Tr. Phan Triều Hải
Nguyễn Đình 06.01.2006 17:44:44 (permalink)
Một số truyện ngắn của Phan Triều Hải
Nguồn: Mây Bốn Phương



Góc của phố


Chú ngồi đó, giọng đều đều, miên man không dứt. Tôi ngồi bưng lấy tai nhìn ra ngoài, thỉnh thoảng lại phải ậm ừ, gà gật cho đúng nhịp ngắt của chú. "Đúng không?", "Theo cháu thì sao?"... Chú ngắt và nói tiếp, không cần ai đáp. Bây giờ hình như chú đang nói về đám con gái trường ngân hàng, mùa hè vẫn kéo đến chật nhà để ăn sữa chua, nay thì biến sạch. Mùa đông. Chú than vẵn, mùa đông không bán được cũng chẳng sao, nhưng buồn mới là ê chề. Hôm qua tôi phải nghe chú kể suốt buổi, cả khi lên giường vào lúc nửa đêm, về chuyện tình duyên. Mỗi cuộc tình sâu sắc của chú đều bị cắt đột ngột do chú chán nản người ta, hay do người ta chán nản chú, vào đúng thời điểm hai người toan tính nắm tay nhau. Những thiếu nữ chưa kịp trở thành người tình ấy hiện lên với vẻ đằm thắm, dịu dành. Các cô nhận những gói quà vụn vặt không quá đỗi niềm nở nhưng cũng vừa đủ gieo cho chú một chút hi vọng để tiếp tục yêu thêm vài mươi ngày nữa. Chú kết luận: "Tao không cặp với ai được lâu". Chú hai mươi bẩy tuổi.

Tôi hai mươi sáu tuổi. Tôi thuộc một thế hệ khác, không hay ho hơn, nhưng có khác. Chú và cháu. Tôi cao hơn chú một cái đầu, ít nói và bế tắc. Tôi không dễ thoát ra khỏi cuộc tình này bằng cách lăn ngay vào một cuộc tình mới, mà chỉ luẩn quẩn, chui rúc trong cái đám mờ mịt của cuộc tình đã thành tro bụi ấy. Lúc này tôi đang ở trong một tình trạng như vậy. Tôi thề sẽ không nhắc lại một lời nào về việc tôi đã nghĩ gì, đã hy vọng như thế nào, và đã nhận được gì trong cuộc tình này. Tôi không muốn ai khuyên bảo hay hỏi han gì cả. Tôi muốn ngồi một mình. Lúc này, đó là điều tôi ý thức được mộc cách rõ ràng nhất. Tôi thấy âm thanh của người hay xe cộ đi qua nghe cũng giống như tiếng của côn trùng, nghe mùi của mưa ướt cũng đùng đục như mùi của đất. Tất cả đều như chìm xuống, lắng xuống. Tôi nghĩ, có lẽ sai lầm lớn nhất của mình là quá tin vào tình yêu, cứ ngĩ rằng yêu rồi không cần có ai nữa cả, không cần bạn bè, không cần người thân. Để rồi rốt cuộc nhận ra rằng, người tình của thưở thăm dò chỉ là một thứ gì đó mong manh nhất, phù du và dễ bội bạc nhất. Tôi không được như chú, rõ ràng thế. Tôi không kềm được cái thói luôn khuếch đại những chuyện nhỏ thành những chuyện to của mình.

Đây là cái góc nhỏ của phố. Cây không nhiều nhưng lớn, nghiêng ngiêng ra phía lề đường trơ trọi đối diện, thình thoảng lại rủ xuống vài chiếc lá tọ Tôi nhớ lần đầu tiên ra đây, không phải một vài là mà cả một đêm lá vàng ươm. Và khi về, điều trước tiên tôi nhứ, không phải là em, mà là những khoảng đường đầy lá ấy. Sao đó em luôn đến với tôi qua những con đường, qua hình ảnh lá rơi chao qua chao lại, và đáp nhẹ xuống đằm thắm lạ lùng. Nhưng giờ thì khác hẳn, loe ngoe nhưng lá nằm bấp bênh trên hè, trôi trên rãnh, mà lại là lá xanh. Có lẽ, khi người ta đã quá yêu mến một nơi nào ngay từ lúc đầu gặp gỡ, thì không bao giờ tìm cách gặp lại một lần thứ hai nữa. Không nên.

Hương chạy xe vù vù đến nói "Tớ đến thăm cậu đây". Theo sau, Thanh và Quân cũng vừa kịp đến. "Về trường em chơi đi". Lúc ấy là chiều nhưng trời không có màu sắc gì. Tôi nói với cả bọn hãy vào ngồi chơi đã. Chú lăng xăng kéo bàn kéo ghế. "Sữa chua nhé". Hương cười, xinh xắn. "Cho cốc lớn chú nhé", giọng cô nhẹ như giọng trẻ con. Tôi bảo: "Chú kém Hương hai tuổi đấy". "Vậy thì tốt quá", Hương nói, tinh nghịch, nhưng chú không hiểu gì. Cả bọn ngồi ăn từng thìa một, khoan thai. Quân ngóng tai lên: "Dường như có tiếng gì là lạ ". Mọi người cùng ngóng tai lên , chú nói: "À, nhớ rồi . Con bé ở đầu đường. Nó chết. "Tiếng của chú rơi xuống sàn gạch bông bần bật, lạnh lẽo. Hương ngồi lặng đi một lát: "Trẻ à?" Chú thao thao bất tuyệt: "Ừ trẻ, trẻ chứ. Mà này... " Chú kể lai lịnh ngọn ngành, nhưng không ai nghe. Chúng tôi ra cửa. Từ góc phố này có thể nhìn ra được ba con đường khác. Con đường thứ tư cần phải ngoái lại. Trên con đường đó, một vài chiếc xe chậm rãi đi. Thanh nép vào tôi, hỏi: "Đứng đây làm gì, anh?" Chú cũng ra, giọng loảng xoảng: "Đám ma mà lại đi vào buổi chiều. Lạ thật." Tôi quay lại, nói: "Chú vào xem hàng đi kẻo mất". Chú giật mình . "Ừ Tao vào đây . Chết thật ." Chiếc xe tang đã đến gần lắm rồi , phía sau xe đám thanh niên trẻ măng đi, lặng lẽ. Gió bắt đầu thổi tóc của họ bay lên. Tôi chưa thấy đám tang nào lặng lẽ như thế này. Nơi tôi ở, mỗi đám tang chia làm hai phần rõ rệt, đi đầu là nhưng người khóc than, dần dần về đuôi là nhưng không mặt lành lạnh tỉnh táo, có điểm xuyết những nụ cười. Cònh đây đơn giản chỉ là một đoàn người, không một ai nói, không một tiềng gào, chỉ có đi, chậm rãi, như không còn thiết tha với gì nữa. Hương thì thầm: "Trẻ thật." Tôi ngẩng lên, cái ảnh của người chết đã đi qua, vừa kịp đi qua.

Cả bọn quay về, thấy chú đang dắt nốt chiếc xe cuối cùng vào trong. "Vừa trông chừng xe, vừa bán hàng, rốt cuộc không bán được gì cả." Quân mặt trắng bét, vẫn còn lắp bắp: "Sao lại chết dễ dàng thế." Không ai trả lời cả. Lạnh tanh. Chú nói: "Mà mấy đứa có biết vì sao lại đưa ma vào buổi chiều không?". Cả bọn lặng đi. Hương nói: "Chú cho Hương gửi tiền." Chú đỏ bừng mặt chối: "Ba cốc mà tiền bạc gì". Tôi nói" "Thôi, chú nhận đi". Tôi vào phòng, lấy túi xách của mình, một cái túi mềm đầy ngăn. Một bàn chải đánh răng, một ống kem, một cái khăn, một bộ quần áo. Thanh nhắc: "Đem theo áo ấm". Phải rồi, tối qua, đài báo có gió mùa đông bắc khiến tôi đợi mãi. Quân ra dường hươ tay ướm thử nói: "Về rồi mà, gió mùa đông bắc về rồi đấy." Tôi ra ngoài, quả trời đã lạnh thật. Vi vu vi vụ Chú nói: "Sáng mai nhớ về". Tôi "vâng" và nhớ đám tang vừa mới đi qua, mà thấy lời mình sao yếu ớt thế, mỏng manh thế.

Không ai nhắc một lời đến em. Mọi người đang muốn làm tôi vui. Quân rủ đi chơi đâu đó. Hương ngồi sau tôi e dè: "Khuya hẵng đi", và ra lệnh cho anh chàng: "đi về". Cả bọn về trường. Tôi nhớ ngày xưa cũng từng học như thế này, cũng ăn chung, ở chung như vậy. Cũng có những chiều ra hiên, í một tiếng, ới một tiếng và kéo nhau ra hồ , đi lang thang qua những con đường nhỏ . Ở đây cũng thế , chỉ có điều lạnh hơn. Càng về chiều càng lạnh hơn.

Tối, cả bọn ngồi ngoài quán, xem một phim truyền hình nhiều tập của Nhật trên cái màn hình đen trắng cổ lỗ. Chủ quán, đã lớn tuổi, gầy gò, đầu đội mũ lông mềm như những thợ đường sắt Sibir thưở nào, dáng vẻ tận tụy, chậm rãi đẩy một thanh củi vào lò, rồi lùi vào trong quầy. Hương nói: "Cho cháu xin thêm một "tuần nước chè". Quân chen vào: "Hạt giời nữa", mặt nom ngây thơ lạ. Thành phố này không chỉ đẹp nhờ hồ hay những phố, mà còn đẹp nhờ ở ngôn từ. Những cái tên giản dị. Nhưng với người thì khác hẳn, ngôn từ làm người ta trở nên đáng yêu hơn, nhưng cũng đôi khi làm họ biến dạng ****hanh ghé ghế gần lại bàn than: "Sao người ta độc ác quá vậy?" Chủ quán rót ra một vòng nước chè, hơi lên nghi ngút, và đem ra một đĩa hạt hướng dương. Hương nói, mắt không rời màn hình: "Phim mà. Nghe nói thằng chồng tự tử, phải không bố?" Chủ quán quay lại, nheo mắt lèm nhèm, đáp: "ừ, bố cũng nghe đồn như thế."

Tôi ngồi như nằm trên chiếc ghế mây con con, êm ái ấy , thấy mình bắt đầu dần dần về lại với mình . Êm đềm quá những lúc như vậy, tôi tỉnh táo hẳn ra, và nếu cần thiết, tôi có thể tính toán phân tích mọi điều rành rọt như mọi lần, như khi soạn thảo một hợp đồng. Lúc này, tôi phân tích em như là một thiếu nữ đầy tham vọng và khôn lanh, nhưng cũng không thoát khỏi sai lầm của bao nhiêu người, là quá tự tin và coi thường người khác. Một người lạ trở thành một người thân là để yêu quý nhau thêm chứ không phải để thất vọng vì thấy nhau hóa ra cũng tầm thường, cũng rất người như bao kẻ khác. Ai có thể sống mà không có chất người ấy. Tôi cũng tiếp tục phân tích mọi điều một cách rành rẽ và kết luận không nên đào sâu thêm vào câu chuyện này nữa. Trong chuyện này, tôi và em không ai được gì hay mất gì. Cả hai đều có thể vui vẻ mà tiếp tục những cuộc phiêu lưu mới.

Hương kêu lên, thất vọng: "Hết phim rồi". Chủ quán tỏ ra chiều khách, hỏi: "Nhạc nhẹ nhé. Không lời hay có lời". Quân nói: "Tụi cháu thích yên lặng một chút". Ngoài trời bắt đầu có mưa. Mưa bụi. Sương giăng lờ mờ quanh những lối vào trường. Quân nói: "Mưa này đi dạo ưa lắm đây". Hương nói: "Để chị lên lấy thêm khăn," và đứng dậy. Mười một giờ khuya cũng như bảy giờ tối không một ai đi quạ Chỉ có khác là lạnh đã chuyển sang rét rồi, và đất bắt đầu mềm ra vì bụi nước.

Hương xuống, khăn quấn đầy quanh tai, quanh cổ, giọng lùng bùng : "Ấm rồi " Và khoát tay tôi . Một vòng hồ rồi mon men về phố. Đi mà không ai nói với ai một lời nào, đi như thể đã có hẹn hò trước. Ngang nhà thờ lớn, đèn điện tắt phụt tối om khiến cái tháp cao vút giờ trông như một ngọn giáo dài. Cổng nhà thờ cao ngát đan bằng những thanh sắt cuồn cuộn như bắp taỵ Nơi đây, ban ngày có thể đi ra một đám cưới, và chiều ủ ê vì một đám tang. Còn đêm, như lúc này đây, không đèn không đuốc, trông như một pháo đài, một tĩnh vật. Tường lạnh lẽo và không có cảm xúc gì. Dường như mỗi vật đều có đời sống riêng cho mỗi giờ. Ngay tôi cũng thế, sáng nay là một tên buồn rũ, chiều là một kẻ bế tắc, ân hận về những gì mình đã làm, nghĩ rằng tất cả những gì mình làm đều sai lầm. Còn lúc này thì hoang mang, không biết những gì mình làm, nghĩ rằng tất cả những gì đang diễn ra là hư hay thực với những con đường thoai thoải đi lên, thấp thoáng những quán, mập mờ đèn ấm áp.

Hương nói: "Chân gà nhé?". Cả bọn chui vào một gánh bên đường, mỗi lời nói được bọc bằng một nhúm hơi mờ mịt như khói. Thanh nói: "Em xin tim gà". Và rượu trắng, mỗi đứa một cốc, nóng ran ngực. Thanh nói: "Anh uống nữa đi. Anh là khách quý đấy". Tôi hỏi thế nào là khách quý. "Chỉ cần sống bao dung là quý rồi", cả bọn nói. Tôi cười, thấy cay cay mắt. Tôi muốn nói rằng tôi yêu tất cả, mà không nói được. Quân ôm vai tôi: "Chẳng cần nói gì đâu". Gió chạy lan man trên đường, thổi mưa rồi tung lên. Mưa không thành sợi được, dưới ánh đèn cứ như một đám bụi mờ. Quân nói: "Em cho anh chữ này. Mưa lem tem". Tôi nói: "Hay quá". Hương nói: "Cafe đi".

Bây giờ là một giờ. Tôi thấy mình bắt đầu sống theo bản năng, một bản năng lành mạnh có từ thưở ấu thơ, lúc chưa bị áp đặt bởi một lề lối giáo dục nào, lúc chưa hề biết trên đời có những loại người xung quanh cũng vậy. Có đi giữa mưa và rét này, như những kẻ điên, mới thấy thù hằn và toan tính vô vị làm sao. Biết đâu sau đêm nay, cảm, và sau một giấc ngủ ngắn mệt nhoài, có một kẻ nào đó ra đi, vĩnh viễn. Thanh thì thầm như vậy. Hương nói: "Thế thì chúng ta buộc phải chơi thôi. Vì học cũng không kịp nữa, làm cũng không kịp nữa. Chỉ có hưởng thụ là dễ dàng hơn cả. Lúc nào cũng được, lúc nào cũng kịp. Và hay nhất là không còn thời gian để sống mà ăn năn".

Chúng tôi rời quán mà tiếc rẻ. Chỉ còn mỗi vài đôi tình nhân ngồi im lìm. Cô chủ quán cũng thế, má hồng, và lặng lẽ ngay mỗi bước đi. Thanh bắt đầu lo lắng: "Không khéo tay bảo vệ không cho vào". Quân nói: "Em sẽ giúp chị leo rào". Hương không nói gì, chân đi như thể đẩy đưa. Ngang hồ, Hương nói: "Nếu được tình có ai dám nhảy xuống bơi không?". Tôi nghĩ đến em ngay lập tức, nghĩ đến đôi môi mọng nước của em và nghĩ, với đôi môi ấy, một yêu cầu điên rồ như thế cũng có thể thốt ra được lắm chứ. Hương lại hỏi: "Có ai dám không?" Tôi nói: "Điên à", và nhìn làn nước xanh đen phẳng lặng, hơi phủ nghi ngút, chợt thấy em quả cũng vô nghĩa thật.

Rào quanh trường làm bằng lưới sắt, cao ngất nhưng chắc chắn. Những giọt nước đọng trên lưới trong vắt lên như ngọc, lúng liếng. Trên cao, một chùm dây điện đường ướt át đen trui trũi bò qua, cọ mình qua lại trên rào. Mưa vẫn rả rích. Thanh nói: "Em ướt cả rồi." Tôi nói: "Dây điện kia trông kinh quá". Gió lại thổi mạnh hơn khiến dây cựa vào rào sắt kêu lên rin rít . Hương nói : "Ừ, kinh thật ". Quân hăm hở: "Không sao. Em leo lên trước đây", rồi bám lấy rào leo lên như mèo. Quân chìa tay cho Hương, "Lên đi". Lần lượt đứa trước đứa sau leo lên, ngồi vắt vẻo trên rào như bốn con ếch ướt. Hương nói, giọng vui vẻ: "Chúng mình cao nhất đấy." Thanh nhìn xuống, lo lắng: "Sâu thật", và bám lấy tôi: "Nó mà chạm điện một cái thì sao nhỉ?". Quân nói: "Lo xạ Bây giờ anh chị biết em muốn gì không? Em muốn nói to". Tôi đùa: "Sao không hét lên?". Quân nói: "Không, em chỉ muốn nói to thôi". Cái rào lung lay qua lại, như muốn oằn. Thanh thì thầm: "Xuống thôi, lão bảo vệ mò ra thì khốn.".

Cả bọn rón rén lên cầu thang và chui vào phòng. Chăn mền tung ra một núi. Hương châm trà nóng, đặc quánh. Cả bốn cho chân vào chăn. Hương hỏi: "Còn buồn nữa không?" Tôi thành thật: "Không" và thấy một đêm lang thang dưới mưa lạnh này cứ như một giấc mơ, đằm thắm quá, êm đềm quá nhưng lại qua mất rồi, không thực nữa. Tôi nói: "Đã lắm." Quân nói: "Rất ưa chứ. Nhưng không phải ai cũng thích". Thanh nói, giọng dài ra: "Trừ đám trẻ thôi. Điên thật!".

Chẳng biết ai điên. Chẳng ai hỏi. Tôi duỗi chân ra và nằm xuống. Mắt tôi nặng trĩu và đầu óc mơ màng. Dường như tôi đang đi dần vào một giấc mơ mới. Trong giấc mơ đó, hiện hình một góc phố mùa đông mưa rơi lướt thướt, một người buồn bã vì thất tình, vì thua lỗ, vì rét mướt và một góc phố khác, đằm thắm, ngây ngô với bốn con ếch trẻ tươi roi rói, ngồi chồm hỗm trên rào sắt ướt, trĩu nặng một chùm dây điện trơ trọi vắt ngang.



11-1995
#1
    Nguyễn Đình 06.01.2006 17:46:02 (permalink)
    Chuyện vườn


    Suốt một tuần liền trời nắng như hạn, nhựa đường bóng loáng lên, chực chảy tràn xuống những mép hè. Cây cối mềm oặt, lá rũ rượi như những bàn tay người xanh rớt. Vậy mà, giờ đang là mùa mưa. Trưa nào cũng vậy, đám xích lô tề tựu quanh gốc gòn, càng xe nghếch lên, đan chéo vào nhau thành mạng như tổ ong. Và chỉ cần kéo sụp chiếc nón xuống là giấc ngủ đến. Những giấc ngủ nhễ nhại mồ hôi, mệt nhoài, sâu thẳm.

    Khanh mở cửa sổ nhìn xuống đường, nói:

    - Đi về vườn với tao. May ra kiếm được chút gió.

    Thứ bảy, mọi người về sớm, vắng vẻ. Phòng hành chính cho người gọi, "Xuống lãnh tiền". Có tiền, và một chuyến chơi xa vào ngày mai, còn gì hay bằng. Tôi gật, nhưng vẫn ngồi nán lại trong căn phòng rộng thênh thang, như thói quen xưa. Nhà thờ bên kia đường đổ từng hồi chuông dài và nắng nhạt dần. Bây giờ đất mới tỏa nhiệt, làm thành một lớp đệm hơi nóng hầm hập trên bề mặt. Người đi về như bơi trong đó, nhễ nhại mồ hôi. Khanh khóa tủ, dặn:

    - Ngày mai nhớ dậy sớm.

    Tôi tắt đèn, quạt, về. Tối dường như có tiếng sấm ầm ì phía xa xa, nhưng không có mưa. Nằm yên có thể nghe được tiếng của cây lá, đất đai, của những bệ xi-măng đang nứt rạn. âm thanh ấy rất nhỏ nhưng rõ ràng, tiếng cựa mình khe khẽ, như tiếng quả khô bị tách đôi. Tiếng sấm ầm ì cứ kéo dài mãi, không dứt cho đến tận lúc tôi ngủ say.

    Mới năm giờ sáng, Khanh tới, cao lớn bảnh bao trong bộ quần áo mầu xanh biển, khác hẳn với mọi người. Khanh hất hàm về phía đôi trai gái ngồi trên xe chờ ở đầu hẻm.

    - Uyên, em tao. Kia là Tú, bạn nó.

    Cô gái gật đầu chào. Tóc được dịp nhảy bổ ra trước một đám tươi tắn. Khanh giàu sụ, thừa kế một khu vườn rộng cách thành phố độ tám chục cây số. Mỗi năm đến mùa trái, Khanh mới lên thăm vườn một lần. Ngày thường đã có người làm chăm sóc. Tôi ngồi sau Khanh, ngắm nghía nhà cửa hai bên đường vùn vụt lướt qua, những ruộng đồng vườn tược, những lò gạch hoang vắng, những cọc tiêu hom hem rũ rượi. Thỉnh thoảng lại có những ngôi nhà thờ lừng lững tiến đến, hình thù đồ sộ và kỳ quặc. Tôi cố tìm kiếm những năm xây dựng được chạm khắc đâu đó trên những tường đá lát xám bạc, và định lại tuổi tác già nua của chúng.

    Được nửa đường, Khanh tấp xe vào nghỉ ở một cánh rừng cao-su bạt ngàn. Đôi nam nữ dắt nhau quanh quẩn bên những chiếc gáo dừa đựng một thứ mủ sền sệt, trắng đục như sữa. Tôi ngắm họ, không hình dung ra được hình ảnh của một đôi tình nhân. Dường như có chút gì đó khập khiễng. Tú thấp người và lực lưỡng, khuôn mặt gân guốc nét nào ra nét ấy, chỉ trừ đôi mắt quá nhỏ, lúc nào cũng díp lại như đang mơ ngủ. Tú giữ tay Uyên quanh mình, đi không ngoái lại, với dáng vẻ tự tin của một kẻ sở hữu. Tôi nhìn Khanh, lo ngại:

    - Em gái anh dễ thương quá.

    Khanh nói:

    - Điều đó có quan trọng gì?

    Tú ôm lấy Uyên, hai cánh tay gân guốc như hai gọng kềm. Uyên cúi gập mình, đám tóc xanh mượt lại nhảy bổ về phía trước. Tôi nhặt một chiếc lá khộ Chiếc lá, từ lúc rụng xuống như chỉ đợi mãi dịp đó, rã ra như bụi. Lá làm thành đệm dầy, tôi muốn ngã mình xuống để nghe tiếng vỡ vụn của chúng, nhưng Khanh khoát tay: "Đi". Tôi gọi Uyên. Cô đi ngang qua tôi, mắt tròn xoe:

    - Sao anh biết tên em?

    Giọng cô nghe trong trẻo, vô lo, Tú phủi vội lá khô bám đầy vai, chạy theo. Lúc này nắng đã phủ đầy các lối. Những hoa nắng trên mặt đường chạy loang loáng về sau khiến tôi mỏi mắt. Uyên ngồi chúi về trước, ghì chặt người yêu. Cả hai phóng xe như baỵ Tôi chặc lưỡi. Khanh nói.

    - Yêu là điên.

    Rồi cho xe vọt lên quát.

    - Muốn chết hả?

    Uyên cười:

    - Anh Hai lão quá rồi.

    Uyên có hàm răng đẹp, và đôi mắt lá răm lúc nào cũng như đang reo cười. Dáng Uyên cao cao, hơi gầy, y hệt Trân. Tự nhiên tôi nhớ Trân, nhớ da diết, và chợt giật mình, rằng, tôi chưa bao giờ được chở Trân đi như vậy. Chưa bao giờ Trân tỏ ra tình tứ như Uyên. Vậy mà chúng tôi đã từng yêu nhau. Tôi chợt phát hiện ra một cái khoảng cách rất nhỏ, mơ hồ mà chúng tôi tưởng đã quên được rồi. Tôi thèm được như đôi lứa này. Chúng tôi yêu nhau nhưng đi lại lén lút, với một cuộc tình bị trói buộc chằng chịt bởi dây nhợ của dằn vặt và vô vọng. Mối tình tay ba ngu muội đó chỉ khiến hai đứa ngày càng mỏi mòn và thêm ngờ vực về tình cảm của mình. Nhưng dù sao cũng nhờ Trân mà tôi không còn là một đứa ngờ nghệch nữa. Chỉ tội cho cô, ra đi trắng taỵ Phụ nữ ẩn giấu trong mình một sức mạnh tiềm tàng, đó là nữ tính, và mọi hệ lụy cũng từ đó mà ra. Họ buộc đàn ông phải theo đuổi, thở than, nhưng rốt cuộc chính họ chẳng giữ lại được gì cả.

    Vườn nối tiếp vườn, xanh um. Hai chiếc xe chạy chồm chồm như ngựa qua những gò, những ụ mấp mộ Phải chú tâm lắm mới tìm thấy những rào ngăn cách mỏng mảnh. Đến vườn của mình, Khanh dựng xe dưới một cây thâm thấp rậm rịt lá, và gọi:

    - Bác Bảy.

    Từ trên chiếc thang cao ngất dựng trong vườn một ông già lực lưỡng, tóc đinh bạc trắng, leo xuống. Hai anh em Khanh cười cười, chào. Ông già nhéo tai Uyên.

    - Con nhỏ này giờ xinh ghệ - Rồi quay qua chúng tôi, ông cảnh giác. - Tụi bây coi chừng tiêu vì nó.

    Tôi nhìn Uyên. Cô cười tươi như hoa, nói:

    - Anh cứ việc ăn trái tha hồ, nhưng coi chừng bị lạc.

    Tôi nói:

    - Anh đã lạc rồi.

    Uyên đỏ mặt, thần người ra một lát, rồi chạy đến bên Tú. Bác Bảy nói:

    - Để tao đi kiếm bia.

    Khanh ngồi xuống, phạch áo, lôi từ trong túi xách ra cặp vịt quay béo tròn. Tôi thấy đói nhưng Khanh nói:

    - Đi thăm vườn đi. Trưa quay lại, nhậu.

    Tôi kiếm một cành tre đi vào vườn, e ngại không biết ở đây liệu có rắn không. Chôm chôm từng chùm đỏ au kéo trĩu cành xuống. Những thanh tre đỡ cũng oằn lại như cánh cung. Trên đầu mây chợt kéo đến, nặng nề. Tôi nghĩ: "Hôm nay xui rồi". Bao nhiêu ngày nắng chói chang chỉ để chực mưa vào đúng ngày này. Rồi tôi tự cười mình, nhớ ngày xưa đi học đã từng phải thi lại nhóm học phần về khí hậu, đã từng suốt hè ngập trong đống sách để tìm hiểu xem "hạn bà chằn" là cái gì. Có lẽ hạn vừa mới dứt. Tôi thích miền nam với cái tính cách thẳng thừng, rạch ròi, đâu ra đó của nó. Hết nắng là mưa, không úp mở gì cả. Và người cũng vậy, yêu ghét rõ ràng. Tôi thấy tội nghiệp cho mình.

    Tôi nói với Uyên:

    - Em chờ. Anh chở bác Bảy đi mua bia.

    Uyên "dạ", dáng dấp bẽn lẽn, trông dễ thương không tưởng tượng nổi. Tôi bóc chôm chôm đưa cho cộ Uyên nói:

    - Người ta gọi đây là chôm nếp.

    - Vì sao?

    - Em không biết, - Uyên cười, và chỉ. - Còn kia là chôm nhãn, xanh mà giòn, ngọt.

    Tôi nhìn cô, lạ lẫm. Thường các thiếu nữ có những nét duyên dáng thầm kín mà ngay chính họ cũng không hay biết, và chính điều đó dễ làm xiêu lòng người. Như Trân, chợ Tết hai năm trước, thuở mới gặp nhau, đã dẫn tôi đi vòng vèo qua những lối hoa, chỉ cho tôi xem và gọi tên chúng bằng cái giọng trong trẻo, nũng nịu của mình. Và trong lúc lang thang đó, tôi như đã tìm được một chốn riêng tư.

    Uyên dẫn tôi đi sâu vào trong rừng, nơi có những chùm chôm chôm ra hoa đỏ rực, chói chang như lửa. Dưới chân lá mục ẩm ướt. Tôi thấy tim mình đập mạnh quá. Uyên ngừng lại, ngơ ngác. Tôi nói:

    - Có kiến kìa.

    Tôi đặt tay lên vai cô, người chùng xuống. Trong tay tôi là một con kiến đen bóng lường, dài như hạt thóc. Những ngón tay tôi run rẩy. Uyên nói:

    - Cho em.

    Tôi nhìn xung quanh. Gió không vào tới được nơi đây. Dưới những vòm lá, sự im lặng cũng có âm thanh của riêng nó, không thành tiếng nhưng dầy đặc, bưng bít lấy tai. Nắng như ngạt thở, nhỏ từng giọt, từng giọt dài xuống, ướt át.

    - Đó là con bò nhọt, - Uyên nói.

    Tôi giữ tay cô đang trong tay mình. Con bò nhọt trườn nhè nhẹ qua chiếc nhẫn nhựa mầu huyết dụ. Uyên lạnh và mềm nhũn. Tôi quàng tay sau lưng cộ Kéo lại gần...

    Bác Bảy rũ rũ chiếc chiếu rách bươm rồi tung ra trên liếp tre mỏng. Khanh hỏi:

    - Ăn no chưa?

    Tôi đáp: "Rồi" và uống một ngụm bia, người nóng bừng. Khanh ngồi lặng lẽ rồi uống hết ly này đến ly khác, tôi hỏi:

    - Sao anh không vào vườn chơi?

    - Ở đó có gì?

    Tôi ngập ngừng:

    - Cũng chẳng có gì. Trái, vậy thôi.

    Uyên nói:

    - Anh Hai lạ quá.

    Khanh lấy vợ sớm. Phượng, vợ Khanh bằng tuổi tôi, là một phụ nữ rất đẹp. Phượng là người có học nhưng phù phiếm, là hỗn hợp của những thứ nửa vời, trái nghịch. Cô yêu chồng nhưng vẫn thích tự do, và đã gây nhiều tai tiếng. Khanh biết nhưng không nói gì, chỉ tỏ ra nhạt nhẽo. Phượng không chịu nổi thái độ đó và cô đã bỏ đi. Người ta khi đã có một cái gì đó cho riêng mình, bất cứ gì, thì phải biết cách giữ gìn lấy. Vì một khi đã đánh mất rồi thì không còn gì để nói nữa. Vô nghĩa hoàn toàn. Khanh từ đó hóa bê thạ Khi uống, Khanh thường khóc, rồi hát. Tiếng hát cứ như tiếng rên, ư ư? trong cổ họng, không thoát được, và cứ kể lể mãi một câu chuyện không đầu không đuôi, cùng quẫn.

    Lúc này, trông Khanh có vẻ mỏi mệt lắm rồi. Khanh ngồi, đầu gục xuống, tiếng rên nghe lào phào như hơi gió. Uyên buồn bã bỏ ra ngoài. Tú loay hoay một lúc rồi cũng đi theo. Gió thổi mơn man trên những cành lá. Khanh nằm dài trên những tấm liếp, ngủ thiếp đi. Tôi đi tìm Uyên, muốn tìm lại cảm giác ban nãy, nhưng không thấy cô đâu cả.

    Bác Bảy nhét chôm chôm vào cần xe, làm thành từng đống cao ắp, chắc nịch, hỏi:

    - Đứa nào mua sầu riêng, để tao lựa.

    ông dẫn tôi đi qua vườn bên. Một chiếc xe con sang trọng đậu ở rìa vườn, lốm đốm những sình đất đỏ quạch. Giữa vườn là chiếc bàn gỗ dài, cũ kỹ, vương vãi những múi vỏ dầy lởm chởm gai. Mọi người ngồi quanh bàn, chậm rãi ăn, nhấm nháp từng chút một mùi vị của trái. Bác Bảy gõ cán dao vào đống trái đang nằm lăn lóc như một lũ nhím con, đầu nghiêng nghiêng nghe ngóng.

    - Trái này ngon đây - Ông nói, và lăn một quả sầu riêng vào chiếc giỏ đang há miệng. - Mùa này có cả đoàn xe lên đây. Ăn xong về. Năm sau quay trở lại.

    - Hay quá! - Tôi nói.

    - Ừ, mà bất kỳ ai, hễ đã nghiền, đã biết thưởng thức một cái gì, cũng đáng được kể như có tình vậy.

    Tôi giật mình. Xưa nay chẳng có gì có thể khiến tôi thích lâu cả. Những dự định của tôi cũng như bọt bèo, tan nát, trôi dạt bất thường. Những cuộc gặp gỡ đều như qua đường, thờ ơ, nhạt nhẽo. Tôi sống không có tình chăng? Tôi chợt thấy mình dẫn dắt đời sống quá dễ dàng, chẳng hề bận tâm, ưu tư gì hơn những cuộc vui lẻ tẻ qua ngày, như những mảnh vá đủ mầu sặc sỡ. Khanh gượng dậy ra giếng, vục đầu vào thau nước, người như chảy sệ ra vì bia. Tôi nói với Uyên:

    - Anh tìm em mãi.

    Uyên nói.

    - Để làm gì? Em sợ lắm.

    Uyên cúi gằm, xách giỏ trái ra xe. Tú buộc chằng dây nhợ xung quanh, với vẻ cần mẫn thật thà của kẻ đang cần lấy điểm. Tôi cũng loay hoay với giỏ xách của mình. Chiều, lúc cả bọn vừa mới lên xe thì trời mưa. Mưa như trút nước. Mưa như thác. Chẳng mấy chốc những lối dẫn vào vườn hóa thành dòng sông con đỏ quạch. Khanh nói:

    - Phải về thôi. Trễ rồi.

    Cả bọn lội bì bõm ra đường cái. Tôi và Uyên đi sau. Uyên nhìn tôi, mắt ươn ướt. Tôi không nói gì, len lén tìm tay cô, lòng dậy lên một nỗi ăn năn.

    Tôi không biết mình đã hóa thành kẻ khác từ lúc nào. Những chuyến làm ăn, những lần gặp gỡ, tụ tập cùng các bậc đàn anh và dần dần gặm hết sự e dè nào đó trong tôi. Và như các bậc đàn anh của mình, giờ tôi cũng hóa lạnh lẽo. Chẳng còn gì tồn tại trong nghĩ suy ngoài việc kiếm tiền, càng nhiều càng tốt, và sự khát khao được thấy mình mạnh nhất, thành đạt nhất. Mưa rơi không ngớt, tay Uyên run rẩy trong tay tôi. Thật may mắn khi người ta còn biết sợ. Người ta luôn cần phải được kiềm chế bởi một điều gì đó. Tôi giữ Uyên đi sát bên mình. Môi Uyên nhợt nhạt. Phía trước, hai gã đàn ông đang lầm lũi đẩy xe đi, trông thảm não. Và mưa thì cứ dầy đặc...

    Trời sập tối, nhưng đường trơn, không ai dám chạy nhanh. Khanh chờ hai đứa em vượt lên trước mới quay lại nói:

    - Vui không?

    - Cũng được. Còn anh?

    Khanh không đáp. Tôi chợt nhận ra cô độc cũng khủng khiếp lắm. Người ta cũng có thể chết dần chết mòn vì nó. Tôi nghĩ đến Khanh, cảm thấy mình có lẽ không bao giờ có thể chịu được sự đơn độc. Nếu không có chuyến đi vườn này, hẳn ngày sẽ buồn lắm, rất buồn. Người ta không chỉ cần sống mà còn cần phải sống vui nữa. Tôi an ủi Khanh.

    - Anh phải biết quên.

    Ngang rừng cao-sụ Khanh dừng xe lại.

    - Mày nói phải. Biết quên để dễ sống. - Khanh nói. - Nhưng có những điều tao không thể quên được.

    Tôi ngạc nhiên. Khanh nhìn tôi, mắt lóe lên ánh kỳ dị. Tôi lờ mờ hiểu ra một điều gì đó nghiêm trọng.

    - Điều gì? Sự phản bội ư?

    - Không. - Khanh lắc đầu, và nói, giọng nặng nề. - Với tao sao cũng được, chỉ trừ thái độ coi thường con người.

    - Nhưng tôi nào có lỗi gì?

    - Mày tưởng tao không biết chuyện gì trong vườn sao?

    Tôi thấy ngột ngạt. Giày ướt sũng nước, lạnh buốt. Tôi nói:

    - Tôi quý Uyên.

    Khanh lặng lẽo.

    - Mày chỉ muốn có một mày vui.

    - Anh hẹp hòi quá. - Tôi nói.

    Khanh chép miệng:

    - Tao biết. Nhưng tao chịu, không thể nhìn mặt mày được nữa. Mày tự tìm cách về lấy đi.

    Tôi tức giận, gào lên:

    - Sá gì một quãng đường.

    Nhưng Khanh không kịp nghe, phóng xe đi. Tôi đứng dưới mưa, tay buông giỏ trái lăn lóc. Tôi đứng như vậy hồi lâu, chết lặng người. Nước mưa chảy vào miệng chát. Có lẽ, chưa bao giờ tôi nghĩ ngợi nhiều như vậy. Chưa bao giờ tôi nhận thức đến tận cùng bản chất của mình như vậy. Tôi kéo lê túi xách trên đường, lội ngược dòng nước đang chảy như thác từ trên dốc cao xuống. Trời đã tối hẳn. Đèn xe loang loáng vút qua, tôi vẫy nhưng không một chiếc xe nào dừng lại. Không ai muốn cho tôi đi nhờ. Và rồi, như tự bao lâu nay, tôi sẽ phải đi tiếp một mình. Nhưng lần này, quãng đường về quả thật xa, rất xa...
    #2
      Nguyễn Đình 06.01.2006 17:47:12 (permalink)
      Rau và Hoa


      Làng như một dải khăn mỹ miều quấn quanh đôi vai thành phố. Mỹ miều bởi từ đầu làng đến cuối làng, từ những vườn rào ngăn cách nhà đến những ngôi mộ bạc thếch lác đác ở nghĩa trang, ở đâu cũng thắm thiết sắc mầu của hoa và hoa. Hoa sắp đặt mọi hoạt động của làng, từ sớm đến tối, từ năm này sang năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ nhiều đời naỵ Mỗi sớm tinh mơ khi trời hãy còn nhá nhem, ba mươi phần trăm dân số của làng chuẩn bị gánh hoa về thành phố. Dọc theo con đường làng ngoằn ngoèo, những hình nhân phủ đầy bóng đêm liêu xiêu sáng dần, sáng dần, và sáng rõ mặt người khi chân trần chạm những bước đầu tiên lên mặt đường nhựa mát lạnh của thành phố. Đó cũng là lúc sáu mươi phần trăm dân lao động còn lại của làng tỉnh giấc dưới những mái nhà ấm áp tuềnh toàng. Một nửa chuẩn bị đón du khách xuôi ngược về thăm, trong khi nửa kia ra vườn tưới tiêu cho những đợt hoa tới. Mười phần trăm khác chính là đám con nít đang tuổi ăn tuổi ngủ nằm dài từ phản trong nhà đến sạp ngoài hè, im lìm như dế sau một đêm hát ca mệt nhọc, vừa ngủ vừa hít thở hương hoa để lớn lên mà không sợ ai đánh thức cả. Thỉnh thoảng, một tí đời sống công nghiệp chen vào làng với sự xuất hiện của đám thợ ảnh nghiệp dư trên phố. Bọn họ lựa những mùa nắng đẹp đem máy về, lăn lóc trong rơm rạ, loay hoay tìm cảnh tìm người để khi quay về phố, vun đắp lại cái lạc quan tìm kiếm một sự công nhận nào đó cho sự nghiệp của mình. Nhưng người làng thì không hề quan tâm đến việc đám thợ ảnh làm, lẫn những thất bại bất tận của họ, bởi quan trọng nhất đối với tất cả vẫn là việc được tận hưởng một cuộc sống bình yên.

      Nhưng rồi đến một ngày lạ. Đầu tiên, những người ra vườn bắt gặp già làng ngồi trên thềm cũ, vừa đấm lưng vừa than nhức mỏi. Đó quả là chuyện hiếm gần cả trăm năm nay, nhưng mặc cho cơn nhức mỏi ấy càng lúc càng tăng khiến bà cụ không ngớt rên rỉ, thì bất thường đó vẫn cứ trôi qua trong sự thờ ơ đã thành tâm tính của những người quen sống trong bình yên. Không ai để ý đến chuyện đó cho đến tận chiều muộn, khi từ hướng thành phố, toàn bộ ba mươi phần trăm dân số bán hoa của làng chân trần tất tả quay về không quang gánh. "Làng không được trồng hoa nữa!" - Một người từ xa gào lên. Bụi đường làng cuộn theo những bước chân hối hả, khiến ánh mặt trời đang yếu dần hóa đỏ quạch như sốt. Trong khi đám con nít vẫn tiếp tục chơi những trò vô tư ngốc nghếch, thì sáu mươi phần trăm dân lao động trong làng dừng tay nghe ngóng. "Chỉ được trồng rau!". Những người từ phố về lặp lại. Lúc này, tất cả đã lấy lại bình tĩnh. "Các vị đùa không khéo rồi". Những người trong làng dừng tay, nhấp nước cười xòa. "Các vị tưởng đơn giản hoa chỉ để chơi thôi sao. Đó là thứ nuôi cả làng này đấy". Đám con nít thì vô tư hả hệ "A ha, trồng rau! Lạ quá, trồng rau!". Nhưng không cần mất nhiều thời gian để mọi người hiểu được chuyện gì đang xảy ra, và tất cả sau cười cợt là bàng hoàng, sau bàng hoàng là lặng yên. Tâm trạng của mọi người rối bời, nhưng duy chỉ có một thứ không đổi, không rối, đó là sự thật. Người thành phố đã quyết định thay cái khăn voan mỹ miều đang choàng trên cổ mình bằng một chiếc khăn mới, một chiếc khăn nhuộm xanh ngăn ngắt, xanh của rau chứ không mầu mè của hoa. Một quyết định đột ngột và đơn giản như ý thích của một thiếu nữ trái tính trái nết, trong một chiều ngồi bên cửa sổ, nhìn ra thấy mây bay ngoài trời và chợt muốn thay đổi một thứ trang sức của mình.

      Trò õng ẹo này đã khiến dân làng phải họp hành nhiều đêm liền. Họ tìm cách thảo một bức thư thật thống thiết để mong thành phố thay đổi cái quyết định ấy. Tùy vào số phận công việc mà mỗi người đề xuất ý kiến của mình. Trong khi đám trẻ con chưa đủ quyền phát biểu, ngồi im lìm trong góc vì nhận thức được rõ ràng rằng chúng sẽ lớn chậm đi bởi mùi hương hoa đã được thay bằng một thứ mùi khác hẳn, thì ba mươi phần trăm dân số chủ lực của làng lại hết sức quyết liệt, "Chúng tôi cần hẳn năm trang để trình bày thiệt hại do không bán hoa". Ba mươi phần trăm khác tỏ ra không hề kém cạnh khi tuyên bố họ cũng cần từng ấy trang để bày tỏ sự lo âu về việc du khách sẽ bỏ làng mà đi. Và những người hằng ngày làm công việc tưới tiêu thì cho rằng, số lượng từ ngữ ấy có lẽ không đủ để họ than vãn về một sự suy sụp tinh thần trong tương lai khi phải đối mặt với mầu xanh ngăn ngắt nhàm chán của rau hằng ngày. Cứ như thế, sau nhiều đêm thảo luận, cái đơn thống thiết được hoàn tất, nhưng dài đến nỗi nhiều người phải lo ngại rằng, chính những người có thiện cảm nhất và kiên nhẫn nhất cũng khó có thể dành tâm trí và thời gian đọc hết. Nhưng khi sự cương quyết đã được định hình trên giấy trắng mực đen với chữ ký, lăn tay của đầy đủ dân làng thì như mọi lần, việc cuối cùng họ cần làm là truyền thống hóa nó bằng cách đệ trình lên người cao tuổi nhất. Bà cụ già đến đỗi từ lâu đã không còn xác định được tuổi tác nữa, nay cố gắng kìm nén chứng đau lưng đang hoành hành, lắng nghe đám con cháu trình bày sự vụ. Nhưng chỉ mới được nửa trang đầu tiên thì bà cụ gạt phắt mà bảo: "Các con chỉ cần ghi một câu đơn giản thế này là người vô tâm nhất cũng phải động lòng: Thưa ngài, trồng hoa đối với chúng tôi, là văn hóa".

      Hết sức tỉ mỉ, dân làng gấp cái thư dài hàng chục trang cùng câu kết cực kỳ lịch thiệp ấy vào chiếc phong bì có tẩm hương sản phẩm của làng mà gửi đi. Những ngày chờ đợi cứ lặng lẽ trôi qua với sự nhạt phai niềm tin của dân làng vào những lý lẽ của mình, bởi tính thực dụng thô thiển của nó, và họ dần chuyển sang trông mong vào sức nặng chân lý của nhận xét duy nhất mà bà cụ đưa ra, cái nhận xét giản đơn mà họ thấy ngày càng tỏ ra hợp lý và nhân bản. Nhờ đó, mọi người mới nhận ra người đàn bà héo quắt này từ lâu đã chính là phần hồn của làng, và họ bắt đầu thay phiên nhau chăm sóc chứng nhức mỏi mà bà cụ vẫn than vãn gần đây. Họ cảm thấy rằng, sự tồn vong của làng bằng cách này hay cách khác hình như được thể hiện ở sự vui đùa của gió lên cỏ cây, hay ở sức khỏe của bà cụ. Và hình như đã từ lâu, cái chết tránh xa làng này bởi có bà cụ, hiện thân của sự bất tử đang ngồi đó. Bởi ngay từ ngày đầu sinh ra bà đã được sống giữa hoa, trải qua thời xinh đẹp với hoa, và qua năm tháng, hoa đã thấm đẫm vào để biến bà trở thành văn hóa của làng. Mà văn hóa thì không bao giờ chết cả. Cứ như thế, đám người mê muội bám vào niềm tin ấy mà sống vô tư với những công việc cũ, không hề bận tâm đến ngày cuối cùng của làng hoa đang đến gần, không hề biết những ngày bình yên ấy đang trôi nhanh, và những cuộc đời của họ đã được đưa vào một cuộc thử nghiệm vĩ đại một cách vô tư và đơn giản đến nỗi không phải ai cũng nhận thấy được, ngay chính người già nhất, hiểu đời nhất cũng không thể nào ngờ. Bởi người già thì luôn tin vào kinh nghiệm sống của mình, trong khi ngày nay mọi việc được giải quyết bởi sự hợp tác chặt chẽ giữa những con người sắp hóa thành máy với những chiếc máy vi tính có công suất mạnh đến độ chỉ sau một nhấn nút có thể cho ngay kết quả một phép tính cực kỳ phức tạp mà con người bình thường phải mất hàng ngàn năm mới làm xong.

      Cái thư trả lời có đính kèm bản in những tính toán bằng máy vi tính được gấp làm tư bỏ trong một phong bì lạnh tanh không có hương hoa gì cả. Không cần đến những chiếc máy cực mạnh, lá thư cũng dư sức chỉ ra cho thấy những ích lợi về kinh tế và dinh dưỡng mà rau có thể mang lại, ví dụ như chất sắt. "Trẻ em chúng ta đang thiếu chất sắt". Một câu trong thư nói, giải thích vì sao cần phải bỏ hoa mà trồng rau. Trẻ con nghe và hài lòng. Tiếp theo, "Rau cần nhiều nhân công hơn là hoa", một câu khác giải thích, "điều này được tính toán để tạo công ăn việc làm chính đáng cho mọi người". Những người tưới tiêu và chuyên tiếp đón du khách cảm thấy hài lòng. Lá thư cũng chứng minh cho thấy thu nhập từ rau không kém gì từ hoa khiến những người sớm sớm gánh hoa ra chợ cũng vui vẻ nốt, bởi "người ta ăn được rau nhưng không ăn được hoa", lá thư kết luận, "đó chính là tính bền vững lâu dài của nghề trồng rau". Cả làng như trút được gánh nặng. Mọi người lại hể hả cười nói. Ở đâu mọi người cũng hăm hở nói về rau, về những dự tính phát triển dựa trên sản phẩm mới đầy triển vọng này. Nhưng trong một góc tối tăm, bà cụ linh cảm được những gì đang đến, mắt long lanh nước, bà hỏi: "Thế người ta trả lời như thế nào về văn hóa?". Lá thư được đem ra đọc lại. Đây, có lẽ câu này đây, những cái máy bảo rằng, văn hóa hay truyền thống là do thời gian lâu dài mà hình thành nên. Rằng đã có văn hóa hoa, thì rồi cũng sẽ có văn hóa rau. Rằng đã có tên làng Hoa thì rồi cũng sẽ có tên làng Rau. Thế hệ này chưa hình thành nên một kiểu cách văn hóa mới, thì sẽ có một thế hệ khác nối tiếp. Nhưng dường như để an ủi những người bảo vệ văn hóa cũ một cách mù quáng chớ có ầm ĩ, lá thư nói tiếp với một tinh thần trách nhiệm cao: "Chúng tôi sẽ điều chỉnh nếu thấy cần thiết. Bởi đây mới chỉ là bước thử nghiệm".

      Đó là một cuộc thử nghiệm vĩ đại, bởi nó huy động tất cả những gì mọi người đang có. Mọi người vô tình hay hữu ý đều đóng góp phần mình vào đó. Hữu ý, ấy là tất cả những hàng rào hoa ngăn cách giữa những nhà được tháo xuống để trồng dây leo. Đất được cày xới lại đánh bật gốc cũ để vun thành những luống trồng dây lang, dây muống. Mỗi sớm mai, đầu làng cuối xóm vang lên những lời gọi nhau ra chợ. Ba mươi phần trăm dân số của làng gánh những bó rau tươi lỏ rỏ nước theo từng bước chân thoăn thoắt trên đường làng lên phố. Thành phần cư dân còn lại, sáu mươi phần trăm, đều dành cho việc tưới tiêu, không chỉ do từ lâu du khách đã vắng bóng nhiều, mà còn do họ đã tìm thấy được niềm vui thú khi làm chung bên nhau. Đám trẻ con xưa nay đã lớn nên không còn ngủ dậy muộn mà chuẩn bị gia nhập lực lượng lao động của làng, trong khi đám trẻ con mới từ khi ra đời được chập chững giữa rau và rau, đã tỏ ra thích nghi thật dễ dàng, bởi chúng chưa hề biết hoa là gì. Nhưng đóng góp vô tình mới to lớn nhất, đó chính là thời gian của mỗi người. Mỗi người đóng góp một mẩu cuộc đời mình. Cuộc thử nghiệm càng dài, cái mẩu ấy hóa thành miếng tọ Nhưng không ai nhận thấy mỗi giây, mỗi phút, mỗi ngày trôi qua trong cuộc thử nghiệm ấy chính là thời gian cắt ra từ cuộc đời vốn đã ngắn hạn của mình cả. Vì kiểu đóng góp này không được đề cập đến một dòng nào trong lá thư ấy, và cũng bởi vì thời gian là một thứ gì đó quá mơ hồ và nhạt nhẽo mà nếu đưa vào máy thì chỉ làm hỏng thêm những công thức đã được định sẵn. Cuộc sống cứ như thế mà trôi đi. Làng không còn hương hoa nữa nhưng ai cũng tin rằng trong cơ thể mỗi người đều có thêm chất thép của rau, và một loạt chất nào đó, cho dù họ chưa bao giờ và sẽ không bao giờ thấy được nó, hiện hình ra sao trong cơ thể mình. Những tay thợ ảnh lại tiếp tục về làng với đề tài mới và lần này họ đã thành công bất ngờ. Đời sống văn hóa của làng bị khuấy động với những giải thưởng được trao cho loạt ảnh đầu tiên chuyên đề về rau.

      Khi mà dân thành phố hầu như đã an phận chấp nhận rau xuất hiện rộng rãi trong đời sống của mình (với những đám cưới có cổng chào và xe kết bằng rau xanh ngăn ngắt) thì những cái máy tính đời sau nhờ có công suất mạnh hơn nên làm một chuyện động trời đảo lộn tất cả. Sau khi tính toán những phép tính mà người trần mắt thịt có tỉ mỉ hàng triệu năm cũng chưa làm xong, thì một cái thư khác được gửi đi. "Nay thì bỏ rau trồng hoa". Kèm theo đó, cũng như trước đây, là một bản phân tích tỉ mỉ lợi ích kinh tế của cuộc chuyển đổi này, rằng tuy trẻ em được thêm chất sắt, nhưng chúng lại bị suy nhược thần kinh do thiếu ngủ. Về tài chánh, việc mất đi khoản tiền du khách thường đem về khi thăm thú làng hoa đã gây thiệt hại lớn cho ngân sách thành phố. Không chỉ thế, năng suất lao động của dân thành phố giảm. Họ bị stress bởi sống trong một không gian buồn tẻ của một thành phố quanh năm suốt tháng khô khan với những con đường nhựa chạy dưới nắng, với những ngôi nhà méo mó không tính cách và mòn mỏi. Kết luận là, cũng như một thiếu nữ tính khí bất thường, nay thành phố muốn thay chiếc khăn voan nhàm chán của mình bằng một chiếc khác rực rỡ hơn. Quan trọng nhất là những cái máy mới này đã cảm được một điều khác. "Đây là làng văn hóa". Cái thư nói rõ ràng như thế, hơn thế nữa, thư còn khẳng định ở một dòng khác có gạch dưới, "Một làng văn hóa của hoa". Những tay chụp hình lại đổ xô về làng ngay từ khi dân làng bắt đầu công cuộc phá bỏ những luống rau đầu tiên, với hứa hẹn đem về cho làng những danh tiếng khác thông qua một loạt giải đang được thành phố tổ chức nhằm khích lệ việc khôi phục một ngành nghề cũ. Dân làng sau một hồi ngơ ngác, đã ngoan ngoãn chấp nhận quyết định này một cách bình tĩnh với sự dày dạn của một thế hệ từng trải qua nhiều sóng gió. Họ lặng lẽ phân công nhau chăm chắm trồng hoa trở lại mà không hề tự hỏi liệu sẽ có những đổi thay nào khác nữa không. Nhưng lần này có lẽ hoa sẽ theo họ suốt đời, bởi trong lá thư có một kết luận chính thức, và thoải mái: "Cuộc thử nghiệm đến đây là kết thúc".

      Rất nhanh chóng làng lại trở thành một dải khăn nhiều sắc mầu, bởi đất làng dù sao cũng chỉ hợp với đặc sản hoa mà thôi. Cùng với những tấm ảnh về hoa được trao giải nơi này nơi nọ, du khách đã biết làng hoa hồi sinh và quay trở lại với những túi tiền hào phóng. Thành phố như một phụ nữ trải qua nhiều sương gió, lấy chồng rồi bỏ chồng, nay đã biết nên dùng mầu khăn nào để hợp với mình. Những lứa trẻ con mới ra đời tiếp tục được ngủ mê man suốt ngày, ngửi hoa mà lớn lên, trong khi cơ cấu lao động của làng cũng không có gì thay đổi, với những người dậy sớm gánh hoa ra chợ, những người dậy trễ hơn lo tiếp đón du khách và tưới tiêu. Tất cả nhanh chóng hưởng lại cuộc sống thanh bình xưa kia, cùng sự vô tư như là đặc tính của họ nhằm duy trì một đời sống bình yên. Nghĩa cử có tình nhất mà họ có thể có được, là ngày ngày đi rải một lượt hoa tươi trên những ngôi mộ cũ xưa trong nghĩa trang nhưng không mảy may nhớ nằm lẫn giữa những nấm mồ vô danh kia là nơi yên nghỉ của một người từng là biểu tượng văn hóa của làng. Một người sinh ra giữa hoa, lớn lên với hoa, xinh đẹp và già nua đi với hoa. Con người đã từng là biểu tượng của sự bất tử ấy, trong những ngày cuối đời đã sống với một nỗi tuyệt vọng rằng, hoa của bà đã bị rau thay thế mãi mãi. Cũng may, quãng đời thử nghiệm ấy của bà chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủi mà mọi người rồi sẽ quên đi.
      #3
        Nguyễn Đình 06.01.2006 17:48:29 (permalink)
        Những lá thư mùa đông


        Mùa đông, cả thành phố ngập trong lăn tăn li ti bụi nước. Cả thành phố, ấy là bà nhớ, chứ mùa này hiếm khi bà ra khỏi nhà. Nước lịch xịch không biết từ đâu mà rò rỉ ra lắm thế, cứ men theo rãnh của những vết xe mà chảy dọc ngang. Bà ngồi trên ghế, áo khoác dầy như một chiếc đệm bông, nhưng vẫn thấy lạnh. Lạnh như từ trong xương lạnh ra. Lúc nào bà cũng thấy mi mắt nặng trĩu, và buồn.

        - Hôm nay mấy độ, con?

        Căn phòng bên trong tối om, như cũng lạnh, như đang ngủ, thều thào.

        - Mười ba.

        Bà lẩm bẩm: "Mười ba sao rét thế nhỉ", rồi bà chợt nhớ phải nghĩ đến một cái gì đó để quên rét. ừ, quên rét cũng như quên chồng. Phải có một cái gì đó để vùi đầu vào, để tất cả lẫn lộn lên, để không gì còn định hình được nữa. Lúc ấy, là quên.

        Mấy khối nhà quanh cao vọt lên cũng cổ xưa và tàn tạ như trời đất, lác đác có những mái tôn che chắn chìa ra ngoài trông như những vảy cá khộ Mưa mà không phải mưa. Nghe nói trong nam mưa ào một cái là xong, là nắng. Là có thể ra ngoài được, có thể ra chợ gà tụ tập đầu hẻm để tán chuyện được. Nhưng có lẽ không bao giờ bà vào nam chơi nữa. Giờ bà chỉ còn một mình. Thời của bà dường như qua hẳn rồi.

        Nghĩ đến chuyện miền nam, bà chợt nhớ đến thự Hôm nay là thứ bảy, hẳn thể nào rồi cũng có thư của Lữ. Bà đã quen với nét chữ ấy rồi, với con tem bốn trăm đồng dán lệch một bên thỉnh thoảng bị quăn góc. Có lẽ mưa gió thế này lão đưa thư bệnh hoạn ấy cũng nằm nhà. Lão trông cứ như con cò, cái cổ dài cong cong xuống và ốm yếu thậm tệ. Dễ thường đã có đến hơn hai mươi năm nay lão làm công việc này. Lão hiền lành, bởi lão bao giờ cũng thản nhiên đạp xe qua đám đàn bà miệng mồm cãi nhau như sanh sứa mà tỏ ra hết sức bàng quan. Trước kia, lâu lâu lão mới ghé vào cái ngõ này, nhưng nửa năm nay lão ghé vào thường xuyên hơn, mỗi tuần một lần, vào thứ bảy. Lão se sẽ đến bên cửa nhà bà, rung cái thanh sắt cũ đã lung lay làm kêu lên những tiếng lanh canh. Bà nhận thư và không cần đọc cũng biết của ai. Chỉ một lần bà hỏi thư từ đâu đến. Lão cầm thư soi soi ngoài ánh sáng trời và buông thõng: "Thư miền nam", rồi lão cố gắng hơn, giọng lèm nhèm: "à quận, ừ quận... ". Vì chữ mờ quá, hay mắt lão mờ, lão bỏ dở, gửi lại lá thư với vẻ bực bội như thể vừa vô tình làm một việc quá đỗi dở hơi và vô vị. Từ đó, bà biết đó là thư miền nam. Bà nghĩ mông lung đến chặng đường dài mà nó đến đây. Nó đi tàu hay đi xe, nó lẫn lộn với biết bao nhiêu thứ hàng hóa khác mà bao giờ cũng đến được với người nhận đúng ngày, đúng giờ, đều đặn. Rồi bà buồn, rằng, chưa bao giờ bà được đi xa như thế cả. Đứa con trai bà đi học về, nói: "Sao mẹ lúc nào cũng buồn". Bà nói dấm dẳng: "Tại tao già. Người già hay buồn". Bà nói ra một loạt chữ già và giật mình, vì bà nào đã già đâu. Bốn mươi tuổi và tóc còn đen chắc hẳn là chưa già. Bà thấy mình rối rắm quá, tóc bà cũng luôn rối. Bà dò dép, vào tìm chiếc gương. Bà chải đầu bằng chiếc lược bám đầy tóc non của thằng bé: "Không khéo nó lại hói đầu như bố". Rồi bà lặng người, không biết tóc của bố nó ra sao rồi. Và bà nhận ra mình buồn không phải vì già, không phải vì xấu, mà vì không còn ai ở bên nữa. Thằng bé chỉ là một con thỏ con chạy ra chạy vào. Mẹ bệnh không biết, mẹ buồn không biết. Còn người biết bà hơn hết thảy, người chăm sóc bà hơn hết thảy lại đã đi rồi.

        Đã đi rồi và không một lá thự Hôm nay thứ bảy, lẽ ra vào giờ này đã có thự Và chiều nay, khi Hoài về bà có thể cười dịu dàng với cô rằng:

        - Có thư của cháu đấy.

        Bà sẽ đưa thư với cảm giác hân hoan của thiếu nữ khi nhận thự Mắt Hoài long lanh, tay cô chạm vào tay bà. Bàn tay con bé mềm, âm ấm. Bà cảm thấy được sự chờ đợi ở đó. Hoài sẽ dắt xe vào, giọng nhỏ nhẹ:

        - Cháu gửi xe.

        Và tay giữ lá thư trước ngực, cô chạy lúp xúp lên tầng năm. Đó là tầng cao nhất, có mái gà chuồi ra lớn nhất. Mỗi sớm mai lũ gà sẽ gào quang quác cả lên. Bà hình dung ra cô gái tung chăn trên giường, tóc xõa ra trên gối. Mà tóc con bé mượt gớm. Rồi nó sẽ bóc thư, tiếng giấy kêu sột soạt, đôi khi có cả mùi mực, vì địa chỉ bên ngoài viết bằng bút máy. Nó đọc đi đọc lại, giúi vào chăn, rồi lấy ra đọc lại từ dòng đầu tiên. Bà tưởng tượng và cười mình vớ vẩn. Nhưng mọi việc phải diễn ra như thế nào, không khác được, vì đó là thư của một người đàn ông, lại ở xa, tận miền nam. Còn những thư của bà đâu rồi nhỉ. Bao nhiêu lần thay đổi chỗ ở, dọn dẹp nhà cửa, mấy lá thư có lẽ đã chôn vùi cùng đám giấy lộn. Sao mình vô tình vậy nhỉ, sao mình tệ vậy nhỉ. Bà tiếc!

        Không khéo thằng bé nói bừa. Mười ba độ mà lạnh như thế này ự Có năm lạnh xuống bảy độ, chân cóng, bà không lết đi nổi. ấy là bà nói thế, vì lúc ấy bố nó sẽ bảo: "Thôi, để anh bế em", và ông bế thật. Bố nó khỏe thật. Lúc ấy bảy độ mà không rét như bây giờ, rét từ trong rét ra. Rõ là thằng bé nói bừa. Thế này mà mười ba độ à. Nhưng vào bên trong thì tối quá. Trong nhà kín gió nhưng tối om om như vậy thì còn lạnh lẽo thêm bao nhiêu lần. Ngồi đây biết đâu lão đưa thư lại đến, chứ không khéo, đã mưa gió mà lại không gặp ai, lão chỉ ậm ừ vài tiếng rồi đeo luôn cả thư đi thì toi.

        Bây giờ là mười hai giờ rồi. Mưa này thì ai cũng ở lại cơ quan mà ăn cơm, không dại gì đạp xe về trong mưa rét để dùng nhín một bữa ở nhà. Thành ra bà rảnh, không còn chiếc xe nào nữa để trông coi. Mà không có việc gì làm lại đâm ra nôn nóng hơn, bực bội hơn cái lão đưa thư chết tiệt ấy đúng là nằm nhà rồi. Lão không biết những ngày này một lá thư có thể làm ấm lòng người ta biết bao nhiêu.

        Nhất là thư tình. Giờ bà đã biết rõ ràng rằng đó là thư tình. Mỗi thứ bảy bà đều ngồi ngang cửa từ mười giờ đến mười một giờ sáng. Vào khoảng thời gian này, lão đưa thư sẽ đến sau khi đã đánh một vòng quanh những khu tập thể kế cận. Như vậy là đã được bao lâu rồi nhỉ. E cũng phải nửa năm rồi. Sáu tháng, bao nhiêu tuần bấy nhiêu thự Nhưng có gì mà chúng viết nhiều thế. Hoài kể, trong Nam ăn phở hết bao nhiêu tiền, gửi xe hết bao nhiêu tiền, nơi nào bán sách cũ, nơi nào triển lãm tranh, nơi nào... nơi nào... Ngồn ngộn. Hoài nói, thư nào cũng như thư nào, nhưng đọc hoài không chán. Bà nghĩ, làm sao mà chán được, lũ chúng mày. Rồi bà hỏi bao lâu cô viết thư một lần. Hoài đáp: "Hai tuần". Bà gật gù: "Con gái phải tỏ ra kiêu kiêu một chút mới được". "Nhưng mà cháu viết gì?". Hoài cười: "Gì cháu cũng viết cả. Mưa này, lầy lội này, gà vừa mới đẻ này, và cả cô nữa... ". Bà thốt lên: "ấy chết, cô không liên quan gì đến đấy". Hoài tủm tỉm: "Có chứ ạ, liên quan rất nhiều".

        Bà thấy vui vui. Chúng nó còn nhớ đến mình là tốt. Về sau này, bà cảm nhận được một điều rằng, thời gian trôi nhanh hơn người ta tưởng. Ngoảnh lại không còn gì nữa cả. Đã có khá nhiều tuổi để không thể nào bắt đầu trở lại, và cũng đủ tuổi để nhận ra thời gian qua đã trôi đi mà không đọng lại gì. Bà phân vân trong tình thế ương ương dở dở, rồi bà nghiệm ra rằng không làm kịp gì cho mình thì làm cho người khác cũng đáng lắm rồi. Chúng nó nhớ tới mình, hẳn chúng yêu quý mình. Chứ với bộ mặt cau có và hãm tài thì ai màng đến làm gì.

        Nhưng hôm nay thì không có thư thật rồi. Mưa cứ miên man khiến trời mau tối thêm. Khoảng chiều chiều tối là bà thấy lạnh hơn cả vì gió nhiều. Bà nói: "Gió từ đầm". Thằng bé sau này biết thêm một chút có khi cãi: "Gió từ Siberi đấy", nhưng bà vẫn muốn tin rằng đó là gió từ đầm, chỉ có từ đó mới có mùi vị này, mới âm thầm như vậy, mới quen thuộc, đều đặn như vậy.

        Tiếng ai đi lép nhép trên sình. Mọi người bắt đầu về nhà. Chút xíu nữa khói ở mỗi căn hộ sẽ luồn lách ra mờ mờ, hòa vào mầu mưa đùng đục sẵn có. Bà đón xe từ tay Hoài ở cổng, lặng lẽ nói:

        - Hôm nay cháu không có thư.

        Hoài xốc lại áo, chiếc áo bông đen tuyền lấm tấm những hạt nước lấp lánh. Mưa này rỉ rả suốt ngày mà không ướt, thế mới lạ chứ. Hai má cô đỏ hồng, môi cũng hồng, cô nói:

        - Hơn cả thư, cô ạ!

        Bà sửng sốt nhìn chàng trai theo sau, da ngăm ngăm đen, mắt nheo nheo. Hoài lặp lại, tinh nghịch:

        - Thư đấy.

        Anh ta lúng túng:

        - Dạ.

        à, dạ chứ không phải vâng. Nó đấy, người miền nam đây. Lữ. Da nó ngăm đen. Nắng nhiều mà. âu bà chờ đợi suốt ngày không được gì cũng đáng. Chúng nó kéo nhau đi, nước kêu sình sịch dưới chân. Lối lên cầu thang ướt đẫm những dấu chân và sình đất. Trong đám dấu chân ấy có dấu chân của chúng nó. Bà cảm nhận rất sâu sắc điều đó, những vệt nước ấy. Tất cả những gì người ta làm cũng chỉ tìm về một sự gần gũi như thế, bởi người ta sống rốt cuộc chỉ để yêu nhau, yêu một cái gì đó, chờ đợi ai đó và để ai đó chờ đợi mình.

        Sáu giờ sáng, đài báo trời có mưa, lại có gió. Mười độ. Lần này thì rõ rồi, không cần phải hỏi ai nữa. Nhiệt độ này đi ra ngoài có mà chết vì rét. Bà không chịu được rét, chỉ ở trong nhà mà bà đã ho khan. Chủ nhật mà ở nhà ho khan thì còn gì chán bằng, nhưng biết làm gì bây giờ. Mọi người giường êm đệm ấm, không ai muốn ra khỏi nhà. Sáng chỉ có mỗi Hoài xuống lấy xe, chào một tiếng: "Cháu đi". Vậy đó, phải có gì ghê gớm lắm, phải yêu ghê gớm lắm mới khiến người ta ra khỏi nhà được vào lúc này. Buổi chiều cũng như mọi buổi chiều khác, âm ụ Mưa rơi nhiều hơn khiến lối vào trở nên nhão nhoẹt. Lúc này, có lẽ chúng đang đi dạo đâu đó, loanh quanh phố hay loanh quoanh hồ. Mưa này đi dạo cũng tuyệt, nhất là với người phương xạ Làm sao có thể tìm được cái phong vị ủ rũ mà đằm thắm này ở một nơi nắng đầy quanh năm suốt tháng. Ngày xưa, bà cũng thường đi bộ như thế, đi không biết mỏi. Bố nó bảo là say đi bộ. ừ, saỵ Mà không chỉ đi, lúc đó người ta đi nhưng hướng về một cái gì khác, một người khác. Có lẽ người ta say thật.

        Thứ hai, thứ ba đều mưa như thế, ủ rũ như thế. Hình như mỗi lần đông đến muộn thì trời lại càng rét mướt hơn. Mỗi chiều, hai đứa đi về, đứa trước đứa sau, nom lặng lẽ. Hoài nói với bà: "Ngộ nhận", mặt buồn hắt hiu. Lữ nói với bà: "Ngộ nhận", mặt cũng buồn. Bà nghe, cười thầm: "Trẻ con". Và chiều cuối cùng, thứ tư, cả hai đứng trước cửa. Lúc ấy bà đang đứng trong góc tối, hơi lóa mắt khi nhìn ra. Hoài đứng khoanh tay, mặt lạnh và trắng bệt. Bà không nhận ra điều đó, bà hỏi: "Rét hả?". Hoài đáp, hờ hững: "Vâng ạ". Bà lại vô tình: "Hai đứa vào đây cho ấm". Hoài nói, giọng lạnh lẽo: "Để anh ta đi". Lữ mặt tím lại, không nói gì. Mắt nó nhìn nhưng như không nhìn ai. Và chợt hiện lên trong đầu bà hình ảnh bố nó ra đi cũng thế, cũng nặng nhọc như thế. Tất cả diễn ra như một cuốn phim. Phim cũ, phim mới sao mà giống nhau quá, mù mờ, u ám. Bà hiểu ra dần. Bà quay lại Hoài, định nói: "Con rồ", nhưng con bé đã nói, lời mệt mỏi và cộc lốc, như sỏi rơi xuống khe: "Anh về đi". Và Lữ đi, không một lời đáp. "Ngu xuẩn" bà nghĩ. Tại sao lại nói những lời như thế, tại sao lại không hề nói gì cả. Chúng nó còn quá dư dả thời gian chăng, chúng nghĩ rằng chúng còn quá trẻ chăng. Đám trẻ luôn nghĩ rằng chúng có thể phung phí tất cả vì còn thời gian để làm lại mọi điều. Ngu xuẩn.

        Và mưa lại rơi nhiều hơn, rét hơn. Ngày này qua ngày khác. Mùa đông đến muộn nhưng rồi đã đến, người ta cố tránh mùa đông, nhưng cũng không tránh được. Cái rét này có lẽ sẽ kéo dài qua cả Tết. Người ta sẽ đi mua đào dưới mưa lạnh cắt dạ Tết nhất, nhà này sẽ chạy lúp xúp vội vã qua nhà kia, hỏi han vài ba câu. Bà mường tượng ra mọi điều như vậy, y như thể Tết đã cận kề lắm rồi. Nhưng tính ra phải còn cả tháng nữa ấy chứ, bởi mọi người vẫn đều đặn đi làm, vẫn lấy xe và gửi xe, co rọ Hoài hằng ngày đi xuống, mặt đỏ hồng vì lạnh, nói nhiều hơn trước châm chọc mọi người nhiều hơn trước, nhưng không thấy vui, không thầy hài hước tí nào.

        Và hôm nay thứ bảy. Thằng bé xé lịch đưa bà, nói: "Nhà sắp hết lịch rồi, mẹ à". Bà nghĩ không khéo năm sau nhà mình cũng chẳng cần lịch nữa. Bà quay vào nhà, loay hoay đặt một cái lọ cũ lên bàn, rồi cầm lấy chổi lững thững ra cửa. Bà làm mà không biết mình đang làm gì. Ở cửa, bà đứng nhìn ra ngoài, thấy mưa rơi nối nhau thành từng sợi dài, mảnh dẻ. Gió nhè nhẹ lượn qua những ngõ ngách âm u giữa hai tòa nhà khiến bà rét thêm. Và bà nhận ra rằng sẽ không bao giờ nhận được những thư thứ bảy âm ấm vì nắng nữa. Bà sẽ không còn dịp đợi chờ một cái gì đó nữa. Ngực bà nhói lên. Bà không khóc được, bởi nó không phải là chuyện của bà, nhưng bà buồn. Buồn quá.

        1-1995

        #4
          Nguyễn Đình 06.01.2006 17:49:32 (permalink)
          Một biển thông tin


          Trong ảnh là một người phụ nữ chừng ba mươi tuổi mặc bộ quần áo may bằng vải mềm có những đốm hoa nhỏ. Đó Ià loại vải rẻ tiền gia đình tôi thường tìm mua để làm quà chị người ở trước khi về quê ăn tết hàng năm. Tôi vẫn nhớ như in nụ cười của chị mỗi lần nhận món quà nho nhỏ đó, nụ cười có hồn của người quanh năm suốt tháng đầu lúc nào cũng cúi gằm vào những thau chậu đầy ắp áo quần nhà chủ. Nó rạng rỡ, khác với kiểu của người được nói cười thoải mái thành tiếng mỗi ngày. Nhưng người phụ nữ trong ảnh thì không cười, chị ta đang khóc.

          Vì tấm ảnh được in trên một tờ giấy báo loại ra cách nhật, giấy không tốt và hơi vàng, nên không thể thấy được những giọt nước mắt. Nhưng rõ ràng là chị ta đang khóc bởi toàn bộ khuôn mặt co rúm lại đầu chị hơi nghiêng nghiêng như để tránh ống kính chĩa vào, nhưng chắc hẳn lúc ấy đã có ai đó bực mình vì như thế hình sẽ không rõ nên mới bảo: "Này, ngẩng đầu lên cao hơn một chút". Và thế là mới có một tấm ảnh rúm ró như vậy. Có vẻ chị ta lúc ấy cũng đang ở tâm trạng hoảng loạn rồi, bởi hai cái vai nhỏ rụt cao lên, làm rũ xuống hai tay áo mềm, không còn sức sống. Hai khuỷu tay chị gập lại, đỡ lấy một tấm bảng làm bằng bìa các-tông với những dòng viết nguệch ngoạc bằng bút lông: Kẻ chuyên ăn cắp hàng ở siêu thị. Và ngay bên dưới là tên họ người phụ nữ được kẻ bằng nét đôi cùng với ngày giờ xảy ra sự việc. Tấm bảng người phụ nữ đang cầm, cũng như toàn bộ bức ảnh, là một kiệt tác về mặt truyền đạt thông tin. Nó như một tấm bia đặt trước mộ người chết, ghi đầy đủ và chính xác những điều cần có, không thừa một chữ. Chắc chắn người viết tấm bảng ấy là người đã từng viết nhiều tấm bảng đại loại như thế, và đã trở nên chuyên nghiệp rồi, chỉ cần đưa cho anh ta một tấm bảng, báo cho anh ta biết tên tuổi, ngày tháng năm sinh thì trong nháy mắt sẽ có ngay một kiệt tác hoàn chỉnh như được đúc từ máy. Phía sau chị ta là một cuốn lịch đã được bóc đến những tờ cận kề ngày lễ Giáng sinh, thời gian mà ai cũng giành tiền để mua một thứ gì đó cho cuối năm. Tay phải chị nắm chặt mấy gói khăn giấy loại ngàn rưỡi, và ở tay trái là một hộp vuông như một hộp bánh, loại ta thường dùng để chấm cà phê điểm tâm vào mỗi sớm mai.

          Báo này ra chừng trăm ngàn bản mỗi lần, có hệ thống phát hành toa? ra khắp nước. Cho dù lũ lụt miền Trung có làm tắc nghẽn đường giao thông thì chúng cũng không thể cản ngăn báo đến tay người đọc bởi khắp nơi đã có máy bay to, máy bay nhỏ, với những nữ tiếp viên áo hồng nhạt trẻ đẹp phục vụ tận tâm những bữa ăn nóng, đảm trách công việc đó. Chỉ sau vài mươi phút ngắn ngủi chợp mắt trên chiếc ghế ngả được về sau nhờ có nút nhấn ở tay dựa ta đã nghe tiếng trong vắt của nữ tiếp viên chính nhẹ nhàng yêu cầu dựng lưng ghế thẳng, khép chặt bàn ăn, nghe lời dặn dò lặp đi lặp lại rằng chớ có mở khoang hành lý vội kẻo một thứ vặt vãnh nào đó chẳng may rơi sẽ làm tổn thương. Máy bay đã đến nơi. Lúc ấy, cả thế giới đã nằm trong tay người đọc.

          Này là Zidane, tất nhiên, cầu thủ số một bởi ghi những hai bàn thắng trong một trận chung kết thảm hại để đem chiến thắng về cho đội bóng không biết tấn công là gì. Này là Clinton và Starr cả hai được ghép mặt khéo léo với nhau để trở thành người đàn ông của năm. Và lẫn lộn trong tất cả những tin đó là khuôn mặt co rúm lại của người phụ nữ, một tấm ảnh rúm ró, vô vị, với vài dòng tin mang tính giáo dục: Đây là biện pháp tốt để ngăn chặn những hành động xấu tương tự tiếp diễn. Mấy dòng ngắn ngủi ấy có vẻ như để minh hoa. thêm cho có mà thôi, bởi riêng tấm ảnh đã đầy đủ thông tin rồi.

          Không phải ai cũng có thể đọc hết một trăm phần trăm chuyện trên báo. Mỗi người có mỗi mối quan tâm khác nhau. Đồng nghiệp của tôi than: "Thời gian này ai cũng đều lui vào hậu trường, nghỉ ngơi mừng năm mới, cả Clinton lẫn Starr. Các giải thể thao cũng nghỉ đông, không có gì để đọc". Quả thật, thế giới mà không có cái thú ngồi quán cà phê tìm kiếm thông tin mỗi sáng cũng hao hụt đi nhiều, chi bằng nói chuyện tương lai vậy, như giải quần vợt úc mở rộng sẽ diễn ra tháng Giêng tới chẳng hạn. "Cá với ông là Rafter sẽ vô địch". Tôi thì luôn cho rằng chỉ có Sampras, mới là người xứng đáng nói đến danh hiệu đó cho dù gần đây thần tượng của tôi có sa sút ít nhiều. Nhưng không nhất thiết phải tranh cãi bởi Rafter cũng là một tên tuổi rất cừ. Mà chỉ có từng ấy tin sao, không còn chuyện gì hơn sao. Đồng nghiệp của tôi chứng tỏ anh ta cũng là người sâu sát tình hình trong nước: "Có đấy, người ta đã tìm ra cách trị những người ăn cắp siêu thị rồi". Ban đầu là dùng loa đọc oang oang, hiện nay có một số kẻ xấu đang trà trộn vào, đề nghị quý khách đề phòng bị móc túi. Sau đó là dán ảnh đầy khắp trong siêu thị, và bây giờ thì đưa hẳn lên báo. "Nhưng chị ta đang khóc", tôi nói. Đồng nghiệp tôi cười: "Thì đã sao. Đối với kẻ xấu, ta không nên tin vào những giọt nước mắt".

          Có lẽ để có được tấm ảnh đó người ta phải thực hiện nhiều bước. Ngoài việc phải có sẵn máy và phim, thì người chụp phải tìm một góc sáng để chị ta đứng vào. Sau đó sẽ có ai đó đặt vào tay chị ta tấm bảng viết vội. Lúc ấy chị ta bắt đầu khóc, tóc tai rũ cả ra, những sợi trước trán dễ gây bực mình cho những người thực hiện công việc bởi hình không rõ. Trước khi bấm máy người ta phát hiện hai bàn tay còn thừa thãi những ngón tay và lại cũng cần phải có một cái gì đó xác định tính chất quả tang của sự việc, thế là họ đặt thêm một số thứ vặt vãnh vào đó. Tất cả mọi công đoạn đều diễn ra một cách tự nhiên, không ai phiền ai, không ai có ý kiến gì, bởi người có tội phải được minh hoa. rõ ràng là một người có tội, cũng như tả cô Tấm đàng hoàng thì khuôn mặt phải đẹp và nết na, khác hắn nét đanh đá của cô Cám. Làm sao để mọi người ngay từ đầu tiếp nhận tấm ảnh ấy chưa đọc tin đã xác định ngay lập trường cho riêng mình rằng đó là kẻ xấu, hay người tốt. Khi đặt những thứ vặt vãnh vào hai bàn tay thừa thãi những ngón tay của chị ta, họ chỉ muốn có một tấm ảnh đầy đặn, họ chỉ nghĩ đơn giản (và một cách không cụ thể) rằng tấm ảnh dù ghi rõ: Đây là kẻ ăn cắp, vẫn là một minh hoa. chưa hoàn chỉnh.

          Đồng nghiệp của tôi nói chí lý. Kẻ xấu phải bị trừng phạt. Mọi câu chuyện dân gian xưa đều có kết thúc như thế và được thực hiện bằng nhiều cách. Kẻ xấu có thể bị chặt đầu để làm mắm rồi chính hũ mắm được gửi cho mẹ ruột nhâm nhị Mẹ ruột nhìn thấy đầu con gái mình có lăn đùng ra chết, thì cũng là một trừng phạt đối với một kẻ xấu khác, chứ không phải biểu hiện xúc động của tình mẫu tử. Hoặc nhẹ nhàng nhân bản hơn thì kẻ xấu sẽ bị hoá kiếp thành muỗi mòng, ếch nhái. So với tất cả các hình thức trừng phạt đó, thì một tấm ảnh lên báo quả thật là nhẹ nhàng không tổn hại gì. Thời đại văn minh nên người ta đối xử công bằng có khác. Vả lại qua ngày hôm sau thì còn có mấy ai đọc tờ báo ấy nữa, bởi thông tin là cả một biển, mọi người cần phải tắm mỗi ngày. Với cơ man những tin lặt vặt loại thế, sẽ không ai còn nhớ đã đọc gì ngày hôm trước. Những tờ báo cũ cần phải nhanh chóng quay trở lại nhà máy tái chế để tiết kiệm nguyên liệu. Những tờ có số phiêu lưu hơn sẽ hoá thành giấy gói hàng ngoài chợ trôi giạt tận hang cùng ngõ hẻm. Chỉ có những tờ may mắn nhất được lọt vào tay những ông già khoẻ mạnh, hàng ngay chăm chút đọc báo sau giờ tập dưỡng sinh, và chúng sẽ được xếp cẩn thận thành từng chồng theo trật tự ngày tháng.

          Mọi chuyện cứ như thế trôi quạ Sau giải úc mở rộng sẽ đến giải Pháp mở rộng, sau đó là giải Wimbledon và giải Mỹ. Nếu Sampras hay Rafter không đoạt được chức vô địch đầu năm ở úc thì có thể sang Pháp mà thử thời vận. Tin tức cứ thế chồng chất lên nhau. Tấm ảnh chụp người phụ nữ ấy không ai còn nhớ, ngay chính người liên quan cũng còn mơ hồ. Đó chỉ là một trong nhiều thứ sản phẩm sinh ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ của nhiều người: Anh bảo vệ siêu thị nói: "Bắt giữ kẻ cắp là việc của tôi. Tôi được trả tiền để theo dõi người ra người vào siêu thị này, mất mát gì tôi phải chịu. Chỉ mong ai vào đây cũng mua sắm đàng hoàng thì tôi không phải mỏi mắt canh chừng mỗi ngày". Chủ siêu thị bảo: "Bị mất cắp hoài như vậy thì tụi tôi đóng cửa sớm. Không cần biết họ ăn cắp vì đói hay vì tham, bởi đó là chuyện của xã hội, mà tôi cũng không có thì giờ để nghĩ tới chuyện đó. Tôi chỉ muốn làm ăn dễ thở một chút. Bộ tưởng tiền thuê nhân viên canh chừng rẻ lắm sao?" Và cuối cùng là nhà báo: "Chuyện này có gì để nói. Có đưa tin là chuyện bình thường. Làm như vậy là để răn đe những kẻ khác, làm lành mạnh hoá xã hội". Tóm lại tất cả mọi người đều có thiện ý, tất cả đều bận rộn với công việc của mình, tất cả đều có trách nhiệm đối với đồng tiền trong thu nhập của mình. Không còn gì để bàn cãi nữa.

          Câu chuyện trên đây chỉ là trong tưởng tượng của tôi trong một ngày rảnh rang. Lúc tôi đang nằm dài trong vườn, đọc vài dòng tin vặt để chờ mọi người tụ hội đông đủ cho bữa cơm cuối năm. Cũng như nhiều người trong cái thành phố to lớn này, tôi đã bận rộn công việc mỗi ngày đến nỗi không có thời gian thực hiện một giấc mơ nhỏ bé của mẹ, là được ăn một bữa ăn tối đầy đủ mọi người trong gia đình. Tôi không có thời gian đâu mà nghĩ đến một mơ ước cá nhân như vậy. Nhưng giờ đó chính là điều tôi đang làm đây. Tôi gọi những đứa em, ngày xưa còn lau nhau cãi lộn, nghịch phá, bồng bế con cái quay lại căn nhà nhỏ: Giữa một xã hội ngày càng đông đúc chuyển động hấp tấp như vậy thì một chốn riêng mà mẹ tôi mơ ước, nay cũng chính là ước mơ của chính tôi. Tôi nhìn em gái đang la hét những đứa con kháu khỉnh của nó mà nhớ đến người phụ nữ trong ảnh kia. Chắc hẳn chị ta cũng có một gia đình, bởi chúng ta luôn cầu mong mọi người có một hạnh phúc như vậy.

          Nếu chúng ta cầu mong như thế thì chắc chắn chị ta cũng có một gia đình. Sau khi được chụp một tấm ảnh lịch sử trong đời, chị được hỏi xem có thuộc băng nhóm nào không hay chỉ là một tay đánh lẻ, nếu không có gì đặc biệt người ta sẽ ghi tên tuổi chị vào một hồ sơ riêng, cảnh cáo chớ bao giờ tái phạm. Rồi chị đặt xuống bàn những xấp khăn giấy loại một ngàn rưỡi đồng một gói và hộp bánh cầm lúc chụp hình. Chậm nhất là sau một vài ngày, họ thông báo: "Chị về được rồi". Chị cũng đã biết trước như thế, trước sau gì họ cũng sẽ cho chị về thôi. Nhưng giờ đây đó không phải là niềm vui nữa. Những đứa con, một tương lai khác của chị, đều là những đứa biết đọc biết viết, chúng được bạn bè gọi lại và vung vẩy tờ báo: "Có ảnh của mẹ chúng mày trong này nè". Tấm ảnh rúm ró ấy khiến lũ trẻ mất một lúc lâu mới nhận ra khuôn mặt của mẹ dù có ghi chú tên tuổi đầy đủ. Chị bước ra ngoài phố. Một cuối năm ngồi với gia đình còn gì bằng. Bên ngoài, ngược xuôi những xe đẹp và người đẹp. Chị biết họ sẽ thả chị ra bởi chị chỉ ăn cắp vặt, cái tội ấy chưa đến mức tử hình như những kẻ ăn cắp khác. Nhưng chị vẫn thấy chân muốn khuỵu xuống, một cảm giác chính xác rằng tâm hồn chị và những đứa trẻ vừa mới bị đem bắn rồi.

          #5
            Nguyễn Đình 06.01.2006 17:52:38 (permalink)
            Người ở thành phố lạ ngày cuối năm


            Thì ra rét là như thế này đây. Tôi mặc bốn áo. Ngày trước khi ra, em dặn: "Không cần sơ mi, chỉ cần bốn áo len". Tôi bảo em cứ lo xạ Tôi mang theo hai chiếc áo ấm đã cũ sờn. Cũ sờn vì mười lăm năm nay không ai dùng đến chúng, khong ai bận tâm chải chuốt cho chúng. Suốt thời gian đó, ở thành phố lúc nào cũng đầy nắng, ấm áp và vui tươi. Mấy chiếc áo được dụi kỹ dưới tủ và có lẽ ở đó mãi mãi làm mồi cho gián nếu không có em đột nhiên xuất hiện nơi thành phố ướt át này. Với hai áo ấm mỏng manh ấy, giờ tôi mới thật sự biết được thế nào là hạnh phúc.

            Tôi hình dung ra rằng sẽ có lúc tôi phải cong người vì lạnh, em sẽ dụi vào tôi mà kêu lên, "Đáng kiếp". Sương mù giăng giăng khắp lối và những hồ là hồ hiện ra như những tấm gương. Đường vắng vẻ và em ngồi sau sẽ giục, "Nhanh nữa đi. Nhanh nữa".

            Đó là tính cách của em, ngây ngô mà độc đoán. Tôi lại không có thói quen tranh cãi về những điều cỏn con. Xét cho cùng tất cả mọi điều trên đời đều cỏn con cả, trừ tình yêu. Mà tình yêu khi tranh cãi để được khẳng định thì còn gì nữa, và như vậy em sẽ lại được dịp cong cớn lên. "Rối rắm!".

            Ừ, rối rắm thật. Tôi là một người lạ, ở một thành phố lạ vào những ngày cuối năm. Đó là những điều kiện đủ để cho người ta trở nên lạ với chính bản thân mình. Trong mỗi người dường như có ít nhất là hai con người, một để giao tiếp và một ẩn mình đâu đó. Tôi bỏ lại cái mặt hàng ngày của tôi ở cái thành phố quanh năm đều nắng ấy và đến đây với một khuôn mặt khác, nồng nhiệt và yêu thương, nhưng lại thấy rõ ràng nó đã trở nên lạ với chính mình nhiều rồi, có lẽ do thời gian dài quá chăng.

            Cuộc tình này được đằm thắm lên bằng thư từ và nhớ nhung. Tôi đã linh cảm rằng tình cảm sẽ mông lung và yếu ớt hơn nhiều nếu không có sự tham dự của kỷ niệm, mà thư từ và mong chờ chỉ sống dựa vào kỷ niệm chứ chẳng tạo nên một chút hồn xác mới mẻ nào cả. Tôi ra đây mà lo ngay ngáy. Bao nhiêu ngày xa cách ấy, tôi đã gầy đi nhiều, đen đi nhiều, yêu em hơn, điên cuồng hơn. Em cũng thế. Cả hai mong chờ một cái gì đó, yên tâm vì có ai đó đợi chờ mình. Nhưng lại lo âu nhiều, về một sự đổi thay.

            Tôi nói với em, "Hãy trò chuyện với anh đi", bởi tôi cũng muốn biết tôi xuất hiện như thế nào, nói năng như thế nào. Em nói, "Thời gian xa nhau lâu quá đã hại chúng ta rồi". Em là người tỉnh táo và lạnh. Thời tiết ở đây hợp với người có tính khí ấy. Và những lời của em thật đến nỗi chúng có tính chất kết liễu ngay lập tức mọi vấn đề. Tôi vớt vát, "Không vội vã được". Bởi vì tôi còn chưa nhận ra được tôi kia mà, tôi cần phải thích nghị Thành phố lạ, , mà lại vào những ngày cuối năm, tất cả đó không phải là những điều bình thường. Nhưng em nói, "Hết rồi", bằng cái giọng buông thõng hết sức đơn giản, và đi... Tôi nhớ tôi đã chuẩn bị cho những ngày này như thế nào, nhờ cậy người này người kia đỡ đần công việc cho mình, và bỗng giận vì sự ngu xuẩn của mỗi người. Lúc thì quá tỉnh táo, lúc thì quá ngu dại. Và sai lầm lớn nhất là xem chuyện tình cảm cũng giống như một thứ công việc nào đó, như chuyện kiếm tiền, dễ dàng như bỏ việc này tìm việc khác, hết phi vụ này đến phi phụ khác. "Vậy thì thôi, thì hết".

            Thế là ngày cuối năm, tôi trở thành người xa lạ hòan tòan ở thành phố này. Mưa bắt đầu rơi từ sáng. Căn phòng tôi ở chen chúc những chiếc xe lấm lem bụi đất. Trên tường có treo hình một cô ca sĩ người Đức với chiếc mũi hếch lên trông có duyên lạ. Tôi nằm một lát và ngấm dần sự trống trải của ngày. Mắt tôi ráo hỏanh và tất cả mọi thứ âm thanh từ đầu phố đến cuối phố thong thả lọt vào tai rõ đến rùng mình.

            Chú bảo, "Có gì đâu mà buồn. Yêu đương là thứ vặt vãnh, không có đứa này thì có đứa khác. Điều chủ yếu là làm sao để không chọn lầm người". Tôi nói, "Yêu là yêu, nào có phải đi chợ đâu mà chọn với lựa". Chú nói, "Thôi, đi ăn thịt chó đi. Xả xui". Rồi trong mưa lằng nhằng, chú chở tôi ra quán đầu đường, nơi trước mặt có một cái thành dài chạy ngang mà tôi cứ tưởng là đê, nhưng đơn giản đó chỉ là một bức tường lớn không hơn không kém. Cái dĩa đầy ắp thịt đỏ hồng. Chú nói, "Dồi này, riềng này... ". Mọi người ăn xì xụp không ngẩng lên. Có cả cháo nữa và chú hỏi tôi có muốn ăn không. Ngòai trời mưa lất phất rơi. Trời nặng trìu trĩu. Lúc này, ở cái thành phố đầy nắng của tôi, bạn bè lên lịch kín mít, giờ nào làm gì thảy đều ghi rõ ràng, cụ thể, ăn uống và hát hò thâu đêm suốt sáng. Ngày cuối năm mà. Ai mà chẳng có đôi chút nghĩ ngợi gì đó vào cuối năm. Người nghĩ được thì nghĩ nhiều. Người không nghĩ được thì chơi nhiều, sao để quên được một ngày vui mà mình không vui. Mà ăn được thì dễ quên được nhiều chuyện. Trời ren rét này cứ ăn thật nóng vào, thật đẫy vào, uống nhiều vào, khệnh khạng, khề khà rồi về nhà lăn quay ra ngủ là quên hết, không phải buồn bã gì. Chú cứ huyên thuyên, "Mày có để ý họp hành hội nghị gì, người ta cũng chọn sau rằm không. Vì lúc đó ăn thịt chó mới hay mày ạ". Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên là thế chăng. Cuối năm này tôi không thiết tha cãi nhau làm gì. Suốt một năm lăn mình ra làm cái này cái kia, gặp người này người kia cũng chỉ mong được một cái gì đó, có một ai đó. Rốt cuộc tất cả đổi được một ngày cuối năm quá sức trống trải, quá sức mưa và quá đỗi một mình. Thế chẳng đã quá hay ho rồi sao. Người ta nói tôi hiền lành quá. Gía mà thô bạo hơn một chút, lạnh hơn một chút có lẽ mày đã thành công hơn. Tôi nghe ông chủ oắt con nói, mơ mơ màng màng. Sao chú biết nhiều thế nhỉ, nói nhiều thế nhỉ. Cả những điều về tôi mà tôi chưa rõ nữa là.

            Trưa trầy trưa trật, không có nắng mà trời chợt sáng chói chang. Đi ngang hồ chợt thấy hai anh chạy xe đạp, một anh áo xám một anh áo đen, cả hai đều là áo bông, quẹt nhau một tí. Hai vị nhảy xuống xe gầm gừ rồi té tát, mắt long sòng sọc. Chú đứng dạng hai chân , tay làm loa gọi to : " Thằng áo đen sai rồi ". Áo đen quay lại chưa kịp định thần thì áo xám thừa cơ lên xe đi mất. Chú cười, "Nhiều chuyện tưởng như lớn lắm nhưng thật chẳng ra cái chó gì cả. Một phát là êm ru". Áo đen dựng xe lên , lủi thủi đi . Tôi nhìn ông chú đang ngoác miệng ra cười mà nhủ thầm, một lũ điên.

            Sắp đến giờ làm việc trở lại rồi mà cả dãy phố vẫn còn đông đúc người ngồi. Hơi người, hơi nước phả lên nghi ngút. Mấy cô nhân viên cửa hàng áo váy xanh xẫm, xinh xắn như những chiếc lá, rét thế này mà vẫn cứ phong phanh. Chỉ vì cái đẹp. Linh không phong phanh nhưng cũng đẹp . Áo bông choàng kín cổ , khăn chòng kín tai , chỉ thấy có mỗi đôi mắt lúng liếng bên này bên nọ mà vẫn đẹp . Ở thành phố mấy triệu dân mà đi đâu ra đường tôi cũng ngong ngóng cộ Một người chạy xe vù ngang, tóc phất lên một thóang cũng ngỡ là Linh. Chú nhìn chằm chằm vào cái mặt ngơ ngác của tôi, bực mình, "Quên nó đi".

            Tôi về phòng, đầu như chuông gõ bong bong. Đâu như tôi còn một vài ngày nữa ở thành phố này. Tôi đã định về ngay nhưng chú nói, "Không có con bé ấy là mày vào ngay à. Còn ba con đâu, chú bác đâu. Không quan tâm à? Hèn". Tôi rút lại ý định, nhưng vẫn cảm thấy nặng nề vì ngày giờ trôi chậm chạp quá. Nhưng lạ thay lại không thấy điên đảo nhiều. Như những lần trước, nờiii ta cắt đứt với mình hay mình cắt đứt với người ta đều là một biến cố lớn, một tuần không ăn, một tuần không ngủ. Còn bây giờ, thảng mới có buồn ghé qua một chút. Rõ là hai đứa chẳng có kỷ niệm gì nhiều, chỉ toàn thư từ và hứa hẹn suông. Tôi thấy mình dường như trở nên chai lỳ hơn rồi. Có ai đó từng nói, "Mất cảm xúc là mất nhiều đấy". có lẽ nào tôi lại thay đổi nhanh như thế được. Tôi để nguyên giày, nằm lên giường, chăn vắt ngang bụng, nhắm mắt lại, nghe tiếng chợ chiều lao xao ngoài ngõ và tự nhủ, nào, liệu có vô tư đến mức mà ngủ ngay được không.

            Tôi thức dậy khi trời đã tối. Mọi người ăn cơm mà không gọi tôi. Tivi sáng lóa báo cho tôi biết đã khá tối rồi. Tôi lò dò ra hỏi, "Có ai ghé hỏi cháu không ạ?". Mọi người đồng thanh đáp, "Không, chẳng có ai". Tôi nghe có một nỗi tuyệt vọng chụp xuống đầu mình. Tự nhiên tôi nhớ Linh quá, da diết. Em cũngở trong thành phố này thôi, lại một mình, vậy mà em không tới. Em làm thế để làm gì, không ai vui sướng cả. Tôi nhìn tôi qua kính tủ, thấy mặt mình như dài ra, thấy mình sao mà hèn thế, bị động và lại phụ thuộc nữa, y như một cái nợ cho mọi người. Có lẽ do tôi không có việc gì làm. Không công việc đời sống như bị xáo tung cả lên, tôi như cây bị bật gốc, không xác định được gì. Tôi cần phải về lại thành phố của mình, càng sớm càng tốt. Phải thế thôi. Bà vào , nói : " À quên , có anh Lực gọi đến. Khuya, anh ấy sẽ ghé lại". Tôi mừng rơn. Anh Lực bốn mươi tuổi, thủy thủ, lâu lâu mới về thành phố một lần. Anh có bà con xa lắc gì đó với tôi, mà càng giải thích càng rối rắm. có điều anh rất thân thiện nên nhiều người biết, nhiều người nhờ vả.

            Tôi ngồi chờ anh. Mưa mỗi lúc một dày và lạnh buốt. Bà có vẻ đắc ý, "Không có gì thì ít ra cũng còn có rét để mang về. Rét ngọt đấy. Cháu dịch được chữ ấy không". Tôi nói cháu chịu và liếc đồng hồ. Mười giờ. Không khéo lão này không đến. Mười một giờ, bà vừa khép cửa, bảo "Đi ngủ", thì anh Lực bấm còi tin tin ngoài cổng, tiếng xe vang cả một góc phố. Tôi hét, "Đi đâu?". Anh hét, "Đi đón giao thừa". Tôi leo lên, chui vào tấm áo mưa ướt lẹp nhẹp của anh và xe phóng vút đi.

            Anh chạy vòng vèo và giải thích cũng vòng vèo. Tôi nghĩ sẽ không kịp giao thừa mất. Anh nói còn sớm và rẽ tắt ngang dọc đi đón một em gái tròn quay như hạt mít. Cả ba chạy như ma đuổi, mưa quất vun vút vào mặt. Tôi lại nhớ Linh nhưng với thái độ khinh khỉnh, rằng bây giờ tôi có thể làm được một cái gì đó rồi đây.

            Mọi người chờ đón giao thừa trong một ngôi nhà sang trọng đèn mờ ấm áp , có cả bánh và rượu .Ở đó , trong một góc , Linh ngồi ,tay cầm ly rượu , mặt tai tái , tóc cô đen nhánh lốm đốm nước. Kim đồng hồ nhích dần nhích dần mười hai giờ. Vậy mà em viết cho tôi nói, không bao giờ em dám về quá mười giờ, rằng em cặm cụi làm, cặm cụi đi đi về về. Anh Lực nói, "Nào, rót rượu ra". Ly của tôi sóng sánh trào ra ngoài. Chủ nhà bảo. "Chưa uống đã say à?". Tôi nói vì lạnh đó thôi. Ai đó mở nhạc lên, nhạc của ABBẠ Chúc mừng năm mới. Mọi người cụng ly nhau. Tôi cũng cụng lỵ Cô bé của anh Lực mới nhấp một ngụm đã chếnh choáng. Anh Lực đến bên Linh, nói, "Năm mới chúc anh chị hạnh phúc". Thời gian dài quá đã hại chúng ta rồi, em đã chẳng nói thế sao. Với một khoảng cách xa vời vợi từng ấy, thời gian dằng dặc ấy có gì ma không đổi thay được. Đứng bên anh ta tôi chẳng là một cái gì cả. Anh ta trầm tĩnh tự tin. Anh ta nhấp từng ngụm một. Anh ta biết thưởng thức rượu. Biết cuộc sống sẽ trôi đến đâu, biết điều gì sẽ đến để mà đón đầu nó. Còn tôi mãi đuổi theo, luôn luôn đuổi theo mà chưa bao giờ dừng một chút để nghiệm lại mình.

            Anh ta cầm tay Linh, nói, "Khuya rồi, chúng tôi xin phép về". Linh đứng lên khép nép. Chỉ khép nép thôi cũng không cần nói gì nhiều. Anh Lực cứ mãi lo vỗ về cô bé, "Anh sẽ đưa em về ngay". Cả bọn ngồi lại một lát, xem Carraras, Domingo và Pavarotti hát theo kiểu tung hứng. Tôi xem những giọng ca thế kỷ ấy mà không thấy gì, không nghe gò. Lúc này ngoài trời mưa lớn lắm, rét ghê lắm, đường lại xa, em sẽ lạnh. Em chẳng đã viết cho tôi rằng, em không chịu được rét, em phải mặc cả bốn chiếc áo lông là gì.

            Anh Lực thả cô bé đầu ngõ, dặn dò đâu đó cho ngày mai rồi lên xe. suốt phố toàn đèn vàng, không một bóng người, tôi lặng lẽ sau xe anh, không nghĩ gì, không thấy lạnh, chỉ thấy mưa giờ đã thành sợi quất vào mặt đều như rây hạt. Anh Lực rón rén mở cổng, một cái cổng gỗ hẹp. "Ngõ có mười bảy nhà", anh thì thào. Anh ngồi lên xe, chân chuồi nhè nhẹ len lỏi qua lối đi áp sát bởi hai vách ẩm ướt đầy rêu và tối om như một đường hầm. Tôi đi theo sau, chân dò dẫm từng bước, nghe mưa gõ đều đều trên mái.

            Nhà anh ở cuối cùng, như một cái cột đèn ba tầng. "Tổng cộng được năm chục mét vuông", anh tự hào. Tôi nói, "Tốt quá". Anh nói, "Nhiều người đến hỏi giá rồi đấy". Tôi cảm thấy dường như anh bắt trúng đài của tôi rồi. Tôi sợ theo thói quen sẽ lao vào nói những chuyện kinh doanh vô bổ quanh cái cột đèn này, nhưng lúc này tôi hoàn toàn không muốn nói chuyện gì liên quan đến làm ăn hay tiền bạc, tôi nói, "Buồn ngủ". Anh bung chăn ra, dặn, "Nằm ngược đầu cho đủ chỗ". Tôi mở cửa ra hiên, cái hiên hẹp và ướt đẫm nước. Những mái nhà xung quanh nhỏ như có thể đo được bằng taỵ Xung quanh, ăng ten lô nhô chĩa lên trời như những mảnh vụn của một thứ đồ chơi bằng que nào đó bị bỏ quên.

            Nước mưa từ trên nhỏ xuống từng giọt, từng giọt chậm rãi. Tôi ngước nhìn, ờiii đen thẫm. Tôi đã đi hơn một nữa thời trẻ. Tôi không mong đợi ngày này, nhưng nó cũng đến. Không có gì khác với hôm qua, vẫn rét, vẫn mưa, nhưng đã là ngày của một năm mới rồi.
            #6
              Ct.Ly 07.01.2006 22:25:53 (permalink)
              #7
                Nguyễn Đình 10.01.2006 22:11:26 (permalink)
                (Nguyễn Đình nhớ tựa của truyện này là Người nằm trên mái nhà, đọc đã lâu và không còn nhớ truyện nằm trong tập truyện ngắn nào, nhưng ở Phượng Hồng thì ghi tựa: Có một người nằm trên mái nhà, nên đành lấy y như vậy.

                Cũng như trước đây đọc truyện Đá cũng cần nhau của Đinh Lê Vũ thì hôm trước lại thấy sách in ghi tựa Đá Nóng

                Sao cũng được, chủ yếu là nội dung truyện. Do vậy, Đình sưu tầm thêm một truyện nữa của Phan Triều Hải cho VNTQ)





                Có một người nằm trên mái nhà




                Khi mà sao chổi Hale-Bopp đi qua thì tôi đang nằm trên mái nhà. Ban đầu, tôi thấy nó rất mờ, rất nhạt. Tôi thấy nó như vừa chui ra khỏi một đám mây, trước là một cái đầu nhỏ, tiếp theo sau là một chùm sáng đục mà càng lúc càng mượt mà hơn, uyển chuyển như một cái đuôi chồn dựng ngược. Tôi biết chắc chính là nó cho dù chỉ nhìn bằng mắt thường, bởi so với những chùm sao quen thuộc khác thì nó có một vẻ kỳ dị, như một thiếu nữ chưng diện bộ áo váy sáng rực kim tuyến đi dự hội đêm hè. Tôi không biết nó xuất hiện đã bao lâu rồi trước đó. Lẽ ra tôi đã phải leo lên mái nhà sớm hơn, như mọi ngày, để đáp lưng trần xuống cái mái tôn quen thuộc ấy, nơi mà tôi chỉ buộc phải rời khỏi đó vào những đêm mưa. Nếu không, thì tôi đã được chiêm ngưỡng lâu hơn nữa cái cảnh tượng cực kỳ hiếm hoi chỉ diễn ra sau hàng bao nhiêu đời người. Nhưng tối hôm đó, tôi đã bất chợt chợp mắt, không chỉ vì mệt mà còn vì cái lạnh đầy quyến rũ tỏa ra từ những mái tôn nghiêng nghiêng hai mươi ba độ rưỡi ấy.

                Chính xác là hai mươi ba độ rưỡi. Khi xây nhà, cha tôi đã không hề tuân theo bất kỳ một kiến trúc nào cả.

                - Tao đã ở cái nhà này hai mươi năm nay. Tao biết cần phải xây như thế nào. - Ông nói.

                Những bản vẽ của các kiến trúc sư kinh nghiệm lẫn những ý kiến đóng góp của đám sinh viên xây dựng đang tập tành đi vào thực tế đều bị gạt bỏ không thương xót. Không có gì lay chuyển được ông. Và cứ dựa trên tinh thần lãnh đạo đó mà ngôi nhà mọc lên từ từ, chậm rãi, bởi không ai muốn làm trước những mệnh lệnh tùy hứng và thường khi trái ngược với những nguyên tắc cơ bản của vị chủ nhà vừa uy quyền, vừa chủ quan ấy. Trưởng nhóm xây dựng là người hết sức cẩn thận và biết điều khi nhường hẳn quyền quyết định cho cha tôi ngay sau những xung khắc đầu tiên, và vào một đêm của tháng thứ sáu kể từ ngày ngôi nhà cũ bị đập nát để làm nguyên liệu cơ bản cho cái nền của ngôi nhà mới, thì cha tôi, lúc ấy hãy còn ngủ ngoài trời trống hoang hoác vì mùa khô năm nay quá sức nóng nực, không hề có một ngọn gió lẫn giọt mưa, đã bị đánh thức bởi người đội trưởng tận tình và cẩn thận.

                - Ngày mai chúng tôi sẽ bắt đầu làm mái nhà. - Ông đội trưởng nói nhỏ.

                Cha tôi gật gù:

                - ừ, thì cứ làm.

                Người đội trưởng có quá thừa kinh nghiệm trong những trường hợp này.

                - Tôi hỏi xem ông muốn làm như thế nào. Làm mái nhà là một việc quan trọng, tất cả mọi người trên trái đất này đều phải sống dưới những mái nhà. Có tương lai hay không cũng tùy thuộc vào mái nhà.

                - Đúng đấy - Cha tôi ngẫm nghĩ - Vậy thì, tôi muốn có một mái nhà mầu sáng, và nghiêng.

                - Mái tôn mầu sáng, và nghiêng. Tất nhiên rồi. - Người đội trưởng vẫn nghiêm nghị.

                - Nhưng nghiêng như thế nào. Bao nhiêu độ?

                Cha tôi lộ vẻ hoang mang, nhưng vốn là người không bao giờ muốn để người khác thấy sự mất chủ động của mình, ông hỏi ngược lại.

                - Trái đất này quay theo một trục nghiêng. Cái trục ấy nghiêng bao nhiêu độ?

                Lần này đến lượt ông đội trưởng lúng túng, và phải mất hai giây cho một câu trả lời.

                - Hình như hai mươi ba độ rưỡi.

                - Vậy thì hãy làm cho tôi một cái mái nhà nghiêng hai mươi ba độ rưỡi. Thật chính xác, không được sai một ly. - Cha tôi ra lệnh, kết thúc vấn đề hệ trọng ấy bằng cách nghiêng lật người sang một bên, và như thường lệ giấc ngủ đến với ông nhanh ngay lập tức.

                Cuối cùng thì mái nhà cũng đã làm xong, nó nghiêng nghiêng theo một góc nào đó mà bất kỳ ai khi nhìn ngắm cũng không thể không nhận thấy được sự hòa hợp dễ chịu của nó đối với mình.

                - Mái nhà trông rất thoải mái - Mọi người nhận xét.

                - Bởi vì nó nghiêng hai mươi ba độ rưỡi. - Cha tôi khẳng định.

                Tuy nhiên, những ngày đầu tiên ở trong ngôi nhà mới luôn luôn có một cảm giác lạ thật khó chịu. Mùi vôi vữa, mùi sơn cửa, mùi của vecni đánh trên gỗ chưa kịp khô khiến không ai có thể ngồi lâu được nửa ngày.

                - Đó là do nhà mới. - Cha tôi trấn an. - Chưa kịp có hơi người.

                Vợ tôi đã sửa chữa thiếu sót ấy bằng những sai lầm. Trước tiên là vào dịp cuối năm, nàng đã hào phóng trích hẳn ra một phần tiền dành dụm còm cõi để mua những cái chậu hoa kiểng sặc sỡ, với tham vọng không hề che giấu.

                - Qua năm, em sẽ trồng chúng thành một rừng hoa trong nhà.

                Nhưng tham vọng ấy nhanh chóng lụi tàn chỉ mươi ngày sau. Nàng đã phải nhọc công đi hốt hết lá khô cành khô rơi rụng mỗi ngày, mà lòng vẫn hy vọng những cây ấy chẳng qua đang tiến hành một quá trình thay da đổi thịt, để cuối cùng có một phát hiện muộn màng là những cây kiểng ấy được người bán trồng đơn giản bằng cách cắm thẳng vào đất mà không hề có một cọng rễ nào khả dĩ có thể nuôi sống được chúng cho tới mùa ra hoa tới. Sau đó nàng tiếp tục thực hiện sai lầm kế tiếp là mua một chiếc lồng chim tuyệt đẹp có chạm trổ vài đường viền theo phong cách lăng tẩm của vua quan triều Nguyễn.

                - Để cho vui cửa vui nhà khi gia đình ta chưa có trẻ con.

                Chú chim nhỏ bé mà lanh lợi, cứ líu lo hót suốt những ngày mới về. Thế nhưng chàng chim ấy cũng chỉ mua vui được một vài hôm. Sau đó là một cảnh tượng ủ rũ, với lông cánh, lông đuôi xơ xác rơi xuống sàn. Và để tránh một kết cuộc bi thảm đang diễn ra từng ngày từng giờ trong ngôi nhà, vợ tôi đã vội vàng giúi cái lồng son với con chim tội nghiệp đang thoi thóp cho thằng bé đổ rác vào một buổi trưa.

                - Nó sẽ biết cách chăm sóc con chim.

                Vợ tôi nói, giũ sạch nỗi ăn năn với sinh vật bé bỏng ấy một cách nhẹ nhàng như vậy.

                Nhưng sau những câu chuyện ấy thì mọi người cũng đã bắt đầu quen với ngôi nhà mới. Tất cả nhận ra rằng, cái hơi người cần có thường được nói đến, chính là kỷ niệm, không có gì gần gũi với người hơn là những kỷ niệm. Giờ thì mọi người đã có những kỷ niệm mới, đã có thể nhìn quanh mà nhớ được những sai lầm của vợ tôi đang diễn ra ở đâu. Này là ở bốn góc nhà, nơi từng đặt những chậu kiểng, này là hiên nhà, nơi từng trú ngụ của con chim tội nghiệp với chiếc lồng son. Chỉ có tôi là không quen được với nơi ở mới, không quen ở mà trên đầu bị che bởi một mái nhà, và chung quanh là những bức tường có cửa sổ trổ ra lưng những tường nhà hàng xóm. Tôi đã nhiễm phải thói quen sống ngoài trời trong suốt thời gian xây nhà, ấy là thói quen được ngắm những ngôi sao hằng đêm. Cái thói quen mới đã dễ dàng xóa đi hoàn toàn những thói quen và sở thích khác mà tôi đã tích lũy được trong suốt hàng mấy mươi năm sống trên cõi đời này. Và thế là hằng đêm, tôi leo lên mái nhà, tựa cái lưng trần vào mái tôn lành lạnh nghiêng hai mươi ba độ rưỡi, hai chân khép lại xuôi theo sóng tôn về dưới, hai tay khoanh trên ngực và mắt ngước nhìn lên bầu trời đen thăm thẳm đầy sao. Mỗi đêm tôi cứ nằm như thế hàng giờ liền, sung sướng vì chung quanh không có những bức tường, trên đầu mình chỉ một bầu trời, một bầu trời lớn mênh mông, và không hề bị chia sẻ. Có rất nhiều sao trong bầu trời đó, cứ mỗi ngày lại có một bố cục những sao khác nhau. Và cứ hàng tháng lại có trăng xuất hiện. Nói chung tôi không thích trăng, vì nó sẽ luôn luôn to quá, tròn quá, sáng quá. Trăng cứ như một thiếu nữ đến hoặc sẽ đến trước ta với khuôn mặt đầy son phấn, nhìn thẳng vào ta với cái nhìn lạnh lẽo và bỡn cợt, rồi nói: Tôi rất đẹp, đúng không? Mà ta thì không thể có một lời nào khác ngoài việc phải thừa nhận sự thật đó. Tôi không thích cái kiểu sỗ sàng ấy, tôi chỉ thích tìm những ngôi sao. Phải tìm. Có những lúc ngay nơi ấy không hề có một ngôi sao nào, nhưng trong chớp mắt lại có một đốm sáng xuất hiện bé tí như đầu kim, để rồi khi bạn chưa kịp kìm giữ lại thì chỉ một cái chớp mắt, nó biến mất khiến không thể biết được thực hư. Và cứ như thế, bạn có thể chơi cái trò này mãi, mà càng chơi càng bị hút vào, như một thứ đam mê không sao dứt ra được, để rồi mỗi buổi sáng bạn lại buộc phải mong chờ đến đêm tối để được ngắm, được chơi cái trò trốn tìm bất tận đó.

                Vợ tôi rất không hài lòng với đam mê này của chồng. Đối với nàng, tất cả những lý do tôi đưa ra đều không thể biện minh được cho một hành động điên rồ như thế, dù đó là một lối thoát cho những công việc cụ thể mà đơn điệu, hay nhằm chống đỡ những rỗng tuếch mơ hồ cứ ngày lại ngày gặm mòn hết những ý chí muốn được suy nghĩ một cái gì đó thật riêng biệt cho mình. Nàng tuyên bố rằng không có gì tồi tệ cho bằng việc hàng đêm chồng cứ len lén leo lên mái nhà mà ngắm sao trời, bỏ mặc vợ ngồi tù túng ở dưới nhà trong tiếng choang choang của hết bình luận viên thể thao đến bình luận viên thời sự trên truyền hình. Nhưng nàng cũng chưa thể tìm ra được một lý do nào đủ mạnh để có thể kết liễu công cuộc leo trèo tìm tự do của tôi cho đến một ngày tháng Tư nóng bức, lúc ấy tôi đang ở trần, đặt bước đầu tiên lên nấc thang tre dẫn từ bếp lên mái nhà thì nàng thông báo.

                - Trong tháng này sẽ có sao chổi Hale-Bopp đấy, độ cao từ mười đến hai mươi lăm độ Tây Tây Bắc.

                Tôi sửng sốt. Tôi chưa hề ngờ đến điều này bao giờ. Tôi đứng cheo leo trên thang, hoang mang. Hale-Bopp. Tôi sẽ được trông thấy nó sao. Vợ tôi bình tĩnh tiếp.

                - Và anh sẽ không bao giờ được leo lên mái nhà nữa sau khi ngắm được nó.

                Đó là một thỏa thuận hợp lý. Bởi Hale-Bopp chỉ quay lại với trái đất sau mỗi hai ngàn bốn trăm năm. Tôi biết rõ như thế. Tôi còn biết rằng cho dù cái đuôi của nó dài đến hơn một triệu kilômét thì cũng không dễ gì mà bắt gặp được bằng mắt thường, nhất là trong tuần trăng sáng này.

                - Anh phải lên mái nhà sớm hơn một chút vì nó chỉ xuất hiện khi trời vừa tối. - Vợ tôi nhắc nhở.

                Vào giờ ấy, mái tôn hãy còn âm ấm nóng bởi giấc trưa dài mênh mang nắng. Phần da lưng của tôi dán vào mái tôn cứ rìn rịn mồ hôi. Khi tôi nằm dài, tôi có thể trông thấy hai mũi chân của mình chúc lại ở phía dưới kia. Tôi nằm nghiêng đầu qua hướng Tây Tây Bắc một chút, và chọn một cái tư thế nhẹ nhàng nhất với những khớp xương ở khuỷu tay, khuỷu chân sao cho có thể nằm lâu được mà không mỏi. Và trong những ngày chờ đợi khi nằm như thế, thỉnh thoảng tôi bắt gặp một làn khói nhè nhẹ đi lên từ mái nhà bên, một vài ngọn lá khô trượt xuống máng nước và một bãi cứt mèo còn mới tươi.

                Lúc chưa có sao chổi xuất hiện thì tôi thường hay nghĩ. Tôi nghĩ là tôi sẽ làm gì vào năm ba mươi tuổi. Có lẽ cũng không có gì thay đổi nhiều. Rồi tôi nghĩ là tôi sẽ làm gì vào năm bốn mươi tuổi. Lúc ấy có lẽ tôi đã chậm đi nhưng chắc cũng vẫn đang đi làm thôi. Người ta nói tuổi ấy mới là tuổi chín muồi. Khi tôi chín muồi vào tuổi đó thì tôi sẽ có gì trong tay nhỉ? Tôi không rõ. Nhưng nói thiệt tình là tôi không biết, bởi bây giờ tôi cũng đã có thể ngồi ở nhà mà biết chiến sự đang diễn ra ở đâu qua cái ti-vi, tôi đã có thể uống bia lúc nào cũng sẵn trong tủ lạnh. Tôi đâu cần kiếm thêm hai cái tủ lạnh hay hai cái ti-vi để trong nhà mà làm chi. Lúc ấy điều quan trọng nhất có thể có được là những đứa con. Có lẽ lúc ấy tôi sẽ lo cho những đứa con. Rồi tôi nghĩ là tôi sẽ làm gì vào năm năm mươi tuổi. Lúc ấy tôi không thể ôm mãi cái cặp mà đi đến người này người nọ chào hàng như bây giờ. Vả lại người ta cũng không cần một nhân viên già nua như thế cho dù là mẫn cán tuyệt đối đi nữa. Nói chung, những khi nằm chờ sao chổi tôi thường nghĩ rất nhiều như vậy. Nhưng không phải lúc nào cũng nghĩ quá xa, đôi khi tôi nghĩ rất thực tế, chẳng hạn như tôi bây giờ là một gã rất to rất khỏe. Chẳng hạn như tôi không thích ở trong nhà, mà thích ở ngoài trời. Tôi thèm hít thở khí trời ghê lắm. Nói cái này hơi bậy, nhưng hồi còn nhỏ, lúc nào tôi cũng thích ở truồng. Tôi ở truồng mọi nơi nào có thể được, nhất là những khi chạy ngoài mưa. Những đêm hè không có mưa thì tôi thích tắm ngoài trời, tôi thích dội nước ào ào, nước lạnh ngắt kéo lên từ giếng. Tôi cũng thích ngủ dưới những tán cây, nhất là những đêm mà có gió luồn qua ngực, qua tóc. Tôi thích những điều đó ghê lắm.

                Sau một tuần tôi canh giữ sự xuất hiện của Hale-Bopp trên mái nhà, cha tôi tuyên bố.

                - Mày sẽ chẳng làm một cái gì cho ra hồn được.

                Nhưng đây không phải là lần đầu tiên tôi nghe một câu như thế. Đối với cha tôi thì người ta sinh ra trên đời này không phải là để ăn, ngủ, kiếm tiền phục vụ chuyện ăn ngủ rồi chết. Theo ông thì làm một con người còn khó khăn hơn nhiều. Và không chỉ có mỗi một mình cha tôi có ý kiến như thế. Có lần tôi nghe người ta ca ngợi một nhà thơ trên truyền hình:

                - Ông ấy không chỉ là một nhà thơ mà còn là một con người.

                Là một con người. Tôi chắc chắn khi mà thốt ra một cấu trúc câu như thế thì con người đang được viết hoa, và nhấn mạnh rằng không phải ai cứ sống là đã đảm bảo thành một con người được. Phần tôi thì tôi rất tiếc, tôi mong được nói một trăm ngàn lần để xác nhận với một trăm ngàn người mà tôi có thể gặp rằng từng người, từng người một, tất cả đều là những con người. Có những người mà tôi rất ghét, nhưng tôi cũng sẽ nói với họ như thế, bởi tôi thấy làm con người tưởng cao ráo lắm, nhưng ê ẩm có thừa. Người ta phân biệt nhau ra người tốt, người xấu, trong khi xấu hay tốt gì thì cũng đều do chính người nhào nặn nhau mà nên. Tôi biết cái sao chổi Hale-Bopp không phải lần đầu tiên đến trái đất này, nó đã từng du hành ngang qua đây hơn hai ngàn bốn trăm năm trước. Tôi không hình dung được hai ngàn bốn trăm năm trước có những ai là ai, có tên tuổi gì, có địa vị gì, có những vinh quang hay thống khổ gì. Tôi cũng không biết hai ngàn bốn trăm năm sau thì những ai là người sẽ là gì. Tôi không biết những điều đó bởi tôi sẽ thành cát bụi chỉ chừng năm mươi năm nữa. Tôi muốn chia sẻ ý nghĩ mà cha tôi gọi là điên rồ ấy cho những ai tôi gặp được. Nếu mà tôi có thể bỏ công việc trong một thời gian dài mà không bị chết đói, thì tôi sẽ đi xa. Đi chỉ để làm một công việc hết sức đơn giản. Trước tiên tôi sẽ đến nhà thơ nọ và xin được nói lại: ông không chỉ là một con người mà còn là một nhà thơ. Tiếp đó là bất kỳ ai tôi gặp trên đường. Tôi sẽ xin phép xác nhận với từng người một.

                - Anh không chỉ là một con người mà còn là thợ mộc.

                Hay

                - Chị không chỉ là một con người mà còn là một phụ nữ đẹp.

                Và nếu có thời gian, tôi sẽ tán gẫu với họ rằng, khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng là ba trăm ngàn kilômét. Từ quả đất đến mặt trời là một trăm năm mươi triệu kilômét. Từ nhà tôi đến nhà bạn là một trăm mét mà chúng ta gặp nhau mỗi năm chỉ có một lần. Và như thế thì chúng ta mới nhỏ bé làm sao. Quá nhỏ bé để có thể phân cấp hay so nhau một tiếng nói. Cho dù ta có đáng là người hay không đi nữa thì ngay cả khi tựa vào nhau rồi, chính quả đất cưu mang tất cả mọi người cũng nhỏ bé nốt. Đã có số liệu rõ ràng rồi đấy.

                Cứ như thế mà tôi đã nằm suốt nhiều ngày liền trên mái nhà từ sáu giờ bốn mươi lăm chiều mỗi ngày, trong khi niềm tin của mọi người đặt vào cái sự kiện ấy dần dần lụi tàn.

                - Nếu có trăng thì sẽ không nhìn thấy sao chổi. - Vợ tôi đã bắt đầu muốn chấm dứt những lý do chính đáng cho việc nằm trên mái nhà của tôi.

                Tôi không biết là nếu không leo lên mái nhà nữa thì sẽ làm gì ở dưới mái nhà. Vợ tôi thì lúc nào cũng có việc để làm, những công việc vặt vãnh của một phụ nữ chuyên lo cho cái tổ ấm của mình. Hoặc ngay cả khi hết việc rồi, nàng vẫn có thể bận rộn la hét con mèo với nhiệt tình không đổi cũng như thể đang loay hoay bên cái chảo bốc khói nghi ngút. Tôi cũng có thể trông thấy cha tôi vun vén cho những bụi cây con con trước cửa, miệng phàn nàn về đám con nít hàng xóm ngày càng coi thường cái uy của ông mà cứ bẻ ngang mấy cành hoa. Tôi có thể hình dung ra mọi điều thật chính xác, trừ việc tôi sẽ làm gì trong khoảng thời gian đó. Suốt một ngày sống trong khói bụi, trong tiếng động cơ xe máy, trong tiếng nói cười của những đám đông, thì đêm về tôi chỉ muốn yên lặng. Mà yên lặng thì không nơi đâu yên lặng bằng bầu trời. Thật đấy.

                Hôm nay trời cứ nắng như lửa. Dưới cái nắng ấy, tôi đã chạy hết mười chín vòng để giao khung tranh cho khách hàng. Người ta trả cho tôi mười lăm ngàn một vòng. Hôm nay tôi kiếm được hai trăm tám mươi lăm ngàn. Hiếm khi nào tôi kiếm được từng ấy tiền trong một ngày, nhưng tôi cũng không kịp vui sướng với điều ấy. Tôi mệt quá. Về đến nhà mới thấy mệt, bao nhiêu thứ trong đầu quánh lại như một trái ten-nis, cứ lăn và nhảy từ góc này sang góc kia, từ mang tai trái sang mang tai phải. Tất cả là tại nắng, nắng như lửa. Tôi mệt đến nỗi chỉ muốn nằm dài ra, và quả thật tôi đã nằm dài ra. Vợ tôi cởi áo cho tôi, chậm rãi lau người tôi bằng một cái khăn khô cứng vì suốt ngày phơi ngoài nắng, những sợi lông của khăn xát lên người rát bỏng. Tôi muốn nói với nàng là hình như nó đang làm trầy da, và nàng làm ơn đi nhúng nước cái khăn ấy, nhưng tôi cũng không phản ứng được, tôi không cử động được cả bàn tay.

                Tôi thức dậy khi vợ tôi đang ngồi ở góc bàn. Nàng đang đếm tiền, đang xếp những tờ năm ngàn thành từng xấp một trăm ngàn và buộc mỗi xấp bằng một sợi thun mỏng. Rồi sau đó nàng lại gỡ dây buộc, nàng xếp thành từng xấp năm mươi ngàn và buộc mỗi hai xấp bằng một sợi thun mỏng. Rồi sau đó nàng lại gỡ dây buộc, nàng xếp thành từng xấp mười ngàn và buộc tất cả bằng một sợi thun khác lớn hơn. Nàng làm tất cả những công việc đó một cách chậm rãi, cái ngực lớn tì sát vào bàn. Nàng thong thả đếm, thong thả buộc, tóc nàng lõa xõa sau gáy, màu tóc không còn tươi như ngày trước. Ngày trước tóc nàng đen nhánh, giờ thì hoe hoe vàng. Tôi không biết vì sao tóc nàng lại nhạt đi. Có những điều mà tôi không bao giờ thiết tha tìm hiểu đến nơi đến chốn, bởi những việc ấy cũng chẳng có ích gì.

                - Em cảm ơn anh - Nàng cúi xuống, thì thầm. - Hôm nay nhiều tiền quá - Hàm răng nhỏ của nàng cắn vào tai và cái lưỡi vòng quanh khiến tôi rùng mình.

                - Anh ngủ lâu chưa - Nàng nhẹ nhàng.

                - Chỉ mới một lát thôi.

                Tôi thở ra.

                - Mấy giờ rồi.

                - Tám giờ.

                Nàng nói. Tôi bất chợt nghe lạnh suốt lưng. Tôi ngồi phắt dậy, đầu óc quay cuồng như mụ hẳn đi, chỉ trừ duy nhất một điều còn lại, là nó. Sao Chổi. Chưa bao giờ tôi có một cảm giác lạ như thế này về nó, tim tôi đập dồn và hai bàn tay lạnh có mồ hôi nhè nhẹ tứa ra. Tôi tựa cái thang tre vào tường.

                - Anh điên à. Anh không thể nào trông thấy nó vào giờ này đâu - Vợ tôi gào lên khi tôi đặt chân lên nấc thang đầu tiên - Đã trễ rồi, anh lên làm gì. Suốt cả tháng nay anh ở lỳ trên đó chưa đủ sao - Nàng càng lúc càng giận dữ. Nhưng tôi cắt ngang.

                - Mặc kệ anh.

                Chân tôi đã chạm lên mái nhà, tôi bò chầm chậm về chỗ của mình, chân tôi giẫm phải một cái gai bông giấy khô, nhói lên. Mặc. Tôi nằm xuống, người duỗi song song theo những sóng tôn, nghiêng một góc hai mươi ba độ rưỡi, đầu quay về hướng tây Tây Bắc. Lúc này trên bầu trời phía ấy chỉ là những đám mây bàng bạc trôi trên nền đen thẫm trông như những bụi cây. Tôi cố mở mắt lớn hơn, nhìn xoáy vào đó. Dường như chỉ có một vài chấm sáng quen thuộc đang nhấp nháy cùng nhau. Tôi không định vị được những chòm sao Andromède lẫn Persée hay Pégasse, nhưng tôi luôn có một cảm giác rất thật rằng, nó ở đó, như thể Persée ở gần Hale-Bopp chứ không phải ngược lại. Và cứ thế tôi nhìn, hơi lạnh ở mái tôn tỏa ra nhè nhẹ lan man trên da thịt, và tôi thấy mắt bắt đầu mỏi, mí mắt sụp xuống. Tôi không muốn mí mắt sụp xuống vào lúc này, nhưng không thể cưỡng lại được. Tôi xuôi hai tay bên hông, tôi ngủ.

                Tôi nằm mơ thấy mình đi trên một miền đất sáng. Mỗi bước chân tôi đi giẫm lên một thứ đất sáng như bạc. ở đó không có nhà máy, không có nhà ở, không có thú vật, không có cây cối. Chỉ có một mầu duy nhất là mầu sáng y như mầu của giấy bạc mà tôi vẫn thường dùng làm thủ công ngày còn bé. Lúc ấy mẹ tôi là cô giáo. Mẹ tôi dạy rất nhiều đứa nhỏ trong một cái lớp nhỏ, cuối phòng có một cái tủ nhỏ chứa đầy giấy làm thủ công. Có giấy trơn, giấy thô, giấy bóng. Mẹ cho tôi rất nhiều giấy bóng đủ màu, xanh, đỏ, tím, vàng nhưng tôi chỉ thích mỗi một màu, màu bạc. Tôi thích ngắm nhìn nắng loang lóang trên màu bạc đó óng ánh như vàng ròng, màu lá cây trên nền bạc đó lóng lánh như suối, và cả màu của khuôn mặt tôi ngoằn ngoèo, ngoằn ngoèo, đen và nâu. Còn bây giờ, trong giấc mơ, tôi không soi gương mặt của mình mà đi những bước chân lên lớp đất bạc xốp mịn như bánh kem khô ấy, thấy mình không hề già đi mà vẫn như ngày trước, vẫn là một thằng bé đang loay hoay cắt dán những tờ giấy bạc trong cái lớp học nhỏ và oi nồng của buổi trưa miền Trung, thỉnh thoảng lại ngóng cổ nhìn ra ngoài sân nắng chát chúa mà mơ màng. Và tôi nhìn ra ngoài, đơn giản như thể mở cửa sổ mà nhìn ra, và thấy quả đất thân thuộc của mình đang chầm chậm xoay, xoay quanh mình chứ không theo một cái trục nghiêng có sẵn nào cả. Mọi người đứng ở đó ngước lên, họ nhìn thấy tôi và hét: Về mau, về mau!

                Tôi mở mắt ra khi nghe tiếng cửa nhà bên khép lại. Khi cửa của mỗi nhà khép lại thì đó cũng là giờ khắc được xác định. Mỗi cánh cửa hàng đêm khi đóng lại cũng khép lại một ngày cho mỗi ngôi nhà. Có những cánh cửa khép sớm, có những cánh cửa khép trễ, nhưng tôi chưa bao giờ thấy có những cánh cửa nào không khép suốt đêm. Thời gian như một dải băng giấy dài, được gấp lại, từng chút một, như những cánh cửa cứ lần lượt hàng đêm đóng lại, sớm mai mở ra, đều đặn mãi như thế với cùng một nhịp điệu, không đổi, chỉ có những người đóng cửa là thay đổi. Những người đóng cửa luôn là bậc trụ cột trong nhà, phải cẩn thận, phải trách nhiệm. Khi họ chết đi sẽ có những thế hệ tiếp theo trưởng thành hơn kế tục công việc đó, đóng cửa và mở cửa. Chính lúc tôi lan man như thế thì rất chậm rãi và điềm tĩnh, Hale-Bopp lộ dần qua những áng mây, nhỏ nhắn và khiêm tốn, khiến tôi không thể hình dung ra được đó là một kẻ khổng lồ với cái đuôi dài hơn một triệu kilômét. Nhưng khi vừa mới thoát ra hẳn đám mây, thì càng lúc nó càng sáng hơn, lộng lẫy hơn so với những chòm sao xung quanh, nó đã thành một kẻ khác, âm thầm nhưng quyền lực, phi không gian, phi thời gian.

                Hai tay bám vào máng xối, tôi cúi đầu xuống nhà, thét lên.

                - Sao Chổi.

                Cha tôi bực dọc.

                - Sao Chổi cái con khỉ. Xuống mau.

                Giọng ông khản đặc như mọi khi, nhưng so với những gì tôi nhìn thấy được thì không có một tí quyền uy nào nữa. Vẫn đầu chúc xuống nhà, tôi lặp lại.

                - Sao Chổi.

                Lần này thì mọi người bước ra ngoài, ngước nhìn theo hướng tay tôi chỉ, chăm chú. Tôi thấy Hale-Bopp càng lúc càng sáng hơn, lộng lẫy hơn. Mọi người đứng đó một lát, nhìn đăm đắm vào bầu trời và cha tôi nói.

                - Thôi, vào. Chả thấy cái mẹ gì.

                Vợ tôi dịu dàng.

                - Thôi, xuống nào.

                Tôi lạnh mình vì sự thờ ơ đó. Mọi người đều phải được thấy nó. Mọi người không biết rằng họ chỉ là một trong hàng bao nhiêu tỉ tỉ người đến rồi đi khỏi trái đất này trong hơn hai ngàn năm qua được diễm phúc chiêm ngưỡng nó sao. Tôi vội vàng về chỗ của mình, tôi hối hả nhìn theo nó. Tôi biết rằng nó đang chầm chậm trôi qua khoảng trời này, trước đôi mắt thán phục và tuyệt vọng của tôi. Cái sao chổi ấy nó biết như thế, thế mà nó vẫn trôi đi.

                Và thế là nó đi mất thật rồi, mất dạng. Tôi cứ ngồi mà lục tìm nó hết trong đám mây này đến đám mây khác, nhưng vô ích. Trên bầu trời lúc này chỉ tuyền những đám mây. Chẳng mấy chốc trời sẽ sáng, những cánh cửa ở những ngôi nhà sẽ lần lượt mở ra, những người chủ nhà sẽ cất những then cài bên tường, tiện tay bóc một tờ lịch nhỏ, trong khi Hale-Bopp đi càng ngày càng xa, lặng lẽ một mình, âm thầm để rồi hai ngàn bốn trăm năm nữa tình cờ nó sẽ quay lại đây, ngang qua trái đất này như đi ngang qua hàng tỉ tỉ những hành tinh nhỏ bé và vô vị khác, mà không hề biết, không hề nhớ nơi ấy những ngàn năm trước đã từng có những ai, có những tên tuổi gì, có những chức vụ gì, có những mưu toan gì, hay đã từng có lưu truyền những câu chuyện kể nào không. Trời sẽ sáng, và mọi chuyện sẽ như thế, nhưng bây giờ hãy còn tối, tôi cần phải ngủ. Tôi leo xuống thang, tôi chui vào nhà, rón rén nằm xuống, mắt ngước lên chạm phải cái trần nhà còn trắng sáng mầu vôi mới. Ngày mai tôi sẽ không được leo lên mái nhà nữa. ở dưới mái nhà tôi không biết làm gì cho hết ngày, nhưng dù sao tôi cũng đã nhìn thấy nó rồi, cái sao chổi ấy, nó đẹp thật đấy, và thiệt tình tôi chẳng biết còn phải đợi chờ điều gì hơn thế nữa.

                6-1997

                Nguồn: Phượng Hồng

                Đã mang vào thư viện

                Thân ái
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.01.2006 06:04:08 bởi ct.ly >
                #8
                  Chuyển nhanh đến:

                  Thống kê hiện tại

                  Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                  Kiểu:
                  2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9