Trích đoạn: lá chờ rơi
Thân chào bạn HTSA,
Sự đóng góp của bạn rất đáng giá. Xin cứ tiếp tục nhé. Đúng nhiều đúng ít, chúng ta cùng tham luận để học hỏi. Không ai bị mếch lòng đâu.
Sự trùng vận mà bạn lưu ý, thật tình tôi không nhớ là cấm kỵ, mặc dầu tôi có đọc qua rất kỷ quyển Thi Pháp thơ Đường của Quách Tấn.
Có lẽ chỉ là sự khuyến cáo như thế là kém hay vậy thôi.
Theo tôi sự trùng vận giữa yêu vận và cước vận của câu 8 trong thơ lục bát mới là phải tránh. Nhưng tôi nhớ là cụ Nguyễn Du cũng vẫn có chỗ chấp nhận sự phạm lỗi ấy trong Kiều. Không nên quên là hình thức câu thơ vẫn là cái phụ. Điều cốt yếu là cái ý cần diễn đạt.
Còn về điều bạn nói thì chờ vài hôm. Tôi còn một ông thầy. Sẽ hỏi lại rồi thông báo cho các bạn rõ.
thân ái
LCR
Mấy Điều Kỵ Trong Thơ Đường Luật
Phép làm thơ ,có mấy điều tối kỵ không nên phạm đến :
1- Thất luật : Những từ đáng Bằng mà làm ra Trắc hoặc đáng Trắc mà làm ra Bằng
2- Thất niêm : Câu trên đang theo luật Bằng mà câu dưới sang luật Trắc hoặc câu trên đang theo luật Trắc mà câu dưới làm sang luật Bằng
3- Lạc vận : Đang theo vần này mà gieo sang vần khác, như vần trên là trời mà vần dưới là mây thì gọi là lạc vận.
4- Xuất vận : Người ta đã hạn định cho những vần gì,mà mình dùng vần khác,thì gọi là xuất vận.
5- Trùng vận : Câu trên đã dùng một vần ,câu dưới lại dùng như thế nữa thì gọi là trùng vận.
6- Cưỡng áp : Các vần gieo ép uổng, không được hiệp lắm.
7- Khổ độc : Trong một bài thất ngôn,chữ thứ ba các câu chẵn,trong một bài ngũ ngôn,chữ thứ nhất các câu chẵn đáng là từ bằng mà làm ra từ trắc
8- Phong yêu hạc tất : từ thứ tư và tứ thứ bảy trong thơ thất ngôn, từ thứ hai và từ thứ năm trong thơ ngũ ngôn trùng một âm.
9- Đối không chỉnh : Khi những từ trong bài thơ phải đối nhau mà từ nặng từ nhẹ không được cân.
10- Trùng từ hay trùng ý : Từ hay ý đã dùng rồi mà lại còn dùng nữa.
Tài liệu tham khảo
1- Việt Nam Văn Học Sử Yếu , Dương Quảng Hàm , nxb Bộ Quốc Gia Giáo Dục, 1962
2- Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên , Phạm Thế Ngũ ,nxb , Quốc Học Tùng Thư,1965
3- Nam Thi Hợp Tuyển, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, nxb Bốn Phương, 1952
4- Tìm Hiểu Các Thể Thơ, Lạc Nam, nxb Văn Học Hà Nội, 1996.
5- Khảo Luận Về Thơ, Lam Giang, nxb Đồng Nai, 1994.
6- Thơ Văn Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu giới thiệu, nxb Văn Học-Hà Nội, 1971.
7- Thơ Văn Trào Phúng Việt Nam Từ Thế Kỷ 13 Đến 1945, Vũ Ngọc Khánh Biên soạn, nxb Văn Học-Hà Nội, 1974.
8- Thơ Văn Yêu Nước (1858-1900), Chu Thiên ,nxb Văn Học Hà Nội , 1970.
9- Chơi chữ , Lãng Nhân, nxb Nam Chi Tùng Thư, 1961.
10- Việt Nam Gãm Hoa, Hương Giang Thái Văn Kiểm, nxb Làng Văn Canada,1997.
11- Người Ham Chơi, Hoàng Phủ Ngọc Tường, nxb Thuận Hóa,1998
Trên đây tuy chưa là tất cả điều luật của thơ đường , nhưng 10 điều trên là những căn bản bất di bất dịch , nếu dự thi về thơ đường , thí sinh phạm phải 1 trong 10 điều trên thì bài thơ coi như hỏng , ngoài những điều lệ này còn có thêm điều thứ 11 tuy rằng kô cấm nhưng phạm phải thì bị trừ 3 điểm , đó là trong 1 bài có 5 vận nhưng chúng ta xen thông vận vào chính vận , như vậy coi như cũng bị trắc trở rồi nếu kô phải là bất khả kháng các thi hữu chớ nên phạm phải.
H nói ra đây chỉ nhằm mục đích cho quí vị tham khảo thôi , nếu có vị nào kô đồng ý thì cũng kô sao cả , H cũng giống quí vị vào đây họa thơ để giải trí thôi hà.
Bác Lá à , H phái nhứt là câu. Trâu già còn sợ dao phay nổi gì của bác lắm đó, chúc vui.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.07.2006 03:55:20 bởi htsa >