Viêm mạc miệng
HongYen 03.01.2004 16:25:44 (permalink)

Viêm mạc miệng


Hỏi:

Cám ơn bạn nhiều lắm, nhân tiện mình đang bị nhiệt ở trong niêm mạc miệng đây, mỗi lần ăn phải nước mắm hay muối , mắm nên là rát lắm ,uống nhiều thuốc rồi mà không khỏi, HY có cách nào giúp mình không?

Đáp:

1. Cứu bồ CASA , và quý vị ơi. Một lần nữa HY la làng là mình chỉ tài lanh đi copy của người khác rồi post lên.

2. Sẽ liên lạc những nơi chuyên môn để có câu giải đáp chính xác và gần đúng nhất; nghĩa là 98% chớ không 100%.

3. Nhắc lại về nhóm máu. Dù rằng con người có bốn nhóm khác nhau, nhung nhóm nào cũng có RH+ hay RH-. RH không ảnh hưởng đến bịnh mà ảnh hưởng đến thai nhi. Riêng thành phần máu thì có ba loại: HHC, BHC, va tiểu cầu. Trong đó BHC la then chốt cua việc tự đông chống lại bịnh tật, trong đó có viêm mac miệng. Nhờ cái tự đông đó mả người ta tập nó có khả năng tự động thêm khi chích ngừa....

4. Đi vào viêm mạc miệng, phải nói đến sự hình thành của lóp ngoài hay da. Nó sống, rôi chết, và sanh sôi...Các bạn nói tôi không ở dơ sao kỳ ra hòm, ghét. Đó là một phần nảo do thành phần da chết đi. Trong miệng cũng vậy. Nói dài giòng quá MT 84 há. Nói để chạy tội đó mà.

5. Khi khả năng của một trong các thành phần của bạch huyết cầu (BHC) không chống lại được các vi trùng hay siêu vi thì sanh ra viêm hay đỏ, sưng, nóng, và tới đau. Các BS cho toa không hết, thì HY chết đi thôi không dám trả lời, vì múa rều qua mắt thợ.

6. Có điều nầy các bạn nên lưu ý suốt cuộc đời mình ( maybe not correct). Nghĩa là đừng dùng trụ sinh hay thuốc giảm đau cho bất cứ bệnh nào dù nặng hay nhẹ. Tại sao vậy? Cái kỳ mà ta chưa có thói quen là mỗi thứ trụ sinh chỉ chuyên trị cho một loại bệnh, mà trong khi trị nó cũng làm cho BHC ta quen thuốc như được tiêm chủng ngừa vậy. Còn thuốc giảm đau nên nhớ chỉ gây cho ta cảm giác bớt đau chớ không nhằm nhò gì với cái bệnh.

7. Tóm lại ta nên giữ vệ sinh miệng tối đa trong lúc nầy, viêm họng, có thể "khò" nước muối vài ba lần trong ngày. Chuyện đánh răng là khác; đây là chuyện dài nhiều tập đối với cái răng. Nhắc lại ngoài cái chiến sĩ BHC chống xâm lăng vi siêu vi trùng; ta nhớ là da có những lớp sanh sản mới và lành bệnh nếu là vi hay siêu vi thường.

HY mong nhận được ý kiến của quý vị và các Bạn. Cám ơn MT đã có câu hỏi hay trong lúc nầy.
#1
    HongYen 11.01.2004 05:44:48 (permalink)

    Rau trai hay thài lài


    Có thể chữa chảy máu cam bằng cách lấy thài lài trắng tươi 60 g, sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Còn nếu bị viêm họng, sưng amiđan, nên lấy thài lài trắng 40g tươi (hoặc khô 15g) sắc lấy nước uống trong ngày.

    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2002/04/3B9BB807/
    #2
      HongYen 15.01.2004 20:44:28 (permalink)
      DM ngờ rằng cái HY hỏi đó nó là những vết loét nơi niêm mạc miệng, và nó có tên gọi là canker sore hay Aphthous Stomatitis. Tiếng Việt kêu nó bằng Lở miệng.

      Đây là những vết loét nhỏ nơi niêm mạc miệng (hầu hết ở lợi) kéo dài cả tuần, lắm khi cả tháng. Loét lúc đến thì ồn ào (vì đau chết mồ, nhứt là lúc ăn mắm ăn muối hay húp phở hủ tiếu mì nóng hổi, nếu có ớt có tiêu nữa thì thiệt chịu đời hổng thấu nha), rồi âm thầm ra đi. Và thường khi nó nhớ ta như nhớ tình nhân thành ra dứt áo không đành nên rồi ồn ào trở lại ! (Mỗi năm vài lần là đủ ... khổ chết mẹ rồi ha !)
      Trừ khi bự và sâu, thường những vết ni nhỏ và nông nên khi khỏi không để lại dấu vết gì ráo.

      Lý do tại sao loét thì thường khi hổng có, khơi khơi vậy hà. Rồi thì người ta nghi ngờ nó có dính líu chi đó với tình trạng miễn nhiễm (immunity) của cơ thể. Thiếu sắt, thiếu vitamines (B12 , folic acid ...) dễ gây loét niêm mạc miệng đã đành, lúc cơ thể ‘xuống sắc’ vì stress hay vì chấn thương tại chỗ, như bị tát tay !!!!

      Thông thường 3-4 bữa đầu thì đau thấu trời xanh ha, rồi sau đó bớt dần và khỏi tự nhiên sau 7-10 bữa. (Yên chí, đau thì ăn ít và vì ăn ít thì sẽ xuống ký tự nhiên liền hà) Miệng ta lại là cái ổ chứa vi trùng, thành ra nếu có con vi trùng nào buồn tình ghé chơi thì tình trạng thêm bi đát là cái cẳng !

      Canker sore thì vô hại nhưng cần phải phân biệt vết loét ni với những bịnh khác quan trọng hơn, thí dụ như Herpes chẳng hạn (nguy hiểm lắm nha).

      Chữa trị thì ... hổng cần, tự nhiên nó cũng khỏi. Thông thường chỉ cần giữ vệ sinh miệng kỹ hơn bằng cách xúc miệng với nước muối sau khi ăn (8 onces + ½ muống cà phê muối gạt là đủ). Tuy nhiên nếu đau quá xá thì ta nên uống tylenol hay ra tiệm thuốc tây khiêng về chất giảm đau đặng xoa dịu ‘vết thương miệng’ (trẻ con đau mọc răng, má chúng bôi cho chúng cái kem ni thì chúng cười liền, thấy quảng cáo trong TV vậy đó, còn không thì xúc miệng với nó cũng OK). Nếu có vụ sưng viêm lên thì thêm chút xíu corticosteroid hay nặng hơn vì có nhiễm trùng thì dùng trụ sinh, súc miệng hay uống tùy theo tình trạng ‘bên lở bên bồi’ của vết thương (thiệt ra chỉ có lở thôi hè, nhưng nói thế cho thêm văn vẻ vì tui vốn là người chuộng chữ nghĩa !)

      Theo kinh nghiệm cá nhân thì buổi tối sau khi vệ sanh răng cỏ xong. Dùng một Q-típ có thấm nước, múc trụ sinh bột (trụ sinh nào cũng OK ráo) đắp vào vết thương rồi tà tà đi ngủ qua đêm, sáng hôm sau thì thường vết thương làm màn dịu êm giã biệt. Trụ sinh bột trước khi pha với nước cho trẻ em uống đó mà, kẹt cái thứ ni lại cần có toa BS ! (Ủa thì cũng phải cho BS sống với chớ !)

      Vậy đó. Mong Bạn bớt đau miệng. Năm hết tết đến miệng lở hổng vui vì sao mà ăn dưa món cho nổi ! Bánh chưng thiếu dưa món thì cũng như hủ tiếu thiếu nước lèo.
      Thân ái.

      PS. Có thể ngâm chanh, hay Vitamin C.
      .
      #3
        Chuyển nhanh đến:

        Thống kê hiện tại

        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
        Kiểu:
        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9