Tết Nguyên Đán
CDDLT 27.12.2005 13:20:08 (permalink)
Tết Nguyên Đán
( trích trong tác phẩm : Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam , Quyển hạ)
Tác giả : Toan Ánh

Tết Nguyên Đán là tiết lễ đầu tiên của năm bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ trừ tịch.
Nguyên là bắt đầu, Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên Đán tức là tết bắt đầu năm, mở đầu cho một năm mới với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang.
Năm mới đến, những sự may mắn mới cũng đến, và bao nhiêu những điều đen đủi không may của năm củ đều theo năm củ mà hết.
Theo Trung Quốc sử, âm lịch có từ thời nhà Hạ và lấy tên mười hai chi đặt cho mười hai tháng.
Tháng Dần là tháng giêng được chọn là tháng đầu năm và người ta ăn Tết Nguyên Đán vào đầu tháng Dần.
Về sau đến đời nhà An, có thay đổi lấy táhgn Sửu làm đầu năm, rồi đến đầu nhà Chu sửa lại lấy tháng Tý, Kịp đến đời nhà Tần, Tần Thủy Hoàng lại sửa nữa lấy tháng Hợi, nhưng đến đời vua Hán Vũ Đế, đầu năm lại bắt đầu từ tháng Dần như đời nhà Hạ, và từ đó không có sự thay đổi nữa.
Thực ra Tết Nguyên Đán bắt đầu vào tháng Dần là rất phải, vì lúc đó mùa đông vừa qua, tiết hạnh vừa hết, ngày xuân ấm áp tới, đem lại hoa cỏ đua tươi khiến cho con người cũng hầu như biến đổi cả tâm hồn sau một năm làm ăn vất vả.
Người người vui vẻ đón mùa xuân mới, lòng chứa chan hy vọng ở những sự may mắn. Ai cũng vui, nên không ai bảo ai, gặp nhau người ta cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.

GIAO THỪA.
Tết Nguyên Đán bắt đầu từ lúc giao thừa.
Lẽ trời đất có thủy khởi phải có tận cùng, một năm đã bắt đầu ắt phải có hết, bắt đầu từ lúc giao thừa, cũng lại kết từ lúc giao thừa.
Giao thừa là gì ? Theo “ Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh nghĩa là củ giao lại, mới tiếp lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm củ mới này, có lễ trừ tịch.


LỄ TRỪ TỊCH.
Trừ tịch là giờ phút cuốu cùng của năm củ sắp bắt qua năm mới, giữa giờ Hợi ngày 30 hoặc nếu tháng thiếu, thì ngày 29 tháng chạp năm trước và giờ Tý ngày mồng một tháng năm sau.
Vào lúc này, dân chúng Việt Nam, tuân theo cổ lễ có làm lễ trừ tịch.
Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở củ kỹ của năm củ sắp qua để đón những cái mới mẻ tốt đẹp của năm mới sắp tới.
Lễ trừ tịch theo người Tàu, còn là một lễ khu trừ ma quỷ. Tục Tàu xưa vào ngày trừ tịch, tức là ngày 30 Tết có dùng 120 trẻ con trạc 9, 10 tuổi, mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường vừa đánh để trừ ma quỷ, do đó có danh từ trừ tịch.
Lễ trừ tịch củ hành vào lúc giao thừa nên lễ này còn mang tên lễ giao thừa.

CÚNG AI TRONG LỄ GIAO THỪA.
Phan Kế Bính trong Việt Nam Phong Tục viết.
Tục ta tin rằng mỗi năm có một hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông củ và đón ông mới.
Cúng tế cốt ở tâm thành, và lễ cúng vào nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm. Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa năm sau.
Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại, tống cựu nghinh tân, nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùa. Những năm về trước, trong giờ phút này, chuông trống đánh vang, pháo nổ luôn không ngớt, truyền từ nhà này sang nhà khác, khắp kẻ chợ, nhà quê.

SỮA LỄ GIAO THÙA.
Tại các đình, miếu, cũng như tại các tư gia, lễ giao thừa đều có cúng mặn. Các ông thủ từ lo ở đình, miếu, còn tại các tư gia do người gia trưởng trù liệu.
Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ tử đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng giao thừa ở thôn ở xóm nữa.
Lễ giao thừa ở các thôn xóm được tổ chức hoặc tại các văn chỉ nếu văn chỉ làng xây tại xóm, nếu không thì cũng tổ chức ngay ở tại điểm canh đầu xóm. Ở đây, vị được cử ra làm chủ lễ là vị niên trưởng hoặc vị chức sắc cao nhất trong thôn xóm.
Bàn thờ được thiết lập ở giữa trời.
Một chiếc hương được kê ra, trên hương án có đỉnh trầm hương hoặc bình hương thấp tỏa khói nghi ngút. Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có cỗ mũ của Đại Vương hành khiển. Lễ quý hồ thành bất quý hồ đa, nhưng dù nhiều hay ít, lễ vật bao giờ cũng phải gồm có vàng hương, vàng lá hay vàng thoi tùy tục địa phương, và nhất là không quên được rượu, vì vô tửu bất thành lễ.
Lễ vật được trần thiết trên hương án trước giờ trừ tịch.
Đến giờ phút này, chuông trống vang lên, ông chủ tế ra khấn lễ, rồi dân chúng kế đó lễ theo, với tất cả sự tin tưởng ở vị tân vương Hành khiển, cầu xin ngài phù hộ độ trì cho được một năm may mắn, bao nhiêu sự không may năm trước sẽ qua hết.
Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ Thành hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa.
Các chùa chiền cũng có cúng lễ giao thừa, nhưng lễ vật là đồ chay, và đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật, tụng kinh và cúng đức Ông tại chùa.
Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước cửa nhà, trường hợp những người ở thành phố chật chội không có sân. Cũng một chiếc hương án, hoặc một chiếc bàn kê ra với lễ vật như trên.
Ngày nay trước mọi chuyển biến dồn dập của thời cuộc nước nhà, ở thôn quê, rất ít nơi còn cúng giao thừa ở thôn xóm, ngoài lễ cúng ở đình đền. Và ở các tư gia, tuy người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa, nhưng bàn thờ thật là giản tiện. Có khi chỉ là chiếc bàn con với mân lễ vật, có khi mân lễ vật đặt trên một chiếc ghế đẩu. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc vào một chiếc lọ nhỏ để giữ chân hương! Tình trạng chiến tranh, mọi sự đều sự bị phá họai! Có nhiếu gia đình lại quá giản tiện hơn, hương tắp ngay trênmân lễ, hoặc cắm vào các khe nải chuối dùng làm đồ lễ!

ĐẠI VƯƠNG HÀNH KHIỂN VÀ PHÁN QUAN.
Mười hai vị đại vương, mỗi năm một năm cõi nhân gian là Thập nhị hành khiển vương hiệu, tính theo nhập nhị chi, bắt đầu là năm Tý, cuối cùng là năm Hợi. Hết năm Hợi cũng quay lại năm Tý với Đại vương hành khiển hai năm về trước. Các Đai vương này còn được gọi là dương niên chi thần, mỗi vị có trách nhiệm như trên đã nói cai trị thế gian trong toàn niên, xem xét mọi việc hay dở của từng người, từng gia đình , từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, tâu lên thượng đế.
Mỗi Đại vương hành khiển đều có một vị phán quan giúp việc.
Vị Đại vương hành khiển lo việc thi hành những mệnh lệnh của Ngọc Hòang Thựơng đế, trình lên Ngọc Hòang những việc đã xảy ra. Còn vị Phán quan thì lo việc ghi chép công, tội của mọi người, mọi gia đình , mọi thôn xã, mọi quốc gia.
Trong các vị hành khiển vương hiệu, có vị nhân đức, có vị cương trực và cũng có khắc nghiệt. Nhiều năm có các loạn thiên thời, lọan đạo binh, nạn thủy tai, hỏa tại… tục tin rằng đó là do các vị đại vương hành khiển trừng phạt nhân gian vì tội lỗi của mọi người.

VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA.
Như trên đã trình bày, lễ giao thừa là lễ tống cựu nghinh tân, tiễn vĩ đại vương hành khiển cũ và đón vị mới.
Có lễ nghi phải có văn khấn, cũng như ăn phải có mời.
Dưới đây là mẫu văn khấn giao thừa tại tư gia, văn khấn này chỉ cần thay đổi một vài chữ, khi dùng tại các nơi khác.:
Duy Việt Nam Đinh mùi niên, Xuân thiên chính nguyệt, sơ nhất nhật, kim thần đệ tử Ngyễn Đức Cầu quán tại Cổ Mễ xã, Võ Giàng huyện, Bắc Ninh tinh, cư trú tại Phú Nhuận xã, Tân Bình quận, Gia Định tỉnh, đồng gia quyến đẳng, kể thủ, đồ thủ bách bái.
Cẩn dĩ hương đăng, kim ngân hoa quả, phù lưu thanh chước, thứ phẩm chi nghi, cảm kiền cáo vu.
Vọng bái:
Đương niên đương cảnh Tống vương hành khiển, ngũ đạo chí đức tôn thần ngọc bệ hạ:
Lâm tào phán quan vị tiền
Bản địa Thổ địa thần kỳ vị tiền
Bản cảnh Thành hòang vĩ tiền
Ngưỡng vọng chứng giám:
Cúc cung cầu khẩn:
Tòan gia đồng niên tự lão chí ấu, tăng phúc tăng thọ, nhân khang vật tịnh, vạn sự hanh thông.
Cẩn cáo.
Lược dịch
Nước Việt Nam, năm Đinh Mùi, ngày mồng một táng giêng, xuân tiết.
Đệ tử là Nguyễn Đức cầu, quán làng Cổ Mễ, huyện Võ Giàbg tỉnh Bắc Ninh, cư ngụ tại Phú Nhuận, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, cùng tòan thể gia đình trăm bái.
Kính cẩn có hương đèn, vàng bạc, hoa quả trầu rượu trà nước thêm mọi phẩm vật dâng lên.
Vọng bái:
Trước bệ ngọc đức Tống vương hành khiển, Ngũ đạo chí đức tôn thân:
Lâm tào phán quan tại vị ở trước.
Đức Thổ địa nơi đây tại vị ở trước.
Đức Thành Hòang bổn cảnh tại vị ở trước.
Cầu chư vị chứng giám.
Cúi đầu kêu xin:
Chư vị phù hộ toàn gia chúng tôi, từ già đến trẻ, qunh năm được tăng phúc tăng thọ, người an, vật thịnh, vạn sự hanh thông.
Cẩn cáo
Trong khi cúng khấn đức đuơng niên đại vương hành khiển, người ta khấn theo đức Thổ Thần và đức Thành Hoàng, vì khi đức đại vương hành khiển, đại diện của Ngọc Hoàng Thượng đế đã giáng lâm, Thổ Thần và Thành Hoàng có nhiệm vụ nghênh tiếp và do đó cùng được phối hưởng lễ vật.
Trong bài khấn trên, khi làm lễ tại làng tại thôn, chỉ cần thay đổi mấy chữ:
“Kim thần đệ tử Nguyễn Đức Cầu ”.
thành
“Kim chúng thần đệ tử, toàn dân Cổ Mễ xá ”
và ở chỗ cầu xin cũng đổi mấy chữ.
“ Toàn gia đồng niên tự lão chí ấu”
thành
“ Toàn xã đồng niên tự lão chí ấu”




#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9