BẢN NHÁP THƠ ĐƯỜNG XƯỚNG-HỌA
Thay đổi trang: << < 118119120 > >> | Trang 119 của 520 trang, bài viết từ 1771 đến 1785 trên tổng số 7792 bài trong đề mục
YeuDieuLongNu 12.08.2006 15:56:34 (permalink)
0

CHỜ DUYÊN ÐỒNG ÐIỆU
(thân tặng Yểu điệu Long-Nữ)

Chưa nhìn nhưng đã biết là ngoan
Lời lẽ khiêm cung nết dịu dàng
Ý lộng sáng soi duyên thục nữ
Vần gieo còn đợi bạn Phan An
Thơ tuôn lai láng tình sông nước
Nhạc trải mênh mông nghĩa đá vàng
Tri kỷ tri âm đò đợi khách
Ai người đồng điệu muốn sang ngang ?
Lá chờ rơi

r

Thân mến chào cháu.
Bác Lá



THẦY TÔI

Học Thầy con gắng làm trò ngoan
Hay chữ giỏi thơ phải dịu dàng
Kiến thức đời thầy con gắng giữ
Tình thầy dạy dỗ đức bình an
Cao xanh chồng chất vùng uyên bác
Mặt đất trải thơ nghĩa bạc vàng
Thầy biết cao niên chờ kiếp biệt
Đêm ngày chẳng quản với đò ngang



BÁC LÁ ơi...bài thơ bác tặng con mừng trong rớm lệ đó...cho nên con họa bài thơ này
xin bác nhận và xem nó như một lễ tạ của con đối với BÁC
còn về gọi là BÁC TRÂN chúng con xin lỗi nhiều.. vậy chứ BÁC HỌ NGÔ HAY LÀ HỌ NGỘ
vì họ TRÂN CHÚNG CON cũng biết ơn anh HÙNG LẮM ĐÓ
BÁC NHẬN BÀI HỌA NÀY mong BÁC đừng buồn vi 2 câu 7 và 8 -hơi buồn một chút
vì con cung thấy buồn như vậy
kính mong bác luôn khỏe nhiều..
cháu của bác
cogaidragon <vì cháu đang ở nước ngoài -nên lấy tên ních đúng vào thời kỳ phim <ngọa hổ tàng long > nổi tiếng.BÁC chớ cười nha..

HBD 12.08.2006 16:01:38 (permalink)
0

Tập xướng thơ

Tạ Ơn Người …

Làm thơ thật khó quá người ơi
Nặn óc nặn tim nặng rã rời
Mặt mũi bơ phờ như quỷ đói
Tóc ta lởm chởm giống ma trơi
Mơ năm ba bửa từ chưa rớt
Mộng bảy tám hôm chữ chẳng rơi
Mong ước làm sao đời mãi có
Thơ hay ý đẹp … Tạ Ơn Người !!!
NguyênThoai

Xin được hoạ lại mấy vần

NHƯ BẠN, NHƯ TÔI

Khổ thay các vị thích à ơi
Sức ẻo nên ông mệt rũ rời
Sáng ngáp liên hồi như kẻ nghiện
Chiều đi lởn vởn tựa ma trơi
Theo cô mỏ đỏ buông tiền rớt
Bám chị mày xanh bỏ "ghế" rơi
Chung thuỷ với bồ, yêu kính vợ
Như bạn như tôi được mấy người?
HBĐ



YeuDieuLongNu 12.08.2006 16:05:21 (permalink)
0
thân mời xướng họa


VỌNG NGUYỆT

Ai ngăn quân tử ngắm trông Trăng
Cá chép sông sâu cũng vọng HẰNG
Trăng ở cách xa liệu có tới
Thử tìm mọi cách mặt gần chăng?
Tình đời ai ngại làm sao có
Như gió xua mây lại thấy Trăng
Đừng thấy cung Trăng hình bóng Cuội
Ngập ngừng chân bước...để buồn trăng...

cogaidragon



muội gửi liều lên mời các huyng tỷ cho ý kiến và họa với muội nha...đa tạ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.08.2006 16:07:22 bởi cogaidragon >
HBD 12.08.2006 16:32:44 (permalink)
0



quote:

CHỜ DUYÊN ÐỒNG ÐIỆU
(thân tặng Yểu điệu Long-Nữ)

Chưa nhìn nhưng đã biết là ngoan
Lời lẽ khiêm cung nết dịu dàng
Ý lộng sáng soi duyên thục nữ
Vần gieo còn đợi bạn Phan An
Thơ tuôn lai láng tình sông nước
Nhạc trải mênh mông nghĩa đá vàng
Tri kỷ tri âm đò đợi khách
Ai người đồng điệu muốn sang ngang ?
Lá chờ rơi


Thân mến chào cháu.
Bác Lá


THẦY TÔI

Học Thầy con gắng làm trò ngoan
Hay chữ giỏi thơ phải dịu dàng
Kiến thức đời thầy con gắng giữ
Tình thầy dạy dỗ đức bình an
Cao xanh chồng chất vùng uyên bác
Mặt đất trải thơ nghĩa bạc vàng
Thầy biết cao niên chờ kiếp biệt
Đêm ngày chẳng quản với đò ngang
Cogaidragon


Mấy vần góp vui

CÔNG ƠN THẦY
Không có người bày liệu giỏi ngoan?
Thầy vai dạy dỗ tựa ông “Giàng”
Lời hay tiếng đẹp nhờ ban bảo
Tâm uất chí hèn được vấn an
Thà nhận ít thôi văn với chữ
Hơn cho nhiều lắm bạc cùng vàng
Ai trao nhất tự đều sư phụ
Lẽ nào ngoảnh mặt để sang ngang.
HBĐ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.08.2006 16:40:44 bởi HBD >
YeuDieuLongNu 12.08.2006 16:34:14 (permalink)
0

chiều thu quê người

chiều nắng nhạt rơi lối cũ xòa
gió buồn tâm sự khúc yêu hoa
mắt tìm nẻo cũ nơi trời biếc
nỗi nhớ quê xa lệ nhạt nhòa
gió cuốn ngàn hương xanh tít tắp
thu về gợi nhớ khúc tình ca
quê hương con nấc chiều quê lạ
cảnh cũ quê nhà mãi thiết tha.

(Congaidargon)

Thu buồn xa xứ

Hiu hắt chiều thu mái tóc xòa
Từng cơn chớm lạnh héo làn hoa
Đơn côi viễn xứ lòng đau thắt
Quạnh quẽ tha hương lệ nhạt nhòa
Vọng quốc cố nhân tình bỏ ngỏ
Sầu đong cung nhạc vắng lời ca
Quê hương đau đáu bao nhung nhớ
Vẫn mãi ngàn năm gọi thiết tha

(CNT)


đêm nhớ

Đêm buông mất lối bóng cây xòa
Tiếng sỏi đơn côi dưới bước HOA
Có biết chăng anh đời viễn xứ
Cô phòng một bóng lệ rơi nhòa
chung tình thương kiếp xa hình bóng
nỗi nhớ dâng đầy vạn khúc ca
muôn tiếng chim bầy kêu ríu rít
Tơ lòng buông lệ buồn không tha

cogaidragon
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.08.2006 16:36:09 bởi cogaidragon >
HBD 12.08.2006 17:11:27 (permalink)
0

VỌNG NGUYỆT

Ai ngăn quân tử ngắm trông Trăng
Cá chép sông sâu cũng vọng HẰNG
Trăng ở cách xa liệu có tới
Thử tìm mọi cách mặt gần chăng?
Tình đời ai ngại làm sao có
Như gió xua mây lại thấy Trăng
Đừng thấy cung Trăng hình bóng Cuội
Ngập ngừng chân bước...để buồn trăng...

cogaidragon


Xin hoạ mấy vần


Ế VỢ
U buồn tĩnh lặng ngắm sao trăng
Chẳng lẽ đơn côi mãi vĩnh hằng?
Mong bạn chung tình: sao phận bạc!
Muốn người hợp ý: chỉ may chăng
Ngày ngày rỗi việc vui thơ, rượu
Tối tối an nhàn hưởng gió, trăng
Ai hiểu cho ai xin nối nhịp
Để hồn tôi đắm một vầng trăng.
HBĐ
DUY GIANG 12.08.2006 17:38:20 (permalink)
0
thân mời xướng họa

CÓ CON


Mộng kết khai hoa có đứa đầu
Nghĩa chồng tình vợ thắm càng sâu
Tiếng con cười nói vui như bố
giống mẹ hát hay giọng ngọt câu
duyên thắm như cây nhiều trái chín
nghĩa nồng êm ấm chẳng sầu đau
thủy chung cửa mộng con tim giữ
ngàn ánh sao bay hạnh phúc lâu

binh_svaty
mong các huynh cùng vui với đệ nha...đệ chúc mọi người vui khỏe
cám ơn BÁC LÁ và các huynh nhiều..
HBD 12.08.2006 18:20:50 (permalink)
0
Mời các thi hữu hoạ làm vui

CHỒNG TÔI
Ông chồng nát rượu tính ki bo
Một cắc lẻ thôi chẳng chịu thò
Thích nhậu lên bờ bia cả két
Ham ăn tới bến tửu lưng vò
Đủ men theo riết bồ ngoài xóm
Hết vốn bỏ bê vợ bến đò
Vạch áo cho người lưng mục kích
Thực lòng tôi thấy cũng buồn xo.
HBĐ
da1uhate 12.08.2006 19:19:49 (permalink)
0


Trích đoạn: lá chờ rơi

Như trong bài Thiên nhiên hữu tình có thể đề cập đến :
chữ "khúc khủy" hỏi phải chăng là "khúc khuỷu"
chữ "miên mang" bảo dường như phải viết là "miên man"
chữ "réo rắc" cũng bảo dường như phải viết là "réo rắt"



Thưa bác Lá,
Bài thơ của H gây um sùm 2 bữa nay thì D chứng kiến từ đầu đến giờ rồi, tuy không reply nhưng ngày nào D cũng vô trang Thơ Đường của bác ít nhứt là 3 lần. Thấy Bác bắt những lỗi chính tả của H thì D rất kính cách xử thế vô cùng tế nhị của bác. Lẽ ra D không tham gia trong trang thơ Đường này nữa vì cảm thấy mình không đủ từ ngữ và lời lẽ để đưa ý vào trong 56 chữ mà phải tuân theo luật bằng trắc, gieo vần và đối hết sức nghiêm ngặt. Nay nhân chuyện này D mạo muội hỏi bác một chút vấn đề về lỗi chính tả trong Tiếng Việt mà D thắc mắc từ lâu nay lại chẳng biết phân tỏ cùng ai. D có đọc trong các sách xuất bản trước 1975 ở SG mà cụ thể là trong quyển Việt Văn Độc Bản lớp 11 và cuốn kinh Duy Ma Cật của dịch giả Thích Huệ Hưng thì D thấy rằng tiếng Việt trước 1975 và sau 1975 có vài sự khác biệt về lỗi chính tả:
Thí dụ:
+ trước 1975: Nhựt Bổn, lỗ chưn lông, Kim Cương...
+ sau 1975: Nhật Bản, lỗ chân lông, Kim Cang...
Dĩ nhiên là bây giờ ít người dùng những từ trước 1975 nữa nhưng D không biết là nếu mình vẫn dùng thì có gì sai hay không?
Còn trong những từ của HTSA nếu như H đọc được đâu đó trong các tài liệu cổ người ta viết như vậy thì mình có được bắt lỗi H hay không?
D có vài lời mong bác và các bậc trưởng thượng ở đây chỉ giáo dùm, nếu làm cho nhiều vị khác mất hứng thì D xin vô cùng tạ lỗi
Đông Hòa 12.08.2006 19:41:26 (permalink)
0
Hì đây là từ Hán Việt...Nhật Việt đâu có dính dáng gì với chính tả ( chánh tả vẫn đúng ) sai chính tả chỉ hơi dở chút ít thôi.... chứ kô quan trọng lắm vì mình còn đủ thời gian hoàn thiện nó ( viết nhiều thì sẽ bớt sai chính tả ) còn tư duy thì mới là chính cần trao dồi và học hỏi.....do vậy bạn cứ tự nhiên post bài......ai chê khen cũng mặc...người đọc thấy chổ hay củua bạn thì kông quan tâm mấy điểm nhỏ nhặt ấy đâu...hì hì vui là chính...cao thấp xin nhường người khác
Minh Tuấn 12.08.2006 20:48:26 (permalink)
0

Mời các thi hữu hoạ làm vui

CHỒNG TÔI
Ông chồng nát rượu tính ki bo
Một cắc lẻ thôi chẳng chịu thò
Thích nhậu lên bờ bia cả két
Ham ăn tới bến tửu lưng vò
Đủ men theo riết bồ ngoài xóm
Hết vốn bỏ bê vợ bến đò
Vạch áo cho người lưng mục kích
Thực lòng tôi thấy cũng buồn xo.
HBĐ


BẠN HỌC TÔI
Bạn tôi xinh lắm có người bo
đi học nó theo cứ thập thò
mua sắm nó đưa mua thứ tốt
điểm trang sữa tắm chở từng vò
tình yêu như cuộc đầu tư lớn
như thể qua sông phải lụy đò
cuộc sống dở hay người mục kích
chuyện đời nhiều lắm chớ buồn so

minhtuan82
Minh Tuấn 12.08.2006 21:05:52 (permalink)
0

CÓ CON

Mộng kết khai hoa có đứa đầu
Nghĩa chồng tình vợ thắm càng sâu
Tiếng con cười nói vui như bố
giống mẹ hát hay giọng ngọt câu
duyên thắm như cây nhiều trái chín
nghĩa nồng êm ấm chẳng sầu đau
thủy chung cửa mộng con tim giữ
ngàn ánh sao bay hạnh phúc lâu

binh_svaty


KHÔNG TIỀN

Tiền túi cạn khô đau điếng đầu
đói nghèo mới thấm nghĩa nông sâu
có tiền mua rượu ngon dâng bố
gặp cảnh đau buồn mẹ ngọt câu
cái nghĩa vàng tiền giàu với túng
vui giàu khóc túng vạn sầu đau
ở đời lẽ phải làm chân lý
giàu có tình không chẳng được lâu.

minhtuan82
htsa 13.08.2006 02:28:08 (permalink)
0
Quậy không gian , phá nhật nguyệt

Quậy hồ cho gợn sóng lăn tăn
Điên đảo không gian nghiêng ngữa trăng
Ngọc thỏ thất kinh nằm bẹp dí
Chị Hằng hoảng hốt chạy lăng xăng
An nhiên thằng Cuội hồn đươm mộng
Rủ rượi cây đa lá rụng tàng
Hàn quảng hai cung rung loạn xạ
Càn khôn nhật nguyệt lộn tùng xàng


HTSA
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.08.2006 00:02:58 bởi htsa >
BHD2 13.08.2006 09:02:42 (permalink)
0
Kính mời họa

Nhớ thầm...

Ngày dài thao thức nhớ thương em
Cô bé thơ ngây tựa cánh rèm
Áo trắng mong manh ôm dáng nhỏ
Tóc thề tha thướt trải ngang thềm
Ngây ngô mắt biếc nhìn anh lạ
Khúc khích môi xinh hé nụ thầm
Nhớ quá đi thôi giây phút ấy
Ước sao đến lúc được gần em...


BHD2


lá chờ rơi 13.08.2006 10:12:00 (permalink)
0


Trích đoạn: da1uhate

Thưa bác Lá,
Bài thơ của H gây um sùm 2 bữa nay thì D chứng kiến từ đầu đến giờ rồi, tuy không reply nhưng ngày nào D cũng vô trang Thơ Đường của bác ít nhứt là 3 lần. Thấy Bác bắt những lỗi chính tả của H thì D rất kính cách xử thế vô cùng tế nhị của bác. Lẽ ra D không tham gia trong trang thơ Đường này nữa vì cảm thấy mình không đủ từ ngữ và lời lẽ để đưa ý vào trong 56 chữ mà phải tuân theo luật bằng trắc, gieo vần và đối hết sức nghiêm ngặt. Nay nhân chuyện này D mạo muội hỏi bác một chút vấn đề về lỗi chính tả trong Tiếng Việt mà D thắc mắc từ lâu nay lại chẳng biết phân tỏ cùng ai. D có đọc trong các sách xuất bản trước 1975 ở SG mà cụ thể là trong quyển Việt Văn Độc Bản lớp 11 và cuốn kinh Duy Ma Cật của dịch giả Thích Huệ Hưng thì D thấy rằng tiếng Việt trước 1975 và sau 1975 có vài sự khác biệt về lỗi chính tả:
Thí dụ:
+ trước 1975: Nhựt Bổn, lỗ chưn lông, Kim Cương...
+ sau 1975: Nhật Bản, lỗ chân lông, Kim Cang...
Dĩ nhiên là bây giờ ít người dùng những từ trước 1975 nữa nhưng D không biết là nếu mình vẫn dùng thì có gì sai hay không?
Còn trong những từ của HTSA nếu như H đọc được đâu đó trong các tài liệu cổ người ta viết như vậy thì mình có được bắt lỗi H hay không?
D có vài lời mong bác và các bậc trưởng thượng ở đây chỉ giáo dùm, nếu làm cho nhiều vị khác mất hứng thì D xin vô cùng tạ lỗi

Chào bạn Da1uhate,

Theo tôi, ở ngoài đời, dùng những từ trước 1975 hay trong các tài liệu cổ đều được cả, vì nó thuộc cái quyền "tự do ngôn luận" thiêng liêng của mọi người, không ai cấm cản được.
Mình thích và cho rằng đúng thì cứ dùng. Khi thấy cần thì giải thích thêm v.v.
Có thể cũng sẽ gặp người bắt lỗi, vì đó cũng là quyền tự do của họ. Mình chỉ cần giải thích cái chủ ý của mình và để sự "đúng, sai" cho người có nhiều kinh nghiệm hơn phê phán.
Ðó là sự sử dụng ở ngoài đời, giữa người nầy với người kia, trong thư quán chúng ta v.v.

Nhưng quốc gia nào cũng phải chọn lấy một ngôn ngữ chính thống. Gặp những trường hợp đòi hỏi phải chỉ dùng ngôn ngữ chính thống của quốc gia, thì phải dùng cái mà nhà nước, bộ Giáo Dục đã chỉ định. Do đó nên trong sự học hành phải học và phải dùng đúng cái ngôn ngữ đó.

Tôi cũng là một người rất kém về chính tả vì là dân miền Nam cộng thêm tính lười. Việc giải thích nguyên do của những sự khác biệt bạn nêu ra là một vấn đề lớn, tôi chỉ biết được lấp lỏm đôi chút, nên biết đến đâu thì tôi đưa ra đến đó như dưới đây :

Miền Nam là một thuộc địa của Pháp, khác với miền Bắc và Trung, chỉ là những xứ được sự "bảo hộ" của Pháp.
Người miền Nam xa xưa, có lẽ tự biết mình là dân quê mùa thiếu kém nhiều hiểu biết, nên rất quý trọng những sản phẩm tinh thần, và những ai có vẻ hơn mình về cái vốn tinh thần nào đó.

Xin kể vài chi tiết thực tế :
* giấy có chữ viết như sách báo, mẹ tôi không dám dùng vào những nơi dơ bẩn như gói rác hay vứt bỏ theo rác. Khi ông cha tôi không dùng đến nữa thì đem đốt.
* ông nội tôi là một chức sắc cao trong ban Hội Tề của làng, nhưng tiếp chuyện với những bác sĩ tây học, đều gọi họ bằng tiếng "quan lớn".

Từ sự quý trọng cái giá trị tinh thần của người khác đó, người miền Nam tạo thành thói quen là hay "cử tên". Người Bắc gọi nhau thì dùng tên (bác Phú, bác Vinh v.v.), người Nam chỉ dùng thứ (bác hai, bác ba v.v.), tránh gọi tên. Trẻ con luôn bị rầy khi gọi người lớn nào khác với tên, vì cha mẹ cho rằng gọi tên người ta "xách khoé" như vậy là vô lễ.

Sự "cử tên" bắt đầu từ tên tổ tiên ông bà của mỗi gia đình. Học thì nói trớ là "hược", dao thì sửa là "diêu", đường thì gọi là "đàng" v.v.
Ðầu não của ban Hội Tề là ông Hương Cả. Vì chức vụ nầy mà thứ tự các con trong Nam không bắt đầu bằng vai "cả" (anh cả, chị cả) như ngoài Bắc, mà đứa lớn nhất trong bầy con chỉ mang thứ "hai" (anh hai, chị hai). Ðể tránh trường hợp phải nói : "thằng cả nhà tôi" v.v. là một câu "vô lễ" đối với ông Cả trong làng.

Mặt khác, có những tiếng mà người Nam đọc khác người Bắc không phải do kiêng cử, mà vì thói quen từ một lý do nào khác tôi không biết, ví dụ : Nam gọi "chưn tay" Bắc gọi "chân tay", các vị vua chúa thì Nam gọi "Trần Thái Tôn, Anh Tôn v.v.", Bắc gọi "Trần Thái Tông, Anh Tông v.v.", Nam gọi "Nhựt Bổn" Bắc gọi "Nhật bản", Nam gọi "sân bay Tân sơn Nhứt, Bắc gọi Tân sơn Nhất v.v.

Những cách gọi khác nhau giữa hai miền nhứt định là phải có. Và khi nó đã trở thành "chính thức" rồi thì "không thể không tôn trọng". Câu vừa rồi tôi nói là "nhứt định" chứ không là "nhất định" nhưng mọi người đều hiểu. Khi lên taxi, người miền Nam luôn bảo đi Tân sơn Nhứt, tôi quả quyết rằng không có người miền Nam nào bảo taxi đi Tân sơn Nhất. Nhưng những tài xế taxi dù Nam hay Bắc đều hiểu và chẳng ai hỏi đi hỏi lại gì cả.

Ngôn ngữ chỉ là những "qui ước" nên nó phải tuân theo luật đa số của người dùng. Có những từ riêng của mỗi vùng như cái muỗng trong Nam là cái thìa ngoài Bắc, bệnh sưng hàm trong Nam, Bắc gọi là bệnh quai bị. Nghe mà không hiểu thì hỏi, không có gì quan trọng.

Nhưng có những từ cùng một chữ mà khác nghĩa như "đón, rước". "Ðón" trong Nam là dùng cho sự đón đường đón ngõ, chận lại không cho đi, làm khó dễ, đòi tiền mãi lộ v.v. hoặc đón xe đi ngang qua địa phương cho xe ngừng lại để mình mua vé đến nơi xe đi tiếp v.v. Còn "rước" là mang hộ về, chở hộ về (chỉ dùng cho người). Trong khi đó thì người Bắc dùng chữ "đón" cho chữ "rước" trong Nam. Còn chữ "rước" của Bắc thì dành cho những cái long trọng hơn như "rước sắc thần", rước những vị quan to v.v.

Nước ta chưa có Hàn Lâm Viện để giải quyết những sự lủng củng kiểu ấy.
Nên phải trông cậy vào các quyển Tự điển. Và cần phải tham khảo càng nhiều càng tốt vì dường như chưa có quyển nào được công nhận là đầy đủ nhất.

Nói chung cách nói khác nhau bị chi phối bởi nhiều lý do và không thể không có. Nước nào cũng có tình trạng đó. Như Trung Quốc phải đặt ra tiếng Quan Thoại làm tiếng chung. Như nước Pháp, dân vùng Corse cũng như vùng Bretagne có tiếng nói riêng của họ, nhưng vẫn phải học tiếng Pháp chính thống để dùng trong những sự giao dịch chung toàn quốc.

Thế nên theo tôi, chúng ta không nên quá khắc khe đối với sự sử dụng những ngôn từ xưa cũ đã từng được công nhận, hoặc những từ riêng của một địa phương.
Và mong rằng bài nầy sẽ được mọi người hiểu cùng một cách !

Thân mến chào bạn.
LCR

Thay đổi trang: << < 118119120 > >> | Trang 119 của 520 trang, bài viết từ 1771 đến 1785 trên tổng số 7792 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 7 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9