Trích đoạn: ha noi trong toi
Em đã từng có lần nói chuyện với anh NĐ về vấn đề này , công nhận là thơ thì có nhiều kiểu , mỗi người nên chọn 1 kiểu riêng cho mình , nhưng thơ hay văn cũng là cuộc sống , nó phản ánh cuộc sống của con người ở những thời đại nhất định , xưa các cụ chơi thơ , thả thơ , làm thơ phải có luật , nhưng xem các cụ thời đó là thời đại nào , phong kiến cổ hủ , làm cái gì cũng bị xem xét , viết thơ còn sợ bị phạm húy , thơ đó là thơ thời xa xưa , không thể ôm thơ thời xa xưa cho thời đại này , tại sao chúng ta lại đọc thơ Mới , điển hình là Xuân Diệu , Huy Cận....ai dám nói thơ họ ko hay ? thơ họ chẳng có luật gì cả , nhưng thơ họ xuất phát từ tâm hồn ,từ thời đại của họ . Theo em nghĩ thì đừng nên nói rằng làm thơ là phải có luật thơ ở thời đại mới này nữa , cái xưa chỉ là hoài niệm mà ko có thực tiễn. Hoài niệm thì người ta có thể ghi vào sử sách , cho vào bảo tàng để thế hệ sau đọc , chiêm ngưỡng và học tập nâng cao lên chứ ko phải là để sử dụng .
Thưa quý vị
Nhân tiện tôi xin phép góp một vài ý kiến nhỏ, có thể làm không làm vừa lòng một vài người , nhưng mình cũng có một vài mấu chốt để phân biệt thế nào là thơ Đường,thế nào là thơ mới và thế nào là thơ tự do.
1./ Về thơ đường như quý vị đã biết rồi , bị gò bó luật lệ , niêm luật rất nghiêm khắc. Sở dĩ thơ Đường còn tồn tại đến ngày nay bởi vì sự thâm thuý, sự khó khăn đặc thù của thơ Đường. Người yêu thơ Đường thích thú trong sáng tác bởi cái khó khăn , khắc nghiệt của nó về luật lệ
2./ Thơ mới
Là loại thơ rất phóng khoáng về luật. Nhưng 100% loại thơ mới đều theo môt quy luật căn bản đó là GIEO VẦN.
Thơ mới cũng có đầy đủ các thể như:
Thơ 2 chữ
Thơ 3 chữ.
Thơ 4 chữ
Ngũ ngôn tứ tuyệt.
Ngũ ngôn trường thiên.
Thất ngôn tứ tuyệt.
Thất ngôn trương thiên.
Thơ 8 chữ.
Tất cả các loại thơ này đều có quy luật gieo vần
Đặc biệt đối với thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt , thơ mới vẫn giữ nguyên bằng trắc như thơ đường, chỉ phóng khoáng hơn là không có hai câu đối.
Ví dụ 1 :
Thế Lữ
Giây phút chạnh lòng
Tặng tác giả Đoạn tuyệt
“Anh đi đường anh, tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
Đã quyết không mong sum họp mãi
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?
“Non nước đang chờ gót lãng du
Đâu đây vẳng tiếng hát chinh phu
Lòng tôi phơi phới quên thương tiếc
Đưa tiễn anh ra chốn hải hồ
Vẫn giữ nguyên luật bằng trắc cửa thơ Đường, 4 câu trên luật bằng BTBB, 4 câu dưới TBTB
Ví dụ 2:
Huy Cận
Tràng giang
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
H.C.
tặng Trần Khánh Giư
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy giòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Vẫn giữ nguyên luật bằng trắc của thơ Đường 4 câu trên TBTT, 4 câu dưới BTBB
Ví dụ 3
Huy Cận
Xuân
Luống đất thơm hương mùa mới dậy,
Bên đường chân rộn bước trai tơ.
Cây xanh cành đẹp xui tay với;
Sông mát tràn xuân nước đậm bờ.
Ồ những người ta đi hóng xuân;
Cho tôi theo với, kéo tôi gần !
Rộn ràng bước nhịp hương vương gót,
Nhựa mạnh tuôn trào tưởng dính chân.
Bắt gặp mùa tươi lên rún rẩy,
Trong cành hoa trẻ, cổ chim non.
- Có ai gửi ý trong xuân cũ,
Đất nở muôn xuân vẫn chẳng mòn.
Vẫn có nguyên tắc căn bản của nó, khi ta để ý thể thơ của nó vẫn giữ nguyên luật bằng trắc của thơ Đường, chỉ khác là không có 2 câu đối - toàn bài TBTT
Ví dụ 4
Thơ ngũ ngôn trường thiên
Lưu Trọng Lư
Tiếng Thu
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô ?
Ví dụ 5
Xuân Diệu
Anh đã giết em
Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh
Từ đây anh không được yêu em ở trong sự thật
Một cái gì đã qua, một cái gì đã mất
Ta nhìn nhau, bốn mắt biết làm sao ?
Ôi ! Em mến yêu ! Em vẫn là người anh yêu mến nhất.
Cho đến bây giờ ruột anh vẫn thắt
Tim anh vẫn đập như vấp thời gian,
Nhớ bao nhiêu yêu mến nồng nàn,
Nhớ đoạn đời hai ta rạng rỡ
Nhớ trời đất em cho anh mở
Thể thơ Mới có quy tắc là gieo vần
Thơ Tự Do
Là loại thơ không giới hạn số câu số chữ và không một quy luật nào cả và cách gieo vần.
Vài ý kiến nhỏ, mong được quý bạn bổ túc thêm cho
Trân trọng
Trần Mạnh Hùng