Viết Văn, Đọc Văn - Giáo sư Học giả Nguyễn Thùy
Viet duong nhan 19.12.2005 06:28:40 (permalink)
Viết văn, Đọc văn: „ Đối thoại với chính mình, với người „
( Nhân đọc Nghệ Thuật Viết Văn và Đọc Văn của Giáo sư Vũ Ký )


"Đọc Văn" là học qua "Lời và Chữ" của tác giả, tìm ra lời trao đổi của tác giả với cuôc đời, trong đó có mình! Viết Văn, Đọc Văn chính là „Một Đối Thọai Với Mình Với Người“. Ngòai lời nói miệng ra , Văn dù dưới hình thức thể loại nào, vẫn là phương tiện giao lưu, truyền thông lâu đời và hữu hiệu nhất. (Ngày nay qua Internet, người ta chẳng đã sử dụng „ Văn“ có cả lời chữ, thêm hình ảnh, âm thanh, để giao lưu với nhau dù có giới hạn đến tối đa tính cách dông dài). Con người dù bình thường đến mấy, vẫncó những lúc thấy một „chán chường“ , rỗng không nhạt nhẽo, vô vị, thiếu vắng“ nào đấy nơi tâm tư. Ngoài đôi việc làm lẩm cẩm, bâng quơ để giải thoát trạng thái đó, như lời Ca dao đã diễn tả: „ Ngồi buồn ôm một đống rơm...", với những người thích Văn Chương thì quay ra viết hay đọc văn. Viết Văn là để giải thoát mình, nói theo Sainte Beuve „écriture, c´est delivrance „. Các bà , các ông Việt Nam cao niên nơi hải ngọai hiện nay , vốn không là nhà Thơ, nhà Văn nhưng lại thích làm Thơ hay viết lách này nọ để giải tỏa những phút „trống vắng „ đó, để „được sống „ lại với cái „đã chết nơi mình“ (tức là thời gian quá khứ ) , ngoài cái dụng ý lưu truyền một kỷ niệm để đời cho con cháu. Viết Văn là „ giúp mình tự sống với mình“, giúp „mình tự tìm hạnh phúc cho mình“ (niềm vui sáng tác) qua những rủi ro, bất trắc, đau khổ, qua những chết chóc hay qua những may mắn, những hạnh phúc của nhân vật trong tác phẩm mình viết. Viết văn, vì thế là một đối thoại với chính mình để khơi dậy những gì còn kín nhiệm, u ẩn, những ẩn ức tiềm tàng nơi tự thân mình do nhu cầu giải tỏa mộ " trống rỗng“ của tâm tư hay do một bức bách nào của cảngh ngộ hoặc do một „ hướng vọng“ của thần trí hầu thiết lập một an bình cho mình, cho người.

Viết văn còn là „ Đối Thoại Với Người“. Cái „Dụng „ của ngôn ngữ để thông giao, thể hiện tính cách „hữu thể tương giao" (L´être relationnel) của con người tương giao trong hòa hợp hay trắc trở, mâu thuẫn. Trên bình diện „Hữu-Thể-Học“ : không có Trời, Ta sống với ai ? ( ca dao Việt Nam), hay „ không có Người, Ta sống với ai ? „. Viết Văn là cách thể dùng ngôn ngữ ( chữ và lời ) thể hiện cả hai mối tương giao đó.

Viết văn đúng như GS Vũ Ký đã nói: Là một cách thể hiện, cái hiện thể của mình trong vũ trụ, nói như triết gia Heidelger thì đó là cách thế phát lộ cái hữu thể liên quan đến thời gian (L´ être et le temps) xoay quanh chu kỳ tổng hợp các ý niệm: Thiên nhiên, vật loại, con người, ý tưởng ( các cụm từ Triết Lý của Heidelger). GS Vũ Ký luận bàn tiếp „ Viết Văn còn là hình thái vô cùng quan yếu biểu dương quan niệm sống, minh định ý hướng bản thể của sự có mặt của mình trong nhân loại này. Và không có sự biểu dương, sự minh định nào về nhân sinh , vũ trụ quan, thế giới quan của chúng ta, của mỗi cá nhân lại minh bạch hơn hoặc bằng sự diễn đạt bằng Văn Chương đó vậy!“

J.Paul Sartre , triết gia hiện sinh Pháp nói lên một chân lý muôn đời: „ Tất cả mọi sự việc trên đời đều được con người suy nghĩ đến, trừ cái sự việc: Nên sống như thế nào đây“ là không thấy ai bàn đến mà thôi! ( Tout a été pensé, excepté comment vivre). Viết Văn góp phần lớn giải đáp cái vấn nạn to lớn của người đời) Trích dẫn của GS Vũ Ký ).

« Đọc Văn » cũng là một đối thoại với Mình , với Người qua một hệ thống quy chiếu, tức tác phẩm của các tác giả. » Đối Thoại Với Mình « là ta tự sống lại với ta , tự hỏi về ta, tự tra tấn ta đối chiếu với những gì ta đọc ; "đối thoại với Người là « phẩm bình, nhận xét, đánh giá, về bức thông điệp tức những gì tác giả muốn trao gửi đến mọi người qua nội dung tác phẩm để hoặc thông cảm, hòa hợp, tán đồng, hoặc phản biện, chống đối, bác bỏ lúc đối chiếu tác phẩm với ta, với cuộc sống, với thời đại.

Phép đọc sách là gì ? là mược sách của Người để tự mình tư tưởng.Vậy thì sách gì giúp được mình tư tưởng, gợi được cái tư tưởng của mình là sách hay, nên đọc cả. Có khi giúp cách trực tiếp, có khi giúp cách gián tiệp

« Đọc Văn » cũng là một đối thoại với Mình , với Người qua một hệ thống quy chiếu, tức tác phẩm của các tác giả. » Đối Thoại Với Mình « là ta tự sống lại với ta , tự hỏi về ta, tư tra tấn tà đối chiếu với những gì ta đọc ; đối thoại với Người là « phẩm bình, nhận xét, đánh giá, về bức thông điệp tức những gì tác giả muốn trao gửi đến mọi người qua nội dung tác phẩm để hoặc thông cảm, hòa hợp, tán đồng, hoặc « phản biện, chống đối, bác bỏ lúc đối chiếu tác phẩm với ta, với cuộc sống, với thời đại.

« Phép đọc sách là gì » ? là mược sách của Người để tự mình tư tưởng.Vậy thì sách gì giúp được mình tư tưởng, gợi được cái tư tưởng của mình là sách hay, nên đọc cả. Có khi giúp cách trực tiếp, có khi giúp cách gián tiếp. Giúp trực tiếp là sách đồng ý với mình , giúp nghị luận được xác thực, phô diễn rõ ràng, khiến cho mình nhận thấy mà suy cứu cái tư tưởng của mình. Giúp gián tiếp là khi trái ý với mình, bày cái tư tưởng ra một phương diện khác hẳn của mình , khiến cho mình phải hạch sách lại tư tưởng của mình, phải gia công biện bạch, thảo luận cho ra lẽ - Mà cách gián tiếp có khi lại bổ ích hơn, vì nó kích thích tư tưởng của mình một cách bạn dạn hơn.

Tóm lại, « Viết Văn, Đọc Văn là đối thoại với mình, với người « . Vì Văn là phương tiện truyền thông , giao lưu hai chiều. Sự giao lưu mang tích cách sáng tạo. Nó giúp cho mỗi người tự sáng hiện chính mình trong mối hỗ tương thuận nghịch với kẻ khác ( La communication a donc une vertu créatrice. Elle donne à chancun la révélation de soidans la réciprocité avec l´ autre - Greorges Gusdorf : La Patrole, PUL- Paris 1982 )

Dĩ nhiên, Viết Văn khó hơn Đọc văn. Viết Văn cần phải chú trọng đến hình thức lẫn nội dung. Hình thức là Chữ, Lời và Bố Cục ; Nội dung là Ý, Tình, Tư tưởng. Chữ phải đúng, phải xác thực, Lời phải giản dị dễ hiểu, trau chuốt, văn hoa truyền cảm ; Bố Cục phải phân minh, hợp lý. Ý, Tình ; Tư Tưởng phải trong sáng cô đọng, hàm súc, phải phản ảnh đúng, đầy đủ, súc tích và sâu sắc. Tất cả tính chất thâm sâu cùng diễn tiến của sự tình, sự việc, sự vật , ngòai ra còn mang tác dụng hướng dẫn người đọc suy nghĩ để cùng hướng về xây dựng cho nhau một cảnh đời càng lúc càng nhân bản hơn. Vì hơn ai hết, nhà văn hay người viết văn « là kẻ dấn thân » vào cuộc liều của cuộc đời, vào cuộc phiêu lưu của nhân loại và là kẻ, hơn ai hết, luôn luôn sống trong mối ưu tư muốn sao cho cuộc sống, cuộc đời, nhân loại sớm thoát khỏi mọi bất hạnh khổ đau.

Đọc Văn thật ra cũng không phải dễ, nếu chỉ đọc cho qua thì giờ, thì không có gì phải nói. Nhưng « đọc trong ý hướng và nhu cầu đối thoại với mình, với người « , thì cũng lắm điều phải nói. Đón nhận một lời văn là nắm bắt cái ẩn ý . Cái tinh hoa, cái mới lạ, cái khác thường, cái đặc sắc, cái ý tình tác giả. « Văn chính là người « , nói theo Buffon ( le style, c´ est l´ homme même ) và Đọc Văn cũng cần đến ít nhiều phương pháp căn bản, điều mà giáo sư Vũ Ký tha thiết khi trước tác : Nghệ Thuật Viết Văn và Đọc Văn «

Đây là tác phẩm để sửa soạn cho ta để đưa ta vào « đối thoại với mình, với người « qua các tác phẩm văn chương. Tác phẩm bổ ích và cần thiết cho những ai- nhất là người trẻ- thích Viết và Đọc Văn để vói bắt cái « Phần Con Người Sẽ Trở Nên Của Mình « , GS Vũ Ký viết thế.

Đúng như Hòa Thượng Thích Giác Lượng , Giám đốc nhà xuất bản Nguồn Sống ấn hành tác phẩm này, đã nói : Dày 800 trang, in đến lần thứ 5, với nội dung phong phú được các giới văn hóa, văn nghệ ca ngợi, tác phẩm có một vị trí độc nhất và danh dự trong ngôi nhà Văn Hóa Việt Nam ở hải ngoại.

Trévous ( France) Tháng 10. 1999
Giáo sư Học giả Nguyễn Thùy
ST
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.12.2005 06:30:45 bởi Viet duong nhan >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9