Những món ăn "không đội trời chung" với nhau
sunflower 24.01.2006 04:03:29 (permalink)
0


Trong chế biến món ăn, cũng như món ăn bài thuốc trị bệnh, nên lưu ý tránh những thức ăn “kị” nhau. Một số loại thực phẩm khi nấu chung, hoặc nếu đưa vào cơ thể cùng một lúc có thể tương tác nhau gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể. Sau đây là một số lời khuyên của thầy thuốc Đông y, được đúc kết từ lâu đời:



+ Thịt heo không nên ăn với ốc bươu, cam thảo.

+ Thịt bò, thịt trâu không nên ăn chung với lươn và hẹ.

+ Gan dê không nên ăn với măng tre.


+ Măng tre không dùng chung với mạch nha.

+ Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).

+ Củ tỏi không nên ăn chung với cá trắm (vì sẽ dễ làm cho bụng chướng đầy, hay sinh ra sán).

+ Cua không nên dùng với cam, quít (vì dễ gây buồn nôn).

+ Thịt gà, trứng gà không nên ăn với quả lí.

+ Quả lí không nên nấu chung với cá trắm đen.



+ Cua không nên ăn với mật ong, kem, sẽ làm ứ trệ ở dạ dày.

+ Cua không nên ăn với bí đỏ.

+ Bí đỏ (bí ngô) không nấu với tôm.

+ Thịt dê không nên ăn chung với bí ngô, hoặc không nên dùng nồi đồng để nấu.

+ Kị việc dùng cành củi cây dâu tằm để nấu thịt lươn.

+ Lươn kị nấu với táo đỏ.

+ Thịt lươn trắng kị ăn với giấm.



+ Cua không nấu với quả cà dái dê.

+ Bắp kị nấu với ốc.

+ Ốc không nấu với mì để ăn.

+ Cơm mà đậy không kĩ, để thằn lằn đái vào thì ăn sẽ bị ngộ độc...

Tùy theo mỗi người, mà những món ăn “kị” nhau sẽ gây nên những chứng như: khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Thận yếu thì phát theo chứng của thận, dạ dày yếu thì phát chứng dạ dày.

( Sưu tấm )
#1
    minhthai1978 29.03.2006 17:25:05 (permalink)
    0
    Bạn có thể cho biết lý do vì sao không thể ăn chung với nhau chứ. Chẳng hạn như tính kỵ qui kinh
    #2
      sunflower 31.03.2006 00:41:41 (permalink)
      0

      Trích đoạn: minhthai1978

      Bạn có thể cho biết lý do vì sao không thể ăn chung với nhau chứ. Chẳng hạn như tính kỵ qui kinh


      Thành thật xin lỗi minhthai , SF không thể đưa ra những lý do xác đáng được như vì sao hột vịt lộn lại ăn với rau răm , thịt chó thì dùng riềng....... mà không phải dùng với gia vị khác . Trong lúc dạo mạng SF thấy nó hay hay nên khiêng về để bà con cùng ngâm cứu , SF cũng không là những giáo sư tiến sĩ chuyên nghiên cứu về vấn đề này mà chỉ là học hỏi từ ông bà tổ tiên ngày xưa truyền miệng đến bi giờ . Nếu minhthai biết thì bổ sung thêm để SF và mọi người được mở mang thêm về ẩm thực . Cảm ơn minhthai
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 31.03.2006 00:48:16 bởi sunflower >
      #3
        cumusic 06.04.2006 19:56:05 (permalink)
        0

        Trích đoạn: sunflower


        Trong chế biến món ăn, cũng như món ăn bài thuốc trị bệnh, nên lưu ý tránh những thức ăn “kị” nhau. Một số loại thực phẩm khi nấu chung, hoặc nếu đưa vào cơ thể cùng một lúc có thể tương tác nhau gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể. Sau đây là một số lời khuyên của thầy thuốc Đông y, được đúc kết từ lâu đời:



        + Thịt heo không nên ăn với ốc bươu, cam thảo.

        + Thịt bò, thịt trâu không nên ăn chung với lươn và hẹ.

        + Gan dê không nên ăn với măng tre.


        + Măng tre không dùng chung với mạch nha.

        + Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).

        + Củ tỏi không nên ăn chung với cá trắm (vì sẽ dễ làm cho bụng chướng đầy, hay sinh ra sán).

        + Cua không nên dùng với cam, quít (vì dễ gây buồn nôn).

        + Thịt gà, trứng gà không nên ăn với quả lí.

        + Quả lí không nên nấu chung với cá trắm đen.



        + Cua không nên ăn với mật ong, kem, sẽ làm ứ trệ ở dạ dày.

        + Cua không nên ăn với bí đỏ.

        + Bí đỏ (bí ngô) không nấu với tôm.

        + Thịt dê không nên ăn chung với bí ngô, hoặc không nên dùng nồi đồng để nấu.

        + Kị việc dùng cành củi cây dâu tằm để nấu thịt lươn.

        + Lươn kị nấu với táo đỏ.

        + Thịt lươn trắng kị ăn với giấm.



        + Cua không nấu với quả cà dái dê.

        + Bắp kị nấu với ốc.

        + Ốc không nấu với mì để ăn.

        + Cơm mà đậy không kĩ, để thằn lằn đái vào thì ăn sẽ bị ngộ độc...

        Tùy theo mỗi người, mà những món ăn “kị” nhau sẽ gây nên những chứng như: khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Thận yếu thì phát theo chứng của thận, dạ dày yếu thì phát chứng dạ dày.

        ( Sưu tấm )



        Cumusic mới sưu tầm được một số nữa nè, mời mọi người tham khảo.


        NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM KỴ NHAU KHI ĂN UỐNG

        Hàng ngày chúng ta sử dụng nhiều loại thực phẩm để ăn khác nhau, nhưng không biết trong số thực phẩm đó khi sử dụng cùng với nhau sẽ có hại cho sức khỏe như thế nào. Sau đây là một số thực phẩm kỵ nhau ta thường gặp.

        GIÁ ĐẬU VÀ GAN HEO

        Các nhà khoa học phân tích 100g gan heo thấy có 2,5mg đồng và giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan heo với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm cho vitamin C bị oxy hóa. Kết quả giá đậu thành chất bã không còn chất bổ.

        SỮA ĐẬU NÀNH VÀ TRỨNG GÀ

        Trong sữa đậu nành có chất Protidaza có tính chất ức chế sự chuyển hóa của Protein có trong trứng gà. Kết quả chúng sẽ cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng, gây rối loạn tiêu hóa và làm mất đi một lượng Protein mà lẽ ra cơ thể được hấp thụ.

        SỮA ĐẬU NÀNH VÀ ĐƯỜNG ĐEN

        Trong đường đen có chất acid malic khi hòa tan trong sữa đậu nành sẽ tạo ra chất lắng tủa làm giảm chất bổ của sữa đậu nành. Mặt khác khi uống vào dễ bị đầy bụng, khó tiêu khiến hấp thu các chất khác cũng giảm. Vậy khi uống sữa đậu nành nếu muốn uống ngọt ta dùng đường kính trắng.

        HẢI SẢN VÀ HOA QUẢ

        Các loại hải sản đều giàu Protein và canci. Nếu trước hoặc ngay sau bữa ăn có hải sản ta ăn các loại hoa quả chứa nhiều acid tanic như nho, cam, quýt,... sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của hải sản. Ngoài ra hoa quả ăn cùng với hải sản còn có tác dụng kích thích nhu động ruột gây đầy bụng, nôn mửa, ỉa chảy.

        SỮA BÒ VÀ NƯỚC HOA QUẢ

        Sữa bò chứa rất nhiều Protein trong đó chất Cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước hoa quả chua sẽ làm cho chất Cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho ta khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.

        THỊT DÊ, THỊT CHÓ VỚI NƯỚC CHÈ

        Thịt chó và thịt dê rất giàu Protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp với Protein có trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin. Chất này có tác dụng làm giảm nhu động ruột gây ra các hậu quả: Protein sẽ khó tiêu, gây đầu bụng. Nước trong lòng ruột bị hấp thu nhiều, gây phân khô và táo bón. Chứng táo bón làm các chất động (lẽ ra được tống ra ngoài) nằm lâu trong ruột có hại cho cơ thể.

        VITAMIN C VỚI CÁC LOẠI ĐỘNG VẬT CÓ VỎ SỐNG DƯỚI NƯỚC (TÔM, CUA, ỐC, HẾN,...)

        Các loại động vật này chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này gây động cho cơ thể). Nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà ta uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, mướp đắng,... sẽ làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tím) là chất rất động có thể gây chết người.

        ======================


        Đông y cho rằng, nên ăn nhiều vào ban ngày vì lúc này khí dương thịnh, cơ thể hoạt động nhiều.Buổi chiều tối là lúc dương suy, ăn ít thì tốt hơn. Hằng ngày, nên ăn uống vào những giờ nhất định để tiến trình tiêu hóa và hấp thu của tỳ vị được diễn ra bình thường.
        Việc ăn uống cần đảm bảo điều độ. Nếu ăn cùng lúc một lượng thực phẩm lớn, tỳ vị sẽ phải làm việc nhiều, dễ bị tổn thương. Ngược lại, việc ăn uống quá ít cũng làm cơ thể suy yếu do không được cung cấp đủ những chất dinh dưỡng cần thiết.

        Sau đây là một số nguyên tắc ăn uống khác:

        1. Điều hòa ngũ vị

        Đông y cho rằng, mỗi vị tác động lên cơ thể theo một cách riêng:

        - Chua (ô mai, thạch lựu): Hạn chế bài tiết mồ hôi, nước tiểu.

        - Cay (gừng, hành, tỏi, ớt): Hành khí, hoạt huyết, phát tán.

        - Ngọt (mật ong, các loại gạo, mì): Bồi bổ cơ thể.

        - Đắng (trần bì, mướp đắng): Giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, giáng khí.

        - Mặn (muối, rong biển): Chống táo bón, nhuận tràng, bồi bổ âm huyết.

        Nếu điều phối hợp lý các vị trên, thức ăn sẽ thơm ngon, bổ dưỡng, giúp cân bằng sức khỏe. Việc quá thiên về một vị nào đó sẽ gây bất lợi cho ngũ tạng.

        2. Phối hợp thức ăn hợp lý

        - Dùng một loại thực phẩm phụ để làm tăng tác dụng của thực phẩm chính.

        - Kết hợp các thực phẩm sao cho chúng tăng cường được hiệu quả của nhau.

        - Kết hợp các thực phẩm sao cho loại này có thể hạn chế tác hại của loại kia.

        - Không dùng chung 2 loại thực phẩm kỵ nhau.

        3. Phối hợp hàn nhiệt

        Phối hợp hàn nhiệt là một cách điều hòa âm dương trong chế biến thức ăn. Đối với thực phẩm có vị cay nóng, nên thêm cải xanh, cải trắng, măng non... để dưỡng âm. Còn với những thức ăn có tính hàn như thịt vịt, thịt gà, nên thêm gia vị cay nóng như tỏi, hồi, tiêu, gừng.

        Ngoài ra, những người có thể chất suy nhược, âm hư nên dùng các thực phẩm có tính bổ âm như vừng, mật ong, sữa, rau xanh, trái cây, đậu phụ, cá... Người thể chất dương hư nên dùng nhiều thực phẩm có tính bổ dương như thịt dê, hươu, nai...

        4. Ăn uống theo khí hậu, thời tiết

        Mùa xuân, dương khí thịnh, khí dương của cơ thể cũng tăng lên. Lúc này, nên dùng thêm những thực phẩm trợ dương như hành, rau thơm, chao.... Nên hạn chế ăn chất béo, giảm vị chua, tăng vị ngọt để dưỡng tỳ khí.

        Mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, khí nóng dễ xâm nhập cơ thể gây chán ăn, năng lực tiêu hóa giảm. Để khí dương không bị thương tổn, nên dùng các thức ăn có vị chua, ngọt vừa phải như đậu xanh, dưa hấu, ô mai... Không nên ăn các món nhiều dầu mỡ, hạn chế vị cay, ngọt. Không dùng quá nhiều đồ lạnh, nước đá vì chúng sẽ khiến bụng bị hàn, gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy...

        Vào mùa đông, thời tiết lạnh lẽo, cần ăn nhiều chất đạm. Khi chế biến, nên dùng thêm gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng, tỏi. Tối kỵ các thực phẩm đông lạnh, cứng bởi chúng thuộc âm, dễ gây tổn thương đến khí dương của tỳ vị. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều thức ăn nóng để tránh hiện tượng khí dương uất kết, hóa nhiệt.

        Đây cũng chỉ là những kinh nghiệm đúc kết được từ ngàn xưa, để giải thích theo khoa học hiện đại cần phải có một kiến thức chuyên sâu, có công cụ, thiết bị hỗ trợ thì may ra mới giải thích một cách chính xác được.

        Cũng có những người đã từng ăn, đang ăn hoặc sẽ ăn cũng không thấy có vấn đề gì, đôi khi còn cảm thấy ngon. Cũng khó mà nói được, theo như các bác sĩ thì cơ thể của mỗi người đều khác nhau và có những đáp ứng hấp thu khác nhau đối với những tác động môi trường hay thức ăn cũng vậy.

        (st)
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9