Dược thảo với thuốc tây
HongYen 05.12.2003 03:24:33 (permalink)
Dược thảo với thuốc tây

Chúng tôi gọi herbs là Dược Thảo. Co’ bác sĩ kêu là thuốc Hoa Lá Cành. Gọi tên herbs bằng cách nào chăng nữa cũng được vì dược thảo lấy từ cây cỏ, và quả thật bao gồm hoa lá cành.

Dược thảo còn có tên là sản phẩm dinh dưỡng, càng ngày càng được ưa chuộng tại Hoa Kỳ. Đi xa hơn nữa, đột nhiên ngành dược thảo được nhiều người khuyến khích là bộ môn chuyển tiếp thay cho y học hiện hữu. Dược thảo được dùng rộng rãi tại những kém mở mang. Nhưng ở những nước tân tiến như Hoa Kỳ bây giờ càng ngày càng dùng nhiều dược thảo. Thật quả là một hiện tượng đặc biệt.

Trong cuộc hội thảo kỳ thứ 30 của Hội Y khoa cấp cứu Hoa Kỳ (Society of Critical Care Medicine), bác sĩ Kent Olson tuyên bố: phải coi chừng , vì không phải lúc nào dược thảo cũng an toàn. Nhiều bệnh nhân không biết phản ứng tương tác (interaction) của nhiều dược thảo với thuốc tây hiện bệnh nhân đang dùng. Những phản ứng cần chữa cấp cứu như tim thất nhịp, kinh phong, và máu loãng đã thường đề cập trước đây. Bác sĩ Olsen là Giám Đốc Cơ Quan Kiễm soát Trúng Độc và cũng là Giáo sư Đại Học Y Dược Khoa San Francisco. Ông nói: nhãn hiệu trên chai dược thảo với nồng độ thuốc thay đổi, do đó sợ liều thuốc cũng có thể bị thay đổi.Tuy nhiên, theo Ông, nhiều sản phẩm cũng khá an toàn và một số dược phẩm có hiệu quả.

Tuy nhiên, theo Bác sĩ Olsen, càng ngày càng thêm tường trình, thêm nhiều trường nguy hiểm, thí dụ chất ephedra còn gọi là ma huang (Ephidra sinica) pha chế trong thuốc chữa giảm mập hay thuốc tăng năng lực cơ thể, gây phản ứng phụ như cao huyết áp, tim đập thất nhịp, và đôi khi tử vong.

Hai dược thảo khác có tên là Colsfoot (Tussilago) và comfrey (Symphytum officinale) chứa chất pyrrolizidine alkaloids có thể nghẹt tĩnh mạch gan. Dược thảo Colsfoot thường được dùng điều trị về chứng bệnh hô hấp và dược thảo comfrey chữa giảm viêm. Đôi khi có sự nhầm lẫn Comfrey vơí foxlove (Digitalis pupura). Nếu lộn thuốc, có thể coi như dùng quá liều digitalis, nguy hiểm.

Cũng theo bác sĩ Olsen, 3 dược thảo khác như oleander (Nerium adoratum), lily-of-the-valley (cnvallaria majalis), và squill (Drimia maritima) dùng chữa bệnh tim, nhưng cả 3 đều làm tim đập thất nhịp.

Bác sĩ Olsen nói: thuốc bắc Trung Hoa có chất Monkshood (aconite, Aconitum napellus) dùng chữa phong thấp và giảm đau, làm huyết áp xuống thấp và tâm thất đập thất nhịp. Dược thảo Water hemlock (Cicuta maculata) chứa hóa chất circutoxin gây kinh phong.

Theo bác sĩ Olsen, ngay cả những dược thảo rất thông dụng như nhân sâm cũng có tác dụng làm thuốc loãng máu warferin giảm công hiệu. Và ngược lại, tỏi (Allium sativum) và ginkgo (Ginkgo biloba) có tác dụng warferin, làm chảy máu nhiều hơn.

Dược thảo St. Johns’ Wort (Hypericum perforatum) dùng trị bênh ưu trầm, xuống tinh thần, cũng có phản ứng vớI nhiều thuốc như warferin, indivanir, và cyclosporin. Khi uống St Johns’s wort cũng phải tránh không uống thuốc tây chữa ưu trầm nhât là loại thuốc có hoá chất selective serotonin reupyake inhibitors và monoamine oxidase inhìtorss. Uóng chung sâm vớI thuốc trị bệnh ưu trầm sẽ sinh bệnh mania. Có loại sâm Sibrian (Eleutheroccocus senticosus) chữa bệnh mệt mỏi và giúp tập trung trí nhớ có phản ứng vớI digoxin, làm độc tố digoxin nặng hơn. Dược thảo Plantain (Plantago laceolata) dùng trị cảm, cũng có tác dụng nâng cao mức digoxin trong máu.

Bác sĩ Olsen nói thêm: dược thảo hóa chất gamma-hydroxybuterate (GHB) dùng cơ thể bự ra và làm đường tình dục tăng cao gây loại triệu chứng giống như ngườI ghiền rượu phải bỏ rượu, phải chữa trong nhà thương cấp cứu (ICU).

Nói tóm lại, cần thận trọng tìm hiểu bệnh nhân đang dùng dược thảo gì và tránh dùng chung vớI thuốc tây phương đang dùng để trị bệnh. Chỉ tiếc là bệnh nhân thường dấu diếm không cho bác sĩ biết hiện đang dùng duợc thảo nào, dễ bị phản ứng thuốc, rât nguy hiểm.

BS Ngô Trần
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9