DU LỊCH HUẾ!
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 30 bài trong đề mục
lucquaipsnt 13.12.2005 21:34:28 (permalink)
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/7A2FC39CB1B649618FC5048202494540.gif[/image]
Thừa Thiên - Huế là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam có tọa độ địa lý 107000'-108015' kinh Ðông và 16000'-16045' vĩ Bắc.

Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam - Ðà Nẵng với ranh giới là đèo Hải Vân, phía Tây giáp nước Cộng hòa DCND Lào với ranh giới là dãy Trường Sơn, phía Ðông được giới hạn bởi biển Ðông. Nơi rộng nhất của tỉnh là 64 km từ Tây A Lưới đến cửa biển Thuận An. Nơi có chiều rộng hẹp nhất là 2,5 km từ biển Lăng Cô qua Hải Vân quanh đến ranh giới đà Nẵng.

Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có Cảng Thuận An và Vịnh Chân Mây có độ sâu 18-20m có khả năng xây dựng cảng nước sâu, có sân bay Phú Bài nằm ở trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh.

KHÍ HẬU:
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, không có mùa Ðông và mùa khô rõ rệt. Chỉ khi có những đợt không khí lạnh tràn về thì thời tiết lạnh, thời tiết khô khi có ảnh hưởng của gió Lào thổi về. Thời tiết lạnh là thời kỳ ẩm vì mùa mưa ở đây lệch về Thu Ðông. Sang mùa hạ tuy có thời tiết khô nhưng thỉnh thoảng vẫn có mưa rào hoặc mưa giông.

Do nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên lượng bức xạ khá lớn, ở Huế lượng bức xạ cao nhất vào tháng 2 là 10,49Kcal/cm3/năm. Do lượng bức xạ cao dẫn đến nhiệt độ tăng ở Huế tháng có nhiệt độ cao nhất từ tháng 6 đến tháng 8, trung bình 29 - 29,50C; tháng 12, tháng 1, tháng 1 là những tháng có nhiệt độ thấp 19-200C có thời điểm xuống tới 10-140C. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C. Số giờ nắng trung bình năm ở Huế là 2000 giờ.
Lượng mưa trung bình nămtại Huế là 2740mm, tại Nam Ðông 3025mm. Mùa mưa ở Thừa Thiên Huế chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12, mưa lớn nhất tháng 10,11. Ðộ ẩm giao động trong năm 72-90%. ở Nam Ðông 78-92%, ở A Lưới 77-92%, ở Huế 69-90%. độ ẩm trung bình năm 1994 ở Huế 83,8%, ở Nam Ðông 85,3%, ở A Lưới 85,8%.
Số lượng bão ở Thừa Thiên Huế khá nhiều, thường bắt đầu từ tháng 6, nhiều nhất vào tháng 9,10 hàng năm. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Ðông Bắc. Gió Lào tuy có ảnh hưởng nhưng không lớn như ở Ðông Hà, Quảng Bình.

DÂN SỐ:
Theo tổng điều tra du lịch thời điểm 1/4/1989 dân số tỉnh Thừa Thiên Huế là 891.352 người, trong đó Nam 427.283 người, nữ 464.069 người. Khu vực thành thị có 237.877 người, khu vực nông thôn có 653.475 người. Toàn tỉnh có 24 dân tộc chung sống trong cộng đồng, trong đó người Kinh chiếm 96,74%, tiếp theo là các dân tộc : Tà ôi có 18.795 người, chiếm 2,1%; Ca tu 8.930 người, chiếm 1%; Bru - Vân Kiều 609 người chiếm 0,06%; dân tộc Hoa 477 người, chiếm 0,05%; các dân tộc khác có số dân dưới 100 người.

Các dân tộc trong tỉnh đều sống trong tình đoàn kết, thân ái. Ðảng và Nhà Nước đã có nhiều biện pháp thiết thực nhằm giúp đỡ cho cuộc sống ở các vùng dân tộc sinh sống. Một số dân tộc có dân số khá nhiều như Tà Ôi, Bru - Vân Kiều, Cà Tu, Hoa có truyền thống văn hóa đậm đà, phong phú, thường tổ chức các lễ hội truyền thống của dân tộc mình.

Dân số của Thừa Thiên Huế tăng khá nhanh, tỷ lệ sinh từ năm 1991 đến 1994 hàng năm đạt trên 30%, là tỉnh có tỷ lệ sinh khá cao so với cả nước và một số tỉnh khu vực miền Trung. Năm1995, dân số trung bình của tỉnh đã đạt hơn 1 triệu người. Trong đó khu vực thành thị 260.000 người chiếm tỷ lệ 25,7%, khu vực nông thôn 749 ngàn người chiếm tỷ lệ 74,3%. Bình quân trong 5 năm 1991-1995, mỗi năm dân số của tỉnh tăng hơn 2 vạn người, bằng dân số của huyện Nam Dương.

Vào năm 1985, bộ môn Dân tộc - Khảo cổ, khoa Lịch sử trường đại học Tổng hợp Huế đã phát hiện di chỉ Cồn Ràng tại xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế có trên 20 mộ chum và nhiều hiện vật tùy táng khác, mang theo đầy đủ đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh. Trước đó, những hiện vật văn hóa Ðông Sơn của người Việt cổ, như thố, rìu, dao găm đồng, hay trống đồng đã được phát hiện ở Phù Lưu (Quảng Bình), ở huyện Hiên (Quảng Nam - đà Nẵng). Gần đây, ngày 18-3-1994, một trống đồng Ðông Sơn thuộc nhóm C kiểu II đã được tình cờ phát hiện ở bản Khe Trăn, xã Phong Mĩ, huyện Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, bên tả ngạn sông ô Lậu, cách bờ 50m, nằm sâu 1m2 dưới lớp phù sa cổ.

Những phát hiện đó, dù chưa cho phép kết luận chính xác về niên đại và địa bàn và phân bố của hai nền văn hóa Ðông Sơn và Sa Huỳnh trên đất Huế thời cổ đại, nhưng có thể nói rằng: địa bàn Thừa Thiên - Huế là một trong những vùng hiện diện xen kẽ hai tuyến văn hóa khác nhau, với chủ nhân là người Việt cổ có ngôn ngữ Việt Mường của dòng Nam á, và cả người Chàm cổ có dòng ngữ hệ Malayo - Polynésie. Mặt khác, ở vùng núi rừng trường Sơn phía Tây Thừa Thiên - Huế, còn có những dân tộc thiểu số thuộc nhóm Taôi - Pacô, Bru - Vân Kiều, Cơtu, về mặt nhân chủng, mang nhiều yếu tố đặc trưng của hình thái Indonésien, ngôn ngữ lại thuộc dòng Môn-Khmer.

Lịch sử Tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ sau năm 179 (trước công nguyên) đến cuối thế kỷ II (sau công nguyên), Huế là vùng đất thuộc Quận Nhật Nam dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Sau đó trong suốt thời gian dài gần 12 thế kỷ, vùng đất Thừa Thiên Huế thuộc địa đầu phương Bắc của Vương Quốc Chăm Pa.

Từ năm 1306, sau đám cưới của Công chúa Huyền Trân nhà Trần với vua Chàm là Chế Mân, vùng đất Châu Ô, Châu Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần của Bắc Quảng Nam) được lấy tên là Thuận Hóa. Vào nửa cuối thế kỷ XV, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện.

Năm 1636 phủ chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xuân – thành nội Huế ngày nay. Vào những năm đầu của thế kỷ XVIII, Phú Xuân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của xứ “đàng Trong” và từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn thống nhất.

Từ năm 1802 đến năm 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của các vua nhà Nguyễn và cũng vào thời gian này, nơi đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị mà tiêu biểu là Kinh thành Huế và Ðại Nội (253 công trình) cùng các lăng tẩm của 7 đời vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.

Thừa Thiên Huế là một tỉnh có truyền thống cách mạng oanh liệt, đến nay còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối khác, cũng như nhiều di tích liên quan đến hai cuộc chiến tranh giữ nước, giành độc lập độc lập dân tộc.

Văn hóa và Truyền thống - Con người
Dân số Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 1995 là 1.019.000 người, trong đó khu vực thành thị chiếm 26,7%, khu vực nông thôn chiếm 73,3%.

Toàn tỉnh có 24 dân tộc chung sống đoàn kết thân ái trong cộng đồng. Trong đó người Kinh chiếm 96,74% dân số toàn tỉnh, tiếp theo là các dân tộc Tà Ôi chiếm 2,1%, Cu Tu chiếm 1%, Bru - Văn Kiều chiếm 0,06%, dân tộc Hoa chiếm 0.05%, còn lại là các dân tộc khác có số dân dưới 100 người.

Tất cả các cộng đồng dân tộc đều sống trong tình anh em, đoàn kết và gắn bó mật thiết. Truyền thống văn hóa của Thừa Thiên Huế rất phong phú vì mỗi dân tộc đều mang bản sắc văn hóa đậm đà, phong phú, đặc sắc với các lễ hội truyền thống của dân tộc mình.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có tiềm năng du lịch lớn. Với nhiều thắng cảnh đẹp như Sông Hương, núi Ngự Bình, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, biển Thuận An và Lăng Cô, Huế là nơi dành cho những ai muốn tìm đến với thiên nhiên và tìm hiểu về sự đa dạng và phong phú của các dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Ðặc biệt Thừa Thiên Huế nổi tiếng về di sản văn hóa, tiêu biểu là Cố đô Huế, lăng tẩm và miếu mạo của vua chúa triều Nguyễn.

Với mục tiêu sẽ đón trên một triệu khách nước ngoài đến tham quan vào năm 2000, hiện nay tỉnh Thừa Thiên đang cố gắng phát triển các dịch vụ và giao thông vận tải đến các vùng sâu vùng xa trong tỉnh. Ðồng thời để giúp du khách dễ dàng đi đến tham quan những thắng cảnh tự nhiên và các vùng di tích lịch sử, tỉnh cũng đang mở rộng thêm nữa các loại hình du lịch nhằm đáp ứng mọi thị hiếu của du khách, kể cả du lịch kinh tế và các loại hình du lịch thể thao ngoài trời.

Kinh Thành Huế - Hoàng Thành
Thành Phú Xuân, về sau được đổi thành Kinh thành Huế, đã từng là kinh đô của nước Việt Nam trong suốt gần 400 năm (1558-1945).

Kinh thành Huế do vua Gia Long xây dựng vào năm 1805 nằm ngay bên dòng sông Hương, đến năm 1832 được vua Minh Mạng tu sửa lại. Bức tường thành bao quanh kinh thành dài 2,5km và xung quanh kinh thành về phía ngoài có hào rộng. Du khách vào kinh thành qua bất kỳ 10 cửa thành kiên cố, mỗi cửa đều có cầu Bắc ngang qua hào.

Bên trong kinh thành là Hoàng thành nơi vua tổ chức những buổi họp trọng đại. Có bốn cửa để vào Hoàng thành nhưng cửa lớn nhất và nổi tiếng nhất là cửa Ngọ Môn dùng làm cửa chính đi vào Hoàng thành. Tử Cấm Thành nằm trong Hoàng Thành chỉ dành riêng cho vua và gia đình vua.

Mặc dù bị tàn phá nặng nề trong suốt cuộc chiến tranh dành độc lập nhưng kinh thành Huế vẫn giữ được những hiện vật đáng ghi nhớ và gây ấn tượng gợi nhớ về thời kỳ tráng lệ, huy hoàng của triều đại như Cửu vị Thần công – là những vị thần bảo vệ Cung điện nhưng chỉ mang tính chất tượng trưng; Ðiện Thái Hòa là nơi tiếp đón long trọng; Khu nhà ở của quan triều đình; và Cửu Ðỉnh thờ các vị Hoàng đế nhà Nguyễn.
Sa mù phố Huế...


Có những ngày rất lạ, thành phố Huế chìm trong sương mù. Sương giăng kín dốc Bến Ngự, trôi từng vạt trắng trên các tháp chuông nhà thờ. Những khoảng trống trong các vườn cây cũng trắng mờ sương. Và sông Hương trong sương mù lênh loang một màu trắng như dòng sữa mẹ ngọt ngào.


Chiều trên sông Hương

Người ta chỉ nhận ra đó là dòng sông Hương khi trong sương mù bất chợt một bóng thuyền xô xao mặt nước. Màn sương trắng vén nhẹ lên cho mũi thuyền nhè nhẹ trôi xuôi. Cũng trong sương mù, cầu Trường Tiền như một chiếc lược trắng ngà, cài lên mái tóc Hương Giang...

Khác rất nhiều với mưa, sương mù xứ Huế là một thiên nhiên gần như vô hình. Nó không tác động nhiều lắm đến tâm trạng con người, ngoại trừ làm đẹp thêm cho một thành phố vốn gần với giấc mơ hơn là hiện thực. Và tôi nghĩ màu tím của sương mù Huế không phải bắt đầu từ những tác động ngoại cảnh mà là do chính phong cách sống trầm mặc của người Huế vốn thích lặng lẽ và thu nhỏ tâm hồn trong một đời sống nội tâm vô cùng phong phú và riêng tư. Chính nơi đây, họ đã nhận ra cái sắc tím phôi pha như một kỷ niệm của sương mù để lại.

Cùng với ánh bình minh và tiếng gà eo óc gọi, sương mù buổi sáng ở thành phố Huế là một dấu hiệu khải minh ngày mới. Trong sương mai, những mầm cây nhu nhú đội lớp vỏ già sần sùi, để cho cuộc đời những chiếc lộc nõn nà. Từ lớp cỏ dại phủ đầy sương móc, có tiếng dế gáy ầm ĩ như tiếng trẻ con nô đùa. Trong những ngày sương mù, bầu trời thành Huế cũng thấp xuống rất nhiều. Nó như lơ lửng trên những cây đại thụ, chỉ chực sà xuống lòng phố người đang đi lao xao. Sương mù xứ Huế đã giữ gìn một bí ẩn của thiên nhiên Huế vốn tinh tế và dịu dàng. Trong sương mù tất thảy đều được lạ hoá. Sự sai biệt của vẻ ngoài vạn vật và con người lại là cơ may để nhìn thấy rõ hơn chiều sâu đa tầng, cái nhìn bên trong vốn được giữ kín như một nét duyên ngầm.

Nhưng hơn hết thảy vẫn là cảm giác về cái lạnh của sương. Sương Huế vào mùa đông lạnh tê tái lòng. Màn nước mỏng vuốt lên da thịt đắng một nỗi nhớ. Ðêm xuống càng sâu, sương càng lạnh. Rùng mình còn nghe trên vai áo ướt đẫm những hạt sương đêm. Và vào những đêm có tiếng quạ kêu, sương trở lạnh hơn bao giờ hết. Người đi đường chỉ nhìn thấy những dấu chân lờ mờ hoen lạnh. Khiến ai đó mải mê một đời đi tìm nhân duyên trong sương mù, trái tim nóng đập vội vã khi bất chợt nhận ra ở cuối đường một đoá mạt li màu trắng. ở Huế, hoa mạt li vẫn thường nở rộ trong những ngày có nhiều sương mù./. (Theo VOV)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.12.2005 21:37:57 bởi lucquaipsnt >
Attached Image(s)
#1
    lucquaipsnt 13.12.2005 21:54:59 (permalink)
    Thành phố Huế
    Huế là một trong những vùng có nhiều di sản văn hoá. Đến nay, không còn một vùng nào có một số lượng lớn các di tích mà những di tích này vẫn giữ được hình dạng vốn có của nó như ở cố đô này. Ở bờ phía Bắc của sông Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theo kiểu phòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11km. Công trình quí giá này gồm hơn một 100 tác phẩm kiến trúc, đã thực sự phản ánh được cuộc sống của vua quan nhà Nguyễn.

    Là thành phố duy nhất trong nước vẫn còn giữ được dáng vẻ của một thành phố thời Trung cổ và nguyên vẹn kiến trúc của một nền quân chủ. Huế đã trở thành một bảo tàng lớn và vô giá. Chính vì vậy, chính phủ đã xếp hạng các di tích ở cố đô Huế như là một tài sản vô cùng quí giá và tháng 12 năm 1993 Huế đã được UNESCO xếp hạng là di tích văn hóa thế giới.

    Khí hậu
    Huế là một ngoại lệ về khí hậu so với Bắc và Nam. Nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng trong tỉnh. Vùng duyên hải, đồng bằng có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng oi bức, có khi lên tới 39,90 C. Từ tháng 8 đến tháng 1 ở Huế là mùa mưa, bão lụt nhiệt độ thường là 19,7 0 C, có khi lạnh nhất 8,8 0 C. Vào mùa này thường có những đợt mưa suốt ngày, có khi kéo dài cả tuần lễ.Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát, nhiệt độ thấp nhất 90 C, cao nhất 290 C.

    Du khách muốn đi du lịch ở Huế nên chọn đi vào mùa khô để có thể thăm thú được nhiều nơi. Tuy nhiên mùa mưa ở Huế cũng có những nét thú vị riêng của nó. Bạn có thể cùng nhau đi dưới mưa cảm nhận cái không cùng của trời đất, những thi vị của tình yêu, cuộc sống. Hay vào những nhà hàng đặc sản, quán ăn bình dân thưởng thức những vị cay của món ăn Huế. Bởi điều đặc biệt và rất riêng của mưa Huế là mưa phùn, mưa kéo dài có khi suốt cả mấy tuần liền.

    Nếu bạn muốn trốn mưa Huế thì chỉ cần vào Đà Nẵng, phía Nam Huế khoảng 100km thì có thể bắt gặp lại sự ấm nóng bởi những tia nắng của mặt trời. Tuy vậy, trong mùa này, giữa những đợt mưa cũng có những ngày trời trong xanh tuyệt đẹp.

    Đến với Cố đố Huế, bạn sẽ cảm thấy một thành phố cổ kính, tráng lệ với những công trình kiến trúc cổ xưa của Kinh Thành Huế, các Lăng Tẩm các triều đại vua Việt Nam. Bên cạnh đó là vẻ đẹp thiên nhiên của dòng Sông Hương, núi Ngự Bình, dòng sông trong xanh mang lại cho Huế vẻ đẹp dịu dàng, trầm tư sâu lắng.

    Chùa Thiên Mụ
    Chùa Thiên Mụ do chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Ngôi chùa nằm bên bờ trái sông Hương thuộc địa phận làng Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế 5km.

    Ðến năm 1665 chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu và năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả đại hồng chung (cao 2,5m, nặng 3.285kg), và năm 1715, chúa lại cho xây dựng một tấm bia cao 2,58m đặt trên lưng một con rùa làm bằng cẩm thạch.

    Tháp Phước Duyên hình bát giác có 7 tầng cao 21m. Ðiện Ðại Hùng là ngôi điện chính trong chùa, một kiến trúc nguy nga đồ sộ. Ngoài bức tượng đồng lớn trong điện còn có vô số bức tượng tạo tác được bảo quản bao gồm một khánh đồng được đúc năm 1677 và một bức hoành phi bằng gỗ được sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714.

    Mặc dù, chùa đã bị hư hỏng nặng năm 1943 và đã được trùng tu trong suốt 30 năm qua nhưng hiện nay vẫn giữ được nét huy hoàng, tráng lệ như xưa

    Sông Hương
    Sông Hương có hai ngọn nguồn. Nguồn tả trạch xuất phát từ dãy núi Trường Sơn chảy về hướng Tây Bắc qua 55 ngọn thác hùng vĩ, rồi từ từ chảy qua ngã ba Bằng Lãng; nguồn Hữu Trạch ngắn hơn sau khi vượt 14 ngọn thác hiểm trở và qua bến đò Tuần thì đến ngã ba Bằng Lãng hợp dòng với Tả Trạch thành sông Hương thơ mộng. Sông Hương dài 30 km nếu chỉ kể từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An, độ dốc của dòng nước so với mặt biển không chênh lệch nhiều nên nước sông chảy chậm. Sắc nước sông Hương trở nên xanh hơn khi vượt qua chân núi Ngọc Trản - điện Hòn Chén, tạo nên một lòng vực sâu thẳm.

    Sông Hương đẹp từ nguồn, uốn lượn quanh co giữa núi rừng, đồi cây mang theo những mùi vị hương thơm của thảo mộc rừng nhiệt đới. Dòng sông xanh trong vắt lung linh như ngọc bích dưới ánh mặt trời, những con thuyền Huế xuôi ngược, dọc ngang với điệu hò man mác, trầm tư, sâu lắng giữa đêm khuya. Đi chơi bằng thuyền để được ngắm cảnh Hương giang thơ mộng, nghe những điệu hò, dân ca xứ Huế lúc trời đêm thanh vắng là thú vui muôn thuở của bao lớp du khách....

    Quang cảnh đôi bờ sông nào thành quách, phố xá, vườn cây, chùa tháp...bóng lồng mặt nước phản chiếu lung linh làm cho dòng sông đã yêu kiều càng nên thơ nên nhạc. Nhiều người nghĩ rằng sở dĩ Huế có được cái êm đềm, dịu dàng, yên tĩnh phần lớn là nhờ sông Hương - dòng sông xanh đã đem lại cho thành phố cái chất thơ trầm lắng, cái trong sáng hài hoà toả ra từ vùng đất có chiều sâu văn hiến.

    Núi Ngự Bình
    Núi Ngự Bình cao 105 m, dáng cân đối uy nghi. Hai bên Bằng Sơn có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Vương triều Nguyễn được thành lập, quyết định xây dựng kinh thành Huế, thấy Bằng Sơn như một bức bình phong án ngữ trước mặt, Gia Long chấp nhận đồ án của các thầy địa lý: chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự Bình.

    Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hoá, quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của Huế. Từ lâu, ngọn núi xinh đẹp này cùng với sông Hương trong xanh đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế. Người ta quen gọi Huế là xứ sở của sông Hương - núi Ngự, miền Hương Ngự cũng vì vậy.

    Cách núi Ngự Bình vài km là đồi Vọng Cảnh, một danh thắng khác của Huế, đứng soi bóng duyên dáng bên dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Trản. Từ đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy những khu vườn cây ăn quả mướt xanh của cau, nhãn, cam, quýt, thanh trà,...chen lẫn bóng thông, những mái nhà ngói xám của đền chùa, lăng tẩm cổ kính, trầm mặc....Sông Hương như một dải lụa mềm uốn quanh dưới chân đồi...Du khách có dịp đến đây vào buổi bình minh sương tan hay lúc hoàng hôn, mới hiểu hết và thấm thía vẻ đẹp nên thơ, nên hoạ của một ngọn đồi, một khúc sông, một góc trời xứ Huế.

    Kinh thành Huế
    Huế từ xa xưa đã được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của xứ "Đàng Trong" và chính thức trở thành kinh đô dưới triều Tây Sơn. Trong gần 4 thế kỷ, Huế đã trở thành một quần thể di tích kiến trúc và thắng cảnh vĩ đại, tổng thể di tích này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

    Nằm ở bờ Bắc sông Hương, tổng thể kiến trúc của cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500 ha và được giới hạn bởi 3 vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

    Tổng thể kiến trúc này dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông Hương là Cồn Hến và Dã Viên làm 2 yếu tố phong thủy rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ cố đô.

    Kinh thành hình vuông với chu vi 10 km, cao 6,6 mét, dày 21 mét, gồm có 10 cửa để ra vào. Xung quanh và ngay trên thành có thiết lập 24 pháo đài để phòng thủ. Ngoài ra còn có một cửa phụ thông với Trấn Bình Đài gọi là Thái Bình Môn.

    Hoàng Thành (Đại Nội): Nằm ở khoảng giữa kinh thành là nơi đặt các cơ quan cao nhất của chế độ quân chủ và là nơi thờ tự các vua chúa đã quá cố. Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4 mét, dày 1 mét xung quanh có hào bảo vệ. có 4 cửa để ra vào, riêng Ngọ Môn chỉ dành để cho vua đi.

    Tử Cấm Thành: là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau lưng điện Thái Hoà. Tử Cấm Thành dành riêng cho vua và gia đình vua. Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1804. Thành cao 3,72 mét xây bằng gạch, dày 0,72 mét, chu vi khoảng 1230 mét, phía trước và phía sau dài 324 mét, trái và phải hơn 290 mét, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào. Đại Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho vua đi vào. Cần Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày). Càn Thành (nơi vua ở), Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi). Duyệt Thi Đường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua). Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách)... Ngoài ra Huế còn nổi tiếng bởi khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Bảy lăng, mỗi lăng mang một sắc thái riêng nhưng đều là những kỳ công tạo tác của con người phối hợp với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp và thơ mộng của xứ Huế.

    Cố đô Huế với sông Hương và núi Ngự và các cung điện lâu đài, lăng tẩm, đền, miếu, chùa chiền đã có hàng mấy trăm năm lịch sử giờ đây đang được nhân dân Việt Nam cùng cộng đồng Quốc tế đóng góp công sức và tiền của để tôn tạo tu bổ giữ cho kiến trúc cố đô Huế mãi mãi là di sản văn hoá của nhân loại. (TBDL)


    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/4494E05401E0474DBCA0F9EB60A46D63.jpg[/image]
    Attached Image(s)
    #2
      lucquaipsnt 13.12.2005 21:57:02 (permalink)
      Lửa hoa
      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/090430F807CC47FDBCA0DBD35BA91608.jpg[/image]

      Đỉnh Bạch Mã vào một ngày xuân. Ấy là do tôi cảm thế, gọi thế; chứ đối với dân Huế hôm đó vẫn là một ngày còn đông. Sau một tuần mưa dầm, hôm nay Huế chiêu đãi mọi người bằng một ngày nắng đẹp. Trời lạnh nhưng trong veo, mây xanh ngắt.

      Gió reo vui suốt con đường từ trung tâm thành phố Huế đến chợ Cầu Hai. Bên phải: ao sen chen với khóm trúc thanh bình. Bên trái: những đầm nước lợ cựa mình với bầy tôm công nghiệp. Và Bạch Mã, trong tôi, từ rất lâu đã chờ nhau một ngày kỳ ngộ…

      Đường lên đỉnh Bạch Mã là đường lên tiên cảnh, khác gì khi xưa Từ Thức lên non tìm người trong mộng trước cửa bể Thần Phù. Mây cuốn theo bước chân, neo trên vách đá, hoặc trôi theo những vòm cây lá, lúc ngưng tụ, lúc chảy tràn, khi như sương khói, khi xếp thành khối thành tầng… Mây và cây cỏ trộn lẫn vào nhau thành một khối xanh xám mờ ảo chen với tiếng thác, tiếng chim và hơi thở gấp tăng dần theo chiều dài hai mươi cây số lên đỉnh. Khi xưa, Từ Thức bất ngờ gặp Giáng Hương khi nàng từ trong động đá vén mây bước ra, xiêm áo tha thướt và đưa chàng vào một cuộc tình du… mấy trăm năm.

      Còn chúng tôi, đến biệt thự Bạch Mã dù trước đó đã có chủ đích nhưng vẫn bất ngờ khi đón gặp một cội hoa anh đào đang nở hoa và ngay lập tức bầu máu nóng của mỗi người đã bùng sôi trên độ cao hơn 1.300m. Xem ra, cái “định luật” càng lên cao càng dễ sôi quả thật xác đáng! Nghe nói ở Tây Tạng, nước 60 độ đã bốc hơi, còn trên đỉnh Bạch Mã lúc này khoảng mười mấy độ, máu đã “bốc” lên thành một thứ lửa rất lạ trong tim: lửa từ một cây hoa anh đào “mồ côi” trên đỉnh núi!

      Tôi đã từng được ngắm cả một rừng hoa anh đào rực rỡ giữa Thạch Lâm (Vân Nam) hoặc một vườn hoa anh đào xinh xắn ở đền Vũ Hầu (thờ Khổng Minh) ở Thành Đô (Tứ Xuyên). Chúng rất đẹp, ấn tượng và gây choáng ngợp nhưng lòng tôi chưa thấy xúc động. Chính những cây hoa anh đào “mồ côi” trên sườn núi mà chúng tôi bắt gặp từ cửa sổ chuyến xe lửa Hà Khẩu - Côn Minh mới thật sự làm lòng ta bừng dậy cảm xúc. Một mình giữa trời cao, gió lạnh, những cây anh đào cô đơn ấy đã khắc tạc chất mạnh mẽ trong sự mong manh, một cá tính của thép trong dáng vẻ của lửa - như cội hoa anh đào hôm nay trên biệt thự Bạch Mã.

      Chúng tôi gồm năm người đàn ông. Một lão võ sư huyền đai đệ nhất đẳng, trưởng tràng một hệ phái karatédo, 65 tuổi, da đỏ hồng, giọng sang sảng, vừa đẹp vừa khỏe vừa mẫn tiệp. Một chàng “lãng tử” 58 tuổi làm nghề du lịch, thông thạo Anh Pháp ngữ, hay đàn hát… Một người chuyên trồng hoa tuổi xấp xỉ 50 đã đưa được nhiều loại hoa lên trồng trên đỉnh Bạch Mã. Một nhà báo trẻ 35 tuổi nổi tiếng với những bài báo đấu tranh bảo vệ các di tích, di sản của Huế.

      Trừ tôi ra, cả bốn người ấy đều là dân Huế. Quan trọng hơn, chúng tôi còn có một nhân vật khác, là nhân vật chính, là tác giả của cuộc gặp gỡ hôm nay: cội hoa anh đào đã hơn 40 tuổi, đã hơn 40 năm nở hoa trên trời Bạch Mã. Hoa chỉ nở vào mùa xuân, rồi tàn đi mà không hề kết trái. Mỗi năm một lần, từng cánh hoa cháy lên và chết đi mà không đòi hỏi ở đời một điều gì, dù đến một cái tên riêng! Cho nên đối diện với cội anh đào bằng tuổi đời mình, tôi tự hỏi mình sân si làm gì đến chuyện danh tiếng!

      Chúng tôi trò chuyện cùng nhau trong cái lạnh hơn 100C, với rượu sakê và tiếng đàn ghita. Những câu chuyện nối nhau không đầu không đuôi nhưng vẫn tuân theo nguyên lý hội thoại với những lượt lời luân phiên, dành đủ cơ hội cho mỗi người. Những chén trà nóng không ngăn được giấc ngủ và sương lạnh lúc nửa đêm đã kéo chúng tôi vào phòng. Tất cả đều nằm chung một phòng, và thật ra chúng tôi vẫn “đi đó đi đây” trong giấc mơ riêng và vẫn trò chuyện cùng nhau qua… tiếng ngáy!

      Tôi kết thúc cuộc “trò chuyện” này vào lúc 3g sáng vì không ngủ được! Lại bước ra sân, với cội hoa anh đào. Trăng mờ trên cao không đủ sáng để soi tỏ, vậy mà tôi vẫn nhìn thấy từ những cành đào khẳng khiu, hàng trăm ngọn lửa nhỏ đang bùng cháy rực sáng cả một góc không gian mờ tối:

      Dưới lớp tro tàn của mùa đông
      Trái tim đó, tựa như ngọn lửa âm ỉ
      Tự đốt cháy mình và cất tiếng hát vui.

      Lời của nhà văn Pháp Paul-Jean Toulet (1867 - 1920) lại vang lên thì thầm trong tai dẫn dắt chúng tôi - một người và một cội hoa, lặng lẽ trao nhau những thông điệp về một ngọn lửa có mặt trên đời này, nhưng không giống mọi thứ lửa đã từng biết. Không làm chết ngạt một ai, không thiêu hủy, không tàn phá một thứ gì, lửa sinh ra từ hoa là lửa của sự thanh cao, của lòng tận hiến, của tinh thần hiệp sĩ, của khát vọng được sống đến cùng để vinh danh những giá trị tốt đẹp của cuộc sống và con người.

      Đó là lửa lý tưởng của một thời thanh niên, khi con người ta sẵn sàng quên thân vì Tổ quốc. Lửa ấy mang gương mặt của Trần Ngọc Tuấn, Lê Phát Tài và những người bạn yêu thương của tôi từ mái trường Trần Quốc Tuấn tình nguyện đi thẳng ra chiến trường biên giới Tây Nam và đã chết ở tuổi 17, 18 với chiếc huy hiệu Đoàn trên ngực áo màu xanh…

      Khi nhận ra gương mặt bạn bè từ những cánh hoa anh đào, tôi thấy mình như được tái sinh, như được tây uế từ một ngọn lửa tinh khiết nhất thế gian: lửa của hoa anh đào…

      Sáng ấy, chúng tôi chia tay với Bạch Mã cùng một lời hẹn hằng năm cùng ghé thăm cội hoa anh đào, nếu có thể thì sẽ có mặt cùng hoa, nếu không thể thì cũng dọn lòng đến với hoa và những người bạn hôm nay trong tâm tưởng.

      Riêng phần mình, tôi làm nốt công việc phải làm: xin trân trọng ghi ra đây tên họ của người đã trồng cây hoa anh đào ấy trên Bạch Mã từ năm 1960 - thầy giáo Tôn Thất Lôi, một người con của Huế!


      Attached Image(s)
      #3
        lucquaipsnt 13.12.2005 21:59:35 (permalink)
        Đồ xưa trên phố Huế


        Huế có những hàng đồ cổ bình dân trên phố. Người ta có thể tìm thấy ở đây nhiều món đồ từ bình dân tới cao cấp.

        Đến Huế, nếu tò mò, đành phải gạt "tâm hồn ăn uống" sang một bên, ta ghé lại đoạn vỉa hè ven phố Trần Hưng Đạo ấy xem người ta bày bán thứ gì mà lặt vặt, mà tỉ mỉ nhường kia. Hóa ra bên cạnh mấy món đồ bình, lọ bằng đất nung còn có thật nhiều chén bát, đồ đồng, đồ sứ... Giọng Huế của chàng trai bán hàng khiến ta không thể không dừng xe, tắt máy: "Vô coi đồ cổ đi mấy chú! Toàn đồ nội phủ đó!"...

        Đồ cổ bình dân
        Những món đồ cổ trên vỉa hè.
        Đoạn vỉa hè râm mát, những món đồ cũ kỹ, nhỏ xinh nằm im lìm làm không khí chung quanh đoạn phố càng như yên tĩnh thêm. Chỉ có hai "cửa hàng" như thế trên phố Trần Hưng Đạo trên vỉa hè của thành phố Huế. Bày bán ngay trên những tấm nilon cách nhau một quãng chừng 500m, hai ông chủ trẻ dường như thèm người để nói chuyện. Vừa nhác thấy bóng người dừng xe, không kể già hay trẻ, là tiến tới thuyết minh liền: "Cách đây hơn 400 năm, tức năm 1601 đó chú, tiên chúa Nguyễn Hoàng đã không nhầm khi quyết định dừng vó ngựa bên bờ Linh Giang. Linh Giang chính là con sông Hương đằng ni kìa..." Thật kỳ lạ, lịch sử của một xứ Đàng Trong mà ngay một người dân bình thường cũng thuộc như thuộc đường chỉ trên lòng bàn tay. Chàng thanh niên khoảng 27, 28 tuổi cười hiền lành: "Giỏi giang chi mô, chú. Con làm nghề này thì phải đọc sách, phải tìm hiểu thôi, con còn có thể kể cho chú lai lịch của từng món đồ ở đây kìa..." Trên nền gạch lát vỉa hè cũ xỉn, trong thấp thoáng bóng nắng chiếu qua vòm lá, những chén, đĩa, bát, lọ, bình, ấm, âu, liễn, nậm, hũ... tỏa ra một thứ sức hút kỳ lạ, sức hấp dẫn của thời gian và những thăng trầm lịch sử. Rồi còn cả bình vôi, điếu bát bằng gốm bịt đồng tinh xảo, những thứ mà thanh niên thời nay có nhìn thấy chưa chắc đã biết gọi tên. Khiêm tốn hơn, ở một góc là "đồ cổ của Tây" bao gồm tẩu thuốc, huân chương, mặt dây chuyền, thìa đĩa, bật lửa..., hầu hết là bằng đồng.

        Giá cả tùy từng loại, có mặt dây chuyền hình nữ thần mặt trời giá 40.000 đồng, có những chiếc đĩa lam vẽ hình hoa cúc, chuồn chuồn, chữ Thọ... giá từ 300.000 - 500.000 đồng. Đôi khi, chỉ thỉnh thoảng thôi, anh chủ hàng tìm được một chiếc bình quý của người Chăm, hay bình men ngọc của đời Lý, bán được tới gần chục triệu. "Đồ cổ thiệt chứ không phải là đồ giả mô chú! Món "trẻ" nhất của con ở đây cũng trên trăm tuổi rồi, con không nói giỡn chơi đâu. Giá rẻ bèo vậy là có lý do. Đây là những món đồ lâu đời, nhiều tuổi, nhưng là những vật dụng của người dân thường, những đồ dùng sinh hoạt của người dân trong cuộc sống hàng ngày, hoặc là đồ nội phủ, tức là đồ dùng trong những gia đình quan lại, chứ không phải là đồ Ngự dụng, không phải đồ trong cung cấm. Những đồ dùng của vua chúa, hoàng hậu, hoàng phi đó bày bán trong các cửa hiệu to, giá cả cũng "to" luôn đó chú...". Bên cạnh chúng tôi, một cụ già tóc bạc dường như không để tâm lắm đến lời giới thiệu của cậu bán hàng trẻ tuổi. Cụ đang nâng trong tay một chiếc điếu bát có viền bằng đồng chạm, soi lên trong nắng. Trước đôi mắt mờ đục đang nheo lại xa xăm, món đồ dường như lung linh, bí ấn...

        Góc phố ngược thời gian
        Đợi lúc vắng khách, chàng trai kể: Nhà anh có 10 chiếc ghe, thuê một đội thợ để chuyên đi mò đồ cổ. Ghe thuyền đi khắp nơi, có chiếc ngược lên tận Hải Dương, Vân Đồn, có chiếc chuyên quanh quẩn ở vùng Cửa Đại... Người thợ lặn đeo kính, tay cầm một mảnh thiếc, lặn xuống thiệt sâu ở những nơi có nước xoáy, hy vọng mảnh thiếc chạm vào được vào một vật gì phát ra tiếng kêu thanh thanh... Bán những món đồ cổ bình dân này, lời lãi không cao, chỉ đủ chi trả cho ghe thuyền và đội thợ. Muốn bán có lời thì phải thuê được cửa hiệu, phải có đường dây chuyên giới thiệu khách ham sưu tầm. Nhiều người rất thích đồ cổ của thường dân, nhưng những nhà sưu tầm lớn, những người lắm tiền thì lại chỉ tìm mua đồ ngự dụng thôi. Với lại, khách hàng toàn là người am hiểu, hoặc là khách quen, nên anh không dám nói thách... "Nhưng cái nghề này cũng ngộ lắm đó chú. Con đọc nhiều sách, đọc cả tạp chí Cổ vật tinh hoa, riết rồi hình như... thông minh ra," chàng trai cười và ngượng nghịu gãi đầu. "Có nhiều lúc, kiếm được chiếc bình hay lọ hoa quý mà bị bể, bị khuyết một miếng, con ngứa chân ngứa tay đem sửa lại. Con mài đi cho bớt sứt sẹo, hay mang đi bịt đồng, hoặc nhờ thợ gốm vá lại... Tưởng vậy thì ngon ăn hơn, ai dè khách mua lại chê. Họ thích những món đồ còn nguyên vết thời gian, còn chân thật kia. Chỉ "giả" một chút là cũng không ai thích đâu, chú ạ...".

        Lục lại chút kiến thức lịch sử còn sót lại trong đầu, chúng tôi nhớ rằng gốm sứ Đại Việt nổi tiếng với ba dòng gốm men chính, là: gốm men ngọc thời Lý, gốm men mầu ngà hoa nâu thời Trần và gốm men trắng hoa lam thời Lê. Tại góc vỉa hè dường như bị thế gian lãng quên này, những đại biểu bình dân của một thời quá khứ xa xưa ấy vẫn hiện diện. Có những chiếc đĩa trang trí hoa dây, hoa mẫu đơn hay hoa sen nét vẽ rất giản dị mà tinh xảo, lòng đĩa hơi rạn vết chân chim. Những chiếc bình của người Chàm, không hiểu ngày xa xưa nó có công dụng chính là gì mà kích thước nhỏ xíu xiu, bằng đất nung mầu còn nâu tươi như mới. Các kiểu bật lửa, tẩu thuốc theo những chuyến tàu viễn dương đầu tiên đến Việt Nam, giờ vẫn còn lấp lánh ánh kim loại, trông như bằng vàng. Những món đồ cũ kỹ, mờ xỉn, sứt sẹo, những chiếc bát mà hàng trăm năm trước có một người dân bình thường nào đó đã dùng sao thấy chúng đáng quý, đáng trân trọng đến thế. (Theo Thời báo kinh tế)


        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/5D985EB66EBD4E59A6D5200C7A4FA201.jpg[/image]
        Attached Image(s)
        #4
          lucquaipsnt 13.12.2005 22:00:43 (permalink)
          Tam Tòa


          Du khách vào cửa Thượng Tứ, theo con đường Ðinh Tiên Hoàng độ khoảng 20m về phía phải có một công trình kiến trúc nửa tây nửa ta đó là Tam Tòa. Nguyên trước đây, nơi này không phải là Tam Tòa mà là chùa Giác Hoàng, một trong 20 thắng cảnh của đất thần kinh theo như sự phân loại của vua Thiệu Trị. Chính nhà vua khi đến đây đã cảm xúc mà sáng tác bài "Giác Hoàng phạm ngữ" trong đó có các câu như sau:

          Phước địa trang nghiêm khởi pháp cung
          Chung tường thắng tích đối khung lung
          Viên Linh bửu tướng quang minh ngoại
          Diệu Ðế Kim Cang tưởng tượng trung

          Ðại ý: Ðất nước đã nảy sinh ra ngôi chùa phật trang nghiêm
          Thắng tích đã chung đúc khí lành giữa bầu trời xanh.
          Tướng báu của phật Viên Linh sáng chói ra ngoài,
          Pháp phật Diệu Ðế Kim Cang tỏa ngời trí tưởng tượng bên trong

          Tiếc rằng ngày nay thắng tích này không còn nữa. Theo như sử sách để lại thì chùa này ở ngay trên đất của Tam Tòa thuộc phường Thuận Thành (trước đây gọi là phường Trung Tích). Lúc vua Gia Long lên ngôi xong, thì nơi này là phủ của vua Minh Mạng lúc đang còn tiềm đế. sau nơi này được vua Gia Long ban cho người con thứ 9 là Thiệu Hóa quân vương. Ðến năm Minh Mạng thứ 20 (1839) vua lấy chỗ này lập thành một ngôi chùa danh xưng là Giác Hoàng.

          Có lẽ thời vua Thiệu Trị, cảnh quan chùa này rất tú vĩ nên vua mới xếp vào hàng các thắng cảnh của đất thần kinh. Chùa này tồn tại cho đến năm 1885, khi cuộc binh biến thất bại, quân Pháp vào đóng ở đây nên từ tượng phật cho đến các đồ thờ đều dời sang chùa Diệu Ðế. Khi vua Thành Thái lên ngôi, chùa này bị triệt hạ, triều đình cho xây ở đây 3 tòa nhà. Toà giữa là một nhà gạch 2 tầng, kiến trúc khá đẹp dùng làm Viện Cơ Mật, còn hai dãy nhà hai bên cũng xây thoáng đãng được dùng cho các quan Hội lý làm việc và một dãy được dùng làm Viện Công Nông bảo tàng. Cái tên Tam Tòa chính là chỉ chỗ này.

          Trước đây dưới chế độ cũ ở miền Nam, nơi này là trụ sở của Tòa Thượng Thẩm Huế. Tòa nhà giữa là nơi xử án còn hai dãy hai bên là nơi làm việc của các nhân viên tư pháp thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, nơi đây dùng làm văn phòng của cơ quan tỉnh ủy Bình Trị Thiên rồi nay là Thừa Thiên-Huế. Trong một tương lai gần, công trình kiến trúc này sẽ được giao lại cho Viện Bảo Tàng-Bảo Tồn.


          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/0449ABD62EC44DBABABFBAF56C51B9E6.jpg[/image]
          Attached Image(s)
          #5
            lucquaipsnt 13.12.2005 22:02:19 (permalink)
            Ðiện Hòn Chén


            Ðối diện với đồi Vọng Cảnh, Ðiện Hòn Chén cheo leo bên triền núi Ngọc trản, nhìn thăm thẳm xuống vực sông. Ngọc Trản là hình chén ngọc úp xuống, nôm na gọi là Hòn Chén. Ðiện có từ lâu đời, thờ vị nữ thần Thiên Y-A-Na thuộc tín ngưỡng của người Champa. Trước đó kiến trúc thế nào không rõ, song vào năm 1832 vua Minh Mạng mới bắt đầu ra lệnh sửa sang, và mở rộng điện thờ nữ thần Thiên Y-A-Na, hàng năm đều có tế lễ. Năm 1882, vua Ðồng Khánh lại cho tu sửa điện quy mô hơn và đổi tên là Huệ Nam Điện. Hiện nay điện Hòn Chén đã và đang được tiếp tục tu sửa, trong điện còn bảo lưu một số cổ vật thờ cúng có giá trị. Ðến Huế, du khách đi thăm điện Hòn Chén bằng thuyền trên Sông Hương thì thật là tuyệt vời.


            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/C27235D511E04782B90570372E05979E.jpg[/image]

            Tòa Thương Bạc


            Ngày xưa để tiếp đón các phái đoàn sứ giả ngoại quốc, các vua Gia Long, Minh Mạng đều cho xây dựng một ngôi cung quan sau đổi là Công Quán, vừa là nơi tiếp các phái đoàn vừa làm nơi nghỉ ngơi cho sứ đoàn. Ðây cũng là bộ mặt của quốc gia nên nhà vua cho xây dựng một công trình kiến trúc bề thế. Sau khi phủ Quảng Ðức đổi thành phủ Thừa Thiên, vua Minh Mạng cho xây ở phía trước phủ đường Thừa Thiên phía trong cửa Ðông Bắc (tức cửa Kẻ Trài) cửa vào Mang Cá một kiến trúc gồm 3 gian nhà rộng lợp ngói âm dương và một số ngôi nhà phụ khác xung quanh để làm nơi tiếp các sứ đoàn. Năm 1870, dưới triều vua Tự Ðức, vì không muốn các sứ giả ngoại quốc nhất là Pháp dòm ngó kinh thành nên vua ra lệnh cho triều đình xây mới một tòa nhà tại địa điểm mà ngày nay là Nhà hát Hưng Ðạo, đặt tên là Thương Bạc. Và trước ngôi nhà có xây một ngôi đình gần bờ sông để tiếp các thương nhân. Chính tại nơi này năm 1874 quan Thượng thư Nguyễn Văn Tường lần đầu tiên tiếp đón viên Khâm sứ Trung kỳ Rheinart des Essart khi ông ta đến thăm xã triều đình Huế sau Hiệp ước Giáp Tuất 1874. Và kể từ đây Thương Bạc là nơi giao thiệp giữa quan chức Pháp và triều đình ta.

            Năm Ất Dậu 1885, tòa Thương Bạc lại được dùng làm phủ của Nguyễn Văn Tường, rồi biến thành trường Hậu Bổ, trường Uyên Bác và tên tuổi cuối cùng là Cổ Học viện. Ngày nay tòa này đã bị san bằng và thay vào đó là Nhà hát Hưng Ðạo. Còn ngôi đình cũ ở bờ sông, thẳng hàng với cửa Thượng Tứ thì năm 1921, vua Khải Ðịnh cho xây lại bằng một ngôi lầu hình bát giác bằng các vật liệu mới sắt thép- xi măng. Phần trên là một lầu hình vuông không cao lắm. Toàn bộ công trình được dựng trên một cái nền vuông cao gần 1,3m. Xung quanh có một lan can bằng xi măng cốt thép bao bọc khá thanh nhã. Tầng trên mặt trước và sau có gắn hai chữ Thương Bạc đúc bằng xi măng. Phía bên trong là một sân rộng, có xây hai cái hồ bằng xi măng trên có giả sơn ngày trước trong hồ này thả sen. Ðứng chầu hai bên hồ cân đối với tòa nhà là 4 con rồng đá chạm trổ tinh vi, ra bên ngoài đường phố là 4 trụ biểu hình vuông rất lớn và rất cao, trên đỉnh mỗi trụ đều gắn một bông sen bằng xi măng. Trên mỗi trụ biểu ngày nay vẫn còn những câu đối gắn bằng sành sứ ghi lại vẻ đẹp trù phú của kinh đô Huế.

            Hai cột giữa có 2 câu thơ từ trái sang phải:

            Vũ Trụ Thái Hoà Thiên Ngọc Bạch Y Thường Thử Hội
            Kinh Sư Thủ Thiên Ðịa Thanh Danh Văn Vật Thử Ðô

            Hai cột bên thấp hơn và có ghi:

            Vương Ðô Quốc Khai Châu Xa Phúc Thấu
            Thần Kinh Cảnh Thắng Sơn Thuỷ Cao Thanh

            Ngày nay cả một dải đất từ cầu Trường Tiền đến cầu Mới là một vườn hoa, tuy đơn giản nhưng rất hài hòa với cảnh quan Huế. Ðây là nơi thường năm tổ chức Hội tết, trưng bày cây cảnh, trưng bày chim muông ở Huế, đồng thời hàng ngày đây còn là nơi để cho người dân Huế nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi, nhất là vào những ngày hè oi bức của Huế, du khách đến đây, ngồi trên các bãi cỏ xanh, hoặc trên các ghế đá rợp bóng cây nhìn xuống dòng Hương xanh trong, đón nhận làn gió mát từ sông lên, tâm hồn và thể xác sẽ được thoải mái vô cùng.
            Attached Image(s)
            #6
              lucquaipsnt 13.12.2005 22:04:21 (permalink)
              KINH ÐÔ HUẾ VÀ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI


              Việc nhà Nguyễn chọn Huế làm kinh đô và đầu tư xây dựng suốt 1,5 thế kỷ đã để lại cho Huế một di sản kiến trúc vật chất đồ sộ với quần thể cung điện, lăng tẩm, thành quách, đình tạ, miếu đường... nguy nga, lộng lẫy. Hơn thế nữa, trong tiến trình lịch sử lâu dài của Huế đã hình thành nên một di sản văn hóa phi vật thể do bao thế hệ dày công xây dựng hun đúc nên với những vốn qúy tinh thần, những phong tục tập quán, lễ hội, các ngành nghệ thuật, những ngành nghề thủ công truyền thống...đã tạo cho Huế một giá trị đặc trưng nổi bật, một bản sắc riêng độc đáo.

              Nhưng vùng đất thơ mộng này đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, lại còn chịu tác động khắc nghiệt của môi trường và khí hậu, nên đã một thời quần thể di tích Huế xuống cấp nghiêm trọng, đến nỗi trong lần thăm Huế vào tháng 11.1981 ông Tổng Giám đốc Unesco Amadou Mahtar M'Bow đã phải khẩn thiết kêu gọi "cứu vãn Huế" với những lời tâm huyết "Huế phải được cứu vãn, phải được cứu vãn cho Việt nam mà Huế là một cao điểm. Ở đó thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc , phải được cứu vãn cho thế giới, vì Huế cũng là một bộ phận tổ thành của di sản văn hóa loài người". Kể từ khi lời kêu gọi đó được phát đi, nhóm công tác Huế - Unesco (Hue-Unesco working Group) và chính quyền Việt Nam các cấp đã thực hiện nhiều chương trình hoạt động rất tích cực nhằm từng bước trùng tu và bảo tồn quần thể di tích Huế và 12 năm sau đã đem lại kết quả đáng mừng: Tháng 12.1993, Hội đồng di sản thế giới (WHC) đã ghi cố dô Huế vào danh mục di sản văn hóa thế giới với nội dung "Tổng thể lăng tẩm của Huế là một thí dụ điển hình về đô thị hóa và kiến trúc của một kinh đô phòng thủ, thể hiện quyền lực của vương quốc phong kiến cổ của Việt Nam ở thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ XX". Quần thể di tích Huế trở thành di sản thứ 410 trong danh mục di sản thế giới.

              Quần thể di tích Huế - di sản văn hóa thế giới là tài sản vô giá của quốc gia, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam và của nhân loại. Di sản ấy không chỉ được "cứu vãn" mà thực sự đã và đang dần dần hồi sinh. Việc làm sống lại tổng thể di tích cố đô Huế là cực kỳ khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành trong một thời gian dài, phải đầu tư kinh phí rất lớn và phải có một đội ngũ cán bộ, chuyên gia, công nhân nắm vững khoa học kỹ thuật và có tay nghề giỏi, hiểu biết sâu sắc và kế thừa được ngành nghề truyền thống của cha ông. Quần thể di tích Huế khi nguyên vẹn có 1200 công trình, nay chỉ còn 480 công trình, trong đó có nhiều công trình hư hỏng rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, với chính sách chấn hưng và bảo vệ nền văn hóa dân tộc của Nhà nước Việt Nam và sự giúp đỡ của quốc tế, trong vòng 10 năm trở lại đây đã có trên 30 hạng mục công trình được tu bổ hoàn chỉnh và hàng trăm công trình khác được bảo quản và sửa chữa từng phần.

              Ngày 12.2.1996, "DỰ ÁN QUI HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CỐ ÐÔ HUẾ 1995 - 2010" đã được chính phủ Việt Nam phê duyệt với tổng vốn đầu tư 720 tỷ đồng (tương đương gần 60 triệu USD). Ðây là một dự án khá đồ sộ và toàn diện nhằm mục đích bảo tồn, khôi phục, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế về cả mặt văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và cảnh quan môi trường. Nếu dự án được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và có chất lượng thì chắc chắn Huế sẽ rất xứng đáng với sự tôn vinh: DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI.
              NGỌ MÔN


              Vừa là cổng chính, vừa là bộ mặt Ðại Nội, được xây dựng vào năm 1833 khi Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc trong Ðại Nội. Ngọ Môn là một tổng thế kiến trúc đa dạng, phía trên là lầu Ngũ Phụng với chức năng như một lễ đài, dùng để tổ chức một số lễ nghi trọng thể như duyệt binh, lễ xướng tên những người thi đỗ tiến sĩ, lễ ban sóc hàng năm và đây cũng là nơi diễn ra lễ thoái vị của vua Bảo Ðại - vị vua cuối cùng của Việt Nam vào ngày 30/8/1945.

              Theo kinh dịch thì các vị vua bao giờ cũng quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ, cho nên ngay từ thời Gia Long (1802-1819), khi xây dựng kinh đô Huế, các nhà kiến trúc đã cho hệ thống thành quách và cung điện ở vào vị thế tọa càn hướng tốn (Tây Bắc - Ðông Nam) cũng có nghĩa là hướng Bắc - Nam, thuộc Ngọ trên trục Tý - Ngọ, do đó Minh Mạng đã đặt tên cho chiếc cổng mới xây ở chính giữa mặt trước hoàng thành là Ngọ Môn, thay cho tên cũ là Nam Khuyết đài.

              Hệ thống nền đài cao gần 5m, xây trên mặt bằng chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m và cánh 27,06m. Ở phần giữa của nền đài trổ ba lối đi. Ngọ Môn dành cho vua đi, Tả và Hữu Giáp Môn dành cho các quan văn võ theo hầu trong đoàn ngự đạo. Tả và Hữu Dịch môn nằm ở hai cánh của nền đài, dành cho lính tráng và voi ngựa đi.

              Hệ thống lầu ngũ phụng có hai tầng, lầu gồm chín bộ mái lợp ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly, lầu dựng trên nền cao 1,14m xây trên nền đài. Ở tầng trên, mái lầu chia ra thành 9 bộ khác nhau

              Tổng thể Ngọ Môn nhìn từ xa như một tòa lâu đài đồ sộ nguy nga, nhưng khi tiếp cận, nó trở thành một công trình kiến trúc xinh xắn, đáng yêu, gần gũi với phong cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của con người xứ Huế.


              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/D18ABFC8EDC34A469456ADEBB97E86CD.jpg[/image]
              Attached Image(s)
              #7
                lucquaipsnt 13.12.2005 22:05:20 (permalink)
                Ðiện Thái Hòa
                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/CA3DDE9AF2114A60912865D4B68E0A0A.jpg[/image]

                Trong phạm vị hoàng cung triều Nguyễn, Ðiện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất xét về nhiều mặt: chức năng, vị trí, ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa nghệ thuật. Ðiện Thái Hòa là địa điểm sinh hoạt quan trọng nhất của triều đình nhà Nguyễn. Ðây là nơi diễn ra các lễ đại triều hàng tháng (vào ngày 1 và 15 âm lịch) hoặc các đại lễ khác như lễ Ðăng Quang (vua lên ngôi), lễ Vạn Thọ (sinh nhật vua), lễ Hưng Quốc Khánh Niệm... với sự tham gia của vua, hoàng thân, quốc thích và các vị đại thần.

                Về lịch sử xây dựng ngôi điện này, có thể chia làm ba thời kỳ chính, trong mỗi thời kỳ đều có một số thay đổi, cải tiến về kiến trúc trang trí,...

                Thời Gia Long Ðiện Thái Hòa được khởi công xây dựng vào 21/2/1805 và hoàn thành vào tháng 10/1805. Thời Minh Mạng, vào tháng Giêng năm Quý Tỵ, tức tháng 3/1833, khi tái quy hoạch và hoàn chỉnh hóa hệ thống kiến trúc cung đình Ðại Nội, vua Minh Mạng đã cho dời điện Thái Hòa hơi dé về phía Nam, đồ sộ và rộng lớn. Thời Khải Ðịnh, năm 1923, vua Khải Ðịnh cho đại tu điện Thái Hòa để chuẩn bị cho lễ Tứ tuần đại khánh tiết. Trong đợt tu sửa lớn này, có một số bộ phận kiến trúc ngôi điện này được thay đổi và làm mới.

                Trên mái điện, người ta đắp nổi 9 con rồng với một nghệ thuật cực kỳ tinh xảo. Cuối gian giữa của chính điện là ngai vàng được chạm khắc công phu, phía trên là bửu tán được trang trí cực kỳ lộng lẫy. Tám mươi cây cột gỗ lim khá lớn đều vẽ hình rồng vờn mây, màu vàng son rực rỡ.

                Qua kiến trúc và trang trí của Ðiện Thái Hòa, chúng ta thấy người xưa đã gửi gắm vào đó khá nhiều ý tứ sâu xa đượm màu sắc đạo lý truyền thống phương Ðông. Bên cạnh ngôn ngữ kiến trúc mang tính triết học, tòa cung điện này còn ghi lại nhiều ngôn ngữ văn học với 297 ô hộc khắc chạm và đúc nổi thơ chữ Hán, nói lên một trong những nét đặc sắc của văn hóa Phú Xuân đầu thế kỷ XIX.

                Phía trước Ðiện Thái Hoà là sân Ðại Triều, hồ Thái Dịch và cầu Trung Ðạo. Sân Ðại triều chia làm 3 tầng, là nơi dành cho các quan từ nhất phẩm đến cửu phẩm sắp hàng làm lễ. thứ tự các quan được đánh dấu bởi hai hàng phẩm sơn (bia đá nhỏ) dựng ở hai bên sân.

                Ðiện Thái Hòa là một trong những tòa cung điện tiêu biểu được xây dựng khá sớm ở Huế (1805), mang phong cách độc đáo của địa phương, cũng là cung điện rộng lớn, uy nghi, tráng lệ nhất trong hệ thống kiến trúc cung đình còn lại ở Huế.


                <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.12.2005 22:06:39 bởi lucquaipsnt >
                Attached Image(s)
                #8
                  lucquaipsnt 13.12.2005 22:07:22 (permalink)
                  Thế Miếu


                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/5885FD86E98344EF80F569882C32C330.jpg[/image]
                  Năm 1804, Gia Long cho xây dựng miếu Hoàng Khảo ở vị trí của Thế Miếu ngày nay để thờ cha mình là Nguyễn Phúc Luân. Ðến năm 1821 Minh Mạng đã cho dời miếu Hoàng Khảo về phía sau vài chục mét, đổi thành Hưng Miếu, còn xây Thế Miếu lên vị trí ấy (từ 1821-1822) để thờ vua Gia Long và các vua kế vị.

                  Thế Miếu được xây dựng trên mặt bằng 1.500m2, cho đến giữa thế kỷ này (1954) chỉ có 7 án thờ của các vua: Gia Long (1802-1819); Minh Mạng (1820-1840); Thiệu Trị (1841-1847); Tự Ðức (1848-1883); Kiến Phúc (1883-1884); Ðồng Khánh (1886-1888); Khải Ðịnh (1916-1925). Ba ông vua Hàm Nghi (1884-1885); Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916) có tinh thần chống Pháp bị triều đình Huế liệt vào hạng xuất đế nên không được đưa vào thờ ở đây. Ðến 10/1958, ba vị vua này mới được đưa vào thờ phụng ở Thế Miếu.

                  Phía trước Thế Miếu còn nhiều công trình nghệ thuật khác: Cửu Ðỉnh, Hiển Lâm Các,...

                  Attached Image(s)
                  #9
                    lucquaipsnt 13.12.2005 22:09:01 (permalink)
                    HIỂN LÂM CÁC
                    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/5842E42CFDAB4C3BB51881139A5048DD.jpg[/image]

                    Xây dựng một lần với Thế Miếu từ 1821-1822 (thời vua Minh Mạng). Hiển Lâm Các xây dựng ngay phía trước Thế Miếu, trên khối nền cao hình chữ nhật, từ dưới bước lên mặt nền trước sau có 9 bậc.

                    Hiển Lâm Các được kiến trúc bằng gỗ theo hình thức cao tầng, chức năng chính được xem như là đài kỷ niệm ghi nhớ công lao các vua triều Nguyễn thờ ở Thế Miếu và các đại thần có công thờ ở hai bên Tả Tùng Tự và Hữu Tùng Tự.

                    Hiển Lâm Các là công trình kiến trúc có giá trị về cả kỹ thuật lẫn thẩm mỹ, kiến trúc thanh tú hài hòa với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp


                    Attached Image(s)
                    #10
                      lucquaipsnt 13.12.2005 22:10:40 (permalink)
                      CỬU ĐỈNH


                      Ðặt tại sân Thế Miếu, là sản phẩm độc đáo, tinh xảo, được Bộ Công đúc tại Huế từ cuối năm 1835-đầu 1837. Cửu Ðỉnh biểu hiện ước mơ về sự trường tồn mãi mãi của triều đinh nhà Nguyễn và sự giàu đẹp của đất nước. Ðiều đó được thể hiện rất rõ trong việc đặt tên gọi cũng như tầm vóc và các hoa văn chạm nổi trên Cửu Ðỉnh. Mỗi đỉnh có khắc một tên riêng bằng chữ Hán, lấy từ miếu hiệu (tên để thờ cúng) của một vị vua nhà Nguyễn. Và cái đỉnh đó được xem là biểu tượng của vị vua đó. Cao Ðỉnh (vua Gia Long) ở vị trí chính giữa, Ðỉnh hai bên trái phải lần lượt là: Nhân Ðỉnh (vua Minh Mạng), Chương Ðỉnh ( vua Thiệu Trị), Anh Ðỉnh (vua Tự Ðức), Nghị Ðỉnh (vua Kiến Phúc), Thuần Ðỉnh (vua Ðồng Khánh), Tuyên Ðỉnh (vua Khải Ðịnh), Dụ Ðỉnh, Huyền Ðỉnh (chưa tượng trưng cho ông vua nào cả, mặc dù triều Nguyễn còn có 6 vị vua khác).

                      Giá trị của 9 Ðỉnh trước hết ở tầm vóc to lớn và trình độ đúc đồng tinh xảo của các nghệ nhân đúc đồng Huế. Cao Ðỉnh cao 2,5m, nặng 2601kg-là đỉnh cao và nặng nhất. Huyền Ðỉnh cao 2,31m, nặng 1935kg - là đỉnh thấp và nhẹ nhất. Quanh hông đỉnh đều chạm trỗ 17 cảnh vật. Như vậy có tới 153 cảnh vật được chạm nổi trên Cửu Ðỉnh. Ðó là các hình ảnh: núi, sông, trăng, sao, cây cối, hoa, súc vật, vũ khí, xe, thuyền...Có thể xem 153 bức chạm khắc ấy là 153 bức tranh. Ta sẽ thấy sông Hồng trên Tuyên Ðỉnh, sông Cửu Long trên Huyền Ðỉnh, sông Hương trên Nhân Ðỉnh.

                      Chín đỉnh được sắp thành một hàng ngang dưới thềm Hiển Lâm Các, nằm theo thứ tự các án thờ trong Thế Miếu. Riêng Cao Ðỉnh được đặt nhích về phía trước 8 đỉnh kia một khoảng gần 3m, vì vua Minh Mạng cho rằng Gia Long là vị vua có công lớn nhất đối với triều đại.


                      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/99BEE5EB2FA9444F9805F2C77041D88F.jpg[/image]
                      Attached Image(s)
                      #11
                        lucquaipsnt 13.12.2005 22:11:33 (permalink)
                        An Định Cung


                        Vua Khải Ðịnh (1916-1925) đã cho xây cung điện này từ một vương phủ nhỏ vốn là tiềm để của ông ta . Công trình chưa xong,nhà vua băng hà. Hoàng tộc dùng An Ðịnh Cung làm nơi tiếp khách nước ngoài. Sau đó bà Từ Cung ở đó năm 1945-1950-1968-1975.

                        Cung điện vẫn còn nét kiến trúc truyền thống của nhà Nguyễn cộng với kiến trúc gôtích in đậm trong những phong cách trang trí và các chi tiết kiến trúc như cột trụ, vòm cửa.

                        Vật liệu xây dựng cũng tây hóa như bất kỳ một công trình nào được xây trong gian đoạn đó. Ði sâu vào lâu đài ta có cảm giác như đi vào một tòa lâu đài của một nhà quý tộc Tây Âu bởi sự phong phú về những phòng ốc, cầu thang, bởi những họa tiết hầu như xa lạ và truyền thống. Lá nho thay thế rồng phụng, hoa hồng thay thế hoa cúc, hoa sen. Ðằng sau cái cống Bêtông-tòa nhà bát giác có tên là Trung lập đình, tòa nhà xinh xắn trong đó để pho tượng đứng của vua Khải Ðịnh nay để ở lăng Khải Ðịnh.

                        Nội thất Ðại Sảnh gồm 20 phòng nhưng phòng khách và hai phòng chiêu đãi ở tầng 1 là nơi đáng lưu ý. Trên tường phòng khách là sáu bức tranh vẻ cảnh lăng các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức, Khải Ðồng, Ðồng Khánh. Tranh vẽ bột màu trên nền tường và những bộ khung thếp vàng bao quanh- 26 vòm cửa của cả căn phòng làm bằng gỗ mạ vàng với những hoa văn chạm trỗ rất tinh vi, sinh động.

                        Có lẻ đây là nơi bảo lưu nhiều kiệt tác sơn son thếp vàng- chính những bức tranh này cùng các họa tiết thếp vàng đã đem lại cho chúng ta sự quen thuộc ấm áp kéo chúng ta ra khỏi cảm giác lọt vào lâu đài phương Tây. Từ tầng này có cầu thang dẫn lên tầng 2,3 nơi trước đây là chỗ ở của bà Từ Cung và thờ thần linh.

                        Trong An Ðịnh Cung trước đây có nhà Cửu Tư Ðài một công trình kiến trúc nổi tiếng có nội thất trang trí sành sứ ghép- Lọai hình phổ biến thời Khải Ðịnh, góp phần mang lại danh hiệu cho ông vua "Người con của những mảnh sành" mà người Pháp đã tặng cho ông.

                        Sau tòa nhà chính là vườn nuôi nai, cá sấu. Trên ban công một bức bình phong ở tầng 2 còn lưu lại dấu vết bài ngự chế An Ðịnh Cung do vua Khải Ðịnh viết vào mùa thu năm Canh Thân (1920) được khắc trên xi măng vôi vữa.(theo Internet)


                        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/280737055C5244D394B47BB8EADCA884.jpg[/image]
                        Attached Image(s)
                        #12
                          lucquaipsnt 13.12.2005 22:12:56 (permalink)
                          Cung Diên Thọ


                          Là một hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại cố đô. Cung Diên Thọ gồm có hơn 10 tòa nhà được bố trí trong khuôn viên tường thành bao bọc hình chữ nhật rộng khoảng 100m, dài gần 150m. Tòa nhà chính nằm giữa dành làm nơi mẹ vua nghỉ và tiếp khách. Ở đây nay chỉ còn cung Diên Thọ, điện Thọ Ninh, tạ Trường Du, am Phước Thọ và lầu Tịnh Minh. Cung Diên Thọ được xây dựng từ năm 1804 và qua nhiều lần đổi tên.


                          Lầu Tàng Thơ


                          Lầu Tàng Thơ là một trong những kho lưu trữ tài liệu mang tính quốc gia của triều đình Nguyễn tại Huế. Theo sách Ðại Nam Thực Lục và Ðại Nam Nhất Thống Chí cho biết, Lầu Tàng Thơ được xây dựng vào mùa hè năm 1825. Tòa nhà được xây dựng bằng gạch, đá, tầng dưới 11 gian, tầng trên 7 gian, 2 chái trên hòn đảo hình chữ nhật giữa hồ Học Hải, cạnh hồ Tịnh Tâm. Ðảo nằm giữa hồ nước chỉ nối với đất liền bằng một chiếc cầu đá. Không gian thoáng đãng và đẹp đẽ. Chung quanh có tương gạch cao 2m bao bọc. Lầu nằm trên một hòn đảo cách biệt, nối với mặt đường bằng một chiếc cầu xây gạch đá ở phía Tây. Mặt nền lầu bên dưới lớp gạch Bát Tràng được lát bằng các tấm chì lá để cách ẩm và rải bột lưu huỳnh nhằm chống mối mọt.

                          Ðể xây dựng công trình này, triều đình Huế đã điều 1000 binh lính, giao cho Thượng thống chế Ðoàn Ðức Nhuận điều khiển công việc thi công. Sau khi xây dựng xong, nhà vua đã lệnh cho các quan chuyên trách kiểm kê, lựa sổ sách, chọn ngày lành, chuyển đến tầng trên của tòa nhà tàng trữ tại đây...

                          Theo tài liệu thời Nguyễn thì tất cả sổ sách của 6 bộ và các nha tại kinh đô sau mỗi năm đưa đến đây để lưu giữ. Sổ sách của bộ Hộ, chỉ riêng sổ điền bạ thời Gia Long và Minh Mạng ở đây đã lưu giữ được 12.000 tập. Ðây quả là kho tư liệu quý giá, giống như cục lưu trữ.

                          Qua năm tháng và các biến động lịch sử, những tư liệu quý lưu trữ ở lầu Tàng Thơ đã bị thất lạc. Ngôi lầu bị hư hỏng xuông cấp nghiêm trọng.

                          CỬU VỊ THẦN CÔNG


                          Trong hàng ngàn khẩu súng thần công bằng đồng được đúc dưới thời các chúa Nguyễn và vua Nguyễn, chín khẩu súng đúc thời Gia Long có kích thước lớn nhất và được trang trí đẹp nhất.

                          Sau khi đã đánh đổ vương triều Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long hạ lệnh tập trung các mảnh khí bằng đồng tịch thu được của triều đại này đem nấu chảy và đúc thành 9 khẩu súng lớn để làm kỷ niệm muôn đời . Tên mỗi khẩu đại bác được đặt trước, gọi tên bốn mùa (tứ thời) trong năm Xuân - Hạ - Thu - Ðông và năm yếu tố tự nhiên (ngũ hành) là Kim - Mộc - Thủy - Hoả - Thổ rồi khắc thành chữ ở nuốm từng đuôi súng. Năm 1816, chín khẩu súng này còn được triều đình Gia Long tặng thêm tên mới là Thần oai vô địch thượng tướng quân cửu vị.

                          Súng có chiều dài 5,10m, đường kính nòng 0,23m, nòng dày 0,105m, trọng lượng khẩu nặng nhất là 18.400kg, khẩu nhẹ nhất là 17.000kg. Mỗi khẩu súng đặt trên một cái giá bằng gỗ chạm trỗ rất công phu. Hai bên giá có 4 bánh xe gỗ viền sắt để tiện cho việc di chuyển.

                          Ngoài giá trị lịch sử, Cửu vị Thần công còn mang giá trị nghệ thuật cao. Kỹ thuật đúc đồng, nghệ thuật trang trí và chạm khắc trên đồng cũng như trên 9 giá gỗ đều rất điêu luyện, tinh xảo.
                          #13
                            lucquaipsnt 13.12.2005 22:14:03 (permalink)
                            Êm ả chiều tà Phu Văn Lâu
                            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/E96A6EE7A27346B1A15221A8262E0A39.jpg[/image]

                            Sông Hương, trên dòng chảy từ cồn Giả Viên đến Cồn Hến, kéo mềm một đường vòng cung nhẹ. Bến Vân Lâu nằm ở điểm giữa của vòng cung này, nghĩa là đồng thời nằm trên chính Kinh thành, gồm một cụm hai di tích lịch sử: Phu Văn Lâu và Nghinh Lương Ðình.

                            Vào đầu thời Gia Long, Phu Văn Lâu chỉ là một ngôi nhà nhỏ tên gọi Bảng Ðình dùng làm nơi báo cáo các chiếu thư, chỉ dụ của triều đình.

                            Ðến năm 1819, vua Gia Long cho giải tỏa Bảng Ðình, thay bằng tòa nhà hai tầng xinh xắn lợp ngói hoàng lưu ly dùng để yết thị chiếu chỉ, công bố kết quả các kỳ thi đình, tổ chức các cuộc vui mừng thọ nhà vua... Năm 1829, vua Minh Mạng dùng nơi đây làm địa điểm tổ chức đấu voi cọp, bởi lúc đó Hổ Quyền chưa xây dựng. Năm 1830, nhân dịp Lễ Tứ Tuần Ðại Khánh vua Minh Mạng, triều đình tổ chức tại đây nhiều cuộc vui chơi, yến tiệc trong suốt 3 ngày. Lần đó, vua Minh Mạng cho gặp mặt 100 vị bô lão ở Kinh đô và các tỉnh lân cận, tuổi từ 70 trở lên, rất long trọng. Số tuổi các cụ cộng lại thành 10.000 thay cho chữ "Vạn thọ" hàm ý chúc sống lâu. Dưới thời Thiệu Trị, để tăng thêm vẻ uy nghiêm, triều đình cho xây dựng hai bên tả, hữu Phu Văn Lâu hai tấm bia bằng đá thanh khắc 4 chữ "khuynh cái hạ mã" (Nghiêng lọng, xuống ngựa) nghĩa là ai đi qua trước mặt tòa nhà này đều phải cất nón mũ và xuống ngựa.

                            Nghinh Lương Ðình là ngôi nhà thủy tạ được dựng ở mép sông dưới thời Minh Mạng. Xưa chốn này là nơi hóng gió, thưởng cảnh của một số vua Nguyễn trong gối chăn hầu hạ chu tất, hoàn mỹ của các cung tần, mỹ nữ. Thế rồi, thỉnh thoảng bãi tắm rải đều cát trắng, nước trong như pha lê, lại được che kín để nhà vua tắm rửa và thưởng thức sắc đẹp giai nhân. Che kín, để tránh con mắt tò mò của dân chúng Kinh Ðô. Che kín để mọi sinh hoạt bên trong được tự nhiên như ở chốn khuê phòng.

                            Ðứng ở bến Vân Lâu, du khách sẽ cảm thấy ở giữa một khung cảnh vừa tự nhiên bởi sông, nước mây trời phóng khoáng lại vừa trầm mặc bởi dư vang lịch sử hiện hữu đằng sau hình hài những công trình kiến trúc uy nghi, cổ kính từng đi qua hàng trăm năm chứa đầy biến cải của thiên nhiên và thời cuộc.

                            Trước mặt sông Hương như tấm lụa mềm trong suốt với những con đò xuôi mái êm ru, dải bờ Nam xanh rờn hoa lá như muốn phong kín đỉnh núi Ngự Bình mơ màng bóng thông. Bên tả: cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp như chiếc vương miện sang trọng được kết lại bởi những vành trăng mềm mại lung linh soi bóng nước và lô nhô ghe thuyền trên bến đò Cồn, Hàng Me, Ðập Ðá...Bên hữu: Cầu Bạch Hổ tựa dải đăng ten viền chân núi Kim Phụng và dãy Trường Sơn xanh rờn, ngút ngàn...Sau lưng: Kỳ Ðài đồ sộ vút cao cột cờ giữa trời mây, nổi lên trên hệ thống phòng thành kiên cố, như lời khẳng định uy lực của Vương Triều và Thiên tử giữa bầu vũ trụ bao la.

                            Ðồng vọng cảm hứng say mê thiên nhiên, cảm hứng khám phá các giá trị văn hóa-nghệ thuật và cảm hứng đi tìm bí ẩn của dặm dài lịch sử...là điều không sao tránh khỏi đối với bất kỳ ai đã dạo gót và thả hồn trên Bến Văn Lâu, nhất là vào buổi chiều tà. Khúc bi ca mưu tìm vận hội nhằm cứu vãn dân tộc ra khỏi thảm cảnh nô lệ của cựu Hoàng Ðế yêu nước Duy Tân chính là khởi nghĩa từ bến nước này đây. Và bởi vậy, câu hò thắt ruột, câu hò ai oán ca tụng tâm ngọc, lòng vàng và số phận buồn đau của vị vua trẻ tuổi vẫn vọng mãi trong lòng mỗi người dân xứ Huế, mỗi người dân nước Việt chúng ta:

                            Trước Bến Văn Lâu
                            Ai ngồi, ai câu
                            Ai sầu, ai thảm
                            Ai thương, ai cảm
                            Ai nhớ, ai trông
                            Thuyền ai thấp thoáng bên sông
                            Ðưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.


                            Attached Image(s)
                            #14
                              lucquaipsnt 13.12.2005 22:15:53 (permalink)
                              KỲ ĐÀI HUẾ
                              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/D8A05A651E9A47A99448C8A1A98A78B0.jpg[/image]


                              Kỳ Ðài thường gọi là cột cờ, là một công trình kiến trúc trong tổng thể các công trình thuộc Kinh thành Huế, nằm ở phía trong mặt tiền Kinh thành, trước Ngọ Môn, theo hướng Nam, trên 1 đoạn tường thành, cụ thể trên pháo đài Nam Chánh.

                              Kỳ Ðài được xây dựng năm Gia Long thứ 6 ( Ðinh Mão, 1807 ), đến thời Minh Mạng Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Ðài xây bằng gạch, gồm 3 tầng, với 3 hình khối xếp chồng lên nhau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ dần từ phía dưới lên phía trên. Tầng dưới cao 5,60m, tầng giữa cao 5,80m, tầng trên cao 6m. Từ mặt đất lên tầng dưới bằng 1 lối đi nhỏ ở phía trái Kỳ Ðài, tầng dưới thông với tầng giữa bằng 1 cửa vòm rộng 4m, tầng giữa thông với tầng trên cùng cũng bằng 1 cửa vòm rộng 2m. Ðỉnh mỗi tầng có xây 1 hệ thống lan can cao 1m được trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng, nền 3 tầng lát gạch vuông và gạch vồ, có hệ thống thoát nước mưa xuống dưới. Trước đây còn có 2 chòi canh và 8 khẩu đại bác. Cột cờ đầu tiên làm bằng gỗ, cao 29,50m. Năm 1904, bão năm Thìn làm gãy, cột cờ được thay lại bằng gang. Năm 1947, cột cờ bị chiến tranh phá hũy, và sau đó được thay thế bằng cột cờ bêtông như hiện nay.

                              Tại Ngọ Môn chiều 30/8/1945, trước hàng vạn quần chúng tham dự, Bảo Ðại đọc lời thoái vị và giao nộp ấn, kiếm cho đại diện Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cờ đỏ sao vàng đã được kéo lên Kỳ Ðài, đánh dấu chấm hết một chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy toàn miền Nam, mùa Xuân năm 1968, 8 giờ sáng ngày 31/1/1968 quân giải phóng chiếm được Kỳ Ðài và lá cờ của Mặt trận liên minh dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam được kéo lên. Ngọn cờ cách mạng đã được giữ vững suốt 26 ngày đêm.. 5 giờ sáng ngày 21/3/1975 chiến dịch giải phóng Huế - Ðà Nẵng mở màn, Trung đoàn 6 ( Trung đoàn Phú Xuân ) của Quân khu Trị Thiên được giao nhiệm vụ cắm cờ chiến thắng ở Thành phố Huế và đến 6 giờ sáng ngày 26/3/1975 lá cờ dài 12m, rộng 8m của MTDTGPMN Việt Nam đã được kéo lên, đánh dấu mốc lịch sử Thành phố Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên Huế ỵ được hoàn toàn giải phóng.


                              Attached Image(s)
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 30 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9