TIỂU ỐC
hathu9hn 08.04.2010 10:10:51 (permalink)
0
(Truyện ngắn của Trương Nhân Lâm)

(Ốc: âm Hán Việt có nghĩa là căn phòng, ngôi nhà, ở đây dịch nguyên âm Hán Việt để giữ nguyên ngụ ý mà tác giá gửi gắm vào tên truyện)

Tôi không được biết cuộc đời của Vương Thuận lúc nhỏ, khi tôi nhớ được, Vương Thuận đã là lao động chính trong gia đình. Tôi không biết anh ấy có tuổi thơ như thế nào, tôi cũng chưa từng có ý dịnh tìm hiểu. Tôi chỉ cảm thấy lạ là cha mẹ anh ấy tuổi đã cao, xem chừng không trẻ hơn bà ngoại của tôi, nhưng Vương Thuận chỉ hơn tôi khoảng chục tuổi. Tôi không thể gọi anh ấy là chú, nhưng xem tuổi tác của cha mẹ anh ấy, tôi cũng không thể gọi bằng anh. Nên khi không có mặt anh ấy, tôi thường gọi thẳng tên, còn trước mặt tôi cố tránh việc xưng hô (Trong Tiếng Trung, người ta nói chuyện với nhau chỉ dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai)

Trong thôn của chúng tôi, có hai đội sản xuất, ở giữa là trường tiểu học, phía bắc gọi là Thượng Vương, phía nam gọi là Hạ Vương. Người ở Hạ Vương đều mang họ Vương, người ở Thượng Vương gồm rất nhiều họ. Họ của tôi cũng không phải họ Vương. Vương Thuận cũng sống ở Thượng Vương, nhưng anh ấy lại không cùng dòng họ với những người họ Vương khác trong thôn. Vì chẳng bao giờ thấy anh ấy xưng huynh đệ với những người cùng trang lứa trong thôn hay gọi các vị tiền bối họ Vương là bác hai hay chú ba gì cả. Nhất là tên của anh ấy thiếu chữ đệm “Đức” ở giữa như mọi thành viên của dòng họ Vương.

Khi tôi bắt đầu biết phân biệt nhà gạch nhà tranh, cả Thượng Vương và Hạ Vương chỉ có nhà Vương Hậu Sinh là xây gạch. Vương Hậu Sinh là bí thư của thôn, sau này là chủ nhiệm thôn nghe đâu mới chết cách đây hai năm, mới thay người khác. Nhưng căn phòng của nhà Vương Hậu Sinh không có được cái hào quang lâu dài như chủ nhân của nó. Sau khi nhà Vương Hậu Sinh xây gạch, hai ba năm sau trong thôn năm nào cũng có nhà mới xây gạch, hơn nữa nhà càng ngày càng đẹp. Thấm thoắt trong thôn nhà tranh đã không còn nhiều nữa, người trong thôn cũng không ở trong nhà tranh nữa mà chỉ dùng để chứa trâu bò hoặc đồ lặt vặt. Vậy mà khi ấy ngay giữa thôn vẫn tồn tại ngôi nhà tranh ba gian là nơi ở của gia đình Vương Thuận, dân trong thôn từ đấy gọi cha mẹ anh là “Ông bà tiểu ốc”.

Có lẽ do ngôi nhà ở ngay giữa thôn, có lẽ do cảm giác ấm cúng mà ngôi nhà đem lại, mỗi tối mùa đông rất nhiều người tụ tập đến nhà Vương Thuận để đánh bài ba cây. Nhất là vừa xong bữa cơm tối, Vương Hậu Sinh đã đặt mông ngồi giữa bàn, chia xong bài thì lắc loạn con súc sắc trong tay, miệng la bai bải: “Mau đến đặt tiền nào, ít nhất 1 hào, nhiều nhất một đồng, chỉ xem không thắng, thả tiền là thắng”. La một hồi, quanh bàn trẻ con đã bu đầy. Loại tiền 1 hào vun thành đống ba góc bàn, Vương Hậu Sinh thấy tiền đặt đã tương đối liền tung súc sắc trong tay, miệng hô: “Hạ!”

Trò đánh bạc nhỏ này kéo dài khoảng một tiếng, sau đó người lớn trong thôn đều lục tục kéo đến, Vương Hậu Sinh ngồi sang góc đầu bàn, vị trí của trưởng thôn, trẻ con cũng bị người lớn đẩy ra ngoài còn họ kẻ đứng người ngồi chen chúc trên bao thóc, tựa hồ muốn trèo lên tới mái.

Lúc này, ông tiểu ốc tất bật bưng trà rót nước cho khách chơi bài, đợi khi trưởng thôn tính tiền xong hô lớn: "Lão tiểu ốc, năm đồng này cho ông, lão tiểu ốc, mười đồng này cho ông", lão tiểu ốc đều hai tay đỡ lấy nói “Cho nhiều rồi, cho nhiều rồi”. Ông bà tiểu ốc đều không đánh bạc, Vương Thuận cũng không đánh bạc, đám thanh niên chạc tuổi anh ấy cũng không tụ ở đây đánh bạc. Khi nông nhàn nhóm thanh niên này không phải hôm nay bẫy chim thì ngày mai đánh cá, ban ngày chẳng thấy có mặt ở thôn, ban đêm lại đem ghi ta ra đàn hát ở sân trường tiểu học. Vương Thuận không đánh bạc, cũng không tham gia vào nhóm thanh niên ấy, cứ như là đi trốn, ăn cơm xong thì không thấy tăm dạng đâu nữa. Mọi người mải đánh bài cũng chẳng ai buồn để ý.

Bọn trẻ con bị đẩy ra ngoài, kéo nhau ra sân quậy trò. Đêm nào đẹp trời trăng sáng, trẻ con Thượng Vương tụ thành một hội mò xuống Hạ Vương lùng sục, nếu thấy một đứa hoặc nhóm vài đứa trẻ không ở gần Tiểu Ốc liền xông vào đánh cho nó một trận, lý do là năm nọ, con lợn của Hạ Vương mò xuống ăn cây bông của một gia đình nhà Thượng Vương. Chả đứa nào biết chuyện xảy ra từ năm ngoái hay năm kia, cũng chả biết có thật hay không, chỉ cần lấy bừa lý do và đánh. Đánh xong liền chạy ra gần sân trường tiểu học nơi nhóm thanh niên trai gái đang đàn hát, hô to: “Người Hạ Vương đâu ra đây”. Hô xong chẳng chờ người ta kịp nhóm lại thành đội, chạy biến. Tụi trẻ con chúng tôi đem cái niềm hân hoan kiêu ngạo của kẻ chiến thắng đi xem trộm nhóm thanh niên đàn hát, trong nhóm ấy luôn luôn thiếu hai người là Vương Thuận và cô gái từ sớm đến tối chỉ ở nhà xem sách Trương Tú Mai.

Chúng tôi không thể thiếu một thủ lĩnh để dẫn đầu nhóm, vị thủ lĩnh ấy là Trương Tú Dương, là người lớn tuổi nhất trong hội chúng tôi dù thủ lĩnh chỉ hơn tuổi vị thủ lĩnh thứ hai Vương Thành Phi có 1 ngày tuổi. Nhưng Trương Tú Dương trở thành thủ lĩnh không chỉ dựa vào tuổi tác mà còn vì đã đánh bại Vương Thành Phi trong một trận đấu và trở thành thủ lĩnh của hội. Thủ lĩnh của Hạ Vương là Vương Thành Kim, đã từng giao đấu với Trương Tú Dương mấy phen, thắng bại chia đều, nên đôi bên còn chưa tâm phục khẩu phục, mà đội ngũ đôi bên cũng từng mấy lần giao chiến, bất phân thắng bại nên thật khó phân thấp cao.

Chẳng bao lâu sau, thời cơ đến. Trương Tú Dương quyết định dẫn chúng tôi làm một việc lớn, hạ địch tiên hạ thủ. Sáu người chúng tôi mò được nhà Vương Thành Kim, trong ngoài nhà đều không có đèn. Trương Tú Dương lệnh cho Vương Thành Phi dẫn hai tiểu đệ canh cửa, một là để ra ám hiệu, hai là đề phòng Vương Thành Kim chạy trốn. Trương Tú Dương dẫn ba đứa chúng tôi len lén vượt qua tường rào, áp tai vào cửa nghe ngóng, bên trong có tiếng người nói chuyện, xen lẫn tiếng nói là tiếng cười khanh khách, là tiếng con gái, chị Vương Thành Quyên, chị gái Vương Thành Kim, còn có tiếng đàn ông, nghe giọng ồm ồm không rõ, nhưng nhất định không phải Vương Thành Kim. Một lát sau nghe ra là tiếng Vương Thuận. Quân phản đồ, dám đến nhà địch thủ làm Hán gian, còn ở trong nhà người ta mà cười cưới nói nói chứ. Chả trách, lần trước tôi bị bọn trẻ con Hạ Vương vây đánh gần nhà Vương Thuận chả thấy hắn ra ứng cứu gì cả, chắc còn là nội ứng.

Sau khi xác định là Vương Thành Kim không có nhà, chúng tôi lại len lén quay ra, nhưng kể từ đó xem Vương Thuận là quân phản đồ. Dẫu vậy anh ta hơn chúng tôi khá nhiều tuổi, lại không thuộc hội chúng tôi, mà nhất là thủ lĩnh Trương Tú Dương cũng không phải đối thủ của hắn, chúng tôi thôi đành nuốt giận suông. Nhưng làm sao người Thượng Vương với người Hạ Vương có thể ở cùng với nhau cười cười nói nói thế nhỉ. Trước đây chẳng để ý việc hắn không đánh bài, cũng không chăm chỉ ở nhà đọc sách như chị Trương Tú Mai, hoá ra lại ở nhà tình địch của chúng tôi. Không chỉ buổi tối, ban ngày cũng thấy hắn hay chạy xuống Hạ Vương. Chúng tôi rất tức giận nhưng chả có cách nào cản trở hắn được.

Những ngày nông nhàn là vào mùa đông, sang xuân công việc lại bận rộn trở lại. Cha mẹ Vương Thuận tuổi đã cao, từ lâu không thể làm lao động chính. Vương Thuận cả ngày bận trong bận ngoài làm việc không biết mệt mỏi. Làm hết việc trong nhà lại sang giúp hàng xóm. Người lớn trong thôn không ai không quý Vương Thuận, đều đem Vương Thuận làm gương dạy con cái. Còn việc hắn thường xuống Hạ Vương, đến nhà Vương Kim Thành dường như chẳng ai quan tâm.

Xong công việc thu hoạch và nhổ giạ vụ xuân, sang hạ lại có một kì nông nhàn ngắn, kì thực là còn rất nhiều việc vặt như gieo mạ, bón phân, phun thuốc, nhổ cỏ cho cây bông, cây lạc nhưng những việc ấy đều có thể làm thong thả nên những người già như ông bà Tiểu ốc cũng có thể làm.

Những chiều hè, Vương Thuận thường chăn trâu trên ngọn đồi sau nhà, đến chập tối lại cùng Vương Thành Quyên lững thững dắt trâu về. Vương Thuận cưỡi trên lưng trâu, Vương Thành Quyên cũng cưỡi trâu nhưng lại lót một tấm nệm bên dưới. Không chỉ những lúc chăn trâu, cả những phiên họp chợ hay hội hè cũng thấy hai người quấn quít, thấy mặt người này là chắc chắn người kia ở cách đấy không xa.

Những đêm hè, không còn cái thú tụ tập đánh bài nữa, trong nhà nóng như cái lồng hấp, muỗi cũng hoành hành như muốn xua người đi. Mấy năm đầu, đám thanh niên và trẻ con trong thôn thường vác chiếu lên ngủ trên nóc mái bằng nhà Vương Hậu Sinh, ở đấy hát hò nghe radio, buôn chuyện trên trời dưới biển chán chê mới đi ngủ. Về sau nhà mái bằng xuất hiện nhiều, mọi người không tụ tập ngủ nữa. Nhưng trẻ con thì bất kể thời tiết, miễn có trăng sáng là kéo đi đánh nhau. Rồi tình cờ bắt gặp Vương Thuận với Vương Thành Quyên ríu rít chuyện trò trong sân trường tiểu học hoặc trên con đường nhỏ rìa thôn. Không biết người trong thôn có như chúng tôi xem Vương Thuận là kẻ phản đồ không, nhưng chả thấy ai nhiếc móc, còn khen họ thật đẹp đôi. Ông Tiểu ốc cứ nghe làng xóm bông đùa bảo Vương Thành Quyên sắp làm con dâu hai cụ, lại cười híp mí: “Ây dà, con bé đó đẹp xinh như vậy, thằng Vương Thuận nhà tôi lấy đâu ra cái phúc đấy”.

Vương Thành Quyên quả nhiên rất xinh đẹp, mắt to, miệng nhỏ, giọng nói trong trẻo, tuy chúng tôi đều xem em trai chị ấy là kẻ thù, nhưng lại chẳng thấy ghét chị ấy. Mùa nào cũng vậy, quần áo của chị lúc nào cũng sạch sẽ, xinh đẹp hơn những cô gái khác.

Cuộc sống ở nông thôn chuyển xoay theo thời tiết, công việc lặp đi lặp lại năm này qua năm khác chỉ duy nhất một thứ không lặp lại là tuổi tác. Chỉ kịp thấy mới qua mấy mùa xuân, đã phải giã từ trường tiểu học trong thôn lên huyện học sơ trung. Lên đến sơ trung tôi và Vương Thành Kim không còn là kẻ thù nữa. Sáng nào chúng tôi cũng hẹn nhau ở cổng trường tiểu học, đi bộ sáu bảy cây số lên huyện, dọc đường chuyện trò huyên náo.

Một sáng nọ, vừa gặp tôi ở cổng trường tiểu học, Vương Thành Kim hỏi: “Này, cậu có biết sao anh Thuận mới hai mấy tuổi mà cha mẹ đã hơn sáu mươi không?” Tôi lắc đầu nói không biết. Vương Thanh Kim đắc ý nói: “Cha anh ấy vô tình giết người, ngồi tù 20 năm, ra tù mới sinh Vương Thuận”. Ông Tiểu ốc là tội phạm giết người. Lão Tiểu ốc dáng ngườI thấp bé, từ xưa tới nay chưa từng to tiếng với ai, sao có thể phạm tội giết người được nhỉ. Thấy tôi không tin, Vương Thành Kim nói tiếp: “Tôi kể chuyện này, cậu đừng nói vớI ai. TốI qua, cha tôi bảo Vương Thuận về sớm, lạI nói về sau đừng đến nữa. nhưng anh ấy rất khá, không những không đi, còn nói muốn được kết hôn vớI chị tôi, cha tôi lắc đầu, Vương Thuận vẫn ở lỳ không đi, cha tôi mớI nói ông không thể gả con gái cho con trai kẻ giết ngườI được. Lúc đấy, Vương Thuận mớI chịu, mình hỏI cậu cha anh ý không giết ngườI thì sao anh ý phảI bận tâm chứ, sao cha anh ý lạI có con muộn như vậy được?”

Tôi vẫn không tin Lão Tiểu ốc có thể giết người, nhưng Vương Thuận nói chuyện mắt thấy tai nghe như thế cũng không thể không tin. Bởi vậy vừa tan học, tôi chạy về hỏi nội, mới biết quả nhiên Lão Tiểu ốc khi còn trẻ từng phạm tội giết người.

Không lâu sau khi Vương Thành Kim tiết lộ với tôi chuyện của Lão Tiểu ốc, chị của nó thoát ly đi làm công nhân, nghe đâu là lên tận Thượng Hải. Thượng HảI ở đâu nhỉ, trong sách mô tả là nằm ở phía bắc Trung Quốc nơi con sông Trường Giang đổ ra biển, sông Trường Giang ở đâu nào ai biết, chỉ biết đó là một nơi rất xa, rất xa.

Mùa đông năm ấy, lại có đến nửa ngườI trong thôn đến nhà Vương Thuận đánh bài, Vương Thuận cũng ở nhà, cũng chơi ba cây. Nhưng thanh niên trong thôn ngày càng ít, ngoại trừ Trương Tú Mai đã lên đại học, còn thanh niên trong thôn ngoài hai mươi tuổI đều thoát ly đi làm công nhân. Vương Hậu Sinh nhân lúc đánh bài hỏi thăm Vương Thuận sao không đi thoát ly, hôm qua có đứa này mớI gửI tiền về nhà, hôm kia có đứa nọ mớI dẫn bạn gái về ra mắt, cưới vợ chẳng tốn một xu (nông thôn Trung Quốc có tục thách cướI rất cao). Vương Thuận chỉ im lặng mân mê con bài, như thể chỉ chú tâm vào việc đánh bạc. TốI hôm ấy, Vương Hậu Sinh lạI quen miệng gặng hỏI mấy lần việc thoát ly, Vương Thuận im lặng, còn Lão Tiểu ốc không đừng được chen vào: “Tôi với bà ấy còn sống được bao lâu nữa? Nó đi rồi, tôi với bà ấy nằm xuống thôn có lo cho không? Anh là trưởng thôn, anh nói xem, nếu sau này chúng tôi có mệnh hệ gì thôn có đứng ra chôn cất không, nếu anh đồng ý, ngày mai tôi cho nó đi làm công nhân liền, lên Thượng HảI làm công nhân”. Vương Hậu Sinh nói, nếu không có con trai, thôn mớI phảI đứng ra lo việc mai táng, chứ lão có con trai sao lạI bắt thôn phảI đứng ra lo được? “Thì thế, tôi nuôi thằng con trai cốt là để có đứa chống gậy lúc lâm chung, chứ không tôi nuôi nó làm cái ích gì?”Vương Thuận ngồI bên chỉ im lặng, xem như họ đang nói về ngườI khác không phảI chuyện của mình.

Vương Thành Kim không học cao trung, học xong sơ trung liền đi làm công nhân ở Thượng HảI, nghe nói làm ở chỗ chị gái nó. Tôi cũng một mình rời xa thôn lên huyện học cao trung. Học cao trung, bài vở nhiều, mỗI lần về nhàchẳng kịp thờI gian đi thăm làng trên xóm dưới. Dẫu vào vụ đông ngày nông nhàn, tôi cũng chỉ ở nhà chui trong chăn đọc sách, chẳng còn đến Tiểu ốc đánh ba cây. Nhưng vẫn còn hóng hớt được một số chuyện trong thôn. Đầu tiên là nghe nói Vương Thành Quyên đã kết hôn, lấy một ngườI làm cùng trên Thượng HảI, nhà ở cùng huyện nhưng cách thôn chúng tôi khá xa. Tôi cũng có đứa bạn cao trung nhà bên đấy, nhưng chưa bao giờ hỏI thăm nó về cuộc sống của chị Quyên, mà chỉ cảm thấy tiếc cho anh Vương Thuận. Kể từ đó, gặp Vương Thuận cứ thấy anh khang khác, nhưng khác ở chỗ nào thì tôi chịu chẳng biết nói thế nào.

Không hiểu vì Vương Thuận là con kẻ giết ngườI, hay vì nhà anh ấy chỉ là nhà tranh mà thanh niên trong thôn lần lượt lấy vợ hết, chỉ còn Vương Thuận vẫn lẻ loi một mình. Có ngườI khuyên Vương Thuận đi thoát ly, ra ngoài không ai biết cha anh ý giết ngườI, cũng không biết nhà anh ý là nhà tranh mái lá, thế nào chẳng lấy được vợ. Nhưng ông bà Tiểu ốc nhất quyết không đồng ý, ngườI khác cũng không dám khuyên nhiều. Mùa đông năm tôi học cao trung năm thứ ba, Vương Thuận cất lên hai gian nhà mái bằng sau ba gian nhà tranh, nhà tranh vẫn để đấy nhưng một gian dùng để nhốt trâu, cất nông cụ, một gian để ông bà Tiểu ốc ngủ và một gian để đánh bài. Tuy đã có hai gian mái bằng nhưng vẫn là hai gian nhỏ nhất trong thôn, thành thử ông bà Tiểu ốc vẫn cứ là ông bà Tiểu ốc.

Mùa hè năm sau, tôi tốt nghiệp cao trung, ở nhà chờ kết quả thi đạI học, chả biết kết quả ra sao nhưng hơn mườI năm đèn sách cũng căng hết cả óc ra rồI, nay được nghỉ cảm thấy rất thoảI mái. LạI là mấy ngày nông nhàn ngắn vụ, cả thôn đều sốt ruột thay cho Vương Thuận, bây giờ nhà mớI có rồI, nhưng anh Vương Thuận hơn ba chục tuổI đầu vẫn chưa lấy được ai. Đương khi mọI ngườI trong thôn đều chắc mẩm phen này con trai kẻ giết ngườI sẽ cả đờI cô đơn mất thì trưởng thôn Vương Hậu Sinh đưa hai ngườI từ nhà Vương Minh đến. Một nam một nữ khoảng bốn năm chục tuổI, nói tiếng bản ngữ rất khó nghe. Lát sau phảI nói rất chậm vừa nghe vừa đoán mớI biết họ từ Vân Nam đến, ở đó rất nghèo, họ có một con gái, sợ con gái cũng phảI trảI qua cuộc sống nghèo khổ như mình, họ đưa con gái tìm nơi để gả. Vương Hậu Sinh được làm ông mai, yêu cầu nhà Vương Thuận đưa ba nghìn tệ làm sính lễ để gả con gái.

Cũng không biết nhà Vương Thuận làm thế nào xoay ra số tiền ấy, nhưng cuốI cùng cô gái đã ở lạI, rồI làm tiệc linh đình mờI cả thôn đến chứng kiến, pháo đốt tưng bừng, xem như đã kết hôn. Có ngườI hỏI cô gái họ gì, tên gì, phần vì xấu hổ, phần vì nói không rõ, hay vì nghe không hiểu, qua một hồI hỏI qua hỏI lạI ra hiệu đủ trò, mọI ngườI đều nhất trí cô ấy họ Ca, trong thôn đều gọI cô ấy là Tiểu Ca. Tôi thì cho rằng cô ấy họ Cát, nhưng có lẽ cũng chẳng ai thèm tính đếm xem trên đờI này có họ nào là họ Ca thật không, cứ cho Tiểu Ca mang họ Ca là được.

Tiểu Ca rất xinh đẹp, cằm nhỏ, tóc dài đen nhánh, xem ra trẻ hơn Vương Thuận rất nhiều, trắng hơn các cô gái ở đây nhiều, nhưng không hiểu sao tôi cứ đem cô ấy so sánh vớI Vương Thành Quyên, vẫn thấy chị Quyên có phần đẹp hơn. MớI đầu Tiểu Ca hay khóc, có ngườI đến khuyên giảI, Tiểu ca vừa khóc vừa kể lể, nhưng chẳng ai hiểu cô ấy nói cái gì. Bà Tiểu ốc từ sáng đến tốI chỉ quanh quẩn vớI cô ấy, cũng chẳng nói năng gì. MọI ngườI trong thôn đều cho là Tiểu Ca do nhà Vương Thuận mua về thôi, đều tự ý thấy có trách nhiệm giúp Vương Thuận xem chừng phòng Tiểu Ca chạy trốn. Vương Thuận trước sau đều không bắt Tiểu Ca làm việc, nhưng cũng không cho ra ngoài. ThờI gian trôi đi, mọI ngườI không thấy Tiểu Ca có ý chạy trốn, nên cũng lơ dần mọI hành tung của cô ấy, bà Tiểu ốc cũng không còn vừa phảI nấu cơm, vừa để mắt trông chừng Tiểu Ca, Vương Thuận còn đưa cô ấy ra ngoài mấy lần. Tiểu Ca cũng không khóc nữa, bắt đầu làm việc vặt trong nhà, thi thoảng còn nghe tiếng cô ấy cườI. Hai ngườI cứ trảI qua cuộc sống đạm bạc như thế, không ồn ào nhưng cũng rất thanh bình..

Chính là mùa hè năm ấy, tôi trở thành ngườI thứ hai trong thôn sau chị Trương Tú Mai được vào đạI học. Tôi lên tỉnh học tiếp. Tỉnh cách nhà không xa, ngồi xe chỉ mất khoảng ba tiếng, nhưng phiền nhất là phảI lên huyện chờ đổI xe, nên tôi cũng ít khi về nhà. MớI đầu, tôi còn quan tâm đến chuyện trong thôn, lần nào về nộI cũng kể hết mọI chuyện ở nhà khi tôi đi vắng, về sau những lần tôi về ngày càng thưa dần, chuyện trong thôn cũng không còn quan tâm mấy, trong lớp có cô bạn tên Đào Ái, ngườI Vân nam, nói giọng Vân Nam nhưng là tiếng Phổ thông nên nghe còn hiểu, chứ Tiểu Ca nói đặc giọng bản địa, nghe hoài mà chẳng hiểu nói gì.

Kì nghỉ đông đến, tôi chẳng còn phảI làm bài tập nhiều như hồI trung học nữa, buổI tốI lạI đến nhà Lão Tiểu ốc chơi bài. Năm hết tết đến, ngườI thoát ly lục tục kéo về quê hương, dường như ai cũng lắm tiền, toàn comple giầy da, thắt cà vạt, đánh bài thua hay thắng chẳng còn quan tâm như ngày trước. Vương Thuận cũng chẳng đánh bạc nữa, có lẽ vì anh ấy không có nhiều tiền như ngườI ta, lão Tiểu ốc vẫn bận như xưa rót nước tiếp trà cho khách chơi bài. Vương Minh bận chăm sóc cho Tiểu Ca đang mang thai bên gian nhà mớI, Tiểu Ca bắt đầu học phương ngữ của chúng tôi, nói không chuẩn lắm, nhưng vừa nói vừa ra hiệu thì cũng có thể hiểu được.

Mùa xuân năm sau là mùa không thể quên trong đờI Vương Thuận. Vẫn trong tháng giêng, Lão Tiểu ốc phạm tộI giết ngườI đột ngột ra đi. Trước khi chết chẳng bệnh chẳng tật gì, buổI tốI còn ăn hai bát cơm canh, đến đêm là đi. Không biết có phảI vì lão chết trong gian nhà tranh, mà sau đám tang chẳng còn ai đến đó đánh bài nữa. Hơn hai tháng sau, Tiểu Ca sinh con trai, Vương Thuận đặt tên con là Vương LợI, nghe giống tên con gái.

Từ hồI Vương LợI ra đờI, Vương Thuận để Tiểu ca ra ngoài một mình. Tiểu Ca đã bắt đầu nói được tiếng bản ngữ của chúng tôi, dù không chuẩn lắm nhưng cũng có thể ra ngoài mua mua bán bán. So vớI mấy thanh niên trí thức trên phố về sống trảI nghiệm nông thôn mườI mấy năm xem ra vẫn nói chuẩn hơn nhiều. Tôi chẳng biết đã có ai hỏI cô ấy có nhớ nhà không, tôi cũng không hỏI qua. Tôi vớI Đào Ái từng nói chuyện vớI nhau về Tiểu Ca, Đào Ái rất quan tâm còn dặn tôi lần sau về nhớ hỏI thăm tình hình Tiểu Ca. Nhưng Tiểu Ca chẳng có bạn bè ngườI thân nơi này, làm sao mà hỏI thăm được chứ, tôi cũng không thể đi gặp Tiểu Ca hỏI thẳng xem thân thế cô ấy trước đây thế nào, cuộc sống bây giờ cảm thấy ra sao.

Kì nghỉ đông năm thứ tư đạI học, ở nhà tôi nhận được một bức thư gửi từ Vân Nam của Đào Ái, cô ấy dặn tôi sau tết nhớ chờ ở nhà, khoảng mùng mườI đến ngày nguyên tiêu cô ấy sẽ đén nhà tôi, để thăm Tiểu Ca. Nhận được thư, tôi chẳng biết có nên nói vớI Tiểu Ca hay không, không phảI vì tôi sợ làm cô ấy nhớ nhà, mà sợ Vương Thuận sẽ cho rằng tôi đang dụ dỗ để cô ấy chạy trốn. Sau cúng tôi quyết định là chẳng nói gì cả, cứ xem như ngườI bạn cùng lớp muốn đén thăm tôi, chỉ là tình cờ gặp ngườI cùng quê xa xứ. Nhưng cũng là hai ngày trước tết, Tiểu Ca sinh thằng cu thứ hai. Cán bộ thôn với chủ tịch hội phụ nữ thôn quản lý KHHGĐ chạy đến nhà Vương Thuận đòi phạt, Vương Thuận đưa thằng cu mới sinh cho Vương Hậu Sinh nói: trong nhà không có tiền, thằng cu này tôi nuôi cũng không nổi, cũng may anh chị đến kịp, tôi xin giao nộp thằng cu này, anh chị giữ lấy nhưng đừng để nó chết. Vương Hậu Sinh ôm thằng bé cùng cán bộ thôn lùng kiếm trong nhà xem có gì đáng giá mang đi, nhưng quả thật chẳng có gì ngoài hai con gà mới mổ dành cho Tiểu Ca sau khi sinh với hơn hai cân thịt dùng để ăn tết. Cán bộ thôn đem cả đi giao lại thằng cu cho Vương Thuận, Vương Thuận nhất định không nhận bắt họ đem theo cả thằng cu, lùng bùng mãi đến khi Tiểu Ca khóc lóc từ trên giường xuống đỡ lấy thằng bé. Cán bộ thôn kéo ra khỏi cửa, chị chủ tịch phụ nữ giằng lấy một con gà trong tay Vương Đức Sinh vứt lại vào bếp.

Trước tết nguyên tiêu một ngày, Đào Ái đến thật, tôi không đi đón cô ấy, không biết cô ấy đến vào lúc nào, càng không hiểu làm sao cô ấy mò đến được. Lúc Đào Ái đến thôn trời đã xẩm tối, cô ấy ăn cơm xong người cũng thấm mệt, lúc này người trong thôn đang tụ tập ở Tiểu Ốc đánh bài. Tiểu Ca đang ở cữ nên không có trong nhóm tụ tập ấy. Muốn Đào Ái ra vẻ tình cờ gặp Tiểu Ca không được, mà muốn đi thăm cũng không thể đi ngay, nếu không Vương Thuận sẽ nghi ngờ là chúng tôi cố ý đến thăm Tiểu Ca. Phải ra vẻ là Đào Ái chủ yếu đến chơi nàh bạn học là tôi, rồi nhân tiện đến chơi với người đồng hương xa xứ, nhưng cũng chẳng biết nói với Đào Ái thế nào cho phải, tôi liền bảo cô ấy Tiểu Ca đang ở cữ, buổi tối không thể đến thăm. Ngày hôm sau đúng tết Nguyên Tiêu, tôi lại nói dối Đào Ái, ở đây chúng tôi không đi thăm anh em làng xóm ngày Nguyên Tiêu. Phải đợi đến hôm thứ ba, người trong thôn đều biết tôi có bạn gái cùng lớp đến thăm, tôi mới đưa Đào Ái đi gặp Tiểu Ca, Vương Thuận đã đi thăm láng giềng, bà Tiểu ốc đang ngồi nướng khoai với thằng cháu lớn, thấy tôi với Đào Ái liền gọi vào sưởi ấm người, tôi nói với bà lão, Đào Ái là bạn học đến chơi nhà tôi, nghe nói Tiểu Ca cũng là người Vân Nam nên đến thăm. Bà Tiểu ốc dẫn chúng tôi vào phòng, Tiểu Ca đang ngồi canh thằng bé mới sinh cho nó ngủ, dáng điệu có vẻ mệt mỏi thẫn thờ.

Đào Ái vừa thấy Tiểu Ca liền dùng tiếng Vân Nam chào hỏi. Tiểu Ca hơi sững người, nhìn chúng tôi rất ngạc nhiên, Đào Ái lại nói tiếp bằng tiếng Vân Nam, tôi chẳng hiểu gì, chỉ thấy Tiểu Ca im lặng, nhưng mắt chị ấy dần ngấn nước, rồi như không kìm nổi khóc oà lên. Đào Ái cũng khóc, tôi đứng ngây dại ra đấy, lẽ nào trước đây họ quen biết nhau, nếu quen biết thì rắc rối to rồi, Vương Thuận nhất định sẽ cho là tôi giúp Tiểu Ca tìm người nhà. Hai người cùng khóc, tôi chẳng nói được câu nào, chỉ biết đứng đấy sốt ruột. Bà Tiểu ốc nghe tiếng khóc cũng chạy vào xem, chẳng hiểu gì cũng đứng ngây ra đấy. Đào Ái và Tiểu Ca thấy có người bước vào liền thôi khóc, tay quệt nước mắt, lại nói chuyện với nhau bằng tiếng Vân Nam . Tôi hỏi họ có phải là hai người quen nhau không, Đào Ái bảo nào có quen biết gì đâu, chỉ là ở nơi xa gặp được đồng hương thật không dễ. Nói xong lại ríu rít chuyện trò với nhau bằng tiếng Vân Nam , tôi cho là họ không quen biết nhau càng dễ nói những chuyện trong lòng. Mà có đứng đấy cũng chẳng hiểu gì nên bước xuống bếp nướng khoai. Bà Tiểu ốc thấy tình hình chẳng có gì đáng ngại nên xuống bếp theo, chỉ còn Vương Lợi vẫn ở lại trên phòng quấn lấy Đào Ái.

Vương Thuận đã về, anh ấy biết chuyện tôi có một người bạn học ở Vân Nam đến thăm, anh ấy rất vui, nhất định giữ chúng tôi lại ăn cơm. Đến trưa, Tiểu Ca cũng nhất định níu Đào Ái lại, nói có người quê mẹ đến chơi, dù thế nào cũng không cho mang bụng không về. Mẹ tôi sang gọi về ăn cơm, thấy Tiểu ca như vậy, cũng xúc động rơm rớm nước mắt để hai chúng tôi ở lại nhà Vương Thuận ăn cơm.

Lúc ăn, Đào Ái mới nói cho tôi biết, kì thực nhà cô ấy với nhà Tiểu ca cách nhau đến hơn trăm cây số lận, Đào Ái cũng chưa bao giờ đặt chân đến vùng quê của Tiểu Ca. Mà Tiểu Ca kì thực cũng không phải họ Ca, hay Cát, mà họ Quách. Bốn năm trước đây, hai người đưa Tiểu Ca đến không phải là cha mẹ cô ấy, họ bỏ ra ngàn hai tệ mua cô ấy về, Tiểu Ca có một anh và hai em trai, gia đình bán cô đi để lấy tiền cho anh trai cưới vợ, cũng kể từ đấy cô hoàn toàn mất liên lạc với gia đình …

Năm học mới đã bắt đầu trở lại, Đào Ái và tôi phải trở lại trường. Sau ngày thăm Tiểu Ca một hôm chúng tôi phải lên đường, trước lúc đi Đào Ái muốn sang từ biệt Tiểu Ca, tôi sợ thấy cảnh họ gặp nhau lại khóc oà lên, nên ở nhà thu dọn đồ đạc. Rất lâu sau mới thấy Đào Ái quay về, đồ đạc cũng sắp đặt xong, chúng tôi vừa bước chân khỏi cửa, đã thấy Vương Thuận đuổi kịp, dúi vào tay đào Ái một cái túi vải nằng nặng, nói Tiểu Ca chưa đầy tháng, không dám ra ngoài gặp gió, nhất định bắt Vương Thuận luốc mấy quả trứng đưa chúng tôi để dùng dọc đường. Đào Ái mới đầu từ chối, có lẽ thấy cảnh nhà Vương Thuận cũng túng nghèo, nên nhất định bắt Vương Thuận đem trứng về cho Tiểu Ca tẩm bổ. Sau Vương Thuận nói, Tiểu Ca đến đây đã bốn năm chỉ duy nhất có cô là người quê mẹ đến thăm, khi đi mang theo chút quà xem như để Tiểu Ca được biếu mẹ, nói xong quay đi luôn. Đào Ái chẳng có cách nào chối từ, Vương Thuận đi rồi lại khóc oà lên nức nở.

Vương Thuận đi khuất vào trong thôn rồi, Đào Ái mới chấn tĩnh lại, tay ôm bọc trứng vừa đi vừa quệt mũi. Buổi trưa ăn cơm trên huyện, buổi tối chúng tôi mới lên tới trường. Do kỳ cuối, chúng tôi ít phải lên lớp, tôi và Đào Ái ít khi gặp mặt, nửa tháng sau tôi đến thực tập ở một nhà máy trên tỉnh, mãi đến lễ tốt nghiệp chúng tôi mới gặp lại nhau. Đào Ái phải về Vân Nam công tác, tôi sẽ ở lại tỉnh. Lúc chia tay Đào Ái, cô ấy nói, Tiểu Ca nhờ cô ấy đến thăm nhà mẹ, Đào Ái nhất định sẽ đi, tìm được đến nới, sẽ viết thư gửi cho tôi để gửi cho Tiểu Ca. Tôi nhận lời, trong tiếng khóc vang của tụi sinh viên ngày chia tay, đào Ái đã rời xa thành phố.

Mới đầu tôi rất trông ngóng thư của Đào Ái, nhưng chẳng thấy tăm hơi gì cả, dần dần tôi cũng quên béng mất chuyện ấy. Sau khi công tác, tôi càng ít về thăm quê, những lúc về thăm, nội vẫn tranh thủ kể rất nhiều chuyện trong thôn cho tôi nghe, nhưng những chuyện tôi biết cũng không nhiều lắm. Gian nhà tranh của gia đình Vương Thuận cũng không còn nữa, đã xây gian nhà mới nhưng bà Tiểu ốc vẫn được gọi là bà Tiểu Ốc.

Năm năm sau ngày tốt nghiệp, tôi cũng lấy vợ, ngày tết nhất đến tôi cũng chẳng muốn về quê, nhưng nội sống ở trên phố được năm đầu, cứ nhất quyết đòi về quê ở. Nội không ở trên thành phố nữa, tết đến tôi cũng đành đưa cả nhà về quê. Rồi ngày nội mất, tôi muốn đưa cha mẹ lên thành phố sống chung nhưng cha mẹ đều không muốn, nói ssống ở quê tự tại mãi nó quen. Chẳng còn cách nào, nên tết đến tôi vẫn phải về quê ăn Tết. Đào Ái cứ cách hai năm gửi cho tôi một bức thư, kì thực là gửi cho Tiểu Ca, còn tôi có nghĩa vụ chuyển giùm. Sau tôi nói với cô ấy, ở quê đã mắc điện thoại, có thể trực tiếp gọi điện cho Tiểu Ca được, nhưng Đào Ái vẫn giữ thói quen viết thư.

Thư Đào Ái lúc đầu có nhắc đôi chút về chuyện cũ thời đi học, sau chủ yếu là báo cáo tình hình gia đình Tiểu Ca. Đầu tiên là chuyện hai em trai cô ấy đã kết hôn, rồi họ sinh con. Sau là chuyện cha mẹ cô ấy lần lượt qua đời…

Mỗi năm tôi về, Tiểu Ca đều nhất định mời tôi ăn cơm, tôi từ chôi thế nào cũng không được. Nhiều khi nhà các cậu thì có thể không ăn, nhưng không thể không ăn nhà Tiểu Ca. Một năm tôi về, không thấy Tiểu Ca qua mời tôi sang, tôi hỏi mẹ, mẹ than thở, hoá ra Vương Thành Quyên kết hôn mấy năm liền không thấy về quê, nay về hoá ra đã ly hôn. Ở nhà chưa được bao lâu lại dính lấy Vương Thuận, Tiểu Ca cãi nhau với Vương Thuận. Vương Thuận cũng là cái giống chẳng ra gì, vừa đánh vừa mắng Tiểu Ca, Tiểu Ca chẳng có chỗ nào nương thân. Lúc bà Tiểu Ốc còn sống, còn có thể mắng Vương Thuận vài câu, nay người mắng cũng chẳng còn, tình cảnh đáng thương lắm. Tôi nói Vương Lợi với Vương Kiếm đâu còn nhỏ, chúng không bênh mẹ chúng được sao. Mẹ nói: Vương Lợi nay đã hai mươi, năm nay đi học đầu bếp. Vương Kiếm từ bé đã làm bà Tiểu Ốc tức chết đi được, giờ từ sáng đến tối đi ăn cắp vặt trong thôn, Vương Thuận cũng không quản, Tiểu Ca quản cũng không nổi. Tôi nói với mẹ: may ra có Vương Lợi còn được, xem ra Tiểu Ca còn có hy vọng.

Năm sau về, Tiểu Ca đã không còn ở trong thôn nữa. Mẹ nói Vương Lợi ở Thượng Hải làm đầu bếp, Tiểu Ca cũng theo con lên Thượng Hải giúp việc vặt. Nay Vương Thuận với Vương Thành Quyên ở với nhau như vợ chồng, Vương Kiếm nay như dân giang hồ, cũng chẳng buồn về nhà, có về cũng toàn ăn trộm đồ của thôn rồi đi. Tôi hỏi cha mẹ Vương Thành Quyên không nói họ sao? Mẹ bảo nhà Vương Thành Quyên nào dám can thiệp chứ. Lão Tiểu Ốc trước đây đi lính, lúc quay về thấy bà Tiểu Ốc kết hôn rồi, liền giết chết chồng người ta rồi đi tù.

Sau này tôi không còn gặp Tiểu Ca nữa. Tôi nói với Đào Ái bảo cô ấy không cần viết thư, tôi hỏi thăm được từ Vương Thuận số điện thoại của Vương Lợi, nhưng chưa bao giờ gọi điện, nhưng tôi đưa cho Đào Ái số đó, tôi chẳng biết cô ấy có gọi đến số đấy không, cũng chẳng biết hay cô ấy dùng để đưa cho anh em Tiểu Ca nữa.

Lại một đêm giao thừa cuối năm, trước bữa cơm tối, mẹ dẫn tôi sang nhà Vương Thuận, mời anh ấy sang nhà tôi cùng ăn cơm. Mẹ nói, anh ấy ở một mình rất tội nghiệp. Vương Thành Quyên cuối cùng cũng bỏ quê, lên phố đi làm công. Vương Kiếm cũng vì ăn trộm đồ của gia đình một quan chức huyện mà bị bắt, Vương Thuận ở nhà một mình, chẳng biết ăn tết ra sao. Con qua xem anh ấy đã làm cơm chưa, nếu chưa thì mời qua nhà mình. Mấy năm trước, năm nào con chẳng sang anh ấy ăn cơm, lúc nhà mình đi vắng cũng thường nhờ anh ấy sang coi giùm nữa.

Tôi đến nhà Vương Thuận, anh ấy dường như cũng chẳng buồn bận tâm đến tết, trước cửa chẳng buồn treo câu đối, trước nhà cũng chẳng thấy có xác phảo gì cả, nhưng trong nhà đèn rất sáng. Trên bàn bày mấy đĩa thức ăn nóng hổi, Vương Thuận đang ngồi bên bàn một mình uống rượu, từng ngụm từng ngụm lớn.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9