Mùa Giáng Sinh
QVPT 16.12.2003 15:13:05 (permalink)
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/143/Qn38370.gif[/image]


Từ đâu có ông già Giáng Sinh / Santa Claus


Hình ảnh quen thuộc nhất trong mùa lễ Giáng Sinh là ông già Noel mà ai cũng biết. Ông mặc quần áo đỏ, đội mũ đỏ kiểu xứ lạnh, đi giầy đen, tóc bạc phơ và râu trắng như tuyết. Nikolaus có từ thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch. Ông chào đời tại quận Patara thuộc phần đất của Thổ Nhỉ Kỳ, sau khi được phong thánh mới có tên là Nikolaus. Trong tháng 12 nhưng phải phân biệt Nikolaus và ông Weihnachtsmann.

Từ đời nữ Hoàng Thephanu gốc Hy Lạp, là vợ Hoàng Ðế Otto II của Ðức, muốn nhớ lại thánh Nikolaus. Nên từ năm 1555 tại Ðức nguời ta may áo quần màu đỏ, đội tóc trắng, mang râu, giả làm Nikolaus hình ảnh Nikolaus được xuất hiện trở lại với ý nghiã mang tình thương đến với mọi người.

Weihnachtsmann xuất hiện từ năm 1933 do quảng cáo của hãng Coca Cola. Hình ấy được thấy trên màn ảnh Tivi suốt muà Giáng Sinh

Ông già Noel theo tiếng Pháp Père de Noel, tiếng anh Santa Claus, tiếng Hòa-Lan Sinterklass.Theo tài liệu trước khi được phong thánh ông Nikolaus là người giầu có, nhân từ. Vào một đêm Giáng-Sinh, ông được Thiên chúa mặc khải, đem hết của cải riêng mình ban phát cho những người nghèo khổ và trẻ con. Ông biến những giấc mơ của họ thành sự thực, bằng cách mua quà bánh để biếu những kẻ nghèo khổ, mang lại cho họ những sung sướng bất ngờ.

Có tài liệu cho biết, ông già Noel được phong Giám mục vào thế-kỷ thứ 3 sau TL. Sau khi được phong thánh, Nikolaus trở thành người đỡ đầu của các thương nhân, thủy thủ và trẻ con. Ông qua đời vào ngày 6/2 không nhớ năm.

Ngày 6/12 hàng năm để tưởng nhớ lại hình ảnh người đạo đức, giàu lòng nhân từ bác ái . Hình ảnh người mặc áo màu đỏ của ông Nikolaus thuở nào, đến từng nhà có trẻ con thăm viếng, chia bánh kẹo trong đêm Giáng Sinh.

Theo truyền thuyết ông già Noel trở lại trần gian, theo đường ống khói lò sưởi vào mỗi gia đình, để bánh kẹo vào trong những chiếc vớ mà trẻ em treo gần giường ngủ hay lò sưởi, đem lại giấc mơ đẹp với tuổi thơ trong đêm Giáng Sinh.

Bởi thế Cha mẹ thường mua qùa bỏ vào đôi vớ để cạnh lò sưởi, lúc trẻ con thức dậy vui mừng với món quà của ông già Noel tặng. Phong tục này khuyến khích vì khuyên trẻ em nên làm điều thiện để được ông già Noel tặng quà

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/143/Ge96537.gif[/image]
<Edited by: quang vu -- 12/16/2003 11:50:19 AM >
Attached Image(s)
#1
    QVPT 16.12.2003 15:15:27 (permalink)
    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/143/Ig11707.jpg[/image]


    Ðêm Thánh vô cùng / silent night


    Chúa chào đời vào ngày 25 tháng 12 trong máng cỏ nghèo hèn đã để lại cho nhân loại lịch sử suy niệm, từ đó trở đi hàng năm tín đồ ThiênChúa Giáo cử hành lễ Giáng Sinh rất long trọng khắp nơi trên thế giới. để tưởng nhớ ngày Chúa ra đời bên thành Bêlem/Bethelem, trên phần đất nghèo nàn thuộc lãnh thổ Do Thái / Israel.

    Sự nhập thế của Chúa Hài đồng trong máng cỏ nghèo hèn đã có những hiện tượng lạ theo sự hướng dẫn của ngôi sao kỳ diệu, các vị vua vùng lân cận đã tìm đến hầu Ngài (trong lễ ba Vua). Mọi người trên thế giới đều thờ kính Ngài con một của Chúa cha đã xuống thế làm người và chiệu chết trên cây Thánh giá .

    Ngày lễ Giáng sinh ở đâu cũng thường giống nhau, nhưng có sự thay đổi chi tiết tùy mỗi địa phương trên thế giới. Nước Việt Nam bị người Pháp đô hộ gần 100 năm, tại thành phố hay các giáo phận Thiên Chúa Giáo thường cử hành Thánh lễ Giáng Sinh vào đêm 24 tháng 12 hàng năm.

    Trong vô số những bài ca, người ta còn nhắc nhở đến những bài thánh ca bất hủ, trở thành những bài ca quốc tế, dịch ra nhiều thứ tiếng. Trong số đó có bài thánh ca "Đêm Thánh Vô Cùng" của nhạc-sĩ thiên tài người Áo tên là Franz Grubert .

    Năm 1840 nhạc-sĩ Franz Grubert là người đệm dương cầm cho Giáo đường nắm cạnh bờ sông Danube. Grubert báo cho Cha Sở Joseph biết rằng vào giờ chót đàn dương cầm hư, không thể sửa được, xin cha chọn bài hát khác không cần đệm dương cầm

    Chính cha Josep viết liền lời thánh ca và nhạc sĩ Grubert phổ nhạc ngay tại chỗ. Đêm Giáng Sinh năm 1840, bài thánh ca "Silent Night/ Đêm Thánh Vô Cùng" ra đời và được hợp ca với một cây đàn nhỏ phụ họa.

    Đó là bài thánh ca bất hủ, lưu truyền đến bây giờ. "Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời...Chúa sinh ra đời...Nằm nơi hang đá trong máng lừa..."

    Người theo đạo hay không, trong đêm nầy đều vui mừng ngày Chúa ra đời. Dân chúng mừng Giáng Sinh theo phong tục như người Pháp, sau khi dự thánh lễ về, có bữa ăn nửa đêm, do đó các gia đình công giáo Việt Nam vẫn giữ tục ăn "Réveillon" vào lễ nửa đêm Noel.

    Nói chung phong tục cuả người Tây phương giống nhau. Người Ðức trong đêm Giáng Sinh đi dự Thánh lễ vào khoảng 20 giờ. Gia đình đoàn tụ bên cây thông được kết đèn màu, dưới gốc thông là những gói qùa để tặng nhau sau bửa ăn tối thường có ngỗng quay, rượu nho vv..

    Miền New England dân chúng ăn tiệc mừng Giáng Sinh theo người Anh. Trong bữa ăn "Réveillon" nửa đêm, luôn luôn tổ chức trọng thể có một loại rượu đặc biệt, chế bằng nước trái cây ép với vài hương liệu Đông Phương như đinh hương đậu khấu và rượu nho. Thứ rượu đặc biệt trên phải hâm nóng, uống như rượu saké của Nhật, để chống lại cái lạnh bên ngoài. Tại Ðức cũng có loại rượu nho Gluehwein hâm nóng bán tại các chợ trong mùa Giáng sinh

    Hầu hết dân Mỹ gia đình thường đoàn tụ vào ngày Thanksgiving 26/11 hàng năm, để tạ ơn đời, ơn người cùng ân phúc của trời đất, Còn đêm Giáng Sinh gia đình cũng tổ chức ăn uống, trao đổi quà tặng cùng những lời chúc tốt đẹp nhất cho cả lễ Giáng Sinh và năm mới

    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/143/Ge96537.gif[/image]
    <Edited by: quang vu -- 12/16/2003 11:19:31 AM >
    Attached Image(s)
    #2
      QVPT 16.12.2003 15:20:46 (permalink)
      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/143/Ca80405.jpg[/image]


      Ngôi sao Giáng Sinh:


      Các ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ mầu sắc trong mùa Giáng sinh, các nhà thờ đều có treo vô số ngôi sao 5 cánh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

      Ngôi sao trong lễ Giáng Sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ . Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía Đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương và châu báu vàng bạc.

      Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng Sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng Đế

      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/143/Wu59703.gif[/image]
      <Edited by: quang vu -- 12/16/2003 12:08:56 PM >
      Attached Image(s)
      #3
        QVPT 16.12.2003 15:22:02 (permalink)
        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/143/Mj24664.jpg[/image]


        Hang đá và máng cỏ


        Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ GiángSinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mụcđồng chăn chiên tại thành Bethelem. Để nhớ lại hình ảnh nghèo khổ của Chúa lúc mới ra đời, đem thân để chuộc tội cho nhân loại

        Ðêm 24/12 tại các Giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua một số thiên thần, thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh chìến tranh nghèo đói và độc tài


        Hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Belem ánh sáng tỏa lan tưng bừng nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng.

        Ðàn hát (réo rắt tiếng hát) xướng ca dư âm vang xa. Ð ây Chuá Thiên Toà Giáng sinh vì ta..


        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/143/Ec88015.gif[/image]
        <Edited by: quang vu -- 12/16/2003 12:06:08 PM >
        Attached Image(s)
        #4
          QVPT 16.12.2003 15:39:28 (permalink)
          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/143/Ki20139.gif[/image]

          Truyền thuyết về cây giáng sinh


          Truyền thuyết về cây Giáng sinh vẫn chưa được trang trí từ đầu những năm 700 ở Ðức.

          Truyền thuyết đầu tiên kể lại rằng: vị thầy tu và là nhà truyền đạo người Anh tên là St. Boniface đã tới thuyết giảng trong một Lễ Thánh đản tại bộ lạc Druid nằm trong thị trấn Geismar. Ðể chứng minh với người dân ở đây rằng cái cây sồi mà họ tôn thờ chẳng có gì thần thánh và bất khả xâm phạm cả, ông đã đốn gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Cây sồi đổ xuống làm gãy trụi các cây bụi nhỏ trừ một cây thông non. Sự kiện này đã tạo ra nhiều cách giải thích về cây Giáng sinh mà truyền thuyết về thầy tu Boniface bắt nguồn từ đây. Chính Boniface, người đã nỗ lực thay đổi tín ngưỡng của bộ lạc nọ đã coi sự sống sót của cây thông non như là một điều kỳ diệu. ông nói: "Hãy để cho loài cây này được gọi tên là Cây của Chúa hài đồng". Về sau, các ngày lễ Giáng sinh ở nước Ðức đều được tổ chức với các cây thông non.

          Lịch sử về cây Giáng sinh còn được biết đến từ trước thế kỷ 16. ở Alsace (Elsass), vào năm 1561, cho biết " không một người dân nào có gì trong ngày Giáng sinh ngoại trừ một cái cây bụi có độ dài bằng tám đôi giày". Vào thời gian này, các vật trang trí được treo lên cây, bao gồm hoa hồng được cắt bằng giấy mầu, táo, bánh thánh, quà tặng và đường. Ðây là bằng chứng đầu tiên về lịch sử hình thành cây Giáng sinh. Vùng Strasbourg có tục lệ mang cây xanh vào nhà để trang hoàng trong suốt tuần lễ Noel (cây xanh nói chung, không nhất thiết phải là cây thông).

          Phong tục ngày nay có mối liên hệ mật thiết với cây thiên đường treo đầy táo, được biểu diễn trong các vở kịch tôn giáo thời Trung Cổ. Các đồ vật dùng để trang trí trên cây Giáng sinh tượng trưng cho các vị Chúa. Rất nhiều vật hình chóp được làm từ gỗ đã thay thế cho cây thông trong ngày Giáng sinh. Vào thế kỷ 17, phong tục cây Giáng sinh đã trải rộng khắp nước Ðức và xứ Scan-đi-na-vơ. Sau cùng, cây Giáng sinh đã được trang hoàng bằng nhiều đồ vật hơn, trước tiên là với nến và bánh kẹo, sau đó là táo và mứt, cuối cùng là các đồ vật lóng lánh được làm từ nhiều chất liệu khác nhau.

          Người ta cho rằng truyền thuyết về cây Giáng sinh ở các nước theo đạo Tin lành được bắt nguồn từ câu chuyện của Martin Luther. Mọi người tin rằng Martin Luther là người đầu tiên đã treo các ngọn nến được thắp sáng lên cành cây. Một buổi tối mùa đông trên đường trở về nhà, khi đang sáng tác một bài thuyết giảng, Luther bất chợt kinh ngạc khi nhìn thấy bao ngôi sao sáng lấp lánh giữa các cành cây. Ðể tái hiện lại cảnh đẹp này ở nhà mình, Luther đã đặt một cây xanh tại gian phòng chính và treo lên cành cây các ngọn nến được thắp sáng. ở nước Anh, phong tục cây Giáng sinh được Hoàng tử Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria phổ biến rộng rãi. Các cư dân Ðức đã mang phong tục cây Giáng sinh tới châu Mỹ vào thế kỷ 17. Cây Giáng sinh ngoài trời trang hoàng bằng nến điện được đưa vào Phần Lan năm 1906 và Mỹ (New York) năm 1912. Trong nhật ký của Mathew Jahm sốngtại Lanscaster, Pennsylvania đề ngày 20 tháng 12 năm 1821 có ghi lại rằng cây Giáng Sinh và vô số các đồ trang trí của nó đã dành được sự quan tâm đầu tiên ở vùng đất mới này.

          Cây Giáng sinh được du nhập vào Mỹ rất muộn. Ðối với những người Thanh giáo sống ở New England thì Giáng sinh là một ngày lễ linh thiêng. Thủ lĩnh thứ hai của phái Thanh giáo William Bradford đã viết rằng ông ấy đã phải rất cố gắng để dập tắt "điều nhạo báng ngoại đạo" thuộc về sự tôn kính, sự trừng phạt và sự phù phiếm. Oliver Cromwell, một người rất có ảnh hưởng đối với dân chúng đã thuyết phục mọi người chống lại "phong tục ngoại đạo" từ các bài hát Giáng sinh, các vật trang trí Giáng sinh và bất cứ đồ vật nào đã làm mất đi tính linh thiêng của "sự kiện thần thánh này". Và kể từ đó đến nay cây Thông luôn là biểu tượng tốt lành trong dịp lễ Giáng Sinh và người ta thường gọi với cái tên trìu mến "Cây Giáng Sinh"

          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/143/Db85471.gif[/image]
          <Edited by: quang vu -- 12/16/2003 11:54:56 AM >
          Attached Image(s)
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9