Làm Mẹ
HongYen 10.01.2004 16:30:18 (permalink)

Làm Mẹ(Sống Mạnh)

Bác Sĩ Lê Phương Thúy

Xã hội Việt Nam cổ truyền đặt nền tảng trên gia đình, trong đó cá nhân là một phần tử có bổn phận xây dựng một mái gia đình gương mẫu để tạo dựng một xã hội tốt đẹp có tôn ti trật tự. Do đó, làm vợ, làm mẹ để xây dựng gia đình là bổn phận của người đàn bà như là một phần tử của gia đình. Làm mẹ còn được coi như là một thiên chức vì đàn ông không có được vai trò này. Việc nuôi dạy con, tuy chính yếu vẫn là do người mẹ, được coi là công việc chung của đại gia đình: ông bà nội ngoại, cô dì chú bác, và thêm nữa, anh chị lớn có bổn phận phụ giúp mẹ trông nom em nhỏ. Vì vậy, ít ai để ý đặt vấn đề là có nên có con hay không, hoặc người mẹ đã sẵn sàng để làm mẹ chưa. Việc có con là việc đương nhiên phải làm, và là một hãnh diê.n. Không có con nối dõi bị xem là một tội bất hiếu. Nếu người vợ cả chẳng may vì lý do gì đó mà không thể có con, còn có bổn phận cưới vợ nhỏ cho chồng.
"Lấy anh từ thuở mười ba
Đến khi mười tám em đà năm con"

Chẳng ai thắc mắc là cô gái 13 không biết có tự lo cho mình được hay chăng, nói chi đến việc nuôi dạy con, cũng là vì lý do nêu trên.

Có lẽ quý độc giả đều đồng ý với tôi rằng, quan niệm làm mẹ ngày nay đã khác xưa rất nhiều, khi hạnh phúc cá nhân là điều quan trọng, và thiên chức sinh con đi đôi với bổn phận nuôi dạy con nên người. Nhiều người cho rằng nếu không thể nuôi dạy con chu đáo thì thà là đừng có con. Có người khi khổ vì con quá, còn buột miệng ?tao mà biết mày lớn lên như thế này, thì thà là tao bóp mũi cho chết khi còn thở. Khi tôi vừa đến nước Mỹ, người bảo lãnh gia đình tôi là một cặp vợ chồng người gốc е+'c không có con. Tôi ngạc nhiên hỏi bà vợ tại sao thì bà trả lời rằng vì nuôi một người con lớn lên trong xã hội này rất tốn kém. Tôi lại càng ngạc nhiên hơn với câu trả lời và nhiều năm sau mới hiểu nổi câu trả lời thâm thúy mà mới thoạt nghe qua tôi thấy rất ?duy vật? này. Ông bà lo cho gia đình tôi rất chu đáo và đầy đủ, với một tiêu chuẩn mà tôi phải công nhận rằng nếu ông bà nuôi dạy con thì lại càng phải chu đáo và đầy đủ dường nào. Như vậy, quả thật, nuôi dạy tử tế một người con lớn lên là một việc làm không những tốn kém, mà còn đòi hỏi rất nhiều tâm huyết và thì giờ.

Sau đây là những điều mà người phụ nữ (có những điều cũng áp dụng cho phái nam) cần suy nghĩ và cân nhắc trong khi quyết định có muốn có con hay không và thời điểm nào là thời điểm thuận tiện:

1. Theo y học, lứa tuổi sanh con khỏe mạnh và thông minh nhất của người đàn bà là từ 18 đến 25 tuổi. Mặc dù biết vậy, khó có ai có thể chọn lựa có con trong lứa tuổi này (ngoại trừ có thai ngoài ý muốn) vì đây là tuổi đi học và tạo lập sự nghiê.p. Vì trách nhiệm nuôi dạy con quá lớn lao và tốn nhiều thì giờ, nhiều người còn muốn thụ hưởng đời độc thân bay nhảy cho đến khi không chờ được nữa mới lập gia đình và có con, gọi là dừng bước giang hồ, khép mình vào bổn phâ.n.

2. Người đàn bà chỉ có một khoảng thời gian nhất định để có thể thụ thai, từ lúc dậy thì có kinh nguyệt cho đến khoảng 45 đến 50 tuổi. Sau thời kỳ này, tức là đến thời kỳ mãn kinh, người đàn bà không bao giờ có thể thụ thai được nữa.

3. Ngày nay, đa số đàn bà cũng theo đuổi sự nghiệp cá nhân như người đàn ông, do đó, phải thu xếp, dung hòa giữa vai trò làm vợ, làm mẹ và mộng ước riêng sao cho ổn thỏa và tốt đẹp: đây là một thử thách đòi hỏi sự suy tính và hoạch định chương trình, không thể để mặc, tới đâu hay tới đó. Nếu không hoạch định trước, người đàn bà có thể vì con cái mà hỏng sự nghiệp rồi sau này hối tiếc, hoặc quá đam mê nghề nghiệp để rồi khi muốn có con thì đã quá tuổi. Chưa kể tới việc tìm được người phối ngẫu hợp tính tình và quan niệm về nếp sống gia đình không phải là chuyện dễ dàng và có thể tính trước đươ.c.

4. Có mấy con, cách nhau bao nhiêu tuổi, cũng là một điều cần phải suy nghĩ và tính toán trước để phù hợp với hoàn cảnh tài chánh của gia đình, thì giờ trông nom và nuôi dạy trẻ v.v. . .

NUÔI DẠY CON TRẺ

Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi không có ý định viết chi tiết về cách nuôi dạy con, vì việc này đòi hỏi chiều dày của một cuốn sách. Tôi chỉ muốn đưa ra những quan niệm căn bản và tổng quát mà tôi nghĩ người mẹ cần phải trang bị cho mình trong vai trò làm mẹ. Những quan niệm tổng quát này còn giúp cho quý bạn gái nhận ra rằng mình có muốn và có thể làm mẹ hay không để sớm sủa chọn lựa cho mình một con đường. Sau đây là những điều giúp tôi nhận định là một người có thể là một người mẹ thành công hay không. Làm mẹ thành công có nghĩa là có khả năng nuôi dạy con nên người và hữu ích cho xã hô.i.

Tình thương: người đàn bà này có tình thương trìu mến dành cho con, sẵn sàng chịu cực chịu khó để con được ấm no, hạnh phúc, quan tâm và lo lắng cho con. Không phải người đàn bà nào cũng đương nhiên có yếu tố này. Chắc quý độc giả không có khó khăn gì khi lục lọi trong danh sách những người mình quen hay biết, để tìm ra một mẫu người đàn bà có tính tình rất ích kỷ, khô khan, hoặc rất ác độc, không bao giờ biết yêu ai, thương ai, kể cả con mình, lúc nào cũng chỉ tìm cách sao cho đầy túi của chính mình mà thôi. Tương đối mẫu người này hiếm. Họ có con chỉ vì lỡ có con chứ không trông đợi con một cách thương yêu. Mẫu người có nhân cách dạng phân liệt (schizoid personality disorder) là mẫu người không nên có con vì họ lạnh lùng, có thể không ác độc nhưng không có sự quyến luyến thương yêu cho bất cứ ai khác, do đó, không thể biết lo lắng và chăm sóc cho con. Ngoài ra còn có những người vì bệnh hoạn mà không thể thương ai khác ngoài mình ra như người mắc bệnh tâm thần phân liệt (Schizophrenia). Bác sĩ John Nash trong phim A Beautiful Mind là một thí dụ mặc dù đây là trường hợp của người đàn ông. Quý độc giả xem phim này chắc nhớ cảnh ông ngồi bế con nhưng không hề để ý ôm ấp con, mắt nhìn đăm đăm về một hướng khác, tay ôm con như chỉ ôm một cái gối mà thôi, con khóc la mà ông như không nghe thấy, nên không dỗ dành, nựng ni.u. Có khả năng yêu thương người khác là một yếu tố quan trọng để người mẹ có thể chăm sóc cho con đã đành, mà tình thương còn rất cần thiết để giúp trẻ phát triển bình thường về tâm lý cũng như trí thông minh. Các thí nghiệm so sánh sự phát triển của trẻ được cho bú, cho ăn đầy đủ nhưng không có sự ôm ấp trìu mến với trẻ được nựng nịu thương yêu cho thấy trẻ được ôm ấp thương yêu mau lớn và phát triển tốt đẹp hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.Trong một vài trường hợp đặc biệt, như người đàn bà mang thai vì bị hãm hiếp hoặc do loạn luân (như có thai với anh, em trai hoặc người đàn ông trong gia đình), người đàn bà này chắc chắn khó lòng nghĩ tới đứa con trong bụng với sự yêu thương chờ đợi, mặc dù bà có thể có khả năng yêu thương trong những hoàn cảnh khác.

Lý do tại sao muốn có con. Muốn có con là vì muốn tạo dựng một đời sống hạnh phúc cho một sự sống khác đến từ thân thể mình. Biết và hiểu được rằng người con này có đời riêng, có tình cảm, quan niệm và ao ước riêng. Tôi luôn cảm thấy lo âu cho người con khi người mẹ cho biết bà muốn có con để bớt cô đơn, để dồn tình thương vào đó, để có ý nghĩa sống. Tôi lo âu hơn nữa khi bà cho biết bà chỉ sống cho con và vì con. С^y là tình trạng cộng sinh (symbiosis) rất nguy hiểm và có hại cho người con. Người con trở thành một đối tượng phục vụ nhu cầu tình cảm của người mẹ, và người mẹ lầm lẫn nhu cầu tình cảm của chính mình với tình thương con. Người mẹ này sau này sẽ gặp khó khăn khi con lớn lên, trưởng thành và tập đời sống tự lâ.p. Bà sẽ hoặc vô tình hoặc cố ý làm cản sự trưởng thành của con, để con mãi lệ thuộc vào bà và ở mãi với bà. Bà sẽ gặp khó khăn với người yêu của con, và có thể là cản trở khiến con trai không lập gia đình đươ.c. Bà sẽ trở thành một bà mẹ chồng làm khổ con dâu. Như vậy, người đàn bà cần tương đối có một đời sống tự lập và lành mạnh, không dùng con để lấp đi khoảng trống của đời mình.

Chắc quý độc giả nhìn vào xã hội Hoa kỳ, thấy nhan nhản những gia đình chỉ có một bà mẹ mà có tới 5 người con tuổi san sát nhau, có 5 người cha khác nhau. Ông thì vào tù ra khám như cơm bữa, ông thì say sưa nhậu nhẹt, cãi vã đánh nhau với bà mẹ, xong rồi làm hòa, làm bà mang bầu xong lại bỏ đi. Bà than thân trách phận với lũ con nheo nhóc, phạm pháp, trốn học, đánh bạn, cãi thầy, gia nhập băng đảng, trở về ăn cắp tiền mẹ, làm mẹ suốt ngày khi thì đi hầu tòa, khi thì đi vào trường nghe hiệu trưởng than phiền, dọa đuổi học con bà v.v. . Những người con sanh ra đời không được định trước, không được chuẩn bị cho một tương lai, và người mẹ chưa sẵn sàng cả vật chất lẫn tình cảm, để quan tâm tới con, vì bà đang bối rối chưa biết hành xử ra sao với cuộc đời của bà, thì làm sao trở thành một con người hữu dụng và hạnh phúc cho đươ.c.

Cũng có những người phụ nữ trẻ khác, có hướng đi và mộng ước cho tương lai, nhưng rồi vì một phút thiếu suy nghĩ, lỡ mang thai, để rồi khi cháu bé sinh ra, việc nuôi con chiếm hết thì giờ, làm cản trở mộng ước của cô, làm cuộc đời của cô phải loay hoay trong ngõ hẹp, cô trở thành người bất đắc chí, đâm ra oán giận con mình và trút những cơn giận dữ trên người con. е+'a con lớn lên trong sự thiếu tình thương và trong sự hành hạ của mẹ mình, sẽ mất niềm tin và niềm hy vọng vào cuộc sống.

Một trường hợp khác, người vợ bị chồng bỏ rơi, đâm ra thù ghét con mình vì con mình ?sao trông giống thằng cha vô ơn bội nghĩả, nên trút hết những cơn giận lên người con bằng sự hờ hững lạnh nhạt hoặc bằng những trận đòn tan xương nát thi.t.Do đó, tại sao muốn có con phải là một quyết định có suy nghĩ và có chuẩn bị, mà không là sự xoay sở tuyệt vọng của một người đàn bà bất lực trước cuộc đời của chính mình.

PHẦN THƯỞNG CỦA NGƯỜI MẸ

Có con hư, là một tai họa cho chính mình, cho gia đình và cho xã hô.i. Có con ngoan, là một phần thưởng cho mình, cho gia đình và là một đóng góp cho xã hô.i. Có con không những ngoan, thành công, mà còn trở thành một người bạn của mình, là một hạnh phúc không gì sánh bằng. Có một số ít người hưởng được hạnh phúc này, và họ mô tả như sau: ?nó hơn cả hạnh phúc của một người có được người bạn thân hay tri kỷ, vì người này còn là con mình, mang dòng máu của mình, mà mình có thể yên tâm muôn đời là tình thương vô điều kiện và vô bờ bến?. Những gia đình có cơ sở thương mại trong đó anh chị em, cha mẹ, con cái làm chung với nhau thuận thảo cũng có được niềm hạnh phúc này, mặc dù sự thuận thảo có thể chỉ giới hạn trong lãnh vực thương ma.i. Cha mẹ con cái trải qua với nhau những năm dài trong đời sống, kề cận những gian nan, chia xẻ những thăng trầm, người mẹ nhìn con mình lớn lên từ thuở thơ dại, hiểu tánh con từng ý thích, từng cái nhíu mày, nay thành công trong việc đào tạo con trở thành một người bạn và một người tri kỷ của mình, thì đây là một phần thưởng cao quý nhất và là một hạnh phúc tuyệt vời nhất. Х^? đạt được điều này, cha mẹ cần có rất nhiều những điều kiện, trong đó, những điều quan trọng nhất là:

1 Tôn trọng con: cho dù con là một đứa bé hai tuổi hoặc một thanh niên thiếu nữ 16 hay 30. Để có được sự tôn trọng này, người mẹ cần tự nhắc nhở rằng con mình là một cá nhân riêng biệt, với những tình cảm, nhận thức, quan niệm riêng biê.t. Vì riêng biệt như vậy, nên khi quyết định một việc gì trong đời con, cha mẹ cần hỏi ý con, cho con có dịp phát biểu ý kiến của chúng, cho dù ý kiến này có khác biệt với ý kiến của mình. Nếu con còn quá nhỏ không đủ hiểu biết và khả năng để có ý kiến, thì cha mẹ cần thông báo cho con biết quyết định của mình rồi cho phép con đặt câu hỏi để cha mẹ trả lời tới nơi tới chốn. Việc cho con phát biểu ý kiến không nhất thiết là cha mẹ phải nghe lời con. Nên nhớ, quyền quyết định tối hậu vẫn là của cha mẹ khi con còn tuổi vị thành niên.

2 Tạo cơ hội cho con tìm hiểu khả năng của chính mình: không ai sanh ra đời đã biết mình có khả năng gì và muốn gì. Do đó, phải tham gia, phải tìm hiểu vào những sinh hoạt thì mới tạo cơ hội cho năng khiếu và ý thích phát triển. Những bậc phụ huynh quá lo âu và dè dặt, lúc nào cũng giữ con ở nhà, sợ con gặp nguy hiểm, thì đồng thời cũng tước đoạt nơi con những cơ hội để phát triển và học hỏi. Sự tham gia vào đời sống giúp con có nhiều nghị lực để đối phó với những gian nan và cạm bẫy có thể xảy đến.

3 Không lệ thuộc vào con, không biến mình trở thành một mối lo âu cho con. Cha mẹ có niềm vui riêng, có đời sống riêng, sẽ giúp con thanh thản theo đuổi đời sống và mộng ước của chúng. Chúng tự do bay nhảy không vướng bận, sẽ tự do và hạnh phúc trở về kề cận làm bạn với cha mẹ, không lo âu và sợ hãi sẽ bị cha mẹ điều khiển cuộc đời của chúng.

ĐỀ NGHỊ

Nếu kết hôn là một quyết định quan trọng, thì quyết định có con là một quyết định quan trọng không kém, nếu không muốn nói là quan trọng hơn: chúng ta cho vào đời một con người mới. Con người này hạnh phúc hay đau khổ, thành công hay thất bại, hữu ích cho xã hội hay trở thành tai họa cho xã hội, phần lớn là do sự nuôi dạy của chính chúng ta là cha mẹ. Hạnh phúc của chính chúng ta cũng phụ thuộc phần lớn vào sự an nguy của người con này. Vậy thì, tại sao chúng ta không suy nghĩ thật kỹ lưỡng, chuẩn bị thật chu đáo, phải không thưa quý bạn đọc?

Bác sĩ Lê Phương Thúy tốt nghiệp chuyên khoa Thần Kinh Tâm Trí (Psychiatry) tại St. Marỷs Hospital and Medical Center, San Francisco năm 1990, ngoài giờ làm phòng mạch tư, Bác sĩ còn là Giám Đốc Y Khoa Trung Tâm Adult and Child Guidance Center tại San Jose, California.
#1
    HongYen 18.01.2004 05:25:57 (permalink)
    Xoa bóp trẻ

    Thuật xoa bóp đã tồn tại từ nhiều thế kỷ ở các nền văn hóa khác nhau. Cách đây 5.000 năm, các thầy thuốc Trung Quốc đã chính thức công nhận xoa bóp là một trong 4 kỹ năng y khoa chính. Ngày nay, các nhà khoa học đã khẳng định, việc xoa bóp đối với trẻ nhỏ có những lợi ích sau:

    - Giảm căng thẳng, lo âu, thư giãn, thích ứng với stress phát sinh khi trẻ gặp phải tình huống mới, giúp trẻ ăn ngủ tốt hơn.

    - Kích thích hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, vận động.

    - Tăng cường khả năng chống lại bệnh tật, giúp trẻ phát triển cảm giác tự thân, phát triển sự nhạy cảm của trẻ đối với tiếp xúc xúc giác.

    - Tăng cường thông tin qua lại giữa trẻ và người nuôi dưỡng.

    Xoa bóp trẻ, bé làm như thế là rất khoa học. Các bà mẹ có kinh nghiệm trong việc nuôi trẻ khi cho con bú thường vuốt ve và xoa nắn chân tay cho trẻ, trẻ sẽ bú ngon hơn. Những lúc trẻ vừa ngủ dậy, nếu xoa nắn chân tay và nói chuyện với trẻ, trẻ sẽ bớt ngái ngủ, đỡ quấy khóc.

    BS Nguyễn Thị Hoa, Sức Khỏe & Đời Sống (VnExpress)
    .
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9