BẢN NHÁP THƠ ĐƯỜNG XƯỚNG-HỌA
*Kim Giang đã làm Thầy xấu hổ rồi! Chỉ biết sửa dần cho đúng thôi! Hu hu

; Cảm ơn người chỉ bảo, sửa lại vần nhất quán!
COPY:
Sau đây là một bài thơ xưa, nhưng vẫn có thể dùng để nói chuyện nay :
CẢM THUẬT
Mình ốc mang rêu rửa sạch ai
Rung cây nhát khỉ thói quen hoài
Mèo cào xuể vách còn chi sức
Sứa nhảy qua đăng mới gọi tài
Nhớ kẻ dang roi tung vó ngựa
Ðố ai lấy thúng úp mình voi
Truông chưa qua khỏi đừng khinh khái*
Chim sổ lồng ra để đó coi.
Ông Ích Khiêm
* khái là con cọp
Cái hay của bài này còn thêm ở chỗ mỗi câu chứa một thành ngữ “mình ốc mang rêu”, “rung cây nhát khỉ” v.v. Trừ câu thứ 5 nói việc Lưu Huyền Ðức bị sa lầy với con ngựa Ðích Lô.
Thân mời quý bạn tham gia bày tỏ tâm tình.
Lá chờ rơi
CHÈO LÁI
(Kính tặng Bác Lá)
Chín bỏ làm mười chẳng giận ai
Liền vai cái chữ cứ theo hoài
Tiên...văn lễ nghĩa người phân giải
Nhẫn nhã măng...tre kẻ cậy tài
Bóng cả ôm cùng pho điển tích
Cây cao chẳng nhích lúc ương tai
Trông nhiều sóng gió mà lo lắng
Trụ vững tay chèo tới nắng mai!
Kim Giang
Mình ngồi đọc từ đầu đến cuối, thấy thật là thất vọng, văn thơ là để làm gì? đó là sự giao lưu chuyển tải tâm hồn của người viết, để chia xẻ với nhau... Thật đáng tiếc cho những kẻ có tài mà chữ đức lại khiếm khuyết đi, lòng đố kỵ và xuyên tạc nhau thì sao tư tưởng ra văn thơ được? Ai cũng bước từ từ từ thấp đến cao, chẳng ai mới sinh ra biết khóc chưa biết nói mà đã biết làm thơ Đường Luật cả. Còn về đối ở bốn câu Thực và kết thì theo cách nói của những bạn cố ý châm chọt đủ thể hiện cái sự " thiếu hiểu biết mà ưa nói chữ " rồi. Liệu bạn đọc được bao nhiêu bài? những văn nhân xưa kia cũng có nhiều câu đối phớt qua, vì sao? vì cái hồn cái ý quan trọng, cũng như con người chú trọng quá cái hình thức mà đánh mất cái tâm...ngôn ngữ thì hữu hạn, mà tư tưởng thì vô bờ... Mong rằng nếu không thích thì có thể chơi một mình hay làm thơ tự xem lấy khen lấy đừng làm cảnh quan thêm rối ren !
Chân thành từ một trái tim
Có những điều vượt trên cả thành công
Khi cảm nhận được nỗi đau người khác
cũng như ta khi lỡ đường lầm lạc
Có tri âm san xẻ những nỗi niềm
Làm thơ văn là khai thác niềm riêng?
Cũng có thể! Nhưng vạn người vạn kiểu
Kẻ cao tay nên giỏi tài cách điệu
Kẻ chân thành ấm ớ mãi lời...văn
Trong cuộc đời có lúc hạ , lúc thăng
Ai cũng sẽ có những lần bối rối
Hãy gom góp và xây thành cơ hội
Bằng trái tim nguyên vẹn sự trong lành
Tulipdenus
dù đây là thể thơ ngẫu hứng B-T chưa thông, nhưng xin phép gửi vào đây tặng Bác Lá cùng thi hữu thơ đường, bài " chân thành từ một trái tim" của Tulipdenus
Cảm Nghĩ Trang THƠ ĐƯỜNG XƯỚNG HOẠ không còn của cá nhân mà trở thành trang thơ của cộng động" PUBLIC "( không còn riêng tư của Bác Lá nữa ) mà tất cả mọi thànnh viên yêu mến trang thơ này đều có bổn phận bảo vệ ,là để duy trì sự thân ái, duy trì sự vui tươi của trang thơ. Vì thế nhiệm vụ của tui -thành viên của Trang Thơ - là giữ gìn trang thơ không bị vẩn đục. Việc tui yêu cầu ban Quản Trị là đúng thôi. Chào thân ái Trần Mạnh Hùng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.03.2007 04:11:37 bởi Trần Mạnh Hùng >
Đừng Trách Nhau Chi Trách móc làm chi lời nói sơ Có thương mới nhắn lại câu hờ
Bảo anh ! Rằng sửa dùm vần ấy
Kêu chị ! Nè thay giúp chữ thơ
Kẻ trước vui lòng hồn khoáng đãng Người sau sướng dạ trí thôi mờ
Hợp hoà một chốn đầy thân ái
Tay mặt cùng nhau chung giấc mơ
Đông Hòa
11.03.07
XIN NHỚ RẰNG ĐÂY LÀ TRANG THƠ "BẢN NHÁP", (như vậy đã rõ nghĩa , không cần phải đào sâu.)
của những người mới tập sự làm thơ Đường. Hương muốn có những áng thơ hay, những bài thơ được ca tụng , thì nơi đây không phải chỗ của Hương mong mỏi.
Đúng nơi đây là PUBLIC cần những bài tay xây dựng , không cần những bàn tay khuấy động , gây xích mích, chia rẽ, không cần những lời nói đưa đẩy châm biếm,
Trang thơ này bình yên , hoà dịu, những ngòi bút dễ thương , không cầu kỳ, những vần thơ sai niêm luật cần phải khuyến khích, giúp đỡ, dìu dắt
Tôi đề nghị Hương lập cho mình một trang thơ Đường như vậy mới hợp lý và hợp tình, tha hồ làm những bài thơ tuyệt tác
Tôi nghĩ rằng như vậy quá đủ, chấm dứt sự tranh cãi ở đây.
Chào đoàn kết
Trần Mạnh Hùng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.03.2007 21:09:25 bởi NuHiepDeThuong >
Lẻo Mép Một kẻ dương môi múa suốt ngày Hay gì cái giống mạt gà bay
Chiều kênh anh trẻ lời đàm tiếu Sáng kích ông già tiếng chẳng hay
Hoá lại lòng trơ như bụng ếch Còn thêm hồn rổng tựa con quay
Tư duy nào có mà lên tiếng
Tự đại cho rằng mình giỏi đây
Đông Hòa
11.03.07
Chào bạn Huongtinhdoi,
tôi đang viết bài thì bạn đã nhanh tay, vậy xem như bài này của tôi gửi trước nhé.
thân mến.
LCR
***
Xin có vài lời góp ý
Ðịnh nghĩa : Từ « thơ Ðường » thường vẫn được dùng để chỉ những bài thơ chúng ta làm ra theo kiểu cách của thơ Ðường thời Ðường, như trên vài tờ báo ghi là « góc thơ Ðường », trên vài tuyển tập thơ nhiều tác giả ghi là « những bông hoa của thơ Ðường », và như UNESCO gọi những CLB mà họ bảo trợ là « Câu Lạc Bộ thơ Ðường UNESCO » v.v. Góp ý : Việc học làm thơ theo kiểu cách thơ Ðường là ta học những cái « ta cho là hay » và những cái « ta làm được ». Những cái « ta không thích » thì ta không làm theo. Những cái « ta không làm được » dĩ nhiên ta cũng chẳng làm theo. Ai muốn gọi thơ ta là gì tùy ý, miển là đừng có thái độ dẫm lên người khác để được nhóng lên cao. Vả lại, cần gì phải viện đến thơ người khác, họ chỉ cần tuyên bố rằng « thơ như thơ họ đang chơi, thơ phải đủ điều kiện như thế này, thế nọ v.v., thì mới đáng được gọi là …. v.v. ». Và cụ thể nhứt là nếu những người ấy để lại được cho đời, cho Thư Quán, những bài thơ hay, được nhiều người ưa thích thì « hữu xạ tự nhiên hương », họ sẽ được cả làng tôn quý. Họ khỏi cần chê ai chi cho đụng chạm, khỏi cần tự đề cao chi cho mang tiếng là khoe khoang. Trang Bản Nháp thơ Ðường Xướng Họa được mở ra để cổ xúy sự học tập làm thơ Ðường. Từ trước đến nay luôn có sự nhắc nhở nhau về sự sai « Bằng Trắc », về việc phải cố gắng viết cho có đối, về bố cục, và về mọi khía cạnh khác để làm cho bài thơ được hay hơn. Và lẽ dĩ nhiên là rất cần có sự Xướng Họa để gây hào hứng. Sự học tập luôn được hiển lộ ra trên trang thơ này, ngay cả trong ngày hôm qua, hôm kia. Và tôi luôn kêu gọi sự tiếp tay của những ngòi bút đã điêu luyện, trưởng thành trên địa hạt thơ Ðường, để hướng dẫn các bạn mới vào làng. Nhưng rất tiếc là phần lớn những người đó chỉ thích đi chơi với những người giỏi, hơn là chơi ở đây, trang Bản Nháp. nhắn riêng bạn Hùng : Huongtinhdoi đưa bài vào với thiện ý để giúp ta thấy … vì « minh thương dễ tránh, ám tiễn khó phòng ». Cám ơn bạn Huongtinhdoi. Cái làm Hùng giận có thể là cái khác, người khác, không nên xóa bài của HTD. Thân mến chào tất cả. LCR
Đống Cứt Trâu Còn Xài Được Huống Gì Đồ Tốt Một đống ịa trâu chẳng ích gì Ủ rồi công dụng cứ như ri
Cây xanh nhờ hút phân đem thải
Lá mướt do ăn cứt bỏ đi
Rằng biết của kia đồ hư thối Dù cho loại ấy giống vô tri
Nhưng khi biết cách thì dùng được
Có dở nhưng xài được mấy ly
Đông Hòa
11.03.07
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.03.2007 05:49:55 bởi Đông Hòa >
.........
Tôi thành thật khuyên các bạn mới tập chơi thơ Đường không nên gấp rút đi vào các thể thơ cầu kỳ. Nên dành sự cố gắng để trao dồi loại thơ thông thường cho thật hay trước đã.
thân mến.
LCR
*Bác Lá kính mến! Bác nói vậy nhưng cháu vẫn cố làm mong có sai sót lại được Bác quan tâm chỉ bảo!
TÂY HỒ ĐỆ NHẤT
Đầy sương phủ sóng mặt Tây Hồ
Ấy tuyệt như tranh bức hoạ đồ
Mây tóc buông vương mềm dáng ngọc
Thuỷ ngư lồng Nguyệt lọc chân châu
Cây xanh líu díu chim làm tổ
Sử chép rền vang chiến tích to
Bầy tỏ Thiên hà tìm Đệ Nhất
Tây Hồ mộng cảnh hiếm đem so
Đem so hiếm cảnh mộng Hồ Tây
Đệ Nhất Thiên hà tìm tỏ bầy
Chiến tích to vang rền chép sử
Tổ làm chim líu díu xanh cây
Chân châu lọc Nguyệt lồng ngư thủy
Ngọc dáng mềm vương buông tóc mây
Đồ họa bức tranh như tuyệt ấy
Hồ Tây mặt sóng phủ sương đầy!
Kim Giang
Kim Giang mến,
Cố gắng làm chơi thì không ai cản. Tuy nhiên bài của KG có nhiều khuyết điểm quá. Sự « thuận nghịch » đọc không hoàn toàn được tôn trọng :
Ðem so
đệ nhất
chiến tích to
líu díu
chân châu
Những cụm từ trên không có “đọc ngược” thì làm sao mà được mang tên là “thuận nghịch đọc” ?
Về ý nghĩa của từng câu thì :
TÂY HỒ ĐỆ NHẤT
Đầy sương phủ sóng mặt Tây Hồ (tạm được)
Ấy tuyệt như tranh bức hoạ đồ (tạm được)
Mây tóc buông vương mềm dáng ngọc (không rõ nghĩa)
Thuỷ ngư lồng Nguyệt lọc chân châu (không rõ nghĩa)
Cây xanh líu díu chim làm tổ (tạm được)
Sử chép rền vang chiến tích to (tạm được)
Bầy tỏ Thiên hà tìm Đệ Nhất (không rõ nghĩa)
Tây Hồ mộng cảnh hiếm đem so (không rõ nghĩa)
Đem so hiếm cảnh mộng Hồ Tây (không rõ nghĩa)
Đệ Nhất Thiên hà tìm tỏ bầy (có nghĩa mà cũng là vô nghĩa)
Chiến tích to vang rền chép sử (tạm được)
Tổ làm chim líu díu xanh cây (gần như vô nghĩa)
Chân châu lọc Nguyệt lồng ngư thủy (gần như vô nghĩa)
Ngọc dáng mềm vương buông tóc mây (gần như vô nghĩa)
Đồ họa bức tranh như tuyệt ấy (tạm được)
Hồ Tây mặt sóng phủ sương đầy! (được)
Kim Giang
chỉ có một câu hoàn toàn nghe được, với lời lẻ trơn tru tự nhiên là :
Hồ Tây mặt sóng phủ sương đầy!
Sự thật là vậy, đừng phiền ông “bình thơ”.
Thân mến,
Bác Lá
*Bác Lá kính mến! KG đang sửa và mong Bác cùng các anh chị em trong trang thơ quan tâm bình sửa giúp! Để bài thơ có thể tới với chữ Được - Kim Giang
TÂY HỒ ĐỆ NHẤT
Đầy sương phủ sóng mặt Tây Hồ
Ấy tuyệt như tranh bức hoạ đồ
Mây quyện rồng in soi mắt ngọc
Vóc thêu nguyệt ảnh nét xuân tô
Cây xanh rợp đất chim yêu tổ
Sử chép say trời, Tháp Bút To (Gửi)
Đây nhạn hồng mang tin hé lộ
Tây Hồ nhất - Cảnh có đâu so
So đâu có cảnh...Nhất Hồ Tây
Lộ hé tin mang, Hồng nhạn đây
To: Bút Tháp trời! Say chép sử
Tổ yêu chim, đất rợp xanh cây
Tô xuân nét ảnh nguyệt thêu vóc
Ngọc - Mắt soi in rồng quyện mây
Đồ họa bức tranh như tuyệt ấy
Hồ Tây mặt sóng phủ sương đầy!
Kim Giang
THƠ HAY, THƠ DỞ Thơ hay không hẳn là do “thể thơ”. Thể thơ chỉ được lựa chọn theo sự thích hợp với đề tài, còn thơ hay hay dở vẫn là phải do tài năng của tác giả. Như bài thơ sau đây, tài hoa nằm trong những tư tưởng được phơi bày, trong cách dàn trải ý tứ, nhứt là trong cách “ngắt đoạn” rất khéo (theo tôi). QUÊ HƯƠNG Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ 'Ai bảo chăn trâu là khổ ?' Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao. Có những ngày trốn học Ðuổi bướm cạnh bờ ao Mẹ bắt được Chưa đánh roi nào tôi đã khóc Cô bé nhà bên nhìn tôi cười khúc khích ... * Rồi cách mạng bùng lên Và kháng chiến trường kỳ Quê tôi đầy bóng giặc Từ biệt mẹ tôi đi Cô bé nhà bên có ai ngờ cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi ! Giữa cuộc hành quân không nói được một lời Ðơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi ... * Hòa bình tôi trở về đây Với mái trường xưa, bãi mía luống cày Lại gặp em thẹn thùng nép sau cánh cửa Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ : Còn chuyện chồng con ? - Chuyện chồng con khó nói lắm anh ơi ! Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi Em để yên trong tay tôi nóng bỏng ... * Rồi hôm nay nhận được tin em Không tin được dù đó là sự thật Giặc bắn em rồi quăng mất xác Chỉ vì em là du kích em ơi ! Ðau xé lòng anh chết nửa con người ... * Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi. Giang Nam Dường như bài thơ trên như thế là thuộc dạng “thơ tự do” ? Nếu được công nhận như thế, thì tôi xin thú nhận rằng : Trong Thư Quán, tôi chưa gặp được bài thơ Ðường nào hay, gây cho tôi nhiều sự rung cảm, suy tư, nghiền ngẫm, xem tới xem lui, như bài thơ “tự do” này. Và phải nói là dòng thơ nào cũng có những “quái thai” của nó : thơ “tự do” có những quái thai của thơ “tự do”, cũng như thơ Ðường có những quái thai của thơ Ðường. Nếu phải đem so sánh, chúng ta phải công bằng : cái hay so với cái hay, cái dở so với cái dở. Còn đem cái dở so với cái hay thì đó chỉ là một hành động trá ngụy. Thơ Ðường muốn theo đúng “luật” thì phải như thế nào ? Mỗi vị tôn sư có bài bản riêng của họ trên nhiều chi tiết, khỏi cần nói đến. Chỉ cần xét hai yếu tố mà trên nguyên tắc mọi người đều phải tôn trọng. Ðó là hai cặp “Thực” và “Luận”. Trong số thơ xưa, hai bài sau đây, “Thực” và “Luận” rất rõ ràng : Tôn Phu Nhơn qui Thục Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng Ngàn thu rạng tiết gái Giang Ðông Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc Về Hán trao tria mảnh má hồng Son phấn thà cam dày gió bụi Ðá vàng chi để thẹn non sông Ai về nhắn với Châu Công Cẩn Thà mất lòng anh đặng bụng chồng. Tôn Thọ Tường bài họa Tôn Phu Nhơn qui Thục Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng Mặt ngả trời chiều biệt cõi Ðông Khói tỏa đồi Ngô un sắc trắng Duyên về đất Thục đượm màu hồng Hai vai tơ tóc bền trời đất Một gánh cương thường nặng núi sông Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng. Phan Văn Trị Nhưng không phải tất cả thơ xưa đều được thế. Những lò thơ quyết tâm theo đúng “luật”, thơ của họ có đúng “Thực” ra “Thực”, “Luận” ra “Luận” không ? Nếu tất cả thơ của “lò thơ” ấy đều được vậy thì xin nghiêng mình bái phục. Còn như nếu bài được bài không, thì điều ấy có nghĩa là vẫn có sự châm chế về “luật lệ”. Sự khắc khe cho rằng phải theo “luật” đúng hết thì mới được mang tên … cũng có cái hay là ai thích được mang tên … thì phải cố gắng theo “luật”. Nhưng “luật” phải theo là như thế nào ? Nước ta chưa có Hàn Lâm Viện. Mà các vị tôn sư thì luôn có một chút gì riêng cho môn đệ của mình. Vậy có chắc gì những luật ấy của một lò đề ra, đều sẽ được mọi lò khác nhìn nhận ? Do đó nên trong trang Bản Nháp này, ngoài những lỗi kỹ thuật do sự thiếu tài năng của tác giả, còn có nhiều sự dễ dải khác, để không làm nản lòng người mới tập chơi. Biết vậy rồi, ai thích chơi với chúng tôi thì cửa lúc nào cũng mở rộng. Ai rời chúng tôi để tìm một nơi khác xứng tài so sức hơn thì xin cứ tự nhiên. Chúng tôi xin cầu chúc các bạn ấy được toại ý với sân chơi mới. Thân ái chào tất cả. LCR
Xin Xoá
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.03.2007 17:37:52 bởi Đông Hòa >
Thu
Hoa rơi lác đác giấc mơ sầu
Chợt tỉnh nghe hồn lạc chốn đâu
Thu đến Hồng vàng mau nhạt sắc
Hè đi Liễu thắm chóng phai mầu
Trăng tàn đối bóng trăng u uẩn
Mộng vắng ôm hình mộng đớn đau
Cách biệt nhau rồi tim rướm máu
Giờ đây cánh Hạc tận phương nào
Thùy Linh
Thân họa
HƯ VÔ
Kiếp sống nhân gian vạn nỗi sầu
Mảnh đời trôi nổi biết về đâu
Đây cành hoa dại sương phai nét
Kia nấm mộ hoang cỏ úa màu
Thân lỡ đeo mang thân héo mục
Phận đà trói chặt phận thương đau
Hồng trần gói lại câu duyên nghiệp
Một cõi hư vô tận chốn nào
Nghêu ngao Sáng vác xe phi tối lại về Làm thơ trái khoáy mặc ai chê Nhàn cư hạ bút dăm câu thả Hữu sự buông tình bảy chữ ca Ý bạn! Lời vàng chia sẻ khó Tình thầy! Nghĩa lớn dắt dìu qua Trăm lo cuộc sống còn đôi lúc Nghểnh cổ nghêu ngao một khúc vè…
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.03.2007 17:37:31 bởi Đuyên Hồng >
Giao cảm
Bước nhỏ lang thang vạn ngõ đường
Hành trang chép lại chỉ vài chương
Lời thầy chỉ dạy lời vàng ngọc
Ý bạn khuyên răng ý sắc hương
Hạnh ngộ thi đàn trên vạn nẻo
Tri giao xướng hoạ khắp muôn phương
Trau dồi học nghệ cùng bằng hữu
Một chút thành tâm để rạng tường
Td
NHẮN NHỦ
Thả bước vi vu chốn họa đường
Nào ai biết được nghĩa văn chương
Hơn thua chớ để lòng ai oán
Đẹp tốt đừng khoe mẽ lá hương
Kính trọng người trên thầy bốn hướng
Thương yêu kẻ dưới bạn mười phương
Tri âm một tiếng tơ tình ấy
Gửi đến cho nhau để tỏ tường…
ĐH
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.03.2007 21:23:05 bởi Đuyên Hồng >