Rối Loạn Tâm Thần
HongYen 22.12.2005 16:13:06 (permalink)
Dân Mỹ bị rối loạn tâm thần nhiều nhất trong 14 quốc gia


Friday, June 11, 2004


Theo hãng truyền thông CNN, trong một cuộc nghiên cứu được tiến hành tại 14 quốc gia, Hoa Kỳ là nước có tỷ lệ người mắc các chứng bệnh về rối loạn tâm thần cao nhất.

Kết quả nghiên cứu này căn cứ vào các cuộc khảo sát đến tận nhà để chẩn đoán trực tiếp 60.463 người trưởng thành. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng hơn 10% số người được hỏi trong hơn 1/2 số nước được khảo sát đang phải chịu các thương tổn về tinh thần.

Cuộc nghiên cứu được thực hiện suốt từ năm 2001 đến năm 2003 tại các quốc gia: Bỉ, Trung Quốc, Colombia, Pháp, Ðức, Italia, Nhật Bản, Lebanon, Mexico, Hà Lan, Nigeria, Tây Ban Nha, Ukraina và Mỹ. Kết quả được công bố trong tạp chí của Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ. Tỷ lệ được xếp theo thứ tự:

Dẫn đầu là Hoa Kỳ (26.4%), tiếp theo là Italia (8.2%). Trong khi đó, Nigeria lại là nước có tỷ lệ mắc bệnh tâm thần thấp nhất (chỉ 4.7%). Tuy vậy, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng con số thực tế có lẽ phải cao hơn nhiều vì các cư dân “thiên về bạo lực” của quốc gia Tây Phi này là những người rất ít khi giãi bày tâm sự của họ với những người lạ.

Nhà nghiên cứu Ronald Kessler của Khoa Y trường Ðại Học Harvard - người đứng đầu cuộc nghiên cứu này, nói rằng: “Tại một số nước, người dân có truyền thống là không nêu và cũng không phát biểu ý kiến cá nhân của họ ra cho mọi người khác biết”. Những người không phải là các chuyên gia về tâm thần đã phỏng vấn trực tiếp mỗi đối tượng trong khoảng hai giờ đồng hồ theo các câu hỏi dựa vào một bảng khảo sát sức khỏe tâm thần được chuẩn bị rất kỹ (và được các chuyên gia nhìn nhận là một công cụ chẩn đoán hiệu quả). Sau đó, các chuyên gia tâm thần phỏng vấn lại một số người tham gia tại mỗi nước nhằm đối chiếu lại với kết quả thu thập được trước đó, ông Kessler nói.

Những rối loạn tâm thần thông thường phổ biến ở mọi nơi, riêng Ukraina là nước có nhiều người bị rối loạn về lo âu nhất - bao gồm hốt hoảng lo sợ bị tấn công, mắc các ám ảnh sợ hãi và rối loạn tâm thần sau thương tật. Tại Ukraina, người thất nghiệp đầy rẫy khi đất nước này đang đấu tranh với sự Tây Phương hóa nên các rối loạn tâm thần, nhất là tâm trạng buồn chán và mỏi mệt, là căn bệnh đứng đầu tại đây.


Những trường hợp không được chữa trị

Trong cuộc khảo sát, các câu hỏi về một vài triệu chứng rối loạn, bao gồm chứng háu ăn và mất sự tập trung, lại không được đề cập đến tại một số quốc gia khảo sát, một phần do những người được phỏng vấn tại các quốc gia đó đều nghĩ rằng các chứng bệnh này rất hiếm thấy. Những nhà nghiên cứu nói rằng do các hạn chế nói trên và kết quả chủ yếu dựa vào sự thành thật khi trả lời về các vấn đề sức khỏe của những người tham gia cuộc khảo sát nên có thể dẫn đến việc các đánh giá vẫn chưa được thể hiện đúng mức.

Tiến Sĩ Bedirhan Ustun của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho biết: “Mỗi quốc gia đều có những vấn đề rất riêng của mình, cũng như bất đắc dĩ lắm người ta mới thừa nhận rằng mình có những vấn đề về tâm thần”. Ðiều này có lẽ không đúng lắm ở Hoa Kỳ, nơi những căn bệnh về tâm thần được đưa ra rất công khai trong những năm gần đây, vì thế tỷ lệ người mắc bệnh tại Hoa Kỳ thật sự cũng sẽ không cao hơn bao nhiêu so với các quốc khác trong cuộc khảo sát - Tiến Sĩ Ustun nói. Tiến Sĩ Kessler cho rằng cũng là điều hợp lý khi tỷ lệ mắc bệnh tâm thần tại Hoa Kỳ sẽ cao hơn vì “quá kỳ vọng” vào sự thành công có thể dẫn đến những thất vọng não nề khi người ta không thể đạt được điều mà họ mong muốn. Các nhà nghiên cứu nhận xét: Thật trớ trêu là tại tất cả các nước, những trường hợp mắc bệnh ít nghiêm trọng hơn lại được chữa trị, trong khi đa phần những trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng lại không nhận được sự điều trị nào. Tỷ lệ này tại các nước phát triển trong những năm gần đây là từ 36% đến 50% và tại các nước đang phát triển là khoảng 76% đến 85%, cho thấy đúng là “người ăn không hết, kẻ lần không ra”.

Tiến Sĩ Kessler và Tiến Sĩ Ustun cho biết: Những lý do dẫn đến việc không được điều trị đúng mức là do ở nhiều vùng, khả năng tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe của người dân còn rất hạn chế Ðồng thời tại nhiều nước, khoản chi của bảo hiểm y tế hoàn toàn không tương xứng với chi phí cho việc chữa trị các bệnh về tâm thần và các bác sĩ nếu lỡ có sai, không chẩn đoán ra căn bệnh về tinh thần này cũng không bị kết tội “lơ là - thiếu tinh thần trách nhiệm” như đối với những chứng bệnh của thể xác như là bệnh tăng huyết áp chẳng hạn. Chìa khóa để giải quyết vấn đề này là “các hệ thống chăm sóc sức khỏe và đào tạo cần phải tốt hơn”, Tiến Sĩ Ustun nó

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=5446&z=14
#1
    HongYen 22.12.2005 16:21:46 (permalink)
    Bệnh khủng hoảng tinh thần sau một biến cố

    Wednesday, December 07, 2005


    Bác sĩ Thái Minh Trung


    Ðịnh nghĩa

    PTSD viết nguyên ra là Post Traumatic Stress Disorder. Ðây là một hội chứng (syndrome) tâm lý khi con người trải qua một biến cố hãi hùng có gắn liền với những đe dọa đến tính mạng. Bịnh này cũng có thể xảy ra khi người ta chứng kiến (gián tiếp) một cảnh hãi hùng.

    Hội chứng này được biết đến vào thế chiến thứ I qua tên “shell shock”. Những người lính ra trận thấy chết chóc, thân thể các chiến binh bị thương, tay chân bị cắt đứt, máu me lai láng, cảnh tượng rất hãi hùng. Họ có cái may được sống sót nhưng tâm hồn trở nên lơ lơ lửng lửng, từ đó mà bệnh có tên “shell shock” (cú sốc do đạn trái phá).

    Hội chứng này được khoa Tâm thần (psychiatry) hiện đại chia làm 3 nhóm triệu chứng tâm lý chính là: Cảm nhận trở lại (reexperience), trốn tránh (avoidance) và nhậy cảm quá độ (increased arousal). Sự hiện diện của 3 nhóm triệu chứng này sau một biến cố là kim chỉ nam của bịnh PTSD.

    Cảm nhận lại gồm có: Ám ảnh (flashback), nhiều giấc mơ hãi hùng nhắc lại biến cố trải qua, suy nghĩ thật nhiều ngày đêm về biến cố, có cảm giác như biến cố đó lập lại ngay trong hiện tại, suy tầm tài liệu liên quan đến biến cố, phản ứng sinh lý và tâm lý y như lúc biến cố đang xảy ra khi gặp vài nguyên nhân nhắc đến biến cố. Triệu chứng nặng là nghe tiếng nói trong đầu, nghe tiếng ai đó gọi tên mình mà không có ai bên cạnh (auditory hallucination, ảo thính). Nhiều người thấy cái bóng đi qua hay cảm tưởng có ai đứng sau lưng mình (visual hallucination, ảo thị).

    Trốn tránh gồm có: Cố gắng không suy nghĩ hay đề cập những vấn đề liên quan đến biến cố, tránh xa những nơi có người và cảnh vật nhắc lại biến cố, cảm thấy tình cảm chai đá không hồn nhiên như trước nữa. Còn có nhiều dấu hiệu của những triệu chứng của trầm cảm/depression (không giao thiệp bạn bè, chán ngán, mất sự thích thú trong cuộc sống, mất ăn, mất ngủ, bực bội với người thân trong gia đình, không muốn gần gũi ai).

    Nhậy cảm quá độ gồm có: Mất ngủ hay ngủ không yên giấc vì ác mộng làm thức giấc giữa đêm, hay giật mình với tiếng động nhỏ, lúc nào cũng có cảm giác đề phòng, hay giận dữ đối với những chuyện không đáng giận, tình cảm khó kềm chế, hay gây gổ. Triệu chứng nặng thì trí nhớ suy sụp, không chú tâm được, mặt mày bơ phờ. Vì hệ thống thần kinh quá nhậy nên những bịnh nhân này hay có những triệu chứng đau nhức thường xuyên. Nhiều bịnh nhân có “cái đau du kích” hôm nay hiện nơi này, ngày mai hiện nơi kia mà khi thử nghiệm đều không có kết quả gì hết. Nhiều bác sĩ không hiểu rõ PTSD nghĩ rằng bịnh nhân đau giả bộ.


    Một trường hợp PTSD

    ............


    PTSD và văn hóa Ðông Phương

    Người Á châu rất sợ bịnh “điên” nên khi đi khám bác sĩ ít khi khai hết những triệu chứng tâm lý. Có thể nói đến hơn 90% những người bịnh tâm thần Á châu lần đầu tiên đi khám bác sĩ không khai triệu chứng tâm thần.

    Dân Á châu rất sợ “mất mặt” nên không dám khai triệu chứng bịnh tâm thần. Một số bịnh tâm thần được đem ra ánh sáng là do người thân không chịu nổi nữa dẫn bịnh nhận đi khám hay buộc bịnh nhân phải đi khám. Ít có ai tự động đến khám bác sĩ khi bắt đầu có những triệu chứng tâm thần.

    Những triệu chứng này lúc mới nảy sanh chỉ ảnh hưởng qua thái độ bịnh nhân (bực bội, buồn chán, ...). Khi để lâu vài năm sẽ nặng hơn và lan ra hành động bất thường không kềm chế được (đập phá đồ đạc hay đánh đập vợ con).

    Những triệu chứng bác sĩ gia đình thường nghe nhứt ở những người bịnh tâm thần Á châu là: Mất ngủ kinh niên, nhức đầu kinh niên, đau nhức “du kích” như kể trên. Họ còn than phiền “hay quên” trong lúc tuổi đời còn tương đối trẻ. Bác sĩ gia đình tốn rất nhiều công sức tìm tòi những bịnh từ đa dạng đến hiếm, cho thử nghiệm đủ cách nhưng đa số thử nhiệm không có kết quả đáng kể. Khi được bác sĩ đề nghị họ tham khảo chuyên viên tâm thần đôi khi họ còn giận bác sĩ họ và giẫy nẩy “tôi đâu có điên đâu mà bác sĩ kêu tôi đi khám bác sĩ tâm thần”.

    Những bịnh nhân này thường rất nhậy cảm với phản ứng phụ của thuốc vì hệ thống thần kinh họ bị căng thẳng. Một chút khó chịu trong cơ thể được nhân lên gấp bội. Vì thế, họ ít khi uống thuốc đều hay tự ý giảm liều thuốc bác sĩ cho nhưng không dám nói bác sĩ biết. Vì thế mà hiệu quả (outcome) trị liệu rất thấp nếu bác sĩ không đề cập đến triệu chứng tâm lý.

    Một phần nữa là gia đình bịnh nhân theo văn hóa Ðông phương không chấp nhận trị liệu bằng thuốc Tây một cách lâu dài. Ða số bịnh tâm thần khi được phát hiện đã trở thành bịnh kinh niên cần trị liệu lâu dài. Khi nghe bịnh nhân than bị phản ứng phụ thì gia đình khuyên nên ngừng thuốc Tây lại và nên trị bằng dược thảo. Hiện nay chưa có loại dược thảo nào trị được các bịnh tâm thần loại nặng một cách hữu hiệu.


    PTSD và phân tâm học

    Những người chứng kiến những hoàn cảnh khủng bố mà họ không làm gì được thường có hội chứng PTSD không ít thì nhiều. Không phải chỉ có chiến tranh mới gây ra PTSD mà những phụ nữ bị hãm hiếp, những công nhân bị ức hiếp trong sở lâu ngày cũng bị bịnh này nữa.

    Ða số thuyền nhân Việt Nam đều có ít nhiều triệu chứng PTSD. Có người bị bịnh dạng nhẹ vẫn làm việc được. Tuy nhiên hệ thống thần kinh của họ nhậy cảm và họ dễ bị buồn phiền trong sở làm hay chuyện gia đình con cái. Họ có thể chịu đựng một thời gian đến khi có một biến cố thứ nhì xảy ra như mất việc, người thân bịnh nặng hay bị tai nạn thì những hội chứng PTSD xảy ra mãnh liệt. Bác sĩ tâm thần ngoại quốc không hiểu rõ hoàn cảnh bịnh nhân, dễ chẩn bịnh lầm hoặc cho rằng người bịnh phản ứng quá đáng hay giả bộ bịnh để được quyền lợi này nọ (secondary gain).

    Người bịnh PTSD rất dễ giận dữ nên gia đình và bạn bè hay xa lánh. Nỗi căm hận chất chứa trong lòng lâu ngày tạo căng thẳng tinh thần. Khó có gì làm họ vui được. Họ có những suy nghĩ thường gắn liền với biến cố đã qua. Họ muốn diệt trừ kẻ gây ra khủng hoảng cho họ trong quá khứ, nhưng lúc đó họ không làm gì được nên nỗi bực tức lan tràn ra mọi người bây giờ. Bịnh nhân dễ bị nghiện thuốc lá và rượu vì dùng những chất đó tạo các sảng khoái tâm lý nhứt thời, nhưng dùng dài hạn những chất trên lại tạo ra bịnh nghiện và nhiều bịnh thể xác sau đó.

    Người bịnh PTSD hay bị tủi nhục (shame). Sách phân tâm học ngoại quốc thường dùng chữ “guilt” và “shame” lẫn lộn. “Guilt” là cảm giác tội lỗi khi người đó làm việc gì sai trái, ngược lại “shame” là cảm giác tủi nhục khi người đó muốn làm việc theo lương tâm họ mà hoàn cảnh không cho làm vậy được. Thí dụ như người sĩ quan trong câu chuyện kể trên muốn ra tay cứu người bạn thân, chiến hữu của ông, khi chứng kiến cảnh những bá súng của cán bộ cộng sản nện lên đầu người đó, nhưng vì sự sống còn của mình nên không làm gì được. Ngoài ra ông bị tủi nhục vì xã hội cộng sản không cho ông chỗ đứng để có một nghề làm ra tiền khi xuất trại. Ông còn bị tủi nhục khi thất thế bị vợ bỏ. Khi qua Mỹ ông bị tủi nhục vì bị đuổi việc nhiều lần, đầu óc hay quên không học được tiếng Mỹ để hòa đồng và thành công trong xã hội, như bạn bè ông sang đây trước qua cuộc di tản 1975.

    Những tình cảm “xấu” như giận dữ, tủi phận, tủi nhục, nghiện rượu thật khó mà khai với bác sĩ. Vì thế mà những bịnh nhân này đành âm thầm nuốt lấy những nỗi khổ cho qua ngày tháng. Nếu họ có khai với bác sĩ thì chỉ khai những triệu chứng thông thường như mất ngủ, hay quên, đau nhức, ...


    Nguyên nhân thần kinh của bịnh PTSD

    Khi bị căng thẳng ngắn hạn, cơ thể ta tiết ra chất Norepinephrine (NE). Chất này là chất hưng phấn nhiều hệ thống trong cơ thể. Ở hệ thống tuần hoàn nó làm áp suất tăng, tim đập nhanh hơn, ở hệ thống hô hấp nó làm tăng hơi thở, ở da thì làm mấy mạch máu nhỏ co lại tạo cảm giác lạnh tay chân hay cảm giác tê. Khi không đủ máu tới các bắp thịt thời gian lâu sẽ bị đau nhức hay có cảm giác mỏi. Ở hệ thống tiêu hóa làm cho ta biếng ăn. Hệ thống thần kinh kích thích nhiều làm mất ngủ. Những thay đổi trên giúp ta chiến đấu với hoàn cảnh nguy hiểm.

    Khi NE bài tiết nhiều thì nó có thể làm giảm lượng Serotonin (5HT). Serotonin là một chất tiết ra trong não bộ làm cho cường độ những phản ứng tình cảm bớt lại. Khi thiếu 5HT thì những tình cảm như giận, lo âu sẽ diễn ra rất mạnh và rất khó kềm chế.

    Khi căng thẳng quá độ lâu ngày, hệ thống kích thích tố (hormone) sẽ bị thay đổi. Lượng cortisol sẽ tăng lên trong máu. Cortisol có công dụng làm giảm viêm (inflammation). Tuy nhiên nếu cortisol tiết ra nhiều quá thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ. Nó có thể làm tổn thương các tế bào ở não bộ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nhóm tế bào hippocampus bị thoái hóa và khi chụp MRI thấy bị nhỏ hơn bình thường. Nhóm tế bào này ảnh hưởng trí nhớ. Nhóm tế bào này cũng bị thoái hóa ở chứng bịnh lẫn Alzheimer. Hippocampus giúp trí nhớ ngắn hạn (short term memory). Hippocampus bị tổn thương gây ra hiện tượng mau quên.

    Cortisol còn ảnh hưởng đến những triệu chứng tâm thần. Những người bịnh chai gan trị bằng cortisol hay bị trầm cảm, tình cảm lên xuống bất thường và trong trường hợp nặng bị mất khả năng nhận ra thực tế (psychosis), như có ảo thính (auditory hallucination) hoặc ảo thị (visual hallucination). Những hiện tượng tâm thần do cortisol mất điều hòa có nhiều trùng hợp với những triệu chứng của PTSD.

    Như thế cái tên gọi “bịnh tâm thần” là một sai lầm làm cho bịnh nhân tưởng như những triệu chứng họ có không có nguồn gốc vật chất. Ðúng ra, đa số những bịnh tâm thần là những bịnh của não bộ. Não bộ có những vùng ảnh hưởng đến cơ thể như vùng cơ động (motor area) và vùng giác quan (sensory area) cũng như có những vùng ảnh hưởng đến tánh tình và hành động. Khi những vùng ảnh hưởng đến tánh tình bị bất ổn thì gây ra triệu chứng tâm thần.


    Cách trị bịnh

    Như đã phân tích ở trên, bịnh PTSD có ảnh hưởng rất sâu rộng từ sinh lý não bộ, đến tâm lý và cuộc sống gia đình và xã hội. Muốn trị bịnh hữu hiệu ta phải áp dụng nhiều hơn một cách trị liệu, gồm thuốc men, tâm lý trị liệu (psychotherapy), gia đình trị liệu (family therapy), và ngay cả áp dụng tôn giáo trong cách trị liệu.

    Về thuốc thì có nhóm thuốc SSRI (Selective Serotonin Reuptake Inhibitor) được cơ quan dược phẩm công nhận để trị bịnh này. Chất thuốc này dùng để tăng lượng Serotonin (5HT). Khi 5HT tăng thì cường độ các triệu chứng tâm thần được giảm bớt. Tuy nhiên nếu bịnh hiện diện lâu ngày ảnh hưởng qua hệ thống cortisol thì trị liệu bớt hữu hiệu. Nhiều khi cần phải dùng nhiều loại thuốc phối hợp mới có kết quả.

    Môn tâm lý trị liệu đang phổ biến bây giờ là Cognitive Behavioral Therapy (CBT): Bịnh nhân tập nhận ra những tư tưởng bi quan và tập suy nghĩ sao cho thích hợp hơn với hoàn cảnh. Khi có những xung đột gia đình thì cần phải có gia đình trị liệu để hàn gắn lại những mâu thuẫn vợ chồng, con cái. Gia đình trị liệu giúp những thành viên trong gia đình thông cảm lẫn nhau và đối thoại một cách hiệu quả.

    Tôn giáo cũng đóng một phần không kém quan trọng trọng việc trị liệu. Tôn giáo tạo một đoàn thể hỗ trợ tinh thần bịnh nhân. Khác với xã hội, tôn giáo chấp nhận con người không kể sự thành công hay vị trí xã hội của người đó, như thế một phần nào xoa dịu được nỗi khổ của sự tủi nhục. Tôn giáo giúp người bịnh PTSD từ bỏ quá khứ và cấy niềm hy vọng tương lai trong tâm hồn họ. Các tôn giáo đều có những phương pháp chống lo âu (anti anxiety). Thiền của Phật Giáo bắt đầu được áp dụng trong cách trị liệu y khoa với cái tên là Mindful therapy. Ngoài ra cầu nguyện Chúa, lần chuỗi, niệm Phật, ... cũng có những hiệu nghiệm không kém, tùy theo sở thích và tôn giáo của người bịnh.



    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=36646&z=14
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.12.2005 16:30:03 bởi HongYen >
    #2
      HongYen 22.12.2005 16:32:18 (permalink)

      Nhạc sĩ bí ẩn xứ sương mù


      22:10:35, 16/05/2005


      Chàng trai bí ẩn.

      Một thanh niên lang thang vừa được cảnh sát cứu trên bãi biển đang là đề tài bàn tán sôi nổi tại Anh Quốc. Mọi chuyện bắt đầu vào đêm 15/5, khi người ta bắt gặp một chàng trai trong bộ vét-tông đen, áo sơ mi trắng có cài nơ rất "sành điệu" đi lang thang trên bãi biển.


      Cảnh sát đưa chàng tới Bệnh viện Sheerness thuộc vùng Kent vì cho rằng chàng ta bị bệnh tâm thần. Từ lúc được phát hiện cho đến khi vào viện, chàng trai không nói nửa lời nên người ta chẳng biết chàng là ai. Cuối cùng, các bác sĩ quyết định đưa cho chàng giấy bút với hy vọng chàng sẽ viết một thông tin gì đó có ích. Và rồi, điều kỳ diệu đã xảy ra. Chàng trai, khoảng hai mươi mấy tuổi, đã vẽ một lá cờ Thụy Điển và một cây đàn piano lên giấy - nét vẽ đẹp đến mê hồn.



      Nhưng đó chưa phải là điều tuyệt vời nhất. Khi được dẫn tới thánh đường trong bệnh viện, chàng trai bí ẩn đã đến bên cây piano ở góc phòng và chơi những bản nhạc cổ điển suốt 2 giờ liền. Các bác sĩ cho rằng chàng trai là một nhạc công piano bị bệnh tâm thần. Sau khi đài truyền hình cho phát hình ảnh chàng trai, rất nhiều người gọi điện đến cảnh sát và quả quyết rằng họ từng xem anh chàng biểu diễn trong một vài chương trình âm nhạc lớn của châu Âu nhưng chẳng ai nhớ được đó là chương trình nào. (The Sun)

      Đ.H

      http://web.thanhnien.com.vn/Thegioi/2005/5/16/109971.tno?SearchTerm=bệnh%20tâm%20thần
      #3
        HongYen 22.12.2005 16:37:05 (permalink)
        Bệnh tâm thần - không chỉ cần thuốc
        11:15:37, 17/07/2004



        BS tâm lý John Read - Giám đốc Viện Tâm lý trị liệu thuộc Auckland University đã cảnh báo rằng nhiều bác sĩ thiếu trách nhiệm đã vội vàng kết luận tình trạng sa sút tinh thần là bệnh tâm thần trong khi bản chất của nó không phải là một dạng bệnh sinh học.

        Ông cũng đã lên tiếng chỉ trích các công ty dược phẩm phương Tây đã “hô hoán” những triệu chứng xã hội thông thường thành những thứ bệnh nặng. Chẳng hạn như nhiều trẻ nhỏ hiếu động thì bị gán cho một thứ bệnh là rối loạn tập trung...

        Tại Úc, trong lúc giới thiệu một quyển sách có tựa “Những kiểu mẫu điên loạn” (Models Of Madness). BS Read đã qui trách nhiệm cho cho nền công nghiệp dược phẩm Tây Âu là “bệnh tật hoá các vấn đề tâm thần”. BS Read cho rằng thay vì phải chi một khoảng lớn ngân sách cho thuốc men, tốt hơn hết, ngân sách này nên dùng vào việc cố vấn hướng dẫn, trợ giúp, giúp đỡ về mặt xã hội... Quan điểm của BS Read đã trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận khi ông cho rằng chứng tâm thần phân liệt (schizophrenia) không phải là một căn bệnh. Quan điểm của BS Read đã làm “tổn thương” đến quan điểm y học chính thống vốn cho rằng tâm thần phân liệt là do những rối loạn về sinh học và gene gây nên. BS Read cho rằng từ trước đến giờ, giới y học không chú ý về những nguyên nhân gây nên những triệu chứng tâm thần, chẳng hạn như sự túng bấn, u phiền, bị lạm dụng, hoặc bị bỏ rơi... BS Read cho rằng nếu gán bệnh tâm thần phân liệt là một căn bệnh sinh học là một điều cần phải nên xét lại.

        Đồng quan điểm với BS Read là TS Harvey Whiteford thuộc Đại học Queensland. TS Whiteford cho rằng việc “bệnh tật hóa” một vấn đề nào đó nhằm để sử dụng công quỹ một cách sai mục đích, các BS đã lẹ làng kê đơn thay vì cố vấn hoặc giúp đỡ họ.

        GS Whiteford cho rằng 75% những người có vấn đề tâm thần chỉ gặp bác sĩ đa khoa, trong khi bác sĩ đa khoa ấy lại không được huấn luyện thích hợp để điều trị những trường hợp bất thường về hành vi.

        Trước sự công kích của BS John Read và TS Harvey Whiteford, hiện các công ty dược phẩm vẫn im hơi lặng tiếng và chưa thấy xuất hiện một sự “phản công” nào.

        DS Nguyễn Bá Huy Cường
        (Edith Cowan University- Australia)

        http://web.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2005/4/4/83998.tno?SearchTerm=bệnh%20tâm%20thần
        #4
          HongYen 22.12.2005 16:40:38 (permalink)
          Ăn cá giúp giảm bệnh tâm thần phân liệt

          16:25:50, 08/03/2004



          Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Melbourne (Úc) công bố ngày 8/3 cho thấy, những ai hấp thu nhiều EPA – một loại axít béo có nhiều trong cá có thể tránh được nguy cơ bị bệnh tâm thần phân liệt.

          Nghiên cứu trên 2 nhóm người, nhóm 1 sau khi dùng 2g chất EPA/ngày liên tục trong vòng 3 tháng đã giảm được 20% nguy cơ bị bệnh tâm thần phân liệt so với nhóm 2 chỉ dùng thuốc giả dược. Khả năng giảm bệnh của những bệnh nhân trên sẽ còn tăng cao nếu thời gian bổ sung EPA kéo dài hơn. Chất axít béo EPA đã có tác dụng bảo vệ não khỏi những tổn hại và hổ trợ tốt cho tiến trình xử lý thông tin từ một tế bào thần kinh này sang tế bào khác. Các nhà khoa học cũng đã khuyến cáo mọi người nên tăng cường ăn các loại cá chứa nhiều axít béo EPA như cá thu, cá ngừ và cá hồi, ít nhất từ 3-4 lần/tuần.

          C.Y
          (Theo TOI)

          http://web.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2005/4/4/83400.tno?SearchTerm=bệnh%20tâm%20thần
          #5
            HongYen 22.12.2005 16:42:33 (permalink)
            Phát hiện trẻ mắc bệnh tâm thần phân liệt

            21:49:57, 08/05/2004


            Trẻ có nguy cơ bị tâm thần phân liệt nếu mẹ bị cúm trong thời gian mang thai
            Bác sĩ Alan S.Brown thuộc Đại học Columbia (New York) cho biết trẻ em được sinh ra từ những bà mẹ bị bệnh cúm trong thời gian mang thai thì nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt trong những năm sau này tăng cao.

            Theo đó, nếu các bà mẹ bị nhiễm bệnh cúm trong 3 tháng đầu mang thai, nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sẽ cao gấp 7 lần và 3 lần nếu bệnh cúm xuất hiện trong nửa thời gian đầu mang thai. Hiện vẫn chưa rõ việc người mẹ mắc bệnh cúm trước khi sinh dẫn đến bệnh tâm thần phân liệt ở thai nhi như thế nào, nhưng nó có thể liên quan đến những tác động trực tiếp từ virus hay ảnh hưởng gián tiếp từ những hóa chất được cơ thể phóng thích ra khi phản ứng với virus. Phát hiện trên củng cố thêm đề nghị phụ nữ trong độ tuổi mang thai nên chủng ngừa bệnh cúm, nhưng không nên tiến hành trong thời kỳ thai nghén.

            Thụy Miên
            (Theo Reuteurs)

            http://web.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2005/4/4/83667.tno?SearchTerm=bệnh%20tâm%20thần
            #6
              HongYen 31.01.2006 14:10:50 (permalink)
              16 Tháng 1 2006 - Cập nhật 14h31 GMT


              Quan hệ giữa đồ ăn và bệnh tâm thần


              Những thay đổi trong bữa ăn có liên quan tới các vấn đề về sức khoẻ tâm thần
              Một nghiên cứu mới cho biết những thay đổi trong bữa ăn trong 50 năm qua đóng vai trò quan trọng dẫn đến tình trạng gia tăng các bệnh tâm thần.
              Các tổ chức hoạt động về thực phẩm mang tên Sustain và Quỹ Sức khoẻ Tâm thần nói cách sản xuất thực phẩm hiện nay đã thay đổi sự cân bằng các chất dinh dưỡng chính mà người ta tiêu thụ.

              Báo cáo cho biết trong 5 thập kỷ qua, người ta chứng kiến dân Anh ăn ít đồ ăn tươi và nhiều đường và chất béo hơn.

              Các nhà thực hiện nghiên cứu nói việc này dẫn đến tình trạng trầm cảm và nhiều vấn đề về trí nhớ.

              Tiến sĩ Andrew McCulloch, người điều hành tổ chức Quỹ Sức khỏe Tâm thần nói: "Chúng ta thường ý thức được bữa ăn có tác động ra sao tới thể chất".

              "Thế nhưng chúng ta chỉ mới bắt đầu nhận biết bộ não của chúng ta chịu ảnh hưởng ra sao bởi các chất dinh dưỡng hấp thụ từ thức ăn chúng ta ăn hàng ngày, và liệu các bữa ăn có tác động tới sức khoẻ tâm thần ra sao".

              Ông nói thêm rằng trong một số trường hợp, việc giải quyết các vấn đề về sức khoẻ tâm thần bằng cách thay đổi bữa ăn cho thấy kết quả tốt hơn là dùng thuốc hay tư vấn.

              Bản báo cáo, mang tên Nuôi dưỡng Tinh thần, chỉ ra rằng cơ cấu chất khoáng, vitamin và các chất béo quan trọng khác mà cơ thể tiếp nhận đã thay đổi trong vòng 5 thập kỷ qua.

              Các nhà nghiên cứu nói việc áp dụng đại trà lối làm nông nghiệp hiện đại đã kéo theo các loại thuốc trừ sâu và thay đổi thành phần chất béo trong động vật vì các loại thức ăn gia súc gia cầm mà người ta dùng.

              Chẳng hạn, bản báo cáo cho biết hiện nay, gà đạt trọng lượng xuất chuồng nhanh gấp đôi so với cách đây 30 năm, và do đó, tăng tỉ lệ chất béo từ 2% lên 22%.

              http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2006/01/060116_mentalhealth_diet.shtml

              #7
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9