Hùng Vương II
HongYen 08.01.2004 05:58:10 (permalink)
Hung Vuong II

Hùng và Lạc

Sách cổ Trung Hoa trước tiên ghi vua Văn Lang là Lạc Vương sau được tác giả khác ghi lại thành Hùng Vương.

Cuốn sử độc nhất Giao Châu ngọai vực ký có ghi chép về Lạc Vương mà không hề có ai đọc được, chỉ thấy trích dẩn ở quyển Thủy Kinh Chú và Quãng Châu ký như sau:”Thuở xưa, vào thời mà xứ Giao Chỉ chưa chia thành quận huyện, đất đó có ruộng Lạc, nước lên xuống ở ruộng tùy thủy triều. Dân làm ruộng đó mà ăn. Vì vậy mà người ta gọi dân đó là dân Lạc. Lập ra Lạc Vương, Lạc Hầu để coi quận huyện. Có nhiều Lạc tướng mang ấn đồng giải lụa xanh.

“Về sau, con vua nước Thục cầm đầu ba vạn quân,đến diệt Lạc Vương, Lạc hầu và chế phục tất cả Lạc Tướng, rồi con của vua nước Thục tự xưng An Dương Vương. Đó là đất Âu Lạc ngày nay”.

Một cuốn sách khác muộn hơn lại dùng toàn chữ Hùng, đó là sách Nam Việt Chí của Thẩm Hoài Viễn ngày nay đã mất, ta biết được sự hiện diện là nhờ vài đoạn ghi lại trong các sách khác, mà đoạn quan trọng nhất như sau

"Giao Chỉ có ruộng, người ta gọi ruộng ấy là Hùng Điền, dân ấy là Hùng Dân, quân trưởng là Hùng Vương, hữu ty là Hùng Hầu, đất đai chia cho các Hùng Tướng".

Xem ra rất giống đoạn dẫn ở Thủy Kinh Chú nhưng dùng toàn chữ Hùng.

Sử sách ta đều dùng chữ Lạc ngoại trừ từ Hùng chỉ họ vua như trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Việt sử tiêu án, Lĩnh Nam chích quái, trong các địa danh như đền Hùng, núi Hùng.

Hùng là Lạc hay Hùng khác Lạc? Có nhiều ý kiến liên quan đến vấn đề này
Hùng là chữ viết lầm của chữ Lạc

Đầu tiên sử gia Ngô Sĩ Liên cho rằng Lạc Tướng viết lầm thành Hùng Tướng.

Sau này học giả H. Maspero nghiên cứu sách Tàu cũng chủ trương chỉ có Lạc Vương, sở dĩ có từ Hùng Vương vì viết nhầm chữ Lạc thành chữ Hùng.

Hai chữ này rất khác nhau, nhất là thứ tự chữ chuy nên người thông thạo chữ Hán không thể nào nhầm lẫn chữ Lạc = chuy + các với chữ Hùng = quang + chuy.
Hùng là một cách viết khác của Lạc

Có học giả cho rằng Lạc là chữ người Tàu dùng, chữ Hùng là một chữ khác cũng dùng để chỉ người Việt nhưng chữ Lạc không tốt đẹp vì có các bộ thú vật nên dân ta dùng chữ Hùng để gọi tên vua, còn chữ Lạc sử dụng cho việc khác.

Trong chữ Hán, hai chữ Hán khác nhau ghi hai sự việc khác nhau. Lạc và Hùng viết khác, đọc khác có thể chỉ cùng một sự vật không?

Có thể là Thẩm Hòa Viễn sau khi tiếp xúc với dân Văn Lang mới thấy là dân chúng gọi vua là Hùng chớ không phải là Lạc vương nên đã hiệu đính lại.

Chữ Hùng hầu như không thể thay thế chữ Lạc như không thể thay thế anh hùng, hùng dũng, hùng cường bằng anh lạc, lạc dũng, lạc cường được.

Chữ Quốc ngữ, khác với chữ Hán, viết theo âm nên cùng một sự vật có thể viết khác nhau tùy từng miền và tùy thời gian như bông và hoa, thuyền và ghe.

Ngay cả trong một miền cũng có thể viết khác, như dấu hỏi và ngã chẳng hạn.

Theo tự điển điện tử VNI, cùng chỉ lối rẽ nhưng “hai ngả” có dấu hỏi còn “ngã ba” thì dấu ngã:

ngã ba sông, ngã gục, ngã lăng, ngã chúi

ngả nào, ngả lưng, ngả nón, ngả nghiêng

Tiếng thuần Việt thời cổ chỉ có dấu hỏi cho đến khi bị ảnh hưởng của tiếng Hán thì mới có thêm dấu ngã mà lúc đầu chỉ dùng cho tiếng Hán, về sau áp dụng cho cả tiếng Nôm.

Từ rung cũng thế, có khi viết run có khi viết rung:

run rẩy, run sợ, phát run

rung cây, rung rinh, rung chuông

Chữ Hùng khác xa chữ Lạc thì phải có ý nghĩa khác. Giả thuyết Hùng là một chữ khác của chữ Lạc e rằng không đúng.

Lạc là tên do người Hán gọi, Hùng là tên gọi của người Việt

Một số học giả chủ trương Lạc Vương là chữ do người Trung Quốc dùng để ghi tên Vua nước Lạc, chữ Hùng Vương mới là tên hiệu của tổ nước Việt. Giả thuyết này cũng không ổn vì vua Sở bên Tàu có họ Hùng.

Các đoạn ở trên là trích từ sử sách Trung Hoa hay là chép lại ý kiến của một số học giả nhưng các phần dưới đây được viết với các phương tiện khác.
.[/]
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9