Tự Học Đàn Cải Lương Guitar - Vài Điễm Căn Bản & Và một Số Bài Bản Đàn (Có mp3)
Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 5 của 9 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 123 bài trong đề mục
ngoc123 13.02.2007 12:04:25 (permalink)
Mình rất thích đàn những bài Lý. Mong guitarvongco co the post len những bài Lý thêm nữa. Cám ơn
#61
    phamhieucm 07.03.2007 08:02:39 (permalink)

    Trích đoạn: TVC

    Thân chào GuitarVongco !
    Làm ơn cho hỏi những ký hiệu dưới đây, tôi diễn giải có đúng không:
    + 4h7 : gảy đàn đồng thời với ngón tay nhấn ngăn số 4 rồi chuyển sang ngăn số 7 ( gảy đàn chỉ một lần duy
      nhất cho hai nhấn đó).
    + 2h3 ; 10h12...v..v.. tương tự như trên.
    + 9^7 : Nhấn ngăn số 9 rồi biến hoá thành tiếng "tịch", sau đó nhấn ngăn 7 và gảy bình thường.
    + 3n : cái này đánh làm sao chưa hiểu.
    Có cách gì làm cho tiếng đàn mẫu chậm lại để nghe và biết được chỗ nào nhanh, chỗ nào nghỉ, chỗ nào chậm....như vậy sẽ dễ tiếp thu hơn và tiếng đàn sẽ nghe giống "vọng cổ" hơn. Nếu chỉ thuộc thôi, đánh nghe nó làm sao ấy !!!
      Môn vọng cổ này hồi trẻ tôi rất thích, khi lướt Web gặp được bài của GuitarVongco, tôi mua ngay một cây đàn phím lõm sáu dây về tập, nhưng quả thật là khó.
      Rất mong được sự giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn.

    Bạn dùng Windows media player để nghe sau đó vào play/play speed/slow để nghe chế độ chậm.
    to GuitarVongCo: Rất cảm ơn anh đã post lên diễn đàn những bài hết sức cần thiết cho những người mới học đàn nhưng không có điều kiện đến lớp. Nếu có thể anh bổ sung thêm phần dứt câu 1 thì đàn tiếp bao nhiêu nhịp thì vào câu 2, tương tự cho các câu khác.
    Thân
    #62
      GuitarVongCo 07.03.2007 23:43:21 (permalink)
      To phamhieucm, không nhất định -  tùy thuộc vào lời bài hát.
      #63
        phamhieucm 08.03.2007 15:16:48 (permalink)
        Mình cũng đang tập đàn chập chửng, tìm nhiều tài liệu học hỏi gặp bài hay quá đưa lên cho anh em tham khảo luôn.

        Trong cải lương bạn thường nghe nói là có 20 bản tổ, vậy 20 bản tổ là gì?
        20 bản tổ gồm có 3 nam và 6 bắc.
        3 nam gồm: Nam Xuân, Nam Ai+ Nam Ai Mái, Đảo ngũ cung+Lớp song cước.
        6 bắc gồm: Xuân Tình, Phú Lục, Bình bán+ bình bán vắn+bình bán chấn, Cổ bản, Tây thi, Lưu Thủy.
        4 bài oán gồm: Tứ Đại Oán, Giang Nam, Phụng Hoàng Cầu, Phụng Cầu Hoàng.
        4 bài oán phụ gồm: Văn Thiên Tường, Xuân Nữ, Thanh Dạ Đề Quyên, Bình sa lạc nhạn.
        7 bài Lễ gồm: Xàng xê, ngũ đối thượng, ngũ đối Hạ, Long Đăng, Long ngâm, Tiểu khúc, vạn giá.
        Trong nhạc cải lương thì người ta chia ra 10 phần:
        Nhất Lý, nhì ngâm, tam nam, tứ oán ,Ngũ điểm, lục xuất, thất chinh, bát ngự, Cữu nhĩ, Thập thủ.
        Nhất Lý: Lý con sáo, Lý bông dừa, Lý Mỹ Hưng, Lý Qua Cầu, Lý Tương Phùng, Lý cái mơn, Lý Ba Tri, Lý Trăng soi, Lý đêm Trăng, Vọng Kim Lang, Đoãn Khúc Lam Giang, Phi Vân Điệp Khúc...v...v....
        Nhì Ngâm: Ngâm sa mạc, ngâm Thúy Kiều, ngâm Vân Tiên, Hò Đồng Tháp, Hò Miền Tây....v....v...
        Tam Nam: Nam Xuân, Nam ai, Nam Đảo, Nam bình, Nam chạy.
        Tứ oán: Tứ đại oán, văn thiên tường, bình sa lạc nhạn, thanh dạ đề quyên, phụng hoàng, giang nam, phụng cầu, xuân nữ.
        Ngũ Điểm: Lưu thủy trường, phú lục, xuân tình, bình bán chấn, Tây thi, Cổ bản.
        Lục xuất: Bình bán vắn, tây thi vắn, Cổ bản vắn, Xuân Phong, Kim Tiền, Long Hổ.
        Thất chinh: Xàng xê, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Ngũ đối thượng, Vạn giá, Tiểu khúc.
        Bát Ngự: Đường Thái Tông, Bát man tấn cống, Duyên Kỳ ngộ, Kim tiền bản, Ngự giá đăng lâu, Ái tử kê, chiêu quân, Trường tương tư.
        Cửu Nhĩ: Hội nguyên tiêu, bát bản chấn.
        Thập thủ: Phẩm tuyết, nguyên tiêu, Hồ Quảng, Liên Hoàng, Bình bản (bình nguyên), Tây Mai, Kim Tiền Huế, Xuân Phong, Long Hổ, Tẩu Mã.
        Ngoài ra còn có các điệu không nằm trong khuôn khổ trong nhạc cải lương mà nằm lai rai do các nghệ nhân trước năm 1975:
        Ngựa ô nam, ngựa ô bắc, Sương Chiều, Tú Anh, Mạnh Lệ quân, lạc âm thiều, khúc ca hoa chúc, Xang xừ líu, Lạc âm thiều, Khổng minh tọa lầu, U líu, U xáng, Mẫu tầm tử...v...v.....


        (Nguồn: cailuong.org.vn)
        #64
          kieng 30.03.2007 15:04:38 (permalink)
          Xin chào GuitarVongco!
          Cám ơn bạn đã có những bài viết "quá hay" !!!!!!!
          Mình rất thích đàn vọng cổ nhưng không có điều kiện học Thầy nên đã tự học theo tài liệu của bạn khoảng .... 3 tháng nay. Thú thật là rất khó, đặc biệt là các note "nhấn" (nhấn không ra đúng note theo bài đàn mẫu).
          Nếu có thể, xin bạn post thêm một vài bài rao (cả bài đờn và .mp3) của dây Kép cao(La) vì hiện tại mình vẫn chưa tìm thấy trên diễn đàn này.
          Một lần nữa xin cám ơn bạn.
          #65
            GuitarVongCo 31.03.2007 00:04:00 (permalink)
            Chao Kieng,

            Mình đã bỏ rất nhiều bài đàn của kép la. Bạn tập những bài tập đó bạn sẽ đờn được các câu vọng cổ của dây kép la. Và quan trọng khi thuộc chử đờn rồi , bắt buộc phải tập nhịp cho đúng. Mổi cái gạch / ở dòng cuối là 1 nhịp gõ (nhịp con trong cổ nhạc). Nhấn & rung khó. Từ từ bạn sẽ làm được. Còn rao rất quan trọng nhưng từ từ bạn sẽ học sau hoặc sau này bạn nghe người ta rao bạn sẽ rao được.

            Chúc bạn thành công.
            #66
              viethai 02.04.2007 17:38:08 (permalink)
              Chào bạn (chú) guitarvongco.
              Mình đã đọc sơ qua bài viết của bạn và có một vài nhận xét sau.
              *Ưu điểm: Bài viết của bạn cần thận, cụ thể, là một tư liệu cần thiết cho những ai mớI tập chơi tài tử cảI lương. Bạn đã cố gắng ký âm đầy đủ các chữ đờn. Về nộI dung nói chung là mang tính chính xác cao.
                              Có thể nói bạn đã dành nhiều công sức và tâm huyết cho những bài viết của mình. Điều này rất đáng trân trọng.
              *Nhược điểm:
              -Phương pháp ký âm của các bản đàn của bạn chưa hiệu quả lắm. Thực ra cách ký âm của âm nhạc Phương Tây là tốI ưu nhất. TạI sao bạn lạI không biên soạn theo hệ thống ký âm của âm nhạc hiện đạI? Cách ký âm của bạn chỉ phù hợp vớI những ngườI không biết gì về nhạc lý của âm nhạc Tây Phương (Đô, Rê Mi, Fa………, khuông nhạc, trường canh ô nhịp…….nốt tròn, nốt đen……dấu lặng………….) Về trước mắt thì có thể học theo cách ký âm của bạn nhanh hơn nhưng về lâu dài thì sẽ gặp khó khăn trong việc xác định TRƯỜNG ĐỘ của các nốt nhạc (chữ đờn) Đương nhiện nếu dung cách ký âm theo âm nhạc Tây Phương thì cần phảI quy ước them một số ký hiệu riêng đặc trương cho dân ca việt nam nói chung và cho nhạc tài tử cảI lương nói riêng.
               
              -Bạn đã cố gắng biên soạn tỷ mỷ, cụ thể từng chữ đờn trong bản vọng cổ và một số bài bản khác, xong đây chính là sai lấm lớn nhất của bạn. Ví lý do sau:
              Trong bản vọng cổ hiện nay, quy định chặt chẽ: MỗI câu 32 nhịp, từng lái 4 nhịp (tạm gọI là khuôn) nhất thiết phảI ra xang, ra cống, xuống hò, xuống xề….nhưng không phảI vì thế mà nó nghèo nàn, trái lạI rất phong phú. Nhạc công và diễn viên tự do biểu diễn  theo sự rung động của tình cảm của mình trong khuôn khổ quy định mà không bị gò bó cứng nhắc, đó là nét đặc trưng của bản vọng cổ cũng như các bài bản khác trong tài tử cảI lương.
              Ví dụ:  CÂU 1 gồm 16 nhịp (chỉ còn nửa câu). Nhịp bắt đầu tính sau lúc xuống giọng.
              Chia làm 4 khuôn, mỗI khuôn 4 nhịp.
                   Khuôn 5: xuống hò (20)
                   Khuôn 6: ra cống, hoặc xê (24) song loan giữa nhịp
                   Khuôn 7: ra xang (28)
                   Khuôn 8: dứt cống (32) song loan dứt câu.
               
              Vì thế chúng ta chỉ cần nắm một số lái (khuôn) cơ bản, sau đó ráp các khuôn vào vớI nhau là thành một bản vọng cổ. Và đó cũng là cách học đờn, ca tài tử cảI lương ở Việt Nam từ trước đến nay.
               
              Vì thế đó là lý do tạI sao mình nói rằng việc cố gắng biên soạn đầy đủ từng chữ đờn trong tất cả các câu là sai lầm về phương pháp truyền thụ đốI vớI loạI hình nghệ thuật này.
               
              Thân mến!
              #67
                tamtran 02.04.2007 21:32:25 (permalink)
                Chào bạn viethai,

                Mình có nghe bạn đàn vọng cổ thật hay. Chắc có lẽ bạn học từ rất sớm và rất cực, đúng không bạn?
                Cám ơn bạn rất nhiều.
                Bạn nhận xét và nêu lên những điều cũng rất có lý và rất chân tình. Chắc hẳn bạn cũng là một người tâm huyết bộ môn này!
                Đây là môn nghệ thuật mang tính chất tài tử nhưng cũng rất bác học (Đây là lời của một nhạc sỹ đã nói, tôi có lần đọc được trên báo).
                Nó rất dễ tung hứng. Nhưng dễ khi chúng ta đã giỏi (giống như bạn viethai chẳng hạn - đã đạt đến mức đàn theo tình cảm - đàn thần).
                Tuy nhiên, nó cũng rất rất khó đối với những người mới chơi môn này. Họ sẽ không thể hiểu, không có cái gì để làm nền tảng để có thể bước tiếp nếu chúng ta không tạo cho họ cái đà.
                Vậy thì tại sao chúng ta - bạn và tất cả những ai đã biết, giỏi môn nghệ thuật này không chấp cho họ đôi cánh để họ có thể đi lên = chính mình.
                Những tinh hoa (láy đàn hay chẳng hạn,....) đã được các nhạc sỹ, các người đi trước tạo ra thế thì tại sao không ghi lại cho những người đi sau học tập. Chẳng lẽ phải cố gắng suy nghĩ ra cái đã có. rồi cuối cùng không có thời gian để tạo ra cái mới.

                Mình nghĩ việc bạn nói biết các khuôn và tự trộn các láy lại để tạo thành câu vọng cổ có thể chỉ mới là "tài tử". Để tốt hơn nữa chúng ta phải cải cách, thêm thắc - tất nhiên phải dựa vào cái đã có mới làm được, sau đó phải truyền đạt lại thật cô động, dễ hiểu, sáng tạo đó chính là "cải lương" (cải cách - lương truyền).

                Nếu được bạn có thể cùng anh guitarvongco biên soạn lại và truyền đạt cho những người đam mê môn này - như tôi chẳng hạn được không? vì anh guitarvongco có trang web trao đổi đàn ca vọng cổ khá ấn tượng. http://www.vnhoathinhdon.net/giangtuyen

                Cám ơn bạn và chúc bạn vui vẻ!
                Tâm
                #68
                  viethai 02.04.2007 23:42:55 (permalink)
                  Thân chào Tâm !
                  Ý kiến của bạn rất chí lý, trong bài trả lờI của bạn có nói đến cảI lương là CẢI CÁCH và LƯƠNG TRUYỀN làm mình rất bất ngờ, vì thực sự mình học đàn và nghiên cứu tài tử cảI lương được 4 năm rùi mà không nghĩ đến việc tìm hiểu ý nghĩa của hai từ CẢI LƯƠNG. Còn bạn nói mình đã đạt đến trình độ đàn thần thì mình không dám nhận đâu. Mình mớI có thể đàn theo cảm hứng trong lúc đàn thôi chứ không giỏi gì cả. Mình còn rất trẻ mớI 25 tuổI và nghê nghiệp của mình không lien quan gì đến nghệ thuật, âm nhạc cả. Mình chỉ học đàn và chơi theo sở thích thôi nên không thể gọI là đàn thần được (nghe bạn nói vậy mình sợ bị tổn thọ lắm hi hi hi…)

                  Thực ra mình tự thu tiếng đàn và đưa lên mạng là một việc làm mang tính chia sẻ. Những người chơi tài tử lớn tuổI ở nơi mình sống họ bảo thủ lắm, họ luôn muốn giữ “ngón độc” và chỉ truyền cho đệ tử ruột thôi. Mình lạI có quan niệm là “HÃY CHO TẤT CẢ, BẠN SẼ NHẬN ĐỰOC TẤT CẢ”. Nếu cần, mình sẵn sang hợp tác vớI Guitarvongco và trang web http://www.vnhoathinhdon.net/giangtuyen dể trao đổI về tài tử cảI lương. Đương nhiên nếu được đồng ý mình sẽ cố gắng ghi âm them nhiều bảI bản nữa để xây dựng trang web them hay hơn. Mình có thể giảI đáp được khá nhiều câu hỏI về lý thuyết, các bài bản cảI lương, nhưng ai hỏI gì thì vớI khả năng của mình sẽ cố gắng giảI đáp chứ còn việc viết bài thì mình không thể làm đuợc vì lý do công việc của minh chiếm nhiều thờI gian lắm nên không thể đầu tư viết bài được.
                  Tâm có thể cho mình xin địa chỉ email và yahoo messenger được chứ? địa chỉ của mình là lucky_beautiful_2002@yahoo.com
                  Thân mến !
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2007 23:53:47 bởi viethai >
                  #69
                    GuitarVongCo 03.04.2007 03:02:58 (permalink)
                    Cám ơn bạn viethai đã cho ý kiến. Và cám ơn Tâm đã cho tôi nhiều ý kiến rồi. 

                    Tôi muốn góp thêm ý.

                    Người học sẽ nãn chí hoặc người học chưa có 1 nền tảng vững chắc để tiếp tục nếu mình không cung cấp nhiều tài liệu . Ví dụ nếu người học chỉ có 1 bản đàn vọng cổ dây kép. Sau khi học xong thì không biết đàn dây đào hoặc dây kép cao như thế nào & có thể bỏ cuộc.

                    Sau khi học được nhiều chử đờn & đờn được rồi thì ráp nối tùy theo tài của mổi người.
                    Tôi cũng đã có viết 1 số ví dụ về phần ráp nối.
                    Với những bài viết về bản vọng cổ của tôi, các bạn có thể dợt hết (coi nhiều chứ không nhiều đâu vì khi biết vài khuôn thì các khuôn khác rất dể - tôi đã làm rồi) xong rồi các bạn có thể soạn ra bản đờn cho mình về bản vọng cổ. Các bạn có thể viết thêm những khuôn bạn cần dựa trên các khuôn mà bạn đã biết. Riêng bản vọng cổ không thì các bạn phải biết đờn cho 3 tông đào, kép, kép cao cho các câu kết hơp như câu 1 2 3 - biết câu 1 2 3 tức là biết câu 1 2, câu 4 5 6, câu 3 4, câu 4 6, & câu 5 6. Và bạn có thể chuyển từ kép qua đào hoặc đào qua kép từ câu này qua câu nọ . Bản vọng cổ không thôi là đã học rất nhiều phải không các bạn nhưng cũng rất thú vị.

                    Tôi viết nhiều bài cũng là để cho các bạn hiểu biết thêm sự biến hóa & phong phú của bộ môn này. Đó là một nghệ thuật.

                    Vì bản đàn viết riêng cho guitar phim lõm cho nên tôi chọn TAB để cho dể nhớ & dể đọc. Đây cũng là 1 điều ước lớn của người học.
                    Tôi không viết theo tân nhạc (có 5 dòng kẽ ) vì tân nhạc viết chung cho nhiều loai đờn.
                    Đối với cổ nhạc, tôi đã phân 1 nhịp (=4 nhịp của tân nhạc) thành 4 nhịp con (= 1 nhịp của tân nhạc) thì quá đủ rồi. Vì cổ nhạc còn nhấn , rung ,... nữa. Hơn nữa cùng 1 đoạn chử đờn 2 người đờn theo cảm giác khác nhau không giống ai. Cho nên tôi thấy không cần viết nốt có thời gian chỉ định cho mổi nốt. Hơn nữa chử đàn còn kèm theo audio.

                    TAB là dạng text file, các bạn có thể sửa đổi , cải tiến bản đờn dể dàng & để tạo cho bạn 1 bản đàn riêng cho bạn .

                    Mong các bạn bảo tồn & phát triển bộ môn cải lương.
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.04.2007 05:49:24 bởi GuitarVongCo >
                    #70
                      viethai 03.04.2007 08:09:48 (permalink)
                      Nhín chung là ý kiến của bạn cũng đúng, đương nhiên mình sẵn sang hợp tác với http://www.vnhoathinhdon.net/giangtuyen/ với tư cách là một cộng tác viên. Có thể chỉ cho tôi cách up file âm thanh lên trang này vô thời hạn không?
                      #71
                        GuitarVongCo 03.04.2007 11:28:48 (permalink)
                        Cám ơn bạn đã đồng ý giúp.
                        Bạn muốn upload file lên vnthuquan.net thì bạn phải có 1 ftp account. Cái này thì bạn phải xin 1 admin của thư quán hoặc PM cho Mars . Trong khi chờ đợi nếu bạn muốn thì email cho mình để mình upload cho.
                        #72
                          screamofdeath 06.04.2007 21:13:03 (permalink)
                          XIN CHÀO VNTHUQUAN !

                          Em là thành viên mới của vnthuquan mới có vài ngày, em cảm thấy trang wed này có rất nhiều điều hay và bổ ích, trong đó có phần dạy đánh đàn cải lương được em quan tâm rât nhiều,vì bộ môn đàn cải lương này em đã cất công đi tìm rất nhiêu trên mạng mà hôm nay mới biết trang wed này em không ngờ trang wed có rất nhiều câu vọng cổ mp3 nghe rất hay và có bài tab kèm theo để học, em đã từng tập đàn nhạc trẻ nhưng khi chuyển qua tập đàn cải lương này thì thấy kho' hơn nhiều bởi vì cách chỉnh dây bên này có khác hơn so với bên kia, đặt biệt la` tên nốt nhạc cũng hơi khó nhớ.
                          Em thấy anh guitarvongco gởi rất nhiều bài ( có cả mp3)như thế thì rất tốt cho những người mới tập chẳng hạn như em, nhưng em có thắc mắc này muốn hỏi anh guitarvongco , mấy bài tab đó do anh soạn hay là ai soạn , nếu như anh soạn thì sao anh không soạn luôn bên guitar pro (GP4) đây là chương trình soạn nhạc rất hay được nhiều bạn thử tập và đã thành công. Bây giờ em vidu 1 trường hợp cho dễ hiễu nha, bây giờ có 2 người tập đàn giả sử như bài romance ; 1 người tập bên tab và có cả mp3 để nghe còn người kia thì tập GP4(ko cần mp3) thì người nào sẽ tập nhanh hơn và chính xác hơn, theo em chắc chắn người tập bên GP4 sẽ tập nhanh hơn và thậm chí còn đàn giống với bài mẫu đến 100%, còn người tập tab rất khó nắm bắt được nhịp và giai điệu và rất dễ bỏ cuộc nửa chừng , nếu như tập được hết thì khả năng giống bài mẫu cũng đạt được 90% là cùng( đối với người giỏi )! đây là em vidu 1 bài dễ còn đối nhiều bài khó hơn thì nhìn bản tab nhiều khi cũng chẳng biết tập thế nào và rất dễ nản, mấy bài tab chỉ phù hợp với những bài toàn hợp âm thôi, còn bên cải lương chạy ngón rất nhiều và đọc tab thì lại rất phiền phức, muốn tập cho giống với bản mp3 thì ta phải có nhiều thời gian để nghe bài mp3, thậm chí tập có 1 đoạn nhỏ thôi mà ta phải nghe ca hàng chục lần bản mp3 và thậm chí cả trăm lần đối với người mới bắt đầu tập.
                          Em cũng có góp ý như vậy, mong anh hồi âm sớm và hy vọng rằng anh sẽ chuyển qua soạn gp4 để cho mọi người dễ tập hơn.
                          THÂN CHÀO ANH !
                           


                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/31486/FED28A13AC2A46008551003AECDBDAEA.JPG[/image]
                          Attached Image(s)
                          #73
                            GuitarVongCo 07.04.2007 01:44:58 (permalink)
                            Chào bạn,
                             
                            Rất vui khi được biết có thêm 1 người muốn học đàn cải lương
                             
                            Về phần ghi theo GP4 (=TAB với nốt nhạc có chỉ định thời gian) thì không cần thiết nhờ bạn coi phần giãi thích ở trên. Có thể thời gian đầu mới tập cũng như mọi người đều thấy khó vì đờn cải lương có cảm giác khác. Bạn tập đờn một thời gian rồi mới thấy dể. Tôi cũng đã trãi qua phần này rồi. Hơn nữa còn ghi nhấn rồi rung ,... v.v. Chưa nói đến phần rao là theo cảm hứng không theo nhịp gì hết. Rồi khi đờn còn theo giọng ngân của người ca mà theo nữa. Bạn ráng tập như vậy rồi sau này bạn sẽ thấy.
                             
                            Đờn cải lương hầu hết không ai giống ai. Nó rất là biến hóa & phong phú. Đó là nghệ thuật. Bạn không nhất thiết phải đờn giống 100%. Về phần nhịp thì tôi đã ghi rất chi tiết. Nếu sau này bạn thấy không hợp & đúng cảm giác của bạn thì cứ sửa theo cách mình nhưng vẩn là cải lương.
                             
                            Rất vui khi được biết có người muốn học đàn cải lương như bạn . Hãy ráng lên nghe bạn . Nếu sau này bạn thây cần thiết thì cứ ghi theo dạng guitar pro rồi bỏ lên để chúng ta cùng học hỏi (bài mới hoặc bài của mình) .
                             
                            Chúc bạn bạn thành công .
                            #74
                              GuitarVongCo 07.04.2007 02:09:28 (permalink)


                              Alternate Picking
                               
                              Một trong những kỹ thuật
                              để đờn là đánh lên đánh xuống - alternate picking
                              Alternate picking rất quan trọng v
                              ì để đờn nhanh cho kịp và thoải mái hơn .
                              Nếu bạn nào chưa tập th
                              ì nên tập & phải tập ngay bây giờ .
                               
                              Fingering - ngón bấm : nên xài 4 ngón.
                               
                              Ký hiệu:
                              ^ =
                              đánh xuống
                              v = đánh l
                              ên
                               
                              1 = ngón trỏ
                              2 = ngón giữa
                              3 = ngón nhẩn
                              4 = ngón út
                               
                              Sau
                              đây là 1 ví dụ phải alternate picking nếu không bạn sẽ đánh không kịp & không
                              qua đuợc những khuôn có nhiều nốt . Lúc đầu tập chậm rồi từ từ tăng dần .
                              Tương tự những khuôn khác nếu chổ n
                              ào cần alternate picking thì phải làm.
                              Và luôn tiện mình cho viết thêm ngón bấm luôn .
                               
                              2 dòng dư
                              ới đây viết thẳng hàng với các nốt của khuôn đàn ở dưới. Nốt nào bấm
                              ngón nào & đánh lên hay đánh xuống .
                               

                              Alternate picking - đánh phím lên xuống
                              ---------------v^-^-v^-v^-v-^-v^^^^^-v-^-v-^v^-v^-v-^-v-^-v^-v-^v^-v--^-v-^---
                              Fingering - ngón bấm
                              --------------------------4-3--14341-3-1---3-3-13-1---1-2-41-4-131-4---1-3-1--

                              Khuôn xê của dây đào :
                              D-|--------0------------0-3-2-0-------------0--------------------------7-9^7--
                              A-|---0-0-3-5--0-----0-3-------1---1-3-1-0-5-5-3-----------5-8-5-5-8->9-------
                              D-|----3-----5~-3-0-3-----------3-3-------------5-3-0-3-5-7-----7-------------
                              G-|--2---------------------------3--------------------------------------------
                              D-|-0-------------------------------------------------------------------------
                              A-|-/-/-/---4--/--/-----/------8-/-/-------/---12-------/------/-----/---16---
                               
                              ******************************************************************************
                               
                              Khuôn này vừa tập alternate picking vừa tập fingering. Khuôn này đàn thật đã tay.
                               
                              Alternate picking - Đánh lên đánh xuống
                              ----^-^-v-^-v-^... Cứ đánh lên xuống cho hết khuôn ---------------------------
                              Fingering - Ngon Bam
                              ----2-1---2-1--2-1---4-4--2-4-2-42-4-2-42-4-2-1--2-1--3---3--3-2--1-3-1---3-3-
                              Khuôn xê của dây đào :
                              D-|-------------------------------------3-5-3-20-3-2-0-0---0-3-2-0---------0--
                              A-|------------------------------3-5-3-5--------------3-0-3-------1-3-1-0-5-5-
                              D-|-3-2-0-3-2-0-3-2-0-0-0-3-5-3-5---------------------------------------------
                              G-|------------------5-5------------------------------------------------------
                              D-|---------------------------------------------------------------------------
                              A-|---/-------/------/----4------/------/------/------8----/------/-------/---
                               
                              Fingering - Ngón Bấm
                              ----13-1---1-2-41-4-131-4---1-3--1-
                              D-|-------------------------7-9^-7--------------------------------------------
                              A-|-3-----------5-8-5-5-8->9--------------------------------------------------
                              D-|--5-3-0-3-5-7-----7--------------------------------------------------------
                              G-|---------------------------------------------------------------------------
                              D-|---------------------------------------------------------------------------
                              A-|-12-------/------/------/----16--------------------------------------------

                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.04.2007 02:13:34 bởi GuitarVongCo >
                              #75
                                Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 5 của 9 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 123 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9