BẢN NHÁP THƠ ĐƯỜNG XƯỚNG-HỌA
Thay đổi trang: << < 172173174 > >> | Trang 172 của 520 trang, bài viết từ 2566 đến 2580 trên tổng số 7792 bài trong đề mục
Hoàng Hà 16.01.2007 00:51:41 (permalink)
0
Kính chào Bác Lá!

Trước hết Hoàng Hà (Trần Ai) xin thành thật xin lỗi nếu có làm mất nhã hứng của Bác hay tất cả các thi hữu ở trang thơ này. Hoàng Hà chỉ có đôi lời tâm sự cùng Bác để chúng ta có thể hiểu nhau hơn.

Kính Bác!

Như Bác đã nói: "Bác làm thơ trọng về ý nghĩa hơn hình thức" điều này HH không có gì phản bác, vì lẽ ai cũng có quyền tự do của mình. Điều mà HH muốn nói là ở đây chúng ta đang làm thơ Đường Luật hay Thơ Đường? HH tin rằng Bác phân biệt được đâu là Thơ Đường (Đường Thi) và Đường Luật (Luật Thi). Loại thơ Thất Ngôn Bát Cú hiện nay chúng ta làm là làm theo Luật Thi chớ không làm Thơ Đường. Nếu đã là Đường Luật mà không tuân theo Luật thì liệu có xem là Đường Luật nữa hay không? HH không phản đối việc đổi mới trong cách làm mới cho thơ, HH luôn học hỏi những gì hay đẹp của sự đổi mới của những bậc tiền bối. Song bên cạnh đó nếu sự đổi mới mà làm mất giá trị thật sự của công trình mà tiền nhân chúng ta đã có công sáng lập thì HH không hưởng ứng.

Bác đã cho thí dụ thật không chính xác về "trái cam và trái chuối" vì đó là hai loại trái cây khác nhau không có cùng chung nguồn gốc. Ngược lại thơ Đường Luật có nguồn gốc từ Thơ Đường phải không Bác? Bây giờ HH lấy một thí dụ khác như thế này:

Trong đĩa có hai lại chuối, chuối cau và chuối già, Bác bảo:

- Hoàng Hà! Đưa cho Bác trái chuối coi!

Đương nhiên HH phải hỏi lại Bác:

- Bác Lá muốn loại chuối nào?

Một thí dụ khác có liên quan tới... đường: Khi nấu chè trôi nước, nếu Bác dùng đường cát trắng thì chè có màu trắng, nếu Bác dùng đường chảy (đường mía có màu nâu vàng) thì chè sẽ có màu nâu, tuy rằng chúng cũng là đường nhưng lại vị ngọt và mùi khác nhau phải không Bác?

Ở trên Bác có đưa ra 3 bài thơ của tiền nhân, những điểm sai thì Bác đã chỉ ra rồi cho nên HH không nhắc lại. HH chỉ có thể nói là ý nghĩa, nhịp điệu, âm điệu... đều được chấp nhận, nhưng nếu theo đúng luật thì 3 bài thơ đó không được xếp vào thể thơ Đuờng Luật mà chỉ là một bài thơ TNBC theo thể Cổ Phong mà thôi, mặc dù giá trị tác phẩm vẫn được đánh giá cao.

Là người thì ai cũng có cái sai, cái đúng phải không Bác? HH không cho Là những bậc Đại Thi Hào là sai, biết đâu trong quá trình in ấn có sự sai sót, hoặc là "tam sao thất bổn"? Hơn nữa khi làm những bài thơ đó tiền nhân không muốn làm theo luật? Cho nên chúng ta không thể vịn vào một số ít bài thơ của những bậc tiền nhân làm không đúng luật (có khi tác giả không làm theo luật) rồi làm theo hoặc cho đó là một cách đổi mới. Thí dụ như câu thơ này của Hồ Xuân Hương Quan bị xem như là Phá Cách:

Một đèo, một đèo, lại một đèo

Về phần gieo Vần (Vận) thì HH chỉ muốn nói thêm một chút: Sở dĩ có thêm cách gieo vần Thông vận hay Cưỡng vận hay là luật Bất luận là do nếu chỉ dùng Chính Vận, Chính Luật không thì khi làm bài thơ sẽ bị gò bó về ý vì từ ngữ đôi khi không đủ, không hay để diễn đạt. Cho nên chúng ta mới có luật Bất luậnThông Vận. Khi xưa, những bài thi về thể thơ Đường Luật, nếu dùng Thông vận hay Bất luận đều bị đánh rớt ở vòng đầu. Ngày nay trong những cuộc thi thơ Đường Luật (có những trang Web có tổ chúc thi thơ Đường Luật) Ban Giám Khảo đều ưu tiên cho những bài thơ dùng Chính LuậtChính vận hơn những bài thơ khác. Theo như Bác nói:

"Thơ tự do rất hợp với bán vận. Trong thể thơ này, vần hợp nhau chan chát (thí dụ: hình, tình) làm câu thơ kém hay"

Thì HH không đồng ý. Vì "hình" và "tình" là 2 chữ có cùng Chính vận (inh) và có cùng loại Thanh (Trầm Bình Thanh) cho nên nếu gieo vần khít nhau đương nhiên sẽ nghe "chan chát", nhưng nếu tác giả dùng toàn Chính Vận mà biết sữ dụng xen kẽ giữa Trầm Bình Thanh và Phù Bình Thanh như bài thơ sau thì bài thơ âm điệu sẽ không có gì là chan chát cả:

CẢNH CHIỀU HÔM

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn<-- Phù bình thanh
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn<-- Trầm Bình thanh
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn<-- Phù bình thanh
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn <-- Trầm bình thanh
Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn<-- Phù bình thanh

Bà Huyện Thanh Quan


Nếu như bạn nào không đồng ý thì thử làm một bài thơ gieo vần chính vận và xen kẽ giữa vần Bằng có dấu Huyền và vần Bằng Không dấu xem bài thơ đọc lên có khác hơn mấy bài thơ khác hay không?

Lời cuối HH chỉ mong là những trao đổi của HH và Bác Lá chỉ là với tinh thần học hỏi lẫn nhau mà thôi, những gì HH nói chưa hẳn là đúng, vì bể học mênh mông không ai có thể hiểu hết. Hơn nữa sách vỡ, luật lệ cũng do người đặt ra, không ai bắt buộc chúng ta phải theo hướng này hay hướng khác. Vào net chúng ta chủ yếu là tìm bạn để giao lưu học hỏi, nếu tìm được người mà cùng chung chí hướng thì tốt, nếu không thì chúng ta cũng nên tìm cách để hiểu nhau và xích gần, tôn trọng lối suy nghĩ của mỗi người hơn là khích bác, đả phá lẫn nhau, phải không Bác Lá và các bạn!

HH luôn có chủ trương là hòa đồng với tất cả, tuy nhiên không đem thơ văn của mình đả phá lẫn nhau. Khi vào mạng chơi ai cũng muốn tìm cho mình giây phút thoải mái, HH không muốn làm phiền lòng các bạn thơ và Ban Điều Hành VNTQ, và chính mình.

Năm mới sắp đến, HH xin kính chúc Bác Lá và toàn thể thi hữu có một năm mói an khang, vạn sự như ý!

Kính mến
Hoàng Hà


* Sư Tỷ & Tứ Muội!

HH mong là hai vị nên trả sự yên tĩnh lại nơi cho Bác Lá cùng tất cả thi hữu.

Mến
Tam Thiện
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.01.2007 00:11:34 bởi Hoàng Hà >
lá chờ rơi 16.01.2007 13:50:36 (permalink)
0







Kính chào Bác Lá!

Trước hết Hoàng Hà (Trần Ai) xin thành thật xin lỗi nếu có làm mất nhã hứng của Bác hay tất cả các thi hữu ở trang thơ này. Hoàng Hà chỉ có đôi lời tâm sự cùng Bác để chúng ta có thể hiểu nhau hơn.

Kính Bác!

Như Bác đã nói: "Bác làm thơ trọng về ý nghĩa hơn hình thức" điều này HH không có gì phản bác, vì lẽ ai cũng có quyền tự do của mình. Điều mà HH muốn nói là ở đây chúng ta đang làm thơ Đường Luật hay Thơ Đường? HH tin rằng Bác phân biệt được đâu là Thơ Đường (Đường Thi) và Đường Luật (Luật Thi). Loại thơ Thất Ngôn Bát Cú hiện nay chúng ta làm là làm theo Luật Thi chớ không làm Thơ Đường. Nếu đã là Đường Luật mà không tuân theo Luật thì liệu có xem là Đường Luật nữa hay không? HH không phản đối việc đổi mới trong cách làm mới cho thơ, HH luôn học hỏi những gì hay đẹp của sự đổi mới của những bậc tiền bối. Song bên cạnh đó nếu sự đổi mới mà làm mất giá trị thật sự của công trình mà tiền nhân chúng ta đã có công sáng lập thì HH không hưởng ứng.

Chào bạn Trần Ai (HH) thân mến,
Coi như tôi không phân biệt được đúng mức những từ "Ðường Luật" hay "Thơ Ðường" theo sự giải thích của HH. Vì như tôi đã nói qua là thơ chúng tôi đang tập chơi, có người khuyến cáo nên gọi là Thơ Ðường Luật, để dành chữ Thơ Ðường cho những bài thơ lưu truyền từ đời Ðường.


(Trích đoạn tài liệu của TNP)
Theo Đường Thi Toàn Tập thì Đường Thi … hay Việt Nam thường gọi là Thơ Đường thì muốn gọi là Đường Thi, các bài thơ:

- Phải được viết trong khoảng thời gian từ năm 618 tới năm 907
- Phải là một trong 48,900 bài thơ Đường đuợc liệt kê trong Đường Thi Toàn Tập

Tất cả những bài thơ khác, dù là thơ chử hán không hội đủ các điều kiện trên, đều không đuợc gọi là Thơ Đường mà gọi là Thơ Đường Luật. Tất các thơ Tầu đời Tống, đời Nguyên, đời Minh, đời Thanh … dù theo đúng niêm luật của Đường Thi …. Cũng không được gọi là Thơ Đường.

Quan niệm của TNP: Thơ Đường là để chỉ các thơ vào thời đại Nhà Đường bên Tầu còn thơ quốc ngữ các huynh đài viết ỡ trên, nên gọi là Thơ Đường Luật cho chính danh …
(hết phần trích dẫn)

Phần lớn chúng tôi chỉ hiểu nôm na là học làm theo kiểu thơ đã có một số chi tiết qui định thành Luật ở thời Ðường (cũng như có Phú Ðường Luật). Sự theo Luật của chúng tôi đi từng bước một. Từ buổi đầu Vyvy còn phải hỏi thế nào là Bằng thế nào là Trắc. Tiếp theo là sự hướng dẫn về B/T trong câu và câu trên xuống câu dưới. Ðến nay vẫn có người còn vi phạm vì lơ đểnh.
Chúng tôi không chủ trương theo đúng hết toàn bộ luật lệ được người nầy người nọ đưa ra, chẳng những quá khó khăn làm nản lòng người mới học, mà lại còn chưa được thống nhất. Như trường hợp gieo vần của tôi thì "được" chấp nhận bởi bài của sis VDN đem về, mà "không" đối với phái Cổ Mộ của quý bạn (xem bài của ThuyAnh).
Rồi bây giờ nếu không tuân theo hết mọi Luật thì bạn không muốn gọi đó là Thơ Ðường Luật nữa!
Cũng không mấy quan hệ. Nhưng nếu phải gọi là "thơ 8 câu, 7 chữ, 5 vần" thì hơi dài vậy thôi.

Bác đã cho thí dụ thật không chính xác về "trái cam và trái chuối" vì đó là hai loại trái cây khác nhau không có cùng chung nguồn gốc. Ngược lại thơ Đường Luật có nguồn gốc từ Thơ Đường phải không Bác? Bây giờ HH lấy một thí dụ khác như thế này:

Trong đĩa có hai lại chuối, chuối cau và chuối già, Bác bảo:

- Hoàng Hà! Đưa cho Bác trái chuối coi!

Đương nhiên HH phải hỏi lại Bác:

- Bác Lá muốn loại chuối nào?

Trong ví dụ của HH thì câu hỏi xin là "sai" vì thiếu cái cần thiết. Còn trong ví dụ của tôi thi câu hỏi xin là "sai" vì "thừa" chữ : trên bàn chỉ có một loại chuối, thì cần gì phải nói rõ là "chuối cau" cho phí sức lao động ?

Hóa ra về những cái trừu tượng, sự suy luận xem xét của chúng ta có những góc cạnh khác nhau, ở đây mà cũng sẽ có thể ở thêm những nơi khác.

Trong ví dụ của tôi, tôi thấy thêm chữ "cau" là thừa, là vô duyên, là dở. Còn bạn lại không thấy thế. Có lẻ bạn cho rằng thêm chữ "cau" là chính xác, là đầy đủ, là tế nhị chăng ?
Bởi thế nên câu phê phán của HH cho rằng cái ví dụ của tôi cho "thật không chính xác", thì tôi lại thấy dường như chính câu phê phán này của bạn mới là "không chính xác" ?
(Trao đổi tư tưởng cho sáng tỏ, không nên hờn giận.)

Một thí dụ khác có liên quan tới... đường: Khi nấu chè trôi nước, nếu Bác dùng đường cát trắng thì chè có màu trắng, nếu Bác dùng đường chảy (đường mía có màu nâu vàng) thì chè sẽ có màu nâu, tuy rằng chúng cũng là đường nhưng lại vị ngọt và mùi khác nhau phải không Bác?

Ở trên Bác có đưa ra 3 bài thơ của tiền nhân, những điểm sai thì Bác đã chỉ ra rồi cho nên HH không nhắc lại. HH chỉ có thể nói là ý nghĩa, nhịp điệu, âm điệu... đều được chấp nhận, nhưng nếu theo đúng luật thì 3 bài thơ đó không được xếp vào thể thơ Đuờng Luật mà chỉ là một bài thơ TNBC theo thể Cổ Phong mà thôi, mặc dù giá trị tác phẩm vẫn được đánh giá cao.

thể Cổ Phong dường như không phải như thế.

(Trích đoạn tài liệu của TNP)
Cổ thể hay Cổ Phong : thể thơ này không có luật lệ nhất định, không hạn chế số câu. Cách gieo vần rộng rãi, uyển chuyển, có thể dùng độc vận (1 vần) hay liên vận (nhiều vần) hay không liên vận.
(hết phần trích dẫn)

Có lẻ phái Cổ Mộ của các bạn tàng trử nhiều tài liệu mà người khác không có. Và khá giống như các bạn luôn lấy đó làm kim chỉ nam. Theo tôi, phần đông người khác không có các tài liệu ấy, hoặc có một vài nhưng không chủ trương bảo thủ đến mức coi đó là khuôn vàng thước ngọc.

Cách chọn vần cũng như luật lệ chỉ là sản phẩm của con người, qua ý kiến của số đông và những lỗ tai của con người, trên nguyên tắc không thể chính xác như những biểu đồ của oscilloscope nên khó phân đúng sai giữa hai quan niệm khác nhau.

Tôi nhớ có lần đưa ra những ví dụ để chứng minh khuynh hướng "không theo đối chan chát" của các tiền nhân, thì bị bài bát với lập luận đại khái cho rằng, có thể những thi gia ấy khi đã có nhiều thành tích bảo đảm cho tài nghệ của mình rồi, thì phá cách chơi đó đây vài cú. Nghĩa là không nên bắt chước những ví dụ tôi đưa ra ấy.

Là người thì ai cũng có cái sai, cái đúng phải không Bác? HH không cho Là những bậc Đại Thi Hào là sai, biết đâu trong quá trình in ấn có sự sai sót, hoặc là "tam sao thất bổn"? Hơn nữa khi làm những bài thơ đó tiền nhân không muốn làm theo luật? Cho nên chúng ta không thể vịn vào một số ít bài thơ của những bậc tiền nhân làm không đúng luật (có khi tác giả không làm theo luật) rồi làm theo hoặc cho đó là một cách đổi mới. Thí dụ như câu thơ này của Bà Huyện Thanh Quan bị xem như là Phá Cách:

chỗ này bạn HH hơi bộp chộp, câu nêu ra dưới đây là của bà Hồ.

Một đèo, một đèo, lại một đèo

Về phần gieo Vần (Vận) thì HH chỉ muốn nói thêm một chút: Sở dĩ có thêm cách gieo vần Thông vận hay Cưỡng vận hay là luật Bất luận là do nếu chỉ dùng Chính Vận, Chính Luật không thì khi làm bài thơ sẽ bị gò bó về ý vì từ ngữ đôi khi không đủ, không hay để diễn đạt. Cho nên chúng ta mới có luật Bất luậnThông Vận. Khi xưa, những bài thi về thể thơ Đường Luật, nếu dùng Thông vận hay Bất luận đều bị đánh rớt ở vòng đầu. Ngày nay trong những cuộc thi thơ Đường Luật (có những trang Web có tổ chúc thi thơ Đường Luật) Ban Giám Khảo đều ưu tiên cho những bài thơ dùng Chính LuậtChính vận hơn những bài thơ khác. Theo như Bác nói:

đây không phải là tôi nói, mà là tôi trích trong bài của sis VDN đưa về.

"Thơ tự do rất hợp với bán vận. Trong thể thơ này, vần hợp nhau chan chát (thí dụ: hình, tình) làm câu thơ kém hay"

Thì HH không đồng ý. Vì "hình" và "tình" là 2 chữ có cùng Chính vận (inh) và có cùng loại Thanh (Trầm Bình Thanh) cho nên nếu gieo vần khít nhau đương nhiên sẽ nghe "chan chát", nhưng nếu tác giả dùng toàn Chính Vận mà biết sữ dụng xen kẽ giữa Trầm Bình Thanh và Phù Bình Thanh như bài thơ sau thì bài thơ âm điệu sẽ không có gì là chan chát cả:

CẢNH CHIỀU HÔM

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn<-- Phù bình thanh
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn<-- Trầm Bình thanh
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn<-- Phù bình thanh
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn <-- Trầm bình thanh
Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn<-- Phù bình thanh

Bà Huyện Thanh Quan

Nếu như bạn nào không đồng ý thì thử làm một bài thơ gieo vần chính vận và xen kẽ giữa vần Bằng có dấu Huyền và vần Bằng Không dấu xem bài thơ đọc lên có khác hơn mấy bài thơ khác hay không?

Chữ "vần" chỉ góp một phần nhỏ cho âm điệu của bài thơ. Âm điệu bị chi phối bởi mỗi từ của toàn câu, và cả những câu trên câu dưới gần nhau. Toàn bộ âm thanh của một bài thơ rất giống như một bản nhạc.
Có nhiều lúc tôi chỉ cốt sửa một chữ vần từ "phù bình thanh" sang "trầm bình thanh" hay ngược lại, nhưng nếu chỉ làm thế thì nghe không lọt tai, phải sửa luôn cả khúc đầu hoặc khúc giữa của câu ấy.
Chi tiết này nằm trong địa hạt mênh mông của âm thanh, e rằng không có văn bản luật nào giúp ta được cả. Và phải tùy lỗ tai thẩm âm của từng người, mà nó lại có rất nhiều trình độ khác nhau.
Xin hỏi hơi lạc đề một câu :
"có khi nào bạn chơi một lô bản nhạc cùng "ton", rồi lúc sang một bản nhạc có "ton" khác nào đó (chứ không phải là tất cả mọi "ton" khác), bạn cảm thấy phải căng lại giây đàn chút xíu không ?"
Nếu có thì đó là bạn có lỗ tai thẩm âm rất bén nhạy. Muốn giải thích tường tận thì phải nói đến quá nhiều điều không thích hợp với trang này. Ví dụ như chuyện ngược đời là : một bán âm demi-ton diatonique lại lớn hơn một demi-ton chromatique, lý do khiến ông J. Sébastien Bach đề xướng ra cái gamme chromatique tempérée dùng đến ngày nay v.v.


Lời cuối HH chỉ mong là những trao đổi của HH và Bác Lá chỉ là với tinh thần học hỏi lẫn nhau mà thôi, những gì HH nói chưa hẳn là đúng, vì bể học mênh mông không ai có thể hiểu hết. Hơn nữa sách vỡ, luật lệ cũng do người đặt ra, không ai bắt buộc chúng ta phải theo hướng này hay hướng khác. Vào net chúng ta chủ yếu là tìm bạn để giao lưu học hỏi, nếu tìm được người mà cùng chung chí hướng thì tốt, nếu không thì chúng ta cũng nên tìm cách để hiểu nhau và xích gần, tôn trọng lối suy nghĩ của mỗi người hơn là khích bác, đả phá lẫn nhau, phải không Bác Lá và các bạn!

Sau cùng tôi xin góp tiếng với HH trong các câu kết luận màu đỏ.

HH luôn có chủ trương là hòa đồng với tất cả, tuy nhiên không đem thơ văn của mình đả phá lẫn nhau. Khi vào mạng chơi ai cũng muốn tìm cho mình giây phút thoải mái, HH không muốn làm phiền lòng các bạn thơ và Ban Điều Hành VNTQ, và chính mình.

Năm mới sắp đến, HH xin kính chúc Bác Lá và toàn thể thi hữu có một năm mói an khang, vạn sự như ý!

Kính mến
Hoàng Hà

* Sư Tỷ & Tứ Muội!

HH mong là hai vị nên trả sự yên tĩnh lại nơi cho Bác Lá cùng tất cả thi hữu.

Mến
Tam Thiện


Chào thân ái và đề nghị xin kết thúc sự trao đổi giữa chúng ta nơi đây với bài thơ :

NHƯ ÐÃ QUÊN RỒI
(thân tặng người trong cuộc)

Như đã quên rồi chuyện bữa qua
Vui duyên chung xóm dẫu riêng nhà
Thơ giăng vách lá tơ còn vướng
Chữ viết đầu song nét chửa mờ*
Muối mặn gừng cay trao nghĩa bạn
Tiếng Bằng giọng Trắc chọn câu ca
Vườn thơ còn mượt mà đây đó
Còn mãi tình thân thiết đậm đà !
Lá chờ rơi
* cố ý không dùng chữ "nhòa" để tránh vần chan chát, âu cũng là một cái bệnh hay tật của lỗ tai!




<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.01.2007 14:23:25 bởi lá chờ rơi >
bachvan 16.01.2007 15:07:35 (permalink)
0


NHƯ ÐÃ QUÊN RỒI
(thân tặng người trong cuộc)

Như đã quên rồi chuyện bữa qua
Vui duyên chung xóm dẫu riêng nhà
Thơ giăng vách lá tơ còn vướng
Chữ viết đầu song nét chửa mờ*
Muối mặn gừng cay trao nghĩa bạn
Tiếng Bằng giọng Trắc chọn câu ca
Vườn thơ còn mượt mà đây đó
Còn mãi tình thân thiết đậm đà !
Lá chờ rơi
* cố ý không dùng chữ "nhòa" để tránh vần chan chát, âu cũng là một cái bệnh hay tật của lỗ tai!


Thân họa

TIẾP BẠN
Nhắc làm chi nữa chuyện vừa qua
Hãy tiếp bạn thơ ghé viếng nhà
Vách lá mực đen còn chửa ráo
Đầu song phấn trắng lại chưa mờ
Trà tàu nhấm nháp mang mời bạn
Rượu quý uống nhiều gõ phách ca
Ngày tháng trôi hoài đâu có nghỉ
Chỉ mong vui vẻ chớ sa đà
bachvan

-Bachvan không phải trong cuộc nhưng thân họa được không bác Lá chờ rơi

lá chờ rơi 16.01.2007 18:56:18 (permalink)
0









Trích đoạn: bachvan

NHƯ ÐÃ QUÊN RỒI
(thân tặng người trong cuộc)

Như đã quên rồi chuyện bữa qua
Vui duyên chung xóm dẫu riêng nhà
Thơ giăng vách lá tơ còn vướng
Chữ viết đầu song nét chửa mờ*
Muối mặn gừng cay trao nghĩa bạn
Tiếng Bằng giọng Trắc chọn câu ca
Vườn thơ còn mượt mà đây đó
Còn mãi tình thân thiết đậm đà !
Lá chờ rơi
* cố ý không dùng chữ "nhòa" để tránh vần chan chát, âu cũng là một cái bệnh hay tật của lỗ tai!


Thân họa

TIẾP BẠN
Nhắc làm chi nữa chuyện vừa qua
Hãy tiếp bạn thơ ghé viếng nhà
Vách lá mực đen còn chửa ráo
Đầu song phấn trắng lại chưa mờ
Trà tàu nhấm nháp mang mời bạn
Rượu quý uống nhiều gõ phách ca
Ngày tháng trôi hoài đâu có nghỉ
Chỉ mong vui vẻ chớ sa đà
bachvan

-Bachvan không phải trong cuộc nhưng thân họa được không bác Lá chờ rơi

Tất nhiên là phải được rồi! Chẳng những chỉ "được rồi" mà còn rất vui, mặc dầu lắm khi cái vui đó chỉ "một mình mình biết một mình mình hay" khi vào thăm trang thơ. 
Vì những lúc ấy hoặc gấp rút hoặc không có gì nhiều để nói. Không lẻ lên tiếng trả lời mà chỉ có một câu để nói ?
Hiểu nhau vậy nhé!
Chào thân ái.
LCR
Đông Hòa 16.01.2007 20:18:50 (permalink)
0

Trích đoạn: lá chờ rơi


Trích đoạn: bachvan

NHƯ ÐÃ QUÊN RỒI
(thân tặng người trong cuộc)

Như đã quên rồi chuyện bữa qua
Vui duyên chung xóm dẫu riêng nhà
Thơ giăng vách lá tơ còn vướng
Chữ viết đầu song nét chửa mờ*
Muối mặn gừng cay trao nghĩa bạn
Tiếng Bằng giọng Trắc chọn câu ca
Vườn thơ còn mượt mà đây đó
Còn mãi tình thân thiết đậm đà !
Lá chờ rơi
* cố ý không dùng chữ "nhòa" để tránh vần chan chát, âu cũng là một cái bệnh hay tật của lỗ tai!


Thân họa : TIẾP BẠN


Nhắc làm chi nữa chuyện vừa qua
Hãy tiếp bạn thơ ghé viếng nhà
Vách lá mực đen còn chửa ráo
Đầu song phấn trắng lại chưa mờ
Trà tàu nhấm nháp mang mời bạn
Rượu quý uống nhiều gõ phách ca
Ngày tháng trôi hoài đâu có nghỉ
Chỉ mong vui vẻ chớ sa đà
bachvan

-Bachvan không phải trong cuộc nhưng thân họa được không bác Lá chờ rơi

Tất nhiên là phải được rồi! Chẳng những chỉ "được rồi" mà còn rất vui, mặc dầu lắm khi cái vui đó chỉ "một mình mình biết một mình mình hay" khi vào thăm trang thơ. 
Vì những lúc ấy hoặc gấp rút hoặc không có gì nhiều để nói. Không lẻ lên tiếng trả lời mà chỉ có một câu để nói ?
Hiểu nhau vậy nhé!
Chào thân ái.
LCR




Thân Họa : Chờ Mãi

Chờ mãi rồi ngày ấy cũng qua
Cầm tay mời đón bác vào nhà
Rượu đèo mắt ngắm đêm trăng sáng
Thơ hát miệng ngâm dưới mây xa
Hoan hỉ tâm lòng theo tiếng nói
Mơ màng cõi dạ với câu ca
Chợt đâu bóng nhẹ bình minh tới 
Lắng đọng niềm vui theo dáng hoa

Đông Hòa
16.01.07



<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.01.2007 04:39:20 bởi Đông Hòa >
Hoàng Hà 17.01.2007 01:22:04 (permalink)
0
Kính Bác Lá!
 
Hoàng Hà đã đọc qua bài viết trả lời của Bác, thôi thì bao nhieeu dó cũng tạm đủ cho chúng ta hiểu nhau phần nào. Những gì trao đổi của Bác cùng HH đến đây HH xin dừng lại để tránh những hiểu lầm thêm.
 
Cám ơn Bác đã nhắc nhở, vì sự lơ đễnh mà HH đã viết sai tên tác giả của câu thơ là  Bà Huyện Thanh Quan thay vì Hồ Xuân Hương (vì ở dưới HH có trích dẫn bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan nên mới có sự lầm lẫn này) HH đã sửa lại.
 
HH cũng xin cám ơn bài thơ Bác tặng cho người trong cuộc. Không muốn vào lại ra tay không, cho nên HH xin thay mặt Sư tỷ ThuyAnh và Tứ Muội QuynhNguyen họa đáp lại với Bác bài thơ mà Bác đã tặng hai vị.
 
Chúc Bác luôn vui!
 
Kính
Hoàng Hà

 

TIẾU HÌ HÌ !
(thân tặng ThuyAnh và QuynhNguyen)

Tỷ tung muội hứng có chi chi
Bản Nháp trang thơ đã đáng gì
Anh gọi "thơ Ðường" là "thơ Luật"
Chị than "năng thiếc" bất "năng chì"* !
Tay non vụng viết đành khôn sánh
Bút thép cao vung chẳng dám bì
Thi hữu bốn phương ngừng mắt liếc
Cùng nhau một phút tiếu hì hì** !
Lá chờ rơi
 
Kính Họa:
 
CÓ CHI
 
Bác hỡi xin đừng nóng giận chi
Lời qua tiếng lại sướng vui gì
Là thân đậu hủ thì cam hủ
Trót kiếp môi chì phải chịu chì
Hậu bối nào đâu chê với ghét
Tiền nhân sao nỡ trách cùng bì
Ai ơi có oán thì xin oán
Cháu vẫn hồn nhiên mỉm miệng hì
 
Hoàng Hà
Jan 16, 2007

Trần Mạnh Hùng 17.01.2007 03:47:52 (permalink)
0
TIẾU HÌ HÌ !
(thân tặng ThuyAnh và QuynhNguyen)

Tỷ tung muội hứng có chi chi
Bản Nháp trang thơ đã đáng gì
Anh gọi "thơ Ðường" là "thơ Luật"
Chị than "năng thiếc" bất "năng chì"* !
Tay non vụng viết đành khôn sánh
Bút thép cao vung chẳng dám bì
Thi hữu bốn phương ngừng mắt liếc
Cùng nhau một phút tiếu hì hì** !
Lá chờ rơi

Kính Họa:

CÓ CHI

Bác hỡi xin đừng nóng giận chi
Lời qua tiếng lại sướng vui gì
Là thân đậu hủ thì cam hủ
Trót kiếp môi chì phải chịu chì
Hậu bối nào đâu chê với ghét
Tiền nhân sao nỡ trách cùng bì
Ai ơi có oán thì xin oán
Cháu vẫn hồn nhiên mỉm miệng hì

Hoàng Hà

Tiếu Hí Hi
Chẳng có chuyện chi chẳng chuyện chi.
Hơi đâu giận chuyện chẳng ra gì
Trang thơ xướng họa vui tình bạn
Câu chuyện hứng tung nặng quá chì
Đường luật thơ xưa là ép xác
Tự do thơ tứ có ai bì
Ta yêu đường luật nên tìm đến...
Niêm luật trả người... tiếu hí hi.
Trần Mạnh Hùng
 
* Quý bạn muốn hiểu rõ niêm luật của thơ Đường  hay bất cứ loại thể thơ nào , xin vui lòng ghé đến Thư Viện Quốc Gia để tham khảo, ở đây toàn là nghiệp dư, không có thi hào, thi bá, chỉ là những người yêu thơ, thích thơ, ghi chép tạp nhạp vài câu ngẫu hứng chia xẻ cùng nhau ngâm hoạ trong tình bạn hữu.
 
* Cũng xin quý bạn nhớ rằng cách đây hơn trăm năm , Các cụ không có chữ quốc ngữ theo A, B , C như vậy làm sao tìm vần, tìm đúng âm trắc bằng , chỉ có cách là xướng lên nghe thuận lỗ nhĩ là được.
Luật thơ Đường không phải bất di bất dịch

Trân trọng  đa tạ
Trần Mạnh Hùng

 
 
 


<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.01.2007 05:30:36 bởi Trần Mạnh Hùng >
Đông Hòa 17.01.2007 09:45:26 (permalink)
0
Tuổi Xuân Già

Thời gian năm tháng tuổi xuân già
Nhưng mộng duyên thời cũng chửa pha
Chữ nhớ ru theo về dáng ngọc
Câu thương vẫn vọng tiếng nàng hoa
Nghe hồn mong mỏi ai tìm đến
Chột dạ mơ màng bậu bước qua
Một thoáng tâm tư đầy luyến nhớ
Ôi đời , có phải để riêng ta

Đông Hòa
18.01.07
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.01.2007 17:20:15 bởi Đông Hòa >
nguyens 17.01.2007 11:40:50 (permalink)
0
Tuổi Xuân Già

Thời gian năm tháng tuổi xuân già
Nhưng duyên và mộng chửa phôi pha
Chữ nhớ ru theo về dáng ngọc
Câu thương vẫn vọng tiếng nàng hoa
Nghe hồn mong mỏi ai tìm đến
Chột dạ mơ màng bậu bước qua
Một thoáng tâm tư đầy luyến nhớ
Ôi đời có phải để riêng ta

Đông Hòa
18.01.07

Xuân tình

Ngấp nghé năm mươi đã nói già
Gắng mà giữ sức để tiêu pha
Chiều buông gió nhạt -nghe thương ngọc
Đêm xuống sương mờ- thấy nhớ hoa
Thi thoảng dăm ngày cũng ghé lại
Dùng dắng đôi tháng nhớ thăm qua
Tết về nắng ấm -mai khoe sắc
Mơ nụ xuân tình - ai nhớ ta




nguyệt thảo 17.01.2007 15:32:09 (permalink)
0

Trích đoạn: nguyens

Tuổi Xuân Già

Thời gian năm tháng tuổi xuân già
Nhưng duyên và mộng chửa phôi pha
Chữ nhớ ru theo về dáng ngọc
Câu thương vẫn vọng tiếng nàng hoa
Nghe hồn mong mỏi ai tìm đến
Chột dạ mơ màng bậu bước qua
Một thoáng tâm tư đầy luyến nhớ
Ôi đời có phải để riêng ta

Đông Hòa
18.01.07

Xuân tình

Ngấp nghé năm mươi đã nói già
Gắng mà giữ sức để tiêu pha
Chiều buông gió nhạt -nghe thương ngọc
Đêm xuống sương mờ- thấy nhớ hoa
Thi thoảng dăm ngày cũng ghé lại
Dùng dắng đôi tháng nhớ thăm qua
Tết về nắng ấm -mai khoe sắc
Mơ nụ xuân tình - ai nhớ ta

---------------------------------------------------------------
Kính thưa  quý  bác  !
hồi  nảo  hồi  nao tới giờ   nguyetthao chưa  hề đụng tới  .. thơ  từ  .. Đường .  Nhưng  đi  ngang qua  thấy quá  vui .  Bữa  trước  có cậy nhờ  bác  Thiềng  Đức chỉ  giáo  cho  cách nhập  môn .  Cả  tuần  nay  hì hục  với  từ  Đường .  Hôm  nay  ,  gặp  bài thơ cùa  bác  Đông Hoà  thấy ngồ ngộ.  Xin  phép  quý  bác  cho  nguyetthao  được  võ  vẽ 
..  Cũng  kính  mong  chỉ  giáo  thêm  bởi biết  chắc  là  sẽ  còn  sai  xót . 


XUÂN  GÂN 

Tuổi  mới  năm  mươi !  chửa  dám  già
bởi  còn  ..  cơ  hội  phải  xông  pha
tóc  trắng  chưa  quên   thời  phong  nguỵêt
da  chì   vẫn  nhớ  thói  trăng  hoa
ai  thích   ai thương   thì  gọi / ghé
đâu  cần  đâu  nhớ bảo  qua  /  qua
có  sao  nói  vậy  /  lòng  thật thế 
không  tin   thì cứ  thử  gân  ta 


lá chờ rơi 17.01.2007 16:05:05 (permalink)
0

















Trích đoạn: nguyệt thảo


Trích đoạn: nguyens

Tuổi Xuân Già

Thời gian năm tháng tuổi xuân già
Nhưng mộng duyên thời cũng chửa pha
Chữ nhớ ru theo về dáng ngọc
Câu thương vẫn vọng tiếng nàng hoa
Nghe hồn mong mỏi ai tìm đến
Chột dạ mơ màng bậu bước qua
Một thoáng tâm tư đầy luyến nhớ
Ôi đời có phải để riêng ta

Đông Hòa
18.01.07

Xuân tình

Ngấp nghé năm mươi đã nói già
Gắng mà giữ sức để tiêu pha
Chiều buông gió nhạt -nghe thương ngọc
Đêm xuống sương mờ- thấy nhớ hoa
Thi thoảng dăm ngày cũng ghé lại
Dùng dắng đôi tháng nhớ thăm qua
Tết về nắng ấm -mai khoe sắc
Mơ nụ xuân tình - ai nhớ ta

---------------------------------------------------------------
Kính thưa  quý  bác  !
hồi  nảo  hồi  nao tới giờ   nguyetthao chưa  hề đụng tới  .. thơ  từ  .. Đường .  Nhưng  đi  ngang qua  thấy quá  vui .  Bữa  trước  có cậy nhờ  bác  Thiềng  Đức chỉ  giáo  cho  cách nhập  môn .  Cả  tuần  nay  hì hục  với  từ  Đường .  Hôm  nay  ,  gặp  bài thơ cùa  bác  Đông Hoà  thấy ngồ ngộ.  Xin  phép  quý  bác  cho  nguyetthao  được  võ  vẽ 
..  Cũng  kính  mong  chỉ  giáo  thêm  bởi biết  chắc  là  sẽ  còn  sai  xót . 


XUÂN  GÂN 

Tuổi  mới  năm  mươi !  chửa  dám  già
bởi  còn  ..  cơ  hội  phải  xông  pha
tóc  trắng  chưa  quên   thời  phong  nguỵêt
da  chì   vẫn  nhớ  thói  trăng  hoa
ai  thích   ai thương   thì  gọi / ghé
đâu  cần  đâu  nhớ bảo  qua  /  qua
có  sao  nói  vậy  /  lòng  thật thế 
không  tin   thì cứ  thử  gân  ta 

Thân chào bạn NguyetThao,
 
Bài của bạn chỉnh sửa chút xíu như dưới đây thì chắc là thầy Thiềng Ðức sẽ đồng ý. Những chữ đỏ chỉ bị dời chỗ, những chữ xanh là chữ mới thay thế chữ cũ cho đúng Bằng Trắc.
Nói hộ với sư phụ Thiềng Ðức là tôi gởi lời thăm và chúc lành năm mới.
LCR (Bác Lá của nhóm trẻ)
 
XUÂN  GÂN 

Tuổi  mới  năm  mươi !  chửa  dám  già
bởi  còn  ..  cơ  hội  phải  xông  pha
chưa  quên  tóc  trắng  thời  phong  nguỵêt
vẫn  nhớ  da  chì thói  bướm hoa
ai  thích   ai thương   thì  gọi / ghé
đâu  cần  đâu  nhớ bảo  qua  /  qua
có  sao  nói  vậy  /  lòng  như thế 
cứ  thử  gân thì sẽ biết ta 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.01.2007 19:23:50 bởi lá chờ rơi >
#2576
    Đông Hòa 17.01.2007 17:22:11 (permalink)
    0
    Tuổi Xuân Già

    Thời gian năm tháng tuổi xuân già
    Nhưng mộng duyên thời cũng chửa pha
    Chữ nhớ ru theo về dáng ngọc
    Câu thương vẫn vọng tiếng nàng hoa
    Nghe hồn mong mỏi ai tìm đến
    Chột dạ mơ màng bậu bước qua
    Một thoáng tâm tư đầy luyến nhớ
    Ôi đời , có phải để riêng ta

    Đông Hòa
    18.01.07

    Nhờ quý vị chỉnh quote dùm....rất cảm ơn
    Dh
    #2577
      lá chờ rơi 17.01.2007 17:47:13 (permalink)
      0










      thân mời

      NỬA KIẾP PHÙ DU

      Nửa kiếp phù du một kiếp người
      Trăm năm còn thiếu nợ đôi lời
      Nhớ chăng trước đó từ đâu đến ?
      Mà bận lòng ni lúc nghỉ chơi ?
      Vạn vật nhiệm mầu tay tạo đúc
      Muôn tầng diễm ảo cõi an bài
      Ðược vui một kiếp làm nhân thế
      Xin chớ vong ân oán trách trời !
      Lá chờ rơi

      Ouf! đến mức là cũng vừa cạn xí-oách.






      <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.01.2007 23:49:13 bởi lá chờ rơi >
      #2578
        Trần Mạnh Hùng 17.01.2007 23:18:51 (permalink)
        0
        Kính mời
         
        MUÔN THUỞ 1

        Người yêu ơi! Nhớ nhung muôn thuở
        Thuở học trò chân sáo thấp cao
        Thuở dại khờ hương thơm má phấn
        Thuở trinh nguyên ngọt lịm môi đào
        Thuở hồn nhiên đắm say chưa trọn...
        Thuở mộng mơ ngây ngất ước ao...
        Thuở hẹn hò tình yêu chợt đến
        Thuở thương em cuống quýt xanh xao
        Trần Mạnh Hùng



        MUÔN THUỞ 2

        "Người yêu ơi ! Nhớ nhung muôn thuở."
        Ánh mắt nào đưa đón, đón đưa.
        Làn tóc nào  đan dài nỗi nhớ.
        Bờ môi nào kết nụ ươm mơ.
        Vòng tay nào chắt chiu ân ái.
        Lời nói nào chia xẻ lẳng lơ.
        Anh nhớ em xoay tròn khép kín.
        Anh yêu em quay quắt bơ phờ.
        Trần Mạnh Hùng
        1-2007


        MUÔN THUỞ  3

        " Thuở hoc trò chân sáo thấp cao."
        Tung tăng đuổi bắt lá vàng chao.
        Vờn quanh gót ngọc vương màu nắng.
        Bám nhẹ tóc mây óng ánh sao.
        Trong vắt bầu trời - trong mắt biếc.
        Mộng còn bỏ ngõ - mộng chưa trao
        Giọng cười rạng vỡ không vương vấn.
        Sảng khoái lòng riêng vị ngọt ngào
        TMH

         
         
        MUÔN THUỞ 4
         
        “Thuở dại khờ hương thơm má phấn”
        Thuở trăng e ấp chớm mười ba
        Áo dài  ngượng nghịu theo ô nhảy.
        Sách vở hồn nhiên với bướm hoa
        Tóc búp bê bay mùi mực tím
        Mắt bồ câu đậm nhớ hàng qùa
        Tan trường những buổi chiều bên phố
        Có kẻ nối theo, nối thiết tha
        1-2007
         

         
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.01.2007 06:34:02 bởi Trần Mạnh Hùng >
        #2579
          phu ong 17.01.2007 23:31:27 (permalink)
          0

          Trích đoạn: lá chờ rơi

          thân mời

          NỬA KIẾP PHÙ DU

          Nửa kiếp phù du một kiếp người
          Trăm năm còn thiếu một đôi lời
          Nhớ chăng trước đó từ đâu đến ?
          Mà bận lòng ni lúc nghỉ chơi ?
          Muôn loại nhiệm mầu tay tạo đúc
          Ngàn phương huyễn ảo cõi an bài
          Ðược vui một kiếp làm nhân thế
          Xin chớ vong ân oán trách trời !
          Lá chờ rơi

          Ouf! đến mức là cũng vừa cạn xí-oách.







          MẤY TUỔI ĐỜI.
          Bao năm mới đủ một đời người
          Phận số bấy nhiêu mới trọn lời
          Sở tại muôn người cầu phước toại?
          Thiên đàng lắm kẽ muốn tìm chơi?
          Quyền năng tạo hóa ai nào biết
          Khéo lắm thời nay cố giãi bài *
          Có tử có sinh nào khác biệt
          Khá khen tuyệt diệu mệnh cung Trời !
          PO 1/17/07
          PO cố tình họa theo vần....
          Cũng mới tập tành thơ họa...xin quý bạn hửu chỉ điểm !
          #2580
            Thay đổi trang: << < 172173174 > >> | Trang 172 của 520 trang, bài viết từ 2566 đến 2580 trên tổng số 7792 bài trong đề mục
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9