Trích đoạn: Trần Mạnh Hùng
Bác Lá Thân mến
............. Ngày Xưa có những bài thơ tuyệt trần, bây giờ không có những bài thơ hay như xưa nữa bởi .................
Thưa bác tâm tư của tui là vậy...
Kính chúc bác một ngày an vui
Trần Mạnh Hùng
Hùng mến,
Lý do ngày nay ít thấy thơ hay thì khó biết đâu là sự thật. Tuy nhiên những yếu tố sau đây nói lên được phần nào chăng ?
1/ thời khoa cử bắt buộc người làm thơ phải thận trọng, chăm sóc từng chi tiết của bài thơ. Nên có sự cố gắng, sự dụng tâm tối đa để mong tạo được một bài thơ hay, nếu muốn được chấm đậu. Ngày nay thì làm chơi, ra sao cũng được. Lại có người thích làm nhanh, làm nhiều. Khiến cho tác phẩm thành hình thì nhiều, nhưng hay thì ít. Phần này lại chỉ liên hệ đến 2 dạng Niêm Luật nằm trong dải số 1-8 2-3 4-5 6-7.
2/ Tuy một số rất lớn những bài Đường Thi cũng thuộc 2 dạng Niêm Luật qui định bởi dải số 1-8 2-3 4-5 6-7, nhưng cái nguyên tắc chung cách chơi của thi nhân đời Đường còn cho thêm 14 dạng Niêm Luật khác nữa, như tôi đã trình bày. Nhờ vậy nên mới có được những bài hay nằm ngoài dải số như VĂN LÂN GIA LÝ TRANH của Từ An Trinh, CHƯỚC TỬU DỮ BÙI DỊCH của Vương Duy, DẠ BIỆT VI TƯ SĨ của Cao Thích, ĐĂNG KIM LĂNG PHƯỢNG HOÀNG ĐÀI của Lý Bạch v.v.
Còn trong loại thơ chữ quốc ngữ, có thể là chúng ta đã loại bỏ đi rất nhiều bài thuộc các dạng Niêm Luật nằm ngoài dải số (14/16). Chỉ có vài bài còn được lưu truyền như : DĨ HÒA VI QUÝ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, HÀ TIỆN của Nguyễn Minh Triết, VịNH DẾ DUỔI của Tú Quỳ. Nếu được giữ cả thì chắc chắn là làng thơ sẽ có thêm được một số thơ hay.
Một bằng chứng nhỏ là : bài GHẸO BẠN của Đồng Lão và bài HỒN THƠ của Vancali, sau khi sửa lại cho nằm trong dải số thì có chút kém hay hơn là lúc chưa sửa.
3/ Người chơi thơ hiện tại lại quá chú trọng về Niêm Luật, vì sợ người chê chăng ? Không để ý rằng Niêm và Luật Bằng Trắc chỉ liên hệ đến phần âm thanh. Ý nghĩa của thơ mới là điều quan trọng.
Dường như giới chơi thơ ngày xưa chú trọng đến vấn đề này hơn chúng ta ngày nay.
Có những trường hợp rõ ràng là người xưa “bỏ luật” để “bảo toàn ý nghĩa”, thì người nay không ngần ngại gọi đó là những bài thơ “thất Niêm” !
Như bài “Qua đèo ba dội” của bà Hồ Xuân Hương :
tác giả cố ý bỏ luật (Bằng, Trắc) 1 chữ để diễn đạt cho rõ cái tứ thơ muốn đếm 3 cái đèo.
Một
đèo một
đèo lại
một đèo
Khen
ai khéo
đặt cảnh
cheo leo …
Trên câu 1, ba chữ phải theo luật là nhì-tứ-lục thì tác giả chấp nhận bỏ luật chữ thứ
nhì, để thực hiện việc đếm 3 ngọn đèo. Hai chữ còn lại vẫn đúng luật đối với câu dưới. Nên phải coi câu1 là đúng Luật và bài thơ là đúng Niêm.
Muốn viết cho đúng luật thì thiếu gì cách. Ví dụ là : Đã
có hai
đèo thêm
một đèo, hoặc : Qua
hết hai
đèo gặp
một đèo. Nhưng những câu đó tác giả thấy là kém hay, hoặc cái cảm hứng tự nhiên đến với tác giả là ý thích muốn đếm đèo !
Thế Lữ viết :
Anh
đi đường
anh tôi
đường tôi.
Đó là cố ý bỏ luật ở chữ thứ
tư, vì trong ngôn ngữ không có chữ nào thích ứng. Nếu viết là “Bạn
đi đường
bạn tôi
đường tôi” thì đúng luật đấy. Nhưng chữ “bạn” không thay được chữ “anh” vì đây là câu chuyện giữa hai người tình cũ.
Tố Hữu viết :
Anh
trở về
anh của
gia đình.
Đó là cố ý bỏ luật ở chữ thứ 6, vì trong ngôn ngữ không có chữ nào khác thích ứng. Nếu viết là “Anh
trở về
anh của
tổ đình” thì đúng luật đấy. Nhưng câu này muốn nói là người ra tù được trở về sum họp với gia đình, không dính dáng gì với “tổ đình”.
Trong sự bảo toàn ý nghĩa của câu thơ, thi nhân đời Đường bỏ luật rất nhiều. Xin chỉ nêu ra mươi câu làm bằng chứng :
a/ Bá Trọng chi gian kiến
Y Lã - ĐỀ VŨ HẦU TỪ, Đỗ Phủ, bỏ luật chữ thứ6
b/ Cố
nhân tây từ Hoàng Hạc lâu - HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG, Lý Bạch, bỏ luật chữ thứ2
c/ Chính thị Giang Nam hảo
phong cảnh - GIANG NAM PHÙNG LÝ QUI NIÊN, Đỗ Phủ, bỏ luật chữ thứ6
d/ Tưởng đắc gia trung dạ
thâm tọa - HÀM ĐAN ĐÔNG CHÍ DẠ TƯ GIA, Bạch Cư Dị, bỏ luật chữ thứ6
e/ Bả tửu khán hoa tưởng
chư đệ - HÀN THỰC KÝ KINH SƯ CHƯ ĐỆ, Vi Ứng Vật, bỏ luật chữ thứ6
f/ Thục chủ chinh Ngô hạnh
Tam hiệp - HOÀI CỔ TÍCH - kỳ tứ, Đỗ Phủ, bỏ luật chữ thứ6
g/ Chỉ hợp ân cần trục
bôi tửu - KhÚC GIANG TÚY HẬU, Đỗ Phủ, bỏ luật chữ thứ6
h/ Ðồ sử Từ thần Dữu
Khai phủ - KINH NAM ÐẠO HOÀI CỔ, Lưu Vũ Tích, bỏ luật chữ thứ6
i/ Hành đáo Kinh Môn thượng
Tam Giáp - LƯ KHÊ BIỆT NHÂN, Vương Xương Linh, bỏ luật chữ thứ6
j/ Nguyện đắc hoa gian hữu
nhân xuất - LƯU NGUYỄN ĐỘNG TRUNG NGỘ TIÊN NHÂN, Tào Đường, bỏ luật chữ thứ6
k/ Đỗ
Lăng hiền nhân thanh thả liêm - ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ, Lý Bạch, bỏ luật chữ thứ2
Sự kiện bỏ luật để bảo toàn ý nghĩa rất nổi bật, rất rõ ràng ở những trường hợp vừa nêu.
Nhưng hiện nay, số người “sai luật” vì bất cẩn lại quá nhiều, khiến các thi nhân thực sự muốn bỏ luật để bảo toàn ý nghĩa khi gặp dịp, lại không dám làm vì sợ bị đánh giá là cùng một bè với những người “chưa sạch nước cản”. Và rồi câu thơ bị uốn nắn cho vào luật, mất đi cái hay tự nhiên của nó.
Vừa rồi dường như tôi có gặp một trường hợp sau khi bị bắt lỗi, tác giả xác nhận là “cố ý” chứ không phải không thấy. Tôi rất hoan nghênh hành động đó, nhưng giờ viết mấy dòng này thì không tìm lại được trường hợp đó để kê ra làm gương, làm chứng.
Kết luận của đoạn này không phải là : “phải dám bỏ luật để viết được những bài thơ hay”. Mà là : “muốn có thơ hay, phải luôn bảo toàn ý nghĩa "hay" của câu thơ dù phải bỏ luật”.
Một bài thơ thực sự là thất Luật thất Niêm khi sự việc đó hiển nhiên như bài sau đây :
VÕNG XUYÊN BIỆT NGHIỆP (1-4 2-3 Trắc,
1-2 3-4 Trắc)
Bất
đáo Đông
sơn hướng
nhất niên
Qui
lai tài
cập chủng
xuân điền
Vũ
trung thảo
sắc lục
kham nhiễm
Thủy
thượng đào
hoa hồng
dục nhiên
Ưu lậu tỳ khưu kinh luận học (4 câu chót theo cách lạ)
U lũ trượng nhân hương lý hiền Phi y đảo tỷ thả tương kiến Tương hoan ngữ tiếu hành môn tiền. Vương Duy
BIỆT THỰ Ở VÕNG XUYÊN Đông Sơn chẳng đến trọn năm nay Về gặp mùa xuân kịp cấy cày Cỏ dại trong mưa xanh biếc biếc Hoa đào trên nước đỏ hây hây Tỳ hưu học đạo bàn kinh kệ Bô lão làm gương giữ tháng ngày Khoát áo trở giày tìm gặp bạn Nói cười trước cổng thật vui thay ! Đinh Vũ Ngọc Thân chào bạn Hùng và tất cả.
LCR
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.09.2009 19:01:46 bởi lá chờ rơi >