Tản Mạn Cuối Tuần
Thay đổi trang: << < 45 > | Trang 4 của 5 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 70 bài trong đề mục
Lý Lạc Long 22.04.2006 05:38:17 (permalink)
Cuộc sống và những chiếc mặt nạ

Trong môn kịch nghệ, nhất là ở Á đông, các nghệ nhân thường được hóa trang (sơn vẽ, mặt nạ ...) tương xứng với vai trò diễn xuất. Nghệ thuật sân khấu này có mục đích trình bày cuộc sống thực tế giống như một vở kịch, trong đó mỗi người chúng ta đang mang mặt nạ, đóng những vai trò khác nhau mà đôi khi chính bản thân mình cũng không nhận ra. Nói cách khác, ít ai đang sống với con người thật, với giá trị thật của mình. Chữ "personality" (cái tôi) trong tiếng Anh bắt nguồn từ chữ La-tinh "persona" (mặt nạ). Khi người nghệ sĩ mang mặt nạ bước lên sân khấu để trình diễn, mặt nạ nói lên vai trò họ đang diễn xuất, còn người nghệ sĩ thủ vai thì ẩn bên trong như kẻ vô danh. Cái mặt nạ hóa trang này tương tự như "cái ta" hoặc "cái tôi" khi ta đang thủ vai hoặc diễn xuất vai trò nào đó trong vở kịch vĩ đại của cuộc sống con người.

Từ xa xưa, theo kết quả khảo cổ về xác ướp ở Ai cập thì ngay cả xác ướp (người chết) vẫn được mang mặt nạ. Ngày nay, ở nhiều nơi trên thế giới, con người vẫn còn thích thú với việc che mặt thật (có lẽ cũng đã giả tạo với vai trò diễn xuất trong vở kịch: Cuộc sống thực tế) của mình bằng "mặt nạ" trong các lễ hội khiêu vũ hóa trang. Người ta nói rằng, sự chuyển động cơ thể qua các nhịp điệu nhảy múa tái hiện cuộc sống, mặt nạ chỉ là một công cụ để con người thể hiện ý tưởng loại bỏ sự giả dối và chân thực với chính mình. Nhưng khoác lên thêm một lớp mặt nạ, "giả để che lấp những cái giả khác" sẽ giúp con người thể hiện được sự chân thực với chính bản thân mình? Có phải chăng đây cũng chỉ là sự giải thích cho những người đang diễn xuất cái vai trò cổ vũ của họ về những lợi ích của các lễ hội hóa trang trong "vở kịch cuộc sống thực tế"? Tại sao con người thích (hoặc phải) mang mặt nạ? Và sống như con người mang mặt nạ hay con người chân thực của mình là tốt? Con người có khả năng chọn lựa được giữa "mặt nạ" và "chân thực" hay không?

Một trong những hình ảnh quen thuộc ở Bắc Mỹ là Zorro, một hiệp sĩ đeo mặt nạ, cứu tinh của những người dân kém thế, nỗi ám ảnh của tầng lớp thống trị vào thời kỳ khai hoang ở California. Nhưng cởi mặt nạ xuống, Zorro lại chính là Don Diego Vega, một tay quý tộc nổi tiếng lười biếng của vùng đất này. Như vậy thì Zorro hay Don Diego Vega là "con người thật sự" của nhân vật này? Mặt nạ có tạo nên Zorro được không? Hay Zorro chính là con người thật sự của D.D. Vega? Một phim vui khác về chủ đề này là phim Mặt Nạ (The Mask, 1994), do Jim Carrey thủ vai chính, diễn tả khả năng biến đổi bản chất và điều khiển con người của cái mặt nạ. Xem phim, người ta liên tưởng đến những người mang mặt nạ trong cuộc sống thực tế.

Theo các nhà tâm lý học, con người vì tự ti mặc cảm, nghĩ mình chẳng là ai nên phải đeo thêm nhiều thứ khác. Dần dần người ta trở thành những tên hề trên sân khấu cuộc đời, thành những người mang mặt nạ. Karl Jung gọi "cái tôi giả" (false self, false indentification) là "persona". Trong tiến trình viên mãn về tâm lý, con người phải làm sao rũ bỏ được những mặt nạ này, nếu không thì sẽ bị chúng hành khổ bản thân và dẫn đến hành khổ nhiều người khác. Hudson Smith, một giáo sư triết học của nhiều đại học ở Mỹ (Syracuse, M.I.T, Berkeley) nhận xét: "Nhưng khổ nỗi là hầu hết chúng ta đã quên, không phân biệt được "con người thực" của mình và những "cái tôi giả tạo" chúng ta mang để đóng trò trên "sân khấu đời". Những "cái tôi giả tạo" ấy đáng lẽ phải được cởi ra, như đồ vật hóa trang, khi đóng xong vở tuồng trên sân khấu nghệ thuật. Hầu hết chúng ta bị mê hoặc với cuộc sống trước mặt, không nhớ những vai trò đã đóng trong quá khứ, không đoán được những vai trò sẽ đóng trong tương lai. Chúng ta có bổn phận phải sửa lại sự sai lầm này, phải xuyên qua và tiêu hủy những "cái tôi", gỡ bỏ hết các mặt nạ hóa trang tạm bợ để tìm ra người "diễn viên vô danh" hay "con người chân thực" ẩn nấp đàng sau."

Ở trên các nhà tâm lý học, triết học ... có lẽ chỉ "bàn" đến sự cần thiết tìm về "con người chân thực" (true self) của một cá thể để đạt đến một cuộc sống " chân thực và tốt đẹp" hơn, với giả thiết là cá nhân đang ở trong một xã hội mà sự tự do chọn lựa được tôn trọng. Chúng ta thử nhìn vào những xã hội nơi mà quyền tự do không được tôn trọng và con người phải mang nhiều mặt nạ, dù có muốn hay không để sinh tồn thì một người có thể tìm về "con người chân thực" của họ được không? Hay sẽ bị lạc mất dấu với thời gian?

Đi ngược dòng lịch sử để tìm hiểu chút về xã hội miền Bắc dưới sự cai trị của đảng cộng sản. Trong thời kỳ cải cách ruộng đất thì ngoài việc hàng vạn người dân đã bị chết oan, những giá trị truyền thống của người Việt đã bị đảo lộn hoàn toàn. Khi mà con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, em đấu tố anh ... Có nhiều chuyện khó tin nhưng có thật đã xảy ra ở khắp làng quê miền Bắc. Thí dụ như chuyện đứa con khi phải đấu tố cha, chỉ vào mặt cha mình quát to:
- Mày biết tao là ai không?
Người cha trả lời :
- Thưa ông con biết! Ông là con của con !
Giới văn nghệ sĩ thì chỉ cần không theo đúng với đường lối vạch ra của đảng thì văn nghiệp úa tàn và ngay cả mạng sống cũng bị đe dọa. Vụ Nhân văn giai phẩm là một thí dụ.
Năm 1975, đất nước thống nhất và chiến tranh đã ngưng thì đến trại cải tạo, đánh tư sản, kinh tế mới, đốt sách, đào mồ, bán bãi lùa dân ra biển ...
Gần đây nhất, việc chính quyền cộng sản VN yêu cầu Mã Lai, và Nam Dương phá hủy các tấm bia tưởng niệm những người vượt biển tử nạn là một hành động đi ngược lại truyền thống văn hóa "nghĩa tử là nghĩa tận" của VN đã làm biết bao trái tim rướm máu.

Tóm lại, đảng cộng sản VN đã thành công khi tạo ra một bầu không khí ngột ngạt, mất đoàn kết, nghi ngờ lẫn nhau, phá hoại lẫn nhau trong người dân Việt . Mục đích lâu dài là để người dân không đứng chung với nhau được trong bất cứ một tổ chức nào. Kế đến, sự tuyên truyền dối trá và mị dân này trong hơn nửa thế kỷ qua đã làm cho nhiều người tưởng thật, họ quen với sự khen ngợi giả dối mà quên đi hiện thực. Bây giờ có ai đó nói lên sự thật (mà sự thật thì phũ phàng và khó nghe!) thì vẫn có một số ít người không thể chịu nổi và phản ứng gay gắt mà không cần tìm hiểu bản chất sự việc cho đến cùng và tường tận một cách khoa học, khách quan. (Ví dụ, có ai đó nói rằng ông HCM nói dối, ông có vợ, có con, ông đạo văn, ông giả người khác viết sách để tự bốc thơm... cho dù đó là sự thật, nhưng vẫn có người sẽ không tin và còn phản ứng gay gắt! )

Hậu quả trước mắt, đảng cs đã phá hủy nền văn hóa dân tộc lâu đời và tình nghĩa giữa con người Việt Nam với nhau. Người Việt phải mang cho mình nhiều mặt nạ. Cùng một sự việc, với cấp trên họ nói khác, với bạn bè nơi vỉa hè họ nói khác, với đồng nghiệp tại cơ quan họ nói khác,với vợ con họ nói khác. Dân Việt bị bắt buộc mang những chiếc mặt nạ do chính quyền cộng sản tạo ra để sinh tồn thì còn thời gian và nghị lực đâu để tìm và sống như "con người chân thực" của mình?

Một "vở kịch thiên đường không có thật" đã được dựng ra và diễn xuất với những con người mang mặt nạ hơn 60 năm qua. Đến khi nào mới hạ màn? Dân Việt đã chịu đựng quá nhiều thiệt thòi. Những chiếc mặt nạ làm rối ren đời sống phải được gỡ xuống, trả lại dân Việt đời sống của người Việt, một đời sống đầy ắp tình tự dân tộc của những con người Việt Nam .

LÝ LẠC LONG
(TTL/TCT/MAI/06)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2006 20:11:07 bởi Lý Lạc Long >
#46
    Lý Lạc Long 05.05.2006 13:10:15 (permalink)
    Những Vầng Trăng Xưa

    Đêm về khuya, dù thời tiết đã vào xuân, ngoài trời vẫn còn rất lạnh, cái lạnh của vùng đất ôn đới. Không gian về đêm thật yên tĩnh, huyền ảo, lấp lánh trên nền trời những ngôi sao. Và trăng ... treo lơ lửng như gần như xa, trăng của xứ lạnh, của đồi núi, của rừng cây bắt đầu vào xuân sau những tháng ngày bị phủ lấp bởi tuyết trắng. Một thứ ánh sáng trong vắt và tinh khiết, không lộng lẫy, không kiêu kỳ, đầy sức sống. Cái vẻ đẹp của trăng vào thời điểm này giống như một cô gái đang dậy thì, bắt đầu là người lớn, đẹp nhưng không biết là mình đẹp. Vẻ đẹp không làm cho người ta phải sững sờ nhưng đầy sức quyến rũ. Cái quyến rũ của sự ngây thơ, trong sáng, mong manh và dễ vỡ. Tiếng gió đêm vi vu hòa với tiếng lá thông reo. Văng vẳng trong đó những nhịp trầm bổng, mơ hồ, khói sương ... cung đàn, điệu hát, những vầng trăng của ngày tháng xa xưa.

    Thuở nhỏ, vào những đêm trăng sáng, tôi nhìn trăng và tưởng tượng ra bao nhiêu thứ và thắc mắc đủ thứ: Tại sao trăng sáng mát dịu? Tại sao có lúc trăng tròn có lúc khuyết? Tại sao có lúc trăng đi đâu mất? Có thêm ai ở trên đó ngoài Hằng Nga, chú Cuội, thỏ ngọc ... Tôi hỏi lung tung cho đến nổi mẹ tôi phải nói: "Giống chi hông giống lại giống cái tính "mê trăng", đa sầu đa cảm khổ lắm đó con ơi!" . Ngày lớn lên, với những kiến thức khoa học tôi đã biết "vầng trăng tuổi thơ" thật ra chỉ là một tinh cầu, nhưng trong lòng tôi thì vẫn luôn muốn trăng mãi mãi là một hình ảnh lung linh hư ảo đầy huyền hoặc như lúc nhỏ khi nhìn trăng và hát nghêu ngao: "Ánh trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già, ôm một mối mơ". Ừ mà phải chi có một phép mầu nào đó để tôi có thể giữ mãi và tin rằng trăng là cõi thật, trên đó có một cô tiên tên là Hằng Nga xinh đẹp sống, có chú Cuội ngồi ôm gốc đa ...

    Sau này có dịp đọc chuyện thần thoại La Mã và Hy Lạp, tôi khám phá ra là chẳng phải chỉ có người Á đông mới có những huyền thoại về trăng mà từ hàng ngàn năm qua, con người ở khắp nơi trên địa cầu cũng đã "mê trăng". Theo huyền thoại La - Hy, trăng cũng có rất nhiều tên gọi như: Luna, Diana, Cynthia, Phoebe, Selena (hoặc Selene). Theo thần thoại Hy Lạp, Selene là nữ thần mặt trăng , con gái của các vị thần Hyperion và Theia, và Endymion là một anh chàng chăn cừu rất đẹp trai, hàng ngày chăn cừu trên đỉnh núi Latmus. Selene đem lòng yêu Endymion và hai người đã sống như vợ chồng và sau đó Selene sanh ra cho Endymion 50 đứa con gái. Chắc lúc ấy, chàng Endymion đã hát nghêu ngao: "Ai bảo chăn cừu là khổ, chăn cừu sướng lắm chứ!" Tình yêu của hai người làm thần Zeus ghen tị, khép tội Endymion đã dụ dỗ một thần nữ yêu quí của ông, và trị tội Endymion bằng cách hóa phép làm cho Endymion ngủ vĩnh viễn trên đỉnh núi Latmus với tình yêu của Selena. Theo thần thoại La mã thì Diana là nữ thần mặt trăng, vị thánh tổ của phụ nữ, của thợ săn, và là thần hộ mạng của rừng cây. Diana là biểu tượng của tấm lòng trinh trắng, tính nết đoan trang của người con gái. Tượng Diana có thân hình thon thả, vóc dáng thanh nhã, tay cầm cung tên và có một con nai vàng ngơ ngác đứng bên cạnh. Chắc cũng vì vậy mà ở các xứ Tây phương, chúng ta thấy con gái tên Diana nhiều hơn tên Selene (hoặc Selena).

    Các quốc gia khác trên thế giới dường như nước nào cũng có truyện cổ tích về trăng. Tôi còn nhớ một câu truyện cổ tích về trăng của người Đại Hàn như sau :
    " Ngày xưa có một chàng tiều phu hiền lành, thật thà và mộc mạc sống với một bà mẹ già ở ven bìa rừng. Một hôm vào rừng đốn củi, thấy một con nai già đang bị thương năn nỉ cứu giúp. Với bản tánh hiền lành, thương loài vật, chàng tiều phu bèn để con nai trong gánh và lấy củi che lại. Lúc người thợ săn đuổi đến và hỏi chàng có thấy con nai bị thương chạy về hướng nào không? Chàng tiều phu chỉ đại một hướng cho người thợ săn đuổi theo. Cảm ơn cứu mạng, và muốn trả ơn, nai già (là sơn thần hóa thành) hỏi chàng tiều phu có ước muốn gì không? Chàng cũng thực tình nói là muốn có một người vợ đẹp, nhưng hoàn cảnh nghèo như vầy thì ai mà ưng. Tưởng nai già chỉ hỏi chơi, không ngờ nai nghiêm trang nói : "Việc này nai có thể giúp được". Trước khi từ giã, nai già chỉ cách và phương hướng để tìm đến một suối tiên trong khu rừng và dặn chàng tiều phu ngày trăng tròn sắp đến hãy tới đó núp kín bên bờ suối thì sẽ thấy nhiều tiên nữ xuống tắm suối. Cứ lén lấy một bộ xiêm y giấu đi và tiên nữ nào bị mất xiêm y sẽ trở thành vợ của chàng. Và nhớ phải giấu bộ xiêm y đó cho đến khi có đứa con thứ hai mới trả lại.
    Vào đêm trăng tròn sắp tới, chàng tiều phu tìm đến con suối tiên núp bên bờ suối như nai già dặn . Đêm xuống, trăng lên thì có năm đóm sáng bay từ mặt trăng xuống, hoá thành năm nàng tiên xinh đẹp, cởi xiêm y máng trên cành cây, xuống suối tắm và nô đùa với nhau. Chàng tiều phu lấy một bộ xiêm y giấu đi (thật thà thiệt, nếu gặp chàng nào ma lanh thì chắc giấu hết cả 5 bộ). Các tiên nữ sau khi tắm xong lên bờ tìm xiêm y mặc để bay về cõi tiên thì thấy mất một bộ. Các nàng tiên quýnh quáng tìm kiếm, nhưng trăng cũng đã sắp lặn. Không chờ được nữa, 4 nàng tiên đành phải bỏ bạn lại và hóa thành những đóm sáng bay trở về cung trăng. Nàng tiên còn lại đang sợ hãi và khóc lóc thì chàng tiều phu rời khỏi chỗ ẩn núp và đề nghị đưa nàng tiên về nhà mình. Không có cách chọn lựa nào khác nàng tiên đành phải theo chàng về nhà. Sau đó, họ trở thành vợ chồng và một năm sau họ có đứa con đầu tiên. Nhưng trong những đêm trăng thấy vợ thường hay nhìn trăng ưu sầu, chàng tiều phu không chịu được bèn đưa bộ xiêm y đã giấu ra trả cho vợ. Bộ xiêm y gặp lại nàng tiên như có sức hút bám chặt vào người nàng và đứa bé, rồi tất cả biến thành đóm sáng bay về cung trăng .
    Chàng tiều phu nhớ vợ ,thương con ủ rũ, sầu não. Vào rừng đốn củi mà chỉ ngồi than vắn thở dài thì chợt thấy nai già hiện ra và bảo: Tôi đã dặn kỹ mà ân nhân không chịu nghe lời, nhưng tôi chỉ có thể giúp được thêm một lần này nữa thôi. Từ khi biết suối tiên đã có con người biết, các nàng tiên không được phép xuống đó tắm nữa mà chỉ thả cái gàu xuống lấy nước suối tiên về mặt trăng tắm. Ân nhân hãy tìm cách trốn vào gàu để lên mặt trăng đoàn tụ với vợ con. Vào đêm trăng tới chàng tiều phu vì lòng hiếu thảo, không thể bỏ mẹ, nên cõng mẹ theo đến suối tiên chờ. Đến khi trăng lên, thì quả thật có thấy cái gàu, chàng vội đặt mẹ vào trước và định leo lên sau, nhưng chiếc gàu tiên đã bị rút lên trước khi chàng kịp leo vào. Chàng buồn bã trở về nhà định quyên sinh thì chợt thấy một con ngựa đầu rồng, có cánh từ trên trời bay xuống và bảo chàng tiều phu lên lưng nó chở lên cung trăng gặp vợ con. Số là mẹ chàng lên cung trăng gặp lại nàng dâu tiên và cháu nội kể lại câu chuyện. Chúa tiên nghe câu chuyện cảm động vì tình yêu và lòng hiếu thảo của chàng tiều phu nên cho ngựa đầu rồng xuống đón chàng lên cung trăng sum họp với gia đình. Người Đại Hàn tin rằng, ánh trăng ngời sáng là do hạnh phúc của gia đình người tiều phu mang lại.

    Khi đọc hai câu thơ trong truyện Kiều : "Vầng trăng ai xẻ làm đôi / Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường". Chúng ta nghĩ cụ Nguyễn Du chỉ dùng ngôn từ ẩn dụ để diễn tả sự chia ly vậy thôi . Nhưng trong thực tế, người Hồi giáo tin rằng giáo chủ của họ là Mohammed đã sử dụng phép mầu xẻ trăng làm đôi là thật. Tương truyền rằng Mohammed đưa hai tay lên trời và làm phép, mặt trăng rơi xuống trên nóc đền thờ cổ xây bằng đá tên là Kaaba nơi thánh địa hồi giáo Mecca, quay bảy vòng rồi bay đến chui vào tay áo bên phải, chui ra phía tay áo bên trái. Kế đến, trăng lại chui vào cổ áo, xuống phía chân , rồi tách ra làm hai bay trở lên trời theo hai hướng đông tây. Sau cùng hai mảnh trăng mới hợp lại thành một.

    Ngày 20/7/1969, phi thuyền Appollo 11 của Mỹ đã đáp xuống mặt trăng và phi hành gia Neil Amstrong là người đầu tiên của loài người đã đặt chân trước cửa nhà chị Hằng . Khi trở về trái đất Neil Amstrong đã nói câu nói nổi tiếng : "Đó là một bước ngắn của (một) người, một nhảy vọt lớn lao của nhân loại" (that's one small step for (a) man, one giant leap for mankind) . Một câu nói vừa đủ khiêm nhượng, vừa đầy tự hào cho giới khoa học gia và dư tràn thất vọng não nề cho thi nhân. Mặt trăng đã bị con người và khoa học kỹ thuật chinh phục. Hình ảnh của trăng, một thế giới đầy mộng ảo với bao nhiêu huyền thoại diễm lệ truyền kỳ được gìn giữ nâng niu trong tâm tưởng của con người, trong văn, trong thơ, trong nhạc ... tự ngàn xưa đã bị phá vỡ. Một nhà thơ đã viết :

    "Người đã mang về đá mặt trăng
    Phi thuyền nào chở hết ăn năn
    Riêng ta hốt hoảng mê trường dạ
    Nguyệt điện đìu hiu bóng chị Hằng."
    (Đá Mặt Trăng - Vương Đức Lệ)

    Một tiếng kêu thảng thốt, thống thiết và hốt hoảng của thi nhân bị vỡ mộng . Thiệt đúng là thành công vượt bực của khoa học là thất vọng não nề cho thi nhân. Khám phá về trăng của khoa học chắc đã làm cho nhiều người ngần ngại và e dè khi ngâm nga "Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng. Có người thiếu nữ đẹp như trăng ... " (Bản nhạc "Mộng dưới hoa" phổ theo bài thơ "Tự tình dưới hoa" của thi sĩ Đinh Hùng). Vì người đẹp có thể "hiểu lầm" mình chê mặt người ta lồi lõm như mặt trăng (mặt rỗ hoa).

    Cho riêng tôi, những lúc như đêm nay, tôi tạm quên sự thật, không muốn nghĩ, không cần nhớ đến những khám phá của khoa học về trăng mà thả hồn theo ánh sáng dịu mát của vầng trăng xứ lạ lúc đầu xuân của miền đất ôn đới để tìm về quá khứ thăm những vầng trăng tuổi thơ, những vầng trăng quê hương, những vầng trăng ký ức ... Những hình ảnh huyền ảo, mơ mộng ... của trăng có lẽ sẽ mãi mãi bất diệt trong tôi .

    "Hỡi cô tát nước bên đàng
    Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi" (Bàng Bá Lân).

    Đừng nhé cô tát nước! Và ước chi khoa học để yên cho vầng trăng mơ của tôi. Dù biết rằng "người ta không thể nào tắm hai lần trên cùng một dòng sông". Nhưng thỉnh thoảng, như đêm nay, tôi vẫn mơ được đắm mình lại trong ánh sáng của những vầng trăng ngày xa xưa.

    Lý Lạc Long
    (TTL/TCT/MAI/5/5/06)
    #47
      Lý Lạc Long 13.05.2006 09:09:35 (permalink)


      Đi Tìm Lại Cuống Nhau


      Trong "Cung Oán Ngâm Khúc", Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã nhắc đến tiếng khóc chào đời của đứa bé sơ sinh, tiếng khóc của một con người khi vừa đứt cuống nhau, bắt đầu cuộc hành trình của một đời người bất kể sang hèn, giàu nghèo, đẹp xấu, giới tính ...
      "Thảo nào khi mới chôn nhau,
      Đã mang tiếng khóc bưng đầu mà ra!"
      Lời thơ như xoáy sâu vào tâm khảm, nỗi khắc khoải triền miên của con người trong suốt cuộc hành trình đi tìm lại cuống nhau đã một lần bị cắt .

      Trong phim tài liệu "Kỳ diệu của sự sống" (The miracle of life), người ta dùng những phương pháp tân kỳ nhất của khoa học kỹ thuật để ghi lại diễn tiến việc hình thành một con người, từ lúc thụ thai cho đến lúc chào đời. Xem phim như đang xem chính mình trong cuộc hành trình vài mươi năm về trước. Từ cái cục thịt bé tí ti , bắt đầu có tứ chi, cái đầu cựa quậy... bơi lội trong dòng suối tình yêu của lòng mẹ. Cuống nhau nối liền sự sống của người mẹ và thai nhi. Tôi đã được nuôi từ chất sống của mẹ, từ chính nhịp tim của mẹ, từ tình yêu ấp ủ của mẹ ... Tôi đã ở đó và chắc cũng đã ca vang:
      "Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào,
      Tình Mẹ tha thiết như giòng suối biển ngọt ngào,
      Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.
      Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu." (Lòng Mẹ -Y Vân -)

      Cho đến một ngày, tôi phải khóc "oa oa" để phản đối vì bị kéo ra khỏi thiên đường lòng mẹ. Cuống nhau truyền sự sống cho tôi từ lòng mẹ đã bị cắt. Thật đúng là một mâu thuẫn "sự sống lại bắt đầu từ việc mất sự sống". Từ đó, trong vô thức đứa bé trong tôi đã luôn đi tìm lại cái cuống nhau bị đứt. Cuống nhau có thể nói là một biểu tượng khởi nguyên cho mọi thứ biểu tượng khác của cuộc đời. Cuống nhau có thể là hình ảnh một đám mây, một dòng suối, một đốm lửa... Những mục tiêu chân-giả ta đang cố đuổi bắt trong đời sống thế nhân .

      Nếu đi trọn kiếp nhân sinh thì cuộc đời của một người có bốn lần khóc chính. Tiếng khóc đầu tiên là lúc lọt lòng mẹ. Tiếng khóc thứ nhì là lúc rời xa mái ấm gia đình để tự sống, tự lập thân. Tiếng khóc thứ ba là lúc bước sang tuổi trung niên, phải rời tuổi thanh xuân đầy nhựa sống thường là một sự khủng hoảng cho một người. Các nhà tâm lý học gọi thời gian này là sự khủng hoảng của tuổi trung niên (middle life crisis). Nói nôm na là tiếng khóc tuổi sồn sồn , một tiếng khóc mang tính chất giẫy dụa. Vì cảm giác mất mát và trống rỗng, "đứa bé sồn sồn" sẽ hung hăng tìm cách gỡ gạc lại từ đời sống bằng nhiều hình thức như tìm thêm một chỗ đứng để bớt hụt hẫng bên trong, kiếm thêm vài món "trang sức cuộc đời" để che dấu cảm giác trần trụi bên ngoài... Còn tiếng khóc cuối cùng là tiếng khóc "mùa thu lá bay" của cuộc đời. "Đứa bé già" không khóc thét được như trẻ sơ sinh, một tiếng khóc âm thầm ẩn trong những giọt lệ long lanh trên khóe mắt khi nhìn chiếc lá vàng mùa thu lặng lẽ rớt lìa cành . Cái cảm giác của sự "nhận biết" cuống nhau của cuộc đời hiện tại sắp bị cắt để đi vào một thế giới khác.

      Nói đến tình mẹ, thì dường như ai cũng dễ dàng cảm nhận được. Bởi tình mẹ, một tình thương ngọt ngào, gần gũi và thân quen với chúng ta . Mẹ, bằng cử chỉ âu yếm, vỗ về, nâng niu, bảo bọc với những ngôn từ nhẹ nhàng, trìu mến v.v... luôn đem đến cho con một cảm giác êm mát, dịu hiền. Mẹ, lúc nào cũng quấn quýt bên con, luôn chia xẻ với con những vui buồn, được mất, những nỗi niềm tâm sự nhỏ to, đáp ứng hầu hết những yêu cầu và ước muốn của con.

      Hầu hết chúng ta thường gần gũi và thương yêu Mẹ hơn Cha, ai cũng nhận thấy như vậy và công nhận chuyện này cũng như đồng ý là nếu không có Cha thì Mẹ cũng không tạo ra được mình. Từ xưa người ta đã thắc mắc tại sao đa số các đứa con trên trái đất này lại có một tình thương "không đồng đều" cho mẹ và cha như vậy? Người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết rất hữu lý để giải thích cái hiện tượng "bất công" này nhưng phần lớn không có cơ sở để chứng minh được theo phương pháp khoa học thực tiễn nên lý thuyết ... ngày xưa ...chỉ là lý thuyết suông . Nhưng hiện giờ, những nghiên cứu với sự giúp sức của các phương tiện kỹ thuật tân tiến như trong phim "Kỳ diệu của sự sống" nói trên và rất nhiều công trình nghiên cứu khác của các nhà khoa học về lãnh vực này. Theo tôi thì bất cứ người đàn ông nào xem qua các công trình nghiên cứu khoa học (tài liệu, phim ảnh ...) này đều phải vui lòng chấp nhận cái sự "thiệt thòi" của người Cha. Vì những đứa con đã nhận tình thương từ lòng mẹ, đã vui buồn, đã vất vả cùng với người mẹ từ lúc tượng hình trong bụng mẹ. Tình thương của người cha thì những đứa con chỉ có thể cảm nhận được sau khi chào đời. Cuối cùng thì khoa học cũng đã giúp mọi người "hiểu" được và chấp nhận là tại sao tình thương của những đứa con dành cho mẹ nhiều hơn cha . Cái tình thương tưởng chừng như bất công nhưng thật ra rất là hợp lý lẽ và công bằng.

      Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, tình mẹ cũng đưọc vinh danh, người Âu Mỹ đặt ra ngày Hiền Mẫu ( Mother Day 14/5) để vinh danh tình mẹ . Nhưng có lẽ đúng như nhà văn Trà Lũ đã nhận xét trong cuốn Đất Thiên Đàng : "Ở đây, mỗi năm một lần, con cái mới nhớ tới cha mẹ, mới mua quà, mới mua thiệp, mới mời đi ăn tiệm. Việt Nam mình hơn hẳn họ mặt này. Chúng ta yêu mẹ quanh năm. Từ bé cho đến trưởng thành, chúng ta quấn quýt bên mẹ"...

      Thắp một nén hương trầm trước di ảnh mẹ, một thoáng suy tư tìm về nguồn cội . So với tuổi đất trời, trăm năm đời người chỉ là một "sát na" . Lẽ trời sinh diệt, lịch sử như dòng sông, anh hùng như đợt sóng, mọi chuyện rồi sẽ qua đi, biến cố cũng chìm theo năm tháng, hơn thua thành bại rồi cũng hóa hư không. Mọi việc trên đời đều vô thường. Nhưng dường như có một thứ luôn luôn tồn tại đó là LÒNG MẸ, hiện diện từ thuở sơ khai của con người cho tới ngày nay và có lẽ mãi về sau. Lòng Mẹ là linh chất nhiệm mầu mà tạo hóa ban tặng cho loài người. Từ ngàn xưa, hằng bao nhiêu thế hệ tiếp nối nhau để duy trì và phát triển, bất chấp sự khắc nghiệt đến cuồng nộ của thiên nhiên, chịu đựng được sự bất công đến tàn nhẫn của con người ... Đó là nhờ Lòng Mẹ vẫn bao la, vẫn dịu dàng ấp yêu che chở cho đàn con khôn lớn. Để rồi chúng cuốn theo dòng trôi, làm chất liệu tiếp nối cho lịch sử tiến bộ đến ngàn sau. Đàn con ra đi có đứa không về . Lòng Mẹ đớn đau khôn xiết. Những đứa khác lại cứ mãi mê theo đuổi lợi danh, tình ái, ... quên hẳn mẹ già đang mong đợi ngóng trông. Lòng Mẹ vẫn bao dung không phiền trách. Cho đến một ngày mẹ già nhắm mắt xuôi tay, những đứa con mới hiểu rằng chúng đã vô tình, đã quên đi đạo hiếu : Phụ mẫu tại đường, tử bất khả viễn du.

      Nỗi đau mất mẹ, xen lẫn niềm ân hận, dằn xé tâm hồn đứa con, lệ nhoà mặn đắng, không làm vơi đi những chất chứa chợt dồn về. Bàn thờ tổ tiên có thêm di ảnh mẹ, bên ngọn đèn thờ leo lét, mắt mẹ vẫn buồn xa xăm. Chén cơm dâng cúng mẹ nằm lặng lờ... Từ ký ức vọng về câu hát mẹ ru thuở trước làm tăng thêm nỗi niềm đau xót của đứa con lỗi đạo : "Ngó lên nhang tắt đèn mờ/ Muốn nuôi cha mẹ bây giờ còn đâu! "
      ...
      Hôm nay biết đã muộn màng
      Đường xa vạn dặm quan san dãi dầu
      Tang thương bể hóa nương dâu
      Dầm sương đội tuyết gối đầu gió sương
      Bỏ quên đạo nghĩa cương thường
      Đớn đau lòng mẹ tình thương vẫn đầy
      Nén hương tàn, khói loãng bay
      Nhìn di ảnh mẹ mắt cay lệ nhòa
      Mẹ ơi, xin hãy thứ tha
      Đứa con lỗi đạo bôn ba một đời
      Mơ ngày con nước về khơi
      Thái bình lòng mẹ nghe lời ru xưa .

      Lý Lạc Long (Ngày Hiền Mẫu, 2006)
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2006 12:03:14 bởi Lý Lạc Long >
      #48
        Lý Lạc Long 27.05.2006 14:02:12 (permalink)
        Định Kiến và Tiến Trình Dân Chủ

        Từ khi sinh ra chúng ta đã được cha mẹ dạy đi đứng, nắm bắt, đeo níu, ... gán cho mọi thứ một ý nghĩa nào đó và tin tưởng một cách chắc chắn rằng chúng ta tồn tại như một thực thể độc lập. Chúng ta được dạy là phải tạo nên mọi thứ, tích lũy và giữ gìn. Chúng ta xem những thứ này quan trọng và là tài sản của mình. Nói chung đó là những điều cha mẹ chúng ta biết và chúng ta được dạy như vậy. Những điều này đã được nhắc đi nhắc lại mãi, nó đã đi sâu vào tâm thức của chúng ta và ở lại đó. Vì vậy con người rất khó mà thấy được chính mình vì hầu hết chúng ta đã lớn lên như vậy và những điều được dạy đã thấm vào tâm trí và xương tủy của chúng ta .

        Giả sử như có ai đó, chẳng hạn như các bậc thức giả (thiền sư, tu sĩ, triết gia, nhà tư tưởng .. v.v.) dạy chúng ta đừng nên nhìn nhận và hành động theo cách cũ, chúng ta cũng có thể quan tâm và lắng nghe, nhưng hầu hết chỉ nghe bằng lỗ tai mà thôi và những điều giảng dạy rất khó lọt vào tâm trí của chúng ta. Các bậc trí giả nói rằng dời một ngọn núi từ nơi này sang nơi khác còn dễ hơn là chuyển đổi được cái tính tự phụ (định kiến) của con người. Có thể dùng chất nổ để san bằng ngọn núi và chuyển đất đá đi nơi khác nhưng lòng tự phụ của con người rất khó mà diệt được. Những ý tưởng sai lầm và những khuynh hướng bất thiện tồn tại trong chúng ta rất vững chắc, khó thay đổi và chúng ta lại không ý thức được điều này. Vì vậy, theo các các bậc trí giả, diệt được cái tính tự phụ của con người để chuyển đổi từ cái hiểu biết sai lầm qua cái hiểu biết đúng đắn là điều khó làm nhất. Phàm phu tục tử như hầu hết chúng ta dù cho các bậc thiện tri thức, giác ngộ .... đã ra công làm cho mọi việc sáng tỏ, dạy đường cho chúng ta tự soi sáng, nhưng chúng ta vẫn không làm điều đó vì không hiểu và không thấy được hiện trạng tăm tối của mình. Và như vậy, con người cứ mãi lang thang trong vô minh với tâm trạng rối rắm mà không hề hay biết.

        Như ruồi nhặng thì thích những thứ hôi hám thối rửa, không cần phải mời gọi chúng cũng tìm đến ngay, và nếu rải nước hoa thơm tho lên thì chúng sẽ bay đi. Con người với "tà kiến" có một thái độ tương tự như vậy đối với những cái tốt. Họ cho cái xấu xa là tốt, cái hôi hám là thơm tho. Dù cho những thứ đó thực sự là xấu xa và hôi hám, và dù có ai bảo họ như vậy thì họ vẫn nói nó là tốt và thơm tho. Tóm lại, dù đó là "tà kiến" thì họ cũng không thể thay đổi định kiến và cái nhìn của họ một cách dễ dàng . Những thứ thơm tho ngọt ngào với con ong thì con ruồi chẳng có tìm thấy chi thích thú trong đó. Hôi hám và thối rửa là những thứ tốt đẹp với ruồi , nó sẽ sa vào và đắm chìm trong đó. Cũng giống như vậy, "tà kiến" tìm thấy hoan hỉ trong những cái xấu xa.

        Nếu một người không biết giá trị của vàng bạc kim cương thì chúng không có giá trị với người đó cũng như những việc làm tốt không có giá trị với những người xấu. Dù cho có ai dạy họ làm điều tốt, họ cũng không quan tâm mà chỉ muốn tiếp tục như cũ vì họ chẳng thấy được cái tai hại của việc ác. Và không thấy được sự tai hại thì không thể nào sửa đổi. Nếu chúng ta không từ bỏ điều ác (xấu) thì dùng tâm gì để làm điều thiện (tốt) ? Điều thiện sẽ không ở lại vì không có chỗ cho nó phát triển. Vì vậy trước hết chúng ta phải quét bỏ hết mọi thứ rác rưới, bụi bặm, rồi sau đó chúng ta mới có thể đem vào những thứ sạch sẽ hơn .

        "Lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng tiến trình dân chủ không chỉ dành cho một nhóm quốc gia hay một nền văn minh nào. Và hiện nay, xu thế phát triển hướng tới dân chủ là điều không thể tránh khỏi. Đó là một tiến trình luôn phát triển chứ không phải là một trạng thái bất động, tiến trình này đòi hỏi những cố gắng liên tục và sự sáng tạo. Ngày nay, phong trào dân chủ thế giới bắt buộc phải sánh kịp với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu. Các nền dân chủ cho dù là già cỗi hay non trẻ đều phải vượt qua được các trở ngại để tiến tới sự phát triển vững chắc và tăng trưởng về kinh tế ; giải quyết các vấn đề chia rẽ sắc tộc, tôn giáo ; đấu tranh với tội ác và tham nhũng ; và thúc đẩy xây dựng một nền văn hóa công dân để trang bị cho các cá nhân các hiểu biết và kỹ năng trong việc đấu tranh giành các quyền công dân, đảm nhận các trách nhiệm và tham gia một cách hiệu quả vào đời sống công cộng." (Towards A "Community of Democracies ").

        Ở Việt Nam, nhân quyền và dân chủ đã trở nên cần thiết . Giới trí thức trong và ngoài nước, các nhà cách mạng lão thành (CS) đã nói nhiều. Về phía chính quyền thì tham nhũng đã trở thành một "quốc nạn" và với cơ chế chính phủ hiện hành thì những biện pháp bài trừ tham nhũng là một cái vòng lẩn quẩn chẳng dẫn đến đâu. Về phía dân chúng thì sự "chênh lệch quá lớn" về mức sống giữa các thành phần trong xã hội sẽ là "liều độc dược" gây bất ổn cho sự phát triển. Với những đơn khiếu tố càng ngày càng chồng thêm lên cao, những đoàn người đi khiếu tố càng ngày càng đông. Thực tế cho thấy một xã hội dân chủ đã trở thành vấn đề bức xúc và cần thiết cho dân chúng.

        Cho những người có ý thức và hiểu biết thì dân chủ là cần thiết để phát triển đất nước là một việc quá rõ ràng. Nhưng gần đây, có cơ hội giao tiếp và trao đổi quan điểm với một số giới trẻ ở Việt Nam, có trình học vấn, thì quả thật như các nhà trí giả đã nói : "Dời một ngọn núi dễ hơn là chuyển đổi được định kiến của con người ". Dù đó là những ý tưởng và khuynh hướng sai lầm cho bản thân, cho dân tộc và đất nước căn cứ theo sự thật khách quan. Đây có lẽ hậu quả của một nền giáo dục trong một xã hội khép kín, của chính sách "trồng người", nhồi sọ, ngu dân và vũ lực… để cai trị của đảng cộng sản hơn nửa thế kỷ vừa qua đã tạo ra những thế hệ, những con người với tâm lý "sợ sệt" nhà cầm quyền và "lẫn tránh" những vấn đề dù là những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sinh hoạt hiện tại và tương lai của bản thân họ, của dân tộc và của đất nước. Nói một cách khác họ "thấy sai không dám nói, thấy đúng không dám làm" là thái độ của đa số thanh niên Việt nam. Tuổi trẻ là tương lai và rường cột của đất nước và nếu họ lẫn tránh những vấn đề liên quan đến chính vận mệnh và tương lai của họ thì quả thật đây là một thái độ "khó hiểu". Họ "chờ đợi" người khác làm thay họ? Và Ai sẽ thay họ làm những chuyện này? Không biết cho đến khi nào dân tộc VN mới có thể chửa lành được những vết chấn thương trầm trọng, thoát khỏi những "di hại" do nền văn hóa Marx-Lenin gây ra và để lại?

        Căn cứ theo lịch sử, theo tình hình thế giới, theo hiện trạng kinh tế, xã hội của VN và kinh tế toàn cầu ... Các sự thật khách quan cho chúng ta thấy rằng dân chủ là cần thiết cho sự phát triển một nền kinh tế vững mạnh, bài trừ quốc nạn tham nhũng, giảm bớt sự chênh lệch về mức sống giữa các thành phần (đa số) trong xã hội ... Nhưng chúng ta có thể lầm khi nói các bạn trẻ VN "thật sự" muốn dân chủ hóa đất nước . Hiện giờ cho các nhà hoạt động dân chủ ở VN, đây cũng là chuyện tranh cãi mà đề tài hết sức đơn giản: có nên nói thật hết những gì quốc tế biết về ông Hồ cho đồng bào trong nước nghe hay không? Nói thế sẽ có lợi gì cho cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ? Hay nói ra, sẽ làm nhiều đồng bào nổi giận với phong trào dân chủ vì họ vẫn còn thờ ông Hồ - một hình ảnh ông Hồ như trong sách của cụ nhà văn Trần Dân Tiên, của cô nhà báo T. Lan... Nếu nói ra sự thật "Bác" Hồ lắm vợ nhiều con thì sẽ làm thúc đẩy nhanh hơn, hay sẽ làm chậm lại tiến trình dân chủ? Nói chung đây là những sự thật khách quan, nhưng thay đổi "định kiến" (dù sai lầm) của con người thì không phải dễ dàng.

        Ngày 18-5-2006 vừa qua, trên trang web Stuff ( http://www.stuff.co.nz/stuff/0,2106,3672139a11,00.html ), ở Tân Tây Lan, phóng viên Caitlin McKay tường thuật nhiều sinh viên Trung Quốc tại Đại Học Massey hôm trước đó đã biểu tình phản đối việc chọc quê ông Mao Trạch Đông ngay trên trang bìa tờ tuần báo sinh viên (Chaff) của đại học này. Một sinh viên TQ tên Xing Tang đã rưng rưng nước mắt nói: "Mao Chủ Tịch giống y hệt Chúa Jesus với chúng tôi. Chúng tôi trả học phí 20,000 đô la và một khoản lệ phí Musa (phí này tài trợ cho báo Chaff) vậy mà bây giờ họ đối xử chúng tôi như thế." Căn cứ theo dữ kiện này thì sinh viên Trung quốc du học nơi đây có thật sự mong muốn dân chủ hóa cho TQ hay không? Có dịp tiếp xúc và sinh hoạt với một xã hội dân chủ, có dịp đọc sự thật về Mao Trạch Đông, về biến cố Thiên An Môn 1989, về sự đàn áp và ngược đãi tàn bạo các tín đồ Pháp Luân Công, về tình hình thế giới ... Nhưng có thể chúng ta "lầm" khi nói là họ muốn dân chủ hóa. Định kiến của con người quả thật khó thay đổi. Một ngày nào đó, cũng có thể có du học sinh Việt Nam tại Mỹ sẽ biểu tình và khóc nếu ông Hồ bị lên bìa báo trong khi mặc áo phụ nữ hai dây như ông Mao.

        Ong bướm thích bông hoa thơm tho, ruồi nhặng thích rác rưới hôi hám, muỗi đĩa thích máu … là những sự thực thiên nhiên. Hy vọng con người như là một động vật cao cấp nhất có "khả năng" hành xử như đã được "xếp loại" cũng là một sự thực . Giới trẻ VN đã sinh ra, lớn lên và được giáo dục dạy dỗ theo đường lối cộng sản. Họ có "muốn" hoặc có "đủ sức" để sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ khác với đường lối độc tài của cộng sản như nhân quyền, dân chủ, tự do ... v..v. không? Hy vọng đa số giới trẻ Việt Nam có đủ khả năng để vượt qua những giới hạn của con người, những "định kiến" sai lầm, những hận thù phi lý… v.v. mà định mệnh oái ăm đã treo lên cổ dân tộc và đất nước Việt Nam hơn nửa thế kỷ vừa qua. Tuổi trẻ là tương lai của dân tộc và đất nước nên dù muốn dù không chúng ta cũng phải đặt niềm tin và hy vọng vào lớp trẻ.

        Chúng sinh là Phật chưa thành .
        Tiểu nhân là quân tử chưa thành.
        Dân Việt Nam là Rồng chưa thành .
        Hy vọng đa số dân Việt (lớp trẻ) sẽ vượt Vũ môn hóa Rồng trong tương lai . Vượt qua được những giới hạn của con người để làm những bó đuốc soi sáng dẫn đường cho dân tộc VN tiến về một tương lai tươi sáng hơn… "ĐỘC LẬP, HÒA BÌNH, TỰ DO, DÂN CHỦ, CÔNG BÌNH, BÁC ÁI, HẠNH PHÚC, NO ẤM …" đúng như nghĩa của con chữ .

        Cầu chúc dân tộc và đất nước Việt Nam mọi việc may mắn và thuận lợi hơn trên những chặng đường tương lai so với những chặng đường lịch sử vừa qua .

        Lý Lạc Long (TTL/TCT/MAI/ 25-5-2006)
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.05.2006 14:36:28 bởi Lý Lạc Long >
        #49
          Asin 28.05.2006 03:01:50 (permalink)
          Đọc bài "Định kiến và Tiến trình Dân Chủ" của tác giả, Asin mạo muội có vài lời tâm sự với tác giả, đây là ý kiến cá nhân của asin, và cũng mong được tác giả trao đổi vậy


          Từ khi sinh ra chúng ta đã được cha mẹ dạy đi đứng, nắm bắt, đeo níu, ... gán cho mọi thứ một ý nghĩa nào đó và tin tưởng một cách chắc chắn rằng chúng ta tồn tại như một thực thể độc lập. Chúng ta được dạy là phải tạo nên mọi thứ, tích lũy và giữ gìn. Chúng ta xem những thứ này quan trọng và là tài sản của mình. Nói chung đó là những điều cha mẹ chúng ta biết và chúng ta được dạy như vậy. Những điều này đã được nhắc đi nhắc lại mãi, nó đã đi sâu vào tâm thức của chúng ta và ở lại đó. Vì vậy con người rất khó mà thấy được chính mình vì hầu hết chúng ta đã lớn lên như vậy và những điều được dạy đã thấm vào tâm trí và xương tủy của chúng ta.


          Vâng, đây là một điều hiển nhiên, và hơn nữa cũng không phải là định kiến. Nói đúng hơn và có vẻ khoa học hơn đó là bản năng. Khi sinh ra con người đã tồn tại bản năng, bản năng học tập và thích nghi với môi trường sống.


          Giả sử như có ai đó, chẳng hạn như các bậc thức giả (thiền sư, tu sĩ, triết gia, nhà tư tưởng .. v.v.) dạy chúng ta đừng nên nhìn nhận và hành động theo cách cũ, chúng ta cũng có thể quan tâm và lắng nghe, nhưng hầu hết chỉ nghe bằng lỗ tai mà thôi và những điều giảng dạy rất khó lọt vào tâm trí của chúng ta. Các bậc trí giả nói rằng dời một ngọn núi từ nơi này sang nơi khác còn dễ hơn là chuyển đổi được cái tính tự phụ (định kiến) của con người. Có thể dùng chất nổ để san bằng ngọn núi và chuyển đất đá đi nơi khác nhưng lòng tự phụ của con người rất khó mà diệt được.


          Vâng, điều này dường như không thể phủ nhận. Tất cả những điều đã được bản năng thúc đẩy học hỏi, lưu giữ và hoàn thiện. Những thứ đó dần trở thành bản chất của con người, mà bản chất thì khó thay đổi. Vậy liệu bản chất có bao hàm định kiến chăng ? theo học giả đánh giá thì dường như là có. Ở trên học giả có nói, nếu như các bậc thức giả (thiền sư, tu sĩ, triết gia, nhà tư tưởng...) có dạy chúng ta những điều có khác so với lẽ nhận định thông thường được gọi là định kiến của ta. Vậy phải chăng đấy cũng chính là định kiến của họ?.Việc có nhiều người tin và nghe theo học thuyết - đạo của họ phải chăng họ có cách thức truyền bá, quảng bá và thuyết phục được người khác tin vào họ?. Vậy ở đây họ có muốn người khác theo định kiến của họ hay không ?


          Như ruồi nhặng thì thích những thứ hôi hám thối rửa, không cần phải mời gọi chúng cũng tìm đến ngay, và nếu rải nước hoa thơm tho lên thì chúng sẽ bay đi. Con người với "tà kiến" có một thái độ tương tự như vậy đối với những cái tốt. Họ cho cái xấu xa là tốt, cái hôi hám là thơm tho. Dù cho những thứ đó thực sự là xấu xa và hôi hám, và dù có ai bảo họ như vậy thì họ vẫn nói nó là tốt và thơm tho. Tóm lại, dù đó là "tà kiến" thì họ cũng không thể thay đổi định kiến và cái nhìn của họ một cách dễ dàng . Những thứ thơm tho ngọt ngào với con ong thì con ruồi chẳng có tìm thấy chi thích thú trong đó. Hôi hám và thối rửa là những thứ tốt đẹp với ruồi , nó sẽ sa vào và đắm chìm trong đó. Cũng giống như vậy, "tà kiến" tìm thấy hoan hỉ trong những cái xấu xa.

          Nếu một người không biết giá trị của vàng bạc kim cương thì chúng không có giá trị với người đó cũng như những việc làm tốt không có giá trị với những người xấu. Dù cho có ai dạy họ làm điều tốt, họ cũng không quan tâm mà chỉ muốn tiếp tục như cũ vì họ chẳng thấy được cái tai hại của việc ác. Và không thấy được sự tai hại thì không thể nào sửa đổi. Nếu chúng ta không từ bỏ điều ác (xấu) thì dùng tâm gì để làm điều thiện (tốt) ? Điều thiện sẽ không ở lại vì không có chỗ cho nó phát triển. Vì vậy trước hết chúng ta phải quét bỏ hết mọi thứ rác rưới, bụi bặm, rồi sau đó chúng ta mới có thể đem vào những thứ sạch sẽ hơn .


          Vâng, dường như khoa học cũng đã chứng minh: Vạn vật sinh ra đều đã có bản năng riêng mà tử thời tổ tiên truyền lại, đó gọi là tính di truyền, ở đây tính di truyền đã quy định việc ruồi nhặng thích những thứ hôi hám, thối rữa vì bản chất của những thứ hôi hám thối rữa này chính là những phân huỷ hữu cơ - thứ rất cần cho sự sống của chúng.
          Còn việc "Họ cho cái xấu xa là tốt, cái hôi hám là thơm tho. Dù cho những thứ đó thực sự là xấu xa và hôi hám, và dù có ai bảo họ như vậy thì họ vẫn nói nó là tốt và thơm tho" thì đây lại là một khía cạnh khác, nó thuộc vào ý thức của con người. Từ đâu người ta định nghĩa thế nào là mùi? mùi nào hôi hám, mùi nào thơm tho? cái được gọi là đinh nghĩa là sự gọi tên được đại đa số công nhân, mặc nhiên nó chưa phải là chân lý, nhưng nó được thừa nhận cũng như 1 + 1 = 2 vậy.

          Cũng với cách lý giải tương tự cho đoạn


          Nếu một người không biết giá trị của vàng bạc kim cương thì chúng không có giá trị với người đó cũng như những việc làm tốt không có giá trị với những người xấu. Dù cho có ai dạy họ làm điều tốt, họ cũng không quan tâm mà chỉ muốn tiếp tục như cũ vì họ chẳng thấy được cái tai hại của việc ác. Và không thấy được sự tai hại thì không thể nào sửa đổi. Nếu chúng ta không từ bỏ điều ác (xấu) thì dùng tâm gì để làm điều thiện (tốt) ? Điều thiện sẽ không ở lại vì không có chỗ cho nó phát triển. Vì vậy trước hết chúng ta phải quét bỏ hết mọi thứ rác rưới, bụi bặm, rồi sau đó chúng ta mới có thể đem vào những thứ sạch sẽ hơn .



          Ở Việt Nam, nhân quyền và dân chủ đã trở nên cần thiết . Giới trí thức trong và ngoài nước, các nhà cách mạng lão thành (CS) đã nói nhiều. Về phía chính quyền thì tham nhũng đã trở thành một "quốc nạn" và với cơ chế chính phủ hiện hành thì những biện pháp bài trừ tham nhũng là một cái vòng lẩn quẩn chẳng dẫn đến đâu. Về phía dân chúng thì sự "chênh lệch quá lớn" về mức sống giữa các thành phần trong xã hội sẽ là "liều độc dược" gây bất ổn cho sự phát triển. Với những đơn khiếu tố càng ngày càng chồng thêm lên cao, những đoàn người đi khiếu tố càng ngày càng đông. Thực tế cho thấy một xã hội dân chủ đã trở thành vấn đề bức xúc và cần thiết cho dân chúng.

          Cho những người có ý thức và hiểu biết thì dân chủ là cần thiết để phát triển đất nước là một việc quá rõ ràng. Nhưng gần đây, có cơ hội giao tiếp và trao đổi quan điểm với một số giới trẻ ở Việt Nam, có trình học vấn, thì quả thật như các nhà trí giả đã nói : "Dời một ngọn núi dễ hơn là chuyển đổi được định kiến của con người ". Dù đó là những ý tưởng và khuynh hướng sai lầm cho bản thân, cho dân tộc và đất nước căn cứ theo sự thật khách quan. Đây có lẽ hậu quả của một nền giáo dục trong một xã hội khép kín, của chính sách "trồng người", nhồi sọ, ngu dân và vũ lực… để cai trị của đảng cộng sản hơn nửa thế kỷ vừa qua đã tạo ra những thế hệ, những con người với tâm lý "sợ sệt" nhà cầm quyền và "lẫn tránh" những vấn đề dù là những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sinh hoạt hiện tại và tương lai của bản thân họ, của dân tộc và của đất nước. Nói một cách khác họ "thấy sai không dám nói, thấy đúng không dám làm" là thái độ của đa số thanh niên Việt nam. Tuổi trẻ là tương lai và rường cột của đất nước và nếu họ lẫn tránh những vấn đề liên quan đến chính vận mệnh và tương lai của họ thì quả thật đây là một thái độ "khó hiểu". Họ "chờ đợi" người khác làm thay họ? Và Ai sẽ thay họ làm những chuyện này? Không biết cho đến khi nào dân tộc VN mới có thể chửa lành được những vết chấn thương trầm trọng, thoát khỏi những "di hại" do nền văn hóa Marx-Lenin gây ra và để lại?


          Vâng, quy luật của sự phát triển luôn tiến lên chứ không thể thụt lùi. Dân chủ và nhân quyền - Tự do dân chủ và tự do nhân quyền ở bất cứ một quốc gia nào cũng cần, tối cần thiết. Tuy nhiên, không phải vì cứ hô hào khẩu hiệu tự do dân chủ và nhân quyền là nhân dân được tự do về dân chủ và nhân quyền. Bất cứ một thể chế chính trị - xã hội nào, kể cả Tư bản và XHCN đều có những mặt trái của nó, tham nhũng xuất hiện nhiều ở các nước XHCN nhưng không phải vì vậy mà ở các nước Tư bản không có. Bài trừ tham nhũng ở các nước XHCN không hẳn là một vòng luẩn quẩn, chính vì có bài trừ tham nhũng và thanh lọc tham nhũng ở các cơ quan chức năng đã đang và sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển to lớn, vững mạnh của bộ máy chính trị của xã hội đó. Nói XHCN có nhiều tệ nạn vậy xã hội Tư bản không có tệ nạn sao? nói không chừng lại còn nhiều hơn, gay gắt hơn và thường xuyên hơn nữa chứ... XHCN có sự phân hóa giai cấp, có sự phân hóa giàu nghèo, vậy TBCN không có sự phân hóa này sao? nếu không thì sao bao nhiêu quốc gia ở các châu lục mặc dù vẫn đang theo TBCN mà sự phân hóa này còn diễn ra thường xuyên và ở mức độ cao hơn XHCN đó sao?

          Nói đảng cộng sản thi hành chính sách trồng người kiểu nhồi sọ, ngu dân và vũ lực khiến cho người ta không dám - sợ sệt - lẩn tránh nhà cầm quyền là hơi quá đáng và phiến diện hay không? Thế nào là thấy sai không dám nói - Thấy đúng không dám làm?. Dựa vào luận thuyết và minh chứng nào để tác giả nhìn nhận như vậy? liệu có phải vơ đũa cả nắm không khi mang ra một hoặc một vài trường hợp hi hữu để phán quyết cả một dân tộc? cả một thế hệ?. Thanh niên việt nam hiện đại họ dám nói, dám làm lắm, họ không ngồi một chỗ để tung hô, để hô hào khẩu hiệu xuông đâu, minh chứng là các đoàn thể, các tổ chức thanh niên được thành lập và hoạt động rất có hiệu quả đấy thôi.
          Tuổi trẻ và Thanh niên Việt nam chính là nền móng, là tương lai của đất nước, của dân tộc việt nam, họ đã - đang - và sẽ làm tất cả những gì cần thiết để một Việt Nam phát triển, một việt nam thực sự tự do dân chủ và nhân quyền. Họ không ngồi chò ai giúp họ, họ biết cách vận động để phát huy truyền thống và sức mạnh đoàn kết. Họ tin tưởng vào tài năng và tính đúng đắn của học thuyết Marx - Lenin. Còn thứ mà tác giả nói là "di hại" của nền văn hóa Marx - Lenin ấy là đâu?

          Thanh niên TQ có thể tự hào vì đất nước họ có Mao Trạch Đông thì thanh niên Việt Nam cũng tự hào vì sản sinh ra một Hồ Chí Minh vậy. Đó là điều không thể tranh cãi như tác giả tự hào là con của cha mẹ tác giả vậy. Họ có quyền bảo vệ những gì họ yêu quý, chính kiến của họ - Đó là tự do, là dân chủ và nhân quyền vậy.
          #50
            Lý Lạc Long 29.05.2006 12:15:06 (permalink)

            Trích đọan: Asin Đọc bài “Định kiến và Tiến trình Dân Chủ” của tác giả, Asin mạo muội có vài lời tâm sự với tác giả, đây là ý kiến cá nhân của asin, và cũng mong được tác giả trao đổi vậy


            Chào Asin,

            Cám ơn bạn đã ghé xem và lưu lại ý kiến. Cho cá nhân tôi thì rất sẵn lòng và vui vẻ "trao đổi quan điểm" trong tinh thần học hỏi để hiểu thêm những tư tưởng & suy nghĩ ... của người khác, càng nhiều càng tốt. Trước hết, nó có thể giúp tôi nâng cao tri thức của bản thân. Bài trao đổi quan điểm với Asin thì đã viết xong … nhưng tôi chợt nhớ đến "quy định" của VNTQ. Nên không đăng lên.

            Theo quy định của VNTQ, thì "ý kiến" của Asin và "ý kiến" của tôi trình bày dưới hình thức này có thể bị xem như là một cuộc "tranh luận" . Vi phạm quy định và bài sẽ bị xóa ?

            Mặc dù nghĩ rằng , Asin và tôi, chúng ta có thể kiểm soát được bản thân, như hai con người văn minh để bàn thảo, trao đổi … ý kiến, quan điểm… trên bất cứ vấn đề gì … để tìm hiểu, học hỏi, cảm thông … Và giao tiếp, bàn thảo, tranh luận … trên tinh thần học hỏi xây dựng là một "phương cách hiệu quả" nhất để nâng cao trình độ tri thức của một cá nhân. Một tập thể mà có đa số thành viên có trình độ tri thức cao sẽ luôn luôn hữu ích cho bất cứ xã hội nào. Đây là tin tưởng của cá nhân tôi.

            Nhưng "định kiến" của đa số thành viên trong VNTQ đã dẫn tới "quy định" của VNTQ như vậy. Là một thành viên tôi "chấp hành" ý muốn của đa số.

            Asin có ý kiến nào khác để vượt qua giới hạn này không?

            Tạm thời, như một món quà trả lễ, mời Asin đọc bài viết "MỘT ĐÓNG GÓP CHO HẠNH PHÚC TRONG TỰ DO"của Hoàng Nguyên Nhuận ở đây http://www.chuyenluan.net/200603/0603_01.htm

            Trân trọng,
            LLL
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.05.2006 12:27:04 bởi Lý Lạc Long >
            #51
              Asin 29.05.2006 18:10:34 (permalink)
              Cảm ơn tác giả đã có thành ý trao đổi.

              Nếu vì điều mà tác giả nói là "định kiến" của diễn đàn thì tác giả có thể gửi pm cho asin để trao đổi cũng là một ý hay phải không?

              Rất cảm ơn tác giả đã "đáp lễ" bằng một bài của Hoàng Nguyên Nhuận. Bài viết này quả là rất "dài" và có nhiều điều "hay". Sẽ trao đổi về bài này với tác giả qua Pm sau.

              Chúc tác giả vui, khoẻ và làm việc tốt

              Thân ái
              Asin
              #52
                Lý Lạc Long 04.06.2006 13:12:21 (permalink)
                Chào Asin,
                Mấy hôm rồi tôi bận, không có sign in => không biết có pm . Đã nhận được PM của Bạn và đã gởi trả lời . Nhưng pm, theo thiển ý của tôi, thì bị giới hạn quánhiều mặt, và sẽ mất thì giờ của cả hai (không tương xứng với thời gian bỏ ra viết bài - thời gian là tiền bạc - ).
                Cám ơn đã dành thời gian "viết bài trao đổi"...
                Chúc Bạn mọi việc vui vẻ và như ý .
                LLL
                #53
                  Lý Lạc Long 04.06.2006 13:14:39 (permalink)
                  Đi Tìm Chân Lý

                  Trong một câu chuyện của Mạnh Tử: Có một người bán mâu và thuẫn quảng cáo về mâu và thuẫn của mình như sau:
                  - Mâu này bất cứ thứ gì cũng đâm thủng đươc .
                  - Thuẫn này không có thứ gì đâm thủng được .
                  Lời quảng cáo như trên của người bán "mâu thuẫn" với nhau và hai mệnh đề mâu thuẫn với nhau không thể cùng đúng một lượt. Phải có một mệnh đề (quảng cáo) sai. Vì vậy dẫn đến câu nói mà chúng ta thường nghe: "Chân lý chỉ có một" dựa trên "nguyên lý bất mâu thuẫn" này .

                  Trong lịch sử toán học, chúng ta nhận thấy có ba tiền đề mâu thuẫn làm nền tảng cho ba nền hình học khác nhau (Euclide, Riemann và Lobatchevsky ):
                  - Hình học Euclide dựa trên tiền đề: Từ một điểm ở ngoài một đường thẳng, ta chỉ có thể kẻ được một đường thẳng duy nhất song song với đường thẳng đã cho.
                  - Hình học Riemann dựa trên tiền đề: Từ một điểm ở ngoài một đường thẳng, ta không thể kẻ được một đường thẳng nào song song với đường thẳng đã cho.
                  - Hình học Lobatchevsky dựa trên tiền đề: Từ một điểm ở ngoài một đường thẳng, ta có thể kẻ được vô số những đường thẳng khác nhau song song với đường thẳng đã cho.

                  Nếu theo nguyên lý bất mâu thuẫn thì chắc chắn chỉ có một nền hình học là đúng. Nhưng trong thực tế thì cả ba nền hình học này đều được ứng dụng rất đúng trong ba mặt khác nhau của không gian. Hình học Euclide ứng dụng trong thế giới thường ngày của chúng ta (hình học phẳng) . Hình học Riemann ứng dụng trong việc nghiên cứu thế giới của các nguyên tử và phân tử (ngành vi vật lý). Hình học Lobatchevsky ứng dụng trong việc nghiên cứu thế giới của các thiên thể vũ trụ (hình học không gian). Điều này cho thấy một thực tại như không gian có thể có nhiều mặt (thực tại đa diện) và nếu chúng ta giữ quan niệm không gian chỉ có một mặt duy nhất (thực tại đơn diện) thì chúng ta không thể giải thích được tại sao cả ba tiền đề mâu thuẫn với nhau, như ở trên, đều đúng.

                  Trước thực tế đó, triết học bắt buộc phải đặt lại vấn đề về nguyên lý bất mâu thuẫn của nhận thức luận cũ. Vì căn cứ theo thực tế thì mọi sự vật đều có nhiều mặt, tối thiểu là với ba chiều (dài, rộng, cao), và người ta có thể nhìn một sự vật từ sáu mặt khác nhau (trước, sau, trên, dưới, phải, trái) và sáu cách nhìn sẽ dẫn đến những nhận thức khác nhau, thậm chí có thể mâu thuẫn nhau. Giả sử, nếu có người nào đó đặt vấn đề là trong sáu cách nhìn một sự vật, cách nhìn nào đúng? Đây là một câu hỏi khôi hài và càng vô lý hơn nữa khi có ai xác quyết là trong sáu cách nhìn ấy chỉ có một cách nhìn là đúng. Và như vậy là năm cách nhìn còn lại , theo câu nói "chân lý chỉ có một" đều phải sai hết. Mặc dù rất rõ ràng đây là một chuyện khôi hài và vô lý. Tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra một cách dễ dàng nếu người ta chấp nhận nguyên lý bất mâu thuẫn là đúng và quan niệm thực tại chỉ có một mặt (thực tại đơn diện).

                  Câu chuyện "Những người mù sờ voi" là một thí dụ diễn tả rõ ràng cái nhận thức phiến diện của con người. Những người mù sờ voi cãi nhau vì ai cũng quả quyết là mình đúng. Và nếu mình đúng thì mọi người khác phải sai và làm sao mình chấp nhận được? Nhân loại thảm sát nhau trong những cuộc chiến tranh không những để tranh dành quyền lợi mà còn để bảo vệ chân lý. Bảo vệ cái chân lý chính bản thân mình đã chứng nghiệm, đã xác tín và tin tưởng đó là chân lý duy nhất. Ngờ đâu đó chỉ là "chân lý của mình" mà không biết rằng người khác cũng có "chân lý của họ". Các tôn giáo, các ý thức hệ, các khuynh hướng và đảng phái chính trị ... phe nhóm nào cũng khăng khăng xác quyết là chỉ có lập trường của phe mình là đúng. Ai cũng sẵn sàng đổ máu của mình cũng như của phe đối lập để bảo vệ "chân lý của mình". Ai cũng coi bảo vệ chân lý là một lý tưởng cao đẹp!

                  Đa số chúng ta đều cho mình biết được thực tại (reality), cái gì tôi thấy, biết, nghe, hiểu đều là sự thật (truth). Vì thế nên mới có “ngã kiến” (tức là cái thấy của tôi) và “kiến thủ” (khư khư cho cái thấy của tôi là đúng). Nhưng thực ra chúng ta chỉ nắm bắt được những mảnh vụn của thực tại xuyên qua nhiều cái lọc (filter) hay lăng kính (mirror).

                  Đứng trước thực tại, chúng ta thâu nhận nó qua những giác quan của mình như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nếu các giác quan của ta không được chính xác như mắt cận hay viễn thị, tai điếc, mũi nghẹt, lưỡi khô, thân bệnh, ý đang tán loạn, vui buồn v.v... thì thực tại sẽ bị méo mó đi một phần. Tri giác là một cái lọc hay lăng kính thứ nhất. Và thực tại ban đầu trở thành thực tại số 1 qua tri giác . Kế tiếp thực tại đó được nhìn ngắm qua lăng kính gia tài văn hóa, xã hội mà ta đã sinh ra và lớn lên. Tùy theo ta là người Việt, người Hoa, người Pháp, người Anh ... ta sẽ nhìn thấy sự việc một cách khác nhau. Và qua cái lọc văn hóa xã hội thực tại số 1 đã biến thể thành thực tại số 2. Tiếp theo đó, cũng cùng là người Việt, nhưng mỗi người có những kinh nghiệm riêng tư không giống nhau. Và như vậy, qua cái lọc của kinh nghiệm bản thân ta, thực tại số 2 đã biến thành thực tại số 3. Cuối cùng, khi cái Ý của ta nhận thức thực tại thì nó chỉ có thể thấy thực tại số 3 chứ không thể thấy cái thực tại ban đầu nữa. Sau khi nhận thức thực tại số 3, ý thức của ta "đóng khung" thực tại số 3 qua hình ảnh, ngôn ngữ, khái niệm ... thành thực tại số 4 và ta cho đó là thực tại "thứ thiệt". Cái thực tại sau cùng mà Ý nhận thức được chỉ còn là một bóng dáng, một thực tại méo mó với những mảnh vụn rơi rớt vì đã trải qua nhiều cái lọc. Thực tại (chân lý) chỉ còn là cái bóng . Tuy vậy, đa số chúng ta lại "Tưởng" là mình nắm bắt được thực tại, tự cho là mình biết đúng, thấy đúng sự thật. Và vì vậy, chúng ta muốn người khác phải tin và nghe theo ý kiến của chúng ta.

                  Trên phương diện tương đối trong đời sống hàng ngày, chúng ta không thể không có "Tưởng", không Tưởng cái này thì cũng Tưởng cái kia. Tưởng rồi Tin vào cái Tưởng của mình gọi là tin tưởng (belief). Những cái Tưởng đúng hoặc gần với thực tại, với chân lý thì được gọi là chánh kiến, hay minh triết ... vì nó đem lại an vui hạnh phúc, còn những cái Tưởng méo mó sai lầm không đúng thực tại, tin vào đó sẽ đưa đến buồn phiền khổ đau thì gọi là vọng tưởng (false belief). Ngay cả những cái ta cho là sự thật hay chân lý rồi và khư khư bám chặt vào đó thì nó cũng trở thành một loại vọng tưởng. Về phương diện tuyệt đối, có thể nói con người không có khả năng nhận thức thực tại (chân lý) mà chỉ là nhận thức cái bóng của thực tại (chân lý). Vì thực tại biến đổi theo từng "sát-na".
                  (Theo Phật giáo, danh từ sát na được dùng để chỉ thời gian chớp nhoáng của mỗi biến đổi. Một ngày 24 giờ được tính bằng sáu ngàn bốn trăm tỷ, chín vạn, chín ngàn, chín trăm tám mươi sát na.)

                  Và chúng ta thường lầm lẫn giữa ý tưởng và thực tại, cũng như giữa danh từ và sự vật. Thí dụ khi chúng ta nhìn ngắm một bức ảnh chụp một vật gì đó, như một trái táo chẳng hạn . Hãy để ý, hình ảnh (chụp) trái táo không phải là trái táo, danh từ trái táo không phải là trái táo và ý tưởng về trái táo cũng không phải là trái táo, trái táo như là một thực tại đã biến đổi . Một thí dụ khác như khi ta xem bản đồ của một thành phố, như New York chẳng hạn . Bản đồ NewYork không phải là thành phố New York dù cho đây là bản đồ mới nhất và được chụp với máy ảnh tối tân nhất thì cũng chỉ là bức ảnh của thành phố New York chụp vào một thời điểm cố định trong quá khứ. New York hiện tại đã khác với hình ảnh New York đã chụp. Những danh từ , ý tưởng và bản đồ giúp cho chúng ta có một khái niệm về thực tại và sự vật, nhưng khi có trong tay thì chúng ta lại xem chúng (danh từ, ý tưởng, bản đồ) như là thực tại và quên đi thực tại. Thực tại luôn luôn biến đổi theo từng sát na trong khi danh từ, ý tưởng và bản đồ thì cứng ngắc không thay đổi.

                  Tóm lại , tri thức của chúng ta về một sự vật nào đó thì không phải là sự vật chính nó. Cái mà chúng ta biết được về thế giới thực tại chung quanh ta chỉ là những phóng ảnh từ tâm thức, hay nói khác hơn chỉ là thế giới biểu tượng của thực tại, chứ không phải là thực tại nguyên bản. Bởi vì, tính chất của nhận thức là phân biệt thế giới thực tại qua khái niệm; mà giữa khái niệm và thực tại thì hoàn toàn khác nhau. Do đó, bất luận một sự vật nào, hễ còn được xây dựng trên khái niệm thì đều là huyễn ảo - nghĩa là chúng luôn luôn Vô Thường .
                  (Vô thường là luật tuần hoàn của vũ trụ. Nơi nào có sự vận hành, chuyển biến, đổi dời, nơi đó có Vô Thường. Vô Thường không phải chỉ là giáo lý riêng của Phật giáo, mà vào thế kỷ thứ 6 trước Tây Lịch, một triết gia Hy-Lạp Herakleitos cũng đã nói : "Tất cả (sự vật) đều ở trong trạng thái biến đổi" (All is in a state of flux). )

                  Từ xưa đến nay, biết bao nhiêu triết gia, biết bao nhiêu lý thuyết chủ trương không giống nhau, và chúng ta vẫn chưa biết được đâu là chân lý. Cái mà hôm qua người ta gọi là chân lý, hôm nay đã không còn là chân lý. Cái mà hôm nay mọi người cho là chân lý, ngày mai lại có thể là sai lạc. Lý trí con người khổ sở vô cùng trong khi đi tìm chân lý, và cho đến bây giờ con người vẫn nghi ngờ không biết rằng lý trí mình có thể có khả năng đạt đến chân lý hay không? Sự nghi ngờ đó cho thấy sự yếu kém của tri thức nhân loại. Và như vậy cái gọi là chân lý mà con người nhận thức được bằng tri thức giới hạn của mình không phải là chân lý đúng và toàn thể (chân lý tuyệt đối “?”) mà chỉ là những nhận thức có tính chất chủ quan và phiến diện. Vì vậy, có thể nói, tất cả những học thuyết triết học muốn giải nghĩa, giải thích ... toàn thể vũ trụ này cũng chẳng khác nào những lời mô tả con voi của những người mù sờ voi mà thôi???

                  Đi tìm chân lý ở đâu?
                  Câu hỏi quá khó đau đầu thế nhân .

                  Lý Lạc Long ( TTL/TCT/MAI/ 29/5/06)
                  #54
                    Asin 04.06.2006 13:37:40 (permalink)
                    Chào bạn Lý Lạc Long !
                    Asin đã nhận được pm của bạn (cũng đã đọc).
                    Rất vui vì sự nhiệt tình trao đổi của bạn. Dù sao vì sự bất tiện kể trên, dừng vấn đề lại là một điều hợp lý.

                    Bài viết "Đi tìm chân lý" rất hay,.

                    Toàn bộ thế giới vật chất luôn biến đổi không ngừng, và nếu coi "sát - na" là khoảng thời gian đủ nhỏ để nhận định thì trong mỗi "sát - na" thế giới vật chất đều có thể nhận định rõ ràng, và tất nhiên từ đó nảy sinh chân lý. Nhưng chính sự liên tục của các "sát - na" đã làm các "Chân lý" đó trở nên một "Chân lý tương đối".

                    Thân ái
                    Asin!
                    #55
                      Lý Lạc Long 05.06.2006 21:01:21 (permalink)
                      Tình Cha

                      Hầu như, trong chúng ta, mỗi người đều lưu giữ trong tim hình ảnh người cha. Nhân dịp, Father's Day cũng sắp đến, mời bạn cùng tôi làm một cuộc phiên lưu trong thế giới tình thương và hình ảnh của người cha.

                      Một chút lịch sử về Father's Day (tạm dịch: Ngày Từ Phụ)
                      Ở Mỹ, ngày Từ Phụ ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng Sáu (3rd Sunday in June). Năm nay, ngày lễ này sẽ là ngày Chủ Nhật 18-06-2006. Mục đích của ngày lễ là để cho con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh người cha. Ngày lễ bắt đầu với ý kiến của của một phụ nữ Mỹ, tên Sonora Smart Dodd, sinh trưởng ở Spokane, tiểu bang Washington muốn ghi nhớ và vinh danh công ơn của cha . Và vì cha của Dodd sanh vào tháng Sáu, nên Dodd đã tổ chức ngày lễ Từ Phụ đầu tiên của nước Mỹ ở Spokane, Washington vào ngày 19, tháng 6, năm 1910. Đến năm 1924, thì Tổng Thống Calvin Coolidge đã chính thức hóa ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng Sáu, mỗi năm, là ngày Từ Phụ cho nước Mỹ . Theo truyền thống của ngày lễ Từ Phụ thì mang hoa hồng đỏ cho người cha còn sống, và hoa hồng trắng nếu người cha đã mất.

                      Như chúng ta biết, trong cuộc sống của con người thì "tình thương" rất là cần thiết, như chất đốt cần thiết để giữ ngọn lửa cháy, như gạch, ngói và các vật liệu xây dựng cần thiết để xây một ngôi nhà đẹp. Đời sống của một con người tương tự như vậy, không thể thiếu tình thương. Một người, có được tình thương càng nhiều thì cuộc sống càng dễ dàng và hạnh phúc hơn . Khi nói đến chữ “tình thương” thì không có thứ tình cảm nào có thể sánh bằng tình thương của cha mẹ. Đó là một thứ tình yêu thiêng liêng, cao cả, mênh mông sâu xa như biển cả. Một thứ tình thương không có đối tượng để so sánh, cũng chẳng bút mực, ngôn từ nào có thể diễn tả trọn vẹn, chỉ có thể tạm ví như ngọn núi Thái hay như nước trong nguồn chảy ra.
                      "Công cha như núi Thái Sơn
                      Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
                      Núi có thể lở mòn, nguồn nước có thể cạn. Nhưng nguồn tình thương của cha mẹ thì không bao giờ cạn, tình cha nghĩa mẹ không vơi đầy thay đổi với thời gian. Tình thương của cha mẹ đã trở thành suối nguồn bất tận, tích tụ, vun bón từ bao đời và đã thấm sâu vào máu xương, gan thịt của con người. Như nước luôn chảy xuôi dòng , như mưa luôn rơi từ trên cao, dù con có ngoảnh mặt hay hân hoan đón nhận thì tình thương của cha mẹ lúc nào cũng sẳn sàng bên cạnh,. Cha mẹ luôn âm thầm chở che, dìu dắt và dõi theo từng bước chân bé bỏng của con đang chập chững bước vào đời và ngay cả lúc con đã trưởng thành. Tình cha, tình mẹ sẽ mãi mãi là một bản tình ca bất diệt của loài người.

                      Tình cha và tình mẹ có khác nhau không? Câu trả lời đúng nhất có lẽ là tình cha và tình mẹ vừa giống nhau và vừa khác nhau . Giống nhau vì đều là tình thương, đều xuất phát từ một thể, từ cùng một điểm hay vị trí của bậc sanh thành và con cái là kết quả của tình yêu, là "máu huyết" của cả hai. Điểm khác nhau là sự biểu hiện, sự cảm nhận của tình cha và tình mẹ qua hai khía cạnh của cuộc đời. Nói một cách khác, là cha và mẹ là hai thực thể khác biệt, có hai vai trò tương đối khác biệt trong cuộc sống của gia đình, dẫn đến sự biểu hiện tình thương của cha mẹ khác nhau, sự cảm nhận của con cái về tình cha và tình mẹ cũng khác nhau .

                      Nói đến tình mẹ, thì dường như ai cũng dễ dàng cảm nhận được. Bởi tình mẹ, một tình thương ngọt ngào, gần gũi và thân quen với chúng ta . Mẹ, bằng cử chỉ âu yếm, vỗ về, nâng niu, bảo bọc với những ngôn từ nhẹ nhàng, trìu mến v.v… luôn đem đến cho con một cảm giác êm mát, dịu hiền. Mẹ, lúc nào cũng quấn quýt bên con, luôn chia xẻ với con những vui buồn, được mất, những nỗi niềm tâm sự nhỏ to, đáp ứng hầu hết những yêu cầu và ước muốn của con.

                      Tình mẹ là thế, còn tình cha thì sao?

                      Cha không thể hiện bằng tình thương ngọt ngào như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau giống mẹ. Tình cha vừa thâm trầm, lắng đọng vừa nghiêm khắc giá băng, nhưng cũng rất dạt dào, dịu ngọt nếu con biết tận hưởng được tấm lòng cha . Tình cha không những lai láng dịu mềm như dòng nước mà nó còn ấm áp, đượm nồng như vầng thái dương. Cha uy nghi, sừng sững như núi Thái, chịu đựng và che chắn bão giông cho con được yên bình dưới bầu trời quang đãng. Cha âm thầm, lặng lẽ như chiếc bóng theo sát cuộc đời con và che chở con bằng cả cuộc đời cha . Đúng vậy, tình cha là như thế đó, thâm trầm và sâu thẳm. Nếu chúng ta không có cái nhìn tinh tế và cảm nhận sâu sắc thì khó thấy được hết tấm lòng của cha:

                      Con đúng sai cha chẳng hề để dạ
                      Vui hay buồn cha giữ lại trong tim
                      Như núi cao trong giông bão im lìm
                      Như đáy biển từ muôn đời yên lặng
                      Tình của cha thẩm sâu và bí ẩn
                      Bên cạnh con từ thuở mới lọt lòng
                      Ngoài giá băng nhưng trong rất ấm nồng
                      Từng bước nhỏ vào đời cha, sẽ thấy .

                      Nếu chúng ta để ý , thì trong kho tàng văn chương của nhân loại, có rất nhiều áng thơ văn ca ngợi và vinh danh người mẹ với đầy đủ chi tiết hình ảnh, ngôn từ đẹp đẽ nhất, thiêng liêng nhất. Nhưng bên cạnh đó, hình ảnh người cha lại mờ ảo, nhạt nhòa, khiến cho một số người quan tâm phải thắc mắc là tại sao như vậy?

                      Nếu ta thử trầm mình vào thế giới của cha, thì sẽ khám phá ra một kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim thương yêu vô bờ bến của cha, một tình thương dạt dào bát ngát như biển trời, chẳng khác nào tình thương của mẹ. Nhưng tình cha ít khi biểu lộ rõ ràng ra bên ngoài, mà thường thì chỉ biểu hiện trong âm thầm lặng lẽ. Chính sự âm thầm lặng lẽ của cha, đôi khi làm cho các con vô tình lãng quên, sự hiện diện của cha trong cuộc đời mình. Cũng vì thế, mà hình tượng người cha hiền kính yêu của chúng ta, bị lu mờ bên ánh hào quang rực rỡ của mẹ, trong hầu hết các áng văn thơ.

                      Ngày xưa, dưới thời Nho giáo, cha được gọi là nghiêm đường, nên thường phải mang bộ mặt lạnh lùng như của một ông quan. Xã hội hôm nay, văn minh hơn, trí thức hơn, trong cuộc sống, cha một nghề, con một nghề, ai lo phần nấy, rốt cuộc thì tình thương cha con cũng trở nên lợt lạt. Sự quấn quýt, gần gũi giữa cha con chỉ thể hiện khi con còn nhỏ. Qua bậc tiểu học, con bắt đầu lớn, bắt đầu chọn bạn là lúc bắt đầu xa cha. Từ đó, hầu như cha chỉ còn đóng vai : nguồn cung cấp tiền bạc cho con ăn học, nguồn kinh nghiệm khôn dại, những lời chỉ bảo khuyên răn. Tất cả đều là lý trí lạnh lùng.

                      Cuộc sống bắt buộc, cha phải hướng mắt, nhìn ra ngoài đời, lăn lộn và tranh đấu với đời. Mẹ thì nhìn vào trong nhà, nhìn mảnh vườn, cái bếp và các con . Cha lặng lẽ đi làm kiếm tiền, con đâu có biết, bao nhiêu gian lao cực nhọc, lo toan đối phó, làm mệt mỏi thể lực và trí óc cha. Về đến nhà cha cần sự yên nghỉ, nhiều khi lại mang bực bội, phiền muộn từ ngoài xã hội về theo. Con phải len lén bỏ ra sau nhà, im lặng, càng xa càng tốt, gần như muốn xóa bỏ cái hiện hữu của mình trong mắt cha. Sự cách xa giữa cha con thường bắt đầu nhẹ nhàng như vậy. Và sự xa cách này càng xa hơn, vì bên cạnh mẹ, con thấy êm đềm hơn. Ai làm ra tiền, con không cần biết, muốn một viên kẹo, muốn một cái bánh ... là chỉ cần thỏ thẻ với mẹ. Mua cây viết mới, sắm đôi dép mới... đều do mẹ đóng vai bà tiên. Tội cho người cha, bên cạnh người mẹ, bà tiên hiền, cha thành người dữ; bà tiên càng hiền, hình ảnh của cha càng trở thành dữ hơn nữa .

                      Thật là bất công cho hình ảnh người cha, bên cạnh hình ảnh của người mẹ, trong mắt người con. Cha thương con và đâu có muốn như vậy. Nhưng cuộc sống thực tế phân công, mỗi người, mỗi việc. Mẹ như nhánh thấp, cành gần, để trái non xúm xít bu quanh. Cha như thân cây vững chắc, bám rễ thật chặt, hút nhựa nuôi lá, nuôi hoa, nuôi trái. Từng cành lớn từ thân cây, đâm ngang, vươn cao che mưa che nắng. Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ lạc lòng, cha phải giữ kỷ cương. Mẹ chín bỏ làm mười, cha phải cầm cân nảy mực. Vì vậy, lúc nhỏ thì con có thể gần gũi với cha. Nhưng từng bước, trên con đường đi vào trưởng thành, từ con khoảng trên mười hai tuổi, thì do vai trò của người cha trong gia đình : nghiêm khắc, cứng rắn ... để dạy dỗ con, phải được áp dụng . Con lại càng ngại cha hơn, xa cha hơn và càng gần gũi với mẹ hơn. Có thể nói, là con chỉ có thể hiểu được cha và thương cha nhất, khi chính bản thân người con, đang trải qua đoạn đường làm cha. Nhưng đôi khi thì đã quá trễ. Cha đã không còn bên cạnh nữa.

                      Hình ảnh của một người cha trong mắt của con thay đổi tùy theo giai đoạn trưởng thành có lẽ đúng như một tác giả khuyết danh đã viết bằng tiếng Anh (1). Tạm dịch như ở dưới:

                      Cha Tôi,
                      Lúc tôi:
                      4 tuổi : Cha tôi là người làm được tất cả mọi việc.
                      5 tuổi : Cha tôi là người biết rất nhiều việc .
                      6 tuổi : Cha tôi biết nhiều hơn cha của bạn .
                      8 tuổi : Cha tôi không nhất thiết biết hết mọi việc .
                      10 tuổi : Thời tuổi thơ của cha tôi. Chắc chắn mọi việc khác với hiện tại .
                      12 tuổi : Cha tôi già rồi . Ông không biết và không nhớ gì về tuổi thơ của ông đâu.
                      14 tuổi : Cha tôi là ông già xưa. Bạn đừng có để ý đến ông .
                      21 tuổi : Cha tôi? Ông không hiểu và theo kịp chuyện của thế hệ trẻ đâu .
                      25 tuổi : Cha tôi chắc biết chuyện này vì ông đã từng trải qua rồi .
                      30 tuổi : Nên hỏi ý kiến của cha tôi . Ông có kinh nghiệm sống.
                      35 tuổi : Tôi phải hỏi ý kiến của cha tôi trước khi quyết định chuyện này.
                      40 tuổi : Tôi tự hỏi. Nếu là cha, thì cha sẽ quyết định làm việc này ra sao? Quyết định của ông luôn đúng, hợp tình, hợp lý.
                      50 tuổi : Phải chi cha tôi còn sống để tôi có thể bàn chuyện này với ông. Thiệt là đáng tiếc, tôi đã bỏ lỡ cơ hội để học những hiểu biết và kinh nghiệm quí giá từ ông .

                      Nói về hậu quả của sự thiếu vắng cha. Trong dân gian, có những câu ca dao:
                      "Con có cha như nhà có nóc,
                      Con không cha như nòng nọc đứt đuôi. "
                      Hay
                      "Còn cha gót đỏ như son
                      Một mai cha chết, gót con đen sì".

                      Qua những câu ca dao trên, chúng ta có thể thấy được trách nhiệm và vị trí của người cha đóng vai trò rất quan trọng với cuộc đời của người con. Nếu mẹ dạy con tình thương yêu và lòng nhẫn nại, thì cha dạy con lòng cao thượng bao dung, un đúc trong con lòng trung kiên và ý chí bất khuất. Người con sẽ thành công dễ dàng hơn nếu được thừa hưởng đầy đủ và hài hòa giữa tình cha và tình mẹ. Thiếu một trong hai yếu tố này thì người con đã mất đi phân nửa cuộc đời. Là con người, thì ai cũng có cha mẹ. Nói một cách khác, thì bất cứ ai cũng là con . Và có thể nói nửa phần đời của con là do cha ban tặng. Vì vậy, dù có xuôi ngược trên vạn nẻo đường đời, mong rằng các người con đừng bao giờ lãng quên một điều : Cuộc sống của ta có được hôm nay là do sự gầy dựng, đắp xây và đánh đổi bằng cả cuộc đời hy sinh thầm lặng của cha. Từng nhịp thở, từng bước chân ta luôn có sự hiện diện của cha trong đó.

                      Xin gởi một bông hồng đến những người cha trong ngày Lễ Từ Phụ .

                      Lý Lạc Long


                      (1) My Father,
                      when I was:
                      Four years old: My daddy can do anything.
                      Five years old: My daddy knows a whole lot.
                      Six years old: My dad is smarter than your dad.
                      Eight years old: My dad doesn't know exactly everything.
                      Ten years old: In the olden days, when my dad grew up, things were sure different.
                      Twelve years old: Oh, well, naturally, Dad doesn't know anything about that. He is too old to remember his childhood.
                      Fourteen years old: Don't pay any attention to my dad. He is so old-fashioned.
                      Twenty-one years old: Him? My Lord, he's hopelessly out of date.
                      Twenty-five years old: Dad knows about it, but then he should, because he has been around so long.
                      Thirty years old: Maybe we should ask Dad what he thinks. After all, he's had a lot of experience.
                      Thirty-five years old: I'm not doing a single thing until I talk to Dad.
                      Forty years old: I wonder how Dad would have handled it. He was so wise.
                      Fifty years old: I'd give anything if Dad were here now so I could talk this over with him. Too bad I didn't appreciate how smart he was. I could have learned a lot from him.

                      Writer: Unknown
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.06.2006 08:29:21 bởi Lý Lạc Long >
                      #56
                        Ct.Ly 05.06.2006 22:05:39 (permalink)
                        #57
                          Lý Lạc Long 18.06.2006 08:19:23 (permalink)
                          Cám ơn Ct Ly.
                          Chúc một cuối tuần vui vẻ và như ý .
                          Thân mến,
                          LLL
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.06.2006 08:46:53 bởi Lý Lạc Long >
                          #58
                            Lý Lạc Long 18.06.2006 08:25:20 (permalink)





                            Phiếm Luận Về Thân Phận Đàn Ông


                            Cho đến đầu thế kỷ thứ 21, thì trên địa cầu con người vẫn còn đúng như "con người" đã tự xếp hạng như là một sinh vật cao cấp nhất của mọi loài. Ở trên trái đất, sinh ra làm con người có lẽ vẫn là một đặc ân của tạo hóa ban cho. Nhưng sinh ra làm đàn ông có còn là một điều may mắn không? Vì theo thời gian "giá trị" của nam và nữ dường như đã thay đổi. Nhân dịp Lễ Từ Phụ (Father's Day), xin gởi đến các bậc mày râu (đang làm cha, sắp làm cha) chút suy tư vặt vảnh về "thân phận đàn ông" của chúng ta.

                            Khoảng 500 năm trước Tây lịch, Khổng Tử đã nhận xét: "Nhơn tối linh ư vạn vật" vẫn còn đúng. Nhưng những quan điểm của Nho giáo về nam và nữ, chẳng hạn như: "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô"; "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tùng tử"... chắc phải được xét lại. Vì dựa trên thực tế thì "giá trị" của nam giới có lẽ đang trên đà xuống giá mau chóng.

                            Từ như ông vua nho nhỏ:

                            "Đêm năm canh, năm vợ ngồi hầu
                            Vợ cả pha nước, têm trầu chàng xơi
                            Vợ hai trải chiếu, chia bài
                            Vợ ba coi sóc nhà ngoài, nhà trong
                            Vợ tư ấp lạnh quạt nồng
                            Vợ năm thức dậy trong lòng xót xa
                            Chè thang, cháo đậu bưng ra
                            Chàng xơi một bát kẻo mà công linh."


                            Xuống giá còn:

                            "Ba đồng một mớ đàn ông
                            Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
                            Ba trăm một mụ đàn bà
                            Đem về mà trải chiếu hoa mời ngồi "


                            Nếu Khổng Tử còn sống không biết ông sẽ giải thích sao về hiện trạng này và ông có chấp nhận được không?

                            Theo Cơ đốc giáo, thì Eve được tạo ra từ xương sườn của Adam. Trong sách Ê-phê-sô chương 5, câu 22,23,24 như sau: "Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội Thánh. Hội Thánh là thân thể Ngài và Ngài là Cứu Chúa của Hội Thánh. Ấy vậy như Hội Thánh phục dưới Đấng Christ thì đàn bà phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự". Đa số dân chúng ở các quốc gia Âu Mỹ theo Cơ đốc giáo, nhưng căn cứ theo thực tế thì phải nói là đàn ông Âu Mỹ đa số theo "đạo thờ bà". Như vậy thì Kinh Thánh không đúng hay vì con người sống sai? Theo tôi thì tại đàn ông Âu Mỹ (hậu duệ của Adam) sống không đúng theo Kinh Thánh răn dạy. Cũng giống như Adam ngày xưa không nghe lời Thiên Chúa (Đấng Jehovah) dặn bảo mà nghe lời của Eva ăn trái cấm (trái hiểu biết) để bị đuổi khỏi vườn địa đàng Eden. Vì sống trái với Kinh Thánh nên đàn ông ở Âu Mỹ hiện giờ mới bị sắp hạng thấp hơn chó nữa. Thứ nhất là phụ nữ, thứ nhì là trẻ em, thứ ba là chó và cuối cùng là đàn ông (first is lady, second is child, third is dog... and last is man). Câu nói "giỡn" nhưng phản ánh đúng một phần với thực tế thân phận đàn ông ở xứ Mỹ. Chó không phải hớt hải đi tìm việc làm, cũng không có cảnh mặt mày tái mét, ngơ ngác nghe chủ báo tin bị cho nghỉ việc. Chó không phải đóng thuế, không phải lao động mà đôi lúc còn được ung dung nằm ngủ trên giường bà chủ. Nhưng nếu căn cứ theo mực độ vi phạm lời dặn bảo của Kinh Thánh (và hình phạt tương xứng) để giải thích sự giảm giá trị của đàn ông thì nghe không có hợp lý lẽ lắm vì phụ nữ đã vi phạm "lời dặn bảo" trầm trọng hơn so với đàn ông. Xa hơn, nếu căn cứ theo giá trị để mà tính thì Eve (nữ) chỉ bằng 1 trong 36 xương sườn của Adam (nam) cũng không giải thích được hiện tượng biến đổi giá trị theo chiều hướng "nữ trọng nam khinh" hay "âm thịnh dương suy" hiện giờ. Suy luận dựa trên hiểu biết của cá nhân đã đi vào ngõ cụt. Thôi cách dễ nhất là đổ mọi tội lỗi cho ông Adam. Thế giới ngày xưa mới chỉ có hai người, thế mà Adam đã sợ Eve rồi. Trái cây "biết điều thiện và điều ác" Chúa đã cảnh cáo là không nên ăn mà Eve cũng bẻ ăn. Ăn rồi bắt Adam cùng ăn. Adam cũng nghe lời ăn theo. Việc ấy đã gây ra bao nhiêu điều rắc rối cho hậu duệ của ông. Phải chi lúc bà Eve vừa thò tay định bẻ trái cấm, Adam ngăn lại thì đàn ông chúng ta đâu có khổ. Đúng như vậy, vì nếu họ không ăn "trái cấm hiểu biết", thì có hiểu biết chi đâu để tòm tèm, và đâu có nhân loại. Nhưng chuyện đã qua, ngày nay trên trái đất đã có đến 6.5 tỷ con người và đang trên đà tăng trưởng thêm. Thời gian gần đây, căn cứ theo thống kê của số lượng trẻ sơ sinh chào đời thì tỷ lệ bé trai sinh ra lại cao hơn bé gái. Theo qui luật "của hiếm là quý" thì điều này chắc chắn sẽ làm giảm giá trị của nam giới thêm nữa. Không lẽ thân phận đàn ông cứ tuột dốc mãi như vậy sao? Không hẳn là như vậy. Nói đúng hơn có thể là "tuyệt vọng" cho thế hệ chúng ta nhưng hậu duệ của chúng ta vẫn còn hy vọng vì hết suy sẽ tới thịnh lại theo quan niệm của Lão giáo.

                            Theo Lão giáo mọi sự vật đều có hai mặt âm dương để tồn tại và phát triển. Loài người chắc cũng không ở ngoài quy luật này. Nói khác thì loài người cũng là sự kếp hợp và biểu hiện của dương (nam) và âm (nữ). Dựa theo thuyết âm dương và thực tại của thế kỷ 21 thì âm đang trên đà thịnh và dương đang trên đà suy thoái. Xem chừng thuyết âm dương có thể giải thích được một cách hợp lý sự biến đổi giá trị về giá trị giữa nam và nữ của nhân loại. Chúng ta thử "ngâm cứu" sâu thêm chút xem.

                            Âm và dương là khái niệm cốt lõi của nền triết học cổ Đông phương, âm và dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng phần tử, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại. Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra "thuyết âm dương" (thái cực sinh lưỡng nghi, lương nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài). Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương. Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.

                            Người xưa còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau và theo tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại (tức năm hành thủy, hỏa, thổ, mộc, kim). Từ những nhận xét này "thuyết ngũ hành" ra đời. Trên cơ bản, thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện tương sinh (giúp đỡ nhau) và tương khắc (chống lại nhau). Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hóa, tương thừa (thừa thế lấn áp), tương vũ (hàm ý khinh lờn). Chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành, đây sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau vì không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau. Tóm lại theo thuyết ngũ hành thì tương sinh, tương khắc, chế hóa, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật. Thuyết ngũ hành là một bổ sung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn.

                            Cũng may mắn, căn cứ theo thuyết âm dương thì nam giới vẫn có thể hy vọng để mà sống, vì sống không có hy vọng là đang đứng bên thềm của sự chết. Dù hy vọng này rất là mong manh cho các thế hệ đàn ông sinh ra vào những thập niên của cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Sinh ra làm đàn ông (nhất là đàn ông VN) chắc chắn không phải là một sự may mắn trong giai đoạn này. Thế kỷ 21 có lẽ sẽ vẫn là thế kỷ của các bà. Đàn ông Âu Mỹ chịu đựng trước và dường như họ đã quen. Thiết nghĩ, chắc đàn ông Âu Mỹ cũng đặt hy vọng vào "ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay" (tomorrow will be better than today) để mà sống. Đông hay Tây, có am tường thuyết âm dương hay không, dường như con người đều hy vọng vào ngày mai tươi sáng hơn cho số phận của mình.

                            Ở Việt Nam thì thời kỳ "phu xướng phụ tùy" cũng đã qua từ lâu. Cái hình ảnh người vợ lúc nào cũng vui vẻ, dịu dàng để chồng được hài lòng, lúc nào cũng cố gắng mang hạnh phúc đến cho chồng dù có chịu nhiều thua thiệt. Chỉ còn là một hình ảnh lịch sử qua thơ ca.

                            "Chồng giận thì vợ làm lành
                            Miệng cười tủm tỉm rằng anh giận gì
                            Sao anh vội giận em chi
                            Muốn cưới vợ bé em thì cưới cho."


                            Sau tháng 4, 1975 một số đàn ông Việt theo vận nước đổi dời phải lìa bỏ quê hương sinh sống ở các nước Âu Mỹ thì càng thấm thía hơn với cái thân phận đang xuống giá của mình, cố tập theo "triết lý thờ bà" như đàn ông Âu Mỹ, bám víu vào cái hy vọng mong manh "ngày mai sẽ tốt hơn" để mà sống. Các bà biết "tỏng tòng tong" như vậy, nhưng nhiều phụ nữ Việt Nam dường như còn vượt qua xa lắc phụ nữ Âu Mỹ về việc thực thi quyền bình đẳng đến bất bình đẳng của nữ giới. Có lẽ mới có được "công cụ" mới nên phụ nữ Việt Nam sử dụng rất là hăng hái, thừa thắng xông lên và cho rằng: "Một trăm thằng đàn ông không bằng cái mông đàn bà", hoặc "một trăm thằng con trai không bằng cánh tay người con gái".... Thân phận đàn ông Á đông ở xứ Âu Mỹ đã xuống đến tận cùng đáy vực rồi thế mà thỉnh thoảng vẫn còn bị các bà đem ra đem dán ở sau xe so sánh với chó để chọc quê ở công chúng : "Càng biết nhiều về đàn ông, tôi càng thương con chó của tôi nhiều hơn" (The more I know the men, the more I love my dog). Đàn ông mà làm như vậy bị "kêu ca" là cái chắc hoặc dám bị rắc rối với pháp luật vì tội kỳ thị giới tính.

                            Cũng may là ở Bắc Mỹ, cũng còn có được một ngày vinh danh những người cha. Nhìn tấm thiệp và gói quà của con gởi, tôi tự an ủi. Ít ra thì giá trị đàn ông của mình với thế hệ tương lai vẫn còn rạng rỡ. Như một người đàn ông giác ngộ thân phận của mình tôi tự nhủ : "Sinh bất phùng thời... thân trai mười hai bến nước, trong nhờ đục chạy... không đủ can đảm chạy thì phải có can đảm chịu."

                            Xót xa cho phận đàn ông
                            Còng lưng trả nợ "tổ tông" trẻ, già
                            Lỡ tay ký giấy làm cha
                            Bịt tai, nhắm mắt qua phà cho xong.


                            Lý Lạc Long (15/6/06)

                            HAPPY FATHER'S DAY
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.06.2006 20:25:15 bởi Lý Lạc Long >
                            #59
                              Lý Lạc Long 26.06.2006 05:58:34 (permalink)
                              Tiếng Sét Ái Tình & Tình Yêu Dưới Lăng Kính Khoa Học
                              http://www.viet.no/content/view/356/67/


                              Từ xưa, người ta đã tin rằng những cảm xúc như tình yêu, hạnh phúc, tức giận, sợ hãi ... đều bắt nguồn từ trái tim. Vì vậy trái tim được xem như là biểu tượng của tình yêu. Nói đến tình yêu là chúng ta vẫn liên tưởng ngay đến trái tim. Nhưng thực ra, theo kiến thức khoa học thì quá trình hình thành và phát triển của tình yêu rất phức tạp, không xuất phát từ trái tim mà là từ trung tâm não bộ. Não bộ là một bộ phận sinh lý quan trọng nhất của cơ thể chi phối mọi cảm xúc của con người. Như một nhạc trưởng điều khiển ban nhạc hòa tấu, não bộ điều khiển tiết tấu, nhịp điệu, cường độ ... phát tiết và hoạt động của các chất kích thích tố (hormone) và nơ-ron (neuron or nerve cell) tạo thành "bản nhạc tình ái" của con người.

                              "Người đâu gặp gỡ làm chi
                              Trăm năm biết có duyên gì hay không"


                              Hai người dưng xa lạ trong một cuộc gặp gỡ tình cờ, dù chưa nói chi nhiều, chỉ nhìn nhau thôi mà cảm xúc dâng trào, tim đập mạnh ... Tuy sự tiếp xúc đơn giản nhưng khoảnh khắc ấy vô cùng phức tạp và bí ẩn. Theo giải thích của hầu hết chúng ta, nàng và chàng đang bị tiếng sét ái tình đánh trúng (love struck). Nhưng hiện tượng "tình yêu" này được các nhà khoa học trong hội AAAS (American Association for the Advancement of Science) giải thích trong bài tường trình ở Seattle vào năm 1997 như: "chuyện tình yêu lãng mạn của nam nữ chỉ là những phản ứng hóa học của cơ thể con người". Lời giải thích này đã gây bất bình cho các vị thức giả xem tình yêu như là một biểu tượng thiêng liêng nhất của con người, chưa có ai định nghĩa nổi. Theo họ, tình yêu phát sinh do sự rung động huyền bí và sâu thẳm của trái tim, của tâm hồn tạo nên các cảm giác yêu thương, hờn giận, đam mê. Vì vậy, tình yêu không thể nào phát sinh từ ống nghiệm được?

                              Tuy nhiên, đây là một phát hiện khoa học nóng bỏng , gây cấn và hấp dẫn bắt đầu từ những thập niên cuối thế kỷ 20 cho đến nay nên có rất nhiều nhà khoa học nhập cuộc và càng ngày càng có thêm nhiều bằng chứng khoa học minh chứng cho lời giải thích trên của hội AAAS. Tiến sĩ Marta Frid của Úc, thì diễn tả trạng thái hóa học của con người khi bị tiếng sét ái tình, sẽ có các phản ứng như hai bàn tay bịn rịn mồ hôi, mặt mày đỏ hồng nóng hổi, hơi thở dồn dập đứt đoạn ... Tất cả đều là phản ứng hóa học của cơ thể, khi trung tâm thần kinh, tiết ra các chất kích thích tố tới hệ thần kinh. Tony Furmar, một bác sỹ Úc, thì cho rằng : "trong tiềm thức của con người luôn luôn bị chỉ huy bởi một mệnh lệnh sinh học". Xúc cảm và tình yêu cũng vậy, cả hai lĩnh vực này đều do não bộ và con tim phụ trách chung, qua sự luân lưu của hóa chất. Trong cuốn "Giải Phẫu Tình Yêu" (Anatomy of Love), tiến sĩ Helen Fisher, giảng sư của đại học New York, đã liệt kê ra các chất hóa học trong cơ thể con người, có tác dụng kích thích và gây mê nơi hai tâm hồn đang yêu thích như: adrenaline, dopamine, norepinephrine, và đặc biệt nhất là phenylethylamine (PEA) .

                              - Adrenaline: Là một kích thích tố gây cảm xúc mạnh nhất. Trong trường hợp người bị stress, kích thích này được tiết ra từ thận, thấm vào máu, đặt cơ thể vào tình trạng báo động tức thời. Huyết áp dâng cao, tim đập nhanh hơn và bàn tay thì ướt đẫm mồ hôi. Đối với những người đang yêu, adrenalin tạo ra trạng thái nôn nao, đôi khi khá căng thẳng. Chỉ cần một cái nhìn sâu của người yêu, hay sự hồi hộp trước buổi hẹn đã khiến cơ thể tiết ra một lượng adrenalin lớn, đưa con người vào trạng thái nóng lạnh như sốt. Hệ quả là: Toàn bộ tâm trí chỉ hướng tới người mình yêu, và cả nhân loại trở nên vô nghĩa. Cũng may là trạng thái này thường kéo dài không lâu, bởi nó tiêu thụ nhiều rất nhiều năng lượng và không một cơ thể sinh học nào có thể chịu đựng được nó trong một thời gian dài. Tuy nhiên, những đợt sóng adrenalin nhẹ nhàng và thường xuyên lại có tác dụng rất tốt. Chúng giúp cơ thể có khả năng đề kháng. Bởi vậy, xét về mặt sinh học, mỗi một lần yêu mới là một lần thử thách với cơ thể, khiến nó cứng cáp hơn.
                              - Dopamine: Kích thích tố này tác động trực tiếp tới trung tâm nhận phần thưởng trong não bộ, đem lại niềm vui, cảm giác sung sướng và thỏa mãn. Khi tình yêu phát triển, kích thích tố này càng gia tăng và gây tác động không nhỏ đến cơ thể khiến người ăn uống không thấy ngon hoặc ngủ ít đi. Đây chính là trạng thái "ốm dở chết dở" khá phổ biến mà các thi sĩ thường gọi là tương tư.
                              - Noradrenaline: Neuron (nerve cell) tiết ra kích thích tố này để tụ hợp năng lượng ái tình, khiến cơ thể nóng lên. Đôi khi, noradrenaline làm người ta không thể kìm giữ được cảm xúc của mình. Hơn thế, nó còn tác động đến thùy hypothalamus, làm tiết ra các chất kích thích tình dục, khiến người ta có hứng làm tình.
                              - Phenylethylamine (PEA): Đây là một kích thích tố làm tăng huyết áp và lượng glucose trong máu, PEA làm cho người ta cảm thấy tỉnh táo, hạnh phúc và thỏa mản. PEA làm cho óc tiết ra chất b-endorphin, một chất có tác dụng giống như thuốc phiện (gây nghiện), có tác dụng giảm đau, giảm bớt sự nồng cháy của đam mê, động lực chính đàng sau cảm giác vui thích thỏa mản. PEA còn được gọi là "dược chất tình yêu" (love drug). Chocolate có chứa PEA nên chocolate còn được gọi là chất "kích thích tình dục" (an aphrodisiac) . Khi cơ thể có lượng PEA ở mực độ cao, nó làm giảm sự phiền muộn của tình yêu đơn phương. Đây là một trong những lý do tại sao phụ nữ lại thích chocolate và tại sao người ta gởi tặng nhau chocolate trong ngày lễ Tình yêu (Valentine's Day).

                              Thông thường tất cả những người đang yêu đều ước muốn là những cảm giác say đắm bồng bềnh ... của "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy" tồn tại mãi. Nhưng ước muốn này đi ngược lại với các quy luật sinh học và hóa học. Lâu nhất là một năm và thường thì sớm hơn, não bộ con người sẽ tự động "giải thoát" ra khỏi trạng thái say mê bồng bềnh của tiếng sét ái tình do các chất "kích thích tố tình yêu" gây ra. Điều này xảy ra là vì "trung tâm nhận phần thưởng" của não bộ đã quen dần với chất dophamine, và chất kích thích tố chẳng còn gây cảm xúc cho nó nữa. Lúc ấy những cảm giác cuồng nhiệt ban đầu đều biến mất . Và có lẽ chỉ có một tình yêu mới khác mới đem lại những cảm giác ban đầu như vậy. Dù có muốn hay không muốn, điều này vẫn xảy ra và ở ngoài tầm kiểm soát của con người.

                              Tuy nhiên, nếu như vậy thì những cặp đã qua khỏi giai đoạn "mới yêu" và tiến đến hôn nhân thì họ không còn có cảm giác yêu nhau nữa sao? Không hẳn là như vậy, theo các nhà khoa học, tuy mất những cảm xúc ban đầu nhưng họ đạt được một điều quý giá khác là hạnh phúc của cuộc sống vợ chồng. Và một trong những kích thích tố giúp con người duy trì hạnh phúc gia đình là endorphine. Tương tự như tác dụng của ma túy, nó đem đến cho những cảm giác an toàn dễ chịu , nó giúp con người thoát khỏi nỗi sợ hãi về những điều bất ổn của cuộc sống. Và trong một số trường hợp nhất định nó có thể đem đến những khoái cảm kỳ lạ. Dấu hiệu và khởi điểm của một tình yêu "lớn" và tuyệt vời. Theo tiến sĩ Helen Fisher , thì sự quan tâm, dịu dàng chăm sóc, chia sẻ buồn vui ... với người bạn đời góp phần tạo ra kích thích tố endorphine. Kích thích tố cứ tiết ra, làm người ta có cảm giác thèm khát . Ai đã yêu ắt hiểu thế nào là nhớ, và việc "nghiện" ái ân cũng giống như việc nghiện thuốc lá hoặc thuốc phiện. Và khi điều này không được thỏa mản thì hậu quả sẽ là sự trầm cảm (depression) và đau khổ.

                              Nhưng đến đây, một câu hỏi liên quan đến phạm trù đạo đức phải được đặt ra. Nếu như giải thích ở trên thì các cặp vợ chồng sống với nhau và không chia tay vì sợ chịu không nổi cảm giác thiếu thốn giống như cảm giác những người nghiện ma túy khi phải "cai" ma túy sao? Kế đến lòng chung thủy của con người là một việc hiện hữu, làm sao các nhà khoa học giải thích cho hợp lý? Dĩ nhiên là các nhà khoa học sẽ không ngừng ở đây vì như vậy là thiếu sót.

                              Con người là một trong những loài động vật sống lâu dài với nhau trong mối quan hệ vợ chồng. Lối sống này không những chỉ có nguồn gốc từ nỗi sợ hãi việc phải xa rời những khoái cảm của kích thích tố endorphine như một thứ ma túy mà còn từ cảm giác dễ chịu thực sự khi chung sống với nhau như vợ chồng . Lẽ tất nhiên, ngay trong trường hợp này con người không không tránh khỏi sự ảnh hưởng của các chất kích thích tố tình yêu. Hai nhà khoa học Mỹ, Sue Carter và Thomas Insel đã nghiên cứu hiện tượng chung thủy dựa trên nền tảng hóa học và sinh vật học bằng cách quan sát đời sống của chuột núi và chuột đồng ở Mỹ. Hình dáng của 2 loại chuột này giống hệt nhau, nhưng chuột núi thường thay đổi bạn tình, thậm chí nhiều khi con đực chỉ giao phối một lần với một con cái nào đó. Trái lại chuột đồng thì sống suốt đời bên nhau. Các nhà khoa học làm thí nghiệm và kết quả nghiên cứu cho thấy lượng kích thích tố oxytocin và vasopressin trong máu của chuột đồng nhiều hơn của chuột núi. Bằng kỹ thuật cấy gene, các nhà khoa học đã tạo ra giống chuột núi với lượng kích thích tố oxytocin và vasopressin nhiều hơn. Kết quả quan sát cho thấy các chú chuột này tỏ ra chung thủy hơn hẳn và sẵn sàng "chiến đấu" khi có kẻ khác đến gạ gẫm bạn tình. Rõ ràng, chung thủy là một đặc tính được quyết định bởi gene.

                              Con người cũng có hai loại kích thích tố oxytocin và vapropressin như chuột. Tuy nhiên, hiện nay người ta không biết chúng có tác dụng giống như đã thí nghiệm với chuột không? Vẫn còn là một dấu hỏi vì người ta vẫn còn biết ít về tác dụng của 2 kích thích tố này với con người. Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, thì mỗi lần đạt đến điểm cao của khoái cảm thì lượng oxytocin trong máu tăng mạnh. Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học đã dùng cách hãm lượng oxytocin của những người đàn ông thì kết quả cho thấy họ vẫn có khoái cảm bình thường khi quan hệ tình dục nhưng cảm giác dễ chịu và thư giãn thì biến mất. Điều này cho thấy oxytocin giúp con người có những cảm giác dễ chịu trong quan hệ lâu dài của vợ chồng, khiến họ không chán nhau, dù cho cảm giác ngất ngây của tình yêu thuở ban đầu đã nguội lạnh. Căn cứ vào thí nghiệm, kích thích tố oxytosin chắc chắn có vai trò quan trọng liên quan đến sự chung thủy của con người .

                              Mặc dù con người cũng thuộc loài động vật, vẫn bị chi phối và ảnh hưởng bởi các quy luật hóa học và sinh học. Nhưng con người là một động vật cao cấp nhất, khác với chuột và các loài động vật khác, con người có tâm hồn và biết suy nghĩ . "Nhân tối linh ư vạn vật", nên con người chưa chắc là những nô lệ ngoan ngoãn (như chuột) luôn luôn tuân theo những quy luật hóa học và sinh học ở trên. Dù cho các nhà khoa có tuyên bố gì gì chăng nữa, thì tình yêu vĩnh cửu vẫn là nguồn hạnh phúc nhất trần gian hoặc đau khổ tận cùng cũng không thể thiếu được đối với con người.

                              Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
                              Nghìn năm hồ dễ có ai quên (Thế Lữ)


                              "Yêu là chết trong lòng một ít,
                              Vì mấy ai yêu mà chắc được yêu
                              Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu
                              Người ta phụ hay thờ ơ chẳng biết... " (Xuân Diệu)


                              Kích thích tố hay không kích thích tố, sẽ luôn có những khoảnh khắc mà con người rung lên những tiếng tơ lòng từ sâu thẳm trong tim.

                              "Trái tim là một con tàu suốt
                              Chẳng có sân ga trạm cuối cùng" (Kiên Giang Hà Huy Hà)


                              Nhân loại đã có mặt trên quả địa cầu từ hàng ngàn năm qua. Khoa học đã giải đáp và mang lại cho con người rất nhiều tri thức về thiên nhiên nhiên và vạn vật. Nhưng cho đến nay thì vẫn chưa ai định nghĩa được tình yêu và trận chiến giữa lý lẽ và trái tim vẫn còn tiếp diễn. Cho đa số con người thì trái tim vẫn còn là kẻ thắng trận mù lòa. Tình yêu có lẽ sẽ luôn là một chủ đề bất tận từ ngàn xưa cho mãi đến ngàn sau. Xin mượn vài lời của Amanda MacBroom trong bản nhạc Nụ Hồng (The Rose) kết thúc bài viết này:

                              "Some say love, it is a river that drowns the tender reed. Some say love, it is a razor that leaves your soul to bleed. Some say love, it is a hunger, an endless aching need ..." (Amanda McBroom)
                              "Tình Yêu đó, cuốn hút như sông sâu, xô dập, sậy lau sức yếu. Tình Yêu đó, sắc bén như mũi dao, đâm vào, rạch tim nứt máu. Tình Yêu đó, nôn nao cơn đói cồn cào, nhức nhối, đớn đau vô cùng..." ( Lời Việt : Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường)

                              Và câu hỏi vẫn còn là câu hỏi: "Làm sao định nghĩa được tình yêu?" (XD)

                              Lý Lạc Long (21/06/2006)
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.06.2006 08:56:11 bởi Lý Lạc Long >
                              #60
                                Thay đổi trang: << < 45 > | Trang 4 của 5 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 70 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9