BẢN NHÁP THƠ ĐƯỜNG XƯỚNG-HỌA
Thay đổi trang: << < 169170171 > >> | Trang 171 của 520 trang, bài viết từ 2551 đến 2565 trên tổng số 7792 bài trong đề mục
lá chờ rơi 13.01.2007 11:42:32 (permalink)
0









Trích đoạn: Trần Mạnh Hùng

XA KHUẤT CHÂN TRỜI

Xa khuất chân trời cánh nhạn bay!
Xuân nầy thương nhớ với ai đây ?
Quay về cố quận tình chia sớt
Gửi lại quê người giấc tỉnh say
Thơ viết trăm câu lời vẫn một
Ðường đi khác hướng bạn phân hai (**)
Bâng khuâng dạo bước vườn thơ lạnh
Tiếc thuở xa xưa với những ngày...
Lá chờ rơi



TIẾC THUỞ XA XƯA

Tiếc thuở xa xưa với những ngày...
Câu thơ mua lấy miệng ai cười
Kẻ tung người hứng lời thân mật
Nghĩa kết tình trao chữ thắm tươi
Xướng họa chung vui đường một lối
Trẻ già cùng nói giọng đôi mươi
Dấu xưa nỗi nhớ luôn còn đó
Nhắc lại ngày vui của một thời.
Lá chờ rơi

 
Một thuở

Hoạ vận thơ ai nhớ một ngày...

Một ngày hạnh phúc thắm duyên cười

Một ngày tình bạn như hoa thắm

Một thuở tình thơ vẹn sắc tươi.

Một thoáng chìm sâu trong đối vận

Một giờ ngơ ngẩn hoạ vần mươi.

Một đời thắp đuốc tìm tri kỷ.

Một khắc trăm năm - nhớ một thời

TMH

Thân tặng Bác Lá

 
LẺ ĐÔI
 
Thời gian như thể cánh  tên bay.(*)
Tháng tháng năm năm nối tiếp đây.
Câu hứa năm xưa còn ấp ủ.
Lời thề dạo trước đắm hồn say.
Thương mình gối chiếc, tình đơn chiếc.
Xót bạn tròn đôi, bóng lẻ đôi.(**)
Tình thắm giờ đây là mộng ước.
Ngày xưa thân ái đã qua ngày
Trần Mạnh Hùng
(*) cadao Thời gian như thể tên bay
(**) Có chủ ý , không thể hoạ theo vận HAI



 
Thân chào tái ngộ Thấy Mà Ham! 
Đông Hòa 13.01.2007 13:32:31 (permalink)
0

Thời gian như thể cánh tên bay.(*)
Tháng tháng năm năm nối tiếp đây.
Câu hứa năm xưa còn ấp ủ.
Lời thề dạo trước đắm hồn say.
Thương mình gối chiếc, tình đơn chiếc.
Xót bạn tròn đôi, bóng lẻ đôi.(**)
Tình thắm giờ đây là mộng ước.
Ngày xưa thân ái đã qua ngày
Trần Mạnh Hùng
(*) cadao Thời gian như thể tên bay
(**) Có chủ ý , không thể hoạ theo vận HAI

Trích đoạn: Trần Mạnh Hùng

XA KHUẤT CHÂN TRỜI

Xa khuất chân trời cánh nhạn bay!
Xuân nầy thương nhớ với ai đây ?
Quay về cố quận tình chia sớt
Gửi lại quê người giấc tỉnh say
Thơ viết trăm câu lời vẫn một
Ðường đi khác hướng bạn phân hai (**)
Bâng khuâng dạo bước vườn thơ lạnh
Tiếc thuở xa xưa với những ngày...
Lá chờ rơi



TIẾC THUỞ XA XƯA

Tiếc thuở xa xưa với những ngày...
Câu thơ mua lấy miệng ai cười
Kẻ tung người hứng lời thân mật
Nghĩa kết tình trao chữ thắm tươi
Xướng họa chung vui đường một lối
Trẻ già cùng nói giọng đôi mươi
Dấu xưa nỗi nhớ luôn còn đó
Nhắc lại ngày vui của một thời.
Lá chờ rơi

 
Một thuở

Hoạ vận thơ ai nhớ một ngày...

Một ngày hạnh phúc thắm duyên cười

Một ngày tình bạn như hoa thắm

Một thuở tình thơ vẹn sắc tươi.

Một thoáng chìm sâu trong đối vận

Một giờ ngơ ngẩn hoạ vần mươi.

Một đời thắp đuốc tìm tri kỷ.

Một khắc trăm năm - nhớ một thời

TMH

Thân tặng Bác Lá

 
LẺ ĐÔI
 
Thời gian như thể cánh  tên bay.(*)
Tháng tháng năm năm nối tiếp đây.
Câu hứa năm xưa còn ấp ủ.
Lời thề dạo trước đắm hồn say.
Thương mình gối chiếc, tình đơn chiếc.
Xót bạn tròn đôi, bóng lẻ đôi.(**)
Tình thắm giờ đây là mộng ước.
Ngày xưa thân ái đã qua ngày
Trần Mạnh Hùng
(*) cadao Thời gian như thể tên bay
(**) Có chủ ý , không thể hoạ theo vận HAI





Thân Hoạ : Biệt Kinh Sầu

Mộng cũ như mây thoảng gió bay
Lòng ai đắng mãi ở nơi đây
Tâm tư leo lét đèn mờ sáng

Cõi dạ mơ hồ rượu gượng say
Một chút tương tư chôn gối mộng
Nghìn thừa âu vọng nén tâm hoài
Xót thương giây phút đời chia cách

Người đã đi xa biệt tháng ngày
Đông Hoà
13.01.07
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.01.2007 13:34:09 bởi Đông Hòa >
lá chờ rơi 14.01.2007 07:33:11 (permalink)
0




Thân mời
 
NHỚ NHỮNG NGÀY XANH
 
Nhớ những ngày xanh tuổi mộng đầy
Ðời tươi như vệt sáng ban mai
Mẹ cha chung sức lo cơm áo
Thầy bạn phân công luyện trí tài
Ðất khách nhiều duyên không nghỉ bước
Quê nhà lỡ điệu khó hồi lai
Dặm ngàn dâu bể trời xa cách
Ngơ ngẩn năm canh tiếng thở dài.
Lá chờ rơi

 




lá chờ rơi 14.01.2007 07:36:23 (permalink)
0







Thân mời

NGƠ NGẨN NĂM CANH

Ngơ ngẩn năm canh tiếng thở dài
Mẹ già phẩy áo hẹn tương lai*
Nhớ con mộng mị đêm chờ sáng
Nghe trẻ lang thang má lệ đầy
Chẳng phải gió sương gây cách trở
Chỉ vì sông núi ngập chông gai
Cành trơ thiếu lá khô nguồn sống
Ðến ngã ba đường mẹ vẩy tay!
Lá chờ rơi
*thơ Trần Huyền Trân






 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.01.2007 07:44:04 bởi lá chờ rơi >
Quynhnguyen 14.01.2007 08:20:09 (permalink)
0
Cám ơn Bác Lá đã Welcome Q.Q cũng chỉ mới tập tành làm quen với Thơ Đường...nên còn chưa biết được như Bác.Tiện đây cũng cám ơn Anh TMH đã giả thích.Nhưng thú thật Q cũng chưa hiểu lắm.Thế nào là "ép vận "??? Còn thế nào là "lạc vận "??? Vậy mong các bậc tiền bối giải thích cho Q hiểu....Cám ơn nhiều
Trần Mạnh Hùng 14.01.2007 16:58:25 (permalink)
0
NHỚ NHỮNG NGÀY XANH

Nhớ những ngày xanh tuổi mộng đầy
Ðời tươi như vệt sáng ban mai
Mẹ cha chung sức lo cơm áo
Thầy bạn phân công luyện trí tài
Ðất khách nhiều duyên không nghỉ bước
Quê nhà lỡ điệu khó hồi lai
Dặm ngàn dâu bể trời xa cách
Ngơ ngẩn năm canh tiếng thở dài.
Lá chờ rơi

 
Hoạ

 

 CÕI MỘNG
 
Thức giấc nửa đêm mông mị đầy.
Thật hư nào biết chuyện ngày mai.
Ai mang con sáo lăm le  thả
Ai lỡ đò ngang đóng kịch tài  
Em hứa thật nhiều nên chả nhớ.
Anh mong hạnh phúc được trùng lai
Tình yêu vạn nhất không như ý
Xin gởi cho nhau tiếng thở dài
 
Tình yêu vạn nhất không như ý
Xin gởi cho nhau tiếng thở dài.
Xin giữ tươi xanh tình bạn hữu
Xin đừng bôi bạc chốn trần ai
Xin trao lời nhắn trên thơ tứ
Cũng đủ đau thương đến ngợp trời
Xin gởi đến em lời cảm tạ
Ngàn năm trong cõi mộng thiên thai
TMH
 
 
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.01.2007 17:02:51 bởi Trần Mạnh Hùng >
CauBe 14.01.2007 18:53:03 (permalink)
0
ThuyAnh xin kính chào bác LCR!
Thật ra từ khi cháu vui giỡn với SGLT lần trước đã làm mất đi sự yên tỉnh trong trang thơ của bác và các bạn, cháu tự hứa sẽ không vào làm trò trẽ nít nữa. Nhưng hôm nay cháu lại trở vào vì có 2 lý do:
- Chị QuynhNguyen là tứ muội của cháu. Chị đã có thắc mắc dù đúng hay sai lầm thì trên cương vị cháu dù nhỏ nhưng là sư tỷ, cháu có trách nhiệm phải giải thích.
- Cháu nhớ người mình có câu (dù là vỏ hay văn) :
"Thầy vỏ mà dạy thế không rành, phân thế không rõ là giết đệ tử"
"Nhà giáo mà không nắm vững môn học dạy điều sai lầm là giết cả một thế hệ".
 Theo lẽ thì cháu và QuynhNguyen dẫn nhau về nhà nói chuyện với nhau, nhưng vì thắc mắc được nêu ở nơi đây nên cháu xin lổi bác cho cháu được vài lời giải thích cùng QuynhNguyen và cũng xin lổi bác nếu có làm xáo trộn trang thơ của bác. Xin đa tạ, đa tạ.
 
CB-ThuyAnh
 
Tứ muội,
Thứ nhất, tứ muội đã sai lầm vì không đọc kỹ tựa của trang thơ khi mang một điều luật của thơ "Đường Luật" vào thắc mắc trong trang thơ "Đường" của bác LCR. Trang thơ của bác có tựa là "Bản nháp thơ Đường" rất rõ ràng chứ không phải là "Bản nháp thơ Đường Luật". Không phải bài thơ bát cú nào cũng là Đường Luật cả tứ muội à.
Thứ nhì, bác LCR cũng như bác Thiềng Đức là bậc lão thành, tứ muội không nên phá đi sự yên tỉnh của các bác.
 
Bây giờ ThuyAnh giải thích cho tứ muội rõ LẠC VẬN và CƯỠNG VẬN:
-Lạc vận trong bài thơ Đường Luật là khi cả bài đang gieo vần cuối câu là âm nầy thì có một hay nhiều câu vần lại gieo vần ở một âm khác chẳng hạn như
"Chiều chiều đứng ngắm áng mây bay
 Chợt nhớ quê xưa nát cỏi lòng"
- Cưỡng vận là cưỡng bách âm khi gieo vần. Không chính vận và cũng không thông vận với nhau được vì bản thân chúng không liên quan với nhau mấy ( bà con quá xa, xa 5,7 đời) nhưng miễn cưỡng dùng ép cũng ... tạm được. Dĩ nhiên cưỡng vận chỉ được dùng khi ... bí vận mà thôi. Miễn cưỡng thì cũng được, nhưng nếu dùng nhiều quá thì sẽ làm giảm hoặc mất giá trị bài thơ
Thí dụ :
AN với ang
ON với om
ƠN với ơm
ÔN với ôm
UÔN với ƯƠNG
IN với inh, im, êm, iêm ...

 
Trong thơ Đường Luật chỉ có CƯỠNG VẬN chứ không có ÉP VẬN.
Đó là định nghĩa của LẠC VẬN và CƯỠNG VẬN.
 
Trước khi xác định lời QN hỏi câu thơ của bác LCR có lạc vận hay thông vận không, tứ muội nên hiểu rỏ chữ nào thông vận được với chữ nào.
 
- Trong luật thông vận
ao, eo, êu, iêu, iu, ưu thông với nhau vì vậy trong bài thơ "THU ĐIẾU" của cụ Nguyễn Khuyến mà bác LCR đăng ở trên không có gì sai cả
 
Thu vịnh
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cành trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào
 
- Ngược lại khi một nguyên âm đi kèm với một hoặc hai nguyên âm khác như "ôi" "ơi" "ao" "ay".... thì âm được đặt trên nguyên âm nào là chính âm. Thí dụ "ôi" thì âm chính nằm ở chữ "ô" chứ không phải chữ "i"....
Vì vậy "AI" thông với "AY". "AI" thông với tất cả các ÂM sau đây: "OI", "ÔI", "ƠI", "ƯƠI", "UI", Nhưng, "AY", tuy thông với "AI" nhưng không thông với các ÂM trên ! Tất cả những ÂM trên THÔNG với nhau.
Bởi lẽ đó nên bài thơ của bác LCR nếu gọi là Đường Luật thì bị LẠC VẬN.
 
Tuy hồn thơ, lời và ý đều quan trọng, nhưng nếu bài thơ không có VẦN thì không gọi là thơ.
Cái khó là ở cách gieo vần, làm sao đừng cho bị lạc vận hoặc cưỡng vận. Một bài thơ hay mà bị lạc vận hoặc cưỡng vận thì sẽ làm hỏng cả bài thơ
đúng là như vậy. Thơ, định nghĩa của nó từ xưa là một tổng hợp của từ ngữ được sắp xếp theo một số quy luật nhất định, cái hay của nó là chỗ đó, cái khó cũng là chỗ đó. Nếu không có lề luật, thì tất cả những gì được ghi lại đều là thơ hết sao?

 
Mong những lời thô thiển của tiểu sư tỷ đã thông được sự thắc mắc của tứ muội. Sư tỷ mong tứ muội trả lại yên tỉnh trong trang thơ của bác LCR.
 
ThuyAnh-CB
Quynhnguyen 14.01.2007 21:28:38 (permalink)
0
Cám ơn sự giải giảng của Tiểu Sư Tỉ.Q hiểu rồi.....Đúng là "già cả " nên đọc sai cái bảng đề trước cửa nhà Bác Lá ,nên đã vội vàng thắc mắc.Vì Q quên bẵng trong "thơ bát cú "không nhất thiết phải là "Đường Luật ".Mà Q thì....chỉ tập tành với "đường luật ".Đúng là "Nội công chưa thâm hậu.....nên...."
 
Xin cáo lỗi cùng Bác Lá ,vì đã khuấy động nơi yên tĩnh của Bác.Để Q lui về Cổ Mộ học lại
 
Tiểu Sư Tỉ....Q dzọt theo Tiểu Sư Tỉ về Cổ Mộ nè
lá chờ rơi 14.01.2007 23:19:43 (permalink)
0












Trích đoạn: Quynhnguyen

Cám ơn Bác Lá đã Welcome Q.Q cũng chỉ mới tập tành làm quen với Thơ Đường...nên còn chưa biết được như Bác.Tiện đây cũng cám ơn Anh TMH đã giả thích.Nhưng thú thật Q cũng chưa hiểu lắm.Thế nào là "ép vận "??? Còn thế nào là "lạc vận "??? Vậy mong các bậc tiền bối giải thích cho Q hiểu....Cám ơn nhiều

Thân chào ThuyAnh và QuynhNguyen,

Không có gì đáng gọi là "mất sự yên tỉnh" hay "xáo trộn" trang thơ. Các bạn không nên thắc mắc về những cái vặt vảnh ấy nữa mất vui, mất sự thân mật.
Sau đây là bài tôi soạn để trả lời QuynhNguyen:

Thân chào bạn QN,

Bạn nên chịu khó đọc bài Kỹ thuật thơ hiện đại của sis VDN tải về.
Có thì giờ đọc kỷ hết càng hay.
Ðây tôi chỉ trích dẫn từng đoạn nhỏ liên hệ đến những cái chúng ta vừa đề cập đến:

Ðoạn 1. CÁCH HỢP VẬN

Nguyên tắc : vần bằng hợp với vần bằng, vần trắc hợp với vần trắc. (Trong âm nhạc, bằng có thể hợp vận với trắc, thí dụ: nhà hợp vận với nhá).

Âm vận : Cách hợp vận trong thơ không có căn bản ngữ âm (phonetics) nào cả, ở đây tôi chỉ dựa theo cách hợp vận cổ truyền mà phân biệt như sau.

Âm vận có 2 loại toàn vậnbán vận.

Toàn vận : 2 từ chỉ khác nhau về phụ âm đầu. Thí dụ: a) tình, mình, khinh, linh. b) ta, mà, la, tha.

Bán vận : 2 từ khác nhau trong nguyên âm hay trong nguyên âm và phụ âm cuối.

A.- Bán vận trong nguyên âm : Những âm họp thành nhóm sau đây hợp vận với nhau:

1/ a, ă, â, o, ơ, ô, u, ư, oa, ua, ưa. Thí dụ: a) tha, mo, lu, thư, thoa, qùa, cua, thưa. b) lạ, thố, thụ, thóa, qụa, thủa, thửa, lựa. c) chang, rằng, nằm, lầm. d) thôn, mun,

2/ i, e, ê, oe, ue, uê, uy. Thí dụ: a) thi, me, ve, que, quy. b) thí, lẹ, thế, nhuệ. c) thịt, khét, chết. d) em, quen, đêm.

3/ ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, oai, ui, ưi, ươi, uôi. Thí dụ: a) thai, chay, khoai, mòi, thôi, lơi, thui, người, nguôi. b) thái, cậy, mọi, đổi, củi, ngửi, lưới, đuối. (LCR: theo đây thì "ngày" và "cười" cũng như "thời" và "ngây" trong hai bài của tôi, được xếp là hợp vận theo cách bán vận)

4/ i, uy, uya

5/ ia, uya.

6/ i, e, ê, iê, uyê. Thí dụ: a) tin, men, lên, thiên, thuyền. b) tịt, lét, tết, khiết, khuyết, tuyệt, tiếc, tích.

7/ a (+phụ âm), o (+phụ âm), ô (+phụ âm), u (+phụ âm), ư (+phụ âm), ươ (+phụ âm). Thí dụ: chang, trong, nung, lưng, chương, chuông; trọng, chúng, thượng, chuộng, nướng; nóc, được.

8/ oa (+phụ âm), uâ (+phụ âm), uô (+phụ âm). Thí dụ: a) loan, luân. b) thoát, khoác, luật, thuốc. c) loang, khuôn, chuông, khuân, khuâng.

9/ ao, âu.

10/ eo, oeo, êu, iêu, yêu, iu.

Tóm tắt, nguyên âm chia làm 2 nhóm chính có âm phân biệt: (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư ) và (i, y, e, ê) . Nếu 2 nhóm này mà hợp vận với nhau thì bằng cách bắc cầu từ âm nọ qua âm kia, thì bất cứ 2 âm (2 nguyên âm hay 2 nhóm nguyên âm trong một từ) nào cũng có thể hợp vận với nhau.

B. Bán vận trong nguyên âm và phụ âm cuối . Nguyên âm thì theo nguyên tắc trên. Phụ âm cuối có thể thay đổi như sau:

1/ c, ch, t, p. Thí dụ: lắc, trách, tát, chập.

2/ n, nh, m. Thí dụ: a) than, cành, chàm. B) cận, thánh, cám.
3/ n, ng. Thí dụ: a) than, thong, không, thằng. B) cận, thắng, cống.

Thơ tự do rất hợp với bán vận. Trong thể thơ này, vần hợp nhau chan chát (thí dụ: hình, tình) làm câu thơ kém hay. (LCR: như trước đây tôi đã nói theo ý riêng là : vần ăn chan chát thì có lúc nghe nhàm, kém hay, tương tự như một bản nhạc chỉ toàn những câu êm tai nối tiếp hoài hoài. Phải có sự thay đổi, bức phá... để rồi trở về đúng cái thật êm tai thì nghe mới đả)

Ðiều tối kỵ trong âm vận : dùng 2 chữ giống nhau trong 2 vần kế tiếp hay trong 3 câu lục bát kế tiếp, ngoại trừ trường hợp nhắc đi nhắc lại để nhấn mạnh. (Nguyên tắc chung là tránh điệp ngữ).

Những câu thơ lạc vận :

Thơ lạc vận có rất nhiều trong các tạp chí và Web sites, không tiện trích dẫn ra đây.

Thỉnh thoảng trong bài thơ có một hai chỗ lạc vận thì còn có thể bỏ qua. Chứ cả đoạn lạc vận thì bài thơ không còn giá trị.

Ngay cả những nhà thơ nổi tiếng cũng có những câu lạc vận, do vô tình hay cố ý. Thí dụ:

Từ ngày đàn rẽ đường tơ,
Sao tôi không biết hững hờ nàng đan .
Kéo dài một chiếc áo len ,
Tơ càng đứt mối, nàng càng nối dây.
Khánh ơi, còn hỏi gì anh?
Xưa tình đã vỡ, nay tình còn nguyên. (Thâm Tâm - Gửi T.T.Kh)

Buồm lên biển tím chênh vênh,
Một đêm gã bỏ tình nhân lại bờ.
Lòng qùy nhớ mặt trời xa,
Vào quán biển hỏi thăm người xa xưa (Phạm thiên Thư - Quán rượu ven biển)
Ðoạn 3. NỘI DUNG
1/ Dàn ý

Ít nhà thơ nào làm thơ có dàn bài (plan). Tuy nhiên, với những bài thơ có phân đoạn, hoặc thơ tự do, việc sắp xếp lại các câu thơ cho có trình tự hợp lý là điều cần thiết.

2/ Ý thơ

Bài thơ hay phải có ý thơ mới lạ. Mới lạ trong chi tiết, trong cách so sánh, cách liên tưởng... Ý thơ có thể rất tinh tế, sát với thực tế, nhưng cũng có thể rất cường điệu.
Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để có thể đánh giá một bài thơ là bài thơ phải có thể hiểu được. Vâng, không hiểu thì làm sao biết thơ hay ?

Chào thân ái,
LCR

Nhận xét :

Trong bài này về vần thì dùng các từ "toàn vận, bán vận, và lạc vận" và sự dung nạp, chấp nhận có phần khác hơn những điều ThuyAnh đưa ra.
Vậy QN cứ tùy nghi để chọn vần. Cũng như về định nghĩa của "thơ". Có cần phải chịu những sự ràng buộc nào đó thì mới được gọi là "thơ" chăng ?
Tôi thì chỉ nghĩ thực tế rằng : mục đích của những chỉ dẫn về "vần và niêm luật Bằng Trắc" là để giúp ta làm được những bài thơ nghe êm tai, không trúc trắc, mà khỏi mất công bỏ thì giờ ra để tự tìm tòi.
 
Và chúng ta cần xét kỷ hai trường hợp :
A/ thấy bài thơ bị sai những chỉ dẫn về "vần và niêm luật" là nên đánh "hỏng" ngay, không cần xem xét coi nó có đạt được hay không cái tính chất "nghe êm tai, không trúc trắc". Có nên vậy chăng?
B/ Vì có những bài thơ tuy bị sai những chỉ dẫn về "vần và niêm luật" nhưng vẫn đạt được sự kiện "nghe êm tai, không trúc trắc". Vậy ta phải làm sao? Ðúng ra chúng ta không nên hủy bỏ bài thơ ngay, mà phải xem xét lại để hủy bỏ hoặc tu chỉnh những sự chỉ dẫn thiếu sót sai lầm.
 
Tôi xin đưa ra vài ví dụ:
 
A/ có lần tôi làm tặng ông thầy dạy thơ tôi
 
GIÀ GÂN
 
Thoạt mới trông vào chẳng biết ai
Tới lui nhanh nhẹn tựa đương trai
Thọ trên bảy chục đời khen hiếm
Già chẳng ba chân trẻ phục tài
Nét bút nên tranh rồng quẫy sóng
Lời thơ ẩn ngọc phượng xuyên mây
Ðàn em còn đến nhờ khuyên dạy
Mới thấy già gân lắm chỗ xài !
VNN (Nouméa 13/11/00)
 
Ông thầy tôi cho rằng "mây" không ăn vần với "ai" nên bảo tôi sửa trước khi ổng họa. Tôi thì nghe vần như vậy là quá tốt và vì không tìm ra cách sửa hay hơn nên không sửa. Nên bài thơ đó đến nay thầy tôi vẫn không họa.
 
B/ Tuy nhiên trong số các bài thơ hay lưu truyền lại có bài :
 
HÀ TIỆN
 
Giàu thì ba bữa khó thì hai
Lần lữa cho qua tháng thiếu đầy
Nón đổi lá ngoài quần đổi ống
Dép thay da mặt túi thay quai
Dặn vợ có cà đừng gắp mắm
Bảo con bớt gạo bỏ thêm khoai
Thế gian mặc kẻ cười hà tiện
Ta chẳng phiền ai chẳng lụy ai.
Nguyễn Minh Triết
 
đọc nghe rất êm tai và suôn sẻ, dầu là chữ "đầy" đi với các vần "ai".
 
Và xin lưu ý tiếp là bài này lại sai Niêm từ câu thứ 5. Cũng như cả hai bài tiếp theo dưới đây, nếu ta áp dụng loại Niêm hiện được mọi vị tôn sư truyền dạy cho đệ tử.
 
ÐỘC TIỂU THANH KÝ
 
Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư
Ðộc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Nguyễn Du
 
DĨ HÒA VI QUÝ
 
Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu
Làm chi cho có sự đôi co
Đây cậy đây khôn đây chẳng nhịn
Ðấy rằng đấy phải đấy không thua
Duật nọ hãy còn đua đến bạng
Lươn kia hầu dễ kém chi cò
Chữ rằng : Nhân dĩ hòa vi quý
Vô sự thì hơn khỏi phải lo.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
 
Ông Nguyễn-Minh-Triết thì không được nổi danh lắm. Nhưng Nguyễn-Du và Nguyễn-Bỉnh-Khiêm thì là những đại thi hào  ai cũng biết tiếng.
 
Cả 3 bài đều đọc nghe êm tai, không có gì trúc trắc. Vậy, ta phải sửa luật lệ về Niêm, hay chỉ đánh rớt 3 bài thơ ấy ? cho rằng Nguyễn Du và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng làm thơ sai Niêm như những kẻ mới tập chơi thơ Ðường luật ?
 
Nếu về Niêm ta dùng định nghĩa là :
 
"Thơ bát cú Ðường luật là hai bài tứ tuyệt ráp lại"
 
 thì 3 bài trên đây đều không còn bị sai Niêm. Vì lẽ thơ Tứ Tuyệt có hai cách Niêm : một là Niêm xen kẻ, hai là Niêm với hai câu giữa giống nhau.
 
A/ Bài HÀ TIỆN gồm hai bài Tứ Tuyệt đều dùng Niêm với hai câu giữa giống nhau, nhưng bài trên dùng chữ Bằng ở vị trí thứ 2 câu đầu, còn bài dưới dùng chữ Trắc.
 
B/ Bài ÐỘC TIỂU THANH KÝ gồm hai bài Tứ Tuyệt, bài trên theo Niêm với hai câu giữa giống nhau, bài dưới dùng Niêm xen kẻ.
 
C/ Bài DĨ HÒA VI QUÝ gồm hai bài Tứ Tuyệt, bài trên theo Niêm xen kẻ, bài dưới theo Niêm với hai câu giữa giống nhau.
 
Nước ta chưa có Hàn Lâm Viện, nên mạn phép múa gậy vườn hoang chút chơi như trên.
 
Chào thân ái.
LCR

<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.01.2007 23:31:37 bởi lá chờ rơi >
#2559
    Trần Mạnh Hùng 15.01.2007 06:32:32 (permalink)
    0


    MUÔN THUỞ 1

    Người yêu ơi! Nhớ nhung muôn thuở
    Thuở học trò chân sáo thấp cao
    Thuở dại khờ hương thơm má phấn
    Thuở trinh nguyên ngọt lịm môi đào
    Thuở hồn nhiên đắm say chưa trọn...
    Thuở mộng mơ ngây ngất ước ao...
    Thuở hẹn hò tình yêu chợt đến
    Thuở thương em cuống quýt xanh xao
    Trần Mạnh Hùng

    MUÔN THUỞ 2

    "Người yêu ơi ! Nhớ nhung muôn thuở."
    Ánh mắt nào đưa đón, đón đưa.
    Làn tóc nào  đan dài nỗi nhớ.
    Bờ môi nào kết nụ ươm mơ.
    Vòng tay nào chắt chiu ân ái.
    Lời nói nào chia xẻ lẳng lơ.
    Anh nhớ em xoay tròn khép kín.
    Anh yêu em quay quắt bơ phờ.
    Trần Mạnh Hùng
    1-2007

     
    MUÔN THUỞ  3
     
    " Thuở hoc trò chân sáo thấp cao."
    Tung tăng đuổi bắt lá vàng chao.
    Vờn quanh gót ngọc vương màu nắng.
    Bám nhẹ tóc mây óng ánh sao.
    Trong vắt bầu trời - trong mắt biếc.
    Mộng còn bỏ ngõ - mộng chưa trao
    Nụ cười tươi thắm không vương mắc.
    Sảng khoái lòng riêng vị ngọt ngào
    TMH
     
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.01.2007 06:34:19 bởi Trần Mạnh Hùng >
    #2560
      lá chờ rơi 15.01.2007 07:40:20 (permalink)
      0




      thân mời
       
      ÐẾN NGÃ BA ÐƯỜNG
       
      Ðến ngã ba đường mẹ vẩy tay!
      Con còn ở lại giữa trần ai
      Hẩm hiu thân thế khôn lùi tới
      Ðen đúa tình duyên khó tỏ bày
      Ðợi thỏ ôm cây đành chịu dở
      Tái ông thất mã vậy mà hay
      An bần lạc đạo đời hưu lão
      Mặc kẻ tung hoành rộn trả vay!
      Lá chờ rơi




      #2561
        lá chờ rơi 15.01.2007 08:26:47 (permalink)
        0







        Trích đoạn ThuyAnh
        Tứ muội,
        Thứ nhất, tứ muội đã sai lầm vì không đọc kỹ tựa của trang thơ khi mang một điều luật của thơ "Đường Luật" vào thắc mắc trong trang thơ "Đường" của bác LCR. Trang thơ của bác có tựa là "Bản nháp thơ Đường" rất rõ ràng chứ không phải là "Bản nháp thơ Đường Luật". Không phải bài thơ bát cú nào cũng là Đường Luật cả tứ muội à.

         

        Trích đoạn QuynhNguyen

        Cám ơn sự giải giảng của Tiểu Sư Tỉ.Q hiểu rồi.... .Đúng là "già cả " nên đọc sai cái bảng đề trước cửa nhà Bác Lá ,nên đã vội vàng thắc mắc.Vì Q quên bẵng trong "thơ bát cú "không nhất thiết phải là "Đường Luật ".Mà Q thì....chỉ tập tành với "đường luật ".Đúng là "Nội công chưa thâm hậu.....nên...."

        Sự qui định của hai bạn về "thơ Ðường" và "thơ Ðường Luật" về tựa của trang thơ khiến phát sinh ra một sự khó xử.
        Tôi xin xác nhận lại là trong trang ấy "chúng tôi đang chơi thơ Ðường Luật, đang tập tành làm loại thơ ấy."
        Nhưng khi mà không có sự cần thiết phải phân biệt thì thông thường người ta chỉ nói gọn là "thơ Ðường".
        Ví dụ là trên bàn có một nải chuối cau, vài trái cam quít. Người muốn ăn chuối chỉ cần hỏi xin : cho tôi một quả chuối!". Chứ chẳng ai nói là : "cho tôi một quả chuối cau!". Nói thế chỉ đáng bị cười chê, vì chữ "cau" trong trường hợp nầy là rườm rà vô ích (redondant).
         
        Nếu nay quí bạn vì thế mà qui định rằng trong "Bản Nháp Thơ Ðường" chữ "thơ Ðường" không có nghĩa là "thơ Ðường Luật" thì trang này có thể sẽ bị mang một "đại tội" khác, vì thông thường từ "thơ Ðường" được khá nhiều người khó tính dành ra để chỉ những bài thơ làm từ thời Ðường.
         
        Vậy xin xác nhận "Bản Nháp Thơ Ðường" liên hệ đến sự học tập làm thơ Ðường Luật của chúng tôi, chứ không có tham vọng điên rồ coi đó như những bài thơ danh tiếng của thời thịnh Ðường.
        Còn việc những bài thơ của chúng tôi trong trang ấy có được xem như là thơ Ðường Luật đúng phép hay không thì đó là việc khác hoàn toàn không quan trọng và tùy quan niệm của từng người.
        Vả lại tôi rất là "ba phải" và nghĩ rằng : có những bài thơ dở của chúng tôi nằm cạnh, thì càng nổi bật những bài thơ hay của các tay điêu luyện, các bậc tôn sư. Trong trường hợp đó thì sự đóng góp của chúng tôi không phải nhỏ!
         
        Ðôi giòng ngụy biện góp vui.
        Chào thân ái.
        LCR


        #2562
          Ngậm Ngùi 15.01.2007 08:44:02 (permalink)
          0
          Cảm ơn Bác Lá rất nhiều, hôm trước ghé qua nhà Bác được đọc một số tài liệu quý NN đã khoái quá rồi, hôm nay được đọc thêm những bài viết mới của Bác NN càng thấy thú vị và học hỏi được rất nhiều.
          Chúc Bác luôn khoẻ mạnh

          thân mời

          ÐẾN NGÃ BA ÐƯỜNG

          Ðến ngã ba đường mẹ vẩy tay!
          Con còn ở lại giữa trần ai
          Hẩm hiu thân thế khôn lùi tới
          Ðen đúa tình duyên khó tỏ bày
          Ðợi thỏ ôm cây đành chịu dở
          Tái ông thất mã vậy mà hay
          An bần lạc đạo đời hưu lão
          Mặc kẻ tung hoành rộn trả vay!
          Lá chờ rơi


          Kính Họa :

          Nợ Vay
           
          Cố lắm gom đầy vẫn trắng tay
          Đi, về quy luật của trần ai
          Ngẩn ngơ tiếc nuối thôi vui nói
          Đong đếm thời gian sầu chất bày
          Đêm mộng ngày mai ngày nắng ấm
          Lòng tươi hy vọng hy rồi hay
          Dẫu trong lòng biết chắc gì được
          Vì sống trong đời kiếp nợ vay!
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.01.2007 13:14:16 bởi Ngậm Ngùi >
          #2563
            lá chờ rơi 15.01.2007 19:54:41 (permalink)
            0
            Trước khi nối tiếp đợt liên hoàn, xin xen một bài Vui :

            TIẾU HÌ HÌ !
            (thân tặng ThuyAnh và QuynhNguyen)

            Tỷ tung muội hứng có chi chi
            Bản Nháp trang thơ đã đáng gì
            Anh gọi "thơ Ðường" là "thơ Luật"
            Chị than "năng thiếc" bất "năng chì"* !
            Tay non vụng viết đành khôn sánh
            Bút thép cao vung chẳng dám bì
            Thi hữu bốn phương ngừng mắt liếc
            Cùng nhau một phút tiếu hì hì** !
            Lá chờ rơi
            * vào thời nho học ngoắc ngoải giữa phong trào rầm rộ học chữ quốc ngữ, người bình dân hay trào lộng pha trộn hai thứ như "năng thuyết bất năng hành" thì bị đổi là "năng thiếc bất năng chì!". Tuy nghe buồn cười nhưng cũng hay hay và vẫn có chút ý nghĩa.

            ** tiểu nhơn đắc chí tiếu hi hi
            đại nhơn đắc chí tiếu hì hì !



             
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.01.2007 19:56:41 bởi lá chờ rơi >
            #2564
              lá chờ rơi 15.01.2007 20:00:53 (permalink)
              0




              thân mời
               
              MẶC KẺ TUNG HOÀNH
               
              Mặc kẻ tung hoành rộn trả vay
              Dòng đời ngụp lặn tựa Hôm Mai*
              Tối ngây phận tối chờ phiên sáng
              Ðêm nóng tình đêm đợi rạng ngày
              Trăm trận tang bồng thua lại được
              Cạn bầu sương gió tỉnh rồi say
              Ta bà tay trắng hoàn tay trắng
              Nửa kiếp phù du một kiếp người!
              Lá chờ rơi
              *sao Hôm và sao Mai tuy hai tên nhưng chỉ là một.
               



              #2565
                Thay đổi trang: << < 169170171 > >> | Trang 171 của 520 trang, bài viết từ 2551 đến 2565 trên tổng số 7792 bài trong đề mục
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 7 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9