Trăm năm cô đơn G.Macquez
vnkanzler 25.12.2003 00:37:46 (permalink)
quyển này rất hay, bạn nào chịu khó đánh lên cho anh em đọc (được Giải Nobel rồi đấy ạ) rất nổi tiếng thế giới.
#1
    mickey 25.12.2003 10:02:53 (permalink)



    LỜI GIỚI THIỆU
    Cho đến nay, Trăm năm cô đơn vẫn là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của Gabriel Garcia Marquez, sinh, năm 1928, nhà văn Côlômbia, người được giải Nobel về văn học 1982. Trăm năm cô đơn ra đời (1967) đã gây dư luận sôi nổi trên văn đàn Mỹ La tinh và lập tức được cả thế giới hâm mộ. Theo số liệu của tác giả, đến năm 1970, Trăm năm cô đơn đã được in bằng tiếng Tây Ban Nha hơn nửa triệu bản, chưa kể hai lần in ở Cuba (một lần hai vạn bản, lần sau tám vạn bản) và mười bảy hợp đồng xin phép tác giả được dịch tác phẩm này ra các thứ tiếng khác. Sau gần hai mươi năm, Trăm năm cô đơn đã có mặt ở khắp nơi trên hành tinh chúng ta để đến với mọi người và mọi nhà. Rõ ràng Trăm năm cô đơn là một cuốn sách ăn khách mặc dù tác giả của nó không viết với mục đích câu khách.

    NỘI DUNG SƠ LƯỢC
    Rất nhiều năm sau này, trước đội hành hình, đại tá Auré1ano Bueldia đã nhớ lại buổi chiều xa xưa ấy, cái buổi chiều cha chàng dẫn chàng đi xem nước đá. Thời ấy Macondo là một làng gồm vài chục nóc nhà tranh vách đất dựng bên bờ một con sông nước trong như pha lê, ào ào chảy qua những tảng đá nhẵn thín, trắng bong, to như những quả trứng thời tiền sử. Thế giới lúc ấy còn ở buổi hồng hoang, chưa có tên gọi các đồ vật và để gọi chúng cần phải dùng ngón tay chỉ đích vào từng cái một. Cứ vào tháng ba hàng năm, một gia đình Digan rách rưới dựng một túp lều bạt ngay cạnh làng, rồi với tiếng kèn trống om xòm quảng cáo những phát minh mới. Đầu tiên họ mang tới đá nam châm. Một người Digan lực lưỡng, hàm râu lởm chởm, bàn tay lông lá, tự giới thiệu mình tên là Melquiades làm ngay một thí nghiệm kinh rợn trước công chúng về cái mà ông ta
    gọi là kỳ quan thứ tám của các thuật sĩ luyện đá giả kim uyên bác xứ Macédolne. Từ nhà này sang nhà khác (ông ta kéo dài thỏi kim loại đã nhiễm từ, và thể gian kinh ngạc khi nhìn thấy xanh, chảo, vạc, kìm, bếp lò rơi để ngổn ngang, đồ gỗ kêu cọt kẹt bởi đinh, ốc vít đanh như muốn tuột ra khỏi chúng, và hơn nữa những vật bằng sắt bị mất từ lâu bỗng lại ló ra ở ngay nơi chủ nó từng mất công tìm kiếm. Rồi sau đó, mọi người bị lôi cuốn đổ ra đường, lũ lượt, ồn ĩ theo sau nhũng trò ảo thuật đầy thích thú của Melquiades. ''Mỗi vật đều có cuộc sống'', người Digan quảng cáo với giọng lanh lảnh ''vấn đề là ở chỗ biêùt đánh thức tâm hồn nó''.
    Hosué Accadlo Bueldia, người có trí tưởng tượng thường đi xa hơn cả bản thể của giới tự nhiên và còn vượt quá rất xa những phép mầu và trò huyền ảo, nghĩ rằng có thể sử dụng phát minh vô bổ ấy vào việc moi vàng từ trong lòng đất. Melqulades, vốn là người cao thượng, nói trước cho ông biết. Đồ này không dùng vào việc ấy được".
    Nhưng Hosué Accadio Bueldia lúc ấy vẫn không tin đức tính cao thượng của người dân Gian, vì vậy đã đổi ngay một con lừa và một cặp dê đực để lấy hai thanh nam châm. Useula Igoaran, vợ ông từng nghĩ tới việc dùng những gia súc này vào việc mở rộng ngôi nhà ở của họ vốn dĩ tồi tàn, đã không thuyết phục được ông. ''Ôi dà, rồi chúng ta sẽ có khối vàng để xây nhà, lo gì mình ơi'', ông cãi lại. Trong vài tháng liền, ông trần lưng làm việc để biến những dự đoán của mình thành hiện thực. Ông đào bới cặn kẽ khắp vùng, kể cả dưới lòng sông rồi kéo rê hai thanh nam châm, khấn rõ to lời cầu nguyện của Melquiades. Vật duy nhất mà ông đào bới được là một bộ giáp trụ từ thế kỷ XV, bị lớp han rỉ phủ kín, bên trong như một quả bí rỗng khổng lồ, chứa đầy đá. Khi Hosué Accadio Bueldia và bốn người đàn ông trong đội khai quật của mình tháo rời được bộ giáp trụ này, họ thấy một bộ trong người đã hóa voi, cổ còn lủng lảêng đeo một hộp thành tích bằng đồng đựng mớ tóc phụ nữ.
    Những ngụm Digan trở lại làng vào tháng Ba. Lần này họ mang theo một kính viễn vọng và một kính lúp có mặt gương to bằng mặt trống, họ trưng bày chúng như thể trưng bày phát kiến mới nhất của những người Do Thái ở Amtecđam. Họ cho một cô Digan ngồi ở đầu làng và đặt cái kính viễn vọng ở ngay cửa vào của túp lều bạt. Sau khí trả năm đồng ran, dân chúng ghé mắt vào kính viễn vọng và họ nhìn thấy cô Digan ở ngay trong tầm tay mình. ''Khoa học đã rút ngắn khoảng cách''. Melquiades quảng cáo: ''Chẳng bao lâu, không cần phải ra khỏi nhà mình, con ngươi đă có thể biết được bất kỳ điều gì xảy ra trên trái đất''' Một buổi trưa nóng bỏng, bọn họ làm một thử nghiệm khủng khiếp bằng chiếc kính lúp khổng lồ: chồng một đống cỏ khô ở giữa đường rồi lấy kính lúp chiếu tia mặt trời vào, thế là cả đóng cỏ bùng cháy. Hosué Aceadiơ Bueldia người vẫn chưa nguôi buồn về sự thất bại của việc dùng nam châm tìm vàng, lại nẩy ra ý định sử dụng phát minh ấy như một thứ vũ khí. Một lần nữa, Melquiades lại khuyên can ông. Nhưng rồi chính Melquiades phải nhận lai hai thanh nam châm và nhận thêm ba đồng tiền thời thuộc địa để đổi cho Hosué Aceadio Bueldia chiếc kính lúp. Uscula khóc lóc thảm thiết. Số tiền ấy là một phần của túi tiền vàng mà cha bà đã tích cóp trong suất cuộc đời ăn đói mặt rách và bà đã chôn chúng dưới gầm giường chờ dịp cần thiết mới tiêu đến.
    Đại tá Herinenđô Mackêt là người đầu tiên nhận thấy cái hư vô của chiến tranh. Với tư cách người chỉ huy toàn quyền ở Maconđo, chàng duy trì đều đặn một tuần hai buổi nói chuyện điện tín với đại tá Auréliano Bueldia. Lúc đầu, những buổi trao đổi này khẳng định được dòng chảy của cuộc chiến đẫm máu và ở bất kỳ thời điểm nào, các đừơng viền của nó cũng cho phép xác lập điểm, đích sẽ đi tới và dự kiến những đường hướng trong tương lai. Dù không bao giờ tự để lộ mình bị sa lầy trong lĩnh vực tình cảm thân tín, ngay cả với những người bạn chiến đấu gần gũi nhất, lúc này chàng đã giữ được cái cách nói quen thuộc, cho phép người ta ở bên kia đầu dây nhận ra mình. Nhiều lần, chàngkéo dài các buổi nói chuyện điện tín qua thời gian qui định và chàng đã để chúng dây dưa sang các câu chuyện phím. Tuy nhiên, trong điều kiện cuộc chiến ngày càng mở rộng và căng thẳng hơn, hình của chàng dần dần lu mờ đi trong thế giới mông lung không có thật. Những nốt tạch và những nốt tè theo cách ân cần maníp của chàng ngày một xa xưa và mơ hồ hơn, và chúng họp lại thành những từ ngũ dần dần cũng mất hết ý nghĩa. Lúc này,đại tá Hêrinênđô Mackêt chỉ nghe thôi và chàng cảm thấy khó chịu, bởi cảm giác mình đang tiếp xúc qua điện tín với một người xa lạ thuộc thế giới khác.
    - Mình đã hiểu, Auréliano ạ! - Chàng ấn cần maníp để kết thúc - Đảng Tự do muôn năm!
    Đại tá Hêrinênđô Mackêt đã hoàn toàn bị mất liên hệ với chiến tranh. Cái mà trước đây vốn là một hành động thực tế, mối đam mê không thể kiềm chế được của tuổi trẻ, giờ đây đối với chàng, để trở thành một câu chuyện xưa, một nỗi trống trải hư vô. Nơi duy nhất để chàng chạy trốn nỗi cô đơn ấy, là phòng máy may của Amaranta. Chiều nào, chàng cũng đều thăm cô. Chàng thích ngắm đôi bàn tay cô trong lúc gấp nếp vải trên bàn máy, do Remédiot - người đẹp, quay maniven. Hàng giờ, hàng giờ họ ở bên nhau, không nói lấy một lời. Trong lúc Amaranta tự thỏa mãn với việc duy trì ngọn lửa yêu đương mãnh liệt của chàng, thì chàng hoàn toàn không thể hiểu nổi mục đích ấy của trái tim kia. Khi đuợc biết chàng sẽ trở về, Amaranta cảm thấy sung sướng đến ngạt thơ.û Nhưng khi thấy chàng lẩn trong đội bảo vệ ồn ĩ của đại tá Auréliano Bueldla bước vào nhà, thấy chàng tiều tụy vì phải lăn lôn nơi hải ngoại, thấy chàng già đi vì tuổi tác và sự lãng quên, thấy chàng nhớp nháp mồ hôi quyện bụi trong, hôi mùi hôi súc vật, thấy chàng xấu trai với cánh tay bị băng bất động ở trước ngực, lúc ấy cô thất vọng quá, muốn chết luôn. ''Trời ơi, - cô nghĩ người này không phải là người mình mong đợi''. Tuy nhiên, vào ngày hôm sau, chàng đến nhà trong tư thế bảnh bao hơn, đã cạo râu và tắm rửa, bộ ria mép thơm mùi oải Hương và cánh tay không đeo băng nữa. Chàng mang cho cô một cuốn kinh cầu nguyện bọc bìa cứng khảm xà cừ.
    - Ôi đàn ông mới lạ làm sao, - cô nói bởi không biết nói gì hơn - cả đời đấu tranh chống lại các thầy tu, thế nhưng họ lại đi tặng sách kinh đấy.
    Kể từ ngày đó, ngay dù trong những ngày chiến sự ác liệt nhất, chiều nào chàng cũng đến thăm cô. Rất nhiều lần, chàng quay bánh xe quay của chiếc máy khâu khi không có mặt Rémédiot - người đẹp. Amaranta cảm thấy lúng túng trước tấm lòng thủy chung son sắt, trước tinh thần tận tụy của người đàn ông được ông anh mình tin cậy uỷ thác cho nhiều quyền thế, ấy mà khi bước vào phòng máy may, vẫn cứ cởi vũ khí để ở ngoài phòng khách. Nhưng, trong bốn năm ròng chàng đã thổ lộ tình yêu của mình với cô và cô đã tìm được cách thoái' thác,mà không làm chàng đau khổ, bởi vì cô không yêu chàng, nhưng cũng thấy mình không thể sống thiếu chàng. Remédiot - người đẹp, người dường như dửng dưng với mọi sự trên đời, bị coi là người kém phát triển trí tuệ,lại tỏ ra không thờ ơ lắm và đã ra vẻ mến đại tá Hêrinênđô Mackêt. Amaranta ngay lập tức phát hiện ra rằng, cái cô bé do cô nuôi ấy tuy chưa ở tuổi dậy thì, đã là cô gái đẹp nhất ở Macondo. Trong trái tim mình, cô cảm thấy đang sống lại mối hằn thù cô từng đối xử với Rébecca trước đây, và cầu khẩn Thượng đế hãy đừng để mình phải mong cô bé chết, cô đã tống khứ nó khỏi phòng máy may của mình. Đó là thời kỳ đại tá Hêrinênđô Mackêt bắt đầu cảm thấy chán ghét chiến tranh.

    Theo Golmart
    #2
      conbo2 24.08.2005 20:31:41 (permalink)
      Quyển này dày cộp không hà, đọc mất 3 tối mới hết mà cũng chưa hiểu hết được, type nó thì còn khó khăn hơn
      #3
        Chuyển nhanh đến:

        Thống kê hiện tại

        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
        Kiểu:
        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9