Vâng, chúng tôi đánh bại nước Mỹ. Nhưng chúng tôi bị tác hại bởi những nan đề. Chúng tôi không đủ ăn. Chúng tôi là một quốc gia nghèo, kém phát triển. Tiến hành một cuộc chiến thì đơn giản nhưng điều hành một đất nước quả là khó.
Phạm Văn Đồng.
Việt nam vẫn còn đó trong chúng ta. Nó tạo ngờ vực về phán đoán, uy tín và sức mạnh Mỹ - không chỉ ở trong nước mà còn khắp thế giới. Nó nhiễm độc các cuộc tranh luận trong nước. Vậy thì chúng ta đã trả một giá quá đắt cho những quyết định đã được hình thành bằng niềm tin và mục đích cao đẹp của chúng ta.
Henry Kissinger. Quan điểm một người Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Đài tưởng niệm, một phiến đá hoa cương bóng loáng nằm trên một dốc thoai thải, là một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng. Tuy vậy, sự đơn sơ của nó bi thảm hóa một thực trạng u ám. Tên của các tử sĩ trên phiến đá ghi khắc nhiều hơn là những sinh mạng mất đi trên chiến trường: Nó tiêu biểu cho sự hy sinh cho một cuộc thánh chiến thất bại, bất kể nguyên động lực (motives) cao đẹp hay hão huyền của nó. Trên một ý nghĩa lớn hơn, nó tượng trưng một hy vọng phai nhạt. - hay sự phát sinh của một nhận thức mới. Chúng là chứng tích cho sự chấm dứt niềm tin tuyệt đối về độc quyền đạo đức, tính bất khả chiến bại, vận mệnh hiển nhiên của người Mỹ. Chúng là giá trả bằng máu và đau khổ, về sự tỉnh thức để trưởng thành trong việc nhận ra những hạn chế của họ. Với những thanh niên Mỹ hy sinh ở Việt Nam cho giấc mơ một kỷ nguyên Mỹ Quốc.
Hàng ngàn cựu chiến binh Việt Nam đổ dồn về Washington trong một cuối tuần thuộc tháng 11 (ngày 11 tháng 11, ngày cựu chiến binh) năm 1982 cùng với gia đình của họ, gia đình người đã chết để tưởng niệm. Một số bại liệt trong xe lăn, một số cụt tay chân. Họ mặc quân phục hay âu phục hay mặc hoàn toàn trang bị chiến đấu. Có những diễn văn, buổi họp mặt đoàn tụ, và một diễn hành và một thánh lễ tại thánh đường quốc gia, nơi những người tình nguyện, thắp nến canh thức suốt tuần lễ, đọc tên từng tử sĩ gồm gần 58 ngàn người. Từ xa, đám đông tụ họp những người biểu tình, những người đã tấn công vào thủ đô lên án cuộc chiến trong thời kỳ chiến tranh lên cao độ. Giờ đây người Mỹ có vẻ như trang trải một món nợ với những người từng chiến đấu và đã hy sinh - kính ngưỡng sự đóng góp, đền bù sự đau khổ của họ. Những gương mặt, những lời kinh và đài tưởng niệm tự nó có vẻ như làm dịu vết thương. Hai tên gọi trên đầu của bảng tưởng niệm - Dale R. Buis và Chester M. Ovnand - gợi trong tôi hồi tưởng về một sự kiện xa xăm.
Chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên của tôi vào tháng 7 năm 1959, ngay sau khi đến Á Châu trong chức vụ trưởng ban đặc phóng viên cho tạp chí Time và Life. Phiến Cộng nổi dậy thách đố chế độ vừa mới 5 năm trước, khi một hội nghị quốc tế tổ chức tại Geneva chia cắt đất nước theo sau cuộc chiến bại của người Pháp. Từ ngữ Việt Cộng, mang ý nghĩa xấu xa, được chính quyền miền Nam Việt Nam đặt tên cho những phiến quân Cộng Sản, lúc này chưa được phổ biến - và họ vẫn được gọi bằng tên Việt Minh, một phong trào đánh bại người Pháp. Vài trăm cố vấn quân sự Mỹ đã được bổ nhậm để huấn luyện, trang bị cho quân đội miền Nam Việt Nam, nhưng những dấu hiệu trở ngại nghiêm trọng vẫn còn rất hiếm. Thế rồi chiều ngày 8 tháng 7, một sự kiện xảy ra ở một doanh trại gần Biên Hòa, bộ tư lịnh sư đoàn quân lực nam Việt Nam, 20 dặm bắc Sài Gòn. Tôi lái xe đến đấy để thu nhặt tin tức ngày hôm sau.
Sáu năm sau, khi nước Mỹ đổ quân, tiền, vật liệu vào trong một cuộc chiến đang mở rộng, Biên Hòa thành một hậu cứ khổng lồ Mỹ và thị trấn xuống cấp thành một khu giải trí nhếch nhác toàn những quán rượu và ổ điếm. Năm 1959 tuy nhiên nó vẫn là một thị trấn nhỏ, vắng với nhà thờ, biệt thự cổ và đường phố có trồng cây hai bên là dấu tích một trăm năm thuộc địa Pháp. Lái xe qua cái khí nóng ẩm của buổi sáng nhiệt đới, qua cái thoáng nhìn, tôi nhận thấy một vùng đất chưa bị quấy nhiễu bởi chiến tranh. Những người dân trong bộ đồ bà ba đen, nón lá lom khom trên những thửa ruộng ngập nước, nhịp độ làm việc chậm rãi của họ là chứng từ cho sự kiên nhẫn vô biên Á Châu, và những chợ làng nhộn nhịp dọc con đường quảng cáo cho sự phì nhiêu của đất nước. Nhưng khi chạy xe vào trại lính, tôi gần như có thể nếm mùi vị của cuộc chiến mới chớm mà cuối cùng cường độ của nó vượt quá sức tưởng tượng ly kỳ nhất của tôi.
Đêm trước, 6 trong số 8 cố vấn Mỹ đồn trú tại Biên Hòa vừa ăn xong bữa tối trong phòng ẩm thực và chuẩn bị chiếu phim, The Tattered Dress, Jeanne Crain thủ vai diễn viên chính. Một người mở đèn điện sáng để thay cuộn phim tiếp thì sự kiện xảy ra. Du kích thọc súng qua các cửa sổ và rải những loạt đạn vào phòng chiếu phim bằng súng tiểu liên - hạ sát ngay tức khắc thiếu tá Buis và thượng sĩ Ovnand, 2 người lính gác Việt Nam và một cậu bé Việt Nam 8 tuổi.
Người Mỹ không phải là những binh sĩ đầu tiên chết ở Việt Nam. Trung tá A. Peter Dewey của phòng công tác chiến lược (OSS, Office of Strategic Services) đã bị bắn lầm bởi một nhóm Việt Minh ngoại ô Sài Gòn 14 năm trước, hồi tháng 9 năm 1945. Và một phi công can trường, đại uý James B. McGovern - bí danh Earthquake McGoon, lấy tên một nhân vật hí họa của Li’l Abner - rớt máy bay trong phi vụ tiếp tế cho chiến binh Pháp ở Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954. Nhưng Buyis và Ovnand là 2 người đầu tiên chế trong kỷ nguyên chiến tranh Việt Nam, trong cáo phó chính thức cho một cuộc chiến không hề chính thức tuyên chiến.
Bài tường thuật của tôi về vụ việc ở Biên Hòa chỉ chiếm một góc nhỏ trong tạp chí Time - Nó chỉ đáng thế thôi. Không ai có thể tưởng tượng rằng sẽ có hơn 3 triệu người Mỹ phục vụ quân dịch tại Việt Nam - hay 58 ngàn người bị tiêu diệt trong rừng, trên ruộng và tên của họ được khắc 23 năm sau, trên một đài tưởng niệm tọa lạc gần đài tưởng niệm Washington và Lincoln.
Quan sát các lỗ đạn trên tường ở Biên Hòa, tôi cũng không thể dự kiến cảnh tàn sát gieo tàn phá Việt nam suốt 16 năm chiến tranh theo sau. Hơn 4 triệu chiến sĩ và dân cư 2 miền - ước chừng 10/100 dân số lúc ấy - chết hoặc bị thương. Hầu hết binh sĩ miền Nam được chôn cất trong thổ ngơi của gia đình. Ngược về hướng bắc trong cuộc du lịch sau chiến tranh, tôi thấy những mộ bia bằng đá trắng trong nghĩa địa mỗi làng, mỗi tấm khắc 2 chữ Liệt Sĩ. Nhưng mộ huyệt chỉ trống không; những tử thi đã vị vùi lấp bằng xe ủi đất thành những mồ chôn tập thể, nơi họ gục ngã.
Trên quan điểm con người, chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến không ai thắng - Một cuộc chiến đấu giữa các nạn nhân. Căn nguyên của nó quá phức tạp, những bài học của nó gây tranh cãi, di sản của nó vẫn đang được đánh giá bởi những thế hệ sau. Nhưng dù nó là một cuộc mạo hiểm thuần tuý hay là một nỗ lực lầm lạc, nó là một bi kịch mang kích thước anh hùng ca.
_________________________________________________
Chủ tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, ông Nguyễn Hữu Thọ.
Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ông Lê Đức Thọ.
Lê Đức Anh. chỉ huy trận đánh chiến Nam Vang thời Pôn Pốt.
Lê Duẩn, chúa tể thời đóng cửa.
Lịch sử là một tiến trình hữu cơ. Một dòng liên tục những sự kiện liên hệ không thể dời đổi, không thể tránh khỏi. Những vị lãnh đạo và con người trong lịch sử chọn lựa và nâng đỡ quyết định chọn lựa của mình, nhưng chỉ trong bối cảnh kinh nghiệm và nguyện vọng của họ. Căn nguyên sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam đã được gieo trồng, vun xới trong quan niệm Mỹ về “chủ nghĩa biệt lệ” (exceptionalism, giáo sư đại học đường Havard, ông Daniel Bell, đặt tên.)
“Con đường hướng về miền Tây của đế quốc,” viết bởi George Berkeley, một giám mục hệ phái Angelican, và cũng là một triết gia rao tin về những chân trời mới phía trước, khi ông khởi hành từ Anh sang Mỹ năm 1726. Một thế kỷ sau, những người Âu Châu khác, lập lại sự tán tụng của ông về xã hội mới. Với Hegel, Mỹ là miền đất của tương lai, mời gọi tất cả những ai mệt mỏi với cựu lục địa, khi Tocqueville nhận ra Mỹ như một ngọn hải đăng, về thể chế dân chủ của nó, sự phong phú tài nguyên thiên nhiên và cơ hội thăng tiến cá nhân như một kiểu mẫu lý tưởng so với một Âu Châu suy đồi, rách nát bởi nghèo đói, vô vọng, căng thẳng giai cấp và xáo trộn ý thức hệ. Ý tưởng sự duy nhất cũng gây phấn khởi cho người Mỹ và cụm từ “vận mệnh hiển nhiên” (Manifest Destiny, xin đọc thêm phần chú dẫn 1 ở cuối đề tài) biểu thị niềm tin vào nghĩa vụ phân phát phúc lợi cho những nền văn minh kém thuận lợi hải ngoại.
Cụm từ ra đời năm 1845 nhằm cổ động sự sát nhập Texas, biện hộ cho sự bành trướng lãnh thổ của họ về phía những biên giới thiên nhiên. Nó là khẩu hiệu của những nhà cải cách, người bảo trợ cho đạo luật Điền Thổ (Homestead Act, xin đọc thêm phần chú dẫn 2 ở cuối đề tài.) nhằm mở những địa hạt mới cho những tiểu điền chủ, trong số những di dân người Đức, Ái Nhĩ Lan vượt thoát sang Mỹ tìm kiếm an ninh và tự do. Sau đó nó được khuếch đại bởi những người lý tưởng chủ nghĩa như Walt Whitman (1819-1892), một thi sĩ chuyên sáng tác những bài thơ ca ngợi quê hương đất nước, người dự kiến Mỹ sẽ chiếu rọi hạnh phúc, tự do của nó đến những nền văn hóa cổ kính Á Châu. Sau này, những người cấp tiến như John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson, thuyết phục rằng họ khuếch trương đạo lý tự do đến Việt Nam như một liều thuốc giải trừ độc tài, có lẽ mượn ý tưởng từ Whitman:
Facing west from California's shores,
Inquiring, tireless, seeking what is yet unfound,
I, a child, very old, over waves, towards the house of maternity,
the land of migrations, look afar,
Look off the shores of my Western sea, the circle almost circled;
For starting westward from Hindustan, from the vales of Kashmere,
From Asia, from the north, from the God, the sage, and the hero,
From the south, from the flowery peninsulas and the spice islands,
Long having wander'd since, round the earth having wander'd,
Now I face home again, very pleas'd and joyous,
(But where is what I started for so long ago?
And why is it yet unfound?) Học thuyết vận mệnh hiển nhiên khác với chủ nghĩa thực dân thịnh hành đầu thế kỷ 20. Nước Mỹ cũng vươn tay nắm quần đảo Hawaii, Guam và một phần Samoa và tiến chiếm Puerto Rico, Cuba và Phi Luật Tân sau khi đánh bại Tây Ban Nha năm 1898. Nhưng trong khi những quyền lực Âu Châu chia cắt Á Châu, Phi Châu, rất ít xu hướng Mỹ chinh phục các lãnh thổ hải ngoại. Trái với Âu Châu, thèm khát những nguyên liệu sống và cửa khẩu cho kỹ nghệ, nước Mỹ có thể trông cậy vào tài nguyên của nó và thị trường bao la rộng lớn quốc nội. Ngoài ra, từng là kẻ nổi loạn chống thực dân Anh bạo ngược, tự trong bản năng, người Mỹ xua đuổi ý tưởng thống trị kẻ khác. Những nhà tư tưởng xuất chúng thời ấy như Andrew Carnegie và hiệu trưởng đại học đường Havard, ông Charles Eliot, chống đối kịch liệt chủ nghĩa đế quốc, khẳng định trong tranh luận của họ là nó vi phạm quy luật thị trường tự do.
Nhờ thế, Cuba được trao trả độc lập. Đề xướng bởi Haiti và San Domingo trở thành thuộc địa Mỹ bị từ khước. Không giống Âu Châu, Mỹ tự chế không xúm vào cướp bóc Trung Hoa - và một cách đặc thù dùng một quỹ bồi thường thiệt hại gánh chịu trong cuộc nổi loạn quyền phỉ, trợ cấp cho học sinh Trung Hoa tại Mỹ. Phi Luật Tân, sở hữu chủ yếu vẫn còn sự giám hộ Mỹ, cuối cùng bị chinh phục sau cuộc trường kỳ bình định báo trước chiến lược Mỹ tại Việt Nam. Nhưng sự chiếm hữu quốc gia quần đảo ấy chỉ là miễn cưỡng. Tổng thống William McKinley sau này thú nhận:”Sự thực là tôi không muốn Phi Luật Tân, và khi nó đến như một món quà của Thượng Đế...chúng ta không còn gì chọn lựa khác hơn là nhận lãnh và giáo hóa người Phi Luật Tân ... và nhân danh Chúa, làm những gì tốt nhất cho họ.”
Thật là một xuyên tạc trắng trợn khi cho rằng sự hiện diện của người Mỹ ở nước ngoài luôn thể hiện lòng bác ái, vị tha. Những thương vụ lớn khai thác, bóc lột “các anh em da màu” ở Phi Luật Tân cũng như sự thao túng kinh tế ở châu Mỹ La Tinh, thường binh vực các bạo chúa địa phương để bảo vệ quyền lợi riêng của mình. Nhưng một khuynh hướng phổ biến hơn trong chủ nghĩa bành trướng của Mỹ là truyền bá phúc âm - như thể Mỹ phải thi hành những nghĩa vụ thiêng liêng được Thiên Chúa lựa chọn để cứu độ thế giới. Luận điệu cứu chuộc này thấm đậm vào lời tuyên thệ của Woodrow Wilson “làm thế giới an toàn hơn cho sự phát huy dân chủ” dưới sự che chở của Mỹ. Franklin D. Roosevelt cũng nhấn mạnh cùng luận điệu. Ông ta khuyến khích quyền tự quyết quốc gia ở những thuộc địa Âu Châu, trong khi chối bỏ bất cứ tham vọng bá quyền nào của Mỹ sau thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến. Hơn thế nữa, ông nhấn mạnh, hòa bình và ổn định thế giới thời hậu chiến phải được bảo vệ dưới sự lãnh đạo của Mỹ.
Những tuyên bố đạo đức này trong lúc ấy được so sánh ngang với lòng sốt sắng của những nhà truyền giáo Mỹ, đặc biệt ở Trung Hoa. Ở đó Mỹ ban hành chính sách mở cửa, được thiết kế để duy trì chủ quyền của Trung Hoa chống lại sự xâm lăng của các đế quốc Âu Châu. Nhưng các nhà truyền giáo được thiết tưởng hành động từ trong nước Trung Hoa để biến nó thành một quốc gia Thiên Chúa giáo, theo đó thúc đẩy sự phát triển những thể chế dân chủ và gắn bó quan hệ với Mỹ. Nó có vẻ xưa so với ngày nay, nhiều nhân sĩ Mỹ kỳ vọng vào một Trung Hoa Thiên Chúa giáo. Anson Burlingame, một nhà ngoại giao Mỹ và sau này cố vấn cho triều đình Mãn Châu, dự kiến “thập tự giá ngời hào quang trên mỗi ngọn đồi, mỗi thung lũng” cả nước, và William Jennings Bryan mong mỏi “một nền văn minh Trung Hoa mới ... đặt nền tảng trên phong trào Ky Tô Hữu.” Ảo vọng này lên cao hồi đầu thập niên 1930, khi thống chế Tưởng Giới Thạch, lãnh tụ Trung Hoa Quốc Gia, cải đạo sang Methodist - một chi phái Tin Lành - phần lớn để thắt chặt mối liên hệ với Tây Phương. Nhiều người Mỹ sớm thấy Trung Hoa trở nên một rập khuôn nước Mỹ, một nguyện vọng được trang trọng mô tả bởi thượng nghị sĩ tiểu bang Nebraska, ông Kenneth Wherry, năm 1940 :”Nhờ ơn Chúa, chúng ta sẽ nâng Thượng Hải lên cao, cao mãi cho đến khi nó giống như thành phố Kansas.”
Cùng một giọng tán dương như thế, Henry Luce, sở hữu chủ 2 tạp chí Time và Life trưng bày một hoạch định quy mô cho tương lai Mỹ sau thế chiến thứ hai. Ông là con của 2 vợ chồng truyền giáo và sinh tại Trung Hoa. Bài viết của ông trong Life, “Thế hệ Mỹ” (The American Century,) mang giọng tiên tri :”Chúng ta cần hơn hết là tìm kiếm, mang lại một viễn tượng Mỹ như một quyền lực thế giới, đúng vẻ Mỹ ... Mỹ như trung tâm năng động ngày càng lan rộng của công việc kinh doanh, Mỹ như trung tâm huấn luyện những tài năng phục vụ nhân loại, người Mỹ là những người bác ái, thực tâm tin rằng cho sẽ đón nhận ân phúc nhiều hơn là nhận, và nước Mỹ là nguồn năng lượng cho những lý tưởng Tự Do và Công Bình - những ý tưởng này chắc chắn có thể tạo thành một viễn ảnh của thế kỷ 20...Kỷ nguyên Mỹ Quốc đầu tiên và vĩ đại.
Phản ứng công luận về bài diễn thuyết khó hiểu này với ngờ vực và tệ hơn, chế nhạo. Luke rút lại bài này - đặc biệt khi gặp một phúc đáp từ nhà lý thuyết nổi tiếng, Reinhold Niebuhr, cảnh báo một sự hủ hóa vị kỷ chủ nghĩa của quốc gia thúc đẩy bởi kỳ vọng này. Nhưng niềm tin rao truyền bởi Luce - phúc âm về bổn phận duy trì trật tự thế giới của người Mỹ - ngày càng bám rễ. Nó tạo sự khẩn trương mới sau thế chiến khi mối lo ngại Cộng Sản chủ nghĩa đầy vững chắc ám ảnh nước Mỹ. Một cách lập đi lập lại, các tổng thống Mỹ kế vị cắt nghĩa chính sách đối ngoại với ngôn ngữ đao to búa lớn. "thế giới ngày nay trông cậy sự lãnh đạo của chúng ta," Harry Truman nói và Dwight Eisenhower cũng nói và dùng những từ ngữ như vậy. Kennedy cũng thế, tuyên thệ trong bài diễn văn nhậm chức rằng :" Mỹ sẽ trả bất cứ giá nào, gánh vác bất cứ gánh nặng nào, đảm đương bất cứ khó nhọc nào, yểm trợ bất cứ đồng minh nào, chống đối bất cứ kẻ địch nào, để đảm bảo cho sự tồn tại và khải hoàn của tự do." Mục đích của Johnson, như ông đã mô tả, là "mang lại hòa bình, hy vọng cho nhân loại," và Richard Nixon tự miêu tả như một kiến trúc sư của "một công trình xây dựng hòa bình thế giới."
Còn tiếp.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2005 07:47:41 bởi meta4954 >