MỐI TƯƠNG ĐỒNG LÝ THÚ GIỮA TỤC NGỮ VIỆT NAM VÀ TỤC NGỮ NƯỚC NGOÀI
Ct.Ly 11.05.2013 14:57:38 (permalink)
#1
    lá chờ rơi 03.01.2016 08:42:19 (permalink)
    hoan hô và bái phục kiến thức rất rộng của tác giả bài nầy.
    #2
      Vo Bien Gioi 28.11.2016 08:38:17 (permalink)
      Để cám ơn tác giả Đàm Trung Pháp đã nêu ra mối tương đồng về tục ngữ, thiết tưởng chúng ta nên mở rộng đề tài, đề cập tới tính dị biệt về ngữ học để thế giới ngưỡng mộ học thuật Việt Nam.
      Thí dụ:
      Sau khi viết
      Tĩnh
      Động
      Chúng ta đặt câu hỏi:
      Từ thứ ba nên là gì ?
      Theo thiển kiến của VBG, không ngôn ngữ nào đưa ra từ thứ ba sâu sắc hơn tiếng Việt. 
      #3
        Vo Bien Gioi 29.11.2016 10:33:10 (permalink)
        Khi đề cập tới lối chơi chữ ÁI ỐC CẬP Ô qua cách phát âm của tiếng Quan Thoại, tác giả không đặt ra câu hỏi để mời độc giả tham luận, không những là một thiếu sót lớn mà còn gây phản cảm về ngữ học vì tiếng Việt của chúng ta cũng không kém phong phú.
        Thí dụ tác giả nên đặt ra câu hỏi này:
        - Mời quý độc giả cao minh phụ khuyết cho một số câu ca dao tục ngữ tiếng Việt cũng theo lối chơi chữ và phát âm trên.
        ( Còn tiếp )
        #4
          Vo Bien Gioi 30.11.2016 06:20:05 (permalink)
          Bà già ra chợ Cầu Đông
          Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
          Thấy bói gieo quẻ nói rằng:
          Lợi  thì có lợi nhưng răng chẳng còn

           
          Tác giả có thể đưa ra câu thứ tư để minh chứng nhờ từ "lợi" có hai nghĩa.
           
          Tuy nhiên vì đánh giá cao nhà văn Đàm Trung Pháp trong việc nghiên cứu học thuật Việt Nam và nước ngoài, chúng ta không ngừng lại ở đây. 
          Bước kế tiếp, chúng ta kỳ vọng ở tác giả điều gì ?
          #5
            Vo Bien Gioi 01.12.2016 10:24:33 (permalink)
            Quan trọng nhất của bài viết là tác giả cần sáng tạo ra điều mới lạ.
            Không phải chỉ liệt kê những kiến thức cũ.
            Với chủ đề trên, quý văn hữu có cao kiến gì để giúp tác giả nâng công trình sưu khảo này lên trình độ cao hơn ?
            #6
              Vo Bien Gioi 02.12.2016 10:45:20 (permalink)

              Trong tiếng quan thoại, ÁI ỐC CẬP Ô phát âm là [àiwu-jíwu], với điều đáng nói ở đây là lối chơi chữ: Hai từ [wu] đồng âm nhưng dị nghĩa; từ thứ nhất nghĩa là “nhà” và từ thứ hai nghĩa là “quạ.” Vậy thì nghĩa đen của tục ngữ này là nếu yêu một căn nhà nào thì yêu luôn cả mấy con quạ (một loại chim đen đủi xấu xí với tiếng kêu buồn thảm) đậu trên mái nhà đó. Ba tục ngữ vừa kể nói lên một sự thực tâm lý khó chối cãi mà tiếng Anh mệnh danh là “the halo effect” (hiệu lực hào quang).


              Chúng ta có thể giúp tác giả bằng cách sáng tác một bài toán ngữ pháp, đổi ca dao thành tục ngữ theo hướng chơi chữ đồng âm dị nghĩa thú vị trên.

              Bài toán như sau:

               Trúc xinh, trúc mọc bờ ao,
              Em xinh, em đứng chỗ nào cũng xinh.
              Trúc xinh, trúc mọc đầu đình,
              Em xinh, em đứng một mình cũng xinh.


              Nhờ quý độc giả sáng tác sao cho bốn câu ca dao trên thành một câu tục ngữ tám từ có giá trị ngữ pháp đồng âm dị nghĩa.
              #7
                Vo Bien Gioi 03.12.2016 10:48:24 (permalink)
                Chắc quý bạn cũng thấy quý độc giả không biết chúng ta sẽ xuất chiêu gì, có thành công lực nào không nhưng ít nhất cũng phải cố gồng mình lên cho nó xôm tụ cửa nhà VNTQ.
                Từng là chiến sĩ và người tù vượt ngục vuợt biên thập tử nhất sinh, trước kia và bây giờ ở đây,
                chẳng ngại tài hèn sức mọn, VBG tự nguyện luôn chiến đấu anh dũng.
                Nếu có gục ngã thì đã có quý bạn cao minh kéo lên.
                 
                "Giải đáp đề nghị" ( G Đ Đ N ) 4 câu ca dao biến thành 1 câu tục ngữ: 11/1/2017
                Các giải đáp của VBG đều gọi là G Đ Đ N vì cho rằng quý bạn sẽ tìm ra đáp án hay hơn. 
                #8
                  Vo Bien Gioi 04.12.2016 11:31:16 (permalink)
                  Chúng ta có thể gợi ý để mời quý độc giả làm bài toán ngữ pháp trên qua câu hỏi triết luận về sinh học dưới đại đề tổng hợp:

                  Loại bản chất nào không bị lệ thuộc bởi hiện tượng/ môi trường ?
                  #9
                    Chuyển nhanh đến:

                    Thống kê hiện tại

                    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                    Kiểu:
                    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9