BẢN NHÁP THƠ ĐƯỜNG XƯỚNG-HỌA
Kiếp Ni Cô
Xuống tóc làm ni đứng quét chùa
Vùi quên tủi hận giữa cơn mưa
Bởi tình xưa lỡ trao giông bão
Nên mộng nay đành để nước lùa
Cay đắng từng lời thôi chẳng nói
Ngọt ngào lắm tiếng cũng không mua
Từ khi đuổi lá mùa thu rớt
Giữa trái tim ai lặng sóng đùa
Đông Hoà
29.03.07
CẢNH HỘI CHÙA chuông vọng ngân nga có phải chùa rêu phong đã chất mấy mùa mưa xô nghiêng mái lợp nơi cùng gió vênh nứt cột cao chốn nắng lùa sư sãi bốn mùa gieo phật pháp con buôn năm tháng gọi người mua tam quan nhộn nhịp tay sửa lễ ngoài cổng rối ren cảnh chọc đùa. DUY GIANG
Cốc keng Đèn đen. Lốc cốc leng keng lại leng keng. Leng keng lốc cốc dưới ánh đèn. Keng keng cốc cốc leng keng cốc. Keng cốc cốc keng tắt tối đen. Nguyên Thạch. Tháng Tư Đen.
Mời quí bạn đọc một bài thơ hay tôi mới vừa nhận được.
Hôm trước tôi nêu ra bài Quê Hương thuộc thể thơ « tự do ».
Nay bài Ðôi Dép này thuộc thể thơ « mới ».
Ðọc những bài thơ hay để suy ngẫm và may ra tìm được những điều hữu ích. Ví dụ như là :
- thể thơ nào cũng có những bài thơ hay. Ðừng vội huênh hoang cho rằng thơ Ðường là thơ « trí tuệ, đỉnh cao v.v. »
- thơ hay không cần đến những ngôn từ « dao to búa lớn », vì loại nầy thường « thật kêu » nhưng cũng là « thật rỗng »
- thơ hay nhờ vào ý tứ dàn trải bên trong, chứ không phải chỉ nhờ vào cái « xác thơ » có vần tốt, bằng trắc tốt, đối tốt mà đủ.
Mong rằng những sự suy ngẫm trên sẽ giúp chúng ta viết được những bài thơ Ðường đẹp đẻ hơn.
Người ta có nhận xét rằng trang Bản Nháp có những bài thơ « chưa sạch nước cản ». Nhận xét ấy đúng 100%. « Chưa sạch nước cản đây có thể coi như là « còn sai luật Bằng Trắc ». Vậy các bạn nên cố gắng một chút để kiểm soát lại điểm này trước khi đưa bài lên.
Người ta cũng nhận xét rằng trang Bản Nháp là loại thơ « tạp nhạp » vì không có đối. Nhận xét này cũng đúng 100% vì chúng ta có đưa lên những bài thơ như vậy. Vậy các bạn nên cố gắng săn sóc kỷ hơn các cặp đối.
Rồi tôi xin nói thêm là : thơ phải có hồn, tức lời thơ phải có ý nghĩa. Vậy các bạn phải cố tránh những câu thơ « vô nghĩa ». Và tránh cho trang Bản Nháp những bài thơ vô nghĩa. Ðây chỉ là mới bước đầu, nếu câu thơ có được một cái nghĩa « đen ». Vì ngoài « nghĩa đen » ra thường thì câu thơ phải hàm súc một cái gì hơn thế.
Khi viết :
« Cờ đương dở cuộc không còn nước »
« Bạc chửa thâu canh đã chạy làng »
Cụ Nguyễn Khuyến đâu phải cố ý tả chuyện đánh cờ, đánh bạc ?
Nói thế là các bạn hiểu rồi. Nên xin mời đọc bài thơ :
ÐÔI DÉP
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau
Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh
Ðôi dép vô tri khắn khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia ……
Nguyễn-Trung-Kiên
Ý tứ đơn giản mà sâu đậm, câu thơ súc tích nhưng không có chữ thừa, đã gây được những cảm xúc sâu xa cho người đọc. Ðó là cái hay của bài thơ đã cho tôi cảm hứng :
THƯƠNG MỘT BÀI THƠ
(bài thơ Ðôi Dép)
Thương những câu thơ gói trọn lời
Không thừa không thiếu chẳng đâm hơi
Lấy trong đôi dép tình hai đứa
Lồng giữa chân đi nghĩa một đời
Ý tứ sâu xa đầy cảm xúc
Ngôn từ đơn giản lại thơm tươi
Không dùng sáo ngữ không gò ép
Mà vẫn rền vang một góc trời.
Lá chờ rơi
thân mến chào tất cả.
LCR
<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.03.2007 09:45:53 bởi lá chờ rơi >
Mời quí bạn đọc một bài thơ hay tôi mới vừa nhận được.
Hôm trước tôi nêu ra bài Quê Hương thuộc thể thơ « tự do ».
Nay bài Ðôi Dép này thuộc thể thơ « mới ».
Ðọc những bài thơ hay để suy ngẫm và may ra tìm được những điều hữu ích. Ví dụ như là :
- thể thơ nào cũng có những bài thơ hay. Ðừng vội huênh hoang cho rằng thơ Ðường là thơ « trí tuệ, đỉnh cao v.v. »
- thơ hay không cần đến những ngôn từ « dao to búa lớn », vì loại nầy thường « thật kêu » nhưng cũng là « thật rỗng »
- thơ hay nhờ vào ý tứ dàn trải bên trong, chứ không phải chỉ nhờ vào cái « xác thơ » có vần tốt, bằng trắc tốt, đối tốt mà đủ.
Mong rằng những sự suy ngẫm trên sẽ giúp chúng ta viết được những bài thơ Ðường đẹp đẻ hơn.
Người ta có nhận xét rằng trang Bản Nháp có những bài thơ « chưa sạch nước cản ». Nhận xét ấy đúng 100%. « Chưa sạch nước cản đây có thể coi như là « còn sai luật Bằng Trắc ». Vậy các bạn nên cố gắng một chút để kiểm soát lại điểm này trước khi đưa bài lên.
Người ta cũng nhận xét rằng trang Bản Nháp là loại thơ « tạp nhạp » vì không có đối. Nhận xét này cũng đúng 100% vì chúng ta có đưa lên những bài thơ như vậy. Vậy các bạn nên cố gắng săn sóc kỷ hơn các cặp đối.
Rồi tôi xin nói thêm là : thơ phải có hồn, tức lời thơ phải có ý nghĩa. Vậy các bạn phải cố tránh những câu thơ « vô nghĩa ». Và tránh cho trang Bản Nháp những bài thơ vô nghĩa. Ðây chỉ là mới bước đầu, nếu câu thơ có được một cái nghĩa « đen ». Vì ngoài « nghĩa đen » ra thường thì câu thơ phải hàm súc một cái gì hơn thế.
Khi viết :
« Cờ đương dở cuộc không còn nước »
« Bạc chửa thâu canh đã chạy làng »
Cụ Nguyễn Khuyến đâu phải cố ý tả chuyện đánh cờ, đánh bạc ?
Nói thế là các bạn hiểu rồi. Nên xin mời đọc bài thơ :
ÐÔI DÉP
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau
Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh
Ðôi dép vô tri khắn khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia ……
Nguyễn-Trung-Kiên
Ý tứ đơn giản mà sâu đậm, câu thơ súc tích nhưng không có chữ thừa, đã gây được những cảm xúc sâu xa cho người đọc. Ðó là cái hay của bài thơ đã cho tôi cảm hứng :
THƯƠNG MỘT BÀI THƠ
(bài thơ Ðôi Dép)
Thương những câu thơ gói trọn lời
Không thừa không thiếu chẳng đâm hơi
Lấy trong đôi dép tình hai đứa
Lồng giữa chân đi nghĩa một đời
Ý tứ sâu xa đầy cảm xúc
Ngôn từ đơn giản lại thơm tươi
Không dùng sáo ngữ không gò ép
Mà vẫn rền vang một góc trời.
Lá chờ rơi
thân mến chào tất cả.
LCR
Bác Lá thân mến Hôm nay tôi viết đôi hàng tâm sự với bác về bài thơ " Đôi Dép" mà bác đã hết lời ca tụng. Thưa bác tôi không đồng thuận với bác về điểm này, bài thơ Đôi Dép mà tác giả đã dùng những xảo thuật dụ khị, lừa dối để người đối diện phục vụ tối đa cho cá nhân mình. Thưa bác nếu đọc kỹ, chịu suy suy nghĩ một tí, ta thấy một đều vô tưởng không thể chấp nhận được trong bài thơ Đôi Dép mà tác giả đưa ra hòan tòan nghịch lý trong lẽ sống lứa đôi. Thưa bác !!! cuộc hôn nhân là thành quả của tình yêu , tình yêu là hy sinh, nếu không có hy sinh thì không phải là tình yêu, chỉ là đầu môi chóp lưỡi, mật ngọt dụ người mà thôi. Đôi nam nữ thành hôn với nhau do tình yêu ( đại đa số kết hôn do tình yêu ) Dẫn chúng tác giả bài thơ đã viết: " Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ" "Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước" Tác giả muốn nhắn nhủ gì trong hai câu này??? nó khiến cho ta động lòng chua xót, rất thương cho cặp nam nữ bị ép buộc sống chung với nhau khi không có tình yêu. Hai câu này gợi nhớ cho tôi chế độ đa thê độc đóan thời xưa của xã hội ta. Thưa bác khi không có tình yêu, thì làm gì có hy sinh. Khi không có hy sinh làm gì có tình yêu. Xin bác đừng nói rằng ông bà ta hồi xưa đâu có yêu nhau đâu mà vẫn sống vẫn hy sinh cho nhau, gầy dựng một gia đình hạnh phúc. Thưa bác họ có tình yêu lứa đôi, họ có hạnh phúc , đầm ấm đó là kết quả của tình yêu. Trở lại bài thơ Đôi Dép, suốt bài thơ tác giả dụ khị ' em cứ sống như vậy đi Là Phải âm thầm lặng lẽ sống bên anh.
Là phải tuân hành câm nín, lệ thuộc nơi anh.
Phải sống vui bên anh suốt đời... Khi tất cả trở thành bi đát. Nếu mà em bỏ anh thì đố em tìm được một người như anh Thưa bác bài thơ đôi dép nêu lên những ý hoang tưởng. Đời này làm gì có những cặp vợ chồng sống bên nhau không có tình yêu. Thưa bác , bác có thích kết nghĩa VỢ CHỒNG với một người đàn bà nào đó không có tinh yêu ( bác không yêu người ta có lấy người đó làm vợ không??? có hy sinh cho người ta không??? )
MÌNH VỚI TA
Mình với Ta là người dưng nước lã.
Được mẹ cha gả bán dựng nên duyên.
Sống bên nhau Mình uất ức triền miên.
Ta cũng vậy một tâm hồn băng gía.
Mình với Ta là người dưng nước lã.
Gắn đời nhau như "đôi dép vô tri"
Ta bên nhau phết sơn màu hạnh phúc.
Mình với Ta ranh giới đã phân ly
Mình với Ta là người dưng nước lã.
Mình vô hồn sóng bước cạnh bên Ta.
Ta vô cảm nắm tay Mình tiến bước.
Mình với Ta là một khối oan gia.
Mình với Ta là người dưng nước lã.
"Yêu nhau đâu mà cứ mãi bên nhau "
Mình diễn xuất lột trần vai kịch sĩ.
Ta nhiệt tình phụ hoạ những niềm đau.
Mình với Ta là người dưng nước lã.
"Như đôi dép vô tri khắng khít song hành."
Hai đứa mình là con vật tế thần
Rạng rỡ mẹ cha, họ hàng thơm tiếng.
Mình với Ta là người dưng nước lã.
" Yêu nhau đâu" mà mỗi bước sóng đôi
Để nói lên rằng "vạn nẻo ngược xuôi "
Hạnh phúc, gian lao, Ta Mình chia sẻ
Để cho đời ngắm nhìn , vẽ vời vô số kể.
Một chuyện tình tuyệt đẹp có một không hai
Ta với Mình không biết khóc hay cười.
Thôi mặc kệ. . . . cũng là yên thân phận.
Và từ đó hàng triệu người ngượng mộ
Họ viết lên thiên tình sử hoang đường
Họ biết đâu Mình chất ngất đau thương.
Ta cay đắng lòng ngập tràn đau khổ.
Và từ đó một chuyện tình đôi dép
Được tung hô, như thần tượng tuyệt vởi
Truyện thần bí cuộc tình vô tri vô cảm
Được mẹ cha ép gả dựng nên đôi
Trần Mạnh Hùng
" " Những từ trong ngoặc kép trích trong Bài Thơ Đôi Dép của Khuyết Danh
THƯ HỒI ÂM CHUYỆN TìNH ĐÔI DÉP
Thư anh gởi nhắn nhủ tôi về chuyện tình đôi dép.
Nhưng thưa anh. Tôi không đồng ý với anh.
Anh yêu tôi trong tình cảm chân thành.
Cùng trách nhiệm trong tình yêu tinh khiết.
Đáp lại tình anh với tấm lòng tha thiết.
Khi yêu anh tôi lo lắng vô bờ.
Sáng, trưa, chiều, tôi hay nghĩ vẩn vơ.
Anh có khỏe, được bình an không nhỉ.
Đêm nay lạnh anh bôn ba xuôi đường vạn lý.
Nhớ, yêu anh trong giấc ngủ bất an.
Thương quá đi thôi, anh yêu quý muôn vàn.
Anh có biết đêm nay tôi bật khóc.
Khi biết tình mình không như lời hẹn ước.
Anh đổi thay hay hoàn cảnh đẩy đưa.
Anh có bao giờ thương nhớ một chiều mưa.
Không nuối tiếc trao anh tình trong trắng.
Đọc thư anh nghe tim mình buốt lạnh.
Anh tung hô, ca ngợi tình đôi dép vô tri.
Thư anh viết
"Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ."
" Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước."
Anh ạ ! Tôi nghe tim mình nhức buốt.
Tự hỏi rằng :
" Có yêu nhau đâu " sao thành vợ thành chồng.
" Có yêu nhau đâu" Ai buộc phải thủy phải chung.
" Có yêu nhau đâu " Ai bắt phải chung vai trách nhiệm.
Và phân vân
Khi tôi không nhìn thấy ĐỨC HY SINH trong trang thư anh viết.
Vì đó là cỗi nguồn, mạch sống của tình yêu.
Không có HY SINH đừng đòi hỏi TÌNH YÊU.
Dù triệu triệu lời ca cũng trở thành rỡng tuếch.
Tôi hiểu:
Những gì anh ca tụng là mật đường bánh vẽ.
Anh muốn tôi làm những gì trong thư anh kể lể.
Là Phải âm thầm lặng lẽ sống bên anh.
Là phải tuân hành câm nín, lệ thuộc nơi anh.
Phải sống vui bên anh suốt đời... Khi tất cả trở thành bi đát.
Anh lý tưởng hóa... Thêu dệt một tình yêu chết.
Như " Đôi dép vô tri khắng khít song hành.
Như chiếc bóng suốt cuộc đời vô cảm lạnh băng.
Anh ao ước :
" Hai mảnh đời thầm lặng bước song song."
" Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc."
Của đời sống vô hồn, vô tình, vô tri, vô giác
Anh lầm tôi không phục tùng như anh tưởng.
Thưa anh!
Tình tôi dâng tràn như sức sóng.
Sóng xô bờ quét sạch. . . dọn đường đi.
Viết thay cho một người
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.04.2007 09:42:21 bởi Trần Mạnh Hùng >
Trích đoạn: Đông Hòa
Thoáng Xưa
Về thăm lối cũ lúc trăng tàn
Hiu hắt đèn khuya bóng đã tan
Cạnh bến liễu trầm nương gió lạnh
Bên trời núi biếc tựa mây ngàn
Nhìn qua chốn cũ hồn lưu luyến
Ngắm lại nơi xưa lệ chứa chan
Buồn bã khi ve sầu cất tiếng
Tai nghe tưởng nhớ đến cung đàn
Đông Hoà
31.03.07
Giã biệt
(Tặng cô nàng tôi yêu)
Níu nữa mà chi tiệc đã tàn
Tình em gió thoảng giấc mơ tan
My trinh nữ khép thề quên hết
Dạ đấng nam ai nhớ ngút ngàn
Giã biệt câu thơ cười đắng chát
Tìm vui mắt lệ đổ chan chan
Trong nhau dĩ vãng dần xa khuất
Lất phất mưa lay động tiếng đàn.
TE
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.04.2007 10:06:15 bởi TimEm >
ước mong trong lòng tuổi hạc thân gầy như áng mây bao phen suy nghĩ mộng hao gầy tìm người kế nghiệp nơi tâm huyết trao gửi vườn ươm ai có hay ? thấp thoáng Đường thơ nhiều khách mở bâng khuâng khúc họa gói đêm ngày tri âm sau trước xin cùng giữ chớ nhạt tình thâm để nghĩa bay. tam mã VẪn NHỚ
Cuộc thế xoay vần như áng mây. Lúc dầy, lúc mỏng , lúc tiêu gầy. Bôn ba trôi nổi vì cơm áo. Lăn lộn đắm chìm bởi tiếng hay. Biết thế... nhưng mà sao cưỡng được. Nên đành...thôi kệ cũng qua ngày. Riêng ta ấp ủ lời thề ước. Vẫn nhớ- dù ai...vội thỏang bay. Trần Mạnh Hùng
Trích đoạn: Trần Mạnh Hùng
Mời quí bạn đọc một bài thơ hay tôi mới vừa nhận được.
Hôm trước tôi nêu ra bài Quê Hương thuộc thể thơ « tự do ».
Nay bài Ðôi Dép này thuộc thể thơ « mới ».
Ðọc những bài thơ hay để suy ngẫm và may ra tìm được những điều hữu ích. Ví dụ như là :
- thể thơ nào cũng có những bài thơ hay. Ðừng vội huênh hoang cho rằng thơ Ðường là thơ « trí tuệ, đỉnh cao v.v. »
- thơ hay không cần đến những ngôn từ « dao to búa lớn », vì loại nầy thường « thật kêu » nhưng cũng là « thật rỗng »
- thơ hay nhờ vào ý tứ dàn trải bên trong, chứ không phải chỉ nhờ vào cái « xác thơ » có vần tốt, bằng trắc tốt, đối tốt mà đủ.
Mong rằng những sự suy ngẫm trên sẽ giúp chúng ta viết được những bài thơ Ðường đẹp đẻ hơn.
Người ta có nhận xét rằng trang Bản Nháp có những bài thơ « chưa sạch nước cản ». Nhận xét ấy đúng 100%. « Chưa sạch nước cản đây có thể coi như là « còn sai luật Bằng Trắc ». Vậy các bạn nên cố gắng một chút để kiểm soát lại điểm này trước khi đưa bài lên.
Người ta cũng nhận xét rằng trang Bản Nháp là loại thơ « tạp nhạp » vì không có đối. Nhận xét này cũng đúng 100% vì chúng ta có đưa lên những bài thơ như vậy. Vậy các bạn nên cố gắng săn sóc kỷ hơn các cặp đối.
Rồi tôi xin nói thêm là : thơ phải có hồn, tức lời thơ phải có ý nghĩa. Vậy các bạn phải cố tránh những câu thơ « vô nghĩa ». Và tránh cho trang Bản Nháp những bài thơ vô nghĩa. Ðây chỉ là mới bước đầu, nếu câu thơ có được một cái nghĩa « đen ». Vì ngoài « nghĩa đen » ra thường thì câu thơ phải hàm súc một cái gì hơn thế.
Khi viết :
« Cờ đương dở cuộc không còn nước »
« Bạc chửa thâu canh đã chạy làng »
Cụ Nguyễn Khuyến đâu phải cố ý tả chuyện đánh cờ, đánh bạc ?
Nói thế là các bạn hiểu rồi. Nên xin mời đọc bài thơ :
ÐÔI DÉP
........
Bác Lá thân mến
Hôm nay tôi viết đôi hàng tâm sự với bác về bài thơ " Đôi Dép" mà bác đã hết lời ca tụng.
Thưa bác tôi không đồng thuận với bác về điểm này, bài thơ Đôi Dép mà tác giả đã dùng những xảo thuật dụ khị, lừa dối để người đối diện phục vụ tối đa cho cá nhân mình.
.......
Dẫn chúng tác giả bài thơ đã viết:
" Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ"
"Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước"
Tác giả muốn nhắn nhủ gì trong hai câu này??? nó khiến cho ta động lòng chua xót, rất thương cho cặp nam nữ bị ép buộc sống chung với nhau khi không có tình yêu.
Hai câu này gợi nhớ cho tôi chế độ đa thê độc đóan thời xưa của xã hội ta.
.........
Trở lại bài thơ Đôi Dép, suốt bài thơ tác giả dụ khị ' em cứ sống như vậy đi Là Phải âm thầm lặng lẽ sống bên anh.
Là phải tuân hành câm nín, lệ thuộc nơi anh.
Phải sống vui bên anh suốt đời... Khi tất cả trở thành bi đát.
Nếu mà em bỏ anh thì đố em tìm được một người như anh
...........
Bạn Hùng thân mến,
Một bài thơ (không phải thơ Ðường) tôi khen, bạn chê là lẽ thường tình. Hoàn toàn không có gì là lạ. Bất quá là kẻ « đúng » người « sai » trong sự thẩm định cái hay/dở của bài thơ ấy vậy thôi. « Ðúng » thì đáng khen, nhưng « sai » thì cũng chẳng đáng bị chê nhiều. Vả lại « đúng và sai » rất khó lòng mà qui định cho ai trên địa hạt thẩm định thơ văn, gồm nhiều khuynh hướng, nhiều trường phái, trên nhiều góc cạnh của tác phẩm. Chỉ có chăng là sự bất đồng ý kiến vậy thôi.
Thế nhưng cái phản ứng của bạn lên đến mức đó thì quả là một chuyện lạ. Nhất là bạn không ngần ngại phiêu lưu vào sự « xuyên tạc » lời thơ gốc, cốt để chụp mũ cho tác giả một cái tội rất bỉ ổi là « dùng những xảo thuật dụ khị, lừa dối ».
Về chi tiết này cũng như đoạn trên, nếu sự « xuyên tạc » không được dư luận công nhận thì tôi cam chịu là ngu muội có « nhận định sai » về cái yếu tố bạn đưa ra để phản bác. Còn như nếu dư luận cho là tôi « nhận định đúng » thì bạn cảm phiền nhận lảnh cái đòn « gậy ông đập lưng ông » của chính bạn.
Việc của bài thơ « Ðôi Dép » có thể kết thúc như vậy : ai nói « đúng » thì được tiếng tốt, ai nói « sai » thì bị tiếng xấu của dư luận. Không có gì để tranh cải tiếp.
Còn về cái mức phản ứng quá mạnh của bạn thì tôi xin mở đường để bạn dễ trả lời. Tôi xin hỏi bạn là :
« Nếu tôi có xúc phạm bạn nơi chỗ nào khác, về việc gì khác, thì xin bạn cứ thẳng thắn nêu ra, để tôi tiện bề giải thích. »
Trân trọng chào bạn.
LCR
THƯƠNG MỘT BÀI THƠ
(bài thơ Ðôi Dép)
Thương những câu thơ gói trọn lời
Không thừa không thiếu chẳng đâm hơi
Lấy trong đôi dép tình hai đứa
Lồng giữa chân đi nghĩa một đời
Ý tứ sâu xa đầy cảm xúc
Ngôn từ đơn giản lại thơm tươi
Không dùng sáo ngữ không gò ép
Mà vẫn rền vang một góc trời.
Lá chờ rơi
Bài họa : Bái Thầy
Nát óc bài thơ mới thoáng lời
Tìm thêm ý đẹp rặn tàn hơi
Từng hàng méo ngược gò bao thuở
Mấy nét cong nghiêng dũa cả đời
Viết dở câu văn không có tốt
Ghi bừa nét chữ chẳng hề tươi
Nên xin bái lão làm trò học
Để được thành danh tiếng ngất trời
Đông Hòa
31.03.07
Bạn Đông Hòa thân mến.
Rất tình cờ đọc bài thơ họa của bạn, tôi thấy có một sự cố không được ổn lắm. Văn tức là người bạn ạ. Thú thực lời lẽ trong bài thơ, tôi không hiểu bạn nêu lên ,hoặc giải bày một vấn đề gì??? càng đọc càng tối mò, chữ nghĩa bạn sử dụng tôi chả hiểu đâu vào đâu cả , rối như canh hẹ , mà tôi đóan rằng bạn đang uất ức một đều gì đó, bây giờ thì " giận cá chém thớt" cá đâu không thấy , chỉ tội cho thớt , tức là tội cho bài thơ họa của bạn - đó là công trình trí tuệ của bạn mà - đừng để nó tủi phận hẩm hiu , hãy trân quý phần sáng tác của mình, hãy nâng niu làm bài thơ đọc dễ hiểu hơn, mọi người khi đọc thơ sẽ hòa vào tâm tư của bạn, cùng chia sẽ những cảm hứng của bạn đang có.
Tôi quý mến bạn, và nhiều khi cảm xúc dạt dào khi được thưởng thức những bài thơ đường của Đông Hòa.
Thân mến
Trần Mạnh Hùng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.04.2007 12:09:39 bởi Trần Mạnh Hùng >
Bạn Hùng thân mến,
Một bài thơ (không phải thơ Ðường) tôi khen, bạn chê là lẽ thường tình. Hoàn toàn không có gì là lạ. Bất quá là kẻ « đúng » người « sai » trong sự thẩm định cái hay/dở của bài thơ ấy vậy thôi. « Ðúng » thì đáng khen, nhưng « sai » thì cũng chẳng đáng bị chê nhiều. Vả lại « đúng và sai » rất khó lòng mà qui định cho ai trên địa hạt thẩm định thơ văn, gồm nhiều khuynh hướng, nhiều trường phái, trên nhiều góc cạnh của tác phẩm. Chỉ có chăng là sự bất đồng ý kiến vậy thôi.
Thế nhưng cái phản ứng của bạn lên đến mức đó thì quả là một chuyện lạ. Nhất là bạn không ngần ngại phiêu lưu vào sự « xuyên tạc » lời thơ gốc, cốt để chụp mũ cho tác giả một cái tội rất bỉ ổi là « dùng những xảo thuật dụ khị, lừa dối ».
Về chi tiết này cũng như đoạn trên, nếu sự « xuyên tạc » không được dư luận công nhận thì tôi cam chịu là ngu muội có « nhận định sai » về cái yếu tố bạn đưa ra để phản bác. Còn như nếu dư luận cho là tôi « nhận định đúng » thì bạn cảm phiền nhận lảnh cái đòn « gậy ông đập lưng ông » của chính bạn.
Việc của bài thơ « Ðôi Dép » có thể kết thúc như vậy : ai nói « đúng » thì được tiếng tốt, ai nói « sai » thì bị tiếng xấu của dư luận. Không có gì để tranh cải tiếp.
Còn về cái mức phản ứng quá mạnh của bạn thì tôi xin mở đường để bạn dễ trả lời. Tôi xin hỏi bạn là :
« Nếu tôi có xúc phạm bạn nơi chỗ nào khác, về việc gì khác, thì xin bạn cứ thẳng thắn nêu ra, để tôi tiện bề giải thích. »
Trân trọng chào bạn.
LCR
Bác Lá thân mến.
Tôi vừa gởi đến bác một Email ( cách đây 30 giây ) mong bac đọc và hiểu.
Thân ái
Trần Mạnh Hùng
Bác Lá thân mến.
Tôi vừa gởi đến bác một Email ( cách đây 30 giây ) mong bac đọc và hiểu.
Thân ái
Trần Mạnh Hùng
+++++++++++++++++
Thân mến gởi đến bác một bài thơ nữa
ÁI KHANH
Ta nhớ mãi một chiều trong cung điện
Quỳ bên ta hoàng hậu lả lơi mời
Đẹp làm sao từ ánh mắt làn môi
Ta đắm đuối lịm hồn vùng ngực ấm
Tuổi 16, tuổi trăng tròn tinh khiết
Nàng như sương, tóc mềm mại như mây
Hơi thở nồng rạo rực đến cuồng say
Môi hé nở, mắt khép hờ lạc mộng
Làn tóc xoã chạy dài trên lưng ngọc
Tấm thân trần uốn éo đẹp kiêu sa
Đêm thần thánh, đêm dâng hiến ngọc ngà
Ta vụng dại hôn lên dòng nước mắt
Từ đêm ấy , một mối tình nở rộ.
Nhưng tinh yêu … chỉ đến phía tim ta
Ta đợi nàng trao ánh mắt đậm đà
Nàng lạnh buốt với nụ cười vô cảm
Nàng đến với ta vô hồn như đôi dép
Dép vô tri đời đặt để thành đôi
Được ca tụng như thần tượng lên ngôi
Vô cảm xúc, nàng không quyền lựa chọn.
Ta đã hiểu và vô cùng đau khổ
Ta là vua, nhưng cũng phải quy hàng
Vì tình yêu là báu vật phi phàm
Ta biết thế nên phải đành thua cuộc
Ta còn nhớ một thời không xa lắm
Nàng lại đây hãy hầu chuyện cùng ta
Kể ta nghe những cay đắng đã qua
Nàng buồn bã vì nàng là chiếc dép
Sống chung đôi bởi người đời buộc ép
Không có chiếc kia , cũng vô dụng bỏ đi
Ta thương sót muôn vàn hỡi Quý Phi
Trần Mạnh Hùng
Bác Lá thân mến Thân tặng bác một bài thơ nữa " Mình với ta là một. Suốt đời ta vì mình" Không thể Hoang Tưởng Không thể vô hồn, vô cảm. vô giác vô tình như Đôi Dép được TÌNH
Tình yêu là cảm thông.
Bởi tình yêu mênh mông.
Bởi tình yêu biển rộng.
Ôm trọn cơn bão lòng
Tình yêu là nước mắt.
Là vẻ đẹp thương đau.
Là dỗi hờn, nũng nịu.
Là cay đắng chao đao.
Tình yêu là hò hẹn.
Là ray rức, lo ra.
Là quên ăn, quên ngủ.
Là ánh mắt thiết tha.
Tình yêu là thao thức.
Là trăn trở đêm dài.
Là thở dài não nuột.
Là khắc khoải miệt mài.
Tình yêu là vương vấn.
Nhớ nhau xót cả lòng.
Nhớ sao nhớ quá đỗi.
Nhớ quay quắt chờ mong.
Tình yêu là hãnh diện.
Đi bên cạnh người yêu.
Là bao người ganh tị.
Là ngoái cổ nhìn theo.
Tình yêu là ích kỷ.
Là người ấy riêng mình.
Là tiếng cười, tiếng trách.
Hai quả tim điêu linh.
Tình yêu là mật ngọt.
Là chiều chuộng đón đưa.
Là câu thề muôn thuở.
Là đau khổ sao vừa.
Tình yêu là hy sinh.
Tỏa sáng như bình minh.
Mình với ta là một,
Suốt đời ta vì mình
TMH
ĐẦY VƠI trang thơ là chốn để tìm chơi thả chữ luật niêm tả nỗi đời mấy chốn tìm đâu nơi nhộn nhịp vườn đây hồn gửi phút cao vời người vui học hỏi vần thơ khó kẻ biết bảo ban luật chẳng rời thanh thản nắm tay trong họa xướng thắm thiết chân tình nhớ mãi thôi MINH TUẤN BÁC LÁ VÀ ANH HÙNG KÍNH MẾN đã là cảm nhận hay dở thì ai cũng biết từng bài thơ -hay từng tâm trạng khi đọc. cháu biết là khi đăng ký thành viên -thư quán cũng đã nói rồi -cái hay hoặc dở cũng phụ thuộc vào từng tâm trạng của bạn đọc. BÁC VÀ ANH HÙNG.phân tích bài thơ đôi dép đều đúng cả -bài thơ này các trang WEB khác chỗ nào cũng thấy sưu tầm -điều này chứng tỏ bài thơ thật tuyệt vời. AH phân tích theo cách nghĩ của anh <cha mẹ đặt đâu -con ngồi đấy >câu này cũng vẫn còn rơi rớt trong cuộc sống hôm nay -anh Hùng kính mến-nó có khác gì cả thế giới nước nào cũng đẻ ra dịch vụ MÔI GIỚI HÔN NHÂN. cho nên mỗi người mỗi cảnh anh à. nếu đọc bản nháp thơ Đường từ trang 130 trở về trước thì cái công sức của anh Hùng và bác LÁ quá lớn và vô tư tới mức đúng là <nhà thơ > không phải đệ nói sai vì ai cũng thấy điều đó. cháu mong bác và anh không nên phân tích bài thơ trên nữa. thời gian đó bác và anh lại sáng tác các bài thơ mới có hơn không ? cháu mấy lời gửi tới bác và anh tham khảo? có gì sai sót mong bác và anh lượng thứ cho nhiều. kính chúc bác và anh mạnh khỏe và vui nhiều kính thư MINH TUẤN
Cốc keng
Đèn đen.
Lốc cốc leng keng lại leng keng.
Leng keng lốc cốc dưới ánh đèn.
Keng keng cốc cốc leng keng cốc.
Keng cốc cốc keng tắt tối đen.
Nguyên Thạch.
Tháng Tư Đen.

TIM ĐEN tiếng chiêng bái tổ dập leng keng chiều tối vinh qui phải đốt đèn quan trạng về làng dân phải đón bần hàn trông ngóng đứa tim đen phá vườn cướp ruộng khi cao ghế giả ngọng làm ngô lúc thổi kèn. mới biết bìm leo khi dậu đổ. làm thơ khua mõ giả không quen. thưa nguyên thạch lão tiền bối -bài thơ này lão huynh nên trang trí ở thơ vui -vì nó không đủ 8 câu -tiểu đệ làm nốt cho trọn cái ý của lão tiền bối muốn gửi gấm hồn thơ cho trang <bản nháp thơ đường xướng họa > kính mong lão tiền bối lưu ý cho. đọc thơ của lão là đệ biết là ai rùi...huống hồ bác lá và các cao thủ trong trang , <ĐÁNH MẤT MÌNH THÌ DỄ > mong lão huynh chớ trách tiểu đệ. tam mã.
THƯƠNG MỘT BÀI THƠ
(bài thơ Ðôi Dép)
Thương những câu thơ gói trọn lời
Không thừa không thiếu chẳng đâm hơi
Lấy trong đôi dép tình hai đứa
Lồng giữa chân đi nghĩa một đời
Ý tứ sâu xa đầy cảm xúc
Ngôn từ đơn giản lại thơm tươi
Không dùng sáo ngữ không gò ép
Mà vẫn rền vang một góc trời.
Lá chờ rơi
thương vầng trăng hẹn đầu núi trăng treo lúc hẹn lời cho dù sương gió biến thành hơi quan san ngàn dặm thân gìn giữ gối chiếc một nơi bóng lặng đời ong bướm đua chen nơi sắc thắm trai tơ thầm lặng giữa hoa tươi hồn thơ chung viết nơi vườn họa mấy chữ tay gieo cảnh đất trời. TAM MÃ cháu chỉ thích cỗ xe tam mã có 3 con ngựa kéo thôi bác à.vừa nhanh vừa thanh thản đó là 3 con ngựa <bạch ,hồng ,hắc>.nghĩa nho con ngựa đen có phải là hắc không bác lá ơi...khi nào bác mới hết buồn đây? kính chúc bác và anh Hùng cùng cả nhà thơ vui vẻ khỏe mạnh
ÐÔI DÉP
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau
Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh
Ðôi dép vô tri khắn khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia ……
Nguyễn-Trung-Kiên
*****
Ðáng lẽ thì tôi không trở lại bài thơ nầy nữa, nhưng vì vẫn có những nhận xét tiếp theo mà tôi thấy có thể gây méo mó sự thật :
Bác Lá thân mến
Thân tặng bác một bài thơ nữa
" Mình với ta là một.
Suốt đời ta vì mình"
Không thể Hoang Tưởng
Không thể vô hồn, vô cảm. vô giác vô tình như Đôi Dép được
nên phải lên tiếng một lần chót.
Tôi theo quan niệm của Paul Valéry, nên hiểu bài thơ Ðôi Dép theo chỗ cảm nhận của riêng tôi, và không dám ép buộc ai cùng hiểu như tôi.
Tôi đưa nó ra trước là để chia sẻ với những người có cảm ứng « đồng điệu » và sau là để nhân đó mà khuyến cáo các bạn trẻ nên cố gắng nhiều hơn để viết những câu thơ Ðường cho thật hay.
Người không có cảm xúc « đồng điệu » thì có thể bực mình, tôi thành thật xin lỗi vì không biết làm sao hơn.
Tôi không quen biết gì về tác giả Nguyễn Trung Kiên. Tôi chỉ nhận được bài thơ từ một người bạn thân gửi tặng, vì anh ấy cũng cho rằng đây là một bài thơ « hay ».
Sau đây là những mỗ xẻ của tôi về bài thơ Ðôi Dép :
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Ðây chỉ là lời mở đầu cho bài thơ, không nói gì hơn ngoài cái nghĩa của hai câu ấy.
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Tâm tình của tác giả là như thế :
* khi nhớ nhau quá : Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
* thì nó khiến ra như thế : Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Tác giả nhấn mạnh về thực tế của hai chiếc dép, chúng chỉ là những vật vô tri thì làm gì có sự yêu nhau. Nhưng hoàn cảnh và công dụng đã khiến chúng chẳng rời nhau nửa bước. Tứ thơ „hay“ khiến ta liên tưởng đến „sự yêu nhau“ của những cặp con người.
Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau
sự chịu đựng chung này của đôi dép có khác chi những lời nói ví của người đời : „vợ chồng trong thời tắm mẳn (còn nghèo nàn khổ cực“, hạt muối cắn làm hai v.v.
Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
nối tiếp tứ thơ trên, mượn chuyện đôi dép để kể chuyện chung chịu hoạn nạn của những cặp yêu nhau.
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Cũng mượn chuyện đôi dép, để ngụ ý rằng dù kham khổ, dù hoạn nạn bị người đời chà đạp lấn hiếp, hai kẻ đang yêu nhau đó vẫn không bỏ nhau, không tách ra, họ tự coi như người nầy là „một nửa“ của người kia.
Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Cũng mượn chuyện đôi dép để nói chuyện mình rằng : nếu trong hai người có một kẻ chết, thì không thể tìm ra được sự thay thế trọn vẹn.
Ðây là họ chỉ nói riêng cho cái cặp của họ, họ muốn nói cái tình sâu đậm của họ cho nhau không thể thay thế được.
(Chứ trên thực tế thì vẫn có thể.)
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu
nối tiếp tứ thơ trên về cái tình sâu đậm mà họ có với nhau, với người mới thì họ thấy vẫn không sao bằng người cũ được.
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
hết hồi nói ví, họ quay về hoàn cảnh thật, xác nhận rằng giống như sự nói ví phía trên, nếu thiếu nhau họ như mất thăng bằng trong cuộc sống.
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh
Cũng như trong phần nói ví, người thay thế khó lòng cho được cái hạnh phúc của ngày xưa.
Ðôi dép vô tri khắn khít song hành
lại mượn đôi dép để nói sự khắn khít đi đôi của hai người họ.
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Như đôi dép, họ nguyện không giả dối nhau, phản bội nhau.
Không như người khác, thề nguyền rồi giả dối, hứa hẹn rồi phản bội.
họ ước mong cũng được như đôi dép :
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
lấy cái hoàn cảnh thật của đôi dép, nhưng cũng để ngụ ý rằng „dầu họ phải tạm thời rời xa nhau“ vì nhu cầu của sinh kế hay gì khác cũng thế. Họ cũng : Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung
giờ thì tác giả không chịu giống đôi dép nữa, vì mỗi chiếc ở một bên phải trái
còn họ thì muốn Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
nhận xét giống như một lời thề nguyền Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
và Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia ……
Tình của họ cho nhau là như thế Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu ngày nào có một kẻ chết đi, thì kể như cả hai đều mất trên cõi đời này.
Tóm lại bài thơ Ðôi Dép nầy :
* Không có câu nào giống như „dùi đục chấm nước mắm“
* Không có những câu tuyên bố tình yêu vang dội như : tôi yêu má em hồng, chân em dài, eo em nhỏ v.v.
Có lẽ vì tác giả nhận thấy rằng những câu tuyên bố loại nầy, tụi gian dối nó nói hay gấp năm ba lần người thành thật. Nên tác giả dùng cách nói khác để tỏ tình mình.
* Không có dùng sáo ngữ, kêu nhiều mà vô nghĩa
* Không có sự gượng ép nào
* Không có chữ thiếu/thừa
Vì thế nên bài thơ của tôi về nó vẫn giữ nguyên :
THƯƠNG MỘT BÀI THƠ
(bài thơ Ðôi Dép)
Thương những câu thơ gói trọn lời
Không thừa không thiếu chẳng đâm hơi
Lấy trong đôi dép tình hai đứa
Lồng giữa chân đi nghĩa một đời
Ý tứ sâu xa đầy cảm xúc
Ngôn từ đơn giản lại thơm tươi
Không dùng sáo ngữ không gò ép
Mà vẫn rền vang một góc trời.
Lá chờ rơi
Thân mến chào các bạn.
LCR
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2007 11:40:40 bởi lá chờ rơi >