Trích đoạn HTSA
Mấy Điều Kỵ Trong Thơ Đường Luật
Phép làm thơ ,có mấy điều tối kỵ không nên phạm đến :
1- Thất luật : Những từ đáng Bằng mà làm ra Trắc hoặc đáng Trắc mà làm ra Bằng
2- Thất niêm : Câu trên đang theo luật Bằng mà câu dưới sang luật Trắc hoặc câu trên đang theo luật Trắc mà câu dưới làm sang luật Bằng
3- Lạc vận : Đang theo vần này mà gieo sang vần khác, như như vần trên là trời mà vần dưới là mây thì gọi là lạc vận.
4- Xuất vận : Người ta đã hạn định cho những cho những vần gì,mà mình dùng vần khác,thì gọi là xuất vận.
5- Trùng vận : Câu trên đã dùng một vần ,câu dưới lại dùng dùng như thế nữa thì gọi là trùng vận.
6- Cưỡng áp : Các vần gieo ép uổng, không được hiệp lắm.
7- Khổ độc : Trong một bài thất ngôn,chữ thứ ba các câu chẵn,trong một bài ngũ ngôn,chữ thứ nhất các câu chẵn đáng là từ bằng mà làm ra từ trắc
8- Phong yêu hạc tất : từ thứ tư và tứ thứ bảy trong thơ thất ngôn, từ thứ hai và từ thứ năm trong thơ ngũ ngôn trùng một âm.
9- Đối không chỉnh : Khi những từ trong bài thơ phải đối nhau mà từ nặng từ nhẹ không được cân.
10- Trùng từ hay trùng ý : Từ hay ý đã dùng rồi mà lại còn dùng nữa.
Tài liệu tham khảo
1- Việt Nam Văn Học Sử Yếu , Dương Quảng Hàm , nxb Bộ Quốc Gia Giáo Dục, 1962
2- Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên , Phạm Thế Ngũ ,nxb , Quốc Học Tùng Thư,1965
3- Nam Thi Hợp Tuyển, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, nxb Bốn Phương, 1952
4- Tìm Hiểu Các Thể Thơ, Lạc Nam, nxb Văn Học Hà Nội, 1996.
5- Khảo Luận Về Thơ, Lam Giang, nxb Đồng Nai, 1994.
6- Thơ Văn Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu giới thiệu, nxb Văn Học-Hà Nội, 1971.
7- Thơ Văn Trào Phúng Việt Nam Từ Thế Kỷ 13 Đến 1945, Vũ Ngọc Khánh Biên soạn, nxb Văn Học-Hà Nội, 1974.
8- Thơ Văn Yêu Nước (1858-1900), Chu Thiên ,nxb Văn Học Hà Nội , 1970.
9- Chơi chữ , Lãng Nhân, nxb Nam Chi Tùng Thư, 1961.
10- Việt Nam Gãm Hoa, Hương Giang Thái Văn Kiểm, nxb Làng Văn Canada,1997.
11- Người Ham Chơi, Hoàng Phủ Ngọc Tường, nxb Thuận Hóa,1998
Trên đây tuy chưa là tất cả điều luật của thơ đường , nhưng 10 điều trên là những căn bản bất di bất dịch , nếu dự thi về thơ đường , thí sinh phạm phải 1 trong 10 điều trên thì bài thơ coi như hỏng , ngoài những điều lệ này còn có thêm điều thứ 11 tuy rằng kô cấm nhưng phạm phải thì bị trừ 3 điểm , đó là trong 1 bài có 5 vận nhưng chúng ta xen thông vận vào chính vận , như vậy coi như cũng bị trắc trở rồi nếu kô phải là bất khả kháng các thi hữu chớ nên phạm phải.
H nói ra đây chỉ nhằm mục đích cho quí vị tham khảo thôi , nếu có vị nào kô đồng ý thì cũng kô sao cả , H cũng giống quí vị vào đây họa thơ để giải trí thôi hà.
HTSA
Bạn HTSA thân mến,
Tôi vừa nhận được thư hồi âm của ông thầy trả lời về "mấy điều kỵ trong thơ Ðường Luật" mà bạn nêu ra, gồm có sự trùng vận "phong yêu hạc tất".
Trước nhứt xin nói phớt qua về 10 điều tối kỵ bạn đưa ra với lời khuyên không nên phạm đến.
điều 1, 3 (thất luật, lạc vận) có thể coi là "tối kỵ" cần tránh
điều 2 : hậu xét phía sau
điều 4 : phải chăng "xuất vận" có nghĩa là : khi vần hạn định là "không chồng trông bông lông" mà ta lại làm thơ với bộ vần "xô cô vô ô rô" ? Nếu đúng thế thì điều 4 sắp vào loại "tối kỵ".
điều 5, 6, 10 : theo tôi thuộc loại được cho phép, nhưng bài thơ bị đánh giá là kém
điều 7, 8, 9 : hậu xét phía sau
Theo tôi thấy thì 10 điều cấm kỵ bạn nêu ra nay chỉ còn nên được tuân theo như sau :
điều "tối kỵ, cần tránh" gồm có : điều 1 và 3, tức "thất luật" và "lạc vận"
điều 4 cũng thuộc loại nầy nhưng ngày nay không còn sự "hạn định vần" nên khỏi phải lo đến.
điều 2 (thất niêm) đáng lẽ phải xếp vào loại nầy, nhưng tôi thấy có 3 bài thơ sau đây thuộc loại "thất niêm" theo định nghĩa hiện tại, nhưng âm điệu nghe vẫn hay, không có gì trúc trắc. Và hai trong số đó là của hai nhà thơ lớn. Xin nêu dẫn :
ÐỘC TIỂU THANH KÝ Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư
Ðộc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. Nguyễn Du
DĨ HÒA VI QUÝ Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu
Làm chi cho có sự đôi co
Đây cậy đây khôn đây chẳng nhịn
Ðấy rằng đấy phải đấy không thua Duật nọ hãy còn đua đến bạng
Lươn kia hầu dễ kém chi cò
Chữ rằng : Nhân dĩ hòa vi quý
Vô sự thì hơn khỏi phải lo.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
HÀ TIỆN Giàu thì ba bữa khó thì hai
Lần lữa cho qua tháng thiếu đầy
Nón đổi lá ngoài quần đổi ống
Dép thay da mặt túi thay quai
Dặn vợ có cà đừng gắp mắm
Bảo con bớt gạo bỏ thêm khoai
Thế gian mặc kẻ cười hà tiện
Ta chẳng phiền ai chẳng lụy ai. Nguyễn Minh Triết
Tôi trộm nghĩ rằng qui định về NIÊM hiện áp dụng chưa được chính xác lắm nên 3 bài thơ nầy mới lọt vào trường hợp "thất niêm". Nếu đặt giả thuyết rằng :
Tám câu thơ Ðường là hai bài Tứ Tuyệt ráp lại Vì thơ Tứ Tuyệt có nhiều cách Niêm khác nhau, nên với định nghĩa đó thì 3 bài thơ Ðường Luật trên đây không còn bị "thất niêm" nữa.
những điều được cho phép, nhưng bài thơ bị coi là kém, nên cố gắng tránh là :
điều 5, 6, 10 : tức
trùng vận : một chữ vần dùng nhiều lần (nhưng không phải là bài thơ "độc vận")
cưỡng áp : vần không được hiệp lắm, mặc dầu không hẳn là "lạc vận"
trùng từ hay trùng ý : gặp nhiều lắm
những điều phải xem xét thêm : 7- Khổ độc : Trong một bài thất ngôn, không riêng gì chữ thứ ba các câu chẵn, mà là cả 3 chữ "bất luận" là 1, 3, 5 của các câu chẵn và lẻ gì cũng đều có thể gây "khổ độc".
Ðiều nầy thuộc về cái khiếu "thẩm âm" của mỗi người. Nên coi đó là phần tài bộ cá nhân của họ.
8- Phong yêu hạc tất : Bốn chữ nầy có nghĩa là "lưng ong gối hạc", thường được dùng để chỉ người đàn bà đẹp (eo nhỏ, chân dài). Một cụm từ thông thường là dùng để "khen". Nay dùng ở đây để nêu lỗi thì giải thích cách nói ví như thế nào, ông thầy tôi cũng chịu luôn. Ông tự tìm về "gối hạc" nơi 3 quyển sách mà không ra, mới hỏi một ông bạn già 86 tuổi, Nguyên Quyền Hiệu Trưởng Ðại Học Sư Phạm I Hà-Nội, thì chỉ được cho biết là trong ca trù và Phú cũng có "gối hạc". Nhưng đây là một "thi pháp" chứ không phải là "khuyết điểm".
Ðể kết luận điểm nầy, ông thầy tôi cũng đoán rằng đây chỉ là một sự "khuyến cáo" nơi một sự "trùng vận" không hay. Nhưng không thể áp dụng cho tất cả, vì từ 4 và 7 người ta lập lại nguyên cũng vô hại, có khi còn hay thêm, như "Có những lời
thơ rộn ý
thơ" hoặc "Cung chúc tân
xuân chúc vĩnh
xuân" v.v.
9- Đối không chỉnh : ông thầy tôi viết "Ðiều 9 nói về Ðối. Ngày xưa có phần đúng vậy. Nhưng nay có khác. Ðối vừa, đối phải chăng mà hay thì tốt hơn đối chan chát. Như xưa các cụ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Công Trứ, Xuân Hương cũng đã không chan chát đối."
Và ông gởi kèm cho tôi một bài sưu tầm có tên
"Ðối chữ trong thơ Ðường Luật của các nhà thơ lớn Việt-Nam". Bài nầy do ông Trần Hậu sưu tầm trong tập sách "Văn đàn bảo giám" do nhà Xuất bản Mặc Lâm tái bản ớ SàiGòn năm 1969.
Nơi mỗi tác giả xin nêu hai cặp làm ví dụ về sự đối không chan chát mà rất hay :
Nguyễn-Khuyến : bài viết nêu 13 cặp : Nghĩ mình vườn
cũ vừa lui bước
Ngán kẻ phương
trời chẳng dứt dây
(câu 3+4 bài Tiệc Hát)
Ơn nước chưa đền
danh cũng hổ Quan tài sẵn có
chết thì chôn (câu 3+4 bài Già Ðời)
Tú Xương : bài viết nêu 13 cặp : Ðất biết
bao giờ sang vận đỏ Trời làm
cho bỏ lúc chơi ngông (câu 5+6 bài Mùa Nực Mặc Áo Bông)
Một ngày
hai bữa cơm kề cửa Nửa bước
đi ra lính phải hầu (câu 3+4 bài Ðưa Bạn Trong Tù)
Nguyễn Công Trứ : bài viết nêu 11 cặp : Liếc mắt
coi chơi người lớn bé
Vểnh râu
bàn những chuyện xưa nay
(câu 5+6 bài Than Nghèo)
Rồi đây rỏ biết
quên hay nhớ Từ đó mà mang
nợ với duyên (câu 5+6 bài Từ Biệt Vợ)
Hồ Xuân Hương : bài viết nêu 11 cặp : Siếu mai chi dám
tình trăng gió Bồ liễu thôi đành
phận mỏng manh (câu 5+6 bài Tranh Tố Nữ)
Khi dang thẳng cánh bù
khi cúi Chiến đứng không thôi lại
chiến ngồi (câu 5+6 bài Trống Thủng)
Theo tôi nghĩ 10 điều nầy và lời khuyên có lẽ dành cho giới sĩ tử ngày xưa. Còn hiện nay nếu quyết tâm áp dụng cả thì e rằng không được người chơi hưởng ứng.
Và như thế nhiều người chơi thơ Ðường sẽ bỏ cuộc, các bạn "mèo con, chuột nhí" đâu còn dám vào đùa giỡn với chúng ta như hiện tại.
Chào thân mến và chúc vui cho cả làng.
LCR
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.08.2006 17:07:41 bởi lá chờ rơi >