Góp ý về nhận xét của Vivi
Nhận xét của Vivi rất là hữu ích vì nó giúp chúng ta có dịp tìm hiểu thêm về cách chơi thơ.
Với bài của cụ Nguyễn Khuyến :
THU ÐIẾU
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé
tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẻ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngát
Ngõ trúc quanh co khách vắng
teo Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Nguyễn Khuyến
«
tẻo teo » là màu sắc của tính từ « bé » và «
teo » là màu sắc của tính từ « vắng ». Không phải là chữ «
teo » có nghĩa hẳn hoi như «
teo rút ». Nên sự điệp tự ở đây không có sự
điệp nghĩa như hai chữ «
thơ » trong bài Hùng đưa ra làm ví dụ.
Dù sao thì có những qui tắc và những ngoại lệ. Qui tắc hướng dẫn cho ta biết chung chung những điều cần theo, những điều cần tránh, để viết thành những lời thơ hay, nghe êm tai v.v. Nhưng điều cốt yếu vẫn là « ý nghĩa » mà lời thơ cần diễn đạt. Do đó nên khi cần bảo toàn « ý nghĩa » mà phải bỏ « qui tắc » thì cứ bỏ. Như bài thơ nổi tiếng dưới đây của Thế Lữ :
Anh đi đường
ANH tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
Đã quyết không mong sum họp mãi
Ngại ngùng chi nữa cái chia phôi.
Như chúng ta đều thấy : không có cách thay thế chữ
ANH cho đúng luật mà vẫn bảo toàn được sự rắn rỏi của câu thơ, nên phải chấp nhận chịu sai « luật ». Bài dưới đây của Tố Hữu cũng thế :
Rồi một hôm nào cởi áo xanh
Hết cùm hết xích hết roi canh
Nghiêng vai trút nhẹ đời giam cấm
Anh trở về anh của
GIA đình.
Cũng vậy, phải chấp nhận sự sai « luật » ở chữ
GIA vì ý nghĩa của câu thơ.
Ngoài ra, người thích thơ của cụ Nguyễn Khuyến có thể là mỗi người một cách, vì thơ của cụ : lời lẽ rất rõ ràng, ý tứ dồi dào, bên trong nhiều nét hay, đẹp, và luôn có ít nhiều tình cảm của tác giả.
Xem tiếp hai bài khác về Thu của cụ :
THU VỊNH
Trời thu xanh ngát mấy từng cao
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như làn khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra sợ thẹn với ông Ðào.
Nguyễn Khuyến
Đọc câu “
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái” ít có người hiểu ngay được cái hay ẩn giấu trong đó, có người lại hiểu lầm và tự hỏi “hoa năm ngoái” mà còn đến năm nay sao ? Không phải vậy ! Đây là cụ dùng cách nói trong điển tích Thôi Hộ, mà hai câu chót của bài thơ trong điển tích ấy là :
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong. Mà cụ Nguyễn Du đã đưa vào Truyện Kiều dưới dạng hai câu thơ rất đẹp là :
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. Tóm lại câu “Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái” dựa vào hai chữ
y cựu nên có nghĩa là :
Cũng như năm ngoái, trước giậu có mấy chùm hoa nở. Tôi nhớ còn có ít nhứt 2 nhà thơ tiền bối khác cũng dùng cái cách nói “năm ngoái” nầy. Một người thì viết là : “Hoa đào năm ngoái gió cơn đông”. Tôi quên câu của người kia.
Rồi câu “
Một tiếng trên không ngỗng nước nào” cho thấy cái kiến thức tổng quát của cụ cũng rất là uyên bác.
THU ẨM
Năm gian nhà nhỏ thấp le te
Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh ánh trăng loe
Da trời ai nhuộm mà xanh ngát
Mắt lão không viền cũng đỏ hoe
Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy
Ðộ năm ba chén đã say nhè.
Nguyễn Khuyến
Trong bài Thu Điếu có một câu cụ nói về mình, bài Thu Vịnh hai câu, bài Thu Ẩm ba câu. Và bài Tự Trào sau đây thì toàn bài :
TỰ TRÀO
Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang
Chẳng gầy chẳng béo chỉ làng nhàng
Cờ đang dở cuộc không còn nước
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng
Mở miệng nói ra gàn bát sách
Mềm môi chén mãi tít cung thang
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng.
Nguyễn Khuyến
Thơ của cụ nhẹ nhàng mà sâu sắc, chủ ý rõ ràng, lời lẽ mang nhiều nét hay đẹp, nên được nhiều người yêu thích. Trong cái hào quang rực rỡ đó, những « ngoại lệ » sai « qui tắc » đều trở thành không quan trọng.
Ngoài sự điệp tự hai chữ « teo » trên đây, còn có :
- một cặp Thực không cùng tự loại :
Cướp của
đánh người quân tệ nhỉ
Xương gà
da cóc có đau không ?
(bài Hỏi thăm bạn bị cướp)
« cướp và đánh » là động từ, còn « xương và da » là danh từ.
- một cặp Luận, trên có điệp tự mà dưới thì không :
Cải
chửa ra cây cà
chửa nụ
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa
(bài Bạn đến chơi nhà)
Nếu sửa cho câu dưới cũng có điệp tự thì e rằng câu thơ sẽ mất tự nhiên trở thành gượng ép.
Tóm lại theo thiển ý, ta cần phải linh động trong sự áp dụng qui tắc. Vì qui tắc chỉ là thứ yếu. Ưu tiên là ý nghĩa ta cần diễn đạt trong câu thơ. Do đó mà có những trường hợp ngoại lệ phải bỏ qui tắc để bảo toàn chủ ý.
Khuynh hướng nầy tôi nhớ dường như có đề cập đến trong hai bài nói về cách làm THƠ mà VDN sưu tầm : Bài Luật làm thơ, và bài Kỹ Thuật Thơ VN hiện đại. Dù sao nếu có thời giờ các bạn cũng nên đọc kỷ hai bài nầy, trong có nhiều nhận xét hữu ích cho những ai thực sự yêu thơ và có ý muốn viết được những câu thơ hay.
Chào thân ái.
LCR