DU LỊCH HUẾ!
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 30 bài trong đề mục
lucquaipsnt 13.12.2005 22:18:13 (permalink)
Văn miếu


Lập ra để tôn vinh các thánh hiền của đạo Nho, đồng thời là nơi đào tạo nhân tài của đất nước. Khởi công xây dựng từ 17/4/1808 đến 12/9/1808 tại một ngọn đồi thấp phía trên chùa Thiên Mụ sát tả ngạn sông Hương. Văn Miếu quay về hướng Nam tọa lạc trên một mô đất hình vuông, mỗi cạnh chừng 160m, xung quanh có la thành bao bọc. Tất cả chừng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, trong đó có 32 tấm bia khắc tên, tuổi, quê quán của 239 vị tiến sĩ của các kỳ thi được tổ chức dưới triều Nguyễn và 4 tấm bia khác.

Văn Miếu đã nhiều lần được tu sửa, xây dựng thêm các công trình phụ nhất là dưới thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị. Từ thời Minh Mạng về sau mở các khoa thi Hội nên bắt đầu dựng bia tiến sĩ từ 1831-1919.

Hơn nửa thế kỷ nay, chiến tranh và thiên nhiên đã tàn phá, Văn Miếu trở thành nơi hoang phế, điêu tàn, vừa qua được tiến hành trùng tu lại với nỗ lực giữ gìn sự tồn tại những di tích có giá trị

Quốc tử giám


Quốc Tử Giám là trường Ðại học quốc gia ngày xưa do triều đình mở ra để đào tạo nhân tài. Ở nước ta, Quốc Tử Giám đầu tiên đã được thành lập vào năm 1076 tại Kinh đô Thăng Long. Dưới thời Gia Long, cùng với việc xây dựng Văn Miếu ở vị trí phía trên chùa Thiên Mụ, trường Quốc Tử Giám cũng được lập ra ở đó. Sang thời Minh Mạng, số lượng người đi học ngày càng đông, quy mô trường ngày càng được mở rộng. Năm 1821, xây thêm Di Luân đường, giảng đường để học và xây thêm mỗi bên ba dãy nhà làm nơi ở cho học sinh nội trú. Năm 1825 cho sửa lại, xây dựng thêm mỗi bên một dãy nhà ở 20 gian, xây tường bao bọc ba mặt của trường.

Năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào bên trong Kinh thành, ở vị trí hiện nay. Qui mô trường gồm tòa nhà Di Luân Ðường ở vị trí chính giữa, hai bên là các dãy phòng học của giám sinh. Phía sau trường, ở giữa là toà nhà Tân Thơ Viện ( hiện nay là Bảo Tàng Mỹ Thuật Cung Ðình), hai bên là hai nhà của các quan Tế Tửu, Tư Nghiệp ( Hiệu Trưởng, Hiệu Phó). Trường Quốc Tử Giám là một trong hai ngôi trường Ðại học của thời quân chủ còn lại trên đất nước ta. Ðây là một di tích lịch sử và văn hóa rất có giá trị.

ĐÀN NAM GIAO


Ðược xây dựng vào năm 1806 thời vua Gia Long, là nơi triều đình và nhà vua làm lễ tế trời. Ðàn cách Kinh thành Huế khoảng 4km về phía Nam.

Ðàn gồm 3 tầng, quay mặt về hướng Nam. Tầng thứ nhất hình vuông, màu đỏ, tượng trưng cho người. Tầng thứ hai gọi là Phương đàn cũng hình vuông, màu vàng, tượng trưng cho đất. Tầng thứ ba hình tròn, gọi là Viên đàn, màu xanh, tương trưng cho trời. Kiểu kiến trúc này phản ánh quan niệm về vũ trụ Ðông phương: Trời tròn, Ðất vuông.

Chung quanh đàn Nam Giao, còn nhiều ngôi nhà: Trai Cung (nơi nhà vua ở và chay tịnh khi làm lễ tế trời), Thần Trù (nhà bếp), Thần Khố (nhà kho)...và trồng nhiều thông.


Lễ tế trời ở Ðàn Nam Giao là một đại lễ, được tổ chức mỗi năm một lần, kéo dài tới 3 ngày ( từ thời vua Gia Long đến thời vua Ðồng Khánh). Từ sau đời vua Thành Thái (1889-1907) đến năm 1945, 3 năm mới tiến hành lễ tế trời một lần. Thời Bảo Ðại (1926-1945), lễ tế trời rút lại chỉ còn một ngày.


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/783959CDF99441E9B424F6C629D47305.jpg[/image]


HỔ QUYỀN


Xây dựng vào năm 1830. Vòng tường thành cao 5,90m, dày trung bình 4,50m. Mặt tường thành trở thành khán đài. Vị trí vua ngồi được xây cao hơn, quay mặt về hướng Nam, đối diện với 5 cái chuồng nhốt hổ.

Hổ quyền là nơi tổ chức các cuộc tử chiến giữa voi và hổ, vừa để cho vua quan, dân chúng thưởng thức, vừa để luyện tập cho voi chiến đấu. Trước khi đấu, hổ đều bị cắt nanh, bẻ vuốt. Cho nên, trong cuộc tử chiến ấy, voi luôn luôn giết chết và chà nát hổ. Sự chiến thắng của voi được coi là biểu tượng cho sự vô địch của quyền lực nhà vua và triều đình.

Lạc Tịnh Viên-một di sản độc đáo


Lạc Tịnh Viên nằm bên bờ sông Bến Ngự - Huế. Chủ nhân kiến trúc ngôi nhà đã chọn hướng Nam làm mặt tiền, lấy dòng sông nắng đục, mưa trong làm minh đường. Công trình được xây khởi đầu vào năm 1889, gồm 4 ngôi nhà chính, phụ khác nhau. Mỗi nhà mỗi tên, mỗi nét truyền thống nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Kiến trúc chính là ngôi nhà hai gian, ba trái xây trên nền cao ở vị trí trung tâm. Ngày khánh thành, hoàng tử thứ 11 là Tuy Lý Vương Miên Trinh tặng ba chữ "Hy Trần Trai" làm tên nhà (Có ý sách chủ nhân -ông Hồng Khẳng là người đủ tài đức hiếu thuận). Nhà Rường cổ "Hy Trần Trai" làm trên nền cao 1,1m với 56 cây cột gỗ lim, mỗi cây cột như mang một thông điệp của gia chủ. Ngôi nhà chính này có kiểu dáng độc đáo khách hẳn với những ngôi nhà Rường khác ở Huế: Mái hiên rộng, nhiều hoa văn, hoạ tiết hình hoạ trang trí trên lan can tinh xảo, có giá trị mỹ thuật cao.

Phía trước ngôi nhà là nhà "Nhân Hậu" hình vuông, thoáng đãng là nơi tiếp đón khách gần xa. Bà quận chúa Khánh Nam là người làm sống lại nét đẹp truyền thống của Lạc Tịnh Viên, gần chục năm nay, tuy cuộc sống về hưu đạm bạc, vào ngày chủ nhật mỗi tuần bà tiếp đón và phát chẩn cho bà con khó khăn gần xa tại nhà Nhân Hậu.

Bên trái khu nhà là "Di tâm thích thể đường" dùng làm nơi cho con cháu ăn ở, học tập. Ngôi nhà bên phải được xây sau này (1910) đặt tên là nhà "Vấn Trai". Tại ngôi nhà này từ Hồng Khẳng, đến Ưng Trình, hai cha con , hai vị Đông các Đại học sĩ, phụ tử đồng triều, đều dùng làm nơi sáng tác thơ ca, nghỉ ngơi và tiếp khách. Hai ngôi nhà hai bên về phong thuỷ, tượng trưng cho Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ - hai vật linh thiêng duy trì sự an bình, yên lành của đời sống tâm linh. Toàn bộ khu nhà nằm lọt trong vườn có những hàng cây chè tàu, cẩm, hoàng điệp, được cắt tỉa gọn gàng.

Những khóm hồng, hải đường, nguyệt quế, mai, trà bốn mùa cho hương hoa, gợi nên sự thư thái, thanh bạch. Chỉ với diện tích toàn bộ 2070m2, và ngôi nhà nhỏ, nghệ thuật kiến trúc và cảnh quan của Lạc Tịnh Viên bao hàm triết lý sống của chủ nhân lấy sự tĩnh tại làm chủ đạo. Có lẽ chính những yếu tố trên đây cùng với những giá trị tinh thần của chủ nhân, Bộ VH_TT đã ra quyết định công nhận Lạc Tịnh Viên là di tích kiến trúc. Đặc biệt, mới đây công trình được UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hoá thế giới cần được bảo tồn tron g quần thể di tích văn hoá Huế
Attached Image(s)
#16
    lucquaipsnt 13.12.2005 22:20:39 (permalink)
    Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình


    Toà điện dùng làm Bảo tàng là một toà nhà bảy gian, hai chái trùng thiềm điệp ốc, nguyên là điện Long An trong cung Bảo Ðịnh ở phường Tây Lộc. Năm 1885, quân Pháp chiếm Cung Bảo Ðịnh làm sở chỉ huy, điện Long An bị triệt hạ, vật hạng xếp vào kho cho đến năm 1909, đời Duy Tân chuyển ra chỗ hiện nay (số 3 đường Lê Trực) dựng lại làm Tân Thơ Viện và trụ sở của Hội Ðô Thành Hiếu Cổ. Ðến năm 1923, đời Khải Ðịnh, dùng làm bảo tàng Viện Khải Ðịnh (nay là Bảo tàng cổ vật Huế).


    Bảo tàng cổ vật

    Hiện ở tại số 3 Lê Trực, khuôn viên rộng 6.330m2. Tòa nhà chính nguyên là điện Long An, ngôi điện từng được đánh giá là một trong những ngôi điện đẹp nhất của kiến trúc cung đình Việt Nam. Rộng 1.200m2, được xây dựng vào năm 1845 thời vua Thiệu Trị. Ðây là một công trình bằng gỗ tuyệt mỹ, có tới 128 cây cột gỗ quý. Trên toàn bộ các bộ phận bằng gỗ của tòa nhà chạm trổ hàng trăm bức tranh cổ điển, các con vật thiêng: rồng, lân , rùa, phụng; và trên 1.000 bài thơ bằng chữ Hán. Cùng với kỹ thuật chạm gỗ điêu luyện, kỹ thuật khảm trai, khảm xà cừ, khảm ngà tinh tế tạo cho điện Long An vẻ đẹp mới lạ, không lộng lẫy phô trương mà tinh tế, sắc sảo.

    Bảo tàng cổ vật Huế là nơi trưng bày các bộ sưu tập đồ đồng, đồ sành, đồ sứ, đồ đá, đồ Pháp Lam, áo mão và đồ ngự dụng của vua chúa Việt Nam xưa... Bảo tàng hiện trưng bày khoảng 300 hiện vật cổ quý hiếm bằng vàng, bạc, ngọc, sành sứ, gỗ...Tất cả những cổ vật được trưng bày tại đây là những tác phẩm nghệ thuật cung đình có giá trị được các nghệ nhân thực hiện một cách công phu và tài tình. Bản thân điện Long An là hiện vật lớn nhất mang đậm chất thơ, chất trí tuệ, là một tác phẩm mỹ thuật tuyệt tác.



    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/48473AC2EEE844E0A46A6FE650600BD9.jpg[/image]
    Attached Image(s)
    #17
      lucquaipsnt 13.12.2005 22:22:48 (permalink)
      Chùa Thuyền Tôn (Thiên Thai Thuyền Tôn Tự)


      Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương Hương thơm của hoa ưu đàm mãi mãi thơm ngát như đạo đức của Thiền sư Liễu Quán tỏa sáng muôn đời. Ngài Liễu Quán húy Thiệt Diệu, quê ở Sông Cầu (Phú Yên) ra Thuận Hóa vào cuối thế kỷ XVII. Thiền sư khai sơn chùa Thuyền Tôn vào khoảng năm 1708, lúc bấy giờ chỉ là một am tranh, nơi xây ngôi bảo tháp của ngài hiện nay, và ở cổng tháp đã khắc ghi câu trên. Thiền sư đã biệt xuất một bài kệ truyền cho các đời kế tiếp đặt pháp danh:

      Thiệt tế đại đạo, tánh hải thanh trừng
      Tâm nguyên quảng nhuận, đức bổn từ phong
      Giới định phước huệ, thể dụng viên thông
      Vĩnh siêu trí quả, mật khế thành công
      Truyền trì diệu lý, diễn xướng chánh tông
      Hạnh giải tương ưng, đạt ngộ chơn không.

      Nghĩa là:

      Đường lớn thực tại, biến thế tính trong,
      Nguồn tâm thấm khắp, gốc đức vun trồng,
      Giới định cùng tuệ, thể dụng viên thông,
      Quả trí siêu việt, biểu thấu nên công,
      Truyền giữ lý mầu, tuyên dương chính tông,
      Hành giải song song, đạt ngộ chân không. (Nguyễn Lang dịch)

      Chùa Thuyền Tôn hiện nay tọa lạc ở thôn Ngũ Tây, xã Thủy An, thành phố Huế. Chùa được dựng bên trái núi Thiên Thai, nên còn có tên là Thiên Thai Thuyền Tôn Tự. Vào khoảng giữa thế kỷ XVIII, Chưởng Thái giám Mai Văn Hoan đã vận động tiền của để xây dựng ngôi chùa quy mô, cách thảo am khoảng 1km. Đại hồng chung được đúc vào thời kỳ này, có khắc niên hiệu Cảnh Hưng thứ 8 (1747). Chùa đã được bà Lê Thị Tạ phát tâm trùng tu vào năm 1808.

      Các vị kế tục trụ trì chùa trong buổi đầu là Tế Hiệp, Tế Mẫn. Sau đó là các vị Đại Huệ, Đại Nghĩa, Đạo Tâm. Theo dòng kệ truyền thừa, kế tiếp là các vị Đạo Tại, Tánh Thiện, Hải Nhuận, Thanh Liêm, Thanh Đức. Đến năm 1937, Hòa thượng Trừng Thủy - Giác Nhiên đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Hòa thượng đã có nhiều công lao trong công cuộc chấn hưng Phật giáo ở nửa đầu thế kỷ XX. Từ năm 1973, Hòa thượng đã đảm nhận trọng trách Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đến năm 1979 thì viên tịch, thọ 102 tuổi.

      Chùa Thuyền Tôn bảo lưu được đường nét kiến trúc cổ và hệ thống thờ tự truyền thống. Ở chánh điện, án giữa thờ Phật Tam Thân, phía trước là tượng đức Phật Thích-ca. Tiền án thờ tượng Bồ-tát Chuẩn Đề hai bên là ảnh vẽ Bồ-tát Văn-thù và Bồ-tát Phổ Hiền. Tiếp đến là bàn chuông, mõ. Án tả thờ Bồ-tát Quan Âm, hai bên có ngài Xá Lợi Phất và ngài Ca-diếp. Án hữu thờ Bồ-tát Địa Tạng. Ngoài ra còn có hai án thờ Thập điện Minh Vương ở hai bên vách. Phía ngoài là hai bàn thờ Hộ Pháp và Quan Thánh.

      Từ tam quan đi vào mé phải ngôi chùa, căn phòng của Hòa thượng Giác Nhiên ngày xưa vẫn còn đó. Bức chân dung của Ngài đã gây sự cảm nhận thanh thoát, gần gũi và niềm tin kính vô hạn. Từ cửa phòng của Ngài, nhìn ra ngôi bảo tháp, cảnh quan ngôi chùa và ngọn núi Thiên Thai, lòng khách lâng lâng khó tả. Đến viếng chùa năm xưa, nhà thơ Nguyễn Du cũng mang nỗi lòng đó:

      … Cổ tự thu mai hoàng diệp lý
      Tiền triều tăng lão bạch vân trung
      Khả liên bạch phát cung khu dịch
      Bất dữ thanh sơn tương thủy chung.

      Nghĩa là:

      Chùa cổ lá vàng thu phủ kín
      Triều xưa mây trắng sãi già rồi
      Thương cho đầu bạc còn vướng lụy
      Cùng với non xanh trót phụ lời. (Phan Khắc Hoan và Lê Thước dịch)

      Thật vậy, ngày nay du khách và Phật tử đến chùa, sẽ được tận hưởng một cảnh quan đầy thiền vị:

      - Bảo đạc trường minh, bất đoạn môn tiền lưu lục thủy,
      - Pháp thân độc lộ, y nhiên tọa lý khán thanh sơn.

      Nghĩa là:

      - Mõ báu dài kêu, chẳng dứt trước cửa dòng biếc chảy
      - Pháp thân lộ rõ, tự nhiên ngồi đó ngắm núi xanh. (Theo ST)

      Chùa Diệu Ðế
      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/D1C3E246495C480CB03234FB72371D0F.jpg[/image]

      Chùa Diệu Ðế ở ấp Xuân Lộc cũ, nay thuộc địa phận phường Phú Cát. Chùa được tạo lập giữa một khoảng đất rộng hình chữ nhật diện tích khoảng 5000m2. Khuôn viên chùa nằm gọn giữa 4 con đường. Phía trước là đường Bạch Ðằng chạy dọc theo hai nhánh sông Hương; phía sau là đường Tô Hiến Thành, gần chùa Diệu Hỉ do Hoằng Hóa Quận Vương- con thứ 66 của vua Minh Mạng-lập ra bên trái là đường mang tên chùa (đường Diệu Ðế), bên phải là đường Chùa Ông.

      Vùng này là nơi vua Thiệu Trị ra đời năm 1807 và cũng là tiền để của vua, cho nên vừa mới lên ngôi được vài năm, nhà vua đã truyền xây dựng chùa Diệu Ðế với quy mô lớn vào khoảng những năm 1842-1844.

      Bấy giờ có Thông quan Thị Vệ Ðại Thần Vũ Văn Giải dâng sớ tâu rằng:" Chỗ ở của Phúc Quốc Công ngày trước ngoài mặt đông Kinh thành là nơi phát tướng quý địa, xin dựng một ngôi chùa để cầu phúc cho dân". Vua giao cho bộ Lễ bộ Công xét dấu. Hai bộ ấy tâu xin lập một ngôi chùa kèm đồ án thiết kế. Vua chuẩn tâu và giáng chỉ đặt tên là chùa Diệu Ðế, đồng thời còn ghi rõ danh xưng riêng cho các điện, đường, gác, trong phạm vi chùa.

      Kiến trúc ban đầu của chùa gồm: ở giữa là chính điện Ðại Giác, án trên thờ Tam thế, án dưới thờ thần vị của vua Thiệu Trị, hai án hai bên thờ Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát...Tả hữu chính điện là Thiền đường- bên tả Cát Tường từ thất, bên hữu Trí Tuệ tịnh xá. Phía trước điện dựng gác Ðạo Nguyên hai tầng, ba gian. Lùi về phía sau gác Ðạo Nguyên có hai lầu chuông trống xây cân đối ở hai bên và chính giữa là lầu Hộ Pháp. Sân trong có la thành, sân trước có hai nhà lục giác, nhà bên tả đặt Hồng Chung, nhà bên hữu dựng bia lớn khắc bài văn do vua Thiệu Trị soạn cùng một số chi tiết về các thành phần kiến trúc chùa. Sau chính điện, có hai nhà Tăng, mỗi nhà ba gian. Hệ thống la thành ngoài cao ráo, xây bằng gạch vồ, trước có Phượng Môn ba cửa, hai bên có cổng nhỏ, ngoài bờ sông có xây bến thuyền khoảng 10 cấp lên xuống.

      Chùa Diệu Ðế không đẹp bằng chùa Thiên Mụ nhưng lại có vẻ độc đáo riêng. Chùa có bốn lầu (hai lầu chuông, một lầu trống và một lầu bia), nằm ở vị trí giữa cầu Ðông Ba và cầu Gia Hội. Người dân Huế xưa một thời rạo rực với những câu thơ:

      Ðông Ba Gia Hội hai cầu
      Có chùa Diệu Ðế bốn lầu hai chuông

      Hay

      Ðông Ba Gia Hội hai cầu
      Ngó qua Diệu Ðế trống lầu, gác chuông

      Ngày trước chùa Diệu Ðế là nơi có nhiều tượng Phật nhất, do lúc Kinh đô thất thủ (1885) Chùa Giác hoàng- phủ của vua Minh Mạng lúc tiềm đế- bị lính Pháp chiếm đóng, nên các tượng Phật và đồ thờ đều được hình thỉnh ra chùa Diệu Ðế. Trong chùa thời kỳ đó, có một cái tháp Thiên Mụ bằng ngà lộng gương nhưng nay không còn nữa

      Cuối năm 1885, Nam triều lấy Cát Tường từ thất làm sở đúc tiền, Trí Tuệ tịnh xá làm phủ đường Thừa Thiên, một tăng phòng làm nhà lao của lính, và một tăng phòng làm trụ sở cho Khâm Thiêm giám. Năm 1887 phần lớn các ngôi nhà trong chùa đều bị triệt hạ năm 1910, triệt hạ gác đạo nguyên và thay vào hai nhà nhỏ thờ Kim Cang. Về sau, ngoài cổng La Thành xây thêm bốn trụ biểu.

      Thời kỳ Phật tử tranh đấu, chùa Diệu Ðế là một địa điểm tập trung lực lượng, nên hai nhà thờ Kim Cang chuyển vào hai bên chính điện, bốn trụ biểu cũng triệt hạ, sân trong san phẳng bằng sân trước để mở rộng thêm diễn đàn.

      Năm 1964, phía bên phải chùa được xây một dãy phòng học của trường tiểu học bồ đề do các nhà giáo và sinh viên Phật tử tổ chức vận động thành lập. Năm 1966, bên trái chùa cũng được dựng một ngôi trường khác- Trường Bồ đề Lâm Tỳ Ni- do các nữ tu chùa Diệu Viên lập ra, từ đó phong quang chùa càng đổi thay, tấp nập.

      Hiện nay, chùa chỉ còn chính điện, hai bên chính điện đặt Bát bộ Kim Cang, phía sau có một nhà khách và một nhà bếp, sân trong có bốn bức tường nhỏ và nhà bia, nhà chuông, ngoài cùng là cổng tam quan hai tầng, phía trên có lầu Hộ pháp.

      Diệu Ðế là ngôi Quốc tự thứ ba ở Huế được vua Thiệu Trị liệt hạng một trong hai mươi thắng cảnh của đất Thần Kinh. Do sắc thái và cảnh quan đặc biệt, chùa sớm đi vào ca dao nên được rất nhiều người ở Huế như khắp mọi miền đất nước biết đến.(Theo Internet)


      Attached Image(s)
      #18
        lucquaipsnt 13.12.2005 22:25:26 (permalink)
        Bạch Mã điểm du lịch sinh thái hấp dẫn


        Cách thành phố Huế 40 km về phía nam, Vườn Quốc gia Bạch Mã được xem là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với một kho tàng về các chủng loại động thực vật quý hiếm, phù hợp với tour du lịch khám phá, tìm hiểu. Ðường lên Bạch Mã quanh co, rừng già thoắt ẩn, thoắt hiện rất thích hợp với tour du lịch leo núi. Ðến Bạch Mã, du khách có thể lên Vọng Hải Ðài để từ đó ngắm nhìn toàn cảnh một vùng biển trời, non nước bao la, thăm quan thác Ðỗ Quyên và thác Bạc uy nghi chảy giữa núi rừng, dừng chân tại Ngũ Hồ để cắm trại, tắm mát vui chơi và lang thang trong khu rừng chò đen với những cây chò cao 50m, thẳng tắp, có đường kính 1 đến 1,5m thật hấp dẫn giữa cảnh núi non trùng điệp. Vườn Quốc gia Bạch Mã hiện đã có một hệ thống phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế, một số khu cắm trại độc đáo, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu du lịch dã ngoại của du khách.

        Dọc đường đi lên khu du lịch còn có 10 chòi tranh cho khách nghỉ chân. Các tuyến đường từ đỉnh Bạch Mã đi thăm thác Ðỗ Quyên đã có bậc cấp và tay vịn. Do ở gần biển và có nhiệt độ trung bình từ 18-26oC, Bạch Mã được ví như SaPa của miền Bắc hay Ðà Lạt thứ hai của miền Trung và được đánh giá là một trong những nơi nghỉ mát vùng núi có khí hậu dễ chịu nhất của Ðông Dương.

        Từ Huế, Ðà Nẵng khách du lịch có thể đi tham quan Bạch Mã trong ngày hoặc qua đêm, kết hợp tham quan tắm biển tại khu du lịch Lăng Cô do Công ty Du lịch Hương Giang tổ chức với giá từ 250.000-300.000 đồng/khách.


        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/D3BE5FC9C51F488EA8400A7CAFAD843F.jpg[/image]
        Attached Image(s)
        #19
          lucquaipsnt 13.12.2005 22:27:53 (permalink)
          Điểm hẹn thác A-nô
          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7084/72A9FD4CBFBB46CB8933A6F77CF7A401.jpg[/image]

          Thác A-nô tọa lạc tại xã Hồng Kim, huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế. Thác bao gồm ba thác nước tựa những bức rèm voan trắng muốt và nhiều hồ nước nhỏ giữa rừng. Lặng người, sững sờ... có lẽ là trạng thái của hầu hết những ai lần đầu đặt chân đến khu du lịch sinh thái thác A-nô ở xã Hồng Kim, huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế.

          Không kỳ vĩ, bao la như Bạch Mã, khu du lịch sinh thái thác A-nô rộng chừng 10 ha, gợi cho du khách cảm giác gần gũi, thân quen với cảnh vật núi rừng gần như còn trong trẻo, nguyên sinh. Thác A-nô cách trung tâm huyện A Lưới khoảng 2km về phía đông-bắc và cách Huế chừng 40km đường ô-tô. Đúng là một cảnh trí trời cho, với ba thác nước không xa nhau, cao 8m, 60m, và 120m tựa như ba bức rèm voan trắng muốt lung linh trước gió. Cuối thác là những hồ nước nhỏ trong veo in bóng mây trời, rất lý tưởng cho du khách thỏa thích tắm mình thư giãn, thả hồn mơ màng cùng tiếng chim rừng lảnh lót, du dương...

          Từ cách xa hàng trăm mét, du khách có thể cảm nhận được dòng thác qua âm thanh ào ào ù ù, từ những dòng nước đổ, nghe như tiếng tù và của các chàng trai Pa Cô trong những ngày lễ hội truyền thống. Thác A-nô vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp sơ khai. Quanh thác là những lùm hoa dại nhấp nhô khoe sắc, những mỏm đá phủ dày rêu xanh. Sáng sớm, du khách khó nhận ra đâu là thác, đâu là cây cối, núi đồi... bởi tất cả đều nhạt nhòa một màn sương trắng. Buổi trưa, dưới ánh nắng chói chang, làn sương tan dần để lộ một khung cảnh trong trẻo, tươi xanh diệu vợi, có lẽ là thời điểm đẹp để du khách ngắm nhìn, tận hưởng vẻ quyến rũ cảnh quan sơn thủy. Chiều về, khi bóng mặt trời chìm dần sau đỉnh thác, những ánh lân tinh cuối cùng sáng rực trong làn hơi nước bốc lên mỗi lúc một dày đặc, nom thật kỳ ảo.

          Đến khu du lịch sinh thái này, du khách không những chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên tươi mát mà còn hiểu và biết thêm về lịch sử đấu tranh anh dũng, bản sắc văn hóa của người dân vùng cao A Lưới. Sau cái dáng vẻ sơn thủy hữu tình thiên phú, vùng đất này còn lừng danh một thời là "đất thép" - căn cứ địa cách mạng, đầu não của khu ủy Trị - Thiên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Một số địa danh nơi đây đã đi vào quốc sử như "Ngã tư giao liên đỏ máu", Suối A-riêng - nơi che giấu khí tài vận tải chi viện chiến trường, Trường dạy cương lĩnh của Đảng bằng tiếng Pa Cô đầu tiên do ông Hồ Ngọc Mỹ mở.

          Đến nay, đường tỉnh lộ 49 từ Huế lên A Lưới xe chạy đã êm, lại thêm đường Hồ Chí Minh đi qua A Lưới sẽ hoàn thành trong nay mai. Khu du lịch sinh thái thác A-nô là điểm hẹn lý tưởng của du khách yêu thiên nhiên đất nước Việt Nam.(ND)


          Tư Dung hoang sơ và tuyệt đẹp


          Một nhóm bạn trẻ mê du khảo đã chạy xe men theo đầm Cầu Hai với ý định tìm xem có gì ở cuối con đường dưới chân ngọn núi Vĩnh Phong "đèo heo hút gió" (thuộc xã vùng xa Lộc Bình, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế).

          Và tất cả đã đồng loạt hét toáng lên khi trước mắt họ là một bãi tắm đẹp mê hồn...

          Nằm cách Huế chừng 60km về phía nam nhưng con đường đi về bãi tắm ấy dường như không xa mấy, bởi hai bên đường cảnh đẹp nối tiếp nhau không dứt. Một bên là dãy núi Bạch Mã điệp trùng, một bên là đầm Cầu Hai nên thơ. Đến chân đèo Phước Tượng, rẽ trái, men theo con đường nhựa chạy dưới chân dãy núi đâm nhoài ra biển Đông.

          Vẫn đầm Cầu Hai bên trái với những ô nuôi tôm và nò sáo, lưới giăng như một bức tranh. Bên phải là sơn thôn cô tịch với những trẻ mục đồng thong thả lùa bò lên núi. Đi chừng xấp xỉ mươi cây số, đến cửa biển Tư Hiền, nơi nước mặn biển Đông hòa với nước ngọt tạo nên thứ nước lợ cho đầm Cầu Hai thì con đường nhựa cũng vừa hết như muốn xui người ta quay lui.

          Nhưng chỉ cần vượt qua khúc cua gập ghềnh và vắng vẻ, bạn sẽ gặp ngay một cảnh quan kỳ thú. Xóm nhỏ trên cao với vài nóc nhà nhỏ xinh xắn nép mình giữa núi non và biển cả. Một vịnh nước yên ả ngăn cách với biển cả bằng những rừng phi lao chắn gió. Những lồng tre neo trên mặt vịnh nuôi cá mú, ốc hương và ngọc trai vừa mới xuất hiện chừng hai ba năm nay.

          Chạy hết con đường, một cái truông rậm rạp cây cối chắn ngang và trước mắt bạn hiện ra một bãi biển đẹp đến không ngờ. Bãi cát trắng phau uốn quanh theo chân ngọn núi tạo thành một vịnh nước yên tĩnh với những tảng đá lớn nhỏ bên chân sóng. Không gian yên tĩnh đến mức như chưa hề có dấu chân ai chạm vào bãi cát tinh khôi. Nước biển trong vắt, bãi cát bằng phẳng, đi ra xa đến 300m mới gặp vùng nước sâu, thật lý tưởng cho một bãi tắm du lịch.

          Càng thú vị hơn nếu bạn biết một bí ẩn nữa: bãi biển hoang sơ này chính là dấu vết của cửa biển Tư Dung đã nổi danh từ trong sách sử của triều Lê. Thuở đó, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai chỉ có một cửa thông ra biển duy nhất là cửa Tư Dung này. Dưới thời Thiệu Trị, cửa biển được đổi tên thành Tư Hiền (1841), thế rồi sóng biển đã bồi lấp cửa Tư Hiền cũ và mở ra một cửa biển mới ngày nay. Hãy hình dung nơi vắng vẻ này mấy trăm năm trước là một cửa biển nuớc sâu, thuyền bè vào ra tấp nập...

          Chúng tôi thỏa sức lặn hụp theo những bầy cá núp sau những hốc đá với cây súng bắn cá và con dao để cạy những con ốc vú nàng bám trên đá mà những người dân chài cho mượn. Chính họ đã làm giúp những người khách lạ hiếm hoi một bữa trưa thật ngon miệng với ghẹ luộc và cá mú nấu cháo.

          Để nối nơi này vào một tour du lịch sinh thái, còn cần phải khảo sát kỹ lưỡng hơn nữa, nhưng ngay từ bây giờ bãi Tư Dung đã xứng đáng trở thành một điểm đến mới trong chuyến picnic cuối tuần của các bạn trẻ Huế. (MINH TỰ - TT)


          Attached Image(s)
          #20
            giotnangmuathu2007 15.12.2005 21:10:28 (permalink)
            cho mt cùng vui với......du lich huế ... nhé...

            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7268/2F083616E3E94EBB82CB10300F95FD04.jpg[/image]
            Attached Image(s)
            #21
              giotnangmuathu2007 15.12.2005 21:12:42 (permalink)
              .

              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7268/98ADF48F43124A86B4CC6D00CE1E0198.jpg[/image]
              Attached Image(s)
              #22
                giotnangmuathu2007 15.12.2005 21:17:03 (permalink)
                .


                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7268/6B423AC7E51449F9988647669ACE3668.jpg[/image]
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.12.2005 21:18:42 bởi giotnangmuathu2007 >
                Attached Image(s)
                #23
                  giotnangmuathu2007 15.12.2005 21:21:51 (permalink)
                  .

                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7268/A3E97647DDDF42408C4FD96C505383E8.jpg[/image]
                  Attached Image(s)
                  #24
                    giotnangmuathu2007 15.12.2005 21:26:42 (permalink)
                    .

                    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7268/D8DAB361AC704203AF1E8D5BB7B2E1AF.jpg[/image]
                    Attached Image(s)
                    #25
                      tinhanhdemvang 15.12.2005 22:10:53 (permalink)
                      Chùa Thiên Mụ

                      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7433/6B3AC61BE030466B9841DC95B730E460.jpg[/image]
                      Attached Image(s)
                      #26
                        tinhanhdemvang 15.12.2005 22:14:41 (permalink)
                        một vài cảnh của cố đô


                        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7433/6E822A8BB0C741DBABB405E951312466.jpg[/image]
                        Attached Image(s)
                        #27
                          tinhanhdemvang 15.12.2005 22:17:06 (permalink)
                          .

                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7433/73AA91FC5C8A4749A4446465EC76665C.jpg[/image]
                          Attached Image(s)
                          #28
                            tinhanhdemvang 15.12.2005 22:19:24 (permalink)
                            .

                            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7433/57F7D890D6BE45A98D73A10FE2C25467.jpg[/image]
                            Attached Image(s)
                            #29
                              Mắt Biếc 16.12.2005 23:34:29 (permalink)
                              Anh 2 ơi, khi nào về anh em mình đi vào Huế chơi anh nhé, em cũng muốn được thăm Huế lắm, chắc đepl lắm phải không anh?
                              #30
                                Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 30 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9