Khoa Học Gia Nguyễn Ðức Thái: Tăng Nhãn Áp
HongYen 07.12.2003 16:41:01 (permalink)
Khoa Học Gia Nguyễn Ðức Thái Và Khám Phá Dị Thể Ðầu Tiên, TIGR, Cho Bệnh Tăng Nhãn Áp (Glaucoma)

Bệnh Tăng Nhãn Áp (Glaucoma)

Trong quá khứ, các nhà nghiên cứu nhãn khoa đã tận dụng nhiều phương cách trong nổ lực khám phá các di thể cho bệnh glaucoma, nguyên nhân chính gây mù lòa trên thế giới và ảnh hưởng cho khoảng 70 triệu dân số . Trong một khám phá đầy ngạc nhiên và hào hứng, TS Nguyễn Đức Thái đã đi tiên phong tìm kiếm được di thể glaucoma đầu tiên cho bệnh này và được TS Thái đặt tên TIGR. Khám phá này đã được cấp bằng phát minh đầu tiên về chuẩn đoán di truyền bệnh glaucoma ở Hoa Kỳ. TS Thái đã được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế phỏng vấn gồm đài truyền hình CNN, VOA, Asia Voice v.v. Chúng ta rất lấy làm vinh dự về thành quả nghiên cứu này, không chỉ riêng cho cá nhân và gia đình của TS Thái, mà còn cho cả cộng đồng Việt Nam ở mọi nơi. Duới đây chúng tôi hân hạnh giới thiệu tiểu sử và thành tích của TS Nguyễn Đức Thái. Tiến Sĩ Nguyễn Đức Thái tốt nghiệp chuyên khoa cao học Dược tại trường Dược Khoa của Đại Học California, San Francisco (được gọi tắt là UCSF). TS Thái đã giữ trách nhiệm Trưởng phòng thí nghiệm chuyên khảo cứu về bệnh tăng nhãn áp tại Bộ Môn Nhãn Khoa của đại học này. TS Thái cũng thuộc ban giảng huấn của bộ môn này và là cố vấn khoa học của hãng dược phẩm về gen. TS Thái đã theo đuổi nghiên cứu tân sinh học về ngành phân tử (molecular biology) từ ngay sau khi tốt nghiệp. Trong gần mười năm nghiên cứu, TS Thái đã ứng dụng thành công phương pháp này cho việc khám phá gen đầu tiên, TIGR, về bênh tăng nhãn áp. Theo thống kê, bệnh tăng nhãn áp là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa không phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên việc tìm kiếm di thể cho bệnh này đã rất khó khăn vì tính chất phức tạp của bệnh glaucoma. Khám phá gen TIGR của TS Thái ngoài giá trị giải nghĩa bệnh lý, còn có gíá trị ứng dụng quan trọng. Do đó TS Thái, cùng hai đồng nghiệp JR Polansky và WD Huang, đã đạt được bằng phát minh đầu tiên về gen bệnh tăng nhãn áp năm 1994 và có hiệu lực quốc tế. Bằng phát minh mang tựa đề: "Phương pháp định bệnh, chuẩn đoán và điều trị bệnh tăng nhãn áp và các bệnh liên hệ khác dùng gen TIGR" (Methods for The Diagnosis, Prognosis and Treatment of Glaucoma and Related Diseases using the TIGR gene). Kể từ hai năm qua, gen TIGR là phương pháp duy nhất đang được áp dụng cho quần chúng để chuẩn đoán di truyền của bệnh tăng nhãn áp. Đây là một ứng dụng rất hữu ích trong việc tiên đoán bệnh tăng nhãn áp. Cho tới nay, bệnh chỉ được Khoa Học Gia Nguyễn Đức Thái và Khám Phá Di Thể Đầu Tiên, TIGR, cho Bệnh Tăng Nhãn Áp (Glaucoma)

Trần Mạnh Ngô, MD, PhD, FAAFP, DABNM, CSPQ

Giới Thiệu Khoa học gia Nguyễn Đức Thái 20 - Vietnamese Pharmaceutical Journal No.4

Chuẩn đoán bằng triệu chứng lâm sàng. Về tri liệu, chưa có thuốc chữa khỏi bệnh này. Tất cả các trị liệu hiện tại chỉ có giá trị làm giảm và ngừa cho bệnh không nặng thêm. Các nhà nghiên cứu y học hy vọng rằng gen TIGR và một số di thể glaucoma khác sẽ mở đường cho cho việc khám phá những thuốc mới mang lại trị liệu hữu hiệu cho bệnh. Bài tường trình của TS Thái mô tả chi tiết về TIGR gene và cũng có thể tham khảo bài của một số đồng nghiệp trong tập san. Gen TIGR còn được gọi là MYOC và GLC1A.

Năm 1997, nhóm nghiên cứu đại học tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ xác định liên hệ của gen TIGR đến bệnh tăng nhãn áp di truyền. Giải thưởng Rudi Lewin 1998 đã được trao tặng cho công trình này và đây cũng là giải thưởng cao nhất Hoa Kỳ hàng năm về nghiên cứu glaucoma. Từ đó, công trình khảo cứu gen TIGR của TS Thái đã được các cơ quan thông tin quốc tế ngợi khen và phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, còn nhiều báo chí quốc tế tham khảo về công trình của TS Thái và cộng sự như The New York Time, American Press, The Japan Times, Science, Nature v.v. Với việc khám phá gen TIGR, TS Thái có lẽ cũng là người Việt Nam duy nhất đóng góp một di thể có bệnh lý quan trọng cho Bộ Gen Người (The Human Genome) được hoàn thành và công bố năm 2001. Khảo cứu gen TIGR hiện bây giờ đang được nhiều đại học và trung tâm trên ở nhiều nơi ứng dụng trong các công trình nghiên cứu nhãn khoa. Phòng thí nghiệm của TS Thái đã cộng tác và huấn luyện chuyên viên cho một số đại học tại Hoa Kỳ và các nước khác gồm Leed University, Anh Quốc; Đại Học Tokyo và Đại Học Y Khoa Gifu, Nhật, Đai Hoc Y Dược Việt Nam, Đại Học Quốc Gia Colombia. Tại phòng thí nghiệm, TS Thái trông coi một số cộng sự viên gồm chuyên gia khảo cứu có cấp băng tiến sĩ, bác sĩ y khoa; chuyên viên kỹ thuật và tiến sĩ hậu đại học. Ngoài ra, phòng thí nghiệm của TS Thái đã huấn luyện các sinh viên cho cấp bằng Master (MS) và tiến sĩ (PhD). Tiến sĩ Thái thuyết trình tại nhiều Đại Học, các Trung Tâm Khảo Cứu và hội nghị quốc tế như HUGO (The Human Genome Organization), Milano, Italy; XIII International Congress of Eye Research, Paris; Gaucoma.

Research Foundation, Puerto Rico; The Chinese University of Hong Kong, Hong Kong; Pacific Coast Oto-Opthalmological Society, San Diego; Second International Symposium on Experimental and Clinical Ocular Pharmacology and Pharmaceutics, Munich, Germany vv.

TS Thái đã giữ vai trò ban tổ chức hoặc chủ tịch phiên họp của một số hội nghị này. Trong các công trình nghiên cứu, TS Thái xuất bản trên 50 bài viết và báo cáo đăng trong tập san khoa học, báo chí, hội nghị; trong đó có gần 20 bài viết chuyên về nghiên cứu gen TIGR và bệnh tăng nhãn áp. Tưởng cũng cần nói thêm, tuy luôn bận rộn với công việc khảo cứu, TS Thái còn sinh hoạt thơ văn với diễn đàn Y Dược Việt Nam. Thơ TS Thái, bút hiệu Thái Sơn NDT, thuộc hệ phái trữ tình, nhân bản đượm mầu sắc văn hóa quê hương và rất được các thân hữu mến chuộng (xem phần Văn Học và Nghệ Thuật).

Khoa Học Gia Nguyễn Ðức Thái Và Khám Phá Dị Thể Ðầu Tiên, TIGR, Cho Bệnh Tăng Nhãn Áp (Glaucoma)
<Edited by: HongYen -- 12/7/2003 12:52:25 PM >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9