Chuyên đề: Stress và Sức khoẻ
NKT 03.12.2003 02:39:56 (permalink)
Đi bộ nhanh làm giảm stress

(SK&ĐS) - Ngoài công dụng luyện tập nhẹ nhàng toàn bộ cơ thể, giúp trị các chứng bệnh về tim mạch và một số bệnh khác, đi bộ còn là một biện pháp góp phần làm giảm lo âu nhưng với điều kiện phải đi nhanh, vận tốc từ 6 km/h trở lên. Nếu đi thơ thẩn, chậm rãi thì kết quả là ngược lại vì sẽ có thời gian để nỗi buồn chán trỗi dậy. Lúc đó, bạn lại càng bồn chồn, lo lắng, sầu khổ hơn. Trái lại, nếu đi nhanh, bạn sẽ phải tập trung trí lực để cố gắng về mặt thể lực cũng như tinh thần. Nỗi lo lắng tạm thời sẽ bị quên đi. Hơn nữa, đi nhanh tốn nhiều nǎng lượng nên bạn phải thở nhanh và sâu. Chế độ hô hấp này giúp phổi thu được nhiều ôxy hơn. Ôxy này theo đường máu tới tế bào, làm cho tế bào hoạt động tích cực hơn. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy thể lực được cải thiện, gánh lo sẽ được trút vơi đi, trở nên sảng khoái, nhẹ nhàng, thanh thản hơn.

Thiếu ngủ gây stress và tǎng nguy cơ cao huyết áp

(TN) - Sau 6 đêm liên tục chỉ ngủ 4 tiếng, những người khỏe mạnh sẽ rơi vào tình trạng không khác bệnh nhân tiểu đường bao xa. Khả nǎng xử lý lượng đường trong máu của họ giảm sút đến 30%. Lượng hoóc môn gây stress mang tên cortisol cũng tǎng cao, làm tổn hại trí nhớ và gia tǎng nguy cơ cao huyết áp. Phát hiện này của các nhà khoa học tại Đại học Chicago (Mỹ) đã gây "sốc" cho nhiều người. Các nhà nghiên cứu cho rằng thiếu ngủ thường làm giảm khả nǎng hoạt động của não trong các lĩnh vực: tập trung, lên kế hoạch, phán đoán...Cuối cùng, dù được ngủ bù thích đáng sau những đêm thiếu ngủ, sự phục hồi của não vẫn gặp rất nhiều khó khǎn.

Stress cũng có thể gây đau rǎng

(SK&ĐS) - Những người thường xuyên bị stress, nhất là các stress về tài chính, sẽ hay bị đau rǎng và mắc chứng lồi gốc chân rǎng nhất. Các nhà nghiên cứu ở Bulfalo (Mỹ) đã kết luận như vậy sau khi thống kê mối liên quan giữa bệnh đau rǎng và đời sống tâm lý của hơn 1.400 người từ 25 đến 74 tuổi. Các nhà khoa học cho rằng, một cuộc sống vui tươi, thoải mái cùng với việc đánh rǎng và chǎm sóc rǎng miệng đúng cách sẽ góp phần làm giảm lý do tìm đến nha sĩ.

Cha mẹ bị stress con dễ mắc bệnh hen

(TN) - Một nghiên cứu của Mỹ kéo dài 8 nǎm trên khoảng 150 đứa trẻ cho thấy, trong thời gian chǎm sóc trẻ sơ sinh, nếu cha mẹ gặp trở ngại về tâm thần thì con của họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen cao gấp đôi những trẻ khác. Những trở ngại nói trên bao gồm trầm uất, mâu thuẫn trong hôn nhân và thiếu sự hỗ trợ của xã hội. Theo các nhà nghiên cứu, những bất ổn về mặt tâm thần của đứa trẻ do cha mẹ chúng gây ra sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các gene làm phát triển bệnh hen. Tuy nhiên, kết quả trên không có nghĩa là nếu cha mẹ chǎm sóc con tốt thì con cái sẽ hoàn toàn tránh được cǎn bệnh này.

Phụ nữ bị stress sẽ khó có thai

(TN) - Theo một nghiên cứu của Đại học California (Mỹ), tình trạng stress, trầm uất, nóng nảy, giận dữ sẽ hạn chế đáng kể khả nǎng thụ thai ở những phụ nữ đang điều trị vô sinh hoặc hiếm muộn. Những trạng thái trên sẽ khiến cho số trứng được thụ tinh ít hơn bình thường. Ngược lại, những người bình tĩnh, lạc quan về khả nǎng thụ thai của mình sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn. Riêng với những người luôn có tư tưởng sẽ làm bất cứ điều gì để có con, nguy cơ sinh đôi, sinh ba sẽ cao gấp 5 lần người bình thường.

*Cẩm nang y học

Các dấu hiệu của Stress

Trong thế giới hiện đại, phần lớn những rắc rối về sức khỏe đều liên quan tới sự quá tải stress hoặc không biết cách khống chế chúng. Bệnh có thể xuất hiện sau một thời gian ngắn bị cǎng thẳng thần kinh, nhưng cũng có thể chỉ bùng nổ sau nhiều nǎm stress bị dồn nén. Các biểu hiện của chứng "ngộ độc" stress rất đa dạng: đau đầu, rối loạn giấc ngủ, cảm giác lo lắng hoặc cǎng thẳng, bị kích thích hoặc nổi nóng vô cớ, mất khả nǎng tập trung tư tưởng, trầm uất, không quan tâm tới chuyện ǎn uống, chán ǎn hoặc quá thèm ǎn. Trong những trường hợp nặng, sức ép của stress có thể
"đốt cháy" bệnh nhân, khiến họ cảm thấy mệt mỏi tột độ và không muốn nhấc chân động tay. Nghiên cứu cho thấy, quá nhiều stress ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch và làm gia tǎng tình trạng bệnh tật. Những người hay bị cǎng thẳng thần kinh thường dễ bị cảm, nhiễm trùng và bệnh tật nói chung.

Vận động bàn tay chống stress

Cǎng thẳng thần kinh (stress) là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, có thể dẫn đến những tai biến nguy hiểm. Để phòng ngừa stress, có thể tạo cảm giác thư giãn bằng một số động tác vận động bàn tay ở tư thế ngồi thẳng lưng.

Sau đây là một số động tác cụ thể:

1. Bàn tay phải nắm lấy cổ tay trái, khớp cổ tay trái phải ở trạng thái thả lỏng. Lắc mạnh bàn tay trái ra trước và ra sau trong thời gian 30 giây. Sau đó đổi tay.

2. Hai khuỷu tay ép sát người, các ngón của hai bàn tay đan và ép chặt vào nhau. Sau đó xoay bàn tay theo hình số tám nằm ngang. Thực hiện động tác này 10 lần

3. Để hai cẳng tay song song với mặt đất. Hai bàn tay nắm chặt như nắm đấm, sau đó xòe rộng các ngón tay ra hết cỡ, các ngón tay cố gắng ưỡn cong tối đa. Làm động tác này 5 lần .

4. Để cẳng tay phải ở tư thế nằm ngang, lòng bàn tay ngửa. Bàn tay trái nắm chặt các ngón của bàn tay phải và bóp mạnh, đồng thời uốn cong bàn tay phải xuống dưới. Tiếp đó, đẩy mạnh ngón tay cái dang ra tối đa. Thực hiện động tác này trong 5 lần, rồi đổi tay.

3 biện pháp khống chế stress

Nếu cuộc sống cǎng thẳng khiến bạn quá mệt mỏi, nếu có những lúc bạn cảm thấy không thể kiểm soát cơ thể và tinh thần của mình, hãy thực hiện 3 kỹ thuật khống chế stress đơn giản do Trung tâm y tế McLinley ở Illimois (Mỹ) đề xuất.

- Hít thở chậm 6 lần một phút (nghĩa là 10 giây một lần). Hít vào 5 giây rồi thở ra 5 giây. Làm như vậy 2-5 phút cho tới khi bạn bình tĩnh lại.

- Nhắm mắt và hít vào thật sâu. Hình dung là bạn đang dạo chơi tha thẩn trên một bờ cát trắng, đang ngắm mặt trời lặn hoặc đang thư giãn dưới vòi sen.

- Tập trung vào một điều gì đó êm dịu và đẹp mắt ở môi trường quanh bạn. Đó có thể là một ngọn cỏ, một bức tranh, một màu mà bạn ưa thích hoặc bất cứ cái gì kiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy tập trung tư tưởng và để cái đẹp giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh

Các biện pháp chống stress trong thời kỳ mang thai

Để tránh cǎng thẳng trong thời gian chờ bé ra đời, bạn hãy thực hiện những động tác đơn giản có thể giúp mình thư giãn như: nằm nghỉ một chút, đặt bàn tay lên bụng để cảm nhận đứa bé đang cựa quậy, ngâm mình trong nước ấm, trò chuyện với trẻ nhỏ...

Trong thai kỳ, người phụ nữ rất dễ bị stress, rối loạn xúc cảm, thay đổi tính tình, hay cáu giận... do những thay đổi về tâm lý, xã hội, sinh lý (trong đó, nguyên nhân chính là sự gia tǎng lượng hoóc môn). Việc kiểm soát được stress sẽ giúp người mẹ tương lai cảm thấy thoải mái và khỏe khoắn hơn. Có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

- Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ cả về thể chất và tinh thần: Không nên để công việc hằng ngày choán hết thời gian nghỉ của bạn. Hãy cố gắng ngủ đủ, thậm chí phải lập một thời gian biểu cho việc ngủ và nghỉ ngơi. Dành riêng cho mình những giờ phút yên tĩnh để có thể suy tư, đọc báo, ngắm tranh, viết nhật ký...

- Vận động thường xuyên: Duy trì suốt thời gian mang thai thói quen tập thể dục hằng ngày với các động tác thích hợp (trừ trường hợp bác sĩ bảo là không nên). Nên thường xuyên đi bộ.

- Có chế độ ǎn cân đối: không nên cố sức ǎn uống vì điều đó có thể làm bạn mệt mỏi và thêm cǎng thẳng. Tránh hẳn rượu, cà phê, thuốc lá...và những thực phẩm có tính kích thích

- Đến với âm nhạc: Việc chơi hoặc nghe một bản nhạc cổ điển (hay một tác phẩm ưa thích nào đó) có thể giúp bạn thư giãn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, âm nhạc rất có ích cho phụ nữ mang thai cũng như sự phát triển trí thông minh của trẻ.

- Tập tĩnh tâm: Những khi cảm thấy lo lắng, có những ý nghĩ bi quan, bạn hãy thử không nghĩ đến điều đó nữa, hít một hơi thật sâu và thở ra từ từ. Sau đó, nhìn lại sự việc một cách khách quan và tự hỏi: "Mình có phóng đại quá hay không?" (nên nhớ rằng, sự gia tǎng hoóc môn trong thai kỳ có thể khiến bạn thấy mọi việc trở nên tồi tệ hơn so với thực tế). Tiếp đến, bạn hãy tự hỏi: "Có cách nào khác để tiếp cận và giải quyết vấn đề không?".

- Tìm cách quên stress: Tìm một nơi mà bạn có thể ngồi yên một mình trong 10-15 phút để suy nghĩ về một vấn đề khác vui vẻ hơn. Stress sẽ nặng nề hơn khi bạn quá quan tâm đến nó. Nên nhớ rằng, quanh ta còn có rất nhiều điều lý thú và vui vẻ chứ không phải chỉ toàn phiền muộn và lo âu.

- Kiểm soát hơi thở: Ngồi thẳng lưng, tay để trên đùi, thả lỏng. Nhắm mắt lại, hít vào thật sâu, nín thở trong 5 giây, sau đó thở ra từ từ. Bạn hãy ngồi yên, an nhiên tự tại, tập trung vào hơi thở của mình, từ từ hít thở qua đường mũi. Mỗi khi thở ra, hãy tự nhủ là phải bình tâm, bạn sẽ cảm thấy tinh thần mình tĩnh lặng hơn một chút. Đừng quan tâm đến bất cứ điều gì khác, mọi việc cứ để nó đến rồi đi; bạn chỉ cần tập trung vào nhịp thở của mình. Sau 10-15 phút, mở mắt ra, ngồi thêm 2-3 phút nữa và có thể trở lại với công việc bình thường.

- Đừng nghĩ rằng mình đơn độc: Nên nhớ rằng bạn đang có thai và xung quanh còn có những người luôn sẵn sàng giúp đỡ mình (như gia đình, bạn bè, hàng xóm). Họ sẵn sàng chǎm sóc bạn và đứa bé nhưng đôi khi không biết bạn cần gì; vì vậy, đừng ngại tâm sự về những lo âu và yêu cầu giúp đỡ.

Sức Khỏe & Đời Sống
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Commercial Version 3.9