Trích đoạn: Minh Tuấn
LẠC VÌ SAO
Con thuyền giọt lệ khuất xa mờ
Cái gió đong buồn lạc vẩn vơ
Bến nhớ sầu xô hằn vết má
Cồn đau đất lở ngấn màu mơ
Thay lòng viễn xứ nguôi niềm khách
Trở dạ trời quê thấm nỗi xưa
Cứ xoáy hồn thơ dâng biển cả
Sao về bão tố dập hoang bờ !
Kim Giang
TÌNH LỠ
(thân họa Lạc Vì Sao)
Tình lỡ in sâu khó nhạt mờ
Cuối đường dĩ vảng đứng chơ vơ
Dậm ngàn trăng nước trời chia cách
Trướng liễu bèo mây dạ ước mơ
Nhớ gợi quê xa hình dáng cũ
Thương về đất mẹ nghĩa tình xưa
Chùn chân quán khách lòng chua xót
Bóng kẻ thân yêu khuất bụi bờ.
Lá chờ rơi
TÌNH NHỚ
nhớ bóng trăng quê mộng chẳng mờ
vàng rơi lối lạ bước bơ vơ
mờ xa chốn cũ trong muôn dặm
cảnh thắm đang xây một bước mơ
tiếng hót muôn loài vang vọng gió
lệ thầm thương nhớ mảnh trăng xưa
chiều thu vương mộng trên vai áo
sương trắng mờ dăng nặng bến bờ
MINH TUẤN
BÁC LÁ KÍNH MẾN.cháu họa không hay mong bác đừng cười nhe,chúc cả nhà lá đều luôn khỏe và vui nhiều
Thân họa : tình cách biệt
Khuya nay trăng khuyết nhạt u mờ
Mỏm núi thêm sầu nỗi bơ vơ
Vầng sáng lung linh cơn gió ngủ
Bóng đêm cô tịch ánh sao mơ
Khiến hồn ngơ ngẩn thương ngày cũ
Để dạ lửng lờ nhớ cảnh xưa
Bởi gặp nhau chi rồi cách trở
Còn chăng hư dáng khuất bên bờ
Đông Hòa
29.08.06
to Minh Tuấn :
Chào Minh Tuấn,
Cứ tiếp tục.
Mới đầu thì cái gì cũng « khó ». Sau quen dần sẽ thấy dễ hơn.
Bài Tình Nhớ đúng niêm luật, nhạc rất êm dịu, ý tứ chứa đựng đầy ắp trong các câu.
Vậy là có được nhiều yếu tố tốt rồi.
Giờ thì chỉ còn tập sắp xếp, thêm bớt, cho có những ý tứ « đối nhau » nơi các cặp 3-4 và 5-6. Chịu khó làm thì ít lâu sẽ quen.
Câu 1-2 và 7-8 ít bị ràng buộc, tức là mình có thể viết với nhiều cách khác nhau. Vậy nên nói chung, phải cố gắng chọn ý tứ ngôn từ thật hay cho các câu ấy. Các câu ấy của cháu như vậy được rồi.
Về các câu 3-4 và 5-6 thì bác cho ví dụ sửa như sau cho có đối :
mờ xa chốn cũ ngoài muôn dặm
sâu thẳm tình riêng trong giấc mơ
tiếng hót muôn loài vang gió loạn
lệ buồn đôi ngã nhạt trăng xưa
chữ « gió » (danh từ) không đối được với « xưa » (tính từ) nên phải lùi nó về một nấc và tìm cho nó một tính từ. Bác tạm dùng chữ « loạn », cháu có thể dùng một chữ Trắc nào khác làm tính từ cho « gió ».
Thân mến,