Trích đoạn: BINH_SVATY
[b][quote]THƠ CÓ CHỒNG
Gái có gông rồi hết nét xinh
Thơ còn nhí nhảnh lẳng lơ tình
Tơ vương kẻ nhắc Đường nên tránh
Mến cảm ai chừa nẻo lạnh thinh
Kẻo nhỡ mai chồng nghe tiếng xấu
E lầm mỏng phận thiệt riêng mình
Bài thơ xướng họa dè thân gái
Khóm trúc sân đình lẻ mới xinh...
Kim Giang [/quote]
TIẾNG ĐÀN CHƯA VỢ
Trai tôi chưa vợ mộng đâu xinh
Đàn dạo con tim những bản tình
Tiếng oán cao xanh tình đến muộn
Nửa cần tìm kiếm mãi im thinh
Tình yêu cản lối con đường tiến
Duyên mãi hẩm hưu chỉ trách mình
Đàn réo trong đêm trăng gió khóc
Tơ tình vương vấn mộng người xinh
Cho mãi hôm qua tôi mới hiểu thế nào là <niêm > thật là ngu lâu quá...tôi tâm đắc bài này của KIIM GIANG cho nên họa lại -mong các thi hưu trong diễn đàn thông cảm -và cho biết có được không vây.
BÁC LÁ ơi -có phải niêm là phải họa theo chữ thứ 7 của các câu <1-2 -4-6-8 > của người thân xướng không ạ.
cháu vô cùng cảm ơn BÁC VÀ CÁC HUYNH trong diễn đàn -nhất là kim giang
bạn binh_svaty thân mến,
Những nhận xét ban đầu của tôi về bạn kể ra không sai mấy.
Bạn có nhiều hăng say với thơ Ðường Luật, nhưng cái vốn hiểu biết về thơ của bạn chưa có nhiều, khiến cho khi tiếp nhận một số quá nhiều lề luật thì đâm ra rối, nhớ không đủ hết.
Nhưng nay thì mọi thứ đã khá ổn rồi.
Ba bài thơ Họa chót đã đúng là bài Họa.
Tuy nhiên bạn vẫn hiểu sai nghĩa của chữ "Niêm".
Niêm là sự dàn xếp các câu từ trên xuống dưới căn cứ vào các chữ bị chi phối bởi luật bằng trắc. Như tôi đã chỉ, và bạn đang làm rất đúng.
Còn phải dùng lại các chữ thứ 7 trong câu 1, 2, 4, 6, 8 của bài Xướng thì đó thuộc về phép Họa thơ. Không lập lại những chữ đó của bài Xướng thì không phải là bài Họa.
Họa thơ không phải lấy theo ý nghĩa thông thường của chữ "phụ họa" như vài bạn hiểu lẩm.
Mà phải dùng lại 5 chữ Vần trong bài Xướng như vừa nói trên.
Nếu dùng đúng 5 chữ ấy và cũng đúng thứ tự thì gọi là Họa nguyên vận.
Hoặc dùng đúng 5 chữ ấy nhưng theo thứ tự ngược lại thì gọi là Họa ngược.
Ðược phép dùng đúng 5 chữ ấy nhưng theo thứ tự lộn xộn, bài họa coi là kém hơn
Cũng được dùng một vài chữ khác hơn chữ của bài Xướng nhưng cùng vần, bài họa trong trường hợp nầy cũng bị coi là kém.
Như bài Kiếp Trăng Tàn
(lúc chưa sửa) của cogaidragon, nếu gọi là bài họa của bài Một Kiếp Rộn Ràng thì cũng được nhưng bị đánh giá là kém. Trái lại, không có gì ngăn cản ta gọi đó là một bài Xướng của cogaidragon. Và trong trường hợp đó thì nó lại là một bài xướng "hay". Và MinhTuan 82 đã họa bài ấy, coi nó như một bài xướng.
Cách đảo ngược để có đúng bằng trắc như "giàu kẻ" và "giêng tháng" không thể được chấp nhận. Ðể có đúng chữ bằng trắc phải dùng kế khác, ví dụ như : người bần cổ thấp ... và kẻ phú nghênh ngang ... v.v.
Với những khái niệm đã được đề cập đến như vậy là bạn có tạm đủ sự hiểu biết để chơi thơ Ðường Luật rồi. Từ từ gặp gì mới mẻ thì bạn sẽ hiểu thêm. Hoặc nêu ra câu hỏi, thế nào cũng sẽ có người biết rành giải thích cho bạn rõ thêm.
Còn ngay trong hiện tại, muốn biết gì thì cứ níu áo bạn HTSA là xong, vì cái bồ chữ của bạn ấy chứa rất nhiều tài liệu về thơ Ðường Luật.
Thân mến chúc bạn luôn hăng say với thơ.
LCR
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.08.2006 08:38:20 bởi lá chờ rơi >