Chuyên đề: Sức khoẻ Trẻ em
NKT 02.01.2004 09:59:21 (permalink)
* Thông tin y dược

Ǎn ngũ cốc giúp trẻ giảm cân

(TN) - Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Sức khoẻ và Dinh dưỡng Bell (Mỹ), ǎn ngũ cốc giúp trẻ giảm cân. Kết quả này đã được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ số ra tháng 12. Theo đó, điều tra chế độ dinh dưỡng của 603 trẻ ở độ tuổi 4-12, các nhà khoa học thấy rằng, ở nhóm trẻ dùng 8 lần ngũ cốc trong 2 tuần thì nguy cơ bị béo phì đã giảm được hơn 50% so với những trẻ không dùng ngũ cốc hoặc dùng ít ngũ cốc. Ngoài ra, những trẻ ǎn nhiều ngũ cốc đã bổ sung được nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như Vitamin A, B6, riboflavin, thiamin, niacin, folate, canxi, sắt và kẽm giúp trẻ tǎng trưởng nhanh.

Viêm dạ dày, tá tràng ở trẻ em

(TT) - Rất nhiều trẻ em trong độ tuổi 6-12 bị đau bụng, đau tái đi tái lại nhưng cha mẹ không để ý. Có trẻ hay bị ợ hơi, ợ chua, cha mẹ lại cho rằng... trẻ ǎn không tiêu. Có khi trẻ đột ngột ói ra máu nhưng cha mẹ không biết vì sao. Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Tuyết - trưởng khoa tiêu hóa gan mật Bệnh viện Nhi Đồng 2 - cho biết đó là một vài triệu chứng gợi ý có thể trẻ đã bị viêm dạ dày, tá tràng do Helicobacter pylori. Theo bác sĩ Ngọc Tuyết, có ít nhất 50% dân số thế giới bị nhiễm Helicobacter pylori (H.pylori), nhưng hầu hết người bị nhiễm không có biểu hiện để nhận biết bệnh. Trẻ em ở những nước nghèo, đang phát triển bị viêm dạ dày, tá tràng (DD-TT) do H.pylori nhiều hơn trẻ em các nước phương Tây. Nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Đồng 2 ở trẻ bị đau bụng từ ba tháng hoặc trên ba tháng cho thấy có đến 33,6% trẻ bị viêm DD-TT do H.pylori. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, bình quân mỗi tháng có 30-40 trẻ phải nhập viện điều trị nội trú vì viêm DD-TT, chưa kể số bệnh nhi bệnh nhẹ được điều trị ngoại trú.

Trẻ em càng xem TV nhiều càng ǎn ít rau

(Ykhoanet) - Kết quả cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết, trẻ em càng ngồi lâu trước máy thu hình càng ǎn ít hoa quả và rau. Nguyên nhân có thể là do các chương trình quảng cáo trên truyền hình thường hướng tới các loại thức ǎn nhanh, nhiều chất béo và ít rau quả, từ đó khiến các em cảm thấy thèm ǎn các loại thức ǎn này hơn. Theo các nhà nghiên cứu, các em nhỏ được họ theo dõi cứ xem TV thêm 1 giờ/ngày là lại ǎn ít đi khoảng 0,16 phần rau quả. Hiện nay trung bình trẻ em Mỹ ǎn khoảng 4,23 phần rau quả/ngày, trong khi các nhà khoa học khuyên nên ǎn ít nhất là 5 phần rau quả mỗi ngày. Các nhà khoa học cảnh báo, việc xem truyền hình quá nhiều dẫn đến tình trạng đáng báo động về bệnh béo phì và thậm chí cả các bệnh tim mạch ở trẻ em, vốn chỉ thường có ở người lớn tuổi.


Trẻ nằm ngửa sống khoẻ mạnh

(TT) - Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Bảo vệ và phát triển sức khỏe trẻ em ở Mỹ cho biết, ngủ trong tư thế nằm ngửa sẽ có lợi cho sức khỏe của trẻ sơ sinh, giảm được các nguy cơ bị sốt, nghẹt mũi hay viêm tai. Trước đó, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tư thế ngủ nằm ngửa có tác dụng giảm thiểu nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Cuộc nghiên cứu khảo sát 3.733 trẻ sơ sinh ở Mỹ được người mẹ luôn đặt trong tư thế ngủ nằm ngửa trong một tháng, các nhà khoa học nhận thấy chúng ít bị sốt hơn so với trẻ nằm sấp. Ơ' trẻ từ sáu tháng tuổi, nằm ngửa giúp chúng ít bị nghẹt mũi hơn. Và trẻ được đặt ngủ trong tư thế này từ 3-6 tháng, bệnh viêm tai cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ vì sao tư thế ngửa giúp trẻ ít bệnh tật hơn so với tư thế nằm sấp; mà chỉ đưa ra giả thuyết rằng khi nằm sấp, nhiệt độ ở cổ họng và vùng miệng tǎng cao hơn đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nhiễm khuẩn ở mũi và tai.

Thiếu máu thiếu sắt: Khả nǎng học tập của trẻ sẽ bị giảm

(SGGP) - Thiếu máu tức là thiếu một hay nhiều yếu tố dinh dưỡng tham gia vào sự hình thành và trưởng thành hồng cầu, tổng hợp hemoglobin (sắt, acid folic, vitamin B12). Trong đó, thiếu sắt là nguyên nhân chủ yếu, tiếp đến là thiếu acid folic. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, ví dụ do sai lầm về dinh dưỡng, thiếu thức ǎn có nhiều chất sắt; thiếu vitamin C trong chế độ ǎn, gây giảm hấp thu sắt; bệnh mạn tính đường tiêu hóa; hội chứng kém hấp thu; chảy máu mạn tính; nhiễm ký sinh trùng... Riêng ở tuổi vị thành niên, các em dễ bị thiếu máu vì đang ở giai đoạn phát triển nhanh về thể chất, đặc biệt là với các em nữ, bắt đầu có hiện tượng mất máu sinh lý theo chu kỳ. Theo kết quả điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM trên 1.454 học sinh (HS) tại 30 trường trung học cơ sở ở TP cho thấy, có 8% HS bị thiếu máu và tới 55,8% HS không biết thông tin về bệnh này. Vì vậy phụ huynh nên đưa các em đi thử máu để bổ sung nếu cần thiết. Ngoài ra, nên sử dụng các nguồn thực phẩm giàu chất sắt như thịt, rau cải xanh đậm, đậu; bổ sung các loại vitamin có trong rau củ, trái cây các loại (cam, quýt, bưởi) giúp tǎng hấp thu chất sắt.

* Cẩm nang y học

20 cách trị trẻ biếng ǎn
Làm thế nào để trẻ thích ǎn hay chí ít thì cũng không sợ ǎn.

1- Bạn chỉ nên gợi ý cho bé ǎn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ǎn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Thằng bé lười ǎn của bạn hình như không bao giờ thấy đói? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy? Bạn hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ǎn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ǎn.

2- Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ǎn vào những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.

3- Hãy giảm số bữa ǎn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa ǎn mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho bé ǎn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé ǎn một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ǎn trưa một cách ngon lành.

4- Hãy giảm những bữa ǎn vặt. Bạn thử xem liệu bé có hay ǎn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.

5- Hãy giảm khẩu phần ǎn của bé. Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ǎn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác - nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Ngần này thì có thể ǎn được. Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.

6- Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ǎn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó không muốn ǎn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.

7- Bạn hãy cố gắng để các món ǎn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ... Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột...

8- Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ǎn, bạn hãy hỏi bé: "Con thích ǎn gì nào?" và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.

9- Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho bé. Đó chẳng qua là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mỳ kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.

10-Đừng ép bé ǎn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ǎn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ǎn thêm trái cây.

11-Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ǎn vào các món ǎn. Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ǎn gì nữa. Và nguy nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.

12-Bạn có thể dùng chiến thuật "bình mới rượu cũ" . Thay vì cho bé ǎn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mỳ. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngǎn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích hơn?

13-Chỉ có bé uống sau bữa ǎn, chứ không để vừa ǎn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ǎn. Nếu trước bữa ǎn, dạ dày bé tẹo của bé đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ǎn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa.

14-Cứ để cho bé ǎn lâu như nó thích. Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ǎn. Có thể việc tự ǎn vẫn là quá khó đối với bé. Thậm chí cả khi bạn thấy bữa ǎn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra sốt ruột. Bé chỉ cần biết là bạn muốn nó kết thúc bữa ǎn, nó sẽ đẩy bát cơm ra xa ngay. Vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm, nhai, nuốt!

15-Các bạn hãy cùng ngồi ǎn bên bàn bên bàn ǎn gia đình. Ngồi ǎn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ... Thế là bé vừa ǎn vừa giỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.

16-Bạn đừng bón cho bé, hãy để nó tự ǎn. Phần lớn trẻ 2, 3 tuổi sẽ ǎn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ǎn. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ǎn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ǎn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.

17-Bạn nên biết rằng "không" là một câu trả lời cần thiết. Không bao giờ ép bé ǎn thêm thìa cơm cuối cùng. Nếu bé nói rằng nó đã no, hãy để bé đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó.

18-Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều.

19-Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ǎn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ǎn mất ngon.

20-Bé không nhất thiết phải ǎn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ǎn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn. Có thể không khí trong lành sẽ khiến cho món thịt bò xào mà bé rất ghét trở nên ngon hơn.

* Tư vấn sức khỏe

Viêm xoang trẻ em

Hỏi: Em có em bé trai 4 tuổi, thường bị sổ mũi, viêm họng, đôi khi có nhức đầu. Xin bác sĩ cho biết bé có thể bị viêm xoang không? Cảm ơn bác sĩ nhiều!

Trả lời: Với các triệu chứng sổ mũi, viêm họng, đôi khi có nhức đầu, rất khó xác định bé có bị viêm xoang hay không. Lứa tuổi 4 tuổi có thể bị viêm xoang sàng với các triệu chứng sổ mũi, có thể chảy nước mũi xuống họng gây ho, có thể sốt nhẹ, hơi thở hôi, có thể than nhức đầu, đặc biệt nhức sau mắt. Tuy nhiên, các bệnh khác như cảm cúm thông thường hay viêm mũi họng cũng có thể cho các triệu chứng tương tự. Bạn nên đưa bé dến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa như Bệnh viện Nhi hay Trung tâm Tai-Mũi-Họng để có thể có chẩn đoán xác định.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9