Nhân văn
-
Số bài
:
808
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 08.12.2007
-
Trạng thái: offline
|
Re:XÁC NHẬN CHÂN DUNG ĐẠI THI HÀO PNT QUA LĂNG KÍNH CỦA NGÀN NĂM THĂNG LONG
9 giờ
( permalink)
B. TẬP THƠ "CHA KHÓC CON" HAY ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ TRONG NGÀN NĂM THĂNG LONG CỦA PHẠM NGỌC THÁI NÓI VỀ TẬP THƠ “CHA KHÓC CON”, Nxb Hồng Đức 2020. Do một nỗi đau đột ngột đến với cuộc đời? Ngày 22.7.2019 đứa con trai yêu quí của thi nhân mới 27 tuổi xuân, bất ngờ bị đột quị - Lòng người cha đau đớn, tưởng như không còn đủ sức chịu đựng. Trong sự đau thương vô bờ, những dòng thơ, trang thơ khóc con được viết bằng máu và nước mắt của một người cha thi nhân kiệt xuất ấy, trào ra... Và... Phạm Ngọc Thái đã để lại cho nền văn học nước nhà một thi phẩm “Cha khóc con" ( 45 bài) vào hàng hay-hiếm-độc-lạ - Có thể nói: Đó là một "Tuyệt phẩm thơ khóc" vô giá, có một không hai trong ngàn năm Thăng Long. Mở link sau đọc tập thơ: http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=892593 Con Phạm Ngọc Bảo ( 7.3.1992 - 22.7.2019 ) ĐÂY LÀ BÀI TÁC GIẢ LẤY LÀM TỰA ĐỀ CHO CẢ TẬP THƠ CHUYỆN VỀ HAI NGÔI MỘ CHA CON MAI SAU . Con PHẠM NGỌC BẢO Đột quị 22.7.2019 ( tức 20.6 năm Kỷ Hợi ) Gió vi vút ngàn năm thổi vọng Khói sương chiều quấn quít bay đưa Kể rằng: Ngày xửa ngày xưa Có hai cha con nhà thơ, hồi còn sống... * Trời Hà Nội. Cha hay dắt con ra Hồ Tây chơi lắm Vọng bên chùa Trấn Quốc tiếng nam-mô Qua bốn mùa, ngày tháng thoi đưa Đứa bé lớn khôn rồi trở thành sinh viên, thạc sỹ Hai thế hệ ở trong cùng thế kỷ Người cha dần cũng già đi Con lại đỡ cha, chăm sóc sớm khuya Nam mô a di đà Phật! Nghĩa phụ tử trên dòng sông nước Việt Bóng trời Nam in dấu ngày đêm Mây bay, gió thổi triền miên Tình cha con mãi thiêng liêng sống còn. Bỗng một hôm bão giông, sấm sét Cắt người con ra khỏi người cha Lá vàng thì vẫn còn kia Đầu xanh đã bỏ, chia ly trọn đời. Nỗi đau uất rụng rời trời, đất Vì khóc con, cha ngất nhiều phen Hận đời, giận cả địa thiên Đã sinh thượng đế, sao còn ác tâm? Người cha những kêu Quan Âm, Phật Tổ Giúp một tay nâng đỡ sinh linh Dù không cứu được đứa con Thì xin Người đón về trên niết-bàn. Người cha thề ra tay hay bút Viết đoản thiên tuyệt tác lưu danh Con mình vào với sử xanh Bao giờ non nước tan tành mới tan Một đời đã dọc ngang thi phú Hẹn về bên Hàn Mặc Tử, Nguyễn Du Miếu thờ tôi ở thiên thu Mong hậu thế cho con thơ cùng vào. Vài lời trăng trối trời cao Nay xin để lại rồi chào, tôi đi... Xác người cũng chẳng còn chi Gió đưa đôi mộ vu vi vọng hồn "Tình cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"... Cha PHẠM NGỌC THÁI NHỮNG BÌNH LUẬN VỀ TẬP THƠ "CHA KHÓC CON" 1. Cô giáo Nguyễn Thị Xuân - GV trường THPT Ba Đình viết: - Tập thơ gồm 45 bài, dầy 132 trang sách xuất bản - Đã đươc viết bằng máu và nước mắt của một ngươi cha, khóc đứa con trai yêu quí bị chết vì đột quị khi mới 27 tuổi đời! Chính nỗi đau tột cùng đã tạo nên những cảm xúc tột cùng trong trái tim của người cha: Người cha ấy lại là một "thiên tài thi ca" hiện đại Việt Nam - Bởi vậy thi phẩm "Cha khóc con" của anh đã trở thành một Tập thơ khóc tang "độc nhất vô nhị" trong thiên cổ. 2. Nhà nghiên cứu Hội văn học Nam Hà - Trang chủ Trần Mỹ Giống bình luận: "Xuyên suốt tập thơ 45 bài là cảm xúc tình cảm sâu sắc của người cha khóc con mệnh yểu với rất nhiều góc độ khác nhau, vô cùng cảm động bởi cảm xúc hết sức chân thật của tác giả. Xưa nay khóc cha, khóc vợ, khóc con… cũng đã được một số tác giả thể hiện bằng thơ, nhưng để có cả một xê-ri (45 bài) khóc con trong một tập thì có lẽ, đến giờ, chỉ có nhà thơ Phạm Ngọc Thái làm được - Chắc chắn, Phạm Ngọc Thái phải là một người cha yêu con sâu nặng chân thành và có năng lực thơ ca thực sự lớn! Mới làm được nhiều bài thơ đa tình, đa cung bậc, đa góc độ, khía cạnh mà bài nào cũng rung động người đọc như vậy. 3. Nhà thơ cội gạo Hội nhà văn Hà Nội Nguyễn Khôi, nhận định: "Thơ khóc nổi tiếng xưa có Đông Hồ khóc vợ, Tương Phố khóc chồng, Tam Nguyên Yên Đổ khóc con... Nay thi sĩ Hà Thành Phạm Ngọc Thái thống thiết khóc con... Hy vọng lưu danh thiên cổ !?" DẪN GIẢI VỀ MẤY NHÀ THƠ NGÀN NĂM THĂNG LONG: 1. ĐÔNG HỒ: Đông Hồ (10 tháng 3 năm 1906 - 25 tháng 3 năm 1969), tên thật Lâm Tấn Phác, tự Trác Chi, hiệu Đông Hồ và Hòa Bích; các bút hiệu khác: Thủy Cổ Nguyệt, Đại Ẩn Am, Nhị Liễu Tiên Sinh. Ông được đánh giá là một nhà giáo, nhà thơ, chuyên gia nghiên cứu tiếng Việt và là một người nhiệt tình với văn hóa dân tộc Việt Nam. Ông là thành viên của nhóm "Hà Tiên tứ tuyệt" gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết (cũng là vợ của ông), Lư Khê và Trúc Hà. Đông Hồ sinh tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên, nay thuộc tỉnh Kiên Giang. Thuở nhỏ ông vốn tên là Kỳ Phác, sớm mồ côi cha mẹ, nhờ bác ruột là Lâm Hữu Lân nuôi dạy và đặt tiểu tự cho ông là Quốc Tỉ, tự là Trác Chi. Nhà ông, tổ tiên truyền mấy đời, đều ở ven Đông Hồ ấn nguyệt, là một thắng cảnh trong Hà Tiên Thập Cảnh, nên khi bắt đầu biết làm thơ ông đã lấy hiệu Đông Hồ. NHỚ VỢ HIỀN Chăn gối cùng nhau những ấm êm, Bỗng làm ngọc nát, bỗng châu chìm. Đầm đìa giọt thảm khăn hồng thấm, Lạnh lẽo đêm xuân giấc mộng tìm. Hình dạng mơ màng khi thức ngủ, Tiếng hơi quanh quẩn nếp y xiêm. Bảy năm vui khổ, nghìn năm biệt, Sớm gió chiều mưa lắm nỗi niềm. Đông Hồ 2. BÀI THƠ "KHÓC CHỒNG" NỔI TIẾNG CỦA NỮ SĨ TƯƠNG PHỐ Giọt lệ thu Bao giờ quên được mối tình xưa Sinh tử còn đau mãi đến giờ Giấc mộng tìm nhau tìm chẳng thấy Mênh mang biển hận, hận không bờ Trời thu ảm đạm một mầu Gió thu hiu hắt thêm rầu lòng em Trăng thu bóng ngả bên thềm Tình thu ai để duyên em bẽ bàng Sầu thu nặng lệ thu đầy Vì lau san sát hơi may lạnh lùng Ngổn ngang trăm mối bên lòng Ai đem thu cảnh bạn cùng thu tâm. Tương Phố Từ nỗi đau riêng, nữ sĩ Tương Phố đã viết nên ‘Giọt lệ thu’ bất hủ trong văn đàn Việt Nam. Nữ sĩ Tương Phố sinh ngày 14/7/1900 ở Bắc Giang, nguyên quán ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Bà có tên thật là Đỗ Thị Đàm. Do bà chào đời tại Đồn Đầm xã Phượng Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang nên bà được đặt tên là Đàm để nhớ địa danh ấy (chữ Đàm nghĩa Hán văn là Đầm). TRÍCH BÀI THƠ NỮA TRONG TẬP "CHA KHÓC CON" PHẠM NGỌC THÁI VĨNH BIỆT CON YÊU . Tưởng niệm con Phạm Ngọc Bảo ( 7.3.1992 - 22.7.2019 ) Bố nhỏ lệ, nhìn con đi biệt tích Dòng đau buồn cắt tự máu tim cha Con ơi con ! Khi con vĩnh biệt bố, mẹ ra đi Thế là hết đời người cha già đau khổ. Già chưa chết mà đầu xanh đã bỏ Ở thiên đàng, con hãy đợi cha lên ! Bố con mình sẽ ôm ấp nhau tới nghìn năm Cha không bao giờ rời con ra nữa. Thôi con ạ ! Kiếp người là bể khổ Con đi rồi, trút gánh nặng vào cha Đứa con yêu, cha thương nhất cõi sơn hà Vài dòng thơ. Cha cầu nguyện vong hồn con siêu thoát. Cha vẫn nói: Con là linh hồn của người cha bất diệt ! Nay linh hồn bỏ đi rồi, cha sẽ sống sao đây ? Trăm lậy con yêu ! Bố quì xuống trước vong linh con, muốn nói rất nhiều Nhưng nghẹn đắng, không thể cất lời khôn được nữa. Viết mấy dòng thơ. Bố, mẹ tiễn con về nơi yên nghỉ 27 năm trời con sống với mẹ cha, bỗng chốc hóa tiêu tan Cha có ở lại chốn trần gian, cũng chỉ là nắm thân tàn Hãy đợi cha, nhanh thôi con yêu ! Sẽ đến ngày cha con ta đoàn tụ. Thơ bố viết, lệ tuôn dòng máu đổ Cái cõi trần khốn kiếp này, tiếc làm chi ! Thôi thì con đi trước. Bố trả nốt tí nợ đời, rồi cũng ra đi Bố sẽ bế ẵm con như thuở còn rất nhỏ. 27 năm sống trên cõi đời. Bố nhìn vận con xấu số Lòng người cha trăm nhát dao đâm Khi con sống, không phút giây nào... Cha mẹ ngừng chăm sóc, thương con Nay con mất, chỉ còn biết sụp lậy trước vong linh... oán than số kiếp... Mấy dòng thơ vĩnh biệt con ! Bố viết ra từ máu và nước mắt Một lần cuối trong đời, run rẩy nhìn khuôn mặt đứa con yêu Hãy đợi bố nghe con ! Rồi bố sẽ đến bên con một sớm, một chiều... Đọc tại tang lễ con 15h... ngày 25.7.2019
<bài viết được chỉnh sửa lúc 4 giờ bởi Nhân văn >
|