Trích đoạn: lá chờ rơi
Thân chào bạn HTSA,
Sự đóng góp của bạn rất đáng giá. Xin cứ tiếp tục nhé. Đúng nhiều đúng ít, chúng ta cùng tham luận để học hỏi. Không ai bị mếch lòng đâu.
Còn về điều bạn nói thì chờ vài hôm. Tôi còn một ông thầy. Sẽ hỏi lại rồi thông báo cho các bạn rõ.
thân ái
LCR
Mấy Điều Kỵ Trong Thơ Đường Luật
Phép làm thơ ,có mấy điều tối kỵ không nên phạm đến
HTSA
Bạn thân
Những đều bạn nêu lên đều đúng cả, sở dĩ không đặt nặng ở nơi đây vì thơ Đường luật lệ quá nặng nề nên thong thả môt tí cho vui vẻ cả làng, các bạn đến với trang thơ này tha hồ vung bút Xướng Hoạ thoả mái vui chơi miển không phạm vào quy luật bắt buộc của thơ Đường.
Nhân bạn khai mào. Tôi cũng xin nối tiếp
Chúng ta thường nói thi ca , hay ca ngâm. Mọi thể thơ đều có cung điệu trầm bổng riêng( thơ tự do tôi không rõ ) thể lục bát điệu trầm , nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người , thể song thất lục bát hùng dũng, hiên ngang,Thơ Đường tứ tuyệt thất ngôn, ngũ ngôn, thơ tám chữ cũng vậy mỗi thể thơ có hay riêng, cung điệu ngâm riêng , nhưng cũng không ngoài quy luật về ca ngâm
Khi đã nói về thơ là nói lên sự ca ngâm, trong chúng ta cũng có một lần trong đời ngâm nga những bài thơ yêu thích.
Bài thơ hay ngoài ý, lời, là bài thơ không phạm vào những lỗi như sau : lạc điệu, lạc cung , khi ngâm lên ngang phè phè, chói tai, ngượng giọng không ngâm được phần nhiều ở thơ Đường .
Tiền nhân cũng như hậu sinh chúng ta thưởng thức thơ đúng điệu là ca ngâm
. Những quy luật về thơ là do ca ngâm mà ra. Ví dụ 1:
THẤY DZẬY KHÔNG PHẢI DZẬY.
Đem mỡ nhử mèo tớ chẳng ham.
Hiền ngoan như tớ chỉ rờ cằm.
Cơm nhà, quà vợ sao cho đủ.
Cháo chợ, cô đầu dạ chẳng cam.
Ngựa chiến sức bền đâu có đó.
Quanh năm lóng ngóng chuyện ăn, nằm.
Út Thừa, Út Nữa, đầy nhà Út.
Đem mỡ nhử mèo, tức tối khăm
TRẦN MẠNH HÙNG
Khi ta ngâm tới câu Quanh năm long ngóng chuyện ăn nằm thì hơi cứng lưỡi, lóng cóng bởi chữ ”nằm “ nếu chữ này là “ năm “ thì làn hơi ngâm sẽ êm dịu.
Ví dụ 2
THÚ ĐAU THƯƠNG
Bài vở em trao mỗi cuối tuần.
Phong lưu buộc mãi kiếp đa truân.
Ngựa đi nước kiệu lâu thành nếp.
Gà gáy quen hơi chọi rất thuần.
Đôi lúc thuyền tình neo bến đợi,
Nhiều khi biển ái LIỀN vòng luân.
Trăn năm nồng ấm tình duyên đẹp
Cái thú đau thương thắm ý xuân
TRẦN MẠNH HÙNG
Khi ngâm tới câu: “ Nhiều khi biển ál liền vòng luân “ . Chữ liền đâm hơi không ngâm được , chói tai . Nếu đổi thành “ Nhiều khi biển ái KHÉP vòng luân , cung điệu thong suốt như nước chảy.
Ví dụ 3 :
MỎI TRÔNG
Chuyện đã xa lòng ngỡ giấc mơ
Phủ giăng mưa nắng DẦN phai mờ
Sương in năm tháng phai màu tóc
Gió gội mong CHỜ hoen ý THƠ
Đò gác mái buông, trôi mặc sóng
Dây chùng cung lỡ, lạc đường tơ
Mỏi trông tri kỷ quay về lại
Để kẻ đợi chờ khỏi vất vơ
Tulipdenus
a./ Trùng âm : giọng ngâm không được thanh thoát
b,/ Lạc cung : Nếu chữ DẦN được đổi ra vần trắc chữ ĐÃ chẳng hạn : Phủ giăng mưa nắng ĐÃ phai mờ, thì cung điệu là “ Lưu thuỷ, hành vân “
Ví dụ 4:
GIẤC MƠ HOA
Đêm dài mơ mộng chốn hoa mơ
Lối cũ vườn xưa bóng mịt mờ.
Rải rác lối mòn dăm vách cỏ.
Đâu đây ngõ vắng mấy lều THƠ.
Đò xuôi con nước – say men rượu.
Ngựa lỏng tay cương – dệt tứ THƠ.
Hội ngộ cố nhân bao nuối tiếc.
Bàng hoàng chưa tỉnh giấc vu vơ
TRẦN MẠNH HÙNG
Trùng âm giọng ngâm ngang ngang khi ta nghe hai lần chữ THƠ.
Câu này được đổi thành: Ngựa lỏng tay cương – dệt mốt TƠ giọng ngâm thay đổi trầm bổng, nghe hay hơn , sảng khoái hơn.
Tất cả những đều cấm kỵ trong thơ đường HTSA nêu trên , không ngoài mục đích để ca ngâm.
Mà ca ngâm là lạc thú ở trong đời, là cốt lõi, là linh hồn của thơ, không có ca ngâm không có thơ Mong các bạn lưu ý cho
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.07.2006 02:59:20 bởi Tran Manh hung >