Tản Mạn Cuối Tuần

Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 70 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
RE: Định Mệnh, Duyên Số và Thời Vận - 20.03.2006 04:12:02
Nam Thừa, Nữ Thiếu
Phụ Nữ Sẽ Là Của Hiếm Trong Tương Lai


Theo dự báo của Viện nghiên cứu dân số quốc gia Pháp (Ined) dựa trên các số liệu thống kê của Liên hiệp quốc, dân số thế giới đã vượt qua con số 6.5 tỷ người vào cuối năm 2005. Bên cạnh những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến việc tăng trưởng của dân số thế giới như: Thực phẩm, nguyên liệu ...v.v. Một hiện tượng khác đã làm cho các nhà nhân chủng học không kém lo lắng là tỷ lệ chào đời của bé trai nhiều hơn bé gái sẽ dẫn đến sự mất thăng bằng của giới tính đang tăng. Và nguy cơ thiếu phụ nữ trên thế giới sẽ là nguyên nhân dẫn đến những biến động xã hội theo chiều hướng "xấu". Cách nay vài thập kỷ, người ta đã nhận ra khuynh hướng "trai thừa, gái thiếu" ở Trung Quốc và Ấn Độ. Quan niệm "trọng nam khinh nữ", phong tục, tập quán là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất thăng bằng này.

Trung quốc có dân số đông nhất thế giới (1.37 tỷ vào năm 2005). Với quan niệm " nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" của đa số người Trung Hoa và theo phong tục, tập quán thì con gái lấy chồng phải theo chồng, nên là "con nhà ngoài". Chỉ con trai mới có thể bảo tồn dòng họ, nối dõi tông đường. Câu tục ngữ “rễ là khách, dâu là con” cho thấy vị trí quan trọng của người con trai trong gia đình Á đông , và cả dâu cũng có vị trí cao hơn so với con gái của gia đình . Trước năm 1960, ở TQ trung bình mỗi gia đình có 6 người con. Đến năm 1979, do nhu cầu kinh tế và hiểm họa của tăng trưởng dân số, mỗi gia đình ở TQ chỉ được cho phép có một đứa con . Ngày nay, với tiến triển của khoa học, với máy "siêu âm" người ta có thể biết trước được giới tính của thai nhi khoảng 3 tháng sau khi thụ thai. Với chính sách hạn chế dân số (1 con), sự mong muốn con trai và kỹ thuật y học tiến bộ, nhiều người đã chọn cách không giữ thai nhi nếu biết là gái. Vì vậy, theo thống kê, năm 1989 tỷ lệ chào đời là 111/ 100 (trai/gái), năm 2000 tỷ lệ tăng đến 117/100 . Và có nhiều địa phương như ở tỉnh Hải Nam con số đã lên đến 132/100. Theo ước tính của các nhà khoa học thì đến năm 2015 sẽ có 36 triệu con trai TQ không kiếm được vợ.

Ấn độ có dân số đông thứ nhì trên thế giới ( khoảng 1.0 89 tỷ vào năm 2005) . Ở Ấn độ, theo nhận xét của nhà nhân chủng học, thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Pháp, Christophe T.Guilmoto : " Nếu không có ít nhất một con trai thì cuộc sống là một thảm kịch". Người Ấn còn có câu tục ngữ : "Nuôi con gái là đi tưới vườn cho người hàng xóm". Kế đến là tục lệ phải lo "của hồi môn" khi con gái lấy chồng, một gánh nặng hay một "món nợ lớn" cho cha mẹ của cô gái. Khi lấy chồng, thì con gái Ấn cũng chỉ chăm sóc, gìn giữ tài sản cho gia đình bên chồng. Vì những lý do như vậy dẫn đến việc nhiều gia đình Ấn cũng đã chọn cách " hủy thai nhi vì giới tính". Ấn độ, theo nghiên cứu của chuyên gia Rajesh Kumar, thuộc Viện Nghiên cứu Y Khoa ở Chandigarh, Ấn Độ và chuyên gia Prabhat Jha, thuộc bệnh viện St Michael's của trường Đại học Toronto, Canada thì vào năm 1991 , tỷ lệ chào đời là 106/100 (trai/gái). Đến năm 2001 thì tỷ lệ giới tính này tăng lên 108/100. Ở những vùng phía Bắc của Ấn độ tỷ lệ này đã lên đến 125/100. Theo ước tính, thì đến năm 2015, nước Ấn sẽ có khoảng 30 triệu thanh niên không kiếm được bạn đời.

Cả hai nước Trung quốc và Ấn độ đều nhận ra nguy cơ của việc mất thăng bằng giới tính này nên đã dùng luật pháp lẫn giáo dục để nâng cao trình độ dân trí và ý thức của dân chúng để ngăn chận việc hủy hoại thai nhi vì giới tính . Như cấm việc sử dụng máy siêu âm để phát hiện giới tính thai nhi sớm, bác sĩ không được tiết lộ giới tính của thai nhi, cấm phá thai chọn lọc... Trung quốc “hy vọng” với những chính sách "cứng rắn" của chính quyền cộng sản, tiên đoán, khoảng năm 2010, tỷ lệ chênh lệch của giới tính ở TQ sẽ trở lại mức bình thường. Ở Ấn độ, luật pháp cũng cấm bác sĩ tiết lộ giới tính của thai nhi, kiểm soát việc sử dụng máy siêu âm . Nhưng Ấn xem việc sử dụng máy siêu âm và phá thai là những tiến bộ khoa học có hữu ích cho nước Ấn.

Một số nước khác ở Châu Á cũng đang lâm vào tình trạng này như Việt Nam, Đại Hàn... Đại Hàn theo thống kê thì những năm gần đây tỷ lệ mất thăng bằng của giới tính đang trên đà giảm xuống. Còn Việt Nam thì sao? Theo các chuyên viên thống kê của chính quyền cộng sản Việt Nam thì tỷ lệ mất thăng bằng giới tính đã cao hơn mức trung bình và ngày càng gia tăng nhanh. Về phương diện này, người ta nhận xét Việt Nam hôm nay giống như Trung quốc 10 năm về trước và tốc độ chạy theo TQ về mặt này của Việt Nam xem chừng nhanh hơn. Theo tài liệu, sáu tháng đầu năm 2005, cứ mỗi 100 bé gái sơ sinh, có 111 bé trai. Tỷ lệ hợp lý phải ở trong khoảng 103-106/100 . Ở một vài vùng tại Việt Nam tỷ số này còn chênh lệch hơn nữa như ở tỉnh An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long cứ một bé gái, có đến 1.28 bé trai. Năm 2004, lần đầu tiên Việt Nam có nhiều đàn ông hơn đàn bà trong tuổi trung bình (20–24), khoảng tuổi lập gia đình. Đến khi những đứa bé hôm nay trưởng thành, sự chênh lệch giữa nam và nữ sẽ lớn hơn nữa. Mặc dù Võ Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam – cơ quan làm thống kê này – nói ông không tin lắm về những phát hiện mới đó, và muốn nghiên cứu thêm nữa. Tuy nhiên, theo những dữ liệu thống kê khác thì chứng tỏ khuynh hướng trai thừa gái thiếu ở VN là có thật. Như trong cuộc điều tra dân số 1999, tỉ số nam nữ là 107/100 hay cao hơn nữa ở vùng châu thổ sông Cửu Long.

Hiện nay, như ở trước mắt mọi người, rất nhiều phụ nữ Việt Nam chỉ muốn rời khỏi Việt Nam, bằng mọi con đường có thể . Từ thời lập quốc cho đến giờ, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, dưới sự lãnh đạo "sáng suốt" (?) của những "đỉnh cao trí tuệ" (?) của đảng cộng sản, gái Việt mới lưu lạc làm dâu quốc tế, làm nô lệ tình dục hoàn cầu để kiếm tiền nuôi thân, giúp nhà và tiện dịp thì đảng sẳn sàng "chấm mút" luôn . Phụ nữ Việt bị gạt gẫm, bị cưỡng bức tình dục, bị hà hiếp... dân Việt bị đối xử như là nô lệ lao đông, nô lệ tình dục. Chính quyền VN và đảng đã làm cái gì để giúp đỡ họ? Chỉ thấy các hãng môi giới buôn người tiếp tục phát triển, và ngân hàng Đông Á của VN gởi cán bộ qua Đài Loan để lập văn phòng "kiều hối", để nhất trí cùng đảng không để "phần tử xấu lợi dụng chính sách "thúy kiều hối” của đảng ta chuyển tiền về nước với mục đích giúp đỡ bọn phản động chống phá nhà nước..." (?). Chính những phần tử của đảng cộng sản hiện giờ mới là những kẻ phản động và phản bội dân tộc, đất nước VN. Vô đạo đức, mất lương tri và bất nhân cho đến nổi sẵn sàng kinh doanh và đầu tư trên xương máu của phụ nữ Việt chẳng khác nào ma cô. Nhờ đảng, sự nghiệp làm gái quốc tế của phụ nữ Việt Nam sẽ vô cùng bền vững để phát triển mạnh mẽ nguồn (Thúy) kiều hối, lấy "vốn trời cho" của phụ nữ Việt Nam làm vốn đầu tư, kinh doanh sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Chắc chắn là với chính sách (Thúy) kiều hối, đô-la cho đảng, sẽ làm cho tỷ lệ chênh lệch của giới tính tăng thêm, trai thừa gái thiếu là hệ quả tự nhiên. Và nếu tiếp tục cái đường hướng này thêm vài thập kỷ chắc phụ nữ Việt sẽ là mẹ của mọi dân tộc. Thiệt là nhục nhã cho dân tộc và đất nước VN! Các bạn thanh niên Việt Nam thân mến! Các bạn phải vùng dậy dành lại quyền tự quyết định tương lai cho bản thân và dân tộc Việt. Đừng có nhắm mắt giao phó sinh mạng và tương lai của bạn cho cái chính quyền hủ hóa, có thể so sánh với một loại bệnh ung thư đang gặm nhấm, hủy hoại tiềm năng phát triển và tương lai của bạn, của dân tộc và của đất nước.

Trở lại chuyện "lo lắng" của các nhà nghiên cứu về việc "đàn ông thừa" của Á Châu.

Valerie M. Hudson và Andrea M. den Boer ( Bare Branches: The Security Implications of Asia's Surplus Male Population. Cambridge, Mass.: The MIT Press, May 2004. ) cảnh báo rằng thế hệ “đàn ông thừa” của Á châu này sẽ khó tìm được vợ. Lịch sử, sinh học, và xã hội học đã đưa ra giả thuyết những người này sẽ nâng cao số lượng tội ác và làm bất ổn xã hội. Hudson và den Boer còn cho rằng để giải quyết vấn đề, các quốc gia có dư đàn ông sẽ phát triển những đạo binh lớn hơn để làm khóa mở an toàn cho thế hệ “trai thừa” này. Hudson cho rằng: "Có thể Trung quốc sẽ mở cuộc chiến tranh để thanh niên có thể anh dũng hy sinh cho một mục đích cao cả nào đó". Như thống nhất Đài Loan, dạy Việt Nam thêm một bài học khác hay dằn mặt Nhật Bản để trả thù? Trong những khảo cứu thời còn là sinh viên, Hudson cũng đã ghi nhận những cuộc nổi dậy ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 19 thường xẩy ra ở các vùng có nhiều đàn ông hơn và den Boer, đã chú tâm nghiên cứu về hiện tượng diệt hài nhi phái nữ. Hai tác giả cũng vạch ra những tương quan trực tiếp giữa nạn “trai thừa” với tệ trạng xã hội, như nhậu nhẹt say bí tỉ, cờ bạc, tội ác bạo lực, tăng trội ở những vùng quê tại Ấn độ. Dĩ nhiên, Hudson và den Boer không thuyết phục được tất cả nhà nghiên cứu khác.

Tuy nhiên, David T. Courtwright, giảng sư về môn sử của đại học Florida, đồng ý và cho rằng Hudsson và den Boer rất có lý trong quan điểm cơ bản nối kết nhân khẩu học với vận mệnh xã hội. Trong quyển “Violent Land: Single Men and Social Disorder From the Frontier to the Inner City”, Harvard University Press, 1996, Courtwright đã dẫn chứng miền Tây Hoa Kỳ bạo động vì chênh lệch giới tính.

Tương tự, hai nhà tâm lý học Canada, Neil I. Wiener và Christian G. Mesquida trong “Male Age Composition and Severity of Conflicts” cũng cho rằng bạo động, bất ổn xã hội tương liên chặt chẽ với tỷ số (Male Age Ratio, MAR) thanh niên (15–29 tuổi) và đàn ông 30 tuổi trở lên (trung niên với người già). Xã hội sẽ bất ổn định khi có tỷ số thanh niên cao. Wiener và Mesquida cho rằng nhóm thanh niên đông đảo này sẽ tạo “liên minh gây hấn” để tranh giành "khu kiểm soát" và tìm vợ. Hai tác giả Canada này chia sẻ lo ngại của Hudson và den Boer về bất ổn ở vùng Đông Á, Wiener cho rằng "hàng triệu đàn ông không vợ có khả năng gây bất ổn định xã hội rất trầm trọng."

Nếu đúng như dự đoán và ước tính của các nhà khoa học thì đến năm 2015, tổng số "trai thừa" của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ lên đến con số khoảng 66 triệu. Một con số mà theo ước tính của các nhà nghiên cứu, phần còn lại của trái đất (các quốc gia khác) sẽ không thể nào bù nổi nạn thiếu phụ nữ của hai nước này. Nhà nhân chủng học Christophe Z. Guilmoto ở Viện Nghiên cứu và Phát triển Pháp nói: “Chưa có thành tố nào chứng minh là sự tiên đoán trên có hiệu lực. Nhưng có thể điều đó khuyến khích dòng người di cư quốc tế đi từ 2 nước Trung Quốc và Ấn Độ. Người độc thân dễ di cư hơn một người cha của gia đình. Hòa bình của thế giới do đó có thể bị đe dọa...”.

Việt Nam ở sát bên Trung Quốc, lịch sử của hơn ngàn năm Bắc thuộc vẫn còn sờ sờ trước mắt. Với bản chất độc tài, tham quyền cố vị, với hàng ngủ lãnh đạo "vì thân, vì đô" và cái "tâm lý nô lệ" bịnh hoạn (vì chính bản thân đảng viên cũng phải sống trong cái hệ thống "kềm kẹp" đó để ngoi lên giai cấp lãnh đạo và trong một môi trường biến chất làm người, đa số đảng viên cộng sản chẳng khác nào những tín đồ cuồng tín của một thứ cuồng giáo - tạm gọi "Marx giáo"- ) luôn sẳn sàng "khom lưng cúi đầu" ( kể cả bán nước buôn dân) để phục vụ cho quyền lợi của bản thân và phe nhóm, không buồn tự vấn lại lương tâm hay tìm hiểu đúng sai. Tình trạng này kéo dài, những "đỉnh cao trí tuệ" (trong vực thẳm ngu dốt), "sáng suốt" (như kẻ mù) sẽ dẫn dân Việt ra biển Đông để tranh giành và tái chiếm biển Đông lại với cá, tôm, cua, … để dùng sức người "biến nước biển mặn thành đường phèn". Vì lúc đó sỏi đá, đất đai đã dâng hoặc bị ép buộc triều cống cho đàn anh Trung quốc hết rồi thì "lấy sỏi đá đâu để biến thành cơm" nữa . Hoặc ít nhất, với số "đàn ông thừa" nhiều nhất thế giới không có chỗ xài, Trung Quốc thỉnh thoảng đè Việt Nam ra cỡi truồng đánh đít vài roi dạy dỗ, hay bẻ bớt vài cây răng cứng hoặc cả hàm để môi Trung Quốc hở hay kín cũng khỏi phải lo lắng.

Thiệt là "vẻ vang" và "duyên dáng" cho nòi giống Lạc Hồng, cho dân tộc và đất nước VN dưới sự lãnh đạo của những "đỉnh cao trí tuệ" (trong vực thẳm ngu dốt) của thế kỷ 21.

Lý Lạc Long
(TTL/TCT/MAI/22/2/2006)



(Photo Báo Straits Times, Singapore)


Rỉ Máu

Nhìn ba cô gái Việt Nam
Công ty "môi giới" trưng bày ở "Bể Cá" (1)
Như một món hàng .
Đau lòng !
Tủi nhục !
Uất hờn !
....
Những cô gái Việt Nam
Dịu hiền, đoan trang, thùy mị
Con thảo, em ngoan, chị tốt
Vợ hiền của những chàng trai nước Việt
Những người mẹ Việt Nam tương lai .
Giống giòng Trưng Triệu
Ngồi đó
Trong "Bể Cá"
Trị giá .... khỏang 10 ngàn đô Tân Gia Ba
Thấp hay cao ?
Đúng hay sai ?
Tương lai ... một màu đen
Cho những cô gái Việt
Cho cả dân tộc và đất nước Việt Nam .

Và ở đâu những lãnh tụ của "đỉnh cao trí tuệ" Việt Nam?
Những "trí thức", "anh hùng" và "lương tâm" Việt?
Có thấy những giọt nước mắt đang rơi ngược về tim
Có thấy những trái tim Việt Nam đang rỉ máu
Đỏ và thấm ngọn cờ ... Máu của người Việt Nam
Có thấy nỗi nhục nhã của nòi giống Rồng Tiên
Như những "con cá trong bể cá" (1) ...
Chờ người mua .
...
Ghét !
Hận !
Căm thù !
Những tư bản đỏ Việt bất nhân (lũ khỉ đột, đười ươi, dã nhân...)
Nhóm "xì thẩu" Tàu phù buôn người (lũ giòi của nhân loại...)
...


(1) "They looked like they were on display in a fish tank"
Nguyên văn của ký giả Patricia Yap ( báo Newstoday) trích dẫn lại lời của một phụ nữ khi đi ngang qua thấy 3 phụ nữ Việt Nam đang "bị" trưng bày trong một căn phòng treo bảng hiệu “Blissful Heart Marriage Centre” bên cạnh những gian hàng bán hàng hóa khác...
"Vietnam Brides International Matchmaker" là công ty đưa 3 cô gái Việt Nam ra trưng bày ở Trung tâm Mua sắm Golden Mile Complex… như một sản phẩm .
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2006 12:16:49 bởi Lý Lạc Long >

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
RE: Định Mệnh, Duyên Số và Thời Vận - 20.03.2006 04:14:10
Vẻ Vang Nước Việt
(Học Ăn, Học Nói)


Hầu hết các trẻ sơ sinh đều khóc khi vừa chào đời . Theo nhà thơ Nguyễn Công Trứ, trẻ sơ sinh khóc là tại vì đứa trẻ biết trước cuộc sống trần thế sẽ không có vui vẻ (Thoạt sinh ra thì đà khóc óe ; Trần có vui sao chẳng cười khì?). Theo phiếm luận của tôi, thì có lẽ 9 tháng 10 ngày, thai nhi êm ấm "nằm ăn" trong bụng mẹ, cái việc "ăn" lúc nào cũng sẵn sàng và thình lình bị cắt rời khỏi nguồn dinh dưỡng, đứa bé sợ hay bị đói quá nên khóc la phản đối (?). Trong thực tế, theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Freud, ăn là một trong những khoái lạc đầu tiên của con người. Đứa trẻ vừa ra đời sẽ nín khóc khi được cho bú và cảm giác "dòng sữa ấm" đầu tiên này khắc đậm trong não bộ của con người nên có một số người khi gặp buồn phiền, rắc rối ... trong cuộc sống hay dùng thức ăn để tự an ủi mình. Dẫn đến những tình trạng ăn quá độ gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe như "mập" và béo phì (obesity) là một chứng bịnh sinh ra nhiều chứng bịnh khác nữa như như cao mỡ trong máu, tiểu đường, hay đau khớp xương ... Nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này là của các nhà chuyên môn. Lạm bàn một chút và xin quay trở về chủ đề chính của bài viết .

Trong đời thường, dù bàn luận hay làm chuyện gì cao siêu đến mấy cũng phải quay về chuyện ăn. Người Việt chúng ta có thể còn thua kém người khác về mặt này mặt nọ, nhưng về mặt ăn nói thì có lẽ chả thua ai. Được như vậy là nhờ dân ta hiếu học. Mới chập chững biết đi, mới bập bẹ biết nói đã phải "học ăn học nói" . Học cho đến lúc thành người, thậm chí đến lúc sắp chết vẫn chưa thôi . Nói chung thì dân ta rất trọng ăn uống, đặt ăn uống lên hàng đầu. Ăn cái đã, mọi chuyện khác tính sau. Như ai cũng biết, câu nói "có thực mới vực được đạo" không chỉ là một câu nói vui đùa mà nó phản ảnh lối suy tư rất ư thực tiễn của dân Việt: "Dĩ thực vi tiên." Không những vậy, ăn uống đã biến thành cái đạo sống, đạo cư xử, hay nói rõ hơn, đạo làm người Việt. Người Việt lấy "miếng trầu làm đầu câu truyện." Họ nhận ra trong ăn uống tính chất linh thiêng (sacred): "Trời đánh còn tránh bửa ăn." Họ coi việc mời ăn, mời uống, tặng quà cáp (thực phẩm) như là thước đo lòng người: "có đi có lại mới toại lòng nhau." Dĩ nhiên, đó cũng là một lẽ tất yếu trong cuộc giao tiếp: "hòn đất ném đi hòn chì ném lại."

Trong cả trăm, cả ngàn (?) cách ăn, cách nói, có vài kiểu đặc biệt ngoạn mục... Ở cái tuổi còn " tiên học lễ hậu học văn ", đám nhỏ lao chao được dặn dò cẩn thận : "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng." Lớn lên thì : " Không ăn mẻ cũng chết. Có thực mới vực được đạo." Người nước ngoài nhận xét dân ta có đầu óc thông minh, bắt chước hay và chân tay khéo léo. Riêng về mặt ăn uống, không ai bảo ai thế mà ai cũng biết: "Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau." Người đi sau học người đi trước. Người đi trước ngoảnh lại học đám " hậu sinh khả uý ". Chẳng bao lâu ai cũng khôn sàn sàn như ai. Phè phỡn ăn cho sướng miệng. Cùng lắm là bị bia miệng chê cười thôi. Mà bia miệng cười thì... kệ nó. Hơi đâu mà lo! Bia hơi chê mới lo !

Pháp luật của Việt Nam cũng chẳng bao giờ phạt người ăn, có khi còn khuyến khích là đằng khác. Không tin thì hỏi ông quan tòa đang ăn kia kìa. Hay là hỏi ông trời xem: " Trời đánh còn tránh miếng ăn" mà . Người viết lách phải ăn mới có hứng vận chuyển ngòi bút. Quan chức khoái ăn để tỉnh táo họp hành phê chuẩn. Dân lao động vất vả ăn để lấy sức lao động tiếp.

Người Việt học ăn quá giỏi, mọi người ăn, cả nước ăn. Nhưng người nào cũng ăn, chỗ nào cũng ăn thì người đâu của đâu đủ để phục vụ? Hơi nào mà bận tâm ! Ăn cái đã . Cổ nhân dạy: "Ăn để sống chứ không phải sống để ăn", nhưng nói như vậy thì không có toàn diện. Nếu chúng tôi ăn chỉ để sống. Nhưng sống để làm gì? Sống không ăn thì sống làm cái gì . Chúng tôi ăn để sống và sống để ăn và cái gì ăn được thì không tha! Hơn nữa, chúng tôi không ăn thì đứa khác cũng đớp mất. Ai lại dại như vậy? Rừng vàng, biển bạc, của trời, của đất vô tận, không ăn cũng uổng. Cờ đến tay ai thì người đó phất ! Chỉ có cái bọn ăn bẩn, ăn dơ, ăn bậy, ăn cướp đồ của người khác như bọn vua chúa phong kiến ăn đồ tiến dâng, bọn quan lại phong kiến, bọn thực dân đế quốc bòn rút từ dân ngu khu đen mới đáng bị phê bình, bị kỷ luật, bị trừng phạt.

Nhìn xem, dân tộc Việt Nam tiến hóa như bất cứ dân tộc nào từ "ăn lông ở lỗ" đường đường, chính chính tiến lên "ăn trên ngồi trốc". Từ "ăn xó mó niêu" lên "nhà mát ăn bát vàng" . Ăn ngập mặt ngập mũi, ăn lấy ăn để, ăn nhiều nuốt không trôi, ăn thủng nồi trôi rế, ăn sống nuốt tươi, ăn cháo đái bát. Ăn đến độ luân lý, đạo đức cũng phải lúng túng khó ăn khó nói. Mới ngày nào còn ăn dấm ăn dúi, bây giờ thì ăn đàng hoàng giữa ban ngày ban mặt Phải xây một viện bảo tàng cỡ lớn thì mới trưng bày hết được các kiểu ăn ngoạn mục, tiêu biểu của nền văn hoá ẩm thực có bề dày lịch sử đáng nể chỉ trong vài thập niên vừa qua. Về "ăn" , Việt Nam chắc chắn là không nhường ai hết.

Song song với học ăn phải học nói. Tiếng Việt giàu âm thanh, giai điệu. Líu lo, tỉ tê, thì thầm, hét ra lửa, mửa ra khói. Nói thánh nói thần, nói chày nói cối. nói dối lòi đuôi, nói một tấc đến trời. Nói không cần người nghe, nói như vẹt. Nói đến nỗi con rắn trong bụi phải bò ra, con cóc trong hang cũng phải nhảy vào, há hốc mồm ngồi nghe. Nói như thuyết khách đắc đạo "ba hoa chích choè". Ai không đủ kiên nhẫn nghe chích choè tán hươu, tán vượn thì cứ việc liệng cho hòn đá là xong. Nói thì dễ nhưng thực tế thì mấy ai liệng trúng. Chích choè lại bay đi ba hoa đám khác! Cụ Nguyễn Du chắc cũng đã bị con oanh mỉa mai nên mới viết : "Lơ thơ tơ liễu buông mành; Con oanh học nói trên cành mỉa mai (Kiều) ". Không muốn nghe con oanh mỉa mai, chửi bới, thì bịt tai, ngoảnh mặt làm ngơ như bù nhìn, phỗng đá là huề cả làng. Tuy vậy, nghe con chích chòe ba hoa hay con oanh thỏ thẻ cũng đừng vội khó chịu. Chưa có ăn thua gì đâu! Bị mấy con nhiều Dê (dai ,dài, dóc, dở, dữ dằn...) dạy đời, kể lể và quấy rầy mới thật là gay go. Nói dai nhách, nói dài thòng, nói dở ẹt, nói dóc tổ, nói dữ dằn... Hông nghe cũng không được, muốn đuổi cũng không xong . Nhiều người Việt chắc cũng muốn đánh, muốn đuổi lắm ... nhưng bó tay (?) . Hông tin tôi thì hỏi dân Việt đi . Nhiều lắm, dễ thấy lắm, đầy nhóc ở mọi chỗ, mọi nơi ở Việt Nam. Từ thành thị đến thôn quê, từ báo chí cho đến sách giáo khoa, từ truyền thanh cho đến truyền hình và cả trên Net nữa .

Một người có thể tổng hợp của nghệ thuật ăn nói và làm của Việt Nam như : "Ăn như rồng hút nước, nói như rồng làm mưa và làm như mèo mửa" . Học ăn, học nói, không có chương trình quy định. Không có thi cử chính thức. Học hoài, học mãi vẫn chưa hết các kiểu ăn, kiểu nói, thì giờ đâu mà làm việc gì khác? Ăn nhiều đến bội thực mà vẫn chưa đủ, vẫn chưa biết cách... ăn năn. Nói làu làu, nói như nước đổ lá môn mà vẫn còn ngượng nghịu, lúng túng mỗi khi phải... nói thật. Và tương lai ngành ăn & nói của Việt Nam sẽ tiến xa hơn nữa (?). Nhà nào vô phúc thì trẻ con may ra học được tính "ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối" (?). Có phúc thì chắc chắn con cái sẽ "ăn không, nói có; ăn gian, nói phét..." giỏi hơn cả cha mẹ. "Con hơn cha là nhà có phúc" mà. Vẻ vang dân Việt! Duyên dáng Việt Nam!

Xứ lạ, một ngày không ăn và buồn thiu ...

Lý Lạc Long (TTL/TCT/MAI/05)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2006 04:20:45 bởi Lý Lạc Long >

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
ĐÔI LÚC CHA QUÊN - 20.03.2006 04:50:09
ĐÔI LÚC CHA QUÊN
(Phỏng dịch: Lý Lạc Long)


LGT: Bài "Father Forgets" của W. Livingston Larned được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Reader's Digest năm 1947. Sau đó, hầu như năm nào cũng có người viết thư về toà soạn yêu cầu đăng lại. Bài viết này đã được phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Nhân ngày Lễ Từ Phụ (Father's Day), chúng tôi xin trích đăng lại tâm tình của tác giả W. Livingston Larned,tâm tình của một người cha, hình ảnh một người cha đang giải bày tâm sự của mình với đứa con trai nhỏ đang ngủ ... bằng nguyên bản tiếng Anh và bài phỏng dịch tiếng Việt. Theo thiển ý của chúng tôi thì đây là một bài viết hay và sẽ đem đến cho độc giả những cảm xúc sâu đậm. Xin mời Bạn!


***


FATHER FORGETS
W. Livingston Larned
condensed as in "Readers Digest"


Listen, son: I am saying this as you lie asleep, one little
paw crumpled under your cheek and the blond curls stickily
wet on your damp forehead. I have stolen into your room alone.
Just a few minutes ago, as I sat reading my paper in the
library, a stifling wave of remorse swept over me. Guiltily
I came to your bedside.

There are the things I was thinking, son: I had been cross
to you. I scolded you as you were dressing for school because
you gave your face merely a dab with a towel. I took you to
task for not cleaning your shoes. I called out angrily when
you threw some of your things on the floor.

At breakfast I found fault, too. You spilled things. You
gulped down your food. You put your elbows on the table. You
spread butter too thick on your bread. And as you started off
to play and I made for my train, you turned and waved a hand
and called, "Goodbye, Daddy!" and I frowned, and said in
reply, "Hold your shoulders back!"

Then it began all over again in the late afternoon. As I came
up the road I spied you, down on your knees, playing marbles.
There were holes in your stockings. I humiliated you before
your boyfriends by marching you ahead of me to the house.
Stockings were expensive-and if you had to buy them you would
be more careful! Imagine that, son, from a father!

Do you remember, later, when I was reading in the library, how
you came in timidly, with a sort of hurt look in your eyes?
When I glanced up over my paper, impatient at the interruption,
you hesitated at the door. "What is it you want?" I snapped.

You said nothing, but ran across in one tempestuous plunge,
and threw your arms around my neck and kissed me, and your
small arms tightended with an affection that God had set
blooming in your heart and which even neglect could not wither.
And then you were gone, pattering up the stairs.

Well, son, it was shortly afterwards that my paper slipped
from my hands and a terrible sickening fear came over me. What
has habit been doing to me? The habit of finding fault, of
reprimanding-this was my reward to you for being a boy. It
was not that I did not love you; it was that I expected too
much of youth. I was measuring you by the yardstick of my own
years.

And there was so much that was good and fine and true in your
character. The little heart of you was as big as the dawn
itself over the wide hills. This was shown by your spontaneous
impulse to rush in and kiss me good night. Nothing else matters
tonight, son. I have come to your bedside in the darkness, and
I have knelt there, ashamed!

It is feeble atonement; I know you would not understand these
things if I told them to you during your waking hours. But
tomorrow I will be a real daddy! I will chum with you, and suffer
when you suffer, and laugh when you laugh. I will bite my
tongue when impatient words come. I will keep saying as if it
were a ritual: "He is nothing but a boy-a little boy!"

I am afraid I have visualized you as a man. Yet as I see you
now, son, crumpled and weary in your cot, I see that you are
still a baby. Yesterday you were in your mother's arms, your
head on her shoulder. I have asked too much, too much.


ĐÔI LÚC CHA QUÊN
(Phỏng dịch: Lý Lạc Long)


Con trai của cha,

Cách đây vài phút, cha đang ngồi đọc báo, chợt nhớ và nghĩ lại cách đối xử của cha với con hôm nay. Cha rất hối hận và không còn tâm trí để đọc báo nữa. Dù biết là con đang ngủ, nhưng sự cắn rứt, cảm giác bất an của một người có tội. Cha phải lẻn vào phòng, đến bên giường con để nói với con những lời thú tội này cha mới yên tâm. Nhìn con đang nằm, một bàn tay nhỏ nhắn đang nắm lại, để kề dưới má, những lọn tóc vàng ướt dính sát vào vầng trán đẩm mồ hôi. Cha đang rất ân hận, khi ôn lại cách đối xử của cha, với con hôm nay .

Buổi sáng, lúc con đang mặc quần áo chuẩn bị đi học, cha đã giận dữ, đã la rầy con chỉ vì con rửa mặt không sạch, đã mắng con chỉ vì con chưa đánh bóng đôi giày, rồi cha nghiêm khắc dạy bài học ngăn nắp khi con không sắp xếp đồ đạc gọn gàng và để rơi rớt lung tung trên sàn nhà. Lúc đang ăn điểm tâm, thì cha lại không để yên cho con ăn, mà phải tìm kiếm khuyết điểm của con, bắt con nghe thêm những lời phê bình khác như: Con làm rơi vãi thức ăn, con ăn uống hấp tấp quá, con đặt cùi chỏ lên mặt bàn, con phết quá nhiều bơ lên bánh mì... Khi cha rời nhà đi làm, mặc dù đang chơi, con cũng đã nhớ quay lại, vẫy tay chào ba và nói: "Ba đi làm vui!". Thay vì lời cám ơn, hay chúc con vui vẻ lại, thì cha đã cau mày và mắng con: "Đi đứng cho đàng hoàng, giữ cái vai cho ngay thẳng!".

Đến chiều, cảnh cha "la rầy" con tiếp tục tái diễn.
Khi đi làm về, cha thấy con quỳ gối chơi bắn bi với bạn, bên lề đường, vớ con bị rách, lũng lỗ. Cha đã làm con xấu hổ trước mặt bạn bè, bằng cách, từ đó về đến nhà, cha bắt con đi trước, cha đi sau canh chừng. Và cha tiếp tục dạy con thêm bài học về giá trị của tiền bạc: " Đồ đạc, giày vớ tốn tiền và mắc mỏ. Nếu chính con bỏ tiền ra mua, con sẽ biết cẩn thận hơn!." Nghĩ lại, cha cảm thấy xấu hổ. Cha thật không xứng đáng là người cha !

Buổi tối, con có nhớ không? Khi cha đang xem báo trong phòng đọc sách, con đã đứng ở cửa phòng è dè, lưỡng lự với cặp mắt đầy lo âu. Thay vì đến ôm con vào lòng để dỗ dành, an ủi thì cha lại làm như bực dọc vì bị quấy rầy. Cha vẫn tiếp tục xem báo và hỏi con một cách cộc lốc:"Cái gì nữa đây?" Con không trả lời chi cả, chỉ chạy nhanh đến ôm cổ cha, siết chặt bằng thứ tình yêu cha con mà Thượng Đế đã ươm mầm và nở hoa trong tim con, mà sự thờ ơ và vô tình của cha cũng không thể làm héo úa. Cha đã im lặng, lắng nghe tiếng bước chân của con trên từng bậc thang và xa dần.

Tờ báo vuột khỏi tay cha một cách vô thức, một cảm giác rất là khó chịu cho cha khi chợt nhận ra những thói quen của cha như: Chỉ nhìn thấy khuyết điểm của con, để la rầy, để phê bình...thay vì những lời khen thưởng, vỗ về, an ủi, chỉ dạy thân mật... mà một đứa bé, ở lứa tuổi của con rất cần để có một tuổi thơ trọn vẹn, để sống như một đứa bé. Con trai cưng, cha thương con nhiều lắm, nhưng cha đã vụng về và sai sót trong cách xử sự, biểu hiện tình thương của cha cho con. Cha đã dùng chuẩn mực của một người trưởng thành để đối xử với con - một đứa trẻ thơ.

Cha đã nhìn thấy, trong con, sự kết hợp diệu kỳ của những gì tốt đẹp nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người. Trái tim bé bỏng của con, với cha, nó đã lớn như ánh mặt trời lúc bình minh soi sáng vạn vật. Dù cha đã thờ ơ và vô tình, nhưng phần con thì con vẫn thấy cần thiết phải chạy đến hôn cha:"Chúc ngủ ngon". Nụ hôn "chúc ngủ ngon" của con đã chứng tỏ tất cả. Đêm nay, với cha, không có gì quan trọng hơn so với con trai của cha. Trong bóng tối, cha đã quỳ bên giường con và sám hối. Cha rất hổ thẹn !

Đây là sự chuộc tội một cách yếu ớt, không thực tế của cha. Cha biết, con không thể hiểu đâu, nếu cha nói những điều này trong lúc con đang thức. Nhưng ngày mai, cha sẽ là một người cha thực sự và đúng nghĩa. Cha sẽ là bạn của con, chia xẻ mọi việc với con, buồn khi con buồn, vui khi con vui và cười khi con cười. Nếu con lỡ có làm việc gì sai, cha sẽ không nóng giận nữa. Cha sẽ luôn luôn tự nhắc cha:"Con chỉ là một đứa trẻ thơ!".

Tha thứ cho cha con nhé! Cha đã quên con chỉ là một đứa bé, cha đã đối xử khắt khe với con như một người lớn. Nhìn con trong lúc này, đang nằm co một cách mệt mỏi trên giường. Cha đã nhận ra, con trai của cha vẫn chỉ là một đứa bé. Như mới hôm nào đây, con vẫn còn nằm trong vòng tay chăm sóc, bồng ẩm, nâng niu... của mẹ con. Cha đã đòi hỏi ở con quá nhiều! Thiệt là quá nhiều!

Lý Lạc Long
(TTL/TCT/MAI /2005)





TTL
  • Số bài : 1353
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 22.02.2005
Mộng & Thực - 20.03.2006 10:54:52
Mộng & Thực

Có lẽ, bạn cũng như tôi, đã có những lúc băn khoăn tự hỏi: Cuộc đời có phải là một giấc mơ, một cuộc chơi, một cuộc tìm kiếm và đuổi bắt chân lý, cái đẹp, sự toàn hảo... của cuộc sống và đâu là ranh giới giữa mộng và thực?

Ngược dòng thời gian, nhìn vào nền văn học Đông phương chúng ta thấy có rất nhiều kiệt tác phẩm nói về "mộng". Một số tác phẩm điển hình như: Hồng Lâu Mộng của Trung Hoa, Mộng Phù Kiều (truyện Genji) của Nhật Bản, The Yoga Vasistha (hơn 50 truyện về mộng) của Ấn Độ, Truyện Kiều của Việt Nam v.v... Mộng, hình như đã là một cuộc chơi lớn nhất của con người từ ngàn xưa. Hầu hết chúng ta, ai chắc cũng có dịp nghe câu chuyện hay đọc bài thơ ngụ ngôn "Giấc mơ hóa bướm" của Trang Tử, một nhà hiền triết Trung Hoa, sinh khoảng 369 năm trước Công nguyên. Nam hoa Kinh, một kiệt tác của Trang Tử, tác phẩm này đã đặt Trang Tử vào ngôi vị đệ nhất tài tử trong văn học sử của Trung Hoa. Bước vào Nam Hoa Kinh là chúng ta sẽ nghe Trang Tử nói về mộng. Như cánh bướm, chim bằng, cái bóng, ốc sên... Dưới đây là bài thơ ngụ ngôn "Hồ Điệp Mộng" lừng danh của ông.

Tích giả, Trang Chu mộng vi hồ điệp,
Hủ hủ nhiên hồ điệp dã.
Tự dụ thích chí dư!
Bất tri Chu dã.
Nga nhiên giác, tắc cừ cừ nhiên Chu dã.
Bất tri Chu chi mộng vi hồ điệp dư?
Hồ điệp chi mộng vi Chu dư?
Chu dữ hồ điệp tắc tất hữu phân hĩ.
Thử chi vị vật hóa.

[Trang Tử, Tề Vật Luận]

Xin tạm dịch:

Có một lần Trang Chu mơ hoá bướm
Lượn bay như cánh bướm
Rất là thích thú!
Chẳng biết bướm là Chu
Chợt tỉnh dậy thấy Chu lại là Chu
Không biết trong mơ Chu biến thành bướm?
Hay trong mơ bướm biến thành Chu?
Nhưng giữa Chu và bướm phải có sự khác biệt.
Đây gọi là sự chuyển hóa giữa vạn vật

Đọc kỹ bài thơ ngụ ngôn "Hồ điệp mộng" của Trang Tử thì sẽ thấy có đến hai giấc mộng trong đó: "Trang Chu - Hồ Điệp - Trang Chu" và "Hồ Điệp - Trang Chu - Hồ Điệp". Trang Tử khi tỉnh mộng vẫn không biết là trong mơ Chu hoá bướm hay bướm hóa Chu. Như một cánh bướm bay lượn giữa mơ và thực, Trang Tử tự cười ông, một nụ cười thâm thúy của thánh nhân. Nếu đem chuyện chiêm bao hóa bướm ra luận bàn thì ý nghĩa có lẽ tùy theo người đọc và đa diện... Nhưng có lẽ mọi ngươì đều đồng ý là vấn đề hư thực đã được Trang Tử diễn tả một cách tài tình, thi vị và tuyệt hảo. Nếu bảo là "mộng" thì cảnh nào không phải là mộng? Và nếu bảo là "thực" thì cảnh nào không phải là thực? Nhiều người đã nói chương Tề Vật Luận tinh thâm và diệu kỳ nhất trong Nam Hoa Kinh và có lẽ kỳ diệu nhất của chương là đoạn: Trang Chu mộng Hồ Điệp hay Hồ Điệp mộng Trang Chu?

Sau gần 23 thế kỷ, Jorge Luis Borges sinh năm 1899, ở Á Căn Đình (Argentia), cũng với bút pháp kỳ ảo lại viết về mộng. Bước vào Ficciones là theo Borges dấn mình vào mê cung của mộng. Đó là phế tích vòng tròn, phượng hoàng, tháp Babel, hiệp sĩ Quixote… Và tác phẩm Ficciones (Hư Ảo) đã đưa Borges lên ngôi vị tiên tri trong văn học của Châu Mỹ Latin. Truyện The Circular Ruins (Phế tích vòng tròn) của cuốn Ficciones là tiêu biểu, biểu hiện chất liệu "mộng ảo" của Borges.
Chuyện tóm tắt như sau:

"Có một phế tích vòng tròn, ngày xưa vốn là một ngôi đền bị lửa hủy hoại, chôn lấp trong rừng hoang. Một người phù thủy già đến từ phương Nam và "ông biết rằng bổn phận cấp thiết của ông là mộng". Ông muốn mơ ra một đứa con trai. Hằng đêm ông mơ và từ từ sáng tạo nên đứa con trai trưởng thành từ chất liệu mộng ảo. Cuối cùng đứa con trai cũng thành hình. Ông hôn nó lần đầu và bảo nó đi đến một ngôi đền khác cách nhiều dặm đường rừng. Sợ đứa con trai biết rằng nó chỉ là ảo ảnh, ông đã hủy đi ký ức về việc thành người của nó. Đứa con trai đi đến ngôi đền ở hướng Bắc, chẳng bao lâu được biết đến như là một người có phép lạ, đi vào lửa mà không cháy. Tin tức này làm cho ông, người phù thủy già lo âu. Vì chỉ có Lửa là kẻ độc nhất biết ảo ảnh. Lửa không thể thiêu cháy được ảo ảnh. Đứa con trai sẽ ra sao nếu như nó biết được mình chẳng qua chỉ là mảnh vụn phóng chiếu từ giấc mơ của người khác. Sau đó, một trận hạn hán dài đã gây nên cháy rừng và lửa tấn công nốt vào phế tích vòng tròn. Người phù thủy già định chạy xuống nước tránh lửa. Nhưng rồi ông quyết định chấp nhận cái chết, đi thẳng vào lửa. Nhưng lửa cũng không thiêu cháy da thịt ông mà lại nhẹ nhàng mơn trớn? Với cảm giác lắng dịu yên bình, lẫn lộn với cảm giác xấu hổ, nhục nhã và cả cảm giác kinh hoàng, người phù thủy già hiểu rằng ông cũng chỉ là ảo ảnh của Ai đó đã mơ ra."

Sự khác nhau giữa hai câu chuyện là Borges viết: "Ông hiểu rằng ông cũng chỉ là một ảo ảnh". Vị trí của người phù thủy già, của đứa con trai là vị trí của cái "ảo", của giấc mơ. Trong khi đó thì Trang Tử viết: "bất tri" (không biết Trang Chu mộng Hồ Điệp hay Hồ Điệp mộng Trang Chu). Và vị trí của Trang Chu hay con bướm không hẳn là ảo ảnh cũng không hẳn là hiện thực mà là bay lượn như cánh bướm ẩn hiện giữa vùng thực ảo. Ông "đùa" với cả giấc mơ và hiện thực. Như vậy thì vị trí của Trang Tử là một "vị trí của không vị trí" (a position no position) và ông vượt qua vị trí của những người khác bằng sự tiêu dao nhàn tản giữa họ như Kuang–ming Wu đã viết trong "The Butterfly as Companion".

Nhà đại văn hào của nước Anh, Shakespeare, cũng đã nêu lên bản chất mộng ảo của sự vật trong vở The Tempest (Bão Tố)
"We are such stuff
As dreams are made on,
And our little life
Is rounded with a sleep"

Tạm dịch:

Ta cũng như giấc mộng
Cùng chất liệu dệt thành
Và đời người nhỏ bé
Gom tròn: Giấc chiêm bao

Một câu chuyện thú vị khác trong chương Tề Vật Luận của Nam Hoa Kinh như sau:

"Cái bóng của cái bóng hỏi cái bóng:
- Lúc nãy anh đi, bây giờ anh ngừng. Lúc nãy anh ngồi, bây giờ anh đứng. Tại sao anh không có thái độ độc lập vậy?
Cái bóng đáp:
- Tôi sở dĩ như vậy là vì tùy thuộc một cái gì. Cái gì đó lại tùy thuộc một cái gì khác. Tôi tùy thuộc một cái gì thì cũng như con rắn tùy thuộc vảy của nó, con ve tùy thuộc cánh của nó. Làm sao tôi hiểu được cái gì làm cho tôi lúc thì thế này, lúc thì thế khác" (Trang Tử, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Văn hóa, 1994.)

Cái bóng của cái bóng, cái bóng này tùy thuộc vào cái bóng kia, một vật thể có bao nhiêu cái bóng? Một người có bao nhiêu cái bóng? Và Trang Tử và cánh bướm ...? Thế giới là trò chơi của "tương dữ" (hsiang yu) và "tương đãi" ( hisiang tai), một trò chơi giữa mộng và thực. "Trung Quốc của Trang Chu, Châu Mỹ của Borges chỉ là những cái tên khác nhau được xây dựng bằng ngôn từ, bằng giấc mộng. Và khi chúng ta đi vào đấy, chúng ta lại bắt gặp mình. Octavio Paz nhận định về cái thế giới ma ảo của Borges như sau:

"Hầu như toàn bộ tác phẩm của Borges… giả định sự không hiện sinh của châu Mỹ. Cái thành phố Buenos Aires của Borges không hiện thực như những thành Ninive của ông. Những thành phố ấy chỉ là ẩn dụ, là những giấc mộng. Là những tam đoạn thức. Ai nói ra cái ẩn dụ ấy? Giấc mơ khác vốn được gọi là Borges. Thế còn giấc mơ kia? Giấc mơ khác đấy! Từ trong ngọn nguồn, ai đó mơ; nếu người đó tỉnh dậy thì thực tại được mơ thấy kia sẽ tiêu tan ngay. Dưới bản án tử hình, chúng ta bị phán quyết phải mơ thấy một Buenos Aires vốn là nơi Borges mơ..." Cũng giống như vậy, chúng ta mơ thấy cánh bướm mà Trang Chu mơ. Trang Chu đi vào trong mộng, hóa bướm. Đó là giấc mơ, khoảnh khắc của riêng ông nhưng có lẽ đó cũng là vùng mộng ảo của chúng ta.

Dường như tôi đã tìm ra câu trả lời cho tôi trong giấc mơ hóa bướm của Trang Tử.

Em là hồ điệp
Ta giấc chiêm bao
Trong hồn Trang Tử

Chúc tất cả chúng ta - bạn và tôi, một cuối tuần như ý trong vùng mộng ảo cũng như trong hiện thực!

LÝ LẠC LONG
(TTL/TCT/MAI/05)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2006 10:56:11 bởi TTL >

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
RE: Mộng & Thực - 20.03.2006 11:25:00
Văn Hóa Và Vận Mệnh Đất Nước

Cách đây khoảng 2500 năm (500 năm trước tây lịch), Lão Tử, một triết gia nổi tiếng của Trung Hoa đã nói: "Làm thầy thuốc mà sai lầm thì chỉ giết một người; làm chính trị mà sai lầm thì tàn hại cả đất nước; làm văn hóa mà sai lầm thì gây tai họa cho muôn đời". Trải qua một thời gian dài, nhìn vào lịch sử phát triển của xã hội loài người , hầu hết chúng ta đều thấy nhận xét của Lão Tử là đúng đắn. Văn hóa rất quan trọng và quan hệ mật thiết đến vận mệnh của một quốc gia. Những sai lầm về văn hóa sẽ làm băng hoại xã hội, di hại cho nhiều thế hệ (đời) về sau. Người Việt Nam vẫn hường tự hào là chúng ta có hơn 4000 năm văn hiến và cách đây khoảng 3000 năm, dưới thời Hùng Vương, với nền văn hóa Đông Sơn (văn hóa đồ đồng), Việt Nam đã có lúc đạt đến một nền văn minh rực rỡ mà các nhà khảo cổ học quốc tế ngày nay dùng làm tiêu chuẩn để so sánh với các nền văn hóa của các quốc gia khác ở vùng Đông Nam Á ở cùng thời điểm.

Ít hay nhiều, ai cũng băn khoăn đến vận mệnh của dân tộc và đất nước và hiểu rõ hơn về "định nghĩa" của những từ ngữ "văn hóa", "văn minh" và "văn hiến" sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn đúng đắn về vấn đề này. Hãy cùng tham khảo những ý kiến của các học giả để hiểu rõ ràng về ba từ ngữ này, ít nhất đây cũng là một điều bổ ích cho kiến thức và để hiểu tại sao Lão Tử đã nói : "... Làm văn hóa mà sai lầm thì gây tai họa cho cả muôn đời".

Theo Đào Duy Anh, trong Hán- Việt Tự Điển, tác giả đã định nghĩa: " Văn hóa (văn vật và giáo hóa) là dùng văn tự mà giáo hóa cho người; Văn minh ( phản nghĩa với dã man) là cái tia của đạo đức, phát hiện ở nơi chính trị, pháp luật, học thuật, điển chương, v.v.... ; Văn hiến là sách vở và nhân vật tốt trong một đời.

Theo Duyên Hạc Lê Thái Ất, một cựu luật sư và giáo sư Đại học Vạn Hạnh và Học viện Quốc Gia Hành Chánh ở Sài Gòn (trước 1975) viết: "Văn hóa là cái đẹp riêng của con người thể hiện ở lề lối sống hàng ngày. Con vật không có văn hóa. Sinh hoạt văn hóa có tính hướng thượng, tạo thành cái đẹp cao quý của con người. Khi văn hóa phát triển tiến bộ, đạt đến một trình độ đáng kể trong đời sống thực tế, gọi là văn minh. Khi nếp sống văn minh được sắp xếp hài hòa thành những định chế qui định cuộc sống tập thể xã hội, đem lại sự thịnh trị, phồn vinh và hạnh phúc cho mọi người, khi đó gọi là văn hiến. Đó chính là tinh hoa của văn hóa..."(báo Ngày Nay, số 346 ngày 1-7-1996).

Như vậy, chúng ta có thể thấy văn hoá rất là quan trọng, phải có văn hóa mới có văn minh và văn hiến. Để hiểu rõ ràng hơn nữa thế nào là văn hóa (culture), hai tác giả Hoài Nguyên và Đinh Khang Hoạt sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về từ ngữ "văn hóa". Theo Hoài Nguyên và Đinh Khang Hoạt, trong cuốn Vấn Đề Văn Hóa Việt (xuất bản năm 1994 tại Portland, OR - Hoa Kỳ, trang 10-11), tác giả viết như sau:

"1. Theo Random House College Dictionary (Resised Edition 1988), văn hóa là:
- Phẩm giá của con người hay xã hội thăng hoa trong các lãnh vực như nghệ thuật, văn tự, cung cách, v,v....
- Hình thái đặc biệt của giai đoạn văn minh.
- Nếp sống của con người đã được truyền tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác.
2. Theo Encyclopedia Britannica (vol 3, 15th Edition - 1991): Văn hóa là những hình thức tổng hợp các kiến thức, niềm tin và hành vi của con người, có nghĩa là văn hóa bao gồm ngôn ngữ, tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục, cấm kỵ, luật lệ, giáo dục, kỹ thuật, nghệ thuật, nghi thức, lễ bái và những yếu tố liên hệ khác.
3. Theo Việt Nam Tự Điển của Ban Văn Học Hội Khai Trí Tiến Đức, trang 262: "Văn là vẻ đẹp, hóa là thay đổi; văn hóa là sự giáo dục do văn học đã thẩm thấu vào người ta".
4. Theo quan điểm của các nhà xã hội học như A. Kroeber và C. Kluc Kholm: "Trọng điểm của văn hóa bao gồm những tập truyền tư tưởng và nhất là những giá trị dính liền với các tư tưởng đó. Hệ thống văn hóa là một mặt được coi như là sản phẩm của hành động, mặt khác là điều kiện để thực thi các hành động khác." (A. Kroeber & C. Kluckholm: "Culture, a critical Review of Concepts and Definition, P. 357).
5. Theo truyền thống các nhà nhân chủng học Hoa Kỳ, "Văn hóa gồm những gì mà các nhà xã hội học gọi là hệ thống xã hội". (T. Parsons: " The Point of View of the Author", P. 333) "

Từ những định nghĩa trên, hai tác giả Hoài Nguyên và Đinh Khang Hoạt đã định nghĩa văn hóa như sau: "Văn hóa là một nền tư tưởng giảng về liên hệ giữa cuộc sống con người với tạo hóa để rồi thấy những liên hệ giữa con người với con người". Với nghĩa rộng này, văn hóa của một dân tộc có thể hiểu như là nếp sống (nhận thức, tư tưởng, phong tục, luật lệ, tín ngưỡng, kinh tế, giáo dục, v,v...) của dân tộc đó truyền từ đời này qua đời khác.

Từ định nghĩa của văn hóa như ở trên cho chúng ta thấy, muốn hiểu văn hóa của một dân tộc phải tham khảo và nghiên cứu lịch sử của dân tộc đó. Nói cách khác, là phải đọc lịch sử Việt mới hiểu được văn hóa Việt. Mặc dù công việc nghiên cứu, tham khảo, phân tích, biên soạn... lịch sử để phản ảnh cho đúng với những gì đã xãy ra là lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp của các nhà nghiên cứu và các sử gia. Nhưng mặt khác, đây cũng là nhiệm vụ chung của mọi người Việt ở trong những hoàn cảnh và vị trí có thể biết và cung cấp được những dữ kiện lịch sử đúng như "sự thật" được biết. Mặc dù, sớm hay chậm thì bí mật sẽ "bật mí" và "sự thật sẽ là sự thật" vẫn luôn đúng. Nhưng thời gian là yếu tố quan trọng không kém. Biết được sự thật sớm sẽ luôn tốt hơn. Nhìn vào lịch sử cận đại của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Nếu đa số dân Việt biết được sự thật như đã xảy ra ngoài nước cũng như trong nước sớm hơn thì có lẽ dân tộc và đất nước VN đã phát triển theo một tiến trình tốt hơn như đang thấy hiện giờ. Tài nguyên và nhân lực của dân tộc, đất nước đã không bị hoang phí, xương máu của dân Việt đã không bị phí phạm một cách không cần thiết trong hơn nửa thế kỷ vừa qua. Vì tham vọng và quyền lợi của một thiểu số, những cơ hội để trở thành một con rồng trong vùng Đông Nam Á đã bị bỏ qua hoặc vuột mất, Việt Nam đã tự biến thành con giun, dân Việt trở thành nô lệ lao động, nô lệ tình dục cho các nước láng giềng. Nhìn lại lịch sử, có lẽ đây là lần đầu tiên xảy ra từ thời ông cha ta dựng nước. Những sự kiện ( kinh tế, chính trị , tín ngưỡng, luật lệ, xã hội, đời sống của dân chúng... ) đang xảy ra ở Việt Nam, trước mắt mọi người dân Việt, cho thấy một nền văn hóa giả tạo xây dựng dựa trên "sự giả dối" đi ngược lại với văn hóa chân chính của dân tộc xây dựng trên "sự thật" sẽ gặp bế tắc, không thể phát triển vững bền và tồn tại được, chắc chắn là sẽ bị đào thải với thời gian. Cái điều đáng buồn ở đây, những di hại của nền "văn hóa sai lầm" này sẽ trở thành gánh nặng trên vai cho những thế hệ sau đúng như câu nói nhân quả :"đời cha ăn mặn, đời con khát nước". Nhưng như vậy có công bằng cho các thế hệ Việt Nam đến sau không? Theo thiển nghĩ của cá nhân, như là một người dân Việt bình thường, với chút lương tâm và ý thức của bổn phận, trách nhiệm, hầu hết chúng ta sẽ phải hổ thẹn, xót xa khi nghĩ đến "món nợ" của mình với thế hệ tương lai, đến tiền đồ của dân tộc và đất nước.

Nhưng tại sao hiện giờ đa số người Việt Nam vẫn ngoảnh mặt quay lưng trước những sự giả dối, gian trá, vô liêm sỉ, sai trái và bất công của đời sống xã hội ... đang xảy ra trước mắt, tránh né đối diện "sự thật", thản nhiên "cúi đầu rút cổ" mà đi? Đúng như Lão Tử đã nhận xét về ảnh hưởng của "văn hóa". Ở Việt nam, nền văn hóa dựa vào chủ nghĩa Marx-Lenin đã biến thành nền văn hóa dựa trên chủ nghĩa "Mackeno" (thuật ngữ của luật sư Lê Mai Anh), chủ nghĩa Mackeno là chủ nghĩa "Mặc Kệ Nó", chủ nghĩa thờ ơ, lãnh đạm, vô cảm, ai chết mặc bây tiền thầy bỏ túi, chủ nghĩa của những người có quyền cho ai sống thì sống và cho ai chết thì phải chết, một thứ chủ nghĩa phi nhân tính. Chủ nghĩa ấy đang làm nhiễm độc cả xã hội và xã hội Việt Nam đang trở thành xã hội "Mặc Kệ Nó". Chủ nghĩa Marx-Lenin biến thành chủ nghĩa Makeno ở Việt Nam cũng không có gì là kỳ dị và khó hiểu. Cách đây 15 năm, tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã gọi nền văn hóa đó là "văn hóa tầm thấp", văn hóa tầm thấp trở thành văn hóa Mackeno cũng là một chuyện hợp lý lẽ và có thể hiểu được. Không biết sau văn hóa Makeno, đảng cộng sản sẽ sáng tạo thêm nền văn hóa nào khác nữa không? Nhưng tháng 8, năm 2005 vừa qua trong lá thư gởi cho Bộ trưởng Văn Hóa ,Thông tin của Việt Nam, họa sĩ Nguyễn Minh Thành, đã nêu lên những cái mà anh gọi là văn hóa "giả dối" đang ngự trị tại Việt Nam. Theo anh đó là căn nguyên của nhiều tệ trạng tại Việt Nam như tham nhũng, như chuyện chính quyền áp đặt lối nghĩ và nếp sống lên người dân.

Dựa trên hiểu biết của nhân loại về ảnh hưởng tác động của "văn hóa" lên xã hội và con người từ thời Lão Tử (hơn 2500 năm trước), chúng ta có thể hiểu và đoán được hậu quả tai hại của nền văn hóa xây dựng dựa vào chủ nghĩa Marx-Lenin cho xã hội Việt Nam. Ngoại trừ một số ít còn kiên định (cuồng tín với chủ nghĩa cs), còn đa số, có lẽ chỉ bám vào đảng để bảo vệ quyền lợi đang có. Với sự sụp đổ của Liên sô, Đông Âu, chủ nghĩa cộng sản coi như đã "cáo chung", cả lý thuyết lẫn thực hành đã bị phá sản hoàn toàn. Chính quyền ở bốn nước cộng sản (Trung quốc, Việt Nam, Cuba , Bắc Hàn) còn lại hiện giờ, đặc biệt ở VN, thực chất chỉ còn là một tập đoàn mafia của tư bản đỏ, đang dùng bạo lực để cai trị và bảo vệ quyền lực. Một chính quyền như vậy, sớm hay muộn, cũng sẽ phải tan rả. Vấn đề lo lắng "lớn" của Việt Nam về mặt văn hóa, có lẽ là "mực độ" di hại mà những sai lầm của nền văn hóa Mác-Lê để lại cho thế hệ Việt Nam hiện giờ và những thế hệ tiếp nối?

Cái tai họa rõ ràng trước mắt là nền văn hóa Marx- Lenin đã làm cho một số lớn dân Việt hiện nay "thấy sai không dám nói, thấy đúng không dám làm". Sợ sệt, không chân thật, thiếu dũng cảm trước những áp bức, bất công, ngược lý lẽ, hủ hóa,… của giai cấp thống trị, như họa sĩ Nguyễn minh Thành đã nhận xét trong cuộc phỏng vấn của đài RFA. Ngay cả một số lớn những người cầm bút (làm văn hóa nói chung) cũng không có đủ sĩ khí để "nói" lên sự thật và cảm xúc thật sự mà chỉ viết hay làm theo "đơn đặt hàng" để được yên thân. Tệ hơn, một số người còn cố ý viết sai sự thật và trái với lương tâm để thăng quan tiến chức. Nếu mọi người Việt đều có thái độ như vậy thì tương lai của dân tộc và đất nước sẽ đi về đâu? Có phải đây một tai họa lớn cho dân tộc Việt không? Và làm sao VN phát triển theo kịp đà tiến hóa của thế giới?

Trong chuyến thăm Mỹ tháng 6, năm 2005, Phan Văn Khải đã ngỏ lời nhờ một số trường đại học của Mỹ giúp Việt Nam xây dựng một trường đại học với đẳng cấp quốc tế. Đáp lại yêu cầu này, Thomas Vallely, Giám đốc chương trình Việt Nam của trường đại học Harvard, một trong những sáng lập viên của VEF (The Vietnam Education Foundation) đã soạn thảo một đề cương gửi đến chính phủ Việt Nam. Trên trang báo điện tử Vietnam.net, Việt Nam đang ồn ào thảo luận về việc này. Dù không sống ở Việt Nam, nhưng nghe những tin tức như vậy cũng mừng cho quê mẹ của mình, rồi chợt nghĩ đến thực tế của xã hội VN niềm vui mừng biến mất ngay. Nguồn gốc sức mạnh của Tây phương là khoa học, khoa học là những phương pháp tìm ra sự thật, nếu không tôn trọng sự thật thì làm sao có được công trình khoa học. Và ở nước ta thì "sự thật" không được đề cao và tôn trọng. Cho nên chữ khoa học dùng ở Việt Nam không cùng nghĩa với chữ khoa học của Tây phương. Cộng thêm chính sách cự tuyệt văn hóa Tây phương của chính quyền cộng sản Việt Nam, mà trong đó phần cốt lõi là chủ nghĩa cá nhân, ý thức nhân quyền, thể chế dân chủ tự do... trong khi đó lại mơ tưởng xây dựng một trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế, và xây dựng Việt Nam thành một nước văn minh giàu mạnh dựa trên khoa học là một việc mâu thuẫn và rất khó mà thành công.

Như đã nói ở phần trên là muốn hiểu văn hóa Việt phải đọc lịch sử Việt, và nếu lịch sử không đúng như sự thật thì sẽ dẫn tới hiểu văn hóa Việt sai bét. Nói cách khác, là lịch sử tốt hay xấu cũng phải là sự thật đã xảy ra. Hiện nay, ở VN, chương trình lịch sử được dạy ở bậc trung học chỉ là một phần của quá khứ được chọn lọc, một phần do tưởng tượng và chế biến (ví dụ như trường hợp Lê Văn Tám) để minh họa lý thuyết duy vật và đề cao công lao của đảng cộng sản. Thêm vào đó, có rất nhiều sách vở do nhà nước xuất bản xuyên tạc và bóp méo cả lịch sử thế giới . Hiểu biết sai về lịch sử sẽ dẫn đến những nhận thức sai lầm về văn hóa Việt và văn hóa thế giới. Và với đường lối giáo dục nhét vào đầu trẻ em những kiến thức giả dối để biến họ thành những cái loa, hay con két lập lại những sự giả dối để phục vụ cho chế độ thì việc xây dựng một trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt nam là một việc hoang tưởng giống như tham vọng xây dựng thế giới đại đồng theo lý thuyết cộng sản.

Hiện giờ cũng khó mà đo lường hoặc đoán được mức độ di hại của văn hóa Marx-Lenin sẽ để lại cho các đời sau và không biết khi nào Việt Nam mới có thể hàn gắn được những chấn thương văn hóa trầm trọng do chế độ cộng sản gây ra từ khi ông Hồ Chí Minh nhập cảng chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam cho đến ngày nay? Nhưng điều trước mắt như họa sĩ Minh Thành viết: "tôi luôn mơ ước có một chính quyền tốt hơn cho dù là đảng nào cũng được và tôi biết, không ít người cũng nghĩ như vậy". Tự do, dân chủ có lẽ là ước vọng của đa số người dân Việt nam. Làm con người có tự do trong một xã hội tự do. Một ước mơ bình thường nhưng vẫn còn là ước mơ cho hơn 80 triệu người dân Việt Nam .

Lý Lạc Long
(TTL/TCT/MAI/16/3/06)

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
Sống thử: Cái vòng lẩn quẩn? Cái bẫy của hôn nhân? - 20.03.2006 11:28:43
Sống thử: Cái vòng lẩn quẩn? Cái bẫy của hôn nhân?

Khoảng 10 năm trở lại đây, "sống thử" đang trở thành phổ biến trong giới trẻ ở Việt Nam và hiện tượng này là một đề tài nóng hổi và đang được bàn cãi rất sôi động hiện nay. Chuyện sống chung trước khi quyết định tiến tới hôn nhân thì đã có từ lâu, không có gì xa lạ với đời sống ở các nước Tây phương. Nhưng đây có phải là một giải pháp tốt để tiến tới một cuộc hôn nhân hoàn hảo hay "sống thử" chỉ là cái vòng lẩn quẩn, là "cái bẫy của hôn nhân". Cho các cộng đồng người Việt đang sống ở hải ngoại, thì với vấn đề này, giới trẻ không bị áp lực nặng nề của những nền tảng, quan niệm và tiêu chuẩn luân lý, đạo đức ... v. v. khắc khe của xã hội Á đông, cho các bậc cha mẹ khi phải đối diện với "sự chọn lựa" này của con cái thì cũng phải chấp nhận và có lẽ đa số sẽ không tin tưởng lắm hoặc hoàn toàn chấp nhận việc "sống thử" này của con cái. Chúng ta thử nhìn vào một số quan điểm, ý kiến ... và phân tích những dữ kiện thực tế của vấn đề "sống thử" để xem đây có phải là một phương cách tốt trước khi tiến tới hôn nhân hay chỉ là "cái bẫy của hôn nhân", một cái vòng lẩn quẩn dẫn mọi người về con số không, trong cuộc tìm kiếm một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Và tệ hơn nữa là có thể sẽ để lại những vết hằn sâu khó xóa, những ảnh hưởng không tốt cho cuộc sống và tương lai của một người.

Ở Mỹ, căn cứ theo kết quả của một cuộc thống kê (surveying) bắt đầu vào năm 2002, về vấn đề này, thì 86% những cuộc "sống thử" đã kết thúc bằng chia tay. Điều đáng quan tâm hơn là 14% còn lại đã kết hôn và đang ở trong tình trạng như thế nào? Các nhà khoa học Mỹ tiếp tục theo dõi 14% còn lại tiến tới hôn nhân trong 3 năm qua và lại đưa ra một nhận xét đáng buồn: Những cặp sống thử trước kết hôn có tỷ lệ ly dị cao hơn gấp đôi những cặp trước đó sống riêng. Kết quả này đã làm nhiều người ngạc nhiên, vì cho rằng những cặp đã kiểm nghiệm tính tương đồng của hôn nhân bằng sống thử thì kết quả phải như thế nào họ mới đi đến kết hôn chứ? Vì nguyên do gì mà tỷ lệ đổ vỡ của những cặp đã sống thử lại nhiều hơn của những cặp đã không hề sống thử, tức là chỉ tìm hiểu nhau qua những lúc hẹn hò? Nhưng các nhà tâm lý hôn nhân không lấy thế làm lạ vì kết quả đó đã nằm trong dự đoán của họ. Tiến sĩ Williams Harley, một nhà tâm lý học có hơn 30 năm nghiên cứu về hôn nhân, trong đó có 17 năm kinh nghiệm làm chuyên gia cố vấn hôn nhân, đã giải thích hiện tượng này một cách rõ ràng và sinh động như sau :
W. Harley so sánh hôn nhân hợp pháp và sống thử như việc "mua hay thuê" một căn nhà. Ông xem những người chính thức kết hôn là ngươi đã mua căn nhà đó - ông gọi là người mua (the buyer), còn những người sống thử giống như những người thuê căn nhà đó, ông gọi là người thuê (the renter). Và theo tâm lý chung, khi chúng ta thuê một căn nhà, nếu nó có điểm nào không hợp ý, chắc chắn chẳng dại gì chúng ta phải sửa mình đi cho phù hợp với căn nhà mà ta có quyền yêu cầu người chủ căn nhà phải sửa sang nó cho hợp ý mình và dĩ nhiên, chủ nhà sẽ sẵn sàng chìu theo vì nếu không, chúng ta sẽ đi thuê chỗ khác. Thời gian sống thử càng lâu thì lề lối suy nghĩ như của người thuê nhà càng hằn sâu và điều tai hại nhất là sau khi đã chính thức kết hôn với nhau, họ vẫn còn đem theo lối suy nghĩ của "người thuê nhà" vào cuộc hôn nhân. Nhưng lúc này, giống như căn nhà đã mua rồi, người mua buộc phải chấp nhận hoặc phải sửa mình đi cho hợp vì rõ ràng là căn nhà có thể ở được. Tiếc rằng thời gian sống thử đã tập cho họ cái thói quen của người thuê, bây giờ trở thành người mua rồi, không sai bảo được ai nữa họ sẽ thấy khó chịu. Mặt khác, đối tác của họ trước kia phải chìu chuộng để khách không đi thuê chỗ khác, thì nay căn nhà đã mua rồi: Nó chỉ có thế thôi, hãy cố mà ở, đừng nói nhiều điếc tai! Người mua lúc này cảm thấy như mình bị lừa, cho nên ai đó ví von việc sống thử giống như "cái bẫy hôn nhân" cũng không phải là không có lý. Và với "tâm lý của người thuê" ở "vị trí của người mua" thì cuộc sống hôn nhân sẽ đổ vỡ sẽ là một chuyện sẽ xảy ra.

Phần trên là sơ lược về kết quả nghiên cứu và ý kiến của một số nhà tâm lý học về việc sống thử, và chúng ta có thể thấy rõ ràng là việc sống thử chẳng phải là một cách "chuẩn bị" hay một "giải pháp" tốt cho một cuộc sống hôn nhân hoàn hảo hạnh phúc. Xa hơn nữa, nó có thể mang lại những vết hằn suốt đời, những hậu quả không tốt cho cuộc sống hiện tại và tương lai của giới trẻ . Mặc dù kết quả và ý kiến của các chuyên gia tâm lý là như vậy, nhưng trong những thập niên vừa qua, theo các số liệu thống kê của các cuộc nghiên cứu về xã hội học thì con số của những người chung sống không kết hôn tăng lên rất nhiều, và có thể sẽ còn tăng thêm nữa. Tại sao lại như vậy? Lý do rất đơn giản và ai cũng biết là : "Hôn nhân chỉ đem đến hạnh phúc khi hai người hòa hợp nhau". Và làm cách nào để "hai người" biết là họ có hòa hợp với nhau hay không? Sống thử để tìm hiểu nhau, nếu hợp thì kết hôn, không hợp thì chia tay, còn hơn là lấy nhau rồi mới nhận ra là chẳng hợp thì khổ cả đời và ly hôn thì lại càng dang dở hơn. Con đường "sống thử" xuất hiện như một giải pháp hấp dẫn, dễ dàng và thuận tiện nhất cho đa số giới trẻ trên con đường tìm kiếm một cuốc sống hôn nhân hạnh phúc. Những người này có lẽ nghĩ: "Nếu hai người có thể sống ấm êm dưới một mái nhà trước khi kết hôn, chắc chắn họ sẽ sống hạnh phúc lâu dài với nhau sau khi kết hôn". Mới nghe qua lý lẽ này thì có vẻ thuyết phục, nhưng trong cuộc sống thực tế thì chuyện đời không diễn biến như họ nghĩ . Vì mọi thứ của cuộc sống thử và cuộc sống hôn nhân khác nhau rất nhiều, như Tiến sĩ W. Harley đã diễn tả trong thí dụ "người thuê nhà và người mua nhà". Có thể nói, những người hy vọng "sống thử" sẽ giúp họ tìm được một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc nhưng thực sự thì họ lại không hiểu gì về hôn nhân và đời sống sau khi kết hôn hết ... và phương cách sống thử cũng chưa chắc sẽ đem lại cho họ những hiểu biết đúng đắn về hôn nhân . Nói cách khác sống thử có thể chỉ là cái vòng lẩn quẩn chẳng dẫn đến đâu hết.

Ở Việt Nam, trong một cuộc bàn cãi về vấn đề sống thử được tổ chức trên mạng mới gần đây, được đông đảo giới trẻ tham gia và đóng góp ý kiến. Nói chung, thì có hai luồng ý kiến xung đột nhau rõ rệt trong giới trẻ. Luồng thứ nhất, "tôi có quan điểm rất rộng rãi với vấn đề "tình dục" và tôi ủng hộ việc sống thử". Luồng thứ hai, ngược lại, "tôi phản đối chuyện sống thử một cách mãnh liệt ". Một luồng khác, ôn hòa hơn, cho rằng chuyện này "không thể cấm, nhưng cần phải bảo vệ sự trong sáng của tình yêu, và nhất là lo lắng hậu quả mà giới nữ phải gánh chịu." Câu hỏi được đặt ra: "Theo bạn có nên sống thử không?" . Theo kết quả thì có 13,611 người cho ý kiến, và 56.3% trả lời "có", 36.3% trả lời "không" và 7.4% không có ý kiến. Phe ủng hộ (trực tiếc hay gián tiếp) cũng như phe phản đối đã đưa ra rất nhiều lý do để bảo vệ cho quan điểm của họ . Tóm tắt một số những lý do chính của hai phe thì như dưới đây :

- Theo phe ủng hộ việc sống thử thì ngoài lý do chánh sống thử để hiểu biết thêm, sau này cưới không ân hận vì chọn lầm người, thì trong đời sống thực tế còn có nhiều nguyên nhân khác như: không bị ràng buộc về pháp lý, không nặng nề về lương tâm và nghĩa vụ như hôn nhân, trong khi lại được thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tình dục, tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Khi sống thử, hai bên có thể chia tay bất cứ khi nào cảm thấy không hợp để tìm đối tác khác, cho đến khi tìm được ý trung nhân để tiến tới hôn nhân. Và một số người trong phe ủng hộ không thích dùng từ sống thử . Theo họ "sống thử, nghe nó tiêu cực, cứ như một tệ nạn xã hội", vì sống chung trước hôn nhân chẳng có gì khủng khiếp cả, trái lại đó là những ngày hạnh phúc nhất, đáng nhớ nhất của họ.
- Trái hẳn với quan điểm ủng hộ hoặc gián tiếp ủng hộ sống thử, phe phản đối dù là thiểu số (36%) cũng đã nêu ra những lý do phản đối rất mạnh mẽ. "Sống thử là sự xúc phạm, nói cách khác các bạn nữ chấp nhận sống thử là đã không tôn trọng bản thân mình. Các bạn nam đưa lý do sống thử là tiết kiệm chi phí, sống để hiểu nhau xem có hòa hợp hay không, nhưng cốt lõi là để thỏa mãn nhu cầu của họ, chứ không phải vì lợi ích chung của cả hai. Họ sợ trách nhiệm, sợ kết hôn thì bị quản lý, ràng buộc". Một bạn đã hình dung và vẻ ra một tương lai xám xịt của những đôi lứa sống thử như sau: "Có những anh chàng sẽ tự hỏi cô gái đã sống dễ dãi với mình thì có dễ với người con trai khác không? Rồi quan hệ với gia đình chàng trai, gần như không có bà mẹ chồng tương lai nào chấp nhận một cô con dâu dễ dãi với đàn ông như vậy". Với lập luận này, bạn đó kết luận: "Cho dù xuất phát từ tình yêu đích thực thì sống thử cũng không phải là cách thức để phát triển mối quan hệ".

Theo các nhà nghiên cứu tâm lý hôn nhân và gia đình thì sự chia tay của những đôi "vợ chồng hờ" không có gì là lạ. Các nghiên cứu cho thấy, tình yêu có thể đến bất ngờ, có thể có cả "tình yêu sét đánh" nhưng đó là tình yêu lãng mạn, không bao giờ tồn tại được lâu. Còn tình yêu trong đời sống vợ chồng không phải là tình yêu lãng mạn, tuy rằng có yếu tố lãng mạn, nhưng nó được xây dựng trên tình thương yêu và trách nhiệm với nhau cùng với bao nhiêu nghĩa vụ của con người. Vì vậy tình yêu ấy không xuất hiện ngay sau khi người ta mới chung sống với nhau. Nó phải có thời gian để hình thành, phát triển và củng cố. Có khi nó đòi hỏi phải có nhiều năm cùng nhau khắc phục những khó khăn nảy sinh mới khẳng định được. Trong cuộc sống chung, sau một thời gian biết nhau quá rõ, cuộc sống có thể trở nên nhàm chán và đơn điệu, cộng với những lo lắng trong đời sống kinh tế, những mâu thuẫn trong nề nếp sinh hoạt hàng ngày. Nếu hai người chỉ sống thử thì những mâu thuẫn cỏn con, những va chạm nhỏ (có thể giải quyết được) cũng có thể dễ dàng dẫn đến chia tay vì hai người chưa thực sự thuộc về nhau, chưa có gì ràng buộc, và có lẽ vì vậy ý thức về trách nhiệm rất thấp, chia tay sẽ là một cách giải quyết đơn giản thay vì cố gắng giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn và bất đồng xảy ra trong cuộc sống chung. Tất nhiên, đám cưới chỉ là một hình thức, nhưng giấy tờ hôn thú là một ràng buộc của pháp luật, là kết quả của một tình yêu chín mùi. Hôn nhân, một cách sống thật, sẽ làm chúng ta sống có trách nhiệm hơn, sẽ cố gắng hết khả năng để giải quyết những mâu thuẫn và bất đồng trong xảy ra trong đời sống hàng ngày, sẽ dẫn đến yêu thương, hiểu và kính trọng nhau hơn.

Một cuộc điều tra khác về những người đã trải qua kinh nghiệm sống thử thì 76% những người đã từng sống thử cảm thấy hối tiếc về quãng thời gian đó, 21% ân hận vì đã sống thử còn 3% cảm thấy may mắn vì nhờ sống thử mà biết người đó không hợp với mình, nếu không sống thử mà tiến tới hôn nhân ngay thì sẽ phải hối tiếc suốt đời.

Dù được khuyến cáo tương đối rõ ràng những cái lợi và hại ; dù hệ thống luật pháp hiện nay cũng không khuyến khích việc sống thử (quyền lợi của người sống thử không được bảo đảm khi chia tay như trong ly hôn, con cái không đươc công nhận chính thức.); dù các nghiên cứu khoa học của các chuyên gia cũng cho thấy kết quả thực tế của sống thử (hại nhiều hơn lợi); dù dư luận của một xã hội dựa trên những quan niêm và tiêu chuẩn Á đông không hổ trợ . Song số người đồng tình với sống thử vẫn chiếm 56%, chỉ có 36% không ủng hộ. Số còn lại là những người có ý kiến khác. Kết quả của cuộc khảo sát nhỏ này đã cho thấy đây một xu hướng có thật trong cuộc sống, nhất là cho những bạn trẻ. Hình như quan niệm về đạo đức xã hội đang thay đổi dần và có lẽ đây là một hậu quả tất yếu của sự phát triển xã hội . Vì vậy lớp thanh niên hiện đại ngày càng cần có trách nhiệm cao hơn với cuộc sống, với công việc và với bản thân mình. Chính họ sẽ đánh giá sự tốt, xấu, nên hay không nên của lối sống thử này.

Thật là đáng tiếc nếu trong cuộc chung sống thử, tình yêu lãng mạn đã ra đi nhưng tình yêu vợ chồng lại chưa đến. Một người có thể sẽ như con thuyền chơi vơi giữa bao sóng gió cuộc đời, có thể chìm nghỉm khi chưa nhận ra đâu là bến bờ hạnh phúc. Những điều đó đáng để cho các bạn trẻ suy nghĩ kỹ càng trước khi đi đến một cuộc sống thử đầy mạo hiểm. Vì khi hối hận có lẽ đã quá muộn màng. Và đặc biệt cho phái nữ, mặc dù chữ trinh không đáng giá nghìn vàng như quan niệm xưa, nhưng có lẽ ở thời điểm nào, nó vẫn còn là một quà tặng quí giá (về mọi phương diện) cho người phối ngẫu của mình. Do tạo hóa sắp đặt (bản chất của đàn ông), có thể nói là bất kỳ người đàn ông nào cũng thích và hãnh diện nhận món quà đó và chắc chắn bạn sẽ nhận được sự tin tưởng, thương yêu và quí trọng từ người chồng nhiều hơn.

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin bổ ích cho các bạn đang có ý định chọn "sống thử" như một phương cách để tìm kiếm một hôn nhân hạnh phúc cho mình. Và xin chúc tất cả bạn đọc một cuối tuần như ý.

Lý Lạc Long
(TTL/TCT/MAI/20/10/05)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.03.2006 12:08:55 bởi Lý Lạc Long >

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
Giá Trị Của Sự Thật - 23.03.2006 18:48:01
Giá Trị Của Sự Thật


Như chúng ta biết, sự thật là phản nghĩa của giả dối. Nhưng những câu hỏi quan trọng về "sự thật" ở đây là: Tin và hành xử theo sự thật có phải là hành vi tối ưu hay không? Và sự thật có thật sự quan trọng không? Chúng ta có nên nghi ngờ cái gọi là sự thật?

Trong bài diễn văn nhận giải thưởng Nobel về Văn học (Literature) năm 2005, " Nghệ thuật, Sự Thật & Chính trị" (Art, Truth & Politics), ông Harold Pinter nhắc đến sự thật. Ông viết: "Không có sự phân biệt rõ ràng giữa điều có thật và không thật, giữa điều phải điều trái. Một việc không nhất thiết đúng hay sai; nó có thể vừa đúng vừa sai". (There are no hard distinctions between what is real and what is unreal, nor between what is true and what is false. A thing is not necessarily either true or false; it can be both true and false). Harold Pinter "kết tội" chính sách ngoại giao, cách hành xử như "siêu cường quốc"... của Mỹ với thế giới. Đặc biệt là những "sự thật giả tạo" mà chính phủ Mỹ đã đưa ra như là những lý do cần thiết để đánh Iraq, việc giam giữ, ngược đãi, tra tấn ... các tội phạm khủng bố, các tù nhân chiến tranh. Pinter so sánh "tội ác" của Mỹ (chưa có ghi chép đầy đủ và rõ ràng, theo Pinter) với tội ác của các chế độ cộng sản Liên sô & Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai như: tàn bạo có hệ thống, những tội ác man rợ lan tràn, đàn áp khốc liệt tư tưởng độc lập (tất cả những tội ác của các chính quyền cộng sản đã được lập thành tài liệu và kiểm chứng đầy đủ, theo Pinter) . Harold Pinter "đề nghị" đem Tổng thống Bush (Mỹ) và Thủ tướng Blair (Anh) ra Tòa án Hình sự Quốc tế ( International Criminal Court of Justice) để xét xử.

(Có điều cần chú ý ở đây là không thấy ông Pinter nhắc đến tội ác của các chính quyền cộng sản Trung quốc, Bắc Hàn, Cam Bốt, Việt Nam. Một cách tóm tắt, căn cứ theo cuốn "The Black Book of Communism", thì dưới thời Mao Trạch Đông , cộng sản TQ đã giết hại khoảng 65 triệu người Trung Hoa. Cam Bốt, Khmer Rouge & Pol Pot đã sát hại gần 2 triệu dân Miên. Bắc Hàn, dưới chính sách của chính quyền cộng sản đã làm khoảng 1.6 triệu dân chết vì đói. Việt Nam, đảng cộng sản VN đã sát hại khoảng 1 triệu người dân Việt.)

Trong bài "Làm bài toán, rồi hãy so sánh tội của Mỹ và cộng sản" (Do the sums, then compare US and Communist crimes from the Cold War), Tiến sĩ Niall Ferguson, hiện là giảng sư môn lịch sử của trường đại học Harvard, không phủ nhận những "lỗi lầm" của Mỹ, nhưng phê bình lập luận và lý lẽ của Harold Pinter là không đúng với "sự thật" hoàn toàn. Và "khuyên" Pinter: " hãy gắn bó với kịch và thôi tra tấn lịch sử. Ngay cả nếu có giải Nobel cho sử học, Pinter cũng không có cơ may trúng đâu. Bởi vì trong nghề của Ferguson (lịch sử), khác với của Pinter (kịch)– và khác với nghề (chính trị) của Condi (Condoleezza Rice) – quả có tồn tại "những sự phân biệt rõ ràng... giữa những gì thật và những điều giả ". (So stick to plays, Harold, and stop torturing history. Even if there was a Nobel Prize for it, you wouldn't stand a chance. Because in my profession, unlike yours - and unlike Condi's, too - there really are "hard distinctions… between what is true and what is false".)

Từ hơn 2500 trước nhân loại đã hiểu, như Lão Tử đã nhận xét "Làm thầy thuốc mà sai lầm thì chỉ giết một người; làm chính trị mà sai lầm thì tàn hại cả đất nước; làm văn hóa mà sai lầm thì gây tai họa muôn đời". Văn hóa quan hệ rất lớn đến vận mệnh và tiền đồ của một dân tộc, muốn hiểu nền văn hóa của một dân tộc phải biết lịch sử của dân tộc đó. Điều này đòi hỏi lịch sử phải đúng như sự thật vì nếu không sẽ dẫn tới hiểu văn hóa sai lầm, và hiểu sai thì làm sao làm đúng được? Nói một cách khác, sự thật rất quan trọng và cần thiết dựa trên liên hệ giữa sự thật và văn hóa. Muốn làm văn hóa "đúng" phải biết sư thật. Một nền văn hóa không tôn trọng sự thật như nền văn hóa Marx-Lenin là một nền văn hóa sai lầm và sẽ di hại cho dân tộc là một điều chắn chắn. Chúng ta đang thấy những "di hại" đang xảy ra trước mắt cho Việt Nam nói riêng, và các quốc gia đã và đang chịu ảnh hưởng của văn hoá Marx-Lenin nói chung. Tiến sĩ Niall Ferguson, một nhà nghiên cứu lịch sử, cũng đã xác minh sự cần thiết của sự thật trong nghề của ông.

Tôi kể chuyện "vòng vo" như ở trên để nêu lên những quan điểm và nhận xét về sự thật của những người trong những vị trí xã hội khác nhau. "Sự thật", theo một người cầm bút đoạt giải Nobel ( Harold Pinter), "sự thật" theo một nhà nghiên cứu lịch sử tiếng tăm (Niall Ferguson) và sự thật theo một nhà chính trị (Condoleezza Rice). Mặc dù chưa có dịp nghe quan điểm của bà Rice về "sự thật" nhưng chúng ta có thể "đoán" được vì chính trị là một trong những diễn đàn chính để người ta tìm sự hoài nghi. Nói cách khác, sự thật mà các chính trị gia "phát biểu" thường cần sự kiểm chứng. Hay nói theo cách nói của Nietzsche, "sự thật có thể là một điều tốt, nhưng thỉnh thoảng tại sao không sử dụng cái giả dối để đạt được mục tiêu?"

Đầu năm 2003, khi Tổng thống Bush tuyên bố Iraq tìm cách mua nguyên liệu để sản xuất vũ khí hạt nhân. Mặc dù các giới chức trong Nhà Trắng thú nhận rằng họ không có đầy đủ bằng chứng để tin lời tuyên bố đó là sự thật, thậm chí có người còn bác bỏ thẳng thừng vấn đề, nhưng chiến tranh với Iraq vẫn được tiến hành. Những người cầm đầu bộ máy chiến tranh trong Ngũ Giác Đài đưa thêm một lý do khác cho cuộc chiến: đó là nhằm ổn định tình hình chính trị Trung Đông và giải phóng Iraq khỏi ách cai trị của Saddam Hussein.

Nhiều người Mỹ đồng ý với những lý do đưa ra. Xét cho cùng, còn có nhiều lý do khác để lật đổ chế độ của Hussein. Và, niềm tin cho rằng Iraq là một mối đe dọa hạt nhân đã thật sự củng cố sự đoàn kết của người Mỹ và cung cấp một cái cớ cho những người còn nghi ngờ ý đồ của chính phủ Mỹ trong việc gây chiến. Câu hỏi đặt ra là: nếu những lý do được đưa ra không đúng với thực tế thì sao? Đối với nhiều người, suy nghĩ đến cái trừu tượng gọi là "sự thật" là một suy nghĩ ngây thơ; điều mà họ quan tâm không phải là sự thật hay giả dối mà là làm cách nào để bảo vệ họ tránh khỏi khủng bố và bảo đảm nguồn cung cấp nhiên liệu (dầu hỏa) cho những chiếc xe SUV (Sport Utility Vehicle)... cần xăng dầu để hoạt động. Nói cho cùng, sự thật của những gì người ta tin và nói chỉ là điều phụ mà thôi; cái đáng nói và quan trọng hơn là hệ quả.

Một thái độ tương tự như trên cũng khá phổ biến trong giới trí thức Mỹ hiện nay, chủ nghĩa hoài nghi sự thật và những khái niệm liên quan đã trở thành một khuynh hướng bán chính thức trong nhiều trường đại học ở Mỹ. Nói một cách khác những người này cho rằng sự thật khách quan là một ảo tưởng và cái mà chúng ta gọi là sự thật chỉ là một cái tên gọi khác cho quyền lực mà thôi. Thành ra, nếu sự thật quả có giá trị, thì cái giá trị đó chỉ là giá trị của một phương tiện, như quyền lực là một phương tiện vậy. Thậm chí, có một số người như nhà phê bình văn học nổi tiếng Stanley Fish còn cho rằng vì niềm tin vào truyền thống là một hành vi ngây thơ, sự thật không có giá trị gì cả. Sự thật không những chỉ là ảo tưởng, quan tâm đến sự thật chỉ phí thời gian và tranh luận về sự thật chẳng những buồn cười, không thích hợp mà còn vô duyên. (trong bài viết "Sự thật nhưng vô hệ quả: Tại sao triết học chẳng có giá trị" - Truth but No Consequences: Why Philosophy Doesn't Matter) .

Dĩ nhiên, cũng có nhiều nhà trí thức Mỹ sẵn sàng bảo vệ ý tưởng sự thật là quan trọng, nhưng trong quá trình bảo vệ sự thật lại rơi vào tình huống "xoáy mòn" giá trị của sự thật như xu hướng tin tưởng rằng giữ gìn sự thật là giữ gìn những giá trị sự thật cổ điển, xu hướng này cho rằng những người " cấp tiến thiên tả" đang làm suy yếu nước Mỹ và kêu gọi phải tái khám phá sự thật mà Thượng đế đã ban cho dân Mỹ. Nói cách khác, sự thật mà những người có xu hướng này kêu gọi gìn giữ là "Họ đúng, mọi người khác đều sai". Một số người khác, như William J. Bennett, trong cuốn "Why We Fight: Moral Clarity and the War on Terrorism" thì nuối tiếc cái thời mà trẻ em Mỹ được dạy phải cảm nhận những giá trị cao cả tuyệt vời của người Mỹ và lối sống kiểu Mỹ. Nhưng trong thời kỳ thanh bình và êm ả đó, sự thật rõ ràng như trắng với đen, đứa trẻ cũng hiểu được. Sư thật trong thời kỳ vàng son đó của Mỹ không những khách quan mà còn là đơn giản và hoàn toàn bất định.

Dùng những lý luận và quan điểm như trên sẽ không bảo vệ sự thật được. Tin tưởng tuyệt đối vào những điều mình nghĩ là đúng không phải là một biểu hiện quan tâm đến sự thật mà là biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều . Quan tâm đến sự thật là phải sẵn sàng chấp nhận niềm tin của mình có thể sai lầm, hệ quả của ý niệm sự thật khách quan. Nếu sự thật quả thật khách quan thì niềm tin không thể làm thay đổi sự thật đó. Khăng khăng giữ lấy những gì mình tin tưởng là không cần biết đến sự thật thì làm sao bảo vệ sự thật được?

Cả hai quan điểm: Sự thật không có giá trị (Fish) và sự thật có giá trị nên phải học thuộc lòng các giá trị hay giáo điều cổ xưa (Bennet) đều dựa trên cái giả định gián tiếp là chỉ có "một" sự thật có giá trị đó là SỰ THẬT TUYỆT ĐỐI. Giả định này sai lầm. Một sự thật đơn giản, không cần trang điểm gì cả cũng có giá trị rồi, và người ta không cần tô vẽ sự thật bằng chữ hoa để cho nó được chú ý.

Vì những tâm lý như trên nên sự thật về những lý do để gây chiến với Iraq đã rơi vào "khoảng không". Theo sự phê phán của một số trí thức Mỹ, trong chiến tranh Iraq, chính phủ Mỹ đã lừa dối dân chúng Mỹ đi vào chiến tranh một cách mê muội và căn cứ vào những sự kiện xảy ra trong vòng 3 năm qua đã chứng minh là chiến lược đó là một sai lầm của Mỹ và dẫn đến những đạo luật đe dọa đến quyền căn bản của con người của dân chúng Mỹ. Theo họ đây là một sự xúc phạm đến dân chúng của chính quyền Mỹ.

Chiến lược đánh Iraq của chính phủ Mỹ đúng hay sai, thành công hay thất bại, có lợi hay hại cho dân chúng và đất nước Mỹ, xin dành lại cho các nhà phân tích gia . Tôi chỉ muốn tìm hiểu xem sự thật có giá trị chính trị không? Và nhìn vào cuộc chiến tranh Iraq của Mỹ thì sẽ thấy có lý do để nghĩ rằng sự thật có giá trị chính trị.

Lý do thứ nhất liên quan đến khái niệm sự thật và giả dối. Hãy thử tưởng tượng trong một xã hội mà mọi người tin rằng quyền lực là phương tiện biến một ý kiến thành sự thật . Nói cách khác chỉ những người có quyền thế mới nói điều thật. Nếu người có quyền thế nói tình yêu là thù hận, chiến tranh là hòa bình, khổ đau là hạnh phúc ... và mọi người công dân trong xã hội đó đều nghĩ là sự thật. Một xã hội như vậy thì thiếu một cái gì đó rất căn bản. Đặc biệt là người công dân trong xã hội đó hiểu lầm về sự thật, và sự hiểu lầm này bào mòn cái khái niệm về sự thật . Phê bình xã hội thường được thể hiện bằng cách phát biểu những bất đồng ý kiến với những người có quyền thế, và không ngần ngại chứng minh quan điểm của những người có quyền thế là sai lầm. Để làm được việc phê bình xã hội, một người cần có khả năng suy nghĩ và phê phán một cách có hệ thống. Nếu không có khái niệm về sự thật thì không thể phân biệt những gì những người có quyền thế nói là đúng hay sai là sự thật hay giả dối. Vì vậy, nếu loại trừ được khả năng phân biệt sự thật và giả dối với những gì chính phủ nói và làm, có nghĩa là chính phủ đã loại trừ được đối kháng và phê bình xã hội. Đây là lý do tại sao sự thật có giá trị chính trị .

Lý do thứ hai, một xã hội văn minh mà trong đó các thành viên phải tôn trọng lẫn nhau thì những quyền căn bản của con người gọi chung là "quyền con người" là một bộ phận cần thiết, không thể thiếu được. Những quyền căn bản này khác với quyền được tạo ra (hay trao cho người dân) bằng một chính sách của chính phủ, và những quyền căn bản này phải là ưu tiên số một, ưu tiên hơn tất cả các quan tâm chính trị. Thí dụ như người dân không thể bị tước mất quyền riêng tư chỉ vì vị Bộ trưởng Tư pháp quyết định rằng để bảo vệ tất cả các công dân, lực lượng bảo vệ an ninh có quyền biết người dân đọc sách gì, nghe cái gì, nói cái gì , mua sắm cái gì . "Quyền con người" hiện hữu và cần thiết trong một xã hội văn minh và đây không phải là một ân huệ của chính phủ, để chính phủ có thể tùy ý ban phát và thu hồi. Một người, để biết được là quả thật có quyền căn bản đó hay không cần phải có ý tưởng độc lập để phân biệt những gì chính phủ nói và những gì là sự thật. Do đó, khái niệm về những quyền căn bản hay "quyền con người" bao hàm khái niệm sự thật. Nếu chúng ta quan tâm đến quyền lợi, chúng ta phải quan tâm đến sự thật.

Lý do thứ ba, từ nhận thức về mối liên hệ giữa quyền lợi và sự thật cho thấy khía cạnh hiển nhiên nhất về giá trị chính trị của sự thật. Chính phủ có nhiệm vụ phải nói cho dân chúng biết sự thật. Một chính sách minh bạch và tư do thông tin là những phòng thủ rất quan trọng chống lại các hành động bạo ngược. Một khi chính phủ cảm thấy không cần biết đến sự thật, chính phủ đó trở nên bất chính vì họ có thể làm những chuyện mà dân chúng không tán thành. Như chính phủ Mỹ trong việc xâm nhập bất hợp pháp vào khách sạn Watergate, dội bom Cam Bốt, cho phép tra tấn tù nhân Iraq . Dù những hành động đó không trực tiếp ảnh hưởng đến dân Mỹ, nhưng gián tiếp làm tổn hại đến tính liêm chính của nền dân chủ Mỹ và những gì dân Mỹ không biết cũng có thể làm tổn hại họ.

Nếu một chính phủ dân chủ tự do không muốn nói cho công dân biết sự thật, nền dân chủ tự do không còn là tự do và dân chủ. Có lẽ đó là một chân lý quá hiển nhiên như nhà triết học Michel Foucault từng nhận xét rất chính xác rằng không một chính phủ nào có thể tồn tại bằng cách mị dân. Trí thức cũng thế. Trí thức không thể tồn tại nếu không dám nói lên sự thật.

Bàn luận chuyện nước Mỹ, và nhìn lại dân tộc và quê hương Việt Nam của chúng ta. Đúng như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã nhận xét : "Trí thức của Việt Nam chúng ta là một lũ hèn". Nhận xét của Foucault về sự tồn tại, sự liên hệ giữa trí thức và sự thật cũng đúng luôn. Ở Việt Nam, trí thức đã trở thành một loại động vật "hiếm" dưới sự thống trị của đảng cộng sản trong hơn nửa thế kỷ qua. Hy vọng là nhận xét của Foucault cũng đúng luôn về sự tồn tại của một chính quyền mị dân để dân Việt được hít thở bầu không khí của tự do, dân chủ thực sự và có cơ hội phát triển theo kịp đà tiến hóa của thế giới .

Lý Lạc Long
(TTL/TCT/MAI/22/3/06)

Tài liệu tham khảo:
- Do the sums, then compare US and Communist crimes from the Cold War
http://www.telegraph.co.uk/opinion/main.jhtml?xml=/opinion/2005/12/11/do1102.xml&sSheet=/portal/2005/12/11/ixportal.html
- Art, Truth & Politics
http://nobelprize.org/literature/laureates/2005/pinter-lecture-e.html
- True to Life: Why Truth Matters, Michael P. Lynch ,MIT Press
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.03.2006 19:53:48 bởi Lý Lạc Long >

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
RE: Giá Trị Của Sự Thật - 25.03.2006 13:46:20
Tản Mạn Về Thơ

Ở thế kỷ trước, thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888 -1939) đã từng cảm khái : "Văn chương hạ giới rẻ như bèo!" Ngày nay, thái độ ứng xử của xã hội, của công chúng đối với thơ ca cũng là một sự thật trước mắt, rõ ràng như ban ngày và không cần phải chứng minh. Theo tài liệu thống kê, bình quân mỗi ngày, kể cả trong nước và hải ngoại, có đến hơn 10 tập thơ ra đời và hầu hết là các nhà thơ tự bỏ tiền túi mà in. Dĩ nhiên, tác giả nào cũng muốn đứa con tinh thần của họ được tiếp cận với độc giả. Nếu bán không được cho công chúng thì tặng cho thân hữu, người quen biết và hành trình của đa số các tập thơ là từ nhà in đến các quầy sách hạ giá, hoặc nằm ở một xó kẹt nào đó, hay tệ hơn nữa là ở chung với đống sách báo cũ chờ ngày hóa giấy lại (recycle). Tóm lại là thơ cho không, biếu không vẫn có thể gặp khó khăn chứ đừng nói đến được giá, được tôn vinh và ngưỡng mộ. Kẻ viết bài này cũng đôi lúc vu vơ, ngớ ngẩn... thơ thẩn sắp chữ, ráp vần ghi lại những cảm xúc của mình và gom lại chắc cũng được một vài tập thơ, nhưng nghĩ đến viễn ảnh đứa con tinh thần (với tim óc và tiền túi) sẽ có thể được sự tiếp đãi như vậy, thôi thì đành gói thơ lại cất vào tủ và thậm chí còn bị "dị ứng" với những chữ: Thi sĩ, nhà thơ ...

Lẽ tất nhiên là thái độ ngoảnh mặt của công chúng với thơ ca như vậy cũng làm cho các nhà thơ bực và giận lắm chứ, nhưng nếu các nhà thơ tự in rồi đem tặng cho nhau thì tình hình chắc còn tệ hơn nữa . Thử tưởng tượng "nỗi đau" của tác giả khi nhìn thấy một tập thơ với chữ ký của mình ở trong đống giấy lộn. Tại sao lại như vậy? Hoặc là tài năng làm thơ đang trong tình trạng lạm phát và mất giá trị? Hoặc không lẽ ngoài những người làm thơ thì công chúng không còn cảm xúc gì với thơ sao? Theo như chúng ta biết, tài năng từ xưa đến nay chưa có lúc nào lạm phát cả, còn công chúng cũng chưa chắc là ghẻ lạnh với thơ và vấn đề ở đây có lẽ là có quá ít thơ thực sự là thơ. Cuối năm 2004, nhiều tờ báo ở VN và các mạng lưới điện tử đã đăng tin thi sĩ Hữu Loan bán bản quyền bài thơ "Màu Tím Hoa Sim" cho doanh nghiệp Vitek được 100 triệu đồng. Điều thích thú và đáng nói ở đây là "giá trị" của một tác phẩm nghệ thuật không do Hội nhà văn VN thẩm định giá trị mà là do một doanh nghiệp, một nơi có thể nói là có rất ít tương đồng với thi ca. Tại sao các nhà xuất bản, Hội Nhà văn... không nhận ra giá trị của những bài thơ như "Màu tím hoa sim" mà lại là một doanh nghiệp? "Đánh giá" một bài thơ thì dựa vào cảm xúc, tình cảm ... của con người nhưng "trả giá" cho một bài thơ như thế thì sao? Nói chung, tình trạng thặng dư của thơ xuất bản, có thể tóm tắt như trong câu nói nửa đùa nửa thật của các nhân viên thư viện nói với các nhà xuất bản: " In thơ vừa thôi, thư viện hết chỗ chứa rồi..." Và sự thật thì quả đúng như vậy, nếu có dịp nhìn những tập thơ tích dồn theo năm tháng để đóng bụi, ai có chút tấm lòng chắc cũng phải lắc đầu cám cảnh.

Thái độ ứng xử của xã hội với thơ ca hiện nay là như vậy. Nhưng chỉ cần lang thang trên các mạng lưới điện tử, một người sẽ thấy sức lan tỏa mãnh liệt của thi hứng thuần Việt, số người thích diễn tả cảm xúc của mình qua thơ ca vẫn tăng chứ không giảm. Với internet, sự tìm hiểu, học hỏi phương cách làm thơ, phổ biến một bài thơ quá dễ dàng và tiện lợi chứ không có khó khăn như ngày xưa, bỏ qua vấn đề bình phẩm chất lượng của thơ đã đăng, thì vườn thơ trên các mạng lưới điện tử quả thật là "trăm hoa khoe sắc". Việc này cũng tốt, đáng được khuyến khích vì hình như ai cũng đồng ý "chữ Việt còn nước Việt còn" và "thơ là đỉnh cao nhất của ngôn ngữ". Hơn nữa, làm thơ và viết văn là quyền tự do của mọi người và chúng ta phải hãnh diện về dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống, giữ được bản sắc văn hóa là "dân tộc thơ ca". Mặc dù ai cũng biết, qua lịch sử của thơ ca, muốn có được một tác phẩm nghệ thuật giá trị thì phải tốn hao rất nhiều công sức mà nhiều khi bản thân của thi nhân phải trải qua những "kinh nghiệm sống" ở tận cùng của đau khổ, bất hạnh, bất công ... mới đủ cảm xúc và cảm hứng để sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị . Một cuộc sống đầy đủ, với chút xúc động, chắc sẽ không có gì là nên thơ cả.

Một người, dù bình thường đến mấy vẫn có những ý tình, cảm xúc, những tư lự, buồn lo hay mong ước, hy vọng về thân phận mình, về cuộc sống của mình trong xã hội. Một người, dù cuộc sống thực tế ra sao, vẫn có lúc cảm thấy chán chường, nhạt nhẽo, trống vắng trong tâm hồn hay cũng có lúc tình cảm dạt dào như khi cô bạn đồng nghiệp hay một cô hướng dẫn viên du lịch ... tình cờ nhìn bạn lâu hơn cái nhìn của công vụ. Ngoài đôi việc làm bâng quơ khác để quên hay để "giải thoát" những ưu tư, những thờ thẫn, trống vắng, hay những khuấy động bất ngờ về tình cảm đó, với những người thích thơ ca, họ có thể sẽ "nhả" ra vài câu, có đủ thơ hay không, không ăn thua gì, cứ ghi lại để đó và lúc nào nào tiện sẽ chia xẻ lại với bạn bè bằng thư điện tử hoặc đăng lên mạng lưới điện tử nơi bạn hữu tập họp. Chia xẻ, là một việc làm "thiện lành và tốt đẹp" giữa con người với nhau. Và nếu câu chuyện "thơ thẩn" dừng lại ở đây, chắc không có gì đáng nói nữa. Người làm thơ bỏ công sức ra sáng tác, ghi chép lại và đăng lên mạng để chia xẻ, đọc giả có thích thú thì đọc và thưởng thức, chia xẻ lại nhận xét và cảm xúc nếu có thể. Chuyện quá đẹp đẽ và thi vị như thơ nhưng tiếc thay câu chuyện "thơ" không dừng lại ở đó.

Cách đây không lâu, trên Báo Văn Nghệ có in bài kiểu hồi ký của một nhà thơ kể rằng, hồi tác giả này mới làm thơ, có đem vài bài đến cho nhà thơ Xuân Diệu xem hộ. Chúng ta đều biết, nhà thơ Xuân Diệu vốn nổi tiếng là người kỹ tính và kỹ chữ, ngoài ra ông cũng hay viết sách hướng dẫn cách làm thơ cho thế hệ sau ông. Nhà thơ lão thành bèn góp ý chân tình với nhà thơ trẻ kia rằng, em không nên dùng từ lặp lại trong một câu thơ. Nhà thơ trẻ kia tủm tỉm bảo, thế mà em thấy có người làm thế đấy, chẳng hạn: ''Là thi sĩ nghĩa là ru với gió...''. Ai chẳng biết câu này của chính Xuân Diệu. Qua đó ta mới thấy cái láo nháo của cái việc gọi là dạy làm thơ. Trách nào thơ xứ ta...

Và vài câu chuyện "thật" nhưng như đùa ... Một nhà thơ trẻ mới vào làng văn, nhân dịp Tết đến thăm một nhà thơ lão thành. Nhà thơ lão thành hất hàm hỏi rằng, Tết này cậu in được mấy bài? Tôi thì được 6 bài. Cậu không được bài nào à, kém thế, mùa xuân là mùa thiêng liêng của đất trời, phải có thơ chứ. Nhà thơ trẻ tự ái, sang năm bèn dụng công sáng tác, cố làm được khoảng vài bài. Sáng sớm mồng một, anh này mang đến khoe với nhà thơ lão thành. Nhà thơ lão thành càu nhàu vì bị đánh thức sớm quá " thơ thẩn gì, mùa xuân là mùa người ta đi chơi, mùa vạn vật hoan lạc, mùa trai gái ấy nhau, dở hơi mới đi làm thơ" (?). Một số người khác thì khao khát tên tuổi tiếng tăm, đến nổi đăng thơ rồi dùng tên khác viết bài tự khen, hay nhờ bạn bè mặc áo thụng vái nhau. Một người tham gia vào các sinh hoạt văn học trên NET, chắc chắn đã có dịp xem qua những bài phê bình "bốc thơm" phe nhà bay mùi nghẹt thở mà khi xem tác phẩm xong thì chỉ dám bịt mũi, che nụ cười duyên lại. Có những "ngài" còn sử dụng luôn cả tên tuổi của tiền nhân, của những người quen đã nổi tiếng với mục đích là chỉ đánh bóng cái tên mình... Và chắc chắn bạn sẽ có dịp "biết" những nhà văn thơ "bự" và cách hành xử (với ảo tưởng) giống như họ là những cái "rốn" lòi lọt ra ngoài của vũ trụ. Chuyện này là chuyện dài nói hoài cũng không kết thúc. Xin dừng ở đây và xin hẹn lại khi khác.

Rồi đến chuyện đổi mới, cách tân thơ. Và vâng, những khuynh hướng tìm tòi nghiêm túc để cách tân thơ (cách tân thơ theo tôi hiểu có lẽ là đưa những ngôn ngữ, hình ảnh đương đại .. vào thơ ca) rất đáng được khuyến khích nhưng đọc một số bài thơ mệnh danh là cách tân, có nhiều bài thơ rất quái dị, thách đố người đọc và tệ hơn nữa là xem thường đọc giả. Tôi không thấy "chất thơ" chút nào cả hay hiểu nổi tác giả muốn "nói" cái gì. Có một người nào đó đã nói : Cứ lấy một đoạn văn xuôi và tùy tiện ngắt câu xuống hàng thì vài phút sau một người sẽ có một bài thơ "cách tân". Có lẽ các tác giả những bài thơ này chỉ làm cho có, làm một cách tùy tiện, không chăm chút cẩn thận cho sáng tác của mình lắm. Một điều căn bản và là sự thật ai cũng phải chấp nhận, là nếu bạn viết và giữ riêng cho bạn thì là chuyện của bạn. Nhưng đã đem sáng tác của mình đi đăng, đồng nghĩa với bạn muốn có người đọc. Trọng người và trọng mình là một quy tắc căn bản cần thiết cho cuộc sống và là lịch sự tối thiểu của một con người văn minh. Trên bất cứ lãnh vực hoạt động nào cũng vậy, tiền nhân bao giờ cũng rộng bước hơn hậu sinh. Trong lĩnh vực văn chương cũng vậy. Dầy đặc và hàng hàng những cây cổ thụ che khuất cả một vùng trời, tàng lá trùm lấp luôn những thảo mộc phụ thuộc phía dưới gốc. Hậu sinh phải tìm cho mình một lối đi riêng, đến một vùng đất mới, cũng là một chuyện cần thiết, dù vùng đất mới có phì nhiêu, màu mỡ hay khô cằn. Nhưng đã chọn thì nên cố gắng làm hết sức mình. Với "thơ", có lẽ tâm hồn, năng khiếu, cảm xúc... là điều kiện bắt buộc cho sự thành công hay thất bại của tác phẩm. Còn kỹ thuật, thể loại chỉ là phương tiện chuyên chở. Đời thơ đã nhận kiếp tằm thì phải rút ruột nhả tơ. Những sợi tơ thơ vàng, óng ánh, mượt mà sẽ là niềm hạnh phúc không thể đong đếm cho tác giả, cho người và cho đời.

Như đã thấy, ngoài những phần thưởng về mặt tinh thần, thơ đã không đem lại cho thi nhân lợi ích thiết thực nào cả về phương diện vật chất, dù cho tác giả có thơ hay và đã nổi tiếng. Trong cuộc sống thực tế, số thi sĩ dựa vào thơ làm phương tiện sinh nhai chắc có thể đếm trên đầu ngón tay . Đã là con người, ai cũng phải ăn, phải mặc, phải thỏa mãn các nhu cầu cần thiết khác của cuộc sống hàng ngày. Thơ không có khả năng đem lại cuộc sống sung túc cho thi nhân. Nhưng tại sao rất nhiều người vẫn đâm đầu vào làm "thơ"? Ngoại trừ một số ít muốn nổi tiếng, muốn có tiếng tăm ... Còn đa số có lẽ vương vấn với thơ là vì "nghiệp". Nếu bạn hỏi tôi hay một người làm thơ khác là tại sao lại làm thơ để chi? Có lẽ câu trả lời sẽ là : Thơ đến với tôi từ những cảm nghiệm bí mật, không thể chia xẻ, không thể tặng hiến. Khi thả hồn theo thơ thì đất trời, vạn vật như đang trong tôi, hay tôi đang hóa thân theo đất trời và những dòng thơ là di tích sót lại của lúc hóa thân. Tôi chẳng hề biết lòng mình nặng nhẹ. Thơ hóa hiện theo trắc ẩn cùng hư hoại và biến động của đời sống ? Hay thơ chỉ như là son phấn để trang điểm cho nhan sắc của cuộc đời thêm hồng? Hay thơ là sương mù từ tiền kiếp lang thang, mơ hồ, lãng đãng? Tôi cũng đã từng thắc mắc, cũng như đã từng buông thả. Tại sao lòng tôi bỗng vô cớ run theo giọt nước trên đầu ngọn cỏ trước sân nhà, hoang mang vô định theo những chiếc lá rơi, nóng bỏng theo ngọn lửa cháy trong lò sưởi? Ân tứ của mặt đất vốn tự tại hay vì tấm lòng tôi thiết tha nên mới có? Hay bởi vì trực giác bén nhạy mẫn cảm của chính bản thân đã gây cho tôi khốn khổ đau thương? Chỉ biết là nhờ Thơ tôi mới có thể giải tỏa những u uất, những nghẹn tắc trong tôi và mang lại niềm hạnh phúc dù chỉ trong thoáng chốc. Và tôi ghi lại những dòng chữ đó cho tôi, cho người và cho đời . Thơ, một tặng phẩm của tạo hóa dành cho con người. Xin mời thưởng thức và theo cách nào thì cũng tùy mỗi người. Nói cách khác là bạn "cảm nhận" những dòng thơ ra sao thì nó sẽ là như vậy.

Ngoài trời tuyết đang rơi ... Tôi lại bắt đầu vu vơ vớ vẩn... Xin dừng lại ở đây.

Lý Lạc Long
(TTL/TCT/MAI/30/11/05)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.03.2006 23:29:50 bởi Lý Lạc Long >

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
Báo In Sẽ Biến Mất Trong Tương Lai? - 25.03.2006 21:57:59
Báo In Sẽ Biến Mất Trong Tương Lai?

Báo in đang ngày càng trở thành một phương tiện truyền thông lỗi thời và bị thất thế so với báo điện tử ở Mỹ. Theo một nghiên cứu Hiệp Hội Báo Chí của Mỹ (NNA- National Newspaper Association) vào tháng 3/ 2005 về số lượng người đọc báo in và đọc báo qua mạng của các tờ báo lớn của Mỹ như New York Times, Washington Post, Los Angeles Times cho thấy số người đọc báo điện tử nhiều hơn số người đọc báo in rất nhiều. (New York Times: 12,8 triệu/5 triệu; Washington Post: 7.8 triệu/1.8 triệu, Los Angeles Times: 4.3 triệu/2.4 triệu). Trong một bài phân tích riêng cho tờ Seattle Times, ông Merril Browns, tổng biên tập đầu tiên của MSNBC.com và hiện là một cố vấn truyền thông ở New York, đã viết: "Nói ngắn gọn, tương lai của ngành báo chí đang bị đe doạ bởi xu hướng lấy tin tức từ những nguồn tin không truyền thống, và đây là một xu hướng không thể đi ngược lại được nữa". Nhận ra xu hướng này, các tờ báo lớn ở Mỹ đang chạy đua giảm thiểu chi phí báo in và đồng thời tăng vốn đầu tư vào việc phát triển báo điện tử.

Tờ Washington Post đã làm một loạt các thử nghiệm trên tờ báo điện tử của họ trong vòng mấy tháng vừa qua để thu hút thêm lượng độc giả: đưa kết nối đến các blogs về một bài báo, cho phép người đọc nói trực tuyến (chat) với tác giả một bài báo, cho phép các cộng tác viên đăng các blogs của mình trên trang chính để độc giả có thể đối thoại gần như trực tiếp với từng cộng tác viên. Tác dụng của các sáng kiến này đối với danh tiếng và sự chuyên nghiệp báo chí cũng như tính đáng tin cậy của tin tức thì còn phải bàn cãi thêm, nhưng rõ ràng những hoạt động trực tuyến này đã khiến cho người đọc cảm thấy gần gũi thân thiết hơn với tờ báo điện tử, nhờ vậy thu hút một lượng độc giả trung thành lớn.

Cũng vậy, Wall Street Journal, một tờ báo có số lượng độc giả lớn nhất nước Mỹ, đang có những nỗ lực gắn kết báo điện tử với báo in. Báo điện tử của họ vừa ký thoả thuận để đăng các "tít" quan trọng của các tờ báo châu Á và châu Âu trong mục "Across Asia" và "Across Europe", người đọc vào đó sẽ được dắt đến link của các tờ báo này. Còn các mục tương ứng của tờ báo in thì được thu ngắn lại và có các "pointers" để chỉ đến các "web link". Thêm vào đó những người trả lệ phí để đọc báo điện tử sẽ truy cập vào được những phần truyền thông đa phương tiện chỉ có trên mạng mà không có trên báo giấy, cũng như truy cập qua điện thoại đa chức năng như Blackberry ... v.v.

Tờ tạp chí xếp hạng nổi tiếng US News cho biết trang báo điện tử của họ đang phát triển mạnh mẽ, trong khi đó với báo in thì thua thiệt thảm hại. Trang Washingtonian.com đã nhận xét "Báo in của US News and World Report chỉ còn mỏng đến nỗi giống như một tờ "newsletter" hơn là báo!" Để đối phó với thực trạng này, họ cho nghỉ việc khoảng 10 người làm báo in và bỏ ra 2 triệu Mỹ kim để đầu tư vào các dịch vụ trên mạng Internet cũng như thuê người quản lý các websites. Theo Washingtonian.com, công thức mới của tạp chí này là "nhiều lời hơn trên nhiều phương tiện hơn, nhưng sử dụng ít nhà báo hơn."

Phần lớn các độc giả trẻ thích truy cập tin bất cứ lúc nào mà họ cần, và vì vậy những trang như Yahoo hấp dẫn và tiện lợi hơn nhiều so với báo giấy. Giới trẻ hầu hết sử dụng Internet làm nguồn tin chính của họ, trong khi đó báo chí và truyền hình ngày càng ít được sử dụng . Xu hướng chuyển từ báo in sang báo điện tử không chỉ cho thấy sự nhạy bén của độc giả trẻ tuổi trước những ưu thế của báo điện tử: thông tin cập nhật nhanh hơn, có các tính năng trực tuyến, sử dụng hệ thống Internet và vì vậy gần như là miễn phí … Sâu xa hơn, nó cho thấy những nhu cầu mới của các độc giả ở thời đại điện toán. Họ muốn có thể truy cập tin bất cứ lúc nào họ cần, họ muốn được "cá nhân hoá" tin tức mà họ đọc và bình luận trên blog của họ ngay khi đọc xong, và họ cũng muốn biết rõ những giả định và thiên vị của tác giả khi thông báo về một sự kiện nào đó. Có thể nói họ truy cập thông tin từ blog và các mục bình luận của cộng tác viên báo chí hơn là chỉ đọc tin tức thuần tuý. Do đó cách thức thu thập và truyền bá thông tin truyền thống đang rơi vào thế yếu kém .

Tuy nhiên, cũng theo ông Merril Browns, đây không phải là một báo hiệu cho ngày tận thế của báo chí truyền thống (mainstream media-MSM). Bởi vì lúc nào cũng phải cần có các phóng viên lăn lộn đi thu thập các tin tức như bầu cử quốc hội hay tin tức chiến tranh ở một nơi nào đó trên thế giới như Trung Đông... và đặc biệt là những tin tức nóng hổi về những thiên tai như trận bão Katrina vừa qua. Chắc chắn không phải các cộng tác viên, bloggers, hay các tập đoàn truyền thông chuyên tổng hợp tin sẽ làm được các công việc này. Ngay cả trong thời đại thông tin trực tuyến, "người đọc tạo tin" (user-generated content) này, các phương pháp lấy tin và đưa tin truyền thống vẫn có lý do chính đáng để tồn tại.

Việc chuyển từ báo in sang báo điện tử không chỉ bao hàm một sự thay đổi về hình thức truyền tải. Quan trọng hơn, nó báo hiệu một cuộc cách mạng về phong cách làm báo, cụ thể là nội dung và hình thức trình bày của các bài báo. Những tờ báo muốn thành công thì phải nắm bắt rất rõ và đón đầu sự chuyển mình này. Và phải thay đổi để tồn tại . Về nội dung, họ phải có cách tiếp cận mới với độc giả. Những độc giả hiện đại không chỉ là người tiếp nhận tin tức một cách thụ động, mà họ phân tích bình luận giống như những nhà báo thực thụ (citizen journalism), vì thế người làm báo không thể "áp đặt ý kiến" của mình qua các bài viết nữa. Thay vào đó, họ phải tạo ra và phát triển các cuộc đối thoại bình đẳng với độc giả, và gây dựng nơi độc giả niềm tin vào sự khách quan, hoặc sự chủ quan không giấu diếm, của mình. Họ cần phải tìm cách thâm nhập vào trung tâm của những cuộc đối thoại trên mạng - các blogs, emails và diễn đàn online - . Tuy nhiên, theo ông Brown, hiện nay chỉ có ít các cơ quan truyền thông suy nghĩ một cách thấu đáo và sáng tạo về các cách phát triển dịch vụ nhằm cải tiến tin tức và hấp dẫn người đọc theo hướng này. Về mặt hình thức, báo chí mạng không thể dài dòng văn tự và mang tính trịch thượng như báo chí truyền thống nữa. Thông tin truyền tải trên màn hình máy tính hay máy "Palm" cần phải tập trung xúc tích trong các "tít" lớn và các câu tóm tắt ngắn gọn. Văn phong của báo điện tử phải mang đặc tính đối thoại cao, trực tiếp hướng đến độc giả. Các mệnh đề đưa ra mang phải tính giả định và dành chỗ cho phản biện của độc giả, chứ không cứng nhắc giống "sách giáo khoa" như báo chí truyền thống. Đây là những nhận định mà tờ Washington Post đưa ra từ chính những kinh nghiệm về phát triển các chức năng trực tuyến mà tờ báo này đi tiên phong.

Với mật độ sử dụng Internet trên thế giới như hiện nay, cũng khó có thể nói xu hướng "mạng hoá" của báo chí Mỹ sẽ lan tràn ra nhiều nước khác đến mức đe doạ báo chí truyền thống của các nước đó, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của xu hướng này là một điều mà các nhà làm truyền thông các nước không thể không quan tâm.

Sự phổ biến của báo điện tử chưa hẳn đã báo hiệu một tương lai mù mịt cho báo in, đặc biệt là báo in địa phương. Trên thực tế, báo in có những điểm lợi mà báo điện tử không có được, thí dụ như nghiên cứu cho thấy khổ chữ của báo in là dễ đọc nhất cho mắt (ít mỏi mắt nhất), đọc báo in không cần có trang bị thêm như máy vi tính, kết nối internet ... Và cho đa số những người lớn tuổi thì việc phải vào mạng đã là một hoạt động không mang tính giải trí một chút nào. Một độc giả của tờ Washington Post viết: "Có ai muốn đọc tờ báo cuối tuần trên mạng không? Tôi thì không. Sáng chủ nhật, tôi cần phải ngồi thoải mái ở bàn điểm tâm, tay cầm tờ báo tay kia cầm cốc cà phê!"

Trong cộng đồng người Việt hải ngoại thì xu hướng "điện tử hóa" báo chí cũng đang phát triển mạnh. Cho những nhà xuất bản báo thì "mạng hóa" báo chắn chắn là "thêm việc" cho họ như điều hành, bảo quản website, thêm việc là thêm chi phí có lẽ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận với một số báo Việt Nam đang hoạt động và điều hành theo phương cách truyền thống ... Mặc dù mạng hóa có những cái lợi rõ ràng khác như có thể truyền bá quan điểm, lập trường ... của họ xa hơn phạm vi địa phương của tờ báo một cách nhanh chóng , khoảng cách địa lý và thời gian sẽ không còn là vấn đề quan trọng như với báo in. Nhưng nhìn chung thì cái lợi của "điện tử hóa" báo chí nghiêng về mặt đọc giả nhiều hơn. Với internet và thời đại "người đọc tạo tin" (user-generated content) này thì giới làm báo đã bị "tước mất" một số đặc quyền truyền thống như chỉ có giới báo chí mới có khả năng đưa thông tin và bình luận ... Những độc giả hiện đại không chỉ là người tiếp nhận tin tức một cách thụ động, mà họ phân tích bình luận giống như những nhà báo thực thụ (citizen journalism), vì thế người làm báo không thể áp đặt ý kiến của mình qua các bài viết nữa. Độc giả có thể tham gia và phản ứng với những quan điểm của báo chí rất hiệu quả qua các mạng lưới điện tử . Người làm báo ngày nay phải tạo ra và phát triển các cuộc đối thoại bình đẳng với độc giả, và gây dựng nơi độc giả niềm tin vào sự khách quan, hoặc sự chủ quan không giấu diếm, của mình. Thích hay không thích thì giới báo chí và truyền thông cũng phải thay đổi để tồn tại .

Công bình mà nói thì đây là một bước tiến theo chiều hướng tốt cho nhân loại . Một phương tiện rất hiệu quả để ngăn chận hay giảm bớt ảnh hưởng tai hại của những cây "bút máu", bất chấp liêm sĩ của người cầm viết, bán linh hồn phục vụ cho một cá nhân hoặc một tập thể vì miếng bả lợi danh. Nhiều kẻ "văn hay chữ tốt" nhưng lại sợ hãi, ngập ngừng, ngượng nghịu, lúng túng ... khi phải nói thật . Những văn nô giống như cỡ Tố Hữu khóc Stalin (khóc một kẽ sát nhân mà lịch sử nhân loại sắp hạng thứ nhì sau nhà phát-xít độc tài Hitler? Stalin là cha của dân Việt? Hay Stalin là cha của Tố Hữu? Nếu Stalin còn sống và đọc được tiếng Việt chắc chắn sẽ cười "mĩm chi" và vuốt đầu TH khen: - Thằng VN này nịnh giỏi thiệt ! - Thiệt là không có một chút sĩ diện của một người cầm bút!) Hoặc như Nguyễn Đình Thi bắt chước đàn anh TH khóc Breznev (Breznev là anh hùng cứu nước của dân Việt? Hay Breznev là cha của NĐT?). Hoặc dùng ngòi bút máu xúi dục dân Việt giết nhau : "Giết! Giết nữa! Bàn tay không chút nghỉ." Bao nhiêu người đã "dại dột" nghe theo và bao nhiêu mạng người Việt đã chết một cách oan uổng?

Một người nhận thức có hệ thống thì trở thành nhà tư tưởng, ít nhất cũng là một nhà tư tưởng đối với những vấn đề của chính bản thân mình. Một xã hội trong đó mọi người đều thông thái, đều có khả năng lý giải các vấn đề của mình để tồn tại và phát triển, chắc chắn sẽ phát triển với tốc độ cao và vững chắc hơn. Vì vậy một chế độ chính trị buộc người ta tôn thờ một loại tư tưởng và hạn chế tính đa dạng tư tưởng trong phạm vi quốc gia là chế độ nghịch lý và phản động về mặt văn hoá, bởi vì nó hạn chế năng lực cạnh tranh của cả dân tộc. Cũng giống như vậy cho báo chí ... "Báo chí" không phải là một "đặc quyền" của một nhóm người . Và "báo điện tử" là một trong những phương cách tốt và hiệu quả để phân phối "quyền tự do" này đến mọi người .

Lý Lạc Long
(TTL/TCT/MAI/14/12/2005)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.03.2006 23:30:50 bởi Lý Lạc Long >

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
RE: Báo In Sẽ Biến Mất Trong Tương Lai? - 02.04.2006 20:11:43
Ghen Hay Không Ghen?

Ghen tuông và đố kỵ là một hiện tượng tình cảm tự nhiên của con người. Theo Pierre Chareon: "Sự khác biệt giữa ghen tuông và đố kỵ là : Sự đố kỵ nẩy sinh ra vì chúng ta thèm khát cho ta cái điều sung sướng đã đến với kẻ khác; còn sự ghen tuông nẩy sinh là do chúng ta sợ hãi kẻ khác chia xẻ hạnh phúc của ta." Và ghen tuông bắt nguồn từ đâu? Theo nhận định của nhà tâm lý học Đức, Manfred Schmitt: "Mỗi người đều muốn đạt được mục đích trong cuộc sống của mình. Mục đích đó có thể là sự gắn bó cả đời với một người nhất định hoặc muốn được người mình yêu mến chú ý, quan tâm ... Khi cảm thấy ai đó hoặc cái gì đó cạnh tranh, như đám mây giông che mờ mục tiêu, ta sẽ rơi vào tình trạng báo động. Đó là trạng thái ghen".

Ghen không chỉ diễn ra giữa những người có quan hệ vợ chồng hoặc tình dục với nhau. Ngay những đứa trẻ cũng đã biết ghen khi thấy bố mẹ chăm chút cho em bé nhiều hơn cho mình. Thậm chí người ta còn ấm ức với cả đồ vật, như vợ ghen với chiếc xe, hay cái máy vi tính chỉ vì chồng mải miết dành thời giờ với chúng nhiều hơn với mình. Trong quan hệ yêu đương, chúng ta theo đuổi mục đích chiếm được tình cảm và thể xác người mà ta gắn bó. Ghen trong tình yêu rất mạnh mẽ, đau đớn và có sức tàn phá rất mãnh liệt . Cả hai phái, nam và nữ đều có tính ghen tuông như nhau. Theo kết luận của các nhà nghiên cứu tâm lý thì "đàn bà ghen để phòng ngự, còn đàn ông ghen thật sự".

David Buss, người đã nghiên cứu về chủ đề này. Ông đặt câu hỏi với những người thuộc các nước khác nhau như: Đức, Hòa Lan, Mỹ, Đại Hàn và Zimbabwe, có tới 67% nam giới cho rằng bồ bịch trong quan hệ tình dục là tồi tệ, trong khi chỉ có 44% phụ nữ có suy nghĩ tương tự. Những người được hỏi còn tham gia một cuộc thí nghiệm mà họ phải tưởng tượng ra cảnh vợ hoặc chồng không chung thủy với mình. Trong lúc này, các nhà khoa học kiểm tra mạch tim, số nếp nhăn trên trán, lượng mồ hôi hai tay của đương sự. Kết quả của thí nghiệm cũng tương tự như số liệu phỏng vấn. Buss giải thích nguyên nhân của sự khác nhau này ở chỗ, người đàn bà bao giờ cũng biết chắc, đứa con mình đẻ ra là của mình, còn người đàn ông không có niềm tin chắc chắn như vậy. Cũng giống như người Việt thường nói : "Cháu ngoại mới chắc chắn là cháu của mình". Nhưng ngày nay, nếu muốn, thì phương pháp phân tích DNA (Deoxyribonucleic acid) có thể xác định chính xác người đàn ông có phải là cha của đứa bé không?

Thực ra, thì trong cuộc sống lứa đôi, một chút hờn ghen cũng có thể tạo ra những thú vị riêng, nó có thể làm cho tình cảm lứa đôi thêm mặn mà đằm thắm. Nhưng nếu không biết cách nêm nếm thứ gia vị "ghen" này sao cho hợp lý, nó sẽ biến món ăn tình yêu trở thành nhạt nhẽo hoặc mặn chát đến độ không chịu nổi. Như ngạn ngữ nói "độc hay không độc là do liều lượng". Ghen tuông vô lý, quá độ, ngoài sự kiểm soát của lý trí sẽ dẫn đến kết quả xấu cho bản thân, cho người thân ... và biến cuộc sống gia đình thành địa ngục. Một vấn đề rất quan trọng là khi ghen một người xử sự và phản ứng như thế nào? Ghen được thể hiện qua nhiều trạng thái. Có người ghen bóng, ghen gió, ghen âm thầm trong lòng. Có người thì bộc phát mạnh ra ngoài, thậm chí có người ghen thái quá, không tự chủ được, tự kết liễu đời mình. Những người có khuynh hướng dùng vũ lực để giải quyết mọi tranh chấp thì khi ghen tuông cũng có xu hướng dùng “võ” để hành xử, họ sẽ không nhường đối thủ. Để chiếm đoạt lại người yêu, họ sẽ dùng mọi thủ đoạn như: chửi bới và bêu xấu đối phương trước công chúng, đả thương, tạt acid, bắn chết đối thủ.. v.v. Tóm lại, những người này có thể thí mạng sống của họ và của cả đối phương. Theo một số chuyên gia, những người bị ghen nặng như vậy không những chỉ bị ảnh hưởng về tâm lý mà còn có những biểu hiện của stress.

Khi yêu, người ta ích kỷ, chỉ muốn tất cả là của ta, không được nghĩ tới ai, không muốn ai nhìn người yêu mình. Như Nguyễn Bính và Viễn Du đã diễn tả trong hai bài thơ "Ghen" dưới đây :

Ghen

Cô nhân tình bé của tôi ơi
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.

Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai
Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay biển lắm người

Tôi muốn mùi thơm của nước hoa
Mà cô thường xức chẳng bay xa
Chẳng làm ngay ngất người qua lại
Dẩu chỉ qua đường khách lại qua.

Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đừng lẩn quẩn bên cô
Bằng không tôi muốn cô đừng gặp
Một trẻ trai nào trong giấc mơ.

Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ
Đừng làm ẩm áo khách chưa quen.
Chân cô in vết trên đường bụi
Chẳng bước chân nào được dẫm lên.

Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi
Và nghĩa là cô là tất cả
Cô là tất cả của riêng tôi. (Nguyễn Bính)


Ghen

nếu ghen tương là tánh của tiểu nhân
em nhất định không thèm làm quân tử
người ta ghen với mắt nhìn lơi lả
em ghen thầm trong cả giấc mơ anh
ghen với gối chăn buổi tối anh nằm
ghen với áo quần mỗi ngày anh mặc
người ta ghen mỗi khi xa cách mặt
em ghen rồi trước cả phút chia tay
ghen ghế kia anh ngồi suốt cả ngày
ghen phone được anh kề tai thủ thỉ
người ta ghen nên không còn lý trí
em ghen tương nhưng tỉnh táo vô cùng
nhớ vào lòng từng lời nói...chung chung
mà đâu biết, anh muốn gởi về...ai đó
người ta ghen, khóc la rồi than thở
em ghen lại cười hớn hở như hoa
điểm trang đẹp ngời đôi mắt, làn da
mặc áo đẹp rồi tung tăng dạo phố

nhưng trong tim em có ngàn mảnh vở
em ghen mà...không biết tại sao ghen (Viễn Du)


Và như Nguyễn Vạn An đã mô tả, một chàng trai muốn người yêu tất cả là của mình và sống xa mọi người:

Nếu được phép, Anh cầu xin Thượng Đế
Nhốt tù Em trong lòng ngực tim Anh,
Nuôi dưỡng Em bằng dòng máu trong lành,
Cho Em thở, Em thương chung một nhịp.
Cho Em tắt mọi đường giao tiếp
Em khuất che sóng mắt, nụ cười yêu
Cho thế nhân không thấy dáng yêu kiều
Và thân băng tuyết trinh nguyên vô giá.
Anh ước nguyện Cao Xanh cho hóa đá
Tạc hình Em trên tột đỉnh Lạp Sơn
Cho chim muông trần thế khó khinh lờn,
Xa trọn vẹn lũ phàm nhơn tục tử,
Nếu được phép dựng lầu thơ biệt thự.
Trên không gian, trong khoảng gió hư vô
Sống bên nhau không biết đến bao giờ
Hòa tim máu và chia chung nhịp thở. (Nguyễn Vạn An)


Hay đọc ca dao nói về ghen

Ớt nào là ớt chẳng cay,
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.
Vôi nào là vôi chẳng nồng,
Gái nào là gái có chồng chẳng ghen.
Ta rằng ta chẳng có ghen,
Chồng ta, ta giữ, ta nghiền ta chơi. (CD)


Ta sẽ thấy câu danh ngôn " Một người đàn bà ghen tin vào tất cả những gì mà cơn phẫn nộ của nàng đưa tới ." là đúng. Nàng không ghen mà chỉ "ta nghiền ta chơi" thôi. Tình yêu nó ích kỷ như vậy đó, hãy nghe Achille Poincelot nói về sự ích kỷ đó: "Tình yêu là một thứ tình ích kỷ vô cùng, đến nổi ta chỉ muốn thấy người mình yêu đau khổ tận cùng hơn là muốn thấy họ hạnh phúc với kẻ khác mà không phải là ta." Để bào chửa cho sự ghen tuông, người ta thường nói: "Có yêu mới ghen, không yêu đâu ai ghen làm gì". Nhưng ghen có phải là yêu không? Theo Von Meck thì: "Có ghen mới là yêu, nhưng ghen quá sẽ giết chết tình yêu."

Hãy nghe và tưởng tượng những hình ảnh sau đây:
- Mày cướp chồng bà hả, bà sẽ cởi quần, rạch mặt mày, sẽ tạt acid vào mặt mày ... Và nếu không làm gì được tình địch, thì hành hạ chồng, chửi chồng, thậm chí có bà còn dám thẻo luôn cái đó của chồng. Và sự ghen tuông như vậy có chinh phục được lòng thương hay dành lại được tình yêu của người chồng không?
- Người yêu nói chuyện hay có cử chỉ thân mật với người đàn ông khác là chàng nổi máu ghen: đánh đối thủ, bắn đối thủ gục ngã để đoạt lại người yêu. Ghen táo bạo, hung bạo như vậy, người yêu có trở lại với anh ta không?

Theo ý kiến của các nhà tâm lý thì: "Ghen tuông cuồng nhiệt sẽ đưa người đàn ông vào vòng ngu xuẩn mất trí, và đẩy người đàn bà vào sự mù quáng tội lỗi." Vậy ta có nên ghen hay không? Ta hãy nghe Auguste Forel nhắc nhở: " a) Đối với người vợ, thà rằng có người chồng không trung thành còn hơn là có người chồng hay ghen. Vì người chồng không trung thành còn có thể giữ được hạnh phúc với vợ. Còn người chồng hay ghen sẽ luôn biến gia đình thành Hỏa Ngục. b) Đối với người chồng, người vợ càng ghen càng không thể nào sửa đổi được người chồng, mà trái lại còn gây ra những cảnh hỗn loạn mà kết cuộc là đầu độc đời sống chung cho đến tiêu diệt hoàn toàn." Ghen quá đánh mất hạnh phúc và đem lại sự khốn khổ cho người mình yêu thương. Ghen tuông làm cho chúng ta mất bình tĩnh, thiếu suy nghĩ, nên không chống đỡ nổi trước đối thủ để bảo vệ và gìn giữ tình yêu của mình. Nhưng mặt khác, không biết ghen, thì cũng có thể gặp tai họa . Cho nên Laténa đã thốt lên: "Không biết ghen cũng như đụng đâu ghen đó đều là những sự lăng nhục. Bất cập hay thái quá đều tai hại cả."

Trong mỗi con người, không ít thì nhiều luôn có sự hiện diện của lòng đố kỵ và tính ghen tuông. Trong tình yêu điều này càng thể hiện rõ. Một khi đã yêu và đặt hết lòng tin vào người mình yêu ta không bao giờ muốn chia xẻ tình cảm ấy với ai khác. Tuy nhiên, nếu có những người phụ nữ biết khéo léo điều tiết tình cảm để gia đình hòa thuận, thì cũng có những người lại ghen tuông một cách mù quáng bất kể đúng sai, hoặc dửng dưng lạnh nhạt. Theo thiển ý chủ quan của tôi (đàn ông) thì trong trường hợp bạn yêu chồng mà lại hành động và suy nghĩ như vậy, có nghĩa là người phụ nữ đã thất bại trong vấn đề tình cảm lứa đôi giữa hai người. Vì do tạo hóa sắp đặt, đàn ông bản chất vốn sợ sự cô đơn, họ cần một tổ ấm, ngay cả khi đã trưởng thành và có con cái, họ vẫn cần có sự quan tâm của người vợ. Nếu không được như vậy, tất nhiên họ sẽ đi tìm "suối nguồn yêu thương" ở một nơi khác. Trong cuộc sống lứa đôi, có lẽ cách tốt nhất là xử dụng sự thành thật, sự quí trọng, sự tin tưởng, lòng vị tha và quảng đại để đối xử với người bạn tình của mình trong mọi sinh hoạt của đời sống. Và tôi nghĩ, nếu là tình yêu hai chiều thì mọi trở ngại trên đường đời có lẽ sẽ được giải quyết một cách êm thắm. Còn nếu một người đã không yêu nữa (tình yêu cần hai chiều) thì cũng đừng nên níu kéo lại. Giữ người muốn ở lại chứ ai giữ kẻ muốn ra đi? Cố níu kéo lại chỉ tạo thêm sự buồn khổ (ghen tuông, lo lắng, giận bực...) cho bản thân bạn là trước nhất và cuộc sống lứa đôi chắc cũng không có gì "hấp dẫn" và vui vẻ được nữa . Nếu phải đối diện với tình huống khó khăn này, ta nên cố gắng đừng để mình ngập chìm trong bi lụy, mà nên nghĩ rằng cánh cửa này đóng lại thì cũng có cánh cửa khác đang mở ra và biết đâu đây là một cơ hội tốt cho tình yêu, hạnh phúc và cuộc sống của bạn . Đừng nên nhìn quá lâu vào cánh cửa đang đóng bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội nhìn những cánh cửa đang mở ra. Và như vậy, thì ghen có lẽ không là một vấn đề lớn cho chúng ta nữa.

Ở trên chỉ là ý kiến chủ quan của tôi, mọi ý kiến xây dựng khác của các bạn về "ghen" sẽ được đón tiếp với nhiệt tình và tri ân. Xin chúc tất cả mọi chuyện vui vẻ và như ý .

Lý Lạc Long
(TTL/TCT/MAI/05)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2006 20:57:33 bởi Lý Lạc Long >

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
Nói Dối hay Nói Thật - 02.04.2006 20:20:53
Nói Dối hay Nói Thật

"Cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo" và chỉ với ba tấc lưỡi, con người có thể bóp méo mọi việc, mọi sự vật, mọi hiện tượng. Hơn một thế kỷ trước, nhà văn Mỹ Mark Twain đã viết: "Người ta giả dối bất cứ lúc nào, cả trong lúc thức và lúc ngủ, trong lúc buồn và lúc vui. Nếu bạn giữ được cái lưỡi (không nói), thì sự giả dối cũng chuyển qua những hình thức khác". Sự giả dối giống như một thứ kỹ năng, tồn tại trong mọi cá nhân và được chúng ta sử dụng hết sức thoải mái. Không những chỉ có trên phim ảnh hay các ấn phẩm văn học, nghệ thuật ... mà sự dối trá hiện diện chung quanh chúng ta dưới dạng này hay dạng khác, bằng hình thức này hay hình thức khác. Đã là con người, thì không ai tránh khỏi nói dối. Nói dối chơi, nói dối thật, nói dối để trốn nợ, để khỏi đi dự tiệc tùng vì tốn tiền, nói dối để khỏi gặp mặt một người mà mình ghét trong đám bạn bè, nói dối để che mặc cảm nghèo hay kém sút hơn người khác, để không phải đi làm, để... v.v. Nói chung thì có hàng ngàn, hàng vạn lý do khiến cho người ta nói dối.

Những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu khoa học mà kết quả hình như cũng ủng hộ quan điểm của Mark Twain. Năm 2004 nhà tâm lý học Robert S.Feldman ở Đại học Massachusetts tiến hành một thí nghiệm để đo lường sự nói dối. Feldman đã ghi âm lén các sinh viên khi nói chuyện với người lạ, sau đó phân tích băng ghi âm và tính toán số lần họ nói dối. Hơn 60% đối tượng có biểu hiện nói dối trong khoảng thời gian mỗi 10 phút. Mức độ dối trá được sắp xếp từ thổi phồng cho đến bịa đặt. Và Feldman nhận xét là nam giới và nữ giới có tần suất nói dối như nhau, nhưng trong khi phụ nữ có khuynh hướng giả dối để đối tượng yên tâm thì sự giả dối của phái mạnh cốt để tự an ủi mình.

Trong một nghiên cứu khác do chuyên gia David Knox và Caroline Schacht ở Đại học Carolina tiến hành, có đến 92% sinh viên thú nhận đã nói dối với người tình hiện tại hoặc trước đây. Trong khi từ lâu người ta đã biết rằng nam giới thường có xu hướng nói dối về số lượng các cuộc "chinh phạt tình ái" trong quá khứ, thì một nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ lại thường không trung thực về mức độ kinh nghiệm tình dục. Khi được yêu cầu hoàn thành bản tham vấn hành vi và thái độ tình dục bản thân, các đối tượng nghiên cứu là nữ cho biết chỉ có hai "cuộc tình" đi qua trong đời, trong khi kết quả từ máy phát hiện nói dối cho thấy kết quả thực nhiều hơn.

Những đơn cử trên đây chỉ là vài điển hình về sự giả dối mà khoa học ghi nhận. Nhưng ngay cả các nghiên cứu về sự giả dối cũng có thể có kết quả... không thật. Máy "dò nói dối" là một thí dụ cụ thể. Theo lý thuyết thì chỉ việc yêu cầu người cần được kiểm tra ngồi xuống ghế với một bó dây dẫn điện cùng với kim loại và để cho khoa học làm "trọng tài" quyết định đối tượng là "nói dối hay nói thật". Dĩ nhiên, là máy dò nói dối không thể biết được một người đang nghĩ gì. Steven Aftergood thuộc Liên đoàn Khoa học Mỹ giải thích : ''Máy dò nói dối là sự diễn dịch một thiết bị tưởng tượng thành công nghệ. Cái mà máy dò đo không phải là sự thật và sự dối trá, mà là sự... toát mồ hôi và hệ hô hấp''. Lịch sử của những "máy dò nói dối" bắt đầu từ năm 1895, và Cesare Lombroso là người đầu tiên xử dụng một thiết bị như vậy. Nhưng mãi cho tới khoảng 1914-1915, thì Vittorio Benussi, Harold Burtt và William Marston mới chế tạo máy để đo lường sự tương quan giữa sự thay đổi về áp huyết và hô hấp với hành vi nói dối. Năm 1921, John Larson sáng chế ra một dụng cụ có khả năng ghi liên tục áp huyết, hô hấp và nhịp tim. Năm 1926, Leonarde Keeler chế tạo máy dò nói dối ghi tim mạch bằng cách hoàn thiện những thiết bị trước đó. Năm 1936, Walter Summers thiết kế máy đo những thay đổi về điện trên da. Những năm gần đây hơn là các thiết bị đánh giá căng thẳng tâm lý, đo tần số của giọng nói từ các băng ghi âm. Và gần đây nhất thì các nhà khoa học đã làm ra loại máy dò nói dối mới nhất, đo lường sự thay đổi về nhiệt độ quanh hốc mắt với tỷ lệ thành công được cho là đạt 83%. Tuy nhiên, liệu loại máy mới này có chứng tỏ đáng tin cậy hơn so với máy dò thông thường (đo tim mạch, đổ mồ hôi, hô hấp) hay không thì vẫn còn... bỏ ngỏ. Tóm lại, thì kết quả từ các loại máy "dò nói dối" cũng có thể ... dò không đúng sự thật và vấn đề vẫn đang còn được tranh luận.

Ngoài các loại máy dò nói dối kể trên thì người ta còn dùng các phương pháp khác như " xem xương sọ", hay các biểu hiện trong đời sống đạo đức của một cá nhân trong quá khứ để thẩm định sự thành thật hay giả dối . Và trong lịch sử người ta dùng đến cả dược phẩm. Người bị tình nghi được chích các loại thuốc an thần bao gồm scopolamine, sodium amytal và sodium pentothal, với hy vọng là những dược phẩm này có thể tác động tới não bộ, làm cho đối tượng không thể cố tình nói dối. Nói chung những loại dược phẩm này làm cho nạn nhân mất khả năng kiểm soát về những điều họ nói. Tuy nhiên, kết quả thường là những chuỗi lời nói lắp bắp chứ không phải ''sự thật''. Vào năm 1963, Toà án Tối cao Mỹ tuyên bố xử dụng các loại thuốc này là một hình thức tra tấn và phương pháp "dò sự thật bằng thuốc" này được phán quyết là trái với hiến pháp.

Vì sao con người lại "giả dối" ? Một phần vì giả dối là một phương tiện giúp cho sự thành công trong quá trình sinh tồn của chúng ta. Loài người từ thời đại tiền sử đã sử dụng giả dối để có thể tồn tại và phát triển trong những cuộc chiến dai dẳng vì sự sinh tồn, giả dối đã là một động lực thúc đẩy sự tiến hóa. Dối trá để giúp nhau và dối trá ngay cả với chính bản thân mình, giả dối một sản phẩm tài năng được gây dựng từ não bộ, giúp chúng ta chấp nhận hành vi gian lận của chính bản thân và tha nhân.

Trong đời sống thực tế ,chúng ta thỏa hiệp chấp nhận và đồng ý với các dạng giả dối không lời như xử dụng mỹ phẩm, tóc giả, phẫu thuật thẩm mỹ, quần áo và những dạng trang trí khác để cải trang bề ngoài thực của mình. Chúng ta lợi dụng các hương thơm nhân tạo để đánh lạc hướng dấu vết mùi hương thật của cơ thể. Chúng ta có thể khóc với những giọt nước mắt cá sấu, làm giả một số cơ quan và phơi bày đồ "giả" trước bàn dân thiên hạ.... Những điều này chỉ là một phần nhỏ của tấm thảm giả dối khổng lồ nhằm che đậy, trang trí cho bản chất không trung thực của chúng ta. Nếu sự thật trần trụi này làm cho mọi người cảm thấy khó chịu, thì chúng ta có thể tự an ủi là loài người không phải là loài duy nhất biết khai thác"sự giả dối" để bào chửa và biện minh cho hành vi giả dối của mình. Cây cối và nhiều loài động vật có thể liên lạc với nhau bằng thứ âm thanh "ảo", phô bày các nghi thức tiếp cận, màu sắc, hóa chất lan truyền trong không khí và cả những phương thức chưa được biết khác, mà theo các nhà sinh vật học thì mục đích vẫn là chuyển tải thông tin và lừa phỉnh nhau. Một số loài hoa tỏa hương quyến rũ ong bướm, côn trùng để ăn thịt. Rắn đuôi chuông ngoe nguẩy chiếc đuôi như con giun để đánh lừa con mồi. Loài nhện nước tạo sóng để thu hút đàn cá đến và tóm lấy nạn nhân bằng ngón nghề điêu luyện của nó. Và một số loài động vật khác có khả năng gửi đi những thông điệp không chính xác để đánh lừa đối tượng....

Một số người khác như các nhà luân lý học, đạo đức học và hầu hết các tôn giáo ... thì xem giả dối như là một điều " tội lỗi" của loài người và nên tránh .Quan điểm của họ là : "Nghĩ thật, nói thật và làm với tất cả sự chân thật là những hình thức của sự thành tín đối với bản thân, đối với Trời và đối với thiên hạ. Nếu đã dối với lòng mình, dối với sự kiện, dối với Trời Đất, dối với thiên hạ thì công việc nhỏ hay lớn gì cũng sẽ không đi đến đâu." Và theo họ thì bất cứ cái gì xây dựng trên sự giả dối, dù có thành công cũng chỉ là tạm thời chẳng khác nào xây lâu đài trên bải cát. Sự sụp đổ tàn lụn chỉ là vấn đề của thời gian. Nói chung, thì chủ trương của những người này "thành thật là đường lối tốt nhất" (honesty is the best policy). Những người theo Phật giáo đều biết "không nói dối" là một trong "Thập thiện nguyện" của đạo Phật, nhưng "nói dối" để cứu khổ cứu nguy cho chúng sanh thì theo đạo Phật lại là không có tội (?). Bàn luận xa và sâu hơn nữa về những quan điểm này là một vần đề rộng lớn và có lẽ sẽ tùy thuộc vào trình độ hiểu biết, suy nghĩ và nhân sinh quan của mỗi người.

Trong cuộc sống thực tế hàng ngày, một người phải đối diện với việc "nói thật hay nói dối" rất thường xuyên. Từ việc giả dối nhỏ như nghe chuông điện thoại reo nhưng không bắt để né tránh nói chuyện một người nào đó cho đến những việc dối trá lớn và nghiêm trọng hơn như vì lợi ích cho bản thân hay cho tập thể có liên hệ mât thiết với chúng ta như: gia đình, bạn bè , hãng xưởng, cộng đồng ... Chúng ta phải luôn cân nhắc giữa "giả dối và thành thật" để bảo vệ mình và cạnh tranh với đối phương . Nghề nghiệp đôi khi buộc một người không thể nói "sự thật" (mà họ biết) như trong thương trường, chính trường, chiến trường... để giữ lợi thế cho "phe nhà" .

Tóm lại, cuộc sống thực tế của thế nhân đầy dẫy những mâu thuẫn, nói dối hay nói thật là "sự lựa chọn" của mỗi cá nhân trong một hoàn cảnh nhất định nào đó. Như một thiên thần trong phim "Touch by an angle" đã nói: "Hãy nói sự thật với một tấm lòng thương yêu và không nhất thiết phải hoàn toàn là sự thật". Có lẽ, cách tốt nhất khi phải đối diện với sự lựa chọn giữa "giả & thật" thì ta nên dùng cái đầu để gạn lọc những gì cần nói ra và dùng trái tim gạn lọc lại thêm một lần nữa những điều phải nói.... Mặc dù "thuốc đắng đả tật" nhưng "lời thật cũng có thể mất lòng". Và không nói sự thật thì không nhất thiết là đồng nghĩa với nói dối hay nói sai sự thật. Trong quan hệ giữa người và người có lẽ tốt nhất là nên nói sự thật với một tấm lòng thương yêu. Một lời nói mà giúp ích được cho người khác thì mình cũng cảm thấy hạnh phúc phải không các bạn?

Lý Lạc Long
(TTL/TCT/MAI/05)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2006 21:00:18 bởi Lý Lạc Long >

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
Hoa Sen, Hồn Việt - 07.04.2006 02:56:58
Hoa Sen, Hồn Việt



Sen thanh cao, trắng trong và tinh khiết; bùn đen đúa, nhớp nhúa và dơ bẩn. Sen và bùn, dù là hai thái cực, hai hình ảnh tương phản, đối chọi nhau, nhưng lại rất gần nhau. Nói đến sen người ta nghĩ ngay đến bùn, nghĩ đến sự cao quý vươn lên sống ngạo nghễ từ giữa những vùng đất tội lỗi .

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhụy vàng.
Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (CD)

Về ý nghĩa của câu ca dao, ai cũng hiểu, nhưng nếu ai đã có từng trầm mình trong những đầm sen, từng thọc tay vào bùn để kéo lên những ngó sen trắng nỏn thì sẽ thấm thía với câu ca dao ở trên hơn. Vì không chỉ ngó sen màu trắng nỏn tương phản với màu bùn đen mà hương vị của hoa sen cũng chẳng vướng víu hay bị nhiễm mùi bùn. Ngược lại còn phảng phất một mùi hương nhẹ nhàng thanh khiết và dễ chịu. Sen sống giữa bùn sình nhưng không bị lấm lem, sen tặng cho cuộc đời những bông hoa tinh khiết, thanh cao. Ban ngày hoa sen nở, nhưng sẽ khép kín lại lúc về đêm như để tránh sự xâm nhập của bóng đêm u tối, giữ vẹn toàn hương sắc trinh bạch, thanh cao của một loài hoa cao quý.

Hoa sen tượng trưng cho sự uy dũng bất khuất của người quân tử, giữ chặt lòng mình trước cám dỗ của lợi danh, giữ cho mình sự trong sạch dù ở giữa chốn bùn nhơ. Với Phật giáo, hoa sen là biểu tượng của sự giác ngộ, cũng như sen mọc giữa chốn bùn lầy, người giác ngộ sống giữa hồng trần, cuộc sống thế nhân với muôn vàn ô trọc vẫn bình thản giữ gìn đạo hạnh và sự trong sạch của bản thân không để bị vướng bụi trần thế, bả lợi danh.

Sen không chỉ là một loài hoa đẹp, một biểu tượng của người quân tử, của sự giác ngộ, mà tất cả các phần của sen, theo đông y, đều là thuốc chữa bệnh. Hạt sen (liên nhục) chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ. Nhụy của hạt sen (liên tâm) có vị đắng có tác dụng an thần. Gương sen (liên phòng) phơi khô sắc uống có tác dụng cầm máu trong đại tiểu tiện. Tua nhị của hoa sen (liên tu) phơi khô sắc uống chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh. Lá sen (hà diệp) dùng tươi sắc uống chữa nôn ra máu, chảy máu cam. Ngó sen (liên ngẫu), dùng làm thức ăn giải nhiệt, làm thuốc cầm máu, nấu nước tắm sẽ làm cho da thịt mịn màng, cơ thể sảng khoái. Ngoài ra sen còn được biến chế thành những món ăn quốc túy, hương vị đặc biệt VN như gỏi ngó sen, mứt sen. Trà sen, một loại trà được ướp với hạt gạo trong hoa sen là một loại trà ngon, quý, và được người uống trà ưa chuộng.

Ngày xưa, lúc đọc 2 câu thơ của nhà thơ Nguyên Sa :
"Vẫn biết lòng mình là hương cốm,
Chả biết tay ai làm lá sen."

Sinh trưởng ở trong Nam, dù sen cũng là một hình ảnh rất quen thuộc, nhưng tôi không thấm và hiểu được hai câu thơ diễn tả mối tình "cốm, sen" của Nguyên Sa. Mãi sau này, tôi mới biết là ở ngoài Bắc, người ta dùng lá sen để gói cốm. Có một tác giả nào đó, tôi không nhớ tên, đã viết. " Ăn cốm làng Vòng chấm với hồng chín đỏ, thưởng thức hương thơm và ngọt nhẹ của cốm, với mùi thơm và vị ngọt gắt của hồng. Ăn một nhúm cốm như vậy, giống như đang nếm tất cả hương vị của đất trời, đồng nội, hương hoa ...". Thì ra là như vậy, tôi đã có thể tưởng tượng. Những lá sen rộng bản, vươn cao khỏi mặt nước. Buổi sáng, với những hạt sương, long lanh, trong vắt, còn đọng lại trên mặt lá như những hạt trân châu trời đất ban tặng cho sen. Dù nắng hay mưa, ngày qua ngày, những lá sen vẫn vươn cao, mở rộng che chắn cho những bông sen đang nở. Một ngày nào đó, một bàn tay ngà của một cô gái ngắt lấy tấm lá sen đem về gói những hạt cốm dẻo thơm, màu xanh ngọc thạch. Hương đồng, cỏ nội quấn quyện với hương đồng cỏ nội. Lá sen giữ cho cốm dẻo và thơm lâu, những hạt cốm xanh màu ngọc thạch nằm yên ổn trong lòng lá. Mùi sen trong hương cốm. Một sự kết hợp hài hòa và tuyệt vời. Và cuối cùng tôi đã hiểu nhà thơ Nguyên Sa đã ví lòng ông như hương cốm, hương của những hạt ngọc quí của đất trời, của hương đồng cỏ nội, của quê hương Việt Nam, và tìm đâu người tri âm, tri kỷ. Khám phá, hiểu, giữ gìn, hòa hợp, bổ sung ... cho nhau như lá sen và hạt cốm.

Hoa sen đã đi vào lòng người, đi vào cuộc sống của người Việt tự ngàn xưa . Có thể nói nhìn sen, ta có thể liên tưởng và nhận ra con người Việt Nam, nhưng nhìn người Việt Nam có nhận ra được HOA SEN không? Ngày nay, nhìn vào xã hội của người Việt Nam (cả hải ngoại và trong nước), một người Việt có đủ tự hào và khả năng để giải thích một cách tường tận ý nghĩa của câu ca dao trên cho một người ngoại quốc nghe không? Câu hỏi làm trăn trở nhiều người Việt có tấm lòng tha thiết với quê hương và dân tộc.

Nửa thế kỷ, dưới "ánh sáng" nhân tạo, quá cường độ và gay gắt của một chủ nghĩa ngoại lai, đã trở thành ngọn lửa thiêu đốt và hủy hoại những giá trị căn bản tạo thành dân tộc Việt . Việt Nam trở thành một xã hội, nơi mà tình người, lương tâm và đạo đức... khan hiếm như bóng cây, như nguồn nước giữa sa mạc. Đầm nước Việt cạn khô, hoa sen Việt úa tàn, chết rũ. Bóng đêm bao phủ, cơn ác mộng của những bông sen đỏ ngoi lên từ vũng máu thịt, nhầy nhụa, lạnh ngắt, tanh tưởi, nồng nặc mùi tử khí. Cố gắng vượt qua vùng bóng tối lại mơ thấy những bông sen tạp chủng ngoi lên từ những vũng nước ao tù. Tìm ở đâu đây, hương vị dịu dàng và bóng dáng thanh cao của Hoa Sen Hồn Việt?

Buổi chiều cuối tuần, tịch mịch, yên vắng đến lạnh lùng. Vạt nắng cuối ngày hờ hững rớt qua song, những dãi mây xám trôi lững lờ, lang thang, vài bóng chim bay điểm thành những chấm đen di động không định hướng trên nền trời tĩnh mịch. Không biết những đám mây kia sẽ trôi theo gió về đâu? Và những cánh chim có phải đang vội vã bay về tổ ấm? Còn ta sẽ đi về đâu cuối đoạn đường lưu lạc?

Nửa thế kỷ đã qua, một dấu chấm nhỏ của thời gian, một đoạn đường ngắn của lịch sử, một đời người. Như những giọt sương đọng trong lòng chiếc lá sen, đẹp lóng lánh như kim cương dưới ánh sáng mặt trời buổi bình minh bốc hơi mất dạng dưới cơn nắng gắt buổi trưa, những giấc mơ hồng thời niên thiếu cũng tan dần với thời gian và cuộc sống bương chải, tất bật nơi quê người. Mặt trời đã lặn, giọt nắng cuối cùng đã tan, bóng đêm bao phủ vạn vật, một ngày nữa đã qua. Giấc mơ hoa sen hồn Việt nở rộ ở quê hương, nơi xứ người có về chăng, đêm nay? Có lẽ lại thêm một đêm trăn trở nối tiếp một ngày buồn thiu ....

Vẫn biết hồn ta là sen Việt.
Tìm ở đâu những hạt cốm thơm?

Lý Lạc Long
(TTL/TCT/MAI/5/4/2006)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.04.2006 04:26:27 bởi Lý Lạc Long >

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
RE: Hoa Sen, Hồn Việt - 11.04.2006 09:16:57
Từ "Bó Chân" đến "Bó Đầu"

Thời xưa ở Trung Hoa, con gái bắt đầu bó chân từ năm lên hai hoặc ba tuổi. Sự đau đớn tăng dần theo với ngày tháng, và quá trình bó chân kéo dài khoảng ba năm thì xong. Trung Hoa có câu tục ngữ để diễn tả sự đau đớn phải chịu đựng do bó chân :"Một đôi chân nhỏ, một vò nước mắt". Trừ ngón cái ra còn bốn ngón kia bị vặn vào phía trong bàn chân rồi buộc lại bằng vải. Qua một quá trình chảy máu, nung mủ, viêm sưng phồng lên, toàn bộ bàn chân cuối cùng thu nhỏ lại ở một chiều dài khoảng ba tấc (1 tấc Tàu khoảng 3cm), được gọi là "tam thốn kim liên" (ba tấc sen vàng).

Các học giả Trung Hoa vẫn còn phân vân là tục bó chân của người phụ nữ ở Trung Hoa bắt đầu từ lúc nào? Từ thời Ngũ Đại, từ thời nhà Đường hay từ thời Bắc Tống? Có điều họ đã xác minh chắc chắn được là đến nhà Tống thì "Tam thốn kim liên dĩ thành mỹ nữ" ( ba tấc sen vàng đã thành người đẹp) đã trở thành một tiêu chuẩn cần thiết để đo lường cái đẹp của phụ nữ Hán tộc. Trải qua hơn một ngàn năm lịch sử, rất nhiều phong tục tập quán đã thay đổi theo từng hoàn cảnh xã hội, theo hưng thịnh, suy vong của từng triều đại vua chúa Trung hoa. Nhưng tục bó chân của người phụ nữ Hán tộc vẫn còn đó. Đến khi người Mãn Thanh xâm chiếm và thống trị Trung Hoa, nhà Thanh đã có ra "luật" cấm phụ nữ Mãn tộc bó chân và phụ nữ Hán tộc phải cởi chân đã bó ra. Nhưng kết quả thì nhà Mãn Thanh vẫn không ngăn cản được tục bó chân. Rốt cuộc, dưới triều đại nhà Thanh, con gái Hán tộc vẫn tiếp tục bó chân theo tục lệ, và một số con gái Mãn tộc lại giấu cha mẹ, lẳng lặng bó chân theo luôn. Mãi cho đến khi nhà Thanh sụp đổ và một Trung hoa dân quốc hình thành thì tục lệ bó chân phụ nữ mới chấm dứt hẳn.

Chắc bạn cũng như tôi, chúng ta "phải" có chút thắc mắc là cái "gót sen ba tấc" này là cái gì mà có sức hấp dẫn dai dẳng, mạnh mẽ và "dữ dội" đến như vậy? Cái bàn chân nhỏ dài khoảng 10 cm, dài hơn điếu thuốc một chút mà lúc nào cũng bó vải kín mít ngoại trừ những lúc phải chăm sóc vệ sinh và thay vải bó. Ngoài cái "mùi" bốc ra thì còn cái gì hấp dẫn trong đó?

Robert Van Gulik (1910 -1967), một nhà ngoại giao người Hòa Lan ghi lại nhận xét của ông trong tác phẩm "Sexual life in ancient China" (Sinh hoạt tình dục ở Trung quốc ngày xưa), là ông không thấy một bức tranh xuân cung (tranh khỏa thân) nào mà trong đó vẽ chân phụ nữ không có bó vải từ đời Tống về sau . Có lẽ vì vậy mà đôi chân bó trở nên thần bí, hấp dẫn có ma lực với đàn ông Trung Hoa? Và có lẽ còn nhiều cái "thú vị" khác nữa mà những người đàn ông quyền thế ngày xưa tìm thấy ở những "gót chân sen" này. Theo Phùng Tài Ký, một nhà văn Trung Hoa, thì người ta có câu nói: "Cả một pho lịch sử Trung quốc ẩn giấu dưới đôi chân bó nhỏ xíu đó ". Và tục lệ bó chân, chỉ bàn riêng về quy củ, tài nghệ, mức độ tinh xảo, công phu, kiểu cách, biện pháp, kỹ xảo, bí mật ...v.v. của việc bó chân đã là cả một môn học . Quí vị nào thích thú muốn biết thêm chi tiết về tục bó chân có thể tìm đọc truyện "Gót sen ba tấc" của Phùng Tài Chí (bản tiếng Việt do Phạm Tú Châu dịch) .

Ngoài những diễn tả chi tiết về tục bó chân, những nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần, hậu quả việc bó chân mà người phụ nữ phải chịu đựng. Nhà văn Phùng tài Chí còn cho người đọc thấy những "bi kịch của con người" khi không thể làm chủ được bản thân, bị tùy thuộc, bị hoàn cảnh xô đẩy trở nên tha hóa, biến thái dẫn tới một cái "tôi" khác hẳn với bản chất ban đầu. Qua Hương Liên (nhân vật chính trong truyện), một cô bé ngây thơ, hiền lành là một nạn nhân của tục bó chân dần dần cũng bị lôi cuốn vào các cuộc xâu xé, tranh dành quyền lực với các phần tử khác của gia đình bên chồng, trở thành một người lạnh lùng, tàn nhẫn , ngoan cố và đầy mâu thuẫn. Nhờ có gót chân sen đẹp nhất nhà, Qua Hương Liên trở thành người thắng cuộc, nắm giữ mọi quyền hành của gia tộc bên chồng. Và dùng quyền đó bắt buộc các bé gái khác trong gia tộc đều phải bó chân khi đến tuổi quy định, nhưng lại sắp xếp cho con gái ruột của mình tránh né việc bó chân "?". Cũng giống như mâu thuẫn hiện giờ của các "ngài" tự xưng đại diện cho giai cấp vô sản vài thập kỷ vừa qua, dạy dỗ và răn đe dân chúng và mọi người là xã hội tư bản xấu xí, tệ hại… Phải tiêu diệt hết các tư bản, tư bản, tư sản, phú nông, … Ngày nay, chúng ta cứ thử nhìn vào hiện trạng "thực tế" ở VN xem. Như gia đình, thân nhân, giòng họ, thủ hạ … của các "ngài" đại diện cho giai cấp vô sản chẳng hạn. Các ngài và gia đình là sở hữu chủ của hàng tỉ đô la (bất động sản trong nước, ngoài nước, các trương mục “lớn” ở các nhà băng Thụy Sĩ…), con cái thì cho đi Mỹ, đi Tây, đi Úc du học … Họ có đáng bị diệt không? Không, theo họ, thì họ ở trên đầu dân chúng và “above any laws” họ đang dùng để cai trị dân chúng "?" . Đúng hay sai? Có công bằng và hợp lý lẽ không?

Ai cũng biết đa số người Trung Hoa có quan niệm "trọng nam khinh nữ", và phụ nữ ngày xưa bị coi là một món đồ chơi của đàn ông. Cái tập tục "bó chân" kỳ lạ, tàn nhẫn và dã man này không phải bắt nguồn từ tôn giáo như một số các tập tục kỳ lạ của các dân tộc khác trên thế giới mà từ quan niệm thẩm mỹ quái gở của những người đàn ông có quyền hành ngang trời như vua chúa Trung Hoa ngày xưa. Có lẽ sau khi thưởng thức chán các kiểu "búp bê" có dung nhan "chim sa cá lặn" của phái nữ, thị hiếu của họ chuyển sang "hình thể" của phái nữ, từ "búp bê" thắt đáy lưng ong, thon thả, nhẹ nhàng có thể đứng trên trên mâm múa hát như Triệu Phi Yến của Hán Thành Đế, đến kiểu "búp bê" mũm mĩm, mềm mại, ẻo lả đến nổi thị tỳ phải nâng đở khi đứng dậy như Dương Quý Phi của Đường Minh Hoàng. Và đến đời nhà Tống thì thị hiếu của họ chuyển xuống đến đôi chân của phái nữ và ở đó luôn cho đến những thập kỷ đầu của thế kỷ 20 cái quan niệm thẩm mỹ quái gỡ này mới chấm dứt.

Nhà Mãn Thanh, chế độ phong kiến cuối cùng của Trung Hoa đã sụp đổ. Trung quốc không còn bó chân phụ nữ của họ nữa. Nhìn trên quan điểm đó thì xã hội Trung quốc ít nhất cũng tiến triển về mặt nhân bản, và mọi người hy vọng xã hôi sẽ càng ngày càng có tính người hơn. Nhưng chuyện đời thì thiệt là khó ai ngờ, Trung quốc lại chuyển qua thích "bó đầu", và lần này mấy ông "vua khỉ *" Trung quốc không những chỉ thích bó đầu nữ phái thôi mà lại thích bó đầu cả dân tộc, bó đầu tất cả mọi người : nam, nữ, lão, ấu, với kỹ xảo "bó đầu" của chủ nghĩa cộng sản du nhập từ Liên sô. Các chú "con trời" cứ loay hoay mãi trong cái vòng lẩn quẩn " bó - cởi - bó - cởi " hơn ngàn năm nay. Nhưng thôi đây là chuyện của nước Tàu. Để cho mấy chú Ba lo.

Trở lại chuyện nước Việt của chúng ta thì lúc đó cũng nảy sinh ra một số "vượn đỏ" lai giống. Dân Việt Nam không có cái thị hiếu để thưởng thức cái đẹp "con gái bó chân" như mấy chú "con trời". Vào thời điểm đó, có lẽ dân Việt cũng chẳng tha thiết gì mấy với khái niệm "bó đầu" của lũ vượn đỏ lai giống du nhập vào VN. Tuy nhiên, cuối cùng dân Việt cũng bị gạt, bị dụ, bị cưỡng bách ...Kết quả, nửa nước bị lùa vào "thiên đường khỉ " để "bó đầu". Sau một thời gian bị "bó đầu" kết hợp với các xảo thuật: tẩy nảo, bịt mắt, bịt tai, kiểm soát bao tử ... một số đông đã mất hẳn khả năng tự suy nghĩ, mất thị lực đến nổi nhìn "vượn tưởng cha mẹ", mất khả năng nghe và hiểu những âm thanh của loài người. Một "thiên đường" của khỉ với vượn đỏ cầm quyền đã được hình thành ở miền Bắc. Một tai ương và hiểm họa cho dân tộc và đất nước Việt Nam. Xui xẻo và tệ hơn nửa, là phân nửa số dân Việt ở miền Nam có cơ hội may mắn để làm người và sống trong cõi người thì một số lại bị nhiễm "vi khuẩn" của vượn đỏ, của "ngoại bang" nên đã như "chó điên" sủa càn, cắn bậy, làm những việc không giống "người". Kết quả, hơn hai mươi năm sau, mấy triệu dân Việt phải vượt biển, băng rừng để tìm cơ hội sống nơi cõi người nữa. Trời phạt dân Việt, cả nước đã trở thành "thiên đường của khỉ" và dưới sự dẫn dắt của lũ vượn đỏ, dân Việt đã đi ngược dòng về gần đến cái điểm "ăn lông ở lổ" như thủy tổ của loài người .

Cũng may mắn cho nhân loại, (tránh được thế chiến thứ III "?") vượn hồng mao bên Liên sô và Đông Âu uống trúng thuốc giải độc sao đó mà bỗng nhiên tự phá bỏ những "thiên đường khỉ" và trở lại xây dựng "cõi người" để cùng sống chung với nhân loại. Cho dân Việt thì cũng may mắn, là có nhiều tổ chức nhân đạo của thế giới và mấy triệu người Việt hải ngoại vẫn còn nhân tính đã gởi nhiều phương thuốc giải độc về cứu giúp thân nhân và bạn bè để họ có thể sống sót trong cái "thiên đường khỉ" và chờ ngày để xây dựng lại cõi người ở Việt Nam. Thuốc giải độc của các tổ chức nhân bản thế giới và những người Việt hải ngoại hình như cũng có chút tác dụng, một số khá đông dân Việt trong nước đã bắt đầu đòi quyền làm người và quyền sống trong cõi người chứ không chịu làm "khỉ" và sống trong "thiên đường khỉ" với lũ vượn đỏ cầm quyền nữa.

Đầu năm Bính Tuất, đã có dấu hiệu tốt từ nhân loại cho thấy là đa số "dường như" có khuynh hướng muốn xóa hẳn vài cái "thiên đường khỉ" còn sót lại trên trái đất như "nghị quyết 1481 của Quốc hội Châu Âu với tỷ số 99 phiếu thuận, 42 phiếu chống lên án chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống nhân loại, và các chế độ toàn trị cộng sản đã vi phạm nhân quyền tập thể". (Quốc hội Châu Âu chắc cũng "sợ" cộng sản Á châu, nên đã "không dám" nói gì đụng đến cộng sản TQ,VN, BH đâu … Nên các "ngài" con trời, cháu dao Mác và lưỡi Lê… đừng có tật giật mình rồi nhảy lên như khỉ mắc phong hay vượn bị vi khuẩn Marx - mad - … la hét um sùm – báo hại một người có trình độ hiểu biết bình thường cũng phải lúc lắc cái đầu và nhăn răng cười … như khỉ … mới hiểu nổi ngôn ngữ của khỉ và tiêu hoá được) .

Cầu nguyện cho tất cả những con dân Việt đang trên con đường xây dựng lại "cõi người" cho dân tộc và quê hương VN thân yêu gặp nhiều may mắn, thuận lợi và sớm thành công mỹ mãn .

Lý Lạc Long
(TTL/TCT/MAI/2006)


* Theo thuyết tiến hóa của Darwin thì đại khái “khỉ” là thủy tổ của loài người . Nên tôi dùng tên thủy tổ của loài người để gọi con người ngày nay cũng chẳng có gì là quá đáng. Và ai muốn “la hét” thì xin viết bài phản đối gởi cho ông Darwin trước. Dĩ nhiên ai đúng thì tôi sẽ "cung kính" nghe theo.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.04.2006 09:51:49 bởi Lý Lạc Long >

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
Mùa Phục Sinh: Mùa Ca Ngợi Sự Sống Khải Hoàn - 11.04.2006 20:49:44
Mùa Phục Sinh: Mùa Ca Ngợi Sự Sống Khải Hoàn

Năm vừa qua (2/12/2005), Nguyễn Tường Vân, một thanh niên Úc gốc Việt, đã bị toà án Singapore kết án tử hình và hành quyết bằng phương pháp treo cổ vì tội chuyển lậu ma túy. Dù hầu hết mọi người đồng ý, buôn bán ma túy là một tội phạm nghiêm trọng cần phải trừng trị thích đáng, nhưng rất nhiều người không đồng ý với bản án tử hình trong trường hợp này và nhất là phương pháp hành quyết tử tội bằng treo cổ . Dư luận công chúng cho rằng bản án quá tàn nhẫn và treo cổ tử tội là một cách hành quyết "dã man". Cho dù chính phủ Úc và các cộng đồng khác trên thế giới đã tích cực vận động xin giảm án cho NTV vì lý do nhân đạo, Singapore vẫn cương quyết không thay đổi quyết định. Sợi dây thòng lọng, hình ảnh hãi hùng của sự chết chóc. Tước đoạt mạng sống của một người ở tuổi 22 , bằng phương pháp treo cổ là một hành vi phản nhân tính về mọi phương diện tình người cũng như lý lẽ. Chính quyền Singapore về mặt này vẫn "dã man" không kém chính quyền La Mã cổ xưa. Còn về phía Việt Nam, ngoài một vài tiếng nói của lương tâm Việt, chính quyền VN đã làm gì để giúp cứu một mạng người của "khúc ruột ngàn dặm"?

Hơn 2000 năm trước, những người sinh sống trong vùng Địa trung Hải cũng đã chứng kiến những hình ảnh chết chóc tương tự, nhưng đó không phải là sợi dây thòng lọng mà là cây thập tự. Người La Mã đã đặt ra "thập tự giá" để hành quyết và răn đe những người chống lại chính quyền La Mã. Hàng ngàn người đã bị xử tử hình, tay chân bị đóng đinh vào hai thanh gỗ ghép lại thành hình chữ thập. Theo lịch sử, đóng đinh trên thập tự giá là một trong những phương pháp xử tử tàn ác nhất vì nạn nhân không chết ngay mà ở trong tình trạng hấp hối, dở sống, dở chết kéo dài có khi đến cả tuần lễ . Thử tưởng tượng nỗi đau đớn, khốn khổ, nhục nhằn ... của những nạn nhân bị lột trần, treo giữa trời trước khi chết . Một hình ảnh hãi hùng, man rợ , ghê rợn... Gần 2000 năm sau vẫn còn những chính quyền giết người một cách tàn bạo, như phát-xít Đức lùa dân Do Thái vào phòng hơi ngạt, chính sách tàn bạo của phát xít Nhật với các dân tộc châu Á (Trung hoa, Đại Hàn, riêng Việt Nam đã bị chết đói cả triệu người vì chính sách của Nhật). Sau thế chiến thứ hai, thì các chính quyền cộng sản lại giết hại và tàn bạo với chính dân chúng của họ. Bao nhiêu dân Nga, dân Đông Âu, dân Tàu, dân Hàn, dân Miên, dân Việt ... đã bỏ mạng oan uổng dưới sự cai trị của chính quyền cs của chính quốc gia họ? Một người có nhân tính không khỏi đau lòng và xót xa khi xem tài liệu ghi chép lại về những dữ kiện và con số người bị giết hại trong quyển "Black Book of Communism". Riêng VN, cứ thử tưởng tượng nỗi đau đớn, nhục nhằn, khốn khổ ... của rất nhiều người bị "đấu tố" oan ức trong phong trào "Cải cách ruộng đất" ở miền Bắc; sự nhục nhã, bất công của những tù nhân chiến tranh phải chịu đựng trong cại cải tạo; nỗi đau khi phải bó tay nhìn người thân bị hải tặc hãm hiếp, giết hại; nỗi đau nghẹn ngào, ngậm ngùi nuốt lệ chảy ngược về tim của những trẻ em Việt và những nàng kiều Việt bị bán làm nô lệ tình dục; nỗi uất ức của những người công nhân bị bóc lột, của những người dân lao động nghèo bị áp bức, chèn ép, hà hiếp bởi chính cái chính quyền hô hào là đại diện cho "giai cấp" của họ.

Nếu thêm vào yếu tố thời gian và sự tiến triển của nhân loại, để so sánh, thì các chính phủ cộng sản ở thế kỷ 19, 20 chẳng kém chút nào so với chính quyền La mã ở thế kỷ thứ nhất và các nhóm thống trị tàn bạo khác trước đó trong lịch sử nhân loại. Và tệ hơn nữa, là chính quyền cs tàn bạo và sắt máu với chính dân chúng của họ. Có phải chăng vì đi ngược chiều tiến hóa của nhân loại như vậy nên hầu hết các chính quyền cộng sản ở Liên Sô và Đông Âu đã không thể tồn tại ?

Nhân loại sống trong thế kỷ thứ nhất ghê sợ và không muốn nhắc hay nghĩ đến hình ảnh của thập tự giá. Nhưng ngày nay chúng ta lại thấy hình ảnh của thập tự giá ở các giáo đường, ở các bệnh viện, trên quốc kỳ của nhiều quốc gia vùng Bắc Âu, là dấu hiệu tượng trưng cho nhiều tổ chức nhân đạo như Hội Chữ Thập Đỏ (Red Cross) ... Nói cách khác, ngày nay thập tự giá là một biểu tượng của đạo đức, của tình thương, của tôn nghiêm. Tại sao một hình ảnh chết chóc dã man, hãi hùng, ghê rợn lại trở thành biểu tượng của đạo đức, của tình thương, của sự thánh thiện và tôn nghiêm? Sự chuyển hướng 180 độ này là do một người đặc biệt cũng đã chết trên cây thập tự giá. Người đó là Đức Chúa Jesus, một người vô tội, vì tội của nhân loại mà chịu chết.

Theo kinh sách của Cơ đốc giáo, thì Chúa Jesus phán: " Khi Ta đã được treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người đến với Ta". Lời phán đó đã trở thành sự thật. Thập tự giá đã trở thành sức mạnh thu hút nhân loại đến với Chúa. Hình ảnh của án phạt đã trở thành hình ảnh của tình thương. Hãi hùng, chết chóc đã biến thành an vui, hy vọng, tất cả chỉ vì Đấng vô tội đã mang tội thế cho ta. Thập giá là nơi tình thương và chân lý đã gặp nhau, nơi công chính và bình an đã hôn nhau, nơi Trời và người có thể giao hòa. Một con đường giải thoát đã được rộng mở cho nhân loại (theo những người có niềm tin vào Thiên Chúa).

Một cách tóm tắt, theo tài liệu của Cơ đốc giáo thì sau khi Chúa Jesus trút hơi thở cuối cùng. Theo luật của La mã lúc đó thì xác của những nạn nhân treo đó cho chim chóc ăn chứ không được chôn cất, nhưng ông Giuse xin và được chấp nhận cho đem xác của Chúa đi an táng trong một hang đá và quân lính chính quyền canh giữ ở bên ngoài thêm 3 ngày. Ba ngày đã qua, bà Magdala, người được Chúa cứu khỏi bệnh tâm thần, đi thăm mộ Chúa để biểu lộ lòng nhớ ơn và phát hiện tảng đá lấp mộ Chúa đã không còn nguyên như cũ, bà nghĩ ai đó đem xác Chúa đi. Bà tìm gặp Petrus và Gioan và báo tin này để hai ông tìm coi có ai lấy xác Chúa không? Gioan đến chỗ an táng trước, thấy thêm những hiện tượng bất thường, như băng vải tẩn liệm còn đó. Và Petrus đến sau, phát hiện thêm là băng vải, khăn che đầu được xếp rất gọn gàng. Nếu Ai đó tính trộm xác Chúa thì phải lợi dụng lúc lính canh ngủ gật, và thời gian này thì rất ngắn ngủi không đủ thời gian để kẽ trộm sắp xếp băng vải gọn gàng lại như thế. Còn phần bà Magdala đang khóc trong mồ, qua nước mắt bà thấy hai người ngồi trên phiến đá chổ để xác Chúa. Họ đã hỏi bà: "Tại sao bà khóc?" Magdala trả lời : "Vì người ta lấy mất xác của Thầy tôi và không biết họ đã để đâu? Chợt nghe giọng nói quen thuộc phía sau lưng kêu tên bà : "Maria Magdala". Magdala quay lại nhìn, nhận ra Chúa đang đứng, bà giơ tay định ôm chân Chúa, nhưng Chúa phán: " Đừng đụng đến Ta, vì Ta chưa lên cùng Cha Ta, con hãy về bảo các anh em Ta thay Ta, Ta sẽ lên cùng Cha Ta và Cha cùng các con, cùng Chúa Ta và Chúa các con." Nói xong Chúa biến mất, bà Magdala vui mừng chạy về báo tin cho các môn đệ biết Chúa đã phục sinh, nhưng họ không tin và cho là bà nói sảng, ngoại trừ Petrus và Gioan thì đã thấy những hiện tượng hữu hình “bất thường” ở mộ Chúa nên tin.

"Theo Kinh Thánh, Đức Jesus phải trỗi dậy từ cõi chết." Gioan, dựa vào những hiện tượng hữu hình đó, kết luận, chẳng có ai trộm xác của Chúa mà "cái chết đã thất bại, cái chết đã bị ánh sáng Phục sinh đánh bại" . Niềm tin ban sơ này của Gioan dần dần được củng cố và hoàn thiện. Thánh Phaolô đã nói "Nếu Chúa không phục sinh, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và cả niềm tin của anh em cũng trống rỗng".

Theo tài liệu, khi biết các đạo trưởng người Do Thái muốn giết Chúa. Tổng trấn Philato thất vọng truyền lấy nước rửa tay (?)và nói: "Ta sạch tội về máu người đạo đức này". Nhưng người Do Thái đã minh định rằng: "Ngài cứ yên tâm. Sau nầy máu nó có đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi, chúng tôi cam chịu… ". Nhìn lại lịch sử người Do Thái đã mất nước, sống lang thang xứ người. Cách đây khoảng 60 trước, hơn 6 triệu người Do Thái vô tội đã bị Hitler ra lệnh tàn sát. Và ngày nay, dân Do Thái đã có lại tổ quốc, nhưng với chiến tranh và khủng bố liên miên, máu dân Do Thái vẫn còn tiếp tục chảy. Vì tội phản Chúa như đã "ghi chép" trong Thánh kinh "?".

Nhìn người chợt nghĩ đến mình, dân Việt có bị "tội" gì không? Mà hơn 1 thế kỷ qua cũng đã trải qua bao cảnh đoạn trường, Không đánh giặc ngoại xâm, thì cốt nhục tương tàn, máu đổ thịt rơi... Kết thúc cuộc nội chiến Nam - Bắc vừa qua, hơn 3 triệu người đã chết. Hòa bình mà sao máu dân Việt vẫn tiếp tục rỉ? Hơn 3 triệu người Việt đã phải chọn đời sống lưu lạc khắp năm châu. Cho đến hôm nay, hơn 1/4 thế kỷ đã qua, đất nước trên lý thuyết đã không còn chiến tranh, nhưng một số người Việt vẫn còn tìm cách dựng ra "kẽ thù", dựa vào những lý do "phi nhân, phi lý" để tiếp tục áp bức, hà hiếp và giết hại những người cùng chung nòi giống. Giai cấp thống trị của VN, hiện giờ, nếu đem so sánh, thì cũng chẳng khá gì hơn phong kiến Tàu, thực dân Pháp. Và điều tủi nhục và uất ức nhất cho dân Việt là những người nắm quyền, tuy chung nòi giống Tiên Rồng, nhưng cách suy nghĩ, đường lối hành xử ... để cai trị đất nước chẳng khác mấy so với những thái thú Tàu, toàn quyền Pháp... ngày xưa. Không biết cho đến khi nào dân Việt mới có thể ngẩng đầu hãnh diện với niềm tự hào (thực sự) mình là người Việt Nam?

Hàng năm, vào khoảng thời điểm này, các tín đồ Cơ đốc giáo đang ở trong mùa Chay (40 ngày trước Lễ Phục Sinh -16/4/2006-). Mùa Chay, như Đức Giáo Hoàng Benedict XVI ghi nhận là "thời gian chay tịnh, thống hối và suy tư về chính bản thân, trong sự xác tín rằng cuộc chiến chống lại tội lỗi chưa kết thúc, bởi vì cám dỗ vẫn là một thực tại hàng ngày và mỗi nguời đều cảm nghiệm sự dòn mỏng và ảo tưởng của mình." Về ý nghĩa thì cả hai ngày lễ Giáng Sinh và Phục Sinh đều ca tụng sự sống, nhưng mỗi lễ một cách. Giáng Sinh "cử hành" sự sống ở điểm khởi đầu đầy tiềm năng và hy vọng, Phục Sinh "cử hành" sự sống ở độ chín sung mãn cuối cùng. Mầm non nay đã là cây sum sê hoa trái. Vì thế niềm vui Phục Sinh mang tính khải hoàn. Một số các biểu tượng quen thuộc cho lễ Phục Sinh như lửa phục sinh (easter fire), nến phục sinh (easter candle), trứng phục sinh (easter egg), thỏ phục sinh (easter bunny). Thỏ và trứng làm bằng chocolate được bày bán ở các siêu thị và có lẽ đây là hai hình ảnh quen thuộc nhất trong mùa Phục Sinh.

Mùa xuân cũng đang về thăm các xứ lạnh miền ôn đới như Bắc Mỹ, Bắc Âu. Thời tiết đã bắt đầu ấm hơn và ngày dường như cũng bắt đầu dài hơn đêm. Nhìn cuộc sống vật chất đầy đủ, quyền làm người được tôn trọng và trình độ dân trí cao của dân chúng ở các nước Tây phương mà thầm mơ ước, một ngày mai tươi sáng hơn cho quê cha đất tổ Việt Nam.

Chúc tất cả mọi người một "Happy Easter".

Lý Lạc Long
(TTL/TCT/MAI/29/3/06)



Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
Đi Tìm Mục Đích Của Cuộc Đời - 14.04.2006 05:37:25
Đi Tìm Mục Đích Của Cuộc Đời

Nhìn vào những thành tựu của khoa học kỹ thuật trong những thập niên gần đây, chúng ta có thể thấy là khoa học kỹ thuật có góp phần xây dựng cuộc sống vật chất của nhân loại. Dù các khoa học gia đã khám phá ra nhiều điều kỳ diệu phục vụ cho những nhu cầu của con người, nhưng họ cũng không thể thấu hiểu hoàn toàn cái mục đích chính của cuộc đời. Có một khoa học gia đã tự hỏi:

"Cuộc đời có mục đích chăng?
Thế thì mục đích của cuộc đời là gì?
Những gì? Ở đâu hay khi nào?..."

Triết lý là một môn học quan trọng và có nhiều ứng dụng, các triết gia nổi tiếng đã thảo luận và suy đoán về ý nghĩa của cuộc đời từ ngàn năm qua, nhưng cho đến ngày nay khi phải xác định mục đích của cuộc đời thì ngay cả đến các triết gia có tiếng tăm cũng chỉ phỏng đoán mà thôi . Tiến sĩ Hugh Moorhead, một giáo sư triết học của Northeastern Illinois University, đã có lần gởi đến 250 trí thức (triết gia, khoa học gia, nhà văn ...) tên tuổi câu hỏi: "Ý nghĩa của đời sống là gì ? Một số người đã trả lời với những lời phỏng đoán tốt đẹp, một số nhìn nhận là chỉ mới quyết định mục đích cho đời sống và một số khác ngay thẳng hơn với trả lời là họ không quan tâm.

Để trả lời cho những câu hỏi trên, chúng ta thử tham khảo Socrates (470-399, BC), một triết gia nổi tiếng của Hy Lạp xem sao? Nếu như triết học là một tinh thần độc lập, tự chủ, cuộc đời mỗi cá nhân là cái gì riêng biệt của họ và biệt lập với người khác thì Socrates là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng đã khẳng định về cá tính trên bình diện tinh thần.

"Hãy biết mình": Đây là câu châm ngôn thời danh được ghi trên cửa đền Delphes mà Socrates lấy làm hướng đi cho đời mình. Hãy biết mình chính là ý tưởng nền tảng lập trường nhân bản của Socrates và nó ảnh hưởng đến tất cả các tư tưởng nhân sinh quan sau này. Đây là một dấu ấn, một bước ngoặt trong lịch sử triết học. Khi Socrate nói: " tôi biết tôi không biết gì cả". Đây không phải là sự khiêm tốn, cũng không phải sự đần độn mà chính là cái "biết" của con người khôn ngoan . "Biết" mình không biết gì cũng có nghĩa là biết tất cả, và chỉ còn lại cái biết là phải tìm hiểu học hỏi. Cái nguy hiểm làm cho người ta trở thành "dốt" chỉ vì người ta biết ít hoặc chẳng biết gì mà cứ tưởng là mình biết, vì thế, họ không chịu học hỏi, tìm kiếm.

Socrates quan niệm rằng theo lý trí tự nhiên "không có người nào cố ý hành động xấu cả", mà trong con người đạo đức đã có sẵn. Điều này giống với tư tưởng của Khổng Tử "nhân tri sơ tính bản thiện". Còn đối với xã hội, đạo đức là một khoa học, khoa học của cái thiện giúp con người tìm đến hạnh phúc, tìm đến sự khôn ngoan đích thực là chân, thiện, mỹ. Đạo đức trở thành khoa học để hoàn thành phẩm chất con người. Chính vì cái thiện đã tiềm ẩn trong con người nên phải trở về với con người để tìm chân lý.

Trở về với con người để thấy rằng lý trí hướng dẫn con người bằng những hành vi tốt đẹp. Để hiểu biết, con người cần phải học và bắt đầu từ không biết. Socrates đã trải qua nhiều kinh nghiệm suy tư để cuối cùng thốt lên một lời rất khiêm tốn "tôi biết, tôi không biết gì cả". Đây chưa phải là một sự khẳng định hoàn toàn nghĩa đen đối với một triết gia nhưng điều ông muốn nói là mọi nhận thức của con người phải khởi đi từ đầu, từ sự không biết gì. Không biết để Socrates triển khai những bước đi vững vàng theo sự dẫn dắt của lý trí để đặt tới chân lý, đến với cái thiện phổ quát. Về mặt tri thức ông đã liệt kê và cho rằng thiên hạ có ba hạng người như sau:

-Hạng người dốt nát mà không biết mình dốt.
-Hạng người dốt mà biết mình dốt.
-Và hạng người biết mình biết.

Ông tự xếp mình vào hạng người thứ hai để biết mình và vươn lên. Thường thì người ta dốt mà không biết mình dốt lại còn sinh kiêu căng hoặc biết một mà tưởng biết mười. Sự khiêm tốn của Socrates cũng như quan niệm của Khổng Tử khi nói về cái biết: "Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy là biết vậy".

Biết mình là biết thân phận con người, yếu tính của mình. Biết mình là gì, bởi đâu, trở về đâu, sống để làm gì. Có biết ta mới định hướng cho mình một lối sống, lối đi chính xác, một đường hướng cụ thể dẫn dắt cuộc đời. Biết mình là một sự khôn ngoan tri thức. Người khôn ngoan đích thực sống vượt lên trên tất cả cảm giác cuộc đời, định luật vật chất, dư luận, sức thúc đẩy mù quáng của đam mê. Họ sống ở trần gian nhưng không bị luật trần gian tri phối, sống an vui, thanh thản, không phụ thuộc hay sợ dư luận. Cái khổ của con người là không biết mình có mặt để làm gì, sống cũng được mà chẳng sống cũng được, hoặc tiêu cực hơn chẳng muốn sống mà nhiều lúc muốn chết. Muốn chết nhưng lại sợ chết. Biết bao nhiêu giằng co mà con người khó chọn lựa dứt khoát giữa cuộc đời này. Sống mà không xác định mục đích cuộc sống, sự hiện hữu của con người thì cuộc sống chỉ là bất hạnh. Và đó cũng chính là đau khổ của kiếp người.

Trong cuộc sống thực tế, không ai muốn mình hay con cái mình sinh ra trở thành người xấu. Cũng như, không cha mẹ nào sinh con ra, bồng con trên tay mà lại ước muốn cho con mình trở thành đứa ăn cắp giỏi, nghiện ngập nhiều, cho dù ngay chính họ đang là người không tốt. Cái thiện từ lúc nào đó đã có sẵn trong lương tâm con người và khi họ làm trái tiếng nói lương tâm là một điều chẳng ai muốn. Trong thực tế những thói xấu lại ảnh hưởng do môi trường xã hội nhiều hơn. Hãy biết mình là trở về với chính mình để gặp ông thầy nội tâm ẩn tàng nơi đó, chứ không phải quay về với cái mình trơ trọi cô độc. Một sự trở về đơn phương nhưng lại đón nhận và tìm gặp tất cả. Một người tội lỗi trở về với con người thật của mình chính là trở về cội nguồn lương thiện của con người. Khôn ngoan chính là kinh nghiệm trở về. Nhân đức chính là sự hoàn thiện của con người để đặt được hạnh phúc- cứu cánh của đời người.

Đi tìm mục đích hay ý nghĩa của cuộc đời chúng ta phải hiểu bản chất của cuộc đời là gì? Có quan niệm cho rằng: "Chính cuộc đời là uổng phí trong khi đó chúng ta lại ước ao để được sống". "Sanh, lão, bệnh đau khổ là cái giá mà chúng ta phải trả bởi vì chúng ta có cái thân này làm nơi trú ngụ cho chính chúng ta" . Sự sanh ra con người là sự sanh ra đau khổ . Con người phải trả giá cho việc tạo ra những ham muốn ích kỷ và hẹp hòi. Những sự thèm khát cho sự sinh tồn ở tương lai khiến cho con người không thể sống trọn vẹn trong những giây phút hiện tại. Và giây phút hiện tại chính là giây phút tuyệt vời nhất của cuộc sống con người. Như đức Phật đã khuyên trong kinh "Nhất Dạ Hiền Giả" (Trung Bộ kinh III):

"Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng
Quá khứ đã đoạn tận
Tương lai lại chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây..."

Với sự sống của con người thì chỉ có hiện tại là tương đối có thật. Nếu chúng ta không sống với hiện tại, không biết chấp nhận hiện tại như nó đang là để vận dụng hiệu quả khả năng và trí tuệ của mình đi đến an lạc hạnh phúc và giải thoát thì chúng ta sẽ bị khô héo và già cỗi theo thời gian.

Chắc không phải là việc ngẫu nhiên, mà là ý của tạo hóa khi "tạo" ra con người với một trái tim, một bộ óc, một cái miệng, đôi mắt, đôi tai, đôi tay và đôi chân. Nhịp đập của trái tim nhắc nhở con người phải biết trân trọng và yêu thương con người vô điều kiện. Bộ óc là tài sản to lớn quí giá nhất của con người, không có ai đánh cắp được và luôn sinh sản ra những sản phẩm tinh thần mới lạ (có thể dẫn tới của cải vật chất) cho những người biết cách đầu tư vào bộ óc của họ. Cái miệng là một vũ khí rất lợi hại có tác dụng như con dao hai lưỡi, tùy người sử dụng cái miệng có thể là một phương tiện để giúp người, giúp đời hoặc một vũ khí hại người, hại đời. Đôi mắt được sắp xếp ở vị trí luôn nhìn về phía trước (nhìn hiện tại và tương lai ) và muốn nhìn lại phía sau (nhìn quá khứ) phải ngoái lại khi cần thiết. Đôi tai thì ở hai bên phải, trái để nghe từ hai phía, những lời tán dương, ca tụng lẫn phê bình, chỉ trích, chê bai để giúp con người phân biệt phải trái, đúng sai, thiện ác. Đôi vai liền đôi tay để gánh vác trọng trách để tự giúp bản thân và giúp người khác khi có thể. Đôi chân giúp con người di chuyển đó đây để mắt thấy, tai nghe, tim cảm nhận, óc suy nghĩ, miệng truyền bá những điều hay, tay đưa ra nâng giúp những người kém may mắn và cần được giúp đở. Tạo hóa đã sáng tạo ra con người và ban tặng cho con người những sản phẩm tuyệt vời. Nhưng con người chúng ta có sống như tạo hóa mong muốn khi tạo ra con người với hình dạng như vậy không?

Nói tóm lại, chúng ta không thể hiểu được bản chất chân thật của cuộc đời, bởi vì sự vô minh và sự khao khát tồn tại mãnh liệt của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta khao khát để được sinh tồn cho dầu phải chịu đựng những khổ đau, bất hạnh trên cuộc đời này. Vì vậy nếu không có một sự hiểu biết đúng đắn thì chúng ta khó mà tìm ra một mục đích cố định của cuộc đời trên thế gian này. Theo Phật giáo thì chúng ta là kết quả của những gì chúng ta đã là, và kết quả của những gì chúng ta đang là. Hay nói khác đi, bản chất của cuộc đời là duyên sinh, là giả tạo mà hợp thành. Khi đã hiểu được như thế rồi thì chúng ta có thể tìm ra và hiểu được bản chất chân thật của cuộc đời và mục đích của nó.

Chúc tất cả thành công trên đường tìm kiếm và hiểu được bản chất và mục đích của cuộc đời mình .

Lý Lạc Long
(TTL/TCT/MAI/12/04/06)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.04.2006 05:51:54 bởi Lý Lạc Long >

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
RE: Đi Tìm Mục Đích Của Cuộc Đời - 22.04.2006 05:38:17
Cuộc sống và những chiếc mặt nạ

Trong môn kịch nghệ, nhất là ở Á đông, các nghệ nhân thường được hóa trang (sơn vẽ, mặt nạ ...) tương xứng với vai trò diễn xuất. Nghệ thuật sân khấu này có mục đích trình bày cuộc sống thực tế giống như một vở kịch, trong đó mỗi người chúng ta đang mang mặt nạ, đóng những vai trò khác nhau mà đôi khi chính bản thân mình cũng không nhận ra. Nói cách khác, ít ai đang sống với con người thật, với giá trị thật của mình. Chữ "personality" (cái tôi) trong tiếng Anh bắt nguồn từ chữ La-tinh "persona" (mặt nạ). Khi người nghệ sĩ mang mặt nạ bước lên sân khấu để trình diễn, mặt nạ nói lên vai trò họ đang diễn xuất, còn người nghệ sĩ thủ vai thì ẩn bên trong như kẻ vô danh. Cái mặt nạ hóa trang này tương tự như "cái ta" hoặc "cái tôi" khi ta đang thủ vai hoặc diễn xuất vai trò nào đó trong vở kịch vĩ đại của cuộc sống con người.

Từ xa xưa, theo kết quả khảo cổ về xác ướp ở Ai cập thì ngay cả xác ướp (người chết) vẫn được mang mặt nạ. Ngày nay, ở nhiều nơi trên thế giới, con người vẫn còn thích thú với việc che mặt thật (có lẽ cũng đã giả tạo với vai trò diễn xuất trong vở kịch: Cuộc sống thực tế) của mình bằng "mặt nạ" trong các lễ hội khiêu vũ hóa trang. Người ta nói rằng, sự chuyển động cơ thể qua các nhịp điệu nhảy múa tái hiện cuộc sống, mặt nạ chỉ là một công cụ để con người thể hiện ý tưởng loại bỏ sự giả dối và chân thực với chính mình. Nhưng khoác lên thêm một lớp mặt nạ, "giả để che lấp những cái giả khác" sẽ giúp con người thể hiện được sự chân thực với chính bản thân mình? Có phải chăng đây cũng chỉ là sự giải thích cho những người đang diễn xuất cái vai trò cổ vũ của họ về những lợi ích của các lễ hội hóa trang trong "vở kịch cuộc sống thực tế"? Tại sao con người thích (hoặc phải) mang mặt nạ? Và sống như con người mang mặt nạ hay con người chân thực của mình là tốt? Con người có khả năng chọn lựa được giữa "mặt nạ" và "chân thực" hay không?

Một trong những hình ảnh quen thuộc ở Bắc Mỹ là Zorro, một hiệp sĩ đeo mặt nạ, cứu tinh của những người dân kém thế, nỗi ám ảnh của tầng lớp thống trị vào thời kỳ khai hoang ở California. Nhưng cởi mặt nạ xuống, Zorro lại chính là Don Diego Vega, một tay quý tộc nổi tiếng lười biếng của vùng đất này. Như vậy thì Zorro hay Don Diego Vega là "con người thật sự" của nhân vật này? Mặt nạ có tạo nên Zorro được không? Hay Zorro chính là con người thật sự của D.D. Vega? Một phim vui khác về chủ đề này là phim Mặt Nạ (The Mask, 1994), do Jim Carrey thủ vai chính, diễn tả khả năng biến đổi bản chất và điều khiển con người của cái mặt nạ. Xem phim, người ta liên tưởng đến những người mang mặt nạ trong cuộc sống thực tế.

Theo các nhà tâm lý học, con người vì tự ti mặc cảm, nghĩ mình chẳng là ai nên phải đeo thêm nhiều thứ khác. Dần dần người ta trở thành những tên hề trên sân khấu cuộc đời, thành những người mang mặt nạ. Karl Jung gọi "cái tôi giả" (false self, false indentification) là "persona". Trong tiến trình viên mãn về tâm lý, con người phải làm sao rũ bỏ được những mặt nạ này, nếu không thì sẽ bị chúng hành khổ bản thân và dẫn đến hành khổ nhiều người khác. Hudson Smith, một giáo sư triết học của nhiều đại học ở Mỹ (Syracuse, M.I.T, Berkeley) nhận xét: "Nhưng khổ nỗi là hầu hết chúng ta đã quên, không phân biệt được "con người thực" của mình và những "cái tôi giả tạo" chúng ta mang để đóng trò trên "sân khấu đời". Những "cái tôi giả tạo" ấy đáng lẽ phải được cởi ra, như đồ vật hóa trang, khi đóng xong vở tuồng trên sân khấu nghệ thuật. Hầu hết chúng ta bị mê hoặc với cuộc sống trước mặt, không nhớ những vai trò đã đóng trong quá khứ, không đoán được những vai trò sẽ đóng trong tương lai. Chúng ta có bổn phận phải sửa lại sự sai lầm này, phải xuyên qua và tiêu hủy những "cái tôi", gỡ bỏ hết các mặt nạ hóa trang tạm bợ để tìm ra người "diễn viên vô danh" hay "con người chân thực" ẩn nấp đàng sau."

Ở trên các nhà tâm lý học, triết học ... có lẽ chỉ "bàn" đến sự cần thiết tìm về "con người chân thực" (true self) của một cá thể để đạt đến một cuộc sống " chân thực và tốt đẹp" hơn, với giả thiết là cá nhân đang ở trong một xã hội mà sự tự do chọn lựa được tôn trọng. Chúng ta thử nhìn vào những xã hội nơi mà quyền tự do không được tôn trọng và con người phải mang nhiều mặt nạ, dù có muốn hay không để sinh tồn thì một người có thể tìm về "con người chân thực" của họ được không? Hay sẽ bị lạc mất dấu với thời gian?

Đi ngược dòng lịch sử để tìm hiểu chút về xã hội miền Bắc dưới sự cai trị của đảng cộng sản. Trong thời kỳ cải cách ruộng đất thì ngoài việc hàng vạn người dân đã bị chết oan, những giá trị truyền thống của người Việt đã bị đảo lộn hoàn toàn. Khi mà con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, em đấu tố anh ... Có nhiều chuyện khó tin nhưng có thật đã xảy ra ở khắp làng quê miền Bắc. Thí dụ như chuyện đứa con khi phải đấu tố cha, chỉ vào mặt cha mình quát to:
- Mày biết tao là ai không?
Người cha trả lời :
- Thưa ông con biết! Ông là con của con !
Giới văn nghệ sĩ thì chỉ cần không theo đúng với đường lối vạch ra của đảng thì văn nghiệp úa tàn và ngay cả mạng sống cũng bị đe dọa. Vụ Nhân văn giai phẩm là một thí dụ.
Năm 1975, đất nước thống nhất và chiến tranh đã ngưng thì đến trại cải tạo, đánh tư sản, kinh tế mới, đốt sách, đào mồ, bán bãi lùa dân ra biển ...
Gần đây nhất, việc chính quyền cộng sản VN yêu cầu Mã Lai, và Nam Dương phá hủy các tấm bia tưởng niệm những người vượt biển tử nạn là một hành động đi ngược lại truyền thống văn hóa "nghĩa tử là nghĩa tận" của VN đã làm biết bao trái tim rướm máu.

Tóm lại, đảng cộng sản VN đã thành công khi tạo ra một bầu không khí ngột ngạt, mất đoàn kết, nghi ngờ lẫn nhau, phá hoại lẫn nhau trong người dân Việt . Mục đích lâu dài là để người dân không đứng chung với nhau được trong bất cứ một tổ chức nào. Kế đến, sự tuyên truyền dối trá và mị dân này trong hơn nửa thế kỷ qua đã làm cho nhiều người tưởng thật, họ quen với sự khen ngợi giả dối mà quên đi hiện thực. Bây giờ có ai đó nói lên sự thật (mà sự thật thì phũ phàng và khó nghe!) thì vẫn có một số ít người không thể chịu nổi và phản ứng gay gắt mà không cần tìm hiểu bản chất sự việc cho đến cùng và tường tận một cách khoa học, khách quan. (Ví dụ, có ai đó nói rằng ông HCM nói dối, ông có vợ, có con, ông đạo văn, ông giả người khác viết sách để tự bốc thơm... cho dù đó là sự thật, nhưng vẫn có người sẽ không tin và còn phản ứng gay gắt! )

Hậu quả trước mắt, đảng cs đã phá hủy nền văn hóa dân tộc lâu đời và tình nghĩa giữa con người Việt Nam với nhau. Người Việt phải mang cho mình nhiều mặt nạ. Cùng một sự việc, với cấp trên họ nói khác, với bạn bè nơi vỉa hè họ nói khác, với đồng nghiệp tại cơ quan họ nói khác,với vợ con họ nói khác. Dân Việt bị bắt buộc mang những chiếc mặt nạ do chính quyền cộng sản tạo ra để sinh tồn thì còn thời gian và nghị lực đâu để tìm và sống như "con người chân thực" của mình?

Một "vở kịch thiên đường không có thật" đã được dựng ra và diễn xuất với những con người mang mặt nạ hơn 60 năm qua. Đến khi nào mới hạ màn? Dân Việt đã chịu đựng quá nhiều thiệt thòi. Những chiếc mặt nạ làm rối ren đời sống phải được gỡ xuống, trả lại dân Việt đời sống của người Việt, một đời sống đầy ắp tình tự dân tộc của những con người Việt Nam .

LÝ LẠC LONG
(TTL/TCT/MAI/06)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2006 20:11:07 bởi Lý Lạc Long >

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
Những Vầng Trăng Xưa - 05.05.2006 13:10:15
Những Vầng Trăng Xưa

Đêm về khuya, dù thời tiết đã vào xuân, ngoài trời vẫn còn rất lạnh, cái lạnh của vùng đất ôn đới. Không gian về đêm thật yên tĩnh, huyền ảo, lấp lánh trên nền trời những ngôi sao. Và trăng ... treo lơ lửng như gần như xa, trăng của xứ lạnh, của đồi núi, của rừng cây bắt đầu vào xuân sau những tháng ngày bị phủ lấp bởi tuyết trắng. Một thứ ánh sáng trong vắt và tinh khiết, không lộng lẫy, không kiêu kỳ, đầy sức sống. Cái vẻ đẹp của trăng vào thời điểm này giống như một cô gái đang dậy thì, bắt đầu là người lớn, đẹp nhưng không biết là mình đẹp. Vẻ đẹp không làm cho người ta phải sững sờ nhưng đầy sức quyến rũ. Cái quyến rũ của sự ngây thơ, trong sáng, mong manh và dễ vỡ. Tiếng gió đêm vi vu hòa với tiếng lá thông reo. Văng vẳng trong đó những nhịp trầm bổng, mơ hồ, khói sương ... cung đàn, điệu hát, những vầng trăng của ngày tháng xa xưa.

Thuở nhỏ, vào những đêm trăng sáng, tôi nhìn trăng và tưởng tượng ra bao nhiêu thứ và thắc mắc đủ thứ: Tại sao trăng sáng mát dịu? Tại sao có lúc trăng tròn có lúc khuyết? Tại sao có lúc trăng đi đâu mất? Có thêm ai ở trên đó ngoài Hằng Nga, chú Cuội, thỏ ngọc ... Tôi hỏi lung tung cho đến nổi mẹ tôi phải nói: "Giống chi hông giống lại giống cái tính "mê trăng", đa sầu đa cảm khổ lắm đó con ơi!" . Ngày lớn lên, với những kiến thức khoa học tôi đã biết "vầng trăng tuổi thơ" thật ra chỉ là một tinh cầu, nhưng trong lòng tôi thì vẫn luôn muốn trăng mãi mãi là một hình ảnh lung linh hư ảo đầy huyền hoặc như lúc nhỏ khi nhìn trăng và hát nghêu ngao: "Ánh trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già, ôm một mối mơ". Ừ mà phải chi có một phép mầu nào đó để tôi có thể giữ mãi và tin rằng trăng là cõi thật, trên đó có một cô tiên tên là Hằng Nga xinh đẹp sống, có chú Cuội ngồi ôm gốc đa ...

Sau này có dịp đọc chuyện thần thoại La Mã và Hy Lạp, tôi khám phá ra là chẳng phải chỉ có người Á đông mới có những huyền thoại về trăng mà từ hàng ngàn năm qua, con người ở khắp nơi trên địa cầu cũng đã "mê trăng". Theo huyền thoại La - Hy, trăng cũng có rất nhiều tên gọi như: Luna, Diana, Cynthia, Phoebe, Selena (hoặc Selene). Theo thần thoại Hy Lạp, Selene là nữ thần mặt trăng , con gái của các vị thần Hyperion và Theia, và Endymion là một anh chàng chăn cừu rất đẹp trai, hàng ngày chăn cừu trên đỉnh núi Latmus. Selene đem lòng yêu Endymion và hai người đã sống như vợ chồng và sau đó Selene sanh ra cho Endymion 50 đứa con gái. Chắc lúc ấy, chàng Endymion đã hát nghêu ngao: "Ai bảo chăn cừu là khổ, chăn cừu sướng lắm chứ!" Tình yêu của hai người làm thần Zeus ghen tị, khép tội Endymion đã dụ dỗ một thần nữ yêu quí của ông, và trị tội Endymion bằng cách hóa phép làm cho Endymion ngủ vĩnh viễn trên đỉnh núi Latmus với tình yêu của Selena. Theo thần thoại La mã thì Diana là nữ thần mặt trăng, vị thánh tổ của phụ nữ, của thợ săn, và là thần hộ mạng của rừng cây. Diana là biểu tượng của tấm lòng trinh trắng, tính nết đoan trang của người con gái. Tượng Diana có thân hình thon thả, vóc dáng thanh nhã, tay cầm cung tên và có một con nai vàng ngơ ngác đứng bên cạnh. Chắc cũng vì vậy mà ở các xứ Tây phương, chúng ta thấy con gái tên Diana nhiều hơn tên Selene (hoặc Selena).

Các quốc gia khác trên thế giới dường như nước nào cũng có truyện cổ tích về trăng. Tôi còn nhớ một câu truyện cổ tích về trăng của người Đại Hàn như sau :
" Ngày xưa có một chàng tiều phu hiền lành, thật thà và mộc mạc sống với một bà mẹ già ở ven bìa rừng. Một hôm vào rừng đốn củi, thấy một con nai già đang bị thương năn nỉ cứu giúp. Với bản tánh hiền lành, thương loài vật, chàng tiều phu bèn để con nai trong gánh và lấy củi che lại. Lúc người thợ săn đuổi đến và hỏi chàng có thấy con nai bị thương chạy về hướng nào không? Chàng tiều phu chỉ đại một hướng cho người thợ săn đuổi theo. Cảm ơn cứu mạng, và muốn trả ơn, nai già (là sơn thần hóa thành) hỏi chàng tiều phu có ước muốn gì không? Chàng cũng thực tình nói là muốn có một người vợ đẹp, nhưng hoàn cảnh nghèo như vầy thì ai mà ưng. Tưởng nai già chỉ hỏi chơi, không ngờ nai nghiêm trang nói : "Việc này nai có thể giúp được". Trước khi từ giã, nai già chỉ cách và phương hướng để tìm đến một suối tiên trong khu rừng và dặn chàng tiều phu ngày trăng tròn sắp đến hãy tới đó núp kín bên bờ suối thì sẽ thấy nhiều tiên nữ xuống tắm suối. Cứ lén lấy một bộ xiêm y giấu đi và tiên nữ nào bị mất xiêm y sẽ trở thành vợ của chàng. Và nhớ phải giấu bộ xiêm y đó cho đến khi có đứa con thứ hai mới trả lại.
Vào đêm trăng tròn sắp tới, chàng tiều phu tìm đến con suối tiên núp bên bờ suối như nai già dặn . Đêm xuống, trăng lên thì có năm đóm sáng bay từ mặt trăng xuống, hoá thành năm nàng tiên xinh đẹp, cởi xiêm y máng trên cành cây, xuống suối tắm và nô đùa với nhau. Chàng tiều phu lấy một bộ xiêm y giấu đi (thật thà thiệt, nếu gặp chàng nào ma lanh thì chắc giấu hết cả 5 bộ). Các tiên nữ sau khi tắm xong lên bờ tìm xiêm y mặc để bay về cõi tiên thì thấy mất một bộ. Các nàng tiên quýnh quáng tìm kiếm, nhưng trăng cũng đã sắp lặn. Không chờ được nữa, 4 nàng tiên đành phải bỏ bạn lại và hóa thành những đóm sáng bay trở về cung trăng. Nàng tiên còn lại đang sợ hãi và khóc lóc thì chàng tiều phu rời khỏi chỗ ẩn núp và đề nghị đưa nàng tiên về nhà mình. Không có cách chọn lựa nào khác nàng tiên đành phải theo chàng về nhà. Sau đó, họ trở thành vợ chồng và một năm sau họ có đứa con đầu tiên. Nhưng trong những đêm trăng thấy vợ thường hay nhìn trăng ưu sầu, chàng tiều phu không chịu được bèn đưa bộ xiêm y đã giấu ra trả cho vợ. Bộ xiêm y gặp lại nàng tiên như có sức hút bám chặt vào người nàng và đứa bé, rồi tất cả biến thành đóm sáng bay về cung trăng .
Chàng tiều phu nhớ vợ ,thương con ủ rũ, sầu não. Vào rừng đốn củi mà chỉ ngồi than vắn thở dài thì chợt thấy nai già hiện ra và bảo: Tôi đã dặn kỹ mà ân nhân không chịu nghe lời, nhưng tôi chỉ có thể giúp được thêm một lần này nữa thôi. Từ khi biết suối tiên đã có con người biết, các nàng tiên không được phép xuống đó tắm nữa mà chỉ thả cái gàu xuống lấy nước suối tiên về mặt trăng tắm. Ân nhân hãy tìm cách trốn vào gàu để lên mặt trăng đoàn tụ với vợ con. Vào đêm trăng tới chàng tiều phu vì lòng hiếu thảo, không thể bỏ mẹ, nên cõng mẹ theo đến suối tiên chờ. Đến khi trăng lên, thì quả thật có thấy cái gàu, chàng vội đặt mẹ vào trước và định leo lên sau, nhưng chiếc gàu tiên đã bị rút lên trước khi chàng kịp leo vào. Chàng buồn bã trở về nhà định quyên sinh thì chợt thấy một con ngựa đầu rồng, có cánh từ trên trời bay xuống và bảo chàng tiều phu lên lưng nó chở lên cung trăng gặp vợ con. Số là mẹ chàng lên cung trăng gặp lại nàng dâu tiên và cháu nội kể lại câu chuyện. Chúa tiên nghe câu chuyện cảm động vì tình yêu và lòng hiếu thảo của chàng tiều phu nên cho ngựa đầu rồng xuống đón chàng lên cung trăng sum họp với gia đình. Người Đại Hàn tin rằng, ánh trăng ngời sáng là do hạnh phúc của gia đình người tiều phu mang lại.

Khi đọc hai câu thơ trong truyện Kiều : "Vầng trăng ai xẻ làm đôi / Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường". Chúng ta nghĩ cụ Nguyễn Du chỉ dùng ngôn từ ẩn dụ để diễn tả sự chia ly vậy thôi . Nhưng trong thực tế, người Hồi giáo tin rằng giáo chủ của họ là Mohammed đã sử dụng phép mầu xẻ trăng làm đôi là thật. Tương truyền rằng Mohammed đưa hai tay lên trời và làm phép, mặt trăng rơi xuống trên nóc đền thờ cổ xây bằng đá tên là Kaaba nơi thánh địa hồi giáo Mecca, quay bảy vòng rồi bay đến chui vào tay áo bên phải, chui ra phía tay áo bên trái. Kế đến, trăng lại chui vào cổ áo, xuống phía chân , rồi tách ra làm hai bay trở lên trời theo hai hướng đông tây. Sau cùng hai mảnh trăng mới hợp lại thành một.

Ngày 20/7/1969, phi thuyền Appollo 11 của Mỹ đã đáp xuống mặt trăng và phi hành gia Neil Amstrong là người đầu tiên của loài người đã đặt chân trước cửa nhà chị Hằng . Khi trở về trái đất Neil Amstrong đã nói câu nói nổi tiếng : "Đó là một bước ngắn của (một) người, một nhảy vọt lớn lao của nhân loại" (that's one small step for (a) man, one giant leap for mankind) . Một câu nói vừa đủ khiêm nhượng, vừa đầy tự hào cho giới khoa học gia và dư tràn thất vọng não nề cho thi nhân. Mặt trăng đã bị con người và khoa học kỹ thuật chinh phục. Hình ảnh của trăng, một thế giới đầy mộng ảo với bao nhiêu huyền thoại diễm lệ truyền kỳ được gìn giữ nâng niu trong tâm tưởng của con người, trong văn, trong thơ, trong nhạc ... tự ngàn xưa đã bị phá vỡ. Một nhà thơ đã viết :

"Người đã mang về đá mặt trăng
Phi thuyền nào chở hết ăn năn
Riêng ta hốt hoảng mê trường dạ
Nguyệt điện đìu hiu bóng chị Hằng."
(Đá Mặt Trăng - Vương Đức Lệ)

Một tiếng kêu thảng thốt, thống thiết và hốt hoảng của thi nhân bị vỡ mộng . Thiệt đúng là thành công vượt bực của khoa học là thất vọng não nề cho thi nhân. Khám phá về trăng của khoa học chắc đã làm cho nhiều người ngần ngại và e dè khi ngâm nga "Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng. Có người thiếu nữ đẹp như trăng ... " (Bản nhạc "Mộng dưới hoa" phổ theo bài thơ "Tự tình dưới hoa" của thi sĩ Đinh Hùng). Vì người đẹp có thể "hiểu lầm" mình chê mặt người ta lồi lõm như mặt trăng (mặt rỗ hoa).

Cho riêng tôi, những lúc như đêm nay, tôi tạm quên sự thật, không muốn nghĩ, không cần nhớ đến những khám phá của khoa học về trăng mà thả hồn theo ánh sáng dịu mát của vầng trăng xứ lạ lúc đầu xuân của miền đất ôn đới để tìm về quá khứ thăm những vầng trăng tuổi thơ, những vầng trăng quê hương, những vầng trăng ký ức ... Những hình ảnh huyền ảo, mơ mộng ... của trăng có lẽ sẽ mãi mãi bất diệt trong tôi .

"Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi" (Bàng Bá Lân).

Đừng nhé cô tát nước! Và ước chi khoa học để yên cho vầng trăng mơ của tôi. Dù biết rằng "người ta không thể nào tắm hai lần trên cùng một dòng sông". Nhưng thỉnh thoảng, như đêm nay, tôi vẫn mơ được đắm mình lại trong ánh sáng của những vầng trăng ngày xa xưa.

Lý Lạc Long
(TTL/TCT/MAI/5/5/06)

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
Đi Tìm Lại Cuống Nhau - 13.05.2006 09:09:35


Đi Tìm Lại Cuống Nhau


Trong "Cung Oán Ngâm Khúc", Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã nhắc đến tiếng khóc chào đời của đứa bé sơ sinh, tiếng khóc của một con người khi vừa đứt cuống nhau, bắt đầu cuộc hành trình của một đời người bất kể sang hèn, giàu nghèo, đẹp xấu, giới tính ...
"Thảo nào khi mới chôn nhau,
Đã mang tiếng khóc bưng đầu mà ra!"
Lời thơ như xoáy sâu vào tâm khảm, nỗi khắc khoải triền miên của con người trong suốt cuộc hành trình đi tìm lại cuống nhau đã một lần bị cắt .

Trong phim tài liệu "Kỳ diệu của sự sống" (The miracle of life), người ta dùng những phương pháp tân kỳ nhất của khoa học kỹ thuật để ghi lại diễn tiến việc hình thành một con người, từ lúc thụ thai cho đến lúc chào đời. Xem phim như đang xem chính mình trong cuộc hành trình vài mươi năm về trước. Từ cái cục thịt bé tí ti , bắt đầu có tứ chi, cái đầu cựa quậy... bơi lội trong dòng suối tình yêu của lòng mẹ. Cuống nhau nối liền sự sống của người mẹ và thai nhi. Tôi đã được nuôi từ chất sống của mẹ, từ chính nhịp tim của mẹ, từ tình yêu ấp ủ của mẹ ... Tôi đã ở đó và chắc cũng đã ca vang:
"Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào,
Tình Mẹ tha thiết như giòng suối biển ngọt ngào,
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu." (Lòng Mẹ -Y Vân -)

Cho đến một ngày, tôi phải khóc "oa oa" để phản đối vì bị kéo ra khỏi thiên đường lòng mẹ. Cuống nhau truyền sự sống cho tôi từ lòng mẹ đã bị cắt. Thật đúng là một mâu thuẫn "sự sống lại bắt đầu từ việc mất sự sống". Từ đó, trong vô thức đứa bé trong tôi đã luôn đi tìm lại cái cuống nhau bị đứt. Cuống nhau có thể nói là một biểu tượng khởi nguyên cho mọi thứ biểu tượng khác của cuộc đời. Cuống nhau có thể là hình ảnh một đám mây, một dòng suối, một đốm lửa... Những mục tiêu chân-giả ta đang cố đuổi bắt trong đời sống thế nhân .

Nếu đi trọn kiếp nhân sinh thì cuộc đời của một người có bốn lần khóc chính. Tiếng khóc đầu tiên là lúc lọt lòng mẹ. Tiếng khóc thứ nhì là lúc rời xa mái ấm gia đình để tự sống, tự lập thân. Tiếng khóc thứ ba là lúc bước sang tuổi trung niên, phải rời tuổi thanh xuân đầy nhựa sống thường là một sự khủng hoảng cho một người. Các nhà tâm lý học gọi thời gian này là sự khủng hoảng của tuổi trung niên (middle life crisis). Nói nôm na là tiếng khóc tuổi sồn sồn , một tiếng khóc mang tính chất giẫy dụa. Vì cảm giác mất mát và trống rỗng, "đứa bé sồn sồn" sẽ hung hăng tìm cách gỡ gạc lại từ đời sống bằng nhiều hình thức như tìm thêm một chỗ đứng để bớt hụt hẫng bên trong, kiếm thêm vài món "trang sức cuộc đời" để che dấu cảm giác trần trụi bên ngoài... Còn tiếng khóc cuối cùng là tiếng khóc "mùa thu lá bay" của cuộc đời. "Đứa bé già" không khóc thét được như trẻ sơ sinh, một tiếng khóc âm thầm ẩn trong những giọt lệ long lanh trên khóe mắt khi nhìn chiếc lá vàng mùa thu lặng lẽ rớt lìa cành . Cái cảm giác của sự "nhận biết" cuống nhau của cuộc đời hiện tại sắp bị cắt để đi vào một thế giới khác.

Nói đến tình mẹ, thì dường như ai cũng dễ dàng cảm nhận được. Bởi tình mẹ, một tình thương ngọt ngào, gần gũi và thân quen với chúng ta . Mẹ, bằng cử chỉ âu yếm, vỗ về, nâng niu, bảo bọc với những ngôn từ nhẹ nhàng, trìu mến v.v... luôn đem đến cho con một cảm giác êm mát, dịu hiền. Mẹ, lúc nào cũng quấn quýt bên con, luôn chia xẻ với con những vui buồn, được mất, những nỗi niềm tâm sự nhỏ to, đáp ứng hầu hết những yêu cầu và ước muốn của con.

Hầu hết chúng ta thường gần gũi và thương yêu Mẹ hơn Cha, ai cũng nhận thấy như vậy và công nhận chuyện này cũng như đồng ý là nếu không có Cha thì Mẹ cũng không tạo ra được mình. Từ xưa người ta đã thắc mắc tại sao đa số các đứa con trên trái đất này lại có một tình thương "không đồng đều" cho mẹ và cha như vậy? Người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết rất hữu lý để giải thích cái hiện tượng "bất công" này nhưng phần lớn không có cơ sở để chứng minh được theo phương pháp khoa học thực tiễn nên lý thuyết ... ngày xưa ...chỉ là lý thuyết suông . Nhưng hiện giờ, những nghiên cứu với sự giúp sức của các phương tiện kỹ thuật tân tiến như trong phim "Kỳ diệu của sự sống" nói trên và rất nhiều công trình nghiên cứu khác của các nhà khoa học về lãnh vực này. Theo tôi thì bất cứ người đàn ông nào xem qua các công trình nghiên cứu khoa học (tài liệu, phim ảnh ...) này đều phải vui lòng chấp nhận cái sự "thiệt thòi" của người Cha. Vì những đứa con đã nhận tình thương từ lòng mẹ, đã vui buồn, đã vất vả cùng với người mẹ từ lúc tượng hình trong bụng mẹ. Tình thương của người cha thì những đứa con chỉ có thể cảm nhận được sau khi chào đời. Cuối cùng thì khoa học cũng đã giúp mọi người "hiểu" được và chấp nhận là tại sao tình thương của những đứa con dành cho mẹ nhiều hơn cha . Cái tình thương tưởng chừng như bất công nhưng thật ra rất là hợp lý lẽ và công bằng.

Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, tình mẹ cũng đưọc vinh danh, người Âu Mỹ đặt ra ngày Hiền Mẫu ( Mother Day 14/5) để vinh danh tình mẹ . Nhưng có lẽ đúng như nhà văn Trà Lũ đã nhận xét trong cuốn Đất Thiên Đàng : "Ở đây, mỗi năm một lần, con cái mới nhớ tới cha mẹ, mới mua quà, mới mua thiệp, mới mời đi ăn tiệm. Việt Nam mình hơn hẳn họ mặt này. Chúng ta yêu mẹ quanh năm. Từ bé cho đến trưởng thành, chúng ta quấn quýt bên mẹ"...

Thắp một nén hương trầm trước di ảnh mẹ, một thoáng suy tư tìm về nguồn cội . So với tuổi đất trời, trăm năm đời người chỉ là một "sát na" . Lẽ trời sinh diệt, lịch sử như dòng sông, anh hùng như đợt sóng, mọi chuyện rồi sẽ qua đi, biến cố cũng chìm theo năm tháng, hơn thua thành bại rồi cũng hóa hư không. Mọi việc trên đời đều vô thường. Nhưng dường như có một thứ luôn luôn tồn tại đó là LÒNG MẸ, hiện diện từ thuở sơ khai của con người cho tới ngày nay và có lẽ mãi về sau. Lòng Mẹ là linh chất nhiệm mầu mà tạo hóa ban tặng cho loài người. Từ ngàn xưa, hằng bao nhiêu thế hệ tiếp nối nhau để duy trì và phát triển, bất chấp sự khắc nghiệt đến cuồng nộ của thiên nhiên, chịu đựng được sự bất công đến tàn nhẫn của con người ... Đó là nhờ Lòng Mẹ vẫn bao la, vẫn dịu dàng ấp yêu che chở cho đàn con khôn lớn. Để rồi chúng cuốn theo dòng trôi, làm chất liệu tiếp nối cho lịch sử tiến bộ đến ngàn sau. Đàn con ra đi có đứa không về . Lòng Mẹ đớn đau khôn xiết. Những đứa khác lại cứ mãi mê theo đuổi lợi danh, tình ái, ... quên hẳn mẹ già đang mong đợi ngóng trông. Lòng Mẹ vẫn bao dung không phiền trách. Cho đến một ngày mẹ già nhắm mắt xuôi tay, những đứa con mới hiểu rằng chúng đã vô tình, đã quên đi đạo hiếu : Phụ mẫu tại đường, tử bất khả viễn du.

Nỗi đau mất mẹ, xen lẫn niềm ân hận, dằn xé tâm hồn đứa con, lệ nhoà mặn đắng, không làm vơi đi những chất chứa chợt dồn về. Bàn thờ tổ tiên có thêm di ảnh mẹ, bên ngọn đèn thờ leo lét, mắt mẹ vẫn buồn xa xăm. Chén cơm dâng cúng mẹ nằm lặng lờ... Từ ký ức vọng về câu hát mẹ ru thuở trước làm tăng thêm nỗi niềm đau xót của đứa con lỗi đạo : "Ngó lên nhang tắt đèn mờ/ Muốn nuôi cha mẹ bây giờ còn đâu! "
...
Hôm nay biết đã muộn màng
Đường xa vạn dặm quan san dãi dầu
Tang thương bể hóa nương dâu
Dầm sương đội tuyết gối đầu gió sương
Bỏ quên đạo nghĩa cương thường
Đớn đau lòng mẹ tình thương vẫn đầy
Nén hương tàn, khói loãng bay
Nhìn di ảnh mẹ mắt cay lệ nhòa
Mẹ ơi, xin hãy thứ tha
Đứa con lỗi đạo bôn ba một đời
Mơ ngày con nước về khơi
Thái bình lòng mẹ nghe lời ru xưa .

Lý Lạc Long (Ngày Hiền Mẫu, 2006)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2006 12:03:14 bởi Lý Lạc Long >

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
Định Kiến và Tiến Trình Dân Chủ - 27.05.2006 14:02:12
Định Kiến và Tiến Trình Dân Chủ

Từ khi sinh ra chúng ta đã được cha mẹ dạy đi đứng, nắm bắt, đeo níu, ... gán cho mọi thứ một ý nghĩa nào đó và tin tưởng một cách chắc chắn rằng chúng ta tồn tại như một thực thể độc lập. Chúng ta được dạy là phải tạo nên mọi thứ, tích lũy và giữ gìn. Chúng ta xem những thứ này quan trọng và là tài sản của mình. Nói chung đó là những điều cha mẹ chúng ta biết và chúng ta được dạy như vậy. Những điều này đã được nhắc đi nhắc lại mãi, nó đã đi sâu vào tâm thức của chúng ta và ở lại đó. Vì vậy con người rất khó mà thấy được chính mình vì hầu hết chúng ta đã lớn lên như vậy và những điều được dạy đã thấm vào tâm trí và xương tủy của chúng ta .

Giả sử như có ai đó, chẳng hạn như các bậc thức giả (thiền sư, tu sĩ, triết gia, nhà tư tưởng .. v.v.) dạy chúng ta đừng nên nhìn nhận và hành động theo cách cũ, chúng ta cũng có thể quan tâm và lắng nghe, nhưng hầu hết chỉ nghe bằng lỗ tai mà thôi và những điều giảng dạy rất khó lọt vào tâm trí của chúng ta. Các bậc trí giả nói rằng dời một ngọn núi từ nơi này sang nơi khác còn dễ hơn là chuyển đổi được cái tính tự phụ (định kiến) của con người. Có thể dùng chất nổ để san bằng ngọn núi và chuyển đất đá đi nơi khác nhưng lòng tự phụ của con người rất khó mà diệt được. Những ý tưởng sai lầm và những khuynh hướng bất thiện tồn tại trong chúng ta rất vững chắc, khó thay đổi và chúng ta lại không ý thức được điều này. Vì vậy, theo các các bậc trí giả, diệt được cái tính tự phụ của con người để chuyển đổi từ cái hiểu biết sai lầm qua cái hiểu biết đúng đắn là điều khó làm nhất. Phàm phu tục tử như hầu hết chúng ta dù cho các bậc thiện tri thức, giác ngộ .... đã ra công làm cho mọi việc sáng tỏ, dạy đường cho chúng ta tự soi sáng, nhưng chúng ta vẫn không làm điều đó vì không hiểu và không thấy được hiện trạng tăm tối của mình. Và như vậy, con người cứ mãi lang thang trong vô minh với tâm trạng rối rắm mà không hề hay biết.

Như ruồi nhặng thì thích những thứ hôi hám thối rửa, không cần phải mời gọi chúng cũng tìm đến ngay, và nếu rải nước hoa thơm tho lên thì chúng sẽ bay đi. Con người với "tà kiến" có một thái độ tương tự như vậy đối với những cái tốt. Họ cho cái xấu xa là tốt, cái hôi hám là thơm tho. Dù cho những thứ đó thực sự là xấu xa và hôi hám, và dù có ai bảo họ như vậy thì họ vẫn nói nó là tốt và thơm tho. Tóm lại, dù đó là "tà kiến" thì họ cũng không thể thay đổi định kiến và cái nhìn của họ một cách dễ dàng . Những thứ thơm tho ngọt ngào với con ong thì con ruồi chẳng có tìm thấy chi thích thú trong đó. Hôi hám và thối rửa là những thứ tốt đẹp với ruồi , nó sẽ sa vào và đắm chìm trong đó. Cũng giống như vậy, "tà kiến" tìm thấy hoan hỉ trong những cái xấu xa.

Nếu một người không biết giá trị của vàng bạc kim cương thì chúng không có giá trị với người đó cũng như những việc làm tốt không có giá trị với những người xấu. Dù cho có ai dạy họ làm điều tốt, họ cũng không quan tâm mà chỉ muốn tiếp tục như cũ vì họ chẳng thấy được cái tai hại của việc ác. Và không thấy được sự tai hại thì không thể nào sửa đổi. Nếu chúng ta không từ bỏ điều ác (xấu) thì dùng tâm gì để làm điều thiện (tốt) ? Điều thiện sẽ không ở lại vì không có chỗ cho nó phát triển. Vì vậy trước hết chúng ta phải quét bỏ hết mọi thứ rác rưới, bụi bặm, rồi sau đó chúng ta mới có thể đem vào những thứ sạch sẽ hơn .

"Lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng tiến trình dân chủ không chỉ dành cho một nhóm quốc gia hay một nền văn minh nào. Và hiện nay, xu thế phát triển hướng tới dân chủ là điều không thể tránh khỏi. Đó là một tiến trình luôn phát triển chứ không phải là một trạng thái bất động, tiến trình này đòi hỏi những cố gắng liên tục và sự sáng tạo. Ngày nay, phong trào dân chủ thế giới bắt buộc phải sánh kịp với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu. Các nền dân chủ cho dù là già cỗi hay non trẻ đều phải vượt qua được các trở ngại để tiến tới sự phát triển vững chắc và tăng trưởng về kinh tế ; giải quyết các vấn đề chia rẽ sắc tộc, tôn giáo ; đấu tranh với tội ác và tham nhũng ; và thúc đẩy xây dựng một nền văn hóa công dân để trang bị cho các cá nhân các hiểu biết và kỹ năng trong việc đấu tranh giành các quyền công dân, đảm nhận các trách nhiệm và tham gia một cách hiệu quả vào đời sống công cộng." (Towards A "Community of Democracies ").

Ở Việt Nam, nhân quyền và dân chủ đã trở nên cần thiết . Giới trí thức trong và ngoài nước, các nhà cách mạng lão thành (CS) đã nói nhiều. Về phía chính quyền thì tham nhũng đã trở thành một "quốc nạn" và với cơ chế chính phủ hiện hành thì những biện pháp bài trừ tham nhũng là một cái vòng lẩn quẩn chẳng dẫn đến đâu. Về phía dân chúng thì sự "chênh lệch quá lớn" về mức sống giữa các thành phần trong xã hội sẽ là "liều độc dược" gây bất ổn cho sự phát triển. Với những đơn khiếu tố càng ngày càng chồng thêm lên cao, những đoàn người đi khiếu tố càng ngày càng đông. Thực tế cho thấy một xã hội dân chủ đã trở thành vấn đề bức xúc và cần thiết cho dân chúng.

Cho những người có ý thức và hiểu biết thì dân chủ là cần thiết để phát triển đất nước là một việc quá rõ ràng. Nhưng gần đây, có cơ hội giao tiếp và trao đổi quan điểm với một số giới trẻ ở Việt Nam, có trình học vấn, thì quả thật như các nhà trí giả đã nói : "Dời một ngọn núi dễ hơn là chuyển đổi được định kiến của con người ". Dù đó là những ý tưởng và khuynh hướng sai lầm cho bản thân, cho dân tộc và đất nước căn cứ theo sự thật khách quan. Đây có lẽ hậu quả của một nền giáo dục trong một xã hội khép kín, của chính sách "trồng người", nhồi sọ, ngu dân và vũ lực… để cai trị của đảng cộng sản hơn nửa thế kỷ vừa qua đã tạo ra những thế hệ, những con người với tâm lý "sợ sệt" nhà cầm quyền và "lẫn tránh" những vấn đề dù là những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sinh hoạt hiện tại và tương lai của bản thân họ, của dân tộc và của đất nước. Nói một cách khác họ "thấy sai không dám nói, thấy đúng không dám làm" là thái độ của đa số thanh niên Việt nam. Tuổi trẻ là tương lai và rường cột của đất nước và nếu họ lẫn tránh những vấn đề liên quan đến chính vận mệnh và tương lai của họ thì quả thật đây là một thái độ "khó hiểu". Họ "chờ đợi" người khác làm thay họ? Và Ai sẽ thay họ làm những chuyện này? Không biết cho đến khi nào dân tộc VN mới có thể chửa lành được những vết chấn thương trầm trọng, thoát khỏi những "di hại" do nền văn hóa Marx-Lenin gây ra và để lại?

Căn cứ theo lịch sử, theo tình hình thế giới, theo hiện trạng kinh tế, xã hội của VN và kinh tế toàn cầu ... Các sự thật khách quan cho chúng ta thấy rằng dân chủ là cần thiết cho sự phát triển một nền kinh tế vững mạnh, bài trừ quốc nạn tham nhũng, giảm bớt sự chênh lệch về mức sống giữa các thành phần (đa số) trong xã hội ... Nhưng chúng ta có thể lầm khi nói các bạn trẻ VN "thật sự" muốn dân chủ hóa đất nước . Hiện giờ cho các nhà hoạt động dân chủ ở VN, đây cũng là chuyện tranh cãi mà đề tài hết sức đơn giản: có nên nói thật hết những gì quốc tế biết về ông Hồ cho đồng bào trong nước nghe hay không? Nói thế sẽ có lợi gì cho cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ? Hay nói ra, sẽ làm nhiều đồng bào nổi giận với phong trào dân chủ vì họ vẫn còn thờ ông Hồ - một hình ảnh ông Hồ như trong sách của cụ nhà văn Trần Dân Tiên, của cô nhà báo T. Lan... Nếu nói ra sự thật "Bác" Hồ lắm vợ nhiều con thì sẽ làm thúc đẩy nhanh hơn, hay sẽ làm chậm lại tiến trình dân chủ? Nói chung đây là những sự thật khách quan, nhưng thay đổi "định kiến" (dù sai lầm) của con người thì không phải dễ dàng.

Ngày 18-5-2006 vừa qua, trên trang web Stuff ( http://www.stuff.co.nz/stuff/0,2106,3672139a11,00.html ), ở Tân Tây Lan, phóng viên Caitlin McKay tường thuật nhiều sinh viên Trung Quốc tại Đại Học Massey hôm trước đó đã biểu tình phản đối việc chọc quê ông Mao Trạch Đông ngay trên trang bìa tờ tuần báo sinh viên (Chaff) của đại học này. Một sinh viên TQ tên Xing Tang đã rưng rưng nước mắt nói: "Mao Chủ Tịch giống y hệt Chúa Jesus với chúng tôi. Chúng tôi trả học phí 20,000 đô la và một khoản lệ phí Musa (phí này tài trợ cho báo Chaff) vậy mà bây giờ họ đối xử chúng tôi như thế." Căn cứ theo dữ kiện này thì sinh viên Trung quốc du học nơi đây có thật sự mong muốn dân chủ hóa cho TQ hay không? Có dịp tiếp xúc và sinh hoạt với một xã hội dân chủ, có dịp đọc sự thật về Mao Trạch Đông, về biến cố Thiên An Môn 1989, về sự đàn áp và ngược đãi tàn bạo các tín đồ Pháp Luân Công, về tình hình thế giới ... Nhưng có thể chúng ta "lầm" khi nói là họ muốn dân chủ hóa. Định kiến của con người quả thật khó thay đổi. Một ngày nào đó, cũng có thể có du học sinh Việt Nam tại Mỹ sẽ biểu tình và khóc nếu ông Hồ bị lên bìa báo trong khi mặc áo phụ nữ hai dây như ông Mao.

Ong bướm thích bông hoa thơm tho, ruồi nhặng thích rác rưới hôi hám, muỗi đĩa thích máu … là những sự thực thiên nhiên. Hy vọng con người như là một động vật cao cấp nhất có "khả năng" hành xử như đã được "xếp loại" cũng là một sự thực . Giới trẻ VN đã sinh ra, lớn lên và được giáo dục dạy dỗ theo đường lối cộng sản. Họ có "muốn" hoặc có "đủ sức" để sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ khác với đường lối độc tài của cộng sản như nhân quyền, dân chủ, tự do ... v..v. không? Hy vọng đa số giới trẻ Việt Nam có đủ khả năng để vượt qua những giới hạn của con người, những "định kiến" sai lầm, những hận thù phi lý… v.v. mà định mệnh oái ăm đã treo lên cổ dân tộc và đất nước Việt Nam hơn nửa thế kỷ vừa qua. Tuổi trẻ là tương lai của dân tộc và đất nước nên dù muốn dù không chúng ta cũng phải đặt niềm tin và hy vọng vào lớp trẻ.

Chúng sinh là Phật chưa thành .
Tiểu nhân là quân tử chưa thành.
Dân Việt Nam là Rồng chưa thành .
Hy vọng đa số dân Việt (lớp trẻ) sẽ vượt Vũ môn hóa Rồng trong tương lai . Vượt qua được những giới hạn của con người để làm những bó đuốc soi sáng dẫn đường cho dân tộc VN tiến về một tương lai tươi sáng hơn… "ĐỘC LẬP, HÒA BÌNH, TỰ DO, DÂN CHỦ, CÔNG BÌNH, BÁC ÁI, HẠNH PHÚC, NO ẤM …" đúng như nghĩa của con chữ .

Cầu chúc dân tộc và đất nước Việt Nam mọi việc may mắn và thuận lợi hơn trên những chặng đường tương lai so với những chặng đường lịch sử vừa qua .

Lý Lạc Long (TTL/TCT/MAI/ 25-5-2006)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.05.2006 14:36:28 bởi Lý Lạc Long >

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: Đi Tìm Mục Đích Của Cuộc Đời - 28.05.2006 03:01:50
Đọc bài "Định kiến và Tiến trình Dân Chủ" của tác giả, Asin mạo muội có vài lời tâm sự với tác giả, đây là ý kiến cá nhân của asin, và cũng mong được tác giả trao đổi vậy


Từ khi sinh ra chúng ta đã được cha mẹ dạy đi đứng, nắm bắt, đeo níu, ... gán cho mọi thứ một ý nghĩa nào đó và tin tưởng một cách chắc chắn rằng chúng ta tồn tại như một thực thể độc lập. Chúng ta được dạy là phải tạo nên mọi thứ, tích lũy và giữ gìn. Chúng ta xem những thứ này quan trọng và là tài sản của mình. Nói chung đó là những điều cha mẹ chúng ta biết và chúng ta được dạy như vậy. Những điều này đã được nhắc đi nhắc lại mãi, nó đã đi sâu vào tâm thức của chúng ta và ở lại đó. Vì vậy con người rất khó mà thấy được chính mình vì hầu hết chúng ta đã lớn lên như vậy và những điều được dạy đã thấm vào tâm trí và xương tủy của chúng ta.


Vâng, đây là một điều hiển nhiên, và hơn nữa cũng không phải là định kiến. Nói đúng hơn và có vẻ khoa học hơn đó là bản năng. Khi sinh ra con người đã tồn tại bản năng, bản năng học tập và thích nghi với môi trường sống.


Giả sử như có ai đó, chẳng hạn như các bậc thức giả (thiền sư, tu sĩ, triết gia, nhà tư tưởng .. v.v.) dạy chúng ta đừng nên nhìn nhận và hành động theo cách cũ, chúng ta cũng có thể quan tâm và lắng nghe, nhưng hầu hết chỉ nghe bằng lỗ tai mà thôi và những điều giảng dạy rất khó lọt vào tâm trí của chúng ta. Các bậc trí giả nói rằng dời một ngọn núi từ nơi này sang nơi khác còn dễ hơn là chuyển đổi được cái tính tự phụ (định kiến) của con người. Có thể dùng chất nổ để san bằng ngọn núi và chuyển đất đá đi nơi khác nhưng lòng tự phụ của con người rất khó mà diệt được.


Vâng, điều này dường như không thể phủ nhận. Tất cả những điều đã được bản năng thúc đẩy học hỏi, lưu giữ và hoàn thiện. Những thứ đó dần trở thành bản chất của con người, mà bản chất thì khó thay đổi. Vậy liệu bản chất có bao hàm định kiến chăng ? theo học giả đánh giá thì dường như là có. Ở trên học giả có nói, nếu như các bậc thức giả (thiền sư, tu sĩ, triết gia, nhà tư tưởng...) có dạy chúng ta những điều có khác so với lẽ nhận định thông thường được gọi là định kiến của ta. Vậy phải chăng đấy cũng chính là định kiến của họ?.Việc có nhiều người tin và nghe theo học thuyết - đạo của họ phải chăng họ có cách thức truyền bá, quảng bá và thuyết phục được người khác tin vào họ?. Vậy ở đây họ có muốn người khác theo định kiến của họ hay không ?


Như ruồi nhặng thì thích những thứ hôi hám thối rửa, không cần phải mời gọi chúng cũng tìm đến ngay, và nếu rải nước hoa thơm tho lên thì chúng sẽ bay đi. Con người với "tà kiến" có một thái độ tương tự như vậy đối với những cái tốt. Họ cho cái xấu xa là tốt, cái hôi hám là thơm tho. Dù cho những thứ đó thực sự là xấu xa và hôi hám, và dù có ai bảo họ như vậy thì họ vẫn nói nó là tốt và thơm tho. Tóm lại, dù đó là "tà kiến" thì họ cũng không thể thay đổi định kiến và cái nhìn của họ một cách dễ dàng . Những thứ thơm tho ngọt ngào với con ong thì con ruồi chẳng có tìm thấy chi thích thú trong đó. Hôi hám và thối rửa là những thứ tốt đẹp với ruồi , nó sẽ sa vào và đắm chìm trong đó. Cũng giống như vậy, "tà kiến" tìm thấy hoan hỉ trong những cái xấu xa.

Nếu một người không biết giá trị của vàng bạc kim cương thì chúng không có giá trị với người đó cũng như những việc làm tốt không có giá trị với những người xấu. Dù cho có ai dạy họ làm điều tốt, họ cũng không quan tâm mà chỉ muốn tiếp tục như cũ vì họ chẳng thấy được cái tai hại của việc ác. Và không thấy được sự tai hại thì không thể nào sửa đổi. Nếu chúng ta không từ bỏ điều ác (xấu) thì dùng tâm gì để làm điều thiện (tốt) ? Điều thiện sẽ không ở lại vì không có chỗ cho nó phát triển. Vì vậy trước hết chúng ta phải quét bỏ hết mọi thứ rác rưới, bụi bặm, rồi sau đó chúng ta mới có thể đem vào những thứ sạch sẽ hơn .


Vâng, dường như khoa học cũng đã chứng minh: Vạn vật sinh ra đều đã có bản năng riêng mà tử thời tổ tiên truyền lại, đó gọi là tính di truyền, ở đây tính di truyền đã quy định việc ruồi nhặng thích những thứ hôi hám, thối rữa vì bản chất của những thứ hôi hám thối rữa này chính là những phân huỷ hữu cơ - thứ rất cần cho sự sống của chúng.
Còn việc "Họ cho cái xấu xa là tốt, cái hôi hám là thơm tho. Dù cho những thứ đó thực sự là xấu xa và hôi hám, và dù có ai bảo họ như vậy thì họ vẫn nói nó là tốt và thơm tho" thì đây lại là một khía cạnh khác, nó thuộc vào ý thức của con người. Từ đâu người ta định nghĩa thế nào là mùi? mùi nào hôi hám, mùi nào thơm tho? cái được gọi là đinh nghĩa là sự gọi tên được đại đa số công nhân, mặc nhiên nó chưa phải là chân lý, nhưng nó được thừa nhận cũng như 1 + 1 = 2 vậy.

Cũng với cách lý giải tương tự cho đoạn


Nếu một người không biết giá trị của vàng bạc kim cương thì chúng không có giá trị với người đó cũng như những việc làm tốt không có giá trị với những người xấu. Dù cho có ai dạy họ làm điều tốt, họ cũng không quan tâm mà chỉ muốn tiếp tục như cũ vì họ chẳng thấy được cái tai hại của việc ác. Và không thấy được sự tai hại thì không thể nào sửa đổi. Nếu chúng ta không từ bỏ điều ác (xấu) thì dùng tâm gì để làm điều thiện (tốt) ? Điều thiện sẽ không ở lại vì không có chỗ cho nó phát triển. Vì vậy trước hết chúng ta phải quét bỏ hết mọi thứ rác rưới, bụi bặm, rồi sau đó chúng ta mới có thể đem vào những thứ sạch sẽ hơn .



Ở Việt Nam, nhân quyền và dân chủ đã trở nên cần thiết . Giới trí thức trong và ngoài nước, các nhà cách mạng lão thành (CS) đã nói nhiều. Về phía chính quyền thì tham nhũng đã trở thành một "quốc nạn" và với cơ chế chính phủ hiện hành thì những biện pháp bài trừ tham nhũng là một cái vòng lẩn quẩn chẳng dẫn đến đâu. Về phía dân chúng thì sự "chênh lệch quá lớn" về mức sống giữa các thành phần trong xã hội sẽ là "liều độc dược" gây bất ổn cho sự phát triển. Với những đơn khiếu tố càng ngày càng chồng thêm lên cao, những đoàn người đi khiếu tố càng ngày càng đông. Thực tế cho thấy một xã hội dân chủ đã trở thành vấn đề bức xúc và cần thiết cho dân chúng.

Cho những người có ý thức và hiểu biết thì dân chủ là cần thiết để phát triển đất nước là một việc quá rõ ràng. Nhưng gần đây, có cơ hội giao tiếp và trao đổi quan điểm với một số giới trẻ ở Việt Nam, có trình học vấn, thì quả thật như các nhà trí giả đã nói : "Dời một ngọn núi dễ hơn là chuyển đổi được định kiến của con người ". Dù đó là những ý tưởng và khuynh hướng sai lầm cho bản thân, cho dân tộc và đất nước căn cứ theo sự thật khách quan. Đây có lẽ hậu quả của một nền giáo dục trong một xã hội khép kín, của chính sách "trồng người", nhồi sọ, ngu dân và vũ lực… để cai trị của đảng cộng sản hơn nửa thế kỷ vừa qua đã tạo ra những thế hệ, những con người với tâm lý "sợ sệt" nhà cầm quyền và "lẫn tránh" những vấn đề dù là những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sinh hoạt hiện tại và tương lai của bản thân họ, của dân tộc và của đất nước. Nói một cách khác họ "thấy sai không dám nói, thấy đúng không dám làm" là thái độ của đa số thanh niên Việt nam. Tuổi trẻ là tương lai và rường cột của đất nước và nếu họ lẫn tránh những vấn đề liên quan đến chính vận mệnh và tương lai của họ thì quả thật đây là một thái độ "khó hiểu". Họ "chờ đợi" người khác làm thay họ? Và Ai sẽ thay họ làm những chuyện này? Không biết cho đến khi nào dân tộc VN mới có thể chửa lành được những vết chấn thương trầm trọng, thoát khỏi những "di hại" do nền văn hóa Marx-Lenin gây ra và để lại?


Vâng, quy luật của sự phát triển luôn tiến lên chứ không thể thụt lùi. Dân chủ và nhân quyền - Tự do dân chủ và tự do nhân quyền ở bất cứ một quốc gia nào cũng cần, tối cần thiết. Tuy nhiên, không phải vì cứ hô hào khẩu hiệu tự do dân chủ và nhân quyền là nhân dân được tự do về dân chủ và nhân quyền. Bất cứ một thể chế chính trị - xã hội nào, kể cả Tư bản và XHCN đều có những mặt trái của nó, tham nhũng xuất hiện nhiều ở các nước XHCN nhưng không phải vì vậy mà ở các nước Tư bản không có. Bài trừ tham nhũng ở các nước XHCN không hẳn là một vòng luẩn quẩn, chính vì có bài trừ tham nhũng và thanh lọc tham nhũng ở các cơ quan chức năng đã đang và sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển to lớn, vững mạnh của bộ máy chính trị của xã hội đó. Nói XHCN có nhiều tệ nạn vậy xã hội Tư bản không có tệ nạn sao? nói không chừng lại còn nhiều hơn, gay gắt hơn và thường xuyên hơn nữa chứ... XHCN có sự phân hóa giai cấp, có sự phân hóa giàu nghèo, vậy TBCN không có sự phân hóa này sao? nếu không thì sao bao nhiêu quốc gia ở các châu lục mặc dù vẫn đang theo TBCN mà sự phân hóa này còn diễn ra thường xuyên và ở mức độ cao hơn XHCN đó sao?

Nói đảng cộng sản thi hành chính sách trồng người kiểu nhồi sọ, ngu dân và vũ lực khiến cho người ta không dám - sợ sệt - lẩn tránh nhà cầm quyền là hơi quá đáng và phiến diện hay không? Thế nào là thấy sai không dám nói - Thấy đúng không dám làm?. Dựa vào luận thuyết và minh chứng nào để tác giả nhìn nhận như vậy? liệu có phải vơ đũa cả nắm không khi mang ra một hoặc một vài trường hợp hi hữu để phán quyết cả một dân tộc? cả một thế hệ?. Thanh niên việt nam hiện đại họ dám nói, dám làm lắm, họ không ngồi một chỗ để tung hô, để hô hào khẩu hiệu xuông đâu, minh chứng là các đoàn thể, các tổ chức thanh niên được thành lập và hoạt động rất có hiệu quả đấy thôi.
Tuổi trẻ và Thanh niên Việt nam chính là nền móng, là tương lai của đất nước, của dân tộc việt nam, họ đã - đang - và sẽ làm tất cả những gì cần thiết để một Việt Nam phát triển, một việt nam thực sự tự do dân chủ và nhân quyền. Họ không ngồi chò ai giúp họ, họ biết cách vận động để phát huy truyền thống và sức mạnh đoàn kết. Họ tin tưởng vào tài năng và tính đúng đắn của học thuyết Marx - Lenin. Còn thứ mà tác giả nói là "di hại" của nền văn hóa Marx - Lenin ấy là đâu?

Thanh niên TQ có thể tự hào vì đất nước họ có Mao Trạch Đông thì thanh niên Việt Nam cũng tự hào vì sản sinh ra một Hồ Chí Minh vậy. Đó là điều không thể tranh cãi như tác giả tự hào là con của cha mẹ tác giả vậy. Họ có quyền bảo vệ những gì họ yêu quý, chính kiến của họ - Đó là tự do, là dân chủ và nhân quyền vậy.

 

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
RE: Đi Tìm Mục Đích Của Cuộc Đời - 29.05.2006 12:15:06

Trích đọan: Asin Đọc bài “Định kiến và Tiến trình Dân Chủ” của tác giả, Asin mạo muội có vài lời tâm sự với tác giả, đây là ý kiến cá nhân của asin, và cũng mong được tác giả trao đổi vậy


Chào Asin,

Cám ơn bạn đã ghé xem và lưu lại ý kiến. Cho cá nhân tôi thì rất sẵn lòng và vui vẻ "trao đổi quan điểm" trong tinh thần học hỏi để hiểu thêm những tư tưởng & suy nghĩ ... của người khác, càng nhiều càng tốt. Trước hết, nó có thể giúp tôi nâng cao tri thức của bản thân. Bài trao đổi quan điểm với Asin thì đã viết xong … nhưng tôi chợt nhớ đến "quy định" của VNTQ. Nên không đăng lên.

Theo quy định của VNTQ, thì "ý kiến" của Asin và "ý kiến" của tôi trình bày dưới hình thức này có thể bị xem như là một cuộc "tranh luận" . Vi phạm quy định và bài sẽ bị xóa ?

Mặc dù nghĩ rằng , Asin và tôi, chúng ta có thể kiểm soát được bản thân, như hai con người văn minh để bàn thảo, trao đổi … ý kiến, quan điểm… trên bất cứ vấn đề gì … để tìm hiểu, học hỏi, cảm thông … Và giao tiếp, bàn thảo, tranh luận … trên tinh thần học hỏi xây dựng là một "phương cách hiệu quả" nhất để nâng cao trình độ tri thức của một cá nhân. Một tập thể mà có đa số thành viên có trình độ tri thức cao sẽ luôn luôn hữu ích cho bất cứ xã hội nào. Đây là tin tưởng của cá nhân tôi.

Nhưng "định kiến" của đa số thành viên trong VNTQ đã dẫn tới "quy định" của VNTQ như vậy. Là một thành viên tôi "chấp hành" ý muốn của đa số.

Asin có ý kiến nào khác để vượt qua giới hạn này không?

Tạm thời, như một món quà trả lễ, mời Asin đọc bài viết "MỘT ĐÓNG GÓP CHO HẠNH PHÚC TRONG TỰ DO"của Hoàng Nguyên Nhuận ở đây http://www.chuyenluan.net/200603/0603_01.htm

Trân trọng,
LLL
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.05.2006 12:27:04 bởi Lý Lạc Long >

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: Đi Tìm Mục Đích Của Cuộc Đời - 29.05.2006 18:10:34
Cảm ơn tác giả đã có thành ý trao đổi.

Nếu vì điều mà tác giả nói là "định kiến" của diễn đàn thì tác giả có thể gửi pm cho asin để trao đổi cũng là một ý hay phải không?

Rất cảm ơn tác giả đã "đáp lễ" bằng một bài của Hoàng Nguyên Nhuận. Bài viết này quả là rất "dài" và có nhiều điều "hay". Sẽ trao đổi về bài này với tác giả qua Pm sau.

Chúc tác giả vui, khoẻ và làm việc tốt

Thân ái
Asin

 

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
RE: Đi Tìm Mục Đích Của Cuộc Đời - 04.06.2006 13:12:21
Chào Asin,
Mấy hôm rồi tôi bận, không có sign in => không biết có pm . Đã nhận được PM của Bạn và đã gởi trả lời . Nhưng pm, theo thiển ý của tôi, thì bị giới hạn quánhiều mặt, và sẽ mất thì giờ của cả hai (không tương xứng với thời gian bỏ ra viết bài - thời gian là tiền bạc - ).
Cám ơn đã dành thời gian "viết bài trao đổi"...
Chúc Bạn mọi việc vui vẻ và như ý .
LLL

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
Đi Tìm Chân Lý - 04.06.2006 13:14:39
Đi Tìm Chân Lý

Trong một câu chuyện của Mạnh Tử: Có một người bán mâu và thuẫn quảng cáo về mâu và thuẫn của mình như sau:
- Mâu này bất cứ thứ gì cũng đâm thủng đươc .
- Thuẫn này không có thứ gì đâm thủng được .
Lời quảng cáo như trên của người bán "mâu thuẫn" với nhau và hai mệnh đề mâu thuẫn với nhau không thể cùng đúng một lượt. Phải có một mệnh đề (quảng cáo) sai. Vì vậy dẫn đến câu nói mà chúng ta thường nghe: "Chân lý chỉ có một" dựa trên "nguyên lý bất mâu thuẫn" này .

Trong lịch sử toán học, chúng ta nhận thấy có ba tiền đề mâu thuẫn làm nền tảng cho ba nền hình học khác nhau (Euclide, Riemann và Lobatchevsky ):
- Hình học Euclide dựa trên tiền đề: Từ một điểm ở ngoài một đường thẳng, ta chỉ có thể kẻ được một đường thẳng duy nhất song song với đường thẳng đã cho.
- Hình học Riemann dựa trên tiền đề: Từ một điểm ở ngoài một đường thẳng, ta không thể kẻ được một đường thẳng nào song song với đường thẳng đã cho.
- Hình học Lobatchevsky dựa trên tiền đề: Từ một điểm ở ngoài một đường thẳng, ta có thể kẻ được vô số những đường thẳng khác nhau song song với đường thẳng đã cho.

Nếu theo nguyên lý bất mâu thuẫn thì chắc chắn chỉ có một nền hình học là đúng. Nhưng trong thực tế thì cả ba nền hình học này đều được ứng dụng rất đúng trong ba mặt khác nhau của không gian. Hình học Euclide ứng dụng trong thế giới thường ngày của chúng ta (hình học phẳng) . Hình học Riemann ứng dụng trong việc nghiên cứu thế giới của các nguyên tử và phân tử (ngành vi vật lý). Hình học Lobatchevsky ứng dụng trong việc nghiên cứu thế giới của các thiên thể vũ trụ (hình học không gian). Điều này cho thấy một thực tại như không gian có thể có nhiều mặt (thực tại đa diện) và nếu chúng ta giữ quan niệm không gian chỉ có một mặt duy nhất (thực tại đơn diện) thì chúng ta không thể giải thích được tại sao cả ba tiền đề mâu thuẫn với nhau, như ở trên, đều đúng.

Trước thực tế đó, triết học bắt buộc phải đặt lại vấn đề về nguyên lý bất mâu thuẫn của nhận thức luận cũ. Vì căn cứ theo thực tế thì mọi sự vật đều có nhiều mặt, tối thiểu là với ba chiều (dài, rộng, cao), và người ta có thể nhìn một sự vật từ sáu mặt khác nhau (trước, sau, trên, dưới, phải, trái) và sáu cách nhìn sẽ dẫn đến những nhận thức khác nhau, thậm chí có thể mâu thuẫn nhau. Giả sử, nếu có người nào đó đặt vấn đề là trong sáu cách nhìn một sự vật, cách nhìn nào đúng? Đây là một câu hỏi khôi hài và càng vô lý hơn nữa khi có ai xác quyết là trong sáu cách nhìn ấy chỉ có một cách nhìn là đúng. Và như vậy là năm cách nhìn còn lại , theo câu nói "chân lý chỉ có một" đều phải sai hết. Mặc dù rất rõ ràng đây là một chuyện khôi hài và vô lý. Tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra một cách dễ dàng nếu người ta chấp nhận nguyên lý bất mâu thuẫn là đúng và quan niệm thực tại chỉ có một mặt (thực tại đơn diện).

Câu chuyện "Những người mù sờ voi" là một thí dụ diễn tả rõ ràng cái nhận thức phiến diện của con người. Những người mù sờ voi cãi nhau vì ai cũng quả quyết là mình đúng. Và nếu mình đúng thì mọi người khác phải sai và làm sao mình chấp nhận được? Nhân loại thảm sát nhau trong những cuộc chiến tranh không những để tranh dành quyền lợi mà còn để bảo vệ chân lý. Bảo vệ cái chân lý chính bản thân mình đã chứng nghiệm, đã xác tín và tin tưởng đó là chân lý duy nhất. Ngờ đâu đó chỉ là "chân lý của mình" mà không biết rằng người khác cũng có "chân lý của họ". Các tôn giáo, các ý thức hệ, các khuynh hướng và đảng phái chính trị ... phe nhóm nào cũng khăng khăng xác quyết là chỉ có lập trường của phe mình là đúng. Ai cũng sẵn sàng đổ máu của mình cũng như của phe đối lập để bảo vệ "chân lý của mình". Ai cũng coi bảo vệ chân lý là một lý tưởng cao đẹp!

Đa số chúng ta đều cho mình biết được thực tại (reality), cái gì tôi thấy, biết, nghe, hiểu đều là sự thật (truth). Vì thế nên mới có “ngã kiến” (tức là cái thấy của tôi) và “kiến thủ” (khư khư cho cái thấy của tôi là đúng). Nhưng thực ra chúng ta chỉ nắm bắt được những mảnh vụn của thực tại xuyên qua nhiều cái lọc (filter) hay lăng kính (mirror).

Đứng trước thực tại, chúng ta thâu nhận nó qua những giác quan của mình như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nếu các giác quan của ta không được chính xác như mắt cận hay viễn thị, tai điếc, mũi nghẹt, lưỡi khô, thân bệnh, ý đang tán loạn, vui buồn v.v... thì thực tại sẽ bị méo mó đi một phần. Tri giác là một cái lọc hay lăng kính thứ nhất. Và thực tại ban đầu trở thành thực tại số 1 qua tri giác . Kế tiếp thực tại đó được nhìn ngắm qua lăng kính gia tài văn hóa, xã hội mà ta đã sinh ra và lớn lên. Tùy theo ta là người Việt, người Hoa, người Pháp, người Anh ... ta sẽ nhìn thấy sự việc một cách khác nhau. Và qua cái lọc văn hóa xã hội thực tại số 1 đã biến thể thành thực tại số 2. Tiếp theo đó, cũng cùng là người Việt, nhưng mỗi người có những kinh nghiệm riêng tư không giống nhau. Và như vậy, qua cái lọc của kinh nghiệm bản thân ta, thực tại số 2 đã biến thành thực tại số 3. Cuối cùng, khi cái Ý của ta nhận thức thực tại thì nó chỉ có thể thấy thực tại số 3 chứ không thể thấy cái thực tại ban đầu nữa. Sau khi nhận thức thực tại số 3, ý thức của ta "đóng khung" thực tại số 3 qua hình ảnh, ngôn ngữ, khái niệm ... thành thực tại số 4 và ta cho đó là thực tại "thứ thiệt". Cái thực tại sau cùng mà Ý nhận thức được chỉ còn là một bóng dáng, một thực tại méo mó với những mảnh vụn rơi rớt vì đã trải qua nhiều cái lọc. Thực tại (chân lý) chỉ còn là cái bóng . Tuy vậy, đa số chúng ta lại "Tưởng" là mình nắm bắt được thực tại, tự cho là mình biết đúng, thấy đúng sự thật. Và vì vậy, chúng ta muốn người khác phải tin và nghe theo ý kiến của chúng ta.

Trên phương diện tương đối trong đời sống hàng ngày, chúng ta không thể không có "Tưởng", không Tưởng cái này thì cũng Tưởng cái kia. Tưởng rồi Tin vào cái Tưởng của mình gọi là tin tưởng (belief). Những cái Tưởng đúng hoặc gần với thực tại, với chân lý thì được gọi là chánh kiến, hay minh triết ... vì nó đem lại an vui hạnh phúc, còn những cái Tưởng méo mó sai lầm không đúng thực tại, tin vào đó sẽ đưa đến buồn phiền khổ đau thì gọi là vọng tưởng (false belief). Ngay cả những cái ta cho là sự thật hay chân lý rồi và khư khư bám chặt vào đó thì nó cũng trở thành một loại vọng tưởng. Về phương diện tuyệt đối, có thể nói con người không có khả năng nhận thức thực tại (chân lý) mà chỉ là nhận thức cái bóng của thực tại (chân lý). Vì thực tại biến đổi theo từng "sát-na".
(Theo Phật giáo, danh từ sát na được dùng để chỉ thời gian chớp nhoáng của mỗi biến đổi. Một ngày 24 giờ được tính bằng sáu ngàn bốn trăm tỷ, chín vạn, chín ngàn, chín trăm tám mươi sát na.)

Và chúng ta thường lầm lẫn giữa ý tưởng và thực tại, cũng như giữa danh từ và sự vật. Thí dụ khi chúng ta nhìn ngắm một bức ảnh chụp một vật gì đó, như một trái táo chẳng hạn . Hãy để ý, hình ảnh (chụp) trái táo không phải là trái táo, danh từ trái táo không phải là trái táo và ý tưởng về trái táo cũng không phải là trái táo, trái táo như là một thực tại đã biến đổi . Một thí dụ khác như khi ta xem bản đồ của một thành phố, như New York chẳng hạn . Bản đồ NewYork không phải là thành phố New York dù cho đây là bản đồ mới nhất và được chụp với máy ảnh tối tân nhất thì cũng chỉ là bức ảnh của thành phố New York chụp vào một thời điểm cố định trong quá khứ. New York hiện tại đã khác với hình ảnh New York đã chụp. Những danh từ , ý tưởng và bản đồ giúp cho chúng ta có một khái niệm về thực tại và sự vật, nhưng khi có trong tay thì chúng ta lại xem chúng (danh từ, ý tưởng, bản đồ) như là thực tại và quên đi thực tại. Thực tại luôn luôn biến đổi theo từng sát na trong khi danh từ, ý tưởng và bản đồ thì cứng ngắc không thay đổi.

Tóm lại , tri thức của chúng ta về một sự vật nào đó thì không phải là sự vật chính nó. Cái mà chúng ta biết được về thế giới thực tại chung quanh ta chỉ là những phóng ảnh từ tâm thức, hay nói khác hơn chỉ là thế giới biểu tượng của thực tại, chứ không phải là thực tại nguyên bản. Bởi vì, tính chất của nhận thức là phân biệt thế giới thực tại qua khái niệm; mà giữa khái niệm và thực tại thì hoàn toàn khác nhau. Do đó, bất luận một sự vật nào, hễ còn được xây dựng trên khái niệm thì đều là huyễn ảo - nghĩa là chúng luôn luôn Vô Thường .
(Vô thường là luật tuần hoàn của vũ trụ. Nơi nào có sự vận hành, chuyển biến, đổi dời, nơi đó có Vô Thường. Vô Thường không phải chỉ là giáo lý riêng của Phật giáo, mà vào thế kỷ thứ 6 trước Tây Lịch, một triết gia Hy-Lạp Herakleitos cũng đã nói : "Tất cả (sự vật) đều ở trong trạng thái biến đổi" (All is in a state of flux). )

Từ xưa đến nay, biết bao nhiêu triết gia, biết bao nhiêu lý thuyết chủ trương không giống nhau, và chúng ta vẫn chưa biết được đâu là chân lý. Cái mà hôm qua người ta gọi là chân lý, hôm nay đã không còn là chân lý. Cái mà hôm nay mọi người cho là chân lý, ngày mai lại có thể là sai lạc. Lý trí con người khổ sở vô cùng trong khi đi tìm chân lý, và cho đến bây giờ con người vẫn nghi ngờ không biết rằng lý trí mình có thể có khả năng đạt đến chân lý hay không? Sự nghi ngờ đó cho thấy sự yếu kém của tri thức nhân loại. Và như vậy cái gọi là chân lý mà con người nhận thức được bằng tri thức giới hạn của mình không phải là chân lý đúng và toàn thể (chân lý tuyệt đối “?”) mà chỉ là những nhận thức có tính chất chủ quan và phiến diện. Vì vậy, có thể nói, tất cả những học thuyết triết học muốn giải nghĩa, giải thích ... toàn thể vũ trụ này cũng chẳng khác nào những lời mô tả con voi của những người mù sờ voi mà thôi???

Đi tìm chân lý ở đâu?
Câu hỏi quá khó đau đầu thế nhân .

Lý Lạc Long ( TTL/TCT/MAI/ 29/5/06)

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: Đi Tìm Chân Lý - 04.06.2006 13:37:40
Chào bạn Lý Lạc Long !
Asin đã nhận được pm của bạn (cũng đã đọc).
Rất vui vì sự nhiệt tình trao đổi của bạn. Dù sao vì sự bất tiện kể trên, dừng vấn đề lại là một điều hợp lý.

Bài viết "Đi tìm chân lý" rất hay,.

Toàn bộ thế giới vật chất luôn biến đổi không ngừng, và nếu coi "sát - na" là khoảng thời gian đủ nhỏ để nhận định thì trong mỗi "sát - na" thế giới vật chất đều có thể nhận định rõ ràng, và tất nhiên từ đó nảy sinh chân lý. Nhưng chính sự liên tục của các "sát - na" đã làm các "Chân lý" đó trở nên một "Chân lý tương đối".

Thân ái
Asin!

 

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
Tình Cha - 05.06.2006 21:01:21
Tình Cha

Hầu như, trong chúng ta, mỗi người đều lưu giữ trong tim hình ảnh người cha. Nhân dịp, Father's Day cũng sắp đến, mời bạn cùng tôi làm một cuộc phiên lưu trong thế giới tình thương và hình ảnh của người cha.

Một chút lịch sử về Father's Day (tạm dịch: Ngày Từ Phụ)
Ở Mỹ, ngày Từ Phụ ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng Sáu (3rd Sunday in June). Năm nay, ngày lễ này sẽ là ngày Chủ Nhật 18-06-2006. Mục đích của ngày lễ là để cho con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh người cha. Ngày lễ bắt đầu với ý kiến của của một phụ nữ Mỹ, tên Sonora Smart Dodd, sinh trưởng ở Spokane, tiểu bang Washington muốn ghi nhớ và vinh danh công ơn của cha . Và vì cha của Dodd sanh vào tháng Sáu, nên Dodd đã tổ chức ngày lễ Từ Phụ đầu tiên của nước Mỹ ở Spokane, Washington vào ngày 19, tháng 6, năm 1910. Đến năm 1924, thì Tổng Thống Calvin Coolidge đã chính thức hóa ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng Sáu, mỗi năm, là ngày Từ Phụ cho nước Mỹ . Theo truyền thống của ngày lễ Từ Phụ thì mang hoa hồng đỏ cho người cha còn sống, và hoa hồng trắng nếu người cha đã mất.

Như chúng ta biết, trong cuộc sống của con người thì "tình thương" rất là cần thiết, như chất đốt cần thiết để giữ ngọn lửa cháy, như gạch, ngói và các vật liệu xây dựng cần thiết để xây một ngôi nhà đẹp. Đời sống của một con người tương tự như vậy, không thể thiếu tình thương. Một người, có được tình thương càng nhiều thì cuộc sống càng dễ dàng và hạnh phúc hơn . Khi nói đến chữ “tình thương” thì không có thứ tình cảm nào có thể sánh bằng tình thương của cha mẹ. Đó là một thứ tình yêu thiêng liêng, cao cả, mênh mông sâu xa như biển cả. Một thứ tình thương không có đối tượng để so sánh, cũng chẳng bút mực, ngôn từ nào có thể diễn tả trọn vẹn, chỉ có thể tạm ví như ngọn núi Thái hay như nước trong nguồn chảy ra.
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
Núi có thể lở mòn, nguồn nước có thể cạn. Nhưng nguồn tình thương của cha mẹ thì không bao giờ cạn, tình cha nghĩa mẹ không vơi đầy thay đổi với thời gian. Tình thương của cha mẹ đã trở thành suối nguồn bất tận, tích tụ, vun bón từ bao đời và đã thấm sâu vào máu xương, gan thịt của con người. Như nước luôn chảy xuôi dòng , như mưa luôn rơi từ trên cao, dù con có ngoảnh mặt hay hân hoan đón nhận thì tình thương của cha mẹ lúc nào cũng sẳn sàng bên cạnh,. Cha mẹ luôn âm thầm chở che, dìu dắt và dõi theo từng bước chân bé bỏng của con đang chập chững bước vào đời và ngay cả lúc con đã trưởng thành. Tình cha, tình mẹ sẽ mãi mãi là một bản tình ca bất diệt của loài người.

Tình cha và tình mẹ có khác nhau không? Câu trả lời đúng nhất có lẽ là tình cha và tình mẹ vừa giống nhau và vừa khác nhau . Giống nhau vì đều là tình thương, đều xuất phát từ một thể, từ cùng một điểm hay vị trí của bậc sanh thành và con cái là kết quả của tình yêu, là "máu huyết" của cả hai. Điểm khác nhau là sự biểu hiện, sự cảm nhận của tình cha và tình mẹ qua hai khía cạnh của cuộc đời. Nói một cách khác, là cha và mẹ là hai thực thể khác biệt, có hai vai trò tương đối khác biệt trong cuộc sống của gia đình, dẫn đến sự biểu hiện tình thương của cha mẹ khác nhau, sự cảm nhận của con cái về tình cha và tình mẹ cũng khác nhau .

Nói đến tình mẹ, thì dường như ai cũng dễ dàng cảm nhận được. Bởi tình mẹ, một tình thương ngọt ngào, gần gũi và thân quen với chúng ta . Mẹ, bằng cử chỉ âu yếm, vỗ về, nâng niu, bảo bọc với những ngôn từ nhẹ nhàng, trìu mến v.v… luôn đem đến cho con một cảm giác êm mát, dịu hiền. Mẹ, lúc nào cũng quấn quýt bên con, luôn chia xẻ với con những vui buồn, được mất, những nỗi niềm tâm sự nhỏ to, đáp ứng hầu hết những yêu cầu và ước muốn của con.

Tình mẹ là thế, còn tình cha thì sao?

Cha không thể hiện bằng tình thương ngọt ngào như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau giống mẹ. Tình cha vừa thâm trầm, lắng đọng vừa nghiêm khắc giá băng, nhưng cũng rất dạt dào, dịu ngọt nếu con biết tận hưởng được tấm lòng cha . Tình cha không những lai láng dịu mềm như dòng nước mà nó còn ấm áp, đượm nồng như vầng thái dương. Cha uy nghi, sừng sững như núi Thái, chịu đựng và che chắn bão giông cho con được yên bình dưới bầu trời quang đãng. Cha âm thầm, lặng lẽ như chiếc bóng theo sát cuộc đời con và che chở con bằng cả cuộc đời cha . Đúng vậy, tình cha là như thế đó, thâm trầm và sâu thẳm. Nếu chúng ta không có cái nhìn tinh tế và cảm nhận sâu sắc thì khó thấy được hết tấm lòng của cha:

Con đúng sai cha chẳng hề để dạ
Vui hay buồn cha giữ lại trong tim
Như núi cao trong giông bão im lìm
Như đáy biển từ muôn đời yên lặng
Tình của cha thẩm sâu và bí ẩn
Bên cạnh con từ thuở mới lọt lòng
Ngoài giá băng nhưng trong rất ấm nồng
Từng bước nhỏ vào đời cha, sẽ thấy .

Nếu chúng ta để ý , thì trong kho tàng văn chương của nhân loại, có rất nhiều áng thơ văn ca ngợi và vinh danh người mẹ với đầy đủ chi tiết hình ảnh, ngôn từ đẹp đẽ nhất, thiêng liêng nhất. Nhưng bên cạnh đó, hình ảnh người cha lại mờ ảo, nhạt nhòa, khiến cho một số người quan tâm phải thắc mắc là tại sao như vậy?

Nếu ta thử trầm mình vào thế giới của cha, thì sẽ khám phá ra một kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim thương yêu vô bờ bến của cha, một tình thương dạt dào bát ngát như biển trời, chẳng khác nào tình thương của mẹ. Nhưng tình cha ít khi biểu lộ rõ ràng ra bên ngoài, mà thường thì chỉ biểu hiện trong âm thầm lặng lẽ. Chính sự âm thầm lặng lẽ của cha, đôi khi làm cho các con vô tình lãng quên, sự hiện diện của cha trong cuộc đời mình. Cũng vì thế, mà hình tượng người cha hiền kính yêu của chúng ta, bị lu mờ bên ánh hào quang rực rỡ của mẹ, trong hầu hết các áng văn thơ.

Ngày xưa, dưới thời Nho giáo, cha được gọi là nghiêm đường, nên thường phải mang bộ mặt lạnh lùng như của một ông quan. Xã hội hôm nay, văn minh hơn, trí thức hơn, trong cuộc sống, cha một nghề, con một nghề, ai lo phần nấy, rốt cuộc thì tình thương cha con cũng trở nên lợt lạt. Sự quấn quýt, gần gũi giữa cha con chỉ thể hiện khi con còn nhỏ. Qua bậc tiểu học, con bắt đầu lớn, bắt đầu chọn bạn là lúc bắt đầu xa cha. Từ đó, hầu như cha chỉ còn đóng vai : nguồn cung cấp tiền bạc cho con ăn học, nguồn kinh nghiệm khôn dại, những lời chỉ bảo khuyên răn. Tất cả đều là lý trí lạnh lùng.

Cuộc sống bắt buộc, cha phải hướng mắt, nhìn ra ngoài đời, lăn lộn và tranh đấu với đời. Mẹ thì nhìn vào trong nhà, nhìn mảnh vườn, cái bếp và các con . Cha lặng lẽ đi làm kiếm tiền, con đâu có biết, bao nhiêu gian lao cực nhọc, lo toan đối phó, làm mệt mỏi thể lực và trí óc cha. Về đến nhà cha cần sự yên nghỉ, nhiều khi lại mang bực bội, phiền muộn từ ngoài xã hội về theo. Con phải len lén bỏ ra sau nhà, im lặng, càng xa càng tốt, gần như muốn xóa bỏ cái hiện hữu của mình trong mắt cha. Sự cách xa giữa cha con thường bắt đầu nhẹ nhàng như vậy. Và sự xa cách này càng xa hơn, vì bên cạnh mẹ, con thấy êm đềm hơn. Ai làm ra tiền, con không cần biết, muốn một viên kẹo, muốn một cái bánh ... là chỉ cần thỏ thẻ với mẹ. Mua cây viết mới, sắm đôi dép mới... đều do mẹ đóng vai bà tiên. Tội cho người cha, bên cạnh người mẹ, bà tiên hiền, cha thành người dữ; bà tiên càng hiền, hình ảnh của cha càng trở thành dữ hơn nữa .

Thật là bất công cho hình ảnh người cha, bên cạnh hình ảnh của người mẹ, trong mắt người con. Cha thương con và đâu có muốn như vậy. Nhưng cuộc sống thực tế phân công, mỗi người, mỗi việc. Mẹ như nhánh thấp, cành gần, để trái non xúm xít bu quanh. Cha như thân cây vững chắc, bám rễ thật chặt, hút nhựa nuôi lá, nuôi hoa, nuôi trái. Từng cành lớn từ thân cây, đâm ngang, vươn cao che mưa che nắng. Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ lạc lòng, cha phải giữ kỷ cương. Mẹ chín bỏ làm mười, cha phải cầm cân nảy mực. Vì vậy, lúc nhỏ thì con có thể gần gũi với cha. Nhưng từng bước, trên con đường đi vào trưởng thành, từ con khoảng trên mười hai tuổi, thì do vai trò của người cha trong gia đình : nghiêm khắc, cứng rắn ... để dạy dỗ con, phải được áp dụng . Con lại càng ngại cha hơn, xa cha hơn và càng gần gũi với mẹ hơn. Có thể nói, là con chỉ có thể hiểu được cha và thương cha nhất, khi chính bản thân người con, đang trải qua đoạn đường làm cha. Nhưng đôi khi thì đã quá trễ. Cha đã không còn bên cạnh nữa.

Hình ảnh của một người cha trong mắt của con thay đổi tùy theo giai đoạn trưởng thành có lẽ đúng như một tác giả khuyết danh đã viết bằng tiếng Anh (1). Tạm dịch như ở dưới:

Cha Tôi,
Lúc tôi:
4 tuổi : Cha tôi là người làm được tất cả mọi việc.
5 tuổi : Cha tôi là người biết rất nhiều việc .
6 tuổi : Cha tôi biết nhiều hơn cha của bạn .
8 tuổi : Cha tôi không nhất thiết biết hết mọi việc .
10 tuổi : Thời tuổi thơ của cha tôi. Chắc chắn mọi việc khác với hiện tại .
12 tuổi : Cha tôi già rồi . Ông không biết và không nhớ gì về tuổi thơ của ông đâu.
14 tuổi : Cha tôi là ông già xưa. Bạn đừng có để ý đến ông .
21 tuổi : Cha tôi? Ông không hiểu và theo kịp chuyện của thế hệ trẻ đâu .
25 tuổi : Cha tôi chắc biết chuyện này vì ông đã từng trải qua rồi .
30 tuổi : Nên hỏi ý kiến của cha tôi . Ông có kinh nghiệm sống.
35 tuổi : Tôi phải hỏi ý kiến của cha tôi trước khi quyết định chuyện này.
40 tuổi : Tôi tự hỏi. Nếu là cha, thì cha sẽ quyết định làm việc này ra sao? Quyết định của ông luôn đúng, hợp tình, hợp lý.
50 tuổi : Phải chi cha tôi còn sống để tôi có thể bàn chuyện này với ông. Thiệt là đáng tiếc, tôi đã bỏ lỡ cơ hội để học những hiểu biết và kinh nghiệm quí giá từ ông .

Nói về hậu quả của sự thiếu vắng cha. Trong dân gian, có những câu ca dao:
"Con có cha như nhà có nóc,
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi. "
Hay
"Còn cha gót đỏ như son
Một mai cha chết, gót con đen sì".

Qua những câu ca dao trên, chúng ta có thể thấy được trách nhiệm và vị trí của người cha đóng vai trò rất quan trọng với cuộc đời của người con. Nếu mẹ dạy con tình thương yêu và lòng nhẫn nại, thì cha dạy con lòng cao thượng bao dung, un đúc trong con lòng trung kiên và ý chí bất khuất. Người con sẽ thành công dễ dàng hơn nếu được thừa hưởng đầy đủ và hài hòa giữa tình cha và tình mẹ. Thiếu một trong hai yếu tố này thì người con đã mất đi phân nửa cuộc đời. Là con người, thì ai cũng có cha mẹ. Nói một cách khác, thì bất cứ ai cũng là con . Và có thể nói nửa phần đời của con là do cha ban tặng. Vì vậy, dù có xuôi ngược trên vạn nẻo đường đời, mong rằng các người con đừng bao giờ lãng quên một điều : Cuộc sống của ta có được hôm nay là do sự gầy dựng, đắp xây và đánh đổi bằng cả cuộc đời hy sinh thầm lặng của cha. Từng nhịp thở, từng bước chân ta luôn có sự hiện diện của cha trong đó.

Xin gởi một bông hồng đến những người cha trong ngày Lễ Từ Phụ .

Lý Lạc Long


(1) My Father,
when I was:
Four years old: My daddy can do anything.
Five years old: My daddy knows a whole lot.
Six years old: My dad is smarter than your dad.
Eight years old: My dad doesn't know exactly everything.
Ten years old: In the olden days, when my dad grew up, things were sure different.
Twelve years old: Oh, well, naturally, Dad doesn't know anything about that. He is too old to remember his childhood.
Fourteen years old: Don't pay any attention to my dad. He is so old-fashioned.
Twenty-one years old: Him? My Lord, he's hopelessly out of date.
Twenty-five years old: Dad knows about it, but then he should, because he has been around so long.
Thirty years old: Maybe we should ask Dad what he thinks. After all, he's had a lot of experience.
Thirty-five years old: I'm not doing a single thing until I talk to Dad.
Forty years old: I wonder how Dad would have handled it. He was so wise.
Fifty years old: I'd give anything if Dad were here now so I could talk this over with him. Too bad I didn't appreciate how smart he was. I could have learned a lot from him.

Writer: Unknown
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.06.2006 08:29:21 bởi Lý Lạc Long >

Ct.Ly

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
RE: Đi Tìm Mục Đích Của Cuộc Đời - 18.06.2006 08:19:23
Cám ơn Ct Ly.
Chúc một cuối tuần vui vẻ và như ý .
Thân mến,
LLL
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.06.2006 08:46:53 bởi Lý Lạc Long >

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
Phiếm Luận Về Thân Phận Đàn Ông - 18.06.2006 08:25:20





Phiếm Luận Về Thân Phận Đàn Ông


Cho đến đầu thế kỷ thứ 21, thì trên địa cầu con người vẫn còn đúng như "con người" đã tự xếp hạng như là một sinh vật cao cấp nhất của mọi loài. Ở trên trái đất, sinh ra làm con người có lẽ vẫn là một đặc ân của tạo hóa ban cho. Nhưng sinh ra làm đàn ông có còn là một điều may mắn không? Vì theo thời gian "giá trị" của nam và nữ dường như đã thay đổi. Nhân dịp Lễ Từ Phụ (Father's Day), xin gởi đến các bậc mày râu (đang làm cha, sắp làm cha) chút suy tư vặt vảnh về "thân phận đàn ông" của chúng ta.

Khoảng 500 năm trước Tây lịch, Khổng Tử đã nhận xét: "Nhơn tối linh ư vạn vật" vẫn còn đúng. Nhưng những quan điểm của Nho giáo về nam và nữ, chẳng hạn như: "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô"; "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tùng tử"... chắc phải được xét lại. Vì dựa trên thực tế thì "giá trị" của nam giới có lẽ đang trên đà xuống giá mau chóng.

Từ như ông vua nho nhỏ:

"Đêm năm canh, năm vợ ngồi hầu
Vợ cả pha nước, têm trầu chàng xơi
Vợ hai trải chiếu, chia bài
Vợ ba coi sóc nhà ngoài, nhà trong
Vợ tư ấp lạnh quạt nồng
Vợ năm thức dậy trong lòng xót xa
Chè thang, cháo đậu bưng ra
Chàng xơi một bát kẻo mà công linh."


Xuống giá còn:

"Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Đem về mà trải chiếu hoa mời ngồi "


Nếu Khổng Tử còn sống không biết ông sẽ giải thích sao về hiện trạng này và ông có chấp nhận được không?

Theo Cơ đốc giáo, thì Eve được tạo ra từ xương sườn của Adam. Trong sách Ê-phê-sô chương 5, câu 22,23,24 như sau: "Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội Thánh. Hội Thánh là thân thể Ngài và Ngài là Cứu Chúa của Hội Thánh. Ấy vậy như Hội Thánh phục dưới Đấng Christ thì đàn bà phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự". Đa số dân chúng ở các quốc gia Âu Mỹ theo Cơ đốc giáo, nhưng căn cứ theo thực tế thì phải nói là đàn ông Âu Mỹ đa số theo "đạo thờ bà". Như vậy thì Kinh Thánh không đúng hay vì con người sống sai? Theo tôi thì tại đàn ông Âu Mỹ (hậu duệ của Adam) sống không đúng theo Kinh Thánh răn dạy. Cũng giống như Adam ngày xưa không nghe lời Thiên Chúa (Đấng Jehovah) dặn bảo mà nghe lời của Eva ăn trái cấm (trái hiểu biết) để bị đuổi khỏi vườn địa đàng Eden. Vì sống trái với Kinh Thánh nên đàn ông ở Âu Mỹ hiện giờ mới bị sắp hạng thấp hơn chó nữa. Thứ nhất là phụ nữ, thứ nhì là trẻ em, thứ ba là chó và cuối cùng là đàn ông (first is lady, second is child, third is dog... and last is man). Câu nói "giỡn" nhưng phản ánh đúng một phần với thực tế thân phận đàn ông ở xứ Mỹ. Chó không phải hớt hải đi tìm việc làm, cũng không có cảnh mặt mày tái mét, ngơ ngác nghe chủ báo tin bị cho nghỉ việc. Chó không phải đóng thuế, không phải lao động mà đôi lúc còn được ung dung nằm ngủ trên giường bà chủ. Nhưng nếu căn cứ theo mực độ vi phạm lời dặn bảo của Kinh Thánh (và hình phạt tương xứng) để giải thích sự giảm giá trị của đàn ông thì nghe không có hợp lý lẽ lắm vì phụ nữ đã vi phạm "lời dặn bảo" trầm trọng hơn so với đàn ông. Xa hơn, nếu căn cứ theo giá trị để mà tính thì Eve (nữ) chỉ bằng 1 trong 36 xương sườn của Adam (nam) cũng không giải thích được hiện tượng biến đổi giá trị theo chiều hướng "nữ trọng nam khinh" hay "âm thịnh dương suy" hiện giờ. Suy luận dựa trên hiểu biết của cá nhân đã đi vào ngõ cụt. Thôi cách dễ nhất là đổ mọi tội lỗi cho ông Adam. Thế giới ngày xưa mới chỉ có hai người, thế mà Adam đã sợ Eve rồi. Trái cây "biết điều thiện và điều ác" Chúa đã cảnh cáo là không nên ăn mà Eve cũng bẻ ăn. Ăn rồi bắt Adam cùng ăn. Adam cũng nghe lời ăn theo. Việc ấy đã gây ra bao nhiêu điều rắc rối cho hậu duệ của ông. Phải chi lúc bà Eve vừa thò tay định bẻ trái cấm, Adam ngăn lại thì đàn ông chúng ta đâu có khổ. Đúng như vậy, vì nếu họ không ăn "trái cấm hiểu biết", thì có hiểu biết chi đâu để tòm tèm, và đâu có nhân loại. Nhưng chuyện đã qua, ngày nay trên trái đất đã có đến 6.5 tỷ con người và đang trên đà tăng trưởng thêm. Thời gian gần đây, căn cứ theo thống kê của số lượng trẻ sơ sinh chào đời thì tỷ lệ bé trai sinh ra lại cao hơn bé gái. Theo qui luật "của hiếm là quý" thì điều này chắc chắn sẽ làm giảm giá trị của nam giới thêm nữa. Không lẽ thân phận đàn ông cứ tuột dốc mãi như vậy sao? Không hẳn là như vậy. Nói đúng hơn có thể là "tuyệt vọng" cho thế hệ chúng ta nhưng hậu duệ của chúng ta vẫn còn hy vọng vì hết suy sẽ tới thịnh lại theo quan niệm của Lão giáo.

Theo Lão giáo mọi sự vật đều có hai mặt âm dương để tồn tại và phát triển. Loài người chắc cũng không ở ngoài quy luật này. Nói khác thì loài người cũng là sự kếp hợp và biểu hiện của dương (nam) và âm (nữ). Dựa theo thuyết âm dương và thực tại của thế kỷ 21 thì âm đang trên đà thịnh và dương đang trên đà suy thoái. Xem chừng thuyết âm dương có thể giải thích được một cách hợp lý sự biến đổi giá trị về giá trị giữa nam và nữ của nhân loại. Chúng ta thử "ngâm cứu" sâu thêm chút xem.

Âm và dương là khái niệm cốt lõi của nền triết học cổ Đông phương, âm và dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng phần tử, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại. Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra "thuyết âm dương" (thái cực sinh lưỡng nghi, lương nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài). Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương. Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.

Người xưa còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau và theo tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại (tức năm hành thủy, hỏa, thổ, mộc, kim). Từ những nhận xét này "thuyết ngũ hành" ra đời. Trên cơ bản, thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện tương sinh (giúp đỡ nhau) và tương khắc (chống lại nhau). Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hóa, tương thừa (thừa thế lấn áp), tương vũ (hàm ý khinh lờn). Chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành, đây sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau vì không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau. Tóm lại theo thuyết ngũ hành thì tương sinh, tương khắc, chế hóa, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật. Thuyết ngũ hành là một bổ sung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn.

Cũng may mắn, căn cứ theo thuyết âm dương thì nam giới vẫn có thể hy vọng để mà sống, vì sống không có hy vọng là đang đứng bên thềm của sự chết. Dù hy vọng này rất là mong manh cho các thế hệ đàn ông sinh ra vào những thập niên của cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Sinh ra làm đàn ông (nhất là đàn ông VN) chắc chắn không phải là một sự may mắn trong giai đoạn này. Thế kỷ 21 có lẽ sẽ vẫn là thế kỷ của các bà. Đàn ông Âu Mỹ chịu đựng trước và dường như họ đã quen. Thiết nghĩ, chắc đàn ông Âu Mỹ cũng đặt hy vọng vào "ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay" (tomorrow will be better than today) để mà sống. Đông hay Tây, có am tường thuyết âm dương hay không, dường như con người đều hy vọng vào ngày mai tươi sáng hơn cho số phận của mình.

Ở Việt Nam thì thời kỳ "phu xướng phụ tùy" cũng đã qua từ lâu. Cái hình ảnh người vợ lúc nào cũng vui vẻ, dịu dàng để chồng được hài lòng, lúc nào cũng cố gắng mang hạnh phúc đến cho chồng dù có chịu nhiều thua thiệt. Chỉ còn là một hình ảnh lịch sử qua thơ ca.

"Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười tủm tỉm rằng anh giận gì
Sao anh vội giận em chi
Muốn cưới vợ bé em thì cưới cho."


Sau tháng 4, 1975 một số đàn ông Việt theo vận nước đổi dời phải lìa bỏ quê hương sinh sống ở các nước Âu Mỹ thì càng thấm thía hơn với cái thân phận đang xuống giá của mình, cố tập theo "triết lý thờ bà" như đàn ông Âu Mỹ, bám víu vào cái hy vọng mong manh "ngày mai sẽ tốt hơn" để mà sống. Các bà biết "tỏng tòng tong" như vậy, nhưng nhiều phụ nữ Việt Nam dường như còn vượt qua xa lắc phụ nữ Âu Mỹ về việc thực thi quyền bình đẳng đến bất bình đẳng của nữ giới. Có lẽ mới có được "công cụ" mới nên phụ nữ Việt Nam sử dụng rất là hăng hái, thừa thắng xông lên và cho rằng: "Một trăm thằng đàn ông không bằng cái mông đàn bà", hoặc "một trăm thằng con trai không bằng cánh tay người con gái".... Thân phận đàn ông Á đông ở xứ Âu Mỹ đã xuống đến tận cùng đáy vực rồi thế mà thỉnh thoảng vẫn còn bị các bà đem ra đem dán ở sau xe so sánh với chó để chọc quê ở công chúng : "Càng biết nhiều về đàn ông, tôi càng thương con chó của tôi nhiều hơn" (The more I know the men, the more I love my dog). Đàn ông mà làm như vậy bị "kêu ca" là cái chắc hoặc dám bị rắc rối với pháp luật vì tội kỳ thị giới tính.

Cũng may là ở Bắc Mỹ, cũng còn có được một ngày vinh danh những người cha. Nhìn tấm thiệp và gói quà của con gởi, tôi tự an ủi. Ít ra thì giá trị đàn ông của mình với thế hệ tương lai vẫn còn rạng rỡ. Như một người đàn ông giác ngộ thân phận của mình tôi tự nhủ : "Sinh bất phùng thời... thân trai mười hai bến nước, trong nhờ đục chạy... không đủ can đảm chạy thì phải có can đảm chịu."

Xót xa cho phận đàn ông
Còng lưng trả nợ "tổ tông" trẻ, già
Lỡ tay ký giấy làm cha
Bịt tai, nhắm mắt qua phà cho xong.


Lý Lạc Long (15/6/06)

HAPPY FATHER'S DAY
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.06.2006 20:25:15 bởi Lý Lạc Long >

Lý Lạc Long
  • Số bài : 55
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
Tiếng Sét Ái Tình & Tình Yêu Dưới Lăng Kính Khoa Học - 26.06.2006 05:58:34
Tiếng Sét Ái Tình & Tình Yêu Dưới Lăng Kính Khoa Học
http://www.viet.no/content/view/356/67/


Từ xưa, người ta đã tin rằng những cảm xúc như tình yêu, hạnh phúc, tức giận, sợ hãi ... đều bắt nguồn từ trái tim. Vì vậy trái tim được xem như là biểu tượng của tình yêu. Nói đến tình yêu là chúng ta vẫn liên tưởng ngay đến trái tim. Nhưng thực ra, theo kiến thức khoa học thì quá trình hình thành và phát triển của tình yêu rất phức tạp, không xuất phát từ trái tim mà là từ trung tâm não bộ. Não bộ là một bộ phận sinh lý quan trọng nhất của cơ thể chi phối mọi cảm xúc của con người. Như một nhạc trưởng điều khiển ban nhạc hòa tấu, não bộ điều khiển tiết tấu, nhịp điệu, cường độ ... phát tiết và hoạt động của các chất kích thích tố (hormone) và nơ-ron (neuron or nerve cell) tạo thành "bản nhạc tình ái" của con người.

"Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không"


Hai người dưng xa lạ trong một cuộc gặp gỡ tình cờ, dù chưa nói chi nhiều, chỉ nhìn nhau thôi mà cảm xúc dâng trào, tim đập mạnh ... Tuy sự tiếp xúc đơn giản nhưng khoảnh khắc ấy vô cùng phức tạp và bí ẩn. Theo giải thích của hầu hết chúng ta, nàng và chàng đang bị tiếng sét ái tình đánh trúng (love struck). Nhưng hiện tượng "tình yêu" này được các nhà khoa học trong hội AAAS (American Association for the Advancement of Science) giải thích trong bài tường trình ở Seattle vào năm 1997 như: "chuyện tình yêu lãng mạn của nam nữ chỉ là những phản ứng hóa học của cơ thể con người". Lời giải thích này đã gây bất bình cho các vị thức giả xem tình yêu như là một biểu tượng thiêng liêng nhất của con người, chưa có ai định nghĩa nổi. Theo họ, tình yêu phát sinh do sự rung động huyền bí và sâu thẳm của trái tim, của tâm hồn tạo nên các cảm giác yêu thương, hờn giận, đam mê. Vì vậy, tình yêu không thể nào phát sinh từ ống nghiệm được?

Tuy nhiên, đây là một phát hiện khoa học nóng bỏng , gây cấn và hấp dẫn bắt đầu từ những thập niên cuối thế kỷ 20 cho đến nay nên có rất nhiều nhà khoa học nhập cuộc và càng ngày càng có thêm nhiều bằng chứng khoa học minh chứng cho lời giải thích trên của hội AAAS. Tiến sĩ Marta Frid của Úc, thì diễn tả trạng thái hóa học của con người khi bị tiếng sét ái tình, sẽ có các phản ứng như hai bàn tay bịn rịn mồ hôi, mặt mày đỏ hồng nóng hổi, hơi thở dồn dập đứt đoạn ... Tất cả đều là phản ứng hóa học của cơ thể, khi trung tâm thần kinh, tiết ra các chất kích thích tố tới hệ thần kinh. Tony Furmar, một bác sỹ Úc, thì cho rằng : "trong tiềm thức của con người luôn luôn bị chỉ huy bởi một mệnh lệnh sinh học". Xúc cảm và tình yêu cũng vậy, cả hai lĩnh vực này đều do não bộ và con tim phụ trách chung, qua sự luân lưu của hóa chất. Trong cuốn "Giải Phẫu Tình Yêu" (Anatomy of Love), tiến sĩ Helen Fisher, giảng sư của đại học New York, đã liệt kê ra các chất hóa học trong cơ thể con người, có tác dụng kích thích và gây mê nơi hai tâm hồn đang yêu thích như: adrenaline, dopamine, norepinephrine, và đặc biệt nhất là phenylethylamine (PEA) .

- Adrenaline: Là một kích thích tố gây cảm xúc mạnh nhất. Trong trường hợp người bị stress, kích thích này được tiết ra từ thận, thấm vào máu, đặt cơ thể vào tình trạng báo động tức thời. Huyết áp dâng cao, tim đập nhanh hơn và bàn tay thì ướt đẫm mồ hôi. Đối với những người đang yêu, adrenalin tạo ra trạng thái nôn nao, đôi khi khá căng thẳng. Chỉ cần một cái nhìn sâu của người yêu, hay sự hồi hộp trước buổi hẹn đã khiến cơ thể tiết ra một lượng adrenalin lớn, đưa con người vào trạng thái nóng lạnh như sốt. Hệ quả là: Toàn bộ tâm trí chỉ hướng tới người mình yêu, và cả nhân loại trở nên vô nghĩa. Cũng may là trạng thái này thường kéo dài không lâu, bởi nó tiêu thụ nhiều rất nhiều năng lượng và không một cơ thể sinh học nào có thể chịu đựng được nó trong một thời gian dài. Tuy nhiên, những đợt sóng adrenalin nhẹ nhàng và thường xuyên lại có tác dụng rất tốt. Chúng giúp cơ thể có khả năng đề kháng. Bởi vậy, xét về mặt sinh học, mỗi một lần yêu mới là một lần thử thách với cơ thể, khiến nó cứng cáp hơn.
- Dopamine: Kích thích tố này tác động trực tiếp tới trung tâm nhận phần thưởng trong não bộ, đem lại niềm vui, cảm giác sung sướng và thỏa mãn. Khi tình yêu phát triển, kích thích tố này càng gia tăng và gây tác động không nhỏ đến cơ thể khiến người ăn uống không thấy ngon hoặc ngủ ít đi. Đây chính là trạng thái "ốm dở chết dở" khá phổ biến mà các thi sĩ thường gọi là tương tư.
- Noradrenaline: Neuron (nerve cell) tiết ra kích thích tố này để tụ hợp năng lượng ái tình, khiến cơ thể nóng lên. Đôi khi, noradrenaline làm người ta không thể kìm giữ được cảm xúc của mình. Hơn thế, nó còn tác động đến thùy hypothalamus, làm tiết ra các chất kích thích tình dục, khiến người ta có hứng làm tình.
- Phenylethylamine (PEA): Đây là một kích thích tố làm tăng huyết áp và lượng glucose trong máu, PEA làm cho người ta cảm thấy tỉnh táo, hạnh phúc và thỏa mản. PEA làm cho óc tiết ra chất b-endorphin, một chất có tác dụng giống như thuốc phiện (gây nghiện), có tác dụng giảm đau, giảm bớt sự nồng cháy của đam mê, động lực chính đàng sau cảm giác vui thích thỏa mản. PEA còn được gọi là "dược chất tình yêu" (love drug). Chocolate có chứa PEA nên chocolate còn được gọi là chất "kích thích tình dục" (an aphrodisiac) . Khi cơ thể có lượng PEA ở mực độ cao, nó làm giảm sự phiền muộn của tình yêu đơn phương. Đây là một trong những lý do tại sao phụ nữ lại thích chocolate và tại sao người ta gởi tặng nhau chocolate trong ngày lễ Tình yêu (Valentine's Day).

Thông thường tất cả những người đang yêu đều ước muốn là những cảm giác say đắm bồng bềnh ... của "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy" tồn tại mãi. Nhưng ước muốn này đi ngược lại với các quy luật sinh học và hóa học. Lâu nhất là một năm và thường thì sớm hơn, não bộ con người sẽ tự động "giải thoát" ra khỏi trạng thái say mê bồng bềnh của tiếng sét ái tình do các chất "kích thích tố tình yêu" gây ra. Điều này xảy ra là vì "trung tâm nhận phần thưởng" của não bộ đã quen dần với chất dophamine, và chất kích thích tố chẳng còn gây cảm xúc cho nó nữa. Lúc ấy những cảm giác cuồng nhiệt ban đầu đều biến mất . Và có lẽ chỉ có một tình yêu mới khác mới đem lại những cảm giác ban đầu như vậy. Dù có muốn hay không muốn, điều này vẫn xảy ra và ở ngoài tầm kiểm soát của con người.

Tuy nhiên, nếu như vậy thì những cặp đã qua khỏi giai đoạn "mới yêu" và tiến đến hôn nhân thì họ không còn có cảm giác yêu nhau nữa sao? Không hẳn là như vậy, theo các nhà khoa học, tuy mất những cảm xúc ban đầu nhưng họ đạt được một điều quý giá khác là hạnh phúc của cuộc sống vợ chồng. Và một trong những kích thích tố giúp con người duy trì hạnh phúc gia đình là endorphine. Tương tự như tác dụng của ma túy, nó đem đến cho những cảm giác an toàn dễ chịu , nó giúp con người thoát khỏi nỗi sợ hãi về những điều bất ổn của cuộc sống. Và trong một số trường hợp nhất định nó có thể đem đến những khoái cảm kỳ lạ. Dấu hiệu và khởi điểm của một tình yêu "lớn" và tuyệt vời. Theo tiến sĩ Helen Fisher , thì sự quan tâm, dịu dàng chăm sóc, chia sẻ buồn vui ... với người bạn đời góp phần tạo ra kích thích tố endorphine. Kích thích tố cứ tiết ra, làm người ta có cảm giác thèm khát . Ai đã yêu ắt hiểu thế nào là nhớ, và việc "nghiện" ái ân cũng giống như việc nghiện thuốc lá hoặc thuốc phiện. Và khi điều này không được thỏa mản thì hậu quả sẽ là sự trầm cảm (depression) và đau khổ.

Nhưng đến đây, một câu hỏi liên quan đến phạm trù đạo đức phải được đặt ra. Nếu như giải thích ở trên thì các cặp vợ chồng sống với nhau và không chia tay vì sợ chịu không nổi cảm giác thiếu thốn giống như cảm giác những người nghiện ma túy khi phải "cai" ma túy sao? Kế đến lòng chung thủy của con người là một việc hiện hữu, làm sao các nhà khoa học giải thích cho hợp lý? Dĩ nhiên là các nhà khoa học sẽ không ngừng ở đây vì như vậy là thiếu sót.

Con người là một trong những loài động vật sống lâu dài với nhau trong mối quan hệ vợ chồng. Lối sống này không những chỉ có nguồn gốc từ nỗi sợ hãi việc phải xa rời những khoái cảm của kích thích tố endorphine như một thứ ma túy mà còn từ cảm giác dễ chịu thực sự khi chung sống với nhau như vợ chồng . Lẽ tất nhiên, ngay trong trường hợp này con người không không tránh khỏi sự ảnh hưởng của các chất kích thích tố tình yêu. Hai nhà khoa học Mỹ, Sue Carter và Thomas Insel đã nghiên cứu hiện tượng chung thủy dựa trên nền tảng hóa học và sinh vật học bằng cách quan sát đời sống của chuột núi và chuột đồng ở Mỹ. Hình dáng của 2 loại chuột này giống hệt nhau, nhưng chuột núi thường thay đổi bạn tình, thậm chí nhiều khi con đực chỉ giao phối một lần với một con cái nào đó. Trái lại chuột đồng thì sống suốt đời bên nhau. Các nhà khoa học làm thí nghiệm và kết quả nghiên cứu cho thấy lượng kích thích tố oxytocin và vasopressin trong máu của chuột đồng nhiều hơn của chuột núi. Bằng kỹ thuật cấy gene, các nhà khoa học đã tạo ra giống chuột núi với lượng kích thích tố oxytocin và vasopressin nhiều hơn. Kết quả quan sát cho thấy các chú chuột này tỏ ra chung thủy hơn hẳn và sẵn sàng "chiến đấu" khi có kẻ khác đến gạ gẫm bạn tình. Rõ ràng, chung thủy là một đặc tính được quyết định bởi gene.

Con người cũng có hai loại kích thích tố oxytocin và vapropressin như chuột. Tuy nhiên, hiện nay người ta không biết chúng có tác dụng giống như đã thí nghiệm với chuột không? Vẫn còn là một dấu hỏi vì người ta vẫn còn biết ít về tác dụng của 2 kích thích tố này với con người. Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, thì mỗi lần đạt đến điểm cao của khoái cảm thì lượng oxytocin trong máu tăng mạnh. Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học đã dùng cách hãm lượng oxytocin của những người đàn ông thì kết quả cho thấy họ vẫn có khoái cảm bình thường khi quan hệ tình dục nhưng cảm giác dễ chịu và thư giãn thì biến mất. Điều này cho thấy oxytocin giúp con người có những cảm giác dễ chịu trong quan hệ lâu dài của vợ chồng, khiến họ không chán nhau, dù cho cảm giác ngất ngây của tình yêu thuở ban đầu đã nguội lạnh. Căn cứ vào thí nghiệm, kích thích tố oxytosin chắc chắn có vai trò quan trọng liên quan đến sự chung thủy của con người .

Mặc dù con người cũng thuộc loài động vật, vẫn bị chi phối và ảnh hưởng bởi các quy luật hóa học và sinh học. Nhưng con người là một động vật cao cấp nhất, khác với chuột và các loài động vật khác, con người có tâm hồn và biết suy nghĩ . "Nhân tối linh ư vạn vật", nên con người chưa chắc là những nô lệ ngoan ngoãn (như chuột) luôn luôn tuân theo những quy luật hóa học và sinh học ở trên. Dù cho các nhà khoa có tuyên bố gì gì chăng nữa, thì tình yêu vĩnh cửu vẫn là nguồn hạnh phúc nhất trần gian hoặc đau khổ tận cùng cũng không thể thiếu được đối với con người.

Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Nghìn năm hồ dễ có ai quên (Thế Lữ)


"Yêu là chết trong lòng một ít,
Vì mấy ai yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hay thờ ơ chẳng biết... " (Xuân Diệu)


Kích thích tố hay không kích thích tố, sẽ luôn có những khoảnh khắc mà con người rung lên những tiếng tơ lòng từ sâu thẳm trong tim.

"Trái tim là một con tàu suốt
Chẳng có sân ga trạm cuối cùng" (Kiên Giang Hà Huy Hà)


Nhân loại đã có mặt trên quả địa cầu từ hàng ngàn năm qua. Khoa học đã giải đáp và mang lại cho con người rất nhiều tri thức về thiên nhiên nhiên và vạn vật. Nhưng cho đến nay thì vẫn chưa ai định nghĩa được tình yêu và trận chiến giữa lý lẽ và trái tim vẫn còn tiếp diễn. Cho đa số con người thì trái tim vẫn còn là kẻ thắng trận mù lòa. Tình yêu có lẽ sẽ luôn là một chủ đề bất tận từ ngàn xưa cho mãi đến ngàn sau. Xin mượn vài lời của Amanda MacBroom trong bản nhạc Nụ Hồng (The Rose) kết thúc bài viết này:

"Some say love, it is a river that drowns the tender reed. Some say love, it is a razor that leaves your soul to bleed. Some say love, it is a hunger, an endless aching need ..." (Amanda McBroom)
"Tình Yêu đó, cuốn hút như sông sâu, xô dập, sậy lau sức yếu. Tình Yêu đó, sắc bén như mũi dao, đâm vào, rạch tim nứt máu. Tình Yêu đó, nôn nao cơn đói cồn cào, nhức nhối, đớn đau vô cùng..." ( Lời Việt : Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường)

Và câu hỏi vẫn còn là câu hỏi: "Làm sao định nghĩa được tình yêu?" (XD)

Lý Lạc Long (21/06/2006)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.06.2006 08:56:11 bởi Lý Lạc Long >

Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 70 bài trong đề mục