghĩ như anh đâu. Thơ hay Văn gì cũng vậy, mọi người nhờ nó mà mang tâm trạng và ước vọng của mình vào. Cũng như những sâu thẳm mà ai cũng có trong mình.
Tuyền không tin rằng anh không đem điều gì vào Meklong. Anh nói như vậy có phải là che giấu tâm trạng thật của mình không? Hihihihi....




Tuyền nói đúng đó ^_^... có khi ta lại hiểu rõ một con người qua lời văn câu thơ ^_^... đúng không hở anh Nguyên? ... ^_* nói rõ Tuyền nghe nè , Trân sợ đọc truyện anh Nguyên lắm đấy...
#31
    huyennguyen 07.01.2006 03:24:01 (permalink)
    Thật lòng mà nói, thì Nguyên chẳng dám nói gì về truyện của mình. Xin cho được im lặng thay câu trả lời. Và cũng mong cho Tuyền và Trân, 2 người sẽ gặp được nhau trong ý nghĩ của mỗi người. Còn Nguyên, hahaha, muôn đời vẫn thế.
    Còn một điều nữa, đó là chẳng biết mình muốn nói gì qua Meklong. Xin đừng hỏi thêm, xin đấy! Cảm ơn lòng nhiệt tình của hai bạn. Chúc mọi người vui vẻ!
    Nguyên.
    #32
      huyennguyen 07.01.2006 03:29:06 (permalink)
      Meklong.
      Bỗng xôn xao.
      Có một quán nhỏ, dựng bên con suối trên đường vào bản, chủ quán là một người đàn ông trung niên với một cậu trai chừng 17, 18 tuổi. Căn quán mọc chênh vênh giữa mênh mông núi rừng nhưng rất xinh xắn, và người ta xôn xao bởi vì một lời đồn lan rằng những tình nhân lạc nhau trong đời nếu về đây chờ đợi sẽ gặp được nhau.
      Người đàn ông trung niên có lẽ chừng hơn 40 tuổi, vẻ mặt vuông rắn rỏi với đôi mắt biết cười và phong thái thung dung đĩnh đạc khiến người đến dễ suy đoán rằng ông ta hẳn có một đoạn quá khứ biến động với sự kinh lịch dày dạn. Ông khiến người tới đây có cảm giác tìm lại được một thoáng bình yên khuất xa giữa dòng gió bụi đời thường. Chơi được cả piano, sáo, và guitar, ông không từ chối lời đề nghị nào của khách về âm nhạc, trừ phi đó là nhạc hiện đại. Oâng chỉ chơi nhạc cổ điển nước ngoài và nhạc tiền chiến trong nước. Có khi người ta thấy ông ngồi suốt ngày với những khách phương xa, cũng lắm khi ông đứng trên dốc quán nhìn về mù khơi và bất động lặng yên. Lời đồn về một người chủ quán như vậy khiến cánh nhà báo có người tới tìm viết, nhưng có người bị ông từ chối thẳng thừng. Cũng có người ngồi nói chuyện với ông rất lâu nhưng sau đó không thấy bài viết nào giới thiệu về quán trừ vài dòng nhàn đàm rải rác trên một số mặt báo lâu năm.
      Cậu con trai của người chủ quán là một cậu thiếu niên kì lạ. Ơû chỗ anh không có sự hoạt bát như những thanh thiếu niên trạc tuổi. Thường cậu ta thường ngồi hầu trà người đàn ông với những người bạn ông. Ít cười, và có đi nữa thì nụ cười của cậu cũng lạ, dù hình như cái cười của cậu đánh động không ít trái tim của những cô gái tới quán từ nhiều miền khi đặt chân lên đây, từ những chuyến đi Sapa. Cậu thường ngồi bên hiên quán, hoặc chơi đàn, hoặc đọc sách, hoặc chăm chú viết gì đó, thi thoảng buông mắt nhìn xuống bên kia của triền đồi, một ngôi nhà thấp thoáng ẩn hiện sau những lùm cây. Đôi mắt trẻ trung sáng rỡ anh hoa kia thoáng qua khiến người khác nghĩ đến mặt hồ trong sáng bình lặng vào một buổi chiều mùa thu nắng đẹp. Người đàn ông đôi khi cũng ngồi bên cậu và hai người thường có những câu trao đổi ngắn ngủi. Người ta nghĩ đấy là hai cha con khi khuôn mặt của cậu trai không có gì khác so với khuôn mặt người đàn ông. Có ai thắc mắc về điều đó thì chỉ nhận được cái cười vui của hai người. Nhưng không ai buồn lòng vì sự im lặng của họ, vì ngoại trừ điều đó, ngôi quán là một điểm dừng chận tuyệt vời đối với những lữ khách cùng những ấm trà ngon và những loại ruợu thượng hạng được chính tay hai người ấy pha chế. Về đó được hơn năm, thì ngôi quán đã trở thành một trong những điểm du khách thực thụ muốn ghé đến dù chẳng phải là để tìm một nửa còn lại đã cách xa…**************oOo**************
      #33
        huyennguyen 08.01.2006 01:56:49 (permalink)
        Anh ngồi trước hiên quán với An Nguyên. Nó đã lớn thật nhanh, và đã có thể trao đổi với anh về mọi thứ. Anh dọn về đây từ khi thằng bé học hết cấp 2. Năm ấy sau khi thi xong tốt nghiệp, An Nguyên chợt nói với anh:
        - Cha, con đã học hết những gì con có thể học ở trường. Con muốn về bên mẹ.
        Anh hơi bất ngờ, nhưng sau khi khi thử hỏi con về những kiến thức ở cấp 3 thì thằng bé trả lời anh suôn sẻ những thiết yếu nhất cần phải có sau khi học hết phổ thông trung học. Anh không ngạc nhiên về kiến thức của con, chỉ không biết con đã học từ lúc nào. Câu trả lời của An Nguyên là cô Ut của nó. Từ lâu, anh cũng có ý định về hẳn Meklong, nhưng một phần vì bố mẹ của anh đã già, một phần vì An Nguyên còn nhỏ, mà cuộc đời cùa thằng bé còn quá dài nên anh do dự. Nay con trai của anh đã lớn mất rồi mà hình như nó còn vượt qua khỏi tuổi của nó rất xa. Cái nhìn của nó về mọi thứ đôi khi khiến anh tự hào vì ngày xưa, anh đã mất bao lâu thời gian để tìm kiếm; dù Nguyên được anh hướng dẫn hầu như tất cả mọi kinh nghiệm của bản thân anh. Anh trao hết cho Nguyên vẻ lãng tử kiêu hạo, vẻ trầm ngâm tịch mịch, cái sành sõi cuộc sống mà riêng những kinh lịch thường nhiên đó đã khiến anh đi trong khinh khiêu phiêu bồng lơ lửng. Và hôm nay sực hiểu rằng không bao giờ anh có thể đến cõi tịch nhiên an hưởng những kiều diễm thiên hương bằng bước chân của trí óc vẽ vời đoái tưởng. Bờ tường cao quá để cho suy nghĩ có thể bước vào khu vườn ẩn mật của cuộc sống mà riêng tây mỗi vật vật loài loài trong nội cỏ xanh tươi ấy có một âm vang hương màu sắc vị nguyên truyền nguy nga. Cõi vô biên mà anh chạm đến được , những tưởng chạm đến được, khi đã gối mỏi chân chồn, đã tan hoang xiêu hồn lạc phách khi thấy Khánh ra đi, chú chim lạ chết giữa vườn sương; thật ra như mộng liêu trai mà khi tỉnh giấc vào sáng mai nào, thì hằng hằng phong nhị quần hồng, băng trong vàng phách đã ngất lịm trôi xa. Vô biên bờ cõi loài người vẫn kín bưng biệt lập khi anh chớm nghĩ, vói tay sờ vào nguồn suối tươi trong. Bây giờ, khi Meklong không còn là mộng tưởng, và mỗi cội đá, mỗi cành gai, mỗi lùm bụi bỗng thành quen thuộc như bàn tay xoè nắm, như mật ngọt ủ dấy mê miên, như bầu khí thiên u trầm lẩn khuất, như là cành, là cội, là lùm bụi như nhiên; thì Nguyên đã bước đến gần anh lắm lắm. Anh không còn xem Nguyên là con mình nữa, mà là bạn chí thiết của anh. Nếu một ngày mai mà anh có đi khỏi cõi trời mưa nắng, thì Nguyên đã cầm trên tay mọi mọi u uẩn riêng trao của anh cho nó. Và hình như Nguyên hiểu Meklong chính là giấc mộng cuối cùng mà anh đã kịp thực hiện, chọn lựa đặt thân mà tin yêu sùng mộ không nghĩ ngợi với một tâm tư sâu kín triệu mộng an lạc rộng phóng êm đềm. Anh chợt nghĩ đến hai câu thơ như thu tụ cả những cảnh giới siêu phàm khoan nhặt trầm mịch u nùng:
        Bách niên nhân sinh nhất giác mộng
        Vạn lý hà sơn nhất cuộc kì…

        Ván cờ tiên tàn sơn thặng thuỷ vô nhị nhứt điều ủ ấp liêu xiêu mỹ miều hoa lệ trong thế thái quai nhai sương gió linh linh khắp cùng sa mạc. Mà phương hướng tràn lan bỗng quy hoài về ngưng tụ thâm thâm. Mà lóng lánh ánh trăng soi hồ thuỷ tạ sen vàng. Mà tuyết liên nhuỵ hoàng len toả phất phơ sơn hà vạn lý… Khi ảnh tượng chìm sâu lả tả, nối đuôi nhau điệp điệp ngủ mê từng cơn chấn động dập dồn, thì hạo khí uyên nguyên bỗng lồ lộ phơi mình khoe khuôn nga mấy góc ngọc ngà. Anh như kẻ du khoái về nơi tuyệt địa để ngẩn ngơ trước tự thể ầm ì ngân vọng như màu thuý lục triền miên mê mẩn nơi cấm địa ban sơ. Anh và Nguyên, kẻ đi trước, người theo sau, dắt díu nhau về Meklong yên bình như Phù Mộng để tìm người mẹ đã xa xăm. Meklong là kỉ niệm sơ đầu tồn lưu của người mẹ ấy. Có tháng ngày đã qua trên tóc người cha, trên thân thể đứa con trai đang còn niên tráng, nhưng chốn xưa đây đã hiển hiện bên mình. Suối róc rách chảy bên quán du miên, chim ríu rít trên cành cây sơ thuỷ, mây bốn mùa lãng đãng quanh quanh trôi nổi bồng bềnh, hai cha con như đã có thể tìm ra người mẹ mà mình lạc mất. Mỗi người đều thấy Khánh còn ở đâu đây, trên Meklong nằm biệt lập khuất nẻo. Kẻ tới quán là để tìm kỉ niệm với người yêu ban đầu mà hữu ý hay vô tình không còn ở cạnh, giống như anh, như Nguyên, và có thể toàn bộ nhân gian này, đang lao đi trong trời đất tít tắp rộng mở những chân mây lấp lửng mơ hồ của tuế nguyệt trường niên hoằng viễn ...
        *************oOo**************
        #34
          huyennguyen 09.01.2006 03:57:00 (permalink)
          Anh nằm trên giường. Nguyên đứng bên cạnh. Trời đang rạng sáng, anh biết điều đó nhờ bàn tay của bình minh đã thò qua cửa sổ chiếu những luồng sáng mờ nhạt lên khuôn mặt con mình. Nguyên đã 23 tuổi, mà thế là cũng đã 23 năm từ khi anh nằm trên chiếc giường này. Lúc đó, Khánh còn ở bên cạnh anh, êm ấm nồng nàn. Vòng tay của Khánh hôm nay bỗng như hiện về níu chặt thân anh. Anh nghe rõ từng bước đi của thời gian đang chậm rãi chuyển mình. Anh nhìn con qua đôi mắt đang dần chuyển sang màu bóng tối. Nguyên không khóc, bình thản đứng nhìn cha đang chuẩn bị bước qua miền khác. Anh cười. Nguyên đã là người bạn chí thiết của anh cho đến lúc cuối cùng. Anh thấy hàm râu xanh phủ quanh cằm và mép của đứa con thân yêu. Nó đã lớn thế rồi. Anh yên tâm mà đi ra khỏi trùng quan cửa ải. Anh nhìn ra cửa sổ, thấy bóng Khánh thấp thoáng, chiếc váy màu trắng điểm hoa nhỏ li ti phất phới và khuôn mặt như thánh mẫu trên ngàn. Bước chân phiêu hốt của cô lần đến bên anh, và anh thấy cô nhìn anh mỉm cười, chìa bàn tay thon nuột nà như những cánh lan trắng đê mê không thực về phía anh. Anh nắm lấy bàn tay dịu mát như sương mai, bay lên theo cô đang dần loãng tan trong một cầu vồng mây rực rỡ vắt ngang qua trời. Rồi anh không thấy bầu trời nữa, chỉ thấy màu cầu vồng lấp loá vân mấn phủ lên mình, quyện hoà với anh làm một trong một màu rạng ngời uy nghi chói sáng…
          Nguyên đứng nhìn anh cười và nhìn mí mắt cha đang dần khép lại. Anh biết cha đang đi theo mẹ. Không giọt nước mắt nào, anh chỉ thấy lòng trắng xoá mênh mông, một mênh mông trải dài vô biên ngan ngát hương trầm choàng qua linh giác anh. Anh còn thấy cha cười man mác trên khuôn mặt hơi gầy. Anh cũng thấy nắng sớm đã lên, ướp khuôn mặt cha mình trong một màu hồng phấn nhạt nhoà mỹ lệ của ngày mới đang lên…
          *********************************oOo********************************
          #35
            huyennguyen 10.01.2006 02:47:56 (permalink)
            Nguyên lên đến mộ cha mình đã thấy những cánh lan trắng, loài hoa mà cha rất thích, phủ quanh mộ hoà với những khóm cỏ xanh lưa thưa và những cụm khói nhang cuộn vòng theo gió nhẹ, làm thành một cảnh tượng ấm cúng vô chừng. Hôm nay là mồng một Tết, và đã hai năm qua từ ngày cha anh theo mẹ. Không nói, nhưng anh biết cha muốn nằm bên mẹ giữa lưng đồi phía sau nhà. Hôm đám tang cha, ngoài anh và gia đình ông bà nội, còn có chú Tân, bạn vẫn thường hay đến thăm cha, dì Vân, người yêu cha trước kia và dì Lam. Không nghi lễ, đoàn người im lặng theo tám người phu tang đem Lãng về gần với Khánh. Dì Vân khóc nhiều nhất, Nguyên nghe rằng dì chỉ nhận một đứa­ con nuôi, làm từ thiện tích cực, và đang sống một mình tại ngoại ô Hà Nội. Nguyên biết là dì còn yêu cha rất nhiều, cho dù cha vẫn nói rành rọt mọi chuyện với dì mỗi khi dì ghé thăm quán của hai cha con mỗi dịp rãnh rỗi. Cô Ut không khóc, nhưng mắt đỏ hoe nhìn những đám đất lần lượt lấp chiếc quách bằng gỗ mộc đơn giản dưới huyệt. Hôm ấy sau khi hạ quan, mọi người trở về quán và Nguyên đã giữ họ lại một đêm với mình. Ai cũng nói ít, nhưng không ai khóc nữa, và họ ngồi quanh bếp lửa cho đến sáng tỏ…
            Không biết ai đã đến sớm như thế để viếng mộ cha? Anh vẫn biết thói quen của từng người đến với cha mình. Dì Lam, chú Tân, cô Ut và chồng, đều không mang theo hoa lên mộ cha bao giờ. Họ biết tính cha đơn giản. Dì Vân thì có, nhưng là những đoá huệ trắng kia, vả lại cũng không lên sớm như thế này. Nghĩ một lúc, Nguyên thôi không thắc mắc nữa, anh chỉ bỗng thấy lòng bỗng trộn lẫn một sự hồi hộp lạ lẫm. Anh ngồi bên mộ cha, khẽ hát bài “ Thà làm giọt mưa” mà cha thích với cây guitar của cha để lại rồi im lặng nhìn khói hương bay trong thanh thản u hoài …
            ***************oOo*****************
            Nguyên về đến quán. Sáng mồng một Tết hiu hiu, gió lang thang thổi triền miên đi về thơ thẩn. Nguyên nghe trong gió như có lời trường du nào của sơn khê đại ngàn thiêng liêng vô ngần hiện diện đề huề hỗn mang, thuần nhiên như gió sớm của một ngày mở đầu năm mới, kết thúc năm cũ, hiện tại thênh thênh. Thuần nhiên tuyệt nhiên thuần hậu thâm dật âm u như mây mù bên núi, như sương giữa khe mương lẩn quất. Anh ngồi nhìn ra trước khoảng không dưới chân núi, chỉ thấy tràn lan một cõi thiên nhiên đang mập mờ phập phồng êm êm trôi nổi bồng phiêu. Đối diện với toàn nhiên đang dựng mở một cõi ngày cách biệt hôm qua, Nguyên thấy lồng lộng một biên thuỳ ma kha vô lượng phơi mình tênh hênh cho anh dòm ngó chơi vơi thoả chí vui vầy. Màu xanh biếc như nối liền những dải đất rộng tới tận chân trời, chân đất, chân mây. Mùa xuân năm nay. Mùa xuân năm tới. Mọi mùa xuân đều khác nhau nhưng cũng giống nhau như thể anh với em một nhà. Mà máu thịt chia ra làm ba bốn? Mà nguyên hương sẻ chia một hột vô ngần? Toàn mặc uyên thâm thăm thẳm vang ngân, như sáng nay xuân về ngơ ngẩn? Nguyên chợt nhớ đến bài thơ của cha mình:

            Em về quẫy gánh tương tư
            Đổ lên bến cũ hân hoan tựu thành
            Ngàn năm lá vẫn còn xanh
            Tình duyên ngậm cỏ kết vành trầm luân
            Ngàn năm chớp bể mưa nguồn
            Vùng phôi pha đượm mùa xuân nguyên lành…

            Mùa xuân nguyên lành ấy, bây giờ cha đang bước thong dong. Nguyên nghĩ về những lỡ lầm, và cái lãng tử của cha có phải là lỡ lầm với mẹ? Anh biết cha luôn sống trong kí ức về mẹ, vùng phôi pha của một êm ái ban sơ ngõ hạnh. Người lãng tử toàn vẹn ra đi cùng miền quá khứ tuyệt ngần hạnh phúc mà ái ân ban đầu không lẫn dấu vết tàn phai…
            Anh mãi nghĩ nên không nghe thấy tiếng bước chân. Một người phụ nữ, trạc hơn 40 hoặc gần 50 nếu nhìn kĩ hơn, đang thả bước vào con đường nhỏ dẫn đến quán. Bà có nước da không thật trắng nhưng vẻ mỹ lệ quý phái vẫn không thể che giấu trên gương mặt và thần thái hơi xa cách. Bà gõ nhẹ tay vào vách quán, cách khoảng, như ngại làm phiền chủ, nhưng Nguyên nghe ra ngay. Anh quay lại, bà thu hút anh bằng giọng nói trẻ hơn tuổi rất nhiều và nhu hoà như nước chảy:
            - Chào cậu! Cậu có mở cửa hôm nay không?
            Nguyên không nói, nhưng anh vội đứng lên, bước ra chào bà. Anh thấy ra sự trầm ổn bình thản khác biệt của người phụ nữ. Và trả lời:
            - Dạ có, dì ạ!
            Người phụ nữ gật nhẹ đầu, bước vào quán nhìn thoáng qua và chọn chỗ ngồi trước hiên, ngay chiếc bàn cha anh vẫn thường ngồi khi còn sống. Rõ ràng bà có một cái nhìn tinh tế, bởi ở chỗ ấy, có thể nhìn vào quán, mà cũng có thể phóng mắt ra xa về phía bản. Bà xin một ấm trà nóng, dặn Nguyên;
            - Cậu pha theo kiểu cậu thích ấy nhé!
            Anh hơi ngạc nhiên, vì ý thích uống trà của anh và cha không mấy giống với kiểu của những người khác. Bà cũng thích uống trà như thế sao? Anh mang trà của mình hay uống pha một ấm nhỏ, đem mời bà. Bà nhìn anh, khá lâu, đôi mắt thoảng qua một chút dịu dàng, nhưng trở lại ngay với sự đúng mực:
            - Buổi sáng bình yên quá! … À, cậu tên gì nhỉ?
            Như bị ánh mắt bà thu hút, anh trả lời:
            - Thưa dì, cháu là An Nguyên.
            Người phụ nữ như biết trước tên anh, chỉ à lên một tiếng, rồi yên lặng đưa mắt nhìn về phía bên kia đồi. Nguyên có một cảm giác gần gũi với người phụ nữ xa lạ này. Ơû bà toát ra một sự nghiêm nghị xa cách lan toả nhưng ấm áp thân thuộc. Nguyên nhìn theo hướng của đôi mắt bà, hơi giật mình khi thấy nó tập trung vào một nơi không xa lạ với anh: ngôi nhà của mẹ. Anh nhìn kĩ, thấy đôi mắt bà thoáng mơ màng nổi sóng, nhưng người phụ nữ lớn tuổi ấy nhắm mắt lại ngay. Nguyên cũng không rời mắt khỏi bà nữa, và bất giác anh tìm ra những vẻ quen thuộc ở bà. Bà rất giống mẹ, hèn gì anh cứ thấy gần gũi dù chắc bà tới đây lần đầu tiên.
            #36
              huyennguyen 12.01.2006 01:38:41 (permalink)
              Người phụ nữ ấy không nói gì nữa, ngồi yên và hình như đôi mắt không giấu nổi cảm xúc đang cuộn dâng, đã mờ lệ nóng. Cứ vậy, bà không rời mắt khỏi phía ngôi nhà mẹ Nguyên đang ẩn hiện xa xa. Nguyên đứng nhìn bà mãi. Và không biết từ đâu trong đáy vực của ý nghĩ, anh muốn chạy đến lau nước mắt cho bà. Bỗng bà quay lại nhìn anh, cười hiền hoà qua dòng nước mắt:
              - Cậu năm nay bao nhiêu tuổi rồi ấy nhỉ?
              Anh trả lời không suy nghĩ:
              - Dạ thưa, 26.
              - Một khoảng thời gian dài phải không? Nhưng cũng nhanh thật! …
              Nguyên gật đầu cùng bà, trong anh có một thoáng hồ nghi dấy lên…
              Bà lại im lặng, rời mắt khỏi anh, lại nhìn về phía ngôi nhà cũ của Khánh. Nguyên đến đứng bên cạnh, cầm theo chiếc khăn tay đưa cho bà lau nước mắt. Cả anh và bà đều không nói gì nữa. Bây giờ thì Nguyên không thắc mắc nữa, không nghi ngờ nữa, dù bà là ai. Nhưng hôm nay là mồng một Tết và Nguyên bỗng thấy lòng bình yên kì lạ!
              Nguyên nhìn về phía bản làng, khói bếp của lễ hội ở nhà rông thắp lên trời những đường cong luyến láy, tiếng cồng chiêng rộn ràng như muốn đánh thức mùa xuân của núi rừng trở mình cùng với niềm hân thưởng buổi đầu năm…


              Bình Dương rạng sáng đầu năm 2006.

              Truyện "Meklong" đã đem vào TV
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.09.2006 10:13:34 bởi TTL >
              #37
                huyennguyen 18.01.2006 01:33:37 (permalink)

                VẾT THIÊN DI.
                - Viết cho một phương âm sóng gió nào đã qua -



                Gã ngồi trong căn phòng nhỏ, tồi tàn ở một góc phố hẹp dưới gầm cầu Camelet. Khuôn mặt đẫm mồ hôi của gã ra chiều nghĩ ngợi rất lung, trán gạch thành mấy đường ngang rõ nét trên hai hàng lông mày đậm nhăn tít. Buổi chiều nay nóng nực đến bức bối khốn khổ cộng thêm chuyến ăn hàng vừa gãy do thằng đàn em khốn kiếp “nhả thẻ”. Trong túi còn được mấy trăm ngàn, gã đành biến vào cái xó tối tăm này để binh đường làm ăn cho những ngày kế. Gãy nguyên cả một hệ thống rồi, chưa ăn mấy viên đạn đồng vào óc đã may. Nát bét cả đầu, gã vẫn chưa nghĩ ra làm thế quái nào để sống cho qua cơn bĩ cực cùng độ này.
                Gã không cao lắm, chỉ dong dỏng nhưng tay chân chắc nịch, hằn mấy vết xăm nhỏ hình mỏ neo đằng sau gáy và trên hai bắp tay. Khuôn mặt dù mấy ngày chưa cạo, râu đã phủ kín cằm, với hàm râu quai nón (mà nếu trước đây gã rủng rỉnh, sẽ luôn xanh xanh lún phún trông rất rắn rỏi đàn ông), gã vẫn lồ lộ một vẻ điển trai bặm trợn, phong trần. Gã đã buồn lắm về cái cuộc vật lộn tả tơi giữa những góc phòng tối trong vũ trường với các cô gái điếm đủ hạng, những cuộc thanh trừng vấy máu và mồ hôi với băng khác khi đụng chuyện, những lần chui hẻm, rúc xó, có khi chun cả xuống bùn đen của kinh Tẻ để tháo thân. Chán nhưng vẫn phải sống. Mẹ, không sống thì làm thế quái nào mà ngóc đầu dậy nổi? Bởi gã hận con dì ghẻ, hận thâm sâu, giận ông già nhu nhược, chỉ tán gái là giỏi!...
                Nghiến răng, gã đứng bật dậy, đá văng chiếc giày adidas mới mua tuần trước sau khi trúng quả, đã loang lổ những bùn và nước mưa hồi đêm hôm kia, khi băng qua bên hẻm 209 để ra phía bờ Kinh. May là không có phường đội, mẹ nó, mấy cái thằng chó ấy mà đuổi theo chắc hết chỗ trốn. Gã cũng ghét mấy thằng đó lắm, không hiểu thế nào mà lũ nhóc ấy chúng hăng hái thế, lại toàn ranh, mới lớn ti toe đòi bắt cướp, mà chạy xe thì như chuột băng đường, đánh đấm như sên, chỉ giỏi rành đường sá. Ơû cái đất quận 4 khốn nạn này, lũ ấy rành sáu câu, vì suốt ngày lông nhông đầu đường xó chợ khi còn là nhóc tì thò lò mũi xanh, bởi chẳng đứa nào học hết cấp 2 đâu? Có học khá lắm, cũng bị ông bà già quẳng ra đường phụ vá xe, bán vé số, rao hàng í ời bên ba cái đồ sida ăn cắp đầu hôm. Gã không bao giờ ăn cắp, đôi khi gã nghĩ thế cũng là lạ. Còn chút gì phơ phất của cái thời mài đũng quần bên Lê Hồng Phong chắc? Có lúc nghĩ đến chuyện cũ, gã cứ thấy ngột ngạt như bị chẹn đường hô hấp, khó thở lạ, nên gạt phắt mớ “mủi lòng” kiểu đàn bà ấy ra khỏi người, chạy như điên ra phía Biên Hoà bằng chiếc Rabel to uỳnh với trái xi lanh gần 200xenti để nghe gió thổi ngược lật tung từng gốc tóc lạnh tê và nước mắt chảy xéo lên thái dương vì chẳng mấy khi kim vận tốc nằm bên trái con số 100. Gã nhớ chiếc Rabel đó lắm, mẹ, con Hằng đó không biết đang đưa cho thằng nào chạy nữa? Bây giờ mà mò qua nhà nó là bị thóp liền, cho nên dù đang nóng ruột gã cũng bấm bụng kiên nhẫn.

                (còn nữa)
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.01.2006 00:44:17 bởi huyennguyen >
                #38
                  huyennguyen 19.01.2006 00:46:44 (permalink)
                  Gã học được thói kiên nhẫn lần đầu tiên khi vừa tập tễnh bước vào quán bà Tư Béo bên cầu Dừa. Con mẹ giỏi thiệt, không chồng, không con, mà giữ được cái quán nằm chênh vênh giữa giông gió quận 4 suốt 23 năm trời, không ai không biết mụ chứa chấp, thu gom, mà cũng không ai không nể độ lì lợm âm thầm của mụ. Xấp xỉ 50, tròn quay, nhưng nước da trắng như trứng gà bóc, mụ loăng quăng đi lại thoăn thoắt bàn này bàn kia mà xởi lởi nói cười, lâu lâu cụng ly với anh này chị nọ. Cặp môi mỏng xăm đỏ hoét, lông mày tỉa sắc sảo, chỉ hơi nhướng lên khi thấy công an quận tới quán, còn thôi thì hai con mắt nhỏ lanh lẹ “tia” khắp cùng lia lịa quanh quán, kiểm soát hết mọi thứ bằng kinh nghiệm thâm niên rành rẽ trong mảnh đất bị bỏ quên này… Mụ từng xử 3 thằng ăn quịt mụ hai tháng nằm viện ngắm y tá, 2 mẹ con nhà Tâm lùn nguyên một chai axít gọn gàng khi mở quán cạnh tranh với mụ, mà mặt mày vẫn tỉnh bơ như không hề hay biết. Dân tình kháo nhau như thế, nhưng gã biết con mẹ ấy nó còn ghê gớm hơn thế gấp chục lần. Hồi đó, khi mới tới quán, lần đầu tiên mụ nhìn thấy gã, đã kéo gã vào sau tấm rèm cửa vải màu xanh lá cây, lâu ngày thành giống như màu nhớt mà thì thầm: “Chị thấy tướng chú mày cứng cáp lắm, lại đây chị dạy cho các mối làm ăn. Sau này chú mày khá, chỉ cần nhớ chị, thi thoảng ghé quán là được…”. Thời còn trơ trọi, gã vẫn thường hay bị tụi thằng Lâm râu chơi đểu, mấy lần hụt chết. May mà gã vốn bướng bỉnh và tay chân không đến nỗi chậm chạp. Gã biết thừa bọn nó không táo gan như gã, gã biết gã dám làm những chuyện động trời ngay khi có cơ hội, nên kiên nhẫn chờ thời. Rồi ông Trời cũng không đến nỗi tuyệt đường, gã làm thịt được thằng Lâm râu, êm thắm, nhờ bàn tay mụ Tư Béo. Đêm ấy, không một tiếng động, thằng Lâm lãnh nguyên một con dao Thái từ phía sau, ngập đến cán, ngay dưới xương bả vai trái từ đằng sau. Mụ Tư Béo xuất hiện như bóng ma, gọn gàng thu dọn chiến trường, gửi thằng Lâm xuống phía bờ kè gần cảng Khánh Hội bằng chiếc xích lô trong cái bao bố chuẩn bị sẵn. Ai cũng biết gã và mụ làm, nhưng không có cách nào moi ra, đành ngậm bồ hòn. Chẳng lẽ đi báo, rồi chôn cùng một lỗ sau trường bắn với nhau cả nút à…?
                  Mụ Tư và gã bỗng đứng chung trên một con thuyền, và đàn em về dưới trướng ngày một đông, nhưng gã chỉ nhận vài thằng, đủ sức chạy bộ ngang ngửa với gã trong khoảng 100m, đủ cứng tay ôm cua từ đường mười sáu thước ra Tôn Đản với tốc độ 65 cây số giờ, đủ kín miệng trong 3 ngày chỉ uống không ăn trên quận, đủ sức chơi lén gã mà không bị ăn cùi chỏ ngược trong vòng một thước. Thằng Hưng khá nhất, bởi ngoài mấy cái đó, còn là một tay tổ bida, và tài ăn nói lươn lẹo như thiệt. Cũng chẳng biết tối bữa kia, nó có đủ thời gian mà chạy không nữa, gã cũng thấy lo lo cho thằng đàn em, vì chỉ có thằng Hưng là có thể tìm ra gã, nếu gã còn ở Sài Gòn. Thằng đó mà bị thuốc, thì mười mươi gã cũng hết cửa!
                  Nằm dài trên sàn ván ép phủ miếng simily nồng nồng, hắn nghe đói bụng râm ran. Hai ngày nay chỉ bánh mì với nước lã. Gã không dám hó hé ló ra đầu đường, chỗ tiệm cơm Hải Vân, mà mua cơm hộp về nuốt. Gã chẳng tin ai, nên cũng chẳng dám nhờ vả. Bánh mì hai ngày rồi, nguội ngắt, dai như giẻ, cũng phải cạp cho qua. Trở mình, gã nhắm mắt, mê man ngủ vùi trong cái đói sôi người…
                  **********oOo**********


                  (còn nữa)
                  #39
                    huyennguyen 20.01.2006 18:27:59 (permalink)
                    ……
                    Gã chạy thục mạng, theo sau là 2 thằng phường đội với Quân, đội phó hình sự quận. Gã nghe tiếng chân càng ngày càng gần, cái đói mấy ngày bỗng trở nên khốn nạn hơn bao giờ. Bình thường thì có ông già thằng Quân sống lại cũng chạy không kịp nếu gã xuất phát trước 10m. Tiếng chân gần lại, gã chợt thấy khúc cua qua hẻm 74, mừng quýnh, vì chui vô được đó như lươn xuống bùn, hàng chục cái rẽ toả đi 3, 4 hướng, mà gã lại biết có một chỗ núp tuyệt vời. Co giò nhảy hai bước, trước mặt gã đã thấy một khe nhỏ bề ngang chừng ba mươi mấy phân, che một miếng tole đã gỉ sét, nằm trong góc tối quẹo qua nhà thằng Chín thợ điện. Chui vô không một tiếng động, gã ngước mặt thở dốc. Mày cũng chẳng làm gì được tao đâu Quân ạ, cho dù mày có tài thánh cũng chịu. Vừa thở gã vừa nghía cái chỗ trú. Con đường bằng mấy cây tầm vông bắc ngang từ góc nhà thằng Chín qua bên nhà Tám Khoẻ đúng là cứu tinh rồi. Gã nằm yên, nghe tiếng bước chân xa dần, nhưng vẫn không dám thở mạnh. Rón rén, gã lò dò bám vào vách tường giữa kẽ hở, lần đến đoạn cầu bắc ngang làm chỗ đi ngoài chung cho mấy nhà đó. Nhưng ánh đèn pin sáng quắc, bỗng loé lên và gã trong một tích tắc, biết mình sa lưới. Bên phía đầu bên kia, thằng Quân tay cầm đèn pin, khuôn mặt tối như thoáng mỉm cười đắc thắng:
                    Mẹ, mày quên tháng trước mày cho thằng Chín thợ điện ăn đòn à?
                    Gã lạnh ngắt sống lưng, chửi thề trong bụng, nhưng vẫn im lặng bò tới. Quân thấy gã im lặng, hơi lùi lại cảnh giác, rồi đanh giọng:
                    Trần Giang Bình, anh đã bị bắt! Yêu cầu anh đứng thẳng lên!

                    Bình, anh không nghe lệnh?
                    Anh không thấy cái cầu nhỏ xíu này à, làm sao mà đi được cho vững chứ?
                    … Một giây sau câu nói, bàn chân của gã đã bật mạnh trên miếng ván gỗ gác lên hai cây tầm vông, hạ bộ yên vị bên Quân, bàn tay mặt của gã đã vút theo tiếng gió, chém xuống tay trái Quân đang cầm đèn pin, nhưng Quân không chậm hơn, khẽ rụt bàn tay về, tay phải cung một đường bán nguyệt gọn gàng nhằm ngay ba sườn gã. Gật đầu một cái lạnh tanh, như có ý khen Quân khá, gã né người, một chân trụ vững, chân kia như chớp quét ngang nơi đặt chân của Quân, làm Quân phải nhảy lùi, nếu không ống quyển sẽ theo cú quét mà gãy làm hai, bởi Quân từng nghe tiếng Bình máu lạnh với những đòn cương mãnh từ ngoại gia công phu dày ngày luyện tập. Quân vừa đặt chân xuống, lia mắt nhìn, thì gã đã đua khỏi hiện trường, lách qua cửa sau chạy thẳng ra phía phòng khách nhà Tám Khoẻ. Quân đưa mắt nhìn theo, đuôi mắt anh khẽ động đậy …
                    Gã cầm chắc Quân đuổi, nên dù cái bụng đang réo, và nghe tưng tức hai bên be sườn, vẫn tuôn một mạch qua hàng rào chung của khu lao động trong ngõ cụt bằng những bước leo sống chết. Qua tới bên kia hàng rào, mới đủ một giây tỉnh thần, nhìn lại phía sau, thấy không ai, gã vẫn co giò phi luôn qua hướng Cầu Khỉ, rẽ hai cái hẻm bằng bàn tay, leo qua nóc nhà lợp tole của Năm Hạnh bán rau, vừa kịp tới con đường dẫn ra phía trạm y tế phường 5, ngay góc đó, gã nhớ có hai thằng chạy xe ôm thiện chiến luôn ngồi ngủ gật chờ mối. Gã đoán không lầm, 15 phút sau, yên vị trong quán “Tố Nữ” dưới Thanh Đa, gã biết chắc tạm ổn mới bắt đầu ngồi suy nghĩ. “Thằng Hưng bị bắt rồi chắc, chịu không nổi nên phun ra chỗ của hắn sao?”. Không có lẽ, dù chắc chỉ có mình nó mới biết sau vụ này gã chui về đâu. Hay là con Hằng nhỉ, mà cái con điếm ấy, biết hắn cũng rành nhưng chưa đến độ có thể “đồ” nổi bài của hắn. Không lẽ là thằng Chín thợ điện sao? Cái thằng nói giọng ngọng líu, mới vừa bị hắn đập tuần trước vì cái tội dê gái à? Nó đủ bản lĩnh không? Không là chắc. Như vậy ai đứng đỡ lung cho nó? Thằng đó liên can làm sao với mình? Nghĩ tới nghĩ lui, vẫn hoài nghi không đích, gã bấm bụng vừa uống cafe, vừa tính tới nước cờ cuối.

                    (còn nữa)
                    #40
                      huyennguyen 23.01.2006 04:59:59 (permalink)
                      Tư Béo vừa đi vừa nói với lại đằng sau:
                      - Tụi mày dê gái già này làm gì nữa? Aø, cái thằng Bình lâu nay bay có nghe tin tức gì của nó không?
                      Mụ vẫn đi, miệng vẫn nói, tay vẫn làm. Gã nhìn mụ từ một góc quán, qua ly bia đưa ngang mắt. Mũ vành đội thấp, mái tóc và hàm râu giả biến gã thành một người cỡ bằng tuổi mụ với giọng nói ồm hơi khác, nên dù khi đưa đồ nhậu ra bàn, mụ có để ý, cũng khó nhận ra. Gã biết tính mụ, rất tinh vi, chỉ cần liếc ngang là mụ biết ngay nên không giấu mặt, khẽ ngước lên, chỉ vừa đủ cho mụ thấy mình ngước nhìn lên, chứ cúi xuống là mụ đánh hơi liền. Gã thong dong ngồi uống tới chai bia thứ tư thì nghe đêm đã muộn. Tiếng chạy xe gầm thét ngoài Bến Vân Đồn đã giảm độ dày, nhưng độ điên cuồng thì tăng. Ngọn đèn đường ở phía bên kia cây cột điện trải bóng gầy ngoẵng xanh xao xuống mặt lộ hục hiu, lỗ chỗ những ổ gà con, gà mẹ. Tiếng pô của chiếc Ya nghe ấm quá, gã lơ đãng đưa mắt nhìn, một thằng chừng chưa đến 20, tóc cắt mái ngắn so le, nhuộm vàng loang lổ, rất điển, đĩnh đạc bước xuống quán, đi xăm xăm vào đằng sau tấm rèm cửa quán mụ Tư. Gã im lặng nhìn, trong quán không còn mấy bàn, nhưng tiếng ồn không ít nên dù cố gã vẫn không thể nghe được câu chuyện đằng sau. 1 phút, thằng thanh niên bước ra, ngồi xuống bàn gần đó, kêu một chai ken. Nó có vẻ chờ người hơn là uống. Y phóc, một thằng nữa, cao nghệu, tong tẹo, khuôn mặt rỗ ngật ngưõng lêu đêu, hai tay đút túi quần, vẻ bình thản bước thẳng tới chỗ thằng nhóc tóc vàng. Gã nghiến răng để không bật lên tiếng chửi thề. Thằng Chín thợ điện! Cậu có vẻ phơn phởn đắc chí, kêu một chai “en” rồi không chờ đợi, vào đề ngay:
                      Thằng Bình đang bị rượt trối chết!
                      Thằng nhỏ tóc vàng có vẻ tỉnh hơn, liếc mắt nhìn xéo, như không mấy ưa cái điệu làm bộ làm tịch của thằng xì ke này, nhưng rồi dịu ngay, trầm giọng:
                      Máy đừng mừng vội, nó biết thì mày không còn xác mà chôn!
                      Chín ta thoáng giật mình, nhìn quanh lấm lét, nhưng đánh bạo, to mồm:
                      Tao sợ gì nó!
                      Thằng tóc vàng nhếch mép, nhưng chuyển hướng đề tài:
                      Thôi! Nửa cuối cùng của mày đây, kiếm chỗ biến ngay đi, lòng vòng chết cả lũ!
                      Chín đưa tay nhận một xấp giấy bạc năm chục, gã nhìn và đoán ngay cái giá của tin về mình. 5 triệu cho một nửa, mình cũng đáng giá đó chứ! Hừ! Nghĩ như vậy, nhưng con mắt gã không ngừng nhìn hai thằng đang tiếp tục trao đổi.
                      Long nó nói với tao là thằng Bình chạy thoát, mày liệu liệu hồn! Mà, mụ Tư cũng ok rồi, thằng Bình có về đây, 10 phút sau sẽ bị túm. Mày hết nhiệm vụ.
                      #41
                        huyennguyen 23.01.2006 17:54:12 (permalink)
                        Gã ngồi nhìn vào đêm. Hai thằng kia đã đi rồi, gã cũng ra khỏi quán mụ Tư sau khi để tiền lại trên bàn mà không cần thối. Điếu thuốc liên tục lập loè, gã rất căng thẳng. Con mẹ này định bán đứng mình để mua cái vỏ bọc hiền lành đây. Khốn nạn thiệt! Gã nghĩ tới cái miệng dẻo ngọt của mụ, bất giác buồn cười. Có một thời gã rất tin mụ. Từ sau mấy chuyến ăn hàng gần đây, thấy thằng Hưng có vẻ không ưa mụ, nói ra nói vào, gã cũng biết tình hình sẽ chuyển biến. 1200 bánh hàng chuyển từ Châu Đốc lên kì trước suýt nữa bể nếu gã không kịp thời linh tính báo cho thằng Hưng chuyển xe, qua ngồi xe Quốc Hương mà về TP. Dãy bar dọc theo Ngô Quyền, Trần Bình Trọng bên quận 5 cũng có người tới quậy thường xuyên, khiến thằng Hưng phải chạy như con thoi coi ngó. Gã chỉ ngồi ở một chỗ duy nhất để điều người, là nhà hàng Cát Đằng, một nhà hàng tầm trung, để tránh bị dòm ngó. Ba trăm mấy “chai” thu nhập trong 2 tháng vừa rồi, gã đã đổi đô, bây giờ đang cầm trên tay khi móc nó lên từ dưới bùn đen sau quán mụ Tư. Đúng hai chục ngàn! Gã thấy yên tâm hơn. Thảy thảy xấp tiền, quét mắt nhìn xa xa, qua phía quận Nhứt, rồi gã khẽ nhắm mắt, buông lỏng toàn bộ cơ thể nạp hai vòng tiểu chu thiên, chợt mở bừng, ánh nhìn loé ra cùng với 2 quyết định chớp nhoáng, phải làm ngay, vì gần 2h sáng rồi, muộn chút nữa là không kịp.
                        **********oOo**********
                        Tư Béo vừa giắt cái áo hai dây mỏng teng lên bờ vách ván phòng tắm, cẩn thận bỏ bọc tiền vào trong cái khe gạch mụ khoét sẵn phía dưới chân, chưa kịp che miếng gạch bông đậy lại thì thấy hai tay bất thần bị khoá trái, và giữa hai bầu vú căng núc bỗng lạnh ngắt. Bàn tay như gọng kiềm này chỉ có thể là của thằng Bình. Tái mặt khi thấy lấp loáng ánh sáng trắng trong căn phòng tắm tối om, mụ tưởng tượng ngay hình phạt khủng khiếp của con dao mỏng chế từ lưỡi lê nguyên chất thép ròng mà Bình luôn giữ trong người. Nhưng chỉ đảo mắt một cái, mụ đã cười xoà được:
                        Bình, đừng giỡn cưng ơi! Lâu nay em đi đâu chẳng ghé chị, ngủ một mình buồn quá, cậu em thương mến à!
                        Đứng đằng sau, gã cũng cảm thấy nổi gai ốc khi giữ mụ, lại nữa, giọng nói của mụ tròn trịa quá, sạch sẽ quá, như chẳng có chuyện gì khiến gã cũng thầm khen mụ gan lì. Gã cất giọng qua cái nghiến răng rờn rợn:
                        Bà câm họng lại, ĐM, nói thằng nào đứng sau lưng thằng Chín liền đi, không thì biết ngay.
                        Mụ cất giọng giả lả:
                        Chị có biết chuyện gì đâu, sao tự dưng em vậy Bình? Có gì nói chị nghe đi.
                        Gã không nói nữa, bàn tay khẽ nhấn mũi dao đi tới 2 ly, máu rướm ra từ kẽ ngực mụ, tanh tanh. Thiệt trên đời, chẳng có ai muốn thấy máu của mình, trừ con mụ này. Vẫn giữ bình thản lạ lùng, Tư Béo im lặng nhắm mắt. Bóng đêm đặc quánh, căn phòng nhỏ bằng ván không có chút gió, không tiếng động, âm thầm như chết. Gã cuối cùng nóng ruột đành mở lời:
                        Nói mau!
                        Chú bảo chị nói gì đây? Chị đã nói là chị không biết mô tê ất giáp gì mà!
                        Gã lại nhích mũi dao, mồ hôi rạn trên trán mụ. Khẽ lắc đầu quầy quậy như muốn thanh minh, và khuôn mặt mụ tỏ vẻ chán chường không tả nổi.
                        Bình ơi, chú hiểu lầm chị rồi!
                        Bình thường, chắc gã cũng không đến nỗi quá tàn nhẫn với mụ, nhưng đã đến nước này thì… Gã rít nhỏ:
                        ĐM, bà nói không thì bảo, xẻo ngực bà bây giờ! Chưa biết tôi ác hả?
                        Mụ vẫn cười chán như không tin vào tai mình:
                        Chú hiểu lầm chị rồi!
                        Con mụ này lì thiệt, vẻ mặt của mụ Chúa cũng phải tin! May mà hôm trước đích thân mình nghe thấy chuyện, nếu không chắc chịu thua cái đầu mụ quá! Chợt nghĩ ra một cách, gã cũng cười theo mụ:
                        Bà còn mấy chục ngàn? Nói đi!
                        Thoáng qua một tích tắc, gã thấy mụ rùn nhẹ vai, (chỉ có cách này thôi, chợt nhớ rằng, mụ yêu tiền khủng khiếp), mỉm cười nói tiếp:
                        Cất dưới sàn phải không?
                        Như con gà bị nhúng nước sôi, Tư Béo lúc này mới tiu nghỉu thở dài:
                        Em thắng chị rồi, không uổng công Tư này đào tạo em! …
                        Đầu gã thoáng qua hình ảnh mụ ngồi với gã bên bàn bia, nói về sự sống còn, cách chế ngự người khác bằng điểm yếu, cách giàn xếp ổn thoả mọi chuyện, cách moi tiền thiên hạ… Kể ra cũng hơi cạn tàu ráo máng, vì mụ đã là người thầy đầu tiên của mình trong trường đời… Nhưng gã bỗng nghe nhói ba sườn. Thì ra biết gã phân tâm vì câu nói, nhân bàn tay giữ mình lơi lỏng, cùi chỏ mụ đã đóng ngay vào huyệt nằm bên mạn hông gã, theo sau là cái chuyển mình gọn không ngờ, mụ luồn ra sau, tránh lưỡi dao đang kề ngay ngực. Nhưng, cũng chính trong tích tắc đó, bàn tay gã đã dí theo bằng cú Atemi vào gaý gọn gàng. Mụ chỉ kịp hự nhẹ, đổ xuống bên gã cũng đang ôm lấy ba sườn vì quá gắng sức. Cắn răng chịu đau, thúc khí chạy nhanh qua man sườn, gã cúi xuống, móc bọc tiền nặng tay của mụ dưới sàn nhà tắm, không cần ngó thêm, cho vào túi áo gió, ngoảnh nhìn mụ đang nằm bất tỉnh, suy tính. Con mẹ đàn bà ghê gớm này, để nó lại thì không được. Mà trời gần sáng rồi, lại còn việc khác. Gã quyết định nhanh chóng, gấp gì thì gấp, cũng phải hỏi cho ra thằng nào đỡ lưng cho thằng Chín chống đối mình. Cú Atemi hơi nặng tay, làm cho mụ phải đến 3 xô nước lạnh mới tỉnh lại. Gã hỏi liền:
                        Thằng nào? Nói mau! Chết !
                        Biết hết đường lùi, nói thì may ra, mụ thều thào:
                        Thằng Hoàng “tài xỉu”…
                        Gã không cần nghe đến câu thứ hai, tặng liền cho mụ một dao ngang cổ, băng ra phía sau quán, nhắm ngay hướng quận nhứt. Còn một chuyện nữa.
                        **********oOo**********
                        #42
                          huyennguyen 25.01.2006 22:59:29 (permalink)
                          Gã đứng yên lặng nhìn ả đàn bà khêu gợi đang nằm tênh hênh trên nệm, sau khi trèo lên ban công ở tầng 2, vói tay lấy chìa khoá nhà để trong chậu kiểng kê gần đó. Mái tóc xoăn nhuộm màu vàng highlight sành điệu, khuôn mặt dù trong giấc ngủ vẫn đượm nét dâm đãng qua cặp môi dày, đều đặn, và hàng lông mày hơi xếch. Con tình nhân luôn miệng thề thốt của gã đó, đang thở hơi thở còn mùi Henessy thoang thoảng, chắc đầu hôm bão dữ! Mẹ, nhìn nó ngủ, đôi mắt gã thoáng tối khi chiếc áo ngủ bằng ren khoác hờ hững không che hết thân hình trắng trẻo phẳng lì. Cười nhạt, gã bước tới gần hơn, im lặng nhìn một lúc nữa, nhẹ nhàng lay lay vai ả:
                          Hằng, Hằng! Hằng! …
                          Ả tỉnh ngủ thiệt, dòng máu giang hồ không hề chìm lụi, ngồi bật dậy, lùi ra sau, đưa mắt nhìn gã. Nhận ra, đôi môi gã bỗng xoè hai mép hơi bĩu xuống, nũng nịu:
                          Anh làm hết hồn, về khi nào?
                          Hôm nay.
                          Bọn thằng Hoàng tìm anh dữ lắm, biết không?
                          Biết.
                          Quen với kiểu nói cộc lốc của gã, Hằng không nói nữa, sà vào ngực gã, hai bàn tay khẽ luồn sâu vào hai bên nách, làm gã nhột nhạt, cảm giác nhột nhạt quen thuộc mỗi khi gần cô ả sành ăn chơi nhảy nhót này, sành hết mọi thứ… Gã ngồi im, con nhỏ thấy lạ lạ, ngẩng đầu lên nhìn, lại cũng cộc lốc:
                          Chán à?
                          Gật đầu, gã hỏi chuyện gã đang cần:
                          Thằng Hoàng đang ở đâu?
                          Em làm sao biết? – Hằng trả lời, ngơ ngác mở to mắt.
                          Thừa hiểu cô nàng, giọng gã lạnh tanh:
                          Em biết.
                          Đôi mắt sắc lạnh như dao, Hằng biết có chuyện lớn, mỗi khi nhìn thấy ánh mắt này, liền chối quanh:
                          Thiệt là em không biết!
                          Nói đi! Tôi cần!
                          Nhìn gã trân trân, một thoáng, Hằng giận dỗi lùi ra sau, vùng vằng, lầm bầm:
                          Mẹ anh, lúc nào cũng vậy! Nó đang ở chỗ bàn Bida Tân Minh.
                          Tôi cần biết chỗ nó ở kia!
                          Chung cư Văn Thánh Bắc, lầu 3, phòng 316. Có chuyện gì rồi?
                          Em không biết à? Vừa nói gã vừa nhích tới, đôi mắt nhìn thẳng vào cô nàng. Hơi sợ cái tia nhìn như thú hoang của gã, mỗi lucù như thế này, ả lùi sâu nữa, dựa lưng vào đầu giường:
                          Anh nói hay quá! Làm sao em biết chuyện gì?
                          Vậy chiếc Rabel của tôi nó đang ở đâu?
                          Đôi mắt thất thần, Hằng nhìn gã chăm chăm, rồi nói như van vỉ:
                          Anh tha em, em nghe nó nói anh bị bắn chết khi chạy trốn.
                          Gã hừ mũi, không nói thêm nữa, đổi hướng nhìn qua cửa sổ, thấy trời đang sáng dần, chắc phải chuồn nhanh. Đút tay vào túi áo gió để biết chắc rằng bọc tiền của mụ Tư và chìa khoá nhà con đàn bà đang đối diện đã nằm trong ấy, gã quay nhìn Hằng, thở ra một hơi dài, có chút phiền muộn:
                          Làm sao đây, nếu em là anh?
                          Hằng biết đến lúc rồi, gã biết chuyện hết rồi, với cái giọng kiểu như thế. Thằng Hoàng chó chết, mày sẽ biết tay, dám nói xạo bà! Đối phó với cái khối thép nguội này trước đã. Aû vừa nghĩ ngợi, mà người thì trườn tới, cố tình hơi cúi xuống để lộ bầu ngực trần tròn trịa, căng phồng với đôi núm vú săn chắc hồng hào sau chiếc áo ngủ, định lôi gã vào cuộc chiến. Nhưng ánh thép loé lên, khi kịp nhận ra máu chảy xuống tới bờ môi từ hai má, ả ngất xỉu trong ánh nhìn lặng ngắt của gã đàn ông với hàm râu quai nón xanh lún phún, lồ lộ vẻ điển trai bặm trợn mà ả thích mê từ lúc gặp gã lần đầu tiên ở Metropole Hotel…
                          **********oOo**********
                          #43
                            huyennguyen 06.02.2006 04:42:49 (permalink)
                            Người ta thấy có một gã đàn ông cao cao, luôn đội nón sùm sụp, ăn vận bụi bặm, cầm một chồng báo rất to, bán dạo dọc trên đoạn quốc lộ 13 đoạn từ ngã tư Bình Phước đến cầu vượt Sóng Thần theo mỗi chuyến xe tốc hành từ bến Miền Đông ra hướng Biên Hoà. Không có gì đặc biệt ở người này, trừ vẻ làm việc rất nhàn nhã của hắn, mặc dù trông hắn chẳng khá khẩm hơn những người đồng nghiệp là bao, thậm chí nếu không muốn nói là hắn trông nghèo nàn hơn rất nhiều. Buổi sáng người ta thấy hắn ngồi uống cafe ở ngay góc ngã tư Bình Phước, ở một quán nhỏ nép sát vào cạnh một con đường hẻm dẫn vào một xóm sâu hun hút. Hắn bao giờ cũng là vị khách đầu tiên của quán vào buổi sớm. Cô bé phục vụ bàn ở quán, ngày đầu tiên thấy hắn trong bộ đồ jean lủng gối, đáy xệ với cái áo thun cũ sờn, rách vài chỗ ở ngực áo, trên đầu vai, không dám hó hé, rón rén bưng dọn chỗ hắn ngồi. Nhưng rồi thấy hôm nào hắn cũng tới, mà không làm việc gì khác là ngồi lấy trong chồng báo sớm của mình ra một vài tờ nào đó, yên lặng hút thuốc, nhâm nhi cafe và đọc lướt tất cả. Có những hôm con bé để ý thấy hắn không đọc dòng nào, mắt vẫn nhìn vào trang báo giở rộng, mà không cục cựa một chút nào. Đầu hơi cúi, giống như hắn chìm vào một cơn ngủ gục bất ngờ. Nhưng không lâu, và cũng hiếm khi thấy lại, nên con bé tò mò về cái ông bán báo này lắm. 14 tuổi, con nhỏ đang học ở trường cấp 2 gần đó, dù quê quán nó tuốt luốt miệt miền Trung nắng nóng. Nó vào phụ việc cho dì bà con xa, vừa bán vừa học. Mẹ nó viết thư vào, bảo nghỉ học hẳn đi, ở nhà phụ dì, nó kiên quyết không chịu, xin dì làm thêm nhiều việc vào buổi tối để được đi học. Nó học Văn khá, cô giáo chủ nhiệm lại là giáo viên Văn, rất khen nó, dù chất giọng đầu sóng ngọn gió của dải đất lũ hạn vẫn còn nằng nặng thổ âm; vì thế mà trong cái đầu óc hiếu kì của lứa tuổi, nó nghĩ chắc người đàn ông kia, có điều chi tâm sự. Một lần, nó đánh bạo, sau khi bưng ly cafe được pha rất đậm, người khách này không thích uống nhiều, chỉ thích uống đậm, đặt xuống bàn nhẹ nhàng, nó lỏn lẻn hỏi:
                            Chú ơi! Chú có chuyện chi răng?
                            Người đàn ông ngước nhìn nó, lần đầu tiên nó nhìn thấy đôi mắt của người khách này. Một đôi mắt sáng sắc bén, nằm dưới cặp lông mày đậm ngang ngược. Đôi mắt đầy uy lực, làm nó hơi sợ, nhưng anh ta thu ngay ánh mắt như gươm đó, nhìn nó từ trên xuống dưới, ra chiều nghĩ ngợi thoáng qua, rồi cất giọng chầm chậm hỏi nó:
                            Sao con lại hỏi chú như vậy? Con được bao nhiêu tuổi rồi?
                            Con nhỏ không ngờ anh ta hỏi vậy, luống cuống nhưng lấy bình tĩnh được liền:
                            Thấy chú buồn, con 14 tuổi rồi.
                            Người khách ậm ừ, rồi không nói gì thêm, nhìn nó khá lâu, rồi lẩm bẩm: “14 tuổi… 14 tuổi…”. Hình như thấy mình sao đó, anh ta bảo con bé:
                            Thôi, con vào phụ bán đi, chú không sao!
                            Con bé đi vào, như vẫn thấy anh ta lầm thầm mãi số tuổi của nó.
                            Gã đó. Từ sau chuyến lao đao vì bị săn đuổi, gã trốn về đây, cả Hưng cũng không biết, bán nốt hai chục ngàn đô chôn bên góc quán mụ Tư, dưới mé cầu, lẫn tiền của mụ, cũng đến gần ba mươi bảy ngàn, mà gã biết nhất định có dịp dùng tới, thuê một căn gác nhỏ trong con hẻm này, rồi bán báo kiếm miếng bỏ bụng chờ dịp xuất đầu lộ diện trở lại. Chỉ còn cách này, vì bây giờ làm gì cũng nguy hiểm, phải chọn chỗ nguy hiểm nhứt, hoạ may còn đường sống. Sự quan tâm hơi dài tay và hồn hậu của cô nhỏ quê mùa, khiến cho gã thấy bối rối. Hơn cả bối rối, nó làm cho gã nhớ lại hết thảy những thứ mà gã chôn kĩ trong mơ bòng bong của quá khứ tối tăm. 14 tuổi ư? Gã biết thế nào là mất mẹ. 14 tuổi, gã chứng kiến cảnh tan đàn xẻ nghé của một gia đình chỉ kết buộc mơ hồ với nhau qua bàn tay như sợi chỉ đỏ của người phụ nữ tài hoa, đảm đang ấy. 14 tuổi, gã rời ngôi nhà mẹ, để về ở với cha trong một tư thất khang trang ở thị xã, cạnh người dì trẻ, hơn gã chừng con giáp, với những ngày tù ngục khốn đốn của tuổi dậy thì mẫn cảm, bồng bột. 14 tuổi, gã bước sang tuổi 15 với quyết định xin cha lên Sài Gòn học chuyên ban để luyện võ ôn văn cho 3 năm cuối cấp. Thời đó gã học giỏi thiệt! Mẹ, sao mà lúc đó cái gì cũng nhớ, cũng muốn học? Cha gã tất nhiên đồng ý ngay vì ông già cũng thấy những bất hoà giữa gã và người dì. Tống phắt nó đi vừa được tiếng lo cho tương lai của con trai, vừa đỡ bực bội. Gã cũng biết điều đó nên đi được là biền biệt luôn. Tháng ông già cho vài triệu để tự túc trên này, gã dư biết mấy. Thời ấy, chỉ học chứ có làm mẹ gì đâu mà xài cho hết số tiền đó? Không biết xài tiền vào việc gì, lâu lâu chán thành phố bỏ đi lang thang Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết, Cần Thơ, có bận ra tận miền Trung qua Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị cả tháng trời. Tết, hè, lễ lạt cũng không về. Oâng già có nhắn, gã chỉ im lặng không hồi đáp. Học hết cấp 3, gã thi đỗ Đại Học với số điểm ngất ngưỡng, đủ để mang danh á khoa Đại Học Tổng Hợp. Ngay năm đó, ông già bệnh nặng, tụt huyết áp, phải vào viện. May không chết, nhưng chỉ còn cách nằm nhà xơi nước. Con Hồng, dì ghẻ gã, tha hồ tung hoành với đống gia sản đồ sộ của ông chủ tiệm kim hoàn cỡ bự ở Tây Ninh là cha gã. Nhưng lại không cho gã thêm đồng nào nữa từ khi đó. Chỉ về thăm nhà một hôm, sáng ra chỉ mặt con dì ghẻ ấy, gã buông một câu:
                            Bà sẽ chết, nếu tôi không nghĩ tới cha tôi.
                            Mà thiệt, gan của gã lúc ấy là cho nguyên một con dao vào họng mụ, coi xem máu của mụ đen hay đỏ, mà khốn nạn thế! Nhưng nhìn ông già nằm thở oxi, hắn không đủ sức làm. Oång thương mụ nhiều kinh khủng, mà già rồi, xúc động dễ ổng theo con mẻ lắm. Bỏ đi luôn không về, gã bắt đầu lao vào kiếm sống để học Đại Học bằng bàn tay mảnh dẻ trắng trẻo quen cầm viết hơn là cầm cuốc xẻng, xách bưng. Gã làm đủ thứ, phụ việc nhà hàng, làm bồi, tiếp thị (nói cho sang, thật ra là đi phát tờ rơi mấy tụ điểm ca nhạc, trường học, ngã tư…), ngay cả làm phu hồ trong những công trình xây dựng dọc sông Sài Gòn. Lắm lúc trong những trưa nắng như đổ lửa trên đầu, nghe tiếng chửi mắng vô cớ của bọn chủ thầu, gã uất hận tràn máu. Không làm gì khác hơn được, lây lất gã sống như thế nhưng học đến năm thứ 4 thì gã bỏ hẳn Đại Học, và cuộc đời xui cho gã gặp mụ Tư...
                            #44
                              huyennguyen 27.02.2006 02:18:50 (permalink)
                              Thanh ngồi trên chuyến xe tốc hành từ Vĩnh Long về, tự hỏi mình: “ Sao mình lại có thể ngồi trên xe mà chưa ói nhỉ?” Thanh rất hay nôn thốc mọi thứ trong bụng khi ngồi trên những chuyến xe như thế này và cô không bao giờ ngồi xe tốc hành trong những chuyến đi công tác, ngoại lệ là hôm nay. Đưa mắt nhìn ra ngoài, hàng cây hai bên đưòng lấp loá vùn vụt. Thanh ngẩn ngơ, mọi thứ trôi thật nhanh, như hàng cây kia. Ngày nào cô chỉ là con bé đen nhẻm vì nắng với mái tóc hoe vàng cắt ngắn phải luôn dời nhà vì cha mẹ cô thất lạc tin nhau, cô được gửi cho một người đàn bà nuôi hộ. Bây giờ, cô cũng liên tục xuôi Nam ngược Bắc vì những công trình xây dựng cứ bắt cô phải chạy theo công việc. Từ ngày cô trở thành giám đốc chi nhánh của tập đoàn BSEI tại Việt Nam, cô dường như không còn thơi gian để mà nghĩ gì ngoài công việc. Những chuyến bay ngắn ngủi từ Bắc vào Nam hay ngược lại, chỉ đủ để cô thiu ngủ vì mệt mỏi đã tràn lan khắp người khi lên đến ghế máy bay. Một ngày bất chợt, như hôm nay, không thể di chuyển bằng xe công ty, cũng không thể đi máy bay, cô đành ngồi xe tốc hành về thành phố để kịp điều hành trực tiếp tại công trường. Nghe giọng Hạnh gấp gáp, vì chủ đầu tư đòi kiện đơn vị thi công không theo kịp tiến độ hợp đồng, mà điều phối viên chưa thể tính toán chính xác khối lượng công việc cho những ngày tới, cô không chờ xe công ty xuống rước nữa, chạy về. Không thể ngủ vì không quen, cô đưa mắt nhìn ra ngoài hoài và cứ nghĩ miên man về những ngày cũ của mình. Ngày cha mẹ cô gặp lại nhau, cô mới biết cha mình là một nhà trí thức hoạt động Cách Mạng, đang làm hiệu trưởng tại một trường Đại Học lớn ở TPHCM. Cô theo cha và mẹ vào Nam, từ đó cô bé lũn cũn tóc ngắn rời bỏ những trò nghịch ngợm đường phố, trở thành cô học trò trắng trẻo xinh xắn xuất sắc của trường Đại Học Xây Dựng. Cái duy nhất còn giữ lại được ở cá tính như con trai ngày xưa là ngành mà cô chọn học. Thế mà đã gần 20 năm. Cô cũng đã bước qua tuổi 30 năm ngoái, tóc lớm chớm có sợi bạc, nhưng khuôn mặt vẫn đầy nét trẻ trung như thiếu nữ. Sóng mũi thẳng, môi hơi mỏng sắc sảo, đôi mắt sáng luôn ẩn hiện những tia sáng của lòng tin và sự khôi hài khiến cô trông trẻ hơn tuổi rất nhiều…
                              Về đến ngã tư Bình Phước, gío thổi vào khung cửa khiến cô rùng mình, so đôi vai thon, nắn nắn cổ áo, chợt bật cười: “ Gía mà có người đàn ông nào đó đang ở đây, sẽ suýt soa khi thấy cô lạnh, và choàng qua vai cô một chiếc áo ấm với lời trách móc yêu thương nhỉ?...”
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 6 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 76 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9